You are on page 1of 24

LỚP LE 101DV01 – 2600

BÀI TIỀU LUẬN CUỐI KỲ

NHÓM 5
Tên đề tài:

HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT


NAM NÊN HỌC ĐẠI HỌC
TRONG NƯỚC HAY DU HỌC
NƯỚC NGOÀI

Tháng 06/ 2023


LỚP LE 101DV01 – 2600
BÀI TIỀU LUẬN CUỐI KỲ

NHÓM 5
Tên đề tài:

HỌC SINH – SINH VIÊN VIỆT NAM


NÊN HỌC ĐẠI HỌC TRONG NƯỚC
HAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI

 Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hãn


Danh sách sinh viên thực hiện
1. Lâm Thế Kiệt - 22206646
2. Hồ Võ Đăng Khoa - 22207041
3. Huỳnh Phạm An Khương - 22204731
4. Nguyễn Trúc Linh - 22204839
5. Phạm Trần Vân Anh - 22206118
6. Trần Thị Thu Huyền - 22204858
7. Lương Nguyễn Hồng Hạnh - 22204821
8. Phạm Ngọc Thùy Dung - 2195214

Tháng 06/ 2023


LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu và các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện
và không vi phạm về liêm chính học thuật.
Ngày 30 tháng 06 năm 2023

I
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
MỨC ĐỘ
HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC HOÀN
THIỆN
Thuyết trình + Chỉnh sửa nội
LÂM THẾ KIỆT 22206646 dung word + Nội dung thực 100%
trạng xu hướng
Nội dung ưu điểm của việc du
HỒ VÕ ĐĂNG
22207041 học nước ngoài + Mục tiêu 100%
KHOA
nhiệm vụ nghiên cứu
HUỲNH PHẠM Nội dung ưu điểm học đại học
22204731 100%
AN KHƯƠNG trong nước + Lý do chọn đề tài
Thuyết trình + Nội dung hạn
NGUYỄN TRÚC
22204839 chế của học đại học trong nước 100%
LINH
+ Bố cục
Thuyết trình + Nội dung kiến
PHẠM TRẦN
22206118 nghị + Đối tượng và phạm vi 100%
VÂN ANH
nghiên cứu
TRẦN THỊ THU Thuyết trình + Nội dung thực
22204858 100%
HUYỀN trạng xu hướng + trình bày ppt
LƯƠNG
NGUYỄN HỒNG 22204821 Nội dung nhận xét + Kết luận 100%
HẠNH
Thuyết trình + Nội dung hạn
PHẠM NGỌC
2195214 chế của du học nước ngoài + 100%
THÙY DUNG
phương pháp nghiên cứu

II
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT..................................................................................................................I
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC................................................................................II
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................2
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................................2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
3.1 Đối tượng:...........................................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................2
4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................4
Chương 1: Thực trạng và xu hướng của việc chọn lựa học tập hiện nay..........................4
1 Đối với phụ huynh......................................................................................................4
2 Đối với người trẻ........................................................................................................5
Chương 2: So sánh du học nước ngoài và học đại học trong nước...................................7
1 Du học nước ngoài.....................................................................................................7
1.1 Ưu điểm..............................................................................................................7
1.2 Hạn chế...............................................................................................................9
2 Đại học trong nước...................................................................................................12
2.1 Ưu điểm............................................................................................................12
2.2 Hạn chế.............................................................................................................13
Chương 3: Một vài kiến nghị và nhận xét đánh giá về vấn đề........................................14
1 Kiến nghị..................................................................................................................14
2 Nhận xét...................................................................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................18
‌PHẦN TRĂM QUÉT ĐẠO VĂN...................................................................................19
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn “Thầy Bùi Nguyên Hãn – Giảng
viên trường Đại học Hoa Sen” đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như chia sẻ những kiến
thức mới liên quan đến bài tiểu luận trong quá trình thực hiện để nhóm em có thể
hoàn thành một cách tốt nhất. Ngoài ra, nhóm em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến
từng thành viên vì những đóng góp quan trọng trong bài tiểu luận cuối kỳ này.
Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn
tại những hữu hạn chế nhất định. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng và nỗ lực để
hoàn thành bài tiểu luận này nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong lúc
trình bày. Nhóm em rất mong nhận được sự cảm thông và những đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, để nhóm có thể sửa đổi và hoàn thiện bản thân hơn trong những
bài báo cáo tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn!

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhiều bạn trẻ khao khát được đi du học vì đây là cơ hội tuyệt vời để
thoát ra khỏi vùng an toàn, du lịch đến một địa điểm mới và tìm hiểu một nền
văn hóa mới. Tuy nhiên việc học tập ở Việt Nam hay du học đều tốt, quan trọng
là nó có phù hợp với bản thân hay không. Nhưng chắc chắn rằng việc học tập ở
nước ngoài sẽ cho bạn những trải nghiệm vô giá giúp bạn định hướng cho bạn
một tương lai tươi sáng.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:


Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân của việc nên lựa chọn học đại học
trong nước hay du học nước ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất phù
hợp.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:


Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm cụ thể của việc học đại học trong
nước và du học nước ngoài.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng:


Những học sinh và sinh viên ở độ tuổi 17 đến 20 hiện nay đang tìm hiểu về
việc nên học đại học ở trong nước hay đi du học sẽ tốt hơn.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi không gian: Bài tiểu luận được thực hiện thông qua việc tìm hiểu
về xu hướng của việc lựa chọn học tập hiện nay của các bạn học sinh, sinh viên
tại Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Bài tiểu luận này được thực hiện trong khoảng thời gian
từ 09/06/2023 đến 15/06/23.

