You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ

MÔN: HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

GVHD: Th.s Nguyễn Văn Chiến


Mã môn học: ERPS431208_23_1_03CLC
Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Sinh viên thực hiện :
1. Đào Thị Thu An 21124337
2. Võ Thị Bích Dân 21124346
3. Nguyễn Thị Nhật Liễu 21124369
4. Lê Các Tường 21124429

TP. HỒ CHÍNH MINH – 11/2023


THÔNG TIN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Đánh
STT Họ tên MSSV Chức vụ Nhiệm vụ
giá (%)
Phần mở đầu, Chương
Nhóm
1 Đào Thị Thu An 21124337 1 5 , Module Nhân sự, 100%
viên
Sản xuất, vẽ lưu đồ
Chương 2 5, Module
Nhóm
2 Võ Thị Bích Dân 21124346 Marketing, Thương 100%
viên
mại điện tử, Edit video
Chương 3 5, Module
Nhóm
3 Nguyễn Thị Nhật Liễu 21124369 Mua hàng, Bán hàng, 100%
viên
vẽ lưu đồ
Chương 4 5, Module
Nhóm
4 Lê Các Tường 21124429 Kế toán, Tồn Kho, 100%
trưởng
tổng hợp word
TP. Thủ Đức, ngày… tháng 11 năm 2023
TM. THÀNH VIÊN NHÓM 7
Nhóm trưởng
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Ký tên

ThS. Nguyễn Văn Chiến


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP, CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP, TÁI CẤU TRÚC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP KHI TRIỂN KHAI ERP VỚI OCM ................................................................ 2
1.1. Các phương pháp triển khai ERP .......................................................................... 2
1.1.1. Phương pháp triển khai tổng thể - Big Bang .................................................. 2
1.1.2. Phương pháp phân chia thành giai đoạn - Phased .......................................... 2
1.1.3. Phương pháp triển khai song song - Parallel Implementation ........................ 3
1.2. Các bước đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP .................................. 3
1.3. Các bước tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với
quản trị sự thay đổi (OCM) .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, NHỮNG THÀNH TỰU, KHÓ
KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI ERP
CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP ...................................................................................... 7
2.1. Chuyển đổi số là gì? .............................................................................................. 7
2.2. Chuyển đổi số ở Vingroup .................................................................................... 7
2.2.1. Giới thiệu về Vingroup ................................................................................... 7
2.2.2. Phân tích chuyển đổi số của Vingroup ........................................................... 8
2.2.3. Thuận lợi ....................................................................................................... 12
2.2.4. Khó khăn ....................................................................................................... 13
2.2.5. Giải pháp và phân tích hiệu quả mong muốn ............................................... 14
CHƯƠNG 3.CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI ERP .. 15
3.1. Cần hiểu rõ hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp ............................ 15
3.2. Lựa chọn đúng giải pháp và đối tác triển khai ERP............................................ 15
3.3. Lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận ............................................................... 15
3.4. Xác định đúng nhu cầu và phạm vi dự án rõ ràng .............................................. 16
3.5. Tập trung vào những lợi ích đã xác định ............................................................ 16
3.6. Đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo.............................................................. 17
3.7. Quản lý thay đổi hiệu quả ................................................................................... 17
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG KHI .................................. 18
TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP .......................................................................................... 18
4.1. Ưu điểm và nhược điểm đánh giá lựa chọn phần mềm ERP theo phương pháp
ERP SaaS và ERP on Premise ................................................................................... 18
4.1.1. Phương pháp ERP SaaS ................................................................................ 18
4.1.2. Phương pháp ERP on Premise ...................................................................... 18
4.2. Tính toán chi phí của hai phương pháp triển khai hệ thống ERP trong 5 năm
(NPV) ......................................................................................................................... 19
4.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) ........................................................................... 19
4.2.2. Đánh giá và lựa chọn phương pháp .............................................................. 20
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ERP MINI CỦA CÔNG TY
TH TRUE MILK (GIẢ ĐỊNH) ..................................................................................... 22
5.1. Sơ lược về công ty............................................................................................... 22
5.2. Đôi nét về phần mềm Odoo và hệ thống ERP của công ty ................................. 23
5.3. Những áp lực trong quản trị doanh nghiệp ......................................................... 24
5.4. Đặc tả các tính năng, quy trình nghiệp vụ cần thiết của phần mềm ERP ........... 25
5.5. Diễn tả các quy trình nghiệp vụ đó và xây dựng các quy trình trên Odoo ERP
của công ty TH True Milk bằng sơ đồ flow chart ...................................................... 26
5.6. Mô phỏng lại một số tính năng trên hệ thống Odoo ERP ................................... 30
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 35
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh
ERP Enterprise Resource Planning
NPV Gía trị hiện tại ròng
OCM Quản trị của sự thay đổi

i
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4. 1 Các khoản chi phí của SaaS ERP ................................................................................................20

Bảng 4. 2 Các khoản chi phí của ERP On Premise ....................................................................................20

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 5. 1 Tổng quan về giao diện các module của Odoo .......................................................... 23

Hình 5. 2 Giao diện module Sản xuất ............................................................................................ 24

Hình 5. 3 Giao diện module Kho vận ............................................................................................ 24

Hình 5. 4 Quy trình hoạt động của module tuyển dụng.............................................................. 28

Hình 5. 5 Quy trình tuyển dụng ...................................................................................................... 28

Hình 5. 6 Quy trình marketing ........................................................................................................ 29

Hình 5. 7 Quy trình Web/thương mại điện tử............................................................................... 29

Hình 5. 8 Quy trình bán hàng .......................................................................................................... 30

Hình 5. 9 Quy trình mua hàng......................................................................................................... 30

Hình 5. 10 Bảng cân đối kế toán..................................................................................................... 31

Hình 5. 11 Bảng lãi lỗ ....................................................................................................................... 31

Hình 5. 12 Bảng cân đối thử ............................................................................................................ 32

Hình 5. 13 Biểu đồ phân tích sản xuất ........................................................................................... 32

Hình 5. 14 Báo cáo về thương mại điện tử ................................................................................... 33

Hình 5. 15 Báo cáo lượng khách hàng ghé thăm trang web ...................................................... 33

iii
PHẦN MỞ ĐẦU

Thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ cùng với đó là sự thay đổi của thế giới một cách
chóng mặt. Bên cạnh đó, sự thay đổi này là một xu thế tất yếu, một cơ hội để xã hội
phát triển hơn nữa. Đặt ra cho các nhà quản lý muốn dẫn dắt được doanh nghiệp phát
triển phải nắm bắt và thay đổi theo xu thế ngày nay một cách khôn ngoan, điều chỉnh
một cách khéo léo.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày nay, các doanh nghiệp đang gia nhập vào cuộc
chơi ngày càng nhiều, là một quá trình tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả
các lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Với tình hình như vậy, doanh nghiệp cần phải đưa
ra hướng đi đúng đắn mới có thể đưa sản phẩm của mình cạnh tranh với các đối thủ
khác bằng cách tận dụng công nghệ trong cách thức vận hành, mô hình kinh doanh,
cung cấp các giá trị mới cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Vì vậy mà nhiều
doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi số, bên cạnh những lợi thế mà chuyển đổi số đem
lại thì các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn, thách thức làm thế nào để
chuyển đổi mà vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của tổ chức. Cũng chính lý do đó, mà nhóm
chúng tôi quyết định nghiên cứu “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP”
và công nghệ phần mềm là thứ không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi này, một
công ty công nghệ thế giới (công ty mô phỏng) mà nhóm chúng tôi chọn tìm hiểu để
nghiên cứu ERP là nền tảng Odoo. Phần mềm đã hỗ trợ cho nhân viên gần như toàn bộ
công việc quản lý dữ liệu, tối ưu hóa quy trình. Phần mềm mang đến cho tổ chức các
luồng thông tin chính xác, đúng với vị trí trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty.
Ban lãnh đạo nhờ phần mềm mà quản lý nắm bắt được các quy trình thông qua đó mọi
tình hình của công ty được nắm rõ và có những quyết định đưa ra được chính xác và
kịp thời.

