You are on page 1of 62

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
--------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

ĐỀ TÀI: BÍ QUYẾT GIÚP SINH VIÊN GÂY ẤN TƯỢNG


ĐỐI VỚI NGƯỜI LẠ TRONG BUỔI ĐẦU GẶP GỠ.

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : ThS. TRƯƠNG CÔNG CẬU


NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 1 - ELEVEN
LỚP : DHQTLOG18ETT
NIÊN KHOÁ : HK1 (2023 – 2024)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
--------

DANH SÁCH NHÓM:

STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ


1 Nguyễn Trần Thảo Vy 22632741 Nhóm trưởng
2 Hà Huy Hoàng 22658181
3 Nguyễn Thúy Huyền 22636041
4 Nguyễn Lâm Thiên Thiên 22647291
5 Huỳnh Hoài An 22633011
6 Nguyễn Hữu Trọng 22678431
7 Huỳnh Ngọc Minh Thy 21027521
8 Nguyễn Lưu Thùy Linh 21019061
9 Nguyễn Xuân Đào 22729041
10 Hoàng Hồ Khánh Ly 22632881
11 Nguyễn Thị Cao Nguyên 22718191
12 Bùi Ngọc Hạnh 22676071
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vì đã đưa môn học Kỹ năng hoạt náo vào chương
trình giảng dạy, để chúng em có cơ hội được học tập và trau dồi thêm kỹ năng
mềm làm nền tảng giao tiếp tốt cho bản thân. Ngoài ra, nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn
đặc biệt đến thầy Trương Công Hậu – người đã giảng dạy và dìu dắt chúng em
trong môn học này, thầy đã tận tình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, giúp lớp
có thể khám phá ra rất nhiều bài học hay. Thầy luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc
mắc của sinh viên, không chỉ thế thầy luôn cố gắng đổi mới lối giảng dạy ít lý
thuyết tập trung vào thực hành, chính vì thế mà khi kết thúc môn học chúng em
nhận thấy được quá trình thay đổi rất lớn của bản thân mình.
Sau một thời gian học tập, chúng em nhận thấy rằng môn học Kỹ năng hoạt náo
là môn học rất cần thiết và hữu ích cho sinh viên, tham gia lớp học này chúng em
được kết giao thêm nhiều bạn mới, rất nhiều kỉ niệm và tiếng cười. Hơn hết chúng
em được rèn giũa tự tin hơn trước đám đông và học cách trở thành một người hoạt
náo chuyên nghiệp ra sao. Chúng em tin rằng qua những kiến thức mà bản thân
được trao dồi trong thời gian qua sẽ là những bài học kinh nghiệm rất lớn để chúng
em có thể áp dụng khi ra trường đi làm sau này.Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm
đề tài cũng như những hạn chế về vốn kiến thức và trải nghiệm của mình. Mặc dù
chúng em đã cố gắng hết sức nhưng trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác. Chúng em kính mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM 1

STT Họ và tên Công việc Đánh giá


Phân công nhiệm vụ. Tổng hợp, rà
1 Nguyễn Trần Thảo Vy soát nội dung Word. Hình thức báo 100%
cáo.
Quay video, edit video chính của
2 Hà Huy Hoàng 100%
nhóm.
Nội dung lời cảm ơn, lời mở đầu,
3 Nguyễn Thúy Huyền lời kết luận. Tóm tắt báo cáo. 100%
Nội dung phần “Kết luận”.
Nguyên nhân tạo ra thực trạng của
Nguyễn Lâm Thiên đề tài.
4 100%
Thiên Nội dung phần “Bài học kinh
nghiệm”.
Quay video, edit video chính của
5 Huỳnh Hoài An 100%
nhóm.
Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề
6 Nguyễn Hữu Trọng 100%
tài được chọn.
Nội dung “Thực trạng hiện nay
của xã hội về đề tài”.
7 Huỳnh Ngọc Minh Thy 100%
Hỗ trợ rà soát, góp ý nội dung
Word.
Nội dung “Đánh giá nhận xét sinh
viên hiện nay”.
8 Nguyễn Lưu Thùy Linh 100%
Nội dung phần “Bài học kinh
nghiệm”.
Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề
9 Nguyễn Xuân Đào 100%
tài được chọn.
Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”.
10 Hoàng Hồ Khánh Ly Nội dung phần “Kết luận”. 100%
Thủ quỹ.
Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề
11 Nguyễn Thị Cao Nguyên 100%
tài được chọn.
12 Bùi Ngọc Hạnh Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”. 100%
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TÓM TẮT BÁO CÁO
Ngày nay, việc giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ luôn được nhiều người quan tâm,
đặc biệt là các bạn sinh viên trẻ. Chính vì vậy mà việc khiến cho người khác có ấn
tượng về bạn ngay từ lần gặp mặt đầu tiên là một điều vô cùng quan trọng. Do đó,
nhóm 1 – ELEVEN đã tìm hiểu và đúc kết lại một số bí quyết hữu ích giúp cho bạn
tự tin và ghi điểm trong mắt người khác. Chúng mình muốn thông qua các bí quyết
nay có thể giúp cho các bạn sinh viên tự tin hơn, có thể dễ dàng chinh phục đối
phương ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
Đề tài: Bí quyết giúp sinh viên gây ấn tượng đối với người lạ trong buổi đầu gặp
gỡ
Đúc kết lại những kiến thức đã được học, nhóm Eleven đã cùng nhau tìm hiểu
những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm sao để dễ dàng gây ấn tượng vào buổi
đầu gặp mặt?”. Trong báo cáo này sẽ làm rõ điều đó qua các phần chính sau:
+ Tìm hiểu về thực trạng, khả năng giao tiếp của sinh viên hiện nay
+ Nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng giao tiếp kém, ngại gặp gỡ,
không biết tạo ấn tượng
+ Đưa ra 12 bí quyết cần có để giúp bạn gây ấn tượng vào lần đầu tiên gặp gỡ
Nhóm ELEVEN mong rằng qua những bí quyết mà chúng mình chia sẻ có thể giúp
ích được các bạn trên con đường tìm đến sự tự tin, những mối quan hệ bền vững,
lành mạnh. Và đặc biệt là có thể lấy điềm trọn vẹn với đối phương ngay từ buổi
gặp mặt đầu tiên.
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦ U…………………………………………………………1


Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT …………………………………….……… 2
1.1 K ỹ n ă n g h o ạ t n á o … … … … … … … … … … … … … … . . … … … . 2
1.1.1 Kỹ năng là gì? ……………………………………… ……... 2
1.1.2 Kỹ năng hoạt náo là gì?……………………………….……... 3
1. 2 C ác k ỹ n ă ng c ần c ó ở ng ườ i ho ạ t ná o …… …… … …… … … .. . 3
1. 3 Va i tr ò c ủ a k ỹ n ă ng ho ạ t n á o …… … … … … … … … … … … … . 4
1.4 Bí quyết là gì? .. ………………………………………………… 5
1.4.1 Sinh viên là ai?. …………………………………..…………… 5
1.4.2 Đặc điểm của sinh viên: ……………………………..……….. 5
1.4.3 Những việc sinh viên phải làm ở trường học:……..………….. 6
1.4.4 Những kỹ năng sinh viên cần trang bị cho bản thân mình.….… 7
1. 5 Ấn tượ ng l à gì? ………………………… ……………………… .. 9
1. 6 Bu ổi đầ u ti ên gặp gỡ là gì ?…………………… ……………… .. 10
1. 7 Ấn t ượ ng ban đầ u l à g ì ? …… … … … … … … … … … … … … … .. 11
1. 8 G ây ấ n t ượ ng l à g ì ? …… … … … … … … … … … … … … … … … . 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG- NGUYÊN NHÂN- BÍ QUYẾT ……………... 12
2. 1 Th ự c tr ạ ng …… … … … … … … . …… … … … … … … … … … … … 12
2.1.1 Thực trạng ở xã hội hiện nay ……..…………………………… 12
2.1.2 Một số khía cạnh khác ……….…………………………………. 14
2. 1. 3 Đá nh gi á nh ận xét sinh vi ê n hi ệ n nay.. .. .. .. . .. .. .. .. .. .. .. . 16
2.2 Nguyên nhân tạo ra thực trạng ………………………………………….. 17
2.3 Bí quyết giúp sinh viên gây ấn tượng trong buổi đầu tiên gặp gỡ… ….. 23
PHẦN 3 : KẾT LUẬN ………………………………………………………... 46
3.1 Kết luận ……………………………………..………………….. 46
3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra ……………………………………... 47
KẾT LUẬN …………………………………………………………. 49
PHỤ LỤC …………………………………………………………………….. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………. 52
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong số những điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là lần đầu tiên
gặp gỡ, lần đầu gặp nhà tuyển dụng, lần đầu gặp đối tác,...mỗi người đều sẽ trải
qua những lần đầu tiên gặp gỡ như thế. Để buổi gặp mặt ấy diễn ra có hiệu quả và
mối quan hệ tiếp tục được duy trì suôn sẻ thì bản thân chúng ta cần phải biết tạo ấn
tượng tốt vào lần đầu tiên gặp mặt. Bởi vì cái nhìn đầu tiên mà đối phương dành
cho bạn sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công hoặc thất bại.
 Vậy thì tại sao ấn tượng đầu tiên lại có tầm quan trọng như thế?
Bởi vì lần đầu tiên gặp gỡ đối phương sẽ nhìn nhận và đánh giá bạn, ấn tượng
đầu tiên sẽ đặt nền móng cho một mối quan hệ, quyết định đối phương có muốn
trao cơ hội cho bạn hay không. Nếu như bạn tạo được ấn tượng ngay từ cái nhìn
đầu tiên thì sẽ góp phần tạo cơ hội để thăng tiến và giúp cho cuộc gặp gỡ đó trở
nên thành công, mối quan hệ được duy trì mà ngày càng tiến xa hơn.
Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên việc gây ấn tượng vào đầu tiên gặp mặt là
vô cùng cần thiết và quan trọng, nó là một trong những kỹ năng mềm hỗ trợ các
bạn rất lớn trên con đường tìm kiếm việc làm, kết giao thêm nhiều mối quan hệ.
Hiều được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng vào lần gặp mặt đầu tiên, nên
nhóm 1 chúng mình sẽ đề xuất một số bí quyết giúp cho các bạn sinh viên trở nên
tự tin hơn, tạo được thiện cảm và cái nhìn ấn tượng đối với những người mà lần
đầu các bạn sẽ gặp. Hi vọng qua những kinh nghiệm được chia sẻ có thể giúp cho
các bạn hoàn thiện bản thân, tích lũy thêm được những bí quyết hữu ích để trở
thành một người khéo léo, thông minh trong giao tiếp.

1
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Kỹ năng hoạt náo:
1.1.1. Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động trên cơ sở nhận thức nhằm tạo ra kết quả như mong đợi.
Ví dụ: Trong lĩnh vực công việc của nhân viên văn phòng cần có những kỹ năng
như: giao tiếp hiệu quả, có sáng tạo trong công việc, ham học hỏi, năng động tự tin,
sử dụng vi tính, biết xử lý giải quyết vấn đề,..nhằm hỗ trợ đem lại kết quả làm việc
tốt nhất cho nhiệm vụ được giao.
Một số loại kỹ năng phổ biến:

- Kỹ năng mềm: là các kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức
chuyên môn, nhưng quan trọng trong giao tiếp và làm việc với người khác.
Các kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, quản lý thời gian, lãnh đạo, tư duy
logic và khả năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng chuyên môn: là các kỹ năng liên quan đến một lĩnh vực cụ thể
hoặc ngành nghề. Ví dụ, kỹ năng chuyên môn của một lập trình viên có thể
bao gồm phân tích, code và giải quyết vấn đề liên quan đến phần mềm.
- Kỹ năng tự quản lý: là khả năng tự quản lý thời gian, đặt ra mục tiêu và
duy trì động lực. Kỹ năng này quan trọng để đạt được hiệu suất cao và tự
phát triển.
- Kỹ năng xã hội: là khả năng tương tác và làm việc với người khác trong
môi trường chuyên nghiệp hoặc xã hội. Kỹ năng này bao gồm khả năng lắng
nghe, thấu hiểu, đàm phán và giải quyết xung đột.
- Kỹ năng công nghệ: là các kỹ năng liên quan đến việc sử dụng công cụ,
thiết bị hoặc phần mềm cụ thể trong một lĩnh vực như kỹ thuật, khoa
học hoặc thiết kế.

2
Kỹ năng có thể phát triển và hoàn thiện thông qua học tập, thực hành, và trải
nghiệm. Chúng rất quan trọng trong cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp, và giúp
con người thích nghi và thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2. Kỹ năng hoạt náo là gì?
Kỹ năng hoạt náo là việc bạn sử dụng sự khéo léo khả năng lôi cuốn của mình
để khiến mọi thành viên tham gia các hoạt động chung một cách hào hứng. Cần
phải có kỷ năng nói chuyện trước đám đông, sự duyên dáng, tinh tế và hài hước để
khuấy động không khí tronng các hoạt động tập thể. Nhờ kỹ năng hoạt náo bạn sẽ
dễ dàng hơn trong việc kết nối các cá nhân để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho
hoạt động chung.
(Nguồn: Edu2Review)
1.2. Các kỹ năng cần có ở người hoạt náo:
Kỹ năng giao tiếp tốt: giao tiếp nhanh nhạy, thu hút sẽ liên kết được tập thể.
Kỹ năng này sẽ giúp người hoạt náo tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Hoạt náo
viên cũng cần có giọng nói dễ nghe, to và rõ ràng và truyền cảm để gây ấn tượng
và thu hút sự chú ý của mọi người. Giọng nói tốt nhưng cũng lưu ý cách diễn đạt
dễ nghe, dễ hiểu.
Kỹ năng truyền đạt cảm xúc: người hoạt náo cần có khả năng truyền đạt cảm
xúc và tâm trạng hoặc tình huống một cách rõ ràng và chân thành. Điều này thường
được thể hiện qua khuôn mặt, cử chỉ cơ thể và giọng điệu.
Khả năng quan sát nhanh nhạy: Người hoạt náo phải chỉ đạo rất nhiều người
tham gia vì vậy đòi hỏi phải có khả năng quan sát nhanh nhạy để có thể bắt kịp
những hoạt động diễn ra trong chương trình và những việc ngoài ý muốn có thể
xảy ra. Đặc biệt, khi bạn là hoạt náo viên tổ chức 1 trò chơi thì khả năng quan sát
giúp bạn có thể bắt kịp kết quả thắng thua giữ các đội, tạo ra một trò chơi vui vẻ,
thú vị và công bằng.

