You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO CUỐI KỲ:

MÔN KỸ NĂNG HOẠT NÁO

ĐỀ TÀI: NHỮNG LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI CHO ĐỐI TƯỢNG

NỮ SINH LỚP DHKQ18LK TẠI PHÒNG HỌC V10.07 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Thời gian tổ chức: từ 13h 11/04/2023 - đến 14h 11/04/2023)

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S TRƯƠNG CÔNG HẬU

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1

LỚP: DHKQ18LK

NIÊN KHÓA: HK2 (2022-2023)

TP. HỒ CHÍ MINH, 05.2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

DANH SÁCH NHÓM 1

STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ

1 Dương Quốc An 22656731 Nhóm trưởng

2 Đào Nguyễn Phúc Thiên Ân 22680911

3 Phạm Phú Chung 20054751

4 Trần Duy Bảo Ngọc 22653071

5 Phạm Quy 21002331

6 Hoàng Anh Tấn 22693081

7 Nguyễn Lê Phương Trang 22692441

8 Phạm Cẩm Trúc 22733511

9 Nguyễn Phạm Mỹ Vân 22733331


LỜI CÁM ƠN

Kính gửi Thầy Trương Công Hậu,

Lời nói đầu tiên cả nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy vì
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà Thầy đã truyền đạt trong suốt quá trình
học môn học Kỹ năng hoạt náo. Thầy là một giảng viên rất tâm huyết và đam mê
nghề, đã dành nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị bài giảng, giúp em hiểu sâu
hơn về các kỹ năng và phương pháp hoạt náo. Nhờ đó, em đã có thể tự tin hơn trong
việc thuyết trình và trình bày ý tưởng của mình. Không chỉ vậy, Thầy còn luôn tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong việc thực hành, sử dụng các thiết bị và trang thiết
bị hoạt náo, giúp em rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm những bài tập thực tế một
cách trọn vẹn nhất.

Nhóm em rất cảm kích những lời khuyên và sự hỗ trợ nhiệt tình của Thầy trong suốt
quá trình học môn học. Những bài tập và bài kiểm tra mà Thầy chuẩn bị đã giúp em
tiến bộ rõ rệt trong kỹ năng hoạt náo và cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Một
lần nữa, nhóm em xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Công Hậu vì những giá trị
quý báu mà Thầy đã truyền đạt cho em. Chúc Thầy sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp giảng dạy.

Trân trọng,

Nhóm 1

i
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM

Đánh Ký tên
STT Họ và tên Công việc thực hiện
giá

1 Dương Quốc An - Lời nói đầu, lời cảm ơn 100%


- Khái niệm kỹ năng là gì? Kỹ năng
hoạt náo là gì?
- Tổng duyệt lại bài word
2 Đào Nguyễn Phúc - Phân tích thuận lợi 100%
- Phân tích khó khăn
Thiên Ân - Bài học thực tế rút ra trong quá trình
làm việc
3 Phạm Phú Chung - Các lưu ý khi tổ chức trò chơi 100%
- Không gian
- Thời gian
- Dụng cụ, âm thanh, thiết bị

4 Trần Duy Bảo Ngọc - Phân tích mô hình “5W2H” 100%


- Why
- What
- Where
5 Phạm Quy - Các kĩ năng cần có ở người hoạt náo 100%
- Kịch bản trò chơi
- Mở đầu
- Trò chơi khởi động trên lớp học
- Tổng duyệt lại bài word
6 Hoàng Anh Tấn - Phân tích “Who, When, How, How 50%
much”
7 Nguyễn Lê Phương - Đối tượng, hình phạt 100%
- Các phương án dự phòng và tình
Trang huống bất ngờ

8 Phạm Cẩm Trúc - Bài học chuyên môn, kỹ năng 100%


- Tài liệu tham khảo

9 Nguyễn Phạm Mỹ - Các trò chơi dự bị 50%


- Phần chữa cháy cho chương trình
Vân - Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ
chức

ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

v
TÓM TẮT BÁO CÁO

Hoạt động náo nhiệt là một hoạt động mang tính giải trí, kích thích và tạo sự
hứng thú cho khán giả trong một hoạt động tập thể hoặc sinh hoạt cộng đồng. Nó có
khả năng giúp tạo ra môi trường giao tiếp thoải mái và tăng cường mối quan hệ giữa
các thành viên trong nhóm hoặc giữa các cá nhân. Mục đích của hoạt động này là
giúp các thành viên và các đồng nghiệp có thêm sự tự tin, tạo điều kiện tốt nhất cho
một buổi họp nhóm thành công. Để đạt được điều này, các thành viên cần có khả
năng nhảy bổ, hòa nhập, giao tiếp tốt, giọng nói to và mang tính sống động, cách
nói chuyện hài hước, lôi cuốn, sự nhiệt huyết và sự linh hoạt.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhóm 1 đã sử dụng phương pháp phân tích
5W2H để đưa ra các hoạt động thú vị, thông tin hấp dẫn, thời gian, không gian và
đối tượng người tham gia cho buổi họp. Kết quả là nhóm đã học được nhiều bài học
quý giá, nhận ra những khó khăn và thuận lợi khi làm việc trong một nhóm.

