You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU KHOA HỌC
BÀI THI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG XEM PHIM ĐIỆN


ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH TẠI VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiên: Nhóm 1


Lớp: 231_71RESE30312_09
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Ngọc Khánh Linh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2023


ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

ST HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC ĐIỂM KÝ TÊN (GHI


T (thang RÕ HỌ TÊN)
điểm
100%)

1 Đỗ Ngọc Khánh Nhi 2273201081137 Tổng hợp nội 100%


dung

Tiểu luận

Soạn nội dung

(câu 1)

2 Lưu Thị Thanh Hằng 2273201080429 100%

Soạn nội dung

3 Lê Viết Mạnh 2273201080861 Soạn nội dung 100%

3
4 Lê Võ Hoài Phương 2273201081349 Tổng hợp nội 100%
dung

5 Trần Ngọc Vân Anh 2273201080118 Soạn nội dung 100%

7 Nguyễn Thị Thu Hương 2273201080628 Soạn nội dung 100%

6 Nguyễn Thùy Trang 273201081813 Soạn nội dung 100%

8 Vũ Thị Mai 2237201080859 Soạn nội dung 100%

Tp. HCM, ngày 25 tháng 8 năm 2023


4
Trưởng nhóm

Đỗ Ngọc Khánh N

5
6
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo tiểu luận này, đầu tiên nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
khoa Quan hệ công chúng - truyền thông đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ em hết mình
trong suốt học kỳ theo học tại trường Đại học Văn Lang.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô – Thạc sĩ Phạm Ngọc Khánh Linh
đã tận tình hướng dẫn nhóm em trong suốt quá trình viết báo cáo tiểu luận, để bài báo
cáo của nhóm em được hoàn thiện một cách tốt nhất cả về nội dung lẫn hình thức.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Văn Lang luôn dồi
dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2023

Trưởng nhóm

(Kí và ghi rõ họ tên)

Đỗ Ngọc Khánh Nhi

7
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay, việc xem phim đã trở
thành một phần không thể thiếu ở cuộc sống hằng ngày của mỗi người chúng ta. Xem phim
chính là một liều thuốc tinh thần giúp mọi người giải trí, xả stress, bên cạnh đó có thể lan
tỏa thông điệp và tạo ảnh hưởng lớn đến ý thức và hành vi của con người. Xem phim giúp
tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
thông tin và truyền thông, lĩnh vực phim ảnh đã trải qua những biến đổi to lớn, từ các bộ
phim truyền hình tới các bộ phim điện ảnh ngày nay.

Nắm bắt được tầm quan trọng của sự phát triển trong ngành phim truyền hình và điện ảnh,
nghiên cứu công chúng xem phim điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam đã tìm ra được sở
thích và nhu cầu của khán giả xem phim Việt. Từ đó, đánh giá được yêu cầu chất lượng mà
khán giả đề ra đối với 2 loại phương tiện truyền thông này. Và sẽ đưa ra được các chính
sách và chiến lược phù hợp để thu hút được khán giả xem phim và tiếp cận cách dễ dàng.

Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng những vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh
khỏi đôi chỗ sẽ còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận được sự quan tâm nhận xét
và góp ý của cô.

