You are on page 1of 105

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

BÀI GIẢNG

THÔNG TIN VỆ TINH


MÃ HỌC PHẦN: ELE30035

Biên soạn: TS. Cao Thành Nghĩa


Đơn vị: Viện Kỹ thuật và Công nghệ
LỜI NÓI ĐẦU

Các hệ thống thông tin vệ tinh được phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ
gần đây. Qua các hệ thống thông tin vệ tinh, chúng ta có thể thu nhận hoặc trao đổi
thông tin với bất kỳ nơi nào trên trái đất. Thông tin vệ tinh có khả năng đa dạng dịch
vụ, không chỉ là các dịch vụ thông thường mà còn mở rộng phục vụ các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, hàng không, hàng hải, khai thác thăm dò địa chất, v.v.. Ngày nay các
hệ thống, các mạng thông tin vệ tinh đang được kết nối với các mạng cố định và di
động mặt đất làm cho khả năng truyền thông tin ngày càng phong phú.
Cuốn bài giảng Thông tin vệ tinh được tác giả biên soạn nhằm mục đích phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập môn Thông tin vệ tinh của sinh viên Khoa Điện tử Viễn
thông, Đại học Vinh. Vì đây là giáo trình chuyên đề đòi hỏi sinh viên phải tự đọc nên
giáo trình được biên soạn chi tiết với kết cấu hợp lý để sinh viên có thể tự đọc. Cuối
các chương có phần câu hỏi ôn tập giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào
các trường hợp thực tế.
Giáo trình bao gồm 7 chương. Chương đầu tiên giới thiệu tổng quan về lịch sử
phát triển thông tin vệ tinh, cấu trúc tổng quát một hệ thống thông tin vệ tinh, các dịch
vụ thông tin vệ tinh và một số hệ thống thông tin vệ tinh điển hình. Chương 2 đề cập
đến các định luật Kepler có liên quan đến chuyển động của vệ tinh, các dạng quỹ đạo
của vệ tinh và các thông số, tính toán về vị trí của vệ tinh trong không gian, các góc
phương vị, góc ngẩng nhìn từ trạm mặt đất hướng vệ tinh. Chương 3 giới thiệu đặc
điểm các kênh truyền sóng, các yếu tố tác động lên kênh vô tuyến như hiệu ứng
Dopler, nhiễu nhiệt độ và trình bày mô hình tán xạ và suy hao tín hiệu trong thông tin
vệ tinh. Chương 4 trình bày cấu trúc anten trong thông tin vệ tinh với các tham số của
anten như: tính định hướng, bề rộng chùm phát sóng, công suất phát và thu. Đồng thời
trong chương này cũng trình bày các tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống thông tin vệ tinh.
Chương 5 và chương 6 lần lượt trình bày các kỹ thuật điều chế và đa truy nhập được
sử dụng trong thông tin vệ tinh. Chương cuối cùng giới thiệu các hệ thống thông tin vệ
tinh hiện nay. Ngoài ra, trong giáo trình còn có thêm phần Tài liệu tham khảo để bạn
đọc tiện tra cứu.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song quá trình biên soạn sẽ khó tránh khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để
giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

i
MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH 1


1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thông tin vệ tinh .........................................1
1.2 Các ứng dụng trong thông tin vệ tinh ...........................................................3
1.3 Phân loại các quỹ đạo mặt đất .......................................................................6
1.4 Các thành phần cấu thành một hệ thống thông tin vệ tinh ............................9
1.5 Tài nguyên vô tuyến cho thông tin vệ tinh .................................................26
1.6 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 28
2 ĐỊNH VỊ VỆ TINH TRÊN QUỸ ĐẠO 29
2.1 Sự hình thành các loại quỹ đạo của vệ tinh.................................................29
2.2 Các tham số xác định vị trí của vệ tinh .......................................................30
2.3 Sự liên quan giữa vị trí, tốc độ bay và chu kỳ quỹ đạo của vệ tinh ............32
2.4 Các yếu tố cần thiết khi phóng vệ tinh ........................................................35
2.5 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 36
3 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH TRONG TRUYỀN DẪN ĐẤT VÀ VỆ TINH
38
3.1 Truyền dẫn trong tầm nhìn thẳng ................................................................ 38
3.2 Trễ truyền dẫn của các kênh truyền của các quỹ đạo khác nhau ................45
3.3 Hiệu ứng Doppler ........................................................................................46
3.3 Nhiễu nhiệt độ ............................................................................................. 47
3.5 Nhiễu do bộ khuếch đại ..............................................................................49
3.6 Các mô hình tán xạ......................................................................................50
3.7 Các mô hình suy hao trong thông tin vệ tinh ..............................................50
3.8 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 54
4 CẤU TRÚC ANTEN TRONG THÔNG TIN VỆ TINH 55
4.1 Anten định hướng........................................................................................55
4.2 Bề rộng chùm phát sóng..............................................................................61
4.3 Công suất phát ............................................................................................. 63
4.4 Công suất thu............................................................................................... 64

ii
4.5 Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống ............................................................... 64
4.6 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 65
5 ĐA TRUY NHẬP TRONG THÔNG TIN VỆ TINH 67
5.1 Phương pháp đa truy nhậpphân chia theo tần số, FDMA ........................... 67
5.2 Phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA ......................71
5.3 Phương pháp đa truy nhập phân chia theo mã CDMA .............................. 75
5.4 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 77
6 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÔNG TIN
VỆ TINH 78
6.1 Điều chế tương tự ........................................................................................78
6.2 Điều chế số ..................................................................................................80
6.3 Câu hỏi ôn tập ............................................................................................. 88
7 GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG VỆ TINH HIỆN CÓ 90
7.1 Các hệ thống VSAT ....................................................................................90
7.2 Các hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) ..................................................92
7.3 Các hệ thống thông tin phát thanh và truyền hình dùng vệ tinh .................94
7.4 Các hệ thống định vị toàn cầu .....................................................................96
7.5 Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

iii
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống thông tin viễn thông đang
được sử dụng rộng rãi hiện nay, thông tin vệ tinh ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong đời sống con người trong nhiều lĩnh vực, vì vậy trong những thập kỷ gần đây hệ
thông thông tin vệ tinh được chú trọng đầu tư và phát triển. Nó được ứng dụng rất rộng
rãi trong đời sống con người như các lĩnh vực quân sự, dự báo thời tiết, thiên văn học
cho đến các dịch vụ giải trí, tùy vào từng lĩnh vực được ứng dụng mà có các loại vệ
tinh khác nhau, vệ tinh được ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông được gọi là vệ tinh
thông tin.
Hệ thống thông tin vệ tinh là một hệ thống vô tuyến viễn thông dùng để thu, nhận
và chuyển tiếp tín hiệu từ các trạm mặt đất xa nhau bằng sóng vô tuyến ở những bước
sóng có tần số cao. Nó là một hệ thống thiết bị nhân tạo quay quanh trái có khả năng
nhận tín hiệu từ các trạm mặt đất sau đó được khuếch đại, xử lý chúng và sau đó
truyền đến nơi nhận cho một hoặc nhiều trạm mặt đất. Thông tin vệ tinh đóng vai trò
như một trạm trung chuyển các tín hiệu giữa các trạm mặt đất xa nhau, nó góp phần to
lớn trong việc trao đổi thông tin và phát triển trình độ dân trí ở những vùng địa lý khác
nhau trên trái đất, đặc biệt là những vùng có địa hình hiểm trở mà các hệ thống thông
tin khác không phát huy được như các vùng hải đảo, các vùng đồi núi vùng sâu, vùng
xa …Vì vậy có thể nói sự ra đời của hệ thống thông tin vệ tinh là một bước đột phá
của lịch sử nhân loại.
Thông tin vệ tinh là yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông,
nó được dùng như thành phần trung chuyển các tín hiệu vô tuyến điện giữa các vùng
khác nhau. Các tín hiệu điện có thể mang các thông tin như âm thanh, hình ảnh, dữ
liệu, video... các tín hiệu này được tạo ra từ môi trường người dùng hoặc từ các trạm
mặt đất. Các thông tin trước tiên được chuyển từ một trạm mặt đất sau đó được truyền
trực tiếp lên một vệ tinh bởi đường uplink với tần số cao tần RF rồi được truyền qua
không gian đến vệ tinh. Các tín hiệu mang thông tin được khuếch đại và có thể được
xử lý tại vệ tinh sau đó được định dạng lại và truyền trở lại các trạm mặt đất khác qua
tần số cao tần RF khác. Các thiết người dùng di động như các phương tiện vận tải,
điện thoại cầm tay, nói chung là các thiết bị được giao tiếp không qua các giao diện
trên mặt đất hoặc các thiết di động giao tiếp trực tiếp với nhau (hình 1.1).
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thông tin vệ tinh
Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin vệ tinh được bắt đầu từ việc lần đầu tiên
trên thế giới Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo SPUTNIK-1 lên quỹ đạo vào
tháng 10 năm 1957. Những năm tiếp sau đó đã có rất nhiều sự kiện đáng nhớ trong

1
lịch sử liên lạc như: lời chúc mừng lễ "Giáng sinh" của tổng thống Mỹ Eisenhower
được phát đi khắp nước Mỹ qua vệ tinh SCORE vào năm 1958. Tiếp theo các vệ tinh
khác tiếp tục như vệ tinh ECHo (1960), COURIER (1960), TELSTAR và RELAY
(1962), SYNCOM (1963), INTELSAT-1 (1965), MOLNYA (1965) … được phóng
lên quỹ đạo.

Vệ tinh

RF
Links

Trạm
mặt đất

Giao diện
mặt đất
. Cáp đồng
. Cáp quang
Môi trường . Vô tuyến Môi trường
người dùng người dùng

Hình 1.1 Thông tin vệ tinh trong cơ sở hạ tầng mạng thông tin
Năm 1971 thành lập tổ chức Thông tin vệ tinh quốc tế INTERSPUTNIK gồm
Liên Xô và 9 nước Xã hội chủ nghĩa. Trong những năm 1972 - 1976, các nước
Canada, Mỹ, Liên Xô và Indonesia sử dụng vệ tinh cho thông tin nội địa. Tiếp đó, năm
1979, thành lập tổ chức thông tin hàng hải quốc tế qua vệ tinh INMARSAT. Sau đó thì
Nhật Bản đưa vào sử dụng hệ thống truyền hình trực tiếp qua vệ tinh vào năm 1984.
Đến năm 1987, thế giới thử nghiệm thành công vệ tinh phục vụ cho thông tin di động
qua vệ tinh.
Sự phát triển thông tin vệ tinh ở Việt Nam bắt đầu được đánh dấu vào năm 1980
khánh thành trạm thông tin vệ tinh mặt đất Hoa Sen-1 nằm trong hệ thống thông tin vệ
tinh INTERPUTNIK, được đặt tại Kim Bảng - Hà Nam. Tiếp đến năm 1984, trạm mặt
đất thứ 2 được khánh thành tại Thành phố Hồ Chí Minh mang tên trạm Hoa sen-2. Đặc
biệt, ngày 24/09/1998, Thủ tướng chính phủ ra quyết định 868/QĐ-TTG về việc thông
qua báo cáo dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT lên quỹ đạo địa tĩnh do tổng
Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam làm chủ đầu tư. Điều này chứng tỏ nước ta
hết sức quan tâm đến sự phát triển của hệ thống vệ tinh. Tháng 4 năm 2008, Việt Nam
đã thuê Pháp phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 (mua của Mỹ) lên quỹ đạo địa
tĩnh. Kế tiếp ngày 16 tháng 5 năm 2012 Việt Nam tiếp tục phóng thành công Vinasat –
2 vào quỹ đạo. Với những sự kiện này, Việt Nam trở thành nước thứ 6 trung khu vực
và nước thứ 93 trên thế giới có vệ tinh riêng, đánh dấu sự phát triển quan trọng trong

2
sự phát triển của hệ thống thông tin vệ tinh nói chung và thông tin viễn thông nói
riêng.
1.2 Các ứng dụng trong thông tin vệ tinh
So với các hệ thống thông tin mặt đất thì thông tin vệ tinh có nhiều ưu điểm nổi
bật hơn trên rất nhiều ứng dụng. Một ưu điểm vượt trội của thông tin vệ tinh so với các
hệ thống thông tin mặt đất khác là sự sẵn sàng của thông tin vệ tinh ở khắp mọi nơi,
bởi vậy nó thực sự đặc biệt hữu ích ở những nơi mà các công nghệ khác không thể
cung cấp. Ngoài ra thông tin vệ tinh còn cung cấp một loạt các dịch vụ có tính toàn
cầu. Dưới đây là một số ứng dụng của thông tin vệ tinh hiện nay.

1.2.1. Dịch vụ Internet qua vệ tinh


Dịch vụ Internet qua vệ tinh được chia làm hai mảng chính: các dịch vụ trung kế
(tương tự như trung kế trong hệ thống điện thoại), và truy nhập trực tiếp nhờ việc cài
đặt VSAT hai chiều. Các dịch vụ trung kế được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch
vụ Internet và các nhà khai thác mạng Internet bao gồm:
- Đồng bộ, cận đồng bộ, song công
- Chia sẻ băng tần giữa các khu vực
- Truyền qua sóng mang số và băng tần video số
- Khả năng tích hợp các dịch vụ thuê riêng/mạng hiện có bởi các thiết bị đầu
cuối mặt đất IP.
Vệ tinh

256 Kbit/s
512 Kbit/s

Thiết bị truy cập mạng ISP Thiết bị truy cập mạng ISP
Hub

Mạng ISP Mạng ISP


Hệ thống mạng
Internet

Khách hàng Khách hàng

Hình 1.2 Mô hình cung cấp dịch vụ Internet qua vệ tinh cho những khu vực nhỏ

3
Các dịch vụ truy nhập trực tiếp có hiệu quả kinh tế cao được thiết kế cung cấp
dịch vụ cho những địa điểm nhỏ như văn phòng, công ty nhỏ, người sử dụng đơn lẻ.

1.2.2. Dịch vụ băng rộng


Các nhà cung cấp viễn thông bên cạnh việc sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh
làm môi trường truyền dẫn, còn cung cấp các dịch vụ bao phủ toàn cầu bởi việc sử
dụng các băng tần đã có như băng tần C, băng tần Ku và tiếp theo là băng tần Ka.
Thông tin vệ tinh khắc phục được một nhược điểm “nút cổ chai” trong các hệ thống
mạng mặt đất bằng việc đóng vai trò như là một mạng chuyển tiếp cung cấp dịch vụ
trực tiếp tới khách hàng.

Mạng quốc tế
PSTN, Mobile
BTS
Mạng quốc tế
PSTN, Mobile

BTS MSC

BSC BSC

BTS BTS

Hình 1.3 Các thành phần chính cho cơ sở hạ tầng mạng di động qua vệ tinh

1.2.3 Dịch vụ VoIP


VoIP là một phần của thoại được truyền qua giao thức Internet theo hai kiểu:
điện thoại Internet và thoại được truyền bằng giao thức Internet. Điện thoại Internet là
một dịch vụ “không quản lý” qua mạng Internet công cộng. Thoại được truyền bằng
giao thức Internet là một dịch vụ được quản lý sử dụng giao thức Internet. Các gói
thoại được quản lý để cung cấp các mức độ chất lượng khác nhau. VoIP được cung
cấp bởi các nhà khai thác mạng theo các tuyến riêng. VoIP truyền qua vệ tinh có một
số thuận lợi như: triển khai nhanh, luôn sẵn sàng và đáng tin cậy, vùng phủ toàn cầu,
dễ mở rộng, có thể truy nhập từ mọi địa hình khác nhau: đất liền, biển, hải đảo, rừng,
núi,... Chỉ với một (hoặc vài) nút mạng có thể truy cập tới các điểm truy cập mạng
chính khác tránh được tình trạng tắc nghẽn mạch so với các mạng IP khác.

4
1.2.4 Mạng PSTN
Mạng PSTN là nguồn kết nối chủ yếu cho hầu hết các nhà khai thác mạng. Chất
lượng các tuyến thoại khác nhau được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thực tế phụ thuộc
vào hiệu chỉnh lỗi theo yêu cầu và phương pháp điều chế. Trước đây truyền dẫn thoại
qua vệ tinh chiếm một tỷ lệ lớn của các bộ phát đáp vệ tinh, tuy nhiên con số này ngày
càng nhỏ do việc phát triển các dịch vụ mới nhiều triển vọng hơn.

1.2.5 Mạng doanh nghiệp


Các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ này như: ngân hàng, các tổ chức tài
chính, dầu lửa, khách sạn, hàng không, giáo dục, viễn thông... Các dịch vụ mà các tổ
chức này có thể sử dụng như: truy nhập Internet, thoại, hội nghị truyền hình, kiểm tra
thẻ tín dụng, đào tạo từ xa, phát hiện thảm hoạ, và hỗ trợ trong các trường hợp khẩn
cấp.
1.2.6 Truyền hình qua vệ tinh
Hiện nay, dịch vụ video qua vệ tinh được phân bố toàn cầu với các dịch vụ
truyền trực tiếp tới nhà (dịch vụ DTH), thể thao, tin tức, sự kiện, HDTV... Ở nước ta,
Đài truyền hình Việt Nam đã triển khai dịch vụ này.

1.2.7 Thông tin di động qua vệ tinh


Thông tin di động qua vệ tinh có nhiều ưu điểm như: có thể phát triển mạng toàn
cầu, dễ dàng phân bố và cân bằng lại lưu lượng mạng, chi phí hạ tầng cơ sở thấp, có
nhiều khả năng gia tăng lợi nhuận ở các dịch vụ mới. Mô hình mạng dịch vụ thông tin
qua vệ tinh được thể hiện như hình 1.3.

1.2.8 Các dịch vụ do vệ tinh Vinasat cung cấp


Giữa tháng 4 năm 2008 vệ tinh Vinasat được phóng lên vị trí quỹ đạo 1320 Đông
mở ra một chương mới trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ của VNPT. Vệ tinh
Vinasat có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như DTH, Internet, PSTN, TVRO, …

5
Hình 1.4 Các loại hình dịch vụ Vinasat cung cấp
Với những ưu điểm nổi bật của mình về khả năng truyền dẫn, khả năng cung cấp
dịch vụ băng rộng, các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và với phát triển của các
nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì thị trường thông tin vệ tinh của khu
vực này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một viễn cảnh tốt đẹp đối với các nhà
khai thác vệ tinh châu Á trong đó có vệ tinh Vinasat của Việt Nam.

1.3 Phân loại các quỹ đạo mặt đất


Các vệ tinh được sử dụng trong hệ thống viễn thông được chia làm bốn dạng quỹ
đạo chính mỗi dạng quỹ đạo đều có một thông số kỹ thuật và được ứng dụng vào từng
lĩnh vực nhất định đồng thời cũng có độ cao so với mặt đất khác nhau (hình 1.5).