2
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà nhóm chúng em chọn đó là phân tích tổng hợp.
Từ việc chọn lọc và sử dụng các nguồn tài liệu trên lớp cũng như kham khảo
những nguồn thông tin đáng tin cậy khác nhau, thông qua các trang mạng, sách,
báo. Sau quá trình chọn thông thông tin, chỉnh sửa và nối ghép sẽ trình bày lại
báo cáo dựa trên suy nghĩ của mỗi cá nhân về những thông tin thu thập được.

3
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thực trạng và xu hướng của việc chọn lựa học tập hiện nay.

1 Đối với phụ huynh


Đối với các bậc phụ huynh, việc đưa con trẻ bước vào môi trường học đường
luôn là một vấn đề nhức nhối, và điều đó sẽ càng khó khăn hơn khi con của họ
bước chân vào giảng đường đại học. Các phụ huynh muốn con cái một ngôi
trường đại học tốt giúp con cái phát triển tốt nhất nhưng học đại học khác với học
cấp 3 hay cấp 2. Phải đạt được đủ điều kiện do các trường đưa ra thì mới có thể
theo học, trường càng tốt, càng có tiếng thì điều kiện càng cao. Có hai khả năng
mà các phụ huynh thường nghĩ đến khi con của họ bước chân vào đại học đó là
học đại học trong nước và du học nước ngoài. Các phụ huynh muốn con em mình
có cơ hội bước chân ra thế giới ngoài kia để mở rộng tầm mắt, kiến thức, giúp
con có thêm cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài nên có suy nghĩ cho con
trẻ đi du học. (Tài liệu tham khảo số 1) "Dựa trên kinh nghiệm làm việc với các
bậc phụ huynh trong suốt 10 năm qua, GSE-beo xin tổng kết một số các yếu tố
tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du học cho các bạn trẻ: Hệ thống giáo
dục với chất lượng đào tạo hàng đầu, lộ trình du học tối ưu tiết kiệm thời gian và
chi phí, đời sống văn minh và an ninh xã hội tốt, chính sách việc làm và định cư
cho sinh viên quốc tế". Nhưng họ cũng lo lắng cho con khi phải sống xa nhà, nơi
đất khách xứ người, sợ con em mình không thích nghi được với cuộc sống nước
ngoài, không theo kịp với những người bạn ngoại quốc, ảnh hưởng đến khả năng
học tập. Thêm nữa là chi phí du học cũng không rẻ, nếu chọn những đất nước
phát triển và các trường đại học có tiếng trên thế giới thì có thể họ phải bỏ cả một
gia tài để chi trả cho học phí và chi phí sinh hoạt. Ngược lại, nếu học đại học
trong nước thì chi phí sẽ không quá đắt đỏ và họ thể gần con trẻ hơn, dễ dàng
theo dõi con cái của họ nhưng con trẻ lại không có cơ hội cọ xát, tăng khả năng
ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn và thế giới quan. (Tài liệu tham khảo số 2) Một vài
hạn chế khác khi học đại học trong nước như: “Có nhiều trường đại học trong

4
nước khiến nhiều bạn học sai ngành nghề, hoạt động định hướng nghề nghiệp
đang còn nhiều điều bất cập khiến chúng ta không thể xác định được ngành nghề
mình yêu thích, nội dung học quá coi trọng lý thuyết, ít thực hành, sự cạnh tranh
kiếm việc cao với tỷ lệ cử nhân mỗi năm ngày càng tăng.” Chính những điều trên
là lý do dẫn tới thực trạng nhiều bậc phụ vẫn còn đắng đó trong việc cho con em
mình học đại học trong nước hay du học nước ngoài.

2 Đối với người trẻ


Du học đang trở thành một xu hướng nổi bật trong cộng đồng học sinh, sinh
viên Việt Nam hiện nay. (Tài liệu tham khảo số 3) Theo tờ báo Tiên phong, dựa
trên số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện
nay số lượng sinh viên học tập, nghiên cứu ở nước ngoài lên đến 190.000. Các
nước có nhiều du học sinh Việt Nam nhất, xếp từ trên xuống bao gồm: Úc, Mỹ,
Canada, Anh, Trung Quốc,... Mặc dù trong năm 2021-2022, số liệu này có sự
giảm nhẹ do bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đứng trong top có nhiều
học sinh, sinh viên đi du học nhất. (Tài liệu tham khảo số 4) Trong bối cảnh đại
dịch, tỉ lệ du học sinh Việt nam đến nước ngoài có sự giảm sút mạnh. Tại Mỹ,
con số này giảm khoảng 15% trong giai đoạn 2020-2022. Tuy nhiên, người ta
vẫn ghi nhận có 914.000 du học sinh Việt đến Mỹ trong năm 2020-2021, chứng
tỏ sức hút của việc đi du học là không thể bàn cãi. Vậy, các bạn học sinh, sinh
viên đã đưa ra những lý do gì cho quyết định du học nhằm nâng cao trình độ giáo
dục của mình?
Nhiều bạn trẻ cho rằng du học là cơ hội trải nghiệm và khám phá những điều
mới lạ mà Việt Nam không có. (Tài liệu tham khảo số 5) Chia sẻ với báo Tuyên
Quang, bạn Nguyễn Quang Thiên, sinh năm 1998 và sống tại thành phố Tuyên
Quang, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản, cho rằng: “Sau thời gian đi du học
ở đất nước “mặt trời mọc”, em thấy mình được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại
giúp bản thân năng động hơn. Ngoài ra, em còn được trải nghiệm văn hóa của
người bản xứ, từ ngôn ngữ, nếp sống đến thói quen sinh hoạt, có kỹ năng sống
độc lập hơn”. Theo như lời bộc bạn của Thiên, ta thấy một khía cạnh khác mà