3
Xử lý tình huống nhanh nhẹn: Mọi hoạt động trong chương trình không phải
lúc nào suôn sẻ, có nhiều tình huống ngoài ý muốn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy
đòi hỏi hoạt náo viên phải hết sức bình tĩnh, xử lý tình huống nhanh nhẹn bằng
cách tốt nhất để có thể bảo đảm chương trình ít bị tổn thất và người tham gia cũng
an tâm.
Nhiều tài lẻ: Nếu như bạn có một khả năng ca hát, nhảy múa, nói chuyện hài
hước,…sẽ giúp bạn rất nhiều trong hoạt náo. Những khả năng của bạn sẽ làm cho
không khí thêm sôi động hơn.
1.3. Vai trò của kỹ năng hoạt náo:
Khích lệ mọi người tham gia hoạt động chung: Mỗi người đều có sự náo
nhiệt trong mình, có thể bộc lộ ra hoặc ẩn chứa bên trong. Nhờ kỹ năng
hoạt náo, sự nồng nhiệt này được khơi dậy, khích lệ mọi người cùng hướng
đến những hoạt động tập thể.
Gắn kết những cá nhân thành một đội nhóm: Sự giao lưu, trò chuyện là
nền tảng giúp gắn kết tập thể, nhưng rất nhiều người ngại ngùng, rụt rè
khiến sợi dây gắn kết bị đứt quãng. Chính kỹ năng hoạt náo sẽ giúp mọi
thành viên chủ động trải nghiệm, hỗ trợ mọi người hàn gắn lại sợi dây này.
Duy trì môi trường tập thể năng động, tràn đầy năng lượng: Khó khăn
cuộc sống, khó khăn công việc không ai là không đối mặt, nhưng duy trì
một tình trạng uể oải như vậy càng khó khăn lún sâu hơn. Cần có một liều
thuốc vực dậy tinh thần, truyền tải năng lượng tích cực, và kỹ năng hoạt
náo của người quản lý sẽ đảm nhận nhiệm vụ này. Từ tinh thần thoải mái,
năng động đó mới đem lại kết quả làm việc tốt nhất.
Có sự năng động, hoạt ngôn, nhạy bén: Yêu cầu đầu tiên là bạn cần phải có
những tố chất như: hoạt ngôn, năng động và sáng tạo, nhạy bén. Đây là phẩm chất
cần thiết của người làm nghề hoạt náo viên. Nó giúp bạn có thể rút ngắn thời gian
luyện tập, hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Và nếu những bạn còn ngại

4
ngùng thì qua những chuyến đi cùng mọi người, bạn sẽ dần tiếp thu được kỹ năng
hoạt náo.
Có sức khỏe và thể lực tốt: Hoạt náo viên là người có vai trò truyền và giữ lửa,
tạo không khí sôi động, náo nhiệt cho mọi người. Công việc chính của những
người này là chủ yếu là đi lại, nhảy múa, cổ vũ nên cường độ hoạt động rất mạnh.
Vì thế, cần thể lực tốt và sự dẻo dai mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nếu muốn thể lực và sức khỏe tốt, bạn phải thường xuyên luyện tập thể thao mỗi
ngày. Có như vậy mới có thể theo được công việc lâu dài.
1.4. Bí quyết là gì?
Bí quyết là biện pháp, cách thức đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết đến. Có
thể hiểu đó là điều quan trọng nhất, có tác dụng quyết định đối với kết quả công
việc. Đó là kiến thức hoặc giải pháp kĩ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế,
thông số kĩ thuật, tỉ lệ nguyên liệu... trong công nghệ.
1.4.1. Sinh viên là ai?
Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở
đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công
việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong
quá trình học.
Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai cho phép chính mình để được tham
gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như
là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức
như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.

5
1.4.2. Đặc điểm của sinh viên:
Ngoài những đặc điểm chung của con người thì sinh viên mang những đặc điểm
riêng như độ tuổi của họ từ 18 đến 25 tuổi. Ở độ tuổi này, họ chưa định hình rõ về
nhân cách cũng như các hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, đây là bộ phận có tri thức
và đang được đào tạo chuyên môn nhất định về nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực cụ
thể.
Tuổi trẻ và dễ thay đổi: Sinh viên thường có độ tuổi trẻ, từ 18 đến 25 tuổi,
đang trong quá trình phát triển và khám phá bản thân. Do đó, họ thường dễ thay
đổi và chưa định hình rõ ràng về nhân cách và sự nghiệp trong tương lai.
Đang trong quá trình học tập chuyên môn: Sinh viên đang tiếp thu tri thức
chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp. Họ được đào tạo về
một ngành nghề cụ thể và có xu hướng tìm tòi, khám phá những kiến thức mới.
Nhạy cảm với các vấn đề chính trị – xã hội: Sinh viên thường có ý thức cao
về các vấn đề chính trị – xã hội và có thể trở nên cực đoan nếu không có định
hướng tốt.
Môi trường sống ảo: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sinh viên
thường sống trong môi trường ảo, dễ tiếp cận thông tin và giao tiếp qua mạng.
Điều này có thể hình thành một phương pháp tư duy mới, sử dụng ngôn ngữ ngắn
gọn, viết bằng bàn phím và có tính lắp ghép chính xác.
Môi trường học tập tập trung: Sinh viên thường học tập tại các trường đại
học, cao đẳng hoặc trung cấp ở các đô thị. Họ sinh hoạt trong cộng đồng học tập
với những người có cùng lứa tuổi và tri thức, tạo nên môi trường học tập đồng đều
và tiếp xúc với nhiều bạn bè gần gũi.
Tóm lại, sinh viên là những người trẻ tuổi đang trong quá trình học tập chuyên
môn, nhạy cảm với các vấn đề xã hội, sống trong môi trường ảo thông qua công
nghệ thông tin, và thường tập trung học tập ở các trường đại học hoặc cao đẳng.

6
1.4.3. Những việc sinh viên phải làm ở trường học:
Ở trường học thì công việc học tập, trao đổi nội dung kiến thức, nâng cao tầm
hiểu biết, chuyên môn mình đang theo học thì đây là nhiệm vụ chính của sinh viên
khi sinh viên đang theo học tại trường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, sinh viên cần phải tham gia tích cực các hoạt động do
Đoàn tổ chức và phát động. Sinh viên cần tham gia những hoạt động này để cống
hiến sức trẻ, sự hăng say của tuổi trẻ cho xã hội.
Những chiến dịch tình nguyện như “Mùa hè xanh” rất cần sự hăng hái tham gia
của lực lượng sinh viên vì họ là những người có tri thức, có sức trẻ, có niềm đam
mê, nhiệt huyết và họ tình nguyện đi đến những nơi xa xôi, những ngôi làng hiu
hắt để có thể giúp đỡ, hỗ trợ người dân có hoàn cảnh có khăn ở những nơi này.
Tuy nhiên, các phong trào ở trường hay ở những địa bàn mà trường đại học tọa
lạc sinh viên có thể chung tay góp sức như các hoạt động nhặt rác, sơn sửa lại
những bức tường, dọn dẹp lòng lề đường,… là những công việc rất ý nghĩa mà
sinh viên cần tham gia để có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Hoặc các hoạt động ở trường như dọn dẹp các nhà vệ sinh, gắn những khẩu hiệu
tuyên truyền các đức tính như tiết kiệm, cần cù, chăm chỉ ở những nơi cần thiết.
Lau dọn bàn ghế, bảng cũng như là lớp học.
Mặc dù nghe có vẻ vô lí khi ở trường học có những cô chú lao công dọn dẹp
nhưng vì lượng sinh viên khá đông liên tục ra vào lớp học điều này khiến cho đôi
khi các cô chú không thể làm hết được các công việc một cách tốt nhất.
1.4.4. Những kỹ năng sinh viên cần trang bị cho bản thân mình:
Kỹ năng sáng tạo: sáng tạo là một quá trình cần sinh viên học hỏi rèn luyện và
phát triển. Có khả năng sáng tạo, sinh viên sẽ bẻ không còn những tư duy đóng
khung mà thay vào đó là luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề,
chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

7
Kỹ năng tư duy phản biện: gần đây tư duy phản biện mới thật sự được quan
tâm tại Việt Nam. Khi sinh viên không có tư duy phản biện, bạn làm việc như một
cái máy, bạn lắng nghe như một con robot.
Trong cuộc thảo luận, bạn chỉ biết nghe ý kiến của người khác, sau đó làm
theo mà không có lập trường hay ý kiến của riêng mình.Trong thời đại Cách mạng
công nghệ 4.0, sinh viên không thể như 1 cái máy. Mà thay vào đó, sinh viên phải
có ý kiến, quan điểm, tư duy, sự sáng tạo của riêng mình.
Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản
biện, sinh viên sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh
hoạt có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo.
Trong phỏng vấn tuyển dụng, các doanh nghiệp thường yêu cầu người ứng
tuyển phải có kinh nghiệm và điều này thường hay bị phản ứng là sinh viên mới ra
trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Nhưng sinh viên có thể có cơ hội tích lũy kỹ
năng và kinh nghiệm trong suốt 4 năm học đại học thông qua cách thức học tập
dựa trên công việc thực tế.
Kỹ năng làm thêm: có thể phục vụ coffee, quán ăn, nhà hàng, khách sạn hoặc
đến trung tâm có nhu cầu tìm gia sư
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp được chỉ ra như là kỹ năng quan trọng
nhất. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả kỹ năng nói và viết đây là khả năng của sinh
viên thể hiện ở những thứ sinh viên viết ra và những thứ sinh viên nói ra.
Sinh viên không thể thực sự thành công trong cuộc sống nếu họ không giỏi
trong việc thể hiện và giải thích mọi thứ.Khả năng giao tiếp là điều cần thiết để
nâng cao cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn cần có khả năng giao tiếp rõ ràng
và lịch sự. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp của bạn qua các cách sao
cho mọi người có thể hiểu được.

8
Nhưng tập trung vào những kỹ năng giao tiếp bị động cũng rất quan trọng. Đó
chính là nâng cao kỹ năng nghe của sinh viên, sinh viên cần phải biết cách lắng
nghe mọi người nói thay vì chỉ chăm chăm đợi đến lượt của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sinh viên phải có khả năng tìm ra được lời giải
thuyết phục cho các vấn đề thực tế đòi hỏi tư duy mới mẻ, sáng tạo mà máy móc
không thể xử lý được.
1.5. Ấn tượng là gì?
Ấn tượng là trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc, do
tác động của thế giới bên ngoài gây ra . Ấn tượng có thể gây cảm xúc mạnh mẽ và
tạo thành dấu ấn trong nhận thức. Ấn tượng có thể là sự giản dị , cái đẹp, thông
minh, và không phải là phô trương hay đặc biệt quá.
"Ấn tượng" thường ám chỉ cảm nhận hoặc ấn tượng mà bạn nhận được từ một
người, một sự kiện hoặc một trải nghiệm nào đó. Đó có thể là sự ảnh hưởng sâu
sắc, ấn tượng mạnh mẽ về điều gì đó khiến bạn nhớ mãi không quên, có thể về vẻ
đẹp của một cảnh thiên nhiên, sự động lòng trước lòng bao dung của ai đó, hoặc
cảm xúc mãnh liệt từ một sự kiện đặc biệt. Đôi khi, ấn tượng cũng có thể là sự
chuyển đổi tâm trạng hoặc quan điểm của bạn về một vấn đề nào đó sau khi trải
qua một trải nghiệm.