1
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP, CÁC BƯỚC ĐÁNH
GIÁ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP, TÁI CẤU TRÚC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP KHI TRIỂN KHAI ERP VỚI OCM
1.1. Các phương pháp triển khai ERP
1.1.1. Phương pháp triển khai tổng thể - Big Bang
Đây là phương pháp triển khai tổng thể cho tất cả các phân hệ và tất cả các phòng
ban trong cùng một thời điểm. Yêu cầu sự kết hợp lớn của các nguồn lực, và không
tránh khỏi sự gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Rủi ro của chiến lược triển khai này là rất lớn, bù lại nó sẽ có hai ưu điểm (1) thời
gian thực hiện nhanh và (2) chi phí thấp. Một lần lãnh đạo yêu cầu giải pháp Odoo
ERP nhanh chóng được đưa vào doanh nghiệp, ông đã chọn Big Bang. Phương pháp
luôn là điều bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Đối với chiến lược này thì càng phải được chi tiết và giám sát chặt chẽ hơn với
mục đích duy nhất là giảm rủi ro cho dự án. Mọi sự thay đổi về yêu cầu của người
dùng đều có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kế hoạch triển khai của cả dự án. Do
vậy, cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
1.1.2. Phương pháp phân chia thành giai đoạn - Phased
Phương pháp này giúp chúng ta có thể chia dự án ra làm rất nhều giai đoạn để
triển khai, và sẽ mở rộng từ từ giải pháp ERP. Giải pháp này là một trong các phương
pháp cốt lõi được TopERP áp dụng nhằm tránh làm tổn hại đến quá trình vận hành
hiện có của doanh nghiệp.
Triển khai theo giai đoạn được dùng để chia dự án thành nhiều giai đoạn. Cụ thể,
khâu nào đến trước, khâu nào đến sau phụ thuộc vào tính cấp thiết của từng cụm quy
trình cốt lõi trong toàn bộ quy trình hoạt động. Có các phương pháp sau để phân chia
các giai đoạn:
● Phân chia các công đoạn theo phân hệ (bán hàng, kế toán, tài chính)
● Chuỗi quy trình kết nối nhiều phòng ban theo từng cấp độ. Đây là phương án
được Top ERP khuyến nghị cho nhiều khách hàng triển khai ERP thành công.
● Chia các giai đoạn theo đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp
● Chia các giai đoạn theo vị trí địa lý

2
Phased là chiến lược triển khai trung lập nhất, rủi ro ở mức trung bình, thời gian
triển khai là mức trung bình của 3 phương pháp triển khai và cuối cùng là chi phí cũng
nằm ở mức độ trung bình của 3 phương pháp triển khai.
1.1.3. Phương pháp triển khai song song - Parallel Implementation
Đây là phương pháp triển khai trong đó bạn sẽ sử dụng đồng thời các giải pháp
phần mềm hiện có và song song với nơi bạn sẽ triển khai các giải pháp mới. Để đáp
ứng tính toàn vẹn của các quy trình vận hành hiện tại, giải pháp này gần như là bắt
buộc.
Với phương pháp triển khai này, bạn có thể chạy song song giữa phần mềm hiện
tại (excel, misa, bravo, fast, v.v.) và giải pháp ERP trong thời gian dài. Đây là phương
pháp triển khai tốn nhiều thời gian và tốn kém nhất nhưng lại thu về rất an toàn vì
người dùng sẽ tiếp cận dần dần cho đến khi họ hoàn toàn nắm bắt được giải pháp ERP
mới và có đủ kinh nghiệm để thoát khỏi giải pháp cũ.
1.2. Các bước đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP
Bước 1: Năng lực nhà cung cấp
Khi lựa chọn đối tác triển khai ERP thì một cuộc điều tra về năng lực của nhà cung
cấp không bao giờ là thừa. Bằng cách so sánh kết quả, bạn sẽ tìm được nhà cung cấp
mạnh nhất. Ngoài ra tham khảo các dự án của họ đã từng triển khai cho những đơn vị
cùng ngành nghề với công ty bạn từ đó có thể lựa chọn được nhà cung cấp ERP phù
hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.
Bước 2: Đáp ứng nhu cầu công ty
Việc nhà cung cấp có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty về hệ thống
không là điều tất cả doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy, nhóm dự án nên đưa
cho các nhà cung cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách hệ
thống phần mềm ERP đáp ứng được yêu cầu này. Hơn nữa, nhóm dự án cũng nên
nâng cao các yêu cầu đối với các đề xuất cho các dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm,
tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh.
Các nhà cung cấp phần mềm ERP cũng cần được đối xử như một đối tác, hoặc là
một ứng viên tiềm năng cho công việc. Nhà cung cấp cần hiểu được đặc tính ngành
của công ty và nhóm khách hàng công ty đang hướng đến, từ đó họ sẽ biết được các

3
thách thức khó khăn mà công ty đang đối mặt. Với kinh nghiệm làm việc với những
khu vực kinh doanh đặc thù, nhà cung cấp tốt sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho hệ thống
công ty.
Bước 3: Công nghệ
Định hướng công nghệ là tiêu chí giúp bạn bớt phí thời gian với những nhà cung
cấp không phù hợp. Việc định hướng công nghệ được xem xét và quyết định bởi bộ
phận IT của công ty. Có thể nói rằng đây thường là vòng loại cho nhà cung cấp trong
một dự án vì các phần mềm phù hợp với hướng đi công nghệ của công ty là tiêu chí
quan trọng nhất.
Nhóm dự án nên soạn sẵn một “kịch bản demo” để đưa cho mỗi nhà cung cấp. Sau
khi đã chuẩn bị tốt, nhóm dự án có thể gọi điện báo với những nhà cung cấp tuyển
chọn để chắc rằng họ cảm thấy thoải mái với danh sách yêu cầu, kịch bản demo và quy
trình đánh giá.
Điều cuối cùng phải cân nhắc là khả năng tích hợp của phần mềm ERP với hệ
thống của bên thứ 3.
Bước 4: Công ty
Một cuộc điều tra nho nhỏ về công ty của các nhà cung cấp không bao giờ là thừa.
Kết quả nên bao gồm báo cáo tài chính được công bố, định hướng của công ty và một
ngũ quản lý của họ. Bằng cách so sánh kết quả, bạn sẽ có được một ý tưởng khá rõ về
nhà cung cấp mạnh nhất cho công ty.
Bước 5: Khả năng hỗ trợ
Khả năng hỗ trợ bao gồm nhiều lĩnh vực. Bắt đầu với việc hỗ trợ phương pháp
thực hiện, công cụ hỗ trợ, các công cụ tài liệu quy trình, trang web dựa trên các công
cụ hỗ trợ, các nhóm người sử dụng hoặc các cuộc khảo sát sự hài lòng của khách hàng.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là khả năng hỗ trợ hai mục sau đây:
- Hỗ trợ có thể linh hoạt đến mức nào về địa lý?
- Nhà cung cấp có đem đến khóa huấn luyện nhân viên công ty, bao gồm nhóm và
cá nhân không?
Bước 6: Chi phí và rủi ro

4
Trong quá trình triển khai dự án những loại chi phí công ty phải đối mặt như: chi
phí phần mềm, chi phí hỗ trợ hàng năm (sẽ tăng), chi phí thực hiện (tính theo số giờ
cho từng quá trình hoặc theo giờ), chi phí phần cứng, cùng với chi phí luôn có những
rủi ro không thể bỏ qua.
Một nhà cung cấp dày dặn kinh nghiệm đã làm việc với nhiều công ty với nhu cầu
tương tự sẽ luôn biết được ích lợi, rủi ro và những cạm bẫy trong quá trình thực hiện
dự án. Nhà cung cấp tiềm năng, đồng thời cũng là đối tác xứng đáng, sẽ trung thực về
những nhược điểm vì họ có cùng mục tiêu với bạn và xem bạn và họ cùng đứng trên
một chiếc thuyền.
Nhà cung cấp có lập ra thời hạn chắc chắn, mục tiêu rõ ràng và chuẩn mực, đồng
thời chấp nhận chịu phạt nếu không đạt được không? Những điều khoản đó đều nhằm
mục đích đánh giá mức độ chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của nhà cung cấp.
=> Sau khi nhà cung cấp trình bày, việc của nhóm dự án là hoàn thành bảng so sánh
tiêu chí, giúp nhóm nhận được một cái nhìn cân bằng và trung lập của các thuộc tính
quan trọng, chức năng, thế mạnh và hạn chế của sản phẩm nhà cung cấp để giúp đỡ
công ty xác định các phần mềm phù hợp nhất.
1.3. Các bước tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP
với quản trị sự thay đổi (OCM)
Để tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP thành công, theo
các chuyên gia tư vấn Panorama thì việc tập trung vào các hoạt động thay đổi tổ chức
sẽ có những ảnh hưởng tức thì (và lâu dài) đối với doanh nghiệp thông qua các bước
quản lý sự thay đổi tổ chức đó chính là:
• Xác định các quy trình kinh doanh cho từng địa điểm, cũng như những hoạt
động mô hình ở khắp các địa điểm.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp chuẩn hóa mô hình hoạt động. Nó sẽ giúp bạn xác
định tổ chức và các quy trình sẽ thay đổi như thế nào sau khi triển khai ERP.
• Xác định các bên liên quan chính và có sự tham gia đại diện đầy đủ của các
bộ phận chức năng

