You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA QHCC-TT Học kỳ: 1 Năm 2023 -


học: 2024

Mã học phần: 231_71LAPR40332 Tên học phần: Pháp luật và Đạo đức truyền thông
Mã nhóm lớp 231_71LAPR40332 _27
HP:

Cách thức nộp bài :


Lưu thành file định dạng MS Word
Nộp vào Link tổ chức thi (CTE) của Phòng Khảo thí
Thời gian nộp Từ 18g30 ngày 1/12/2023 đến 18g30 ngày 10/12/2023
bài:
Hình thức thi: Tiểu luận nhóm (không thuyết trình)

Format nội dung:


- Kiểu chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
* Lưu ý:
- Cách đặt tên file: TLCK-Lop27(Nhom07)
- Thông tin cần thiết: Điền đủ thông tin vào chữ màu đỏ

ĐỀ BÀI:
Nêu và phân tích một vài cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, đạo đức trong
lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong 2 năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế tình trạng vi phạm này.
Mức độ đóng góp
(đánh dấu X vào ô bên dưới)
Đóng
Không
Đóng góp Đóng
đóng
góp trung góp ít Thành viên ký
STT Mã số SV Tên SV góp
đầy bình (-2 tên
(0
đủ (-1 điểm)
điểm)
điểm)

Nguyễn
1 2273201040852 Thị Tú X
Phương
Nguyễn Thị Tú
Phương
Nguyễn
2 2273201081181 Thị Ngọc X
Nhi
BM-006

Phan Tấn
3 2273201081361 Nhất X
Phương
Thái Phạm
4 2273201040879 X
Ngọc Quân
Trần Yến
5 2273201040738 X
Nhi
Huỳnh
6 2273201081240 Thái Gia X
Như
Nguyễn
7 2273201040892 Ngọc Tú X
Quyên
Nguyễn
8 2273201040850 Thị Thu X
Phương

Bài làm
BM-006

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG

ĐỀ BÀI: Nêu và phân tích một vài cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp
luật, đạo đức trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong 2 năm gần
đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm
này.

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7


Lớp: 231_71LAPR40332_27
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Chí Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 12 năm 2023


BM-006

LỜI CAM KẾT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG
Cam kết tính minh bạch của bài Tiểu luận nhóm
Tên nhóm: Nhóm 7
Lớp: 231_71LAPR40332_27
Đạo văn là việc trình bày tác phẩm, ý tưởng hoặc sáng tạo của người khác nhưng không
có thông tin về nguồn cụ thể. Đây là một hình thức gian lận và là một hành vi vi phạm
học tập rất nghiêm trọng có thể dẫn đến những hình thức kỷ luật, chế tài của nhà
trường. Tài liệu đạo văn có thể được rút ra và trình bày dưới dạng văn bản, đồ họa và
hình ảnh, bao gồm dữ liệu điện tử và các bài thuyết trình. Đạo văn xảy ra khi nguồn
gốc của tài liệu được sử dụng không được trích dẫn một cách thích hợp.
1. Tôi đã hiểu về việc đạo văn và cam kết không thực hiện các hành vi đạo văn.
2. Nếu bài làm bị phát hiện lỗi đạo văn, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với lỗi
này và chịu mọi hậu quả do hành vi này gây ra.
3. Tôi xin cam đoan đây là tác phẩm gốc của tôi hoặc nhóm của tôi.
4. Bài làm này được thực hiện nhằm mục đích để đánh giá cho môn học tôi tham
gia, không nhằm một mục đích thương mại.
5. Các quan điểm trong bài làm (nếu có) thuộc về cá nhân và không nhằm phỉ báng,
bôi nhọ danh dự của một cá nhân hay tổ chức nào.
6. Tôi không cho phép bên thứ ba sử dụng bài làm này khi chưa có sự cho phép
của tôi.
7. Mức độ hoàn thành công việc sẽ là cơ sở để đánh giá điểm của các thành viên
trong nhóm.

Nhóm trưởng
Ký và ghi rõ họ tên

Nguyễn Thị Tú Phương


BM-006

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Chí
Hùng giảng viên dạy bộ môn Pháp Luật Và Đạo Đức Truyền Thông đã hỗ trợ cũng như
giúp đỡ chúng em hoàn thành bài luận cuối kỳ. Giúp cho chúng em có thêm nhiều cơ hội
học tập, trau dồi nhiều kỹ năng, rèn luyện cũng như tích lũy kiến thức để thực hiện hoàn
thành bài khóa luận. Nhóm chúng em cũng xin cảm ơn Trường Đại học Văn Lang, khoa
Quan Hệ Công Chúng - Truyền Thông đã tạo cho chúng em có một môi trường học tập,
rèn luyện, trau dồi bản thân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhóm chúng em xin gửi lời
cảm ơn ban giám hiệu của Trường Đại học Văn Lang đã luôn tạo cho chúng em được tiếp
xúc những bài học thực tiễn, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện bài
luận. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè từ đáy lòng.

Nhóm trưởng
Ký và ghi rõ họ tên

Nguyễn Thị Tú Phương


BM-006

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

1.1. Lời nói đầu: ................................................................................................................. 1

1.2. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: ................................................................................. 2

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG.................................................................................................... 3

2.1. Giới thiệu trường hợp vi phạm điển hình được xã hội quan tâm: .............................. 3

2.1.1. Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam: ................................................................ 3

2.1.2. Giới thiệu trường hợp vi phạm điển hình: ........................................................... 4

2.2. Phân tích trường hợp vi phạm điển hình được xã hội quan tâm: ................................ 8

2.2.1. Đối với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng: ............................................. 8

2.2.2. Đối với trường hợp Luật sư Đặng Quốc Anh: ................................................... 10

2.3. Đánh giá, nhận xét vấn đề: ........................................................................................ 11

2.3.1. Đánh giá, nhận xét vấn đề mặt Pháp Luật: ........................................................ 11

2.3.2 Đánh giá, nhận xét vấn đề về mặt Đạo Đức: ...................................................... 13

2.3.3. Khảo sát đánh giá về vấn đề: ............................................................................. 17

2.4. Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sai phạm: ........................................................... 24

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ................................................................................................. 25

3.1. Kết luận: .................................................................................................................... 25

3.2. Tài liệu tham khảo: ................................................................................................... 26


BM-006

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Hình ảnh thể hiện lạm dụng quyền tự do ngôn luận ngày nay. ................................ 3
Hình 2: "Tin giả, thảm họa thật" ............................................................................................ 4
Hình 3: Số lượt xem tăng lên chỉ trong 30 phút đầu trong phiên livestream của Bà Nguyễn
Phương Hằng. ........................................................................................................................ 5
Hình 4: Bà Hằng chỉ trích Nghệ sĩ Hoài Linh. ...................................................................... 6
Hình 5: Một vài cá nhân bị chỉ trích bởi bà Nguyễn Phương Hằng. ..................................... 7
Hình 6: Hình ảnh ông Đặng Anh Quân. ................................................................................ 8
Hình 7: Ông Đặng Anh Quân trong phiên livestream của bà Hằng. ................................... 10
Hình 8: Hình ảnh trong hồ sơ sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu ........................................... 14
Hình 9:Khách sạn Đại Nam được trưng dụng làm khu cách ly. .......................................... 15
Hình 10:Hành vi giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng. ..................................... 16
Hình 11: Hành vi giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng. .................................... 16

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Độ ảnh hưởng - Nguồn: Bảng khảo sát. ............................................................. 17


Biểu đồ 2: Độ tin tưởng - Nguồn: Bảng khảo sát. ............................................................... 18
Biểu đồ 3: Góc nhìn cá nhân về động cơ sự việc - Nguồn: Bảng khảo sát. ........................ 19
Biểu đồ 4: Góc nhìn cá nhân về động cơ sự việc - Nguồn: Bảng khảo sát. ........................ 19
Biểu đồ 5: Ý kiến về hình phạt - Nguồn: Bảng khảo sát. .................................................... 20
Biểu đồ 6: Góc nhìn về hành vi của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng khảo sát. .......... 21
Biểu đồ 7: Cảm nhận về việc có mặt của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng khảo sát. .. 22
Biểu đồ 8: Cảm nhận về mức án của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng khảo sát. ......... 22
Biểu đồ 9: Giải pháp thắt chặc luật An ninh mạng - Nguồn: Bảng khảo sát. ...................... 23
BM-006