5
người trẻ chọn con đường du học có lẽ là muốn thử thách bản thân, rèn luyện kỹ
năng tự lập khi rời khỏi “vòng tay” của cha mẹ. Bên cạnh những nguyên nhân
chủ quan, xuất phát từ chính bản thân người trẻ, một góc nhìn khách quan về nền
giáo dục tiên tiến của nước bạn cũng được đưa ra. Theo đó, bạn Đỗ Ánh Ngọc,
một du học sinh tại Cộng hòa Liên bang Đức, cho biết: “Tôi chọn cách du học để
có thể trải nghiệm trọn vẹn không chỉ các giá trị về giáo dục, mà còn lối sống,
văn hóa, tác phong làm việc… Đặc biệt là trước họ dạy phương pháp, sau dạy
thực hành, nhịp nhàng và hiệu quả. Ngay cả những nhà nghiên cứu, các công
trình của họ cũng nhằm giải quyết những bức bách của cuộc sống chứ không phải
nghiên cứu rồi để đó. Điều này rất tiếc giáo dục ở Việt Nam lại trái ngược"; (Tài
liệu tham khảo số 6) Ngoài ra, bạn Hà Uyên, chia sẻ với phóng viên báo Tuổi
Trẻ rằng: “Lý do chính nhất đó là tôi không thích cách học theo khuôn khổ, tức
chỉ học theo những gì được hướng dẫn, điển hình như "văn mẫu". Ta có thể thấy,
việc mất niềm tin vào nền giáo dục nước nhà cũng khiến cho các bạn trẻ tìm
kiếm con đường học tập mới nhằm nâng cao hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh, sinh viên đều có góc nhìn tương tự
nhau. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ buộc phải đi du học theo nguyện vọng của các
bậc cha mẹ có tư tưởng “du học càng sớm càng tốt”, nhưng bản thân họ lại không
mấy mặn mà với điều này. (Tài liệu tham khảo số 7) Du học sinh tại bang Texas
(Mỹ) tên N.T chia sẻ rằng, khi còn là học sinh lớp 7, cha mẹ cho bạn sang Mỹ du
học mặc dù “trong lòng thật sự muốn ở Việt Nam do đã quen bạn bè ở đây”, bạn
đã chịu rất nhiều áp lực trong bốn tháng đầu tiên, đến mức òa khóc mỗi khi gọi
điện về nhà. Cuối cùng, cha mẹ bạn buộc phải đưa con mình về Việt Nam và cho
học tại một trường tư thục, đến sau này khi tâm lý bạn đủ vững vàng, có định
hướng rõ ràng thì mới tiếp tục con đường học tập tại nước ngoài của mình. Bên
cạnh vấn đề chưa sẵn sàng để đi du học, tài chính gia đình cũng là mối quan tâm
đặc biệt của giới trẻ khi quyết định đi du học. Rất nhiều du học sinh từ Việt Nam
đã lâm vào tình cảnh “không thể quay đầu” khi lựa chọn học tập ở nước ngoài
với điều kiện gia đình không khá giả. (Tài liệu tham khảo số 8) Lê Trọng Nghĩa,
du học sinh người Việt năm hai tại Nhật Bản chỉ có thể ngủ 4 tiếng/ngày vì phải

6
đi làm thêm từ 18h đến 4h sáng mỗi ngày để trang trải cuộc sống; hay Nguyễn
Lan Chi, một du học sinh bắt đầu ngày mới lúc 6h sáng và kết thúc lúc 1-2h
khuya vì áp lực đồng tiền. Cả hai trường hợp này đều cho rằng họ đã từng có suy
nghĩ muốn tự sát vì quá áp lực.
Như vậy, bản thân giới trẻ ngày nay cũng ý thức rất rõ về điểm mạnh và giới
hạn của du học đối với quá trình phát triển bản thân. Việc tham khảo ý kiến của
người lớn, của phụ huynh và tự ra quyết định sau khi cân nhắc là điều nên được
tôn trọng, để tránh gặp phải tình cảnh tương tự như N.T và các bạn du học sinh
tại Nhật Bản được đề cập ở trên.