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Đề tài nghiên cứu
Công chúng xem phim truyền hình và điện ảnh Việt Nam hiện nay đang có những cái nhìn khắt khe hơn
đối với từng thể loại. Để vừa giữ chân được người xem vừa phải cạnh tranh với các phim ngoại quốc
khác đòi hỏi những nhà làm phim, đạo diễn,...phải biết nắm bắt được tâm lý khán giả, xu hướng phim
đang được quan tâm......Nhằm giúp điện ảnh Việt Nam ngày càng phát triển, nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu tâm lý của khán giả xem điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam. Nghiên
cứu sự thích thú, mong đợi của công chúng trong việc tiếp cận giải trí, kết nối xã hội và sự đa dạng
trong lựa chọn nội dung. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu và mong đợi của khán
giả, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn và tương tác trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát sở thích và nhu cầu của công chúng đối với phim điện ảnh và truyền hình
- Phân tích nhu cầu xem phim và truyền hình của khán giả qua 4 nhóm: nhu cầu thông tin, nhu cầu tự
khẳng định bản thân, nhu cầu chia sẻ và nhu cầu giải trí.
- Đánh giá yêu cầu chất lượng mà khán giả đặt ra cho hai loại phương tiện truyền thông này
- Tìm hiểu về tương tác và chia sẻ thông tin về phim và truyền hình của khán giả
- Đánh giá vai trò của quảng cáo và tiếp thị trong việc tạo động lực cho khán giả xem phim điện ảnh và
truyền hình
- Đánh giá trải nghiệm người dùng khi xem phim điện ảnh và truyền hình
- Đưa ra nhiều chính sách và chiến lược thay đổi về công nghệ sản xuất và công nghệ truyền thông trong
truyền hình và điện ảnh nhằm tiếp cận dễ dàng
- So sánh sự cạnh tranh của điện ảnh và phim truyền hình nước ngoài đối với điện ảnh và phim truyền
hình tại Việt Nam
4. Khoảng trống và câu hỏi NC
4.1 Khoảng trống
Thông qua nghiên cứu về thói quen xem phim truyền hình và điện ảnh của công chúng, có thể tập trung
vào nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm tâm lý học, xã hội học,… và thậm chí cả khoa học máy tính
nhưng vẫn mang một số nhược điểm và hạn chế riêng của nó. Bài báo đã đưa ra một số khoảng trống
nghiên cứu về “Công chúng xem phim truyền hình và điện ảnh”.
Thứ nhất, nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tầm quan trọng và sự khác nhau của công chúng
khi xem phim truyền hình và điện ảnh. Sự thay đổi của công chúng về xem phim truyền hình đã đặt ra
nhiều thử thách cho các nhà làm phim, phải tạo ra các tác phẩm có chất lượng cao, nội dung hay, điểm
đặc biệt về bộ phim. Ngoài ra, trong xu thế thời đại phát triển của khoa học công nghệ đã khiến cho
phim điện ảnh cần có: thiết kế mỹ thuật, quay phim, kịch bản – kỹ xảo,... Vì vậy, cần phải nghiên cứu
thêm về các khía cạnh của công chúng về xem phim truyền hình hay điện ảnh bao gồm cách họ tiêu thụ
nội dung, tác động của nó đối với tâm lý người tiêu dùng.
Thứ hai, dạng nghiên cứu so sánh dữ liệu liên quan về phim truyền hình và điện ảnh không tập trung cụ
thể vào một phạm vi của đối tượng làm cho kết quả trở nên hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi. Mấu
chốt về vấn đề còn rất nhiều yếu tố bị giới hạn trong một khuôn khổ khiến phim điện ảnh và phim
truyền hình có khoảng cách to lớn vô hình. Điều này có thể để lại tầm nhìn hạn hẹp, ảnh hưởng đến quá
trình nghiên cứu so sánh giữa phim truyền hình và phim điện ảnh cho công chúng.