Tóm tắt báo cáo của nhóm gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Cơ sở lý luận

Phần 2: Phân tích chi tiết

Phần 3: Bài học thực tế rút ra và kinh nghiệm cho bản thân

v
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................2
1.1. Kỹ năng hoạt náo...........................................................................................2
1.1.1.Kỹ năng là gì?...........................................................................................2
1.1.2.Kỹ năng hoạt náo là gì?............................................................................2
1.2. Các kĩ năng cần có ở người hoạt náo............................................................2
1.3. Kịch bản trò chơi............................................................................................3
1.3.1.Mở đầu.......................................................................................................3
1.3.2.Trò chơi khởi động....................................................................................3
1.3.3.Trò chơi chính thức...................................................................................4
1.3.4.Các trò chơi dự bị......................................................................................5
1.3.5. Phần chữa cháy cho chương trình..........................................................5
1.3.6. Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ chức...............................................5
PHẦN 2. PHÂN TÍCH...............................................................................................6
2.1. Mục đích hoạt náo..........................................................................................6
2.2. Phân tích mô hình “5W2H” khi tổ chức hoạt náo cho đối tượng nữ sinh
tại phòng học V10.07............................................................................................6
2.2.1.Why............................................................................................................7
2.2.2.What...........................................................................................................7
2.2.3.Where.........................................................................................................8
2.2.4.Who............................................................................................................9
2.2.5.When........................................................................................................10
2.2.6.How.........................................................................................................11
2.2.7.How much................................................................................................12
2.3. Các lưu ý khi tổ chức trò chơi.....................................................................12
2.3.1.Không gian..............................................................................................12
2.3.2.Thời gian.................................................................................................12
2.3.3.Dụng cụ, âm thanh, thiết bị.....................................................................13
2.3.4.Đối tượng.................................................................................................13
2.3.5.Hình phạt.................................................................................................13
2.3.6.Phương án dự phòng...............................................................................13
2.3.7.Các giải pháp cho tình huống bất ngờ....................................................13
PHẦN 3. BÀI HỌC.................................................................................................14
3.1. Những việc được giao trong nhóm.............................................................14
v
3.1.1.Thuận lợi.................................................................................................14

v
3.1.2. Khó khăn................................................................................................14
3.2. Bài học thực tế rút ra trong quá trình tổ chức hoạt náo..........................15
3.2.1.Bài học chuyên môn, kỹ năng..................................................................15
3.2.2. Bài học giao tiếp....................................................................................15
3.2.3. Những bài học khác...............................................................................16
KẾT LUẬN..............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................19

vi
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt náo là một hoạt động mang tính kích thích và động lực hóa, khích lệ mọi
người tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tập thể hoặc các sự kiện sinh hoạt.
Ngoài ra, hoạt náo còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường giao tiếp
thoải mái, tăng cường tinh thần đồng đội và xây dựng những mối quan hệ tích cực
giữa các thành viên trong nhóm, cộng đồng hoặc giữa cá nhân với nhau. Tuy nhiên,
để tổ chức một buổi hoạt náo vui nhộn, hấp dẫn và thu hút sự tham gia của mọi
người, người làm hoạt náo cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng đa dạng, bao gồm
cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn, để có thể linh hoạt và khéo léo trong việc
giải quyết các tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nhận thức được sự quan trọng của hoạt náo, nhóm đã áp dụng kiến thức và kinh
nghiệm của mình để trong quá trình tổ chức, tiến hành phân tích chi tiết với mô hình
"5W2H" về những khó khăn, thuận lợi và điểm cần lưu ý trong đề tài: "Những lưu ý
khi tổ chức trò chơi dành cho đối tượng nữ sinh lớp DHKQ18LK tại phòng học
V10.07, Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh".

1
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Kỹ năng hoạt náo


1.1.1. Kỹ năng là gì?
Theo Business Dictionary (2010), kỹ năng được định nghĩa là "những
khả năng, kiến thức và kinh nghiệm mà một người có được thông qua việc
học tập, trải nghiệm và thực hành, để thực hiện các tác vụ và hoạt động một
cách hiệu quả và chuyên nghiệp"
Theo định nghĩa của Merriam-Webster (2018), kỹ năng là "một khả
năng đặc biệt, thông thạo hoặc chuyên môn để làm việc hiệu quả"
Theo Investopedia (2009), kỹ năng là "một tập hợp các khả năng và
kinh nghiệm mà một cá nhân tích lũy được thông qua việc học tập và thực
hành để thực hiện tốt một công việc hay nhiệm vụ nào đó"
Theo Harvard Business Review một tạp chí nổi tiếng ở Hoa Kỳ (2004),
kỹ năng mềm (soft skills) là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến
kiến thức chuyên môn, mà thường liên quan đến cách làm việc và tương tác
với người khác. Đó có thể là khả năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc
nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, lãnh đạo và khả năng thích ứng.
Theo Harvard Business Review một tạp chí nổi tiếng ở Hoa Kỳ (2004),
kỹ năng kỹ thuật (technical skills) là những kỹ năng chuyên môn, liên quan
đến kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể trong
một lĩnh vực nhất định. Ví dụ, kỹ năng lập trình, thiết kế đồ họa, kỹ năng
quản lý dự án, kỹ năng kế toán,…
→ Qua các khái niệm trên, nhóm 1 nghĩ rằng kỹ năng là kỹ năng đơn
giản là những gì bạn biết và có thể làm. Nó là khả năng hoặc năng lực mà bạn
phát triển được để thực hiện các công việc cụ thể hoặc đạt được các mục tiêu
của mình.
1.1.2. Kỹ năng hoạt náo là gì?
Kỹ năng hoạt náo là việc bạn sử dụng sự khéo léo khả năng lôi cuốn của mình
để khiến mọi thành viên tham gia các hoạt động chung một cách hào hứng
chẳng hạn như:
Theo Badiee, F., & Khodabakhshian, A, khả năng lãnh đạo sáng tạo là
khả năng dẫn dắt và thúc đẩy các thành viên trong một nhóm tạo ra những ý
tưởng mới mẻ và tiên tiến bao gồm các yếu tố như tạo động lực cho nhóm,
khuyến khích thái độ sáng tạo và độc lập tư duy.