9
Gồm những loại ấn tượng : ấn tượng tốt và ấn tượng xấu
Ấn tượng tốt là cảm nhận tích cực và thu hút của một người, một vật hoặc một
sự kiện đối với một người khác. Điều này có thể bao gồm sự tôn trọng, đáng tin
cậy, thân thiện, thông minh, hấp dẫn, hoặc bất kỳ phẩm chất tích cực nào khác mà
khiến người khác có cảm giác tốt và muốn tiếp xúc hoặc gần gũi hơn với người
hoặc vật đó. Ấn tượng tốt có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc và kéo dài trong ký ức
của người khác.
Một ví dụ về ấn tượng tốt là khi bạn đi phỏng vấn việc làm và gặp một ứng viên
nổi bật. Họ có kỹ năng tuyệt vời, kiến thức sâu rộng và khả năng làm việc nhóm tốt.
Họ còn tỏ ra tự tin, chuyên nghiệp và có khả năng thích ứng nhanh chóng với môi
trường làm việc mới. Bạn cảm thấy ấn tượng bởi sự chuyên môn và sự tận tụy của
ứng viên này và tin tưởng rằng họ sẽ là một người đáng tin cậy trong công việc.
Ấn tượng xấu là một cảm nhận hoặc đánh giá tiêu cực về một người, một sự
kiện hoặc một tình huống. Nó thường xảy ra khi một người không hài lòng với
điều gì đó hoặc không có ấn tượng tích cực về một người hoặc một tình huống cụ
thể. Ấn tượng xấu có thể là kết quả của sự không đồng ý, sự không hài lòng, sự
không tôn trọng hoặc bất kỳ lý do nào mà người đánh giá cảm thấy không hài lòng
hoặc tiêu cực.
Điển hình là khi bạn gặp một người mới mà đối phương không tiếp xúc hoặc
đối xử một cách thô lỗ và không tôn trọng với bạn. Ví dụ, người đó có thể nói
chuyện một cách lạnh lùng, không lắng nghe hoặc cử chỉ không thân thiện. Những
hành động như vậy có thể tạo ra một ấn tượng xấu và gây ra cảm giác không thoải
mái và không muốn tiếp tục giao tiếp với người đó.
1.6 Buổi đầu tiên gặp gỡ là gì?
Buổi đầu tiên gặp gỡ có thể là cuộc họp, buổi phỏng vấn, cuộc gặp để làm việc
cùng nhau hoặc bất kỳ sự kết nối ban đầu nào giữa hai người chưa từng gặp trước
đó. Buổi đầu tiên gặp gỡ thường rất quan trọng vì nó tạo nên ấn tượng ban đầu và

10
có thể ảnh hưởng đến quan hệ trong tương lai. Buổi gặp gỡ ban đầu thường là cơ
hội để tạo ấn tượng đầu tiên với người khác. Buổi gặp gỡ đầu tiên có một số
phương diện như sau: về công việc, về tình cảm,...
Buổi gặp gỡ đầu tiên trong môi trường công việc có thể tạo ra ấn tượng quan
trọng. Điều quan trọng là giữ thái độ tự tin và chuyên nghiệp. Đây là cơ hội để bạn
giới thiệu bản thân, tìm hiểu về vai trò của mình trong tổ chức, và kết nối với đồng
nghiệp mới. Cố gắng thể hiện lòng nhiệt huyết và sự sẵn lòng học hỏi, cũng như
tập trung lắng nghe và hiểu rõ về môi trường làm việc và các nguyên tắc của công
ty. Điều này có thể giúp bạn tạo ra một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng như
có cái nhìn rõ ràng về công việc của mình. Ngoài ra, buổi gặp đầu tiên với đối tác
thật sự vô cùng quan trọng đối với công ty, đây là bước đầu để giúp công ty phát
triển, chốt được hợp đồng tốt, đàm phán thành công với khách hàng nếu bạn chuẩn
bị mọi thứ chỉnh chu ngay từ lần gặp đầu tiên.
Buổi gặp gỡ đầu tiên trong mối quan hệ tình cảm thường là khoảnh khắc đặc
biệt và quan trọng. Đây là thời điểm mà hai người mới bắt đầu làm quen và có cơ
hội để tìm hiểu về nhau. Thông thường, người ta sẽ cố gắng thể hiện bản thân mình
và tìm hiểu về đối phương thông qua việc trò chuyện, chia sẻ về sở thích, mong
muốn, và quan điểm về cuộc sống. Mục tiêu chính của buổi gặp gỡ này thường là
xây dựng sự tin cậy, hiểu biết, và tạo sự thoải mái cho cả hai người. Có thể bắt đầu
bằng những câu chuyện vui vẻ, những sở thích chung, và những điểm tương đồng
để tạo dựng một môi trường thân thiện và gần gũi. Quan trọng nhất là cả hai đều
cảm thấy tự nhiên và thoải mái khi trò chuyện và chia sẻ. Sự chân thành và lòng
tôn trọng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình này, giúp tạo nên cơ sở cho một
mối quan hệ tình cảm tích cực và lâu dài.

11
1.7 Ấn tượng ban đầu là gì?
Ấn tượng ban đầu là cảm nhận đầu tiên, tức là những ấn tượng mà bạn tạo ra
khi gặp gỡ, làm quen với một người, một nơi hoặc một tình huống mới. Điều quan
trọng là tạo ra ấn tượng tích cực và đáng nhớ.
Nhớ rằng, mục tiêu không phải là làm người khác phải thích bạn mà là để tạo ra
một ấn tượng chân thật và tích cực. Điều quan trọng nhất là làm chân thành và tự
nhiên trong cách bạn tương tác với người khác.
1.8 Gây ấn tượng là gì?
Gây ấn tượng là khả năng để làm cho người khác nhớ đến bạn hoặc một trải
nghiệm mà họ có với bạn một cách tích cực và đáng nhớ. Mỗi người chúng ta đều
có mong muốn gây ấn tượng tốt với người mình yêu thích, vì chúng ta thật sự
muốn mối quan hệ giữa bạn và đối phương tiến xa hơn, điều đó có nghĩa là khi gặp
mặt đối phương, bạn sẽ không ngừng tạo ra những ấn tượng khiến đối phương
không thể quên được bạn.

12
PHẦN 2. THỰC TRẠNG- NGUYÊN NHÂN- BÍ QUYẾT
2.1. Thực trạng:
2.1.1.Thực trạng ở xã hội hiện nay
Trong thời đại 4.0 hiện nay, điện thoại thông minh đã trở thành một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Được sử dụng để liên lạc, giải
trí, làm việc và thậm chí để giao tiếp với mọi người xung quanh, sự phổ biến của
điện thoại thông minh đã thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau. Thay vì tương
tác trực tiếp, nhiều người đã dần chuyển sang sử dụng điện thoại để nhắn tin và gọi
điện. Điều này làm cho việc gặp gỡ trực tiếp trở nên hạn chế.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con người hoàn toàn bị ràng buộc bởi
điện thoại thông minh mà mất đi cơ hội giao tiếp mặt đối mặt trong những buổi gặp
gỡ đầu tiên. Việc tạo dựng ấn tượng từ lần gặp đầu tiên là yếu tố quan trọng quyết
định cách mà người khác nhìn nhận về bạn. Trong cuộc gặp gỡ trực tiếp, họ có cơ
hội tiếp xúc với bạn một cách trực quan hơn, đánh giá bạn qua ngoại hình, phong
cách ăn mặc, cách giao tiếp, v.v. Những ấn tượng này sẽ ảnh hưởng đến cách họ
tiếp tục tương tác với bạn trong suốt cuộc gặp. Nếu bạn để lại ấn tượng tích cực, họ
sẽ có thiện cảm và sẵn lòng lắng nghe bạn. Ngược lại, nếu bạn tạo ra ấn tượng
không tốt, họ có thể không muốn tiếp tục trò chuyện với bạn.
Mọi cuộc gặp gỡ đều tạo ra ấn tượng đặc biệt trong tâm trí của người khác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ấn tượng ban đầu thường khó thay đổi và có tác
động lớn đến mối quan hệ sau này.

13
 Tại sao ấn tượng đầu tiên lại quan trọng?
Ấn tượng đầu tiên quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận
về bạn. Một ấn tượng ban đầu tốt có thể giúp bạn tạo được sự thiện cảm và thân
thiện đối với người mà bạn lần đầu gặp gỡ. Ngược lại, nếu bạn tạo ra ấn tượng
không tốt, họ có thể không muốn tiếp tục trò chuyện với bạn.
Không chỉ đơn giản tồn tại trong một khoảnh khắc, ấn tượng đầu tiên còn có thể
gây ấn tượng sâu sắc với người đối diện. Chỉ cần một cái nhìn qua loáng thoáng,
người khác đã có thể hình dung về bạn từ lần gặp gỡ đầu tiên. Trong khoảnh khắc
ngắn ngủi đó, họ đã có những suy nghĩ về bạn qua dáng vẻ bề ngoài, qua phong
cách, thái độ và cả cách ăn mặc của bạn. Qua buổi đầu gặp gỡ, ta có 2 phương diện
chính: Ấn tượng tốt và ấn tượng xấu.
 Ấn tượng tốt:
1. Việc tìm hiểu và hiểu rõ về đối tượng bạn gặp gỡ có thể giúp bạn tạo sự ấn
tượng. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư vào cuộc gặp gỡ. Bạn nên chuẩn
bị trước một số nội dung cho cuộc nói chuyện có thể là các câu hỏi chẳng hạn.
Hoặc, hãy dành vài phút để tìm hiểu về người đó trước sẽ tốt hơn. Ví dụ như, anh
ta có mê bóng đá hay không? Cô ta có thường thích thời trang hay không?
2. Đối với sinh viên gặp gỡ nhau lần đầu tiên, cảm giác tự tin và gương mặt
thân thiện có thể giúp tạo ra một môi trường thoải mái và dễ chịu để giao tiếp . Có
câu nói “Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với bạn”. Vì thế, nụ cười là
cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Một nụ cười nồng
ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối diện cảm thấy thoải mái. Nụ cười sẽ giúp
bạn chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng nó.
3. Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn ăn mặc mà chính
hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn hơn cả cách bạn ăn
nói, ta cần kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin của mình.
Đứng ngay ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy chào đón bằng

14
cái bắt tay thân thiện. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho
bạn và cả người khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
 Ấn tượng xấu:
1. Đừng nên nói lời xin lỗi “ tôi đến trễ vì lí do … ” khi bạn đã hẹn với ai đó.
Nên cố gắng sắp xếp đến sớm hơn vài phút và đề phòng những việc có thể làm bạn
chậm trễ như kẹt xe hoặc đi sai đường. Đi trễ giờ không những thể hiện việc thiếu
văn hóa, thiếu chuyên nghiệp, mà còn làm cho người khác nghĩ rằng mình không
tôn trọng họ, làm mất thời giờ của họ. Và phải đặc biệt chú ý đến giờ giấc khi quan
hệ làm ăn với nước người nước ngoài.
2. Giao tiếp trong phỏng vấn bao gồm kỹ năng lắng nghe, trả lời câu hỏi, chia
sẻ và nắm bắt tâm lí đối phương để đưa ra những quan điểm thuyết phục nhà tuyển
dụng rằng bạn chính là người thích hợp nhất cho vị trí họ đang cần.
Tuy nhiên, một số ứng viên là chưa nhận thức rõ hoặc còn yếu về kĩ năng giao
tiếp, thường sinh viên mới ra trường mắc các lỗi như : rụt rè, thụ động, dùng tiếng
địa phương, nói quá nhỏ hoặc quá to, cười đùa, đưa ra câu trả lời thiếu thuyết
phục… Nhận biết điều này sẽ giúp bạn chú ý kỹ năng giao tiếp khi tham gia cuộc
phỏng vấn với nhà tuyển dụng
2.1.2. Một số khía cạnh khác:
 Đối với nhân viên văn phòng
Là những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường thực hiện các
công việc quản lý, xử lý thông tin, và giao dịch thương mại. Họ làm việc độc lập
trong không gian văn phòng, thường sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử trong
khoảng thời gian dài, thường là 8 giờ hoặc hơn mỗi ngày để hoàn thành công việc.
Việc tạo ấn tượng lần đầu gặp gỡ trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng là
yếu tố quan trọng để bạn nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ. Trước khi bước vào
buổi phỏng vấn, việc lựa chọn trang phục phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang
ứng tuyển và tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp của mình. Ngoài ra, việc chuẩn bị

15
kỹ các tài liệu quan trọng như CV, bằng cấp và các giấy tờ liên quan khác cũng vô
cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tự tin khi nhà tuyển dụng yêu cầu xem
thông tin của bạn và thể hiện rõ ràng về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Đây là
cơ hội để bạn tự tin thể hiện bản thân và để nhà tuyển dụng cảm nhận được sự năng
động tích cực mà bạn có thể mang đến cho công ty.
 Đối với địa vị xã hội
Là những người được xem là có vị trí, thứ bậc có trong xã hội có thể được quyết
định theo hai cách. Một cá nhân có thể giành được địa vị xã hội thông qua những
thành tựu của bản thân, đây được gọi là địa vị đạt được. Ngược lại, nếu một cá
nhân được sắp đặt vào một hệ thống phân tầng do vị trí thừa kế, đó được gọi là địa
vị gán cho. Đặc biệt để đạt được vị trí cao thì họ đã không ngừng tích lũy kiến thức,
kỹ năng của họ để giúp ích cho họ sau này.
Họ có một vị trí rất cao trong xã hội như là: Tổng thống, chủ tịch, giám đốc,…
vì là một người có địa vị xã hội nên trong cuộc sống hằng ngày hay trong công
việc dù chỉ là việc nhỏ thì họ luôn mong muốn nó luôn được hoàn thành một cách
hoàn hảo nhất. Vì thế, việc gây ứng tượng khi lần đầu gặp mặt của những người có
địa vị như thế này là một việc vô cùng quan trọng.
Trong các cuộc gặp mặt với các quốc gia, Tổng Thống là một người đại diện
cho một đất nước, đàm phán một việc gì đó có lợi cho đất nước thì họ phải luôn
chỉnh chu trong mọi thứ. Để gây ra được sự ấn tượng thì đầu tiên trang phục phải
luôn nghiêm trang và lịch sự ngoài ra tạo ra các lễ chào mừng truyền thống của đất
nước để đón tiếp các quốc gia khác. Thông qua các việc này, sẽ tạo được sự ấn
tượng trong mắt đối phương về sự tôn trọng, sự hiếu khách của mình đối với họ.
Góp phần cho cuộc đàm phàn thành công hơn.
Qua đây chúng ta thấy được, dù ở vị trí nào thì họ luôn quan trọng trong việc
gây ấn tượng trong lần đầu gặp cho đối phương. Nó giúp chúng ta dễ dàng kết
thêm bạn và thậm trí đem lại những lợi ích cho một cộng đồng lớn hơn.