5
Những người này là công cụ giúp xác định thay đổi các hoạt động cho các vị trí
hoặc bộ phận cụ thể của các phòng ban cũng như việc triển khai quy trình kinh doanh
và những thay đổi của tổ chức.
• Xác định các thước đo hiệu suất cho từng khu vực chức năng và liên kết
chúng.
Điều này sẽ vận hành tình huống kinh doanh của bạn và chỉ định trách nhiệm giải
trình với mọi người trong từng bộ phận để đảm bảo bạn nhận ra những cải tiến kinh
doanh có thể đo lường được kết quả của việc triển khai ERP.
• Đo lường các biện pháp cơ bản trước khi thực hiện và xác định các mục tiêu
hiệu suất để định lượng Phần mềm ERP sẽ cải thiện doanh nghiệp.
Lên kế hoạch kiểm tra sau khi hoạt động để đo lường hiệu suất sau khi triển khai
để đảm bảo dự kiến của mình làm tăng lợi ích kinh doanh. Nếu các con số không tích
cực thì phải kiểm tra lại quản lý thay đổi của tổ chức
• Xác định các tác động của phần mềm ERP đối với công việc của nhân viên,
và phát triển một sự thay đổi kế hoạch quản lý, chiến lược truyền thông và
chương trình đào tạo.
Mặc dù các giám đốc điều hành có thể nhận ra lợi ích của phần mềm kinh doanh
mới, nhưng nó không phải lúc nào cũng dễ hiểu đối với nhân viên, đặc biệt là những
người đã quen với quy trình làm việc cũ. Những nhân viên này sẽ xem việc triển khai
phần mềm ERP như một mối đe dọa và sẽ phản ứng với tâm lý chống đối hoặc từ bỏ.
Do đó, OCM rất quan trọng để triển khai thành công phần mềm doanh nghiệp. Chính
vì vậy, đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hiểu về quy trình và có những quy định rõ ràng
cho các nhóm nhân viên,lsẽ có tác động lớn nhất đến sự thành công hay thất bại của
việc triển khai hệ thống ERP.
Trong các nghiên cứu về việc triển khai ERP trên toàn cầu ,các sáng kiến hệ thống
doanh thất bại phần lớn đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến OCM.

6
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, NHỮNG THÀNH TỰU, KHÓ
KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI
ERP CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUP
2.1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là sự thay đổi tư duy, phương thức hoạt động và giải quyết vấn đề
của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và
hệ thống internet có hiệu quả. Mục tiêu của chuyển đổi số là tận dụng tiềm năng của
công nghệ số hóa để cải thiện hiệu suất công việc, gia tăng giá trị và tạo ra sự thay đổi
tích cực cho tổ chức, khách hàng và xã hội. Trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật đổi
số, các tổ chức sẽ áp dụng các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, Internet of Things,
Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing), Big Data và Phân tích dữ liệu
(Data Analytics), Business Intelligence cùng nhiều công nghệ khác để tối ưu hóa quy
trình sản xuất, quản trị tài chính, cải thiện tương tác với khách hàng, tăng cường trải
nghiệm người dùng và nâng cao sự sáng tạo và tính cạnh tranh của tổ chức. Quá trình
chuyển đổi kỹ thuật số tác động toàn diện tới nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức,
bao gồm: cách thức hoạt động, văn hóa, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ với các khách
hàng, đối tác, người dân. Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn yêu
cầu sự thay đổi quy trình làm việc, đào tạo nhân viên, sự thay đổi tư duy và thái độ làm
việc của tất cả các thành viên trong tổ chức. Điều quan trọng cốt lõi của chuyển đổi số
là sự thay đổi toàn diện trong cách tổ chức hoạt động và tận dụng các cơ hội mà công
nghệ số hóa mang lại để đạt được sự tối ưu hóa, tạo ra giá trị mới và duy trì lợi thế
cạnh tranh. Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố quan trọng để các tổ chức phát
triển trong thời đại kỹ thuật số, giúp thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao năng suất, cũng
như cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
2.2. Chuyển đổi số ở Vingroup
2.2.1. Giới thiệu về Vingroup
Được thành lập năm 1993 tại Ucraina, Vingroup hiện đang là tập đoàn lớn nhất tại
Việt Nam. Tiền thân của tập đoàn Vingroup là tập đoàn Technocom. Đầu những năm
2000, Technocom trở về Việt Nam và bắt đầu tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động

7
sản và du lịch với 2 thương hiệu nổi tiếng: Vinpearl và Vincom. Công ty Cổ phần
Vincom và Công ty Cổ phần Vinpearl chính thức sáp nhập và hoạt động dưới mô hình
Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup vào tháng 1/2012. Trong quá trình hình thành
và phát triển, tập đoàn Vingroup hoạt động chính trong 3 lĩnh vực, bao gồm: Công
nghệ – Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Thiện nguyện Xã hội. Bên cạnh Việt nam,
Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với
giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Hiện tại, Vingroup đã tái cơ cấu và
tập trung phát triển nhiều nhóm thương hiệu nổi tiếng như:
- Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)
- Vincom (Hệ thống Trung tâm thương mại đẳng cấp)
- Vinpearl (Khách sạn, du lịch)
- Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)
- Vinmec (Y tế)
- Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)
- Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)
- VinEco (Nông nghiệp)
2.2.2. Phân tích chuyển đổi số của Vingroup
Tập đoàn Vingroup đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên tổng kết tình hình
kinh doanh năm 2019 và thông qua kế hoạch năm 2020. Vingroup sẽ tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc chuyển đổi số, hướng đến cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiện lợi,
giá trị và xuyên suốt trong hệ sinh thái Vingroup. Tại đó, kết quả kinh doanh năm
2019 đã được Ban Giám đốc công bố với chỉ số tăng trưởng khả quan, tổng doanh thu
đạt hơn 130.036 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.717 tỷ đồng, lần lượt tăng 7%
và 24% so với năm 2018. Kết quả trên diễn ra trong bối cảnh Vingroup quyết liệt tái
cấu trúc, tập trung nguồn lực cho ba trụ cột: Công nghiệp, công nghệ và thương mại
dịch vụ.
Trong đó, ở lĩnh vực công nghiệp, hoạt động sản xuất ô tô lần đầu tiên mang lại
doanh thu cho Vingroup. Tính đến cuối năm 2019, công ty đã nhận được 17.200 đơn
đặt hàng xe ô tô và 50.000 đơn đặt hàng xe máy điện. Ở mảng thiết bị điện tử,
VinSmart đã có bước tiến ấn tượng với việc bán ra thị trường 600.000 điện thoại

8
Vsmart, chiếm 7,5% thị phần điện thoại di động tại thời điểm cuối tháng 12/2019;
đồng thời ra mắt thành công 5 mẫu tivi thông minh thế hệ mới.
Ở lĩnh vực công nghệ, Vingroup được ghi nhận với nhiều thành tựu tầm cỡ quốc tế
do các Viện nghiên cứu về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, bảo
mật…triển khai. Với hệ sinh thái số, chỉ sau một thời gian ngắn, VinID đã đạt 9 triệu
khách hàng thân thiết, giữ vị trí số 1 trong nhóm ứng dụng phong cách sống được sử
dụng nhiều nhất trên App store.
Tại trụ cột thứ ba - thương mại dịch vụ, các thương hiệu Vinhomes, Vincom Retail
và Vinpearl tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về tốc độ phát triển dự án, khả năng mở
rộng hệ thống và chất lượng dịch vụ 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Các mảng giáo dục, y tế,
thể thao – văn hóa tiếp tục thể hiện đúng tôn chỉ hoạt động không vì lợi nhuận, phục
vụ xã hội và cộng đồng. Năm 2019, sự xuất hiện của Đại học tinh hoa VinUni cùng
các thành tựu chuyên môn, công trình nghiên cứu quan trọng của Vinmec… đã góp
phần khẳng định vai trò, vị thế của một doanh nghiệp lớn cũng như khát vọng đóng
góp cho xã hội của tập đoàn.
Bước sang năm 2020, Vingroup và các công ty thành viên chịu ảnh hưởng không
nhỏ bởi dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, ngay khi yêu cầu giãn cách xã hội được gỡ
bỏ, tập đoàn đã lập tức khôi phục hoạt động kinh doanh, nhanh chóng đưa ra các
chương trình kích cầu hấp dẫn cũng như tích cực hỗ trợ, đồng hành các đối tác cùng
vượt qua khó khăn.
Trong các quý còn lại, Vingroup sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới để duy trì vị thế
dẫn đầu trên thị trường; đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, hướng đến cung cấp cho
khách hàng những dịch vụ và trải nghiệm tiện lợi, giá trị và xuyên suốt trong hệ sinh
thái Vingroup.
Kết thúc chương trình, đại hội nhất trí với một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
năm 2020 của Vingroup: Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoảng
145.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là khoảng 5.000 tỷ đồng.
Ngày 12/4/2021, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh phần mềm
VinHMS (Tập đoàn Vingroup) công bố ra mắt Giải pháp chuyển đổi số quản lý và vận
hành khách sạn toàn diện CiHMS.