2
Theo United Nations Development Programme, một tổ chức của Liên
Hợp Quốc, kỹ năng giao tiếp hiệu quả là khả năng truyền đạt thông tin và ý
tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu để tạo sự hiểu biết và đồng thuận từ đối
tượng mà bạn đang giao tiếp.
1.2. Các kĩ năng cần có ở người hoạt náo
Người hoạt náo là người có nhiệm vụ giải trí và tương tác với khán giả thông
qua việc biểu diễn và thể hiện nhân vật hoạt hình, mặc bộ đồ nhân vật hoặc đồ
hóa trang, và thực hiện các hoạt động vui nhộn. Đây là một số kỹ năng quan
trọng mà người hoạt náo cần có:

Kỹ năng biểu diễn: Người hoạt náo cần có khả năng biểu diễn và diễn xuất để
thể hiện nhân vật hoạt hình. Họ cần sử dụng cử chỉ, giọng nói, và cách di
chuyển để tạo ra sự sống động cho nhân vật mà họ đang thể hiện.

Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả với khán giả là một yếu tố quan trọng
của người hoạt náo. Họ cần biết cách tương tác vui nhộn và làm cho khán giả
tham gia vào các hoạt động và trò chơi.

Kỹ năng tạo hình và trình diễn: Người hoạt náo cần có khả năng tạo hình và
trình diễn các nhân vật hoạt hình. Điều này bao gồm việc biết cách làm việc
với bộ đồ nhân vật, đồ hóa trang và các phụ kiện, cũng như có khả năng di
chuyển một cách tự nhiên và linh hoạt.

Kỹ năng tạo năng động và sáng tạo: Người hoạt náo cần có khả năng tạo ra
các hoạt động và trò chơi sáng tạo để giữ cho khán giả tham gia và thích thú.
Họ cũng nên có khả năng tư duy linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng và thích
ứng với các tình huống không mong đợi.

Kỹ năng làm việc nhóm: Trong một số trường hợp, người hoạt náo thường
làm việc nhóm với các thành viên khác trong đội ngũ biểu diễn. Kỹ năng làm
việc nhóm, bao gồm khả năng hợp tác, lắng nghe và phối hợp với các thành
viên khác là rất quan trọng.

1.3. Kịch bản trò chơi


1.3.1. Mở đầu:
- Giới thiệu sơ lược nhóm của mình, giao lưu với khán giả.
3
- Trình bày tóm tắt trước cho các bạn về buổi hoạt náo ngày hôm nay.
1.3.2. Trò chơi khởi động:
v NỐI TỪ
- Chức năng: Tăng khả năng phản xạ và tư duy cho mọi người, làm nóng bầu
không khí
- Thời gian: 10 phút
- Số lượng: không giới hạn
- Luật chơi: Quản trò lần lượt sẽ cho mỗi đội một từ gồm 2 chữ cái bất kỳ. Sau
đó lần lượt mỗi đội sẽ phải tìm một từ có chữ cái bắt đầu giống với chữ cái kết
thúc của từ trước đó.
- Ví dụ: Quản trò cho từ: “Kỹ năng”
- Đội 1: “Năng động”
- Đội 2: “Động lực”
Hai đội sẽ thay phiên nhau nói đến khi có đội không tìm được từ tiếp theo thì
đội đó sẽ thua cuộc.
 ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
- Chức năng : tạo sự đoàn kết giữa các thành viên, rèn luyện khả năng tư duy
qua hình ảnh và kiến thức đời sống.
- Thời gian : 10 phút.
- Số người tham gia : không giới hạn
- Luật chơi: Quản trò sẽ chiếu lần lượt các hình ảnh lên trên bảng, ứng với mỗi
hình ảnh sẽ có các ô chữ còn trống. Các thành viên trong đội cần phải tìm đáp
án thích hợp để điền vào các ô trống đó dựa theo gợi ý của hình ảnh. Đội nào
giơ tay và trả lời đúng sớm nhất sẽ chiến thắng và ghi được 1 điểm.

1.3.3. Trò chơi chính thức:


v LIỀU ĂN NHIỀU
- Mục đích: thử thách sự gan dạ của mọi người, củng cố các kiến thức ngoài xã
hội cũng như tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong đội.

4
- Thời gian: 15- 20 phút
- Số lượng người tham gia: mỗi đội cử 1 thành viên đấu với nhau
- Cách chơi: MC sẽ đặt 1 câu hỏi bất kỳ, người chơi có 30 giây để trả lời. Người
chơi có thể giành quyền trả lời bằng cách “THÁCH” tăng số đáp án của mình
lên, hoặc có thể nhường người khác trả lời. Ai trả lời không đủ số lượng mình
đã “THÁCH” thì sẽ thua cuộc.
 ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG
- Mục đích: giúp các bạn có thêm kiến thức về một số mỹ phẩm của nữ sinh
- Thời lượng: 10-15 phút.
- Số lượng tham gia: không giới hạn
- Cách chơi: MC sẽ đọc câu đố liên quan tới các đồ vật make up và
skincare,người chơi của hai đội sau khi nghe câu đố sẽ có 10-15s để suy nghĩ
và 1 người đại diện dơ tay trả lời. Ai giơ tay và hô tên đội nhanh hơn sẽ giành
được quyền trả lời trước, nếu bạn trả lời đúng sẽ có 1 điểm và ngược lại sẽ
nhường quyền trả lời cho đội kia.
 THỬ THÁCH TRÍ NHỚ
- Mục đích: Tăng mạnh khả năng ghi nhớ của các bạn
- Thời lượng: 10-15 phút.
- Số lượng tham gia: không giới hạn
- Cách chơi: Lần lượt mỗi thành viên sẽ nói 1 câu. Người tiếp theo sẽ phải lặp
lại đúng và đủ câu của người trước sau đó nói thêm câu mới của mình. Lặp lại
cho đến khi có người nói sai hoặc thiếu thì người còn lại sẽ chiến thắng.