16
 Đối với sinh viên
Là những người đang được học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Tại nơi đây họ sẽ được truyền tải, học hỏi được nhiều kiến thức để giúp ích cho
công việc sau này của họ.
Trường đại học cũng là nơi mà mọi sinh viên sẽ bắt đầu cho cuộc sống mới sau
này của họ như là kết giao bạn mới, học những kiến thức mới, sống độc lập một
mình. Và điều quan trọng nhất là việc kết giao những bạn mới, việc này giúp ích
rất nhiều trong cuộc sống đại học của chúng ta như là: cùng nhau làm việc nhóm,
đi học chung, cùng nhai đi chơi, tâm sự cùng nhau. Vậy làm thế nào chúng ta có
thể kết giao và gặp được những người bạn như vậy?
Để có thể kết giao được thì việc gây ấn tượng trong lần gặp mặt đầu tiên là một
điều rất quan trọng. Việc này sẽ giúp cho bạn bè có cái nhìn tốt hơn về chúng ta và
luôn muốn tiếp tục cuộc trò chuyện mới.
Ấn tượng đầu tiên không chỉ tồn tại trong chớp mắt mà nó còn kéo dài mãi một
cách đáng kinh ngạc. Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua người ta cũng đã có thể
đánh giá bạn ngay từ lần đầu gặp gỡ. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, họ đã có
những suy nghĩ về bạn qua dáng vẻ bề ngoài, qua phong cách, thái độ và cả cách
ăn mặc của bạn. Điều này giúp họ xem xét có nên tiếp tục nói chuyện với bạn hay
không.
2.1.3. Đánh giá nhận xét sinh viên hiện nay:
Đại học là nơi dạy cho những sinh viên nhiều kỹ năng tốt và cũng là nơi tạo ra
nhiều mối quan hệ bạn bè khắn khít cùng nhau giúp đỡ nhau trong việc học tập
hoặc cả công việc sau này. Mà để có được những điều này thì sinh viên phải luôn
tạo được sự ấn tượng tốt cho chính bản thân của họ trong lần đầu tiên gặp mặt.
Ngoài ra, tạo ra sự ấn tượng tốt với thầy cô cũng là một điều rất quan trọng, họ sẽ
được thầy cô giúp đỡ nhiệt tình hơn trong việc học tập dù sau này có ra trường thì
họ cũng sẽ luôn giúp đỡ chúng ta trong mọi việc dù nhỏ hay lớn.

17
Vậy nên, ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, là yếu tố
quyết định sự thuận lợi hay khó khăn cho các cuộc gặp gỡ sau này. Nếu chúng ta
có thể tạo ra một ấn tượng tích cực từ lần gặp đầu tiên, điều đó có nghĩa là người
khác sẽ có cảm tình với chúng ta và muốn tiếp tục gặp gỡ ở những lần sau. Điều
này tạo ra điều kiện để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với họ.
Ngược lại, nếu trong lần gặp gỡ đầu tiên, chúng ta để lại ấn tượng không tốt,
chúng ta thường gặp khó khăn trong các cuộc gặp gỡ sau và phải dành nhiều công
sức để gây dựng lại ấn tượng đó.
Do đó, việc tạo dựng một ấn tượng tích cực trong buổi gặp gỡ đầu tiên đối với
sinh viên là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sinh viên cần trang bị kỹ lưỡng và rèn
luyện những kỹ năng cần thiết giúp họ có thể tạo ra một ấn tượng tốt với người
khác và tạo ra các mối quan hệ tốt hơn.
2.2. Nguyên nhân tạo ra thực trạng:
Sự tồn tại của điện thoại thông minh ở thời đại hiện nay là một phần vô cùng
quan trọng và không thể thiếu trong đời sống con người. Điện thoại thông minh đã
mang đến cho ta những lợi ích vô cùng to lớn, giúp chúng ta dễ dàng liên lạc,
tương tác cũng như thuận lợi trong việc tìm kiếm, được cung cấp thông tin một
cách nhanh chóng. Thực vậy, điện thoại thông minh là vô cùng giúp ích cho con
người ở rất nhiều mặt trong đời sống, nhưng không phải vì thế mà sinh viên bỏ qua
những buổi gặp gỡ, những cuộc trò chuyện trực tiếp cùng bạn bè. Nhất là khi bước
chân vào đại học, khi ta tìm kiếm cơ hội làm việc và ngay cả trong những buổi hẹn
hò đầu tiên. Vì thế, việc quá phụ thuộc vào điện thoại dẫn đến tính cách, hành động
và suy nghĩ có sự thay đổi tiêu cực. Vậy nguyên nhân nào khiến sinh viên không
thể gây ấn tượng tốt trong buổi đầu tiền gặp gỡ?
1. Sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh: Điện thoại thông minh đã trở
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các bạn
sinh viên dần đắm chìm vào điện thoại, dành nhiều thời gian sử dụng chúng. Sinh

18
viên thường dễ bị lạc hướng và mất tập trung khi sử dụng điện thoại trong quá trình
gặp mặt. Sự phụ thuộc vào điện thoại có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội,
giao tiếp, cũng có thể ảnh hưởng đến mặt tâm lý dẫn đến việc sinh viên có sự thiếu
tự tin vào buổi đầu tiên gặp mặt.
Cụ thể, có những sinh viên chỉ dựa vào điện thoại thông minh của mình để
kiểm tra lịch học, lịch sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Trong trường hợp điện
thoại bị hỏng hoặc mất, sinh viên có thể không biết lịch trình của mình từ đó gặp
khó khăn trong việc tham gia các buổi học, buổi gặp mặt, có thể khiến bản thân các
sinh viên quên hoặc tới trễ trong các buổi gặp mặt lần đầu tiên.
2. Mất quyền tự quyết: Một số sinh viên có thể cảm thấy bất lực và thiếu tự tin
khi cảm thấy phải tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc hoạt động xã hội trong khi
điện thoại thông minh của họ luôn "cạnh tranh" sự chú ý. Điều này có thể làm cho
họ mắc lỗi và cảm thấy không tự tin trong buổi gặp mặt.
Có nhiều sinh viên dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử để xem các
video trên mạng xã hội, chơi game,…thay vì làm bài tập hoặc đọc sách. Trong
trường hợp này, các thiết bị khiến các bạn không thể xác định được việc mình cần
làm, từ đó khiến các bạn không thể hoàn thành công việc học tập và đạt được kết
quả tốt. Nguyên nhân trên có thể khiến các bạn có tầm nhìn hạn hẹp, câu trả lời
thiếu thông tin hoặc không rõ, nội dung cuộc trò chuyện bị giới hạn, dẫn đến sự
ngượng ngùng với các bạn sinh viên khi không thể kéo dài cuộc trò chuyện với đối
tượng gặp mặt, đặc biệt là đối tượng các bạn gặp mặt lần đầu vào buổi hẹn hò, các
buổi phỏng vấn công việc,..
3. Thiếu kỹ năng giao tiếp trực tiếp: Có những bạn sinh viên có tính cách ù lì,
thu bản thân hạn chế giao tiếp với xã hội và cũng có những bạn sinh viên quá lạm
dụng các thiết bị điện tử để giao tiếp qua tin nhắn, email hoặc mạng xã hội đã trở
thành một hình thức giao tiếp phổ biến. Tuy nhiên, khi đối mặt trực tiếp với người
khác, sinh viên có thể thiếu kỹ năng giao tiếp trực tiếp, như gương mặt, cử chỉ và

19
ngôn ngữ cơ thể. Điều này có thể gây ra sự ấp úng, sự khó khăn trong giao tiếp và
mắc lỗi trong buổi gặp mặt.
Từ những điều này, các bạn sinh viên dần thu mình từ đó các bạn bị mất đi rèn
kỹ năng giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội, làm cho sinh viên có
thể dần trở nên lạc hậu hơn các bạn đồng trang lứa. Từ đó buổi gặp mặt đầu tiên
của các bạn sinh viên sẽ bị cản trở bởi vụng về của chính mình.
4. So sánh và áp lực xã hội: Xung quanh các bạn sinh viên có rất nhiều người
giỏi. Chính vì thế, các bạn thường bị người thân chọn để so sánh với những người
giỏi hơn và bên cạnh đó, các ứng dụng truyền thông xã hội thường thể hiện những
khía cạnh hoàn hảo và cuộc sống lý tưởng. Sinh viên dần tự so sánh bản thân với
những hình ảnh và câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, gây ra sự thiếu tự tin
và cảm giác không đủ tốt trong buổi gặp mặt thực tế.
Nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi nhìn thấy bạn bè chia sẻ những trải
nghiệm mà bản thân khó đạt được. Cũng có rất nhiều bạn trẻ bị áp lực khi bản thân
phải chia sẻ những trải nghiệm của bản thân để có thể được như với “ con nhà
người ta”. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý và tiêu tốn nhiều thời gian cùng với
đó là sự nỗ lực để tạo ra những nội dung hấp dẫn, thay vì tận hưởng thực tế và
tương tác trực tiếp với gia đình và người thân xung quanh. Từ đó khiến các bạn
cảm thấy tự ti và mặc cảm vào buổi đầu gặp gỡ.
5. Sống ảo: Có những cá nhân vì quá phụ thuộc vào thế giới ảo, đắm chìm vào
nó mà quên đi rằng việc giao tiếp trực tiếp là vô cùng quan trọng, dẫn đến việc bản
thân cảm thấy ngượng ngùng, không thoải mái khi giao tiếp bên ngoài, thậm chí là
tự cao cho rằng mình hơn người khác. Từ đó dẫn đến thái độ có phần im lặng và có
những cá thể trở nên kiêu ngạo khi bước ra đời thực.
Các bạn sinh viên thường xuyên đăng tải những tấm ảnh lung linh, xinh đẹp
sau khi qua chỉnh sửa từ vô số ứng dụng mà quên đi rằng bản thân mình như thế
nào. Việc bản thân các bạn sinh viên đắm chìm trong “nét đẹp ảo” của bản thân

20
trên mạng xã hội có thể khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy tự ti, mặc cảm bởi
ngoại hình không được như trên ảnh. Bên cạnh đó, có nhiều sinh viên cho rằng
mình đẹp như trong ảnh nên đã có những thái độ không tốt hoặc quá tự cao khi cho
rằng đối phương không hấp dẫn. Sự tự ti hay tự cao về ngoại hình vì sống ảo sẽ
khiến đối tượng gặp mặt có cái nhìn không tốt về các bạn sinh viên vào buổi đầu
tiên.
6. Mất kiên nhẫn và khả năng tập trung: Có rất nhiều người có tính cách xem
nhẹ những việc xung quanh dẫn đến sao nhãng, mất tập trung trong công việc. Bên
cạnh đó cũng có rất nhiều người bị ảnh hưởng liên tục bởi tiếng thông báo và sự
“nghiện” điện thoại. Điều này có thể làm mất đi khả năng kiên nhẫn và tập trung.
Khi gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc không thể nhanh chóng đạt được mục tiêu
mong muốn, người dùng điện thoại dễ trở nên nổi nóng và thiếu kiên nhẫn và gây
tác động tiêu cực đến thái độ của các cá nhân vào buổi đầu tiên gặp mặt.
Với các bạn sinh viên, có những bạn xem nhẹ những kì thi, cho rằng không
cần phải cố gắng đạt được điểm cao, hạ thấp tất cả tiêu chí và cho rằng những điều
đó không cần cố gắng để đạt được. Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều bạn cố gắng
học tập, ôn thi, làm việc nhưng liên tục bị xao lãng bởi các thông báo từ các ứng
dụng, tin nhắn từ bạn bè từ điện thoại. Khoảnh khắc các bạn sinh viên lơ là, kiểm
tra và trả lời tin nhắn, kiểm tra mạng xã hội và chơi trò chơi trong khi đang cố gắng
tập trung vào việc học sẽ khiến bản thân xao lãng, mất tập trung, mất kiên nhẫn
vào việc mình đang làm. Sự tập trung và hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi.
Thói quen này hình thành dần ảnh hưởng đến những việc làm tương tự trong tương
lai, cụ thể khi các bạn sinh viên đi làm, gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè...
7. Thiếu ý thức: Có rất nhiều sinh viên cũng như vô số những tính cách tốt và
xấu, có những bạn sống tích cực, vì mọi người, hết mình vì công việc và cũng có
những bạn sinh viên chỉ sống cho bản thân, không chịu tiếp thu những lời góp ý
xung quanh. Hơn thế nữa, các bạn không coi trọng những buổi gặp gỡ, đặc biệt là

21
gặp gỡ lần đầu tiên, từ đó không có sự chuẩn bị trước về thời gian, ngoại hình,… ,
dẫn đến các kết quả để lại ấn tượng xấu.
Nhiều bạn sinh viên khi đi phỏng vấn công việc nhưng lại mang dép lê, áo ba
lỗ. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng vô cùng không thích và để lại ấn tượng rất
xấu đến nhà tuyển dụng.
Các nguyên nhân trên có thể góp phần vào sự thiếu tự tin và mắc lỗi trong buổi
gặp mặt, tuy nhiên, việc nhận thức về tác động của nó và tìm cách quản lý thời
gian, sử dụng các thiết bị điện tử một cách hợp lý có thể giúp sinh viên tăng cường
tự tin và tập trung vào môi trường gặp mặt thực tế mà còn giúp sinh viên tránh
những suy nghĩ lười biếng, thường xuyên trì hoãn công việc, không chuẩn bị trước
cho việc gặp mặt. Những điều này dẫn không chỉ dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp,
mà còn làm cho người khác nghĩ rằng mình không tôn trọng họ. Từ đó khiến sinh
viên không thể gây ấn tượng tốt trong buổi đầu tiền gặp gỡ
Những nguyên nhân này có thể gây những ảnh hưởng như :
Thời gian: Khi thời gian bị trì hoãn nghĩa là bạn không có sự chuẩn bị, sự sắp
xếp thời gian cho buổi gặp mặt dẫn đến việc bạn đi trễ, Từ đó sẽ khiến đối phương
có ấn tượng xấu vì bạn đã thiếu tôn trọng họ, bạn là một người thiếu chuyên nghiệp,
thiếu văn hóa. Ngược lại, khi đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn cố gắng tới sớm hơn để có
thể đề phòng những trường hợp xấu xảy ra, đối phương sẽ có ấn tượng tốt, cảm
thấy bạn đang tôn trọng họ.
Thái độ: Thái độ của bạn sẽ không tốt từ đó dẫn đến việc làm cho người đối
diện cảm thấy không tự nhiên. Ngược lại, khi bạn thường xuyên giao tiếp bên
ngoài xã hội. thái độ của bạn sẽ có phần bình tĩnh và tự tin hơn, điều đó sẽ giúp họ
thoải mái và dễ nói chuyện với bạn hơn. Sự tích cực và lạc quan trong thái độ của
bạn có thể tạo ấn tượng tốt đối với người khác. Nếu bạn thể hiện sự hứng thú và
tận hưởng quá trình gặp gỡ, điều này có thể lan tỏa một tinh thần tích cực và tạo ra
sự tương tác tích cực.

