You are on page 1of 48

D

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


ĐỀ TÀI 1

Lớp học phần: 231_FACC0331_05


Nhóm: 2
Học phần: Kế toán quản trị doanh nghiệp
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Giang

Ha Noi – 2023

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Đánh giá

1 Vũ Thị Kim Ngân 21D150140 Thuyết trình


Tìm câu hỏi

2 Nguyễn Thị Mai Anh 21D150163 Phần I, II

3 Trịnh Thị Thu Hà 21D150175 Chương I

4 Nguyễn Thị Phương Thảo 21D290138 Phần I, II

Kết luận
5 Tô Thị Hòa 21D290166
Powerpoint
Làm đề cương

Phạm Như Quỳnh Phần I, II


6 21D290187 Tổng hợp word
(Nhóm trưởng)
Lập biên bản họp
Tìm câu hỏi
7 Phạm Thị Quỳnh Anh 22D150013 Phần I, II

8 Hoàng Văn Chung 22D150031 Phần III

9 Phạm Hồng Hà 22D150055 Phần III

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN 1 (NHÓM 2)


MÃ LỚP HỌC PHẦN: 231_FACC0331_05

TÊN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI 1

I. Thời gian, hình thức, thành phần

- Thời gian: Bắt đầu lúc 20h, ngày 13 tháng 10 năm 2023.

- Hình thức: Họp online.

- Thành phần: 9/9 thành viên nhóm 2

II. Nội dung thảo luận

- Nhóm trưởng thông qua đề cương dàn ý của đề tài thảo luận (đề tài 1).

- Phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ: nội dung word, powerpoint, thuyết trình.

III. Đánh giá kết quả cuộc họp

- Hoàn thành nội dung cuộc họp.

- Các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ.

Kết luận: Buổi họp kết thúc lúc 22h, ngày 13 tháng 10 năm 2023.

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2023

Nhóm trưởng

Quỳnh

Phạm Như Quỳnh

3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN 2 (NHÓM 2)


MÃ LỚP HỌC PHẦN: 231_FACC0331_05

TÊN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI 1

I. Thời gian, hình thức, thành phần

- Thời gian: Bắt đầu lúc 20h, ngày 26 tháng 10 năm 2023

- Hình thức: Họp online

- Thành phần: 9/9 thành viên nhóm 2

II. Nội dung thảo luận

- Duyệt nội dung bản word.

- Phân công thành viên ghi chép nhận xét, câu hỏi.

III. Đánh giá kết quả cuộc họp

- Hoàn thành nội dung cuộc họp.

- Các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ.

Kết luận: Buổi họp kết thúc lúc 22h, ngày 26 tháng 10 năm 2023.

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023

Nhóm trưởng

Quỳnh

Phạm Như Quỳnh

4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN 3 (NHÓM 2)


MÃ LỚP HỌC PHẦN: 231_FACC0331_05

TÊN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI 1

I. Thời gian, hình thức, thành phần

- Thời gian: Bắt đầu lúc 20h, ngày 7 tháng 11 năm 2023

- Hình thức: Họp online

- Thành phần: 9/9 thành viên nhóm 7

II. Nội dung thảo luận

- Duyệt nội dung bản powerpoint, thuyết trình thử.

- Phân công thành viên trả lời câu hỏi.

III. Đánh giá kết quả cuộc họp

- Hoàn thành nội dung cuộc họp.

- Các thành viên tham gia họp đầy đủ, đúng giờ.

Kết luận: Buổi họp kết thúc lúc 22h, ngày 7 tháng 11 năm 2023.

Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2023

Nhóm trưởng

Quỳnh

Phạm Như Quỳnh

5
Contents
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO
VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH ................................................................................................... 8
I. Khái quát về quá trình ra quyết định của các nhà quản trị.................................... 8
1.Khái niệm .................................................................................................................... 8
2.Phân loại ...................................................................................................................... 8
3. Các bước của quá trình ra quyết định .................................................................... 8
II. Thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn. ........................................ 10
1. Quyết định ngắn hạn và nội dung của quyết định ngắn hạn. ............................ 10
1.1.Đặc trưng cơ bản của quyết định ngắn hạn ................................................. 10
1.2.Các trường hợp sử dụng quyết định ngắn hạn ............................................ 11
1.3.Yêu cầu của thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn ............. 11
1.4.Các loại thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn .................... 13
1.5.Ứng dụng của thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn .......... 14
2. Phân tích thông tin thích hợp cho quyết định ngắn hạn.................................... 15
3. Vận dụng phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn ..... 16
3.1. Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài ........................................................ 16
3.2.Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận hoặc một sản
phẩm……….……………………………………………………………………16
3.3.Quyết định bán nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất hoàn thiện rồi mới
bán……………………………………………………………………………… . 16
3.4.Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh có giới
hạn……………………………………………………………………………… . 16
III. Thông tin kế toán quản trị cho quyết định dài hạn ............................................ 17
1. Quyết định dài hạn và nội dung của quyết định dài hạn .................................... 17
1.1.Phân loại quyết định dài hạn .......................................................................... 17
1.2.Giá trị thời gian của tiền và sự ảnh hưởng đến dòng tiền........................... 18
2.Phân tích thông tin thích hợp cho quyết định dài hạn ......................................... 18

6
2.1 Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) ................................................... 19
2.2.Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) ................................................... 19
3. Phương pháp kì hoàn vốn (PP) .......................................................................... 20
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ
UNILEVER VIỆT NAM TRONG NĂM 2022 .............................................................. 21
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam .......................... 21
1. Giới thiệu Unilever .................................................................................................. 21
1.1. Tập đoàn Unilever ......................................................................................... 21
1.2. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam ............................................... 21
2.Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................ 22
3.Quy mô hoạt động .................................................................................................... 23
4.Đặc điểm hoạt động .................................................................................................. 27
5.Các bảng báo cáo ...................................................................................................... 29
II. Trình bày và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của các ngành hàng....... 32
1.Ngành hàng thực phẩm ........................................................................................... 32
2.Ngành hàng chăm sóc cá nhân................................................................................ 34
3.Ngành hàng giặt tẩy ................................................................................................. 35
4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty Unilever ....................................... 37
III. Phân tích cụ thể và đề xuất giải pháp cho ngành hàng giặt tẩy ........................ 39
1.Phân tích và đưa ra quyết định của nhà quản trị với ngành hàng giặt tẩy ....... 39
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng của ngành hàng này ....................................... 41
3. Đánh giá về ngành hàng đồ giặt tẩy của công ty Unilever: ................................ 42
4.Đề xuất một số giải pháp: ........................................................................................ 43
KẾT LUẬN .........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................46
NHÓM CÂU HỎI ………………………………………………………………47

7
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

I. Khái quát về quá trình ra quyết định của các nhà quản trị
1. Khái niệm
Việc ra quyết định của nhà quản trị là quá trình lựa chọn phương án tối ưu từ nhiều
phương án khác nhau. Các nhà quản trị doanh nghiệp thường đứng trước những lựa chọn
có thể trái ngược nhau. Mỗi phương án được xem xét là một tình huống khác nhau về doanh
thu, chi phí và lợi ích. Do vậy để được ra quyết định đúng đắn, đòi hỏi nhà quản trị phải
xem xét, cân nhắc, lựa chọn phương án phù hợp nhất.
2. Phân loại
Theo mục tiêu, thời gian và cơ sở thông tin cho việc ra quyết định, các quyết định
của nhà quản trị có thể chia thành 2 loại cơ bản:
- Quyết định ngắn hạn hay còn gọi là quyết định kinh doanh: Là các quyết định lấy
mục tiêu ngắn hạn, trước mắt làm cơ sở lựa chọn phương án, vì thế, thông tin sẽ được thiết
kế theo hướng này để giúp cho các nhà quản trị ra quyết định.
- Quyết định dài hạn hay còn gọi là quyết định chiến lược: Là các quyết định lấy
mục tiêu dài hạn làm cơ sở lựa chọn phương án. Quyết định dài hạn gắn liền với sự tồn tại
bền vững của doanh nghiệp. Liên quan tới khả năng cạnh tranh thị phần tạo ra giá trị nhiều
hơn cho cổ đông khách hàng và gắn với hình ảnh danh tiếng của doanh nghiệp.
3. Các bước của quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định của nhà quản trị luôn gắn liền với lựa chọn phương án.
Trong quá trình đó, hai hoặc nhiều hơn các phương án hành động sẽ được nhận diện, và
nhà quản trị sẽ lựa chọn một trong số các phương án mà họ cho là có lợi nhất hoặc phù hợp
với điều kiện của doanh nghiệp. Và quá trình ra quyết định của các nhà quản trị doanh
nghiệp không phân biệt loại quyết định đều phải thực hiện theo trình tự nhất định để đảm

8
bảo lựa chọn vấn đề và lựa chọn hành động đúng đắn. Các bước của quá trình ra quyết
định:

1. Xác định vấn đề cần ra quyết định

2. Nhận diện các phương án có thể giải


quyết được vấn đề đã xác định

3. Tính toán, đo lường và đánh giá lợi


ích của mỗi phương án được lựa chọn Kế
trên cơ sở các thông tin định lượng
toán
Phân tích thông
quản
tin thích hợp
trị
4. Thu nhập, đánh giá các thông tin
định tính liên quan tới các phương án
đang xem xét