9
Với khả năng “số hóa” thông tin từ tất cả các hoạt động vận hành, CiHMS không
chỉ giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí hoạt động mà còn giúp các đối tác mở rộng
thị trường, tăng gấp nhiều lần doanh thu.
CiHMS là giải pháp quản trị khách sạn được xây dựng trên nền tảng điện toán đám
mây đầu tiên do một công ty công nghệ Việt Nam thiết kế và xây dựng. Giải pháp có
khả năng “số hóa thông tin”, thống nhất dữ liệu từ tất cả các hoạt động quản lý và vận
hành trong khách sạn.
Ưu điểm của CiHMS là hóa giải sự không tương thích trong vận hành khách sạn,
khi các hệ thống quản trị quan trọng như: Quản lý đặt phòng, quản lý nhà hàng, hệ
thống ghi nhận yêu cầu khách, hệ thống phân ca, hệ thống bảo trì thiết bị…. do từ
nhiều công ty khác nhau xây dựng.
Bên cạnh đó, CiHMS cũng rất ưu việt về an toàn thông tin, mọi giao dịch và dữ
liệu trên hệ thống đều được mã hoá khi lưu trữ. Tất cả các thông tin và dữ liệu hành
khách đều được đảm bảo an toàn với chứng nhận đạt chuẩn bảo mật PCI/DSS (tương
đương với chuẩn bảo mật dữ liệu của ngân hàng).
Giải pháp “số hóa” khách sạn CiHMS được cung cấp dưới hình thức dịch vụ
(Software-As-A-Service). Theo đó, các khách sạn thay vì đầu tư hạ tầng thiết bị máy
móc như các hệ thống truyền thống, chỉ phải trả một khoản phí hàng tháng để sử dụng.
Mô hình cho phép các khách sạn tiến hành chuyển đổi số với chi phí thấp, phù hợp với
giai đoạn kinh doanh khó khăn hiện nay. Hệ thống CiHMS với công nghệ điện toán
đám mây cũng luôn cập nhật được những kỹ thuật mới nhất để đáp ứng các nhu cầu
thay đổi liên tục trong vận hành và kinh doanh.
“CiHMS áp dụng những công nghệ hiện đại sẽ giúp các khách sạn vận hành hiệu
quả hơn, giảm chi phí hoạt động và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Đặc
biệt, CiHMS có khả năng kết nối với hàng trăm OTA (Đại lý du lịch trực tuyến -
Online Travel Agency) trong nước và quốc tế sẽ tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường và
tăng doanh thu. Chúng tôi tin tưởng với việc tạo thêm nhiều cơ hội và giá trị mới trong
vận hành, CiHMS sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp",
ông Nguyễn Văn Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh
phần mềm VinHMS (Tập đoàn Vingroup) khẳng định.

10
CiHMS đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh phần mềm
VinHMS triển khai thành công tại toàn bộ hệ thống khách sạn Vinpearl (bao gồm hơn
30 cơ sở), hiện đang xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Hệ thống quản lý giá và quỹ
phòng của CiHMS đã giúp việc triển khai chính sách giá của hệ thống Vinpearl hiệu
quả hơn 30 lần.
Với kết quả thực tế tích cực, VinHMS đã sẵn sàng thương mại hóa rộng rãi bộ giải
pháp CiHMS cho các doanh nghiệp trên thị trường. Trong năm 2021, VinHMS sẽ giới
thiệu đến các khách hàng trong nước và khu vực 3 gói dịch vụ: Essential, Plus,
Premium. Trong đó, Essential dành cho phân khúc khách sạn nhỏ, Plus dành cho
khách sạn 3 - 4 sao, Boutique và Premium dành cho khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5
sao, chuỗi khách sạn lớn.
Vingroup và Google Cloud (Mỹ) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về
việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập
đoàn.Trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc,
Tập đoàn Vingroup và Google Cloud (Mỹ) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ
(MoU) về việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh doanh của
Tập đoàn.
Lễ ký kết giữa Vingroup và Google Cloud diễn ra trang trọng tại thành phố New
York trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đại diện cho hai
doanh nghiệp là ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn
Vingroup và ông Thomas Kurian, giám đốc điều hành Google Cloud đã ký văn bản ghi
nhớ.
Theo thỏa thuận, Vingroup và Google Cloud sẽ trở thành đối tác chiến lược trong
quá trình chuyển đổi số trên quy mô toàn tập đoàn. Hai bên sẽ làm việc chặt chẽ để
thúc đẩy áp dụng điện toán đám mây trên nền tảng Google Cloud và nghiên cứu tiềm
năng ứng dụng các công nghệ dựa trên điện toán đám mây như máy học, trí tuệ nhân
tạo và phân tích dữ liệu thông minh trong các lĩnh vực kinh doanh đa dạng của tập
đoàn Vingroup.
Ông Nguyễn Việt Quang, phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup
cho biết: “Bước tiến mới trong quan hệ hợp tác này sẽ không chỉ khai phá tiềm năng số

11
hóa trong nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn có thể góp phần cải thiện khả năng
thích ứng linh hoạt và hiện thực hóa chiến lược vươn ra toàn cầu của Vingroup.”
Ông Thomas Kurian, Giám đốc điều hành Google Cloud chia sẻ: “Chúng tôi vinh
dự được đồng hành cùng Vingroup, một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu tại
Việt Nam với các nỗ lực dài hạn thúc đẩy nền kinh tế số. Chúng tôi tin tưởng rằng,
Google Cloud với các ứng dụng và hiểu biết chuyên sâu về chuyển đổi số, là đối tác
phù hợp nhất trong việc hỗ trợ quá trình đổi mới và tăng trưởng liên tục của Tập đoàn
Vingroup”.
Việc hợp tác với Google Cloud là một trong những bước tiến quan trọng để
Vingroup sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất, từ đó tối ưu hóa năng lực triển khai
sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng.
2.2.3. Thuận lợi
Các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào công cuộc chuyển đổi
số với sự hỗ trợ hết mực từ Nhà nước nói chung và nguồn lực nước ngoài nói riêng.
Từ năm 2018, với tốc độ tăng trưởng là 7,08% (cao nhất kể từ năm 2008), nước ta trở
thành nước tăng trưởng cao nhất châu Á cũng như thế giới. Việt Nam là điểm đến của
các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ như LG, Samsung, Foxconn,Tháng 12 năm
2020, tập đoàn Vingroup ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Dassault Systemes
thúc đẩy chuyển đổi số. Thông qua ký kết, tập đoàn kiến tạo thêm cơ hội mới và xây
dựng thêm hệ sinh thái toàn diện chất lượng cao.
Là doanh nghiệp đầu tiên tạo nên cú nổ khi tuyên bố chuyển từ bất động sản sang
lĩnh vực công nghệ, sản xuất thiết bị thông minh nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng lúc
đó chiến tranh thương mại nổ ra, các đơn đặt hàng công nghệ tìm kiếm nơi sản xuất
thay thế, các hãng công nghệ chuyển địa điểm đặt trung tâm nghiên cứu, nhà máy sản
xuất và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu. Xây dựng và đi vào hoạt động khá thành công
từ năm 2018 nhà máy sản xuất VinSmart. Đội ngũ chuyên gia giỏi có nhiều kinh
nghiệm lên đến nghìn người, được đào tạo làm việc nhiều năm tại các Lab và công ty
công nghệ lớn ở nước ngoài. Ngoài ra, thúc đẩy đầu tư vào các startup có tiềm năng
phát triển. Kết quả kinh doanh năm 2019 của Vingroup có chỉ số tăng trưởng tích cực,
với tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng đáng kể so với năm 2018. Vingroup

12
đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ từ công nghiệp, công nghệ đến thương mại dịch vụ.
Các lĩnh vực như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử (VinSmart), và công nghệ đều ghi nhận
những bước tiến tích cực.
Vingroup được ghi nhận với nhiều thành tựu quốc tế trong lĩnh vực công nghệ,
bao gồm dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, và bảo mật. Tập trung vào
chuyển đổi số, Vingroup đang xây dựng hệ sinh thái số của mình, cung cấp dịch vụ
tiện lợi và giá trị cho khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Giới thiệu giải pháp CiHMS
cho ngành khách sạn, VinHMS tập trung vào "số hóa" thông tin và quy trình vận hành,
giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí hoạt động. Hợp tác với Google Cloud giúp
Vingroup triển khai chiến lược chuyển đổi số và áp dụng điện toán đám mây, cũng
như nghiên cứu các công nghệ như máy học và trí tuệ nhân tạo.
2.2.4. Khó khăn
Tuy có mức tăng trưởng cao nhưng so với các nước phát triển ta vẫn có thu nhập
trung bình. Bởi năng suất lao động của người dân còn khá thấp, ngay cả khi so với các
nước trong khu vực. Nguyên nhân chính là do kiến thức và kỹ năng người lao động
còn thấp, chưa ứng dụng được nhiều về khoa học công nghệ nói chung và chuyển đổi
số nói riêng.
Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp tương đồng trong và ngoài nước. Đa số chưa
nhận thức đúng về cách mạng 4.0 và chuyển đổi số. Nên khó hợp tác được với các
doanh nghiệp trong nước vì 97% tổng số doanh nghiệp là vừa và nhỏ, sử dụng hệ
thống máy móc cũ từ 2 thập niên trước.
Nguồn thu lớn là từ Vinpearl, đầu tư nguồn lực và tài sản lớn để kích cầu du lịch
nội địa nhưng phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, có thể gây ra gián đoạn
trong kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
Sự đa dạng hóa của Vingroup đồng nghĩa với việc phải quản lý một lượng lớn các
hệ thống khác nhau. Điều này có thể tạo ra thách thức trong việc liên kết và tối ưu hóa
các quy trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số còn đòi hỏi sự đào tạo nhân sự và sự thích
ứng từ phía nhân viên. Trong việc triển khai giải pháp CiHMS, việc đảm bảo an toàn
thông tin và tuân thủ các chuẩn bảo mật như PCI/DSS đặt ra thách thức về quản lý rủi

