You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

F&E

MÔN: NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG


BÀI THI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: ƯU ĐIỂM TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

Nhóm sinh viên thực hiện : Ngủ ngày cày đêm


Lớp : 221_71NMC30273_13
Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Quỳnh Lưu

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trọng số
Họ và tên MSSV Công việc
(%)
Soạn nội dung tiểu luận
Nguyễn Thanh Thúy Hà 2273201080397 100%
Thuyết trình
Soạn thông tin và nội
Phan Hoàng Trúc Uyên 2273201082023 100%
dung tiểu luận

Trịnh Nguyễn Quỳnh Anh 2273201080127 Soạn thông tin 100%

Soạn thông tin và nội


Cao Ngọc Hân 2273201080439 100%
dung tiểu luận
Soạn nội dung tiểu luận
Yamani Khakisa 2273201080644 100%
Thuyết trình

Lâm Gia Linh 2273201080578 Soạn thông tin 100%

Soạn thông tin và nội


Lê Thị Kim Phượng 2273201081369 100%
dung tiểu luận

Thiết kế powerpoint
Nguyễn Phương Uyên 2273201082020 100%
Soạn thông tin

Lê Thành Duy 2273201080279 Soạn thông tin 100%

Chu Quang Dũng 2273201080275 Thiết kế tiểu luận 100%


ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
MỤC LỤC
Chương 1 GiỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI..............................................6

1.1 Khái quát....................................................................................................................6

1.2 Định nghĩa..................................................................................................................7

Chương 2 CÁC NHÓM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI..............................8

2.1 Social Community:......................................................................................................8

2.2 Social Publishing:........................................................................................................8

2.3 Social commerce:.......................................................................................................9

2.4 Social Entertainment:.................................................................................................9

2.5 Kết luận......................................................................................................................9

Chương 3 ƯU ĐIỂM CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI............................................10

3.1 Khái quát..................................................................................................................10

3.2 Các ưu điểm.............................................................................................................10


3.2.1 Tăng khả năng cập nhật thông tin...........................................................................................10
3.2.2 Tính năng động cao.................................................................................................................11
3.2.3 Tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều giữa mọi người, trở thành một
sân chơi đa nguồn - đa tiếp nhận (many - to - many).............................................................................12
3.2.4 Hình thành dư luận xã hội.......................................................................................................13
3.2.5 Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế, giáo dục..............................................................14
3.2.6 Tính giải trí cao........................................................................................................................15

Chương 4 KẾT LUẬN.........................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường đại học Văn Lang đã đưa môn
“Nhập môn truyền thông” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt chúng em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến giảng viên bộ môn - cô Trần Thị Quỳnh
lưu đã dạy dỗ và chỉ bảo những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học “Nhập môn truyền thông “
của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích cũng như một tinh
thần học tập hiệu quả, tích cực.
Bộ môn “ Nhập môn truyền thông” là một môn vô cùng thú vị, bổ ích và có tính
thực tế cao. Môn học đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức gắn liền với nhu
cầu thực tiễn của sinh viên. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức và nỗ lực hết mình
để bài tiểu luận có thể hoàn thành tốt nhất, tuy nhiên, bởi vì khả năng còn hạn hẹp
và kiến thức chưa quá rộng nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót. Kính mong cô có thể
góp ý và xem xét để bài tiểu luận của chúng em có thể hoàn thiện hơn.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

GiỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI


1.1 Khái quát

Con người là những cá thể được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã
hội. Để tồn tại và phát triển, con người cần có những yếu tố bắt buộc, hay còn được
gọi là các nhu cầu cơ bản, trong đó bao gồm khả năng giao tiếp. Trải qua các giai
đoạn phát triển xã hội, con người luôn không ngừng tìm tòi, khám phá và sáng tạo
ra nhiều loại hình giao tiếp, đặc biệt là sự đột phá và bước tiến mới của nhân loại
khi có sự xuất hiện của Internet. Sự ra đời và phát triển của Internet được coi là
cuộc bùng nổ truyền thông thứ ba, mở ra một kỷ nguyên mới trong truyền thông và
phát triển của loài người.
Ngày nay, những đổi mới của công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một
kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông đại chúng, khi mà hầu như các cá thể
đều có thể tiếp cận thông tin một cách hiệu quả. Tuy nhiên những nội dung trên các
phương tiện truyền thông phần đa người dùng đều có thể tự do sáng tạo thông tin và
không có sự kiểm định nên dường như vô cùng khó trong việc định nghĩa một khái
niệm tưởng chừng như vô cùng đơn giản và quen thuộc đối với con người, chẳng
hạn như định nghĩa của truyền thông xã hội.

