You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
----o0o----

TIỂU LUẬN
Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
VÀ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỌC ĐI ĐÔI VỚI
HÀNH

Thứ: 2
Tiết: 456
GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm: 3

- Trần Hồ Ngọc Ân - Trần Đức Phương


- Hà Thị Hồng Ánh - Nguyễn Diễm Quỳnh
- Trần Thị Mỹ Hà - Nguyễn Ngọc Phương Trinh
- Từ Triệu Mẫn - Đào Thị Thanh Vân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
Tinh Ý kiến
hoàn
Họ tên STT Nhiệm vụ thần làm của
thành
việc nhóm
công việc

Trần Hồ
04 Tìm nội dung Tốt 100% Đồng ý
Ngọc Ân

Hà Thị
08 Tìm nội dung Tốt 100% Đồng ý
Hồng Ánh

Trần Thị Mỹ
14 Tìm nội dung Tốt 100% Đồng ý

Từ Triệu
37 Tìm nội dung Tốt 100% Đồng ý
Mẫn

Trần Đức Tìm nội dung,


55 Tốt 100% Đồng ý
Phương Word

Nguyễn Tìm nội dung,


58 Tốt 100% Đồng ý
Diễm Quỳnh Word

Nguyễn
Ngọc
71 Thuyết trình Tốt 100% Đồng ý
Phương
Trinh

Đào Thị 78 Thiết kế Tốt 100% Đồng ý


Thanh Vân Powerpoint,
Word

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Thời gian Địa điểm Thành viên Nội dung Ghi chú

Bàn nội
dung thuyết
18/11/2022
Messenger Đầy đủ trình và phân
10h
công công
việc.

Tổng hợp
20/11/2022 Messenger/ nội dung và
Đầy đủ
16h Zalo xuất file
word

20/11/2022 Hoàn thành


Messenger Thanh Vân
19h PP

20/11/2022 Dợt thuyết


Google meet Đầy đủ
21h trình

Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên, sđt)
MỤC LỤC

I. VAI TRÒ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC THEO QUAN ĐIỂM
CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN..................................................................1

1. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn...............................1

a. Khái niệm.......................................................................................1

b. Các loại hình thức...........................................................................1

c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức..........................................3

2. Nhận thức..........................................................................................5

a. Khái niệm.......................................................................................5

b. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức............................5

c. Các cấp độ của nhận thức...............................................................6

d. Quá trình nhận thức........................................................................8

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.............................................8

a. Khái niệm chân lý..........................................................................8

b. Tính chất của chân lý.....................................................................9

II. VẬN DỤNG VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH......10
1. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.............................................10

2. Kế hoạch học tập cụ thể trong 4 năm đại học..................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11


I. VAI TRÒ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC THEO QUAN
ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN

1. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

a. Khái niệm

Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận
thức.

b. Các loại hình thức

Thực tiễn có 3 loại hình thức cơ bản:


o Hoạt động sản xuất cơ bản
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động sớm nhất, cơ bản và quan
trọng của thực tiễn.
Ví dụ: Hoạt động sản xuất vật chất: Hoạt động gặt lúa của nông dân,
lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…

1
o Hoạt động chính trị xã hội
Ví dụ: Hoạt động chính trị xã hội: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc
hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn…

2
o Hoạt động thực nghiệm xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để
tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vắc-xin phòng ngừa dịch
bệnh mới…

c.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức.
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
o Thực tiễn giúp con người nhận thức toàn diện hơn về thế giới.
Những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức là kết quả của thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực
tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng không ngừng biến đổi
theo. Từ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức và khám
phá thế giới, làm sâu sắc và phong phú vốn tri thức của mình về
thế giới xung quanh. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải luôn làm
mới nguồn tri thức, khái quát lý luận để từ đó thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của các ngành khoa học. Hoạt động thực tiễn của

3
con người cần tới khoa học từ đó dẫn đến sự ra đời của khoa
học.
 Ví dụ: Để đáp ứng nhu cầu mua nhu yếu phẩm tại nhà cho
mọi người, các dịch vụ chuyển đồ ăn nhanh đã ra đời hàng
loạt có thể kể đến là Shopeefood, Baemin,…

Thực tiễn còn là mục đích của nhận thức.


o Nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay lĩnh vực nào đi chăng nữa
thì cũng phải quy về phục vụ thực tiễn.
o Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn và chỉ đạo thực tiễn.
Nếu lý luận, khoa học không vận dụng được để cải tạo thực tiễn
thì không có bất cứ ý nghĩa nào.
 Ví dụ: để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mọi người
đã tạo ra chiếc cửa cách âm, các vật liệu cách âm…