Chương 2: So sánh du học nước ngoài và học đại học trong nước

1 Du học nước ngoài

1.1 Ưu điểm
Khi nói đến du học, chúng ta nghĩ ngay đến rất nhiều lợi ích mà việc này
mang lại, không chỉ đến từ việc mở mang tầm mắt mà còn là sự giao lưu văn hóa
giữa các quốc gia. Sau đây là những điểm nổi bật mà nhóm tôi đã đúc kết được
trong thời gian nghiên cứu vừa qua:

- Mở rộng chân trời và tầm hiểu biết của bạn


Có lẽ đây là điều mà hầu hết mọi người sẽ luôn nói về việc đi du học. Học tập
ở nước ngoài có thể mở rộng quan điểm của bạn và khiến bạn suy nghĩ rộng hơn,
điều này có thể cực kỳ có giá trị khi theo đuổi sự nghiệp.

- Tăng vốn từ vựng và sự lưu loát


Nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng trở nên cấp thiết. Một số ngành nghề
thường xuyên cần nhân viên tiếp xúc với mọi người trên toàn cầu do mức độ toàn
cầu hóa ngày càng tăng. Học một ngôn ngữ mới là một trong những cách tốt nhất
để nâng cao kỹ năng hiểu và đào sâu nền tảng kiến thức của bạn. Bằng cách đi du
học, vốn từ vựng và sự lưu loát của bạn sẽ được trau dồi và nâng cao hơn. Khả
năng giao tiếp hiệu quả sẽ rất có giá trị trong bất kỳ lĩnh vực nào.

7
- Trở thành một cá nhân độc lập
Ngày nay, cuộc sống đã trở nên thoải mái hơn rất nhiều so với các thời đại
trước, nhưng đi kèm với đó là những hệ quả tiêu cực. Khi mọi thứ trở nên quá dễ
chịu, rất nhiều bạn trẻ trở nên thờ ơ và phụ thuộc đến mức không thể làm được
những hoạt động đơn giản nhất như dọn dẹp phòng của bạn. Đây là một vấn đề
nan giải lớn bởi vì khi trưởng thành, họ sẽ không thể đương đầu với những thử
thách khắc nghiệt mà cuộc sống mang lại. Ngoài những điều đó ra thì bằng cách
tham gia vào một chương trình du học, bạn sẽ bắt đầu chăm sóc bản thân và cuộc
sống của mình một cách có trách nhiệm hơn, điều này sẽ rất quan trọng đối với
nhiều khía cạnh trong tương lai của bạn.

- Tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp


Các nhà tuyển dụng hiện nay thường sẽ ưu tiên các sinh viên từng học tập và
sinh sống tại nước ngoài. Bởi vì các du học sinh được tiếp cận với chương trình
giáo dục phát triển hơn, được đào tạo tốt, cập nhật những xu thế công nghệ mới
nhất và trên hết là họ được tiếp xúc và trãi nghiệm phong cách làm việc chuyên
nghiệp ở các nước phát triển. Từ những điều trên giúp cho sinh viên có ngay một
điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng và theo thời gian thì cơ hội thăng tiến
cũng cao hơn.

- Mở rộng mối quan hệ khắp nơi trên thế giới


Du học nước ngoài, các bạn được gặp gỡ rất nhiều bạn bè, không những các
bạn bè người bản xứ mà còn là các bạn bè trên khắp mọi miền thế giới. Điều này
giúp cho bạn học được văn hóa, bản sắc của nhiều nước trên thế giới, giúp cho
các dân tộc thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn. Các mối quan hệ mà các bạn có
khi đi du học đem lại nhiều lợi ích cho các bạn trong sự nghiệp sau này. Họ có
thể giúp bạn kết nối được với các đối tác hay các nhà đầu tư.
- Trải nghiệm khám phá thế giới

8
Đi du học cũng là một cách để đi “du lịch” ở nhiều nơi trên thế giới. Bạn
không chỉ có thể du lịch ở nước bạn du học mà còn có thể đi du lịch ở các nước
lân cận. Chẳng hạn như nếu bạn du học ở Hà Lan, bạn có thể đi sang Bỉ du lịch
chỉ bằng tàu hỏa. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đi qua nhiều vùng khác của Châu
Âu bao gồm Anh, Thụy Sĩ, Đức mà không lo ngại về vấn đề visa do chính sách
mở cửa của khối liên minh châu Âu EU.

- Trưởng thành hơn


Các du học sinh đa số đều phải học cách sống tự lập khi chuyển đến một đất
nước xa lạ. Xa gia đình, xa bạn bè, phải tự lo liệu mọi thứ là những thử thách đầu
tiên khi các bạn quyết định đi du học. Khi đó, các du học sinh phải tìm cách tự
nấu nướng để tiết kiệm chi phí, tự dọn dẹp nhà cửa hay thậm chí là tự tìm cách
sửa đồ đạc trong nhà khi chẳng may chúng bị hư hỏng. Những kỹ năng ấy sẽ là
bước đệm vững chắc để các bạn mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm sống hơn trong
tương lai.

1.2 Hạn chế


Bên cạnh những ưu điểm khi được học tập và sinh sống ở một đất nước mới,
được tiếp xúc với những con người mới hay thưởng thức những món ăn mới là
tất cả những điều mà một du học sinh sẽ có được. Nhưng cũng chính vì có quá
nhiều cái “mới” nên việc gặp những khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nhất
là ở giai đoạn đầu khi vừa đặt chân đến đất nước đó. Dưới đây sẽ là một số rào
cản mà các bạn du học sinh thường gặp phải.