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU


1.1. Lời nói đầu:
Với bối cảnh xã hội ngày nay, thời đại 4.0, công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến
việc truyền thông, các trang mạng xã hội cũng theo đó phát triển mang lại nhiều lợi ích và
những tiêu cực cho xã hội. Mạng xã hội phát triển nhưng an ninh mạng hiện nay của nước
ta chưa thực sự chặt chẽ lắm, vẫn còn một số lỗ hổng mà con người có thể lợi dụng để đăng
các bài không đúng, sai sự thật hay bóc phốt các cá nhân, tổ chức.
Các công cụ truyền thông, mạng xã hội giúp con người tạo nên những điều tốt đẹp nhưng
cũng đem lại những điều tệ hại đáng kể. Dù người ta vẫn hay nói rằng “truyền thông gây ra
điều này điều kia” nhưng truyền thông không phải công cụ trực tiếp mà là từ chính con
người. Con người có thể quyết định được mình muốn tạo nên điều tốt đẹp hay hủy hoại một
cá nhân, tổ chức trước truyền thông.
Truyền thông có thể trở thành con dao hai lưỡi của bất kỳ cá nhân nào đã sử dụng
chúng. Có thể trở thành một loại công cụ giúp một người trở nên nổi tiếng được nhiều người
săn đón, giúp một nhà báo được thăng chức, hay cũng có thể là một loại “vũ khí” có thể hủy
hoại tất cả những điều mơ ước trên khi sử dụng sai cách.
Truyền thông dù chỉ là một công cụ nhưng lại mang sức ảnh hưởng rất lớn đến người
đọc, người xem, người tiếp nhận thông tin. Những thông tin đúng, thông tin mang sự tích
cực lại ít được truyền đến người nghe, nhưng những thông tin sai, thông tin “câu view”,
thông tin tiêu cực lại tàn lan trên mạng xã hội mỗi ngày. Vì vậy người tiếp nhận nên biết
chọn cho mình những nguồn thông tin tốt, đáng tin cậy để đọc tránh những ảnh hưởng gây
nhiễu loạn thông tin. Ngày nay, đã có một vài người sử dụng sức mạnh của truyền thông để
xúc phạm cá nhân, tổ chức điều đó đã dẫn đến việc vi phạm pháp luật và đạo đức trong lĩnh
vực truyền thông. Vì vậy nhóm sẽ chọn việc bà Nguyễn Phương Hằng đã livestreams trên
mạng xã hội, có sự hiện diện của luật sư để bóc phốt các cá nhân tổ chức.
1.2. Lý do chọn đề tài:

Trong xã hội ngày nay, đã có nhiều cá nhân dùng sức mạnh của mạng xã hội, của
truyền thông để nói những điều không tốt, hủy hoại những cá nhân, tổ chức khác điều đó đã
dẫn đến vi phạm pháp luật trong truyền thông. Ngày nay, an ninh mạng của nước ta vẫn chưa
được ổn định, chặt chẽ. Một trong số đó không thể không nhắc đến sự việc “làm mưa làm
gió” trên mạng xã hội lúc bấy giờ về việc Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng để lên

1
BM-006

livestreams cùng với sự “ cố vấn pháp lý” của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân để đưa ra những
thông tin sai sự thật, vu khống các cá nhân, tổ chức. Từ đó, nhóm muốn phân tích và đánh
giá sâu hơn về sự việc trên để từ đó đưa ra những góc nhìn đa chiều cũng như là biện pháp
hạn chế hành vi vi phạm ấy. Nhằm hiểu hơn về tính chất của luật an ninh mạng và giới truyền
thông báo chí, làm tiền đề phụ vụ công tác học tập sau này. Đó chính là lí do nhóm chọn đề
tài “Nêu và phân tích một vài cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật, đạo đức trong
lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong 2 năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế tình trạng vi phạm này.”

1.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:


Nhóm đã sử dụng 3 phương pháp để nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tài liệu: Nhóm tham khảo từ các nguồn tài liệu uy tín trên
mạng để thu thập dữ liệu về vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng livestreams cùng sự có mặt
của luật sư Đặng Anh Quân để vu khống và bôi nhọ các cá nhân và tổ chức khác.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Dùng để thu thập thông tin, thống kê về sự
hiểu biết, suy nghĩ của mọi người về sự việc của bà nguyễn Phương Hằng và luật sư Đặng
Anh Quân.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp các kết
quả nghiên cứu nhằm đưa ra các luận điểm khái quát nhất.
1.4. Mục tiêu đề tài:
Bài tiểu luận với đề tài nghiên cứu này với mục đích phân tích sự việc của bà Nguyễn
Phương Hằng và luật sư Đặng Anh Quân trong việc sử dụng mạng xã hội để xúc phạm, bôi
nhọ nhiều cá nhân, tổ chức. Từ đó, nhóm muốn phân tích và đánh giá sâu hơn về sự việc trên
để từ đó đưa ra những góc nhìn đa chiều cũng như là biện pháp hạn chế hành vi vi phạm ấy.
Nhằm hiểu hơn về tính chất của luật an ninh mạng và giới truyền thông báo chí, làm tiền đề
phụ vụ công tác học tập sau này.

2
BM-006

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG


2.1. Giới thiệu trường hợp vi phạm điển hình được xã hội quan tâm:
2.1.1. Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam:
Trên thực tế, vấn đề an ninh mạng ở Việt Nam đang hiện hữu giữa một môi trường mạng
vô cùng phức tạp. Với việc tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin trực
tuyến đã trở thành một bộ phận không thể nào thiếu của đời sống mỗi ngày.
Ở Việt Nam, Internet đã trở thành một phương tiện hữu ích giúp liên lạc và trao đổi dữ
liệu, thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với an ninh mạng. Các vụ
tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến hay lợi dụng mạng xã hội như một công cụ giúp bản thân
nổi tiếng, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và hạ thấp uy tín của cá nhân, tổ chức đã
trở thành những vấn nạn và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Tự do ngôn
luận là quyền của mỗi người được tự do diễn đạt ý kiến, ý tưởng và tiếp cận thông tin một
cách tự do và bình đẳng. Khi Internet trở nên phổ biến, điều này đã tạo ra một không gian
rộng lớn giúp cho mọi người để truyền tải thông điệp của họ và tìm kiếm thông tin. Tuy
nhiên, trong quá trình này, một số người có thể đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận để gây
rối, phản đối, hoặc phổ biến những thông tin sai lệch, đồng thời truyền bá tư tưởng, ý kiến
mang tính kỳ thị, kích động, hoặc gây hấn.

Hình 1: Hình ảnh thể hiện lạm dụng quyền tự do ngôn luận ngày nay.

3
BM-006

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã nhìn nhận rõ sự cần thiết của an ninh mạng và đã triển
khai các giải pháp nhằm gia tăng sự bảo vệ trên môi trường mạng. Các luật và quy tắc ứng
xử trên không gian mạng đã được ban hành và thực hiện nhằm quản lý và kiểm soát các hành
vi trên mạng.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, tình trạng an ninh mạng vẫn đang hết sức đáng
quan ngại. Việc lợi dụng mạng internet nhằm lan truyền thông tin thất thiệt, tin tức xuyên
tạc và xâm phạm an ninh quốc gia, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người
khác đang trở thành một vấn nạn lớn. Do đó, việc tuyên truyền công đồng và hướng dẫn
người dùng về an ninh mạng là vô cùng cần thiết trong việc phòng ngừa và hạn chế những
nguy cơ trên.

Hình 2: "Tin giả, thảm họa thật"


2.1.2. Giới thiệu trường hợp vi phạm điển hình:
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, mạng xã hội đã trở thành nền tảng thông tin thiết
yếu, nhưng cũng là nơi dễ dàng lan truyền những thông tin không đúng, sai sự thật. Việc
phát tán tin tức sai lệch, thông tin không rõ sự thật trên các nền tảng xã hội đã xảy đến những
ảnh hưởng nặng nề. Từ việc sinh ra tâm lý hoang mang trong xã hội, đến việc tác động tiêu
cực lên uy tín của cá nhân, tổ chức hoặc đôi khi là của chính phủ. Những thông tin không

4
BM-006

đúng sự thật có thể được lan truyền rất nhanh chóng với quy mô rộng khắp gây ảnh hưởng
đến suy nghĩ và quan điểm của đông đảo người sử dụng mạng xã hội. Một trong những
trường hợp điển hình được nhiều người biết đến đó là hành vi phát ngôn thiếu chuẩn mực,
gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hạ thấp uy tín nhiều cá nhân, tổ chức của CEO
Công ty Cổ phần Đại Nam - bà Nguyễn Phương Hằng và tiến sĩ Đặng Anh Quân - giảng
viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng: Vào năm 2021 trong bối cảnh
cả nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, bà Nguyễn Phương Hằng đã nổi
lên như một hiện tượng, trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng khi bắt đầu các buổi
livestream tố ông Võ Hoàng Yên lợi dụng lòng tốt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gia đình
bà lên đến hàng chục tỷ đồng.
Từ tháng 3 năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng các thiết bị có chức năng
quay hình như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay và truy cập vào nhiều tài
khoản trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau do bà quản lý nhằm thực hiện các buổi
livestream với các phát ngôn có nội dung bịa đặt, sai sự thật, vô căn cứ, xúc phạm, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhiều cá nhân, tổ chức. Tại thời điểm
đó, số lượng người dùng theo dõi các buổi livestream rất đông và được rất nhiều sự quan
tâm đến từ công chúng. Ở các buổi livestream của mình, bà Phương Hằng đã không ngần
ngại sử dụng các từ ngữ không chuẩn mực, mang tính xúc phạm nhằm công kích, xúc phạm
đến nhiều nghệ sĩ như danh hài Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn
Thành, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh…

Hình 2: Số lượt xem tăng lên chỉ trong 30 phút đầu trong phiên livestream của Bà
Nguyễn Phương Hằng.

