You are on page 1of 72

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: MARKETING DU LỊCH
LỚP HỌC PHẦN: 2111111008904
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Thái Kim Thanh 1921007005 19DLH1
2. Lý Hồng Tiến 1921007019 19DLH1
3. Nguyễn Thành Thông 1921007011 19DLH2
4. Phan Thị Trúc Quỳnh 1921007001 19DLH1
5. Nguyễn Phúc Thọ 1921007010 19DLH1
6. Trần Nguyễn Thuỷ Tiên 1921007018 19DLH2
BẬC: ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO TẠI
KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: THS. NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC


HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2021 – 2022
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO TẠI
KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: THS. NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC


i
LỜI CAM ĐOAN
Tiểu luận môn Marketing Du Lịch với đề tài: “Phân Tích Sản Phẩm Du Lịch Biển
Đảo Tại Kiên Giang Trong Giai Đoạn Hậu Covid” là bài tiểu luận kết thúc môn của
nhóm chúng em. Trong quá trình thực hiện đề tài có thể còn nhiều thiếu sót nhưng những
nội dung trình bày trong bài tiểu luận này là biểu hiện kết quả của chúng em thông qua
nghiên cứu, tìm hiểu trao đổi làm việc cùng nhau dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn
Phạm Hạnh Phúc.

Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong bài tiểu luận môn
Marketing Du Lịch này không phải là bản sao chép từ bất kì bài tiểu luận nào có trước
đó. Các thông tin, số liệu và nguồn tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn
đầy đủ. Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

TPHCM, ngày 18 tháng 12 năm 2021

ĐẠI DIỆN NHÓM

Trần Nguyễn Thủy Tiên

ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Du lịch –
Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện cho chúng em học môn
Marketing Du Lịch trong chương trình đào tạo của mình. Đặc biệt, nhóm chúng em xin
được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với giảng viên Nguyễn Phạm Hạnh Phúc. Cảm
ơn cô vì trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Marketing Du Lịch, cô đã hết
lòng giảng dạy chúng em và khiến chúng em yêu thích cũng như có thêm được nhiều
kiến thức về ngành du lịch đặc biệt là các nội dung về marketing trong du lịch. Mặc dù
trong điều kiện dịch bệnh khó khăn, phải dạy online nhưng cô vẫn rất tận tâm truyền đạt
kiến thức cho chúng em. Không chỉ đem đến những bài giảng bổ ích mà cô còn tạo ra
một môi trường năng động sáng tạo cho chúng em. Nó thể hiện qua những bài tập nhóm
từ những bài nhỏ đến những buổi thuyết trình lớn của nhóm cũng giúp chúng em có
thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hơn.

Mặc dù chỉ được học với cô vỏn vẹn 6 buổi lý thuyết trên lớp tuy ngắn ngủi
nhưng cảm ơn cô đã truyền đạt được hết những kiến thức cần thiết nhất đến cho chúng
em, không chỉ là kiến thức về môn học mà còn là kiến thức về đời sống. Và thông qua
bài tiểu luận này chúng em càng cảm nhận được sự quan tâm của quý thầy cô. Nhờ có
bài tiểu luận, mà chúng em biết thêm những điều thú vị hơn nữa về ngành du lịch của
Việt Nam cũng như là việc Marketing trong du lịch quan trọng như nào. Thông tin, kiến
thức là vô tận có thể bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót nhưng chúng em đã
cùng nhau cố gắng và nỗ lực trong việc tìm kiếm thu thập dữ liệu một cách đầy đủ nhất
để hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận của nhóm chúng em. Nhóm chúng em xin gửi đến
thầy cô bài tiểu luận này, và mong nhận lời chỉ bảo, nhận xét và góp ý của thầy cô.

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô và kính chúc
thầy cô có nhiều sức khỏe cũng như gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con
đường giảng dạy của mình.

iii
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………

Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn: ……………. Điểm chữ: …………

Ngày …… tháng …… năm ……….

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

iv
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Nhận xét chung: Trong quá trình thực hiện, các thành viên trong nhóm đã rất cố gắng,
nỗ lực hoàn thành bài tiểu luận. Các thành viên tích cực tìm hiểu nội dung và tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng bài tiểu luận, cùng nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

STT Tên thành viên Nhiệm vụ Nhận xét, đánh giá Điểm

Hoàn thành công


Tìm hiểu, nghiên cứu
1 việc được giao, có 100%
Nguyễn Thành Thông chương 2, chương 3
đóng góp ý kiến

Có đóng góp ý kiến


Tìm hiểu, nghiên cứu cho phần nội dung,
2 Thái Kim Thanh 100%
chương 2, chương 3 hoàn thành công
việc được giao.

Tìm hiểu, nghiên cứu Nộp bài đúng hạn,


chương 1, chương 3, tích cực tìm hiểu và
3 Lý Hồng Tiến hỗ trợ viết kết luận, đóng góp cho phần 100%
chỉnh sửa hình thức, nội dung, hoàn
nội dung bài thành công việc tốt.

Tìm hiểu, nghiên cứu Hoàn thành công


4 Nguyễn Phúc Thọ chương 2, chương 3, việc được giao, có 100%
hỗ trợ viết kết luận đóng góp ý kiến.

Hoàn thành đúng


Tìm hiểu, nghiên cứu hạn nội dung được
5 Phan Thị Trúc Quỳnh 100%
chương 1, chương 3 giao, có đóng góp ý
kiến
Phụ trách chính bài
Có đề xuất, tích cực
tiểu luận phân công
đóng góp trao đổi ý
công việc, tìm hiểu,
6 Trần Nguyễn Thủy Tiên kiến cho phần nội 100%
nghiên cứu chương 2,
dung, hoàn thành
chương 3, viết mở
tốt công việc.
đầu, tổng hợp word

v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................... 3
1.1. Sản phẩm du lịch ...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ................................................................ 3
1.1.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch .......................................... 3
1.1.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch ..................................................... 4
1.2. Điểm đến du lịch ....................................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm điểm đến du lịch................................................................. 5
1.2.2. Quản lý điểm đến du lịch .................................................................... 6
1.3. Phân khúc thị trường ............................................................................... 7
1.3.1. Khái niệm phân khúc thị trường ......................................................... 7
1.3.2. Các yêu cầu của phân khúc thị trường ............................................... 8
1.3.3. Phân khúc thị trường........................................................................... 9
1.4. Thị trường mục tiêu ............................................................................... 15
1.4.1. Khái niệm thị trường mục tiêu .......................................................... 15
1.4.2. Phương pháp chọn thị trường mục tiêu ............................................ 16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO TẠI KIÊN
GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID ................................................ 18
2.1. Giới thiệu khái quát về Kiên Giang ...................................................... 18
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 18
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên........................................................... 18
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................... 20
2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .......................... 21
2.1.5. Tiềm năng phát triển du lịch ......................................................... 23
2.2. Giới thiệu về loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang ..................... 25
2.2.1. Khái niệm du lịch biển đảo ............................................................... 25
2.2.2. Tiềm năng và lợi thế .......................................................................... 26
2.2.3. Sức hút từ biển đảo............................................................................ 28
2.2.4. Phấn đấu thành một trung tâm du lịch biển, đảo quốc gia và khu vực
..................................................................................................................... 29
2.3. Phân tích thực trạng của loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang. 29
vi
2.3.1. Tình hình du lịch Kiên Giang hậu Covid .......................................... 30
2.3.2. Thống kê lượng khách du lịch đến Kiên Giang ................................ 31
2.3.3. Về doanh thu...................................................................................... 34
2.3.4. Cơ sở vật chất.................................................................................... 35
2.3.5. Nguồn nhân lực ................................................................................. 37
2.3.6. Hoạt động du lịch biển thành phố đảo.............................................. 39
2.3.7. Hiện trạng môi trường du lịch .......................................................... 40
2.4. Phân tích SWOT du lịch biển đảo tại Kiên Giang .............................. 42
2.4.1. Điểm mạnh (Strength) ....................................................................... 42
2.4.2. Điểm yếu (Weakness) ........................................................................ 44
2.4.3. Cơ hội (Opportunities) ...................................................................... 44
2.4.4. Nguy cơ, thách thức (Threat) ............................................................ 45
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
TẠI KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID ............................. 47
3.1. Giải pháp để Kiên Giang thành điểm đến an toàn ............................. 47
3.2. Giải pháp về hoạt động bảo vệ môi trường ......................................... 49
3.3. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................... 50
3.4. Thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, hiệu quả. .............................................................................. 53
3.5. Giải pháp về truyền thông ..................................................................... 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. UBND: Ủy ban Nhân dân


2. TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
3. Sở TN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường

viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch .......................................6
Bảng 2: Thống kê số lượng khách du lịch 11/2021 .......................................................32
Bảng 3: Lượng khách du lịch đến Phú Quốc trong năm 2012 - 2020 ..........................32
Bảng 4: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại Phú Quốc ................................................36
Bảng 5: Hiện trạng nguồn nhân lực của Phú Quốc trong năm 2018 - 2020 ................39

ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Qua nhiều năm phát triển, không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia trên thế
giới đều không ngừng cải thiện, biến du lịch trở ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi lẽ du lịch
không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các
ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, mà còn thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá.

Thật vậy, việc đưa du lịch ngày càng phát triển luôn là mục tiêu mà các quốc gia
trên thế giới hướng tới. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu COVID, khi mà sự an toàn được
đưa lên hàng đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp, các điểm du lịch tại Việt Nam phải có những
chính sách phương án cho sự trở lại của ngành công nghiệp không khói này. Nhận định
về những khuynh hướng đương đại trong du lịch và những xu hướng mới sau dịch
COVID-19, nhiều chuyên gia cho rằng du lịch đoàn sẽ bị hạn chế, du lịch cộng đồng,
du lịch sinh thái, du lịch bền vững,… sẽ lên ngôi. Những loại hình du lịch này sẽ thu hút
du khách vì luôn hướng đến sự bền vững trong tương lai, hoà mình với thiên nhiên, tạo
ra sự gắn kết giữa người dân và du khách.

Kiên Giang điểm đến được xem như một Việt Nam thu nhỏ với đa dạng các tài
nguyên du lịch, với hàng trăm các đảo lớn nhỏ đã hình thành cho mình một hình ảnh du
lịch nhất định. Mà nổi bật hơn hết chính là du lịch biển đảo ở đây, với Phú Quốc là khu
vực phát triển mạnh mẽ nhất. Quan trọng là để đáp ứng kịp thời với xu hướng cũng như
nhằm kích cầu du lịch trong giai đoạn hậu Covid, ngành Du lịch tỉnh đã kêu gọi các đơn
vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch
thu hút khách du lịch. Chú trọng gắn kết phát triển du lịch mang lại sản phẩm, dịch vụ
với hình ảnh “Biển, đảo Kiên Giang - điểm đến An toàn, Thân thiện và Hấp dẫn”.

Nhận thấy tiềm năng của loại hình du lịch này, nhóm chúng em đã quyết định
chọn chủ đề: “Phân tích sản phẩm du lịch biển đảo tại Kiên Giang trong giai đoạn hậu
COVID-19” cho bài tiểu luận kết thúc môn Marketing du lịch. Hi vọng bài tiểu luận sẽ
giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang trong giai
đoạn hồi phục này.

1
Bố cục

Bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết

Chương 2: Phân tích loại hình sản phẩm du lịch biển đảo tại Kiên Giang trong giai đoạn
hậu Covid

Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển loại hình sản phẩm du lịch biển đảo tại Kiên
Giang trong giai đoạn hậu Covid

2. Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở
thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề
tài nghiên cứu sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái
quát về vấn đề nghiên cứu.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Sản phẩm du lịch

1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch


Sản phẩm bao gồm các hình dạng hoặc hình thức của những gì được cung cấp
cho khách hàng tiềm năng, nói cách khác, các đặc tính của sản phẩm được thiết kế bởi
các quyết định quản trị chiến lược nhằm đáp ứng với kiến thức của nhà quản trị
marketing về những mong muốn, nhu cầu và lợi ích tìm kiếm của người tiêu dùng.

Một số khái niệm về sản phẩm du lịch như sau:

“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.” – Luật du lịch 2017

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa
các yếu tố hữu hình và vô hình, như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, các
điểm tham quan, cơ sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể đại diện
cho mục đích cốt lõi của marketing và tạo ra trải nghiệm cho khách du lịch bao gồm các
khía cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng. Một sản phẩm du lịch được định giá và
bán thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vòng đời sản phẩm”

Sản phẩm du lịch và lữ hành được thiết kế và liên tục điều chỉnh để phù hợp với
nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng mục tiêu và khả năng thanh toán của họ.

1.1.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), sản phẩm du lịch sẽ là sự kết hợp nhiều
yếu tố hữu hình và vô hình, do đó một sản phẩm du lịch sẽ phải là một trải nghiệm hoàn
chỉnh dành cho khách du lịch khi họ quyết định sử dụng dịch vụ du lịch. Nên một sản
phẩm du lịch sẽ phải được bao gồm bởi các yếu tố như:

Điểm đến du lịch

Hiện nay có rất nhiều loại điểm đến du lịch thu hút khách du lịch như là các điểm
đến tự nhiên, điểm đến nhân tạo… và tất cả đều có một sức hấp dẫn thu hút riêng của
mình.

• Các điểm đến du lịch tự nhiên như: Biển, núi, hồ, động, sông, rừng,…
3
• Các điểm đến nhân tạo: bao gồm các điểm du lịch văn hóa như các làng
nghề, các địa điểm có lễ hội truyền thống, các nghi lễ hay các văn hóa
nghệ thuật truyền thống,..

Khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận là mức độ dễ dàng tiếp cận đến một điểm đến du lịch. Yếu tố
này bao gồm:

• Cơ sở hạ tầng: đường xá, bãi đỗ, xe lửa, sân bay, cảng biển,..

• Phương tiện vận chuyển: tốc độ và sự sẵn có của giao thông công cộng khác nhau.

• Hoạt động: tuyến du lịch, tần suất dịch vụ và chi phí bao gồm chi phí đường bộ.

• Quy định của chính phủ: quy định về hoạt động giao thông.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Là thành phần không thể thiếu giúp cấu thành nên sản phẩm du lịch. Nó bao gồm
các dịch vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người đi du lịch như: khách sạn, nhà nghỉ,
nhà hàng

Giá cả

Mức giá là một trong những yếu tố quan trọng trong lựa chọn sản phẩm du lịch,
bởi đây là những thông số được sử dụng giúp khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm
du lịch khác nhau.

1.1.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch có 7 đặc trưng cơ bản như sau:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch không tồn tại ở dạng vật chất, không thể sờ,
thử trước khi mua và không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
- Tính không chia tách được: Quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch sẽ được
diễn ra đồng thời với quá trình phục vụ. Tính không chia tách được của sản
phẩm cũng có nghĩa là khách hàng cũng là một phần của sản phẩm.

4
- Tính biến động: Dịch vụ biến động nhiều, chất lượng sản phẩm du lịch sẽ
được đánh giá tùy thuộc vào việc ai cung ứng, sử dụng sản phẩm khi nào và
ở đâu.
- Tính không thể lưu kho – dễ hỏng: Các công ty lữ hành phải đặt trước các
dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú,… và không thể để tồn kho vì nhà hàng,
khách sạn ngày nay thường tính phí cho việc giữ chỗ mà không sử dụng và
nếu để qua ngày sản phẩm không sử dụng được sẽ mất.
- Tính thời vụ: là sự dao động lặp đi, lặp lại hàng năm đối với cung và cầu các
dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố nhất
định như thời tiết, khí hậu, thời gian nhàn rỗi,…
- Chi phí cố định cao: là chi phí đảm bảo mở cửa và duy trì kinh doanh hoạt
động như chi phí thuê mướn mặt bằng, công tác quản lý, chi phí bảo hành bảo
dưỡng trang thiết bị.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các sản phẩm du lịch: Các thành tố trong các sản
phẩm trong du lịch thay đổi sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi đến các yếu tố khác
của sản phẩm du lịch
1.2. Điểm đến du lịch

1.2.1. Khái niệm điểm đến du lịch


“Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một
đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu
hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác
định khả năng cạnh tranh trên thị trường.” – Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO).

Điểm khác nhau giữa điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch:

Điểm đến du lịch Điểm tham quan du lịch

⁃ Điểm đến du lịch có thể là một ⁃ Điểm tham quan là các di tích
quốc gia, một thành phố,… lịch sử, công trình văn hóa,

⁃ Điểm đến du lịch có thể bao các công viên chuyên đề,

gồm nhiều điểm tham quan du những làng nghề truyền thống,

lịch. …

5
⁃ Điểm đến du lịch phải bao ⁃ Chỉ tổ chức phục vụ nhu cầu
gồm các tiện nghi và dịch vụ tham quan thuần túy.
được thiết kế để đáp ứng nhu
⁃ Chỉ thu hút đối tượng khách
cầu của du khách
mang tính chất đi để học hỏi
⁃ Có giới hạn vật lý và hành với thời gian ngắn và khách
chính, được quản lý, có sự tham quan thuần túy không
nhận thức về hình ảnh. lưu lại qua đêm

⁃ Là nơi hấp dẫn, thu hút đối


tượng khách du lịch nghỉ ngơi
và tham quan với thời gian
kéo dài hoặc lưu lại qua đêm.

Bảng 1: So sánh điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch


1.2.2. Quản lý điểm đến du lịch
Khái niệm quản lý điểm đến

- Là quản lý chiến lược và tiếp thị điểm đến du lịch


- Là quá trình liên quan đến phối hợp hành động để đem lại lợi ích môi trường
của các điểm đến, cộng đồng cư dân, doanh nghiệp và khách tham quan đồng
thời giải quyết các mối quan hệ giữa chúng.
- Là việc xây dựng và thực hiện kế hoạch toàn diện để quản lý chuỗi giá trị du
lịch của một điểm đến.
- Là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm
đến.

