You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA KINH TẾ
----

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ERP VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP
CỦA VIETTEL POST VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG
NGUYÊN

GVHD: ThS. Nguyễn Đức Chiến


MÃ LỚP: ERPS431208_22_2_07
SVTH: Nhóm 06

TP. Thủ Đức, ngày 04 tháng 05 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
NHÓM: 06

Nhiệm vụ Tỉ lệ
STT Họ và tên MSSV hoàn
thành
Chương 5 + Tổng
1 Huỳnh Lê Anh Tuấn 21132329 100%
hợp
Lời mở đầu +
2 Lâm Thị Nhật Lệ 21132303 100%
Module sản xuất
Trần Thị Loan Chương 1 +
3 21132305 100%
Module chất lượng
Chương 2 +
4 Huỳnh Tuyết Trâm 21132322 Module 100%
bán hàng
Chương 3 +
5 Trịnh Yến Nhi 21132144 100%
Module kho vận
Kết luận + Module
6 Nguyễn Thị Hòa Tâm 20124403 100%
kế toán
Chương 4.1 +
7 Thạch Thị Thu Hương 21132298 100%
Module mua hàng
Chương 4.2 +
8 Lê Thị Minh Anh 21132003 100%
Module chất lượng

Ghi chú:

- Tỉ lệ % = 100% mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
- Nhóm trưởng: Huỳnh Lê Anh Tuấn – 21132329
Điểm số:...........................................................................................................................
Nhận xét của giáo viên:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

TP. Thủ Đức, ngày ... tháng 12 năm2022


Ký xác nhận của giáo viên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã
tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách,
tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn ThS. Nguyễn Đức Chiến đã giảng dạy tận tình, chi
tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn.
Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................
NỘI DUNG.....................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ERP............................................................................................
1.1. Các phương pháp triển khai dự án ERP..............................................................2
1.1.1. Phương pháp triển khai tổng lực (Big Bang)...................................................3
1.1.2. Phương pháp triển khai phân chia thành giai đoạn (Phased).........................4
1.1.3. Phương pháp triển khai song song (Parallel)...................................................5
1.2. Các bước đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP...............................5
1.3. Tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản trị
của sự thay đổi (OCM).................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: VIETTEL POST...............................................................................................
2.1. Khái quát về Viettel Post.....................................................................................10
2.1.1. Giới thiệu về Viettel Post................................................................................10
2.1.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 10
2.2. Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post...........................................................10
2.2.1. Khái niệm chuyển đổi số................................................................................10
2.2.2. Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post......................................................11
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Viettel Post trong chuyển đổi số.................11
2.3.1. Thuận lợi......................................................................................................... 11
2.3.2. Khó khăn.........................................................................................................12
CHƯƠNG 3: YẾU TỔ ĐẢM BẢO ERP THÀNH CÔNG...................................................
3.1. Lựa chọn đúng giải pháp....................................................................................13
3.2. Lựa chọn đúng đơn vị triển khai........................................................................13
3.3. Lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận.............................................................13
3.4. Xác định phạm vi dự án rõ ràng và luôn tập trung vào đó................................13
3.5. Tập trung vào những lợi ích đã xác định...........................................................13
3.6. Lựa chọn đội dự án với các thành viên phù hợp...............................................14
3.7. Đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo.............................................................14
3.8. Đảm bảo người dùng cuối được đào tạo đầy đủ................................................14
3.9. Hệ thống báo cáo................................................................................................14
3.10. Quản lý thay đổi hiệu quả...................................................................................15
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI ERP.........
4.1. Phương pháp triển khai ERP SaaS....................................................................16
4.1.1. Ưu điểm của SaaS...........................................................................................16
4.1.2. Nhược điểm của SaaS.....................................................................................17
4.2. Phương pháp triển khai ERP on Premise..........................................................18
4.2.1. Ưu điểm của ERP on Premise........................................................................18
4.2.2. Nhược điểm của ERP on Premise..................................................................19
4.3. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS và ERP on Premise
cho Viettel Post trong 5 năm (NPV) và sự lựa chọn một trong hai.............................20
4.3.1. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise trong 5
năm 20
4.3.2. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS trong 5 năm...20
4.3.3. Quyết định lựa chọn phương pháp triển khai SAP ERP cho Viettel Post..20
CHƯƠNG 5: THIẾT KÊ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MINI-ERP CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN..........................................................................
5.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên......................................22
5.1.1. Sơ lược về công ty...........................................................................................22
5.1.2. Lịch sử hình thành..........................................................................................23
5.1.3. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi..............................................................23
5.1.4. Hoạt động cộng đồng......................................................................................23
5.1.5. Giới thiệu sơ lược về hệ thống SAP ERP công ty Trung Nguyên đang sử
dụng............................................................................................................................ 24
5.1.6. Những khó khăn của Trung Nguyên khi triển khai SAP ERP....................25
5.2. Thiết kê hệ thống mini-erp cho công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên..........26
KẾT LUẬN...................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise trong 5 năm
(2022-2026)..................................................................................................................20

Bảng 4.1: Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS trong 5 năm
(2022-
2026).............................................................................................................................20

Hình 5.1: Logo công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên............................................22

Hình 5.2: Loho SAP ERP.............................................................................................25

i
LỜI MỞ ĐẦU
Nắm bắt xu hướng phát triển nhanh chóng và không ngừng của Internet và hệ
thống thông tin, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang dần “điện tử hóa” quy trình
kinh doanh của mình.Đây là việc không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp nếu
muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Do đó, hầu như tất cả các doanh nghiệp với
mọi quy mô đều nghiên cứu, xem xét ứng dụng, triển khai hệ thống thông tin cho phù
hợp với doanh nghiệp.
ERP - hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) - là lựa chọn hàng
đầu hiện nay của các doanh nghiệp khi muốn “điện tử hóa” quy trình kinh doanh.
Triển khai ERP trong doanh nghiệp được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều hiệu
quả trong việc tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp đồng thời giúp
doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực của mình.
Trong bài tiểu luận này, nhóm xin được phép làm rõ một vài vấn đề xoay
quanh ERP bao gồm các phương pháp triển khai ERP; các phương pháp, tiêu chí đánh
giá nhà cung cấp phần mềm ERP; các yếu tố đảm bảo thành công khi triển khai hệ
thống ERP và đưa ra phân tích về một doanh nghiệp thực tế đã chuyển đổi số thành
công khi triển khai ERP nhằm giúp đem lại cái nhìn tổng quát khi doanh nghiệp bước
đầu tìm hiểu và lên kế hoạch triển khai hệ thống việc triển khai hệ thống ERP mang
lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bài tiểu luận này cũng xin được đưa ra một mô hình
mini-ERP do nhóm đề xuất và demo thực hiện, qua dự án mô phỏng này, mong rằng
có thể giúp cho người đọc có cái nhìn trực quan hơn và hiểu hơn về cách thực hiện
một dự án ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp.

1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ERP
1.1. Các phương pháp triển khai dự án ERP
ERP (Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp) là giải pháp phần mềm đa chức năng, giúp doanh nghiệp có thể quản lý
nhiều bộ phận hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hệ thống ERP có thể được sử dụng
để thu thập, tổng hợp, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp từ mua hàng, sản xuất, bán hàng, thanh toán đến kế toán,
nhân sự, kho bãi... Hệ thống có thể tích hợp tất cả thông tin từ các bộ phận của
doanh nghiệp vào cùng hệ thống chung nhưng lại có thể phục vụ cho nhu cầu
riêng ở các bộ phận khác nhau. ERP đã vươn lên làm công cụ hỗ trợ đắc lực và là
cánh tay phải của các doanh nghiệp hiện nay, vì các ưu điểm như thân thiện với
người dùng, chi phí thấp và tính bảo mật đảm bảo an toàn đã tạo nên sự thành
công và tên tuổi của phần mềm ERP.