1.3.4. Các trò chơi dự bị:


Nếu có vấn đề bất khả kháng xảy ra trong quá trình tổ chức các trò chơi chính thì sẽ
thay thế bằng trò chơi dự bị đã chuẩn bị trước đó. Sau đây là vài trò chơi dự bị mà
nhóm đã chuẩn bị nếu sẽ phải dùng đến:

5
Trò chơi dự bị 1: Tam sao thất bản
Trò chơi dự bị 2: Vòng xoay vui nhộn
1.3.5. Phần chữa cháy cho chương trình
Trong quá trình tổ chức trò chơi, không thể tránh khỏi khả năng các sự cố bất
ngờ có thể xảy ra. Để đề phòng cho các tình huống đó thì nhóm 1 chúng em đã đưa
ra 2 phương án chữa cháy cho chương trình như sau:
- Phương án 1: Biểu diễn tiết mục văn nghệ (hát, múa, nhảy …) cho khán giả
xem trong lúc cả nhóm đang cố khắc phục sự cố.
- Phương án 2: Tổ chức nhanh các trò chơi giải trí đơn giản để “đánh lạc
hướng” khán giả, không để thời gian chết trong quá trình xử lí sự cố.
1.3.6. Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ chức
ST Tên vật phẩm SL Đơn ĐƠN THÀNH GHI
T vị GIÁ TIỀN CHÚ
(VND)
1 Bánh gạo 2 Bịch 15.800 31.600
2 Kẹo mút 1 Bịch 11.500 11.500
3 Snack cua 2 Bịch 5.500 11.000
4 Kẹo chanh 1 Bịch 15.900 15.900
5 Kẹo mềm 1 Bịch 14.500 14.500
6 Snack wing 1 Bịch 6.400 6.400
7 Snack khoai tây 1 Bịch 5.500 5.500
8 Bắp rang vị trà 1 Bịch 23.700 23.700
xanh
Tổng cộng 10 Bịch 120.000

PHẦN 2. PHÂN TÍCH


2.1. Mục đích hoạt náo
- Hoạt náo giúp các bạn sinh viên kết nối với nhau thông qua trò chơi tập thể và
tạo ra tinh thần đồng đội cao.

6
- Hoạt náo giúp giảm căng thẳng trong công việc, học tập và cuộc sống hàng
ngày. Nó tạo ra bầu không khí vui vẻ, thư giãn và thoải mái cho tất cả mọi
người.
- Hoạt náo kích thích mọi người hứng thú với công việc và học tập, tham gia tích
cực vào các hoạt động tập thể. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao sự đoàn
kết giữa các thành viên.
- Ngoài các ý trên, theo nhóm 1 thì hoạt náo còn tạo ra cầu nối giao tiếp cho mọi
người trong tập thể, giúp họ làm quen và hiểu rõ về nhau hơn. Nó cũng giúp
mọi người cởi mở hơn trong các mối quan hệ, nâng cao kỹ năng giao tiếp và
học hỏi từ nhau.
2.2. Phân tích mô hình “5W2H” khi tổ chức hoạt náo cho đối tượng nữ sinh
tại phòng học V10.07 Trường ĐH Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Khi muốn tổ chức hoạt náo cho đối tượng nữ sinh trong lớp, chúng ta có
rất nhiều câu hỏi cần phải xác định. Ta cần phải lựa chọn trò chơi và
hình thức tổ chức phù hợp, hiểu rõ lợi ích của hoạt náo, tính toán chi phí,
nắm bắt đặc điểm của đối tượng tham gia và phải lên kế hoạch thời gian
và địa điểm.
Một mô hình hữu ích để giải quyết các vấn đề trên là "5W2H". Mô hình
này bao gồm:
Who (ai làm): Xác định người hoạt náo viên sẽ tổ chức hoạt náo.
What (làm việc gì): Xác định các trò chơi và hoạt động cụ thể sẽ diễn ra
trong buổi hoạt náo.
When (làm khi nào): Xác định thời gian diễn ra hoạt náo và khởi đầu từ
đâu.
Where (làm ở đâu): Xác định địa điểm tổ chức hoạt náo.
Why (tại sao phải làm): Hiểu rõ lợi ích của hoạt náo cho các bạn sinh
viên trong lớp.
How (làm như thế nào): Xác định cách thức tổ chức hoạt náo phù hợp và
hiệu quả.

How much (cần bao nhiêu tiền để làm): Đánh giá chi phí và nguồn tài
chính cần thiết cho buổi hoạt náo.
Sử dụng mô hình "5W2H", bạn sẽ có cơ sở để xác định mục tiêu rõ ràng
và lựa chọn phương pháp hoạt náo hiệu quả hơn.

7
2.2.1. Why
- Việc sử dụng câu hỏi "Why" giúp chúng ta nhận biết mục đích và mục tiêu của
hoạt động hoạt náo, cũng như lý do tổ chức hoạt động và những kết quả cần đạt
được. Khi chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ biết cách định
hướng và lập kế hoạch một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu mong muốn.
- Việc xác định mục tiêu của hoạt động từ đầu khi lập kế hoạch có ý nghĩa quan
trọng, bởi nó cung cấp hướng dẫn cho chúng ta trong việc tạo ý tưởng, tổ chức
và hoàn thành mục tiêu của chúng ta. Tổ chức một hoạt động hoạt náo mà
không có mục tiêu rõ ràng là lãng phí thời gian và nguồn lực đáng kể.
- Để tìm đáp án cho câu hỏi: “Tại sao phải thực hiện buổi hoạt náo đó?” nhóm 1
đã đưa ra các lý do sau đây:
 Thông qua hoạt động hoạt náo, sinh viên được khuyến khích tư duy sáng tạo,
tích cực suy nghĩ và hướng tới tương lai.
 Qua hoạt động hoạt náo, tạo được sự hòa đồng, gắn kết giữa các sinh viên
trong lớp, tạo nên một tinh thần đoàn kết và sự gần gũi.
 Hoạt động hoạt náo cung cấp cơ hội cho sinh viên thể hiện khả năng của mình,
học hỏi và phát triển cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
 Hoạt động hoạt náo giúp giảm căng thẳng cho các sinh viên sau những ngày
học mệt mỏi, mang lại sự thư giãn và nghỉ ngơi.
2.2.2. What
- Để tổ chức hoạt náo tại lớp cho các bạn nữ sinh, nhóm tổ chức cần đưa ra danh
sách các công việc cụ thể cần làm như sau:
 Lên kế hoạch rõ ràng cho buổi hoạt náo, để buổi ngoại khóa diễn ra theo một
trật tự được sắp xếp sẵn tránh các rắc rối hay sự cố, sơ xuất xảy ra. Như kịch
bản đã đưa ra, có 2 trò chơi khởi động và 3 trò chơi chính, ngoài ra cũng có các
trò chơi phụ, tránh sự cố bất ngờ về việc quyết định nhóm thắng cuộc.
 Lập kế hoạch cụ thể: Chuẩn bị đưa những trò chơi cụ thể vào chương trình
sinh hoạt lớp, chuẩn bị thứ tự tiến hành các loại trò chơi thật sôi nổi xuyên suốt
từ mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi
thích hợp.

