You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN NHẬP MÔN NGÀNH SƯ PHẠM

Thực hiện: Nhóm 3


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Việt Phương
Lớp: Nhập môn ngành Sư phạm (123.1) _LT_07_(GDTH)_DAMH_12
Năm học: 2023 - 2024

Nghệ An, năm 2024

1
Lời nói đầu
“Giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để tạo dựng tương lai,
là nền tảng của sự phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân và xã hội. Đến với đồ án học phần
“Nhập môn về ngành sư phạm”, một cánh cửa mở ra với những tri thức, trải nghiệm và
trách nhiệm đầy ý nghĩa”.
Nghề giáo - Ánh sáng dẫn lối cho tương lai
Nghề giáo không chỉ là công việc mà còn là sứ mệnh, là trách nhiệm vô cùng to lớn. Nó
không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi trái tim bao dung và sự tận tụy
vô bờ bến. Làm giáo viên không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là việc hình
thành nhân cách, dạy bảo đồng thời là chia sẻ tri thức, là dạy con người. Trong đồ án này
chúng ta sẽ cùng phân tích về sức ảnh hưởng của điện thoại đối với học sinh tiểu học và
trách nhiệm của mỗi giáo viên khi truyền đạt về ảnh hưởng này tới học sinh!
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của đồ án học phần “Nhập môn ngành sư
phạm”, vì đó là kết quả từ các chuyến đi thực nghiệm của sinh viên nói chung và sinh
viên nghành Giáo dục tiểu học nói riêng, đồ án nhập môn chính là kết tinh của kiến thức,
là đứa con tinh thần của biết bao sinh viên. Sau khi được tin từ giảng viên về việc làm đồ
án cho học phần “Nhập môn nghành sư phạm”, chúng em đã rất hào hứng và hồi hộp vì
đây là học phần đầu tiên mà chúng em được trải nghiệm, qua thực tế và học hỏi chúng em
nhận thấy việc giáo dục truyền đạt sự ảnh hưởng của điện thoại tới học sinh tiểu học là vô
cùng quan trọng!
Điện thoại có những ảnh hưởng tốt cũng có những ảnh hưởng không tốt nhất là đối với
lứa tuổi tiểu học khi các em còn chưa hoàn thiện về mặt nhân cách và tính cách, nếu như
chúng ta mỗi người giáo viên không có trách nhiệm tốt trong việc dạy bảo hướng các em
đến những nhận thức tốt các em sẽ đi lệch hướng tiếp xúc với những điều xấu và học hỏi
những điều không tốt, vậy nên những người giáo viên thay vì chỉ giảng dạy những kiến
thức trong sách vở mà chúng ta cần phải đồng hành cùng lứa tuổi học sinh tiểu học, luôn
giảng giải và hướng các con tới những thông tin tốt tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực.
Từ đồ án này chúng ta có thể thấy được sức ảnh hưởng từ điện thoại đối với học sinh tiểu

2
học và phương pháp để giải quyết những ảnh hưởng xấu từ điện thoại đến với học sinh
tiểu học.
Chúng em mong rằng sẽ nhận được những phản hồi tích cực nhất, những đóng góp quý
giá nhất từ thầy cô để nhóm chúng em trở nên tốt hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
Trang
Lời nói đầu..........................................................................................................................2

A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................6

PHẦN 1: THỰC HIỆN ĐỒ ÁN........................................................................................6

Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ cụ thể........................................................................................6

B. Phần nội dung, kết quả.................................................................................................8

1. Những nội dung đã tìm hiểu về nhà trường:...........................................................8

1.1. Quy mô, cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà trường...................................................9

1.1.1. Năm học 2022-2023..........................................................................................9

+ Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 99,7%; chưa hoàn thành chương
trình lớp học: 0,3%....................................................................................................10

1.1.2. Cơ cấu tổ chức nhà trường...........................................................................10

1.1.3. Quy mô số lớp/ học sinh................................................................................11

1.1.4. Đội ngũ............................................................................................................12