Triển khai ERP giúp doanh nghiệp có thể tổng hợp và quản lý thông tin
của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Việc này còn giúp doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả cũng như chất lượng các hoạt động của mình. Tiết kiệm thời gian,
giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cải thiện năng suất làm việc... là một trong những lợi
ích ERP đã đem tới cho doanh nghiệp về độ thiết thực của chúng.

Để triển khai dự án ERP, doanh nghiệp cần chọn cho mình phương pháp
triển khai phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể triển khai ERP theo
3 phương pháp mà doanh nghiệp có thể xem xét:

• Phương pháp triển khai tổng lực (Big Bang): phương pháp này triển khai
tổng thể cho toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp một cách đồng thời.
Tuy nhiên, chiến lược này yêu cầu sự kết hợp chặt chẽ về nguồn lực của
doanh nghiệp.
• Phương pháp triển khai phân chia thành giai đoạn (Phased): phương pháp
này chia dự án thành nhiều giai đoạn để triển khai và mở rộng từ từ các
giải pháp ERP cho từng bộ phận trong doanh nghiệp.

2
• Phương pháp triển khai song song (Parallel): đây là phương pháp cho phép
sử dụng đồng thời giải pháp phần mềm hiện tại mà doanh nghiệp đang có
song song với triển khai giải pháp ERP.
1.1.1. Phương pháp triển khai tổng lực (Big Bang)

Phương pháp này triển khai đồng loạt tất cả các chức năng của doanh nghiệp và
các phân hệ ERP trong cùng một hệ thống. Việc chuyển đổi từ hệ thống cũ mà doanh
nghiệp đang sử dụng sang hệ thống ERP mới phải được lên kế hoạch cụ thể. Đây là
một hoạt động triển khai lớn trên quy mô toàn bộ doanh nghiệp, do đó, bên cạnh việc
lên kế hoạch triển khai hệ thống mới cần có thêm các kế hoạch dự phòng cho trường
hợp việc chuyển đổi hệ thống thất bại. Trong trường hợp việc chuyển đổi xảy ra vấn
đề có thể ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

Phương pháp đem lại lợi thế khá lớn về thời gian triển khai và chi phí cho
doanh nghiệp. Khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần tập trung thực
hiện trong một thời gian ngắn do các thay đổi, chuyển đổi đều được thực hiện
trong một lần. Bên cạnh đó, về tổng chi phí để triển khai thì tương đối thấp so với
các phương pháp khác.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại rủi ro cao do các thay đổi được
thực hiện chỉ trong một lần trên toàn bộ doanh nghiệp, do đó, khi có bất kì một sai
sót nhỏ ở một bộ phận, chức năng nào đó cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ
doanh nghiệp. Phương pháp triển khai này cũng yêu cầu các chuyển đổi lên hệ
thống ERP mới phải chính xác ngay lần đầu bởi một khi đã chuyển đổi thì không
thể thay đổi lại các thông tin, dữ liệu.

Khi áp dụng phương pháp triển khai tổng lực cần phải lên kế hoạch cụ thể,
rõ ràng, mọi dữ liệu cần chuyển đổi phải được làm một cách chi tiết và phải được
giám sát chặt chẽ để giảm rủi ro xuống mức tối thiểu.

Thông thường, phương pháp này sẽ được lựa chọn triển khai vào giai đoạn
thấp điểm hoặc vào những thời điểm thị trường thiếu thuận lợi như giai đoạn
doanh nghiệp gặp phải dịch Covid.

3
1.1.2. Phương pháp triển khai phân chia thành giai đoạn (Phased)

Phương pháp này tập trung vào việc phân chia dự án ra thành nhiều giai
đoạn, việc triển khai dự án sẽ được thực hiện lần lượt với mỗi giai đoạn cho một
hoặc nhiều quy trình kinh doanh. So với phương pháp Big Bang thì chiến lược
này ít rủi ro mà lại mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian khi
thực hiện phương pháp này cũng là một ưu điểm, với thời gian dài, doanh nghiệp
có thể dễ dàng điều chỉnh việc triển khai kế hoạch giai đoạn sau sao cho phù hợp
khi đã có kinh nghiệm thực hiện giai đoạn trước.

Trong quá trình triển khai từng giai đoạn, hệ thống ERP được chia theo các
cách khác nhau như theo phân hệ ERP, theo đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp,
theo mức độ ưu tiên kinh doanh của doanh nghiệp và theo vị trí địa lý. Để có thể
lựa chọn cách phân chia phù hợp phải dựa trên dòng thời gian và nguồn lực của
doanh nghiệp hoặc các mục tiêu kinh doanh chiến lược.

• Phân chia theo phân hệ: đây là cách triển khai phổ biến nhất. Cấu trúc của
hệ thống ERP bao gồm nhiều phân hệ khác nhau, trong đó mỗi phân hệ sẽ
tự động hóa các quy trình trong một số chức năng nhất định của doanh
nghiệp. Các phân hệ cơ bản có thể kể đến như kế toán, nhân sự, quản lý
kho,... Các phân hệ cốt lõi sẽ được tích hợp đầu tiên, tiếp theo là các phân
hệ khác.
• Phân chia theo đơn vị kinh doanh: cách triển khai này có thể thực hiện cho
một hoặc nhiều chi nhánh của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm. Tập
đoàn hay sử dụng cách này. Cách triển khai này đem lại rủi ro thấp hơn
nhưng mất thời gian lâu hơn.
• Phân chia theo mức độ kinh doanh ưu tiên: cách triển khai này phù hợp với
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên mức độ ưu tiên các quy
trình, hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành lập kế hoạch xác
định thứ tự giai đoạn để triển khai hệ thống ERP. Cách phân chia này
thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn sử dụng.
• Phân chia theo vị trí địa lý: đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có nhiều
công ty con nở các địa điểm khác nhau trên thế giới và đây là cách thường

4
được dùng tới. Thường hay dùng cách phân chia này để tiêu chuẩn hóa
hoạt động kinh doanh bởi sử dụng hệ thống ERP để kết nối các ngóc ngách
tổ chức, chính trị và văn hóa của hoạt động kinh doanh. Triển khai toàn
cầu cũng cần đáp ứng các yêu cầu về pháp lý của từng quốc gia, khu vực vì
gặp nhiều rủi ro và thách thức.
1.1.3. Phương pháp triển khai song song (Parallel)

Cách phân chia này chủ yếu được sử dụng để tiêu chuẩn hóa hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách sử dụng hệ thống ERP để kết nối các
khía cạnh tổ chức, chính trị và văn hóa của hoạt động kinh doanh. Việc triển khai
ERP toàn cầu theo khu vực địa lý mang nhiều rủi ro và thách thức hơn nhiều so
với việc triển khai trong nước hoặc tại một địa điểm. Hơn nữa, triển khai toàn cầu
cũng cần đáp ứng các yêu cầu về pháp lý của từng quốc gia, khu vực.

1.2. Các bước đánh giá lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP
Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP trên thị tường, việc lựa
chọn và đánh giá là bước vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp buộc phải cân
nhắc trước khi thực hiện triển khai hệ thống ERP. Dự án triển khai hệ thống ERP
thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp phần mềm ERP. Để
đầu tư một hệ thống ERP doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực cũng
như bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ, chính vì thế cần đánh giá và lựa chọn
hợp lí nhất.

Doanh nghiệp có thể tham khảo và thực hiện các bước đánh sau để tiến hành
lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Bước 1: Xác định yêu cầu của doanh nghiệp

Trước khi chọn nhà cung cấp phần mềm ERP, doanh nghiệp cần phải tự
đánh giá hiện trạng của chính doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần xem xét lại
các quy trình, hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến giúp xác định được một
cách chính xác các chức năng mà hệ thống ERP cần phải có để thực hiện các hoạt
động hằng ngày của doanh nghiệp.