8
 Đảm bảo cân đối thời gian giữa việc tham gia trò chơi và thời gian nghỉ để
tránh sự nhàm chán và mệt mỏi của các bạn sinh viên.
 Tạo sự phấn khởi và hào hứng bằng cách phân chia thời gian một cách hợp lý,
mang lại không gian vui vẻ và phá vỡ bầu không khí ngại ngùng.
 Lựa chọn các hình phạt phù hợp để tránh sự chán nản và mệt mỏi cho các bạn
sinh viên.
 Tạo sự kích thích và phấn khởi bằng cách đưa ra những phần quà hấp dẫn,
khuyến khích các bạn sinh viên tham gia trò chơi và tăng cường tinh thần đồng
đội.
 Hoạt náo viên cần truyền đạt nhiệt huyết và sự sôi động, tạo môi trường cho
các bạn sinh viên giao lưu, học hỏi và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
2.2.3. Where
- Xác định địa điểm tổ chức hoạt động là một yếu tố quan trọng để xác định vị trí
và không gian diễn ra hoạt động, bao gồm lựa chọn giữa trong nhà hoặc ngoài
trời. Điều này phụ thuộc vào ý tưởng, chủ đề và thời gian diễn ra hoạt động,
đồng thời cần chuẩn bị kế hoạch di chuyển nếu hoạt động diễn ra ở một địa
điểm xa, và cũng cần xem xét các yếu tố hậu cần và đối tác sản xuất.
- Tạo sự thuận tiện giao thông là một yếu tố quan trọng để hoạt động thành công.
Địa điểm tổ chức cần đảm bảo sự thuận tiện cho các bạn sinh viên trong việc di
chuyển và phải phù hợp với ý tưởng và nội dung của hoạt động để tạo ra sự
tương tác tích cực.
- Buổi hoạt náo cho các bạn sinh viên sẽ được tổ chức ở phòng học V10.07, toà
nhà V, trường đại học Công nghiệp TP. HCM. Không gian của phòng học phù
hợp với số lượng sinh viên tham gia và các trò chơi được tổ chức.
2.2.4. Who
- Buổi hoạt động tổ chức sẽ được đảm nhận bởi nhóm 1, trong đó các thành viên
sẽ cùng lên kế hoạch và tổ chức chương trình dành cho các bạn nữ sinh. Nhóm
sẽ phân chia công việc rõ ràng ai sẽ là người dẫn chương trình, ai là người quản
trò, ai là người sẽ lo việc hậu cần,…
- Công việc sẽ được phân chia rõ ràng trong nhóm, xác định rõ người dẫn chương
trình, người quản trò, người chịu trách nhiệm về hậu cần, và các vai trò khác.

9
- Các thành viên trong nhóm sẽ thực hiện việc giám sát và kiểm tra hoạt động,
với sự hướng dẫn của giảng viên, để đảm bảo buổi hoạt động diễn ra tốt nhất có
thể.
- Đối tượng chính của buổi hoạt động là các bạn nữ sinh viên của trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm sẽ có kế hoạch chi tiết và cụ thể
về việc chuẩn bị trò chơi và các phần quà hấp dẫn, nhằm thu hút sự tham gia
của tất cả các bạn và tạo nên một buổi hoạt động vui nhộn, năng động.
- Người dẫn chương trình cần có tính năng động, sáng tạo và khả năng diễn đạt
tốt, kèm theo sự hài hước để tạo không khí vui vẻ cho tất cả các bạn. Họ cũng
cần linh hoạt và có khả năng ứng biến nhanh để giải quyết các tình huống bất
ngờ.
2.2.5. When
- Buổi hoạt náo dành cho các bạn nữ sinh sẽ được tổ chức tại phòng học V10.07,
kéo dài từ 12h30 đến 13h30. Điều này đòi hỏi nhóm cần chú trọng đến việc di
chuyển đến địa điểm, sắp xếp vị trí và chỗ ngồi cho thời gian diễn ra hoạt động.
- Để đảm bảo sự hòa hợp, nhóm cần thống nhất thời gian để tất cả thành viên gặp
mặt, lên kế hoạch và chuẩn bị cho chương trình.
- Nhóm cần xác định thời gian dành cho việc tập dợt trước, nhằm tạo sự phối hợp
nhịp nhàng nhất có thể trong quá trình thực hiện.
- Nhóm cần sớm lên kế hoạch và chuẩn bị các phần quà trước buổi hoạt náo,
trong khoảng thời gian vài ngày trước đó.
- Các thành viên nhóm cần đồng ý về thời gian tổng duyệt chương trình và chuẩn
bị các dụng cụ, thiết bị như máy chiếu, laptop, giấy A4 và bút viết…
- Phân bố thời gian nghỉ giữa các trò chơi hợp lý để đảm bảo các bạn nữ không
cảm thấy chán. Trong khoảng thời gian nghỉ, nhóm sẽ tổ chức các mini game
nhẹ nhàng để giải trí và thư giãn cho tất cả mọi người.