1.1.5. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học................................................................13

2. Những hoạt động nhóm đã thực hiện tại trường tiểu học Trường Thi..................13

2.1 Dự tiết chào cờ của trường:..................................................................................13

2.2.Dự tiết sinh hoạt tập thể:.......................................................................................14

2.3 Dự giờ các tiết học:................................................................................................14

2. Lý do chọn đề tài ảnh hưởng của điện thoại với học sinh Tiểu học........................15

3. Ảnh hưởng của điện thoại đối với học sinh Tiểu học...............................................15

3.1. Thực trạng của điện thoại đối với học sinh Tiểu học........................................15

4
3.2. Mặt có lợi của điện thoại......................................................................................16

3.3. Mặt có hại của học sinh Tiểu học........................................................................16

C. Phần kết luận...............................................................................................................17

1. Giải pháp......................................................................................................................17

Một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng điện thoại di động:...............................................17

2. Bài học nhận thức và hành động............................................................................18

5
Mục lục
A. Phần mở đầu
1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ
3. Phương pháp
4. Thời gian, địa điểm thực hiện
B. Phần nội dung
1. Những nội dung đã thực hiện được
1.1. Những hoạt động đã tìm hiểu được
1.2. Những hoạt động nhóm đã thực hiện được tại trường Tiểu học Trường Thi
2. Lí do chọn đề tài ảnh hưởng của điện thoại đối với học sinh tiểu học
3.Ảnh hưởng của điện thoại đối với học sinh tiểu học
3.1. Thực trạng của điện thoại đối với học sinh tiểu học
3.2. Mặt có lợi của điện thoại
3.3. Mặt có hại của điện thoại
2.4. Một số lưu ý khi cho trẻ em sử dụng điện thoại di động
C. Phần kết luận
1. Giải pháp
2. Bài học nhận thức và hành động
2.1. Bài học nhận thức

6
2.2. Hành động

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu
- Thay đổi nhận thức của học sinh tiểu học và hướng các em sử dụng điện thoại một cách
đúng đắn, lành mạnh.
- Giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh tiểu học.
2. Nhiệm vụ
- Xác định rõ đối tượng mà nhóm muốn hướng tới nhằm có giải pháp phù hợp để học
sinh hiểu và nhận ra ảnh hưởng tốt và không tốt của điện thoại di động.
3. Phương pháp
- Nghiên cứu tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của điện thoại di động đối
với học sinh tiểu học.
- Tìm ra giải pháp thích hợp để giúp học sinh hiểu rõ về các vấn đề mà điện thoại di động
mang lại.
4. Thời gian, địa điểm thực hiện
- Địa điểm: Trường Tiểu học Trường Thi – TP.Vinh – Nghệ An.
- Thời gian: 1 tuần (Từ ngày 27/11/2023 đến ngày 1/12/2023).
- Hình thức thực hiện: Đến Trường Tiểu học Trường Thi trải nghiệm.

PHẦN 1: THỰC HIỆN ĐỒ ÁN


Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ cụ thể
1. Mục tiêu: Nắm bắt nhiệm vụ của từng thành viên.