2
Thứ ba, nghiên cứu thường tập trung vào đánh giá thói quen xem phim ,nhưng ít khi xem xét sâu hơn về
ý kiến và phản ứng của người xem đối với nội dung xem. Điều này có thể làm mất đi cơ hội để hiểu sâu
hơn về tác động của phim truyền hình và điện ảnh đối với người xem.
4.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi về thông tin cá nhân:
 Bạn tên gì?
 Bạn bao nhiêu tuổi?
 Bạn thích thể loại truyền hình hay điện ảnh?
 Bạn thuộc thế hệ nào?
Câu hỏi về Nghiên cứu:
 Giữa truyền hình và phim điện ảnh bạn lựa chọn cái nào ?
 Tần suất bạn xem cái nào nhiều nhất ?
 Theo bạn cái nào sẽ đem lại điều thích thú nhất ?
 Bạn nghĩ chất lượng hình ảnh, âm thanh bên nào sẽ làm cho bạn hài lòng?
 Yếu tố nào để bạn lựa chọn kênh truyền hình hay điện ảnh ?
 Nếu bạn là người chỉ xem truyền hình mà được người khác mời xem điện ảnh thì bạn có
đồng ý xem thử không ?
 Nếu bạn là người chỉ xem điện ảnh mà được người khác mời xem truyền hình thì bạn có
đồng ý xem thử không ?
 Lý do bạn chọn xem phim điện ảnh / truyền hình?
Câu hỏi mức độ:
 Mức độ bạn xem điện ảnh/truyền hình?
 Chỉ mất mấy tiếng để biết hồi kết ( điện ảnh ) / Một bộ phim tính theo tập và phải theo dõi
từng ngày mới biết ?
 Mức độ truyền tải thông tin điện ảnh/truyền hình cao hơn ?
5. Tính mới

Phần tính mới trong phương pháp nghiên cứu khoa học về công chúng xem truyền hình và điện ảnh tại
Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này nghiên cứu người xem tham gia vào các thảo luận về các yếu tố liên
quan đến phim. Điều này tạo ra một tương tác và trải nghiệm mới cho người xem.

Tham gia vào các thảo luận về hai nền tảng của phim giúp người xem có thể chia sẻ quan điểm và cảm
nhận của mình với cộng đồng. Đồng thời, việc thể hiện quan điểm này cũng có thể tạo ra sự thúc đẩy
cho sự phát triển và cải thiện của ngành công nghiệp điện ảnh.

Hành vi của người xem đối với việc xem phim cũng trở nên quan trọng hơn. Người xem có thể tương
tác với nội dung phim thông qua việc bình luận, chia sẻ và đánh giá. Điều này có thể ảnh hưởng đến
đánh giá và tiếp thị của phim, cũng như tạo ra một trải nghiệm xem phim đa chiều hơn cho người xem.

Tương tác và trải nghiệm của người xem trong việc xem phim đã được nâng cao nhờ sự phát triển của
các nền tảng mạng xã hội. Quan điểm về hai nền tảng của phim và hành vi của người xem đối với việc
xem phim đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3
1. Nền tảng / bối cảnh NC
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Công chúng xem điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam
Đối tượng khảo sát: Tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 16-50 tuổi
Số người tham gia khảo sát: 100 người

Tuổi 16-20 21-25 26-30 31-35 36-40 41-45 46-50


Số lượng 15 20 20 16 14 15 10
Tỉ lệ (%) 15% 20% 20% 16% 14% 15% 10%

Nhận xét: Trong tổng 100 người khảo sát thì có thể thấy nổi bật nhất là độ tuổi từ 21-30 và thấp nhất là
46-50. Từ những độ tuổi trên thì độ tuổi từ 21-30 thường xuyên đi xem phim điện ảnh hơn các độ tuổi
khác và xem phim truyền hình cũng rất ít người tham gia khảo sát cũng như mức độ xem truyền hình
cũng không cao hơn so với điện ảnh. Mức độ họ xem phim điện ảnh vì đa số là sinh viên và giới trẻ nên
xem để giải trí, thư giãn trong thời gian rảnh rỗi. Và có nhiều loại phim khác nhau từ hành động, hài,
tùy vào sở thích cá nhân. Còn đối với đối tượng xem truyền hình đa số sẽ rơi vào người cao tuổi nên
mức độ để họ xem cũng rất thấp vì có những người cao tuổi có thời gian rảnh rất ít và họ sẽ hạn chế
dùng thời gian của mình để xem phim mà thay vào đó sẽ tập trung vào các hoạt động khác như đọc
sách, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè và nhiều hoạt động khác trong đời sống
1.2. Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện khảo sát vào [ 20/09/2023] đến [ 15/20/2023 ]
1.3. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các trung tâm thương mại và khu chợ Bà Chiểu
2. Lý thuyết/ Mô hình liên quan
Phim truyền hình và điện ảnh ngày càng được khán giả Việt yêu thích, hình thành thói quen sử dụng
phương tiện truyền thông của họ. Bài viết này nhằm mục đích khám phá những động lực và sự hài lòng
làm nền tảng cho sự tham gia của khán giả Việt Nam với các hình thức giải trí nghe nhìn này. Bằng
cách áp dụng cách tiếp cận sử dụng và hài lòng, nghiên cứu này tìm cách khám phá những mục đích đa
dạng và phần thưởng tâm lý mà người xem tìm kiếm khi họ tương tác với phim truyền hình dài tập và
phim điện ảnh ở Việt Nam.