6
Hình 1.5 Các dạng quỹ đạo cơ bản của vệ tinh

1.3.1 Quỹ đạo thấp (Low Earth Orbit - LEO)


Đối với dạng quỹ đạo này vệ tinh bay ở độ cao trong khoảng 700 km đến 2000
km, nó có chu kỳ 90 phút. Sự gần kề của các vệ tinh LEO có thuận lợi là thời gian để dữ
liệu phát đi đến vệ tinh và đi về là ngắn. Do khả năng thực hiện nhanh của nó, tác dụng
tiếp sức tương hỗ toàn cầu giữa các mạng và loại hình hội thoại vô tuyến truyền hình
sẽ có hiệu quả và hấp dẫn hơn. Nhưng hệ thống LEO đòi hỏi phải có khoảng 60 vệ
tinh loại này mới bao trùm hết bề mặt địa cầu và loại này thường có thời gian sử dụng
ngắn khoảng từ 1- 3 tháng.
Đặc điểm của quỹ đạo LEO là có vận tốc góc nhỏ hơn vận tốc góc trái đất, và có
chiều quay từ Đông sang Tây. Do khoảng cách giữa vệ tinh và trạm mặt đất là bé nhất
so với các dạng quỹ đạo khác nên tổn hao đường truyền và trễ lan truyền trong không
gian nhỏ, nên thuận lợi cho việc truyền thông tin di động. Tuy nhiên, với dạng quỹ đạo
này còn tồn tại những nhược điểm so với các dạng quỹ đạo khác: Để đảm bảo thông
tin liên tục trong 24h và phủ sóng toàn cầu thì cần có rất nhiều vệ tinh (Để phủ sóng
toàn cầu hệ thống Globalstar cần đến 48 vệ tinh (và 8 vệ tinh dự phòng) các vệ tinh
thông tin bay ở quĩ đạo tròn cách mặt đất 1410 km, nghiêng 520, các vệ tinh này bay
trên 8 mặt phẳng quĩ đạo mỗi mặt phẳng có 6 vệ tinh, chu kỳ vệ tinh 114 phút. Tập
đoàn Irdium (của Motorola) cần 66 + 6 vệ tinh bay ở quĩ đạo tròn nghiêng 84,6 0 cách
mặt đất 780km, các vệ tinh bay ở 11 mặt phẳng quĩ đạo, chu kỳ vệ tinh 106 phút).
Mỗi trạm mặt đất phải có ít nhất 2 an ten và an ten phải có cơ cấu điều chỉnh chùm tia.

7
Ngoài ra việc điều khiển hệ thống TTVT rất phức tạp và tuổi thọ của vệ tinh không
cao khi bay ở quỹ đạo LEO do thuộc vành đai Ion hoá.
Ứng dụng: Vệ tinh quỹ đạo tầm thấp được sử dụng làm quỹ đạo cho vệ tinh
thông tin bảo đảm thông tin cho các trạm mặt đất di động.
1.3.2 Quỹ đạo trung bình (Medium Earth Orbit - MEO)
Vệ tinh MEO ở độ cao từ 10.000 km đến 20.000 km, chu kỳ của quỹ đạo là 5 đến
12 giờ, thời gian quan sát vệ tinh từ 2 đến 4 giờ. Ứng dụng cho thông tin di động hay
thông tin radio. Hệ thống MEO cần khoảng 12 vệ tinh để phủ sóng toàn cầu. Loại này
có giá thành vừa phải, độ trễ truyền dẫn nhỏ nhưng có nhược điểm là có tổn hao lớn.
1.3.3 Quỹ đạo địa tĩnh (Geostationary Earth Orbit - GEO)
GEO là một dạng quỹ đạo được sử dụng phổ biến nhất, có chu kỳ quỹ đạo là 23
giờ 56 phút 4,1 giây. Chu kỳ thời gian đó còn gọi là ngày thiên văn và chính bằng thời
gian mà quả đất quay một vòng quanh trục của nó. Như vậy, vệ tinh địa tĩnh coi như
đứng yên tương đối so với mọi điểm trên quả đất. Dạng của vệ tinh địa tĩnh là tròn,
nằm trên mặt phẳng xích đạo nên có góc nghiêng  = 0 và có độ cao so với mặt đất
khoảng 35.786km và lấy gần bằng 36.000km. Vệ tinh loại này bay xung quanh quả đất
một vòng mất 24 giờ bằng chu kỳ quay của trái đất xung quanh trục Bắc Nam, và cùng
chiều quay với chiều quay của trái đất từ Tây sang Đông.
Đối với loại vệ tinh này được xem như đứng yên so với quả đất nên các góc nhìn
của anten mặt đất là góc phương vị và góc ngẩng để anten có thể hướng thẳng đến vệ
tinh. Vì vậy việc chỉnh anten trạm mặt đất là không cần thiết, nên gần như không cần
quá trình bám vệ tinh và đây là quỹ đạo lý tưởng cho các vệ tinh thông tin, nó đảm bảo
thông tin ổn định và liên tục suốt 24 giờ đồng thời vùng phủ sóng lớn khoảng 42.2% bề
mặt trái đất, nên chỉ cần 3 vệ tinh có thể phủ sóng toàn cầu.
Tuy nhiên quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo duy nhất tồn tại trong vũ trụ và được coi là
một tài nguyên thiên nhiên có hạn. Tầm nhìn từ trạm mặt đất đến cung quỹ đạo địa
tĩnh sẽ bị giới hạn ở phía đông và phía tây. Các giới hạn này được thiết lập bằng các
tọa độ của trạm mặt đất và góc ngẩng anten, nên quỹ đạo này không phủ sóng được
những vùng có vĩ độ lớn hơn 81.30. Do cự ly của vệ tinh đến trạm mặt đất xa nên trễ
đường truyền lớn, suy hao công suất trong truyền sóng cao...
Chất lượng đường truyền phụ thuộc vào thời tiết.
Thời gian trễ truyền lan lớn, theo đừờng ngắn nhất có:
Từ: trạm - vệ tinh - trạm (72.000 km) ≈ 240ms

8
Từ: trạm - vệ tinh - trạm Hub - vệ tinh - trạm (154.000 km) ≈ 513ms
Từ: trạm - vệ tinh - vệ tinh - trạm (134.000 km) ≈ 447ms
Tính bảo mật không cao
Suy hao công suất trong truyền sóng lớn (gần 200dB).
1.3.4 Quỹ đạo elip tầm cao HEO (Highly Eliptical Orbit)
Ngoài các quỹ đạo phổ biến trên thì trong thông tin vệ tinh còn tồn tại một dạng
quỹ đạo tâm cao HEO: đây là các quỹ đạo dạng elip và có chiều cao nhất so với mặt
đất xấp xỉ và lớn hơn quỹ đạo địa tĩnh, tại viễn điểm là 40000km và cận điểm 500km.
Mặt phẳng quỹ đạo nghiêng so với mặt phẳng xích đạo 63026’, chiều quay của vệ tinh
là từ Tây sang Đông. Với quỹ đạo này là vệ tinh có thể phủ sóng đến các vùng mà các vệ
tinh địa tĩnh không thể đạt tới. Tuy nhiên quỹ đạo elip nghiêng có nhược điểm là hiệu ứng
Doppler lớn và vấn đề điều khiển bám đuổi vệ tinh phải ở mức cao. Điển hình của quỹ
đạo HEO là hai quỹ đạo vệ tinh MOLNYA và vệ tinh TUDRA.
1.4 Các thành phần cấu thành một hệ thống thông tin vệ tinh
Một hệ thống thông tin vệ tinh bao gồm hai phân đoạn chính là phân đoạn không
gian và phân đoạn mặt đất. Trong đó phân đoạn không gian hệ thống thiết bị hoạt động
trên không gian và tất cả các thiết bị trợ đặt ở mặt đất nhưng có nhiệm vụ giám sát và
điều khiển các hoạt động của vệ tinh. Còn phân đoạn mặt đất là tập các thiết bị ở mặt đất
phục vụ cho các quá trình thu tín hiệu từ vệ tinh và phát tín hiệu đến vệ tinh. Hình 1.5 mô
tả cấu trúc tổng quát của một hệ thống thông tin vệ tinh.

Phân hệ không gian

Vệ tinh

g lên
ờn Trạm điều
Đư

Đư
ờn

khiển
g
xu
ốn
g

Trạm mặt Trạm mặt


đất 1 Phân hệ mặt đất đất 2

Hình 1.5 Mô tả cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin vệ tinh

9
Trạm mặt đất phát là để tiếp nhận các luồng tín hiệu dưới dạng số hay tương tự
từ mạng mặt đất hoặc trực tiếp từ các thiết bị đầu cuối của người sử dụng, xử lý nó và
phát lên vệ tinh ở tần số và mức công suất thích hợp cho sự hoạt động của vệ tinh. Đối
với trạm mặt đất thu, thu các sóng mang trên đường xuống của vệ tinh ở những tần số
chọn trước, xử lý tín hiệu này trong trạm để chuyển thành tín hiệu băng gốc sau đó
cung cấp cho mạng mặt đất hoặc trực tiếp tới thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Một
trạm mặt đất có thể có khả năng thu phát lưu lượng một cách đồng thời hoặc trạm mặt
đất chỉ phát hoặc thu.

1.4.1 Cấu hình trạm mặt đất


Một trạm mặt đất bao gồm: thiết bị thông tin, thiết bị truyền dẫn mặt đất, thiết bị
cung cấp nguồn và nhà điều khiển. Cấu hình trạm mặt đất được trình bày như hình 1.6.
Thiết bị thông tin gồm có một anten, một máy công suất cao, một máy thu tạp
âm thấp cũng như thiết bị đa truy nhập, điều chế và giải điều chế.
Khi thu: Anten từ trạm mặt đất thu tín hiệu từ vệ tinh sau đó được máy thu tạp
âm thấp nhằm khuếch đại tín hiệu với tạp âm nhỏ, tín hiệu sau đó đưa đến bộ đổi tần
đường xuống và được biến đổi ra tần số trung tần. Tín hiệu trung tần được khuếch đại
đến mức đủ lớn rồi được đưa đến thiết bị thông tin trên mặt đất thông qua thiết bị đa
truy nhập điều chế và giải điều chế.

Bộ trộn Bộ khuếch Bộ giải điều


LNA
hạ tần đại IF chế
Thiết bị
bám
LO Tới bộ
Thiết bị đa ghép
Hệ thống truy nhập kênh
fiđơ

Bộ trộn Bộ khuếch
HPA Bộ điều chế
nâng tần đại IF

LO

Hình 1.6 Cấu hình của một trạm mặt đất


Nguyên lý hoạt động của các trạm mặt đất trong hệ thống thông tin vệ tinh là như
nhau, nhưng các chỉ tiêu kỹ thuật, băng tần công tác, hệ số phẩm chất G/T và các ứng
dụng chủ yếu thì có các yêu cầu khác nhau. Dựa vào đó Intelsat đã phân loại các trạm
mặt đất từ A đến Z.

10
1.4.2 Trạm mặt đất phát
a) Máy phát công suất cao
Để bù vào suy hao truyền lớn trong thông tin vệ tinh, đầu ra máy phát cần phải
có công suất càng lớn càng tốt, do vậy trạm mặt đất phải sử dụng bộ khuếch đại công
suất cao HPA (High Power Amplifier).
Trong các hệ thống vô tuyến mặt đất, khoảng cách giữa các trạm chuyển tiếp
chỉ khoảng vài chục km nên công suất ra của máy phát khoảng 10W là đủ. So với hệ
thống thông tin có khoảng cách lớn (36.000 km) thì một trạm mặt đất phải phát với
công suất cao khoảng từ vài chục đến vài trăm kW.
b) Cấu hình máy phát
Máy phát công suất cao gồm có một bộ khuếch đại trung tần, một bộ biến đổi tần
số phát và một bộ khuếch đại công suất cao. Bộ khuếch đại trung tần khuếch đại tín
hiệu từ bộ điều chế đưa tới tần số trung tần sau đó được biến đổi lên tần số sóng cực
ngắn nhờ bộ đổi tần. Sau đó tín hiệu được bộ khuếch đại công suất cao khuếch đại lên
đến mức yêu cầu để phát đến vệ tinh.
Mặc dù cấu hình của một máy phát công suất cao được quyết định loại và số
sóng mang nói chung được thực hiện một trong hai dạng sau (hình 1.7):

U/C MOD HPA U/C MOD

Bộ Bộ HPA U/C MOD


HPA U/C MOD
kết kết
hợp hợp

U/C MOD HPA U/C MOD

a. Khi sử dụng một HPA b. Khi sử dụng nhiều HPA

Hình1.7 Cấu hình bộ khuếch đại công suất cao


Khi sử dụng một HPA
Trong trường hợp này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Độ rộng băng thông đủ
rộng để khuếch đại một sóng mang với bất kỳ tần số nào và công suất ra có độ dự trữ
đủ sao cho méo do điều chế phát sinh từ sự khuếch đại đồng thời của nhiều tín hiệu ở

11
dưới mức qui định. Mặc dù cấu hình này sẽ đắt khi có số sóng mang nhỏ, nhưng
thường thuận lợi cho khai thác.
Khi sử dụng nhiều HPA
Trong trường hợp này mỗi bộ khuếch đại không yêu cầu phải có băng tần rộng,
chỉ cần đủ rộng để điều chỉnh tần số khuếch đại đối với mỗi sóng mang cho trước. Cấu
hình này thích hợp khi số sóng mang ít.
c) Đặc trưng khả năng phát EIRP
EIRP (Equivalent Isotropic Radiated Power - Công suất phát xạ vô hướng tương
đương) là tích số giữa hệ số tăng ích của anten và công suất máy phát cung cấp cho
anten. Đây là một thông số cơ bản biểu thị khả năng của một anten phát.
Ví dụ: với anten có đường kính gương phản xạ 30m, làm việc ở tần số 6 GHz, có
hệ số tăng ích G ≈ 63 dB. Nếu công suất máy phát là 100W thì EIRP phía trước là
200.000 kW. Nói cách khác bằng công suất của một anten vô hướng với một máy phát
có công suất bức xạ 200.000 kW về phía trước.

1.4.3 Trạm mặt đất thu


Phân đoạn mặt đất bao gồm tất cả các trạm mặt đất của hệ thống và chúng
thường được kết nối với các thiết bị của người sử dụng thông qua các mạng mặt đất
hoặc trong trường hợp sử dụng các trạm thiết bị đầu cuối có khẩu độ rất nhỏ VSAT
(Very Small Aperture Terminal) các hệ thống thông tin di động như mạng thông tin
các S - PCN (Satellite Pesonal Communication Network) thì vệ tinh có thể liên lạc
trực tiếp với thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Các trạm mặt đất được phân loại tùy
thuộc vào kích cỡ trạm và loại hình dịch vụ. Có thể có các trạm mặt đất vừa thu vừa
phát sóng những cũng có loại trạm mặt đất chỉ làm nhiệm vụ thu sóng như các trạm
chỉ thu sóng truyền hình TVRO (Television Receiver Only). Các trạm mặt đất lớn
được trang bị anten có đường kính lớn khoảng từ 30m  40m, trong khi đó các trạm
mặt đất nhỏ chỉ dùng anten có đường kính 60cm hoặc thậm chí nhỏ hơn (như các trạm
di động, các máy cầm tay). Hình 1.8 mô tả sơ đồ khối chức năng một trạm mặt đất đơn
giản làm cả hai nhiệm vụ thu và phát.

12
Góc ngẩng

Dẫn đường và
bám vệ tinh
Bộ phân tuyến

Các tín hiệu băng cơ sở


KĐ công suất RF Điều chế IF
(từ người sử dụng)

KĐ tạp âm thấp Giải điều chế Các tín hiệu băng cơ sở


LNA IF (tới người sử dụng)

Hình 1.8 Sơ đồ khối chức năng của một trạm mặt đất đơn giản
a) Bộ khuếch đại tạp âm thấp (Low Noise Amplifiers - LNA)

Hình 1.9 Sơ đồ khuếch đại của khối LNA


Ở trạm mặt đất bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) đóng vai trò quan trọng, vì tín
hiệu nhận được tại đầu vào anten rất nhỏ do sóng bức xạ từ vệ tinh bị hấp thụ rất lớn
trên đường truyền vì cự ly truyền dẫn quá dài. Bộ khuếch đại tạp âm thấp cũng cần
phải có độ rộng băng tần phủ được khoảng tần số của băng tần vệ tinh. Quy định của
Intelsat về tiêu chuẩn các trạm vệ tinh mặt đất được quyết định bởi hệ số phẩm chất
của hệ thống (G/T). (G/T) được đánh giá đầu tiên là hệ số tăng ích của anten, hệ số tạp
âm và hệ số khuếch đại tạp âm thấp, nó làm những nhiệm vụ sau đây:
- Cung cấp bộ khuếch đại với nhiệt tạp âm thấp, phối hợp tốt với đường truyền từ
anten để mất mát tại LNA là nhỏ nhất, cung cấp bộ khuếch đại với hệ số khuếch đại
cao, cùng với hệ số khuếch đại của anten làm hệ thống có hệ số G/T cao. Hơn nữa sự
khuếch đại này còn phải đủ để khắc phục được mất mát trên đường truyền và vượt qua
nhiễu gây ra do chính LNA. Làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa tín hiệu từ ống dẫn sóng
của anten đến cáp đồng trục. TEM dẫn đến thiết bị thu.
- Bộ khuếch đại LNA đặt càng gần máy thu càng tốt, để tối thiểu hoá tạp âm đưa
vào hệ thống, mặc khác phải điều chỉnh búp sóng anten đúng vào tâm anten
b) Nhiệt tạp âm

13
Trong hệ thống máy thu của thông tin vệ tinh, tạp âm sinh ra trong bộ khuếch
đại của máy thu chủ yếu là nhiệt tạp âm.
Tạp âm sinh ra trong một máy thu thường được biểu thị bằng hệ số tạp âm,
được định nghĩa như hình 1.10.