Một số yêu cầu về quản lý điểm đến

- Cần có sự kết hợp của nhiều tổ chức tham gia và lợi ích làm việc của họ đều
phải hướng tới một mục tiêu chung.
- Là một phần quan trọng của việc kiểm soát các hoạt động của ngành du lịch.
- Bao gồm việc thành lập ban quản lý điểm đến; lập kế hoạch sử dụng, quản lý
nguồn nhân lực, môi trường; thành lập các hiệp hội kinh doanh; và một loạt
các kỹ thuật khác để định hình sự phát triển và hoạt động của điểm đến.

6
Mục đích quản lý điểm đến

- Nhà cung ứng dịch vụ, đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục tại điểm đến
và đảm bảo cho hoạt động marketing cho dịch vụ lưu trú, giải trí cũng như
hoạt động tham quan tại một số điểm du lịch trong vùng…
- Mô hình một tam giác bền vững, hài hòa giữa ba yếu tố: Môi trường sinh thái,
các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu xã hội.
- Thực hiện ở các cấp độ khác nhau: Từ cấp độ địa phương/ cộng đồng trực tiếp
với các nhà cung cấp dịch vụ, đến cấp độ quốc gia.

1.3. Phân khúc thị trường


1.3.1. Khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường có thể được định nghĩa là quá trình phân chia tổng số thị
trường các du khách, hoặc khu vực một thị trường như đi nghỉ, vào phân nhóm hoặc
phân khúc cho các mục đích quản lý marketing. Mục đích là để tạo thuận lợi hơn,
marketing hiệu quả thông qua việc xúc tiến, xây dựng và phân phối các sản phẩm được
thiết kế nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu xác định các nhóm đối tượng. Nói cách
khác, phân khúc thị trường có thể hiểu đơn giản là phân loại các nhóm đối tượng tiêu
dùng có cùng nhu cầu, xu hướng và hành vi tiêu dùng vào cùng một nhóm. Phân khúc
thị trường là một chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp dễ nhận biết và nắm rõ hành
vi của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có các thay đổi về sản phẩm hay dịch vụ
để đáp ứng được yêu cầu các khách hàng tiềm năng của họ. Trong ngành công nghiệp
du lịch, hầu hết các doanh nghiệp đã thành lập thường sẽ không có sự lựa chọn thực tế
nhưng để nhắm mục tiêu phân khúc nào đó vì vị trí và tính chất của kinh doanh. Nhưng
thông thường sẽ có các phân khúc khác có thể được chọn làm mục tiêu nếu họ đóng góp
vào nhu cầu của doanh nghiệp.

Phân khúc thị trường chính là một trong các công cụ đảm bảo thành công trong chiến
dịch marketing hiệu quả nhất. Ngày nay, các doanh nghiệp thường dựa vào phân khúc
thị trường để tận dụng và khai thác nhiều cơ hội marketing khác nhau, thích hợp với lợi
thế của chính họ và tận dụng được tất cả các nguồn lực sẵn có để phát triển. Nhờ vào
phân khúc thị trường, các doanh nghiệp sẽ thu thập và nghiên cứu dữ liệu có giá trị về
yêu cầu, thị hiếu, hành vi mua hàng của người dùng. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ cải

7
thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sao cho phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của
khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Mục đích của việc phân khúc thị trường trong du lịch

Bằng cách phân khúc và phục vụ một nhóm đối tượng cụ thể, doanh nghiệp du
lịch có thể kiếm được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

• Giảm cạnh tranh: Thay vì cạnh tranh với mọi nhà kinh doanh du lịch khác
ngoài kia, công ty đang cạnh tranh với những khách hàng thích hợp.
• Dễ dàng cải thiện: có thể tập trung phục vụ nhu cầu của một phân khúc thị
trường, thay vì tất cả các phân khúc và dễ dàng cải thiện hơn bởi đối tượng
đã được chia nhỏ.
• Mục tiêu thông điệp tiếp thị rõ ràng: đối với một phân khúc thị trường
nào đó, doanh nghiệp sẽ có thông điệp tiếp cận sát sườn nhất, phù hợp với
nhu cầu của họ.
• Tập trung vào các kênh tiếp thị phù hợp: điều này cho phép công ty du
lịch tập trung tiếp thị và PR tour du lịch của mình đúng với phân khúc thị
trường, thay vì tất cả.
• Tăng sự hài lòng: khi công ty phục vụ cho một loại khách du lịch cụ thể,
đảm bảo chúng ta đang cung cấp trải nghiệm tuyệt vời khi doanh nghiệp
biết họ đến vì điều gì. Trải nghiệm tốt chính là sự hài lòng của khách hàng,
đánh giá tốt hơn.

1.3.2. Các yêu cầu của phân khúc thị trường


Riêng biệt: phân nhóm được lựa chọn phải được nhận dạng riêng biệt bởi tiêu chí
như mục đích của chuyến thăm, thu nhập, địa điểm cư trú, hoặc động cơ.

Đo lường được: các tiêu chuẩn phân biệt các phân nhóm phải được đo lường bằng
các dữ liệu nghiên cứu marketing sẵn có, hoặc thông qua các dữ liệu đó mới có thể đạt
được với chi phí chấp nhận được. Phân khúc mà không thể được đo lường đầy đủ một
cách thường xuyên có thể không được thực hiện đúng mục tiêu.

Có thể phát triển được: là doanh thu dài hạn dự kiến tạo ra bởi phân khúc nhắm
đến vượt quá toàn bộ chi phí thiết kế một hỗn hợp marketing để đạt được nó – lợi nhuận

8
đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Tính khả thi là một chức năng của các chi phí của các sản
phẩm thiết kế hoặc thích nghi cho các phân khúc, thúc đẩy cho mục tiêu nhóm, và đảm
bảo rằng khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy truy cập thuận tiện cho các sản phẩm
như vậy, một khi họ đã được thuyết phục để mua.

Thích hợp: phản ánh sự không thể chia tách của phân phối dịch vụ và là điều cần
thiết là các phân khúc được phục vụ tại chỗ phải tương thích lẫn nhau, góp phần vào
hình ảnh hoặc các vị trí trên thị trường. Việc đáp ứng các yêu cầu của một phân khúc
đôi lúc không đạt được, nếu không tách khỏi yêu cầu của các phân khúc khác.

Bền vững: Mức độ các phân khúc góp phần, tích cực hay tiêu cực, vào sứ mạng
của một doanh nghiệp. Việc lựa chọn các phân khúc bền vững hơn, tránh các phân khúc
có thể gây tác động xấu là những cân nhắc tương đối mới trong marketing du lịch và lữ
hành, có thể còn phát triển xa hơn trong vài thập kỷ tới.

1.3.3. Phân khúc thị trường


Doanh nghiệp sử dụng phân khúc thị trường như một công cụ thiết yếu để giúp
xác định các nhóm khách hàng khác nhau và tìm ra được những đối tượng khách hàng
mục tiêu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ định hướng được phương pháp marketing nhằm
quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm mà công ty cung cấp đến đúng những khách hàng tiềm
năng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Có bảy cách chính phân chia ra những thị
trường cho các mục đích phân khúc, tất cả đều được sử dụng trong thực tế trong ngành
công nghiệp du lịch. Các phương pháp chính của phân khúc:

• Mục đích của chuyến đi


• Nhu cầu, động cơ, và lợi ích tìm kiếm của người mua
• Hành vi người mua/ đặc điểm của việc sử dụng sản phẩm
• Nhân khẩu học, kinh tế và địa lý
• Tâm lý
• Đặc điểm địa lý nhân chủng
• Giá

9
1.3.3.1. Phân khúc thị trường theo mục đích của du lịch
Du lịch tham quan: Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao
hiểu biết về thế giói xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch
tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như
một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản
xuất... Như vậy, mục đích của nhóm này là nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử, điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội,... ở một vùng đất khác.

Du lịch giải trí: Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách
khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoái mái
thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch. Có thể có nhu cầu tham quan hoặc
các nhu cầu khác, song mục tiêu đó khồng phải là cơ bản. Khách du lịch thường chọn
một nơi yên bình, không đi lại nhiều.

Du lịch kinh doanh: Mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ
hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn... Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt
là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đối với ngành du lịch Việt
Nam trong thời gian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng
(trên 20%) và đặc biệt tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ chi tiêu của
khách du lịch luôn giữ ở mức cao nhất.

Du lich công vụ: Khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham
dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường quan hệ ngoại giao, trao đổi văn
hóa... Được coi là một loại hình du lịch vì các đại biểu cũng có nhu cầu về đi lại, ăn, ở,
giải trí. Hơn nữa họ còn có những nhu cầu bổ sung như: tổ chức hội họp, MICE, thông
tin liên lạc, dịch thuật... và thường có khả năng chi trả lớn.

Du lịch thể thao: Tham gia các hoạt động thể thao là một nhu cẩu thường thấy ở
con người. Chơi thể thao không chuyên nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức
khoẻ, thể hiện mình... được coi ià một trong các mục đích của du lịch. Đây là loại hình
xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao của mọi người. Ngoài loại
hình du lịch thể thao thuần tuý nêu trên còn có loại hình du lịch thể thao kết hợp. Đó là
những chuyến đi của các vận động viên có mục đích chính là luyện tập, tham dự vào các
cuộc thi đấu thể thao.
10
Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là
phục hồi sức khoẻ cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, vói chế độ du lịch hợp
lý, cộng đồng có thể giảm trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Địa chỉ cho các
chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong
cảnh ngoạn mục như các bãi biển, hồ, sông, suối, suối nưóe nóng, vùng núi, vùng nông
thôn...

Du lịch lễ hội: Ngày nay, lễ hội là yếu tố rất hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy,
việc khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các hội lễ mới không chỉ là mối quan
tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của
ngành du lịch.

Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch hình thành
rất sớm và khá phổ biến. Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của
các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo...

Du lịch mạo hiểm: Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn
luyện mình và tự khám phá bản thân của con người dặc biệt là giới trẻ. Những con suối
chảy xiết, những thác ghềnh, những ngọn núi cao chót vót, những vùng gần núi lửa nóng
bỏng, những khu rừng rậm rạp, những hang động bí hiểm, những địa danh hoang vu
hiểm trở... là địa chỉ lý thú cho những ưa mạo hiểm.

Du lịch nghiên cứu, học tập: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến
do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết vói tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, nâng
cao, củng cố kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính
trị, xã hội, môi trường... ở điểm đến du lịch.

Du lịch thăm thân: Mục đích chính của chuyến du lịch theo loại hình này nhằm
thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè... trong quá trình đó, họ kết hợp tham quan, tìm hiểu
thêm về đặc trưng văn hoá, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự đổi thay theo năm
tháng mà họ muốn khám phá, trải nghiệm. Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại
hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của người
thân giữa các vùng miền, các nước.

11
1.3.3.2. Phân khúc thị trường bởi nhu cầu và lợi ích tìm kiếm của người mua
Trong mục đích du lịch, việc xem xét hợp lý tiếp theo cho phân khúc là hiểu được
nhu cầu, mong muốn và động lực của các nhóm khách hàng cụ thể. Rất thường được
chấp nhận trong marketing rằng khách hàng có xu hướng tìm kiếm lợi ích đặc biệt khi
họ có những lựa chọn sản phẩm của họ. Trong trường hợp nhà điều hành tour du lịch,
mục đích chính được phản ánh trong các loại kỳ nghỉ, động cơ thúc đẩy đa dạng có thể
liên quan đến cơ hội đáp ứng và kết hợp với các loại hình khách hàng cụ thể, thưởng
thức món ăn ngon, hoạt động cường độ cao hoặc có thú vui nghỉ dưỡng yên tĩnh, và
v.v... Một số du khách doanh nghiệp, nếu họ được trả một khoản tiền cố định chi phí đi
lại của họ, có thể tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ, đặc biệt là nếu họ có thể giữ lại số chênh
lệch giữa phụ cấp đi lại và chi phí thực tế họ trả tiền.

1.3.3.3. Phân khúc bởi hành vi của người mua


Tại cốt lõi của nó, phân khúc hành vi là hành động phân loại khách hàng tiềm
năng dựa trên hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của bạn. Chẳng hạn, khách
hàng tiềm năng đã truy cập trang đích cho một sự kiện sắp tới có thể được hưởng lợi từ
việc nhận được lời mời được cá nhân hóa. Phân khúc thị trường của bạn dựa trên các
hành vi thường được thực hiện bởi các nhà tiếp thị trong phần mềm tự động hóa tiếp thị
của họ, nhưng bất kỳ công ty nào có danh sách gửi thư đã thực hiện phân đoạn hành vi
chỉ bằng cách theo dõi khách hàng tiềm năng đã đăng ký để nhận email. Dựa vào sự
khác nhau giữa quan niệm, thái độ, kiến thức, cách sử dụng hoặc phản ứng đối với một
sản phẩm nào đó của khách hàng. Trong mục đích và lợi ích, có thể chọn lọc quá trình
phân khúc theo các loại hành vi hoặc đặc điểm của việc sử dụng các sản phẩm mà khách
hàng thể hiện. Một ví dụ rõ ràng là tần suất sử dụng sản phẩm. Khách hàng trung thành
là đối tượng rất hấp dẫn cho người sản xuất vì kết hợp các mức chi tiêu cao, tần suất cao
và trung thành cao sẽ là lý do tốt nhất để thiết kế sản phẩm và thiết kế các chiến dịch
quảng cáo nhằm mục đích đảm bảo và duy trì những giá trị nhất của khách hàng.

Một loạt các đặc điểm hành vi người mua có thể có liên quan đến việc xác định
và phân khúc cụ thể, và phát triển sản phẩm thích ứng cho các nhu cầu cụ thể của họ.
Những đặc điểm này có thể được phân chia theo:

- Thời điểm và quy trình quyết định của người mua trước khi quyết định đặt chỗ.

12
- Quyết định được thực hiện trong quá trình đặt chỗ.
- Các quyết định sử dụng sản phẩm trong quá trình tiêu thụ, bao gồm các tác động
đến tính bền vững.
- Hành vi của người mua và quyết định sau khi sử dụng bất kỳ sản phẩm du lịch
và lữ hành nào.

1.3.3.4. Phân khúc bằng nhân khẩu học


Nếu các doanh nghiệp du lịch bắt đầu quá trình phân khúc của họ với một phân
tích về nhu cầu khách hàng và lợi ích tìm kiếm, trong mục đích du lịch, họ sẽ có một sự
hiểu biết rõ ràng về các loại sản phẩm được lựa chọn nhóm khách hàng của họ muốn.

Ở các thị trường du lịch lớn như châu Âu và Bắc Mỹ, Nhật Bản và ngay cả ở Việt
Nam tỷ lệ người già đang tăng lên. Cơ hội này đã giúp các điểm đến du lịch phát triển
sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi đó là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
chữa bệnh và du lịch chăm sóc sức khỏe người già... Ngược lại, giới trẻ hiện nay giành
nhiều tiền hơn để đi du lịch, họ muốn trải nghiệm nhiều nơi, nhưng nhu cầu về tiện nghi
du lịch (ăn, ở, đi lại...) ở mức thấp. Nếu như những người già cần ở tại khách sạn từ 3
sao trở lên, ăn, uống phải theo chế độ dinh dưỡng tốt, nhưng những người trẻ họ chỉ cần
chỗ để ngủ, ăn uống qua quýt nhưng họ muốn đi thăm nhiều nơi, kể cả thuê xe đạp hoặc
mô tô để đi. Vì thế xuất hiện từ “khách du lịch ba lô” hoặc xu hướng “đi phượt” của
thanh niên hiện nay…

1.3.3.5. Phân khúc bởi các đặc điểm tâm lý và lối sống
Các đặc điểm cụ thể hơn được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý. Ít hữu hình
hơn phân khúc nhân khẩu học, phương pháp phân loại này bao gồm các chi tiết như lối
sống, tính cách, niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Đánh giá này rất quan trọng vì hai
cá nhân có thể sở hữu thông tin nhân khẩu học giống hệt nhau nhưng đưa ra quyết định
mua hàng hoàn toàn khác nhau và do đó yêu cầu tiếp thị khác nhau. Lý do cho việc phân
khúc khách hàng về mặt tâm lý là niềm tin tưởng rằng giá trị chung giữa các nhóm của
người tiêu dùng có xu hướng xác định các dạng mua sắm của họ. Ví dụ, một số cá nhân
có tinh thần thích tìm kiếm sự phiêu lưu, thích rủi ro và kỳ nghỉ hoạt động. Một số người
tìm những môi trường tự nhiện, thường được gọi là du lịch sinh thái, trong khi những
người khác tìm kiếm sự tự phát triển liên quan đến du lịch văn hóa.

13
Phân khúc theo phong cách sống phản ánh một sự hiểu biết về nhu cầu của cá nhân, lợi
ích tìm kiếm và động cơ. Nó thường đòi hỏi chi phí đáng kể về nghiên cứu thị trường
và nó được sử dụng trong các phân khúc cơ bản theo mục đích của chuyến thăm đã nói
trước đây. Phong cách sống liên quan đến sự lựa chọn tất cả các loại sản phẩm, bao gồm
cả du lịch, đã trở nên quan trọng hơn vào đầu thiên niên kỷ mới, phản ánh người tiêu
dùng giàu có ngày càng tăng và tinh tế.

1.3.3.6. Phân khúc địa lý


Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến các địa điểm triển vọng để giúp xác định
chiến lược tiếp thị. Phân khúc địa lý tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau
dựa trên ranh giới địa lý. Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và sở thích
khác nhau theo địa lý của họ, hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách
hàng có thể giúp xác định nơi bán và quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh.

Người miền Bắc thường dùng những chuyến du lịch để gắn kết tình cảm, vì vậy
có tới 60% những chuyến du lịch thường được sắp xếp để đi cùng với người thân trong
gia đình; 30% đi cùng bạn bè. Người miền Bắc có thiên hướng đi với gia đình nhiều hơn
người các miền khác. Họ vẫn thường có thói quen tự tổ chức tour riêng khi họ đi du lịch
hơn là phải thông qua công ty du lịch, 60% thích chọn loại hình du lịch du lịch nghỉ
dưỡng thay vì tham quan.

Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa, người
miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều
phải nói cho được nên rất khó nắm bắt được suy nghĩ của họ, gặp vấn đề gì không hài
lòng họ thường không nói thẳng mà tỏ thái độ rất khó chịu.

Người Bắc khi vào thì phong nhã còn ra ngoài thì hào hoa, hoặc phải sống sao
cho bằng chị bằng em, tức là lúc nào ăn mặc, đầu tóc cũng phải nghiêm túc, tề chỉnh,
nhất là các món ăn phải nấu cầu kỳ, phải theo đúng gia vị của nó “ăn Bắc mặc Nam”,
cho nên từ đó có lẽ người hay phàn nàn về món ăn nhất là người Bắc và phần lớn người
miền này thích ăn mặn.

Người miền Bắc rất chăm lo về chất lượng cuộc sống thể hiện qua cách ăn mặc,
đi đứng, xe cộ nên khi chọn phương tiên du lịch họ cũng đòi hỏi nhiều.

14
1.3.3.7. Phân khúc theo giá
Du lịch luôn đòi hỏi chúng ta cần có sự tính toán kỹ càng về nhiều việc. Trong
đó, chi phí thường là vấn đề được chú ý quan tâm lên hàng đâu tiên vì mỗi người sẽ có
mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhau.

Yếu tố chi phí ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch

Chi phí bao gồm hai yếu tố:

• Chi phí đi đến địa điểm du lịch

• Chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch

Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa thay đổi cũng là một trong những nhân tố liên quan
đến nhu cầu du lịch của con người.

Chi phí có sự tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là một trong những
nguyên nhân làm giảm mong muốn đi du lịch của con người. Điều này cũng hợp lý vì
du lịch có nét tương đồng như một món hàng hóa.

Giả sử, khi chi phí mua hàng tăng lên thì chắc hẳn nhu cầu mua sẽ giảm xuống
và ngược lại. Từ đây cho thấy, chi phí là một yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
Nhìn chung, hành vi người mua trong thị trường du lịch và lữ hành có vẻ nhạy cảm cao
về giá, và nhiều người điều hành tour vẫn xem giá cả là biến số phân khúc then chốt.
Nói cách khác, có những phân khúc khách hàng được nhận diện và định vị trí đáp ứng
các đãi giá cả khác nhau. Trong các trường hợp này, các nghiên cứu khả thi được thực
hiện để nhận diện khả năng và sự sẵn sàng của khách hàng chi trả cho mức giá dành cho
khách hàng đủ khả năng, tạo doanh thu yêu cầu để bù đắp đầu tư, trang trải chi phí cố
định tạo ra lợi nhuận mục tiêu.

1.4. Thị trường mục tiêu


1.4.1. Khái niệm thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu được hiểu là một nhóm khách hàng có cùng các đặc điểm
chung như độ tuổi, vị trí, thu nhập và lối sống, sở thích, có cùng nhu cầu, đòi hỏi hay
những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng. Ngoài ra, thị
trường mục tiêu còn được hiểu là một nhóm khách hàng có chung nhân khẩu học và

15
được công ty xác định là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của
mình nhất. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế bao bì, đóng gói và tiếp thị
sản phẩm đồng thời tạo ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh
và cho phép tối đa hóa các mục tiêu marketing đã đặt ra của doanh nghiệp.

Mục đích của việc đánh giá các khúc thị trường là nhận dạng mức độ hấp dẫn của
từng khúc thị trường tương ứng với việc theo đuổi và đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp
đề ra. Khi đánh giá các khúc thị trường, các nhà quản trị marketing du lịch thường phải
dựa vào các căn cứ như: quy mô và tốc độ tăng trưởng của chúng; xu hướng vận động
và thay đổi có lợi của mỗi khúc thị trường dưới tác động của các nhân tố được dự báo
trước; độ hấp dẫn của mỗi khúc thị trường đối với doanh nghiệp như: có mức thu nhập
cao và khả năng chi trả tốt, số lượng sản phẩm trọn gói được tiêu dùng trong một chuyến
đi nhiều, có xu hướng thích đi theo đòan với số lượng lớn; các mục tiêu và khả năng của
các doanh nghiệp du lịch cũng là những căn cứ quan trong.

1.4.2. Phương pháp chọn thị trường mục tiêu


Xác định thị trường mục tiêu là điều quan trọng đối với bất kỳ công ty nào trong
việc phát triển và thực hiện một kế hoạch tiếp thị thành công, là một phần thiết yếu của
kế hoạch phát triển sản phẩm, cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, phân phối, giá cả và
xúc tiến. Thị trường mục tiêu quyết định các yếu tố quan trọng về chính sản phẩm. Công
ty có thể điều chỉnh một khía cạnh nào đó của sản phẩm, chẳng hạn như lượng đường
trong nước giải khát, để sản phẩm đó thu hút nhiều người tiêu dùng hơn trong nhóm
khách hàng mục tiêu của mình. Mở rộng thị trường mục tiêu là cách hữu ích để doanh
nghiệp tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Bên cạnh việc mở rộng thị trường ra quốc
tế, công ty có thể cân nhắc việc mở rộng thị trường mục tiêu ở trong nước nếu nhận thấy
sản phẩm của mình có sức hút mạnh.

Phương án 1: Tập trung vào một khúc thị trường.

Đây là nguyên tắc phù hợp với các doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp vừa
và nhỏ, chưa có kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín… và chưa thực sự tạo được
tiếng vang trong ấn tượng của người tiêu dùng. Theo phương án này, mọi nỗ lực
marketing của doanh nghiệp chỉ tập trung vào một khúc thị trường mục tiêu đơn lẻ cụ
thể. Tuy nhiên, phương án này có độ mạo hiểm cao.
16
Phương án 2: Chuyên môn hóa có lựa chọn. Theo phương án này, doanh nghiệp
có thể chọn 2 hoặc nhiều hơn các khúc thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu và khả
năng của doanh nghiệp. Ví dụ, khách sạn 5 sao không chỉ nhằm vào phân khúc khách
quốc tế đi công tác, mà mở rộng đến phân khúc khách đi du lịch thuần túy có khả năng
thanh toán cao từ các quốc gia phát triển.

Phương án 3: Chuyên môn hóa theo thị trường. Theo phương án này, doanh
nghiệp có thể lựa chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói
cách khác, công ty cung cấp đa dạng sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù
hợp. Doanh nghiệp sẽ chọn ra một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty
mình để kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt,
nhưng có điểm giống nhau trong tiêu dùng du lịch.

Phương án 4: Chuyên môn hóa theo sản phẩm. Theo phương án này, công ty
chọn một sản phẩm thuận lợi, phổ biến và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường. Đặc
biệt, sản phẩm này phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của hầu hết các đối tượng người
tiêu dùng.

Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường. Theo phương án này, doanh nghiệp cố
gắng đáp ứng mong muốn của mỗi khách hàng về tất cả các lọai sản phẩm mà họ cần.
Phương án này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực thì mới có khả
năng phản ứng nhanh.

17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO TẠI KIÊN
GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID
2.1. Giới thiệu khái quát về Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích tự
nhiên 6.346,27 km2, dân số năm 2019 là 1.923.067 người. Với trung tâm hành chính
của tỉnh là Thành phố Rạch Giá, 1 thị xã Hà Tiên và các huyện là Kiên Lương, Hòn Đất,
Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Giềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U
Minh Thượng; 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.

2.1.1. Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm ở phía tây nam của Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
là tỉnh có địa điểm thuận lợi kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia
và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8km, phía nam
giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp tỉnh An Giang, thành
phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.

Với vị trí địa lý này, Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông
Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước
trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình: Tỉnh Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài (hơn 200km), với
hơn 100 đảo lớn nhỏ, nhiều sông núi, kênh rạch và hải đảo; phần đất liền tương đối bằng
phẳng, có hướng thấp dần theo hướng đông bắc – tây nam.

Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa,
bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là
2.146,8mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,4°C đến 28°C, tháng lạnh nhất là tháng
12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào
18
cuối mùa mưa. Ðiều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản
mà các tỉnh khác ở phía bắc không có được như: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ
bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng
và vật nuôi sinh trưởng.

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha,
trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất
lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38
ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90%
diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không
tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát
triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi
dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá
vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu
cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng
5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối
nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch
Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và
sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và
giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.

Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200km bờ biển với ngư trường khai thác thủy
sản rộng 63.290km². Biển Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ,
trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo
nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là
ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Biển
Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven
bờ có độ sâu 20-50m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm
51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai
thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,...
19
với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh đã và đang thực hiện dự
án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản
lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.

2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn

Kiên Giang được du khách biết đến như một “Việt Nam thu nhỏ”, được thiên
nhiên ưu đãi nhiều danh thắng thơ mộng, hấp dẫn bên cạnh hệ thống di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ đặc điểm sinh thái,
lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn có giá trị như một
bảo tàng lịch sử sống động về một vùng đất ở phía Tây Nam của Tổ quốc.

Nằm tận cùng ở phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi giao thoa văn hóa của 03 dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer, vì thế Kiên Giang có một kho tàng di sản văn hóa rất phong phú
và đa dạng thể hiện qua các lĩnh vực như ẩm thực, văn hóa - nghệ thuật, lễ hội, làng
nghề truyền thống, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cổ vật…

Di tích lịch sử: Là vùng đất có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa và đấu tranh
cách mạng, Kiên Giang tự hào mang trong mình một quần thể di tích đa dạng và đầy
sức thu hút. Toàn tỉnh hiện có trên 160 di tích, với nhiều loại hình được phân bố ở khắp
các huyện, thành phố mà tập trung nhiều nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, U
Minh Thượng; trong đó có 56 di tích được xếp hạng (01 di tích cấp quốc gia đặc biệt,
21 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh). Trong đó, có 38 di tích loại hình lịch sử,
07 di tích loại hình kiến trúc nghệ thuật, 09 di tích loại hình danh lam thắng cảnh và 02
di tích loại hình khảo cổ học. Ngoài ra, bảo tàng tỉnh còn là nơi lưu giữ hơn 21 ngàn
hiện vật có giá trị liên quan đến quá trình lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh; trong
đó có hàng ngàn cổ vật thuộc nền văn hóa Óc Eo và hàng trăm hiện vật của nền văn hóa
Sa Huỳnh. Bảo tàng tư nhân “Cội nguồn” Phú Quốc cũng đang lưu giữ trên 02 ngàn
hiện vật, trong đó có hơn 1.100 cổ vật.

Lễ hội: Kiên Giang có nhiều lễ hội mang đậm tín ngưỡng của cộng đồng dân cư
nên thu hút được nhiều người tham dự. Tại các di tích lịch sử, văn hóa, một số lễ hội
được quan tâm đầu tư nâng cấp, đã thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham
quan như: Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch
Giá; lễ hội kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, thành phố
20
Hà Tiên; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer, huyện Gò Quao; lễ
hội Nghinh Ông - Lại Sơn - Kiên Hải,...

Nghề và làng nghề truyền thống: là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng
và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo,
đặc sắc. Kiên Giang là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều làng nghề
truyền thống có giá trị du lịch, tiêu biểu là: Nghề nắn nồi; nghề đan bàng Phú Mỹ; nghề
đan lục bình; chế biến nước mắm; nghề trồng tiêu; rượu sim, rượu nếp; nghề nuôi trồng,
chế tác và mua bán ngọc trai Phú Quốc; dệt chiếu Tà Niên; chế tác đá huyền, đồi mồi
Hà Tiên... làm đa dạng các sản phẩm hàng hóa, mua sắm quà lưu niệm, mang nét đặc
trưng của vùng đất Kiên Giang.

Loại hình nghệ thuật truyền thống: Nơi đây còn là xứ sở của nền văn hóa dân
gian đặc sắc như hát bộ, múa lân của người Hoa; hát Dù kê, múa Ròm-vông, À dây,
Lâm-lêu của người Khmer; Đờn ca tài tử - Cải lương, dây đàn Rạch Giá của người Kinh,
Hò thẻ mực...

Văn hóa ẩm thực: vô cùng phong phú, đa dạng với các món ăn thuần túy được
tạo thành từ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng núi, biển đảo, đồng bằng kết hợp với đặc
tính văn hóa vùng đất và con người nơi đây đã hình thành nên một số đặc trưng riêng,
nổi bật của văn hóa ẩm thực và sản vật của Kiên Giang, góp phần làm phong phú kho
tàng văn hóa ẩm thực và sản vật Việt Nam. Một vài đặc sản có thể kể đến như: gỏi cá
trích, cơm ghẹ Phú Quốc, nấm Tràm, gỏi sò lông hoa chuối,…

2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng

Về lĩnh vực giao thông đường bộ: tỉnh đã phối hợp và đầu tư xây dựng mới và
nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường huyết mạch có tính chiến lược lan tỏa thông suốt
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Tuyến QL80, 61, 63, N1, đường hành
lang ven biển phía Nam, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến
đường giao thông nông thôn từ các huyện, thị, thành phố về trung tâm xã, ấp cũng đạt
100% nhựa hóa bê tông hóa.

21
Về giao thông đường thủy nội địa: đã thường xuyên nạo vét thông thoáng sông
ngòi, luồng lạch, đảm bảo kỹ thuật an toàn cho tàu thuyền qua lại 24/24h cả trục ngang
lẫn trục chính. Tuyến TP.HCM đi Kiên Giang qua các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,
Đồng Tháp Mười và tuyến ven biển luôn được đảm bảo; hiện đại hóa các hệ thống phao
tiêu đối với các tuyến đường thủy quốc gia trên địa bàn; xây dựng cảng Rạch Giá, cảng
Thạnh Lộc, cụm cảng Hà Tiên đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy
nội địa trong và ngoài tỉnh.

Về hàng hải: đã xây dựng hoàn thành cảng An Thới, cảng Bãi Vòng (Phú Quốc),
Cảng Nam Du (Kiên Hải) đáp ứng cho khoảng 4 nghìn lượt hành khách mỗi ngày ra vào
trên các đảo, hướng tới sẽ đưa vào sử dụng cảng Hành khách quốc tế tại Dương Đông
(Phú Quốc) phục vụ cho các loại du thuyền 5 sao đưa hành khách quốc tế tham quan du
lịch bằng đường biển.

Về hàng không: củng cố duy trì sân bay Rạch Giá, tiếp tục kêu gọi các hãng hàng
không đưa vào khai thác các loại máy bay cỡ nhỏ, phục vụ khách du lịch ở tầm bay
ngắn; đã hoàn thành đưa vào sử dụng sân bay quốc tế Phú Quốc với tiêu chuẩn kỹ thuật
cấp 4E (theo tiêu chuẩn ICAO) với khoảng 40 chuyến/ngày đi các tỉnh, thành trong nước
và quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại như Boeng 777, 747 - 400
và tương đương.

Nhìn chung, giai đoạn 2015-2020, hạ tầng giao thông tỉnh Kiên Giang đã có bước
phát triển mạnh mẽ, các tuyến giao thông trọng yếu về đường bộ, đường thủy nội địa,
hàng hải, cảng biển, hàng không đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng
cao đời sống nhân dân tạo tiền đề, tăng khả năng tiếp cận đối với khách du lịch thập
phương.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của Kiên Giang có chất lượng khá tốt, đáp
ứng tốt nhu cầu lưu trú của khách du lịch cả trong mùa cao điểm lẫn những ngày diễn
ra các sự kiện lớn. Theo thống kê năm 2019 tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 726 cơ sở
với 22.654 phòng. Trong đó, 97 cơ sở được xếp hạng 1 sao, với 1.985 phòng; 49 cơ sở
được xếp hạng 2 sao, với 1.754 phòng; 8 cơ sở được xếp hạng 3 sao, với 524 phòng; 9

22
cơ sở được xếp hạng 4 sao, với 1.218 phòng và 10 cơ sở được xếp hạng 5 sao với 6.861
phòng; còn lại là nhà nghỉ và các loại hình cơ sở lưu trú khác.

Hoạt động lữ hành, có bước phát triển, tính đến năm 2019 có 97 cơ sở kinh doanh
lữ hành hiện, trong đó có 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các đơn vị kinh doanh lữ
hành trong tỉnh đã tổ chức và phát triển nhiều tuyến du lịch du lịch mới đến các quần
đảo. Về đầu tư du lịch, Theo Sở Du lịch Kiên Giang, đến cuối tháng 11/2020, toàn tỉnh
đã thu hút 323 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tổng diện tích 10.448 ha, tổng vốn
đầu tư 355.677 tỷ đồng. Trong đó, huyện đảo Phú Quốc 279 dự án, tổng diện tích 9.947
ha với tổng vốn đầu tư 349.733 tỷ đồng. Phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở
vật chất, kỹ thuật du lịch như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm thương mại,
mua sắm kết hợp dịch vụ du lịch, khu vui chơi, giải trí. Nhiều dự án có đầu tư quy mô,
tầm cỡ quốc tế đã đưa vào hoạt động giúp Kiên Giang trở thành một trong những điểm
du lịch hấp dẫn nhất nước ta và trong khu vực.

2.1.5. Tiềm năng phát triển du lịch

Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn
Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông
Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát
triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:

Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam
đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi
Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Hòn Thơm... và xung
quanh còn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương của Chính phủ đảo Phú Quốc
được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc
và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý tưởng cho việc phát triển du lịch biển
đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các loại hình thể
thao nước. Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như:
nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm...

Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên –
Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, di
tích lịch sử văn hoá núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi MoSo, hòn
23
Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du lịch tham quan
thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm Đông Hồ, sông Giang
Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du lịch chính thức. Hà Tiên
có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như
Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa
Phù Dung, đình Thành Hoàng… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn
Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên
Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên
ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan)
bằng đường biển và đường bộ.

Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành
chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thông thủy, bộ và hàng không rất
thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là điểm dừng
chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do đó, có lợi thế
trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm;
có 2 hệ thống siêu thị quy mô lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân thành phố
và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố
Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây dựng đô thị mới.
Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng
Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và chuẩn bị đầu tư nhiều công trình quan trọng
như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển
và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng.... Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo
Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên
Hải đang khai thác các tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng
cảnh biển - đảo với đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản,
tạo thành nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hòn Đất đang hoàn chỉnh và hoàn
thiện những công trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây
dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền hình
của tỉnh trên đỉnh Hòn Me…

Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn,
Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ sinh quyển thế
24
giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du lịch Vườn Quốc gia
U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu văn
hóa nhân văn sông nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc
Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần thể di tích căn cứ địa cách mạng
U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng, Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm
Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm
hiểu lịch sử cách mạng… đồng thời, tỉnh vừa khởi công xây dựng một số công trình theo
Đề án phục dựng Khu căn cứ Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.
 Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển
với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự phong
phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu,
cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú
Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi
thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven
biển Kiên Lương, Kiên Hải.

2.2. Giới thiệu về loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang
2.2.1. Khái niệm du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là một khái niệm có liên quan đến không gian và tài nguyên du
lịch, dựa vào khái niệm về du lịch cộng với các đặc điểm của loại hình này có thể đưa
ra khái niệm như sau:

Du lịch biển đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh
thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài
nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo ra các sản phẩm
du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du khách.

Du lịch biển đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng về
biển, diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của
con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…

Như vậy, sản phẩm du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch theo đặc thù tài nguyên,
được hiểu là sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch biển đảo của

25
địa phương với các loại hình như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, tham quan cảnh quan, di
tích, các hệ sinh thái biển…

2.2.2. Tiềm năng và lợi thế


Kiên Giang là một tỉnh ven biển, nằm ở vị trí cực Tây Nam của Tổ quốc, Kiên
Giang có đến hơn 143 hòn đảo, trong đó có 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, có 43 hòn đảo có
dân cư sinh sống, nằm ở hai huyện đảo là Phú Quốc, Kiên Hải và huyện Kiên Lương,
thị xã Hà Tiên. Được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh và nhiều địa danh
du lịch đã trở nên nổi tiếng như Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương... Hệ thống đảo, quần
đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
và những bãi tắm đẹp cùng với rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh... Bên cạnh
tiềm năng du lịch, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch ven biển cũng không ngừng
nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Gần đây, một số hòn đảo như: Nam Du, Hòn
Sơn, quần đảo Bà Lụa, quần đảo Hải Tặc và nhiều hòn đảo khác cũng được chính quyền
đưa vào đầu tư, khai thác phát triển du lịch. Có thể khẳng định, du lịch biển, đảo đã trở
thành một đặc sản, một sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.

Hơn thế, vùng ven biển và hệ thống đảo, quần đảo của Kiên Giang có hệ sinh thái
phong phú, đa dạng như hệ sinh thái thảm cỏ biển có diện tích 6.825ha (trong đó vùng
lõi diện tích là 2.195ha), rạn san hô có diện tích 9.720ha. Với độ sâu trung bình 25m -
30m, ít sóng lớn và gần như không có sóng ngầm, vùng biển Kiên Giang là môi trường
thuận lợi cho nhiều loài hải sản sinh sống và phát triển quanh năm, tạo ra nguồn sinh
cảnh biển rất đa dạng và hấp dẫn. Nơi đây còn có nhiều loài sinh vật biển quý hiếm khác
như: cá ông sư, cá heo lưng gù, cá heo mõm dài, cá heo sọc, rùa biển... Tài nguyên biển
còn có rừng ngập mặn, núi và hang động. Hệ sinh thái biển Kiên Giang là một trong ba
vùng thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận.

Nói đến du lịch biển đảo thì Phú Quốc luôn là địa chỉ đứng đầu của Kiên Giang
và cả nước. Đây là hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất Việt Nam, với nhiều bãi biển cát
mịn, nước trong xanh, còn giữ nguyên vẻ hoang sơ như: Bãi Sao, Bãi Kem, Bãi Trường,
Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm… Ở những bãi biển này, có thể tắm biển gần như
quanh năm. Ngoài Vườn quốc gia Phú Quốc nổi tiếng (nơi sinh sống của 429 loài thực
vật, 144 loài động vật), nơi đây còn có nhiều sản vật địa phương nổi tiếng như: nước

26
mắm, ngọc trai, hồ tiêu, rượu sim...Đảo Phú Quốc được cấu thành từ 99 ngọn núi, trên
đảo có khu rừng nguyên sinh rộng lớn, với hệ sinh thái đa dạng. Gần đây đảo Phú Quốc
được các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư xây dựng hình thành nên những khu du lịch 5 sao
tầm cở thế giới. Ngoài ra đây được xem là một địa chỉ quen thuộc, có sức hút mạnh mẽ
đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, khách du lịch đến từ các nước châu Âu
rất “mê” Phú Quốc.

Ngoài Phú Quốc thì Kiên Giang còn rất nhiều địa điểm đẹp có tiềm năng phát
triển loại hình du lịch biển đảo. Trong đó nổi bật là vùng Kiên Lương, nơi ghi dấu ấn
trong lòng du khách bởi sức hấp dẫn và lôi cuốn với những điểm du lịch sinh thái ấn
tượng. Đến đây du khách có thể thỏa mãn vui chơi, tham quan, giải trí như: câu cá hồ
ngước ngọt ở xã Kiên Bình; câu mực đêm ở Ba Hòn Đầm; khu du lịch hòn Rễ Nhỏ là
địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ dưỡng, cắm trại, tắm biển và chơi các môn
thể thao dưới biển; khu du lịch Hòn Trẹm…

Và một vùng cũng giúp du lịch biển đảo Kiên Giang phát triển mạnh mẽ phải
nhắc đến đó là Hà Tiên. Vùng biển Hà Tiên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển ven biển
và biển đảo Kiên Giang (đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày
27/10/2006). Nguồn tài nguyên sinh vật của Khu dự trữ sinh quyển này rất đa dạng và
phong phú, nhất là tài nguyên sinh vật biển. Đáng lưu ý là, vùng biển Hà Tiên còn nối
liền với vùng biển hòn Chông (Kiên Lương) với quần đảo Bà Lụa gồm 43 hòn đảo phân
bố trên vùng biển rộng khoảng 70 km2. Quần đảo Hải Tặc hợp với quần đảo Bà Lụa và
vùng biển bao quanh tạo thành một quần thể biển đảo hấp dẫn, được mệnh danh là “Vịnh
Hạ Long phương Nam”; trong đó, thắng cảnh hòn Phụ Tử là biểu tượng của ngành du
lịch tỉnh Kiên Giang.

Ngoài cảnh quan đẹp, vùng biển, đảo ở Kiên Giang còn nổi tiếng và thu hút nhiều
du khách vì có nhiều loại thực phẩm ngon được chế biến từ hải sản như cua, ghẹ, tôm
tích, hàu nướng, cá trích, cá nhám… Đây là những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi
để Kiên Giang đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, đảo kết hợp nghỉ
dưỡng từ bình dân đến cao cấp…

27
2.2.3. Sức hút từ biển đảo
Du lịch biển đảo là loại hình mang lại nguồn doanh thu lớn, đã phát triển từ lâu
trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng. Kiên Giang đang cố gắng hoàn thiện cơ chế
chính sách thu hút đầu tư, khai thác tài nguyên biển đảo xứng tầm với tiềm năng sẵn có.

Hàng loạt chương trình xúc tiến, quảng bá kêu gọi các dự án đầu tư thuê đảo phát
triển du lịch ra thị trường nước ngoài đang được gấp rút triển khai. Bước đầu đã có nhiều
nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tập đoàn kinh tế lớn đến khảo sát tìm hiểu vùng
biển đảo của Kiên Giang để tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt là đảo Phú Quốc.

Với cảnh quan thiên nhiên và điều kiện địa lý tuyệt vời, đảo Phú Quốc đang trở
thành tâm điểm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Phú Quốc đã
được Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất
lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế.

Tổng số dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Phú Quốc được UBND tỉnh
Kiên Giang cấp phép đầu tư ước tính khoảng 330 dự án với tổng diện tích 8.732ha, tổng
vốn đăng ký đầu tư là 59.176 tỷ đồng. Theo lộ trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển du lịch tại đảo ngọc đến năm 2020, Phú Quốc sẽ có sân bay quốc tế, cảng biển quốc
tế, điện lưới quốc gia, hoàn chỉnh các trục đường chính trên đảo và các hạng mục hạ
tầng du lịch khác để đón được hai triệu khách du lịch/năm.

Ngoài ra Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế trong vùng vịnh
Thái-lan. Ðảo Phú Quốc phát triển sẽ là lợi thế cực kỳ to lớn để đưa những đảo còn lại
thuộc quần đảo An Thới, Thổ Châu, Bà Lụa, Nam Du, Hải Tặc phát triển theo. Những
năm gần đây, tỉnh ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển dịch
vụ du lịch, đặc biệt là các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, tập trung chủ yếu
ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải và một số xã đảo ở Hà Tiên, Kiên Lương. Theo thống
kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có ít nhất 220 dự án đầu tư du lịch với quy mô 8.910ha,
vốn đầu tư 64.214 tỉ đồng; trong đó, có 64 dự án đã được cấp phép đầu tư với quy mô
3.582ha, vốn đầu tư 32.939 tỉ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu
thu hút 30 - 40 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký khoảng
60 - 100 triệu USD và giai đoạn 2026 - 2030 thu hút 40 - 50 dự án FDI, tổng vốn đăng
ký khoảng 80 - 120 triệu USD.
28
2.2.4. Phấn đấu thành một trung tâm du lịch biển, đảo quốc gia và khu vực
Với mục tiêu phát triển đa dạng các loại hình du lịch ven biển, trên biển, trên hệ
thống đảo, quần đảo và dưới đáy biển có hiệu quả và bền vững, Đảng bộ Kiên Giang
xác định từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung nguồn lực để quy hoạch, đầu tư xây dựng ba
trung tâm phát triển du lịch biển, đảo ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, nâng cao giá
trị khai thác nguồn tài nguyên sẵn có. Với lợi thế nằm trong hành lang kinh tế ven biển
Tây, có trục tam giác Phú Quốc - Rạch Giá - Kiên Lương, Kiên Giang xác định lấy đảo
Phú Quốc làm động lực để phát triển các vùng biển. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư phát triển
mạnh kinh tế biển, đảo theo hướng tổng hợp, trọng tâm là du lịch và dịch vụ. Tập trung
xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và trung tâm
giao thương quốc tế. Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, có kế hoạch phát triển các đảo nhỏ
của tỉnh. Sau năm 2015, xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố du lịch hiện đại.

2.3. Phân tích thực trạng của loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang
Kiên Giang được xem là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển,
đảo, thời gian qua. Hệ thống đảo, quần đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển
các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và những bãi tắm đẹp cùng với rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh, đã có khá nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ biết đến và góp
phần xây dựng để phát triển thêm cho loại hình phát triển du lịch biển, đảo ở đây. Nhờ
vậy du lịch biển, đảo Kiên Giang đang trở thành thương hiệu, sản phẩm du lịch hấp dẫn
đối với du khách do không chỉ là phát triển cơ sở hạ tầng, lưu trú, xây dựng nhiều điểm
tham quan sản phẩm du lịch mà còn phát triển ngành du lịch, đưa ngành du lịch Kiên
Giang trở thành nền kinh tế mũi nhọn.

Phú Quốc gần đây cũng được đánh giá là một điểm đến thu hút và có tiềm năng
phát triển mạnh mẽ, sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, thiên nhiên đa dạng, nhiều hệ
thực vật sinh động, Phú Quốc đang dần khẳng định vị trí du lịch tiềm năng của mình
trong thị trường du lịch biển đảo. Các tài nguyên thiên nhiên cũng dần được khai thác
tốt hơn để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Nằm trong vịnh Thái Lan, đảo
Phú Quốc đang phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn và sân bay
để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để từ đó đón chờ khách du lịch quốc tế tới
tham quan du lịch.

29
2.3.1. Tình hình du lịch Kiên Giang hậu Covid
Tình hình sau COVID - 19 1-11, Kiên Giang mở cửa đón khách du lịch nội địa
từ các địa phương có mức độ dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 tại các địa phương được chọn
thí điểm gồm: Thành phố Phú Quốc, Thành phố Hà Tiên, Thành phố Rạch Giá và huyện
đảo Kiên Hải, bên cạnh đó vẫn bảo đảm các biện pháp phòng chống COVID - 19.

Trước đó theo thống kê, đã có khoảng 900 cơ sở lưu trú, do tình hình dịch bệnh
phải thực hiện giãn cách xã hội, 90% phải đóng cửa, còn lại hoạt động cầm chừng; bên
cạnh đó, 6 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa cũng phải ngưng hoạt động khiến
cho nền kinh tế cũng bị trì trệ kéo dài. Tại Phú Quốc, gần 4 tháng qua, ảnh hưởng từ
dịch bệnh Covid-19, khu nghỉ dưỡng Movenpick Resort Waverly chỉ mở cửa hoạt động
cầm chừng để phục vụ cho khách du lịch mắc kẹt lại đảo. Hiện tại, các doanh nghiệp lữ
hành và các doanh nghiệp cung ứng du lịch đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ cải tiến
đổi mới, hồi phục để hoạt động, 1 số doanh nghiệp tại Phú Quốc như Công ty Du lịch
Vina Phú Quốc Travel, Kim Hoa Resort, Saigon Phu Quoc Resort & Spa áp dụng công
nghệ, thực hiện thay đổi nâng cấp hệ thống từ quản lý, điều hành, bán hàng, ngoài ra
trong thời gian giãn cách 1 số nơi bảo đảm tiêm phủ lượng vaccine 2 mũi cho toàn bộ
nhân viên, và có nhiều nơi lại dành thời gian đó để học hỏi, mở rộng quan hệ, hợp tác
hoặc xây dựng cải thiện cơ sở vật chất, đổi mới sản phẩm du lịch để nhanh chóng kéo
thị trường du lịch khôi phục trở lại.

Tuy tình hình vừa mởi khởi sắc và chuẩn bị mở cửa chào đón du khách nhưng
tình hình dịch COVID-19 nhiều nơi còn diễn biến phức tạp, quá trình mở cửa đón khách
cần diễn ra từ từ, chủ yếu hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp, đoàn du lịch theo
chuyến vì vậy các cơ sở du lịch nhỏ, lẻ cần thời gian tu bổ rất nhiều. Dù đã mở cửa chào
đón lại các du khách trong và ngoài nước đặc biệt là khách du lịch nội địa, tuy nhiên
tâm lý e ngại dịch bệnh đã trở thành nỗi lo không chỉ cho mỗi du khách mà còn cho các
doanh nghiệp du lịch khi tình hình tại các địa bàn tỉnh là số lượng hành khách khách đến
tham quan vẫn thưa thớt. Theo thống kê từ ngày 26/10, lượng khách đi tàu từ Rạch Giá
ra Phú Quốc và ngược lại mỗi ngày khoảng 400 khách đã có nhiều chuyến bay đưa
khách từ các tỉnh, thành trong cả nước đến TP Phú Quốc. Hiện chưa có du khách đi theo
đoàn, theo tour du lịch, chủ yếu là người dân địa phương đi lại, đi công việc. Nhằm kích
cầu du lịch, tỉnh Kiên Giang, thành phố Phú Quốc đẩy mạnh các hình thức quảng bá,
30
giới thiệu bằng nhiều hình thức, tổ chức các chương trình xúc tiến, khuyến mãi, giảm
giá nhằm thu hút khách du lịch trong nước để nhanh chóng khôi phục lại nền du lịch của
nước nhà.

2.3.2. Thống kê lượng khách du lịch đến Kiên Giang


Nhìn chung, lượng du khách đến Kiên Giang tăng nhanh qua từng năm, cụ thể,
năm 2016 tỉnh đón 5,41 triệu lượt khách, năm 2017 là 6,07 triệu lượt, năm 2018 là 7,62
lượt và đến năm 2019 là 8,78 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ du lịch trong 4 năm
là trên 22.918 tỷ đồng.

Trong tháng 5 năm 2021, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại Kiên Giang
ước đạt 380.071 lượt. Tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2020 (do tháng 5/2021 du
lịch mới cho đón khách trở lại lượng khách rất ít). Trong đó, khách là người nước ngoài
đang sinh sống làm việc tại Việt Nam 3.366 lượt; khách tham quan khu, điểm du lịch
202.931 lượt; khách có lưu trú 173.250 lượt; tổng thu từ du lịch đạt 404,2 tỷ đồng.

Đến tháng 11 năm 2021, Kiên Giang đón hơn 300.000 lượt khách, tăng hơn 10
lần so với tháng trước riêng Phú Quốc có hơn 299.000 lượt khách tham quan du lịch;
trong đó, khách quốc tế 1.400 lượt.

