You are on page 1of 30

Đề tài 4: Tác động của dư luận xã hội về

sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ


bệ phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới
của sinh viên Đại học Văn Lang.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Các luồng ý kiến của dư luận về sự kiện
Hình 2.2: Phản ứng của sinh viên trước các ý kiến dư luận về sự kiện
Hình 2.3: Nguyên nhân dẫn tới các tranh cãi về các quan điểm
Hình 2.4: Tác động của dư luận đến nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên Đại học
Văn Lang
Bảng 2.1: Thống kê giới tính người trả lời
Bảng 2.2: Thống kê khóa học người trả lời
MỤC LỤC
1. Lý do chọn chủ đề..........................................................................................................4
2. Tên đề tài.......................................................................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................5
6. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................5
7. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................................5
8. Các nghiên cứu liên quan..............................................................................................5
9. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................7
Phần 1: Cơ sở lý luận.........................................................................................................9
1.1 Khái niệm Dư luận xã hội....................................................................................9
1.2 Tính chất cơ bản của dư luận xã hội...................................................................9
1.3 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến hoạt động truyền thông trong xã hội hiện
nay 10
Phần 2: Tác động của dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ
phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang...................12
2.1 Giới thiệu chung về sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ” của Tun Phạm................12
2.1.1 Giới thiệu về tác giả Tun Phạm..........................................................................12
2.1.2 Giới thiệu về sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ”....................................................12
2.2 Tình hình dư luận xã hội về bình đẳng giới trước sự kiện tiktoker Tun Phạm
“Viết sách hạ bệ phụ nữ”.............................................................................................13
2.3 Các nguyên nhân gây ra sự bất đồng ý kiến trong dư luận xã hội.....................16
2.4 Các tác động của dư luận xã hội đến nhận thức bình đẳng giới của sinh viên
Đại học Văn Lang..........................................................................................................20
2.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về
bình đẳng giới................................................................................................................22
KẾT LUẬN.......................................................................................................................23
PHỤ LỤC..........................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................29
1. Lý do chọn chủ đề
Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mỗi sự kiện dù nhỏ hay lớn
đều trở thành trung tâm của sự chú ý của cộng đồng mạng. Mạng xã hội không chỉ là nơi
để chia sẻ thông tin, mà còn là một nền tảng mạnh mẽ cho việc thảo luận, phân tích và
bình luận về mọi mặt của cuộc sống. Các sự kiện nổi bật thường là nguồn gốc của những
cuộc tranh luận sôi nổi, nơi mà người dùng thể hiện quan điểm cá nhân, phản đối, hoặc
ủng hộ một cách công khai.
Một trong những sự kiện gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội chính là sự
kiện Tiktoker Tun Phạm viết cuốn sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ” có đề cập tới quan
điểm “Phụ nữ là món quà giành cho đàn ông”. Trong thời đại, nhà nước và cả cộng đồng
đang đấu tranh để xóa bỏ khác biệt về giới hay bất bình đẳng giới thì quan điểm này như
đang đi ngược lại với những nổ lực đó. Quan điểm này đã gây ra một làn sóng phản đối
mạnh mẽ từ cộng đồng mạng, đặc biệt là từ phụ nữ và những người theo đuổi những giá
trị công bằng giới tính. Sự kiện này đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận trên các
diễn đàn trực tuyến, trang mạng xã hội và các cuộc thảo luận trực tiếp giữa các nhóm
quan điểm khác nhau.
Để tìm hiểu về phản ứng và nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trước sự kiện này,
nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề đài: “Tác động của dư luận xã hội về sự kiện
tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới của sinh viên
Đại học Văn Lang”.
2. Tên đề tài
Tên đề tài nghiên cứu: “Tác động của dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết
sách hạ bệ phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang”
3. Khách thể nghiên cứu
Dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” đối với sinh viên
Đại học Văn Lang.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đại học Văn Lang
Phạm vi thời gian: Tháng 4 năm 2024
5. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này để tìm kiếm câu trả lời về thái độ và nhận thức bình đẳng giới của sinh
viên trước dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” tại Đại
học Văn Lang. Vì vậy, những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
- Dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” như thế
nào?
- Những dư luận xã hội đó tác động đến nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên
Đại học Văn Lang như thế nào?
- Những giải pháp nào có thể nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên
Đại học Văn Lang?
6. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về dư luận xã hội về sự kiện
tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” và thu thập ý kiến của sinh viên Đại học Văn
Lang đối với bình đẳng giới sau sự kiện này. Để từ đó, tìm ra các giải pháp nâng cao nhận
thức của sinh viên Đại học Văn Lang về bình đẳng giới tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu các dư luận xã hội liên quan tới bình đẳng giới về sự kiện tiktoker Tun
Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ”
- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về bình đẳng giới sau sự kiện
kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ”
- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên Đại học
Văn Lang
7. Giả thuyết nghiên cứu
H1: Sinh viên Đại học Văn Lang vẫn còn nhận biết sai lệch về bình đẳng giới
H2: Sinh viên Đại học Văn Lang còn chưa chú trọng tới nhận thức về bình đẳng giới
H3: Sinh viên Đại học Văn Lang chưa có các thái độ rõ ràng ủng hộ bình đẳng giới
8. Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Nguyễn Hồ Thanh và Trương Thanh Hải (2023) về “Nhận thức
của sinh viên Trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông
tin chính thống đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia” đã đề cập tới sự
ảnh hưởng của dư luận xã hội với nhận thức của sinh viên về vấn đề chủ quyền lãnh thổ,
biên giới Quốc gia. Nghiên cứu được thực hiện trên 300 sinh viên tại trường Đại học An
Giang được lựa chọn ngẫu nhiên. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu định tính (phỏng vấn chuyên sâu) và nghiên cứu định lượng (bảng khảo sát) dựa trên
3 biến: (1) Nhận thức sinh viên, (2) Thói quen sử dụng mạng xã hội và (3) Đặc điểm
thông tin. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sinh viên thường tin tưởng nhận thức được
giáo dục của mình nhiều hơn là các ý kiến ngẫu nhiên trên mạng xã hội. Sinh viên thường
sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thông nhưng chỉ tiếp thu nó một cách có chọn lọc và chỉ
tin tưởng thông tin từ các nguồn uy tín.
Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Phong và cộng sự (2023) về “Tác động của người
có tầm ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên đại học quốc gia hà nội” đã chỉ ra được sinh
viên thường quan tâm và tin tưởng thông tin mà người nổi tiếng “có chất lượng tốt” cung
cấp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, bảng khảo sát được sử dụng để
thu thập dữ liệu gồm 4 biến: (1) Sự thu hút của người ảnh hưởng (5 câu); (2) Mối liên hệ
giữa bạn và người ảnh hưởng (4 câu); (3) Điều kiện đáp ứng (4 câu); (4) Chất lượng của