S i /N i Máy thu S 0 /N 0

Hình 1.10 Hệ số tạp âm trong thông tin vệ tinh


Tuy nhiên khi làm việc với các tín hiệu yếu như trong trường hợp thông tin vệ
tinh, thì nhiệt tạp âm được sử dụng thay thế cho hệ số tạp âm (F).
𝑆
ở đầ𝑢 𝑣à𝑜 𝐾Đ 𝑆𝑖 /𝑁𝑖
𝐹= 𝑁 =
𝑆
ở đầ𝑢 𝑟𝑎 𝑏ộ 𝐾Đ 𝑆𝑖 /𝑁𝑖
𝑁
Nhiệt tạp âm là nhiệt của một điện trở gây ra một tạp âm tương đương, sinh ra
do bộ khuếch đại. Nói cách khác công suất tạp âm (Pn) sinh ra do một điện trở, được
biểu thị theo công thức (1.1).
𝑃𝑛 = 𝑘𝑇𝐵, (1.1)
trong đó: k là hằng số Bolzơman (1.38 × 10−23 J/K).
T là nhiệt độ tuyệt đối (K) và B là độ rộng băng.
Biểu thức trên biểu thị giá trị tạp âm sinh ra do bộ khuếch đại.
c) Các loại khuếch đại tạp âm
Có ba loại khuếch đại tạp âm thấp: Một là khuếch đại thông số, hai loại khác
dùng GaAs-FET hoặc HEMT làm thiết bị khuếch đại.
Khuếch đại thông số
Hoạt động: khi một tín hiệu kích thích đặt lên một điôt biến dung (một đi-ốt có
điện dung thay đổi theo thiên áp đặt vào), các thông số mạch điện của nó thay đổi và
tạo ra điện trở âm, do đó khuếch đại tín hiệu vào. Vì vậy, từ sự biến đổi điện dung của
diot biến dung do tín hiệu kích thích được dùng cho khuếch đại, việc giảm điện trở nội
của diot biến dung mắc nối tiếp với điện dung sẽ tạo ra các đặc tính tạp âm thấp.
Bộ khuếch đại này ngày nay ít được sử dụng vì:
- Cần có mạch tạo ra tín hiệu kích thích
- Băng tần hẹp, độ tin cậy không cao
- Khó điều chỉnh và không phù hợp với sản xuất hàng loạt vì sử dụng ống dẫn
sóng

14
- Bất lợi về bảo trì và bảo dưỡng.
Khuếch đại dùng GaAs- FET
Khuếch đại dùng GaAs- FET là bộ khuếch đại nhiễu thấp co hệ số tạp âm khoảng
1.2 - 2 dB. Transistor hiệu ứng trường dùng loại bán dẫn hợp chất giữa Ga (Gali) và
As (Asen). Bộ khuếch đại này được sử dụng rộng rãi ở tần số cao với các đặc tính
băng tần rộng, có hệ số khuếch đại và độ tin cậy cao.
Khuếch đại dùng HEMT (High Electron Mobility Transistor)
Transistor có độ linh động điện tử cao (HEMT) sử dụng tiếp giáp pha trộn giữa
GaAs và AlGaAs, giữa dải dẫn của AlGaAs có một sai khác năng lượng, dải này được
kích thích thoại n, còn GaAs không được kích thích. Vì vậy hình thành một lớp giàu
điện tử trong AlGaAs gần bề mặt tiếp giáp với GaAs. Khi đặt một điện vào lớp điện tử
này, các điện tử sẽ chuyển động với độ linh hoạt rất cao và chúng không chịu sự tán xạ
bất kỳ của các “nguyên tử cho” của vật liệu sinh chúng. HEMT có các đặc tính tạp âm
thấp tốt hơn so với GaAs- FET.
Các đặc tính nổi bật của HEMT như băng tần rộng, kích thước nhỏ, giá thành
thấp, dễ bảo quản và thuận lợi cho sản xuất hàng loạt. Bởi vậy nó được sử dụng rộng
rãi. Bộ khuếch đại này làm việc ổn định ở nhiệt độ phòng nhưng khi chúng được làm
lạnh nhằm để cải thiện hơn nữa các đặc tính tạp âm thấp của chúng.
Bảng 2.2 So sánh các bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA)
LNA GaAs - FET HEMT
Điều kiện làm việc Nhiệt độ phòng Làm lạnh Làm lạnh
4GHz Xấp xỉ 550K Xấp xỉ 450K Xấp xỉ 520K

Băng 1800K hoặc thấp


12GHz Xấp xỉ 1200K Xấp xỉ 1200K
hơn
tần
0
2000K hoặc thấp
20GHz 300 K Xấp xỉ 1600K
hơn
Tạp âm thấp Tạp âm thấp
Tính năng Băng tần rộng Kích thước vô
Kích thước nhỏ cùng nhỏ
1.4.4 Anten trạm mặt đất
a) Nhiệm vụ anten trạm mặt đất
Trong thông tin vệ tinh, anten trạm mặt đất đóng vai trò quan trọng. Nhiệm vụ
chung của anten là biến năng lượng cao tần của máy phát thành sóng điện từ bức xạ về
phía anten thu của vệ tinh ở phần phát và thu sóng điện từ trên đường xuống đưa vào
đầu vào máy thu.

15
b) Các yêu cầu đối với anten trạm mặt đất
Các yêu cầu đối với anten trạm mặt đất theo khuyến nghị 390 của CCIR (CCIR
rep - 390) là:
- Hệ số tăng ích và hiệu suất cao
- Tính hướng cao, búp phụ nhỏ để không gây can nhiễu lên các hệ thống vi ba
khác
- Đặc tính phân cực tốt để sử dụng các dạng phân cực khác nhau khi sử dụng lại
tần số
- Tạp âm thấp, phải giảm tạp âm xuống mức thấp nhất có thể được. Mức tạp âm
của anten phụ thuộc vào nhiều yếu tố như góc tà, vị trí đặt, hướng và cấu tạo
anten. Để đạt được các yêu cầu trên, trạm mặt đất thường sử dụng các loại anten
mặt phản xạ còn gọi là anten gương.
Anten gương parabol
Nguyên lý cấu tạo gồm một mặt phản xạ cong theo đường cong parabol, làm
bằng các vật liệu có hệ số phản xạ cao (Rpx≈1), thường bằng nhôm hay hợp kim của
nhôm, mặt phản xạ phải nhẵn để sóng phản xạ không bị tán xạ. Tại tiêu điểm của
gương parabol đặt một nguồn bức xạ sơ cấp (thường là một anten loa: feed horn) gọi là
bộ chiếu xạ, sao cho tâm pha của bộ chiếu xạ trùng với tiêu điểm của gương, như chỉ
ra trên hình 1.11.

Hình 1.11 Anten gương parabol


Anten gương parabol có cấu tạo đơn giản nhất và giá thành thấp nhất trong các
anten dùng ở các trạm mặt đất trong thông tin vệ tinh. Nó có nhược điểm bộ chiếu xạ
đặt xa đỉnh gương nên hệ thống đỡ bộ chiếu xạ có kết cấu phức tạp, cồng kềnh, cùng
với bộ chiếu xạ sẽ chắn đi một phần sóng phản xạ từ gương, gây ra hiệu ứng che tối
làm méo đồ thị tính hướng, tăng búp phụ và làm giảm hiệu suất của anten. Fiđơ tiếp
sóng cho bộ chiếu xạ dài gây nên tổn hao và tạp âm lớn. Do đó anten gương parabol
được sử dụng ở chủ yếu ở các trạm thu và các trạm nhỏ, dung lượng thấp.
Anten hai gương (anten Cassegrain)

16
Nguyên lý cấu tạo gồm hai gương, một gương chính với đường kính lớn là
gương parabol, một gương phụ nhỏ là gương hypebol, được đặt sao cho tiêu điểm của
hai gương trùng nhau tại tiêu điểm gương phụ.
Anten hai gương có tác dụng như anten một gương parabol, nhưng nó có ưu điểm
là kích thước theo hướng trục quang ngắn hơn so với anten gương parabol, bộ chiếu xạ
đặt gần đỉnh gương parabol hơn nên giá đỡ nó đơn giản hơn và fide tiếp sóng sẽ ngắn
hơn do đó tổn hao và tạp âm sẽ nhỏ hơn. Bởi vậy anten Cassegrain được sử dụng phổ
biến cho trạm mặt đất thông thường và với các anten có kích thước trung bình và lớn.
Anten lệch
Các anten một gương parabol và anten hai gương cassegrain có nhược điểm
chung là bộ chiếu xạ hay gương phụ đặt thẳng hàng với đỉnh gương làm chắn một bộ
phận các tia sóng phản xạ từ gương chính parabol gây ra một “miền tối” phía sau
gương làm giảm hệ số tăng ích, hiệu suất và tăng búp phụ. Để khắc phục nhược điểm
này người ta sử dụng anten lệch nghĩa là bộ chiếu xạ được đặt ra ngoài hướng của các
tia phản xạ từ gương parabol.

a. Anten parabol lệch b. Anten Cassegrain lệch


Hình 1.12 Các anten lệch
Các anten lệch được sử dụng trong trường hợp yêu cầu chất lượng cao như cần
phải giảm can nhiễu từ các mạng viba trên mặt đất, hoặc từ vệ tinh khác nằm gần nhau
trên quỹ đạo.
1.4.5 Hệ thống anten bám vệ tinh
Khi ta quan sát vệ tinh địa tĩnh từ một điểm cố định trên mặt đất thì thấy nó đứng
yên nhưng trong thực tế nó luôn luôn chuyển động theo mọi hướng do tác động của
nhiều nguyên nhân khác nhau như lực hấp dẫn của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh
khác, tác động của lực bức xạ ánh sáng mặt trời và lực hấp dẫn của quả đất làm cho vệ
tinh trượt theo các hướng Nam-Bắc, Đông-Tây so với vị trí định trước, giới hạn cho
phép là ± 0.10.

17
Hàng năm, mặt phẳng quỹ đạo vệ tinh nghiêng đi một góc khoảng 0.90 theo
hướng Bắc - Nam so với mặt phẳng xích đạo.

Bắc

Quỹ đạo bị nghiêng

Quỹ đạo địa tĩnh đúng

Nam

Hình 1.13 Sự nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo địa tĩnh
1.4.6 Trạm vệ tinh
Phân đoạn không gian của một hệ thống truyền tin vệ tinh bao gồm vệ tinh cùng các
thiết bị đặt trong vệ tinh và hệ thống các trang thiết bị đặt trên mặt đất để kiểm tra theo dõi
hành trình của vệ tinh (gồm các hệ thống bám, đo đạc và điều khiển). Vệ tinh gồm hai
phần là phần tải và phần thân vệ tinh. Trong đó phần tải bao gồm hệ thống các anten
thu/phát và tất cả các thiết bị điện tử phục vụ cho việc nhận, xử lý và phát tín hiệu qua vệ
tinh. Phần thân nền vệ tinh bao gồm các hệ thống phục vụ cho phần tải vệ tinh hoạt động
như: cấu trúc vỏ và khung vệ tinh, nguồn cung cấp điện, hệ thống điều khiển nhiệt độ,
điều khiển hướng chuyển động và quỹ đạo, các thiết bị bám, đo đạc …
Các sóng vô tuyến được truyền từ trạm mặt đất lên vệ tinh gọi là tuyến lên (uplink).
Các sóng vô tuyến này được vệ tinh thu và xử lý, đổi tần, khuếch đại và truyền trở về các
trạm mặt đất theo hướng xuống (downlink). Chất lượng của đường truyền vệ tinh được
xác định bởi tỷ số năng lượng sóng mang trên năng lượng tạp nhiễu C/N của toàn tuyến,
trong đó bao gồm cả kỹ thuật điều chế và kỹ thuật mã được sử dụng trong quá trình truyền
và nhận thông tin.
Các bộ phát đáp (transponder) là một thiết bị quan trọng nhất của một vệ tinh
thông tin được đặt trong vệ tinh để thu tín hiệu từ tuyến lên, đổi tần số, khuếch đại công
suất và truyền trở lại theo tuyến xuống.
Hình 1.14 mô tả sơ đồ khối của một bộ phát đáp đơn giản. Ở đây không có nhiệm
vụ giải điều chế và xử lý tín hiệu thu được. Nó chỉ đóng vai trò như một bộ chuyển đổi
xuống, có hệ số khuếch đại công suất lớn. Bộ khuếch đại công suất trong phát đáp
thường dùng hai loại là: khuếch đại dùng đèn sóng chạy TWTA (Travelling Wave
Tube Amplifier) và khuếch đại dùng bán dẫn SSPA (Solid State Power Amplifier).
Công suất bão hòa tại đầu ra của TWTA thường từ 20 W đến 40 W. Trong các vệ tinh
loại mới được trang bị các bộ phát đáp có đa chùm tia và các bộ của pháp đáp tái sinh.

18
Do hạn chế về kích thước và trọng lượng cho nên các anten thu/phát của bộ phát đáp
thường có kích thước nhỏ, vì vậy độ tăng ích của anten vệ tinh có giới hạn.
Bộ đổi tần
Bộ lọc Bộ KĐCS đèn
Tín hiệu từ Bộ lọc Bộ KĐ tạp xuống Tuyến
thông dải sóng chạy
tuyến lên thông dải âm thấp xuống

BPF LNA BPF TWTA

Anten thu 6 LO Anten phát


GHz 4GHz
Bộ tạo dao
động nội

Hình 1.14 Sơ đồ khối chức năng của một bộ phát đáp đơn giản
Vệ tinh trong trường hợp này đóng vai trò là một trạm trung chuyển tín hiệu giữa
các trạm mặt đất với nhau và được xem là một nút của mạng thông tin vệ tinh, nó thực
hiện các chức năng sau:
- Thu tín hiệu vô tuyến điện từ các trạm mặt đất phát lên trong dải tần và phân
cực đã định.
- Khuếch đại sóng mang thu được phục vụ cho việc phát lại trên đường xuống.
Công suất sóng mang tại đầu vào máy thu vệ tinh nằm trong khoảng 100pW
đến 1nW. Còn công suất sóng mang tại đầu ra bộ khuếch công suất phát cho
tuyến xuống có yêu cao nằm trong khoảng 10W đến 100W. Như vậy độ tăng
ích anten của bộ phát đáp vệ tinh có yêu cầu khoảng 100dB đến 130dB.
Năng lượng sóng mang băng tần được bức xạ đến các vùng phủ sóng trên bề
mặt quả đất theo các nước EIRP tương ứng phủ sóng.
- Thay đổi tần số sóng mang (giữa trạm phát và trạm thu) nhằm tránh một
phần công suất phát tác động trở lại phía đầu vào máy thu vệ tinh. Khả năng
lọc của các bộ lọc đầu vào đối với tần số sóng mang tuyến xuống, có tính đến
độ tăng ích thấp của anten, cần đảm bảo sự cách biệt khoảng 150dB.
- Đối với vệ tinh có nhiều búp sóng hoặc búp sóng quét thì bộ phát đáp vệ tinh
phải có khả năng tạo tuyến sóng mang đến các vùng hoặc đốm phủ sóng theo
yêu cầu. Trường hợp đơi với vệ tinh tái sinh thì bộ phát đáp còn có chức
năng điều chế và giải điều chế.
Các thông số kỹ thuật đặc trưng cho phần tải của các vệ tinh:
- Dải tần công tác
- Số lượng bộ phát đáp
- Độ rộng dải thông của mỗi bộ phát đáp
- Phân cực sóng của tuyến lên và tuyến xuống
- Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) hoặc mật độ thông lượng
công suất tạo ra tại biên của vùng phủ sóng phụ vụ

19
- Mật độ thông lượng công suất bão hòa tại anten thu của vệ tinh (SPD:
Saturated Power Density)
- Hệ số phẩm chất (G/T) của máy thu vệ tinh tại biên của vùng phủ sóng hoặc
giá trị cực đại
- Vùng phủ sóng yêu cầu
- Công suất đầu ra của bộ khuếch đại công suất phát
- Cấu hình dự phòng cho máy thu và bộ khuếch đại công suất phát
Băng tần phân bổ cho bộ phát đáp vệ tinh có thể từ vài trăm MHz lên đến vài
chục GHz. Băng tần này thường được chia thành các băng tần con (theo phân định của
ITU). Hầu hết các bộ phát đáp thường được thiết kế với dải thông 36MHz, 54MHz
hoặc 72MHz, trong đó dải thông 36MHz là chuẩn được dùng phổ biến cho dịch vụ
truyền hình băng C (6/4 GHz). Hiện nay một số loại bộ phát đáp có xử lý tín hiệu đã
được đưa vào sử dụng và như vậy có thể cải thiện được chất lượng tín hiệu.
1.4.7 Phân hệ thông tin
a) Nhiệm vụ của phân hệ thông tin
Phân hệ thông tin đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp giữa các trạm mặt đất
với nhau.
b) Chức năng của phân hệ thông tin:
- Thu các sóng mang được phát từ các trạm mặt đất trong mạng với băng tần và
phân cực xác định. Các trạm mặt đất này được đặt trong vùng phủ sóng của
anten vệ tinh.
- Hạn chế tối đa nhiễu có hại từ các hệ thống vô tuyến khác.
- Khuếch đại các sóng mang thu được trong khi hạn chế tối đa tạp âm và méo.
- Biến đổi tần số các sóng mang nhận được trên đường lên sang tần số sóng mang
trên đường xuống.
- Cung cấp công suất đủ lớn trong băng tần xác định tại đầu vào anten phát vệ
tinh.
- Bức xạ sóng mang trong băng tần và phân cực xác định tới các vùng được xác
định trên bề mặt trái đất.
Với vệ tinh tái tạo thì trạm lặp còn có chức năng điều chế, giải điều chế và khôi
phục xung. Băng tần phân bố cho trạm lặp của vệ tinh có thể từ vài trăm MHz đến vài
GHz. Băng tần này thường được chia thành các băng tần con với các dãy khuếch đại
riêng biệt cho từng băng con để thuận tiện cho việc khuếch đại.
c) Các thông số kỹ thuật:
- Băng tần công tác
- Số lượng bộ phát đáp
- Độ rộng băng thông của một bộ phát đáp

20
- Phân cực tín hiệu đường lên, đường xuống
- Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương EIRP
- Mật độ thông lượng công suất bão hoà tại anten thu của vệ tinh SPD
- Hệ số phẩm chất G/T của máy thu vệ tinh tại biên của vùng dịch vụ hoặc
giá trị cực đại
- Vùng phủ sóng
- Công suất đầu ra của bộ khuếch đại công suất
- Cấu hình dự phòng của máy thu và bộ khuếch đại công suất cao.
1.4.8 Bộ phát đáp
Bộ phát đáp là một thiết bị quan trọng nhất của một vệ tinh thông tin, nó thực
hiện các chức năng thu sóng vô tuyến từ trạm mặt đất phát từ tuyến lên, sau đó khuếch
đại và đổi tần tín hiệu rồi phát trở lại trạm mặt đất thu trên tuyến xuống. Bộ phát đáp
bao gồm tập hợp các khối nối với nhau để tạo nên một kênh thông tin duy nhất giữa
anten thu và anten phát trên vệ tinh thông tin. Một số khối trong bộ phát đáp có thể
được dùng chung cho nhiều bộ phát đáp khác.