Ước thực Lũy kế từ đầu năm


Thực hiện
Chỉ tiêu hiện
Tháng 10 So cùng
Tháng 11 Thực hiện
kỳ (%)

I. Tổng số lượt khách (lượt) 25.000 317.000 2.666.251 58,1

Khách quốc tế (lượt) - 1.400 1.400 0,8

Trong đó: Phú Quốc(lượt) 21.032 299.000 1.929.002 65,1

Khách quốc tế (lượt) - 1.400 1.400 0,9

1. Khách tham quan khu, điểm du lịch


15.000 196.000 1.394.321 53,7
(lượt)

2. Khách lưu trú du lịch (lượt) 10.000 96.000 1.208.806 63,2

31
II. Thời gian lưu trú bình quân
2,7 2,7 2,4 99
(ngày/khách)

Khách quốc tế (ngày/khách) 3,7 202,5 5.061,0

III. Tổng thu từ du lịch (tỷ đồng) 22,0 222,3 2.669,4 39,7

Trong đó Phú Quốc (tỷ đồng) 17,7 183,8 2.163,3 56,1

IV. Số cơ sở lưu trú (cơ sở) 894 894 894 116,4

Số phòng (phòng) 29.428 29.428 29.428 122,1

Bảng 2: Thống kê số lượng khách du lịch 11/2021


Đến tháng 11 năm 2021, sau khi có chỉ thị Kiên Giang sẽ thực hiện thí điểm đón khách
du lịch nội địa đến tham quan, nghỉ dưỡng tại một số địa phương được UBND tỉnh chọn
lựa như Thành phố Hà Tiên, Thành phố Rạch Giá, Thành phố Phú Quốc cùng các huyện
Kiên Hải, Giang Thành và vùng U Minh Thượng. Thì ước tính mỗi ngày Phú Quốc có
khoảng 7-8 chuyến bay cùng với số lượng tàu, phà đưa khách từ đất liền ra đảo hoặc
ngược lại. Có rất nhiều khách đến từ Hà Nội hoặc TP HCM nhưng chủ yếu là đi làm dự
án hoặc làm việc tại các doanh nghiệp, hiện tại lượng khách đến du lịch Phú Quốc vẫn
còn khá ít ỏi.

Bảng 3: Lượng khách du lịch đến Phú Quốc trong năm 2012 - 2020

32
Nhận định lượng khách du lịch từ các năm 2012 – hiện nay:

Năm 2012, xuất phát điểm chỉ là một hòn đảo hoang sơ yên bình với nguồn tài
nguyên thiên nhiên đa dạng, tuy nhiên chưa có sự thu hút khá nhiều nên Phú Quốc tạm
dừng chân chỉ với số lượng khách dao động 300.000/lượt khách trong năm.

Mãi đến thời gian trong khoảng từ năm 2014 – 2019, Phú Quốc đã có bước tiến
nhanh chóng khi lượt khách tăng vọt và phát triển hơn gấp 10 lần so với con số cũ, ước
tính trong năm 2019 con số đó hiện đã chạm mốc đến 5 triệu lượt khách du lịch đến
tham quan Phú Quốc.

Theo thống kê từ năm 2019, số lượng khách nội địa đến Phú Quốc ước tính lên
đến 80%, khiến các doanh nghiệp lữ hành du lịch hiện nay xem đây là bước gặt hái quan
trọng để khôi phục kinh doanh du lịch lữ hành sau thời điểm hậu COVID - 19. Nếu so
với kế hoạch đón khoảng 3.000 - 5.000 khách quốc tế/tháng trong giai đoạn đầu, cùng
số ít đơn vị được chọn phục vụ khách quốc tế, có thể thấy "khoảng trống" của du lịch
Phú Quốc rất cần được lấp đầy bằng khách nội địa.

Và đến năm 2020 dù mang tầm ảnh hưởng của dịch COVID – 19 và sự lan rộng
đến xung quanh các nước quốc tế, Phú Quốc vẫn dần khẳng định bản thân mình khi
được coi là vùng đất an toàn, và trở thành điểm đến được nhiều du khách trong nước lựa
chọn. Đặc biệt, trong tháng 7/2020, khi mà dịch bệnh Covid tái bùng phát, thì Phú Quốc
vẫn đón 706.799 lượt du khách, tăng 29% so với cùng kỳ. Tại thời điểm mua du lịch cao
điểm từ tháng 2 đến tháng 9, khách du lịch có xu hướng đi nhiều hơn và khiến số lượng
khách du lịch đến Phú Quốc gia tăng. Có thể thấy, từ 2014 đến 2019, trung bình mỗi
năm Phú Quốc tăng 35% lượng khách du lịch. Nếu tính theo mức độ tăng trưởng này,
năm 2025, Phú Quốc sẽ đón gần 16 triệu lượt khách.

Phân khúc thị trường khách và cơ cấu:

Khách nội địa: chiếm gần như 80% lượng khách du lịch trong năm đa số tập trung
đi với mục đích công việc hoặc nghỉ đưỡng. Thị phần khách nội địa đến từ TP HCM,
đồng bằng Sông Cửu Long và phía Bắc. Tuy nhiên lượng khách đến từ TP HCM có xu
hướng tăng do nhu cầu đi du lịch thay đổi tỷ trọng của thị phần khách du lịch từ phía

33
Bắc cũng gia tăng độ ảnh hưởng sự quảng cáo truyền thông từ sau khi khởi công tuyến
đường bay Phú Quốc – Nội Bài.

Khách quốc tế: đa phần đi vì mục đích thương mại tìm kiếm sự hợp tác, thời gian
đi không quá dài tuy nhiên họ có sự chi trả cao và mong muốn chất lượng phục vụ cũng
tương đương.

Nhìn tổng quan thì với hệ thống bao gồm 14 bãi biển đẹp trên đảo như: Bãi Sao,
Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Thơm… và nhiều bãi biển khác ở các
đảo thuộc quần đảo An Thới, Phú Quốc trở thành tâm điểm du lịch không chỉ với khách
nội địa mà còn lan rộng với thị trường quốc tế, du lịch biển đảo thu hút khá nhiều lượt
khách mỗi năm, các dự án đầu tư cũng gia tăng, điều đó cũng khiến cho Phú Quốc mong
muốn quan tâm đặc biệt hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường. Hiện nay, Phú Quốc đang
thực hiện việc du lịch biển đảo cùng với bước đầu triển khai yếu tố du lịch xanh bảo vệ
môi trường xung quanh những doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng có thể là
trồng cây xanh hoặc hướng dẫn khách những hoạt động bảo vệ môi trường để không chỉ
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mà còn thực hiện giữ du lịch biển đảo Phú Quốc là
trọng tâm, nhiệm vụ để đưa du lịch biển đảo Phú Quốc trở thành khu kinh tế đặc biệt
trọng điểm của khu vực và trong cả nước theo định hướng của trung ương và tỉnh. Trong
số 3 địa bàn tỉnh thì Hà Tiên là nơi có số lượng khách chiếm tỷ trọng cao nhất và đặc
biệt có lượng khách nội địa cao nhất, sau đó lần lượt là Kiên Lương, Phú Quốc. Đối với
cơ cấu khách quốc tế thì đứng đầu là Phú Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó sẽ đến
Hà Tiên, Kiên Lương.

2.3.3. Về doanh thu


Theo thống kê trong 9 tháng của năm 2021, tổng lượt khách du lịch đến Kiên
Giang ước đạt 2.323.762 lượt, giảm 45,6% so với cùng kỳ, đạt 33,2% kế hoạch năm.
Khách chủ yếu đến TP. Phú Quốc và trong thời gian từ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trở về trước.
Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.661 tỷ đồng, giảm 54,7% sợ với cùng kỳ. Đến
11/2021 khách du lịch đã bắt đầu quay trở lại Kiên Giang đặc biệt là khách quốc tế, tổng
lượt khách đến tham quan du lịch tại Kiên Giang ước đạt 317.000 lượt khách. Trong đó,
khách quốc tế ước đạt 1.400 lượt; khách tham quan khu, điểm du lịch 196.000 lượt;
khách có lưu trú 96.000 lượt; tổng thu từ du lịch đạt 222,3 tỷ đồng.

34
Theo thống kê từ 4/2021 – 5/2021 đặc biệt khi thời gian dịp lễ 30/4 – 1/5 khách du lịch
đổ xô đi Phú Quốc ước tính TP. Phú Quốc đã đón gần 91.406 lượt khách, tăng 13,4%
so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt trên 101,2 tỷ đồng.

Trong đó thống kê số lượng khách đến tham quan Hà Tiên, Kiên Lương cũng đạt
đến số lượng 4 – 4,5 triệu lượt khách và tổng doanh thu đạt được cho đến năm 2020 là
dao động 720 – 1000 tỷ đồng.

2.3.4. Cơ sở vật chất


Trong những năm vừa qua, cơ sở vật chất du lịch có nhiều sự phát triển nhanh
chóng. Kiên Giang ưu tiên đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông: tuyến cao tốc Lộ Tẻ -
Rạch Sỏi, cảng hành khách Rạch Giá, cảng biển hành khách quốc tế Phú Quốc, mở rộng
nhà ga cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Ưu tiên hoàn thiện xây dựng hệ thống thủy
lợi, đê sông, biển. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tiếp tục được đầu tư phát triển,
đáp ứng nhu cầu của du khách.

Điển hình có thể kể đến là Phú Quốc đã thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch về mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, cấp
nước và thông tin liên lạc với mong muốn có thể đẩy mạnh đầu tư và xây dựng cơ sở
vật chất để định hướng theo phát triển bền vững. Tính đến hiện nay, thành phố Phú Quốc
có 326 dự án đầu tư, với tổng diện tích 10.945ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 354.700
tỷ đồng trong đó có sự góp mặt của rất nhiều tập đoàn lớn.

Các hệ thống công trình mới được triển khai và sử dụng như Cảng hàng không
quốc tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, Cảng biển hành khách quốc tế Dương
Đông, trục chính giao thông Nam-Bắc đảo, đường vòng quanh đảo,.. được kết nối tạo
sự liên kết với các trung tâm và phát triển giao thông thuận lợi cả đường biển và đường
hàng không để phục vụ cho quá trình du lịch và đáp ứng sự phục vụ chất lượng nhất cho
dù khách.

Ngoài ra đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện nước có thể kể đến Dự án điện cáp
ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc
đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả; nâng cấp hồ nước Dương Đông và hệ thống
cấp nước Phú Quốc, với công suất 21.500 m3/ngày đêm; xây dựng các khu đô thị mới,
khu dân cư tập trung,... Các dự án về các khu vui chơi giải trí cũng không kém góp phần
35
thu hút tiềm năng khách du lịch và góp phần phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc như
Vinpearl, cáp treo An Thới - Hòn Thơm. Hiện trên địa bàn Thành phố Hà Tiên nhiều
khách sạn được xây dựng mới, nâng cấp quy mô lớn, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như
Sài Gòn – Hà Tiên; Green Islanh. Thành phố có 48 cơ sở lưu trú, với 1.552 phòng, đáp
ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Hiện có 4 tàu cao tốc đi Thành phố Phú Quốc.

Nhìn chung thì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở thành phố đảo Phú Quốc
đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 8 năm 2019, Phú Quốc có
726 cơ sở lưu trú với 22.654 phòng. Trong đó có, 97 cơ sở được xếp hạng 1 sao, với
1.985 phòng; 49 cơ sở được xếp hạng 2 sao, với 1.754 phòng; 8 cơ sở được xếp hạng 3
sao, với 524 phòng; 9 cơ sở được xếp hạng 4 sao, với 1.218 phòng và 10 cơ sở được xếp
hạng 5 sao với 6.861 phòng; còn lại là nhà nghỉ và các loại hình cơ sở lưu trú khác (Sở
Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2019).

Bảng 4: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại Phú Quốc


Cùng với sự phát triển về số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển với tốc
độ nhanh đạt 114,62% giai đoạn 2018 – 2020. Sau hơn 5 năm, Phú Quốc được công
nhận là đô thị loại II, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trở thành nền tảng để
phát triển các khu vực trên địa bàn và hoàn thiện hơn. Mặc dù các cơ sở kinh doanh lưu
trú nhiều, song số lượng các cơ sở lưu trú chủ yếu là có quy mô nhỏ, phần lớn từ 10 đến
55 phòng, số khách sạn có quy mô trên 150 phòng vẫn còn hạn chế. Điều đó đặt ra cho
thành phố đảo Phú Quốc là cần ưu tiên phát triển các khách sạn cao cấp, đúng tiêu chuẩn

36
quy định, hạn chế xây dựng các nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ có quy mô nhỏ. Ngoài ra
nền ầm thực Phú Quốc cũng chưa có chỗ đứng rõ ràng khi bị lu mờ vì có quá nhiều cơ
sở hoạt động kinh doanh ăn uống nhưng chưa thực sự đặc biệt quan tâm hay có nghệ
nhân nào có tay nghề cao để đưa ẩm thực Phú Quốc phát triển và lan rộng.

Về Hà Tiên, có 174 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 27 khách sạn; 41 nhà nghỉ; 106
phòng trọ, nhà trọ với 2.453 phòng và 4 cơ sở kinh doanh lữ hành. Hà Tiên đã dần hoàn
thiện hạ tầng du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được nâng cấp như giao thông bê
tông nhựa hóa các con đường, ngầm hóa cáp dẫn, các khu dân cư và thương mại giải trí
mới. Tuy vậy trở ngại lớn nhất với Hà Tiên là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nhất là
các đảo du lịch do người dân tự phát, thiếu nhà đầu tư chuyên nghiệp về du lịch và chất
lượng nguồn nhân lực địa phương chưa cao.

2.3.5. Nguồn nhân lực


Về thành phần thì bao gồm có nguồn nhân lực đa dạng với nguồn nhân lực chuyên
nghiệp trong công tác phục vụ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng,
khách sạn, nguồn nhân lực không chuyên ở các địa điểm phối hợp khu vui chơi, giải trí
và các nguồn nhân lực thời vụ trên địa bàn.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số3266/QĐ-UBND ngày
30/12/2015 về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030, theo đó thì Kiên Giang sẽ tập trung
đào tạo đội ngũ quản lý nhà nước, giáo viên đào tạo du lịch, lao động của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư sinh sống trong và ngoài các khu, điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh ngoài ra Kiên Giang còn phải chú trọng vào công tác đào tạo
nghề, xây dựng phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo du lịch
trên địa bàn tỉnh đã xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Tính từ năm 2012 đến hết 5/2017, đã có bao gồm 1.589 lao động được đào tạo ở trình
độ cao đẳng; 3.661 lao động ở trình độ trung cấp; 27.980 lao động sơ cấp và số lao động
được đào tạo nghề dưới 03 tháng là 110.955. Đối với chuyên ngành phục vụ thì có đến
11.534 lao động phục vụ cho du lịch.

Ngành Du lịch phát triển đã góp phần thu hút và giải quyết việc làm cho hơn
8.100 lao động trực tiếp phục vụ ngành Du lịch, trong đó khoảng 65% lao động được
37
đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, có đến 80% công chức, viên
chức bồi dưỡng sâu về chuyên ngành Du lịch.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế
du lịch, thành phố đảo đã quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân lực du lịch và đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể, trong giai đoạn 2018-
2020 nguồn nhân lực du lịch thành phố đảo đã có sự cải thiện về trình độ và kỹ năng.
Theo số liệu của Sở du lịch Kiên Giang, số lượng lao động du lịch đã qua đào tạo tăng
dần qua các năm từ sơ cấp đến sau đại học. Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo tăng
7,23%. Trong đó, tốc độ tăng của nhóm lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng khá
cao tăng 10,5%. Số lượng các nhân viên chưa qua đào tạo mặc dù còn chiếm số lượng
lớn nhưng tốc độ tăng lại có dấu hiệu chậm dần qua các năm.

Bên cạnh đó, thì thành phố đảo Phú Quốc đang phải đối mặt với sự thiếu hụt
nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Hiện nay, theo thống
kê có đến 2000 doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực du lịch như số lượng nhân lực du
lịch ở Phú Quốc chỉ khoảng 11.000 người. Trình độ học vấn của đội ngũ nhân lực du
lịch còn thấp. Trong đó, trình độ sau đại học chỉ chiếm 0,2% và trình đô đại học đạt
8,1%; trình độ cao đẳng 12,3%; trình độ trung cấp 15,7%. Tổng số lao động du lịch chưa
qua đào tạo chiếm 65,2%. Ngoài ra thì sau mùa COVID – 19 thì mọi nơi trên địa bàn
đều vướng vào tình trạng là với đặc thù hầu hết nhân sự đang làm việc trong ngành du
lịch Phú Quốc là từ nơi khác đến nên đã về quê tránh dịch, số người bị kẹt do không về
kịp thì gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập gần như bằng không. Còn lại,
hầu hết đã chuyển đổi ngành nghề. Nên giữa tình trạng trước đó đã đứng giữa tình thế
thiếu hụt nhân sự ngành Du lich thì bây giờ tình trạng lại ngày một khó khăn hơn.

Đây chính là vấn đề không thuận lợi cho phát triển du lịch tại thành phố đảo Phú
Quốc vì nguồn nhân lực du lịch có trình độ và tay nghề về các kĩ năng, nghiệp vụ còn
yếu và thiếu. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về tuyển dụng, đặc biệt
là trong sử dụng lao động địa phương. Lao động địa phương chưa đủ khả năng tiếp nhận
công việc theo các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ, kĩ năng mà Tổng cục Du lịch đề ra.
Trong khi đó, mức lương tối thiểu để trả cho một lao động địa phương là tương đối cao
so với năng lực và trình độ thực tế của họ.

38
Bảng 5: Hiện trạng nguồn nhân lực của Phú Quốc trong năm 2018 - 2020
Hoạt động du lịch biển thành phố đảo phát triển góp phần giải quyết công ăn việc
làm và đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương, tỷ lệ lao động địa phương tham
gia trực tiếp vào hoạt động du lịch rất cao và thu nhập bình quân đầu người đạt 4,5 triệu
đồng/ tháng. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 1,29% vào năm 2015 xuống còn 0,34% vào năm
2020. Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động du lịch biển đã dẫn đến sự gia tăng của
các vấn đề an ninh trật tự tại địa phương, vấn đề về người nhập cư, vấn đề về giá cả sinh
hoạt… Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động du lịch biển đã làm hàng hóa trở lên khan
hiếm và tăng giá gây khó khăn cho đời sống người dân địa phương, nhất là mùa du lịch
cao điểm.