7
2. Yêu cầu cần đạt: Tìm tài liệu, các hình ảnh đúng với từng nhiệm vụ và hiểu rõ được
nhiệm vụ đó, nội dung cần thu gọn, chức năng, dễ hiểu.
3. Tiến trình thực hiện
TT Nhiệm vụ Người phụ trách Yêu cầu sản phẩm Đánh giá sản phẩm
1 Tổng hợp, Đặng Thị Thu Hoài -Tổng hợp đầy đủ, -Tổng hợp đầy đủ,
chỉnh sửa Dương Thị Thùy đúng với nội dung. đúng yêu cầu giáo viên
thông tin Trâm -Trình bày logic rõ đề ra.
ràng, dễ hiểu.
2 Bản trình Hoàng Thu Thùy - Rõ ràng, dễ hiểu, sử - Đẹp, sinh động, hấp
chiếu Hoàng Thị Minh Anh dụng hình ảnh phù hợp. dẫn người xem.
PowerPoint - Làm rõ được nội
dung cần biểu đạt.
3 Ý tưởng Đặng Thị Thu Hoài - Mới mẻ, dễ hiểu, phù
hợp với đề tài.
4 Sổ tay làm Đặng Thị Thanh Thúy - Chi tiết tiến trình thực - Ghi lại được đầy đủ
việc nhóm Đặng Thị Trà My hiện đồ án của nhóm. hoạt động của các
thành viên trong nhóm
trong thời gian làm đồ
án.
5 Sổ tay làm Lê Thị Thúy Hiền - Chi tiết các hoạt động - Ghi lại đầy đủ hoạt
việc cá nhân đã thực hiện ở trường. động ở trường trong
thời gian thực tế ở
trường tiểu học.
6 Nội dung Hồ Thị Hoài Anh - Chi tiết các nhiệm vụ -Chi tiết, rõ ràng, rành
Đinh Thị Lan Anh chuyên sâu của đồ án. mạch, đầy đủ tính xác
Đào Thị Huyền thực cao, thông tin
Đặng Thùy Linh đúng đắn về trường
Hoàng Diệu Linh tiểu học.

8
Hà Tuyết Mai
Hà Thị Hồng Ngát
Phan Thị Cẩm Nhiên
Hà Thị Thùy
Hà Thị Tuyết Trinh
7 Video Đặng Trâm Anh - Ghi lại hình ảnh quá - Video rõ ràng, hình
Đinh Quỳnh Anh trình hoạt động của ảnh sắc nét, đáp ứng
nhóm trong thời gian mục tiêu đề ra.
thực hiện đồ án.
- Làm mục lục.

Nhật kí thực hiện


+ 27/11/2023: Phân công nhiệm vụ của từng thành viên.
+ 13/12/2023: Thống nhất chủ đề của bản đồ án.
+ 13/12/2023: Phân công lại nhiệm vụ cho từng thành viên.

B. Phần nội dung, kết quả


1. Những nội dung đã tìm hiểu về nhà trường:
1.1. Tìm hiểu về nhà trường
+ Trường Tiểu học Trường Thi ngày trước được gọi là trường tiểu học Trường Thi 1,
thành lập theo Quyết định số 476 ngày 26/8/1989 của UBND TP.Vinh.
+ Trường Tiểu học Trường Thi nằm trên đường Nguyễn Xí, khối 13, phường Trường
Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
+ Đội ngũ giáo viên 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó có hơn 30% có trình độ
Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú. Là những giáo viên giỏi chiến sĩ thi đua được tuyển chọn từ
những trường có uy tín, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học
sinh giỏi, du học quốc tế, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng
xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Ngoài ra tường còn mời đội ngũ giáo
viên nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy thân thiện với học sinh.

9
* Đánh giá chung
 Về thuận lợi
- Nhà trường được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo của Đảng uỷ Uỷ ban
Nhân dân phường Trường Thi, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, hội phụ huynh
học sinh chăm lo xây dựng trường ngày một khang trang, lớn mạnh.
- Hội đồng sư phạm của Nhà trường đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.
- Có sự chỉ đạo thống nhất về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 bằng hệ thống
văn bản của Bộ, Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục đào tạo.
- Học sinh trong trường hầu hết là con em trong phường, các em lại ngoan nên dễ
quản lí.
- Trong năm học qua, tập thể nhà trường đã cố gắng khắc phục khó khăn về cơ sở vật
chất, giữ ổn định về chất lượng.
 Về khó khăn
- Là địa bàn có vùng dân cư phức tạp.
1.1. Quy mô, cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà trường
1.1.1. Năm học 2022-2023
* Về tập thể
+ Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.
+ Liên đội Xuất sắc.
+ Công đoàn được LĐLĐ thành phố tặng giấy khen tổ chức xuất sắc Đại hội công đoàn
nhiệm kỳ 2023 – 2028, đạt giải cuộc thi làm video hoạt động công đoàn chào mừng Đại
hội công đoàn tỉnh.
* Về giáo viên
+ Có 1 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.
+ Có 5 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố.
+ Có 9 SKKN được công nhận cấp cơ sở.
+ Có 7 CBGV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
+ Có 01 giáo viên được Liên đoàn Lao động thành phố tặng giấy khen.
+ Có 02 giáo viên nhận giấy khen chuyên đề của LĐLĐ thành phố.