Theo Elihu Katz, Jay G. Blumler và Michael Gurevitch định nghĩa lý thuyết sử dụng và hài lòng ( Uses
and Gratifications Research) : “Lý thuyết sử dụng và hài lòng thừa nhận rằng các cá nhân tích cực lựa
chọn và sử dụng phương tiện truyền thông để đáp ứng các nhu cầu cụ thể và nhận được sự hài lòng từ
việc sử dụng phương tiện truyền thông của họ. Bằng cách xem xét động cơ và sự hài lòng mà người
xem Việt Nam tìm kiếm, lý thuyết này cung cấp một khuôn khổ toàn diện để hiểu lý do đằng sau sự gắn
kết của họ với phim truyền hình và phim điện ảnh”. Một trong những lý do chính để khán giả Việt Nam
xem phim truyền hình và điện ảnh là nhu cầu “giải trí và thoát ly” khỏi thực tế. Lý thuyết sử dụng và
hài lòng nghiên cứu cách mà người xem tìm kiếm sự thư giãn, gắn kết với cảm xúc thông qua những câu
chuyện, những nhân vật và cách kể chuyện hấp dẫn của phim. Thứ hai, phim truyền hình và điện ảnh
còn là cột thu sóng giúp người xem tương tác và kết nối xã hội.Phân tích này khám phá cách người xem
tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ ý kiến và hình thành cộng đồng cả trực tuyến và ngoại tuyến,
nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc và trải nghiệm xem tập thể. Thứ ba, ngoài mục đích giải trí, khán giả
còn có nhu cầu cao hơn khi sử dụng các công cụ truyền thông ( truyền hình và rạp chiếu phim ). Xem
4
phim giúp họ thu thập thêm thông tin và các kiến thức. Nghiên cứu này xem xét cách người xem thỏa
mãn trí tò mò, tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội thông
qua việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cuối cùng, lý thuyết sử dụng và hài lòng cũng lý giải được
cách mà khán giả nhận diện được danh tính của họ thông qua các bộ phim. Khán giả Việt Nam so sánh,
đối chiếu và nhận định những nhân vật có liên quan đến bản thân mình. Họ tìm kiếm được những sự
vật, hiện tượng có mối tương quan đến cá nhân của chính họ, từ đó hình thành nhận thức về bản thân,
giá trị sống và khát vọng của mình.

Lý thuyết sử dụng và hài lòng ( Uses and Gratifications Research) là nền tảng lý thuyết khái quát được
động cơ và sự hài lòng thúc đẩy khán giả Việt Nam tương tác với phim truyền hình và phim điện ảnh.
Bằng cách thừa nhận nhu cầu đa dạng của người xem, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của
nội dung được cá nhân hóa và phù hợp để đáp ứng sở thích và mối quan tâm đa dạng của khán giả. Các
phát hiện cho thấy người sáng tạo nội dung, đài truyền hình và nền tảng phát trực tuyến nên xem xét bối
cảnh văn hóa xã hội và sự hài lòng cụ thể mà người xem Việt Nam tìm kiếm để mang lại trải nghiệm
nghe nhìn hấp dẫn và có ý nghĩa.