5
Ở bước này, doanh nghiệp cần phác thảo một bức tranh tổng quát về các hoạt
động của mình và các hoạt động đó có thể được cải thiện như thế nào.

Bước 2: Lập các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
Để có thể lựa chọn được nhà cung cấp phần mềm ERP, doanh nghiệp có thể
tham khảo các tiêu chí được đề xuất dưới đây để tiến hành đánh giá các nhà cung cấp:

• Khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp: khi lựa chọn nhà cung cấp phần
mềm ERP, doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn nhà cung cấp có thể đáp
ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Nhà cung cấp cũng phải hiểu
được các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải thì mới có thể cung cấp
được giải pháp tối ưu nhất.
• Khả năng công nghệ: đây là tiêu chí quan trọng khi doanh nghiệp tiến hành
đánh giá nhà cung cấp. Trong trường hợp quy mô cũng như số lượng
người dùng hệ thống ERP tăng lên, nhà cung cấp giải pháp phần mềm phải
có năng lực công nghệ tốt mới có thể ứng phó với tình huống này. Với
năng lực công nghệ cao, nhà cung cấp có thể cung cấp cho doanh nghiệp
khả năng mở rộng hệ thống đồng thời tích hợp thêm nhiều tiện ích trong hệ
thống.
• Các chính sách hỗ trợ: khi quyết định hợp tác với một nhà cung cấp để
triển khai hệ thống ERP, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các chính
sách hỗ trợ kèm theo các dịch vụ mà bên đối tác cung cấp. Tư vấn, hỗ trợ
triển khai và bảo hành là các chính sách cơ bản mà nhà cung cấp phần
mềm ERP buộc phải có.
• Rủi ro và chi phí: nhà cung cấp phải đưa ra được các rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình triển khai hệ thống cũng như phải thống kê được toàn bộ
các loại chi phí để thực hiện dự án này một cách rõ ràng, chi tiết.
• Chất lượng dịch vụ khách hàng: phản hồi của khách hàng chính là tài liệu
tham khảo chân thực nhất cho doanh nghiệp khi quyết định hợp tác với bất
kỳ nhà cung cấp nào. Doanh nghiệp nên xem xét kỹ các đánh giá của các
khách hàng trong cùng lĩnh vực đã sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này
để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

6
Bước 3: Lập kế hoạch ngân sách và thời gian biểu

Khi đã xác định được nhu cầu cũng như có được những tiêu chí để đánh
giá nhà cung cấp phần mềm ERP, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là
lên kế hoạch về ngân sách cho dự án triển khai ERP của mình. Cần đưa ra mức
chi phí đủ khả năng bỏ ra để đầu tư vào hệ thống ERP mới. Với việc đưa ra mức
ngân sách cho dự án, để có thể tìm ra nhà cung cấp phù hợp với túi tiền. Hệ thống
ERP là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể nếu được triển khai và sử
dụng đúng cách nên hãy cân nhắc thật kỹ về các chi phí khi thực hiện dự án cũng
như các chi phí phát sinh.

Thời gian thực hiện triển khai hệ thống cũng cần được lên kế hoạch một
cách chặt chẽ và cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định thời gian mà hệ thống ERP
tiến hành hoạt động. Việc triển khai có thể mất rất nhiều thời gian, điều đó phụ
thuộc vào quy mô doanh nghiệp cũng như lượng dữ liệu cần chuyển đổi hay bất
kỳ vấn đề nào có thể phát sinh trong quá trình triển khai. Do đó, lập kế hoạch cho
dự án là ưu tiên để không bị ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 4: Lập danh sách nhà cung cấp tiềm năng

Khi đã có được các tiêu chí đánh giá, doanh nghiệp cần tiến hành lên danh sách
các nhà cung cấp phần mềm ERP tiềm năng. Có nhiều nhà cung cấp nên doanh
nghiệp đánh giá và lựa chọn phục vụ cho lĩnh vực riêng của mình.

Khi đã tìm thấy một vài nhà cung cấp tiềm năng, doanh nghiệp nên đưa các nhà
cung cấp đó vào một danh sách và tìm kiếm thêm các thông tin về họ. Bên cạnh
các thông tin về kinh nghiệm, năng lực, chất lượng dịch vụ,...doanh nghiệp có thể
yêu cầu họ đưa ra một số mô hình giải pháp cho một vài vấn đề của công ty. Từ
đó lấy làm cơ sở tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.

Bước 5: Tiến hành đánh giá

Doanh nghiệp nên lập ra một bảng đánh giá nhà cung cấp thông qua chấm điểm

7
các tiêu chí. Sau đó, tiến hành so sánh điểm giữa các nhà cung cấp và xem nhà
cung cấp nào phù hợp nhất. Bước này cần thực hiện một cách trung thực và khách
quan để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Bước 6: Chọn nhà cung cấp

Sau khi đã tiến hành phân tích, đánh giá doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định cuối cùng
về nhà cung cấp mà doanh nghiệp sẽ hợp tác để triển khai hệ thống ERP.
1.3. Tái cấu trúc mô hình quản trị doanh nghiệp khi triển khai ERP với quản
trị của sự thay đổi (OCM)
Sau khi đã tiến hành phân tích, đánh giá doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định
cuối cùng về nhà cung cấp mà doanh nghiệp sẽ tiến hành hợp tác để triển khai hệ
thống ERP của mình.

Quản trị sự thay đổi của tổ chức (Organizational change management -


OCM) được hiểu là quá trình quản lý các thay đổi trong tổ chức đã xảy ra vì thay
đổi trong quy trình kinh doanh, cơ cấu quản lý hoặc những thay đổi về văn hóa và
xã hội. Quản lý sự thay đổi của tổ chức là cách tiếp cận có hệ thống, đòi hỏi
những thay đổi về kỹ năng và hành vi của con người tham gia (Cameron và
Green, 2019). Quá trình này có thể đảm bảo hoạt động mượt mà của doanh
nghiệp và những người liên quan. Quản lý thay đổi là một công cụ cho phép thực
hiện quy trình kinh doanh mới khi mọi người sẵn sàng chấp nhận những thay đổi.

Khi tiến hành triển khai một hệ thống ERP, đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp cũng tiến hành tái cấu trúc mô hình quản trị của mình để mang lại những
hiệu quả theo quy trình mới. Khi đó, vận dụng mô hình quản trị sự thay đổi giải
quyết các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp. Dự án hiệu quả chỉ khi vấn đề quản
trị hiệu quả.

Khi triển khai ERP doanh nghiệp cần quan tâm sâu sắc các vấn đề sau khi
quản trị sự thay đổi của tổ chức:

• Đưa ra đánh giá về mức độ thay đổi cũng như thiết kế và quy trình khi ứng
dụng hệ thống ERP.
• Đánh giá năng suất và tối ưu hệ thống ERP khi hoàn thành.

8
• Xác định, phân tích từ đó đề ra các nội dung phù hợp cho các buổi huấn luyện
về sử dụng hệ thống mới.
• Tổ chức các hoạt động sau huấn luyện để nhân viên, những người trực tiếp sử
dụng hệ thống ghi nhớ và quen dần với hệ thống mới.
• Lên kế hoạch và tiến hành cho nhân viên tiếp cận hệ thống.

Những kỹ năng quản trị sự thay đổi cần có khi ứng dụng ERP:
• Lên kế hoạch và xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo nhân viên về
những thay đổi khi ứng dụng hệ thống ERP mới.
• Cung cấp các nguồn tài liệu tham khảo cho nhân viên như video, bài giảng, tài
liệu,..để nhân viên có thể chủ động truy cập và tìm hiểu.
• Để nhân viên tiếp cận hệ thống và thực hành trong công việc hàng ngày. Và để
họ đưa ra đánh giá sau khi sử dụng hệ thống.