Bộ thu
HPA
băng
rộng
Bộ Tách Ghép
Bộ lọc nghép kênh kênh
Bộ thu
băng
6 GHz rộng 4 GHz
14 GHz 11 GHz

Hình 1.15 Sơ đồ cấu tạo bộ phát đáp


Bộ phát đáp của vệ tinh thông tin bảo đảm một số các chức năng như một bộ phát
đáp tích cực trên mặt đất: tín hiệu từ trạm mặt đất tới (tuyến lên) đi qua anten vào máy
thu (gồm một bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA, bộ dao động nội LO, bộ khuếch đại
công suất cao HPA) tới bộ phân kênh đầu vào IMUX, qua bộ tiền khuếch đại DRIVER
để đến bộ khuếch đại công suất cao HPA (dùng đèn sóng chạy TWT hoặc Transistor
trường) rồi đến bộ ghép kênh đầu ra OMUX và ra anten phát xuống đất (tuyến xuống)
a) Thiết bị thu băng rộng
Thiết bị thu băng rộng thực hiện chức năng khuếch đại tín hiệu và đổi tần số
tuyến lên thành tần số tuyến xuống. Yêu cầu đặc tuyến nhiễu phải đạt sao cho tỷ số
sóng mang trên tạp âm phải tốt nhất cho tuyến lên. Hệ thống thu băng rộng thường đạt
hệ số khuếch đại 50 ÷ 60dB đủ để bù lại suy hao trong bộ lọc và đổi tần.
Do yêu cầu độ tin cậy cao nên hệ thống thu băng rộng có một bộ làm việc và một
bộ dự phòng, khi có sự cố sẽ tự động chuyển mạch sang bộ dự phòng.

21
LO

LNA AMP
Bộ trộn
Lọc đầu
vào Bộ ghép

Bộ trộn
LNA AMP

LO

Hình 1.16 Sơ đồ bộ thu băng rộng


Đầu vào bộ thu tín hiệu băng rộng là bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA. Bộ khuếch
đại này làm việc ở đoạn tuyến tính của đặc tuyến công tác, có tạp âm thấp khi khuếch
đại sóng mang. Tín hiệu sóng mang đã được khuếch đại ở LNA sẽ đi vào bộ trộn tần
và được đổi tần nhờ bộ dao động nội LO. Bộ đổi tần được thiết kế sao cho khi đổi tần
số sóng mang thu được từ mặt đất phát lên và tần số phát xuống mặt đất với mức tổn
hao nhỏ cỡ −5 ÷ −6 𝑑𝐵.
Thông thường vệ tinh thực hiện dịch 2225 MHz giữa tần số thu được từ tuyến lên
và tần số phát xuống mặt đất. Bộ dao động nội phát ra tần số 2225 MHz có độ ổn định
cao, công suất từ bộ dao động nội tới đầu vào bộ trộn cỡ 10dB bằng kỹ thuật nhân tần
và mạch vòng khoá pha. Bộ dao động nội được ổn nhiệt rất cao để đảm bảo độ ổn định
yêu cầu.
Bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA (Low Noise Amplifier): Bộ này quyết định chủ
yếu hệ số phẩm chất G/T (Gain Over Temperature) của bộ phát đáp. Bộ khuếch đại này
phải có hệ số tạp âm thấp đồng thời phải có hệ số khuếch đại cao để hạn chế tạp âm
phân bố của các tầng sau.
Các thông số đặc trưng cho bộ LNA:
+ Băng tần hoạt động: băng C là 6GHz, băng X là 8GHz, băng Ku là 14GHz,
băng Ka là 30GHz.
+ Hệ số khuếch đại: (50÷60)±0,5 dB.
+ Hệ số tạp âm: 1,6 (6GHz), 1,9 (14GHz), 2,2(30GHz).
Để đảm bảo hệ số tạp âm của bộ khuếch đại thấp thì cần có nhiệt độ bên ngoài bộ
LNA thấp, nên người ta đặt nó trong Heli lỏng gần độ 0 tuyệt đối.
- Bộ đổi tần xuống: Bao gồm một bộ trộn Mixer, một bộ dao động nội và các bộ
lọc thông dải. Tần số của bộ dao động nội tùy thuộc vào băng tần công tác cũng như
bộ phát đáp thực hiện đổi tần bao nhiêu lần.Tầng này cần có tín hiệu dao động nội để
biến đổi tần số. Công suất tín hiệu cấp từ bộ dao động nội cho đầu vào bộ trộn khoảng
10dB. Tần số của bộ dao động nội phải rất ổn định và có ít tạp âm.

22
- Bộ khuếch đại: Khuếch đại tín hiệu sau khi đã đổi tần nhằm cung cấp công suất
tín hiệu đủ lớn cho các tầng sau. Bộ khuếch đại này được thiết kế sao cho hệ số khuếch
đại có thể điều khiển được từ xa. Do hoạt động trên băng tần rộng và khuếch đại một
cách đồng thời nhiều sóng mang nên đặc tính truyền đạt của bộ khuếch đại này yêu
cầu rất cao và công suất của hài bậc ba phải nhỏ hơn công suất của sóng mang ít nhất là
40dB đầu ra bộ khuếch đại.
Trong thực tế, máy thu được chế tạo theo modul phải đảm bảo được hệ số tăng ích
yêu cầu và không đổi trên toàn bộ băng thông hoạt động. Để tăng độ tin cậy của hệ thống,
máy thu có thể được đấu nối theo cấu hình dự phòng 1:1
b) Bộ phân kênh đầu vào IMUX
Vệ tinh có bộ phân kênh chia dải tần 500MHz thành các băng tần nhỏ hơn có
độ rộng băng của các bộ phát đáp. Các băng tần nhỏ này được khuếch đại bằng các bộ
phát đáp sau đó chúng được tổ hợp lại trước khi đưa ra anten phát xuống mặt đất

Bộ lọc dải Kênh 1

Bộ lọc dải Kênh 3

Bộ lọc dải Kênh 5

K1 K2 K3 K4 K5 K6

Bộ lọc dải Kênh 2

Bộ lọc dải Kênh 4

Bộ lọc dải Kênh 6

Hình 1.17 Sơ đồ bộ phân kênh đầu vào


- Nhiệm vụ của IMUX: Phân băng tần của máy thu thành các kênh tần số của bộ
phát đáp 36MHz, 54MHz hoặc 72MHz…Các kênh này thường được tổ chức thành các
nhóm số chẵn và số lẻ. Việc tổ chức này cho phép tăng thêm phân cách và giảm nhiễu
giữa các kênh lân cận trong một nhóm.
- Yêu cầu: Tại tần số trung tâm đặc tuyến cộng hưởng của bộ lọc không được
thay đổi trong suốt quá trình vệ tinh hoạt động. Do vậy các hốc cộng hưởng phải làm
bằng vật liệu chịu nhiệt, có hệ số dãn nở nhỏ, độ dẫn tốt.
- Cấu hình của bộ phân kênh bao gồm các bộ xoay vòng và các bộ lọc thông dải,
các bộ lọc thông dải này quy định băng thông của bộ phát đáp. Các kênh được tổ chức
thành hai nhóm chẵn và lẻ. Sử dụng bộ Hybrid để chia thành hai phần dùng chung
công suất đầu ra máy thu. Suy hao tín hiệu phụ thuộc vào số lần tín hiệu đi qua bộ

23
xoay vòng và số lần phản xạ tại bộ lọc thông dải. Do vậy suy hao tín hiệu đối với các
kênh khác nhau là khác nhau và đạt giá trị cực đại tại kênh xa đầu vào của bộ IMUX
nhất. Để giảm chênh lệch suy hao giữa các kênh người ta chia bộ IMUX thành nhiều
phần, mỗi phần hỗ trợ một số kênh.
c) Bộ khuếch đại kênh
Đây là thiết bị quan trọng nhất của bộ phát đáp, nó bao gồm nhiều bộ khuếch
đại công suất cao HPA. Nhiệm vụ của HPA là cung cấp công suất theo yêu cầu cho
đường xuống, xác định được công suất phát xạ đẳng hướng tương đương EIRP của
mỗi kênh. Yêu cầu khuếch đại phải bảo đảm tính chất tuyến tính để hạn chế tạp âm
xuyên điều chế phân bố tại đầu vào các trạm mặt đất. Ngoài ra cần có cấu hình dự
phòng. Và để đạt được yêu cầu trên thì người ta có các giải pháp như sau:
- Do tín hiệu đầu vào máy thu sau khi khuếch đại bị suy hao trong bộ IMUX
nên sử dụng bộ tiền khuếch đại trước bộ HPA để đạt tín hiệu đủ lớn điều khiển bộ
HPA.
- Mắc các bộ suy hao nối tiếp với bộ khuếch đại với hệ số suy hao được điều
chỉnh từ 0 đến vài dB.
- Sử dụng các bộ cân bằng để bù đặc tuyến biên độ tần số và pha tần số của HPA.
Có hai bộ khuếch đại công suất cao thường được sử dụng trên vệ tinh đó là bộ
khuếch đại đèn sóng chạy TWTA (Traveling Wave Tube Amplituder) và bộ khuếch
đại bán dẫn SSPA. Các thông số kỹ thuật của hai loại HPA như sau:
Bảng 1.2 Các thông số kỹ thuật của các loại HPA
Các thông số kỹ thuật TWTA SSPA
Băng tần hoạt động C, Ku, Ka C, Ku
Công suất bão hòa tại đầu vào (20÷200) W (20÷40) W
Hệ số khuếch đại điểm bão hòa ~55 dB (70÷90) W
Tỷ số C/N (10÷12) dB (10÷18) dB
Hệ số chuyển đổi AM/PM 4.50/dB 20/dB
Hiệu suất (50÷60)% (30÷45)%
Khối lượng (1.5÷2.2) kg (0.8÷1.5) kg
Xác suất hỏng trong 109h <150 FIT <150 FIT
d) Bộ ghép kênh đầu ra OMUX

24
Tín hiệu sau khi qua bộ khuếch đại được tập hợp lại tại đầu ra của bộ phát đáp
bằng bộ ghép kênh tại đầu ra để đưa ra anten. Yêu cầu không làm tổn hao công suất
bức xạ của các bộ khuếch đại.
Để thoả mãn yêu cầu trên thì các bộ lọc đầu ra bộ khuếch đại công suất sẽ được
ghép trực tiếp lên ống dẫn sóng chung trong đó ống dẫn sóng được ngắn mạch tại đầu
cuối và đầu kia được nối với cổng tiếp sóng của anten.
1.4.9 Anten trên vệ tinh
Anten trên vệ tinh đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của vệ tinh. Các
chức năng chính của anten trên vệ tinh:
- Lựa chọn sóng vô tuyến được phát đi trong băng tần với phân cực đã cho từ
các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh.
- Phát sóng vô tuyến ở băng tần và phân cực đã cho lên khu vực quy định trên
mặt đất.
Yêu cầu:
- Thu can nhiễu càng nhỏ càng tốt
- Phát công suất nhỏ nhất ra ngoài vùng quy định
- Anten trên vệ tinh phải phủ sóng một khu vực gọi là vùng phục vụ với mức
công suất yêu cầu nó được đặc trưng bởi các đường đẳng mức về độ tăng
ích của anten hoặc là EIRP đẳng mức và hệ số phẩm chất thu G/T đẳng
mức. Như vậy tất cả các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng đều thu
được mức công suất yêu cầu không nhỏ hơn mức cực đại 3dB.
Các loại anten:
Để có được các vùng phủ sóng khác nhau anten trên vệ tinh thường sử dụng hai
loại chính anten loa và anten mặt phản xạ với các bộ chiếu xạ khác nhau được tiếp
sóng theo các phương pháp khác nhau:
a) Anten loa
Có ưu điểm là độ tin cậy cao và đơn giản nhưng tính hướng kém nên được sử
dụng để phủ sóng với búp sóng toàn cầu.

Hình 1.18 Anten loa hình chữ nhật


b) Anten phản xạ

25
Hình 1.19 Anten phản xạ
Là loại anten thường được sử dụng nhất để tạo ra búp sóng dạng vết và dạng
hình thù riêng rẽ. Anten này bao gồm một mặt phản xạ parabol và một hoặc nhiều
nguồn phát xạ đặt tại tiêu điểm của mặt phản xạ. Để điều chỉnh được hướng chùm
sóng của anten trên quỹ đạo bằng các lệnh điều khiển từ xa. Việc thay đổi búp sóng
được thực hiện bằng cách thay đổi pha của các phần tử bức xạ. Để tạo ra búp sóng
dạng tròn hay elip được thực hiện bằng cách thay đổi hình dạng mặt phản xạ cho phù
hợp với vùng phủ sóng. Còn để tạo ra búp sóng với dạng hình thù riêng rẽ hay phức
tạp thì có thể thực hiện bằng cách đặt một dãy các phần tử bức xạ tại tiêu điểm của mặt
phản xạ được tiếp điện của cùng một tín hiệu nhưng biên độ và pha lệch nhau nhờ các
mạch tạo búp sóng
c) Anten dãy
Sử dụng một bộ rất nhiều các phần tử bức xạ để tạo nên một góc mở bức xạ.
Các phần tử bức xạ được đặt cách nhau 0.6λ.
1.5 Tài nguyên vô tuyến cho thông tin vệ tinh
1.5.1 Cửa sổ vô tuyến
Các sóng vô tuyến điện truyền đến hay đi từ các vệ tinh thông tin ngoài suy hao
đường truyền do cự ly còn chịu ảnh hưởng của tầng điện ly và khí quyển. Tầng điện ly
cách mặt đất 50 - 400km là một lớp khí loãng bị ion hoá bởi các tia vũ trụ và nó có
tính chất hấp thụ và phản xạ sóng. Tuy nhiên nó chỉ ảnh hưởng nhiều với băng sóng
ngắn, tần số càng cao thì càng ít ảnh hưởng.
Từ hình vẽ 1.20 ta thấy các tần số nằm trong khoảng giữa 1GHz và 10GHz thì
suy hao kết hợp do tầng điện ly và mưa nhỏ là không đáng kể, do vậy băng tần này
được gọi là "cửa sổ tần số". Lúc đó nếu sóng nằm trong cửa sổ vô tuyến thì suy hao
truyền dẫn có thể được xem gần đúng là suy hao không gian tự do. Vì vậy, cho phép
thiết lập các đường thông tin vệ tinh ổn định, nhưng phải lưu ý đến sự can nhiễu với
các đường thông tin viba trên mặt đất vì các sóng trong thông tin viba cũng sử dụng
tần số nằm trong cửa sổ này. Ngoài ra, khi mưa lớn thì suy hao do mưa trong cửa sổ
tần số cần phải được tính toán, xem xét thêm để kết quả tính toán có độ chính xác cao
hơn.

26
100

Suy hao do Suy hao do mưa 25mm/h


Suy hao (dB) 50
tầng điện ly
10
5
1

Cửa sổ tần số

0,1 0,5 1 5 10 50 100

Tần số (GHz)
Hình 1.20 Đồ thị biểu dễn suy hao do mưa và do tầng điện ly theo tần số
1.5.2 Phân định tần số
Phân định tần số cho các dịch vụ vệ tinh là một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự
cộng tác quốc tế và có quy hoạch. Phân định tần được thực hiện dưới sự bảo trợ của
Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU). Để tiện cho việc quy hoạch tần số, toàn thế giới
được chia thành ba vùng:
Vùng 1: Châu Âu, Châu Phi, Liên xô cũ và Mông Cổ.
Vùng 2: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Đảo Xanh.
Vùng 3: Châu Á (trừ vùng 1), Úc và Tây nam Thái Bình Dương, trong đó có cả
Việt Nam.
Trong các vùng này băng tần được phân định cho các dịch vụ vệ tinh khác nhau,
mặc dù một dịch vụ có thể được cấp phát các băng tần khác nhau ở các vùng khác
nhau.
1.5.3 Tần số sử dụng trong thông tin vệ tinh
Các tần số sử dụng trong thông tin vệ tinh nằm trong băng tần siêu cao SHF
(Super High Frequency) từ 3 đến 30 GHz, trong phổ tần số sử dụng cho vệ tinh người ta
còn chia các băng tần nhỏ với phạm vi ứng dụng như bảng 1.3. Hiện nay, băng C và
băng Ku được sử dụng phổ biến nhất.
Bảng 1.3 Tần số sử dụng trong thông tin vệ tinh
Dải tần
Ký hiệu Phạm vi sử dụng
(GHz)
Thông tin vệ tinh di động, phát thanh quảng bá, vô
L 1–2
tuyến định vị.
S 2–4 Thông tin vệ tinh di động, hàng hải.

27
C 4–8 Thông tin vệ tinh cố định.
X 8 – 12 Thông tin vệ tinh quân sự và chính phủ.
Ku 12 – 18 Thông tin vệ tinh cố định, truyền hình quảng bá.
K 18 – 27 Trạm cố định.
Ka 27 – 40 Thông tin vệ tinh cố định, truyền hình quảng bá.
Sóng
> 40 Liên lạc giữa các vệ tinh.
mm
- Băng C (6/4 GHz) nằm ở khoảng giữa cửa sổ tần số, suy hao ít do mưa, trước
đây được dùng cho các hệ thống viba mặt đất. Sử dụng chung cho hệ thống
Intelsat và các hệ thống khác bao gồm các hệ thống vệ tinh khu vực và nhiều
hệ thống vệ tinh nội địa.
- Băng Ku (14/12 và 14/11 GHz), được sử dụng rộng rãi tiếp sau băng C cho viễn
thông công cộng, dùng nhiều cho thông tin nội địa và thông tin giữa các công
ty. Do tần số cao nên cho phép sử dụng những anten có kích thước nhỏ, nhưng
cũng vì tần số cao nên tín hiệu ở băng Ku bị hấp thụ lớn do mưa.
- Băng Ka (30/20 GHz) lần đầu tiên sử dụng cho thông tin thương mại qua vệ
tinh Sakura của Nhật, cho phép sử dụng các trạm mặt đất nhỏ và hoàn toàn
không gây nhiễu cho các hệ thống viba. Tuy nhiên băng Ka suy hao đáng kể
do mưa nên không phù hợp cho thông tin chất lượng cao.

1.6 Câu hỏi ôn tập


1. Mô tả và giải thích nguyên lý hoạt động cấu trúc tổng quát một hệ thống thông
tin vệ tinh.
2. Mô tả cấu trúc tổng quát một mạng thông tin di động vệ tinh
3. Các băng tần được sử dụng trong thông tin vệ tinh.

