You are on page 1of 4

A.

Phần bài tập:


Một nhà sản xuất đầu tư 900k để sản xuất 1 hàng hóa với cấu tạo hữu cơ (C/V) là
4/1; tỷ suất giá trị thặng dư (m) là 100%. Để sản xuất hàng hóa đó nhà sản xuất
phải thuê 10 công nhân. Sau khi sản xuất xong, nhà sản xuất bán hàng hóa đó cho
nhà buôn. Để tiêu thụ hàng hóa nhà buôn phải chi phí lưu thông 100k. Biết rằng
trong số vốn đầu tư của nhà sản xuất có 300k vay ngân hàng với mức tỷ suất lợi
tức (z) là 5%.
Hãy tính:
1. Tỷ suất lợi nhuận bình quân p’.
2. Lợi nhuận (P) của nhà sản xuất, nhà buôn và lợi tức (z) người cho vay thu
được.
3. Tiền lương v của một công nhân.
(Lưu ý: k là đơn vị tính bằng 1000).
Bài làm:
1. Cấu tạo hữu cơ: c/v=4/1. Ta có:

{k=c+c=4
v=900000
v
=> {
4 v +v =900000
c=4 v
=> {
v=180000
c=720000
Giá trị thặng dư:
' m m'
m= ×100 %=100 % => m= × v=180000
v 100 %
Tỷ suất lợi nhuận bình quân:
' m 180000
p= × 100 %= ×100 %=2 0 %
c +v 900000
2. Giá trị sản phẩm:
W =c +v +m=720000+180000+ 180000=1080000
Lợi nhuận mà nhà sản xuất thu được là:
p=W −k =1080000−90000=180000
Lợi tức ngân hàng thu được là:
z 5%
z'= × 100 %=5 % => z= ×300000=15000
Số tiền ngânhàng cho vay 100 %