NAH (6 câu). Đối tượng khảo sát là 352 sinh viên năm thứ nhất của 7 trường đại học
thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy người ảnh hưởng có
ảnh hưởng nhất định đến lối sống của SV Đại học Quốc gia Hà Nội. Với bốn yếu tố chất
lượng, điều kiện đáp ứng, mối liên hệ, sự thu hút, có ba yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của
SV Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, yếu tố “chất lượng” của NAH có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến hành vi của SV (36%), tiếp theo là “điều kiện đáp ứng” với 33.3%, yếu
tố ít ảnh hưởng nhất là mối liên hệ (19.7%). Từ đó, có thể thấy sự thu hút về ngoại hình,
sở thích không phải là yếu tố ảnh hưởng đến SV mà chất lượng của nội dung NAH đưa ra
mới thực sự được SV quan tâm.
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Liên (2023) về “Ảnh hưởng của mạng xã hội
đến đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay” đã nghiên cứu trên 576 sinh viên tại Đà
Nẵng Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập số liệu sơ cấp phân tích thực
trạng ảnh hưởng của MXH đến đạo đức, lối sống của SV ở Tp.Đà Nẵng. Nghiên cứu quan
sát trên 3 biến: (1) lối sống, rèn luyện, (2) Hoạt động ngoại khóa, (3) Rèn luyện, khởi
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, MXH đã có tác động đến đạo đức, lối sống của SV
theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Đặc biệt là tác động tiêu cực rất dễ dẫn đến lối sống
thiếu hoài bão, lý tưởng, thậm chí ngại học, ngại rèn, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội,
vi phạm pháp luật. Bài viết đánh giá một số ảnh hưởng tích cực và những tiêu cực đang
trở thành mối nguy hại ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của SV. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, lối sống của SV ở Tp.Đà Nẵng trước ảnh
hưởng của MXH.
Theo nghiên cứu Social Media and Adolescent Identity Development của
Valkenburg & Peter (2013) đã nghiên cứu trên 1.248 học sinh trung học ở Hà Lan để xem
xét ảnh hưởng của dư luận xã hội tới sự phát triển bản thân của sinh viên. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã
hội và sự phát triển bản sắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc sử dụng mạng xã hội
nhiều hơn có liên quan đến sự khám phá bản thân và lòng tự trọng cao hơn. Việc sử dụng
mạng xã hội nhiều hơn có liên quan đến sự cam kết bản sắc thấp hơn.
Nghiên cứu “The Impact of Social Media on Students in the University
Environment” của Kwak & Lee (2015) thảo luận về những ảnh hưởng của dư luận xã hội
đối với sinh viên trong môi trường đại học. Nghiên cứu được thực hiện trên 400 sinh viên
tại Hàn Quốc bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu quan sát trên 4 biến:
(1) Học tập, (2) Sức khỏe tinh thần, (3) Quan hệ xã hội, (4) Tự nhận thức. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Việc sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có liên quan đến kết quả học tập thấp
hơn và mức độ lo âu cao hơn. Việc sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có liên quan đến mối
quan hệ xã hội tích cực hơn và sự tự nhận thức cao hơn.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Nhóm
nghiên cứu sẽ tiến hành lựa chọn sinh viên từ đủ tất cả các khoa trong trường Đại học Văn
Lang, giới tính cả nam và nữ, chọn sinh viên từ tất cả các khóa đang theo học tại trường.
9.2 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu thu thập thông tin từ việc tham khảo các thông tin qua sách báo, các nghiên
cứu có liên quan đi trước để nhằm xây dựng các giả thiết và bảng khảo sát ban đầu. Sau
đó tiến hành khảo sát để thu thập thêm thông tin, ý kiến từ người tham gia khảo sát. Cuối
cùng là tiến hành thảo luận nhóm để đưa ra các thông tin quyết định.
9.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Các số liệu sau khi được thu thập từ form khảo sát sẽ được xử lý thống kê mô tả qua phần
mềm SPSS để có thể mô tả được mẫu nghiên cứu và phân nhóm các ý kiến.
10. Mẫu khảo sát:
Nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành nghiên cứu trên 100 đối tượng sinh viên Đại học
Văn Lang để đại diện cho toàn bộ sinh viên của trường.
Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm Dư luận xã hội
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ:
Public - Công khai, công chúng và Opinion - ý kiến, quan điểm.
Theo lĩnh vực xã hội học thì dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã
hội, của mọi cộng đồng rộng lớn, là sự phán xét, đánh giá, là sự phản ánh thái độ của các
cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có liên quan đến nhu cầu lợi ích
của họ trong một thời điểm nhất định.
Đối tượng của dư luận xã hội: Không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà là những
vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm.
- Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội.
Đối với vấn đề lớn có liên quan đến các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội biểu thị ở
những mặt sau đây:
+ Đánh giá đúng sai, khen chê.
+ Tỏ thái độ đồng tình hay phản đối, phê phán có thiện chí, đóng góp chân tình hay phản
ứng tiêu cực.
+ Bày tỏ nguyện vọng.
1.2 Tính chất cơ bản của dư luận xã hội
- Tính khuynh hướng: Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện hiện
tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, bao gồm tán
thành, phản đối hoặc lưỡng lự (chưa rõ thái độ). Cũng có thể phân chia dư luận xã hội
theo khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu…
- Tính lợi ích: Nhìn nhận trên 2 phương diện:
(1) lợi ích vật chất: thể hiện rõ khi các hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội có liên
quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân
(2) lợi ích tinh thần: được đề cập đến khi các vấn đề, sự kiện diễn ra đụng chạm đến hệ
thống các giá trị, các chuẩn mực xã hội, các phong tục tạp quán, khuôn mẫu hành vi ứng
xử văn hoá của cộng đồng của xã hội.
- Tính lan truyền: Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể,
một hiện tượng xã hội được các nhà xã hội học rất quan tâm. Bất kỳ 1 hành vi tập thể nào
cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, khỏi điểm từ một cá nhân hay một nhóm nhỏ sẽ gây
nên chuỗi các kích thích của các nhân khác hoặc nhóm xã hội khác. Để duy trì được chuỗi
kích thích này cần có nhân tố tác động đến cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm
xã hội.
- Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đối với
các sự kiện, hiện tượng, các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội rất bền vững như dư
luận đánh giá rất cao về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Tính dễ biến đổi xét trên 2
phương diện sau:
(1) Biến đổi theo không gian và môi trường văn hoá. Sự phán xét nào về bất kỳ sự kiện,
hiện tượng xã hội phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong
nền văn hoá của cộng đồng người.
(2) Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hoá, các
chuẩn mực xã hội, phong tục tạp quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng nền văn hoá xã
hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội.
- Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội: Sự phản
ánh của dư luận xã hội có thế đúng, có thể sai (nhiều hoặc ít)
1.3 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến hoạt động truyền thông trong xã hội hiện nay
- Dư luận xã hội không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một nguồn đề tài quan
trọng cho các phương tiện truyền thông. Các sự kiện, ý kiến và hành vi được lan truyền và
phản ánh lại trên các nền tảng này, khiến cho các phương tiện truyền thông chú ý và báo
cáo về chúng. Các nhà báo và nhà sản xuất chương trình thường xuyên phải phải nắm bắt
xu hướng và quan tâm của công chúng để tạo ra những nội dung phù hợp và thu hút người
tiếp nhận. Ví dụ, khi một vụ việc nào đó gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội, các trang
báo và chương trình truyền hình thường sẽ nhanh chóng đưa tin và phân tích về sự kiện
đó để đáp ứng nhu cầu của khán giả.
- Sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi cách thức hoạt động của các phương tiện
truyền thông. Người dùng bây giờ có khả năng chia sẻ thông tin và bày tỏ ý kiến cá nhân
một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Điều này tạo ra một áp lực lớn đối với các cơ quan
truyền thông truyền thống để đổi mới cách thức hoạt động, thường thông qua việc tăng