28
CHƯƠNG 2.
ĐỊNH VỊ VỆ TINH TRÊN QUỸ ĐẠO

2.1 Sự hình thành các loại quỹ đạo của vệ tinh


Quỹ đạo của vệ tinh là hành trình của vệ tinh trong không gian mà trong đó vệ
tinh được cân bằng bởi hai lực đối nhau. Hai lực đó là lực hấp dẫn của quả đất và lực
ly tâm hình thành do độ cong của hành trình vệ tinh. Quỹ đạo của vệ tinh nằm trên một
mặt phẳng có dạng hình tròn hoặc hình elip. Nếu quỹ đạo là hình tròn trùng tâm với
tâm của trái đất, còn quỹ đạo là hình elip thì có một đầu nằm xa quả đất nhất được gọi
là viễn điểm và một đầu nằm gần quả đất nhất được gọi là cận điểm. Các dạng quỹ đạo
của vệ tinh thông thường có quan hệ với chu kỳ quay của quả đất quanh trục của nó và
mức độ nhìn thấy của vệ tinh còn phụ thuộc vào các giá trị góc nhìn.

Viễn điểm
(Apogee)

Nút xuống ha
(Descending)

q hp
Cận điểm (Perigee)
w

La i

Mặt phẳng Nút lên


xích đạo Line of Apsides (Ascending)

Hình 2.1 Độ cao viễn điểm, cận điểm, góc nghiêng i và đường nối các điểm cực
Các khái niệm cơ bản để mô tả quỹ đạo của vệ tinh được trình bày như sau:
- Viễn điểm (Apogee): là điểm xa quả đất nhất. Độ cao của viễn điểm được ký
hiệu là ℎ𝑎 .
- Cận điểm (Perigee): là điểm gần quả đất nhất. Độ cao của cận điểm được ký
hiệu là ℎ𝑝 .
- Đường nối các điểm cực (Line of Apsides): là đường nối viễn điểm với cận
điểm qua tâm trái đất. Ký hiệu là 𝐿𝑎 .
- Nút lên (Ascending): là điểm cắt giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng xích
đạo nơi mà vệ tinh chuyển động từ Nam lên Bắc.

29
- Nút xuống (Descending): là điểm cắt giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng
xích đạo nơi mà vệ tinh chuyển động từ Bắc xuống Nam.
- Đường các nút (Line of nodes) là đường nối các nút lên và nút xuống qua tâm
quả đất.
- Góc nghiêng (Inclination): là góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng xích
đạo. Góc được đo tại điểm tăng từ xích đạo đến quỹ đạo khi vệ tinh chuyển
động từ Nam lên Bắc. Ký hiệu là i.
- Quỹ đạo đồng hướng (Prograde Orbit): là quỹ đạo mà ở đó vệ tinh chuyển
động cùng với chiều quay của quả đất. Quỹ đạo đồng hướng còn được gọi là
quỹ đạo trực tiếp. Góc nghiêng của quỹ đạo đồng hướng nằm trong dải từ 00
đến 900. Hầu hết các vệ tinh đều được phóng vào quỹ đạo đồng hướng vì tốc độ
quay của quả đất sẽ cung cấp một phần tốc độ quỹ đạo và nhờ vậy tiết kiệm
được năng lượng phóng.
- Quỹ đạo ngược hướng (Retrograde Orbit): là quỹ đạo mà ở đó vệ tinh chuyển
động ngược hướng với chiều quay của quả đất. Góc nghiêng của quỹ đạo ngược
hướng nằm trong dải từ 900 đến 1800.
- Agumen cận điểm (Argument of Perigee): là góc từ nút xuống đến cận điểm
được đo trong mặt phẳng quỹ đạo tại tâm quả đất theo hướng chuyển động của
vệ tinh.
- Góc lên đúng của nút lên (Right Ascension of Ascending Node): để định
nghĩa đầy đủ vị trí của quỹ đạo trong không gian, vị trí của nút lên được đặc tả.
- Độ dị thường trung bình (Mean Anomaly): độ dị thường trung bình M cho
thấy giá trị trung bình vị trí góc của vệ tinh với tham chuẩn là cận điểm. Đối với
quỹ đạo tròn M cho thấy vị trí góc của vệ tinh trên quỹ đạo.
- Độ dị thường thật sự (True anomaly): là góc từ cận điểm đến vệ tinh được đo
tại tâm trái đất.
2.2 Các tham số xác định vị trí của vệ tinh
Trong kỹ thuật truyền tin vô tuyến thường sử dụng khái niệm các góc ngẩng và
các góc phương vị. Mô tả các tham số xác định vị trí vệ tinh trên quỹ đạo được trình
bày trên hình vẽ 2.2.
Trong đó  được gọi là góc tâm hoặc góc phủ sóng được khép bởi các đường
thẳng OG và OS với O là tâm quả đất, G là trạm mặt đất và S là vệ tinh,  được gọi là
góc nghiêng hoặc góc nhìn từ vệ tinh được tạo bởi các đường thẳng GS và OS. Lg và lg
là ký hiệu cho vĩ tuyến và kinh tuyến tương đối (nghĩa là có liên quan đến kinh tuyến
của điểm S’) của trạm mặt đất và vĩ tuyến của vệ tinh. Trong hệ tọa độ thì các vĩ tuyến
Bắc và kinh tuyến Đông sẽ mang dấu dương. R là khoảng cách từ vệ tinh đến trạm mặt
đất,  là góc lệch của vệ tinh so với hệ tọa độ xích đạo tâm địa cầu, RE là bán kính của
quả đất, h là khoảng cách từ vệ tinh đến điểm phụ S’.

30
a) Góc phương vị ()
Góc phương vị là góc được đo từ góc chuẩn là cực Bắc theo chiều kim đồng hồ,
tính từ cực bắc địa lý tại trạm mặt đất G đến điểm phụ S’ là điểm cắt trên mặt đất của
đường thẳng nối từ tâm O quả đất đến vệ tinh S của vệ tinh. Góc phương vị là góc dẫn
đường cho anten quay tìm vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh theo hướng từ Đông sang Tây.
Góc phương vị là biến đổi từ 00 đến 3600 và phụ thuộc vào vị trí tương đối của vệ tinh để
xem xét (hình 2.2).

Vệ tinh
S
N  R

q
G h
RE S’
Lg
 
O
lg Y

Đến điểm
x
xuân
phân
X

Hình 2.2 Định vị vệ tinh theo các góc nhìn


Góc phương vị được tính theo công thức (2.1).
𝑐𝑜𝑠𝛿𝑠𝑖𝑛𝑙𝑔
𝜉 = sin−1 [ ] (2.1)
𝑠𝑖𝑛𝜑
Biểu thức tính  là chưa tính đến vị trí tương đối của S’đối với các trạm mặt
đất, để tính đến vị trí của S’người ta đưa ra bảng liệt kê các góc phương vị thực khi
tính đến vị trí tương đối này.
Bảng 2.1 Giá trị của góc phương vị  so với vị trí tương đối của S’
Vị trí của S’ so với vị trí của Góc phương vị
Bán cầu
trạm mặt đất G ()

S’ Tây Bắc của G 3600- 


S’ Tây Nam của G 3600- 
Bán cầu Bắc
S’ Đông Bắc của G 
S’ Đông Nam của G 

31
S’ Tây Bắc của G 1800 + 
S’ Tây Nam của G 1800 + 
Bán cầu Nam
S’ Đông Bắc của G 1800 - 
S’ Đông Nam của G 1800 - 
b) Góc ngẩng (q)
Góc ngẩng q là góc theo hướng lên tính từ tiếp tuyến với mặt đất tại trạm mặt đất
với đường thẳng nối trạm mặt đất G với vệ tinh và được tính bởi công thức (2.2).
𝑠𝑖𝑛𝜑
𝑐𝑜𝑠𝜃 =
2 (2.2)
√1 + ( 𝑅𝐸 ) − 2 ( 𝑅𝐸 ) 𝑐𝑜𝑠𝜑
𝑅𝐸 + ℎ 𝑅𝐸 + ℎ

c) Góc ngẩng tối thiểu, khả năng nhìn thấy của vệ tinh
Điều kiện đủ cho một vệ tinh được nhìn thấy từ một trạm mặt đất là q 00. Từ
hình 2.2 ta có, để điều kiện đó được thỏa mãn thì biểu thức (2.3) phải thỏa mãn.
𝑅𝐸
𝑅𝐸 + ℎ = , (2.3)
cos 𝜑
trong đó: RE - là bán kính quả đất
h - là độ cao của vệ tinh so với bề mặt quả đất
Từ đó rút ra điều kiện khả năng nhìn thấy của vệ tinh theo công thức (2.4).
𝑅𝐸
𝑐𝑜𝑠𝜑 ≤ (2.4)
𝑅𝐸 + ℎ
Vậy điều kiện tối thiểu để vệ tinh nhìn thấy từ trạm mặt đất là q = 00 được gọi là
góc ngẩng tối thiểu ký hiệu là 𝜃𝑚𝑖𝑛 . Từ đó có thể biểu thị góc tâm  qua 𝜃𝑚𝑖𝑛 như
công thức (2.5).
𝑅𝐸 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑚𝑖𝑛
𝜑 = cos −1 [ ] − 𝜃𝑚𝑖𝑛 (2.5)
𝑅𝐸 + ℎ
2.3 Sự liên quan giữa vị trí, tốc độ bay và chu kỳ quỹ đạo của vệ tinh
Sự chuyển động của vệ tinh vòng quanh trái đất được tuân theo định luật Kepler,
đây là định luật xác định quy luật chuyển động của hành tinh xung quanh mặt trời.
Như vậy, vệ tinh quỹ đạo trái đất buộc phải chuyển động theo một quỹ đạo mà mặt
phẳng quỹ đạo của nó đi qua tâm trái đất.

32
2.3.1 Định luật Kepler thứ nhất
Vệ tinh chuyển động vòng quanh trái đất theo một quỹ đạo Ellip với tâm trái đất
nằm ở một trong hai tiêu điểm của Ellip. Điểm xa nhất của quỹ đạo so với tâm trái đất
nằm ở phía của tiêu điểm thứ hai, được gọi là viễn điểm còn điểm gần nhất của quỹ
đạo được gọi là cận điểm.

2b
2a

ha hb

Hình 2.3 Quỹ đạo của vệ tinh


Ghi chú:
a: Bán trục dài
b: Bán trục ngắn
ha: Độ cao viễn điểm
hb: Độ cao cận điểm
e: Độ lệch tâm xác định hình dạng elíp được xác định theo công thức (2.6).

√𝑎2 − 𝑏2 (2.6)
𝑒=
𝑎
Ý nghĩa:
- Vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo tròn hoặc Ellip.
- Tâm trái đất nằm 1 trong 2 tiêu điểm của quỹ đạo Ellip.
- Nếu là quỹ đạo tròn thì tâm của quỹ đạo trùng với tâm của trái đất.
- Khi e = 0, thì quỹ đạo vệ tinh là quỹ đạo tròn.
2.3.2 Định luật Kepler thứ hai
Vệ tinh chuyển động theo một quỹ đạo với vận tốc thay đổi sao cho đường nối
giữa tâm trái đất và vệ tinh sẽ quét các diện tích bằng nhau khi vệ tinh chuyển động
trong cùng một thời gian như nhau.
Theo định luật Kepler thứ hai ta có, trên hình vẽ 2.4, nếu T1 = T2 thì S1 = S2

33
T1

T2 S2
S1

Vmax Vmin

Hình 2.4 Quỹ đạo chuyển động của vệ tinh


Ý nghĩa:
- Vệ tinh chuyển động với vận tốc nhanh hơn khi gần trái đất và chậm hơn khi xa
trái đất
- Vận tốc chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo tròn là không đổi và được xác
định theo hình vẽ 2.5.
-mV2/R
V

mMG/R2

rE

Hình 2.5 Vận tốc chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo tròn
Vệ tinh bay ở quỹ đạo tròn có bán kính R sẽ là một đại lượng không đổi, được
xác định khi thực hiện phép lấy cân bằng lực hút và lực ly tâm theo biểu thức (2.6).
𝑚𝐺𝑅 𝑚𝑉 2
= (2.6)
𝑅2 𝑅
Có vận tốc được xác định theo công thức (2.7) và chu kỳ được xác định theo
công thức (2.8).

𝑀𝑅 630
𝑉=√ = (𝑘𝑚/𝑠) (2.7)
𝐺 √𝑅
2𝜋𝑅
𝑇= ≅ 10−2 √𝑅3 (2.8)
𝑉
trong đó:
+ G là hằng số hấp dẩn (6.674x108 cm3/gs2).

34
+ M là khối lượng của quả đất (5.974x1027g).
+ m là khối lượng của quả vệ tinh (g).
+ R là khoảng cách từ tâm trái đất đến vệ tinh (km).
2.3.3 Định luật Kepler thứ ba
Nội dung của định luật Kepler thứ 3 được phát biểu như sau: Bình phương của
chu kỳ quay tỷ lệ thuận với luỹ thừa bậc ba của bán trục lớn của quỹ đạo Ellip. Công
thức (2.9) biểu diễn dạng toán học của định luật Kepler thứ 3.
𝑇 2 = 𝑘𝑎3 (2.9)
trong đó, k là hệ số tỷ lệ, có giá trị không đổi đối với một vật thể xác định trên
quỹ đạo.
2.4 Các yếu tố cần thiết khi phóng vệ tinh
Để phóng vệ tinh lên quỹ đạo cần thiết phải cung cấp cho vệ tinh một vận tốc
ban đầu nhất định đủ lớn để đạt được quỹ đạo mong muốn. Các vận tốc vũ trụ làm nền
tảng cho phóng vũ trụ lên vệ tinh gồm:
- Tốc độ vũ trụ cấp 1: 7.8 km/s là tốc độ lý thuyết tối thiểu, cần thiết để làm cho
một vật rời khỏi trái đất có thể đặt được vào quỹ đạo.
- Tốc độ vũ trụ cấp 2: 11.2 km/s là tốc độ tối thiểu cần thiết để rời khỏi quỹ đạo
trái đất, thành vệ tinh của mặt trời.
- Tốc độ vũ trụ cấp 3: 16.6 km/s là tốc độ tối thiếu cần thiết để rời khỏi hệ mặt trời.
Để đạt được điều này, vệ tinh cần thiết phải có tên lửa phóng hoặc tàu con thoi để
mang vệ tinh đi.
2.4.1 Tên lửa phóng
Tên lửa phóng có nhiệm vụ mang vệ tinh ra khỏi tầng khí quyển của trái đất,
cung cấp thế năng (độ cao) và động năng (tốc độ) cần thiết cho vệ tinh vào quỹ đạo.
Dạng quỹ đạo phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) độ cao mà ở đó vệ tinh được đưa
vào quỹ đạo và (2) tốc độ ban đầu của tên lửa đẩy phóng lên.
Ví dụ: tốc độ ban đầu là 7.8 km/s ở độ cao 200 km thì quỹ đạo là hình tròn. Nếu
tốc độ ban đầu là 7.8 km/s đến 11 km/s thì quỹ đạo là elip.
Nếu tốc độ ban đầu nhỏ hơn 7.8 km/s thì vệ tinh sẽ rơi xuống đất, nhưng cao hơn
11 km/s thì vệ tinh sẽ bứt khỏi lực hút của trái đất và trở thành một trạm thăm dò trong
vũ trụ. Để phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh, phải qua một quỹ đạo chuyển tiếp hình
elip GTO (GeostationaryTranfer Orbit) mà tốc độ ban đầu khi vào quỹ đạo là 9.7 km/s
để đạt được viễn điểm ở độ cao 36000 km.
Xếp hạng tên lửa phóng
- Tên lửa phóng hạng nặng có thể đưa vệ tinh trên 4 tấn vào quỹ đạo địa tĩnh.

35
- Tên lửa phóng hạng trung có thể đưa vệ tinh từ 1-4 tấn vào quỹ đạo địa tĩnh.
- Tên lủa phóng loại nhỏ để phóng các vệ tinh mini (100-1000 kg) và micro (10-
100 kg). Các tên lửa phóng loại nhỏ để đưa các vệ tinh này lên quỹ đạo ở độ cao
400-1000 km.
Các quốc gia có tên lửa phóng bao gồm: Hoa Kỳ (hãng Nasa, Mc Donnel Douglas,
Martin Marieta…), LB Nga (Proton), Trung Quốc (Trường Chinh), Nhật Bản (Nasda),
Ấn Độ (PSLV), Châu Âu (Aerospace).
2.4.2 Tàu con thoi
Tàu con thoi hiện nay chỉ có Hoa Kỳ sở hữu. Khác với tên lửa đẩy, tàu con thoi co
thể sử dụng được nhiều lần nhưng chế tạo phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Cấu tạo tàu
con thoi này gồm ba phần:
- Bản thân tàu vũ trụ gọi là Orbiter để chở đội bay và tải hữu ích;
- Thùng chưa propellant lỏng đặt ngoài con tàu;
- Hai mô-tơ rốc-két dùng propellant dạng rắn, dùng cho giai đoạn cất cánh.
Orbiter là một con tàu có cánh hình tam giác, kích thước như một máy bay phản
lực DC-97C, dài 337m, sải cánh 24 m, trọng lượng rỗng là 70 tấn, lúc lên được phóng
thẳng đứng, sao khi vào quỹ đạo thì bay quanh trái đất như một vệ tinh, đến lúc về hạ
cánh như máy bay. Hai mô-tơ rốc-két sau khi cắt ra rơi xuống biển có dù đỡ, sau này
vẫn tái sử dụng được.
Thùng propellant lỏng sau khi cắt ra là bỏ đi. Tàu con thoi có thể chứa 30 tấn tải
hữu ích, có thể phóng vệ tinh vào những quỹ đạo dưới 400km hay vào quỹ đạo elip
chuyển tiếp GTO. Giá phóng vệ tinh bằng tàu con thoi cao hơn tên lửa đẩy. Chi phí
phóng khoảng 50000 USD/kg đối với vệ tinh địa tĩnh và 10000 USD đối với vệ tinh
tầm thấp LEO (số liệu năm 1998).
2.4.3 Phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh
Để phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh, trước hết phải qua một quỹ đạo chuyển
tiếp GTO hình elip. Tốc độ ban đầu khi vào quỹ đạo này là 9.7 km/s. Quỹ đạo này có
cận điểm cao vài trăm km và chu kỳ quay khoảng 10g30’. Vệ tinh ở trên quỹ đạo đó
khoảng 5 ngày trước khi bay tiếp vào quỹ đạo địa tĩnh. Quỹ đạo này gọi là quỹ đạo
chuyển tiếp Hốp-man. Khi vệ tinh đi qua viễn điểm cho khởi động mô-tơ viễn điểm để
vệ tinh có đủ tốc độ cần thiết làm tròn dần quỹ đạo, nâng dần cận điểm lên có cùng độ
cao với viễn điểm.