- Tài chính
Dù rằng biết khi đi du học thì các khoản chi phí của các bạn du học sinh sẽ
được bố mẹ hỗ trợ nhưng bạn cũng phải biết cách kiểm soát tài chính của bản
thân sao cho hợp lý vì ngoài học phí thì bạn còn phải chi tiêu các khoản cá nhân
khác như ăn uống, mua sắm, tiền thuê nhà,… Cũng giống như tất cả các bạn sinh
viên khác, lắm lúc túng thiếu là điều không thể tránh khỏi nên để quản lý tài
chính cũng là một trong những vấn đề khó khăn.

9
- Rào cản ngôn ngữ
Một trong số những trở ngại phổ biến nhất của các bạn du học sinh có thể đó
chính là ngôn ngữ. Khi chọn học tập và sinh sống ở một đất nước xa lạ thì bắt
buộc bạn phải học ngôn ngữ của nước đó thì mới có thể giao tiếp được với mọi
người xung quanh. Mặc dù trước khi đi du học bạn đã có trang bị cho mình vài
năm để học tiếng của nước họ, nhưng việc để hiểu cả các từ lóng hay tiếng địa
phương là điều dường như không thể vì mỗi vùng miền sẽ có giọng nói khác
nhau. Điển hình như Việt Nam chúng ta cũng có 3 miền và chưa kể cách phát âm
ở từng địa phương lại không giống như nhau. Hiển nhiên rằng bạn có thể sử dụng
ngôn ngữ hình thể để diễn tả điều bạn cần nói, nhưng đôi khi điều này sẽ khiến
bạn ngượng ngùng vì không thể diễn tả hết được cho người đối diện hiểu, chưa
kể đến việc sử dụng ngôn ngữ hình thể lắm lúc gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

- Khác biệt văn hoá


Để có thể hòa nhập được với đời sống ở một đất nước xa lạ bạn phải học hỏi
thêm nền văn hoá ở đó. Đôi khi có những hành động hay cử chỉ được xem là bình
thường ở đất nước của bạn nhưng với một số nước họ sẽ cảm thấy khó chịu thậm
chí là thiếu tôn trọng. Ví dụ như việc bạn hỏi tuổi tác của một ai đó ở Việt Nam
là điều hoàn toàn bình thường nhưng đa số người Mỹ họ không thích những câu
hỏi mang tính cá nhân như thế.

- Nỗi nhớ nhà


Nỗi nhớ nhà của những đứa con xa xứ chưa bao giờ hết cả, có thể bạn sẽ dần
quen với việc một mình nhưng làm sao không buồn khi mỗi dịp tết đến xuân về
mọi người đều quây quần bên nhau thì bạn phải ở một nơi “đất khách quê
người”. Thỉnh thoảng bạn sẽ thèm những cái ôm từ gia đình hay đơn giản là mùi
của món cá kho tộ mà mẹ vẫn nấu dở chưa xong nhưng đã thơm phức cả nhà.
Đây có lẽ là thử thách khó nhất mà các bạn phải cố gắng vượt qua khi sống xa
nhà.

- Phương tiện di chuyển

10
Các nước phát triển họ thường chuộng các phương tiện công cộng, ít khi di
chuyển bằng phương tiện cá nhân như Việt Nam. Thời gian đầu các bạn du học
sinh muốn có phương tiện đi lại cũng chỉ có thể sử dụng các phương tiện như xe
bus, tàu điện hoặc có thể phải đi bộ. Nếu bạn muốn sử dụng phương tiện cá nhân
thì phải học thêm bằng lái xe mới được phép lưu thông trên đường.

- Phương pháp học tập


Không giống như cách học ở Việt Nam, phần lớn ở nước ngoài họ rất đề cao
tính tự lập do vậy mà họ sẽ thường tự tìm tòi, nghiên cứu. Nên các bạn du học
sinh phải trau dồi thêm rất nhiều về khả năng đọc hiểu tài liệu và phân tích, tổng
hợp các thông tin thì mới có thể nâng cao kiến thức của mình vì nếu chỉ nghe bài
giảng thôi thì chưa đủ để làm bài kiểm tra hay hiểu sâu các vấn đề.

- Một số vấn đề khác


Ngoài làm quen với lối sống, ngôn ngữ, văn hoá thì bạn còn phải gặp cản trở
từ một số tác động bên ngoài khác chẳng hạn như khí hậu ở đó. Đa số các nước ở
châu Mỹ hay châu Âu có mùa đông thường rất lạnh, tuyết rơi dày đặc nên để có
thể di chuyển trong thời tiết như thế khá khó khăn. Vả lại Việt Nam ta là một
nước có khí hậu nhiệt đới việc các bạn du học sinh nước ta sống ở các khu vực có
khí hậu lạnh như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, vấn đề chênh lệch
múi giờ cũng khiến các bạn cũng mệt mỏi vì thiếu ngủ, đặc biệt là trong khoảng
thời gian đầu mới qua. Đa số thì các bạn phải mất một khoảng thời gian mới điều
chỉnh lại được giờ giấc cho phù hợp với thói quen sinh hoạt trước đó, đôi lúc
thậm chí bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ. Nếu bạn thật sự bị tình trạng mất
ngủ này kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và năng suất làm việc.
Ngoài việc lệch múi thì vấn đề về thức ăn cũng khiến nhiều bạn du học sinh lo
lắng vì mỗi quốc gia đều sẽ có những đặc trưng riêng về ẩm thực. Điển hinh như
các nước ở phương tây thường họ sẽ ăn đơn giản không quá nhiều gia vị mà Việt
Nam ta lại có nền ẩm thực đa dạng và phong phú, đa số các món ăn đều phải
được nêm nếm rất nhiều thì mới có thể cho ra được một món ăn ngon. Do vậy mà
khi các bạn du học sinh nước ta sang các nước khác thường thức ăn sẽ không hợp