13
ro và đảm bảo tính bảo mật. Mặc dù mô hình dịch vụ của CiHMS có thể giúp giảm chi
phí so với các hệ thống truyền thống, nhưng vẫn cần phải tối ưu hóa chi phí và nguồn
lực để chuyển đổi số một cách hiệu quả. Cuối cùng là việc đối mặt với cạm bẫy và
cạnh tranh trong thị trường số ngày càng cạnh tranh.
2.2.5. Giải pháp và phân tích hiệu quả mong muốn
Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự về kỹ năng số hóa và
công nghệ mới để nhân viên có thể áp dụng ngay kỹ năng mới vào công việc, tăng
hiệu suất và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số.
Sử dụng giải pháp tích hợp để quản lý hiệu quả dữ liệu và thông tin hệ thống. để
tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thời gian và chi phí, đồng thời cải thiện khả năng
linh hoạt trong quản lý hệ thống.
Đầu tư vào biện pháp bảo mật tiên tiến và quy trình tuân thủ nhằm tăng cường
niềm tin của khách hàng và đối tác, giảm rủi ro mất dữ liệu, và bảo vệ uy tín thương
hiệu.
Đặt ra kế hoạch chi tiết và quản lý chi phí chuyển đổi số một cách hiệu quả, đảm
bảo rằng mọi chi phí đều mang lại giá trị tốt nhất, tối ưu hóa ROI và giảm rủi ro tài
chính. Phát triển chiến lược tiếp cận thị trường và tiếp thị chuyên sâu giúp đạt được
tăng trưởng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường và củng cố vị thế thương hiệu, từ
đó tăng doanh thu.
Hợp tác chặt chẽ với đối tác chiến lược như Google Cloud với mục đích nhằm
nâng cao hiệu suất, tận dụng công nghệ mới, đồng thời có thể đưa ra thị trường các
giải pháp và sản phẩm tiên tiến, tăng cường cạnh tranh.

14
CHƯƠNG 3.CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG KHI TRIỂN KHAI ERP
3.1. Cần hiểu rõ hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
Những nhà điều hành, quản lý cấp trên cần nghiên cứu phân tích lý do tại sao
doanh nghiệp của mình phải triển khai ERP, xác định rõ mục tiêu khi triển khai hệ
thống ERP, điều này vô cùng quan trọng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, tổ chức
khi hiểu được doanh nghiệp mình đang gặp những vấn đề gì, đang cần gì thì mới xác
định được hướng giải quyết. Chỉ những người đứng đầu tổ chức đóng vai trò là chủ
chốt mới có quyền biết khả năng sự thành công của doanh doanh nghiệp và quyết định
dẫn dắt lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp của họ. Khi đã xác định được mục tiêu mong
muốn họ sẽ yêu cầu công việc thực hiện với vai trò là một nhà quản trị và hệ thống
ERP cần phải đáp ứng những yêu cầu mà họ đề ra. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ được hệ
thống doanh nghiệp mình thì sẽ giúp các nhà tư vấn lựa chọn đúng đắn giải pháp, đáp
ứng được đúng và đủ những điều mà doanh nghiệp bạn cần.
3.2. Lựa chọn đúng giải pháp và đối tác triển khai ERP
Trong thực tế kinh doanh dù ở thời đại nào, các nhà cung cấp luôn đề cao khả
năng của giải pháp của chính công ty họ đưa ra vì mục đích thương hiệu và doanh thu,
phải hay phải giá trị thì mới thu hút được đối tác. Do đó, doanh nghiệp cần tạo điều
kiện thời gian, để hai bên trao đổi hiểu rõ hơn về khả năng của họ có thực sự đáp ứng
được yêu cầu của mình không. Xác định đối tác triển khai phải có đủ năng lực chuyên
môn và kinh nghiệm phải được chứng minh qua thực tiễn đã triển khai thành công giải
pháp ERP ở nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực với quy mô doanh nghiệp ngang bằng
hoặc lớn hơn quy mô doanh nghiệp hiện nay, có nhiều thành tựu đáng kể. Mỗi doanh
nghiệp khi lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ hệ thống ERP nên dành thời gian để tìm
hiểu những giá trị mà họ mang lại và khả năng đáp ứng các chức năng mà doanh
nghiệp mình cần.
3.3. Lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận
Dù làm công việc ở lĩnh vực nào với quy mô lớn hay nhỏ cũng vậy, một bảng kế
hoạch dự án công việc sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp
chính bạn cũng như các thành viên khác có một định hướng rõ ràng và thực hiện công

15
việc một cách chính xác nhất. Bản kế hoạch dự án công việc là yếu tố cơ bản góp phần
tạo sự thành công trong khi triển khai dự án trên phần mềm ERP. Thực trạng triển khai
ERP ở Việt Nam thường có sự sai lệch về thời gian hoạch định ban đầu và khi thực tế
thực hiện, bắt tay và làm thì dự án kéo dài hơn so với dự tính ban đầu. Nguyên nhân
dẫn đến vấn đề chênh lệch thời gian hoàn thành không mong muốn đó là do các
khoảng thời gian dự tính khá lạc quan, sự xem xét tiến độ hoàn thành không được chặt
chẽ. Có thể thấy đó chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng là vấn đề khá quan trọng vì thế
các doanh nghiệp khi triển khai dự án cần lưu ý và nên có các khoảng thời gian dự bị
trong quá trình lập kế hoạch để tránh việc phát sinh, thiếu hụt nhân công chi phí ảnh
hưởng đến tinh thần làm việc và danh tiếng uy tín của tổ chức.
3.4. Xác định đúng nhu cầu và phạm vi dự án rõ ràng
Người đứng đầu tổ chức, cần sáng suốt có tầm nhìn xa rộng xác định những hạn
chế và thách thức mà doanh nghiệp đã đang và sẽ đối mặt trong tương lại đề đưa ra
những biện pháp, yêu cầu trong việc triển khai dự án ERP một cách chính xác giúp tổ
chức phát triển một cách bền vững. Xác định phạm vi nghiệp vụ ERP cần triển khai
cho phù hợp với khả năng tiếp nhận và vận hành của nhân sự. Nếu không may trong
quá trình thực hiện dự án mà phải thay đổi phạm vi sẽ đem đến những đe dọa tiềm ẩn
khá lớn gây tác động nghiêm trọng cho các dự án. Việc thêm hay bớt một phân hệ
đồng nghĩa với việc tốn thêm chi phí,thời gian, nhân lực, làm thay đổi kế hoạch của dự
án. Nếu không quản lý phân công công việc một cách kỹ lưỡng rõ ràng sẽ dẫn đến sự
chồng chéo công việc, trì trệ công việc khác hoặc ảnh hưởng đến cả dự án.
3.5. Tập trung vào những lợi ích đã xác định
Có rất nhiều yếu tố được đánh giá góp phần tạo nên sự thành công của một dự án
ERP như chi phí dự án nằm trong khoảng ngân sách đã dự tính, thời gian hoàn thành
đúng, lợi nhuận mang lại đáng kể, nhân viên hoàn thành tốt năng suất công việc,...hệ
thống hầu như đáp ứng được tốt các yêu cầu bài toán mà doanh nghiệp đặt ra dù lớn
hay nhỏ, làm hài lòng tất cả các nhân viên trong tổ chức. Thay vì phải suy nghĩ, phân
tán nhân lực thực hiện nhiều công việc một lúc không mang lại giá trị thì mỗi doanh
nghiệp cần lưu ý tập trung xác định công việc cần thiết đem lại các lợi ích mà doanh
nghiệp đặt ra từ đầu để tăng năng suất cũng như tăng mức độ kết nối giữa các bộ phận,