Để việc triển khai ứng dụng hệ thống ERP vào quy trình kinh doanh của
doanh nghiệp có thể phát huy hết tác dụng thì công tác quản lý các thay đổi do hệ
thống này đem lại phải thật hiệu quả.

9
CHƯƠNG 2: VIETTEL POST
2.1. Khái quát về Viettel Post
2.1.1. Giới thiệu về Viettel Post
Giới thiệu về Bưu chính Viettel: Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính
Viettel(Viettel Post) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel),tiền thân là Trung tâm phát hành tin tức được thành lập ngày 01/01/1997
nhằm cung cấp dịch vụ cho các đơn vị quân đội trong Bộ Quốc phòng Việt
Nam.Phương châm hoạt động: “Nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và tiện lợi”. Các
dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế do Viettel Post cung cấp: dịch
vụ hỏa tốc / chuyển phát nhanh (VCN), dịch vụ hỏa tốc (VHT), dịch vụ hỏa tốc
kinh tế / hỏa tốc kinh tế (VTK), dịch vụ bổ sung, dịch vụ hỏa tốc, thu tiền khi
nhận hàng / COD, dịch vụ hậu cần.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Bưu chính Viettel có 04 công ty thành viên (Công
tyTNHH Một thành viên Viettel Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Một
thành viên Bưu chính Viettel Thành phố Hà Nội; Công ty TNHH MTV Bưuchính
Viettel Campuchia) và 61 chi nhánh trên cả nước, với hơn 3.000 cán bộ công
nhân viên.
Hệ thống mạng lưới Viettel Post
 Viettel Post phủ sóng 100% mạng lưới chuyển phát kể cả các đảo tại
ViệtNam.
 Bưu điện (Điểm chuyển phát nhanh): Có gần 680 bưu cục, trong đó:
+ 300 bưu cục cấp 1
+ 380 bưu cục cấp 2 và cấp 3
 Có 300 đại lý chuyển phát thư trên toàn quốc.
 Có gần 1.000 đầu xe, rơ mooc, xe container đủ trọng tải đảm bảo phục
vụkhách hàng kịp thời, nhanh chóng và an toàn.
2.2. Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post
2.2.1. Khái niệm chuyển đổi số
Để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital
Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các vực của một
doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô
10
hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó
cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi sống là một sự thay đổi về
văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử
nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá
trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách
áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IOT), điện
toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành,lãnh đạo, quy trình
làm việc, văn hóa công ty.
2.2.2. Quá trình chuyển đổi số của Viettel Post
Việc chuyển đổi Bưu chính Viettel từ “Doanh nghiệp 0.4” lên 4.0 đã được chuẩn
bị từ 3 đến 4 năm trước. Ứng dụng chuyển phát Viettel Post là bước đầu tiên trong quá
trình chuyển đổi số. Triển khai hệ thống SAP trên toàn mạng giúp sắp xếp hợp lý thiết
bị và tối ưu hóa hoạt động quản lý trên nền tảng kỹ thuật số. Triển khai hệ thống vận
chuyển tự động để tăng năng suất. Phát triển và triển khai các ứng dụng MyGo.Ngoài
ra, Viettel Post thực hiện chuyển đổi số khi áp dụng phần mềm quản lý theo dõi xe tải,
phần mềm quản lý kho hàng Efulfillment, ...
Riêng năm 2019, Viettel Post đã thực hiện tin học hóa và cơ giới hóa thông qua
14 dự án kỹ thuật.
Xây dựng hệ sinh thái công nghệ có thể cung cấp các công cụ quản lý bán hàng
tập trung, kết nối đa kênh và tương tác đa phương thức thực sự hữu ích,đồng thời giải
quyết hàng loạt vấn đề gặp phải trong kinh doanh và bán hàng.
Với việc đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số, Bưu điện Việt Nam đặt mục tiêu
doanh thu 28.000 tỷ đồng vào năm 2024, nhằm thúc đẩy mở rộng bán hàng thông qua
các chính sách kinh doanh linh hoạt như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ chuyển phát,
sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao…
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Viettel Post trong chuyển đổi số
2.3.1. Thuận lợi
Trong quá trình chuyển đổi số, Bưu điện Việt Nam đã có nhiều thuận lợi,bao gồm:
 Cơ sở hạ tầng với mạng lưới rộng khắp.

11
 Nguồn lực được cung cấp bởi hơn 2.000 bưu điện và cửa hàng. 6.000 đại lý
thu gom.
 Hơn 4.000 tuyến đường dẫn đến mọi gia đình.
 Bưu điện Việt Nam hiện có 6 trung tâm phát triển và 1.000 kho vệ tinh tại các
tỉnh, thành phố và thường xuyên được đầu tư nâng cấp.
 Tại thị trường nước ngoài, Viettel Post cũng đã tăng cường mạng lưới với hai
công ty thành viên là MyGo Campuchia và MyGo Myanmar. Có hơn22.000
nhân viên cốt cán chuyên nghiệp, trong đó 52% có bằng cử nhân trở lên.
Tiếp đó, Viettel Post nhận được sự hỗ trợ đắc lực của Tập đoàn Viettel. Các công
nghệ hiện đại trong lĩnh vực viễn thông, quân sự vốn được xác định là một trong bốn
trụ cột phát triển chiến lược của tập đoàn…sẽ được Vietnam Post kế thừa để sử dụng
cho ngành logistics.
Đầu tiên là big data, bao gồm lưu trữ dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau
do công nghệ IoT tạo ra. Kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý kho dữ liệu Data Lake,
xuất báo cáo phân tích tự động, báo cáo thường xuyên, phân tích thị trường, phân tích
nhu cầu khách hàng…để xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng dài hạn của công ty.
Công nghệ tiếp theo là tự động hóa kho hàng, việc xử lý đơn hàng sẽ trở nên thông
minh hơn thông qua các công nghệ: băng chuyền tự động, robot lấy hàng tự động,
đóng gói tự động,…giúp nâng cao hiệu quả xử lý và giảm thiểu sai sót.
Ngoài ra, Viettel Post còn sử dụng công nghệ chuyển phát, như sử dụng công nghệ
tự hành để giao hàng chặng cuối hoặc giao hàng bằng máy bay(drone), phương tiện
giao hàng tự hành ...
Cuối cùng, là một doanh nghiệp quân sự – công nghiệp – văn hóa quản của Bưu
điện Việt Nam có truyền thống và phương pháp của quân nhân –kỷ luật nghiêm minh,
đề cao tập thể, không ngại khó, ngại khổ. Cơ quan quản lý đạt được sự thống nhất từ
trên xuống dưới.
2.3.2. Khó khăn
 Khả năng ứng dụng CNTT tại thời điểm đó không cao.
 Sự khó khăn trong việc thay đổi nhận thức của nhân sự vì nếu nhân sựkhông
thích ứng kịp thì chuyển đổi số sẽ thất bại.