22
Vẻ bề ngoài: Vẻ bề ngoài là một trong những yếu tố rất quan trọng. Người
tươm tất, sạch sẽ, có mùi cơ thể tốt sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu. Ngược
lại, đối với người ăn mặc xề xòa, không nghiêm túc, sạch sẽ có thể gây ác cảm với
đối phương vào buổi đầu gặp mặt. Hơn thế nữa, cần mặc trang phục một cách phù
hợp, với những cuộc gặp mang tính chất công việc thì nên mặc com-lê chứ không
phải áo cộc tay hay chỉ là một bộ trang phục giản dị. Cần xem xét đối tượng bạn sẽ
gặp, từ đó chọn được trang phục phù hợp. Nếu đối tác của bạn làm trong ngành
quảng cáo hay âm nhạc thì một bộ trang phục có vẻ quá nghiêm túc sẽ không phù
hợp. Đối với những cuộc gặp cho mục đích công việc hoặc giao thiệp, bạn hãy để
tâm đến văn hóa và phong tục của họ. Đối với bạn nam, hãy gọn gàng, sạch sẽ, cắt
tóc và cạo, áo quần phải thẳng và đối với nữ thì nên trang điểm nhẹ, quần áo tươm
tất . Sự chuẩn bị này chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và thể hiện sự tôn
trọng của bạn.
Biểu hiện của gương mặt : Một gương mặt cứng đờ, không cảm xúc sẽ có thể
khiến đối phương bị thiếu tự nhiên. Khi bản thân lan tỏa một nguồn năng lượng,
một nụ cười nồng ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối diện cảm thấy thoải
mái. Nụ cười sẽ giúp bạn chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên cũng đừng
quá lạm dụng nó. Vì thế, nụ cười là cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn
tượng đầu tiên tốt đẹp. Một nụ cười nồng ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối
diện cảm thấy thoải mái.
Sự tự tin và ngôn ngữ hình thể: Để khiến đối phương có thế cuốn theo câu
chuyện của mình cũng như tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn
ăn mặc mà chính hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn hơn
cả cách bạn ăn nói, ta cần kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự
tự tin của mình. Đứng ngay ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy
chào đón bằng cái bắt tay thân thiện. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự
tự tin; làm cho bạn và cả người khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.

23
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp đóng góp rất lớn cho sự thành công
trong công việc của bạn. Giao tiếp trong phỏng vấn bao gồm kỹ năng lắng nghe,
trả lời câu hỏi, chia sẻ và nắm bắt tâm lí đối phương để đưa ra những quan điểm
thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn chính là người thích hợp nhất cho vị trí họ
đang cần. Tuy nhiên, một số ứng viên chưa nhận thức rõ hoặc còn yếu về kĩ năng
giao tiếp, biểu hiện : rụt rè, thụ động, dùng tiếng địa phương, nói quá nhỏ hoặc quá
to, cười đùa, đưa ra câu trả lời thiếu thuyết phục… Những kỹ năng này rất cần thời
gian để luyện tập và phát triển thay vì “dặm chân tại chỗ”. Ngoài ra, có những ứng
viên quá lạm dụng vào những bí quyết trên mạng xã hội, sử dụng mánh khóe để trả
lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trơn tru, những câu trả lời khác hẳn với
những gì bản thân có, Từ đó có thể khiến nhà tuyển dụng , đối phương cảnh giác
trước những câu trả lời của bạn
Sự chuẩn bị trước cho cuộc hẹn: Việc tìm hiểu và hiểu rõ về đối tượng bạn
gặp gỡ có thể giúp bạn tạo sự ấn tượng. Điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư
vào cuộc gặp gỡ. Bạn nên chuẩn bị trước một số nội dung cho cuộc nói chuyện có
thể là các câu hỏi chẳng hạn. Hoặc, hãy dành vài phút để tìm hiểu về người đó
trước sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, còn có những người sử dụng mối quan hệ, tiền bạc
để có được vị trí mình mong muốn trong công việc mà không có chút khó khăn.

2.3. Bí quyết giúp sinh viên gây ấn tượng đối với buổi đầu gặp gỡ:
1. Trang phục:
Trang phục là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên góp phần tạo nên ấn tượng
cho buổi đầu tiên gặp gỡ đối phương. Việc lựa chọn trang phục phù hợp sẽ giúp
bạn thể hiện được sự tôn trọng đối phương, cũng như tạo được ấn tượng tốt đẹp,
giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công. Hiện nay, mỗi bạn sinh viên hầu
như đã mang trên mình một phong cách, cá tính đặc biệt cho riêng mình. Qua bộ
trang phục, nó có thể phản ánh lên được phong cách, cá tính, sự tôn trọng của bạn

24
đối với đối phương và hoàn cảnh gặp gỡ. Một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn
trông gọn gàng, lịch sự, tự tin và tạo thiện cảm với người đối diện.
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi
sinh viên, hoàn cảnh và sở thích của bản thân. Trang phục cần sạch sẽ, gọn gàng,
vừa vặn và tôn lên vóc dáng của bạn. Bạn cũng nên tránh những trang phục quá
xuề xòa, nhếch nhác hoặc quá cầy kỳ, diêm dúa.
Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn trang phục để tạo ấn tượng trong buổi gặp
gỡ đầu tiên:
Lựa chọn trang phục phù hợp với độ tuổi, tính cách: Trang phục cần phù hợp
với lứa tuổi của bạn. Đối với những bạn sinh viên có khuynh hướng trẻ trung, đúng
với lứa tuổi của mình thì các bạn có thể lựa chọn những trang phục mang phong
cách casual, trẻ trung, năng động. Đối với những bạn sinh viên có khuynh hướng
phong cách trưởng thành, bạn nên lựa chọn những trang phục mang phong cách
smart casual hoặc formal, lịch sự, trang trọng.
Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh: Trang phục cần phù hợp với
hoàn cảnh gặp gỡ. Nếu buổi gặp gỡ diễn ra ở một nơi trang trọng, bạn nên lựa chọn
những trang phục lịch sự, sang trọng. Nếu buổi gặp gỡ diễn ra ở một nơi thoải mái,
bạn có thể lựa chọn những trang phục thoải mái, năng động. Tuy là lựa trang phục
phù hợp với hoàn cảnh, nhưng bạn cũng nên chú ý một xíu về góa cả của từng sản
phẩm nhé. Chúng ta nên hạn chế sắm những bộ vest hay bộ đầm lên đến vài chục
triệu chỉ vì bản thân đến nơi sang trọng, hãy lựa chọn món đồ phù hợp giá cả và
phù hợp với hoàn cảnh.
Lựa chọn trang phục phù hợp với sở thích của bản thân: Bạn nên lựa chọn
những trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất. Một trang phục đúng
với sở thích của bản thân thì bạn sẽ cảm thấy yêu chúng và trân trọng chúng hơn.
Mang trên người một món đồ mình yêu thích sẽ cảm thấy vô cùng tự tin và hạnh

25
phúc. Điều này sẽ giúp bạn có một tâm trạng tốt và thể hiện được bản thân một
cách tốt nhất.
Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng: Trang phục phù hợp với vóc dáng
sẽ giúp bạn tôn dáng và tạo được ấn tượng tốt đẹp. Một món đồ đẹp chưa chắc đã
phù hợp với bạn, nhưng một món đồ phù hợp với bạn thì chắc chắn bạn mặc lên sẽ
đẹp. Bạn đừng tự ti về vóc dáng của bản thân, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng, hãy
mạnh dạn chọn trang phục phù hợp với vóc dáng của mình.
Trang phục chỉ là một yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng trong buổi gặp gỡ đầu
tiên. Tuy nhiên, một bộ trang phục phù hợp sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp,
giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công.

2. Sự cởi mở và tự tin:
Sự cởi mở và tự tin là những yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong
buổi gặp gỡ đầu tiên. Sự cởi mở thể hiện qua thái độ thân thiện, hòa đồng, sẵn sàng
lắng nghe và chia sẻ của bạn. Khi bạn cởi mở, bạn sẽ khiến người đối diện cảm
thấy thoải mái và dễ chịu khi trò chuyện với bạn. Điều này sẽ giúp buổi gặp gỡ trở
nên thú vị và hiệu quả hơn.
Sự tự tin thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể, cách nói chuyện và cử chỉ của bạn. Khi
bạn tự tin, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn là người đáng tin cậy và có

26
năng lực. Điều này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp trong mắt
người đối diện.
Dưới đây là một số cách để thể hiện sự cở mở và tự tin trong buổi gặp gỡ đầu
tiên:
Mỉm cười: Mỉm cười là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để thể hiện sự thân
thiện và cởi mở.
Giao tiếp bằng mắt: Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý và quan tâm của
bạn đối với đối phương.
Hỏi câu hỏi: Hỏi câu hỏi thể hiện sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đối
phương.
Nói chuyện rõ ràng, rành mạch: Nói chuyện rõ ràng, rành mạch thể hiện sự
tự tin và khả năng giao tiếp tốt của bạn.
Thể hiện sự hài hước: Thể hiện sự hài hước một cách tinh tế sẽ giúp bạn tạo
không khí vui vẻ và thoải mái cho buổi gặp gỡ.
Sự cởi mở và tự tin không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp trong buổi gặp gỡ
đầu tiên, mà còn giúp bạn xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

27
3. Chú ý lắng nghe và sự tinh tế:
Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong buổi gặp gỡ đầu tiên
của sinh viên. Việc chú ý lắng nghe và tinh tế sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt
đẹp trong mắt người đối diện, giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công.
Chúng ta ở đây đều là sinh viên, đa số là những người con xa quê lên thành phố
học tập. Vậy nên không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy tủi thân, áp lực đè nén.
Đôi khi, chúng ta thật sự rất cần một người để quan tâm, chia sẻ với mình những
câu chuyện mình đã gặp trong cuộc sống. Việc chú ý lắng nghe thể hiện sự tôn
trọng đối với người đối diện và sự quan tâm của bạn đối với những gì họ nói là
điều giúp bạn gần gũi với đối tượng mà bạn đang giao tiếp hơn. Khi bạn lắng nghe
một cách chăm chú, bạn sẽ thể hiện được sự đồng cảm và thấu hiểu của bạn đối với
người đối diện. Điều này sẽ giúp người đối diện cảm thấy được tôn trọng và được
lắng nghe, từ đó tạo thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp với bạn.
Việc tinh tế thể hiện qua cách bạn giao tiếp, ứng xử và cư xử trong buổi gặp gỡ.
Khi bạn tinh tế, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi ở
bên bạn. Điều này sẽ giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công hơn. Nếu sinh
viên gặp bạn đồng trang lứa của mình, chúng ta có thể chia sẻ về những chuyện gia
đình, học tập,... nhưng phải lưu ý một điều rằng chúng ta nên điều chỉnh cảm xúc
sao cho phù hợp với câu chuyện mà đối phương trình bày. Ngoài ra, gặp người lớn
hay đối tác, khách hàng khi đi làm thêm cũng như thế, chúng ta cần nhận ra những
ý chính câu chuyện muốn nói đến, từ đó khéo léo, tinh tế trả lời hay cho lời khuyên,
sẽ rất dễ để nhận được thiện cảm từ đối phương.

28
Dưới đây là một số cách để chú ý lắng nghe và tinh tế dành cho sinh viên
trong lần đầu gặp gỡ:
Giao tiếp bằng mắt: Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý và quan tâm của
bạn đối với đối phương. Đôi khi có những câu chuyện bằng lời nói sẽ không nói
hết được, nhưng qua ánh mắt, chúng ta sẽ phần nào đồng cảm, thấu hiểu với nhau
hơn.
Lắng nghe một cách tích cực: Lắng nghe một cách tích cực thể hiện sự đồng
cảm và thấu hiểu của bạn đối với người đối diện. Cuộc sống này đã đủ áp lực rồi,
chúng ta đừng nên tạo áp lực cho nhau nữa. Thay vì lắng nghe một cách tiêu cực
thì hãy suy nghĩ, lắng nghe tích cực lên. Khi bạn tích cực thì mọi điều tốt đẹp sẽ
đến với bạn.
Hỏi câu hỏi: Hỏi câu hỏi thể hiện sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đối
phương. Đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề học tập, cuộc sống,... sẽ giúp đối phương
có cảm giác được quan tâm hơn. Từ đó, đối tượng giao tiếp sẽ cởi mở, chia sẻ với
bạn nhiều hơn.
Không ngắt lời: Không ngắt lời thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.
Thể hiện sự đồng cảm: Thể hiện sự đồng cảm thể hiện sự thấu hiểu và sẻ chia
của bạn đối với người đối diện.
Tôn trọng ý kiến của đối phư ng: Tôn trọng ý kiến của đối phương thể hiện
sự tôn trọng đối với con người của họ. Sinh viên chúng ta ai cũng có quan điểm,
chính kiến riêng của mình. Khi đối phương có ý kiến trái ngược với chúng ta thì
nên nói chuyện nhẹ nhàng, phân rõ đúng sai để tránh trường hợp nóng tính, nặng
lời với nhau.
Chú ý lắng nghe và thể hiện sự tinh tế là một phần quan trọng của kỹ năng giao
tiếp và quan hệ giữa con người. Nó không chỉ giúp tạo ấn tượng tích cực mà còn
thể hiện sự chân thành và quan tâm đối với người khác, tạo nên những mối quan hệ
mang ý nghĩa và tích cực cho sinh viên trong buổi đầu gặp gỡ.