3. Mô hình NC
3.1. Mô hình tiêu dùng truyền thông (Sự ảnh hưởng của truyền hình và điện ảnh đối với người xem)
Phạm trù: Ảnh hưởng của Truyền hình và điện ảnh đối với người xem
Biến phụ thuộc: Phim truyền hình và điện ảnh

Chỉ báo:
H1: Chất lượng của sản phẩm dịch vụ chiếu phim quyết định đến người xem
H2: Chất lượng cơ sở vật chất quyết định đến người xem
H3: Yếu tố vị trí quyết định đến người xem
H4: Thương hiệu gây ảnh hưởng quyết định của người xem
H5: Chiêu thị tác động lớn đến quyết định của người xem

5
3.2. Mô hình truyền tải văn hóa: (Sự phát triển của nền truyền thông và nội dung truyền thông đối với
thay đổi văn hóa và giá trị thông tin.)
Biến: Truyền tải văn hóa
Chỉ báo:
H1: Chuẩn mực chủ quan trong văn hoá
H2: Văn hóa trong đời sống, lịch sử, tín ngưỡng
H3: Giữ gìn và truyền bá các giá trị văn hóa tích cực
H4: Nội dung thông điệp của bộ phim
H5: Ảnh hưởng tới quyết định và hành vi của công chúng.
4. Giả thuyết NC
Có một sự biến đổi trong cách công chúng tại Việt Nam tiêu dùng nội dung truyền hình và điện ảnh.
4. 1 Chuẩn mực chủ quan
Theo nghiên cứu của Taylor và Told (1995) thì sức ép này đến từ thái độ ủng hộ hay không ủng hộ việc
thực hiện hành vi của gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác. Ajzen (1991) phát triển thêm từ
định nghĩa của mình về chuẩn mực chủ quan, chỉ ra rằng cá nhân có ý định thực hiện hành vi sau khi
xem xét sự ủng hộ của những người ảnh hưởng đối với bản thân và cá nhân nhận thấy có nhiều người
cũng thực hiện hành vi giống như mình dự định. Các công trình nghiên cứu kể trên đều cho thấy sự
tương quan dương giữa chuẩn chủ quan và ý định hành vi. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến
sự tác động của người thân, bạn bè và những người quan trọng đối với cá nhân có ý định thực hiện hành
vi, ngoài ra còn có sự tác động từ chính sách của chính phủ và tuyên truyền của cơ quan truyền thông.
Sự ủng hộ hay phản đối của
những đối tượng đó có tác động rất mạnh đến ý định thực hiện hành vi của cá nhân thực hiện hành vi, có
thể hiểu rằng, chỉ cần một lời phản đối, tiêu cực hay đồng tình, tích cực thì người thực hiện hành vi cũng
bị ảnh hưởng trong suy nghĩ và có thể thay đổi hành vi của mình. Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt giả thuyết
H1:
Giả thuyết H1: Chuẩn mực chủ quan trong việc tiếp cận tác động đến quyết định tham gia xem
phim
Hiểu biết về phim
Trước khi xem phim khán giả thường có xu hướng phân tích và đánh giá một bộ phim qua các yếu tố
như diễn viên, đạo diễn, thể loại, màu sắc, nội dung,...Nếu người xem biết nhiều về bộ phim có thể tác
động cao đến hành vi quyết định xem nó vì một số yếu tố trên hoặc ngược lại, nếu họ không biết nhiều
hoặc không có thông tin đủ về bộ phim, họ có thể lựa chọn không xem vì cảm thấy không đủ thuyết
phục để tham gia xem. Giả thuyết này có mức ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn tiêu dùng của khán giả.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt giả thuyết H2:
Giả thuyết H2: Hiểu biết có tác động giúp người xem nắm bắt được phim giúp người xem quyết
định xem phim
Cảm nhận về sự hữu ích