12
CHƯƠNG 3: YẾU TỔ ĐẢM BẢO ERP THÀNH CÔNG
3.1. Lựa chọn đúng giải pháp
Các nhà cung cấp ERP thường cho ta thấy giải pháp của họ có thể hoàn thành
mọi việc. Có nghĩa là những bài toán nghiệp vụ nào mà doanh nghiệp đặt ra, ERP có
thể đáp ứng một cách hoàn hảo. Nhưng, thực tế không phải tất cả các bài toán đều có
thể hoàn thành một cách hoàn hảo. Do đó, người sử dụng cần đặt câu hỏi và tình
huống thực tế để hiểu rõ giải pháp. Việc lựa chọn giải pháp cần phải được thông qua
một quy trình lựa chọn khắc khe và có cấu trúc để tìm giải pháp phù hợp cho doanh
nghiệp.
3.2. Lựa chọn đúng đơn vị triển khai
Đây là việc quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của giải pháp. Do đó,cần
chọn một đơn vị triển khai có đủ kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như kinh
nghiệm nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi ích mà các công cụ của dự án cung cấp. Quá
trình chọn lọc này có thể do doanh nghiệp tự chọn lựa hoặc lựa chọn đơn vị tư nhân để
thẩm định thay mình.
3.3. Lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận
Lập kế hoạch thực tế và chi tiết để đảm bảo doanh nghiệp có khả năng kiểm soát
được công việc và cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm cho công việc đó.
Trên thực tế, thời gian triển khai dự án thường bị kéo dài. Nguyên nhân có thể là
do: Thay đổi nhân sự, nghiệp vụ phức tạp và đòi hỏi customize, thay đổi quy mô triển
khai,... tuy nhiên, nguyên nhân chung chính là do doanh nghiệp thường không tính
toán được những phát sinh, trong nhiều trường hợp, mốc thời gian đặt ra là không
thực tế.
Điều này không nên xảy ra, vì trễ thời hạn sẽ dẫn đến các phát sinh về công việc,
chi phí và ảnh hưởng đến tinh thần của thành viên.
3.4. Xác định phạm vi dự án rõ ràng và luôn tập trung vào đó
Không nên thay đổi phạm vi của dự án một cách đột ngột vì nó là một công việc
nguy hiểm và tính rủi ro khá cao. Khi thay đổi sẽ dẫn đến việc phải đầu tư thêm nguồn
lực và thay đổi cấu trúc, kế hoạch của dự án. Việc thay nghiêm trọng khéo léo sẽ dẫn
đến công việc chất đống, trì trệ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc khác.
Nặng nề hơn là gây trì hoãn toàn bộ dự án.

13
3.5. Tập trung vào những lợi ích đã xác định
Sự thành công của dự án ERP không chỉ thể hiện qua việc hoàn thành đúng tiến
độ hay ngân sách mà còn thể hiện qua việc giải quyết các nghiệp vụ, cách quản lý và
mức độ hài lòng của nhân sự. Từ đó doanh nghiệp mới đạt được những lợi ích mong
muốn khi quyết định sử dụng dự án.
3.6. Lựa chọn đội dự án với các thành viên phù hợp
Các doanh nghiệp thường cho rằng việc triển khai ERP là trách nhiệm của đơn vị
triển khai. Tuy nhiên, việc đánh giá thấp vai trò của đội dự án nội bộ sẽ nguyên nhân
dẫn đến thất bại. Các kỹ năng, kinh nghiệm và nỗ lực của đội dự án cực kỳ quan trọng
trong quá trình triển khai. Bởi họ chính là những người sẽ phối hợp với đơn vị triển
khai để xây dựng hệ thống. Cần lựa chọn những người khả năng gắn bó lâu dài với
doanh nghiệp cũng như có nghiệp vụ và hiểu được những khó khăn và nhu cầu mà
doanh nghiệp đang gặp phải.
3.7. Đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo
Trong khi triển khai dự án, việc xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, việc triển khai dự án cần có sự tham gia của ban lãnh đạo. Sự hòa hợp của họ
chính là cách giải quyết hiệu quả nhất cho các mâu thuẫn này.
3.8. Đảm bảo người dùng cuối được đào tạo đầy đủ
Việc triển khai không dừng lại ở mức thiết kế, cấu hình và cài đặt mà cần có
người vận hành và quản lý nó. Những người dùng cuối chính là đội quản trị hệ thống
và đội ngũ nhân viên. Họ cần phải được đào tạo một cách nghiêm túc.Lý thuyết và
thực hành cần đi đôi với nhau. Họ cần sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và tối ưu
nhất. Nếu có khả năng, doanh nghiệp hãy đào tạo cho toàn bộ hệ thống nhân sự của
mình. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty có hàng ngàn nhân viên hay có nhiều chi nhánh
thì nên đào tạo những người lãnh đạo, chủ chốt. Sau đó, họ sẽ phổ biến, đào tạo lại
cho những người có chức vụ thấp hơn.
3.9. Hệ thống báo cáo
Hãy suy nghĩ về các hệ thống hiện tại và danh sách các báo cáo mà doanh nghiệp
đang sử dụng trước khi triển khai ERP. Đơn vị triển khai có thể cung cấp được tất cả
các báo cáo này trên hệ thống ERP mới hay không? Sẽ mất bao nhiêu thời gian để
phát triển tất cả các báo cáo này?

14
Doanh nghiệp thường tối đa hóa các công dụng của hệ thống, từ đó dẫn đến
những báo cáo không cần thiết. Việc này dẫn đến sự lãng phí nguồn lực cho cả doanh
nghiệp lẫn đối tác triển khai.
3.10. Quản lý thay đổi hiệu quả
Việc áp dụng hệ thống mới sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh của doanh nghiệp:
các quy trình kinh doanh, thủ tục thay đổi dẫn đến vai trò của một số nhân sự sẽ
khác…do sự phản ứng trước sự thay đổi khác nhau của mỗi người. Trong khoảng thời
gian này, doanh nghiệp cần có một hướng đi khôn khéo để đưa hệ thống này vào một
cách êm đẹp.

15
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI ERP
4.1. Phương pháp triển khai ERP SaaS
SaaS hay Software As A Service được hiểu là mô hình phân phối dịch vụ ứng
dụng phần mềm. Hay nói cách khác, các nhà cung cấp sẽ không bán phần mềm mà
bán dịch vụ dựa trên phần mềm. Hiểu một cách đơn giản hơn là nhà cung cấp tạo ra và
duy trì phần mềm ERP chạy trên nền tảng website, khách hàng có thể truy cập vào
phần mềm bằng các thiết bị thông minh có kết nối internet sau khi trả một khoản phí
đăng ký định kỳ (tháng/quý/năm). Đây được coi là một trong những mô hình 4.0 ưu
việt hơn so với phần mềm ERP tại chỗ.
4.1.1. Ưu điểm của SaaS
 Tiết kiệm chi phí
Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần cài đặt hay đầu tư cho hệ thống vật lý
để chạy phần mềm. Điều đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí về
chi phí nhân sự, chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội, thời gian,và nguồn lực rất lớn.
Bên cạnh đó, với mô hình SaaS thì doanh nghiệp sẽ không cần phải tiến hành chạy và
cài đặt các phần mềm trên hệ thống của mình. Điều này sẽ giúp Viettel Post không tốn
chi phí mua phần mềm, lắp đặt phần cứng cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
mạng.
Hơn nữa, hiện nay mô hình SaaS đầu cung cấp các dịch vụ phần mềm dưới hai
dạng: miễn phí và trả phí. Trong cả hai trường hợp, nhà quản trị có quyền lựa chọn
ngừng sử dụng dịch vụ SaaS bất cứ khi nào muốn, việc trả phí cũng kết thúc tại thời
điểm đó.
 Khả năng trải ngiệm cao
Hiện nay khi quyết định triển khai mô hình SAP ERP theo hình thức SaaS thì
Viettel Post hoàn toàn có thể chủ động trong việc quyết định. Bởi lẽ ERP SaaS sẽ cho
phép chúng ta có thể truy cập, sử dụng thử miễn phí phần mềm trước rồi thời gian tiếp
theo muốn sử dụng và trải nghiệm tính năng nâng cao thì sẽ phải trả thêm phí hoặc
phương án khác thì sẽ là bán theo gói dựa trên số lượng tài khoản và thời gian sử dụng
của khách hàng. Trong cả hai trường hợp trên,doanh nghiệp đều có quyền lựa chọn
ngừng đăng ký dịch vụ SaaS bất cứ khi doanh nghiệp muốn, và chi phí cũng ngay lập
tức dừng luôn tại thời điểm đó.