2.2.6. How
Buổi hoạt động được tổ chức nhằm giúp sinh viên giảm căng thẳng từ việc học
tập, đồng thời tạo dựng mối quan hệ và đoàn kết cộng đồng. Để đạt hiệu quả tốt,
cần lập kế hoạch cẩn thận cho nội dung và thời gian của chương trình cũng như

10
thiết lập quy trình tổ chức trò chơi phù hợp, bao gồm cả giai đoạn khởi động và các
phần chính, nhằm tạo môi trường giao lưu và học hỏi cho sinh viên. Bên cạnh đó
chúng ta cũng cần phải phân chia nội dung chương trình thành các phần cụ thể như
giới thiệu người tổ chức, giới thiệu chương trình và tổ chức các trò chơi. Lập kế
hoạch chi tiết về thứ tự các trò chơi, xác định trò chơi phụ và trò chơi chính. Chuẩn
bị các hình phạt nhẹ, hài hước phù hợp với từng trò chơi và sự tham gia của sinh
viên.
2.2.7. How much
Để tổ chức cho một buổi hoạt náo như trên thì nhóm 1 đã chuẩn bị các phần
quà như sau để phát cho các đội. Dưới đây là bảng dự trù kinh phí:
ST Tên vật phẩm SL Đơn ĐƠN THÀNH GHI
T vị GIÁ TIỀN CHÚ
(VND)
1 Bánh gạo 2 Bịch 15.800 31.600
2 Kẹo mút 1 Bịch 11.500 11.500
3 Snack cua 2 Bịch 5.500 11.000
4 Kẹo chanh 1 Bịch 15.900 15.900
5 Kẹo mềm 1 Bịch 14.500 14.500
6 Snack wing 1 Bịch 6.400 6.400
7 Snack khoai tây 1 Bịch 5.500 5.500
8 Bắp rang vị trà 1 Bịch 23.700 23.700
xanh
Tổng cộng 10 Bịch 120.000

- Ngoài các phí đã được nêu ở bảng trên thì nhóm dự kiến kinh phí phát sinh tối
đa có thể xảy ra thêm là khoảng 100.000 đồng. Số tiền này có thể dùng để mua
các vật phẩm để phục vụ trong quá trình tổ chức trò chơi.