5
BM-006

Cụ thể, trong các buổi livestream từ tháng 5 năm 2021, bà Phương Hằng đã lên tiếng
tố nghệ sĩ hài Hoài Linh trong việc không minh bạch trong số tiền từ thiện hơn 14 tỷ đồng.
Tiếp đó, bà Hằng còn tố nam nghệ sĩ sử dụng nhà thờ tổ để thực hiện các hoạt động mê tín
dị đoan. Sau đó, danh hài Hoài Linh đã chính thức lên tiếng giải thích nguyên nhân chậm trễ
của mình đồng thời giải ngân số tiền là 15,2 tỷ đồng trong vòng 6 ngày. Chưa dừng lại, trong
7 buổi livestream từ ngày 16/5 đến ngày 9/10/2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng
những lời lẽ với từ ngữ xúc phạm, giọng điệu quy chụp vô căn cứ nhằm bôi nhọ danh dự, vu
khống của ca sĩ Vy Oanh khi cho rằng nữ ca sĩ đã có những bình luận không hay trong việc
vợ chồng bà Hằng quyên tặng đất ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình
Dương.

Hình 3: Bà Hằng chỉ trích Nghệ sĩ Hoài Linh.


Đối với vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh, trong 3 buổi livestream lần lượt là
vào các ngày 11/9/2021, 21/1/2022 và ngày 23/1/2022, khi cho rằng vợ chồng nữ ca sĩ không
minh bạch trong việc làm từ thiện nên bà đã sử dụng 3 buổi livestream này để đấu tố và
khẳng định chắc nịch số tiền có trong tài khoản của vợ chồng Thủy Tiên nhiều gấp đôi con
số đã công bố mặc dù bà không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào để chứng minh cho
lời nói của mình là đúng sự thật. Bên cạnh đó, bà Phương Hằng còn thực hiện nhiều buổi
livestream để công kích, xúc phạm, bôi nhọ với lời lẽ thô tục với nhiều cá nhân khác như

6
BM-006

nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan, bà Trương Việt Hà và doanh nhân Lê
Thị Giàu.

Hình 4: Một vài cá nhân bị chỉ trích bởi bà Nguyễn Phương Hằng.
Đối với trường hợp của tiến sĩ luật Đặng Anh Quân - được biết đến là giảng viên
khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông bắt đầu tham
gia và tương tác trực tiếp vào các buổi livestream của bà Phương Hằng với vai trò khách mời
và là “cố vấn pháp lý” từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Trong những buổi
livestream đó, ông Quân đã đưa ra những thông tin vu khống, xuyên tạc, xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm và hạ thấp uy tín của các cá nhân trong đó có nghệ sĩ Hoài Linh và ca sĩ Vy
Oanh. Việc ông Đặng Anh Quân tham gia bình luận trực tiếp tại các buổi livestream được
cho là đã giúp sức tích cực, cổ vũ về mặt tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian dài.

7
BM-006

Hình 5: Hình ảnh ông Đặng Anh Quân.

2.2. Phân tích trường hợp vi phạm điển hình được xã hội quan tâm:
2.2.1. Đối với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng:
Bà Hằng bắt đầu nổi tiếng với khi tố cáo ông Võ Hoàng Yên đã lợi dụng lòng tốt của bà
để trục lợi làm ảnh hưởng gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng của bà . Khi đó ông Yên đang là
một trong những danh y nổi tiếng và khá nhiều người muốn gặp ông để khám chữa. Nên khi
bà Hằng tố cáo thì vụ việc đã nhanh chóng thu hút được lượng lớn sự quan tâm từ dư luận.
Cũng từ đó các phát ngôn của bà Hằng càng trở nên “ngông cuồng” khi nhắc đến tên của các
nghệ sĩ với những lời nói vu khống chưa được kiểm chứng. Sau đây là những tội bà Nguyễn
Phương Hằng đã sẽ chịu do những hành vi lời nói của mình:
Thứ nhất, tội vu khống, xúc phạm, người khác: Tại điều 156 Bộ luật Hình Sự năm
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Trong suốt quá trình livestream bà Nguyễn Phương Hằng
đã có những hành vi bịa đặt, gây thiệt hại cho nhân phẩm danh dự con người loan tin đồn
thất thiệt và tố cáo người khác phạm tội đối với nhiều cá nhân cụ thể là 10 cá nhân sau đây:
Nghệ sĩ hài Hoài Linh: Bà Hằng cho rằng nghệ sĩ Hoài Linh đã bao che cho ông Võ
Hoàng Yên để lừa đảo bà 200 tỷ. Bên cạnh đó Bà Hằng còn cho rằng Hoài Linh dính vào
lùm xùm biển thủ 14 tỷ đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

8
BM-006

Ca sĩ Vy Oanh: Từ hôm ngày 16/5 đến 9/10/2021 bà Nguyễn Phương Hằng đã livestream
nội dung làm nhục, thóa mạ cô bằng những ngôn từ có tính bôi nhọ, xúc phạm, như "đẻ thuê"
được lặp lại 10 lần, "làm gái bao" lặp lại 2 lần, "làm bé" lặp lại 2 lần, "giật chồng" và "giựt
chồng" lặp lại 3 lần, "zĩ zãng zơ záy" (dĩ vãng dơ dáy) lặp lại 9 lần…
Nhà báo Hàn Ni: Bà Hằng đã nhiều lần nhắc đến tên cô với những từ ngữ xúc phạm và
cho rằng nhà báo Hàn Ni đã có những hoạt động đả kích “quỹ từ thiện Hằng Hữu” của bà
Vợ chồng ca sĩ Thùy Tiên- Công Vinh: bà Hằng đã đọc các tham khảo thông tin trên
mạng xã hội cho rằng, vợ chồng này làm từ thiện không minh bạch nên bà “bêu tên” vợ
chồng trong một số buổi livestream. Thủy Tiên từng bị bà Phương Hằng "réo tên" trên sóng
livestream, cho rằng nữ ca sĩ "ăn chặn tiền từ thiện" kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ông Nguyễn Đức Hiển và bà Đinh Thị Lan, Lê Thị Giàu , Trương
Việt Hà: Đây là những cái tên liên tục bị bà Hằng nhắc đến với những lời nói chửi rủa phỉ
báng vô cùng thậm tệ . Theo bà Hằng khai nhận thì họ đã có những bài viết trên mạng xã hội
làm ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của bà nên bà mới dùng mạng xã hội để “đáp trả” lại
những cá nhân đó.
Thứ hai, xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo: Vi phạm tại điều 5 luật Tín ngưỡng, tôn giáo
2016. Tại một livestream bà Hằng đã kể một câu chuyện một tên trộm xe đạp và đến xưng
tội với linh mục thì linh mục đó đã có những lời nói xúc phạm, nói tục chửi thề đối với tên
trộm. Bà còn khẳng định “Chuyện này có thật nghe quý vị”. Khi đăng tải bà đã bị nhiều
người chỉ trích vì lời nói vô căn cứ của bà. Theo luật công giáo thi việc tiết lộ nội dung xưng
tội sẽ khiến linh mục đó sẽ bị xử phạt rất nặng, không chỉ vậy việc nói tục chửi thề của linh
mục trong tòa giải tội là không thể.
Thứ ba, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác trên không gian mạng: Vi phạm tại
khoản 1 điều 8 luật an ninh mạng 2018. Bà Hằng và chồng là ông Huỳnh Uy Dũng cũng tổ
chức các buổi gặp gỡ với “người hâm mộ”. Một lượng lớn ủng hộ việc làm của bà Hằng,
xem nữ doanh nhân này là “đại diện của chính nghĩa với sứ mạng vạch trần cái ác”, “một
mình cân cả thế giới”. Những người hâm mộ này tự nhận là “fan chính nghĩa” và sẵn sàng
gây hấn, tấn công người trái ý. Khi có những bài viết phản ảnh hành vi livestream của bà
Hằng thì người đã kéo vô xúc phạm, tấn công để phản đối hàng loạt bài viết này. Trong đó
có Huỳnh Phước Mẫn (31 tuổi, ngụ thị trấn Tiên Kỳ , huyện Tiên Phước ) để điều tra hành
vi cản trở gây rối loạn không gian mạng, tấn công báo mạng VOV. Theo lời Mẫn khai những
hành vi trên của mình là để ủng hộ bà Hằng.