16
 Thời gian triển khai nhanh gọn
Việc triển khai mô hình SaaS sẽ rất nhanh và không tốn quá nhiều thời gian. Đội
ngũ triển khai họ chỉ mất một vài ngày để thiết lập tài khoản phù hợp với quy trình
quản lý vận đơn, kho vận, kế toán của Viettel Post, sau đó là tiến hành giới thiệu
hướng dẫn sử dụng cho nhân viên của công ty.
 Dịch vụ chăm sóc ưu tiên
Là khi khách hàng quyết định triển khai mô hình SaaS doanh nghiệp sẽ không phải
quá lo lắng về việc gặp sự cố trong quá trình vận hành hay phải có một đội ngũ IT túc
trực 24/24. Mà thay vào đó nhà cung cấp sẽ lo hết tất cả từ việc sửa lỗi, bug, các vấn
đề phát sinh, họ sẽ tối ưu hóa các tính năng cũ hay bị lỗi và liên tục cập nhật các tính
năng ưu việt, phiên bản mới nhất.
 Có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi
Những nhà cung cấp SaaS triển khai dịch vụ thông qua internet nên người dùng dễ
dàng truy cập phần mềm từ mọi thiết bị và mọi trình duyệt miễn là có kết nối internet,
mọi lúc mọi nơi theo yêu cầu được đảm bảo tốt nhất. Chúng ta hoàn toàn không cần
tới văn phòng, chỉ cần sử dụng máy tính, thiết bị di động,…là có thể kết nối, tạo tài
khoản, ứng dụng theo mục đích thực tế đơn giản. Vì thế, việc đăng nhập đơn giản,
thực hiện trên mọi thiết bị sẽ dễ dàng hơn cho người sử dụng.
 Khả năng tích hợp cực kỳ lớn
Hầu hết các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hệ thống API – giao điện
lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu qua lại giữa các ứng
dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau. Đó chính là cơ hội để Viettel nói riêng và
cũng như các doanh nghiệp khác nói chung hội nhập nhanh hơn với các công nghệ
mới ngay trên chính hệ thống hiện tại của mình.
 Mở rộng quy mô dễ dàng
Một ưu điểm lớn của mô hình SaaS là khả năng mở rộng quy mô vô cùng lớn. Bạn
dễ dàng tăng gấp đôi, gấp 3,…số lượng tài khoản hoặc tích hợp thêm các phần mềm
mới mà không ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng hay cơ sỡ dự liệu có sẵn của doanh nghiệp.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng
hoặc đang có dự định mở rộng quy mô trong tương lai.

17
4.1.2. Nhược điểm của SaaS
 Tính bảo mật hệ thống chưa được tốt
Bởi vì SaaS vô cùng linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai mà mà mô hình Sấy
có một điểm yếu đó là vấn đề bảo mật. Với SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở
bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp, còn dữ liệu được ký gửi trên
“đám mây” (cloud) nên bạn có thể có cảm giác không an toàn, lo sợ thông tin bị rò rỉ
hoặc bị lấy cắp.Tuy nhiên, hiện nay thì khi nền điện toán đám mây 4.0 càng phát triển
thì vấn đề này càng bớt lo ngại. Đó là nhờ các nhà cung cấp SaaS chú trọng hơn
vàomã hóa dữ liệu và các điều khoản cam kết bảo mật chặt chẽ hơn trong cam kết
mức độ dịch vụ (SLA).
 Yêu cầu bắt buộc về internet
Người dùng cần phải kết nối internet để đăng nhập và sử dụng phần mềm SaaS.
Trong trường hợp thiết bị sử dụng không kết nối được, hoặc khi đang ở những internet
không khả dụng như trên máy bay thì việc sử dụng sẽ bị gián đoạn. Đây có thể được
coi là một điểm trừ của SaaS trong đánh giá của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp
khó tính.
4.2. Phương pháp triển khai ERP on Premise
ERP on Premise được hiểu là phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Khác với ERP
SaaS thì đây là dạng mô hình phần mềm được thiết lập, cài đặt và hoạt động chính
máy chủ và hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Đáng để nói là nền tảng ERP on
Premise này có thể tận dụng chính những nguồn lực, nguồn tài nguyên máy tính của
công ty để vận hành và phát triển. Bên cạnh đó, nó cũng yêu cầu phải có bản sao phần
mềm được cấp phép bởi một nhà cung cấp phần mềm độc lập.
4.2.1. Ưu điểm của ERP on Premise
 Tính bảo mật
Khi sử dụng phần mềm ERP on Premise thì thông tin nằm trong sự kiểm soát của
công ty, điều này có nghĩa là dữ liệu của doanh nghiệp sẽ do chính doanh nghiệp chịu
trách nhiệm. Doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề dữ liệu công ty có thể
bị một số nhà cung ứng phần mềm không uy tín bán ra ngoài thị trường.
 Kiểm soát trong môi trường tại chỗ

18
Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống của họ và duy trì 100% quyền
riêng tư. Mọi thay đổi, cấu hình và nâng cấp hệ thống đều được thực hiện theo quyết
định của doanh nghiệp. Bởi vì với on Premise, phần mềm sẽ được cài đặt và triển khai
trực tiếp vào máy chủ của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ cấp quyền truy cập
vào cơ sở dữ liệu này cho các tài khoản. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trực tiếp mà
không thông qua bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Đây được coi là một trong những ưu
điểm, lợi ích lớn nhất khi triển khai on Premise
 Chủ động trong việc sử dụng, nâng cấp và truy cấp
Đối với ERP on Premise phần mềm sẽ được trực tiếp thiết lập, cài đặt và triển khai
vào bộ máy của doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp sẽ toàn quyền quyết định về hệ
thống, doanh nghiệp có thể lựa chọn những phiên bản phù hợp để sử dụng cũng như
nâng cấp khi cần thiết mà không phải bị phụ thuộc vào bất kỳ thứ gì. Phần mềm ERP
khi triển khai dưới dạng on Premise có thể hoạt động bất kỳ tình huống nào, không
quan trọng về vấn đề có internet hay không.
4.2.2. Nhược điểm của ERP on Premise
 Yêu cầu đầu tư vốn cao cho phần cứng và cơ sỏ hạ tầng
Người dùng phần mềm on Premise phải chi trả với các chi phí liên tục liên quan
đến không gian lưu trữ, chi phí bảo trì phần cứng, phần mềm máy chủ, mức tiêu thụ
điện năng.
 Về tích chất công việc
Bên được cấp phép cần cài đặt và chạy các bản cập nhật, bản vá và sao lưu để bảo
đảm tính ổn định hơn và sửa lỗi. Chính vì không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cả khả
năng kỹ thuật trong công ty và giữa các nhân viên.
 Hạn chế sự hỗ trợ công nghệ
Khi sử dụng phần mềm on Premise, doanh nghiệp thường ít khi hoặc không nhận
được sự trợ giúp về công nghệ cũng như tính năng mới. Đặc biệt hơn là khi các ứng
dụng được thiết kế chỉ để đáp ứng riêng cho các nhu cầu, quy trình thiết yếu của
doanh nghiệp.
 Bất tiện về truy cập đang di chuyển
Với hệ thống on Premise phải được truy cập trong khu vực lân cận văn phòng hoặc
phạm vi của người dùng vì việc thiết lập truy cập từ xa thường không dễ dàng.