5. Ra quyết định trên cơ sở lựa chọn


phương án tối ưu

Bước 1: Xác định vấn đề cần ra quyết định


Việc xác định vấn đề là khâu đầu tiên quan trọng nhất của quá trình ra quyết định
của nhà quản trị. Cần xác định vấn đề để từ đó có thể đề xuất các phương án đối với vấn
đề đó
Bước 2: Nhận diện các phương án có thể giải quyết được vấn đề đã xác định
Có thể có rất nhiều phương án trước khi nhà quản trị tập trung cho phương án đề
xuất lúc ban đầu. Chính vì vậy, khi có tất cả các phương án có khả năng xảy ra đã được
9
nhận diện, nhà quản trị cần phải loại bỏ, trên cơ sở xét đoán, những phương án rõ rang
không hấp dẫn, chỉ giữ lại một vài phương án để xem xét một cách chi tiết
Bước 3: Tính toán, đo lường và đánh giá lợi ích của mỗi phương án được lựa chọn
trên cơ sở các thông tin định lượng
Có rất nhiều lợi ích cũng như bất lợi đi liền với các phương án. Nhiệm vụ của các
nhà quản trị khi ra quyết định là đánh giá các yếu tố thích hợp để quyết định, một cách toàn
diện, phương án nào sẽ cho lợi ích là lớn nhất.
Các quyết định cuối cùng của nhà quản trị nhất định phải tính đến cả thông tin định
tính của các phương án đề xuất. Các thông tin định tính dễ bị che lấp bởi các thông tin định
lượng vì không thể cung cấp kết quả dưới dạng số liệu một cách rõ rang. Có thể trình bày
các thông tin định tính dưới dạng số thuần, là chênh lệch của các yếu tố định tính có liên
quan tới việc ra quyết định. Điều đó giúp thu gọn phạm vi để phán đoán và đánh giá của
nhà quản trị được thực hiện dễ dàng hơn.
Bước 5: Ra quyết định
Sau các bước nhận diện, đánh giá, và lượng hóa các yếu tố, nhà quản trị có 2 lựa
chọn: (1) thu thập thông tin bổ sung hoặc (2) ra quyết định và thực hiện quyết định. Các
nhà quản trị thường ưu tiên cho việc ra quyết định kịp thời hơn là đợi có them thông tin rồi
mới ra quyết định
Các yếu tố cần phải trình bày dưới dạng định lượng bởi vì khi các phương án đã
được lựa chọn, nhà quản trị sẽ dễ dàng xác định lợi ích của các yếu tố hoặc biến số tới
phương án gốc.
II. Thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn.
1. Quyết định ngắn hạn và nội dung của quyết định ngắn hạn.
1.1. Đặc trưng cơ bản của quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn có những đặc trưng cơ bản sau:
- Quyết định ngắn hạn chỉ liên quan đến một kỳ kế toán hoặc ngắn hơn.
- Xét về vốn đầu tư, quyết định ngắn hạn là quyết định không yêu cầu vốn đầu tư
lớn.
10
- Mỗi tình huống trong quyết định ngắn hạn tác động chủ yếu đến chi phí, doanh
thu và thu nhập trong ngắn hạn, thường trong vòng 1 năm; vì thế, tiêu chí lựa chọn quyết
định ngắn hạn là lợi ích sẽ thu được trong 1năm (hoặc dưới 1 năm). Điều này cũng đồng
nghĩa phương án có chi phí thấp nhất hoặc số dư đảm phí cao nhất sẽ được lựa chọn lựa
đưa ra quyết định.
Nhà quản trị có thể đưa ra quyết định ngắn hạn trong nhiều bối cảnh khác nhau. Mặc
dù các quyết định là khác nhau về bối cảnh nhưng quá trình ra quyết định đều có điểm
chung - lựa chọn giữa các phương án dựa trên chi phí và doanh thu chênh lệch. Nói cách
khác, cơ sở của việc ra quyết định là dựa trên tính toán lợi ích (hoặc bất lợi) về khía cạnh
tài chính.
1.2. Các trường hợp sử dụng quyết định ngắn hạn
- Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài: Các doanh nghiệp có thể lựa chọn mua từ
nhà cung cấp bên ngoài thay vì tiếp tục sản xuất các chi tiết, bộ phận, bán thành phẩm cấu
thành sản phẩm cuối cùng
- Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận hoặc một sản phẩm: quyết
định liên quan đến việc dừng hay tiếp tục kinh doanh một dòng sản phẩm hoặc một bộ
phận, chi nhánh đang bị thua lỗ
- Quyết định bán nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất hoàn thiện rồi mới bán:
quyết định này có thể phát sinh khi doanh nghiệp phải đứng trước tình huống cân nhắc có
nên sản xuất đến sản phẩm cuối cùng. Khi đó nhà quản trị sẽ phải trả lời câu hỏi: Sản phẩm
nào nên được tiếp tục sản xuất và sản phẩm nào nên bỏ qua hoặc chỉ sản xuất đến giai đoạn
nửa thành phẩm
- Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh có giới hạn: Trong tình
huống này, việc phân tích thông tin thích hợp sẽ giúp các nhà quản trị có cơ sở để đưa ra
quyết định sao cho đạt được lợi nhuận tối đa cùng với nguồn lực bị giới hạn
1.3. Yêu cầu của thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn

11
Các thông tin kế toán cung cấp phải ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà
quản trị do đó để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần
phải đảm bảo các yêu cầu sau
❖ Tính trung thực của thông tin kế toán
Các thông tin và mối quan hệ giữa khối lượng chi phí và lợi nhuận luôn là những
thông tin đòi hỏi tính trung thực rất cao. Nó đảm bảo quyết định quản trị không bị lệch
hướng, giúp nhà quản trị có thể lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, xác định
chiến lược tiêu thụ sản phẩm, xác định trình độ sử dụng năng lực sản xuất…
❖ Tính phù hợp hiệu quả của thông tin kế toán
Yêu cầu này đòi hỏi các thông tin mà kế toán quản trị thu thập và xử lý lệnh phải
liên quan đến mục tiêu và kế hoạch mà doanh nghiệp đặt ra. Thông tin kế toán thích hợp
đối với quyết định ngắn hạn gồm:
- Thông tin về chi phí thu nhập: Đây là thông tin rất quan trọng đối với việc ra quyết
định. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp thì chi phí gồm có rất nhiều loại phù hợp với quá trình
ra quyết định nhưng có loại không phù hợp với quá trình ra quyết định. Thông tin về chi
phí và thu nhập thích hợp là những thông tin phải đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản:
+ Thông tin đó phải liên quan đến tương lai
+ Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án xem xét và lựa chọn
- Thông tin về các nguồn lực: Các yếu tố của quá trình sản xuất không bao giờ là vô
hạn mà thường có giới hạn trong những điều kiện nhất định. Do đó trong điều kiện các
nguồn lực bị giới hạn thì nhà quản trị cần thiết lập các phương trình tuyến tính thể hiện mối
quan hệ giữa lợi nhuận hoặc chi phí với các yếu tố nguồn lực của quá trình sản xuất kinh
doanh tìm phương án tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí
- Thông tin về công nghệ kết hợp với các yếu tố đầu vào: công nghệ kết hợp với các
yếu tố đầu vào là mối quan hệ vật chất thể hiện kích thước chuyển đổi các đầu vào (như
lao động, tư liệu lao động) thành các sản phẩm đầu ra. Trong sản xuất kinh doanh có nhiều
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau. Mỗi phương án kết hợp mang lại nhiều

12
hiệu quả mang lại hiệu quả kinh doanh nhất định vì vậy có để có thể quyết định phù hợp vì
vậy để có quyết định phù hợp không thể xem nhẹ những loại thông tin này
- Để thông tin kế toán mang lại hiệu quả cho quyết định thì nó phải được thu thập
dựa trên cơ sở hiểu biết nhận thức vấn đề một cách tổng hợp. Khi thông tin đưa ra mang
tính chất tổng hợp giúp nhà quản trị khai thác có hiệu quả nhất mọi khả năng hiện có cũng
như khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
- Thông tin kế toán cũng phải kịp thời; dù thông tin kế toán có đầy đủ, tổng hợp đến
đâu đi chăng nữa mà không đúng lúc thì việc ra quyết định cũng không có giá trị
❖ Tính hợp pháp và ít tốn kém trong thu thập thông tin kế toán:
Có nhiều nguồn thông tin khác nhau ở ngoài doanh nghiệp và trong nội bộ doanh
nghiệp kế toán quản trị phải cân nhắc khi lựa chọn thông tin để tổ chức xử lý thành thông
tin hữu ích cho quản lý với chi phí bỏ ra là thấp nhất hoặc có thể chấp nhận được. Nếu
không có thể dẫn đến tình trạng thu thập được thông tin cần thiết nhưng lại bỏ ra chi phí
quá lớn hết.
❖ Tính kịp thời và dễ hiểu
- Kịp thời: Thông tin cần được cung cấp kịp thời để các nhà quản trị có thể sử dụng
để ra quyết định.
- Dễ hiểu: Thông tin cần được trình bày một cách dễ hiểu để các nhà quản trị có thể
dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
1.4. Các loại thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn
- Thông tin về chi phí: Thông tin về chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý và chi phí khác. Thông tin này giúp các nhà quản trị đánh giá được
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định về giá cả, sản lượng,...
- Thông tin về doanh thu: Thông tin về doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng,
doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Thông tin này giúp các nhà quản trị đánh
giá được khả năng sinh lời của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định về thị trường, sản
phẩm,...