6
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

1.2 Định nghĩa

Truyền thông xã hội (Social Media) là một thuật ngữ chỉ cách thức truyền
thông bằng cách sử dụng các nền tảng dịch vụ trực tuyến (các trang web trên
Internet), hoặc cũng có thể là dưới hình thức của các mạng xã hội (Facebook,
Twitter, Google,.....). Do có tính chất đối thoại nên các loại hình truyền thông này
cho phép người dùng tự do trao đổi thông tin, bình luận mà không qua kiểm định.
Từ đó, các tin tức có thể lan truyền nhanh chóng và với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Do truyền thông là công cụ để giao tiếp nên trong truyền thông xã hội bản chất
của phương tiện giao tiếp phải bao gồm yếu tố xã hội bên trong nó. Truyền thông xã
hội mở ra một thế giới giao tiếp hiệu quả mà trong đó trung tâm chính là con người.

Truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ đắc lực, có vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh và xây dựng giá trị thương
hiệu cho các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức trên khắp thế giới. Vì thế, truyền thông

7
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

xã hội mang lại vô cùng nhiều ưu điểm với các tính năng quan trọng giúp ích cho
đời sống con người và xã hội.

CÁC NHÓM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI


Phần đa người dùng vẫn còn lầm tưởng rằng truyền thông xã hội chỉ gói gọn
trong nền tảng dịch vụ trực tuyến hay các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Instagram, Youtube, .... nhưng truyền thông xã hội thực chất mang nghĩa bao hàm
hơn và đa dạng nhiều kiểu hình. Dựa theo mô hình nổi tiếng được nghiên cứu và
xây dựng bởi Tiến sĩ Tracy L. Tulen thì Social Media được chia thành 4 nhóm cơ
bản như sau:

1.3 Social Community:


Đây là nhóm tập trung phát triển các mối quan hệ xã hội và kết nối những
người có chung sở thích hay đam mê để kết nối thành một cộng đồng chung.
Vì thế, các Social Community có tính tương tác đa chiều, cho phép người
dùng trao đổi, kết nối, chia sẻ thông tin và tương tác đa chiều với nhau.

1.4 Social Publishing:


Đây là nhóm giúp phổ biến các nội dung trên mạng xã hội. Bao gồm nhiều
loại hình truyền thông như blog, microsite hay các trang dành cho việc đăng tải hình
ảnh, video, audio, document hoặc các trang tải tin tức.
Social Publishing sẽ cung cấp các cách để công chúng tương tác và giao tiếp
với nội dung của các nhà truyền thông. Con người có thể nhận phản hồi, phân phối

8
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

trên nhiều nền tảng khác nhau và tiếp cận những người đang có nhu cầu tìm kiếm
nội dung.

1.5 Social commerce:

Đây là hình thức tận dụng các công cụ trực tuyến để hỗ trợ cho việc mua và
bán, là một phần của thương mại điện tử - nơi mà cả người mua và người bán có thể
tự do trao đổi thông tin và phản hồi ý kiến vì dịch vụ hoặc sản phẩm.
Đây được coi là một cung cụ PR rất tốt. Các cá nhân, công ty hoặc doanh
nghiệp có thể tận dụng nhóm Social Commerce để quảng bá sản phẩm cho mình, từ
đó đẩy mạnh truyền thông để thu hút thị trường và kinh doanh các sản phẩm thuộc
sở hữu của cá nhân, công ty hoặc doanh nghiệp đó.
Giờ đây, khi các phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên rất phát triển, các
thương hiệu lần lượt đã và đang tìm kiếm cũng như tận dụng các biện pháp như hiệu
quả của video, lượt lưu, lượt chia sẻ và mức độ lan truyền để hiểu sâu hơn về cách
người dùng tiếp nhận nội dung.