2.5 Câu hỏi ôn tập


1. Thế nào là vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh không địa tĩnh? Quỹ đạo của chúng có gì
khác nhau?
2. Định nghĩa góc ngẩng, góc phương vị của một trạm mặt đất.

36
3. Giải thích tóm tắt các đặc tính của các vệ tinh có quỹ đạo tầm cao, tầm trung
và tầm thấp.
4.Một trạm mặt đất ở Hà Nội có vĩ độ 21o02N và kinh độ 105.40oE; Vệ tinh địa
tĩnh ở tọa độ114oE. Hãy xác định góc ngẩng và góc phương vị của anten trạm mặt đất.

37
CHƯƠNG 3
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KÊNH TRONG TRUYỀN DẪN ĐẤT VÀ
VỆ TINH

3.1 Truyền dẫn trong tầm nhìn thẳng


Truyền dẫn trong thông tin vệ tinh, đặc biệt là tuyến liên lạc giữa vệ tinh và
trạm mặt đất là truyền dẫn tầm nhìn thẳng nên tầng khí quyển là môi trường truyền
sóng có ảnh hưởng trực tiếp đến sóng truyền trong hệ thống thông tin vệ tinh. Trong
tầng khí quyển thì các tác động rõ nét nhất đến kênh truyền hình là các ảnh hưởng của
các tầng đối lưu và của tầng điện li.
3.1.1 Ảnh hưởng của tầng đối lưu
Lớp không khí trên mặt đất ở dưới cùng của tầng khí quyển được gọi là tầng đối
lưu (troposphere). Tính từ mặt đất lên, tầng đối lưu có độ cao 8-10 km ở các vĩ tuyến
gần Bắc và Nam cực; 10 - 12 km ở các vĩ tuyến trung bình và 16 - 18 km ở các vĩ
tuyến gần xích đạo.
Các thành phần khí trong phần đối lưu (chủ yếu là oxy) không biến đổi nhiều
theo chiều cao, nó cũng giống như trên mặt đất ngoại trừ chỉ có hơi nước là phụ thuộc
nhiều vào các điều kiện khí tượng thủy văn và giảm mạnh theo chiều cao.
Tính chất quan trọng của tầng đối lưu là sự giảm nhiệt độ theo chiều cao.
Gradient trung bình của nhiệt độ theo chiều cao của tầng đối lưu là 60/km (ở nữa phần
dưới của tầng đối lưu là 50/km và ở nữa phần trên của tầng đối lưu là 70/km). Giới hạn
trên của tầng đối lưu được xác định khi không còn sự giảm nhiệt độ theo chiều cao.
Các thông số cơ bản đặc trưng cho các tính chất của tầng đối lưu là: áp suất p,
nhiệt độ T, độ ẩm tuyệt đối e. Năm 1925, hiệp hội hàng không Quốc tế đã thống nhất
khái niệm “tầng khí quyển chuẩn Quốc tế” hoặc còn gọi là “tầng đối lưu chuẩn”, với
các số liệu mà đến nay vẫn còn giá trị. Các số liệu chuẩn về tầng đối lưu, đó là tại bề
mặt trái đất có áp suất p= 1013 mbar (, nhiệt độ t=150C, độ ẩm tương đối S=75% (mật
độ hơi nước 7,5 g/m3). Với độ tăng cao 100m thì áp suất giảm 12 mBa, nhiệt độ giảm
0,550C, còn độ ẩm tương đối giữ nguyên giá trị suốt chiều cao. Độ cao chuẩn của tầng
đối lưu tính từ mặt đất là 11 km.
(1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)
1 bar = 1000 mbar (milibar)
Tầng đối lưu, đứng về góc độ xem xét truyền sóng thì có thể xem chúng như
một hỗn hợp gồm 2 chất khí: không khí khô và hơi nước. Sóng vô tuyến truyền trong
đó bị tổn hao và hấp thụ. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hấp thụ đối với các dải

38
tần khác nhau của sóng. Căn cứ vào các nguyên nhân gây hấp thụ; đó là hấp thụ do các
hạt nước và hấp thụ phân tử.
a) Hấp thụ do các hạt nước
Dưới góc độ vật lý có thể giải thích sự hấp thụ sóng trong các hạt nước nhỏ đó
như sau:
- Do tác động trường của sóng truyền lan, trong các hạt nước có tính bán dẫn
điện sẽ có dòng điện dịch. Mật độ các dòng điện dịch đó có một giá trị tương đối nào
đó, biết rằng hệ số điện môi của nước có giá trị lớn hơn khoảng 80 lần hệ số điện môi
của không khí xung quanh. Mật độ dòng điện dịch cũng tỷ lệ với tần số, do đó nó chỉ
có giá trị đáng xem xét ở giải sóng siêu cao (sóng cm và sóng mm). Chính sự tổn hao
năng lượng trong các hạt nước đó gây nên sự hấp thụ năng lượng sóng truyền lan.
- Sự xuất hiện dòng các hạt nước hoặc mây mù chính là nguyên nhân gây nên các
nguồn bức xạ khuếch tán hoặc bức xạ thứ cấp. Trong thực tế sự khuếch tán như vậy
tạo nên hiệu ứng hấp thụ theo phương truyền lan của sóng nhưng cũng chính sự
khuếch tán đó lại là bức xạ thứ cấp theo phương truyền lan cần thiết.
Kích thước của các hạt nước trong mây mù có đường bán kính từ 2-60 micron.
Các hạt có kích thước ngưng tụ lớn hơn chuyển động rơi xuống mặt đất dưới dạng
mưa. Ở nhiệt độ không khí dương, phần lớn các hạt có kích thước khoảng từ 5-15
micron, còn ở nhiệt độ âm chúng có kích thước từ 2-5 micron. Số lượng các hạt trong
1 cm3 vào khoảng 5-100 trong sương mù yếu và vào khoảng 500-600 trong mây mù
dày đặc. Một đặc tính quan trọng cần được xem xét ở đây đối với các dạng mây mù
nói chung là số lượng nước được ngưng tụ, tính theo đơn vị g/cm3. Với mây mù yếu
tầm nhìn khoảng 1 km và đối với mây mù dày đặc tầm nhìn chỉ có thể vài m. Ở đây
các dạng mây, sương mù được gọi chung là mây mù và bảng 3.1 biểu thị lượng ngưng
tụ và số lượng hạt nước đối với một số dạng mây mù khác nhau.
Bảng 3.1 Các đặc tính cơ bản của mây mù
Kích thước trung Số lượng hạt
Lượng nước của
Dãy mây mù bình hạt nước nước trong 1
mây mù g/m3
(micron) cm3
Yếu 5 60 0,03
Trung bình 5 600 0,3
Dày đặc 10 600 2,3
Các hạt nước trong mây mù tạo tành mưa có đường kính lớn hơn 60 micro và
giới hạn trên của chúng có thể đến 7 mm. Phần lớn, trong thực tế thường gặp các hạt
mưa có kích thước từ 0,25-2 mm. Bảng 3.2 trình bày số liệu về kích thước các hạt mưa
và lượng nước đối với một số dạng cường độ mưa khác nhau.

39
Lượng nước trong khí quyển khi trời mưa nói chung lớn hơn nhiều so với
trường hợp mây mù. Lượng nước trong không khí ẩm càng lớn hơn, ở nhiệt độ 250C
lượng nước trong tầng khí quyển ẩm bảo hòa là 23 g/m3 lớn gấp 5 lần lượng nước khi
mưa rào.
Trong đĩa sóng siêu cao (cm và mm) thì sự hấp thụ năng lượng sóng trong các
hạt nước là do tổn hao nhiệt và quá trình khuếch tán. Các tổn hao khác như phản xạ
sóng thường ít gặp trong các vùng mưa. Trong thực tế kỹ thuật người ta thường thiết
lập các biểu đồ số liệu thực nghiệm. Bằng các thực nghiệm, đồ thị hệ số hấp thụ δ
được thiết lập phụ thuộc vào các thông số cường độ mưa. Giá trị tuyện đối của hệ số
hấp thụ δ đạt 2,64.102 (km-1) trên mỗi một mm lượng nước mưa trong một giờ, tương
ứng với hệ số hấp thụ chú 0,25 dB/km trên 1 mm/h.
Bảng 3.2 Một số đặc tính cơ bản của mưa có cường độ khác nhau
Khoảng
Đường
Cường độ Số hạt cách trung Lượng
Dạng mưa kính hạt
mưa mm/h trong 1 m3 bình giữa nước g/m3
mưa
các hạt
Mưa phùn 0.25 0.1 - - 0.092
Mưa nhỏ
1 0.22 - 0 0.14
(nhẹ hạt)
Mưa vừa 4 0.5 530 12 0.28
Mưa to 15 0.75 450 - 0.83
Mưa rất to 40 1 - - 1.9
Mưa rào 100 1.5-2.5 400 14 5.4
Như vậy, để có được độ tin cậy trong các đường truyền sóng trong dải tần số
siêu cao tần sóng siêu cao trong trường hợp có mưa hoặc mây mù cần có các số liệu
xác suất thống kê về khí tượng thủy văn phụ thuộc vào từng vùng trong đó kênh truyền
sóng được thực hiện.
Qua nhiều khảo sát thực nghiệm cũng nhận thấy rằng sóng vô tuyến truyền
trong vùng có mưa thì đối với các sóng trong giải quang thì hấp thụ trong mây mù lại
lớn hơn hấp thụ sóng trong mưa. Hệ số hấp thụ đối với các sóng trong dải cao tần số
quang trong trường hợp mây mù dày đặc có thể đạt đến hàng trăm dB/km. Giải thích
các hiện tượng trên bằng phân tích phân tử.
b) Hấp thụ phân tử
Các sóng vô tuyến có bước sóng ngắn hơn 1,5 cm (f>20 GHz) thì sự hấp thụ
của sóng còn do tác động trường của sóng đến các phân tử khí trong tầng đối lưu. Các

40
dạng hấp thụ đó được gọi là hấp thụ phân tử và được quan sát xem xét trong điều kiện
trời trong, không mưa và không mây mù. Trong trường hợp này năng lượng sóng
truyền lan bị tiêu hao do đốt nóng vật thể, ion hóa hoặc kích thích các nguyên tử, khi
dưới dạng hóa quang. Khi hấp thụ, các nguyên tử và phân tử chuyển từ trạng thái năng
lượng thấp đến trạng thái năng lượng cao. Do phần lớn các mức năng lượng có tính rời
rạc cho nên các quá trình chuyển hóa các mức năng lượng cũng có đặc tính cộng
hưởng chọn lọc, và do đó hấp thụ sóng vô tuyến trong trường hợp này cũng có tính
chọn lọc. Có nghĩa là sẽ có những tần số mà ở đó hệ số hấp thụ sẽ bé hơn một cách đột
ngột chứ không tăng theo quy luật.
Trong các phân tử khí trong tầng đối lưu gây ra hấp thụ sóng vô tuyến thì chủ
yếu là oxy và hơi nước. Qua nhiều nghiên cứu và thực nghiệm thấy rằng, trong dải
sóng cm và mm thì oxy và hơi nước có những giá trị cộng hưởng (hấp thụ lớn đột
xuất) đối với các bước sóng như sau:
λ = 1.35 cm – hấp thụ trong hơi nước
λ = 0.5 cm – hấp thụ trong O2
λ = 0.25 cm – hấp thụ trong O2
λ = 1.5 cm – hấp thụ trong hơi nước
λ = 0.75 cm – hấp thụ trong hơi nước
Hình 3.1 mô tả giá trị hệ số hấp thụ δ (dB/km) phụ thuộc vào tần số, trong dải
tần từ 1 GHz (λ = 30 cm) đến 500 GHz (λ = 0,6 mm). Từ đồ thị cho thấy rằng, có bốn
vùng cộng hưởng của hấp thụ mà ở đó giá trị hấp thụ đặc biệt lớn hơn.

41
42
Hình 3.1 Mô tả hệ số hấp thụ sóng trong không khí và hơi nước dải tần 1-500
GHz
Nếu như sự hấp thụ do oxy là một giá trị có tính chất ổn định, không biến đổi
bao nhiêu thì thường người ta quan tâm đến hơi nước, vì nó thay đổi phụ thuộc vào độ
ẩm của không khí. Giá trị tuyệt đối của độ ẩm khi tiến đến bão hòa (giá trị giới hạn của
độ ẩm) còn phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Bảng 3.3 mô tả giá trị hệ số hấp thụ
tuyệt đối của độ ẩm đạt đến bão hòa tương ứng với các nhiệt độ khác nhau. Độ ẩm
không khí phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng thủy văn của từng vùng địa lý cụa thể
trên trái đất.
Bảng 3.3 Sự phụ thuộc các giá trị giới hạn của độ ẩm tuyệt đối Q vào nhiệt độ
toC Q (g/m3)
-10 2.14
-5 3.24
0 4.86
5 6.8
10 9.4
15 12.8
20 17.3
25 23.0

43
c) Tổn hao hấp thụ do mưa
Một hấp thụ sóng vô tuyến quan trọng trong tầng khí quyển là hấp thụ do mưa.
Lượng mưa trên thế giới không đồng đều nhau theo vùng địa lý. Công tác khí tượng
thủy văn thường đưa ra các bản đồ về dự báo lượng mưa trung bình (tính theo mm/h)
trong năm theo các vùng địa lý trên thế giới. Cũng đã có nhiều mô hình nghiên cứu
đưa ra các dự đoán về tổn hao sóng vô tuyến do hấp thụ của mưa. Nhìn chung các
phương pháp dự đoán đều tiến hành theo hai bước: bước thứ nhất là dự đoán phân bố
xác suất lượng mưa và bước thứ hai là tính tổn hao sóng do mưa dựa vào hệ số hấp
thụ đã được xác định.
Hệ số tổn hao do mưa, 𝛾𝑅 , được tính từ lượng mưa trung bình, 𝑅0.01 , theo công
thức (3.1).
𝛾𝑅 = 𝑘 (𝑅0.01 )𝛼 𝑑𝐵/𝑘𝑚 (3.1)
trong đó, 𝑅0.01 là lượng mưa trung bình; k và 𝛼 là các hệ số phụ thuộc vào tần số
và sự phân cực của sóng.
Tổng tổn hao sóng vô tuyến trong tầng đối lưu theo các phân tích trên có thể
được xác định theo biểu thức (3.2).

𝐴 𝑇 (𝑝) = 𝐴𝐺 + √𝐴𝑅 (𝑝) + 𝐴2𝐶 (𝑝) (3.2)

trong đó 𝐴 𝑇 (𝑝) là tổng tổn hao ứng với xác suất p; 𝐴𝑅 (𝑝) là tổn hao do mưa ứng
với xác suất p; 𝐴𝐶 (𝑝) là tổn hao do mây mù và 𝐴𝐺 là tổn hao do hơi nước và oxy. Các
tham số trong biểu thức (3.2) phụ thuộc vào môi trường cụ thể.
3.1.2 Ảnh hưởng của tầng điện li
Đối với dải sóng cực ngắn và siêu cao thì tần điện li được xem là trong suốt.
Ảnh hưởng rõ nét nhất của tần điện li đối với các kênh truyền thông tin vệ tinh là hiệu
ứng Faraday và trễ nhóm.
Các hiệu ứng của tần điện li có ảnh hưởng khá lớn đến các sóng vô tuyến có tần
số đến khoảng 10 GHz và đặc biệt là đối với các vệ tinh không địa tĩnh có tần số làm
việc dưới 3 GHz. Các phần tử mang điện (electron) trong tầng điện li sẽ tác động đến
sóng vô tuyến khi truyền qua tầng điện li và sẽ gây nên hiện tượng quay đối với các
sóng mang có phân cực đường thẳng và trễ không gian đường truyền sóng. Hiện tượng
quay phân cực tuyến tính đó được gọi là quay Faraday và trễ là trễ nhóm.
Giá trị quay Faraday ký hiệu là 𝜙, được xác định theo biểu thức (3.3).
𝜙 = 2.36 ∙ 10−2 𝐵𝑎𝑣 𝑁𝑇 𝑓 2 rad (3.3)
trong đó, 𝐵𝑎𝑣 là cường độ từ trường trung bình của quả đất (Wb/m2), 𝑁𝑇 =
1016 − 1018 el/m2 và f là tần số (GHz).

44
Hiện tượng quay Faraday đã có những nghiên cứu với các số liệu dự đoán khá
chính xác. Hình 3.2 mô tả các đặc tính quay Faraday theo số liệu của ITU-R.

Hình 3.2 Giá trị quay Faraday phụ thuộc vào tần số và mật độ điện tử (el/m2)

Hiện tượng quay Faraday ảnh hưởng không đáng kể đối với phân cực trọn,
chính vì vậy chúng thương được sử dụng trong các hệ thống thông tin vệ tinh – di
động.
Độ trễ nhóm, ký hiệu là T thường được xác định theo biểu thức (3.4).
1.34𝑁𝑇 −7
𝑇= 10 (𝑠) (3.4)
𝑓2
trong đó, f tính theo Hz.
Xem xét dưới góc độ truyền sóng vô tuyến, tầng điện li là một tầng mà có các
tham số không ổn định bao gồm cả về chiều cao của tầng điện li. So với mặt đất, độ
dày các tầng điện li, sự xuất hiện các tầng điện li theo phân lớp và mật độ cấu trúc bên
trong tầng điện li. Các tham số còn phụ thuộc vào vùng địa lý trên trái đất, mùa năm
tháng trong năm và chu kì 11 năm hoạt tính bức xạ mặt trời. Các hiện tượng này được
gọi là sự biến động của tầng điện li.
3.2 Trễ truyền dẫn của các kênh truyền của các quỹ đạo khác nhau
Trễ truyền dẫn xảy ra khi tín hiệu từ bên phát, cần một khoảng thời gian nhất
định để truyền đến phía thu. Ảnh hưởng của hiện tượng này đối với các hệ thống thông
tin khoảng cách ngắn là không đáng kể. Tuy nhiên trong thông tin vệ tinh, cự ly thông
tin quá dài vì vậy cần phải xét đến yếu tố trễ truyền dẫn.