2.3.6. Hoạt động du lịch biển thành phố đảo


Trong những năm qua, hoạt động du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc có những
chuyển biến tích cực. Năm 2018, Phú Quốc đón trên 4 triệu lượt khách, tăng 35,75% so
với năm 2017. Về doanh thu, Phú Quốc đạt trên 5.517 tỷ đồng (tăng 39,5%), tương ứng
với 86,58% tổng thu nhập du lịch của Kiên Giang. Năm 2019 đạt 671.896 lượt khách
tăng 22,7% và du khách nội địa năm 2019 đạt 7,3 triệu lượt khách tăng 132,8% /năm;
tổng doanh thu du lịch đạt 18.595,7 tỷ đồng, đóng góp 11% GDP toàn tỉnh. Năm 2020,
đón hơn 3.6 triệu lượt khách và trong 2 tháng đầu năm 2021 phần lớn khách đến tham
quan Phú Quốc chiếm 656.000 lượt khách trên tổng số 887.215 lượt khách trên toàn tỉnh
Kiên Giang.

39
Do lợi thế về cảnh quan biển đảo, kết hợp với các sản phẩm du lịch ngày càng
phong phú, đa dạng nên khách đến và nghỉ lại cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho các
dịch vụ du lịch khác (doanh thu tăng bình quân 143,0%/năm, cao hơn tốc độ tăng về
lượng khách). Tuy nhiên đến năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Phú Quốc
chỉ đón được 2.259.559 lượt khách du lịch, tổng doanh thu du lịch chỉ đạt 636,2 tỷ đồng
(Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2020).

Năm 2020, dù cũng chịu ảnh hưởng từ tình hình COVID-19 nhưng lượng khách
đến du lịch tại TP. Hà Tiên ước tính đạt 650.000 lượt, trong đó lượt khách đến khu du
lịch Mũi Nai ước khoảng 459.446 lượt; điểm du lịch Thạch Động khoảng 181.204 lượt
và điểm du lịch Đá Dựng khoảng 9.350 lượt. Lượng khách du lịch năm 2019 đạt 2,3
triệu lượt, khách quốc tế trên 40.000 lượt, doanh thu hoạt động du lịch đạt 1.300 tỷ đồng.
Tuy so với năm 2019 có sụt giảm nghiêm trọng nhưng Hà Tiên vẫn đẩy mạnh nền kinh
tế du lịch làm trọng điểm chú trọng phát triển du lịch.

2.3.7. Hiện trạng môi trường du lịch


Hiện tại, việc xử lý nguồn nước thải tại Kiên Giang chưa được cải tạo hệ thống
và chưa được hoàn thiện nên việc phần lớn lượng nước thải được xử lý thải trực tiếp ra
ao, hồ, kênh, rạch, cống thoát nước chung vẫn còn diễn ra và gây ảnh hưởng đến mỹ
quan và sức khoẻ của con người. Mỗi ngày tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh
trên địa bàn tỉnh trên 29.000 m3, trong đó tại các khu công nghiệp khoảng 1.802,5 m3,
trung bình mỗi ngày nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 153.326,44
m3, trong đó nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh 52.197,32 m3 và nước thải sinh hoạt
khu dân cư nông thôn phát sinh 101.129,12 m3.

Bên cạnh đó, các vùng ven, khu vực nông thôn của huyện đảo, khả năng thu gom
rác còn hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn. Đa số
người dân tự thu gom rồi chôn, lấp, đốt bỏ. Một bộ phận người dân thải trực tiếp ra kênh
rạch, biển gây ảnh hưởng đến phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước
sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Lượng khách du lịch gia tăng kéo theo lượng rác thải
dọc các bờ biển tràn ngập khắp nơi, hàng quán chen chúc che kín các lối đi, có thể nói
lượng rác thải không chỉ thấy mỗi ở biển mà còn xuất hiện tại các di tích, thắng cảnh
khiến mỹ quan đô thị cũng ảnh hưởng không kém. Tại khu vực ven bờ biển gần Dinh

40
Cậu, rác thải nhựa chất thành đống trên bãi cát. Còn tại khu vực sát Dinh Cậu, nơi có
những bãi đá ngầm thì càng ô nhiễm hơn khi đủ loại rác thải từ trên mặt đến chìm dưới
nước. 12/13 bãi rác chưa có biện pháp xử lý đúng kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường
nhưng UBND tỉnh chưa chú trọng đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu xử
lý chất thải rắn có công nghệ phù hợp.

Ngoài ra đối với công tác kiểm tra, giám sát vẫn chưa được hoàn toàn chú trọng
và được quan tâm, theo nhận định thì Kiên Giang còn thiếu giám sát thanh tra không chỉ
đối với các chủ nguồn thải, mà còn đặc biệt là chủ đầu tư các dự án trong việc thực hiện
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vi phạm
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Còn tồn tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm
xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nông nghiệp, công nghiệp
chưa được quản lý chặt chẽ và có cách xử lý rác thải, nước thải đúng cách, cơ sở chăn
nuôi xen kẽ trong khu dân cư phát tán mùỉ hôi, thối ra xung quanh, vỏ bao bì hóa chất
bảo vệ thực vật chưa được thu gom, xử lý triệt để.

Tại Phú Quốc thì theo thống kê sơ bộ năm 2020 của Chi cục Tài nguyên và môi
trường Phú Quốc, hiện mỗi ngày trên thành phố đảo có khoảng 200 tấn rác được thải ra,
trong khi đó năng lực thu gom của thành phố chỉ đạt trên 60%, tổng lượng chất thải rắn
phát sinh tại Thành phố Phú Quốc khoảng 155 tấn/ngày - đêm. Thực tế, Phú Quốc chưa
có khu xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch mà chỉ có một nhà máy tái chế và xử lý
chất thải đang được triển khai xây dựng. Vì vậy, đa phần rác thải thu gom được phải xử
lý bằng cách tự thu gom rồi chôn lấp hoặc đốt nhưng hiện tại thì do thiếu hụt nguồn
nhân lực, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn nên việc thu gom cũng không được
bảo đảm hoàn toàn hoặc rác thải ra sẽ được đưa về tập trung tạm thời ở 2 bãi rác thuộc
thị trấn An Thới và xã Cửa Cạn, ngoài ra số rác phát sinh hằng ngày còn được thu gom
rồi đưa về bãi rác Ông Lang. Toàn Phú Quốc hiện có 4 bãi rác đều là các bãi rác lộ thiên
chưa đảm bảo quy chuẩn môi trường. Tình trạng ô nhiễm nhất đang diễn ra tại bãi biển
ấp Bãi Vòng, nằm trên địa bàn xã Hàm Ninh, nơi có bến tàu khách Phú Quốc – Rạch
Giá. Bãi biển thứ hai đang bị ô nhiễm nặng là bãi biển Gành Dầu. Bãi biển Dinh Cậu
cũng là một trong số bãi tắm trên đảo bị ô nhiễm rác thải.

41
Ngoài ra, diện tích rừng thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc đang bị suy giảm vì nạn
chặt phá rừng khai thác gỗ quý hay lấn chiếm rừng để sử dụng vào các mục đích khác.
Hệ sinh thái biển gồm các rạn san hô và thảm cỏ biển ở vùng lõi Khu bảo tồn biển Phú
Quốc đang có dấu hiệu suy giảm về số lượng và chất lượng bởi hoạt động đánh bắt và
khai thác phục vụ các hoạt động du lịch quá mức. Một phần cũng là do chính sách về
khu bảo tồn còn thiếu; chưa có bộ phận chuyên môn cũng như cán bộ chuyên trách cho
công tác quản lý, chưa xây dựng được cơ chế điều phối phân công trách nhiệm giữa các
Sở, ban / ngành nên vẫn còn thiếu xót trong quá trình thanh tra, kiểm soát dẫn đến nhiều
tình trạng chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn nạn xử lý rác thải và người dân chưa thực
sự được tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Theo ghi nhận thì tại hòn Phụ Tử nằm trên địa bàn huyện Kiên Lương (được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích cấp quốc gia vào năm 1989) cũng dọc
theo các bãi biển, rác thải tràn ngập khắp nơi; hàng quán buôn bán của người dân địa
phương được dựng tạm bợ bằng lều bạt che kín các lối đi. Thậm chí, ngay tại những nơi
linh thiêng như Chùa Hang cũng bị nhiều hàng quán che khuất lối vào, gây mất mỹ quan.

2.4. Phân tích SWOT du lịch biển đảo tại Kiên Giang
Ma trận SWOT giúp ta hiểu rõ và có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề cụ thể nào
đó. Có thể là về tổ chức, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm, hay trong bài luận này, đó là
loại hình du lịch biển đảo. SWOT được bắt nguồn từ 4 chữ cái viết tắt của Strength
(điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), và Threat (nguy cơ, thách
thức). Cụ thể, đối với loại hình du lịch biển đảo tại Kiên Giang mà chúng em đề cập và
phân tích trên, với mô hình SWOT, ta có thể dễ dàng lập một bảng phân tích được các
điểm mạnh, tiềm năng, điểm yếu của loại hình này tại Kiên Giang khi so sánh với tại
các vùng khác hoặc với loại hình du lịch khác tại Kiên Giang. Từ đó, ta sẽ tìm ra những
cơ hội và vạch nên những lộ trình phát triển phù hợp cũng như nhận thức được những
rủi ro tiềm tàng để phòng chống.

2.4.1. Điểm mạnh (Strength)


Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ; trong đó có 43 hòn
đảo có dân cư sinh sống. Hệ thống đảo, quần đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát
triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và những bãi tắm đẹp cùng với rạn san

42
hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh... Bên cạnh tiềm năng du lịch, hệ thống cơ sở vật
chất và hạ tầng du lịch ven biển cũng không ngừng nâng lên cả về số lượng và chất
lượng. Thêm vào đó, thời tiết nơi đây cũng là một điều kiện tuyệt vời để loại hình du
lịch này phát triển Thời tiết biển Kiên Giang sẽ có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô, thời tiết nóng ẩm quanh năm. Mưa bão sẽ tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng
10 với lượng mưa trung bình khoảng hơn 2000mm, may mắn thay đây không phải là
mùa cao điểm với cả du lịch nội địa và quốc tế. Tuy vậy, nhiệt độ khí hậu vẫn mát mẻ,
ôn hòa trung bình từ 26 đến 28 độ C, không có sương muối, không rét đậm. Một điều
đặc biệt, biển Kiên Giang có nguồn ánh sáng và nhiệt lượng rất dồi dào, rất phù hợp
trồng cây, chăn nuôi và kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.

Du lịch biển, đảo đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng ngành du
lịch của tỉnh, góp phần đưa du lịch Kiên Giang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh. Thời gian qua, Kiên Giang hoàn thành, phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều
quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển, đảo.
Cảng biển, sân bay, hạ tầng du lịch vùng ven biển, hải đảo được đầu tư phát triển. Một
số dự án du lịch quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác phục vụ khách
du lịch… Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2020, du lịch phát triển khá mạnh, thu hút trên 28,2
triệu lượt khách.

Năm 2019, ngành du lịch Kiên Giang phấn đấu thu hút khoảng 8,3 triệu lượt
khách, tăng 9,2% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế đạt 640.000 lượt, tăng 48,8%
so với năm 2018); doanh thu từ du lịch đạt 6.840 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2018.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Kiên Giang đang triển khai các giải pháp xúc tiến đầu
tư, thương mại và du lịch năm 2019, với 30 hoạt động trong, ngoài tỉnh, quốc tế; tuyên
truyền, quảng bá, tổng kinh phí thực hiện 17 tỷ đồng. Và kết quả theo thống kế riêng
trong tháng 2/2019, lượng khách đến tham quan du lịch Kiên Giang ước đạt 846.441
lượt; trong đó, khách quốc tế là 85.284 lượt; khách đến các khu, điểm du lịch 519.065
lượt; khách đến các cơ sở kinh doanh lữ hành phục vụ là 42.494 lượt; doanh thu đạt trên
808 tỷ đồng.

43
2.4.2. Điểm yếu (Weakness)
Cơ sở hạ tầng như đường sá, cơ sở lưu trú, hệ thống thông tin liên lạc còn thiếu
và yếu, nhất là thiếu sân bay và cảng biển cho tàu du lịch để phục vụ khách thu nhập
cao, các cơ sở dịch vụ tại chỗ khác cũng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu ngày
càng cao của khách nói chung.

Các loại hình cũng như sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng, thậm chí còn
đơn điệu đang chủ yếu khai thác từ biển, thiếu tính sáng tạo độc đáo và đặc thù của
vùng, sản phẩm hiện có đôi khi trùng lặp, kém hấp dẫn. Chất lượng dịch vụ còn thấp,
thiếu các điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí và khách sạn, khu nghỉ dưỡng chất lượng
cao. Chỉ có Phú Quốc là thoát ra khỏi cái bóng ấy bởi sự đầu tư mạnh mẽ của VinGroup
với quy mô dự án VinPearl không ngừng phát triển trong thập kỷ qua. Vì thế nên không
phải tự nhiên khi Phú Quốc được gọi là đảo Ngọc. Nhưng nhìn chung, du lịch biển đảo
nơi đây cũng đang ở mức tiềm năng và còn nhiều sự cải thiện nếu muốn trở thành một
“đế chế” về loại hình du lịch biển đảo.

Ngành du lịch Kiên Giang đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Không
chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng tốt, tình trạng “nhảy việc” của không ít nhân
viên quản lý lành nghề, nạn chèo kéo nhân viên không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
du lịch cũng khiến bài toán thiếu nguồn nhân lực ở địa phương càng trở nên nan giải.
Bên cạnh đó, việc dạy và học ngoại ngữ với người làm du lịch chưa đáp ứng được nhu
cầu…

2.4.3. Cơ hội (Opportunities)


Kiên Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 6.348,8 km2,
là tỉnh vừa có đồng bằng, rừng nguyên sinh, đồi núi, biển đảo. Với vị trí là cửa ngõ phía
Tây của vùng và thông ra vịnh Thái Lan, Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km, vùng
biển rộng hơn 63.000 km2, có đường biên giới giáp Campuchia dài hơn 58 km, với Cửa
khẩu quốc tế Hà Tiên và Cửa khẩu quốc gia Giang Thành (Tuyến đường Hành lang kinh
tế ven biển phía Nam - R10).

Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp; duy trì là một trong những tỉnh phát triển
dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành tỉnh phát triển khá của cả
44
nước vào năm 2030, tỉnh Kiên Giang sẽ tận dụng tối đa cơ chế chính sách phù hợp với
Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu
Long thích ứng với biến đổi khí hậu, để tiếp tục tập trung huy động tối đa mọi nguồn
lực, trong đó quan tâm thu hút đầu tư trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội địa phương

Về dịch vụ, thu hút dự án phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại;
tổ hợp khu vui chơi, giải trí chất lượng cao, dịch vụ thương mại, hạ tầng các khu du lịch,
điểm du lịch; dự án phát triển du lịch thông minh…; các dịch vụ vận tải, kho bãi chuyên
nghiệp, các dịch vụ trọn gói phục vụ giao thông vận tải đường bộ, đường biển, đường
hàng không...

Với những tiềm năng, lợi thế, ngành du lịch Kiên Giang phấn đấu đến năm 2030
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với tài nguyên
du lịch biển và các đảo là loại hình được tỉnh ưu tiên hàng đầu kêu gọi thu hút đầu tư và
tập trung phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế
biển trở thành thế mạnh của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ biển,
nhất là các vùng du lịch trọng điểm, du lịch biển đảo, ven biển: Phú Quốc, Kiên Hải, Hà
Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, TP. Rạch Giá. Tỉnh sẽ tập trung xây dựng phát triển Phú
Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mang tầm quốc tế… Song song đó,
đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển, kết nối với các
tuyến du lịch trong nước và quốc tế để Kiên Giang trở thành điểm đến hấp dẫn của khu
vực và thế giới.

2.4.4. Nguy cơ, thách thức (Threat)


Mặc dù, du lịch biển của tỉnh Kiên Giang có bước phát triển khá toàn diện, đạt
nhiều kết quả đáng kể nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế, thiếu tính bền vững. Sự phát triển du lịch đại chúng một cách ồ ạt, và
không tính đến khả năng tải của các vùng sinh thái nhạy cảm như ở Kiên Giang sẽ dẫn
đến sự hủy hoại môi trường, đặc biệt là ở môi trường vùng ven biển - hải đảo. Đầu tư
Du lịch Biển Đảo là lĩnh vực chậm thu hồi vốn, thêm vào đó các chính sách ưu đãi đầu

45
tư ở địa phương chưa rõ ràng và chưa thật sự hấp dẫn sẽ khiến các nhà đầu tư chuyển
hướng đầu tư đến các vùng khác.

Thêm đó, ngư trường Kiên Giang bị khai thác quá mức, nguồn lợi thủy sản tự
nhiên suy kiệt nghiêm trọng và hiệu quả khai thác đánh bắt hải sản của ngư dân ngày
càng thấp, giảm sút. Nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển phát triển chậm, chưa
chủ động kiểm soát được dịch bệnh gây hại để bảo vệ đàn tôm, đàn cá nuôi đảm bảo an
toàn, bền vững và hiệu quả.

Tiếp đến, du lịch biển của tỉnh lợi thế, tiềm năng lớn nhưng phát triển chưa đồng
đều, chủ yếu tập trung tại đảo Phú Quốc. Tỉnh có nhiều khu vực có nhiều tiềm năng du
lịch biển lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác và phát triển tương xứng như: vùng Kiên
Lương, Hà Tiên, Hòn Đất và phụ cận; 3 khu du lịch là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Nam
Du và Lại Sơn trên vùng biển Tây Nam bộ.

Ngành du lịch Kiên Giang chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch biển đa
dạng, phong phú về chất lượng để thu hút du khách trong và ngoài nước, thiếu những
dịch vụ biển đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao.

Mặt khác, công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế biển còn nhỏ lẻ. Hạ tầng phục
vụ kinh tế biển chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là các trục giao thông ven biển kết
nội liên vùng, cảng nước sâu và dịch vụ logistics. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học
công nghệ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế biển Kiên
Giang.