1.6 Social Entertainment:

Đây là các trang hay các cung cụ trực tuyến cho phép người dùng có thể giải
trí, vui chơi. Nổi bật là các trang social game hay các trang web chơi game trực
tuyến hoặc các ứng dụng giải trí.
Các kênh như TikTok và YouTube đang thực sự ở trên đỉnh cao khi mức độ
phổ biến của chúng đạt mức cao nhất mọi thời đại - và tại sao Instagram lại đang
dần chuyển sang mô hình tập trung vào video với các mẫu câu chuyện ngắn? Lí do
vô cùng đơn giản: Người dùng muốn được liên tục tương tác và giải trí bằng các
video dạng dài và ngắn tận dụng xu hướng, cung cấp cho người dùng cái nhìn sơ
lược về bức màn và quan trọng nhất là tạo ra trải nghiệm thú vị và tương tác cho
mọi người tham gia.

1.7 Kết luận

Như vậy, Social Media có 4 nhóm cơ bản tương tác qua lại và bổ trợ lẫn nhau.
Nếu các thương hiệu biết cách vận dụng hiệu quả cả 4 nhóm cơ bản này thì sẽ dễ
dàng hơn trong việc đưa ra kế hoạch phân bổ nội dung cũng như tiết kiệm chi phí
nhờ vào việc thông qua bức tranh toàn cảnh để đạt được mục tiêu trong việc quảng
bá thương hiệu cho chính mình.

9
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

ƯU ĐIỂM CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI


1.8 Khái quát

Mạng xã hội ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện
đại của con người. Chúng ta ăn gì, làm gì, đi nghỉ ở đâu, hay chúng ta phản ứng như
thế nào trước một sự kiện xã hội, tất cả đều được phản ánh trên mạng xã hội. Chính
vì vậy, truyền thông trên mạng xã hội đang có sức mạnh định hướng dư luận lớn
hơn bao giờ hết. Để đạt được sự bùng nổ như vậy, truyền thông xã hội cần phải có
những tính năng tối ưu cũng như những ưu điểm tiện ích để thu hút số lượng lớn
người dùng.

1.9 Các ưu điểm

1.9.1 Tăng khả năng cập nhật thông tin


Truyền thông xã hội là đại lộ cung cấp thông tin khổng lồ và có tác động rất
lớn đến với đời sống của mỗi người trong chúng ta. Nhờ sự giúp đỡ từ internet và
các nền tảng công nghệ hiện đại, mọi cá thể trong mạng lưới đó đã tự động tạo ra
một khối thông tin khổng lồ và lan truyền với tốc độ nhanh chóng mặt không phụ
thuộc vào không gian, thời gian, vị trí địa lý... Mọi người có thể tiếp cận với thông
tin một cách dễ dàng chỉ thông qua 1 lần nhấp vào đường liên kết (link) hay siêu
liên kết (super link). Một thông tin thú vị có thể được chia sẻ từ cá nhân này sang cá
nhân khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác chỉ bằng một cú nhấp.
Ví dụ: Trang tin
vnexpress.net có khoảng 2
triệu likes trên mạng xã hội
Facebook, điều đó đồng
nghĩa với việc bất cứ bài báo
nào được đăng lên fanpage
của trang tin này thì đều có
thể được tiếp cận bởi gần 2
triệu người. Về mặt lý thuyết,
con số người đọc bài báo có
thể tăng lên gấp bội, khi chỉ

10
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

cần một phần trong số 2 triệu người đó chia sẻ đường liên kết trong cộng đồng của
mình.