29
4. Đến đúng giờ:
Việc đi đúng giờ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ấn tượng tốt
đẹp trong mắt người đối diện. Sinh viên cũng như thế, trong bất kì cuộc gặp gỡ
nào cũng nên đến đúng giờ.
Trong cuộc gặp gỡ, sinh viên đi đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với người
đối diện, sự chuyên nghiệp và khả năng quản lý thời gian của bạn. Nếu được, bạn
hãy đến điểm hẹn trước 15 phút bước vào cuộc hẹn nhằm tránh sự cố dẫn đến trễ
giờ. Khi bạn đi đúng giờ, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy được tôn trọng và
quan tâm. Điều này sẽ giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công hơn.
Ngược lại, nếu bạn đến muộn, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy bạn không
tôn trọng họ, thiếu chuyên nghiệp và không có khả năng quản lý thời gian. Điều
này sẽ khiến buổi gặp gỡ diễn ra không tốt và có thể gây ra những hiểu lầm không
đáng có.

Dưới đây là một số lý do tại sao việc đi đúng giờ lại quan trọng trong buổi
gặp gỡ đầu tiên:
Thể hiện sự tôn trọng: Khi bạn đi đúng giờ, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng đối
với người đối diện. Bạn đang cho họ thấy rằng bạn coi trọng thời gian của họ và
bạn coi trọng cuộc gặp gỡ này.

30
Thể hiện sự chuyên nghiệp: Đi đúng giờ là một dấu hiệu của sự chuyên
nghiệp. Nó cho thấy rằng bạn là người có tổ chức và có thể quản lý thời gian của
mình một cách hiệu quả.
Tạo ấn tượng tốt: Đi đúng giờ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt
người đối diện. Họ sẽ thấy bạn là người đáng tin cậy và có thể làm việc hiệu quả.
Để đảm bảo đi đúng giờ trong buổi gặp gỡ đầu tiên, bạn nên:
1. Xác nhận thời gian và địa điểm gặp gỡ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp
bạn có thời gian lên kế hoạch và chuẩn bị.
2. Tính toán thời gian di chuyển dư thừa. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị trễ do
tắc đường hoặc các vấn đề bất ngờ khác.
3. Đặt báo thức hoặc nhắc nhở. Điều này sẽ giúp bạn không quên thời gian hẹn.
5. Hiểu biết về đối tượng gặp gỡ:
Việc hiểu biết về đối tượng gặp gỡ sẽ giúp sinh viên dễ dàng tạo ấn tượng tốt
đẹp trong mắt họ, giúp buổi gặp gỡ diễn ra suôn sẻ và thành công. Khi bạn hiểu
biết về đối tượng gặp gỡ, bạn sẽ có thể:
1. Chuẩn bị tốt hơn cho buổi gặp gỡ: Bạn sẽ biết những gì cần nói và làm để
tạo ấn tượng tốt.
2. Thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với đối phương: Bạn sẽ có thể tìm
hiểu về họ và thể hiện sự quan tâm của mình.
3. Tìm thấy điểm chung với đối phương: Bạn sẽ có thể tìm thấy điểm chung
với đối phương và tạo ra sự kết nối.

31
Dưới đây là một số cách để hiểu biết về đối tượng gặp gỡ:
Tìm kiếm thông tin trên mạng: Bạn có thể tìm kiếm thông tin về đối tượng
gặp gỡ trên mạng, chẳng hạn như trang web cá nhân, hồ sơ LinkedIn, hoặc các bài
báo về họ.
Hỏi người quen: Bạn có thể hỏi người quen của bạn nếu họ biết gì về đối
tượng gặp gỡ.
Đặt câu hỏi: Trong buổi gặp gỡ, bạn có thể đặt câu hỏi cho đối phương để tìm
hiểu thêm về họ.
Ví dụ cụ thể về cấch hiểu biết về đối tượng gặp gỡ để tạo ấn tượng:
1. Nếu bạn đang gặp gỡ nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn có thể tìm hiểu về
công ty họ, vị trí bạn ứng tuyển, và những kỹ năng và kinh nghiệm mà họ đang
tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và thể
hiện rằng bạn quan tâm đến công việc và công ty.
2. Nếu bạn đang gặp gỡ đối tác kinh doanh, bạn có thể tìm hiểu về công ty họ,
các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, và những mục tiêu của họ. Điều này sẽ
giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và tìm ra những cách hợp tác hiệu quả.
3. Nếu bạn đang gặp gỡ bạn bè hoặc người thân mới, bạn có thể tìm hiểu về sở
thích, niềm đam mê, và những giá trị của họ. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy
điểm chung và tạo ra sự kết nối.
6. Chú ý đến ngôn ngữ c thể:
Khi gặp gỡ lần đầu, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn
tượng mạnh mẽ. Ánh mắt thể hiện sự chân thành và tinh tế, là cửa sổ của tâm
hồn. Một cái nhìn tự tin và trò chuyện không cần nhiều lời.
Giao tiếp không chỉ bằng từ ngữ mà còn qua cử chỉ. Cách bạn đặt tay, di
chuyển, thậm chí là cách bạn đứng, đều thể hiện tính cách và quyết đoán.

32
Ngôn ngữ cơ thể nằm ở việc bạn tự tin như thế nào. Vẻ mặt tự tin, đôi vai mở
rộng và cử chỉ chậm rãi, điều này gửi đi thông điệp về lòng quyết đoán và sự tự
tin của bạn.
Cả những cử chỉ nhỏ như việc cúi đầu nhẹ khi chào hỏi hay nụ cười ấm áp cũng
tạo ra sự thân thiện và gần gũi trong giao tiếp ban đầu.
Tự tin, chân thành và sự tinh tế trong cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo nên ấn
tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm từ đối phương trong mọi cuộc gặp gỡ.
7. Giao tiếp bằng mắt:
Giao tiếp bằng mắt là một phần quan trọng trong việc tạo ấn tượng tích cực
trong lần đầu gặp gỡ của sinh viên. Biểu cảm của mắt có thể thể hiện tình trạng
tâm lý của bạn. Hãy cố gắng giữ một biểu cảm tích cực và lạc quan. Trong lần đầu
gặp gỡ, giao tiếp bằng mắt có thể tạo ra ấn tượng tích cực và thể hiện sự tự tin.

Dưới đây là một số cách sinh viên có thể giao tiếp bằng mắt để gây ấn tượng:
Giữ mắt liên hệ với đối phư ng: Giữ liên hệ mắt nhưng không cần phải nhìn
chăm chú quá mức, tránh gây áp lực cho người khác.

33
Hãy giữ ánh nhìn của bạn và không ngần ngại nhìn trực tiếp vào mắt của
người khác. Điều này thể hiện sự tự tin và sự quan tâm.
Khi người khác nói, hãy thể hiện sự lắng nghe bằng cách giữ liên lạc mắt và
không giữ nhìn hướng khác. Khi người khác đang nói, sử dụng ánh mắt để thể hiện
sự lắng nghe chân thành. Điều này cho họ biết bạn đang chú ý và đánh giá ý kiến
của họ.
Chuyển đổi liên hệ mắt: Không cần phải giữ liên hệ mắt liên tục. Hãy thay
đổi giữa việc nhìn vào mắt và nhìn điều gì đó xung quanh để tránh làm người khác
cảm thấy bị theo dõi. Khi tham gia cuộc trò chuyện nhóm, chuyển đổi giữa các
thành viên và duy trì liên hệ mắt với người đang nói. Ví dụ như trong buổi thuyết
trình thì sinh viên nên thay đổi ánh nhìn từ nhóm người này rồi đến nhóm người
khác. Điều này vừa truyền tải thông tin hiệu quả hơn mà còn giúp kiểm soát tiếng
ồn và sự tập trung của mọi người.
Kết hợp liên hệ mắt với một nụ cười nhẹ khi thấy phù hợp. Điều này tạo ra
một không khí thoải mái và thân thiện.
Tránh nhìn xuống đất hoặc xung quanh quá nhiều, tránh thói quen liên tục
nhìn đồng hồ hoặc điện thoại, vì điều này có thể tạo ra ấn tượng thiếu sự quan tâm
và thiếu sự tự tin.
Không đưa mắt ra quá nhanh có thể tạo ra ấn tượng thiếu quan tâm hoặc
không tôn trọng. Tránh nhìn chằm chằm một cách quá mức, vì điều này có thể tạo
ra cảm giác không thoải mái.
Việc sử dụng giao tiếp bằng mắt cần phải tự nhiên và không gò ép. Quan trọng
nhất là duy trì sự chân thành trong ánh mắt giao tiếp của bạn. Giao tiếp bằng mắt
có thể là một cách hiệu quả để thể hiện sự tự tin và quan tâm, giúp sinh viên tạo ra
ấn tượng tích cực trong các tình huống gặp gỡ đầu tiên.

34
8. Chủ động và hài hước:
Buổi gặp gỡ lần đầu của sinh viên có thể trở nên đáng nhớ nếu bạn mang đến sự
chủ động và tính hài hước. Việc tự tin và nỗ lực chủ động trong việc bắt đầu cuộc
trò chuyện có thể làm tan đi sự ngại ngùng ban đầu.
Sự chủ động cũng khá quan trọng đối với sinh viên vì ngoài một số bạn hướng
ngoại khi tiếp xúc với môi trường Đại học, thì vẫn còn những bạn rất hướng nội,
ngại giao tiếp. Vậy nên, việc chủ động hỏi thăm hay bắt chuyện cũng dễ dàng giúp
chúng ta có nhiều mối quan hệ hơn.
Sự hài hước có thể là "liều thuốc" làm tan chảy băng giá ban đầu. Một cái nhìn
tích cực về cuộc sống, khả năng hài hước và khéo léo với từng tình huống sẽ làm
dịu đi bất kỳ sự căng thẳng nào. Bằng cách chủ động mở lời, bạn có thể tạo ra bầu
không khí thú vị và thoải mái hơn cho cả hai bên. Sự hòa nhã và sẵn sàng chia sẻ
những câu chuyện, dẫn dắt cuộc trò chuyện sẽ giúp tạo ra một môi trường giao tiếp
thân thiện.
Đôi khi, một nụ cười hoặc một câu nói hài hước có thể mở ra cánh cửa cho một
mối quan hệ mới. Sự chủ động và hài hước không chỉ tạo ra ấn tượng tốt mà còn
làm dịu đi sự bồn chồn của buổi gặp gỡ lần đầu.
Tuy nhiên, sự hài hước nên được sử dụng một cách tôn trọng và không gây xúc
phạm. Tận dụng tính chủ động và hài hước có thể làm cho lần đầu gặp gỡ trở nên
dễ dàng và thú vị. Để chủ động và hài hước trong lần đầu gặp gỡ và tạo ấn tượng
tích cực, sinh viên có thể thực hiện các bước sau:
Chủ động trong cuộc trò chuyện: Đừng ngần ngại chủ động tham gia cuộc trò
chuyện. Hãy chủ động đặt câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, thể hiện quan điểm của
bạn, và không sợ thể hiện sự quan tâm.
Chia sẻ câu chuyện hài hước của bản thân để làm cuộc trò chuyện thoải mái
hơn. Kể những câu chuyện nhẹ nhàng và hài hước về bản thân có thể làm cho môi
trường trở nên thoải mái và vui vẻ.

35
Trước cuộc gặp, tìm hiểu về sở thích, quan điểm, hoặc tính cách của đối tác để
có cơ hội tạo nên những câu chuyện hoặc lời nói hài hước phù hợp. Tìm ra những
điểm chung hoặc chủ đề mà bạn và người khác có thể cùng quan tâm, giúp tạo ra
một kết nối và giúp bạn chủ động hơn trong trò chuyện.
Đối với các bạn là nam sinh viên thì khi gặp gỡ đối tượng là nữ thì các bạn nên
chủ động trong các công việc nhỏ như là kéo ghế cho bạn nữ, chủ động ngỏ ý đưa
về nếu trời tối…. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy vui vẻ và gây ấn tượng
tốt.

Tuy nhiên, hạn chế đến những câu chuyện không phù hợp với tình huống tránh
khiến đối phương cảm thấy khó xử hay khó chịu. Biểu cảm một gương mặt hài
hước để không khí gặp gỡ đỡ căng thẳng.
9. Mùi hư ng:
Mùi hương có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo ấn tượng trong lần đầu gặp
gỡ của sinh viên vì nó có thể kích thích giác quan và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ. Do
đó, một mùi hương dễ nhớ có thể tạo ra ấn tượng lâu dài. Một mùi hương dễ chịu
và phù hợp có thể tạo ra không khí tích cực, giúp bạn tỏ ra tự tin và quyến rũ. Mùi
hương có thể là một cách giao tiếp không lời về cá nhân, sở thích, và thậm chí cả
tâm trạng của bạn. Sinh viên nên lựa chọn mùi hương phù hợp với phong cách cá
nhân của mình để có thể làm nổi bật đặc điểm tích cực và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, lưu ý rằng sự sử dụng mùi hương cũng cần được thực hiện một cách
nhẹ nhàng và tôn trọng đối phương, không nên dùng cách mùi hương quá nồng hay

36
để cơ thể bốc mùi sẽ gây khó chịu cho người đối diện, đặc biệt là trong những tình
huống gặp gỡ chính thức hoặc nơi làm việc.