11
khẩu vị. Nếu bạn có suy nghĩ đến việc mua thức ăn ngoài mà đúng khẩu vị quê
nhà thì vô cũng khó và thường các nhà hàng bán sẽ rất mắc hoặc di chuyển rất xa
nơi bạn sinh sống.

2 Đại học trong nước

2.1 Ưu điểm
Đối với nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập hộ gia đình đủ
cho nhu cầu hàng ngày, đây luôn có thể là mối quan tâm chính của họ khi đưa ra
quyết định liên quan đến việc học. Ngoài học phí cao đáng kinh ngạc, bạn cũng
phải tính đến chi phí sinh hoạt và còn phải chi trả thêm một khoảng làm thủ tục
trước khi đi du học, tuy nhiên việc học trong nước thì lại khác nó giúp bạn đỡ lo
lắng về chi phí cũng như số tiền mà bạn phải đầu tư vào giáo dục đại học của
mình. Đến với một đất nước xa lạ học tập ít nhiều gì trong chúng ta đa phần sẽ
không thoải mái mà còn phải học tập ở lại một thời gian lâu dài thì ai trong
chúng ta cũng sẽ có cảm giác nhớ nhà, đúng vậy! Bạn thật sự không thể làm gì
khác ngoài việc khóc trước máy tính. Không những thế một số người nhớ nhà và
việc liên lạc với bạn bè và gia đình ở nhà có thể rất khó khăn do chênh lệch múi
giờ hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương kém. Kết quả là, các mối quan hệ xã
hội có thể bị ảnh hưởng bởi những trường hợp này. Chính vì thế việc học trong
nước là một lợi thế gần gũi gia đình quê hương nó sẽ khiến bạn không còn nhớ
nhà nữa. Đây cũng là một lựa chọn thay thế cho bạn khi không muốn xa nhà.Với
môi trường học tập quen thuộc bạn không nhất thiết phải ra nước ngoài để cải
thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao lưu với người nước ngoài, Trong những năm gần
đây, ngày càng có nhiều chương trình học bằng tiếng Anh được thành lập. Ngày
nay, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều khóa học sau đại học được giảng dạy bằng tiếng
Anh ở hầu hết các quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Trong các khóa học quốc
tế này, nhìn chung bạn sẽ học cùng với các sinh viên từ khắp nơi trên thế, bạn có
thể tận hưởng một bầu không khí đa văn hóa và mở rộng chân trời liên văn hóa
của mình mặc dù bạn đang ở trong nước chứ không phải ở nước ngoài.Chắc
chắn, có rất nhiều lợi ích khi đi du học, nhưng không nên quên những lợi ích của

12
việc học ở nhà. Cả hai lựa chọn đều có ưu và nhược điểm, nhưng cuối cùng bạn
phải biểt rằng đâu là điều phù hợp với mình.

2.2 Hạn chế


Ở thời điểm hiện tại, giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết. Hầu hết
mọi người đều cố gắng học lên cao để có những cơ hội tốt và có cuộc sống tốt
hơn. Một số người chọn đi du học, nhưng cũng có rất nhiều người tiếp tục ở lại
trong nước và học lên đại học. Và việc các bạn trẻ lựa chọn học đại học ở trong
nước cũng có một số hạn chế nhất định. Đầu tiên phải kể đến là sinh viên hạn chế
được tiếp cận với các nền văn hóa và lối sống khác nhau. Sinh viên học đại học
trong nước có thể không được tiếp xúc với những ý tưởng và quan điểm khác
nhau của mọi người trên thế giới, chỉ có được kinh nghiệm và kiến thức của đất
nước của mình, chỉ gặp những điều giống nhau, không có quá nhiều sự mới lạ về
cả văn hóa và lối sống. Và những điều này có thể hạn chế sự hiểu biết và tư duy
của những người trẻ. Kế đến là sinh viên sẽ ít cơ hội để cải thiện kỹ năng ngôn
ngữ khi học ở trong nước. Kỹ năng ngôn ngữ thứ hai mang lại cho mọi người cơ
hội việc làm tốt hơn và trau dồi các kỹ năng ngôn ngữ có thể mang lại lợi ích cho
các bạn trẻ. Nhưng những bạn sinh viên học tập tại địa phương chỉ sử dụng ngôn
ngữ mẹ đẻ, việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai của các bạn trở nên khó khăn và
không được cải thiện vì không có yếu tố nào tạo áp lực cho các bạn sinh viên.
Cùng với đó là cơ hội phát triển bản thân và độc lập cá nhân của sinh viên bị hạn
chế. Những năm đại học của là khoảng thời gian không chỉ để học mà còn để tìm
hiểu về bản thân để phát triển và tự lập. Nhưng vì chỉ được học trong phạm vi
quen thuộc mà có thể là các bạn sinh viên sẽ không dám bước ra khỏi vùng an
toàn để thử thách bản thân, trải nghiệm hoặc đơn giản là gặp gỡ những người
khác nhau. Họ cũng có thể trở nên quá thoải mái trong môi trường quen thuộc
xung quanh và không có đủ động lực để thúc đẩy bản thân và khám phá những
cơ hội mới. Và kết quả là hạn chế cơ hội nghề nghiệp của các bạn trẻ. Tuy rằng
giáo dục ở Việt Nam ngày càng cải tiến nhưng vẫn còn những trường đại học,
những thầy cô vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, sinh viên được