1.9.2 Tính năng động cao


Truyền thông xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của các trang mạng xã hội
bằng cách kết nối những nhóm người dùng có chung sở thích hoặc đam mê với
nhau. 
Thông qua Internet, các thông tin trên mạng xã hội sẽ được thu thập và chia sẻ
trong phạm vi toàn cầu. Do người dùng không bị chi phối bởi bất kì yếu tố nào, ví
dụ như tuổi tác, trình độ học vấn, thời gian, không gian, nghiệp nghiệp hay sắc tộc,
tôn giáo vì thế bất kì ai cũng có thể tham gia mạng xã hội mọi lúc - mọi nơi, đều có
thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ thông tin, đặc biệt là kết nối toàn cầu

11
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

1.9.3 Tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều
giữa mọi người, trở thành một sân chơi đa nguồn - đa tiếp nhận
(many - to - many).
Sự ra đời của Internet đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển vượt bậc của các
nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo,
dẫn đến việc thúc đẩy công chúng chủ động hơn trong việc tìm kiếm và kết nối với
các cá thể khác có cùng chung sở thích, nhu cầu hay thậm chí là mối quan tâm về
một vấn đề, sự kiện bất kì trong xã hội. Từ đó giúp người dùng tự kết nối và giao
tiếp trực tuyến với nhau ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, truyền thông xã hội đã có sự
phát triển đột phá hơn khi cho phép công chúng được phản hồi đa chiều trước thông
tin, khi họ dễ dàng tham gia bình luận, đánh giá cũng như chia sẻ trực tiếp đến các
nhóm công chúng khác trên các diễn đàn trực tuyến (online) mà không gặp phải trở
ngại nào. Điều này đã hình thành nên các siêu kết nối từ nhiều chiều và góc độ, khi
nó vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ, xóa mờ sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo

và tín ngưỡng.
Như vậy có thế thấy, ngoài đặc tính truyền tải nhanh, Internet và các phương
tiện truyền thông xã hội còn cập nhật thông tin đến công chúng theo hướng đa
chiều, tức đa nguồn đa tiếp nhận (many-to-many), thay vì một nguồn nhiều người
12
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

tiếp nhận (one-to-many) như các phương tiện truyền thông truyền thống trước đó là
báo in, đài phát thanh hay truyền hình.

1.9.4 Hình thành dư luận xã hội


Với tốc độ truyền dẫn thông tin nhanh chóng cùng tính tương tác đa chiều, các
phương tiện truyền thông xã hội cho phép người dùng kết nối xã hội và chia sẻ ý
kiến, thông tin, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh một cách rộng rãi thông qua các ứng
dụng đại trực tuyến dựa trên nền tảng Internet. Nhờ vào những đặc tính nổi trội và
tiện ích nên các phương tiện truyền thông xã hội đã và đang lôi cuốn sự quan tâm,
tham gia của đông đảo công chúng nhiều hơn so với các phương tiện truyên thông
truyền thống trước đây, khi nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành, thể hiện
thái độ, suy nghĩ, đánh giá, niềm tin, mong
muốn, khát vọng nói riêng của mỗi
cá nhân. Từ đó xuất hiện nên các
cộng đồng tương tác xã hội
(interactive community) đa
dạng: giữa một người với
nhiều người; hoặc nhiều người
tới nhiều người. Thường xuất
phát từ dư luận ở nhóm nhỏ qua các
giai đoạn sau:

 Tiếp cận thông tin


 Hình thành ý kiến cá nhân
 Trap đổi ý kiến cá nhân
 Tổng hợp ý kiến cá nhân thành các luồng ý kiến
 Thể hiện những luồng ý kiến nhất định.
Trong đó, các phương tiện truyền thông xã hội chính là nền tảng tiếp cận
thông tin, hình thành ý kiến cá nhân quan trọng nhất. Đồng thời nó còn là công cụ
“đắc lực” để người dùng trao đổi và tổng hợp các ý kiến cá nhân thành các luồng ý
kiến lớn với mực độ tương tác nhanh, dẫn đến sự hình thành của dư luận xã hội
(public opinion). Điều này giúp cho các nhà truyền thông dễ dàng tiếp cận hơn với
công chúng, cũng như nắm bắt được thị hiếu và hành vi của người dùng trong quá
trình thực hiện hoạt động truyền thông.