19
4.3. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS và ERP on
Premise cho Viettel Post trong 5 năm (NPV) và sự lựa chọn một trong hai
4.3.1. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise trong 5
năm
Bảng 4.1: Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise
trong 5 năm (2022-2026)

4.3.2. Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS trong 5 năm
Bảng 4.2: Chi phí triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP SaaS trong 5 năm
(2022-2026)

4.3.3. Quyết định lựa chọn phương pháp triển khai SAP ERP cho Viettel Post
Theo kết quả tính toán về các mức chi phí thì nó cho ta thấy được chỉ số NPV của
phương pháp ERP on Premise là $2,222,176.57 cao hơn so với chỉ số NPV của
phương pháp ERP SaaS là $1,320,775.46.
Vì vậy chúng ta nhận thấy rằng việc lựa chọn phương pháp ERP on Premise thích
hợp nhất bởi vì nó có chỉ số NPV cao hơn nên khi áp dụng sẽ tốt và tối đa hóa lợi
nhuận hơn. Bên cạnh đó với đặc điểm quy mô và tính chất quản lý chuỗi hoạt động

20
hàng hóa vận tải thì việc triển khai SAP ERP theo phương pháp ERP on Premise cũng
sẽ đáp ứng được nhu cầu cao về tính bảo mật cũng như khả năng chủ động trong việc
kiểm soát dữ liệu.

21
CHƯƠNG 5: THIẾT KÊ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG MINI-ERP CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
5.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên
5.1.1. Sơ lược về công ty
Ra mắt thị trường vào giữa năm 1996 – Trung Nguyên có tên gọi là: Công ty cổ
phần tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Legend) là một nhãn hiệu cà phê nhỏ và
khá lạ lẫm của Việt Nam. Chỉ trong vòng 10 năm, công ty đã nhanh chóng tạo dựng
được uy tín nhờ đó trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc đối với đa số người tiêu
dùng cả trong và ngoài nước. Giờ đây, sau một chặng đường dài nỗ lực, từ một hãng
cà phê nhỏ nằm giữa Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên trỗi dậy phát triển thành một tập
đoàn hùng mạnh gồm 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản
xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê;nhượng quyền thương hiệu và phân phối, bán lẻ.
Dự kiến Trung Nguyên sẽ phát triển hơn với 10 công ty thành viên kinh doanh đa
dạng hóa các dịch vụ trong tương lai

Hình 5.1: Logo công ty cổ phàn tập đoàn Trung Nguyên

22
5.1.2. Lịch sử hình thành
Tháng 6/1996: Trung Nguyên được ra mắt ở Buôn Mê Thuột – thủ phủ càphê Việt
Nam
Tháng 8/1998: Trung Nguyên lần đầu tiên ra mắt tại Thành phố Hồ ChíMinh
Năm 2000: đánh dấu sự phát triển bằng sự xuất hiện lần đầu ở
HàNội,triển khai mô hình nhượng quyền
Năm 2001: nhượng quyền thành công tại Nhật Bản và Singapore, công bốkhẩu
hiệu “Khơi nguồn sáng tạo”
Năm 2003: sản phẩm cà phê hòa tan G7 lần đầu tiên ra mắt
Năm 2013 : kỷ niệm 10 năm ra đời của cà phê hòa tan G7
Năm 2016: ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The EnergyCoffee
That Changes Life, là chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á
Năm 2018: khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại Buôn Mê Thuột –“Thủ phủ
cà phê toàn cầu”
5.1.3. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: công ty mong muốn trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậycủa nền
kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy với khẩu hiệu
“Tổ chức vĩ đại bằng phụng sự cộng đồng nhân loại”.
Sứ mệnh: xây dựng thương hiệu bằng việc mang lại cho người dùng càphê nguồn
cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào mang đậm văn hóa Việt “Xây dựng một cộng đồng
nhân loại hợp nhất theo một hệ giá trị của lối sống tỉnh thức đem đến thành công và
hạnh phúc thực sự”
Giá trị cốt lõi: “Đức tin tuyệt đối - Phụng sự cộng đồng - Nhân loại hưởng ứng -
Kinh tài vững chắc”. Nghĩa là tập đoàn luôn tuân thủ giá trị đạo đức và đảm bảo chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tập đoàn cũng đóng góp vào sự
phát triển bền vững của xã hội và tôn trọng các nhu cầu của con người trên toàn cầu.
Cuối cùng, Tập đoàn cũng đảm bảo sự bền vững và phát triển kinh doanh của mình,
giữ vững tài chính và tài sản để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và xã hội.
5.1.4. Hoạt động cộng đồng
Sáng tạo vì thương hiệu Việt: khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực
dùng hàng Việt Nam.

23
Quỹ khơi nguồn sáng tạo: nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên đã cố gắng
vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt được những thành tích nổi bật trong học tập.
Diễn đàn Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ và chương trình Ngày hành động vì
nước Việt vĩ đại.
Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam: chương trình được xây dựng nhằm
mục tiêu phát triển các sản phẩm nông sản Việt Nam.
Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam và Ngày hội sáng tạo vì khát
vọng Việt: nhằm kêu gọi tinh thần khát vọng lớn trong khởi nghiệp kiến quốc của thế
hệ trẻ để thay đổi đời mình và vì một Việt Nam khát vọng, sáng tạo, yêu thương và
thịnh vượng.
Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê tại Eatul: Mô hình sử dụng cách tưới nhỏ
giọt kết hợp với bón phân qua nước cho cây cà phê giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao
(tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, …). Mô hình được triển khai từ đầu năm 2010 do
Công ty Cà phê Trung Nguyên tài trợ với quy mô 5.000 m2 và 4.000 m2 còn lại trong
vườn làm đối chứng.
5.1.5. Giới thiệu sơ lược về hệ thống SAP ERP công ty Trung Nguyên đang sử
dụng
SAP (System Application Programing) là công ty chuyên về phát triển và cung
cấp các phần mềm lớn của Đức, giải pháp quản trị cho doanh nghiệp trên nền tảng
công nghệ thông tin. Các phần mềm, giải pháp này sẽ giúp tự động hóa và liên kết các
công việc thủ công, hỗ trợ làm việc sáng tạo, thông minh, giúp cho doanh nghiệp đạt
được lợi thế trên thị trường nhờ tốc độ nhanh chóng và khả năng khai thác thông tin.
SAP có nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện trên thế giới; trực thuộc SAP tại khu
vực châu Á Thái Bình Dương thì ở Việt Nam, SAPcó 2 văn phòng đặt tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm hiện tại, SAP đã phát triển để trở thành
công ty đứng top đầu về phần mềm ERP với hơn 30.000 công ty, hơn 230.000 khách
hàng vàphủ sóng trên hơn 180 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. SAP giờ đây đã
có giá trị và có chỗ đứng để sánh với các ông lớn trong ngành phần mềm như:Oracle,
IBM, Microsoft,…

24
Hình 5.2: Logo SAP ERP
5.1.6. Những khó khăn của Trung Nguyên khi triển khai SAP ERP
Bên cạnh những lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho công ty thì vẫn còn các hạn
chế và bất tiện, vì vậy cần phải tìm hiểu kỹ về SAP ERP trước khi đưa ra quyết định
lựa chọn.
 Bởi vì Trung Nguyên có nhiều công ty thành viên và hệ thống SAP ERP làmột
giải pháp đã cũ, nó có thể quá khó và phức tạp cho công ty để sử dụngvà triển
khai.
 Trung Nguyên không tập trung kinh doanh một mảng cà phê mà còn kinhdoanh
ở nhiều mảng khác nên quyết định sử dụng ERP không hề đơn giản,phải gặp
rất nhiều khó khăn công ty mới chọn được sản phẩm, chi phí vànhà cung cấp
phù hợp.
 Các nhà phát hành ERP nổi tiếng và thành công trên thế giới đều có giáthành
triển khai rất đắt ví dụ như: SAP, Oracle, Info…Ngoài chi phí triển
 khai, công ty còn phải trả khoản tiền bản quyền cho nhà sản xuất. Vì vậy tổng
chi phí bỏ ra cho dự án triển khai sản phẩm ERP là rất lớn.
 Vì SAP ERP tích hợp nhiều chức năng nên thời gian triển khai phần mềmđôi
lúc rất tốn thời gian. Bên cạnh đó, vì là giải pháp cũ nên không đủ điềukiện đáp
ứng được những nhu cầu về kinh doanh online của công ty Trung Nguyên với
giao diện không mang lại trải nghiệm tốt nhất cho kháchhàng. Điều này gây
khó khăn trong việc mở rộng quy mô khách hàng vàvận hành mô hình kinh
doanh mới.
 Để hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất thì yêu cầu đào tạo đối với nhân
viên là rất cao. Đây cũng là một phần chi phí mà công ty phải bỏ ra để nâng cao
chất lượng sản phẩm.