13
thực hành ít nhưng được dạy những kiến thức lý thuyết nhiều. Sinh viên ít có cơ
hội giao lưu và thực hành, trải nghiệm thực tế. Chúng ta có thể nhận thấy rằng
hầu hết những người thành công trong sự nghiệp của họ đều từng đi du học vì có
thể là do họ được tiếp cận với nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác nhau và được
thực hành song song hoặc nhiều hơn những gì được học.

Chương 3: Một vài kiến nghị và nhận xét đánh giá về vấn đề

1 Kiến nghị
Trên thực tế, câu hỏi về sự lựa chọn giữa học đại học tại Việt Nam hay du
học ở các quốc gia khác luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các bậc phụ
huynh lẫn học sinh. Có thể dễ dàng nhận thấy được rằng đi du học sẽ là tiềm
năng và cơ hội lớn nhất cho bất kì học sinh sinh viên nào. Song, có phải tất cả
học sinh, sinh viên đều nên đi du học và có phải du học lúc nào cũng tốt? Du học
là phương thức vô cùng phổ biến ngày nay không chỉ giúp học sinh thay đổi môi
trường học tập, tiếp thu những nguồn kiến thức, văn hóa mới mẻ hơn từ nhiều
quốc gia phát triển trên thế giới mà còn tác động mạnh mẽ đến mặt nhận thức và
nâng cao đời sống tự lập để từ đó học sinh, sinh viên tiếp thu được những giá trị
cốt lõi về cuộc sống bên ngoài, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cá nhân.
Tuy nhiên, để có một nền tảng vững chắc cho việc đi du học không gặp những
trở ngại về sau, bản thân sinh viên khi xác định con đường đi du học phải chuẩn
bị tâm lý thật kĩ bởi trước mắt sẽ là một môi trường hoàn toàn xa lạ mà ở đó nếu
muốn thành công họ sẽ phải tự lực đương đầu với những trở ngại cuộc sống mà
không hề có bất cứ sự trợ giúp hay tương trợ đến từ gia đình. Nói cách khác nếu
muốn trưởng thành họ sẽ phải đối đầu với những thứ mà chúng ta thường hay gọi
là cú sốc đầu đời, có thể giúp những người có ý chí mạnh mẽ vươn đến những vị
trí tốt hơn, hay thậm chí vùi dập hoài bảo của những con người thiếu nghị lực.
Một phần khác quan trọng không kém mà bất cứ bạn trẻ nào muốn đi du học đều
phải quan tâm đến chính là tiềm lực tài chính gia đình. Cụ thể hơn, chỉ nên thực
sự quyết định đi du học nếu gia đình bạn có đủ ngân sách bởi để nhận lại được
những giá trị cốt lõi như đã nói thì số tiền phải bỏ ra là vô cùng tốn kém. Chắc

14
chắn sẽ không ai muốn phải đối diện với trường hợp bỏ lở dang dở việc du học vì
ngân khố gia đình bị thiếu hụt hoặc không đủ khả năng chi trả nữa bởi tất nhiên,
việc thụt lùi lại một bước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần các bạn du học
sinh rơi vào tình trạng đó, cũng như sẽ có thể ảnh hưởng đến cả tương lai du học
sinh. Hoặc ngay cả khi gia đình đáp ứng đủ khả năng tài chính nhưng việc thiếu
nghiêm túc, thiếu xác định và mục tiêu của du học sinh vẫn sẽ biến số tiền đầu tư
có giá trị lên đến hàng tỉ đồng của những bậc phụ huynh trở nên vô nghĩa. Thực
trạng hiện nay nói lên rằng đi du học đã trở thành trào lưu của giới trẻ, một phần
lớn du học sinh quyết định đi du học chỉ để thỏa chí đua đòi với bạn bè mà không
thật sự đặt ra dự định hay mục tiêu thực tế khi bước chân sang môi trường học
tập mới, dẫn đến sự phung phí tiền bạc, của cải gia đình nhưng không tạo ra bất
kì giá trị ý nghĩa nào. Từ đó có thể đúc kết được rằng, đi du học phải hội tụ đầy
đủ các yếu tố về mặt tài chính, tâm lý và ý thức. Thiếu đi bất kì yếu tố nào cũng
sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt
tinh thần bởi đi du học là sự tin tưởng, đầu tư của cha mẹ và cũng là sự đánh
cược tương lai của các bạn học sinh, sinh viên. Vì thế, bất kì học sinh, sinh viên
nào đã và đang có ý định đi du học đều cần xem xét về những khía cạnh trên, từ
đó đưa ra một quyết định thật đúng đắn về tương lai của mình bởi lẽ du học là
một trong những con đường hướng đến sự thành công, không phải con đường
duy nhất.