13
- Thông tin về tồn kho: Thông tin về tồn kho bao gồm số lượng, giá trị, chi phí nhập
kho, chi phí bảo quản,... Thông tin này giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định về sản
xuất, bán hàng,...
- Thông tin về lao động: Thông tin về lao động bao gồm số lượng, trình độ, chi
phí,... Thông tin này giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định về nhân sự, sản xuất,...
- Thông tin về tài sản: Thông tin về tài sản bao gồm giá trị, chi phí khấu hao,...
Thông tin này giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định về đầu tư, tài chính,...
1.5. Ứng dụng của thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn
Thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực kinh doanh khác nhau, bao gồm:
- Ra quyết định về giá cả: Thông tin về chi phí và doanh thu giúp các nhà quản trị
đưa ra các quyết định về giá cả sao cho tối đa hóa lợi nhuận.
- Ra quyết định về sản lượng: Thông tin về chi phí và doanh thu giúp các nhà quản
trị đưa ra các quyết định về sản lượng sao cho đáp ứng nhu cầu thị trường và tối đa hóa lợi
nhuận.
- Ra quyết định về thị trường: Thông tin về doanh thu và chi phí giúp các nhà quản
trị đưa ra các quyết định về thị trường sao cho tối đa hóa lợi nhuận.
- Ra quyết định về sản phẩm: Thông tin về chi phí và doanh thu giúp các nhà quản
trị đưa ra các quyết định về sản phẩm sao cho đáp ứng nhu cầu thị trường và tối đa hóa lợi
nhuận.
- Ra quyết định về nhân sự: Thông tin về lao động giúp các nhà quản trị đưa ra các
quyết định về nhân sự sao cho tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Ra quyết định về tài chính: Thông tin về tài sản giúp các nhà quản trị đưa ra các
quyết định về tài chính sao cho đảm bảo khả năng thanh toán và tối đa hóa lợi nhuận.
=> Thông tin kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn là một công cụ quan trọng
giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Việc cung cấp thông tin
kế toán quản trị cho quyết định ngắn hạn cần được thực hiện một cách chính xác, kịp thời
và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị.

14
2. Phân tích thông tin thích hợp cho quyết định ngắn hạn.
Trong các thông tin mà kế toán thu thập được cần phải biết lựa chọn thông tin thích
hợp cho việc ra quyết định. Thông tin về chi phí và doanh thu thích hợp để ra quyết định
là những thông tin phải đạt được 2 tiêu chuẩn cơ bản:
(1) Thông tin phải liên quan đến tương lai
(2) Thông tin phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Những thông tin không đạt một trong 2 tiêu chuẩn trên hoặc không đạt cả 2 tiêu
chuẩn trên được gọi là những thông tin không thích hợp. Thông tin dùng để phân tích được
thu thập bởi kế toán quản trị và các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Trong đó,
thông tin kế toán quản trị chiếm đa số và có độ tin cậy cao.
Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc xem xét ra quyết định được chia
thành 4 bước:
Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin và các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến
các phương án đang được xem xét.
Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm, là những hoạt chi phí đã chi ra không thể tránh được
ở tất cả các phương án đang được xem xét và lựa chọn.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập và chi phí như nhau ở các phương án đang xem
xét.
Bước 4: Phân tích những thông tin còn lại là thông tin thích hợp cho quyết định lựa
chọn phương án.
Khi nhận dạng thông tin cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin của mỗi
tình huống cụ thể. Tuy nhiên, có một số loại chi phí luôn là chi phí thích hợp hoặc không
thích hợp cho bất kỳ tình huống nào cụ thể như:
+ Chi phí cơ hội luôn là thông tin thích hợp
+ Chi phí chìm luôn là thông tin không thích hợp.

15
3. Vận dụng phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn
3.1. Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài
Khi quyết định lựa chọn phương án tự sản xuất hya mua ngoài linh kiện, chi tiết
rời…nhà quản trị phải xem xét đồng thời trên 2 mặt: chất lượng và chi phí
+ Chất lượng của những linh kiện, chi tiết rời… mua ngoài có đáp ứng được tiêu
chuẩn kĩ thuật không?
+ Chi phí sản xuất ra linh kiện, chi tiết rời… của phương án tự SX hoặc mua ngoài.
3.2. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận hoặc một sản phẩm
Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận hoặc một bộ phận, sản phẩm
chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, nhưng quyết định cuối cùng của nhà quản
trị là phải đánh giá, xác định được ảnh hưởng của việc loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một
bộ phận đến lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp. Nếu lợi nhận của doanh nghiệp tăng
lên khi doanh nghiệp loại bỏ kinh doanh một bộ phận thì việc loại bỏ này là một quyết định
đúng đắn và ngược lại.
3.3. Quyết định bán nửa thành phẩm hay tiếp tục sản xuất hoàn thiện rồi mới bán
- Nguyên tắc: chọn phương án mang lại lợi nhuận cao hơn
- Căn cứ lựa chọn: So sánh thu nhập tăng lên và chi phí tăng them của phương án
tiếp tục sản xuất thành thành phẩm
=> Thu nhập tăng thêm > Chi phí tăng thêm => Tiếp tục sản xuất thành thành phẩm
Thu nhập tăng thêm < chi phí tăng them => Bán nửa thành phẩm
3.4. Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh có giới hạn
a) Trường hợp một điều kiện bị giới hạn
Trình tự phân tích thông tin:
- Xác định nhân tố giới hạn
- Xác định SDĐP đơn vị của mỗi sản phẩm, hàng hóa
- Xác định SDĐP đơn vị của mỗi sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn đó
- Xác định tổng SDĐP của mỗi loại sản phẩm, hàng hpas trong điều kiện giới hạn
- Chọn PA có tổng SDĐP cao nhất
16
b) Trường hợp có nhiều yếu tố bị giới hạn
Trong trường hợp phải đối mặt với nhiều yếu tố giới hạn, để phân tích và cung cấp
thông tin thích hợp giúp nhà quản trị đưa ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất tối
ưu, kế toán quản trị áp dụng hệ phương trình tuyết tính để tìm ra được vùng sản xuất tối
ưu, từ đó xác định được phương án sản xuất tối ưu đat được lợi nhận cao nhất thỏa mãn
các điều kiện giới hạn
Trình tự phân tích thông tin gồm 4 bước:
- Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số.
- Xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng dưới dạng phương trình đại
số.
- Biểu diễn hệ phương trình đại số trên đồ thị và hàm mục tiêu, xác định phương
án sản xuất tối ưu. Theo lý thuyết của quy hoạch tuyết tính thì điểm tối ưu là điểm nằm
trong vùng sản xuất tối ưu.
- Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị và hàm mục tiêu, xác định phương án
sản xuất tối ưu. Theo lý thuyết của quy hoạch tuyến tính thì điểm tối ưu là điểm nằm trên
các góc của vùng sản xuất tối ưu.
III. Thông tin kế toán quản trị cho quyết định dài hạn
1. Quyết định dài hạn và nội dung của quyết định dài hạn
1.1. Phân loại quyết định dài hạn
- Theo mục đích đầu tư: Quyết định dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Quyết định mua hoặc bán tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Trong trường
hợp này, nhà quản trị cần được cung cấp thng tin làm cơ sở để đưa ra quyết định có nên
mua tài sản mới để cắt giảm chi phí?
+ Quyết định mở rộng, bao gồm quyết định xây dựng một nhà máy mới hoặc quyết
định mở một chi nhánh mới, hoặc quyết định xây dựng nhà kho mới…Trong tinhg huống
này, nhà quản trị cần được cung cấp thông tin làm cơ sở để đưa ra quyết định có nên mở
rộng để gia tăng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.

17
+ Quyết định lựa chọn tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Trong
quyết định này, nhà quản trị cần được cung cấp thông tin làm cơ sở để lựa chọn tài sản để
đầu tư trong một số tài sản thích hợp đang xem xét.
+ Quyết định đầu tư hay thuê tài sản là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Nhà
quản trị cần được cung cấp thông tin làm cơ sở để đưa ra quyết định một tài sản mới nên
được đầu tư hay đi thuê…
- Theo cách thức lựa chọn: có 2 quyết định:
+ Quyết định sàng lọc (dự án độc lập): Là quyết định dài hạn lựa chọn thực hiện các
phương án đang xem xét chỉ khi chúng đáp ứng được một số tiêu chuẩn, điều kiện đã được
thiết lập trước. Quyết định này liên quan đến phương án độc lập, do đó việc lựa chọn
phương án không dẫn đến việc loại trừ các phương án khác.
+ Quyết định ưu tiên (dự án xung khắc): Là quyết định dài hạn lựa chọn một phương
án tối ưu nhất trong nhiều phương án có thể chấp nhận đang được xem xét. Do đó, nếu nhà
quản trị lựa chọn 1 phương án thì phải loại bỏ những phương án còn lại.
1.2. Giá trị thời gian của tiền và sự ảnh hưởng đến dòng tiền
Trước khi ra quyết định đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần có sự chuyển đổi giá trị tiền
tệ về một thời điểm để so sánh. Đó có thể là giá trị hiện tại hay giá trị tương lai.
+ Giá trị hiện tại: là số tiền thực sự mà nhà đầu tư phải trả để nhận được khoản lợi
tức trong tương lai.
+ Giá trị tương lai: là giá trị gia tăng của tiền sau một khoảng thời gian nhất định
Giá trị thời gian của tiền và sự ảnh hưởng đến dòng tiền:

2. Phân tích thông tin thích hợp cho quyết định dài hạn
18
2.1 Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
❖ Khái niệm: Phương pháp giá trị hiện tại thuần là phương pháp so sánh giá tị hiện tại
của các dòng tiền tu với giá trị hiện tại của các dòng tiền chi của một dự án.
❖ Quá trình xác định giá trị hiện tại thuần gồm 4 bước:
Bước 1: Nhận diện dòng tiền và thời gian phát sinh
Bước 2: Xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp
Bước 3: Tính giá trị hiện tại của mỗi dòng tiền
Bước 4: Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV)
Bước 5: Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
+ Ưu điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần:
+ Quan tâm đến dòng tiền và giá trị hiện tại của chúng
+ Loại bỏ được sự ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền đến các dòng tiền trong
một quyết định dài hạn, giúp thông tin cung cấp cho nhà quản trị hợp lí hơn và có ý nghĩa
so sánh hơn.
+ Nhược điểm: Không cung cấp được thông tin về tỷ suất sinh lời của các dự án
trong quyết định dài hạn.
2.2. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
❖ Khái niệm: Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là lợi tức thực sự mà một dự án đầu tư hứa
hẹn mang lại trong thời gian nó còn hiệu lực hay là tỷ lệ sinh lợi của dự án.
❖ Xác định tỷ suất sinh lợi nội bộ:
- Trường hợp dòng thu tiền phát sinh đều hàng năm:
+ Tính hệ số chiết khấu H:

+ Xác định tỷ suất sinh lời nội bộ:

+ Trường hợp dòng tiền thuần phát sinh không đều:


19
❖ Ưu điểm của phương pháp: Cung cấp thông tin sinh lời có tính đến yếu tố giá trị
thời gian của tiền.
❖ Nhược điểm:
- Việc tính toán chỉ số IRR mất khá nhiều thời gian và có thể xảy ra những sai lệch
trong quá trình tính.
- IRR đôi khi không phù hợp đối với các dự án nhỏ có thông số quá thấp vì kết quả
IRR tính ra không khả thi hay kém thuyết phục. Do đó, nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những cơ
hội đầu tư vào dự án nhỏ tiềm năng. Đối với các dự án lớn, IRR phản ánh tính khả thi của
dự án chính xác hơn.
3. Phương pháp kì hoàn vốn (PP)
❖ Khái niệm: Kỳ hoàn vốn là thời gian cần thiết mà một dự án cần hoạt động để thu
hồi hết số vốn đầu tư ban đầu từ những dòng tiền mà nó tạo ra
❖ Xác định kỳ hoàn vốn:
- Trường hợp dòng thu tiền thuần phát sinh đều hàng năm

- Trường hợp dòng thu tiền thuần phát sinh không đều: Kỳ hoàn vốn được xác định
bằng việc tính tổng dòng thu tiền thuần ở các năm liên tiếp nhau cho đến khi bù đắp hết số
vốn đầu tư ban đầu.
❖ Ưu điểm của phương pháp:
- Tính toán đơn giản do bỏ qua sự ảnh hưởng của giá trị thời gian đến các dòng tiền.
- Cho thấy được thời gian cần thiết của một dự án cần thực hiện để thu hồi hết số
vốn ban đầu.

20
❖ Nhược điểm: Không tính đến giá trị thời gian của tiền vốn là một nhược điểm
nghiêm trọng khi áp dụng thời gian hoàn vốn vì nó có thể dẫn đến các quyết định
sai lầm.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC
TẾ UNILEVER VIỆT NAM TRONG NĂM 2022
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
1. Giới thiệu Unilever
1.1. Tập đoàn Unilever
Tập đoàn Unilever ra đời vào năm 1930 từ sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp nổi
tiếng là Lever Brothers (Anh) và Margarine Unie (Hà Lan). Hai doanh nghiệp này chuyên
sản xuất các mặt hàng tiêu dùng cụ thể là các sản phẩm bột giặt tẩy, dầu gội, kem đánh
răng, mỹ phẩm hay gia vị thực phẩm… Trụ sở chính của Unilever hiện nay nằm ở 2 thủ đô
của 2 quốc gia này là London và Rotterdam.
1.2. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
Unilever Vietnam được thành lập cách đây 28 năm vào năm 1995. Thực chất là sự
kết hợp của 3 công ty riêng biệt ở Hà Nội và TPHCM là Liên doanh Lever Việt Nam (Hà
Nội), Công ty Best Food (TP. Hồ Chí Minh) và Elida P/S (TP. Hồ Chí Minh).

21
Công ty hiện tại của Unilever có hệ thống bán hàng phủ trên toàn quốc. Thông qua
hơn 300 nhà phân phối lớn và hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ cho thấy sức bao phủ của tập
đoàn này. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác với nhiều xí nghiệp, nhà máy nội địa trong
hoạt động gia công, cung ứng nguyên liệu vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm. Hiện
nay Unilever Vietnam đang đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% cũng như tạo thêm
khoảng hơn 5000 việc làm cho người Việt. Có thể nói rằng Unilever Việt Nam đang thống
trị thị trường nước nhà.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam là chi nhánh trực thuộc tập đoàn Unilever,
một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng tiêu dùng nhanh. Unilever Việt Nam được thành lập vào năm 1995, hiện đang
hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là:
- Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi
của Unilever Việt Nam, bao gồm các sản phẩm như: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, kem đánh
răng, nước hoa,... Các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này của Unilever Việt Nam bao
gồm: Lifebuoy, Clear, Dove, Sunsilk, P/S, Pond's,...
- Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà: Unilever Việt Nam
cung cấp các sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà, bao gồm: bột giặt, nước
giặt, nước xả vải, chất tẩy rửa,... Các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này của Unilever
Việt Nam bao gồm: OMO, Comfort, Vim, Surf,...

22
- Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: Unilever Việt Nam cung cấp
các sản phẩm thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống, bao gồm: dầu ăn, nước mắm, gia
vị,... Các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này của Unilever Việt Nam bao gồm: Cif,
Knorr, Lipton,...

Các sản phẩm của Unilever Việt Nam hiện đang được phân phối rộng rãi trên toàn
quốc, thông qua hệ thống phân phối đa dạng, bao gồm: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi,
chợ truyền thống,...
Unilever Việt Nam luôn nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản
phẩm chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Công ty cũng cam kết đóng góp
tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua các hoạt động kinh
doanh bền vững.
3. Quy mô hoạt động
❖ Cơ cấu tổ chức của Unilever
Cơ cấu tổ chức của Unilever đề cập đến cách thức mà công ty bố trí nhân sự, công
việc nhằm đáp ứng mục tiêu chung. Do đó, cơ cấu tổ chức này là sự kết nối giữa các bộ
phận, phòng ban chuyên môn với ban lãnh đạo.
Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược, giao nhiệm
vụ xuống các cấp dưới. Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người nhận thông tin, dữ liệu
từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu tìm ra phương án giải quyết. Tuy rằng có sự bàn bạc,

23
thương lượng giữa các bên liên quan song quyền quyết định cao nhất vẫn thuộc về ban lãnh
đạo.
Mỗi đơn vị chức năng sẽ có nhiệm vụ cùng quyền hạn riêng. Họ thường hoạt động
độc lập nhưng duy trì mối quan hệ hợp tác, phối hợp hoàn thành mục tiêu chung. Từ đó
nâng cao hiệu suất, doanh số cho công ty.

Các chức năng cơ bản theo cơ cấu tổ chức của Unilever là:
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản trị nhân sự và nghiệp vụ hành chính.
- Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề về vốn, tài sản của
công ty. Tổ chức thống kê, giám sát, cảnh báo tình hình kinh tế, tài chính theo từng giai
đoạn giúp ban lãnh đạo nắm được bức tranh kinh doanh tổng quan.
- Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản
lý kênh phân phối của công ty.
- Phòng dịch vụ: Phụ trách giao hàng, tiếp nhận phản hồi, xử lý khiếu nại và chăm
sóc khách hàng.

24
- Nhà máy sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm
đầu ra theo nhu cầu của thị trường.
Với cơ chế hoạt động trên, Unilever đảm bảo tính tập trung chuyên môn cho từng
phòng ban, khuyến khích khả năng độc lập sáng tạo của nhân viên. Đồng thời, giữa các
bên vẫn có sự liên kết chặt chẽ theo quy trình làm việc giúp quá trình sản xuất kinh doanh
hiệu quả.
❖ Quy mô công ty

25
Unilever Việt Nam có quy mô hoạt động khá lớn, với hệ thống phân phối rộng khắp
toàn quốc gồm 150 nhà phân phối và 200.000 cửa hàng bán lẻ. Công ty trực tiếp tuyển
dụng hơn 1.700 nhân viên và gián tiếp tạo thêm gần 15.000 việc làm cho các đối tác như
các đơn vị gia công, nhà thầu, nhà phân phối, các công ty nhỏ và vừa trên khắp Việt Nam:
- Doanh thu: Unilever Việt Nam là một trong những công ty hàng tiêu dùng có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam. Năm 2022, doanh thu của Unilever Việt Nam đạt
1,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.
- Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế đạt 270 triệu USD, tăng 12% so với năm 2021.
- Nhân sự: Unilever Việt Nam hiện có 1.700 nhân viên trên toàn quốc và gián tiếp
tạo công ăn việc làm cho 15.000 người lao động thông qua các bên thứ ba, các nhà cung
cấp và đại lý phân phối.
- Nhà máy: Unilever Việt Nam hiện có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và
khu công nghiệp Biên Hoà.
- Hệ thống phân phối: Unilever Việt Nam có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn
quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.
- Sản phẩm: Unilever Việt Nam cung cấp hơn 200 nhãn hiệu sản phẩm, bao gồm
các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và thực phẩm. Một số nhãn hiệu nổi tiếng của
Unilever Việt Nam bao gồm: Dove, Sunsilk, Clear, Pond's, Rexona, Lifebuoy, Omo,
Comfort, Knorr, Lipton,...
=> Với quy mô hoạt động như vậy, Unilever Việt Nam là một trong những doanh
nghiệp hàng tiêu dùng nhanh có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Công ty đã và đang đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thông qua việc tạo ra việc
làm, đóng góp ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng:
+ Tạo ra việc làm: Unilever Việt Nam trực tiếp tạo ra việc làm cho hơn 1.700 nhân
viên và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho 15.000 người lao động thông qua các bên thứ
ba, các nhà cung cấp và đại lý phân phối.