cường tương tác với khán giả và sử dụng công nghệ hiện đại như fanpage Facebook, kênh
Youtube để đăng tải nội dung và giao lưu với độc giả.
- Dư luận xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình của hoạt động truyền thông. Người dùng thường giám sát, phản hồi
và đánh giá các hoạt động truyền thông. Do đó, các cơ quan truyền thông cần phải đảm
bảo rằng thông tin được họ đưa ra là chính xác, khách quan và trung thực. Mọi hành vi vi
phạm đạo đức báo chí thường sẽ nhanh chóng bị dư luận xã hội lên án và tẩy chay.
- Cuối cùng, dư luận xã hội cũng mở ra cơ hội cho hoạt động truyền thông đa chiều
và đa dạng hơn. Mọi người có thể tham gia vào việc truyền thông và thể hiện quan điểm
cá nhân một cách cởi mở. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức trong việc kiểm soát
thông tin giả mạo và tin tức độc hại.
Phần 2: Tác động của dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ
phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang.
2.1 Giới thiệu chung về sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ” của Tun Phạm
2.1.1 Giới thiệu về tác giả Tun Phạm
Tun Phạm tên thật là Phạm Đức Huy, sinh năm 1997 tại Hà Nội. Anh từng là sinh viên
chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Truyền thông. Tuy
nhiên, không giống như nhiều bạn cùng trang lứa, anh không theo đuổi con đường nghề
nghiệp liên quan đến ngành học của mình. Thay vào đó, anh đã chọn con đường trở thành
một TikToker – KOL lấy nghệ danh là Tun Phạm và thành công rực rỡ với những nội
dung giải trí, thú vị và bổ ích cho giới trẻ. Ngoài ra, Tun Phạm còn là Vlogger, diễn viên,
VJ, người mẫu ảnh nổi tiếng được nhiều người yêu thích.
Tun Phạm bắt đầu sự nghiệp trên TikTok vào năm 2019 và nhanh chóng thu hút được
lượng lớn người theo dõi. Hiện tại, anh đã có hơn 4 triệu người theo dõi trên nền tảng này
và số lượng này vẫn tiếp tục tăng cao mỗi ngày. Không chỉ thành công trên TikTok, Tun
Phạm còn là một KOL đa năng khi có mặt trên nhiều nền tảng khác như YouTube,
Instagram và Facebook.
Tuy bắt đầu sự nghiệp chưa lâu nhưng Tun Phạm đã có những thành tích đáng ngưỡng
mô như:
- Đạt giải “TikToker của năm” tại Giải thưởng Cống hiến 2020
- Được vinh danh trong Top 10 TikToker Việt Nam có ảnh hưởng nhất năm 2021 do
Forbes bình chọn.
- Tháng 12 năm 2021, TikToker Tun Phạm chính thức cho ra mắt tiệm bánh mang tên
Huế Bakery.
- Năm 2022, Tun Phạm chính thức là cổ đông lớn nhất của thương hiệu kính mắt Anna
- Năm 2022, Tun Phạm cho ra mắt các podcast đầu tay và chiếm lĩnh vị trí đầu 3 nền tảng
streaming lớn tại Việt Nam
- Tháng 12/2023, Tun Phạm ra mắt cuốn sách đầu tay Vì cậu là bạn nhỏ của tớ.
2.1.2 Giới thiệu về sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ”
- Tác giả: Phạm Đức Huy – Tun Phạm
- Ngày xuất bản: Tháng 12 năm 2023
- Nhà xuất bản: Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông Skybooks Việt Nam và Nhà
xuất bản Phụ nữ Việt Nam liên kết xuất bản
- Nội dung chính: Cuốn sách là những chia sẻ về hành trình trưởng thành, phát triển bản
thân của tác giả,một người trẻ với hy vọng qua những kinh nghiệm, bài học cuộc sống mà
anh đã đúc rút được sẽ giúp các bạn trẻ còn đang thấy mình bơ vơ sẽ tìm được một người
đồng hành.
Vì cậu là bạn nhỏ của tớ" là những câu chữ chắt chiu từ tấm lòng của tác giả, nơi gửi gắm
những tiếng nói xoa dịu, đồng điệu, cảm hoá cùng góc nhìn sâu sắc và tôn trọng, đã phần
nào truyền đạt những giá trị tuyệt vời cho thế hệ trẻ hiện nay. Quyển sách như một cẩm
nang giúp các bạn trẻ đối mặt và vượt qua những vấn đề khó khăn hàng ngày, từ việc giao
tiếp cho đến khám phá giá trị nội tại của bản thân và tạo cơ hội cho cuộc sống, vượt qua
cơn bão “overthinking” đang phổ biến ở lứa tuổi này. Những bạn trẻ đang cần một điểm
tựa hãy thử một lần đọc và lắng lại để chúng ta biết cách hiểu và yêu thương bản thân
mình nhiều nhiều hơn nữa.
Tuy khá được hưởng ứng lúc ban đầu vì những bài học hay sự truyền cảm hứng tỏa sáng,
vượt qua nỗi đau cho người trẻ nhưng cuốn sách cũng vướng vào những lùm xùm gây mất
thiện cảm và tranh cãi như bị nghi vấn đạo văn, hạ bệ phụ nữ, định kiến về giới.
2.2 Tình hình dư luận xã hội về bình đẳng giới trước sự kiện tiktoker Tun Phạm
“Viết sách hạ bệ phụ nữ”
Sau khi ra mắt, cuốn sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ” của Tiktiker Tun Phạm cũng đã gây
ra nhiều tranh cãi như: Có những ý kiến cho rằng cuốn sách rất hay, nhiều điều mới mẻ và
giúp người trẻ tìm được cảm giác an ủi trong hành trình trưởng thành. Nhưng cũng có
những ý kiến cho rằng sách Tun Phạm sáo rỗng, chỉ cóp nhặt những câu nói của người
khác và biên soạn lại. Tuy nhiên, việc dư luận bắt đầu phẫn nộ khi phát hiện Tun Phạm
viết những câu văn mang hàm ý hạ bệ phụ nữ là từ một người dùng Facebook đăng bài
kêu gọi tẩy chay sách Tun Phạm vì phát hiện cuốn sách này có những ngôn từ không
thích hợp. Bài đăng chỉ ra các câu văn gây tranh cãi và phân tích những tư tưởng có trong
cuốn sách mang tính tiêu cực, định kiến giới. Bài đăng cũng kêu gọi mọi người ẩy chay
những cuốn sách và podcast của Tun Phạm vì nó sáo rỗng và không có cảm xúc.
Bài đăng nhanh chóng tiếp cận được nhiều người và lan truyền với tốc độ nhanh chóng.
Gần 15 nghìn lượt bày tỏ cảm xúc yêu thích, thu hút gần 4 nghìn lượt bình luận và hơn 5
nghìn lượt chia sẻ.
Phần đông mọi người đều đồng ý với ý kiến của người đăng bài. Họ cho rằng tư tưởng
của Tun Phạm rất gia trưởng và không tôn trọng phụ nữ. Đa số nữ giới bình luận rất khó
chịu và phẫn nộ khi bị xem là một món quà đối với nam giới hay là gánh nặng cho mọi
người xung quanh theo cuốn sách “Vì cậu là bạn nhỏ của tớ”. Phần bình luận đều cười
nhạo cách hành văn và tư tưởng của Tun Phạm như “Đàn ông dạy phụ nữ cách làm phụ
nữ thành công sao?” hay “tại sao phụ nữ thành công lại chỉ là những người có tài chính
tốt, có sắc đẹp và được nhiều người yêu thích? Thế còn những người phụ nữ yêu thương
gia đình, vun vén hạnh phúc, độc lập tự kiếm tiền thì không phải thành công ư?”, “Tôi
không phải một món quà của ai, tôi độc lập và tự do theo ý mình, không phải là đồ vật
thuộc về ai”.
Sau khi bài đăng này được đăng lên, nhiều fanpage cũng đã đăng lại hoặc tạo các chủ đề
để thảo luận vấn đề này trên các nền tảng như Facebook, Tiktok, Youtube. Đa số mọi
người đều cho rằng cuốn sách phản ánh tư tưởng của người viết và Tun Phạm mang đậm
tư tưởng dập khuôn, định kiến. Tun Phạm đứng ở góc nhìn bề trên để nhìn xuống phụ nữ,
xem họ là những rắc rối làm phiền người khác, họ chỉ là món quà trao tặng cho đàn ông,
một món quà có thể bị cho đi bán lại, thuộc sở hữu của đàn ông. Tun Phạm đang truyền
đạt những tư tưởng sai lệch của mình về giới, cho rằng đàn ông đứng trên phụ nữ và phụ
nữ phải phục tùng đàn ông. Phụ nữ phải dịu dàng, nết na, đảm đang còn đàn ông phải
mạnh mẽ, giỏi giang. Đây là những tư tưởng sai lệch về giới trầm trọng.
Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận cho rằng, Tun Phạm không có ý hạ bệ phụ nữ. Ý của
anh là phụ nữ là điều tuyệt vời như một món quà mà ông trời tặng cho phái nam thôi. Đây
là một người hâm mộ nam của Tun Phạm và cũng đang làm trong lĩnh vực viết sách. Dù
vậy. luận điệu của bài đăng không chính xác, lan man và trịnh thượng. Bài đăng không
được mọi người ủng hộ, mọi người tranh cãi và cho rằng vì người viết là đàn ông nên mới
có cùng những tư tưởng sai lệch như thế cùng với Tun Phạm.
Tun Phạm và nhà xuất bản cũng từng lên tiếng đính chính rằng cuốn sách không có ý hạ
bệ phụ nữ, các câu văn bị tách ra khỏi ngữ cảnh nên mới gây hiểu nhầm. Nếu đặt trong
ngữ cảnh đó thì từ “món quà” để nói tới những điều quý giá. Như là: “Em là món quà ông
trời trao cho anh, vì vậy anh phải học cách trân trọng nó” hay “Mẹ là món quà quý giá
nhất mà con được thượng đế ban tặng”. Vì vậy, từ món quà cũng là cách để những người
xung quanh trân trọng người phụ nữ bên mình. Tuy nhiên, dưới những bài đăng hay video
của anh, mọi người vẫn không đồng ý và cho rằng anh đang điều hướng truyền thống để
giảm nhẹ sự nặng nề của từ món quà mà anh đã sử dụng trong cuốn sách “Vì cậu là bạn
nhỏ của tớ”. Có rất nhiều ý kiến bày tỏ, dù ý anh là món quà ý nghĩa thì cũng phải là món
quà của cuộc sống chứ không phải của đàn ông. Phần lớn, mọi người đều cho rằng anh
đang biện hộ và hành văn của anh rất trẻ con, dùng từ vô tội vạ và không hiểu được hết ý
nghĩa của câu chữ.