Trong quyển sách “Để trở thành nhà biên kịch phim truyện”, tác giả là nhà văn, nhà viết kịch và biên
kịch điện ảnh Nguyễn Quang Lập cho biết ngôn ngữ điện ảnh khác với ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ
văn học chỉ có chữ văn, không ai tính phần trang trí của chữ. Trong khi đó, ngôn ngữ điện ảnh lại được
hỗ trợ bởi âm thanh, tiếng động lửa khói, âm nhạc… tạo ra một phương thứ hai của ngôn ngữ điện ảnh.
Ví dụ như phim chỉ cần ba giây để cho thấy một cơn lốc khủng khiếp, trong khi để viết ra được sự
khủng khiếp của một cơn lốc bạn sẽ phải viết không dưới 500 từ. Tất cả các khía cạnh của điện ảnh bao
gồm: tình tiết; chủ đề và tông; diễn xuất và nhân vật; đạo diễn; âm nhạc; nghệ thuật quay phim; thiết kế
6
bối cảnh; kỹ xảo; biên tập; nhịp độ; hội thoại quyết định giá trị và lợi ích khi xem phim, khía cạnh giải
trí, thư giãn, tình cảm, thông điệp,... Từ cơ sở đó, chúng tôi đặt giả thuyết H3
Giả thuyết H3: Cảm nhận về sự hữu ích của phim đem lại giúp tác động đến quyết định tham gia
xem phim
Nhận thức rủi ro
Trong thuyết nhận thức rủi ro (TPR), nhận thức rủi ro bao gồm nhận thức rủi ro liên quan đến sản
phẩm/dịch vụ và rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Các rủi ro khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến
như là: lộ thông tin cá nhân, thiết bị cá nhân bị nhiễm mã độc, nhiễm virus, xem những quảng cáo có
nội dung tiêu cực ... Bhatnagar và cộng sự (2000) cho rằng xu hướng mua sắm qua mạng sẽ giảm khi rủi
ro cảm nhận tăng lên. Và theo Wu, Vassilevaa & Zhaob (2017), sự thiếu an ninh và bảo mật thông tin là
yếu tố cực kỳ lớn làm rào cản đối với ý định sử dụng các dịch vụ trực tuyến trên Internet. Đi cùng với
những lợi ích mang đến sự hài lòng cho khách hàng, thì bên cạnh đó vẫn có những rủi ro tiềm năng kể
trên khiến khách hàng e ngại với dịch vụ xem phim trên nền tảng trực tuyến có trả phí. Người dùng có
thể bị mất dữ liệu, thiết bị cá nhân bị nhiễm virus, hay tệ hơn là mất thông tin cá nhân và thông tin đó
được sử dụng vào mục đích khác mà không thể kiểm soát được. Với những điều trên, giả thuyết được
đưa ra:
Giả thuyết H4: Nhận thức về sự rủi ro phần nào có tác động đến quyết định tham gia xem phim
Giá trị
Thông qua sự hiểu biết mà khán giả phân tích và đánh giá về bộ phim người xem cảm nhận rằng bộ
phim có giá trị và đáng xem do những yếu tố đặc biệt (diễn viên, nội dung, thông điệp,...) mà nó mang
lại. Hoặc nhờ đến truyền thông quảng bá về một trong những yếu tố đặc biệt trên, mang lại những giá
trị thẩm mỹ về mặt nghệ thuật hay nội dung, hay thậm chí chỉ tác động về mặt tâm lý thì cũng có thể
tác động đến hành vi quyết định xem phim của người xem.
Giả thuyết H5: Giá trị cảm nhận trong phim giúp tác động đến quyết định tham gia xem phim
4.2. Yếu tố xã hội, văn hóa, và kỹ thuật ảnh hưởng đến cách công chúng xem và tương tác với nội dung
truyền hình và điện ảnh.
Xu hướng xem truyền hình và điện ảnh ở Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố kỹ thuật.
Những biến về kỹ thuật:
 Biến hành động phim -> thường đưa ra về các sự kiện, hành động và xung đột để tạo nên một câu