Do đó, một mùi hương dễ nhớ có thể tạo ra ấn tượng lâu dài. Dưới đây là một
số bí quyết về mùi hương mà sinh viên có thể thực hiện để gây ấn tượng tích cực:
Chọn một mùi hương nhẹ nhàng : Một mùi hương dễ chịu và phù hợp có thể
tạo ra không khí tích cực, giúp bạn tỏ ra tự tin và quyến rũ. Tránh sử dụng mùi
hương quá mạnh mẽ, đặc biệt là trong các tình huống gặp gỡ gần. Chọn mùi hương
nhẹ nhàng và tinh tế.
Mùi hương có thể là một cách giao tiếp không lời về cá nhân, sở thích, và
thậm chí cả tâm trạng của bạn. Lựa chọn mùi hương phù hợp với phong cách cá
nhân của bạn có thể làm nổi bật đặc điểm tích cực và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ.
Tuân thủ quy tắc 3-point rule để lưu lại mùi hương một cách tự nhiên nhất. Áp
dụng nước hoa theo quy tắc 3 điểm chiến lược: một chút ở cổ tay, phía sau tai, và ở
cổ để tạo ra một lưu vùng mùi tinh tế.
Chọn mùi hương phù hợp với bối cảnh gặp gỡ. Ví dụ, mùi hương nhẹ nhàng
và tươi mới thường thích hợp cho ban ngày, trong khi mùi hương ấm áp có thể phù
hợp hơn vào buổi tối. Nếu có cơ hội, tìm hiểu về ưa thích mùi hương của người
khác để chọn lựa một mùi phù hợp.
Tuy nhiên, lưu ý rằng sự sử dụng mùi hương cũng cần được thực hiện một
cách nhẹ nhàng và tôn trọng để không làm phiền người khác, không nên dùng cách
mùi hương quá nồng sẽ gây khó chịu cho đối phương , đặc biệt là trong những
tình huống gặp gỡ chính thức. Sử dụng một lượng nhỏ mùi hương để tránh làm cho

37
người khác cảm thấy quá mạnh mẽ hoặc khó chịu. Tránh sử dụng nước hoa quá
nhiều ở vùng đám đông để không làm phiền người khác, nhất là trong các không
gian đông đúc.
Trước khi sử dụng một loại nước hoa mới, hãy thử nghiệm trên một phần nhỏ
da để đảm bảo không gây kích ứng hoặc mùi không phù hợp. Sử dụng nước hoa
với tầm hương tươi mát có thể tạo cảm giác sảng khoái và tươi mới.
Bên cạnh đó, chúng ta phải lưu ý đến mùi cơ thể. Không nên để cơ thể bốc
mùi như hôi miệng, hôi nách, hôi chân… điều này sẽ làm đối phương khó chịu, có
ấn tượng không tốt trong lần gặp đầu và bản thân cũng mất đi sự tự tin.
10. Thái độ tích cực:
Sự tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng tích cực trong lần
đầu gặp gỡ vì nó tạo ra một không khí tích cực, tăng cường tương tác xã hội và xây
dựng mối quan hệ. Sự tích cực tạo ra một môi trường thoải mái và thoải mái, giúp
mọi người cảm thấy dễ dàng hòa mình vào cuộc trò chuyện. Sự tích cực thường là
một đặc điểm hấp dẫn trong mối quan hệ và giao tiếp, giúp tạo ra sự hứng thú từ
phía người khác. Bạn sẽ mang lại cho đối phương cảm giác thoải mái và cảm giác
tốt nhất nếu như bạn xuất hiện là một người tích cực.

Dưới đây là một số típ giúp sinh viên tạo thái độ tích cực trong lần đầu gặp gỡ:
Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và tận tâm với cuộc trò chuyện. Chứng tỏ sự
quan tâm và sẵn sàng tham gia.

38
Tập trung lắng nghe đối phương của bạn một cách chân thành, thể hiện sự
quan tâm đến những gì họ đang nói. Không nên có thái độ hời hợt, lãng tránh sẽ
khiến đối phương khó chịu và không thoải mái.
Nếu có cơ hội, chia sẻ những ưu điểm cá nhân và thành tích mà bạn tự hào để
tạo dựng ấn tượng tích cực.
Sử dụng ngôn ngữ tích cực, tránh lời nói tiêu cực hoặc than phiền để tạo ra
không gian tích cực. Tránh than phiền về công việc, học tập, hoặc cuộc sống cá
nhân trong những buổi gặp gỡ đầu tiên. Điều này sẽ làm bầu không khí trở nên
trầm trọng và dễ khiến đối phương hiểu nhầm bạn là người tiêu cực.
Bạn không cần phải thể hiện hành động vui suốt cả cuộc trò chuyện, tuy nhiên
bạn nên tránh gây cảm giác khó chịu cho đối phương như tỏ ra khó chịu, phàn nàn
hay than vãn. Thay vào đó bạn hãy thể hiện sự tôn trọng với đối tượng gặp gỡ dù là
đối với đồng sinh viên hay người lớn tuổi. Sự tích cực không chỉ là một yếu tố
quan trọng trong việc gây ấn tượng mà còn là chìa khóa để xây dựng và duy trì mối
quan hệ tích cực với người khác.
11. Chân thành với đối phư ng:
Sự chân thành trong buổi gặp gỡ đầu tiên là chìa khóa mở cánh cửa cho một
mối quan hệ chặt chẽ hơn. Ánh mắt chân thành và sự lắng nghe tập trung là cách
để thể hiện sự quan tâm.
Sự thật luôn tạo ra một môi trường thuận lợi để tạo dựng niềm tin. Tạo ra
không gian an toàn cho người kia, nơi họ có thể thoải mái chia sẻ cảm xúc và suy
nghĩ, là cách tốt nhất để thể hiện sự chân thành và tôn trọng.
Sự chân thành cũng tồn tại trong việc không chỉ nhìn nhận điều tốt đẹp, mà còn
chấp nhận và hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của đối phương. Khi chúng ta thể
hiện sự chân thành một cách tự nhiên, nó không chỉ xây dựng một nền tảng vững
chắc cho mối quan hệ, mà còn tạo ra sự gần gũi và tin cậy lâu dài.

39
Để thể hiện sự chân thành và gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ, sinh viên có
thể thực hiện những cách sau:
Tập trung và lắng nghe một cách chân thành, không gián đoạn hoặc làm phiền
người đang nói. Hiểu rõ người khác và thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị và quan
điểm của họ. Hỏi về thông tin chi tiết và đặt câu hỏi cụ thể về người khác, chứng tỏ
sự quan tâm chân thành đến cuộc sống và quan điểm của họ. Hiểu biết và đồng
cảm với tình hình và trạng thái tâm lý của người khác là một cách tốt để thể hiện
sự chân thành.
Ghi nhớ tên và những thông tin quan trọng về người khác để thể hiện sự quan
tâm chân thành.
Chia sẻ câu chuyện của bản thân, Mở lời về những trải nghiệm cá nhân một
cách chân thành, nhưng hạn chế đến mức phù hợp. Khi thích hợp, không ngần ngại
chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Điều này tạo ra một không gian mở lòng và
chân thật.
Mở lời về cảm xúc của bạn một cách trung thực và chân thành, không nên
dùng những từ ngữ quá hoa mỹ, phức tạp khiến đối phương khó hiểu sẽ gây cho
đối phương cảm giác khó chịu. Tránh biểu cảm khiến đối phương cảm giác giả tạo
hay đang giả vờ đồng cảm.
12. Nụ cười tự tin:
Nụ cười không chỉ đơn giản là một biểu hiện về vẻ đẹp bên ngoài mà còn là
cánh cửa mở ra một kết nối tinh tế, thể hiện sự tự tin và tạo dựng một ấn tượng đầu
tiên mạnh mẽ. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, việc mỉm cười tự tin không chỉ tạo ra

40
sự ấm áp, thân thiện mà còn thể hiện lòng tự tin vào bản thân, một phẩm chất quan
trọng để gây ấn tượng.

Sinh viên khi biết cách tự tin mỉm cười không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực
với đối phương mà còn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp. Nụ cười tự
tin không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài mà còn truyền tải thông điệp về sự tự tin, sự
quyết đoán và sự sẵn lòng để tiếp xúc, kết nối với người khác. Nó là ngôn ngữ
phiên bản đặc biệt, không cần từ ngữ mà vẫn có thể tác động mạnh mẽ đến người
đối diện.
Một nụ cười chân thành và tự tin còn giúp mở ra cánh cửa cho sự tin tưởng và
tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Nó là cầu nối giao tiếp tinh tế, giúp xua tan sự căng
thẳng ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho một môi trường giao tiếp thoải mái và
gần gũi hơn. Khi sinh viên tự tin mỉm cười, họ không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ
mà còn tạo ra một dấu ấn đáng nhớ trong tâm trí của người khác, giúp họ nhớ đến
và kết nối một cách tự nhiên hơn.
Dưới đây là một số bí quyết để giúp sinh viên sử dụng nụ cười hiệu quả:
Nụ cười tạo ra một không khí thoải mái và dễ chịu, giúp mọi người cảm thấy
thoải mái. Nụ cười là dấu hiệu lạc quan và tích cực, giúp tạo ra ấn tượng tích cực
về tâm trạng của bạn. Nụ cười tự tin và tự nhiên thể hiện sự tự tin và thoải mái với
chính bản thân và sự chân thành dành cho đối phương.

41
Khi nói chuyện, giữ lời nói của bạn đi kèm với một nụ cười nhẹ để thể hiện sự
thân thiện và lạc quan. Nụ cười thích hợp với tình huống, không quá mạnh mẽ hay
nhạt nhòa, là chìa khóa để tạo ra ấn tượng chính xác.
Có thể học cách nụ cười duyên dáng qua việc thực hành trước gương và theo
dõi phản ứng của người khác.Nhớ rằng, nụ cười là ngôn ngữ toàn cầu, và việc sử
dụng nó một cách chân thành có thể làm thay đổi tích cực cảm xúc và mối quan hệ.
Nụ cười không chỉ đơn giản là một biểu hiện về vẻ đẹp bên ngoài mà còn là cánh
cửa mở ra một kết nối tinh tế, thể hiện sự tự tin và tạo dựng một ấn tượng đầu tiên
mạnh mẽ. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, việc mỉm cười tự tin không chỉ tạo ra sự ấm
áp, thân thiện mà còn thể hiện lòng tự tin vào bản thân, một phẩm chất quan trọng
để gây ấn tượng.
Sinh viên khi biết cách tự tin mỉm cười không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực
với đối phương mà còn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp. Nụ cười tự
tin không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài mà còn truyền tải thông điệp về sự tự tin, sự
quyết đoán và sự sẵn lòng để tiếp xúc, kết nối với người khác. Nó là ngôn ngữ
phiên bản đặc biệt, không cần từ ngữ mà vẫn có thể tác động mạnh mẽ đến người
đối diện.
Một nụ cười chân thành và tự tin còn giúp mở ra cánh cửa cho sự tin tưởng và
tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Nó là cầu nối giao tiếp tinh tế, giúp xua tan sự căng
thẳng ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho một môi trường giao tiếp thoải mái và
gần gũi hơn. Khi sinh viên tự tin mỉm cười, họ không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ
mà còn tạo ra một dấu ấn đáng nhớ trong tâm trí của người khác, giúp họ nhớ đến
và kết nối một cách tự nhiên hơn.

42
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC
3.1 Kết luận:
 Làm thế nào để có thể gây ấn tượng với mọi người vào lần đầu tiên gặp gỡ
luôn được các bạn trẻ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Chúng ta có thể thấy rằng thực trạng
hiện nay khi công nghệ phát triển đa phần mọi người thích giao tiếp nhắn tin, gọi
điện nên khi chuyển qua giao tiếp thực tế sẽ gặp một số trở ngại. Một số bạn trẻ
còn cảm thấy mất quyền tự quyết, các bạn bị thiếu sự tự tin, rụt rè khi thể hiện
mình trong mối quan hệ giao tiếp. Cùng với đó kỹ năng giao tiếp của họ bị hạn chế,
cùng với đó những áp lực xã hội cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng. Một số cá
nhân lại có thói quen sống ảo, dần quên rằng việc giao tiếp trực tiếp là vô cùng
quan trọng. Cùng với đó là ý thức, sự mất kiên nhẫn và tập trung dẫn đến các bạn
đang khép mình và không biết cách tạo ấn tượng trong một buổi gặp gỡ đầu tiên.
 Chúng ta thấy rằng việc giao tiếp hằng ngày là rất quan trọng, nó sẽ mở ra
rất nhiều mối quan hệ nên bản thân mỗi người phải biết cách gây ấn tượng với đối
phương. Một số bí quyết có thể mang lại kết quả tốt cho các bạn là hãy chú ý hơn
về trang phục vì đây là cái người khác nhìn thấy đầu tiên ở bạn. Hãy cở mở và tự
tin hơn, việc này sẽ mang đến nhiều năng lượng trong giao tiếp cho bạn. Chú ý
lắng nghe và tinh tế, hãy đến đúng giờ để tạo ấn tượng với đối phương. Là một
người giao tiếp tốt bạn cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình và điều chỉnh nó.
Hãy thể hiện sự tự tin, quyết đoán qua ánh mắt của mình, đồng thời bạn có thể chủ
động và hài hước hơn một chút. Cùng với đó mùi hương cũng sẽ khiến đối phương
đánh giá bạn nên hãy luôn chú trọng đến nó nhiều hơn. Và hãy luôn cố gắng giữ
một thái độ tích cực để người khác có thể nhìn thấy nguồn năng lượng đến từ bạn.
Cùng với đó một thái độ chân thành và một nụ cười tự tin sẽ giúp bạn lấy điểm
trong mắt người khác hơn.