Trong khảo sát thái độ của sinh viên về sự kiện này, kết quả cho thấy có 87 sinh viên
“Cho rằng Tun Phạm đang lan truyền các tư tưởng hạ bệ phụ nữ”, 72 sinh viên “Cho rằng
Tun Phạm đang có định kiến về giới”. Chỉ có 13 sinh viên “Cho rằng Tun Phạm bị đổ
oan, các câu văn bị tách khỏi bối cảnh nên mới gây hiểu lầm” và 19 sinh viên cho rằng
“Tun Phạm không cố ý, chỉ là dùng từ chưa đúng”. Có thể thấy, có tới 87% sinh viên
đồng tình với quan điểm Tun Phạm đang lan truyền các tư tưởng hạ bệ phụ nữ và có tới
72% sinh viên cho rằng Tun Phạm có định kiến về giới. Trong khi đó chỉ có 32% sinh
viên cho rằng Tun Phạm không cố ý hạ bệ phụ nữ và đang bị đổ oan.

Các luồng ý kiến của dư luận về sự kiện

Cho rằng Tun Phạm không cố ý, chỉ là dùng từ chưa đúng 19

Cho rằng Tun Phạm bị đổ oan, các câu văn bị tách khỏi bối cảnh 13
nên mới gây hiểu nhầm