2 Nhận xét
Du học trong nước hay học tập ở Việt Nam suy cho cùng là để người trẻ đón
nhận và tiếp thu tri thức. Bên cạnh kiến thức, các kỹ năng mềm mới là những
điều quan trọng làm bệ phóng cho tương lai sự nghiệp sau này. Du học nước
ngoài hay học tập trong nước là một câu hỏi tuy không mới nhưng luôn tạo sức
nóng khi đặt lên bàn cân. Chúng ta không thể phủ nhận những mặt lợi ích mà du
học mang lại. Sự tự tin, bản lĩnh cũng như tiếp xúc được với nền văn hóa phát
triển là một điều rất quan trọng để mở mang tri thức. Tuy nhiên, không phải ai
cũng có điều kiện để đi du học, các hạn chế về mặt tài chính là một rào cản rất

15
lớn. Nếu không nghiên cứu kĩ về tài chính thì du học bỗng sẽ trở thành một gánh
nặng lên vai của những người trẻ và gia đình của họ. Đối với một số bạn, họ
thích học tập và trải nghiệm bốn năm đại học ở Việt Nam hơn là đi sang một
nước khác. Cho nên, việc học đại học ở Việt Nam sẽ tạo đà phát triển bản thân
hơn trong tương lai.

Quyết định du học hay chọn đại học trong nước tùy thuộc mục đích và tài chính
của mỗi người. Tuy nhiên, nhóm tôi ủng hộ việc các bạn trẻ “vươn mình ra biển
lớn”, học tập ở nước ngoài vì đây là một cơ hội vô cùng quý báu để các bạn trải
nghiệm cuộc sống ở một vùng trời mới với những văn hóa, phong tục, tập quán
khác biệt để có những góc nhìn đa chiều hơn trong cuộc sống. Tuổi trẻ một khi
đã qua sẽ không trở lại, hãy tận dụng hết thời gian khi bạn còn trẻ để không phải
hối hận về sau.

16
KẾT LUẬN

Với mong muốn được trải nghiệm môi trường học tập tốt hơn cũng như
nhiều khả năng thăng tiến trong công việc, nhu cầu du học nước ngoài đang tăng
cao. Xét theo hai phương diện phụ huynh và học sinh, cả hai đều có những mong
muốn, ước mơ cũng như những lo lắng, băn khoăn nhất định khi học tập ở một
đất nước xa lạ. Du học là một sự lựa chọn, không phải là điều bắt buộc. Vì vậy,
các bạn trẻ không nên cảm thấy áp lực về du học nước ngoài hay học tập trong
nước. Học tập ở Việt Nam giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cũng như nỗi nhớ gia
đình cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những mặt hạn
chế của hệ thống giáo dục trong nước. Những bất cập trong nền giáo dục nước
nhà sẽ cần rất nhiều năm nữa để có được những giải pháp tối ưu khắc phục.
Thông qua bài tiểu luận, nhóm tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn trẻ và bậc phụ
huynh đưa ra quyết định sáng suốt về lựa chọn học tập của mình.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vì Sao Phụ Huynh Có Xu Hướng Cho Con đi Du Học Sớm? (Kỳ 2 – Du Học

Nước Nào?). (2019, May 20). Du Học GSE. https://gse.edu.vn/vi-sao-phu-

huynh-co-xu-huong-cho-con-di-du-hoc-som-ky-2-du-hoc-nuoc-nao/

2. SwinburneVietNam. (2023, March 6). Swinburne-Vn.edu.vn. https://swinburne-

vn.edu.vn/nen-di-du-hoc-hay-hoc-dai-hoc-trong-nuoc/

3. Đỗ Hợp. (2023, January 11). Những điểm mới trong bức tranh du học năm 2023.

Báo Điện Tử Tiền Phong; Báo điện tử Tiền Phong. https://tienphong.vn/nhung-

diem-moi-trong-buc-tranh-du-hoc-nam-2023-post1500283.tpo

4. TUOI TRE ONLINE. (2022, April 15). Tự tin nắm bắt “thời cơ vàng” để du

học thời COVID-19. TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/tu-tin-nam-bat-thoi-

co-vang-de-du-hoc-thoi-covid-19-20220414120811324.htm

5. baotuyenquang.com.vn. (2018). Xu hướng du học của giới trẻ. Báo Tuyên

Quang Điện Tử. https://baotuyenquang.com.vn/xa-hoi/xu-huong-du-hoc-cua-

gioi-tre-102050.html

6. TUOI TRE ONLINE. (2018, July 4). Du học vì muốn có nhiều thay đổi. TUOI

TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/du-hoc-vi-muon-co-nhieu-thay-doi-

20180704103145964.htm

7. TUOI TRE ONLINE. (2023, January 11). Cẩn trọng du học “non.” TUOI TRE

ONLINE. https://tuoitre.vn/can-trong-du-hoc-non-20230111092946887.htm

8. VnExpress. (2019, September 16). Khủng hoảng vì nhà ít tiền vẫn đi du học.

Vnexpress.net; VnExpress. https://vnexpress.net/khung-hoang-vi-nha-it-tien-

van-di-du-hoc-3980685.html

18
‌PHẦN TRĂM QUÉT ĐẠO VĂN

19

You might also like