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật vùng ven biển, hải đảo của tỉnh,
nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển còn hạn chế. Biến đổi khí hậu, cùng với việc khai
thác tài nguyên quá mức làm cho một số ngành kinh tế biển tăng trưởng chậm lại và có
dấu hiệu sụt giảm…

46
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
TẠI KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID
3.1. Giải pháp để Kiên Giang thành điểm đến an toàn
Trong bối cảnh dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, với mục tiêu kích cầu du
lịch, du lịch Kiên Giang cũng đang triển khai lộ trình khôi phục và mở cửa trở lại theo
hướng linh hoạt, thích ứng an toàn với dịch bệnh…kêu gọi các đơn vị kinh doanh du
lịch trên địa bàn chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch thu hút khách du lịch.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái, trước tình hình dịch
COVID-19 tại các quốc gia trên thế giới diễn biến phức tạp, ngành du lịch Kiên Giang
đang nghiên cứu các thị trường kiểm soát tốt dịch bệnh để xây dựng chiến lược xúc tiến,
quảng bá phù hợp, sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế khi Chính phủ cho phép. Theo
Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái, trước tình hình dịch COVID-19 tại
các quốc gia trên thế giới diễn biến phức tạp, ngành du lịch Kiên Giang đang nghiên
cứu các thị trường kiểm soát tốt dịch bệnh để xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá
phù hợp, sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế khi Chính phủ cho phép.

Hướng phát triển của tỉnh là gắn kết phát triển du lịch với phát triển thương mại,
dịch vụ, kích cầu tiêu thụ hàng hóa nội địa. Đồng thời, tỉnh tăng cường quảng bá, truyền
thông về hình ảnh điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch nhưng vẫn có những biện pháp
đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Ông Bùi Quốc Thái cho biết: "Nhiều quốc gia trên
thế giới hiện có những giải pháp để mở cửa du lịch trở lại bằng cách đã tổ chức tiêm
vaccine. Việt Nam sau đợt dịch Covid kéo dài thì cũng đang gấp rút triển khai tiêm
vaccine đủ 2 mũi cho người dân trên toàn quốc. Đó là các cơ sở để Kiên Giang có thể
bắt đầu nghiên cứu, xây dựng lộ trình mở cửa đón khách với “hộ chiếu vaccine”.

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, du lịch Kiên Giang áp dụng quy định của
UBND tỉnh trong việc khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách để làm tiêu chí đón
khách. Cụ thể du khách đi bằng phương tiện đường bộ phải có chứng nhận tiêm đủ liều
vaccine phòng Covid - 19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đến
Kiên Giang du lịch ( có giấy ra viện hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh Covid - 19 ); đối với
khách sử dụng phương tiện vận chuyển từ bờ ra đảo, phương tiện hàng không phải đáp
ứng điều kiện như khách sử dụng phương tiện đường bộ đồng thời phải có kết quả xét

47
nghiệm SARS - CoV - 2 bằng phương pháp RT - PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng
nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến Kiên Giang tham quan du lịch. Đối với
khách đi từ vùng dịch ở cấp độ 4, hoặc cách ly y tế vùng ( phong tỏa ) phải có kết quả
xét nghiệm PCR âm tính với SARS - CoV - 2 trong thời gian 72 giờ kể từ khi nhận kết
quả. Người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam đến tham quan du lịch tại
Kiên Giang thực hiện đầy đủ các tiêu chí như đối với du khách trong nước. Tất cả du
khách phải có cam kết và chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch khi đến
tham quan du lịch tại Kiên Giang. Thực hiện tốt thông điệp “5K”, khai báo y tế theo quy
định hoặc quét mã QR và thực hiện theo hướng dẫn phòng, chống dịch tại địa phương.
Đặc biệt trong thời gian tham quan du lịch tại Kiên Giang, du khách phải tuân thủ yêu
cầu về xét nghiệm, tầm soát, xét nghiệm sàng lọc của cơ sở kinh doanh du lịch. Tiêu chí
đặt ra là khuyến khích khách đi theo tour, hạn chế khách đi đơn lẻ. Trong mọi hoàn cảnh,
vấn đề an toàn phòng chống dịch đều được ngành du lịch Kiên Giang đặt lên hàng đầu.

Cùng với chính quyền địa phương, các khu nghỉ dưỡng cũng nên triển khai nhiều
biện pháp phòng, chống dịch, nhằm vừa đảm bảo an toàn sức khỏe vừa giúp khách quốc
tế có một kỳ nghỉ hấp dẫn, thú vị trên “Đảo Ngọc”. Tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort
& Spa Phú Quốc, khách quốc tế được đón tại khu vực riêng biệt, đảm bảo không tiếp
xúc với cộng đồng, không ảnh hưởng đến hoạt động của du khách khác. du khách sẽ
được test nhanh COVID-19 hai lần vào ngày đầu và ngày cuối của hành trình. Với kết
quả xét nghiệm âm tính, du khách có thể đi tham quan, giải trí, ăn uống, mua sắm tại
các địa điểm hấp dẫn theo đúng hành trình “hộ chiếu vaccine”. Đồng thời, xuyên suốt
hành trình khách du lịch luôn phải được khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe và đảm bảo
tuân thủ thông điệp “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn trong kế hoạch triển khai du lịch “hộ
chiếu vaccine” và mang đến sự an tâm tối đa cho mỗi du khách, các cơ sở lưu trú và
nghĩ dưỡng còn cần phải duy trì kích hoạt lá chắn ba lớp kiểm soát tối đa 24/7. Qua đó,
luôn phải đảm bảo quy trình vệ sinh phòng dịch chặt chẽ nhất trong nội khu, tương tự
các thương hiệu khách sạn, nghỉ dưỡng quốc tế. Toàn bộ nhân viên phục vụ khách du
lịch “hộ chiếu vaccine” đều được bố trí “3 tại chỗ”, khoanh vùng bước sinh hoạt để đảm
bảo an toàn cao nhất, theo dõi tất cả lịch trình tiếp xúc của mỗi người, kiểm tra thân
nhiệt đầu và cuối ngày làm việc.
48
Nhằm phòng tránh việc lây nhiễm dịch COVID-19 cho du khách trong thời gian
lưu trú, các khu nghỉ dưỡng cũng nên có những biện pháp như sắp xếp lại đội ngũ nhân
viên phục vụ (đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19) theo từng khu; chuẩn bị đầy đủ
phương án xử lý khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19
trong khu nghỉ dưỡng. Trang bị thêm các trang thiết bị bảo hộ, dụng cụ vệ sinh chuyên
dụng theo hướng dẫn để đảm bảo và nâng cao tính an toàn trong quá trình cung cấp dịch
vụ tới du khách. Đặc biệt, nhân viên khu nghỉ dưỡng đều nắm vững được quy trình, nội
quy đảm bảo an toàn ở mọi vị trí làm việc từ dịch vụ ẩm thực cho đến vệ sinh hồ bơi và
khử khuẩn các khu vực công cộng. Khu nghỉ dưỡng tổ chức phân luồng khách ở sảnh lễ
tân, xe đưa đón du khách được tạo màng ngăn giữa tài xế và khách; trang bị máy đo thân
nhiệt, phun khử khuẩn; sắp xếp lại bản đồ trong khuôn viên resort, thay đổi giờ giấc làm
phòng, đảm bảo an toàn tối đa cho du khách.

3.2. Giải pháp về hoạt động bảo vệ môi trường


Với thế mạnh về du lịch biển, đảo và có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng,
Kiên Giang ngày một dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường du lịch trong và
ngoài nước, đối mặt với sự phát triển nhanh chóng, vẫn không thể tránh khỏi việc hoạt
động du lịch gia tăng kéo theo gia tăng tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động
du lịch phát triển khiến cho du khách không chỉ trong nước mà còn có các du khách
quốc tế nhận biết thêm độ nhận dạng của Kiên Giang và do đó du khách kéo đến tham
quan và du lịch ở đây ngày một gia tăng, đó cũng chính là nguyên nhân gia tăng lượng
rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh. Các địa phương có thế mạnh phát triển du lịch như
huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải đang tích cực tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức
người dân, đặc biệt tăng cường xử lý rác thải làm sạch môi trường du lịch biển đảo.

Từ 6/2019, Phú Quốc chọn ngày thứ Bảy tuần đầu tiên của mỗi tháng thực hiện
“Ngày vì môi trường Phú Quốc” với phương châm “Mỗi tổ chức, cá nhân một hành
động vì môi trường đảo ngọc Phú Quốc thêm xanh, sạch, đẹp và an toàn, thân thiện”.
Trong ngày này, tất cả các tổ chức, các bộ phận trong cơ quan, các cá nhân hay tập thể
sẽ cùng nhau tập hợp từ sáng sớm và bắt đầu tổng vệ sinh môi trường, làm sạch điểm có
phát sinh chất thải, rác thải và thực hiện thường xuyên. Các hoạt động sẽ xoay quanh
việc quét dọn, thu gom rác; nạo vét, khai thông cống rãnh; cắt tỉa cây xanh… tạo cảnh

49
quan xanh, sạch, đẹp và an toàn; thực hiện các mô hình, giải pháp hạn chế, hướng tới
không sử dụng sản phẩm làm từ nhựa, sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Không chỉ vận động tinh thần mọi người dân cùng nhau góp sức bảo vệ môi
trường, không xả rác bừa bãi thì tỉnh còn vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp ủng hộ,
cấp phát cho khách du lịch và người dân sử dụng túi với chất liệu phân hủy nhanh, không
gây ô nhiễm môi trường; cho phép các nhà tài trợ in hình logo công ty lên các túi xách
với hình thức quảng cáo.

Xây dựng lò xử lý rác thải, điển hình như lò đốt rác thải tại Hà Tiên đã kiểm soát
kịp thời một phần số lượng rác thải thải ra. Lượng rác thải thu gom sẽ được vận chuyển
về tập kết tại bãi chứa để tiếp tục phân loại và hong khô trước khi đưa vào lò xử lý. Vào
ngày mưa, nhằm tránh tình trạng rác phân hủy bốc mùi hôi, nhân viên vệ sinh dùng
thuốc khử trùng. Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn đề xuất nâng cấp hạ tầng cơ sở kỹ thuật khi
mong muốn UBND xây dựng và cho phép cấp thêm xe thu gom rác thải đến tận các hộ
gia đình thu gom rác.

Tăng cường sự phối hợp giữa UBND tỉnh, Sở TN&MT với các cơ quan của Bộ,
ngành và Tổng cục Môi trường. Tăng cường kiểm soát, thanh tra, chỉ cho phép khởi
công xây dựng và hoạt động khi xem xét công trình xây dựng nhà máy đáp ứng đủ yếu
tố bảo vệ môi trường và được có giấy cấp phép xác nhận và duyệt từ cơ quan có thẩm
quyền, để từ đó không bỏ sót những hành vi thiếu ý thức, không quản lý kỹ càng xâu
chuỗi để xảy ra tình trạng thải nước thải, rác thải ra bất kì nguồn sông, kênh rạch hay
bất kỳ môi trường bên ngoài nào.

Ngoài ra, cần tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp,
làng nghề, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt hệ thống
xử lý nước thải, bắt buộc lắp đặt các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo
quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT địa phương.

3.3. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng


Du lịch Kiên Giang tuy tiềm năng và phát triển ở nhiều loại hình, do sự trù phú
của tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn còn đó là những khó khăn về cơ sở hạ tầng chưa
phát triển đồng bộ do đó các cấp lãnh đạo cần đề ra những giải pháp phương án để khắc
phục nó. Tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đặc trưng gắn với bản sắc
50
văn hoá và đặc thù tự nhiên, đồng thời cần thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch để tạo sự
đột phá và kéo các nhà đầu tư lớn tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Xây dựng sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về du lịch biển Phú Quốc như ấn
phẩm giới thiệu về các bãi biển, khu bảo tồn thiên nhiên biển, các chương trình du lịch...
Đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng
bộ. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch biển hiện có và
phát triển các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao. Đầu tư khai thác
đi đôi với bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên biển, cải thiện môi trường du
lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài. Tích cực thực hiện xã hội hóa
trong công tác đầu tư phát triển du lịch biển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích
hợp để thu hút nguồn vốn để đầu tư phát triển du lịch biển tại thành phố đảo. Trong nội
dung này, cần chú trọng quán triệt và phê duyệt các dự án đầu tư sản phẩm du lịch và
điểm đến, cần chú ý gắn với đặc trưng văn hoá, diện mạo tự nhiên và con người nơi đây,
từ đó tạo sự riêng có và ấn tượng, bản sắc khác

Tập trung xây dựng Kiên Lương là đô thị - công nghiệp có quy mô lớn, hiện đại
và trung tâm du lịch cấp tỉnh; đảo Phú Quốc trở thành thành phố du lịch biển - đảo tầm
cỡ quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai hình thành và phát triển các đô thị ở huyện đảo
Kiên Hải nhằm thúc đẩy phát triển vùng hải đảo gắn kết với phát triển vùng đất liền; xây
dựng huyện An Biên trở thành đô thị vùng U Minh Thượng và huyện Giồng Riềng là
đô thị vùng Tây Sông Hậu.

Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, nhất là vùng kinh tế trọng điểm Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang.
Đặc biệt, phát huy tốt vai trò động lực của thành phố Rạch Giá, huyện đảo Phú Quốc,
tạo tác động lan tỏa phát triển các vùng khác trong tỉnh, nhất là đã đầu tư phát triển Phú
Quốc theo đúng quy hoạch và đạt nhiều kết quả quan trọng, thực sự đã trở thành động
lực phát triển của tỉnh.

51
Điểm nhấn trong phát triển đô thị 5 năm tới (2020 - 2025), Kiên Giang tiếp tục
thúc đẩy phát triển Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh, xây dựng đảo ngọc
này trở thành thành phố du lịch biển - đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang Mai Văn Huỳnh chia sẻ, tỉnh triển
khai thực hiện Đề án thành lập thành phố Phú Quốc, tích cực phối hợp với các bộ, ngành
Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách đột phá cho thành phố Phú Quốc để thu hút
các nhà đầu tư lớn, có năng lực thực sự. Từ đó, tạo điều kiện cho Phú Quốc phát triển
trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế
với 3 trụ cột chính là công nghiệp giải trí, nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính ngân hàng và
kinh tế biển.

Đặc biệt, huy động mọi nguồn lực, vận dụng các cơ chế, hình thức đầu tư tập
trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông,
cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải, nước thải các khu đô thị mới, trung tâm thương mại...
bảo đảm phát triển Phú Quốc đúng hướng, bền vững.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng thực hiện chương trình phát triển đô thị giai đoạn
2020 - 2025, tỉnh Kiên Giang hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý quy hoạch và phát
triển đô thị, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch các cấp, xây
dựng các chế tài, cơ chế kiểm soát triển khai thực hiện theo quy hoạch.

Thời gian tới, Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập, thẩm định, trình phê
duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị trình cấp thẩm quyền phê duyệt, tạo hành
lang pháp lý để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển đô thị. Mặt khác, tỉnh huy động mọi
nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu cho các đô thị, đảm
bảo việc phát triển đô thị đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, an sinh và môi
trường.

Tỉnh kết hợp ngân sách địa phương và hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn
hợp pháp khác đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong chương
trình phát triển đô thị; xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư các lĩnh vực thoát nước, xử
lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng, công viên cây xanh...

52
3.4. Thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch theo hướng chuyên
nghiệp, hiệu quả.
Du lịch biển đảo cũng như các loại hình du lịch khác muốn phát triển bền vững
và trở kinh tế mũi nhọn, thì phải có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đây là một
trong những nhân tố không thể thiếu trong sự góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch nói chung và du lịch biển đảo nói riêng của tỉnh Kiên Giang. Do tăng trưởng nhanh
chóng trong một thời gian ngắn nên việc chuẩn bị nhân lực chuyên nghiệp, bài bản cho
lĩnh vực du lịch, dịch vụ tại Kiên Giang còn nhiều hạn chế và thiếu hụt. Hơn thế, đại
dịch Covid-19 vừa qua khiến cho nguồn nhân lực du lịch xuất hiện một lỗ hỗng vô cùng
lớn. Theo phân tích của các chuyên gia, nguồn nhân lực du lịch lâu nay vốn đã thiếu và
yếu, nay lại gặp “bão Covid” nên ngoài sự sụt giảm mạnh về số lượng còn có sự hao
mòn lớn về chất lượng khi kỹ năng nghề nghiệp, tác phong phục vụ không có điều kiện
được mài giũa thường xuyên. Do đó, du lịch biển đảo Kiên Giang cần thiết phải có chính
sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực.

Thứ nhất, đối mặt thách thức trên, giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
là tinh giản bộ máy, sắp xếp lại vị trí việc làm, cố gắng giữ lại những nhân sự cốt cán để
không mất nhiều thời gian tìm kiếm, đào tạo lại. Một số doanh nghiệp đã chủ động
chuyển đổi phương thức kinh doanh nhằm tạo việc làm giúp giữ chân nhân sự du lịch
và để duy trì sự tồn tại của đơn vị mình vượt qua đại dịch.

Thứ hai, triển khai các khóa học miễn phí cho lực lượng lao động trước khi chuẩn
bị phục hồi, giúp nhân sự trong ngành mài dũa, ôn luyện và thực hành lại kỹ năng. Cuộc
chuyển đổi số đã được triển khai ở nhiều doanh nghiệp trong ngành nên nhân sự cần
phải cập nhật kiến thức mới để nắm bắt kịp công việc sắp tới. Bên cạnh đó, chính phủ
cũng phải sớm đưa gói hỗ trợ tới tận tay người lao động sớm nhất để họ có động lực, hy
vọng quay lại phục vụ ngành.