4
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
o Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ có đem những tri thức
đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm
tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.
 Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời; Không có gì quý hơn
độc lập tự do; Nhà bác học Galile phát minh ra định luật về
sức cản của không khí…

2. Nhận thức

a. Khái niệm

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng

5
tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể. Nói cách
khác, nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am
hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan.
Các kết quả của nhận thức là quy tắc, công thức, quy luật…

b. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức

Theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
Theo đó, con đường biện chứng của quá trình nhận thức gồm hai khâu
sau:
o Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng
o Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận

c. Các cấp độ của nhận thức

Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm
nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tuỳ theo tính chất mà quá trình nhận
thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau.
o Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

6
 Nhận thức cảm tính: còn được gọi là trực quan sinh động
 Cảm giác: được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của sự
vật hiện tượng lên các giác quan của con người, đưa lại
cho con người thông tin trực tiếp.
Ví dụ: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác
quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng
da, có hai màu đen và trắng
 Tri giác: là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật
đồng thời lên nhiều giác quan của con người. Có thể nói
tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác. Vì vậy, tri giác
cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác.
Ví dụ: Khi ta có 1 rổ cam, chúng ta muốn biết đó là gì thì
ở mức độ đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực
tiếp với nó.
 Biểu tượng: là một hình thức cao hơn cảm giác, cho ta
hình ảnh của sự vật được tái hiện còn giữ lại trong óc nhờ
trí nhớ khi sự vật không trực tiếp tác động vào giác quan
của con người.
 Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh
được những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự
vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta.

7
 Nhận thức lý tính: còn được gọi là tư duy trừu tượng
 Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng,
phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính
của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một
từ hay một cụm từ.
 Phán đoán: là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh
mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng của thế giới trong ý
thức con người. Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức
ngôn ngữ thành một mệnh đề.
Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là
một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt
Nam” với khái niệm “anh hùng”.
 Suy lý: là phương thức quan trọng để tư duy của con
người đi từ cái đã biết đến cái chưa biết một cách gián
tiếp, rút ngắn thời gian trong việc phát hiện tri thức mới.
Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán
đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi
kim loại đều dẫn điện”.

8
 Đặc điểm của nhận thức lý tính : Là quá trình nhận thức gián tiếp
đối với sự vật, hiện tượng.

o Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận


o Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

d. Quá trình nhận thức

Bao gồm các yếu tố như: tri thức, trí nhớ, sự chú ý, sự suy luận, sự
đánh giá, ước lượng, sự tính toán, khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết
định, sử dụng ngôn ngữ.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

a. Khái niệm chân lý

Theo nghiên cứu của lý luận nhận thức của CN Mac-Lenin, chân lý là
định nghĩa dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế
khách quan. Sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
(Có thể hiểu, chân lý thực chất là thực tại được nhận thức một cách
đúng đắn)

9
b. Tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều mang 4 thuộc tính: Tính khách quan, tính tương đối,
tính tuyệt đối và tính cụ thể.
o Tính khách quan của chân lý: (V.I.Lênin cũng khẳng định “là
người duy vật, có nghĩa là thừa nhận chân lý khách quan”).
Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung
phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người. Nội dung
của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải
ngược lại.
o Tính cụ thể của chân lý: Chân lý có tính điều kiện của mỗi tri
thức, thể hiện kiến thức về thế giới. Chân lý phản ảnh sự vật
trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản
ánh,… (Từ đó mang đến cái nhìn về nhận thức đúng đắn cho
con người.)
o Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý:
 Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối
với thực tại khách quan. (Tức là chỉ nhìn nhận ở một đặc
điểm, khía cạnh trong bản chất vấn đề)
 Chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ đối với
thực tại khách quan. (Từ đó cho ta nhìn nhận bao quát, khái
quát đối tượng)

10
II. VẬN DỤNG VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC ĐI ĐÔI VỚI
HÀNH.

1. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để
hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực
tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay
nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá
lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua
thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá - hiện thực hoá hơn.

2. Kế hoạch học tập cụ thể trong 4 năm đại học

Năm 1 : Tham gia các câu lạc bộ của đoàn, trường, ngành….
Năm 2 : Đi làm thêm, học lấy bằng tin học nâng cao, trau dồi ngoại
ngữ.
Năm 3 : Học chuyên sâu vào các môn học của ngành.
Năm 4 : Đi thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lenin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Khoa Chính trị - Luật (2022), HDHT Triết học Mác-Lenin,
TP.HCM.

12

You might also like