10
+ Có 01 GV được UBND tỉnh tặng bằng khen.
+ Có 01 giáo viên được UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích hướng dẫn, bồi
dưỡng học sinh có thành tích cao trong năm học 2021-2022.
+ Có 01 giáo viên đạt giải Khuyến khích cấp Quốc gia cuộc thi “An toàn giao thông”.
+ Có 02 CBQL được được đề nghị xét danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh.
+ Có 01 Giáo viên được LĐLĐ thành phố tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc Giải thể
thao công đoàn – Viên chức – Người lao động tỉnh năm 2023.
* Kết quả về chất lượng giáo dục
+ Tỉ lệ học sinh được khen hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và
hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện: 85%.
+ 100% học sinh đạt về Phẩm chất – năng lực. Trong đó, tỉ lệ học sinh xếp loại Tốt về
phẩm chất – năng lực chiếm 86%.
+ Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 99,7%; chưa hoàn thành chương trình
lớp học: 0,3%.
+ Kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm, bàn giao chất lượng đối với môn Toán, Tiếng Việt
lớp 5: 100%. Xếp vị trí thứ 2 toàn thành phố.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức nhà trường

11
- Chi bộ: gồm 39 Đảng viên.
- Hội đồng trường: gồm 07 thành viên.
- Tổ chuyên môn: gồm 3 tổ (tổ 1, tổ 2+3 và tổ 4+5).
- Công đoàn: gồm 3 tổ công đoàn (tổ 1, tổ 2+3 và tổ 4+5).
- Chi đoàn thanh niên: gồm 20 đoàn viên.
- Liên đội: gồm 845 đội viên và 576 sao nhi đồng.
1.1.3. Quy mô số lớp/ học sinh
Tổng số lớp: 38 lớp/1421 học sinh. Bình quân 37,4 em/lớp. Cụ thể:

12
1.1.4. Đội ngũ
* Ưu điểm:
- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Có tinh thần trách nhiệm cao
trong công việc được giao.
- Hội đồng Sư phạm nhà trường đoàn kết, yêu thương nhau, mỗi cán bộ giáo viên đều có
tinh thần chịu khó, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có tập thể chi đoàn nhiệt tình, năng nổ, có sự kết hợp hài hoà giữa các tổ chức giáo dục
trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm đáp ứng
nhu cầu trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nhà trường đã làm tốt công tác quản lí, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lí. Triển
khai nghiêm túc kịp thời, có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Công
tác dự giờ, kiểm tra nề nếp dạy và học.
- Tổ chức tốt các hội thảo, có tiết dạy thể nghiệm chuyên đề đúc rút kinh nghiệm; đánh
giá xếp loại giờ dạy công khai, dân chủ.
- Từng bước nâng cao tính dân chủ, tự tin của giáo viên trong các giờ dạy trên lớp; không
ngừng nâng cao chất lượng của các tổ chuyên môn.
* Khó khăn