25
5.2. Thiết kê hệ thống mini-erp cho công ty cổ phần tập đoàn trung nguyên
Tập đoàn Trung Nguyên là một trong những tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất
tại Việt Nam và được biết đến với thương hiệu cà phê hòa tan G7 chất lượng cao. Tuy
nhiên, không phải ai cũng biết được quy trình sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên,
từ mua nguyên vật liệu đầu vào cho đến kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán
ra thị trường.
Để sản xuất được cà phê hòa tan G7 chất lượng cao, Tập đoàn Trung Nguyên
luôn tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy và chất lượng cao nhất.
Các nhà cung cấp này thường được chọn lựa với chất lượng hạt cà phê tốt nhất và giá
cả hợp lý nhất. Sau khi thương lượng xong về giá cả và số lượng cà phê cần mua, Tập
đoàn Trung Nguyên sẽ đặt hàng và chờ đợi hàng được giao về.
Tuy nhiên, đến khi hàng được giao về, quá trình kiểm tra chất lượng đầu vào
mới bắt đầu. Các nhân viên chuyên môn của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ tiến hành lựa
chọn những hạt cà phê tốt nhất để sử dụng trong quá trình sản xuất. Các hạt cà phê
khác có khuyết tật hoặc chất lượng không tốt sẽ được loại bỏ hoặc sử dụng cho mục
đích khác.
Sau đó, hạt cà phê được chế biến bằng các phương pháp đặc biệt để giữ nguyên
hương vị và hương thơm đặc trưng của từng loại cà phê. Tập đoàn Trung Nguyên luôn
sử dụng các máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
Cuối cùng, quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng được tiến hành trước
khi sản phẩm cà phê hòa tan G7 được bán ra thị trường. Các nhân viên chuyên môn sẽ
tiến hành kiểm tra độ tươi, độ ẩm, độ mịn của sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm
đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
Nhờ quy trình sản xuất chất lượng cao và việc kiểm tra chất lượng đầu vào và
sản phẩm trước khi bán ra thị trường, sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Tập đoàn
Trung Nguyên luôn đượcngười tiêu dùng đánh giá cao và tin tưởng. Sản phẩm đã và
đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người, từ các quán cà phê đến các gia
đình.
Và sau đây nhóm em sẽ triển khai quy trình ở trên, trên Odoo:

26
Bước 1: Mua nguyên vật liệu đầu vào: Bộ phận mua hàng của Tập đoàn Trung
Nguyên sẽ tiến hành mua các loại cà phê chất lượng cao từ các vùng trồng cà phê nổi
tiếng như Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk,..
Bước 2: Kiểm tra chất lượng đầu vào: Các mẫu cà phê đầu vào sẽ được bộ phận
chất lượng kiểm tra chất lượng tại phòng thí nghiệm của Tập đoàn Trung Nguyên, bao
gồm các yếu tố như độ ẩm, hàm lượng caffeine, hương vị, màu sắc...
Bước 3: Nhập kho nguyên vật liệu đầu vào: Sau quá trình kiểm tra các hạt cà
phê chất lượng sẽ được bộ phận kho vận tiến hành nhập kho.
Bước 4: Tập hợp hóa đơn mua hàng: Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập các hóa
đơn mua hàng và ghi nhận hạch toán để ghi chép, theo dõi và lập báo cáo.
Bước 5: Chế biến cà phê: Cà phê sau khi được kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ
được bộ phận sản xuất tiến hành chế biến theo các quy trình riêng để tạo ra các loại cà
phê G7 khác nhau, bao gồm cà phê G7 Espresso, cà phê G7 Cappuccino, cà phê G7
3in1...
Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sản phẩm cà phê G7 sau khi chế biến sẽ
được bộ phận chất lượng tiến hành kiểm tra chất tại phòng thí nghiệm, đảm bảo các
yếu tố như hương vị, màu sắc, độ đậm đặc, hàm lượng caffeine đạt tiêu chuẩn chất
lượng cao.
Bước 7: Nhập kho thành phẩm: Các sản phẩm cà phê G7 đạt chuẩn chất lượng
cao sẽ được bộ phận kho vận tiến hành nhập kho để chuẩn bị xuất bán cho các khách
hàng.
Bước 8: Tiếp nhận đơn đặt hàng: Bộ phận bán hàng sẽ tiến hành nhận các đơn
đặt hàng của khách hàng.
Bước 9: Xuất kho thành phẩm: Bộ phận kho vận tiếp nhận yêu cầu các đơn đặt
hàng của khách hàng từ bộ phận bán hàng và tiến hành xuất bán các sản phẩm cà phê
G7.
Bước 10: Tập hợp hóa đơn mua hàng: Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập các hóa
đơn bán hàng và ghi nhận hạch toán để ghi chép, theo dõi và lập báo cáo.

27
KẾT LUẬN
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa bùng nổ như hiện nay,chuyển
đổi số là một trong những bước đi quan trọng có ảnh hưởng phần lớn đến các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thành công thì vẫn còn rất nhiều
doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được vai trò của chuyển đổi số cũng như gặp khó
khăn để triển khai mô hình này. Việc triển khai ERP chính là một khởi đầu hoàn hảo
của chuyển đổi số. Nó không những giúp tăng năng suất,nâng cao hiệu quả công việc,
tối thiểu hóa chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra nhiều giá trị tuyệt
vời mới bên cạnh những giá trị truyền thống vốn có. Để triển khai thành công hệ
thống này thì các doanh nghiệp cần đảm bảo sự hiểu biết và có chiến lược rõ ràng cụ
thể cùng với sự đầu tư tương xứng mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.

Nhìn lại năm 2020 và nửa cuối năm 2021, với sự hoành hành của đại dịch covid
– 19, các doanh nghiệp đã và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề gây ra sự biến động
lớn về tình hình kinh tế. Với sự lãnh đạo và quan điểm kiên định của người đứng đầu,
Viettel Post vẫn vững vàng duy trì bộ máy, linh hoạt ứng biến với các khó khăn và
chủ động thích ứng, khôi phục hoạt động công ty. Kết quả là xứng đáng khi công ty
mang lại nhiều lợi ích từ việc chuyển đổi số như tối ưu hóa nguồn nhân lực, tiếp cận
khách hàng một cách dễ dàng, báo cáo dữ liệu chính xác và nhanh chóng,..

Qua những tìm hiểu trên giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về quá trình chuyển
đổi số cũng như ưu nhược điểm và tầm quan trọng mà hệ thống ERP mang lại cho
Viettel Post và Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên. Chúng ta đang sống trong thời
đại công nghệ 4.0, đây là thời đại mà công nghệ phát triển đạt được nhiều thành tựu ấn
tượng. Không thể phủ nhận ERP là bước đầu hoàn hảo của quá trình chuyển đổi số, nó
không chỉ nâng cao năng lực sản xuất còn là chiến lược hiệu quả để giúp doanh
nghiệp thích nghi với sự thay đổi của thời đại công nghệ hiện đại.

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

You might also like