13
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

1.9.5 Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế, giáo dục
 Kinh tế
Truyền thông xã hội là
một hệ thống mạng lưới rộng
rãi giúp mọi người có thể
tương tác dễ dàng hơn và nhờ
vào khả năng này, mà các
doanh nghiệp cũng như các
nhà truyền thông tiếp cận đến
với công chúng nhanh chóng
hơn so với các cách thức
truyền thông truyền thống.
Việc tiếp cận đến khách hàng sẽ giúp cho hoạt động truyền thông doanh
nghiệp diễn ra thuận lợi hơn khi giúp cho các nhà truyền thông nắm bắt được
tâm lý của công chúng thông qua dư luận xã hội từ đó hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc tối ưu và nâng cao khả năng mua bán sản phẩm trên các sàn
thương mại trực tuyến. Mà ở đây hoạt động truyền thông doanh nghiệp chính
là thiết lập, quảng bá sản phẩm, nhờ đó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu
tích cực và tạo được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng. Có thể thấy, truyền
thông xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
doanh nghiệp khi nó giúp các nhà doanh nghiệp, tổ chức thúc đẩy hoạt động
kinh tế một cách hiệu quả.
 Giáo dục
Ngoài kinh tế, giáo dục cũng là một phần quan trọng không kém trong xã hội và đời
sống hiện nay của con người, khi nó là yếu tố chính nhất để hình thành nên ý thức
của một cá thể. Nhờ vào khả năng trao đổi thông tin nhanh chóng và rộng, cùng tính
năng động cao mà các phương tiện truyền thông xã hội đã góp phần hiện đại hoá
giáo dục. Nó giúp mọi người có thể tương tác, trao đổi kiến thức trên các diễn đàn
giáo dục mọi lúc mọi nơi mà không gặp trở ngại nào. Từ đó, đáp ứng nhu cầu học
tập suốt đời của con người với lượng kiến thức, thông tin khủng lồ được cập nhật
mới mỗi ngày. Đồng thời tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng và năng động cho
mọi người nói riêng, cũng như học sinh nói riêng.

14
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

Ví dụ: Hoc247.net là một


trang web sở hữu rất nhiều
bài giảng cũng như các
dạng bài tập đa dạng cho
từng độ tuổi, cấp độ học
sinh, sinh viên. Website
này được tạo ra nhằm hỗ
trợ việc học cũng như tư
duy làm bài cho người
dùng thông qua việc tự tìm
hiểu những kiến thức mới.

1.9.6 Tính giải trí cao


Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, truyền thông xã hội còn là sân chơi hữu ích và
tiện lợi khi cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ giải trí trực tuyến trên nền
tảng Internet. Có vô số hình thức giải trí dễ dàng bắt gặp trên các trang mạng hiện
nay như: chơi game trực tuyến; nghe nhạc trực tuyến, xem phim; trò chuyện và kết
bạn bốn phương trên các diễn đàn trực tuyến (online);… Chính những hoạt động
giải trí này có thể giúp con người thư giãn hơn sau một ngày ngày làm việc, học tập
căng thẳng và mệt mỏi.
Ví dụ: Do tác động của dịch Covid-19 khiến xã hội phải chịu đợt cách ly cộng
đồng lần đầu tiên vào đầu năm 2019, và điều này dẫn đến tình trạng công chúng
cảm thấy nhàm chán và căng thẳng do không thể tiếp xúc trực
tiếp và giao tiếp với nhau. Điều này đã giúp
cho TikTok dần trở nên phổ biến hơn
ở Việt Nam với giá trị giải trí cao
cho phép người dùng quay và
dựng các video ngắn theo
nhu cầu và sở thích. Hiện
nay, số lượng người dùng
và truy cập TikTok chưa có
dấu hiệu hạ nhiệt khi các số
liệu thông kê cho thấy nó
không ngừng tăng lên theo từng
năm.