9
BM-006

Từ những tội danh trên chiều ngày 24/3 Công an đã khởi tố bà Hằng với hành vi lợi dụng
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức án 3
năm.
2.2.2. Đối với trường hợp Luật sư Đặng Quốc Anh:
Có thể nói ông Đặng Thanh Quân cũng là người tiếp tay ủng hộ những phát ngôn của bà
Hằng. Ông Đặng Thanh Quân là tiến sĩ và giảng viên của trường đại học luật TPHCM được
biết trong quá trình phát sóng trực tiếp thì để tăng thêm phần tin tưởng thì bà Hằng đã mời
ông Quân tham gia cùng, ông được biết đến với vai trò cố vấn pháp lý cho bà Hằng còn là
khách mời xuất hiện 11 buổi livestream trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2020.
Với một người hiểu biết rõ về luật mà thực hiện những hành vi sai phạm đã khiến nhiều
người bức xúc:

Hình 6: Ông Đặng Anh Quân trong phiên livestream của bà Hằng.
Thứ nhất, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh
dự và nhân phẩm của cá nhân: Vi phạm Điểm D, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng. Được biết trong quá trình livestream bà Hằng đã dùng nhiều
ngôn từ xúc phạm những tổ chức cá nhân. Ông Quân với vai trò cố vấn pháp lý thì nên
khuyên bà Hằng về những sai phạm của mình thay vì vậy thì ông lại cùng bà Hằng thực hiện
những hành vi sai phạm. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các cuộc điều tra và

10
BM-006

giám định của ông Quân. Trong đó có 23 trang tài liệu tố cáo những lời nói hành vi với nội
dung xuyên tạc, vu khống xúc phạm nhiều cá nhân cùng với bà Hằng.
Trong đó có nữ ca sĩ Vy Oanh: Trong đơn gửi Công an Thành Phố Hồ Chí Minh Vy Oanh
viết : "Trong buổi livestream ngày 9-10-2021, bà Nguyễn Phương Hằng cùng người được
giới thiệu là luật sư Nguyễn Đình Kim và tiến sĩ Đặng Anh Quân nói về vấn đề hợp đồng đẻ
thuê, thông qua đó nhằm công khai chế giễu, moi móc, suy đoán vô căn cứ về đời tư của tôi,
nói tôi "giật chồng", là "người thứ ba" xâm phạm đến cuộc hôn nhân trước đó của người
chồng hiện tại, với người vợ trước mới dẫn tới sự ly hôn của họ. Cả 3 người (bà Hằng, luật
sư Kim và tiến sĩ Quân) "kẻ tung, người hứng" một cách say mê, với hình ảnh cười cợt,
giọng điệu chế giễu, đã hạ nhục tôi bằng thái độ hả hê, cợt nhả".
Thứ hai, cấu kết, lừa gạt tung những thông tin chưa xác thực gây mất trật tự an
ninh mạng xã hội: Vi phạm này nằm trong khoản 1 điều 18 luật an ninh mạng 2018. Trong
những buổi livestream cùng bà Hằng ông Quân đã tham gia các buổi trò chuyện mang tính
công kích nói xấu người khác. Hành vi của ông Quân có vai trò giúp sức tích cực cho bà
Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục, nhiều lần trong thời gian dài, gây bức xúc trong
dư luận, làm phức tạp tình hình trên không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật
tự xã hội.
Thông qua những lời nói và hành động của ông Quân đã đủ yếu tố để cấu thành tội “
Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân” quy định tại điều 331 Bộ Luật hình sự năm 2015.
2.3. Đánh giá, nhận xét vấn đề:
2.3.1. Đánh giá, nhận xét vấn đề mặt Pháp Luật:
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng: Cáo trạng của Viện kiểm sát
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định bà Hằng đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, thực
hiện nhiều buổi livestream (phát trực tiếp) trên mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ
thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng
uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật riêng tư của nhiều người
trái quy định pháp luật, gồm ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), ca sĩ Vy Oanh,
ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ông Lê Công Vinh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Nguyễn
Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Thị Việt Hà. Và từ tháng 10/2021
đến 3/2022, bà Hằng mời Đặng Anh Quân tham gia 11 buổi livestream với vai trò cố vấn
pháp lý để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình. Theo mặt Pháp luật, bà Nguyễn

11
BM-006

Phương Hằng đã phải lãnh mức án 3 năm tù giam với tội danh “ Lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo
điều 331 của Bộ luật Hình sự được ban hành năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xét về những hành vi bị cấm trong an ninh mạng bà Hằng đã vi phạm vào điều “Thông
tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng
danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác” đây được xem là hành động sai trái, gây kích
động dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, tiền bạc của những người bị lôi vào livestream
để làm chủ đề bình luận. Dù mục đích của bà Hằng là gì thì đây cũng là hành động bị nghiêm
cấm, đáng bị lên án và xử lý theo quy định của pháp luật. Quy mô livestream lớn, kéo dài,
gây ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, chấn động dư luận, cho thấy mức độ cực kỳ nghiêm
trọng của hành vi sử dụng không gian mạng để đưa những thông tin bí mật của các cá nhân,
chưa có bằng chứng rõ ràng được xếp vào vu khống và bịa đặt, xúc phạm phạm uy tín, danh
dự, nhân phẩm phẩm của người khác.
Đối với trường hợp của ông Đặng Anh Quân: Trong vụ án, ông Đặng Anh Quân
đã tham gia tổng cộng 11 buổi phát trực tiếp qua mạng ( livestream) để tương tác, tăng thêm
sự uy tín trong lời nói của bà Nguyễn Phương Hằng. Trong đó, ông đã có những phát ngôn
vu khống, xúc phạm nhân phẩm nghệ sĩ Hoài Linh. Theo VKSND TP.HCM, ông bị quy về
tội đồng phạm, kết án 2 năm 6 tháng tù. Mặc dù ông Quân đã kháng cáo, kêu oan nhưng
không có bất kì bằng chứng nào chứng minh bản thân ông vô tội nên không được tòa xem
xét. Hành vi của ông Quân, tuy không phải là người chính thức đưa ra phát ngôn nào nhưng
ông đã tiếp tay ủng hộ, cổ vũ cho hành vi phạm tội của bà Nguyễn Phương Hằng nên không
thể dễ dàng bỏ qua.
Xét về mặt pháp lý, ông Đặng Anh Quân là người am hiểu về luật pháp, nhưng lại
tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Hằng trong các buổi livestream, cổ vũ tinh
thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Đây là hành vi đáng lên án,
khi chính những người được xem là hiểu rõ luật lại đi tiếp tay, cổ vũ cho người khác phạm
tội. Nên chính ông phải chịu mức phạt nặng hơn để răn đe cho những người vi phạm. Quy
mô của buổi livestream là cực kì lớn, chính ông Quân là người hiểu rõ được hành vi tiếp tay
cho bà Hằng phạm tội, gây mất niềm tin trong công chúng về những người rành luật pháp.
Hành vi trên đáng bị lên án, đồng thời cũng là một bài học đắt giá, mức phạt VKSND
TP.HCM đưa ra đủ sức răn đe đối với những người vi phạm.

12
BM-006

2.3.2 Đánh giá, nhận xét vấn đề về mặt Đạo Đức:

Đối với trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng: nhóm sẽ phân tích theo hai góc
nhìn như sau:

Theo góc nhìn dư luận xã hội: Dư luận xã hội hiện nay cho rằng, song song với
những hành động sai lầm, cũng như những phát ngôn thiếu chuẩn mực về đạo đức và tính
xác thực của bà Nguyễn Phương Hằng thông qua các phiên livestream. Thì trên thực tế, dư
luận xã hội vẫn không thể bác bỏ, phủ nhận những mặt tích cực mà Bà Hằng đã mang đến
cho xã hội. Đối với quỹ từ thiện Hằng Hữu do bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy
Dũng thành lập lần đầu tiên vào năm 2014 và đã bị ngưng hoạt động vào cuối tháng 3/2022
– thời gian bà Hằng bị bắt vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Thì trong khoảng 9 năm hoạt động,
trong hồ sơ sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu đã được gửi đến cơ quan chức năng, nói riêng và
công chúng, nói chung. Quỹ đã tài trợ cho người dân số tiền lên đến 467,6 tỷ đồng nhằm tổ
chức các dự án mổ tim từ thiện, xây dựng cầu đường giúp cho việc di chuyển ở các vùng
nông thôn được dễ dàng hơn, hỗ trợ nước ngọt cho người dân miền Tây Nam Bộ mùa hạn
mặn, xây dựng thêm trường học tại các tỉnh Bình Định, Bình Dương, Bình Phước,... để giúp
cho trẻ em nghèo có thêm cơ hội được đi học. Và việc mà bà Hằng xuất hiện trên mạng xã
hội và thay mặt vạch trần những cá nhân có hành vi không đúng là điều đáng tuyên dương,
giúp người dân lấy lại công bằng. Tuy nhiên, chỉ vì quá bức xúc với những hành vi của
những cá nhân đó. Nên mới dẫn đến những phát ngôn thiếu chuẩn mực, đạo đức gây ra tội
trạng như trên.