26
+ Thúc đẩy tiêu dùng: Unilever Việt Nam cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng
thiết yếu, góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
4. Đặc điểm hoạt động
❖ Ngành hàng thực phẩm dùng cho việc ăn uống và chế biến
- Đặc điểm hoạt động:
+ Ngành hàng thực phẩm dùng cho việc ăn uống và chế biến của Unilever Việt Nam
bao gồm các sản phẩm như nước mắm, dầu ăn, mì ăn liền, cà phê, bánh kẹo,...
+ Các sản phẩm này được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc thực phẩm chế
biến sẵn, có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp đáp ứng nhu cầu ăn uống và chế biến của
người tiêu dùng.
- Các chi phí đặc trưng của ngành hàng:
+ Chi phí nhân công: Chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành
sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm được sản xuất thủ công.
+ Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, đặc
biệt là đối với các sản phẩm được vận chuyển từ xa.
+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị: Chi phí quảng cáo, tiếp thị là chi phí cần thiết để xây
dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Chi phí này có thể bao gồm các chi phí như:
chi phí quảng cáo trên truyền hình, báo đài, internet, chi phí tổ chức sự kiện, chi phí khuyến
mãi,... Chi phí tiếp thị và quảng cáo có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các kênh
tiếp thị hiệu quả hơn và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.
❖ Ngành hàng sản phẩm dùng để vệ sinh và chăm sóc cá nhân
- Đặc điểm hoạt động:
+ Ngành hàng sản phẩm dùng để vệ sinh và chăm sóc cá nhân của Unilever Việt
Nam bao gồm các sản phẩm như kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, xà phòng,...
+ Các sản phẩm này được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc hóa chất, giúp
chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng.
- Các chi phí đặc trưng của ngành hàng:

27
+ Chi phí tiếp thị và quảng cáo: Chi phí tiếp thị và quảng cáo là chi phí cần thiết để
xây dựng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Chi phí này có thể bao
gồm các chi phí như: chi phí quảng cáo trên truyền hình, báo đài, internet, chi phí tổ chức
sự kiện, chi phí khuyến mãi,... Chi phí tiếp thị và quảng cáo có thể được giảm thiểu bằng
cách sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả hơn và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.
+ Chi phí phân phối: Chi phí phân phối bao gồm các chi phí liên quan đến vận
chuyển, lưu kho, và bán hàng. Chi phí này có thể được giảm thiểu bằng cách tối ưu hóa
chuỗi cung ứng và lựa chọn các kênh phân phối hiệu quả hơn.
+ Chi phí nghiên cứu và phát triển: Chi phí nghiên cứu và phát triển là chi phí cần
thiết để phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
❖ Ngành hàng sản phẩm dùng cho giặt tẩy quần áo và đồ dùng trong nhà
- Đặc điểm hoạt động:
+ Ngành hàng sản phẩm dùng cho giặt tẩy quần áo và đồ dùng trong nhà của
Unilever Việt Nam bao gồm các sản phẩm như bột giặt, nước giặt, nước lau sàn,...
+Các sản phẩm này được sản xuất từ các nguyên liệu hóa chất, giúp giặt sạch quần
áo và đồ dùng trong nhà.
+ Unilever Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phù hợp với điều
kiện khí hậu và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
- Các chi phí đặc trưng của ngành hàng:
+ Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí marketing, chi phí trưng bày, chi phí vận
chuyển,...
+ Chi phí quản lý: Bao gồm chi phí văn phòng phẩm, chi phí hành chính, chi phí
nhân viên,...
+ Chi phí nghiên cứu và phát triển: Chi phí nghiên cứu và phát triển là chi phí cần
thiết để phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị: Chi phí quảng cáo, tiếp thị là chi phí cần thiết để xây
dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

28
Tóm lại, các ngành hàng mà Unilever Việt Nam đang kinh doanh đều là những
ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, có nhu cầu lớn tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của
Unilever Việt Nam được sản xuất từ các nguyên liệu chất lượng, với công nghệ hiện đại,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
5. Các bảng báo cáo
Bảng 5.1. Báo cáo Thu nhập ULVR
Đơn vị: tỷ đồng
Cuối Kỳ: 30/06/2023 31/12/2022
Tổng doanh thu 25214 15225
Chi phí hàng bán, Tổng số - 17953
Tổng chi phí hoạt động 12576.5 12892
Bán/Chung/Quản trị Chi phí, Tổng số -25 6777
Nghiên cứu & phát triển - 454
Sụt giá / Khấu hao 377 -404
Chi phí trả lãi (Thu nhập) - Hoạt động ròng -258.5 -207.5
Chi phí bất thường (Thu nhập) - -
Chi phí hoạt động khác, Tổng số 12483 -11680.5
Thu nhập hoạt động 2637.5 2333
Thu nhập từ lãi (Chi phí), Phi hoạt động ròng - -
Lời (lỗ) bán tài sản 259 1132.5
Khác, Ròng -255 -1788.5
Thu nhập ròng trước thuế 2633.5 2989
Dự phòng cho thuế thu nhập 692.5 462.5
Thu nhập ròng sau thuế 1941 2526.5
Quyền lợi thiểu số 2664 2680
Vốn sở hữu trong chi nhánh - -
Điều chỉnh GAAP Hoa Kỳ - -
Thu nhập ròng trước khoản mục bất thường 1774 2368.5
29
Tổng khoản mục bất thường - -
Thu nhập ròng 1774 2368.5
Tổng điều chỉnh thu nhập ròng - -
Thu nhập có sẵn với hạng mục thông thường ngoại trừ
1774 2368.5
khoản mục bất thường
Điều chỉnh loãng giá -1.76 -8.5
Thu nhập ròng pha loãng 1775.76 2377
Số cổ phiếu trung bình trọng số đã pha loãng 2536.8 2533.4
EPS pha loãng ngoại trừ khoản mục bất thường 0.7 0.931
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu - Phát hành chính cổ phiếu
436 0.412
thường
EPS chuẩn hóa đã bị pha loãng 0.56 0.487

Bảng 5.2. Bảng Cân đối Kế toán ULVR


Đơn vị: tỷ đồng
Cuối Kỳ: 30/06/2023 31/12/2022
Tổng tài sản lưu động 20356 19157
Tiền mặt và Khoản đầu tư ngắn hạn 6334 5598
Tiền mặt - -
Tiền mặt & những khoản tương đương tiền mặt 4994 4326
Đầu tư ngắn hạn 727 772
Tổng khoản phải thu, Ròng 8225 5678
Tài khoản phải thu - Giao dịch, Ròng 7971 4544
Tổng số hàng trữ 5668 5931
Chi phí trả trước - 969
Tài sản lưu động khác, Tổng số 129 981
Tổng tài sản 78409 77821
Tài sản/Nhà máy/Thiết bị, Tổng số - Ròng 10590 10770

30
Tài sản/Nhà máy/Thiết bị, Tổng số - Gộp - 23121
Khấu hao tích lũy, Tổng số - -12351
Lợi thế thương mại, Ròng 21299 21609
Vô hình, Ròng 18664 18880
Đầu tư dài hạn 961 1000
Thương phiếu phải thu - Dài hạn 254 1134
Tài sản dài hạn khác, Tổng số 5455 4836
Tài sản khác, Tổng số -4 4075
Tổng nợ ngắn hạn 25607 25427
Nợ phải trả 17267 11100
Khoản phải trả/Dồn tích - -
Chi phí trích trước - 5858
Thương phiếu phải trả/Nợ ngắn hạn 124 2158
Phần cho thuê vốn/nợ dài hạn đến hạn phải trả 6591 3617
Nợ ngắn hạn khác, Tổng số 1625 2694
Tổng nợ phải trả 56488 56120
Tổng nợ dài hạn 23993 23713
Nợ dài hạn 22565 22645
Nghĩa vụ cho thuê vốn 1428 1068
Thuế thu nhập bị hoãn lại 4410 4375
Quyền lợi thiểu số 2664 2680
Nợ phải trả khác, Tổng số -792 -2233
Tổng vốn sở hữu 21921 21701
Cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn, Tổng số - -
Cổ phiếu ưu đãi - Không thể bồi hoàn, Ròng - -
Cổ phiếu thường, Tổng số 92 92
Vốn đã góp bổ sung 52844 52844
31
Lợi nhuận giữ lại (Thâm hụt lũy kế) 51881 50253
Cổ phiếu quỹ - Loại thường - -4809
Bảo lãnh nợ ESOP - -
Lời (Lỗ) chưa nhận thấy - -
Vốn sở hữu khác, Tổng số -82896 -76679
Tổng nợ phải trả & vốn cổ đông 78409 77821
Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành - -
Tổng số cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành - -

II. Trình bày và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của các ngành hàng
1. Ngành hàng thực phẩm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Loại sản phẩm Tổng cộng

Suntea Knorr Lipton

Doanh thu
2.634 1.590 3.341 7.565

Biến phí
590,4 607 602,8 1.800,2

Chi phí vận chuyển


257 251,3 250 758,3

Lương nhân viên theo giờ


198 224 215 637

Chiết khấu bán hàng


123,4 110 122,5 355,9

Quà tặng tri ân khách hàng


12 21,7 15,3 49

Số dư đảm phí
2.043,6 983 2.738,2 5.764,8

32
Định phí
1.087,3 1.041 1.105,5 3.233,8

Khấu hao TSCĐ 215 220 239 674

Dịch vụ quảng cáo


151,3 143,2 138 432,5

Chi phí thuê văn phòng 120 117,5 125 362,5

Bảo hiểm 126 116,2 134,9 377,1

Dịch vụ mua ngoài


211 208,6 224,5 644,1

Chi phí thuê nhà xưởng


119 100,5 121,5 341

Chi phí khác 145 135 122,6 402,6

Lợi nhuận thuần 956,3 (58) 1.632,7 2.531


Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của ngành hàng thực phẩm:
- Mặt hàng Suntea có doanh thu 2.634 tỷ đồng, chiếm 34,82% trên tổng doanh thu;
lợi nhuận mang lại là 956,3 tỷ đồng chiếm 37,78% trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
- Mặt hàng Knorr có doanh thu 1.590 tỷ đồng, chiếm 21,02% trên tổng doanh thu;
lợi nhuận mang lại là (58) tỷ đồng chiếm (2,29%) trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
- Mặt hàng Lipton có doanh thu 3.341 tỷ đồng, chiếm 44,16% trên tổng doanh thu;
lợi nhuận mang lại là 1.632,7 tỷ đồng chiếm 64,51% trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
Có thể nhận xét cả 3 mặt hàng trên đều phát triển không đồng đều, mặt hàng Sun
Tea và Lipton mang lại lợi nhuận dương trong khi mặt hàng Knorr lại mang lại lợi nhuận
âm. Mặt hàng Lipton phát triển nhất trong các mặt hàng. Như chúng ta đã biết Knorr là
thương hiệu hạt nêm dẫn đầu thị trường Việt Nam với thị phần khoảng 50%. Knorr được
biết đến với chất lượng sản phẩm tốt, vị ngon đặc trưng và được nhiều người tiêu dùng tin
tưởng lựa chọn. Tuy nhiên hiện nay ngoài thị trường xuất hiện song song cạnh tranh với
mặt hàng knorr ngày càng nhiều, theo thống kê của Nielsen, thị trường hạt nêm Việt Nam

33
hiện nay được chia sẻ bởi 3 thương hiệu lớn là Knorr (Unilever), Aji-Ngon (Ajinomoto) và
Maggi (Nestlé). Do đó làm cho lợi nhuận cũng như doanh thu của Knorr giảm sâu.
Và, doanh thu toàn ngành mang lại là 7.565 tỷ đồng chiếm 30% doanh thu của công
ty, lợi nhuận toàn ngành mang lại là 2.531 tỷ đồng chiếm 33,32% tổng lợi nhuận của công
ty. Đây là ngành hàng quan trọng, khá phát triển, phù hợp với người tiêu dùng và mang lại
lợi nhuận cho cho công ty.
2. Ngành hàng chăm sóc cá nhân
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Loại sản phẩm Tổng cộng

Lifebuoy Clear Pond's

Doanh thu 4.490 3.675 4.442 12.607

Biến phí 1.090 870 1.015 2.975

Chi phí vận chuyển 480 370 380 1.230

Lương nhân viên theo giờ 310 259 321 890

Chiết khấu bán hàng 209 130 201 540

Quà tặng tri ân khách 91 111 113 315


hàng

Số dư đảm phí 3.400 2.805 3.427 9.632

Định phí 1.210 980 1.114 3.304

Dịch vụ quảng cáo 290 169 231 690

Chi phí thuê văn phòng 445 340 395 1.180

34
Khấu hao TSCĐ 67 54 43 164

Bảo hiểm 139 80 121 340

Dịch vụ mua ngoài 150 110 140 400

Chi phí thuê nhà xưởng 115 98 37 250

Chi phí khác 128 60 92 280

Lợi nhuận thuần 2.190 1.825 2.313 6.328

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của ngành hàng chăm sóc cá nhân, ta có
thể thấy:
- Mặt hàng Lifebuoy có doanh thu 4.490 tỷ đồng, chiếm 35,62% trên tổng doanh
thu; lợi nhuận mang lại là 2.190 tỷ đồng chiếm 34% trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
- Mặt hàng Clear có doanh thu 3.675 tỷ đồng, chiếm 29,25% trên tổng doanh thu;
lợi nhuận mang lại là 1.825 tỷ đồng chiếm 28.8% trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
- Mặt hàng Pond’s có doanh thu 4.442 tỷ đồng, chiếm 35,2% trên tổng doanh thu;
lợi nhuận mang lại là 2.313 tỷ đồng chiếm 36.5% trên tổng lợi nhuận toàn ngành hàng.
Có thể nhận xét cả 3 mặt hàng trên đều phát triển đồng đều, lợi nhuận toàn ngành
mang lại là 6328 tỷ đồng chiếm 83.3% tổng lợi nhuận của công ty. Đây là ngành hàng quan
trọng, phát triển nhất, mang lại doanh thu cao nhất cho cho công ty.
3. Ngành hàng giặt tẩy
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Loại sản phẩm Tổng cộng

OMO Comfort Vim

Doanh thu 1.650 2.100 1.292 5.042

35
Biến phí 420 350 455 1.255

CP vận chuyển 100 150 200 450

Lương nhân viên theo giờ 200 123 150 473

Chiết khấu bán hàng 53 32 60 145

Quà tặng tri ân khách hàng 67 45 45 157

Số dư đảm phí 1.230 1.750 837 3.817

Định phí 2.031 1.585 1.466 5.082

Khấu hao TSCĐ 355 315 290 960

Dịch vụ quảng cáo 200 156 164 520

Thuê văn phòng 300 350 324 974

Bảo hiểm 156 198 144 498

Dịch vụ mua ngoài 351 200 265 816

Thuê nhà xưởng 500 220 170 890

CP khác 169 146 109 424

Lợi nhuận thuần (801) 165 (629) (1.265)

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của ngành hàng giặt tẩy:
- Mặt hàng OMO: doanh thu 1.650 tỷ đồng, chiếm 32,73% trên tổng doanh thu của
ngành; lợi nhuận (801) tỷ đồng.
- Mặt hàng Comfort: doanh thu 2.100 tỷ đồng, chiếm 41,65% trên tổng doanh thu
ngành; lợi nhuận 156 tỷ đồng

36
- Mặt hàng Vim: doanh thu 1.292 tỷ đồng, chiếm 25,62% tổng doanh thu ngành; lợi
nhuận -629 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu của cả ngành giặt tẩy là 5.042 tỷ đồng, chiếm 20% tổng doanh thu
của toàn doanh nghiệp.
=> Trong cả 3 mặt hàng thì chỉ có mặt hàng Comfort có lợi nhuận dương, còn 2 mặt
hàng còn lại đều có lợi nhuận âm. Và tổng lợi nhuận của cả ngành hàng giặt tẩy âm. Có thể
thấy rõ trong những năm gần đây ngành hàng giặt tẩy doanh thu giảm sâu, lợi nhuận âm
đó là do thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng cạnh tranh như Tide của công ty P&G (là
thương hiệu giặt tẩy của P&G, một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Tide có lợi thế về công nghệ tiên tiến, khả năng tẩy sạch vượt trội và được nhiều người tiêu
dùng đánh giá cao); bột giặt Net và nước xả vải Bay của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
xuất hiện tại thị trường Việt Nam với thị phần chiếm 60%.
4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty Unilever
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY UNILEVER
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Ngành hàng kinh doanh Tổng cộng