45
Thời gian của sóng truyền từ trạm mặt đất đến vệ tinh được xác định theo biểu
thức (3.5).
𝜏 = 𝑅/𝑣 (3.5)
trong đó: 𝜏 là thời gian truyền sóng (s);
R là khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh (m);
𝑣 là tốc độ truyền sóng (thường lấy bằng tốc độ ánh sang 𝑐 = 3.108 m/s)
Thời gian trễ truyền dẫn trong thông tin vệ tinh bằng hai lần giá trị 𝜏 (trễ tuyến
lên và tuyến xuống).
Đối với các quỹ đạo khác nhau của vệ tinh, trễ truyền dẫn sẽ có giá trị khác
nhau. Bảng 3.4 liệt kê giá trị trễ truyền dẫn của các loại vệ tinh.
Bảng 3.4 Trễ truyền dẫn trong các hệ thống thông tin vệ tinh
Hệ thống Độ cao so với mặt đất (km) Trễ truyền dẫn (ms)
Quỹ đạo địa tĩnh (GEO) 35786 250-280
Quỹ đạo elip tầm cao (HEO) >35786 >300
Quỹ đạo tầm thấp (LEO) 700-2000 3-10

Thời gian trễ truyền dẫn trong hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh nếu tính cả
quá trình xử lý và đệm có thể lên tới 300 ms. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng một số kiểu
triệt hồi âm khi truyền thoại. Liên minh viễn thông Quốc tế (ITU) quy định độ trễ cực
đại cho thông tin điện thoại là 400 ms cho một bước nhảy đơn đối với thông tin vệ tinh
địa tĩnh. Đối với thông tin vệ tinh di động khi cần liên lạc trực tiếp giữa hai máy di
động mà không sử dụng bước nhảy kép (cần một trạm mặt đất làm trung gian) thì cần
có bộ xử lý riêng đặt ở phía vệ tinh cùng với các chức năng giám sát cuộc gọi hoặc có
thể đặt ở trạm mặt đất.
Đối với hệ thống thông tin dùng vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, trễ truyền dẫn là
không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hệ thống. Đây cũng là
một ưu điểm lớn của loại hình vệ tinh này.
3.3 Hiệu ứng Doppler
Khi vệ tinh có sự chuyển động so với quả đất thì khoảng cách R từ vệ tinh đến
trạm mặt đất cũng có sự thay đổi. Sự chuyển động tương đối đó của vệ tinh gây nên sự
tăng giảm tần số tại phía máy thu. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Doppler trong
thông tin vệ tinh. Hiệu ứng Doppler xuất hiện ở cả tuyến lên và tuyến xuống và có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng của hệ thống. Độ dịch tần Doppler, Δ𝑓𝑑 , so với tần số 𝑓 của
tuyến được biểu thị như công thức (3.6).
𝑉𝑟 𝑓 𝑓
Δ𝑓𝑑 = = 𝑉𝑑 𝑐𝑜𝑠𝜉 ( ) (3.6)
𝑐 𝑐

trong đó: Δ𝑓𝑑 là độ lệch tần số Doppler;


𝑉𝑟 là tốc độ góc tương đối của vệ tinh;
46
𝑉𝑑 = 𝑑𝑅/𝑑𝑟 là tức thời của vệ tinh;
𝑉 là vận tốc của vệ tinh;
𝜉 là góc giữa phương của điểm đang xét với phương của vector 𝑉;
𝑓 là tần số công tác của tuyến;
c là tốc độ ánh sang (3.108 m/s).
Một thông số quan trọng cần phải chú ý khi điều khiển tần số tự động ở hệ thống
thu, đó là tốc độ biển đổi tần số, 𝑑 (Δ𝑓𝑑 )/𝑑𝑡 được xác định như biểu thức (3.7).
𝑑 (Δ𝑓𝑑 ) 1
= 𝑑𝑉𝑑 𝑓/𝑑𝑡 (3.7)
𝑑𝑡 𝑐
Trên một quỹ đạo tròn, ở mặt phẳng xích đạo thì giá trị cực đại của độ lệch
Doppler (khi vệ tinh xuất hiện và biến mất ở đường chân trời) có thể tính được theo
(3.8).
Δ𝑓𝑑 ≈ ±1.54 ∙ 10−6 𝑓 ∙ 𝑚 (Hz) (3.8)
trong đó, m là hằng số vòng quay trong ngày của vệ tinh so với điểm cố định trên
mặt đất (chu kỳ T của quỹ đạo là 24/(m+1) giờ). Trường hợp 𝑚 = 0 thì chu kỳ 24 giờ,
đó là trường hợp vệ tinh địa tĩnh, đứng yên tương đối với quả đất và độ lệch Doppler
trong trường hợp này về lý thuyết bằng không. Trường hợp 𝑚 = 3 thì chu kỳ T có giá
trị là 6 giờ (đối với độ cao 11000km) thì độ lệch Doppler là khoảng 18 kHz với tần số
𝑓 = 6 𝐺𝐻𝑧.
Đối với quỹ đạo elip giả thiết rằng sự thay đổi khoảng cách R cũng giống như
sự thay đổi khoảng cách xuyên tâm r thì tốc độ vệ tinh V, sẽ được biểu thị như (3.9).
𝑑𝑟 𝑑𝑟 𝑑𝜃
= (3.9)
𝑑𝑡 𝜃 𝑑𝑡
𝑑𝜃 𝐻
trong đó: = được tính từ các biểu thức của Kepler, do đó ta có (3.10).
𝑑𝑡 𝑟2

𝑑𝑟
𝑉𝑟 = = 𝑒√[𝑎(1 − 𝑒 2 )]𝑠𝑖𝑛𝑣 (3.10)
𝑑𝑡
trong đó: e là độ lệch tâm; a là bán trục lớn của elip và 𝜃 là góc ứng với điểm
gần nhất của vệ tinh trong tọa độ cực xem xét. Tốc độ Vr có giá trị cực đại khi 𝑣 =
900 .
3.4 Nhiễu nhiệt độ
Tạp âm (noise) là một dạng tín hiệu không chứa nội dung thông tin được trộn lẫn
vào tín hiệu hữu ích. Nó làm giảm độ chính xác của việc phục hồi nội dung thông tin
tại máy thu. Nguồn gốc gây ra tạp âm có thể là:

47
− Tạp âm được phát ra từ những nguồn bức xạ tự nhiên trong vùng thu sóng của
anten.
− Tập âm được phát ra bởi các thành phần điện tử trong bản thân thiết bị.
Các tín hiệu từ mát phát khác mà không phải là thông tin cần truyền cũng được
coi là tạp âm, tạp âm này được gọi là nhiễu (interference).
Nhiễu nhiệt độ hay còn gọi là tạp âm nhiệt (thermal noise) do hiện tượng chuyển
động nhiệt của các hạt mang điện trong mạch điện gây ra. Chuyển động này sẽ tạo ra
dòng điện không mong muốn cộng vào dòng tín hiệu điện hữu ích gây ra méo tín hiệu.
Tạp âm này có mật độ phổ công suất 𝐍𝟎 gần như không đổi trong một dải tần rộng
hàng ngàn GHz (khoảng 1500 GHz) do đó công suất tạp âm tương đương trong độ
rộng băng tần được xác định theo công thức (3.10).

N = N 0 BN (3.10)
Anten thu thường được đặc trưng bởi tham số G/Te, trong đó G là độ tăng ích
của anten và Te là nhiệt độ tạp âm hiệu dụng của máy thu. Nhiệt độ tạp âm hiệu dụng
Te bao gồm nhiệt độ tạp âm tương đương của anten và đường dây phi-đơ cộng thêm
toàn bộ nhiệt tạp âm của máy thu.
Anten GA, TA Tầng thứ nhất LO
Ts G2, T2

Te

Phi đơ
LNA Khuếch đại IF
Tổn hao L
G1, T1 G3, T3
Nhiệt độ TL
Hình 3.1 Mô tả các tầng đầu vào máy thu
Trong ví dụ ở hình 3.1, khởi đầu vào máy thu gồm 5 khối con: anten, đường
dây phi đơ, tầng thứ nhất khuếch đại tạp âm thấp LNA, tầng thứ nhất tạo sóng nội bộ
(Lo) và tầng khuếch đại trung tần (lF). Bản thân mỗi một tầng có tạp âm nội bộ của
tầng đó. Tạp âm hệ thống TS là tạp âm của tất cả các tầng tính từ đầu vào đến điểm
xem xét. Tạp âm đầu vào máy thu đôi lúc được tính từ đầu vào đường dây phi đơ.
Công suất nhiệt tạp âm được tạo ra bởi một thiết bị cụ thể được biểu thị bởi biểu
thức (3.11).

(3.11
𝑁 = 𝑘𝑇𝐵
)
trong đó: 𝑘 = 1.38 ∙ 10−23 J/K hoặc 𝑘 = −228.6 dBW/K/Hz là hằng số
Bolzman; T là nhiệt độ tạp âm của thiết bị (độ K) và B là độ rộng dải tần ( Hz).

48
Từ (3.11) ta có công suất tạp âm đầu ra của máy thu xác định theo (3.12).
𝑃0 = 𝑘 (𝑇𝑣𝑎𝑜 + 𝑇1 )𝐺1 𝐺2 𝐺3 𝐵 + 𝑘𝑇2 𝐺2 𝐺3 𝐵 + 𝑘𝑇3 𝐺3 𝐵 (3.12
(W) )
trong đó : 𝑇𝑣𝑎𝑜 là nhiệt tạp âm tương đường của dây anten và phi-đơ.
Nếu xét điểm đầu vào của tần thứ nhất LNA thì biểu thức (3.12) được viết lại
thành (3.13).
𝑇2 𝑇3 (3.13
𝑃0 = 𝑘𝐵 [(𝑇𝑣𝑎𝑜 + 𝑇1 ) + + ] 𝐺 𝐺 𝐺 (𝑊)
𝐺1 𝐺1 𝐺2 1 2 3 )
Từ (3.13) rút ra nhiệt độ tạp âm tương đương Te của máy thu được tính theo
biểu thức (3.14).
𝑇2 𝑇3 (3.14
𝑇𝑒 = [(𝑇𝑣𝑎𝑜 + 𝑇1 ) + + ] (𝐾)
𝐺1 𝐺1 𝐺2 )
Từ (3.14) có nhận xét rằng, có thể tối ưu hóa chuỗi các khối máy thu để giảm
tạp âm tương đương và ở đây tầng đầu tiên đóng vai trò quan trọng nhất.
Từ (3.11) công suất tạp âm toàn bộ tính theo công thức (3.15).
(3.15
𝑁 = 𝑘𝑇𝑒 𝐵 (𝑊)
)
3.5 Nhiễu do bộ khuếch đại
Bộ khuếch đại trong hệ thống thông tin vệ tinh có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu
thu được vốn dĩ có cường độ rất bé do suy hao năng lượng trong quá trình truyền
(cũng có thể là khuếch đại tín hiệu sau đó phát đi ở phía phát, nhưng ở đây chỉ xét ở
phía thu do đặc tính khuếch đại nhiễu của nó). Tuy nhiên bản thân bộ khuếch đại cũng
sẽ gây ra nhiễu và cộng vào tín hiệu thu được, kết quả là đầu ra bộ khuếch đại cả tín
hiệu hữu ích và nhiễu đều mạnh lên. Để đặc trưng cho nhiễu do bộ khuếch đại gây ra,
người ta sử dụng khái niệm hệ số tạp âm (Noise Figure).
Hệ số tạp âm của một thiết bị được định nghĩa là tỉ số tín hiệu/tạp âm ở đầu vào
của thiết bị trên tỉ số tín hiệu/tạp âm ở đầu ra của thiết bị đó và được xác định theo
biểu thức (3.16).
𝑆𝑁𝑅𝑣𝑎𝑜
𝐹= (3.16)
𝑆𝑁𝑅𝑟𝑎

Biểu thức (3.16) có thể viết lại như (3.17).


𝑇
𝐹 = 10 lg (1 + 𝑒 ) 𝑑𝐵 (3.17)
𝑇0

trong đó: Te là nhiệt tạp âm hiệu dụng của bộ khuếch đại (K) và T0 là nhiệt độ
xung quanh (thường được giả thiết là 290 K).

49
Với các thiết bị hoặc các tầng thiết bị đấu nối tiếp thì hệ số tạp âm toàn bộ được
xác định bởi biểu thức (3.18).
𝐹2 −1 𝐹3 −1 𝐹𝑛−1
𝐹 = 𝐹1 + + + ⋯+ (3.18)
𝐺1 𝐺1 𝐺2 𝐺1 𝐺2 …𝐺𝑛−1

Từ (3.18) dễ dàng nhận thấy tầng đầu tiên đóng vai trò quan trọng nhất, do đó bộ
khuếch đại nhiễu thấp (Low Noise Amplifier - LNA) thường dùng ở ngay sát ăng-ten
thu để đạt được hệ số tạp âm toàn hệ thống nhỏ nhất.
3.6 Các mô hình tán xạ
Hiện tượng tán xạ trong thông tin vệ tinh xảy ra khi các tia sóng truyền qua giữa
các miền không trung không đồng nhất. Đặc điểm của thông tin vệ tinh là tia sóng
truyền khoảng cách xa qua nhiều lớp có đặc tính khác nhau nên chịu ảnh hưởng lớn
của hiện tượng tán xạ làm lệch đường đi của tia sóng.
3.7 Các mô hình suy hao trong thông tin vệ tinh
Một tuyến thông tin vệ tinh bao gồm đường truyền sóng từ anten của trạm phát
đến vệ tinh (tuyến lên - uplink) và từ vệ tinh đến anten của trạm mặt đất thu (tuyến
xuống - downlink). Với cự ly thông tin dài như vậy, suy hao trong thông tin vệ tinh gồm
các loại suy hao sau:
3.7.1 Suy hao trong không gian tự do (LFS)
Đối với vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 35.768 km, cự ly thông tin cho một tuyến lên
hay một tuyến xuống gần nhất là 35.768 km. Do cự ly truyền sóng trong thông tin vệ
tinh lớn như vậy nên suy hao trong không gian tự do là suy hao lớn nhất. Gọi suy hao
này là 𝐿𝐹𝑆 được xác định theo công thức (3.19).
4𝜋𝑑 2
𝐿𝐹𝑆 = ( ) (3.19)
𝜆

trong đó: d[km] là chiều dài của một tuyến lên hay xuống.
[m] là bước sóng công tác.
Tính bằng đơn vị đề-xi-ben, suy hao trong không gian tự do được tính theo công
thức (3.20).
4𝜋𝑑 2 4𝜋𝑑𝑓 2 4𝜋𝑑𝑓
𝐿𝐹𝑆𝑑𝐵 = 10 log ( ) = 10 log ( ) = 20 log ( ) (3.20)
𝜆 𝑐 𝑐

Suy hao không gian tự do của tuyến lên hay xuống khi công tác ở băng C vào
khoảng 200 dB, băng Ku, Ka thường lớn hơn 200 dB. Để bù vào suy hao này, đảm bảo
cho máy thu nhận được một tín hiệu đủ lớn cỡ -90 dBm đến -60 dBm, người ta sử
dụng anten có đường kính đủ lớn hàng chục mét để có hệ số tăng ích lớn khoảng 60
dBi và máy phát có công suất lớn hàng trăm đến hàng ngàn watt.

50
Ngoài suy hao chính trong không gian tự do còn có các suy hao khác tuy không
lớn nhưng khi tính toán tuyến thông tin vệ tinh mà ta không xét hết các khả năng xấu
nhất do ảnh hưởng của môi trường truyền sóng thì khi xảy ra các hiện tượng đó chất
lượng thông tin sẽ xấu đi và có thể làm gián đoạn thông tin.
3.7.2 Suy hao do mưa (LR)
Suy hao do mưa có tác động mạnh đến chất lượng tín hiệu của tuyến thông tin vệ
tinh. Suy hao này phụ thuộc vào lượng mưa trung bình, tần số và góc ngẩng của anten
trạm mặt đất. Để xác định suy hao do mưa, các phương pháp dự đoán tiến hành theo
các bước: (1) dự đoán phân bố xác xuất lượng mưa và (2) tín tổn hao sóng do mưa dựa
vào hệ số hấp thụ đã được xác định.
Hệ số tổn hao do mưa, 𝛾𝑅 , được tính từ lượng mưa trung bình 𝑅𝑎𝑣𝑔 theo biểu thức
(3.21).
𝛾𝑅 = 𝑘 ∙ 𝑅𝛼𝑎𝑣𝑔 [dB/km] (3.21)
trong đó: 𝑘 và 𝛼 là các hệ số phụ thuộc vào tần số và sự phân cực của sóng.
Đối với sóng có phân cực thẳng và phân cực tròn thì biểu thức để tính hệ số k và 𝛼
như (3.20 a) và (3.20 b).
𝑘 = [𝑘ℎ + 𝑘𝑣 + (𝑘ℎ − 𝑘𝑣 ) cos2 𝜃 𝑐𝑜𝑠2𝜏]/2 (3.20 a)
𝛼 = [𝑘ℎ 𝛼ℎ + 𝑘𝑣 𝛼𝑣 + (𝑘ℎ 𝛼ℎ − 𝑘𝑣 𝛼𝑣 ) cos 2 𝜃 𝑐𝑜𝑠2𝜏]/2𝑘 (3.20 b)
trong đó: 𝜃𝑒 là góc ngẩng của anten và 𝜏 là góc nghiêng phân cực so với
mặt ngang (𝜏 sẽ có giá trị bằng 450 nếu là phân cực tròn). Các giá trị kh, kv, 𝛼ℎ , 𝛼𝑣
được xác định như bảng 3.6.
Bảng 3.6 Các hệ số hồi quy để xác định tổn hao sóng do mưa (ITU-R)
Tần số (GHz) 𝑘ℎ 𝑘𝑣 𝛼ℎ 𝛼𝑣
4 0.0000650 0.0000591 1.121 1.075
6 0.000175 0.00155 1.308 1.265
10 0.101 0.00887 1.308 1.264
12 0.0188 0.0168 1.217 1.200
15 0.0367 0.0335 1.154 1.128
20 0.0751 0.0691 1.099 1.065
30 0.187 0.167 1.021 1.000

Suy hao do mưa được xác định theo công thức (3.21).

51
𝐿
𝐿𝑅 = 𝛾𝑟 𝐿𝑒𝑓𝑓 = 𝛾𝑅 [𝑑𝐵] (3.22)
𝑠𝑖𝑛𝜃𝑒
trong đó: Leff là quãng đường sóng truyền trong vùng mưa (km) và L độ dày của
vùng có mưa (km).
3.7.3 Suy hao do hấp thụ hạt nước (LC)
Suy hao do hấp thụ hạt nước hay suy hao do mây cũng cần được tính đến trong
thông tin vệ tinh. Suy hao này có ảnh hưởng ít hơn so với suy hao do mưa. Mức độ suy
hao tín hiệu phụ thuộc vào tần số (có giá trị đáng kể khi tần số lớn hơn 10 GHz), góc
ngẩng anten mặt đất và mật độ hơi nước trong đám mây.
Suy hao do mây được xác định theo công thức (3.22).
𝐿𝐶 = 𝐿𝐾𝑙 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑒 [𝑑𝐵 ] (3.23)
trong đó: L là lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích mây (g/m3) và 𝐾 𝑙 là hệ số
suy hao do mây phụ thuộc vào tần số như hình 3.2. 𝜃𝑒 là góc ngẩng của anten mặt đất.