13
BM-006

Hình 7: Hình ảnh trong hồ sơ sao kê Quỹ từ thiện Hằng Hữu


Theo góc nhìn ý kiến cá nhân: Tuy những phát ngôn và hành động của bà Nguyễn
Phương Hằng cũng đã gây nên rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Thông qua các luồng ý kiến, thì
việc tổ chức 57 buổi livestream xúc phạm nhiều cá nhân của Bà là hành vi sai trái. Vì những
phát ngôn và hành động không xác thực đó của Bà Nguyễn Phương Hằng đã khiến cho một
số cá nhân trong giới nghệ sĩ chịu sự công kích rất lớn từ phía khán giả. Ban đầu các phiên
livestream của Bà có xu hướng đứng về phe chính nghĩa nhằm chống lại những hành vi xấu
trong xã hội. Tuy nhiên, càng về sau thì các phiên livestream của bà có xu hướng lăng mạ,
xúc phạm đến danh dự của người khác. Điển hình gồm có nghệ sĩ, ca sĩ khác như Đàm Vĩnh
Hưng, Thuỷ Tiên, Trấn Thành, Đại Nghĩa, nghệ sĩ hài Hoài Linh... Nhưng không vì thế mà
có thể bác bỏ những lợi ích mà bà Nguyễn Phương Hằng đã mang đến cho xã hội. Đặc biệt
trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát vào năm 2020. Quỹ từ thiện Hằng Hữu và Công ty
Cổ phần Đại Nam đã có rất nhiều đóng góp cho nhân dân ta trong thời điểm khắc nghiệt đó.

Cụ thể, Quỹ Hằng Hữu đã tài trợ miễn phí rất nhiều trạm oxy cho các bệnh nhân mắc
Covid 19 trên các tỉnh thành Việt Nam. Hơn hết, Bà Hằng còn cho phép trưng dụng khu du
lịch Đại Nam làm khu cách ly phòng bệnh. Không chỉ riêng trong thời điểm cả nước rơi vào
tình trạng dịch bệnh nguy hiểm mà trước đó, quỹ Hằng Hữu đã có rất nhiều những đóng góp
trong y tế. Theo thống kê quỹ Hằng Hữu đã phối hợp với hơn 49 đơn vị, tổ chức và có tổng
cộng 8 bệnh viện bao gồm: Chợ Rẫy, Đại học Y dược TP.HCM, Nhi Đồng TP.HCM, Nhi
Đồng 1, Nhi Đồng 2, Đà Nẵng, Bình Định, Quân Y 175 để thực hiện các ca mổ tim, cũng
như các ca não úng thủy cho các em nhỏ có điều kiện khó khăn. Việc thực hiện các phiên

14
BM-006

livestream của Bà, tuy xét trên phương diện pháp luật là sai. Nhưng nếu xét trên phương diện
đạo đức. Nguyễn Phương Hằng cũng đã góp phần làm sáng tỏ một số khuất mắc trong vấn
đề lợi ích của nhân dân. Nhưng do quá bức xúc, nên đã dẫn đến việc Bà không làm chủ được
lời nói, cảm xúc của mình từ đó gây ra những hiệu ứng tiêu cực đến với người theo dõi thông
tin.

Đối với trường hợp của ông Đặng Anh Quân: nhóm sẽ phân tích theo hai góc nhìn
như sau:

Hình 8:Khách sạn Đại Nam được trưng dụng làm khu cách ly.
Theo góc nhìn dư luận xã hội:Dư luận xã hội hiện nay cho rằng, việc ông Đặng Anh
Quân cùng tham gia vào các phiên livestream cùng với bà Nguyễn Phương Hằng với vai trò
là cố vấn pháp lý cho bà Nguyễn Phương Hằng đã mang lại rất nhiều tác động đối với xã
hội. Một số ý kiến cho rằng, việc ông Đặng Anh Quân tham gia giúp sức cho các phiên
livestream của bà Hằng đã mang lại các ảnh hưởng tiêu cực đối với người theo dõi. Theo
thông tin được cho biết Ông Đặng Anh Quân là giảng viên khoa Luật Thương mại, Trường
ĐH Luật TP.HCM. Ông Quân có học vị tiến sĩ, đảm nhiệm việc giảng dạy về luật đất đai,
môi trường. Chứng tỏ Ông là một người hiểu rất rõ về luật, nhưng ông đã tiếp tay cho bà
Nguyễn Phương Hằng nhằm xuyên tạc sự thật, gây kích động đến dư luận, khẳng định hành
vi của mình chỉ là phản biện xã hội. Ông cũng dùng tư cách giảng viên Đại học Luật TPHCM
của mình để tham gia livestream, sử dụng từ ngữ khó nghe, xuyên tạc sự thật, có hành vi cổ
xúy cho những phát ngôn không đúng của bà Hằng làm ảnh hưởng đến uy tín của trường
cũng như uy tín của chính bản thân. Nhưng song với ý kiến cho rằng những hành động của
luật sư Đặng Anh Quân là sai phạm, thì cũng có một số ý kiến cho rằng những việc mà Ông

15
BM-006

làm là để thay mặt cho chính nghĩa, sử dụng những kiến thức về luật pháp mà mình có được
nhằm giúp phản đối những thành phần có hành vi, ảnh hưởng không tốt trong xã hội.

Theo góc nhìn ý kiến cá nhân: Với cương vị là một tiến sĩ luật, nên ông Đặng Anh
Quân phải là người hiểu rõ nhất, và có nhận thức đúng đắn về hành vi của mình. Nên lẽ ra
ông phải là người nhận ra được lỗi sai phạm trong các buổi livestream của bà Hằng, từ đó
giúp ngăn chặn những hậu quả có thể xảy ra, tuy nhiên trái ngược lại. Ông còn tiếp tục giúp
đỡ cho bà Nguyễn Phương Hằng trong việc xúc phạm người khác. Trước đó, trong phần xét
hỏi và tranh luận, ông Đặng Anh Quân thừa nhận việc xúc phạm nhau trên không gian mạng
là sai nhưng ông cho rằng phải xem ai là người có lỗi trước. Nên điều này cũng đồng nghĩa
với việc Ông Quân biết hành động của bản thân là sai nhưng vẫn tiếp tục. Theo giám định
các phát ngôn của ông Quân. Công an TP.HCM xác định, các nội dung phát ngôn này chưa
đủ căn cứ để xử lý hình sự. Tuy nhiên, theo thu thập từ 23 trang tài liệu được giám định, đã

Hình 0.10: Hành vi giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng.

Hình 9: Hành vi giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng.
thể hiện phát ngôn của ông Quân có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm
uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của người khác. Xét theo phương diện đạo đức
hành vi của ông Đặng Anh Quân là giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi
phạm tội liên tục trong khoảng thời gian dài, dẫn dắt dư luận, làm phức tạp tình hình trên
không gian mạng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến
quyền lợi của cá nhân, tổ chức, truyền bá thông tin sai sự thật.

16
BM-006

2.3.3. Khảo sát đánh giá về vấn đề:


*Mô tả khảo sát:
Phạm vi không gian: Nhằm thu thập thêm góc nhìn cho đề tài tiểu luận, nhóm đã
thực hiện khảo sát qua Google Form. Phạm vi khảo sát là các đối tượng trẻ có sử dụng các
nền tảng mạng xã hội.
Phạm vi thời gian: Khảo sát được triển khai từ 23/11/2023 đến 25/11/2023.
Đối tượng khảo sát: Nam và nữ trên 18 tuổi có sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Quy mô: tổng cộng có 132 người thực hiện khảo sát.
Câu hỏi: 10 câu về chủ đề “Nêu và phân tích một vài cá nhân hoặc tổ chức vi phạm
pháp luật, đạo đức trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam trong 2 năm gần đây”. Trong đó
có 9 câu trắc nghiệm về cảm nghĩ của người khảo sát về trường hợp của bà Nguyễn Phương
Hằng và ông Luật sư Đặng Anh Quân và 1 câu cảm nhận và mong muốn của người khảo sát
về đạo đức nghề báo, truyền thông hiện nay.
*Phân tích kết quả khảo sát:
Đối với trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng: Thông qua khảo sát, nhóm đã nhìn
nhận ra được một số vấn đề về trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng như sau:

Biểu đồ 1: Độ ảnh hưởng - Nguồn: Bảng khảo sát.