Thực phẩm Chăm sóc cá nhân Giặt tẩy

Doanh thu 7.565 12.607 5.042 25.214

Biến phí 1.800,2 2.975 1.255 6.030,2

CP vận chuyển 758,3 1.230 450 2.438,3

Lương nhân viên theo giờ 637 890 473 2.000

Chiết khấu bán hàng 355,9 540 145 1.040,9

Quà tặng tri ân khách hàng 49 315 157 521

Số dư đảm phí 5.764,8 9.632 3.817 19.213,8

37
Định phí 3.233,8 3.304 5.082 11.619,8

Khấu hao TSCĐ 674 164 960 1.798

Dịch vụ quảng cáo 432,5 1.180 520 2.132,5

Thuê văn phòng 362,5 690 974 2.026,5

Bảo hiểm 377,1 340 498 1.215,1

Dịch vụ mua ngoài 644,1 400 816 1.860,1

Thuê nhà xưởng 341 250 890 1.481

CP khác 402,6 280 424 1.106,6

Lợi nhuận thuần 2.531 6.328 (1.265) 7.594

- Theo bảng báo cáo kết quả cho thấy, nếu ngành hàng giặt tẩy bị loại bỏ, Công ty
Unilever sẽ mất 3.817 (tỷ đồng) số dư đảm phí do ngành hàng này tạo ra. Tuy nhiên, một
số khoản mục định phí có thể được loại bỏ khi Công ty không tiếp tục kinh doanh ngành
hàng này. Việc loại bỏ ngành hàng giặt tẩy có thể tiết kiệm được định phí (5.082 tỷ đồng)
nhiều hơn số dư đảm phí (3.817 tỷ đồng) bị mất đi là 1.265 tỷ đồng thì việc loại bỏ tạo ra
lợi thế tài chính cho Công ty và nhà quản trị có thể cân nhắc lựa chọn phương án. Ngược
lại, nhà quản trị nên tiếp tục kinh doanh ngành hàng giặt tẩy. Do vậy, để cung cấp những
thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị, kế toán quản trị cần nhận diện
những chi phí chênh lệch có thể tránh được hoặc không tránh được giữa hai phương án.
Những chi phí không chênh lệch hay không tránh được giữa hai phương án là những thông
tin không thích hợp và có thể được bỏ qua. Giả định rằng, Công ty Unilever đã phân tích
thông tin về các khoản mục định phí như sau:
+ Chi phí lương nhân viên theo giờ được tính trực tiếp cho từng ngành và ngành
giặt tẩy là 473 tỷ đồng/ giờ. Theo đó, số nhân viên đang làm việc trong ngành hàng giặt tẩy
sẽ bị cho nghỉ việc khi ngành hàng này không được tiếp tục kinh doanh.
38
+ Dịch vụ quảng cáo được thực hiện riêng lẻ cho từng ngành hàng và ngành giặt tẩy
là 520 tỷ đồng, do đó, chi phí quảng cáo có thể tránh được khi hàng giặt tẩy bị loại bỏ.
+ Chi phí khác và chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho toàn bộ công ty. Những
chi phí này được phân bổ cho từng ngành hàng dựa trên cơ sở diện tích sử dụng và không
thể tránh được dù ngừng kinh doanh ngành giặt tẩy.
+ Chi phí thuê văn phòng phát sinh dựa trên hợp đồng công ty thuê phục vụ cho
toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và hiện đang được phân bổ cho mỗi ngành hàng
dựa trên diện tích sử dụng và của ngành hàng giặt tẩy là 974 tỷ đồng. Chi phí thuê văn
phòng của tất cả ngành hàng là 2.026,5 tỷ đồng.
+ Dịch vụ bảo hiểm được công ty sử dụng nhằm dự phòng rủi ro cho từng ngành
hàng. Chúng được xác định dựa trên cơ sở hàng tồn kho của từng ngành hàng. Do vậy, chi
phí bảo hiểm của ngành hàng giặt tẩy ( 498 tỷ đồng ) sẽ tránh được nếu ngành đó bị đóng
cửa và hàng tồn kho của nó được thanh lý hoàn toàn.
+ Chi phí vận chuyển được thực hiện cho từng ngành hàng và của ngành giặt tẩy là
450 tỷ đồng. Do đó, chi phí vận chuyển có thể tránh được khi ngành giặt tẩy bị loại bỏ.
+ Chi phí chiết khấu bán hàng được phân bổ cho từng ngành hàng và của ngành giặt
tẩy là 145 tỷ đồng, nên chi phí này có thể tránh được khi ngành hàng giặt tẩy này bị loại
bỏ.
+ Dịch vụ quà tặng tri ân khách hàng được phân bổ cho từng ngành hàng với ngành
giặt tẩy là 157 tỷ đồng nên chi phí này có thể tránh được khi ngành hàng giặt tẩy bị loại bỏ.
+ Chi phí thuê nhà xưởng được công ty thuê phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh
của công ty và được phân bổ vào các ngành hàng với ngành hàng giặt tẩy là 890 tỷ đồng,
do đó chi phí này không thể tránh được dù loại bỏ ngành hàng giặt tẩy.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ riêng từng ngành và ngành giặt tẩy
là 960 tỷ đồng, nếu ngừng kinh doanh thì không phải trả khấu hao tài sản cố định như sửa
chữa, bảo trì,... nên có thể tránh được khi ngành hàng giặt tẩy bị loại bỏ.
III. Phân tích cụ thể và đề xuất giải pháp cho ngành hàng giặt tẩy
1. Phân tích và đưa ra quyết định của nhà quản trị với ngành hàng giặt tẩy

39
BẢNG PHÂN TÍCH THÔNG TIN TRƯỜNG HỢP TIẾP TỤC HAY LOẠI BỎ
KINH DOANH NGÀNH HÀNG GIẶT TẨY
Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tiếp tục kinh doanh Ngừng kinh doanh TTTH
ngành hàng giặt tẩy ngành hàng giặt tẩy (1) - (2)
Doanh thu 25.214 20.172 5042

Biến phí 6.030,2 4.775,2 1255

Chi phí vận chuyển 2.438,3 1.988,3 450

Lương nhân viên theo 2.000 1527 473


giờ

Chiết khấu bán hàng 1.040,9 895,9 145

Quà tặng tri ân khách 521 364 157


hàng

Số dư đảm phí 19.213,8 15.396,8 3817

Định phí 11.619,8 9.641,8 1978

Khấu hao TSCĐ 1.798 838 960

Dịch vụ quảng cáo 2.132,5 1.612,5 520

Thuê văn phòng 2.026,5 2.026,5 0

Bảo hiểm 1.215,1 717,1 498

Dịch vụ mua ngoài 1.860,1 1.860,1 0

Thuê nhà xưởng 1.481 1.481 0

40
Chi phí khác 1.106,6 1.106,6 0

Lợi nhuận thuần 7.594 5755 1839

=> Kết quả bảng cho thấy, nếu dừng kinh doanh ngành hàng giặt tẩy Công ty
Unilever có thể tiết kiệm được một khoản định phí 1978 tỷ đồng - các khoản chi phí có thể
tránh được. Tuy nhiên, số dư đảm phí sẽ mất đi là 3817 tỷ đồng, do vậy, việc loại bỏ ngành
hàng giặt tẩy sẽ khiến Công ty có thể bị lỗ thêm 1839 tỷ đồng. Theo đó, khi chưa có phương
án kinh doanh nào có thể mang lại kết quả tốt hơn trên diện tích kinh doanh ngành hàng
giặt tẩy hiện nay, Công ty Unilever nên tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh loại hàng
này.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng của ngành hàng giặt tẩy
- Cạnh tranh giá cả: Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu giặt tẩy có thể dẫn đến
một cuộc chiến giá cả. Các thương hiệu khác giảm giá hoặc cung cấp các ưu đãi khuyến
mãi, dẫn đến người tiêu dùng chuyển đổi sang các sản phẩm giá rẻ hơn. Unilever thường
đối diện với sự cạnh tranh giá cả từ các công ty đối thủ lớn trong ngành hàng tiêu dùng và
sản phẩm chăm sóc cá nhân. Một trong những đối thủ chính của Unilever là Procter &
Gamble (P&G). Procter & Gamble (P&G) cũng là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc
gia lớn, cung cấp nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và hàng tiêu dùng khác nhau. Trong
lĩnh vực sản phẩm giặt tẩy, P&G nổi tiếng với thương hiệu nổi tiếng như Tide. Cả hai công
ty này thường cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu và thị trường địa phương.
- Thay đổi trong sở thích và yêu cầu của người tiêu dùng:Ngày nay, người tiêu
dùng thường có ý thức cao hơn về vấn đề môi trường và bền vững. Họ có thể tìm kiếm các
sản phẩm giặt tẩy không chứa hóa chất độc hại hoặc các sản phẩm có ảnh hưởng môi
trường. Nếu sản phẩm của Unilever không đáp ứng được những yêu cầu này, họ có thể mất
khách hàng cho các sản phẩm khác đáp ứng được các tiêu chí này.
- Chiến lược tiếp thị không hiệu quả: Chiến dịch quảng cáo không hấp dẫn hoặc
không tạo ra ấn tượng đủ mạnh, người tiêu dùng có thể không được thuyết phục để mua
sản phẩm. Chiến dịch tiếp thị cần phải gửi được thông điệp đúng và hấp dẫn. Nếu chiến
41
lược tiếp thị không kịp thời, không chính xác hoặc không thu hút người tiêu dùng, doanh
thu có thể giảm.
- Thay đổi trong tâm trạng xã hội và yếu tố văn hóa:Những thay đổi trong tâm
trạng xã hội, như các thách thức xã hội hoặc sự kiện toàn cầu như đại dịch COVID-19, làm
ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ, trong thời gian khó khăn
kinh tế hoặc thời gian cách ly xã hội, người tiêu dùng có thể giảm tiêu dùng các sản phẩm
không thiết yếu hoặc chuyển sang các sản phẩm giá rẻ hơn.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Chất lượng sản phẩm không đạt
yêu cầu, khả năng tài chính của người tiêu dùng, thay đổi về pháp lý hoặc môi trường, chất
lượng đối thủ cạnh tranh … cũng dẫn tới việc doanh thu của công ty về ngành hàng này
không đạt mong muốn.
3. Đánh giá về ngành hàng đồ giặt tẩy của công ty Unilever:
❖ Về điểm mạnh
- Đa dạng sản phẩm: Unilever cung cấp một loạt các sản phẩm giặt tẩy dành cho
các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, từ dạng bột đến nước, và từ giặt tẩy bằng tay
đến giặt tẩy máy. Điều này giúp họ thu hút nhiều phân khúc thị trường và tạo ra nguồn thu
nhập đa dạng.
- Thương hiệu đáng tin cậy: Các thương hiệu giặt tẩy của Unilever như OMO, Surf
và Persil là những thương hiệu đáng tin cậy với nhiều người tiêu dùng trên thế giới, điều
này giúp họ giữ vững và mở rộng thị phần.
- Chiến lược bền vững: Unilever đã cam kết với các chiến lược bền vững, bao gồm
việc giảm lượng chất thải và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, điều này có thể tạo ra hình
ảnh tích cực trong tâm trí của khách hàng đòi hỏi các sản phẩm thân thiện với môi trường.
❖ Về hạn chế
- Giá cả cạnh tranh: Thị trường giặt tẩy đầy cạnh tranh, và người tiêu dùng thường
có xu hướng chọn lựa các sản phẩm giặt tẩy dựa trên giá cả. Unilever phải cân nhắc giữa
việc duy trì chất lượng sản phẩm và giảm giá để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ giá
thấp.
42
- Nhu cầu thay đổi: Xu hướng tiêu dùng và yêu cầu của người tiêu dùng đang thay
đổi. Đối mặt với việc người tiêu dùng chú ý đến các sản phẩm giặt tẩy thân thiện với môi
trường hoặc các sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, Unilever cần phát triển các sản
phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu này.
- Thách thức từ các nhãn hiệu Niche: Có sự xuất hiện của các nhãn hiệu giặt tẩy
nhỏ có chất lượng cao và thiên hướng đối tượng người tiêu dùng chuyên biệt. Đối mặt với
sự cạnh tranh từ các nhãn hiệu nhỏ này, Unilever cần phải duy trì sự linh hoạt trong sản
phẩm và chiến lược tiếp thị.
- Kịp thời đáp ứng nhu cầu địa phương: Sự đa dạng về văn hóa và thị trường địa
phương đôi khi là một thách thức. Unilever phải tùy chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị
của mình để phản ánh đúng với nhu cầu và ưu tiên của từng thị trường địa phương.
- Thách thức về quảng cáo và tiếp thị: Sự chú ý ngày càng giảm của người tiêu
dùng đối với quảng cáo truyền thống có thể là một thách thức trong việc tiếp cận và giữ
chân khách hàng. Unilever cần phát triển các chiến lược tiếp thị sáng tạo để thu hút và giữ
chân khách hàng.
- Xu hướng mua sắm trực tuyến: Với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến, Unilever
cần phải có chiến lược mạnh mẽ để tiếp cận người tiêu dùng trực tuyến, bao gồm cả việc
cải thiện trải nghiệm mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử.
4. Đề xuất một số giải pháp:
- Nghiên cứu và phát triển liên tục: Đầu tiên và quan trọng nhất, Unilever nên tiếp
tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện công thức sản phẩm. Điều này bao gồm
việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại và có
hiệu quả làm sạch cao.
- Tích hợp công nghệ: Sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm người dùng và
tối đa hóa tiện ích. Ví dụ, tạo ứng dụng di động cho việc tư vấn giặt tẩy, cung cấp gợi ý về
việc giặt cho từng loại vật liệu, và kích thích việc mua sắm trực tuyến thông qua các chương
trình khuyến mãi độc quyền.