Thứ ba, sau khi đã hồi phục được số lượng nguồn nhân lực phục vụ cho loại hình
du lịch này, thì tiếp theo chính là việc nâng cao chất lượng nhân lực. Để có được đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trước hết cần phải
xác định các quy chế, chính sách về tuyển dụng và sử dụng lao động phù hợp với điều
kiện thực tế của mình, đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ lao động có trình độ, kinh

53
nghiệm, ngoại ngữ, sức khỏe, độ tuổi và hình thức phù hợp với từng vị trí công việc. Để
thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, các doanh nghiệp cần nâng cao các chế độ
ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần, tạo môi trường làm việc tốt, các cơ hội thăng tiến cho
nhân viên.

Thứ tư, đối với bản thân nhân viên phải nâng cao nhận thức về vai trò và trách
nhiệm của mình trong công việc để thường xuyên trau dồi, học hỏi các kiến thức chuyên
môn, ngoại ngữ và nhất là các kỹ năng giao tiếp với khách, phải nắm bắt được nhu cầu
để đáp ứng cho họ. Nhân viên phải có trách nhiệm xem công việc chung như là công
việc của cá nhân, phải tận tụy trong công việc được giao và giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp
trong mọi công việc. Ngoài ra, nhân viên cần phải thật sự yêu nghề, đam mê công việc
vì chỉ có đam mê thì con người mới có động lực tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh
nghiệm để bổ sung nâng cao kiến thức nghề nghiệp.

3.5. Giải pháp về truyền thông


Tăng cường truyền thông về sản phẩm du lịch biển đảo tại Kiên Giang để thu hút
khách du lịch, nhằm tăng nguồn thu để tiếp tục đầu tư phát triển.

Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp (tổ chức) đến với
người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của
doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các
sản phẩm hoặc dịch vụ. Và du lịch với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính
xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của truyền thông lại càng trở nên quan trọng hơn trong
việc quảng bá sản phẩm, định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên
quan trong lĩnh vực du lịch. Với sự phổ biến của phương tiện truyền thông hiện nay,
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng có nhiều đổi mới, bắt kịp với xu hướng để thu
hút được sự chú ý của khách du lịch nhiều hơn với mỗi điểm đến.

Do đó, để có thể thu hút khách du lịch và phát triển hơn nữa về sản phẩm du lịch
biển đảo tại Kiên Giang; ta có thể tăng cường, đẩy mạnh các hình thức truyền thông để
tiếp cận đến đa dạng đối tượng du khách nhất có thể. Một số hình thức truyền thông mà
điểm đến Kiên Giang có thể áp dụng cho tỉnh mình như:

54
• Mời những người có tầm ảnh hưởng, những youtuber, travel influencer,những
người nổi tiếng,… có thể tiếp cận được đến nhiều đối tượng khách du lịch tiềm
năng; tham quan, trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại điểm đến.

Việc mời những người có tầm ảnh hưởng đến để trải nghiệm các sản phẩm du
lịch tại điểm đến cũng sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người khác. Vì những
người có tầm ảnh hưởng sẽ dễ dàng tạo lòng tin với du khách hơn, khi một người mang
tầm ảnh hưởng đã sử dụng các sản phẩm ở điểm đến, những lời chia sẻ về những trải
nghiệm của họ sẽ dễ dàng thu hút được sự an tâm và tin tưởng của du khách.

Vời những người có tầm ảnh hưởng về yếu tố du lịch đến với người khác có thể
gọi bằng thuật ngữ “Traval Influencer”. Với việc sử dụng hình ảnh của “Travel
Influencer” để quảng bá những địa điểm có trong tour du lịch, hình ảnh về khách sạn tại
điểm đến sẽ giúp tiếp cận đến nhiều khách hàng. Mục tiêu ban đầu là định hình trong
tâm trí của du khách thông qua bài chia sẻ của những “influencer”. Mục tiêu cuối cùng
là khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tour du lịch tại điểm sẽ xuất hiện đầu tiên và ngay lập
tức khi khách hàng tìm kiếm thông tin cho chuyến du lịch của mình. Để thúc đẩy hiệu
quả bài đăng của Travel Influencer, các điểm đến có thể kết hợp với việc chạy quảng
cáo trên nền tảng mạng xã hội đó để gia tăng lượng tiếp cận cho điểm đến

Trong hành trình đưa ra quyết định du lịch của khách hàng thì những nhận xét từ
những người đi trước, đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ là rất quan trọng. Và với travel
influencer họ là những người trực tiếp trải nghiệm về khách sạn, khu nghỉ dưỡng, những
địa điểm du lịch trong tour sẽ chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm nhận của mình với
cộng đồng mạng. Những bài review với hình ảnh đẹp, chất lượng, ngôn từ chân thực khi
miêu tả về trải nghiệm tốt của họ sẽ giúp những người đang theo dõi travel influencer
tăng thêm sự tin tưởng và kích thích mong muốn được cảm nhận trực tiếp.

Mỗi travel influencer lại có một phong cách du lịch khác nhau, nó cũng như nhu
cầu đa dạng của mọi người khi tìm hiểu để đi đến quyết định cho kỳ nghỉ của mình.
Influencer marketing lúc này sẽ góp vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định du
lịch của khách hàng.

Những người theo dõi của các influencer trên mạng xã hội sẽ là tệp khách hàng
với những đặc điểm tương xứng, gần gũi với influencer đó. Đa số các travel influencer
55
hiện nay là những người trẻ, có số lượng người theo dõi rất lớn là đối tượng thuộc thế
hệ Millennials – nhóm chi tiêu chính trong xã hội cũng là nhóm khách hàng mục tiêu
cho các chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, với độ lan tỏa lớn của travel influencer thì sẽ
nhắm vào chuẩn xác đối tượng khách hàng, từ đó thúc đẩy việc kinh doanh và mở rộng
tệp khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp du lịch cũng như là điểm đến du lịch.

• Truyền thông du lịch qua những trang web, ứng dụng điện tử dễ tiếp cận, dễ sử
dụng.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện là một phần không thể thiếu trong quá trình
phát triển của thế giới nói chung và ngành du lịch nói riêng. Việc thiết kế các trang web
hay các ứng dụng điện tử chuyên cung cấp những thông tin về du lịch tại điểm đến hiện
nay gần như được xem là một vấn đề nên triển khai một cách nhanh chóng nhất có thể.
Có thể triển khai những tính năng và cung các thông tin ở những trang web hay các ứng
dụng này, giúp người dùng có thể có khả năng tự thiết kế chuyến đi cho mình ở tại điểm
đến và các điểm du lịch lân cận với công cụ thiết kế hành trình cho phép người dùng
chọn địa điểm du lịch trong ngày, chọn khách sạn và địa điểm ăn uống, chia sẻ thông tin
du lịch thông qua facebook và mời bạn bè tham gia chuyến đi của mình.

Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các trang mạng internet có thể nói là hoàn toàn dễ
dàng với các thế hệ trẻ, nhưng việc để tiếp cần ở những vị khách lớn tuổi hơn thì sẽ có
phần khó khăn hơn. Do đó, việc thiết kế những trang web này, Kiên Giang cần phải cho
tạo ra những trang web hay ứng dụng được thiết kế với giao dụng tiện lợi, dễ dàng, bắt
mắt và thu hút người dùng nhất có thể. Và thông qua đó có thể tiếp cận đến mọi đối
tượng khách du lịch, giúp mọi du khách khi có du cầu tham quan tại điểm đến mình đều
có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

• Truyền thông, quảng bá du lịch bằng những chương trình sự kiện lớn để thu hút
khách du lịch

Với lợi thế về loại hình du lịch biển đảo, Kiên Giang đã có những bãi tắm vô
cùng đẹp đẽ, rộng lớn và đủ tiêu chuẩn để có thể tổ chức được những sự kiện lớn nhằm
thu hút khách du lịch cho riêng mình. Với các sự kiện tầm cỡ ngoài thu hút du khách
tham gia các hoạt động trong sự kiện, điểm đến còn có thể có cơ hội cung cấp số lượng

56
lớn những sản phẩm dịch vụ du lịch tại điểm đến cho du khách nhờ vào lượng khách đổ
về tham gia sự kiện.

Ví dụ gần nhất có thể kể đến, với chuỗi sự kiện, các chương trình, hoạt động tại
Hội An như hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); tổ chức "Đêm phố cổ Hội An"
(26/3); tắt điện hưởng ứng "Giờ Trái đất" (27/3). Đặc biệt chương trình biểu diễn nghệ
thuật thực cảnh "Hội An show" lần đầu tiên tái hiện thương cảng Hội An xưa với những
câu chuyện truyền thuyết về sự tích Chùa Cầu (28/3); dù tình hình dịch bệnh khá căng
thẳng nhưng Hội An vẫn thực hiện tốt các giải pháp thu hút khách du lịch của mình. Ba
tháng đầu năm, tổng lượt khách đến Hội An ước hơn 54.800 lượt, bằng 7,68% so với
cùng kỳ và đạt 9,37% kế hoạch. Trong đó có 3.480 lượt khách quốc tế, giảm 0,52% so
với cùng kỳ; tổng lượt khách tham quan ước đạt 17.160 lượt, gần bằng 3% so với cùng
kỳ. Doanh thu ngành du lịch ước đạt hơn 37 tỷ đồng, mới hơn 5,2% so với cùng kỳ năm
2020. Có thể thấy, với việc thực hiện tốt những sự kiện nổi bật tại điểm đến Hội An, nơi
đây đã thu hút được một lượng khách vô cùng đáng kể dù trong thời gian dịch bệnh.

Do đó có thể thấy biện pháp thu hút khách du lịch thông qua việc quảng bá hình
ảnh của điểm đến ở những sự kiện lớn là một việc hết sức quan trọng. Thông qua các sự
kiện tại điểm, du khách sẽ biết đến nhiều hơn về nơi này và tiếp tục sử dụng những sản
phẩm du lịch ở đây và tạo ra thu nhập cho điểm đến.

57
KẾT LUẬN

Du lịch phát triển là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới không chỉ riêng
Việt Nam. Bởi phát triển du lịch không chỉ giúp cho nền kinh tế nước nhà mà ngay
những địa điểm du lịch; những địa phương đó cũng sẽ được hưởng lợi về mặt tài chính
từ hoạt động du lịch; đời sống xã hội được đảm bảo như nhiều công ăn việc làm được
tạo ra, có nguồn tài chính để cải tạo cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục.

Được xem như một Việt Nam thu nhỏ, Kiên Giang là một tỉnh ven biển sở hữu
nhiều danh lam, thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên
Lương. Nơi khai sinh ra những hòn đảo đẹp đầu tiên thu hút du lịch và ngày càng được
đầu tư khai thác, phát triển như Nam Du, quần đảo Hải Tặc, Hòn Sơn,... Và chính những
lợi thế này, đã giúp Kiên Giang gây được những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đến du
khách về các sản phẩm du lịch biển, đảo trong nhiều năm qua. Song, bên cạnh những cơ
hội thì cũng tồn tại thách thức mà du lịch ở tỉnh, thành phố này đang phải đối mặt, bởi
chỉ có tiềm năng thôi chưa đủ để phát triển ngành du lịch biển đảo bền vững. Đặc biệt,
với tình hình dịch bệnh hậu Covid - 19, đã khiến cho du lịch Việt Nam nói chung và
tỉnh Kiên Giang nói riêng đã có những ảnh hưởng ít nhiều; do đó để tiếp tục thu hút du
khách và phát triển về sản phẩm du lịch biển, đảo tại nơi đây, Kiên Giang sẽ phải thực
hiện nhiều chính sách mới để giữ được tính an toàn cho du khách, nhưng vẫn đảm bảo
việc tham quan và tận hưởng trọn vẹn những lợi ích về du lịch mà nơi đây mang lại cho
khách du lịch.

Với mong muốn góp một phần trong việc nghiên cứu, khai thác phát triển loại
hình du lịch này tại Kiên Giang, nhóm đã viết bài tiểu luận “Phân tích sản phẩm du lịch
biển đảo tại Kiên Giang trong giai đoạn hậu COVID-19”, bài báo cáo là những tìm hiểu
và phân tích về các vấn đề như tiềm năng du lịch, sức hút, những cơ hội, thách thức và
thực trạng về du lịch của tỉnh Kiên Giang trong những năm gần đây. Do ảnh hưởng của
dịch bệnh, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cũng đã có những thiệt hại nhất định về lượt
khách du lịch cũng như là nguồn thu từ ngành công nghiệp không khói này. Tuy nhiên,
hiện tại Kiên Giang đã và đang từng bước hồi phục mạnh mẽ trở lại ngay sau khi bước
vào trạng thái bình thường mới thích ứng với diễn biến của dịch bệnh.

58
Đồng thời, qua quá trình học tập môn “Marketing du lịch”, cũng như là có những
tìm hiểu về các kiến thức liên quan, nhóm đã có những đề xuất về các giải pháp phát
triển sản phẩm hậu Covid - 19. Hy vọng với những giải pháp trong bài mà nhóm đề xuất
sẽ góp phần đưa Kiên Giang trở lại với hình ảnh của một điểm đến an toàn và ngày càng
gây được những tiếng vang lớn về sản phẩm du lịch biển, đảo nói riêng và ngành du lịch
tại tỉnh Kiên Giang nói chung. Đặc biệt có thể áp dụng để tiếp tục phát triển về sản phẩm
du lịch biển, đảo trong thời gian hậu covid - 19, đưa ngành du lịch Kiên Giang trở lại
mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng du lịch vốn có của mình và ngày càng phát triển hơn.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu sách, bài giảng:
1. Sách giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Công Hoan,
Ths. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Ths. Đặng Thanh Liêm
2. Giáo trình bài giảng online Marketing du lịch, Ths. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc
3. Giáo trình bài giảng online Điểm đến du lịch, Ts Trần Thị Thùy Trang
- Link tham khảo:
1. Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang:
https://kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/tinchuyenmuc.aspx?chuyenmuc=253
2. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang:
http://kiengianginvest.com/
3. “Kiên Giang ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, khai thác tốt lợi thế” – Báo
Giao Thông - baogiaothong.vn:
https://www.baogiaothong.vn/kien-giang-uu-tien-phat-trien-he-thong-giao-
thong-khai-thac-tot-loi-the-d495634.html
4. “Kiên Giang đón hơn 4,2 triệu lượt khách” – Bộ văn hóa thể thao và du lịch_
Tổng cục du lịch – vietnamtourism.gov.vn:
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/29380
5. “Khách du lịch đến Kiên Giang tháng 5 năm 2021” – Trung tâm xúc tiến đầu tư
thương mại và du lịch tỉnh Kiên Giang – Kitra.com:
http://www.kitra.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=4667:kha
ch-du-lich-den-kien-giang-thang-5-nam-2021&lang=vi
6. “Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của khách du lịch Phú Quốc trong 5 năm vừa qua”
– Titangroup.vn:
https://titangroup.vn/khach-du-lich-phu-quoc-trong-5-nam-qua/
7. “Phát triển bền vững du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” –
Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam – vass.gov.vn:
https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Phat-trien-
ben-vung-du-lich-bien-thanh-pho-dao-Phu-Quoc-164
8. “Phát triển thành phố Phú Quốc: Đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội” – Bộ
xây dựng – moc.gov.vn:

60
https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1221/65695/phat-trien-thanh-pho-phu-quoc-dong-
bo-ket-cau-ha-tang-kinh-te-xa-hoi.aspx
9. “Phát triển bền vững môi trường vùng biển đảo Kiên Giang” – Báo ảnh “Dân tộc
và Miền núi” – dantocmiennui.vn:
https://dantocmiennui.vn/phat-trien-ben-vung-moi-truong-vung-bien-dao-kien-
giang/290263.html
10. “Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang” –
Bộ tài nguyên và môi trường – monre.gov.vn:
https://monre.gov.vn/Pages/thuc-trang-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-bao-ve-
moi-truong-tinh-kien-giang.aspx
11. “Hơn 54.800 lượt khách đến Hội An 3 tháng đầu năm 2021” – Báo Quảng Nam
– baoquangnam.vn:
https://baoquangnam.vn/du-lich/hon-54800-luot-khach-den-hoi-an-3-thang-
dau-nam-2021-110864.html
12. “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với du lịch tỉnh Kiên Giang” – Bộ
Công Thương – tapchicongthuong.vn:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-
doi-voi-du-lich-tinh-kien-giang-58989.htm
13. “Hội An thu hút khách du lịch bằng các sự kiện văn hóa, nghệ thuật” – Cổng
thông tin điện tử Bộ văn hóa, thể thao và du lịch – bvhttvdl.gov.vn:
https://bvhttdl.gov.vn/hoi-an-thu-hut-khach-du-lich-bang-cac-su-kien-van-hoa-
nghe-thuat-20210322111950625.htm
14. “Influencer chìa khóa vàng cho 'làng' marketing du lịch” – Du Lịch Việt Nam
Online – dulichvietnam.com:
https://dulichvietnam.com.vn/influencer-chia-khoa-vang-cho-lang-marketing-
du-lich.html

15. “Tiềm năng du lịch biển, đảo của Kiên Giang” – Báo Nhân Dân – nhandan.vn:
https://nhandan.vn/hanh-trinh-kham-pha/tiem-nang-du-lich-bien-dao-cua-kien-
giang-627629/

61
16. “Kiên Giang tập trung khai thác, phát triển du lịch biển đảo” – Tạp chí Cộng
sản - tapchicongsan.org.vn:
https://www.tapchicongsan.org.vn/dan-so-vung-bien-ao/-/2018/14008/kien-
giang-tap-trung-khai-thac%2C-phat-trien-du-lich-bien%2C-dao.aspx
17. “Kiên Giang: Doanh thu từ du lịch đạt trên 6200 tỷ đồng” – Đảng Cộng Sản
Việt Nam - dangcongsan.vn:
https://dangcongsan.vn/kinh-te/kien-giang-doanh-thu-tu-du-lich-dat-tren-6200-
ty-dong-538593.html
18. “Khái niệm, vai trò và điều kiện phát triển du lịch biển đảo” – Khóa luận tốt
nghiệp - khoaluantotnghiep.com:
https://khoaluantotnghiep.com/phat-trien-du-lich-bien-dao/

62

You might also like