43
Hãy không ngừng trao dồi những bí quyết trên, bạn sẽ có thể tạo ấn tượng trong
một mối quan ngay từ lần đầu gặp gỡ và tạo cơ hội cho mối quan hệ ngày càng
phát triển hơn
3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra:
Bài học mà các bạn sinh viên rút ra được là sự chuẩn bị, sự tự tin, khả năng lắng
nghe, sự chia sẻ và tạo mối quan hệ. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này,
sinh viên có thể tạo ấn tượng tích cực và gây dựng mối quan hệ tốt trong buổi đầu
tiên gặp gỡ. Những kinh nghiệm cũng như bài học mà các bạn sinh viên cần phải
chú ý là :
1/ Chuẩn bị trước: Điều quan trọng nhất là chuẩn bị trước buổi gặp gỡ. Tìm hiểu
về sự kiện, nhóm người hoặc cá nhân mà bạn sẽ gặp để có cái nhìn tổng quan và
hiểu rõ về chủ đề chính. Điều này giúp bạn tự tin và sẵn sàng tham gia vào cuộc trò
chuyện.
2/ Tự tin và thân thiện: Hãy tự tin vào bản thân và tiếp cận người khác với thái độ
thân thiện. Hãy đặt nụ cười trên môi và truyền tải sự tự tin qua ngôn ngữ cơ thể và
cử chỉ của bạn.
3/ Lắng nghe chân thành: Một kỹ năng quan trọng để gây ấn tượng là khả năng
lắng nghe chân thành. Hãy tập trung vào người đang nói và thể hiện sự quan tâm
bằng cách duy trì ánh nhìn và hiểu biết về những gì họ đang nói.
4/ Trò chuyện mang tính xây dựng: Khi tham gia vào cuộc trò chuyện, hãy đóng
góp một cách tích cực và mang tính xây dựng. Đặt câu hỏi thông minh, chia sẻ
quan điểm của bạn và thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của người khác. Ghi nhớ
tên và tạo kết nối: Khi gặp gỡ nhiều người, hãy cố gắng ghi nhớ tên của họ và sử
dụng tên khi giao tiếp. Điều này tạo một cảm giác cá nhân hơn và giúp xây dựng
mối quan hệ.

44
5/ Để lại ấn tượng tích cực: Kết thúc cuộc gặp gỡ bằng cách để lại một ấn tượng
tích cực. Cảm ơn mọi người đã tham gia cuộc trò chuyện, gửi lời chào tạm biệt lịch
sự và thể hiện sự quan tâm đến việc tiếp tục gặp gỡ trong tương lai.
6/ Xây dựng mối quan hệ sau buổi gặp gỡ: Sau buổi gặp gỡ, nếu có cơ hội, hãy
tiếp tục xây dựng mối quan hệ bằng cách liên hệ với những người mà bạn đã gặp.
Gửi một email cảm ơn hoặc kết nối trên mạng xã hội để duy trì sự liên kết và tạo
cơ hội cho tương lai.
Điều cuối cùng cũng như là điều quan trọng nhất chính là hãy tự nhiên và chân
thành. Hãy thể hiện bản thân mình và tìm cách tạo sự kết nối với người khác theo
cách riêng của bạn.

45
KẾT LUẬN

Chúng ta đều thấy rằng việc tạo ra ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ là một việc làm
vô cùng cần thiết, nếu như các bạn sinh viên học được những bí quyết này nó sẽ hỗ
trợ các bạn rất lớn trong cuộc sống. Một buổi gặp mặt ấn tượng sẽ gây được sự chú
ý và giúp người khác ghi nhớ bạn một cách đặc biệt hơn hẳn.
Hi vọng qua những bí quyết mà nhóm mình chia sẻ có thể giúp cho các bạn áp
dụng vào những mối quan hệ mới sẽ hình thành trong tương lai. Mong rằng bạn sẽ
có thể tạo ra được một ấn tượng khó phai trong lòng người bạn sẽ gặp, nó sẽ mang
đến cho bạn rất nhiều cơ hội để tìm một công việc tốt, một bản hợp đồng béo bở,
một mối quan hệ lành mạnh với những người đồng nghiệp, bạn bè mới.
Tin chắc rằng mỗi cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta đều sẽ suôn sẻ nếu bạn nắm
trọn những bí quyết để có thể thành công gây ấn tượng được với đối phương. Hi
vọng với những bí quyết trên có thể giúp bạn trở thành một người tự tin và cư xử
khéo léo trong giao tiếp.

46
PHỤ LỤC
BIÊN BẢN HỌP LẦN 1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM ĐỂ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LÀM BÀI TIỂU
LUẬN GIỮA KÌ 1
NHÓM 1 NĂM 2023 – 2024
Môn: Kỹ năng hoạt náo
1. Thời gian: 19h ngày 20/09/2023
2. Địa điểm: Google meet
3. Thành viên:
- Chủ phòng: Nguyễn Trần Thảo Vy
- Thư kí: Hoàng Hồ Khánh Ly
- Thành viên tham gia:
 Hà Huy Hoàng
 Nguyễn Lâm Thiên Thiên
+ Nguyễn Thúy Huyền
 Nguyễn Hữu Trọng
 Huỳnh Hoài An
 Huỳnh Ngọc Minh Thy
 Nguyễn Thị Cao Nguyên
 Nguyễn Lưu Thùy Linh
 Nguyễn Xuân Đào
 Bùi Ngọc Hạnh
- Vắng: Không.
4. Nội dung cuộc họp:
Các hoạt động
- Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến sơ bộ về trò chơi, chủ đề được giao.
- Tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo, thú vị bổ trợ cho trò chơi, chủ đề.
- Tiến hành chọn lọc các ý tưởng phù hợp với mục đích của cả nhóm.
- Thống nhất các mục tiêu chung phù hợp với chủ đề.

47
- Truyền đạt thông tin đến các thành viên trong nhóm nắm rõ mục tiêu chung
cần thực hiện .
Thống nhất chủ đề:
Đối tượng: Nhân Viên Văn Phòng của công ty Schannel.
Trò ch i: Trò chơi khởi động, trò chơi chính, trò chơi phụ, trò chơi dự bị.
Mục đích: Tìm hiểu kĩ về đặc điểm, khó khăn, thuân lợi,.. mà nhân viên văn
phòng gặp phải. Đưa ra thông tin cơ bản để mọi người nắm sơ lược về nhân viên
văn phòng.
Mục tiêu:
- Đảm bảo mọi người đều tham gia hoạt động vui vẻ.
- Hoàn thành tốt các trò chơi suôn sẻ.
- Hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình tham gia hoạt động.
- Đảm bảo an toàn cho các người tham gia trò chơi.
- Mọi thành viên trong nhóm đều tham gia hoạt động tích cực, hỗ trợ lẫn nhau.
- Hoàn thành tốt môn học Kỹ Năng Hoạt Náo.
5. Gửi thông tin thống nhất vào nhóm chung: Thư kí
6. Kết thúc cuộc họp
Ngày 10 tháng 11 năm 2023

Trưởng nhóm Thư kí

Nguyễn Trần Thảo Vy Hoàng Hồ Khánh Ly

48
BIÊN BẢN HỌP LẦN 2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BÀI LÀM TIỂU LUẬN
CUỐI KÌ
NHÓM 1 NĂM 2023 – 2024
Môn: Kỹ năng hoạt náo
1. Thời gian: 19h ngày 02/10/2023
2. Địa điểm: Google Meet
3. Thành viên:
- Chủ phòng: Nguyễn Trần Thảo Vy
- Thư kí: Hoàng Hồ Khánh Ly
- Thành viên tham gia:
 Hà Huy Hoàng
 Nguyễn Lâm Thiên Thiên
+ Nguyễn Thúy Huyền
 Nguyễn Hữu Trọng
 Huỳnh Hoài An
 Huỳnh Ngọc Minh Thy
 Nguyễn Thị Cao Nguyên
 Nguyễn Lưu Thùy Linh
 Nguyễn Xuân Đào
 Bùi Ngọc Hạnh
- Vắng: Không
4. Phân công
- Hà Huy Hoàng
+ Quay video, edit video chính của nhóm.
- Nguyễn Thúy Huyền
 Nội dung lời cảm ơn, lời mở đầu, lời kết luận.
 Tóm tắt báo cáo.
 Nội dung phần “Kết luận”.

49
- Nguyễn Lâm Thiên Thiên
 Nguyên nhân tạo ra thực trạng của đề tài.
 Nội dung phần “Bài học kinh nghiệm”.
- Huỳnh Hoài An
 Quay video, edit video chính của nhóm.
- Nguyễn Hữu Trọng
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Nguyễn Trần Thảo Vy
 Phân công nhiệm vụ.
 Tổng hợp, rà soát nội dung Word.
 Hình thức báo cáo.
- Huỳnh Ngọc Minh Thy
 Nội dung “Thực trạng hiện nay của xã hội về đề tài”.
 Hỗ trợ rà soát, góp ý nội dung Word.
- Nguyễn Lưu Thùy Linh
+ Nội dung “Đánh giá nhận xét sinh viên hiện nay”.
+ Nội dung phần “Bài học kinh nghiệm”.
- Nguyễn Xuân Đào
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Hoàng Hồ Khánh Ly
 Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”.
 Nội dung phần “Kết luận”.
- Nguyễn Thị Cao Nguyên
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Bùi Ngọc Hạnh
 Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”.
 Hỗ trợ phần edit video.
5. Gửi thông tin thống nhất vào nhóm chung: Thư kí
6. Kết thúc cuộc họp

50
Ngày 20 tháng 11 năm 2023

Trưởng nhóm Thư kí

Nguyễn Trần Thảo Vy Hoàng Hồ Khánh Ly

51
BIÊN BẢN HỌP LẦN 3
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BÀI LÀM TIỂU LUẬN
CUỐI KÌ
NHÓM 1 NĂM 2023 – 2024
Môn: Kỹ năng hoạt náo
1. Thời gian: 19h ngày 08/10/2023
2. Địa điểm: Google Meet
3. Thành viên:
- Chủ phòng: Nguyễn Trần Thảo Vy
- Thư kí: Hoàng Hồ Khánh Ly
- Thành viên tham gia:
 Hà Huy Hoàng
 Nguyễn Lâm Thiên Thiên
+ Nguyễn Thúy Huyền
 Nguyễn Hữu Trọng
 Huỳnh Hoài An
 Huỳnh Ngọc Minh Thy
 Nguyễn Thị Cao Nguyên
 Nguyễn Lưu Thùy Linh
 Nguyễn Xuân Đào
 Bùi Ngọc Hạnh
- Vắng: Không
4. Nội dung cuộc họp
Tổng kết lại quá trình thực hiện tiểu luận.
Cả nhóm cùng xem lại bài tiểu luận để kịp thời chỉnh sửa sai sót.
Đánh giá phần trăm quá trình thực hiện tổng thành viên.
- Hà Huy Hoàng (100%)
+ Quay video, edit video chính của nhóm.
- Nguyễn Thúy Huyền (100%)
 Nội dung lời cảm ơn, lời mở đầu, lời kết luận.
 Tóm tắt báo cáo.

52
 Nội dung phần “Kết luận”.
- Nguyễn Lâm Thiên Thiên (100%)
 Nguyên nhân tạo ra thực trạng của đề tài.
 Nội dung phần “Bài học kinh nghiệm”.
- Huỳnh Hoài An (100%)
 Quay video, edit video chính của nhóm.
- Nguyễn Hữu Trọng (100%)
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Nguyễn Trần Thảo Vy (100%)
 Phân công nhiệm vụ.
 Tổng hợp, rà soát nội dung Word.
 Hình thức báo cáo.
- Huỳnh Ngọc Minh Thy (100%)
 Nội dung “Thực trạng hiện nay của xã hội về đề tài”.
 Hỗ trợ rà soát, góp ý nội dung Word.
- Nguyễn Lưu Thùy Linh
+ Nội dung “Đánh giá nhận xét sinh viên hiện nay”.
+ Nội dung phần “Bài học kinh nghiệm”.
- Nguyễn Xuân Đào (100%)
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Hoàng Hồ Khánh Ly (100%)
+ Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”.
 Nội dung phần “Kết luận”.
- Nguyễn Thị Cao Nguyên (100%)
 Nội dung chia sẻ bí quyết cho đề tài được chọn.
- Bùi Ngọc Hạnh (100%)
 Nội dung phần “Cơ sở lý thuyết”.
 Hỗ trợ phần edit video.

5. Gửi thông tin thống nhất vào nhóm chung: Thư kí


6. Kết thúc cuộc họp
Ngày 28 tháng 11 năm 2023

53
Trưởng nhóm Thư kí

Nguyễn Trần Thảo Vy Hoàng Hồ Khánh Ly

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://talentbold.com/ky-nang-hoat-nao-la-gi-ren-luyen-ky-nang-hoat-nao-nhu-
the-nao--1262-
ns#:~:text=K%E1%BB%B9%20n%C4%83ng%20ho%E1%BA%A1t%20n%C3%
A1o%20l%C3%A0%20c%E1%BB%A5m%20t%E1%BB%AB%20th%E1%BB%
83%20hi%E1%BB%87n%20n%C4%83ng,gia%20ho%E1%BA%B7c%20%C4%9
1ang%20kh%E1%BB%9Fi%20x%C6%B0%E1%BB%9Bng.
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1E461-hd-bi-quyet-la-gi.html
https://www.rung.vn/dict/vn_vn/%E1%BA%A4n_t%C6%B0%E1%BB%A3ng
https://www.wikiwand.com/vi/%C4%90%E1%BB%8Ba_v%E1%BB%8B_x%C3
%A3_h%E1%BB%99i
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/tao-an-tuong-tot-ngay-tu-lan-gap-dau-
tien.35A4FC8A.html
https://www.studocu.com/vn/document/cao-dang-kinh-te-doi-ngoai/logistics/an-
tuong-ban-dau-trong-giao-tiep/26924605
https://giasuthanhtai.com.vn/sinh-vien-la-ai-.html
https://tienphong.vn/5-loi-sinh-vien-moi-ra-truong-thuong-mac-khi-phong-van-
xin-viec-
post1492412.tpo?fbclid=IwAR3Yav498G9hWJalVFThiQfOlkilWySUln0HFePy_r
CgJK3r8XSnr3thbgQ
https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/tao-an-tuong-tot-ngay-tu-lan-gap-dau-
tien.35A4FC8A.html
https://ybox.vn/gia-vi/tai-sao-an-tuong-dau-tien-lai-quan-trong-gdl5uro2ab
https://tienphong.vn/5-loi-sinh-vien-moi-ra-truong-thuong-mac-khi-phong-van-
xin-viec-
post1492412.tpo?fbclid=IwAR3Yav498G9hWJalVFThiQfOlkilWySUln0HFePy_r
CgJK3r8XSnr3thbgQ
https://vietnammoi.vn/phu-thuoc-vao-smartphone-ban-co-don-va-co-nguy-co-mac-
nhieu-benh-62724.htm

55

You might also like