43
- Xây dựng thương hiệu thân thiện với môi trường:Tạo ra một chiến dịch quảng
cáo và tiếp thị chủ đề về sự thân thiện với môi trường của sản phẩm giặt tẩy. Sử dụng bao
bì thân thiện với môi trường và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường thông qua sản phẩm.
- Hợp tác với các đối tác chiến lược: Unilever nên xem xét việc hợp tác với các tổ
chức và đối tác chiến lược trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường, giúp công ty tạo ra các
sản phẩm giặt tẩy thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
- Tối ưu hoá chiến dịch tiếp thị đa kênh: Sử dụng chiến dịch tiếp thị tích hợp giữa
các kênh truyền thông truyền thống và trực tuyến. Tăng cường tiếp cận khách hàng thông
qua các mạng xã hội, quảng cáo trả tiền trên các nền tảng trực tuyến, và chăm sóc khách
hàng hiệu quả.
- Tăng cường tương tác với khách hàng: Tạo cơ hội để người tiêu dùng tương tác
với thương hiệu, ví dụ như thông qua các cuộc thi trên mạng xã hội hoặc chương trình
thưởng khách hàng trung thành.
- Tổ chức chương trình khuyến mãi và giảm giá hợp lý: Sử dụng chương trình
khuyến mãi và giảm giá một cách thông minh để thu hút khách hàng mà không ảnh hưởng
đến lợi nhuận dài hạn.
=> Những giải pháp này có thể giúp Unilever tối ưu hóa kinh doanh của họ trong
ngành hàng đồ giặt tẩy đồ dùng gia đình, tăng cường hạng mục sản phẩm và cung cấp giá
trị tốt hơn cho khách hàng.

44
KẾT LUẬN
Trong mỗi ngành hàng, có các đặc trưng riêng giúp nhà quản trị công ty có thể đưa
ra các quyết định hiệu quả. Đối với ngành hàng tiêu dùng, một trong những đặc trưng quan
trọng nhất là sự thay đổi thị trường. Tình hình kinh tế, sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng,
các xu hướng mới trong cách sống và làm việc đều ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của sản
phẩm. Do đó, nhà quản trị cần đưa ra các quyết định nhằm cập nhật sản phẩm để phù hợp
với xu hướng mới và thay đổi của thị trường.
Trong khi đó, trong ngành hàng công nghiệp, một trong những đặc trưng quan trọng
là sự đổi mới công nghệ. Công nghệ tiên tiến và các phát minh mới trong sản xuất có thể
giúp công ty tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí, đồng thời cải thiện chất lượng sản
phẩm. Việc đưa ra các quyết định nhằm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới
sẽ giúp công ty duy trì sự cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong thị trường.
Tóm lại, để đưa ra các quyết định hiệu quả trong ngành hàng, nhà quản trị nên tính
toán, cân nhắc chú ý đến các đặc trưng của ngành hàng đó và áp dụng các chiến lược phù
hợp để cải thiện sản phẩm và tăng cường cạnh tranh.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.unilever.com.vn/
2. https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-TNHH-QUOC-
TE-UNILEVER-VIET-NAM-Chart--18-2016.html
3. https://hangviettot.com/hang-viet-tot/cong-ty-tnhh-quoc-te-unilever-viet-
nam-260.html
4. https://vn.investing.com/equities/unilever-ord-earnings
5. https://vn.investing.com/equities/unilever-ord-income-statement

46
NHÓM CÂU HỎI
CÂU HỎI CHO ĐỀ TÀI 1
Câu hỏi 1: SĐP là một chỉ tiêu giúp đưa ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất mặt hàng
hay không. Tuy nhiên, do việc gia tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí
lớn chưa chắc đã là nguyên nhân làm tăng lợi nhuận mà điều này có khi hoàn toàn ngược
lại. Trong trường hợp này, có thể kết hợp sử dụng chỉ tiêu nào?
Câu hỏi 2: Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu các doanh nghiệp đưa
ra báo cáo một cách chậm rãi và thiếu thường xuyên sẽ gây hậu quả thế nào?
Câu hỏi 3: Sự thực là khi loại bỏ một bộ phận thì ta chỉ giảm được lượng định phí trực tiếp
phát sinh của bộ phận đó chứ không thể giảm được định phí chung phục vụ cho hoạt động
của toàn doanh nghiệp, trong khi đó, thiệt hại về số dư đảm phí của bộ phận chắc chắn xảy
ra. Vì vậy, để đưa ra quyết định, nhà quản trị cần so sánh giữa chỉ tiêu nào?

CÂU HỎI CHO ĐỀ TÀI 2


Câu hỏi 1: Các phương án kinh doanh trên có những ưu điểm và hạn chế gì? Để lựa chọn
phương án kinh doanh phù hợp, cần cân nhắc những yếu tố nào?
Câu hỏi 2: Ở ý kiến thứ nhất, việc tập trung vào 2 sản phẩm A và B có ảnh hưởng gì đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? Mức tăng trưởng lợi nhuận 9.000.000.000đ có khả
thi không?
Câu hỏi 3: Ở ý kiến thứ ba, Việc đa dạng hóa mặt hàng tiêu thụ có ảnh hưởng gì đến khả
năng quản lý và vận hành của doanh nghiệp? Và việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ có cần
thiết không? Lý do tại sao?

CÂU HỎI CHO ĐỀ TÀI 3


Câu hỏi 1: Xác định doanh thu an toàn của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Tại sao trong bối
cảnh cạnh tranh như hiện nay, nhà quản trị phải quan tâm đến chỉ tiêu này?
Câu hỏi 2: Như các bạn đã biết, con người ngày càng chạy theo những xu hướng thời
thượng như xem phim rạp, những thể loại như tuồng chèo ngày càng ít người xem. Khi đó
47
mỗi vở diễn khi được diễn ra chắc chắn sẽ có những ngày ít lượng khách xem, nhà quản trị
nên làm gì để thu hút khách xem hơn và làm như thế nào nếu bị lỗ do khách xem ít.

CÂU HỎI CHUNG


Câu hỏi 1: Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho ban giám đốc điều hành để
phục vụ việc ra quyết định. Vậy những kỹ năng cần có của người làm kế toán quản trị là
gì? Và hãy cho biết xu hướng mới của kế toán quản trị trong thời kỳ hiện đại?
Câu hỏi 2: Người quản lý cần phải có thông tin nào để đưa ra quyết định bán ngay chi tiết
sản phầm hay sử dụng nó để lắp ráp ra sản phẩm mới rồi mới bán?

48

You might also like