2.3. Các lưu ý khi tổ chức trò chơi

11
2.3.1. Không gian:
Khi tổ chức một buổi hoạt náo cho đối tượng nữ sinh tại lớp học, việc lựa chọn
không gian phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý về không gian cần
xem xét:
- Phòng học: Chọn một phòng học rộng rãi, thoáng đãng để tạo không gian
thoải mái cho hoạt động. Đảm bảo không gian đủ cho tất cả các sinh viên tham gia
mà không gây cảm giác chật chội.
- Tránh tiếng ồn: Lựa chọn một không gian yên tĩnh và tránh tiếng ồn bên
ngoài để tăng tính tập trung và sự tham gia của các bạn sinh viên. Nếu có tiếng ồn
từ các khu vực lân cận, cần xem xét sử dụng bức chắn âm hoặc các biện pháp khác
để giảm thiểu tiếng ồn.
- Trang trí và không gian sáng tạo: Trang trí không gian một cách sáng tạo và
phù hợp với chủ đề của buổi hoạt động. Sử dụng màu sắc và vật liệu phù hợp để tạo
ra một không gian thú vị và độc đáo.
- An toàn: Đảm bảo không gian an toàn cho tất cả mọi người. Kiểm tra các
thiết bị điện, dây điện, và các vật dụng khác để đảm bảo không có nguy cơ gây tai
nạn trong quá trình hoạt động.
2.3.2. Thời gian:
Vì buổi hoạt náo diễn ra vào giữa trưa từ 12h30 đến 13h30 nên thời gian có
phần hạn chế, cần lên kế hoạch và tổ chức chương trình một cách khoa học và hiệu
quả để đạt chất lượng tốt nhất. Có thể đa phần các bạn sinh viên chưa kịp ăn trưa,
cần chuẩn bị các phần ăn nhẹ như snack, trái cây, nước uống để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng và tăng cường năng lượng cho các bạn tham gia hoạt động. Bổ sung
một số hoạt động thể chất như nhảy, vận động nhẹ nhàng để kích thích sự sôi động
và tăng cường năng lượng cho các bạn tham gia.
2.3.3. Dụng cụ, âm thanh, thiết bị:
Khi tổ chức một buổi hoạt náo tại lớp học, việc sử dụng dụng cụ âm thanh và
thiết bị phù hợp là rất quan trọng. Sau đây là một số lưu ý về dụng cụ âm thanh và
thiết bị cần xem xét: Trước buổi hoạt náo, hãy kiểm tra và thử nghiệm dụng cụ âm
thanh như micro, loa và các thiết bị khác để đảm bảo chúng hoạt động ổn định và
không có sự cố kỹ thuật. Để đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra, hãy chuẩn bị sẵn
12
thiết bị dự phòng như micro, loa, hoặc pin dự phòng để có thể khắc phục nhanh
chóng và không làm gián đoạn chương trình. Ngoài ra khi sử dụng dụng cụ âm
thanh, hãy đảm bảo mức âm lượng không quá to để tránh gây phiền nhiễu cho các
lớp học khác và tạo môi trường học tập tĩnh lặng.
2.3.4. Đối tượng:
Khi tổ chức một buổi hoạt náo cho các bạn nữ sinh tại lớp học của Trường Đại
học Công Nghiệp TPHCM cần lưu ý những vấn đề sau đây. Do sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp thường có tính cách năng động và sôi nổi vì vậy ta cần đưa ra
những trò chơi vui nhộn, hiện đại để họ có thể thỏa sức vui chơi và thể hiện sự sáng
tạo. Tạo ra các trò chơi có nội dung vừa mang tính giải trí vui nhộn, vừa có phần
học thuật nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng cho các bạn. Sử dụng ngôn ngữ
lịch sự và văn minh trong các hoạt động để tạo môi trường học đường chuyên
nghiệp. Vì có người hướng dẫn chương trình là giảng viên trong lớp học, cần đặc
biệt chú ý sử dụng từ ngữ thích hợp và phù hợp với môi trường học đường. Đảm
bảo tính chuyên môn và tôn trọng vai trò giảng viên trong quá trình hoạt động.
2.3.5. Hình phạt:
Hình phạt nên chỉ ở mức độ nhắc nhở và nhẹ nhàng, không gây tổn thương
hay xúc phạm đến ai. Mục đích chính của hình phạt là tạo ra một không gian vui vẻ,
thân thiện và khuyến khích các bạn nữ tham gia tích cực hơn. Chọn những hình
phạt có nội dung vui nhộn, hấp dẫn và mang tính giải trí. Điều này giúp tạo không
khí vui tươi, tiếng cười cho tất cả mọi người và tạo sự thích thú cho các bạn nữ.
Đảm bảo rằng hình phạt không thiên vị và không tạo khó khăn đối với bất kỳ ai.
Mục tiêu là tạo sự công bằng và thân thiện trong buổi hoạt náo, không làm phân biệt
đối xử hoặc tạo ra bất kỳ sự bất đồng ý kiến.
2.3.6. Phương án dự phòng:
Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn một danh sách các trò chơi vui nhộn để sử
dụng trong trường hợp cần thiết. Các trò chơi này có thể bao gồm trò chơi nhóm, trò
chơi giải đố, hoặc trò chơi sáng tạo để giữ cho buổi hoạt náo luôn sôi động và thú
vị. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên chuẩn bị một số hình phạt dự phòng trong trường
hợp các hình phạt chính không thích hợp hoặc không được chấp nhận. Đảm bảo
rằng các hình phạt dự phòng này vẫn mang tính vui nhộn và không gây tổn thương
13
cho các bạn nữ. Đảm bảo rằng mình phải có sẵn dụng cụ và vật liệu dự phòng trong
trường hợp cần thiết. Ví dụ, nếu một trò chơi yêu cầu các vật liệu đặc biệt như bong
bóng, băng keo, hay bút chì, hãy dự trù đủ số lượng và kiểm tra chúng trước buổi
hoạt náo.
2.3.7. Các giải pháp cho tình huống bất ngờ
MC có vai trò quan trọng trong việc xử lí các sự cố và duy trì sự ổn định trong
buổi hoạt náo. Họ nên được đào tạo để phản ứng linh hoạt và tự tin trong việc giải
quyết các tình huống bất ngờ. MC cần duy trì bình tĩnh và tạo sự an ủi, đồng thời sử
dụng ngôn ngữ tích cực và lịch sự để duy trì không khí vui vẻ và thoải mái cho tất
cả mọi người. Đảm bảo rằng đã có sẵn các kế hoạch dự phòng và quy trình xử lí cho
các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Các giải pháp dự phòng có thể bao gồm sử
dụng các trò chơi, hoạt động thay thế hoặc thậm chí dùng hình phạt dự phòng để giữ
cho buổi hoạt náo luôn diễn ra suôn sẻ. Cuối cùng là phải xác định rõ những người
có trách nhiệm giải quyết các tình huống bất ngờ. Điều này bao gồm người hướng
dẫn, MC hoặc những thành viên khác trong nhóm tổ chức. Đảm bảo rằng mỗi người
có nhiệm vụ cụ thể để xử lí các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng và hiệu
quả.

PHẦN 3. BÀI HỌC


3.1. Những việc được giao trong nhóm

14
3.1.1. Thuận lợi
- Mọi người trong nhóm lắng nghe ý kiến và quan điểm của nhau và tạo sự đồng
thuận để hoàn thiện kế hoạch và giải quyết các vấn đề. Sự tương tác và thảo
luận xây dựng tạo ra sự đồng lòng và môi trường làm việc tích cực.
- Trong quá trình làm việc nhóm, tạo không khí vui vẻ và tiếng cười giúp giải trí
và giảm căng thẳng. Điều này cũng khích lệ sự sáng tạo và tăng cường tinh thần
lạc quan trong nhóm.
- Mỗi thành viên đóng góp vào nhóm với những kỹ năng và quan điểm riêng.
Điều này tạo cơ hội cho mọi người học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình thông
qua sự trao đổi ý kiến và sự đa dạng trong nhóm.
- Mỗi thành viên hỗ trợ và bổ trợ nhau. Điều này giúp công việc được hoàn thành
nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời tạo sự đoàn kết và tinh thần đồng đội
trong nhóm.
3.1.2. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên thì cũng tồn tại những khó khăn như là
vẫn còn một số ít các thành viên không chịu làm bài mặc dù nhóm trưởng đã
chia công việc.
- Mỗi thành viên có thể có cách giao tiếp và hiểu nhau khác nhau, gây khó khăn
trong việc truyền đạt thông tin và ý kiến. Sự không hiểu biết và sự giao tiếp
không hiệu quả có thể dẫn đến sự cố xung đột và hiểu lầm.
- Đạt được sự đồng thuận và đưa ra quyết định chung có thể là một quá trình
phức tạp. Sự khác biệt về ý kiến và sự không đồng lòng có thể làm chậm tiến độ
công việc và tạo ra mâu thuẫn trong nhóm.
3.2. Bài học thực tế rút ra trong quá trình tổ chức hoạt náo
3.2.1. Bài học chuyên môn, kỹ năng
- Học cách áp dụng kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt náo để tạo ra một
buổi hoạt động sôi động và vui nhộn.
- Rút ra bài học về các phương pháp và kỹ thuật hoạt náo hiệu quả.
- Học cách đảm nhận vai trò của người dẫn chương trình, bao gồm sự linh hoạt
trong việc xử lý tình huống, tạo không khí vui vẻ và tiếp thêm sức mạnh cho
buổi hoạt động.