16
tối ưu chi phí, tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian và đạt được những kỳ vọng mong
muốn khi doanh nghiệp quyết định triển khai hệ thống ERP.
3.6. Đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo
Người lãnh đạo, đứng đầu doanh nghiệp cần có những cam kết quyết tâm đồng
hành cùng tổ chức phát triển thực hiện hệ thống ERP, thành lập tổ chức các lớp học
đào tạo hỗ trợ nhân viên giải quyết những khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống.
Đề xuất các chính sách phúc lợi hỗ trợ khuyến khích tinh thần cho nhân viên góp phần
đem lại hiệu quả năng suất làm việc cao, lập kế hoạch triển khai phân công nhiệm vụ
rõ ràng để tăng ý thức trách nhiệm cho mỗi nhân viên. Có hướng giải quyết những vấn
đề phát sinh chính xác hợp lý để tạo sự uy tín, tin tưởng cho nhân viên tạo môi trường
làm việc chuyên nghiệp phát triển. Thành lập các chính sách khen thưởng, phạt theo
chỉ tiêu rõ ràng ngay từ đầu trước khi tiến hành thực hiện dự án.
3.7. Quản lý thay đổi hiệu quả
Vai trò cũng người quản lý đứng đầu mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng và cần
thiết, để đảm nhiệm tốt vai trò đó người lãnh đạo cần phải có sự nhạy bén khéo léo để
thay đổi nhận định của nhân viên, cập nhật thông tin thường xuyên, gặp gỡ trao đổi
tiến độ công việc cho nhân sự và quản lý các cấp trong tổ chức để góp phần đem lại
hiệu quả cao. Phân tích đưa ra các lý lẽ thuyết phục nếu như các nhân sự không cùng ý
kiến không đồng ý với các thông tin thay đổi, đây là việc tuy dễ nhưng khó quyết định
sự thành công của một nhà lãnh đạo. Theo các chuyên gia tư vấn, họ cho rằng việc
việc thay đổi các hoạt động của tổ chức sẽ đem đến những ảnh hưởng tức thì và lâu dài
cho tổ chức và sự thành công khi triển khai hệ thống ERP. Việc xây dựng hệ thống
ERP chính xác đúng đắn sẽ tác động tích cực đến nhiều công việc khác trong doanh
nghiệp.

17
CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THÀNH CÔNG KHI
TRIỂN KHAI DỰ ÁN ERP
4.1. Ưu điểm và nhược điểm đánh giá lựa chọn phần mềm ERP theo phương
pháp ERP SaaS và ERP on Premise
4.1.1. Phương pháp ERP SaaS
❖ Ưu điểm
● Chi trả ban đầu triển khai phần mềm rẻ hơn
● Không cần đầu tư vào máy chủ
● Tiết kiệm chi phí cơ hội và chi phí chuyển đổi
● Mất ít thời gian triển khai hơn, đa số doanh nghiệp có thể sử dụng ngay lập tức
mà không cần cài đặt thêm phần mềm nào khác
● Mã nguồn mở, cho phép triển khai, mở rộng, nâng cấp và tùy chỉnh dễ dàng
● Các doanh nghiệp có thể làm việc với nhà cung cấp để xem xét thay đổi
● Dễ dàng sử dụng, cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng
dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau
● Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên đám mây, đảm bảo an toàn nếu máy chủ bị tấn
công
● Hệ thống ổn định hơn và luôn được cập nhật thường xuyên từ phía nhà cung cấp
❖ Nhược điểm
● Thời gian triển khai ngắn
● Cần Internet để kết nối
● Tính năng tùy chỉnh còn nhiều hạn chế
● Chi phí chi trả cho cả vòng đời nhiều hơn so với On Premise ERP
● Doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối lớn nếu nhà cung cấp tiết lộ các thông tin bảo mật
● Chưa sẵn sàng với các phiên bản mới cập nhật
4.1.2. Phương pháp ERP on Premise
❖ Ưu điểm
● Doanh nghiệp có quyền kiểm soát thời gian và quy trình khi tổ chức triển khai

18
● Không bị phụ thuộc vào đường truyền Internet hoặc các yếu tố bên ngoài
● Bảo mật dữ liệu nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp
● Khả năng tùy biến cao
● Chi phí sở hữa thấp hơn
❖ Nhược điểm
● Phải trả thêm phí bảo trì định kỳ, phí hỗ trợ và chi phí đầu tư phần cứng, các vấn
đề liên quan đến công nghệ thông tin
● Đầu tư trả trước một lần mang lại rủi ro hơn
● Mất hơn sáu tháng mới có thể hoàn chỉnh được một hệ thống On Premise
● Không cần liên quan tới các ứng dụng bên ngoài
● Quy trình bảo mật không phù hợp có thể dẫn đến việc dữ liệu có thể bị đánh cắp
một cách dễ dàng
● Quy trình phức tạp, triển khai chậm, dễ xảy ra xung đột giữa doanh nghiệp và
nhà cung cấp
4.2. Tính toán chi phí của hai phương pháp triển khai hệ thống ERP trong 5 năm
(NPV)
4.2.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Công cụ này dùng để đánh giá được mức khả thi của một dự án.

Dưới đây là số liệu ước tính khi triển khai ERP theo 2 phương án, với mức chiết khấu r
= 20%
❖ Phương án 1: SaaS ERP
(ĐVT: nghìn USD)
CÁC KHOẢN CHI PHÍ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí phần cứng 150
Chi phí bản quyền 100 100 100 100 100
Chi phí duy trì hệ thống 50 50 50 50

19
Chi phí đào tạo người dùng 400
Chi phí người dùng 80 80 80 80 80
TỔNG 730 230 230 230 230
NPV 1,104.51
Bảng 4. 1 Các khoản chi phí của SaaS ERP

❖ Phương án 2: ERP On Premise


(ĐVT: nghìn USD)
CÁC KHOẢN CHI PHÍ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí phần cứng 150
Chi phí phần mềm 250
Chi phí duy trì hệ thống 50 50 50 50
Chi phí đào tạo người dùng 400
Chi phí mua bản quyền 500
Chi phí triển khai 300
Chi phí tư vấn 100
Chi phí bảo trì 40 40 40 40
Chi phí nâng cấp 15 15 15 15
TỔNG 730 105 105 105 105
NPV 1,643.18
Bảng 4. 2 Các khoản chi phí của ERP On Premise
4.2.2. Đánh giá và lựa chọn phương pháp
Qua kết quả tính toán trên ta thấy được:
- NPV cả hai phương án đều > 0. Vì vậy, nhìn chung khả hai phương án đều khả
thi đối với Vinamilk
- NPVSaaS < NPVOn Premise (1,104.51 nghìn USD < 1,643.18 nghìn USD)
Về mặt tài chính đầu tư ERP theo phương pháp On Premise sẽ mang lại hiệu quả
hơn đối với Vinamilk. Trên thực tế, Vinamilk là một doanh nghiệp lớn, có thương hiệu
và chỗ đứng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Với quy mô, nhân sự và nguồn lực
tài chính hiện có của công ty thì việc triển khai ERP theo phương pháp On Premise là

20
một lựa chọn thích hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của công ty. Phương án này sẽ giúp ích
rất nhiều cho việc bảo mật kinh doanh dữ liệu, phân tích dự báo, tối ưu tự động hóa,
linh hoạt và đảm bảo kết nối thông tin giữa công ty mẹ và các công ty con, bên cạnh
đó nó còn có thể quản lí được các hệ thống phức tạp trong ngành sản xuất,...