Cho rằng Tun Phạm đang có định kiến về giới 72

Cho rằng Tun Phạm đang lan truyền các tư tưởng hạ bệ phụ nữ 87

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Các luồng ý kiến của dư luận về sự kiện

Hình 2.1: Các luồng ý kiến của dư luận về sự kiện


Trong 100 người tham gia khảo sát thì có 68 người chọn “Không đồng ý với quan điểm
của Tun Phạm”, tiếp theo là “13 người chọn “Đồng ý với quan điểm của Tun Phạm”, có
19 người chọn “Trung lập, nghe theo số đông”. Có thể thấy, số học sinh phản đối quan
điển của Tun Phạm gấp 5 lần số sinh viên đồng ý.
Phản ứng của sinh viên trước các ý kiến dư luận về sự kiện

Trung lập, nghe theo số đông 19

Không đồng ý với quan điểm của Tun Phạm 68

Đồng ý với quan điểm của Tun Phạm 13

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Phản ứng của sinh viên trước các ý kiến dư luận về sự kiện

Hình 2.2: Phản ứng của sinh viên trước các ý kiến dư luận về sự kiện
2.3 Các nguyên nhân gây ra sự bất đồng ý kiến trong dư luận xã hội
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự tranh cãi về bất bình đẳng giới trong dư luận xã
hội:
- Do khác biệt về tư tưởng và giáo dục
+ Do tư tưởng trọng nam khinh nữ: Lối tư duy truyền thống đề cao vai trò nam giới, hạ
thấp vai trò phụ nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Quan niệm này thể hiện qua
cách nhìn nhận, đánh giá vai trò và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ trong gia đình, xã
hội, dẫn đến sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới. Tư tưởng này đang ngày càng
được nhà nước và xã hội lên tiếng để xóa bỏ tuy nhiên vẫn rất nhiều gia đình có tư tưởng
này ăn sâu trong tiềm thức, họ nuôi dạy con gái và hành động thiện vị nam giới trong tiềm
thức, điều này đã khiến nhận thức của những đứa trê bị sai lệch và tiếp tục truyền đến đời
con cháu.
+ Do tiếp nhận nền giáo dục khác nhau: Dư luận xã hội là thái độ của nhiều người,
những người này lại có các mức trình độ và nhận thức khác nhau. Đối với độ tuổi lớn như
tầm 40-50, nhiều người trình độ học vấn chỉ ở mức tiểu học hoặc trung học nên họ không
được tiếp nhận giáo dục về bình đẳng giới như lớp trẻ. Trong lớp người trẻ lại cũng chưa
nhiều mức độ học vấn khác nhau như: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
cao đẳng/ đại học, sau đại học. Vì vậy, môi trường giáo dục của họ lại khác nhau dẫn tới
tri thức tiếp cận được khác nhau nên nhận thức về vấn đề bình đẳng giới cũng khác nhau.
Hơn nữa, mức độ nhận thức của mỗi người còn dựa vào môi trường sống, sự giáo dục của
gia đình và xã hội chứ không phải chỉ mỗi nhà trường. Có nhiều người chưa hiểu rõ bản
chất, mục đích và tầm quan trọng của bình đẳng giới. Họ cho rằng bình đẳng giới đồng
nghĩa với việc phụ nữ phải ngang bằng với nam giới về mọi mặt, dẫn đến những lo ngại
về sự thay đổi trong các mối quan hệ xã hội truyền thống và vai trò giới. Chính việc chênh
lệch về tri thức, quan điểm là một phần quan trọng của việc gây ra tranh cãi bất bình đẳng
giới.
Trong 100 sinh viên đang theo học tại trường đại học Văn Lang, có tới 84 người cho rằng
tư tưởng của gia đình, bạn bè, người thân chính là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của họ
về bình đẳng giới. Đặc biệt, 100% sinh viên cho rằng việc nhận được giáo dục từ nhà
trường chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhận thức của họ về bình đẳng giới.