Để hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng qua sự việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã ảnh
hưởng đến mọi người đặc biệt là giới trẻ như thế nào. Nhóm đã đưa ra câu hỏi khảo sát “Theo
góc nhìn của Anh/Chị vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng và Luật sư Đặng Anh Quân có
gây ra ảnh hưởng đến mọi người đặc biệt là giới trẻ không?”. Thông qua khảo sát nhóm

17
BM-006

nhận được một con số khá lớn là 62,9% ảnh hưởng, 34,1% bình thường và còn lại là không
ảnh hưởng. Qua đó thấy được sự việc trên mạng lại khá nhiều ảnh hưởng đến với nhận thức
và thời gian của mọi người điều này không thể xem nhẹ nhất là giới trẻ hiện nay.
Đối với câu hỏi thứ hai “Trong các phát ngôn của bà Hằng thì theo Anh/Chị nghĩ
mức độ tin tưởng về nguồn tin từ bà Hằng là bao nhiêu?”. Trong câu khảo sát phía trên,
nhóm đã thấy được mức độ ảnh hưởng của sự việc thì đến với câu này ta đã thấy được sự
ảnh hưởng của sự việc một cách rõ nét hơn khi kết quả thu được: mức độ tin những phát

Biểu đồ 2: Độ tin tưởng - Nguồn: Bảng khảo sát.


ngôn của bà Hằng 50% chiếm 52,3% và 31,1% người khảo sát tin phát ngôn của của bà ở
mức độ 80%. Con số thống kê trên đã nói lên được có những phát ngôn chưa có bằng chứng
xác thực cụ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của người nghe. Vì không phải cá
nhân nào cũng có thể nhìn ra được đâu là phát ngôn đúng sự thật và đâu là phát ngôn chưa
có xác thực.

18
BM-006

Biểu đồ 4: Góc nhìn cá nhân về sự việc - Nguồn: Bảng khảo sát.

Biểu đồ 3: Góc nhìn cá nhân về động cơ sự việc - Nguồn: Bảng khảo sát.
Sự việc bà Nguyễn Phương Hằng đã mang đến rất nhiều luồng ý kiến khác nhau và
không khó để thấy những người sử dụng mạng xã hội tranh luận với nhau về vấn đề này. Từ
đó nhóm đã đưa ra 2 câu hỏi về góc nhìn của người khảo sát về sự việc “Theo góc độ cá
nhân, Anh/Chị cảm thấy thế nào về hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng trong việc
livestream và nêu tên cá nhân của nhiều nghệ sĩ ?” và “ Theo Anh/Chị, động cơ nào khiến
bà Nguyễn Phương Hằng bắt đầu việc livestream nói xấu, xúc phạm đến nhiều cá nhân, tổ
chức ?”. Qua đó kết quả khảo sát thu lại được như sau: có hơn nửa số lượng người khảo sát
cho rằng nửa đồng tình vì bà Hằng làm vậy chỉ để bảo vệ điều mà bà cho rằng là đúng. Và
65,2% người khảo sát nghĩ rằng bà Hằng làm vậy để vạch trần sự thật. Tuy nhiên, ở đây ta
có thể thấy rằng tuy bà Hằng có ý tốt muốn bảo vệ lẽ phải nhưng liệu những lẽ phải mà bà
cho rằng nên bảo vệ có được xác thực hay chưa. Nếu những thông tin ấy có sự hiểu lầm nào

19
BM-006

đó sẽ gây đến hệ lụy nhiều người cũng sẽ nghĩ như vật và ảnh hưởng đến cá nhân đặc biệt là
nghệ sĩ được cho là đối tượng mà bà nói đến.

Biểu đồ 5: Ý kiến về hình phạt - Nguồn: Bảng khảo sát.

Đối với câu hỏi “Theo Anh/Chị sự trả giá về hành đồng cũng như phát ngôn của bà
Hằng gây ra là 3 năm tù giam có thực sự “quá đắt” vì những đóng góp cho xã hội của bà
cùng chồng rất đáng ghi nhận ?”. Kết quả thu được 53,8% nửa đồng tình vì nên xem xét
những công lao mà bà Hằng mang lại và 38,6% cho rằng mức án như vậy là phù hợp. Qua
đó thấy được rằng đa số người theo dõi cho rằng mức án ấy nên xem xét và giảm nhẹ hình
phạt vì bà đã có rất nhiều công lao trong việc xây dựng cũng như giúp đỡ rất nhiều người có
hoàn cảnh khó khăn.
Đối với trường hợp Luật sư Đặng Quốc Anh: Những góc nhìn về trường hợp của
Ông Đặng Quốc Anh được thu thập từ form khảo sát có số liệu như sau:

20
BM-006

Biểu đồ 6: Góc nhìn về hành vi của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng khảo sát.
Bên cạnh góc nhìn về hành vi của Bà Nguyễn Phương Hằng, người thực hiện khảo
sát còn đưa ra góc nhìn về hành vi của ông Đặng Anh Quân. Được biết, ông là người trực
tiếp tham gia và ủng hộ các phiên livestream của bà Hằng nhằm đưa ra các thông tin công
kích cá nhân trên mạng xã hội. Với câu hỏi “Theo Anh/Chị, việc ông Đặng Anh Quân là
người có hiểu biết pháp luật nhưng lại tham gia vào các buổi livestream công kích các cá
nhân trên mạng xã hội có phải là hành vi đáng lên án không?”, form khảo sát thu về 84,1%
người cho rằng hành vi này đáng lên án vì ông Quân là người am hiểu Luật pháp và còn là
giảng viên của Trường Đại học Luật TP.HCM sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hành vi và suy nghĩ
của sinh viên mà ông đang dạy. Tuy nhiên, vẫn có 15,2% người cho rằng hành vi của ông
Quân là không đáng lên án vì ông chỉ nói lên quan điểm cá nhân. Điều này cũng cho thấy
việc lên mạng livestream để công kích cá nhân là hành vi không đúng đắn, đặc biệt là với
người hiểu luật như ông Quân. Ranh giới giữa tự do ngôn luận và công kích cá nhân sẽ nằm
ở việc người hành động có ý thức được thông tin mình phát ngôn có thực sự chính xác và
gây ra tiêu cực cho người khác hay không.

21
BM-006

Biểu đồ 7: Cảm nhận về việc có mặt của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng
khảo sát.

Nhằm khai thác thêm góc nhìn về hành vi của ông Quân, với câu hỏi “Theo Anh/Chị,
nếu tính riêng về việc Ông Đặng Anh Quân có mặt trong những lần livestream
của bà Hằng đã nói lên điều gì?”, khảo sát thu về 90,2% câu trả lời cho rằng việc ông Quân
có mặt ở đó chứng tỏ ông lấy uy tín và danh dự của mình tiếp tay cho lời nói của bà Hằng
có giá trị hơn. Điều này cũng thể hiện với cương vị là một người am hiểu và giảng dạy Luật
thì sự xuất hiện của ông Đặng Anh Quân trong livestream bà Hằng là không đúng đắn.

Biểu đồ 8: Cảm nhận về mức án của ông Đặng Anh Quân - Nguồn: Bảng khảo sát.

22
BM-006

Cuối cùng hành vi của ông Đặng Anh Quân cũng đã bị lên án và xử phạt theo Luật
pháp là 2 năm 6 tháng, với câu hỏi “Anh/Chị có đồng tình với mức án này không?”, khảo
sát thu về 70,5% ý kiến đồng tình với lý do ông Đặng Anh Quân là người biết luật nhưng lại
vi phạm luật. Tuy nhiên, có 28% không đồng tình với mức án trên vì cho rằng ông Quân chỉ
là đồng phạm, không phải người khởi xướng các vụ việc nên mức án đối với ông phải nhẹ
hơn.
Mong muốn của người khảo sát về tình hình An ninh mạng hiện nay:
Để hiểu hơn về mong muốn và cảm nhận của người khảo sát thông qua sự việc trên
nhóm đã đưa câu hỏi này vào form khảo sát:

Biểu đồ 9: Giải pháp thắt chặt luật An ninh mạng - Nguồn: Bảng khảo sát.
Đối với câu hỏi trên, hầu như số đông các bạn chọn cả 2 phương án đó là “ Yêu cầu
các nền tảng xã hội kiểm duyệt gắt gao và nhanh chóng hơn, khi xảy ra trường hợp như vậy
cần khóa tài khoản ngay lập tức” và “Trường hợp bôi nhọ danh dự mức độ nặng cần có khâu
xử lý bắt tạm giam nhanh chóng hơn”. Từ đó thấy được Nhà nước cần phải có những chính
sách khắt khe hơn cụ thể là yêu cầu những nền tảng xã hội có những chính sách hoặc biện
pháp khắc phục cũng như là ngăn chặn kịp thời tình trạng phát ngôn vượt quá mức cho phép.
Cụ thể hơn là đối với câu hỏi cuối “ Qua sự việc của Bà Nguyễn Phương Hằng, đã có rất
nhiều kênh mạng xã hội ( Youtube, TikTok, Facebook,...) và một vài bài báo không chính
thống dựa vào đó để tạo ra những tựa đề "giật tít" câu view. Anh/Chị nghĩ sao về vấn đề An
ninh mạng và Truyền thông hiện nay?