21
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ERP MINI CỦA
CÔNG TY TH TRUE MILK (GIẢ ĐỊNH)
5.1. Sơ lược về công ty
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH là chủ sở hữu của thương hiệu TH True Milk, trực thuộc
sự quản lý của tập đoàn TH được thành lập vào năm 2010. Là một trong những thương hiệu tiên
phong trong ngành sữa tươi sạch tại Việt Nam và trên bao bì sản phẩm được vinh dự ghi là sữa tươi
sạch đầu tiên ở Việt Nam. Người sáng lập là chủ tịch Hội đồng quản trị bà Thái Hương. Hiện bà
đang là một trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Đôi nét về tên viết tắt thương hiệu TH True Milk. Từ viết tắt gồm 2 từ “TH” chính là “True
Happiness” mang ý nghĩa “Hạnh phúc đích thực” với tâm nguyện đưa đến cho khách hàng những
sản phẩm “thật”, những điều tinh túy nhất từ thiên nhiên.
Với tầm nhìn tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với
công nghệ hiện đại nhất thế giới, với sự quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế
giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào. Và với sứ mệnh, mang đến
tinh thần cao gần gũi với thiên nhiên, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng việc cung cấp các
nguyên vật liệu, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, tươi ngon, dinh dưỡng.
Từ lúc đi vào hoạt động, với những nổ lực và sự đầu tư chuyên nghiệp, hiện nay tại Việt Nam
TH True Milk chiếm 45% thị phần sữa tươi. Được xuất khẩu qua các thị trường Nga, Trung Quốc
và các nước ASEAN. Với chuỗi của hàng TH True Milk phân phối với phương thức hiện đại, đạt
chuẩn Quốc tế tới tận tay người tiêu dùng. Phân phối với nhiều loại sản phẩm như sữa tươi tiệt
trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua, sữa hạt,… có đặc điểm quy mô rộng lớn, tốc độ tiêu thụ
nhanh. Với những quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chuỗi cung ứng lớn từ đầu vào tới đầu ra. Về đặc
điểm khách hàng mà công ty hướng tới là tất cả mọi người đặc biệt là những người thích sản phẩm
thiên nhiên luôn quan tâm tới sức khỏe. Phù hợp với tất cả mọi ngành nghề, khắp mọi miền đất
nước, từ trẻ em đến những người bận rộn có thói quen uống sữa mỗi ngày, dùng sữa để bổ sung
dinh dưỡng tìm hiểu các quyết định chiến dịch trong chuỗi cung ứng này.
22
5.2. Đôi nét về phần mềm Odoo và hệ thống ERP của công ty
Năm 2005, Fabien Pinckaers đã cho ra mắt Odoo còn được gọi mà Open ERP. Là một phần
mềm mà ở đó cung cấp hàng loạt các ứng dụng liên quan đến tất cả những bộ phận, lĩnh vực như
quản lý bán hàng, mua hàng, nhân sự, marketing, thương mại điện tử,… Và tất cả những module cơ
bản này được gọi chung là phần mềm Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp. Một phần mềm có
sẵn trên đám mây hoặc tại chỗ phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp Việt Nam, một trong
những giải pháp nguồn mở được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Hiểu một cách đơn giản về Odoo ERP (Enterprise Resource Planing) là một hệ thống ứng dụng
phần mềm tích hợp theo một kiến trúc tổng thể với cơ sở dữ liệu tập trung và đồng bộ, giúp doanh
nghiệp quản trị mọi hoạt động của công ty một cách liền mạch và tự động, thực hiện trên một hệ
thống duy nhất. Phần quan trọng cần quan tâm đến đó chính là ứng dụng được tích hợp và đồng bộ
cơ sở dữ liệu.

Hình 5. 1 Tổng quan về giao diện các module của Odoo

23
Hình 5. 2 Giao diện module Sản xuất

Hình 5. 3 Giao diện module Kho vận


5.3. Những áp lực trong quản trị doanh nghiệp
• Những thách thức trước khi có hệ thống ERP của TH True Milk
Thứ nhất, thông tin quản trị nhân sự bằng Exel ở thời điểm đầu. Do đó mà các khuôn mẫu dữ
liệu việc theo dõi, quản lý tất cả các tệp gặp nhiều khó khăn vì không có sự thống nhất và chuẩn
hóa. Các bước theo dõi nhân sự trên hệ thống không đầy đủ và sâu sát gây ra nhiều trở ngại cho
người quản trị.
Thứ hai, việc báo cáo bảng biểu đánh giá của công ty chưa hoàn thiện. Trong thời đại ngày nay
khi mà dữ liệu bùng nổ việc nắm bắt được nó và từ những dữ liệu rời rạc cho ra những số liệu cụ thể

24
và những biểu đồ báo cáo liên kết lại một cách có ý nghĩa đã hỗ trợ cho những nhà quản trị ra chiến
lược một cách đúng đắn và phù hợp. Trong khi đó, TH True Milk từng duy trì hoạt động bán hàng
một cách thủ công rời rạc. Nhân viên bán hàng trực tiếp lên biểu mẫu hàng nhập – xuất ra trong
ngày, nhập tay vào máy tính khi hết ca làm. Quá trình lạc hậu nay hạn chế việc đánh giá hoạt động
và nghiên cứu thị trường của thương hiệu.
Thứ ba, việc không thống nhất cách thức chấm công, tính giờ làm việc, tăng ca,… cho tất cả các
công ty con. Điều này khiến cho mỗi công ty tuân theo một cách thức quản lý riêng biệt, rời rạc.
Cùng với đó là quy chế tính lương phức tạp dẫn đến việc tranh cãi, bất đồng từ nội bộ
Thứ tư, việc kiểm soát quá trình sản xuất, xử lý đơn hàng, hoạch toán chi phí chưa đồng bộ dẫn
đến việc gia tăng chi phí sản xuất, chi phí lưu kho, hàng tồn kho.
• Những áp lực trong quản trị doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ERP
Thứ nhất, quy trình sản xuất chưa được chuẩn hóa, không ổn định. Sẽ không đạt được hiệu quả
như mong muốn khi mà áp dụng những giải pháp ERP một cách bắt buộc theo quy trình lạc hậu
của tổ chức. Việc hiệu chỉnh giải pháp ERP với những quy trình sản xuất nhiều công đoạn, công
thức khác nhau sẽ trở thành những khó khăn lớn mà chính doanh nghiệp và các nhà cung cấp phải
đối mặt.
Thứ hai, một khoản chi phí lớn mà công ty phải bỏ ra khi triển khai ERP. Với tập đoàn lớn như
TH True Milk được thành lập đã lâu cùng với đó là quy mô lớn, để hợp nhất hệ thống từ trên xuống
phải mất các chi phí như cố vấn, tư vấn, lập kế hoạch, thuê thêm đội ngũ công nghệ thông tin cho tổ
chức, các hệ thống máy tính đồng bộ,…
Thứ ba, chính là thiếu nguồn nhân lực, khi triển khai ERP nguồn nhân lực chiếm vị trí hàng đầu.
Không riêng gì TH True Milk mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn về vấn đề nhân
sự khi triển khai ERP. Đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về ERP. Vì thế
mà hầu hết các doanh nghiệp phải cử nhân viên đi đào tạo, tập huấn.
5.4. Đặc tả các tính năng, quy trình nghiệp vụ cần thiết của phần mềm ERP
Hệ thống Odoo được xây dựng theo cấu trúc module, người dùng có thể tùy ý lựa chọn các
ứng dụng phù hợp trên apps và cài đặt về tài khoản của công ty. Với một kho hệ thống đa dạng sẽ

25
hỗ trợ từng bộ phận trong công ty từ bán hàng, mua hàng, sản xuất cho đến quản lý tồn kho, chăm
sóc khách hàng,… Với hàng loạt module được thiết kế ra, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn những
chức năng phù hợp, loại bỏ được các chức năng thừa thãi không cần thiết, qua sự đánh giá cao của
khách hàng cũng như những lập trình viên từng phát triển hệ thống này thì những ưu điểm mà
Odoo mang lại như: dễ dàng sử dụng, phần mềm toàn diện, dễ cài đặt, tính linh hoạt, công nghệ
được cập nhật liên tục, tích hợp với các phần mềm khác.
Hệ thống ERP sẽ giúp tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp, quy trình bán hàng trở nên
nhanh chóng hơn hiệu quả hơn. Khách hàng sẽ nhận được phản hồi nhanh chóng từ đại diện bán
hàng chỉ vài dây sau khi họ gửi yêu cầu. Các chiến dịch quảng cáo, thương mại điện tử diễn ra được
theo dõi và nắm bắt dữ liệu một cách liên tục, đưa ra những báo cáo số liệu một cách trực quan hóa
mang ý nghĩa hỗ trợ cho các nhà quản trị đưa ra quyết định.
Các tính năng chính của ERP gồm có:
• Tránh gián đoạn trong sản xuất kinh doanh: Nhờ việc lập kế hoạch mua hàng hiệu quả đảm
bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất.
• Quản lý tài chính của công ty: Công ty cần nắm vững và quản lý dòng tiền của mình như là
doanh thu, lãi lỗ,...
• Tối ưu lượng tồn kho: Lập kế hoạch mua hàng tốt giúp tối ưu diện tích lưu trữ hàng hóa
kho, giảm chi phí đầu vào cho nguyên vật liệu, rút ngắn vòng quay vốn lưu động.
• Thiết lập quy trình mua hàng chuẩn: Tự động thiết lập quy trình mua hàng chuẩn từ: yêu
cầu mua hàng, lập kế hoạch, đánh giá nhà cung cấp, đơn hàng mua,…
• Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả: Một trong những cách tốt nhất để tăng lợi nhuận
là giảm chi phí sản xuất trong khi duy trì chuỗi cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, điều này
không được làm giảm chất lượng.
5.5. Diễn tả các quy trình nghiệp vụ đó và xây dựng các quy trình trên Odoo ERP
của công ty TH True Milk bằng sơ đồ flow chart
5.5.1. Diễn tả các quy trình nghiệp vụ