13
- Chất lượng dạy phân hoá ở một số giáo viên hiệu quả chưa cao.
- Một số giáo viên chưa dạy tốt ở các lớp của toàn bậc học.
- Một số giáo viên nhiều tuổi sử dụng thiết bị dạy học chưa thành thạo và ngại đổi mới
phương pháp dạy học.
1.1.5. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
* Thuận lợi
- Trường có 38 phòng học văn hóa/ 38 lớp; 3 phòng chức năng: 01 phòng Tin, 1 phòng
Âm nhạc + phòng Tiếng Anh (bán kiên cố).
- Có 11 phòng làm việc gồm: 01 phòng Hiệu trưởng, 02 phòng Phó Hiệu trưởng, 01
phòng kế toán, 01 phòng y tế, 01 phòng Hội trường, 01 phòng Đội, 01 phòng Truyền
thống, 01 phòng kho, 01 phòng thủ quĩ, 01 phòng thư viện (Thư viện có đủ SGV, SGK,
tài liệu tham khảo, báo, tạp chí các loại đầy đủ).
- Ngoài ra nhà trường có sân học thể dục, bóng rổ đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt
động giáo dục toàn diện.
- Cảnh quan sạch đẹp, có tường rào, cổng trường, nhà bảo vệ, có bếp bán trú 1 chiều, có
hệ thống nước máy, nước lọc tinh khiết đảm bảo an toàn vệ sinh; có 2 khu vệ sinh cho
cán bộ, giáo viên và 14 khu vệ sinh riêng biệt cho học sinh nam - nữ. Có hệ thống rửa tay
gồm 43 vòi nước máy.
- Thiết bị dạy học: 41 ti vi và máy chiếu/ 38 phòng học (gồm 38 phòng văn hóa và 3
phòng chức năng)
* Khó khăn
Hàng năm do số lượng học sinh tăng nên cơ sở vật chất thiếu nhiều cụ thể:
+ Phòng chức năng 12 : 1 phòng Mỹ thuật, 1 phòng Tin, 2 phòng Âm nhạc, 1 phòng
khoa học kĩ thuật, 1 phòng Tiếng Anh, 1 phòng đọc, 1 phòng thiết bị, 1 phòng chuyên
môn, 02 phòng nghỉ của giáo viên, 1 phòng truyền thống, nhà đa chức năng.

2. Những hoạt động nhóm đã thực hiện tại trường tiểu học Trường Thi.
2.1 Dự tiết chào cờ của trường:
- Đây là ngày đầu tiên nhóm đi thực tế tại trường Tiểu học Trường Thi.

14
- Nhóm đã có mặt tai trường đúng theo dự kiến vào lúc 6h45 khoảng 7h15 đến 7h30,
nhóm dự tiết chào cờ đầu tuần.
- Cô trưởng phụ trách đội ổn đinh toàn trường, khi đó các giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên thực tập ổn định lớp mình phụ trách.
- Sau khi ổn định toàn trường tiến hành chỉnh đón trang phục để làm lễ Chào cờ, sau đó
tiến hành hát Quốc ca và Đội ca.
- Do thời tiết xấu nên các học sinh đã trở về lớp học của mình.
- Sau đó nhóm đã di chuyển lên phòng tin để nghe báo cáo của cô hiệu phó về tình hình
của trường tại địa phương.
- Trò chuyện trao đổi, phỏng vấn với cô về vấn đề cần tìm hiểu và thắc mắc về trường.
2.2.Dự tiết sinh hoạt tập thể:
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ:
+ Cho các em lên bảng làm bài tập.
+ Lớp trưởng cho các bạn nhận xét về bài làm của bạn.
- Sinh hoạt hát múa của khối 2, 3.
+ Dự giờ sinh hoạt tập thể trường Tiểu học Trường Thi từ 7h30 - 8h
+ Cô trưởng phụ trách đội cho các em tập trung, xếp hàng,ổn định.
+ Ôn tập các động tác hát và múa.
+ Kết thúc các em trở về lớp học để học các môn tiếp theo.
2.3 Dự giờ các tiết học:
2.3.1 Môn Tiếng Việt “Bài đọc 2:Vầng trăng của ngoại”.
- Cho học sinh đọc bài: “Vầng trăng của ngoại”.
- Cho các em nhận xét bạn, cô đánh giá.
- Chơi trò chơi: “Gió thổi”.
- Đọc hiểu bài đọc, trả lời câu hỏi, rút ra bài học.
- Học sinh đọc lại bài học.
- Luyện tập.
2.3.2 Môn TN-XH “Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ môi trường”.
- Khởi động:

15
+ Bài hát” Lý cây xanh”.
+ Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”.
- Giáo viên cho học sinh xem quan sát hình vẽ và cho các em thảo luận nhóm.
- Các em trả lời kết quả thảo luận, nêu mục đích của công việc.
- Cho các em quan sát tranh: phân biệt được việc nên làm và không nên làm.
- Giáo viên hỏi học sinh về những việc các bạn làm để bảo vệ cây.
- Nghỉ giải lao: âm nhạc và múa.
- Cho học sinh vận dụng:
+ Cho học sinh dùng thẻ hoa để các em phân việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
+ Ý kiến của các em khi chọn thẻ đó.
- Tổng kết.
2.3.3. Môn Toán “Chia số thập phân cho một chữ số tự nhiên”.
- Khởi động: Bài hát “Tiếng chuông ngân”
- Khám phá: Câu chuyên Thỏ trắng.
- Tính toán, thảo luận, theo nhóm.
- Giáo viên đưa dụng cụ học tập.
- Các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Cho các em nhận xét về dạng bài và rút ra đề bài.
- Làm tiếp các ví dụ.
2. Lý do chọn đề tài ảnh hưởng của điện thoại với học sinh Tiểu học.
- Mong muốn truyền tải tới mọi người về những ảnh hưởng của điện thoại di động đối
với học sinh Tiểu học.
- Vấn đề học sinh sử dụng điện thoại đã đặt ra nhiều thách thức cho phụ huynh và giáo
viên.
- Cần đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế học sinh không quá lạm dụng vào điện thoại.
3. Ảnh hưởng của điện thoại đối với học sinh Tiểu học
3.1. Thực trạng của điện thoại đối với học sinh Tiểu học

16
- Theo nghiên cứu gần đây, số lượng trẻ em sử dụng điện thoại di động ngày càng gia
tăng. Sự tiến bộ về mặt công nghệ và sự phổ biến của các ứng dụng di động đã tạo ra điều
kiện thuận lợi cho trẻ sớm tiếp cận với thiết bị này.
- Việc sử dụng điện thoại di động đã trở thành một xu hướng phổ biến trong cộng đồng
trẻ em trên toàn cầu. Ngày hay, hầu hết trẻ em có ít nhất một chiếc điện thoại di động
hoặc các thiết bị khác như ipad, máy tính bảng, ...
- Trẻ bắt đầu tiếp xúc với điện thoại di động ở độ tuổi ngày càng thấp. Ngày nay, có
nhiều trẻ em bắt đầu sử dụng điện thoại khoảng từ 2 tuổi đến 5 tuổi trở lên.
- Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em dành khoảng 2 - 3 giờ mỗi ngày để sử dụng điện
thoại di động. Và nhiều trẻ đang xuất hiện tình trạng “Nghiện điện thoại di động”.
3.2. Mặt có lợi của điện thoại
- Giúp trẻ không bị thụt lùi so với thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
- Khi sử dụng điện thoại trẻ có thể liên lạc cho bố mẹ hoặc người thân khi cần.
- Trẻ có cơ hội tiếp xúc với những công nghệ hiện đại thông qua các kênh, chương trình
trên các ứng dụng như youtube, tiktok, ...
- Ngoài giờ học trẻ có thể vừa học vừa giải trí trên các ứng dụng game mang tính chất
học hỏi và khám phá.
- Trẻ có thể chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và mở rộng tư duy trên các trang
web.
- Phụ huynh có thể định vị được trẻ ở đâu, dễ liên lạc khi cần.
3.3. Mặt có hại của học sinh Tiểu học
- Điện thoại phát ra bức xạ ảnh hưởng lớn đến bộ não của trẻ do sự hấp thụ bức xạ của bé
lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành.
- Trẻ em dễ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại làm cho bản thân trầm tính, không
thích hoặc ngại nói chuyện với mọi người, rơi vào tình trạng sống ảo, lừa dối và hãm hại
người khác.
- Các trò chơi bạo lực dễ gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.