3. Số tiền lương mà một công nhân nhận được là:


v 180000
Tiềnlương= = =18000
số công nhân 10
B. Phần lý thuyết:
1. Hiểu thế nào là giá trị và lượng giá trị của sản xuất hàng hóa?
2. Vì sao nói tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động?
3. Lợi nhuận bình quân là gì? Phân tích cơ chế hình thành lợi nhuận bình quân và
cho ví dụ minh họa.
Bài làm:
1. Giá trị:
Giá trị trao đổi là mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác
nhau, ví dụ: một gia đình sử dụng 5kg gạo để đổi lấy 1 con cá chép, vì hao phí
lao động để sản xuất ra 5kg gạo bằng hao phí bỏ ra để nuôi lớn con cá chép.
Giá trị hàng hóa là một trong hai thuộc tính của hàng hóa, là lao động xã hội
(lao động được xã hội chấp nhận) của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa. Chỉ có hao phí lao động của lao động sản xuất hàng hóa mới tạo ra
giá trị.
Giá trị có một số đặc trưng cơ bản: biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những
người sản xuất hàng hóa; được bộc lộ qua quá trình trao đổi hàng hóa: giá trị
là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa,
khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao
đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị. Khi trao đổi,
người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.
 Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa, giá trị hàng hóa là phạm trù lịch
sử.
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa,
được tính bằng thời gian lao động được xã hội chấp nhận (không phải là thời
gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần
thiết). Để có được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất cần phải tích cực
đổi mới sáng tạo, nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt xuống thấp
hơn mức hao phí trung bình cần thiết.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa cấu thành từ hai bộ phận chính: hao phí
lao động quá khứ (trong vật tư, nguyên nhiên liệu,…) và hao phí lao động mới
kết tinh thêm.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của sản xuất hàng hóa:
Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động giúp
giảm hao phí lao động cá biệt, tuy nhiên cần chú ý phân biệt năng suất lao
động và cường độ lao động.
Tính chất phức tạp của lao động: lao động giản đơn hay phức tạp, có đòi hỏi
quá trình đào tạo một cách có hệ thống, chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ theo
yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định hay không. Trong cùng
đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
so với lao động giản đơn, là lao động giản đơn được nhân bội lên.
2. Sức lao động, hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sử dụng nào đó.
Sức lao động cũng là một loại hàng hóa, mang đủ hai thuộc tính: giá trị (do số
lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
quyết định) và giá trị sử dụng (cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu người
mua, tương tự như các loại hàng hóa khác). Đây là loại hàng hóa đặc biệt,
mang yếu tố tinh thần và lịch sử: khi sử dụng, không những giá trị của sức lao
động được bảo tồn mà còn tạo ra lượng giá trị lớn hơn.
Tiền công (hay tiền lương) là bộ phận của giá trị mới do chính hao phí sức lao
động của người lao động làm thuê tạo ra dựa trên giá trị của sức lao động, thời
gian lao động xã hội cần thiết cũng như các quy luật thị trường, vậy nên được
coi là “giá cả của hàng hóa sức lao động”.
Ngoài ra, quan điểm trên còn thể hiện sự công bằng, trách nhiệm trong các
mối quan hệ mua bán sức lao động: hai bên đều cần biết tự đảm bảo lợi ích
của bản thân, và có trách nhiệm với bên còn lại.
3. Lợi nhuận bình quân (ký hiệu: p): là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản
như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau, được tính theo tỷ suất lợi nhuận
bình quân (ký hiệu: p ' ).
Tỷ suất lợi nhuận bình quân được tính bằng số bình quâ ngia quyền của các tỷ
suất lợi nhuận:
p '=
∑ p ×100 %
∑ (c +v )
Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K, lợi nhuận bình quân được tính như
sau:
p= p ' × K
Cơ chế hình thành: lợi nhuận bình quân hình thành trên cơ chế cạnh tranh giữa
các ngành, xuất hiện do sự khác biệt về cấu tạo hữu cơ khác nhau giữa các
ngành kinh tế, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành là khác nhau. Khi xảy
ra sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng, di
chuyển vốn đầu tư từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi
nhuận cao hơn. Quá trình tự do di chuyển vốn này sẽ tạm dừng khi hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân (tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ
như nhau). Khi đó, giá trị hàng hóa cũng được chuyển hóa thành giá cả sản
xuất với công thức:
GCSX =k + p
Ví dụ: nền kinh tế gồm 3 ngành sản xuất: nông nghiệp, cơ khí, dệt may, với tỷ
suất giá trị thặng dư đều là 100%, tốc độ chu chuyển vốn như nhau.
Ngành Chi Tỷ suất Giá trị Tỷ suất Tỷ suất Lợi Giá
phí sản giá trị thặng lợi lợi nhuận cả
xuất thặng dư dư (m) nhuận nhuận bình sản
(m’(%)) (p’(%)) bình quân ( p xuất
quân ( )
p ' (%))

Nông 85 c + 100 15 15 20 20 120


nghiệp 15 v
Cơ khí 80 c + 100 20 20 20 20 120
20 v
Dệt may 75 c + 100 25 25 20 20 120
25 v
Tỷ suất lợi nhuận ngành dệt may đang cao nhất, vậy các doanh nghiệp ở ngành
nông nghiệp và cơ khí sẽ chuyển vốn của mình sang, đầu tư vào ngành dệt
may. Việc chuyển dịch vốn khiến cung ngành dệt may tăng lên, cung ngành
nông nghiệp và cơ khí giảm xuống, tỷ suất lợi nhuận ngành dệt may sẽ giảm
xuống và tỷ suất lợi nhuận 2 ngành còn lại sẽ tăng lên.
Các tỷ suất lợi nhuận có thể tạm ngừng biến động khi tỷ suất lợi nhuận các
ngành xấp xỉ bằng nhau, khi đó, sự tự do di chuyển vốn sẽ tạm dừng lại, hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Cũng có thể, tỷ suất lợi nhuận ngành dệt
may giảm thấp hơn hai ngành nông nghiệp và cơ khí, nền kinh tế sẽ lại xảy ra
sự chuyển dịch vốn theo hướng ngược lại.

You might also like