26
Sau khi thiết lập nhân sự trên Odoo cho TH True Milk, nhận thấy công ty cần tuyển dụng thêm
nhân viên. Vì vậy mà bộ phận nhân sự tiến hành việc đăng thông tin tuyển lên trang Web của công
ty trong mục tuyển dụng. Sau một thời gian đăng tải, bạn Lê Minh Tường thấy được tin tuyển dụng
và có nhu cầu tìm việc nên đã đến trang tuyển dụng ứng tuyển vị trí công việc nhân viên nhân sự.
Sau đó bộ phận nhân sự của công ty tiến hành tuyển dụng ứng viên mới.
Bên cạnh đó, công ty đang chạy chiến dịch Marketing qua email để tìm kiếm khách hàng.
Trường hợp 1: Đơn đặt hàng đủ hàng. Và với chạy chiến dịch quảng cáo qua mail, khách hàng Trần
Trang đã từ email đi đến trang Web của công ty, xem sản phẩm và tiến hành đặt đơn hàng.
Trường hợp 2: Đơn hàng bị thiếu hàng. Tiến hành sản xuấ bổ sung với quy trình sản xuất
• Bước 1: Sau khi nhận lệnh sản xuất từ kho kích hoạt quy tắc tái cung ứng thì bộ
phận sản xuất tiến hành khởi động nhà máy.
• Bước 2: Nhà máy chế biến sữa 1 được khởi động và kết thúc quá trình chế biến
• Bước 3: Tiến hành khởi động nhà máy đóng gói để đóng gói thành phẩm
• Bước 4: Tiến hành kiểm tra thành phẩm
• Bước 5: Nhập thành phẩm vào kho
5.5.2. Xây dựng các quy trình bằng sơ đồ
• Quy trình hoạt động của TH True Milk qua tình huống

27
Hình 5. 4 Quy trình hoạt động của module tuyển dụng

Hình 5. 5 Quy trình tuyển dụng


• Quy trình hoạt động của module marketing

28
Hình 5. 6 Quy trình marketing
• Quy trình hoạt động của module Web/ thương mại điện tử

Hình 5. 7 Quy trình Web/thương mại điện tử


• Quy trình hoạt động của module bán hàng

29
Hình 5. 8 Quy trình bán hàng
• Quy trình hoạt động của module mua hàng

Hình 5. 9 Quy trình mua hàng


5.6. Mô phỏng lại một số tính năng trên hệ thống Odoo ERP
❖ Mô phỏng lại một số tính năng
- Muốn vào xem bảng báo cáo kết quả kinh doanh module kế toán => báo cáo =>
bảng cân đối kế toán.
30
Hình 5. 10 Bảng cân đối kế toán

Hình 5. 11 Bảng lãi lỗ

31
Hình 5. 12 Bảng cân đối thử
- Muốn xem báo cáo về module sản xuất => báo cáo => phân tích sản xuất

Hình 5. 13 Biểu đồ phân tích sản xuất


- Module thương mại điện tử

32
Hình 5. 14 Báo cáo về thương mại điện tử

Hình 5. 15 Báo cáo lượng khách hàng ghé thăm trang web

❖ Link video giải quyết:


https://drive.google.com/drive/folders/1aDADfYdQDeV0iiNir-
MVJjF08yw7mHSM?usp=drive_link

33
PHẦN KẾT LUẬN
Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra liên tục xung quanh chúng ta, yêu cầu các
công ty phải thực hiện thành công việc chuyển đổi số để tồn tại và phát triển trong thời
đại hiện nay. Để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, công ty cần
nghiên cứu kỹ những yếu tố quyết định thành công của nó. Điều này đòi hỏi công ty
phải có sự thích ứng từ bên trong và phải phù hợp với tác động từ bên ngoài. Do đó,
công ty cần xây dựng một kế hoạch và lộ trình rõ ràng cho quá trình chuyển đổi này.
Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều để kết nối và chuyển đổi số
quá trình vận hành của mình trước. Một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty
đạt được thành công là sử dụng phần mềm ERP để hỗ trợ quản lý toàn diện hiệu quả.
Chỉ khi nội lực được tối ưu hóa, công ty mới có thể thành công trong việc chuyển đổi
số. Hệ thống ERP đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh doanh, bao gồm việc
hợp nhất các đơn vị kinh doanh và thiết lập các chức năng và dịch vụ toàn cầu. Bài
viết này đã cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và lựa chọn phương pháp
ERP phù hợp để giúp doanh nghiệp phát triển và tiến xa hơn. Đối với doanh nghiệp
TH True Milk công ty cần có những bước đi cẩn thận và có kế hoạch cụ thể, áp dụng
phương pháp đúng và đạt đúng tiến độ, cùng với việc nâng cao kỹ năng trong và ngoài
công ty để giữ vững vị thế và tiến xa hơn trong tương lai.

34
Tài liệu tham khảo

[1] On.net.vn. Tìm hiểu các phương pháp triển khai ERP thành công. Link:
https://on.net.vn/en/blog/dx-blog-2/phuong-phap-trien-khai-erp-thanh-cong-251. Ngày
truy cập 19/11/2023.
[2] Rosysoft.vn. 5 Tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ERP. Link:
https://www.rosysoft.vn/tin-tuc/5-tieu-chi-de-danh-gia-va-lua-chon-nha-cung-cap-erp.
Ngày truy cập 19/11/2023
[3] Pace.edu.vn. Chuyển đổi số là gì? Xu hướng 4.0: digital transformation. Link :
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-la-gi. Ngày truy cập
19/11/2023
[4] Amis.misa.vn. Phân tích chiến lược kinh doanh của Vingroup chi tiết nhất. Link:
https://amis.misa.vn/49906/chien-luoc-kinh-doanh-cua-vingroup/. Ngày truy cập:
19/11/2023.
[5] Thời báo tài chính Việt Nam. Vingroup tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi
số. Link: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/vingroup-tiep-tuc-day-manh-cong-cuoc-
chuyen-doi-so-32563.html. Ngày truy cập: 19/11/2023
[4] Vingroup.net. Vingroup hợp tác google cloud về chuyển đổi số toàn diện. Link:
https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2434/vingroup-hop-tac-google-cloud-ve-
chuyen-doi-so-toan-dien. Ngày truy cập: 19/11/2023.
[5] Vingroup.net. Vingroup ra mắt bộ giải pháp chuyển đổi số quản lý khách sạn toàn
diện cihms. Link: https://vingroup.net/tin-tuc-su-kien/bai-viet/2331/vingroup-ra-mat-
bo-giai-phap-chuyen-doi-so-quan-ly-khach-san-toan-dien-cihms. Ngày truy cập:
19/11/2023.
[6] Vnexpress.net. Vingroup hợp tác với Google về chuyển đổi số toàn diện. Link:
https://vnexpress.net/vingroup-hop-tac-voi-google-ve-chuyen-doi-so-toan-dien-
4360963.html. Ngày truy cập: 19/11/2023.
[7] Cngcntt.hanoi.gov.vn. Vingroup ký kết hợp tác chiến lược với Dassault Systèmes
thúc đẩy chuyển đổi số. Link: http://www.cngcntt.hanoi.gov.vn/vn/tin-tuc/Vingroup-

35
ky-ket-hop-tac-chien-luoc-voi-Dassault-Systemes-thuc-day-chuyen-doi-so. Ngày truy
cập: 19/11/2023.
[8] Academia.edu. Vitamilk. https://www.academia.edu/35238808/VITAMILK. Ngày
truy cập 19/11/2023
[9] Studocu. Quản lý chuỗi cung ứng của TH True Milk. Link:
https://www.studocu.com/vn/document/universite-detat-dhaiti/operating-
systeme/quan-li-chuoi-cung-ung-chuoi-cung-ung-cua-th-true-milk/42472421. Ngày
20/11/2023
[10] Avakis.com. Thương hiệu TH true MILK có những sản phẩm gì? Có đáng mua
không? Link: https://www.avakids.com/me-va-be/th-true-milk-la-thuong-hieu-cua-
nuoc-nao-co-tot-
1433391#:~:text=TH%20true%20MILK%20l%C3%A0%20t%C3%AAn,b%C3%AC
%20l%C3%A0%20s%E1%BB%AFa%20t%C6%B0%C6%A1i%20s%E1%BA%A1ch
. Ngày truy cập 20/11/2023
[11] TH True Milk. Sản phẩm nổi bật. Link: https://www.thmilk.vn/ . Ngày truy cập
20/11/2023
[12] Amis.misa.vn. Hệ thống ERP của TH True Milk: Giải pháp quản trị nguồn lực tối
ưu. Link: https://amis.misa.vn/67355/he-thong-erp-cua-th-true-milk/. Ngày truy cập:
20/11/2023
[13] Entrustlab.com. Phần mềm odoo / open erp là gì ? Sơ lược đôi nét về phần mềm.
Link: https://entrustlab.com/phan-mem-odoo-open-erp-la-gi-so-luoc-doi-net-ve-phan-
mem/. Ngày truy cập: 20/11/2023

36

You might also like