chuyện có nội dung thường xe là những các trận chiến, truy đuổi, tình yêu, cuộc phiêu lưu.
 Biến thời gian và không gian phim -> thay đổi thời gian và không gian để phục vụ câu chuyện
hoặc tùy thuộc vào ngữ cảnh của bộ phim. Việc sử dụng kỹ thuật thời gian như quay ngược thời
gian hoặc du hành thời gian, cũng như sử dụng các địa điểm và bối cảnh hư cấu trong các bộ
phim.
 Biến kỹ thuật và hiệu ứng đặc biệt -> sử dụng kỹ thuật đặc biệt và hiệu ứng hình ảnh để tạo ra các
tình huống và sự kiện mà không thể xảy ra trong thế giới thực. Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và
kỹ xảo sẽ được sử dụng để cho bộ phim thêm sinh động, thu hút người xem tạo ra được những
thước phim mới lạ.
Xu hướng xem truyền hình và điện ảnh ở Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố xã hội:
Doanh thu phim truyền hình và điện ảnh ở Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố xã hội. Đối với phim
điện ảnh có doanh thu cao hơn phim truyền hình ( phim điện ảnh Nhà bà Nữ mất 17 ngày đạt doanh thu
400 tỷ, phim truyền hình Người phán xử có 47 tập chiếu trong khoảng 5 tháng đạt 4 tỷ đồng cho đài
VTV )
7
 Biến review -> nhờ có hiệu ứng đám đông từ các người xem trước review lại gây sự tò mò thích
thú cho người khác khiến họ phải mua vé xem ngay
 Biến đạo đức -> nội dung mang tính nhân văn đem lại cho người xem có thể nhận thức được
những vấn đề xung quanh theo hướng tích cực và nhận định đúng với chuẩn mực xã hội.
 Biến trải nghiệm của người xem -> phát triển trên các diễn đàn tăng độ tương tác với người xem
và hâm mộ.
 Biến thời gian -> thời gian phát sóng của 1 bộ phim truyền hình từ khoảng 1-2 tháng, phù hợp với
nhu cầu xem phim của gia đình, các bà nội trợ,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Charlot, J. (1991). Vietnamese Cinema: First Views. Journal of Southeast Asian Studies, 22(1),
33-62. https://doi.org/10.1017/S0022463400005452
2. La, V.-P., Pham, T.-H., Ho, M.-T., Nguyen, M.-H., P. Nguyen, K.-L., Vuong, T.-T., Nguyen, H.-
K. T., Tran, T., Khuc, Q., Ho, M.-T., & Vuong, Q.-H. (2020). Policy Response, Social Media and
Science Journalism for the Sustainability of the Public Health System Amid the COVID-19
Outbreak: The Vietnam Lessons. Sustainability, 12(7), 2931. https://doi.org/10.3390/su12072931
3. Ly-Le, T. M. (2018). Social media use in crisis communication in Vietnam: An organizational
viewpoint. Proceedings of the Fifth International Conference on Business, Management and
Accounting (IBSM 2018), 245-258. https://s.net.vn/AZkb
4. Nguyen-Thu, G. (2018). Vietnamese Media Going Social: Connectivism, Collectivism, and
Conservatism. The Journal of Asian Studies, 77(4), 895-908.
https://doi.org/10.1017/S0021911818002504
5. Dean, M., & Nordahl-Hansen, A. (2022). A review of research studying film and television
representations of ASD. Review Journal of Autism and Developmental Disorders, 9(4), 470-479.
https://bom.so/S4S3PU
6. Katz, E., Blumler, J. G., & Gurevitch, M. (1973). Uses and Gratifications Research. The Public
Opinion Quarterly, 37(4), 509–523. http://www.jstor.org/stable/2747854
8
7.

You might also like