Nguyên nhân dẫn đến các tranh cãi về các quan điểm

Lợi ích của một nhóm người 68

Truyền thông 71

Trải nghiệm từ cuộc sống 56

Giáo dục từ nhà trường 100

Tư tưởng của gia đình và người thân xung quanh 84

0 20 40 60 80 100 120

Nguyên nhân dẫn đến các tranh cãi về các quan điểm

Hình 2.3: Nguyên nhân dẫn tới các tranh cãi về các quan điểm
- Yếu tố về kinh tế - xã hội
+ Bất bình đẳng về kinh tế: Phụ nữ thường có mức thu nhập thấp hơn nam giới, hạn chế
cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm, dẫn đến sự phụ thuộc vào nam giới và gia đình. Điều
này khiến phụ nữ khó có tiếng nói và vị thế trong xã hội, đồng thời củng cố quan niệm về
sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới.
+ Gánh nặng việc nhà và chăm sóc con cái: Phụ nữ thường gánh vác nhiều trách nhiệm
gia đình hơn nam giới, ảnh hưởng đến thời gian và cơ hội phát triển bản thân. Gánh nặng
này khiến phụ nữ khó có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội và kinh tế, dẫn đến
sự bất bình đẳng trong cơ hội phát triển.
+ Bạo lực giới: Bạo lực gia đình, quấy rối tình dục, phân biệt đối xử giới là những vấn đề
nhức nhối, cản trở phụ nữ tham gia vào đời sống xã hội một cách bình đẳng. Bạo lực giới
không chỉ gây tổn thương về thể xác và tinh thần cho phụ nữ mà còn tạo ra môi trường
sống bất an, kìm hãm sự phát triển và tiềm năng của phụ nữ.
Chính những vấn đề này là nguyên nhân khiến nhiều người chứng kiến, quen dần và cho
rằng đó là điều hiển nhiên mà phụ nữ phải chịu đựng. Vai trò và địa vị của phụ nữ trong
xã hội bị xem nhẹ.
Trong khảo sát, những nguyên nhân được các sinh viên đồng ý “Trải nghiệm từ cuộc
sống” với 56 phiếu chọn (Theo hình 2.3). Có hơn một nửa sinh viên tham gia khảo sát cho
rằng những trải nghiệm cuộc sống hàng ngày xảy ra với chỉnh bản thân họ hoặc mọi
người xung quanh mà họ chứng kiến đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của họ, hình
thành nên các suy nghĩ và quan điểm về giới.
- Do ảnh hưởng từ truyền thông:
+ Sự sai lệch về sự thật của một số phương tiện truyền thông: Một số phương tiện truyền
thông truyền tải hình ảnh phụ nữ thiếu tích cực, phụ thuộc vào nam giới, góp phần củng
cố định kiến giới. Những hình ảnh này thường xuất hiện trong các quảng cáo, phim ảnh,
chương trình truyền hình, khiến cho nhận thức về vai trò và khả năng của phụ nữ bị bó
hẹp, hạn chế.
+ Thiếu thông tin về bình đẳng giới: Truyền thông chưa dành nhiều sự quan tâm đến việc
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bình đẳng giới. Thiếu thông tin chính xác và đầy đủ
về bình đẳng giới dẫn đến hiểu lầm và những quan điểm sai lệch về vấn đề này, tạo ra rào
cản cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội.
Theo kết quả khảo sát từ hình 2.3, có tới 71% sinh viên cho rằng truyền thông chính là
nguyên nhân gây ra những tranh cãi về bình đẳng giới trong dư luận xã hội. Bởi chính
truyền thông là một hoạt động có tính lan truyền và liên tục. Việc được xem và tiếp cận
hàng ngày đã làm tác động và thay đổi nhận thức của nhiều người về bình đẳng giới. Nếu
tiếp cận được các thông tin đúng đắn, ủng hộ bình đẳng giới thì người đó sẽ ngày càng tin
vào và mong muốn được bình đẳng giới. Ngược lại, nếu những người hàng ngày đều tiếp
cận với những thông tin, tư tưởng tiêu cực về bình đẳng giới sẽ khiến họ có cái nhìn tiêu
cực về giới, chống đối hành động ủng hộ bình đẳng giới.
- Sự khác biệt về lợi ích:
+ Lợi ích nhóm: Một số nhóm người và tổ chức có thể hưởng lợi từ hệ thống phân biệt đối
xử giới, dẫn đến việc phản đối bình đẳng giới để duy trì lợi ích của họ. Ví dụ, một số
người đàn ông lo ngại rằng bình đẳng giới sẽ làm giảm vị thế và quyền lực của họ trong
gia đình và xã hội. Ngược lại, việc ủng hộ bình đẳng giới có thể giúp nữ giới có được
nhiều cơ hội tốt hơn, giúp họ thoát khỏi những gong xiềng bởi những định kiến và tư
tưởng cổ hủ. Vì vậy, mỗi nhóm người ở mỗi lợi ích khác nhau sẽ có những quan điểm
khác nhau gây ra tranh cãi để bảo vệ quan điểm lợi ích của mình.
+ Sợ hãi thay đổi: Một số người lo ngại rằng bình đẳng giới sẽ dẫn đến thay đổi trong các
mối quan hệ xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của họ. Ví dụ, một số
người phụ nữ lo ngại rằng bình đẳng giới sẽ khiến họ mất đi vai trò người vợ, người mẹ
truyền thống.
Theo kết qủa khảo sát, có gần 70% sinh viên cho rằng “Lợi ích của một nhóm người”
chính là nguyên nhân gây ra bình đẳng giới.
2.4 Các tác động của dư luận xã hội đến nhận thức bình đẳng giới của sinh viên Đại
học Văn Lang

Tác động của dư luận đến nhận thức về bình đẳng giới của
sinh viên Đại học Văn Lang
o Càng quan tâm hơn đến bình đẳng giới, thúc đẩy sự tôn trọng và 10
công bằng về giới

o Cảng ủng hộ quan điểm không cần quan trọng hóa vấn đề bình đẳng 10
giới, nam giới vẫn quan trọng hơn nữ giới

o Càng ủng hộ và muốn tuyên truyền mọi người biết tới và ủng hộ đấu 40
tranh vì bình đẳng giới hơn để xóa bỏ các định kiến sai lầm về giới

o Mở rộng hơn nhận thức, khuyến khích suy nghĩ sâu hơn về các khía 25
cạnh của quan điểm ủng hộ và không ủng hộ

o Vẫn giữ nguyên quan điểm nhận thức ban đầu 15

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Tác động của dư luận đến nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang

Hình 2.4: Tác động của dư luận đến nhận thức về bình đẳng giới của sinh viên Đại học
Văn Lang
- Tác động tích cực:
+ Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới: Dư luận xã hội đóng vai trò quan trọng trong
việc truyền tải thông tin và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho sinh viên Đại học
Văn Lang. Thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, mạng xã hội, các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục, sinh viên có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin về bình đẳng
giới, hiểu rõ hơn về bản chất, mục đích và tầm quan trọng của vấn đề này. Có 10% sinh
viên đã lựa chọn quan tâm hơn đến bình đẳng giới, thúc đẩy sự tôn trọng và công bằng về
giới sau sự kiện Tiktoker Tun Phạm viết sách có những câu từ mang ý hạ bệ phụ nữ (Theo
hình 2.4).
+ Thúc đẩy thay đổi quan niệm về vai trò giới: Dư luận xã hội góp phần thúc đẩy thay đổi
những quan niệm lỗi thời về vai trò giới, hướng đến sự bình đẳng giữa nam giới và phụ
nữ. Các phong trào xã hội về bình đẳng giới, các thảo luận và tranh luận trên mạng xã hội
đã tạo ra môi trường để sinh viên đặt câu hỏi, suy ngẫm và thay đổi những quan điểm
truyền thống về vai trò giới. Trong số 100 sinh viên tham gia khảo sát, có 25% sinh viên
cho thấy dư luận đã “Mở rộng hơn nhận thức, khuyến khích suy nghĩ sâu hơn về các khía
cạnh của quan điểm”.
+ Khuyến khích hành động vì bình đẳng giới: Dư luận xã hội có thể khuyến khích sinh
viên Đại học Văn Lang hành động vì bình đẳng giới. Các chiến dịch truyền thông, các
hoạt động vận động, các tấm gương điển hình về bình đẳng giới có thể truyền cảm hứng
cho sinh viên tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần xây dựng
một xã hội bình đẳng và công bằng hơn. Theo khảo sát tại Đại học Văn Lang, có 40%
sinh viên sẽ hành động vì bình đẳng giới, ủng hộ và tuyên truyền cho mọi người biết tới,
xóa bỏ các định kiến về giới hơn khi chọn “Càng ủng hộ và muốn tuyên truyền mọi người
biết tới và ủng hộ đấu tranh vì bình đẳng giới hơn để xóa bỏ các định kiến”.
- Tác động tiêu cực:
+ Củng cố định kiến giới: Một số thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, các quan điểm sai
lệch về bình đẳng giới có thể gia cố định kiến giới trong sinh viên Đại học Văn Lang. Ví
dụ, những thông tin về bạo lực giới, phân biệt đối xử giới có thể khiến sinh viên có cái
nhìn tiêu cực về một giới, dẫn đến sự bất bình đẳng trong nhận thức và hành động. Có
10% sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn “Càng ủng hộ quan điểm không cần quan trọng
hóa vấn đề bình đẳng giới, nam giới vẫn quan trọng hơn nữ giới” sau sự kiện trên. Những
sinh viên này thuộc số ít người lựa chọn ủng hộ quan điểm của Tun Phạm và có những
định kiến về giới.
+ Gây hoang mang và lo lắng: Một số tranh luận gay gắt về bình đẳng giới trên mạng xã
hội có thể gây hoang mang và lo lắng cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên chưa có
nhiều kiến thức về vấn đề này. Việc tiếp xúc với nhiều ý kiến trái chiều có thể khiến sinh
viên khó khăn trong việc hình thành quan điểm chính xác về bình đẳng giới.
+ Gây chia rẽ và mâu thuẫn: Những quan điểm trái chiều về bình đẳng giới có thể dẫn đến
chia rẽ và mâu thuẫn giữa các nhóm sinh viên. Việc tranh luận gay gắt, thiếu tôn trọng có
thể tạo ra bầu không khí căng thẳng và ảnh hưởng đến môi trường học tập của sinh viên.
Tuy nhiên, sự kiện này có thể không tác động đến nhận thức của sinh viên, sinh viên lựa
chọn trung lập và thờ ơ trước sự kiện. Có 10 sinh viên vẫn quyết định giữ nguyên quan
điểm của mình (Theo hình 2.4).