23
BM-006

(Về thực trạng, về giải pháp, ...)”. Kết quả thu được hầu như số đông mọi người cho
rằng hiện trạng hiện nay của Anh Ninh mạng không ổn định, minh chứng như một số bạn
cho rằng “An ninh mạng hiện nay tệ, nhiều thành phần xấu” hay “Dù đã có luật An ninh
mạng nhưng vẫn còn khá lỏng lẻo và buông thả, chưa đủ tính răn đe với cộng đồng.” “Mình
nghĩ rằng vấn đề An ninh mạng hiện nay cần phải chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn những
thông tin sai sự thật”.
Qua đó thấy được thực trạng hiện nay về an ninh mạng trong mắt các bạn trẻ đang
có dấu hiệu mai một và lỏng lẻo. Người khảo sát cho rằng một trong những nguyên nhân
chính gây ra luật an ninh mạng lỏng lẻo là cho các nền tảng mạng xã hội hiện nay ngày một
phát triển “Hiện nay mạng xã hội là công cụ mà hầu hết mọi người đều sử dụng hàng ngày.
Vì vậy việc đăng các bài báo tạo tiêu đề giật tít để câu view cũng khó để tránh khỏi, chỉ cần
người đọc ko vào đọc các bài báo đó” hay “hiện tại có rất nhiều tiktoker nổi tiếng nhờ
những drama, những hành động phản cảm để trở nên nổi tiếng điều này khiến các em nhỏ
xem các clip có những hành động học theo những cá nhân đó”.
2.4. Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi sai phạm:
Đối với Nhà nước: Nhà nước nên có những chính sách phát triển bảo mật các thông
tin của quốc gia chặt chẽ hơn nữa. Không những vậy cần có chính sách, biện pháp nhận biết
một cách nhanh chóng hơn những trường hợp vi phạm luật An Ninh mạng và đưa ra biện
pháp phạt thật nghiêm khắc. Yêu cầu nền tảng xã hội kiểm duyệt gắt gao và nhanh chóng
hơn, khi xảy ra trường hợp như vậy cần khóa tài khoản ngay lập tức. Đối với trường hợp bôi
nhọ danh dự mức độ nặng cần có khâu xử lý bắt tạm giam nhanh chóng hơn.
Đối với các công ty về báo chí-truyền thông: Các công ty về báo chí-truyền thông
cần có những quy định, thưởng phạt rõ ràng và nghiêm khắc nhất về đạo đức làm nghề.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển, củng cố trật tự nhân viên và đặc biệt là tạo ra những sản phẩm
truyền thông hiệu quả và mang tính văn hóa cao. Đồng thời, lãnh đạo công ty cần thường
xuyên tổ chức cuộc họp chuyên môn và các hoạt động, chiến dịch nhằm hướng đến mục đích
giúp nhân viên hiểu hơn về đạo đức làm nghề. Cụ thể trong chiến dịch sẽ gồm có những hoạt
động như: Hoạt động thứ nhất là đào tạo người làm truyền thông, ở hoạt động này người làm
truyền thông sẽ được học và thực hành một khóa đào tạo về ngành nghề và vai trò quan trọng
của đạo đức làm nghề. Hoạt động thứ hai là hội thảo, đối với hoạt động này những người
làm truyền thông có thể bàn luận về những vụ việc an ninh mạng hiện nay và cùng nhau thảo
luận nhằm trao đổi để hiểu biết hơn từ đó rút kinh nghiệm cho quá trình làm nghề của mình.

24
BM-006

Đối với các nền tảng xã hội: Ngày nay, mạng xã hội là công cụ mang lại nhiều lợi
ích cho con người và được sử dụng rộng rãi. Dựa vào đó, nhiều hành vi lợi dụng mạng xã
hội để thực hiện các ý đồ xấu cũng ngày một tăng lên, các nền tảng mạng xã hội nên có chính
sách riêng để ngăn chặn các hành vi xấu. Bên cạnh đó, đội ngũ kiểm soát và quản lý các nền
tảng mạng xã hội cũng cần nghiêm ngặt trong quá trình kiểm duyệt và thẩm định thông tin
người dùng đưa lên để tránh việc lan truyền những thông tin sai, lừa đảo và công kích cá
nhân. Hơn hết, các nền tảng mạng xã hội cần thể hiện tốt trách nghiệm của mình trong việc
kiểm soát, loại bỏ các hành vi xấu để giữ mạng xã hội lành mạnh, hữu ích và đáng tin cậy.
Đối với cá nhân: Đặc biệt hơn hết, mỗi cá nhân khi tham gia nền tảng mạng xã hội
đều phải tuân thủ và chấp hành các chính sách và luật về an ninh mạng. Đầu tiên, mỗi cá
nhân cần nghiên cứu, hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh mạng, quyền lợi,
nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động trên không gian
mạng. Thứ hai, nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ khi tham gia mạng xã hội và tự trau dồi
kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng. Thứ ba, cần biết cách
tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một
phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn
hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng
chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


3.1. Kết luận:
Thực trạng lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân để cố tình lạm dụng quyền tự do
ngôn luận trên mạng xã hội để phát ngôn không có chứng thực, thông tin chưa được kiểm
chứng mang tính chất nhục mạ, xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức
liên quan. Khiến cho một bộ phận người xem trở nên hiểu sai lệch về định nghĩa của “quyền
tự do ngôn luận”. Khi chưa có một bằng chứng hay chứng thực của các cơ quan có thẩm
quyền mà đã truyền tải trên những nền tảng xã hội phổ biến, để rồi gây hoang mang dư luận.
Bà Nguyễn Phương Hằng và luật sư Đặng Anh Quân là một trường hợp điển hình cho
việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận một cách không có căn cứ xác thực. Chỉ riêng trang
fanpage CEO Nguyễn Phương Hằng đã đạt số người xem trực tiếp kỷ lục hơn 230.000. Video
livestream trên trang fanpage của bà Hằng đạt hơn 4,6 triệu view, 265.000 lượt thích, hơn
450.000 lượt bình luận và hơn 55.000 lượt chia sẻ. Từ đó giúp chúng ta hiểu được việc lạm
dụng quyền tự do ngôn luận ảnh hưởng lớn như thế nào đối với xã hội.

25
BM-006

Trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng và luật sư Đặng Anh Quân đang là phát
súng cảnh tỉnh cho những cá nhân, tổ chức hiểu và biết được ranh giới giữa thể hiện quyền
tự do ngôn luận và lạm dụng quyền tự do ngôn luận rất mong manh, nếu không đủ sự hiểu
biết. Sẽ phải trả cái “giá đắt cho hành vi và phát ngôn của bản thân. Thông qua vụ việc của
bà Nguyễn Phương Hằng và luật sư Đặng Anh Quân là một lời cảnh tỉnh cũng như bài học
sâu sắc cho xã hội nói chung, cho những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nói riêng
như bà Nguyễn Phương Hằng một bài học sâu sắc về cách sử dụng quyền tự do ngôn luận
sao cho đúng, sao cho hợp lý.
3.2. Tài liệu tham khảo:
[1] Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành, Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Ô. Trần Bá Nguyệt, Ô.
Nguyễn Văn Khi, Ô. Hà Kim Phước, Ô. Nguyễn Hoàng Qui và cô Minh Thuỵ
(10/5/2022),Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đạo đức trong truyền thông – Tài liệu hướng
dẫn của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/dao-
duc-trong-truyen-thong-tai-lieu-huong-dan-cua-hoi-dong-giao-hoang-ve-truyen-thong-xa-
hoi-
45979?fbclid=IwAR2Dz3YREagEosvqqhrLyPNcMXv2w06r9G2mKhV553udpNcxAtc8v
pmX7LM
[2] Anh Tuấn(25/03/2022), Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lợi dụng quyền tự do
ngôn luận đối diện mức án nào?: https://dangcongsan.vn/ban-doc/luat-su-cua-ban/loi-dung-
quyen-tu-do-ngon-luan-doi-dien-muc-an-nao-606750.html
[3] Nhà báo Đoàn Quang/VOV (26/03/2022), Báo VOV.net, “Hiện tượng Nguyễn Phương
Hằng” và ranh giới đúng – sai: https://vov.vn/phap-luat/hien-tuong-nguyen-phuong-hang-
va-ranh-gioi-dung-sai-post933103.vov
[4] Tuổi trẻ online “Bà Phương Hằng nhận mức án 3 năm tù”, Đan Thuần (21/09/2023): Bà
Phương Hằng nhận mức án 3 năm tù
[5] Kênh 14 “Toàn cảnh vụ án bà Nguyễn Phương Hằng: Từ những livestream khuấy đảo
mạng xã hội đến ngày vướng vòng lao lý” (20/09/2023): Toàn cảnh vụ án bà Nguyễn Phương
Hằng: Từ những livestream khuấy đảo mạng xã hội đến ngày vướng vòng lao lý
[6] Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh “Ông Đặng Anh Quân đã có hành vi giúp sức tích
cực cho Nguyễn Phương Hằng”, Xuân Nhân (26/02/2023): Ông Đặng Anh Quân đã có hành
vi giúp sức tích cực cho Nguyễn Phương Hằng