17
- Trẻ em học hỏi rất nhanh nên những thông tin sai lệch hoặc những hành động trên mạng
mà bậc phụ huynh không kiểm soát được sẽ được trẻ ghi nhớ và thực hiện theo như việc
bạo lực học đường hoặc nói những lời không hay.
- Tiếp xúc điện thoại nhiều làm cho trẻ mất tập trung và lười biếng trong các hoạt động.
- Một số video, hình ảnh vi phạm các chuẩn mực đạo đức và Pháp luật gây tác động đến
trẻ.
C. Phần kết luận
1. Giải pháp
Một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng điện thoại di động:
- Không nên cho trẻ sử dụng điện thoại di động quá sớm.
- Nên có sự giám sát trẻ trong việc dùng điện thoại.
- Đặt ra những quy định và điều kiện rõ ràng trong việc giới hạn dùng điện thoại của trẻ.
- Thường xuyên có những cuộc nói chuyện để tìm hiểu quan điểm, tư duy của trẻ. Từ đó
có thể nắm bắt được những vấn đề xung quanh cũng như tâm lý của trẻ, kịp thời giáo dục
tư tưởng.
- Không cho trẻ tiếp tục sử dụng điện thoại nếu điện thoại quá nóng hoặc môi trường quá
tối, thiếu ánh sáng.
- Hạn chế việc trẻ mang điện thoại đến trường. Không đặt điện thoại gần chỗ trẻ ngủ vì
sóng điện thoại sẽ có ảnh hưởng đến não bộ.
- Quản lý nội dung và ứng dụng trên điện thoại của trẻ em là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo trẻ tiếp cận các nội dung phù hợp và an toàn. Có nhiều ứng dụng và công cụ cho
phép bạn giám sát và kiểm soát nội dung trên điện thoại di động của trẻ em.
Hãy sử dụng những công cụ này để đảm bảo rằng trẻ em chỉ tiếp xúc với nội dung phù
hợp với độ tuổi và giúp bảo vệ trẻ tránh những rủi ro trên mạng.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các bạn học sinh, các bậc phụ huynh (chính các
em sẽ là những tuyên truyền viên).
+ Biện pháp nhằm hướng các bạn học sinh vào nội dung hữu ích trên điện thoại thông
minh và các trang mạng phục vụ cho việc học tập.

18
+ Đề xuất một số trò chơi giúp thư giãn trong giờ ra chơi và các buổi chiều không tham
gia hoạt động giáo dục. Khuyến khích các bạn tham gia các môn thể thao, văn hóa, văn
nghệ để tham gia các hội thi do trường tổ chức.
+ Sử dụng “Hòm điện thoại” để các bạn học sinh bảo quản điện thoại khi tham gia các
hoạt động giáo dục: giờ học trên lớp hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại trong các giờ
học.
+ Xây dựng nội quy lớp học, các em sẽ là người theo dõi việc thực hiện của bạn trong lớp
mình kịp thời báo cáo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để kịp thời phát hiện và
uốn nắn những trường hợp học sinh có dấu hiệu lạm dụng điện thoại thông minh.
2. Bài học nhận thức và hành động
2.1. Bài học nhận thức:
- Phụ huynh cần nhận thức được tác hại của việc cho con em sử dụng điện thoại để từ đó
có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.2. Hành động:
- Học sinh: Cần biết hạn chế sử dụng điện thoại và ưu tiên cho việc học tập.
- Phụ huynh:
+ Cần đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và giám sát việc sử dụng điện thoại
của con em, tốt nhất không nên cho các em sử dụng điện thoại sớm.
+ Quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em.
+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ của các em.
- Trường học:
+ Cần thiết lập biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn việc sử dụng điện thoại không
đúng cách của các em.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về ảnh hưởng của điện thoại di động.

19

You might also like