15
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

16
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

Ngoài ra còn có các nền tảng mạng xã hội được dùng để giải trí với hơn 250
triệu người sử dụng hằng tháng như:

 Facebook: 2,41 tỷ người


 YouTube: 2,00 tỷ người
 WhatsApp: 1,60 tỷ người
 Instagram: 1,00 tỷ người

17
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
Tiểu luận giữa kì { Nhập môn truyền thông

KẾT LUẬN
Với sự phủ sóng ngày càng rộng rãi của các cung cụ mạng xã hội, truyền
thông xã hội được xem là một phương pháp truyền thông hữu hiệu và là một hướng
đi tích cực, cách tiếp cận người dùng hiện đại, củng cố sự hiệu quả và năng lực của
các kênh truyền thông giao tiếp chính thống hiện có.Truyền thông xã hội đã góp
phần xây dựng được hình ảnh, vị thế của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng,... đối với
xã hội. Tuy nhiên, truyền thông có tốt đến mấy mà giá trị nội dung nghèo nàn thì
không thể có hiệu quả. Để ứng dụng truyền thông xã hội thành công thì từ nguồn
nhân lực, các khâu xử lý nghiệp vụ, cách thức phục vụ, hệ thống các dịch vụ đến
công tác phát triển các nguồn tài nguyên thông tin cần phải được hoàn thiện, cải tiến
và đầu tư nâng cao chất lượng thường xu

18
Nhóm Ngủ ngày cày đêm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thảo, Đào Thị Phương. TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ ỨNG DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN. Đào Thị Phương Thảo-KYHT 20 năm
LIC.pdf. [Online] https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17827/1/40-
%C4%90%C3%A0o%20Th%E1%BB%8B%20Ph%C6%B0%C6%A1ng%20Th
%E1%BA%A3o-KYHT%2020%20n%C4%83m%20LIC.pdf?
fbclid=IwAR3HNHmQG6vUKGv662YFpHxGBRrt5hrvP15dIuKeIMe6E3BdwuU
TbolmE8Y.
trị, Lý luận chính. 2020. Truyền thông xã hội và các giải pháp quản lý, phát triển.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3054-truyen-thong-xa-hoi-
va-cac-giai-phap-quan-ly-phat-trien.html?
fbclid=IwAR2NuRKnrEshONrOWJpLPs8umltX74xCkF7a5Mmx0OilacwXplhDMcy
sLuc. [Online] 02 27, 2020.
PGS, TS Nguyễn Văn Dững. 2021. Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản. Hà
Nội : Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2021.
Dững, Nguyễn Văn. 2021. Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản. Hà Nội :
Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2021.
Solomon, Tracy L. Tulen & Michael R. February 27, 2012. Social Media
Marketing. London : SAGE Publication Ltd, February 27, 2012.
24Money. 2022. 100 thống kê quan trọng về số liệu Social Media vào năm 2022.
[Online] 03 13, 2022. https://24hmoney.vn/news/100-thong-ke-quan-trong-ve-so-
lieu-social-media-vao-nam-2022-c53a1329675.html.
Lutkevich, Ben. 2021. What is social media? [Online] 2021.
https://www.techtarget.com/whatis/definition/social-media#:~:text=Social
%20media%20is%20a%20collective,friends%2C%20family%20and%20various
%20communities..
Dao, Mark. 2019. Social Media là gì? [Online] 08 04, 2019.
https://www.markdao.com.vn/blog/social-media-la-gi.
Cui, Zheyu. 2021. Analysis of the Impact of Social Media on the Economy. USA :
Finance, Rutgers University Business School, 2021.
Genius, Citizen. 2021. Public Opinion. [perf.] The Citizen Genius Project. 2021.
Dương, Luật sư Nguyễn Văn. 2022. Dư luận xã hội là gì? Ảnh hưởng của dư luận
xã hội đối với ý thức pháp luật. luatduonggia.vn. [Online] 10 16, 2022.
https://luatduonggia.vn/du-luan-xa-hoi/.
tạo, Bộ Giáo dục và Đào. 2016. Vai trò của các phương tiện truyền thông trong
xây dựng xã hội học tập. [Online] 08 03, 2016.
https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/Default.aspx?
ItemID=4066.

You might also like