26
BM-006

[7] Báo Người lao động “ Diễn biến nóng vụ ca sĩ Vy Oanh tố bà Nguyễn Phương
Hằng”,Phạm Dũng ( 27/3/2022): Diễn biến nóng vụ ca sĩ Vy Oanh tố bà Nguyễn Phương
Hằng - Báo Người lao động (nld.com.vn)
[8] Báo điện tử Vietnam.net “ Cáo buộc hành vi của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân trong vụ
án Nguyễn Phương Hằng”, Đàm Đệ ( 8/4/2023): Cáo buộc hành vi của Tiến sĩ luật Đặng
Anh Quân trong vụ án Nguyễn Phương Hằng (vietnamnet.vn)
[9] Tạp chí điện tử Người đưa tin: Vụ Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm: “Bị cáo Đặng
Anh Quân khai gì tại tòa?” Võ Công Thư ( 22/9/2023): Vụ Nguyễn Phương Hằng: Bị cáo
Đặng Anh Quân nói gì tại tòa? (nguoiduatin.vn)

[10] Hữu Hoàng (8/9/2021), baubang.binhduong.gov.vn, Công ty cổ phần Đại Nam – Quỹ
từ thiện Hằng Hữu tài trợ miễn phí trạm cung cấp oxy cho các bệnh nhân mắc Covid-19 đang
điều trị tại huyện Bàu Bàng: https://baubang.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/-
/asset_publisher/ZybPPaGueaCk/content/cong-ty-co-phan-ai-nam-quy-tu-thien-hang-huu-
tai-tro-mien-phi-tram-cung-cap-oxy-cho-cac-benh-nhan-mac-covid-19-ang-ieu-tri-tai-
huyen-bau-bang

[11] Chinh Hoàng (13/10/2023), Danviet.vn, Quỹ từ thiện Hằng Hữu của vợ chồng bà
Nguyễn Phương Hằng vận hành ra sao, vì sao phải dừng hoạt động?: https://danviet.vn/quy-
tu-thien-hang-huu-cua-vo-chong-ba-nguyen-phuong-hang-van-hanh-ra-sao-vi-sao-phai-
dung-hoat-dong-20231013112315916.htm

[12] Đan Thuần (21/09/2023), Tuoitre.vn, Viện kiểm sát nói TS Đặng Anh Quân phản biện
xã hội mà 'quên' phản biện bà Phương Hằng: https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-noi-ts-dang-
anh-quan-phan-bien-xa-hoi-ma-quen-phan-bien-ba-phuong-hang-20230921191557714.htm

[13] Đàm Đệ (26/02/2023), vietnamnet.vn, Lý do khởi tố tiến sĩ Đặng Anh Quân, nhà báo
Hàn Ni và luật sư Nguyễn Văn Sỹ: https://vietnamnet.vn/ly-do-khoi-to-tien-si-dang-anh-
quan-nha-bao-han-ni-va-luat-su-tran-van-sy-2114366.html

[14] Hữu Hoàng (08/09/2021), baubang.binhduong.gov.vn, Công ty cổ phần Đại Nam – Quỹ
từ thiện Hằng Hữu tài trợ miễn phí trạm cung cấp oxy cho các bệnh nhân mắc Covid-19 đang
điều trị tại huyện Bàu Bàng: https://baubang.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/-
/asset_publisher/ZybPPaGueaCk/content/cong-ty-co-phan-ai-nam-quy-tu-thien-hang-huu-

27
BM-006

tai-tro-mien-phi-tram-cung-cap-oxy-cho-cac-benh-nhan-mac-covid-19-ang-ieu-tri-tai-
huyen-bau-bang

[15] Chinh Hoàng (13/11/2023), danviet.vn, Quỹ từ thiện Hằng Hữu của vợ chồng bà
Nguyễn Phương Hằng vận hành ra sao, vì sao phải dừng hoạt động?: https://danviet.vn/quy-
tu-thien-hang-huu-cua-vo-chong-ba-nguyen-phuong-hang-van-hanh-ra-sao-vi-sao-phai-
dung-hoat-dong-20231013112315916.htm

[16] SKĐS (13/06/2023), suckhoedoisong.vn, Bà Nguyễn Phương Hằng được áp dụng tình
tiết giảm nhẹ nhờ quỹ từ thiện Hằng Hữu?: https://suckhoedoisong.vn/ba-nguyen-phuong-
hang-duoc-ap-dung-tinh-tiet-giam-nhe-nho-quy-tu-thien-hang-huu-
169230613091348585.htm

[17] Đỗ Trường (22/03/2020), thanhnien.vn, Bình Dương trưng dụng khách sạn khu du lịch
Đại Nam để cách ly: https://thanhnien.vn/binh-duong-trung-dung-khach-san-khu-du-lich-
dai-nam-de-cach-ly-185938034.htm

[18] Truyền hình pháp luật (09/09/2021), tvphapluat.vn, Bình Dương: Điểm nóng chống
dịch tiếp nhận, vận hành trạm sản xuất oxy phục vụ chữa trị bệnh nhân Covid-19:
https://tvphapluat.vn/video/binh-duong-diem-nong-chong-dich-tiep-nhan-van-hanh-tram-
san-xuat-oxy-phuc-vu-chua-tri-benh-nhan-covid-19-54070/

[19] Xuân Nhân (16/02/2023), congan.com.vn, Ông Đặng Anh Quân đã có hành vi giúp sức
tích cực cho Nguyễn Phương Hằng; https://congan.com.vn/vu-an/bat-ong-dang-anh-quan-
de-dieu-tra-vai-tro-dong-pham_143965.html

DANH SÁCH CÂU HỎI KHẢO SÁT

STT CÂU HỎI KHẢO SÁT

Theo góc nhìn của Anh/Chị vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng và Luật sư
1
Đặng Anh Quân có gây ra ảnh hưởng đến mọi người đặc biệt là giới trẻ không?

28
BM-006

Trong các phát ngôn của bà Hằng thì theo Anh/Chị nghĩ mức độ tin tưởng về
2
nguồn tin từ bà Hằng là bao nhiêu ?

Theo góc độ cá nhân, Anh/Chị cảm thấy thế nào về hành vi của bà Nguyễn
3
Phương Hằng trong việc livestreams và nêu tên cá nhân của nhiều nghệ sĩ?

Theo Anh/Chị, động cơ nào khiến bà Nguyễn Phương Hằng bắt đầu việc
4
livestream nói xấu, xúc phạm đến nhiều cá nhân, tổ chức?

Theo Anh/Chị sự trả giá về hành đồng cũng như phát ngôn của bà Hằng gây ra là
5 3 năm tù giam có thực sự “quá đắt” vì những đóng góp cho xã hội của bà cùng
chồng rất đáng ghi nhận ?

Theo Anh/Chị, việc ông Đặng Anh Quân là người có hiểu biết pháp luật nhưng lại
6 tham gia vào các buổi livestream công kích các cá nhân trên mạng xã hội có phải
là hành vi đáng lên án không?

Theo Anh/Chị, nếu tính riêng về việc Ông Đặng Anh Quân có mặt trong những
7
lần livestream của bà Hằng đã nói lên điều gì?

Theo Anh/Chị, Anh/Chị có đồng tình với mức án 2 năm 6 tháng tù đối với ông
8
Đặng Anh Quân?

Qua sự việc của bà Nguyễn Phương Hằng, theo Anh/Chị nhà nước cần có giải
9
pháp gì để thắt chặt Luật An Ninh Mạng?

Qua sự việc của Bà Nguyễn Phương Hằng, đã có rất nhiều kênh mạng xã hội (
Youtube, TikTok, Facebook,...) và một vài bài báo không chính thống dựa vào đó
10
để tạo ra những tựa đề "giật tít" câu view. Anh/Chị nghĩ sao về vấn đề An ninh
mạng và Truyền thông hiện nay? (Về thực trạng, về giải pháp, ...)

29
BM-006

Bảng câu trả lời từ người khảo sát:


https://docs.google.com/spreadsheets/d/1d3Sb2brEmcbFNU9Pn3P4zfJ3q33iXEuKdkPPhat
mnlY/edit?usp=sharing
Biểu mẫu thực hiện khảo sát:
https://forms.gle/P4GtG3YBwAmKRKun7

30

You might also like