15
- Học cách giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm, tạo sự hiểu biết và
sự đồng lòng. Rút ra bài học về cách truyền đạt thông tin, lắng nghe ý kiến và
xử lý mâu thuẫn trong quá trình làm việc nhóm.
- Học cách thúc đẩy sự tham gia và tương tác tích cực của các thành viên, truyền
đạt sự đồng lòng và định hướng cho nhóm. Rút ra bài học về khả năng lãnh đạo
và tạo động lực cho mọi người.
3.2.2. Bài học giao tiếp
- Học cách đọc hiểu nhu cầu, mong muốn và tâm lý của đối tượng để tương tác
và giao tiếp một cách hiệu quả. Rút ra bài học về sự linh hoạt trong việc điều
chỉnh phong cách giao tiếp để phù hợp với từng cá nhân.
- Học cách lắng nghe một cách chân thành và tập trung vào người đang nói. Rút
ra bài học về tầm quan trọng của việc lắng nghe để hiểu rõ ý kiến, cảm xúc và
nhu cầu của người khác.
- Học cách sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và truyền đạt thông điệp một cách
chính xác. Rút ra bài học về sự quan trọng của việc sắp xếp ý kiến và ý tưởng
một cách cụ thể và logic.
- Học cách sử dụng các phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, biểu
cảm và sự tương tác với ngôn ngữ cơ thể. Rút ra bài học về sự quan trọng của
việc hiểu và sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ để tạo sự gần gũi và truyền đạt
thông điệp hiệu quả.
3.2.3. Những bài học khác
- Ngoài những bài học chuyên môn và giao tiếp thực tế rút ra đã được nêu ở trên
thì nhóm 1 chúng em còn tiếp thu được rất nhiều bài học bổ ích khác như:
- Kỹ năng linh hoạt và thích ứng: Học cách thay đổi kế hoạch và điều chỉnh hoạt
động khi có những thay đổi hoặc rào cản xuất hiện. Rút ra bài học về khả năng
linh hoạt và thích ứng trong môi trường không đoán trước được.
- Khả năng làm việc nhóm: Học cách làm việc và tương tác một cách hiệu quả
với các thành viên trong nhóm. Rút ra bài học về sự cần thiết của việc phân
công nhiệm vụ, hỗ trợ và hợp tác để đạt được mục tiêu chung.

16
- Sự kiên nhẫn và kiên trì: Học cách kiên nhẫn và kiên trì trong việc giải quyết
vấn đề và vượt qua khó khăn trong quá trình tổ chức. Rút ra bài học về tầm
quan trọng của sự kiên nhẫn và quyết tâm để đạt được thành công.
- Sự tận tụy và trách nhiệm: Học cách đảm bảo rằng mọi yêu cầu và nhiệm vụ
được hoàn thành đúng hẹn và chất lượng. Rút ra bài học về sự cẩn trọng và
trách nhiệm trong quá trình tổ chức để đáp ứng sự kỳ vọng của các thành viên
tham gia.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích về việc tổ chức trò chơi cho đối tượng
nữ sinh tại phòng học, chúng em đã rút ra những lưu ý quan trọng giúp mình có
được một buổi hoạt náo sôi động và hào hứng. Từ việc áp dụng mô hình

17
5W2H, nhóm 1 đã có cái nhìn tổng quan về các yếu tố cần chú ý như không
gian, thời gian, dụng cụ, âm thanh và các phương án dự phòng.

Nhận thấy được rằng việc hiểu rõ đối tượng và đáp ứng được nhu cầu của họ là
yếu tố quan trọng nhất. Từ việc phân tích và đánh giá các đặc điểm, tính cách
và mối quan tâm của nữ sinh, chúng ta có thể định hướng rõ ràng về việc tổ
chức chương trình. Điều này cho phép chúng ta xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ
thể và linh hoạt để tạo ra những trò chơi thú vị và phù hợp.

Việc tổ chức buổi hoạt náo như thế cũng mang lại nhiều lợi ích. Nó không chỉ
giúp chúng ta tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm
việc, mà còn phát triển khả năng sáng tạo và học hỏi từ các thành viên trong
nhóm. Chúng ta đã có cơ hội trải nghiệm, thử nghiệm và hoàn thiện kỹ năng tổ
chức trò chơi, từ đó nắm bắt được những kinh nghiệm quý báu để cải thiện và
nâng cao chất lượng buổi hoạt náo trong tương lai.

Tổng kết lại, việc tổ chức trò chơi cho đối tượng nữ sinh tại phòng học đòi hỏi
sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quan tâm đến các yếu tố quan trọng như không gian,
thời gian, dụng cụ và âm thanh. Đồng thời, việc thử nghiệm và rút ra bài học từ
việc tổ chức buổi hoạt náo ngoài trời cũng giúp chúng ta phát triển khả năng tổ
chức và sáng tạo. Qua bài báo cáo này, nhóm 1 chúng em đã có thêm rất nhiều
kiến thức và kinh nghiệm để sẵn sàng tổ chức những buổi hoạt náo hấp dẫn và
hiệu quả cho đối tượng nữ sinh tại phòng học tiếp theo trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách, giáo trình chính
Khoa Thương mại – Du lịch, trường Đại học Công nghiệp TP HCM - Kỹ năng
hoạt náo, 2018 ( Lưu hành nội bộ)
Tài liệu tham khảo:
[1] Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở (https://vi.wikipedia.org/)
18
[2] Google, Công cụ tìm kiếm (https://www.google.com.vn/)
[3] Báo VnExpress (https://vnexpress.net/)
[4] Báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/)
[5] Thư Viện Online (https://nhasachmienphi.com/)

19

You might also like