2.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên Đại học Văn Lang về
bình đẳng giới
Để tăng cường nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, nhà trường và sinh viên cần
thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường giáo dục về bình đẳng giới: Nhà trường cần đưa giáo dục về bình đẳng
giới vào chương trình học chính thức của Đại học Văn Lang để giúp sinh viên có
kiến thức đúng đắn về vấn đề này. Các hoạt động giáo dục cần được tổ chức
thường xuyên, đa dạng và phù hợp với sinh viên như các cuộc thi viết, đọc hay các
talkshow, sự kiện có các diễn giả tham gia nhằm trao đổi với các sinh viên về các
nhận thức, quan điểm đúng đắn về giới.
- Thúc đẩy môi trường thảo luận cởi mở và tôn trọng: Khuyến khích sinh viên trao
đổi, thảo luận về bình đẳng giới một cách cởi mở và tôn trọng. Tạo ra môi trường
học tập và sinh hoạt lành mạnh, khuyến khích sinh viên tiếp cận thông tin chính
thống và có tư duy phản biện. Đội ngũ giáo viên nên được đào tạo và có các kế
hoạch để theo dõi tình hình quam tâm và hành động của sinh viên. Nếu có các
hành vi xung đột hay cố tình tạo nên bất bình đẳng về giới, cần nắm được thông tin
nhanh chóng và xử lý triệt để. Ngoài ra, nhà trường hay giảng viên nên chú trọng
tạo điều kiện công bằng về các cơ hội cho cả nam và nữ trong các ngành nghề để
tránh các tư tưởng ưu tiên nam giới hay nữ giới trong môt số ngành nghề đặc thù.
- Sử dụng hiệu quả mạng xã hội: Tận dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin chính
xác về bình đẳng giới, đồng thời tổ chức các chiến dịch truyền thông, các hoạt
động online để nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động vì bình đẳng giới
của sinh viên. Nhà trường có thể thường xuyên đăng các bài tuyên truyền giáo dục
bình đẳng giới và yêu cầu sinh viên chia sẻ rộng rãi. Tổ chức các hoạt động trên
mạng xã hội và khuyến khích sinh viên tham gia để tăng cường nhận thức và thói
quen hành động cho sinh viên.
KẾT LUẬN
Sự kiện tiktoker Tun Phạm "Viết sách hạ bệ phụ nữ" đã thu hút sự chú ý và gây ra
nhiều tranh luận trên mạng xã hội, đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên Đại học Văn
Lang. Dư luận xã hội xoay quanh sự kiện này đã có những tác động nhất định đến nhận
thức bình đẳng giới của sinh viên, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, sự kiện này đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thu hút sự
quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đến vấn đề này. Các cuộc tranh luận về
cuốn sách của Tun Phạm đã góp phần thúc đẩy sự thảo luận về bình đẳng giới, giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về vấn đề này và tầm quan trọng của nó. Sự kiện này cũng thúc đẩy sự
thay đổi quan điểm về vai trò giới. Nhiều sinh viên đã lên tiếng phản đối những quan
điểm sai lệch về phụ nữ trong cuốn sách của Tun Phạm, cho thấy sự thay đổi trong nhận
thức của sinh viên về vai trò giới, hướng đến sự bình đẳng hơn giữa nam giới và phụ nữ.
Đồng thời, sự kiện này cũng góp phần thúc đẩy sự thay đổi trong quan niệm truyền thống
về vai trò giới trong gia đình và xã hội.
Về mặt tiêu cực, sự kiện này cũng có thể gia cố một số định kiến giới sai lầm, gây
hoang mang và lo lắng cho một số sinh viên, và dẫn đến chia rẽ và mâu thuẫn giữa các
nhóm sinh viên.
Nhìn chung, sự kiện tiktoker Tun Phạm "Viết sách hạ bệ phụ nữ" đã có những tác
động nhất định đến nhận thức bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang. Mặc dù có
một số tác động tiêu cực, nhưng sự kiện này chủ yếu đã góp phần nâng cao nhận thức,
thúc đẩy sự thay đổi quan điểm và khuyến khích hành động vì bình đẳng giới.
Để thúc đẩy nhận thức bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn Lang, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, sinh viên và các cá nhân có ảnh hưởng. Các hoạt động
giáo dục, tuyên truyền và vận động cần được tổ chức thường xuyên và hiệu quả để giúp
sinh viên có kiến thức đúng đắn về bình đẳng giới và hành động vì một xã hội bình đẳng
hơn.
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI ANKET
Bảng khảo sát ý kiến của sinh viên Trường Đại Học Văn Lang về sự
kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ”
Bảng khảo sát được nhóm thực hiện qua google form, được đăng lên các group facebook
của các khóa và nhận ý kiến khảo sát trong khoảng thời gian từ 9h00 (4/4/2024) đến
21h00 ( 9/4/2024 )
Nội dung của bảng khảo sát như sau:
“Xin chào anh/chị, chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Văn Lang, hiện đang
làm đề tài nghiên cứu về chủ đề: “Tác động của dư luận xã hội về sự kiện tiktoker Tun
Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” đến nhận thực bình đẳng giới của sinh viên Đại học Văn
Lang”. Như chúng ta đã biết, dư luận xã hội đang ngày càng trở nên đa dạng, bùng nổ và
khó kiểm soát hơn bao giờ hết, nó gây ảnh hưởng lớn đến nhận thức của mọi người xung
quanh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát này. Rất
mong nhận được sự hợp tác của bạn để nhóm mình có thể hoàn thành tốt đề tài.
Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin được cung cấp sẽ được giữ bảo mật và chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu đề tài này. Sự đóng góp của anh/chị là nguồn nghiên cứu quý
báu đối với chúng tôi. Cảm ơn anh/chị đã giành thời gian tham gia khảo sát.
Mọi thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ email:
nghiencuudlxhdhvl@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
Phần 1: Nội dung nghiên cứu về dư luận xã hội
Câu 1 : Anh/chị có biết tới sự kiện tiktoker Tun Phạm “Viết sách hạ bệ phụ nữ” gây
ra tranh cãi không?
o Có
o Không
Câu 2 : Anh/chị có từng tham gia đưa ra ý kiến/ thái độ/ bày tỏ cảm xúc về sự kiện
này hay không?
o Đã từng
o Chưa từng
o Khác
………………………………………………………………………………………………
Câu 3 : Anh/chị đã từng thấy những luồng ý kiến nào của dư luận về sự kiện này?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
 Cho rằng Tun Phạm đang lan truyền các tư tưởng hạ bệ phụ nữ
 Cho rằng Tun Phạm đang có định kiến về giới
 Cho rằng Tun Phạm bị đổ oan, các câu văn bị tách khỏi bối cảnh nên mới gây hiểu
nhầm
 Cho rằng Tun Phạm không cố ý, chỉ là dùng từ chưa đúng
 Khác
………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Anh/chị có phản ứng như nào trước các ý kiến dư luận về sự kiện này?
o Đồng ý với quan điểm của Tun Phạm
o Không đồng ý với quan điểm của Tun Phạm
o Trung lập, nghe theo số đông
Câu 5 : Anh/chị cho rằng những dư luận xã hội này có tác động đến nhận thức về
bình đẳng giới của anh chị không?
o Có
o Không
Câu 6: Dư luận xã hội về sự kiện này tác động như thế nào tới nhận thức về bình
đẳng giới của anh/chị
o Vẫn giữ nguyên quan điểm nhận thức ban đầu
o Mở rộng hơn nhận thức, khuyến khích suy nghĩ sâu hơn về các khía cạnh của quan
điểm ủng hộ và không ủng hộ
o Càng ủng hộ và muốn tuyên truyền mọi người biết tới và ủng hộ đấu tranh vì bình
đẳng giới hơn để xóa bỏ các định kiến sai lầm về giới
o Cảng ủng hộ quan điểm không cần quan trọng hóa vấn đề bình đẳng giới, nam giới
vẫn quan trọng hơn nữ giới
o Càng quan tâm hơn đến bình đẳng giới, thúc đẩy sự tôn trọng và công bằng về giới
o Khác
…………………………………………………………………………………………
Câu 7: Theo anh/chị, có những nguyên nhân nào dẫn đến các tranh cãi về quan điểm
“phụ nữ là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho đàn ông”, “phụ nữ trở
thành gánh nặng và rào cản của những người xung quanh”.
o Ảnh hưởng bởi tư tưởng của gia đình và người thân xung quanh
o Ảnh hường từ giáo dục bởi nhà trường
o Ảnh hưởng bởi trải nghiệm từ cuộc sống
o Ảnh hưởng bởi truyền thông
o Ảnh hưởng bởi lợi ích của một nhóm người
o Khác
………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Theo anh/chị, việc ủng hộ và tuyên truyền về bình đẳng giới có quan trọng và
cần thiết không?
o Có
o Không
Câu 9: Theo anh/chị, cần làm gì để nâng cao nhận thức của mọi người về việc bình
đẳng giới?
o Tạo ra các chương trình giáo dục và tuyên truyền về bình đẳng giới từ giai đoạn sơ
cấp cho đến trung học và đại học.
o Khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động và chiến dịch xã hội liên
quan đến bình đẳng giới.
o Các tổ chức và doanh nghiệp cần thúc đẩy một môi trường làm việc bình đẳng và
công bằng cho cả nam và nữ.
o Khuyến khích việc xây dựng một nền văn hóa tôn trọng và đánh giá cao tất cả mọi
người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, hoặc bất kỳ đặc điểm nào
khác.
o Hỗ trợ các tổ chức và nhóm hoạt động xã hội có mục tiêu chính là tăng cường nhận
thức về bình đẳng giới và đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và những nhóm bị
phân biệt đối xử khác.
o Sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin để lan truyền thông
điệp về bình đẳng giới một cách rộng rãi và hiệu quả.
o Khác
………………………………………………………………………………………………
Phần 2: Thông tin cá nhân
Câu 1: Giới tính của anh/chị là?
o Nữ
o Nam
Câu 2: Khóa học của anh/chị là?
o Năm nhất
o Năm hai
o Năm ba
o Năm tư
Cảm ơn anh chị đã giành thời gian tham gia khảo sát! Chúc anh chị một ngày học
tập và làm việc hiệu quả.

BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU


Bảng 2.1: Thống kê giới tính người trả lời
Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Nam 50 50.0 50.0 50.0
Nữ 50 50.0 50.0 100.0
Total 100 100.0 100.0

Bảng 2.2: Thống kê khóa học người trả lời


Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Năm 48 48.0 48.0 48.0
nhất
Năm 23 23.0 23.0 71.0
hai
Năm 17 17.0 17.0 88.0
ba
Năm 12 12.0 12.0 100.0

Total 100 100.0 100.0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồ Thanh, Trương Thanh Hải (2023). Nhận thức của sinh viên Trường Đại
học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đối với
vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn,
88(1), 135-145. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2023/881
2. Kwak, N., & Lee, S. (2015). The impact of social media on students in the university
environment. Computers in Human Behavior, 51, 546-554.
https://doi.org/10.1016/j.chb.2015.04.034
3. Valkenburg, P. M., & Peter, J. (2013). Social media and adolescent identity
development. Journal of Adolescence, 36(4), 593-602.
https://doi.org/10.1016/j.adolescence.2013.02.003
4. Lê Hoàng Anh và cộng sự (2024), Tác động của người có tầm ảnh hưởng đến lối sống
của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Giáo dục (2023), 23(15), 32-37.
5. Hoàng Thị Kim Liên (2023), Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đạo đức, lối sống của
sinh viên hiện nay, Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ-Đại Học Đà Nẵng, VOL. 22, NO.
2, 2024
6. Nguyễn Minh Nhân và Hồ Thị Hương (2024), Sách của hot TikToker Tun Phạm bị kêu
gọi tẩy chay vì hạ thấp phụ nữ, Dân trí.
7. Nguyễn Kim (2024), Tun Phạm bị lên án vì viết sách coi thường phụ nữ, CĐM đồng
loạt đòi tẩy chay, VGT TV
8. Thiên An (2024), Sách của TikToker Tun Phạm hứng làn sóng kêu gọi tẩy chay vì 'hạ
thấp giá trị phụ nữ, Tạp chí điện tử Saostar.

You might also like