Hình 3.2 Phụ thuộc hệ số suy hao do mây vào tần số và nhiệt độ
3.7.4 Suy hao do hấp thụ phân tử (LG)
Các sóng vô tuyến có tần số lớn hơn 20 GHz khi tuyền trong tầng đối lưu sẽ va
cham với các phân tử Oxy và hơi nước làm giảm đáng kể năng lương của nó. Suy hao
như vậy được gọi là suy hao do hấp thụ phân tử. Suy hao do hấp thụ phân tử LG phụ
thuộc vào chiều cao của lớp oxy (Lo) và hơi nước (Ln) trong tầng đối lưu cũng như
góc ngẩng anten mặt đất và độ ẩm không khí.
Công thức tính suy hao do hấp thụ phân tử như (3.24).
𝛾𝑜 𝐿𝑜 + 𝛾𝑛 𝐿𝑛
𝐿𝐺 = (3.24)
𝑠𝑖𝑛𝜃𝑒

52
trong đó: 𝜸𝒐 và 𝜸𝒏 là hệ số hấp thụ của oxy và hơi nước [dB/km].
3.7.5 Suy hao do tầng điện ly (LIO)
Tầng điện ly là lớp khí quyển nằm ở độ cao khoảng 60 km đến 400 km, do bị ion
hóa mạnh nên lớp khí quyển ở độ cao này bao gồm chủ yếu là các điện tử tự do, các ion
âm và ion dương nên được gọi là tầng điện ly. Sự hấp thụ sóng trong tầng điện ly giảm
khi tần số tăng, ở tần số trên 600 MHz thì sự hấp thụ không đáng kể.
3.7.6 Các suy hao khác
a) Suy hao do đặt anten chưa đúng
Khi anten phát và thu lệch nhau thì sẽ tạo ra suy hao vì búp chính của anten thu
hướng không đúng chùm tia phát xạ của anten phát. Thường thì suy hao do đặt anten
chưa đúng từ 0.8 dB đến 1 dB.
b) Suy hao trong thiết bị phát và thu

Tổn hao phiđơ Tổn hao phiđơ


L

TX LFTX LFRX RX
PTX PT PRX PR

GT GR

Hình 3.3 Suy hao trong thiết bị phát và thu


Suy hao trong thiết bị phát và thu còn gọi là suy hao do hệ thống phi-đơ, có hai
loại như sau:
Suy hao LFTX giữa máy phát và anten, để anten phát được công suất PT cần phải
cung cấp một công suất PTX ở đầu ra của bộ khuếch đại phát được xác định theo công
thức (3.25).
𝑃𝑇 = 𝑃𝑇𝑋 − 𝐿𝐹𝑇𝑋 [𝑑𝐵] (3.25)
trong đó, suy hao LFRX giữa anten và máy thu, công suất PRX ở đầu vào máy thu được
xác định theo công thức (3.26).
𝑃𝑅 = 𝑃𝑅𝑋 − 𝐿𝐹𝑅𝑋 [𝑑𝐵] (3.26)
Trong các hệ thống vệ tinh hiện nay, để đơn giản thường lấy hệ số tổn hao phi-
đơ LFRX = LFTX = 2dB. Suy ra LFTX = LFRX = 10-0.2 (lần).
c) Suy hao do phân cực không đối xứng
Suy hao do phân cực không đối xứng xảy ra khi anten thu không đúng hướng với
sự phân cực của sóng nhận. Với đường truyền phân cực tròn, sóng phát chỉ được phân

53
cực tròn trên trục anten phát và nó sẽ trở thành elip khi ra khỏi trục anten đó. Khi
truyền qua bầu khí quyển cũng có thể làm thay đổi phân cực tròn thành phân cực elip.
Còn trong đường truyền phân cực thẳng thì sóng có thể bị quay mặt phẳng phân cực
của nó khi đường truyền đi qua khí quyển, do đó anten thu không còn mặt phẳng phân
cực của sóng đứng và sóng tới. Suy hao do lệch phân cực thường chỉ 0.1dB.

3.8 Câu hỏi ôn tập


1. Giải thích tóm tắt các đặc tính chức năng của tuyến lên, bộ phát đáp vệ tinh và
tuyến xuống trong một hệ thống thông tin vệ tinh.
2. Định nghĩa nhiệt độ tạp âm tương đương và mật độ tạp âm.
3. Định nghĩa tỷ số mật độ công suất sóng mang trên mật độ công suất tạp âm
(C/No) và tỷ số Eb/No.
4. Một hệ thống thông tin vệ tinh làm việc ở tần số tuyến lên là 14 GHz và tần số
tuyến xuống là 12 GHz; xác suất lỗi bít được thiết kế là Pe = 10-7; điều chế 8-PSK; hệ
thống truyền với tốc độ 120 Mbps; nhiệt độ tạp âm tương đương của máy thu là 400 K;
độ rộng băng tần tạp âm tương đương của máy thu bằng tần số Nyquist cực tiểu. Hãy
xác định các thông số sau đây:
i) Tỷ số C/N cực tiểu về lý thuyết.
ii) Tỷ số Eb/No cực tiểu về lý thuyết.
ii) Mật độ tạp âm.
iv) Tạp âm đầu vào (toàn bộ) của máy thu.
v) Công suất sóng mang thu tối thiểu.
vi) Năng lượng tối thiểu trên bit ở đầu vào máy thu.

54
CHƯƠNG 4.
CẤU TRÚC ANTEN TRONG THÔNG TIN VỆ TINH
Nguyên lý hoạt động của anten trong các hệ thống viễn thông nói chung không
có gì khác nhau. Phụ thuộc vào các yêu cầu phát và thu sóng cụ thể mà có sự lựa chọn
thiết kế thích hợp. Dải tần công tác của thông tin vệ tinh là thuộc sóng siêu cao, do đó
tất cả các loại anten sóng siêu cao về nguyên lý có thể sử dụng trong thông tin vệ tinh.
Các loại anten thường được sử dụng trên vệ tinh tinh thường gặp là dạng khe bức xạ
(loa), anten có mặt phản xạ, anten thấu kính hoặc anten dàn.
4.1 Anten định hướng
4.1.1 Anten loa
Anten loa là một loại anten có hướng tính đơn giản nhất. Nó thường được sử
dụng cho vùng phủ sóng rộng. Độ rộng búp sóng 𝜃−3𝑑𝐵 của anten là 17.50 ở tần số
công tác là 4 GHz và đường kính khe hở là 30 cm. Nếu có yêu cầu độ rộng búp sóng
nhỏ hơn thì độ rộng khe hở loa phải lớn hơn và việc kích thước lớn sẽ khó khăn cho
việc lắp đặt anten trên vệ tinh. Anten loa có đặc tính búp sóng phụ nhỏ. Có nhiều dang
anten loa có kết cấu khác nhau. Chiều dài của loa có thể giảm bằng cách sử dụng hệ
thống kích tích với một anten vi dải.
Anten loa trên vệ tinh thích hợp nhất là dùng làm bộ chiếu xạ (nguồn sơ cấp) cho
anten có mặt phản xạ.
4.1.2 Anten mặt phản xạ
Anten phản xạ thường được sử dụng để tạo ra các búp sóng vết hoặc các búp
sóng được phân chia. Anten phản xạ thường gặp nhất là anten parabol, gồm hai bộ
phận chủ yếu: gương phản xạ và phần tử tích cực được gọi là bộ chiếu xạ. Thực chất
bộ chiếu xạ là 1 anten sơ cấp (có thể là dipole, dàn dipole hoặc anten loa), nó bức xạ
sóng điện từ hướng về chảo parabol phản xạ (parabol reflector). Gương phản xạ là một
thiết bị thụ động, nó chỉ có nhiệm vụ phản xạ năng lượng sóng tập trung vào búp sóng
hẹp theo hướng ngược lại. Sóng phản xạ theo hướng ngược lại đó là các sóng phẳng,
có các mặt sóng đồng pha tại mặt gương.
Để thực hiện được điều đó, cần chọn phương trình mặt cong của gương sao cho
các tia bức xạ từ nguồn sơ cấp đặt tại tiêu điểm của gương sau khi phản xạ và truyền
tới miệng gương vó độ dài đường đi bằng nhau. Điều kiện này phù hợp với gương
parabol có bộ chiếu xạ đặt tại tiêu điểm.
Thực vậy, giả sử có một gương phản xạ parabol và bộ phát xạ phát sóng hình
cầu đặt tại tiêu điểm F với các kích thước ký hiệu ở hình 4.1. Biết rằng, trong mặt
phẳng, đường Parabol có phương trình toán học 𝑦 = 𝑎𝑥 2 và được định nghĩa là quỹ
tích của các điểm mà tổng khoảng cách từ các điểm đó đến tiêu điểm và đến các đường
chuẩn là một hằng số. Như biểu thị hình 4.1,thì quan hệ đó theo công thức (4.1).

55
𝐹𝐴 + 𝐴𝐴′ = 𝐹𝐵 + 𝐵𝐵′ = 𝐹𝐶 + 𝐶𝐶 ′ = 𝑘 (4.1)
trong đó F là tiêu cự của parabol
k là hằng số.

Bộ phát
0 z xạ sơ cấp
y (Primary
F radiator)
Parabolic
reflector
antenna
(Gương
parabol)

a/ Tiêu điểm nằm ngoài b/ Tiêu điểm nằm trong


gương gương

c/ Đồ thị phương hướng

Hình 4.1 Mô tả kích thước hình học và đồ thị phương hướng của anten parabol
Tỷ số giữa tiêu cự và đường kính miệng gương đươc gọi là tý số khẩu độ, còn
gọi tắt là khẩu độ (aperture) của parabol.

56
Năng lượng điện từ được phản xạ từ gương và tập trung xung quanh trục XY
được gọi là búp sóng chính của đồ thị phương hướng; có một số búp sóng phụ do giao
thoa và thẩm thấu (hình 4.1 c).
Độ rộng của búp sóng chính, tính ở mức -3 dB của đồ thị phương hướng của
anten parabol có thể tính theo biểu thức gần đúng (4.2).
70𝜆
𝜃−3𝑑𝐵 = (4.2)
𝐷
trong đó: 𝜃 là độ rộng búp sóng ứng với mức nửa công suất (o);
𝜆 là bước sóng công tác (m);
D là đường kính miệng anten (m).
𝜙0 = 2𝜃 chính là góc mở ứng với mức công suất không theo hướng bức xạ
chính.
Hiệu suất anten parabol
Ở anten parabol, không phải tất cả các năng lượng sóng bức xạ từ nguồn sơ cấp
(bộ chiếu xạ) đều được phản xạ từ gương parabol. Một số năng lượng sóng được hấp
thụ từ gương và một số năng lượng khác sẽ bị nhiễu xạ xung quanh mép gương. Hiện
tượng đó trong một số tài liệu kỹ thuật gọi là hiện tượng rò rỉ hay tràn. Do đó, năng
lượng bức xạ không phải là một nguồn điểm, nó có một vụng diện tích hữu hạn nào đó
nằm đối diện với gương. Vùng che khuất đó tạo nên một vùng tối đối diện với gương.
Cũng vì các lý do đó mà trong thực tế hiệu suất anten parabol đạt được khoảng 55 %
công suất bức xạ từ bộ chiếu xạ.
Hệ số tăng ích của anten parabol
Hệ số tăng ích của anten parabol 𝐺𝑝 , có thể tính theo công thức gần đúng (4.3).

𝜋𝐷 2 (4.3a
𝐺𝑝 = 𝜂 ( )
𝜆 )
trong đó: 𝜂 là hiệu suất của anten;
D là đường kính miệng parabol (m);
𝜆 là bước sóng công tác (m).
Với hiệu suất tiêu biểu của anten là 55%, biểu thức (4.3a) có thể viết lại thành
(4.3b).
5.4𝐷 2 𝑓 2 (4.3b
𝐺𝑝 =
𝑐2 )
trong đó: 𝑐 = 3.108 𝑘𝑚/𝑠 là tốc độ truyền sóng và f là tần số; hoặc có thể
viết (4.3b) dưới dạng đề-xi-ben như (4.3c).

57
(4.3c
𝐺𝑝 = 20𝑙𝑔𝑓 (𝑀𝐻𝑧) + 20𝑙𝑔𝐷 (𝑚) − 42.2
)
Nếu như anten có hiệu suất là 100% thì cộng thêm 2.66 dB vào (4.3c).
Từ các biểu thức (4.3a,b,c) nhận thấy rằng, hệ số tăng ích của anten parabol tỷ lệ
thuận với bình phương tần số và bình phương đường kính miệng parabol. Điều đó có
nghĩa là tần số càng cao và gương parabol càng lớn thì hệ số tăng ích Gp càng lớn.
Hoặc nói cách khác, tỷ số giữa diện tích hiệu dụng trên bước sóng công tác của anten
càng lớn thì hệ số tăng ích của anten càng lớn. Đối với anten parabol dùng làm anten
thu thì không phải toàn bộ diện tích bề mặt của gương phản xạ được phản xạ sóng, do
đó vùng diện tích có hiệu lực phản xạ sẽ bé hơn vùng diện tích thực tế tính toán. Diện
tích thực tế thu của anten parabol thu, AR, có thể tính theo công thức (4.4).
𝐴𝑅 = 𝑘𝐴𝑃 (4.4)
trong đó: AP là diện tích thực tế (m2);
k là hệ số phụ thuộc vào hình dạng kích thước của anten (k=0.55 với
anten gương phản xạ parabol và bộ thu là chấn tử nửa sóng).
Như vậy, hệ số tăng ích của anten parabol thu, GR sẽ tính theo công thức (4.5).
4𝜋𝐴𝑅 4𝜋𝑘𝐴𝑃 (4.5a
𝐺𝑅 = =
𝜆2 𝜆2 )
Thay thế diên tích miệng parabol vào (4.5a) và hiệu suất anten lấy là 0.55 thì lúc
đó hệ số tăng ích của anten parabol thu có thể tính theo công thức (4.5b).
𝐷 2 (4.5b
𝐺𝑅 = 5.4 ( )
𝜆 )
trong đó: D là đường kính miệng parabol (m);
𝜆 là bước sóng (m).
Hệ số k trong (4.5a) được gọi là hiệu suất phản xạ hoặc hiệu suất khẩu độ, thông
số về hiệu suất khẩu độ k đó có thể liên quan đến đồ thị phương hướng của bộ thu xa
và tỷ số giữa tiêu cự của parabol với đường kính miệng parabol.
Bộ chiếu xạ
Bộ chiếu xạ ở anten parabol dùng để bức xạ năng lượng sóng điện từ lên gương
phản xạ còn được gọi là anten sơ cấp (primary antenna). Bởi vì bộ chiếu xạ được đặt ở
tiêu điểm của parabol cho nên bản thân nó sẽ tạo nên một bóng khuất và trong kỹ
thuật gọi đó là hiệu ứng bóng khuất (shadow effect). Trong thiết kế có thể cố gắng tối
đa sao cho bong khuất theo hướng bức xạ chính là tối thiểu. Có ba dạng sơ cấp của bộ
chiếu xạ thường gặp đó là: chiếu xạ ở tâm, chiếu xạ dạng anten loa và chiếu xạ kiểu
Cassegrain. Hình 4.2 mô tả một số dạng bộ chiếu xạ của anten parabol.
58
Hình 4.2 Mô tả một số dạng bộ chiếu xạ của anten parabol
Độ rộng búp sóng của bộ chiếu xạ dùng anten loa nối với ống dẫn sóng, trong
mặt phằng E và trong mặt phẳng H được tính theo công thức (4.6).
56𝜆 (4.6a
𝜃𝐸 =
𝑑𝐸 )
56𝜆 (4.6b
𝜃𝐻 =
𝑑𝐻 )
trong đó: 𝜃𝐸 , 𝜃𝐻 theo thứ tự là góc mở nửa công suất trong mặt phẳng E và
0
H ( );
𝑑𝐸 , 𝑑𝐻 là kích thước miệng loa mở rộng trong mặt phẳng E và H(0)
4.1.3 Anten Cassegrain
Đây là loại anten parabol có bộ chiếu xạ theo kiểu Cassegrain (tên một nhà
thiên văn học). Trong một số tài liệu, anten Cassegrain còn được gọi là anten gương
kép. Hình 4.3 mô tả bố trí hình học của anten Cassegrain.
Cấu tạo của anten Cassegrain gồm có: (1) gương phản xạ parabolid, còn gọi là
gương chính; (2) gương phản xạ hyperbolid còn gọi là gương phụ và (3) bộ chiếu xạ
dùng anten loa nối với ống dẫn sóng cấp điện. Tiêu điểm của gương phụ hyperbolid
được bố trí trùng với tiêu điểm của gương chính parabol (F1). Tiêu cự của nhanh
hyperbol thứ hai nằm ở đỉnh của parabol trên trục chính của gương (F2). Bộ chiếu xạ
được bố trí sao cho tâm loa nằm ở giữa đỉnh parabol (F2).

59
Hình 4.3 Anten Cassegrain và các ký hiệu hình học
Sóng điện từ bức xạ từ bộ chiếu xạ anten loa được truyền đến mặt gương phụ
hyperbol, phản xạ trở lại gương chính parabol và từ đây sóng sẽ được tiếp tục phản xạ
lần thứ hai và được truyền đi.
Giả thiết rằng, sóng bức xạ từ bộ chiếu xạ là các sóng cầu thì theo tính chất của
parabol và hyperbol sóng phản xạ lần thứ hai là các sóng phẳng. Mặt phẳng CC’ trên
hình 4.3 là mặt đồng pha.
Thực vậy, theo tính chất của hyperbol là quỹ tích các điểm mà hiệu số khoảng
cách đến hai tiêu điểm là hằng số, có giá trị bằng khoảng cách giứa hai đỉnh của hai
nhánh ta có biểu thức (4.7a).
(4.7a
𝐹2 𝐴 − 𝐹1 𝐴 = 𝐹2 𝐴′ − 𝐹1 𝐴′ = 2𝑎
)
Theo tính chất parabol ta có (4.7b).
(4.7b
𝐹2 𝐴 + 𝐴𝐵 + 𝐵𝐶 = 𝐹1 𝐴′ + 𝐴′ 𝐵′ + 𝐵′ 𝐶 ′ = 2𝑓 + 𝑍0
)
trong đó: 𝑓 là tiêu cự chung;
𝑍0 là khoảng cách từ tiêu cự đến mặt phẳng sóng quan sát;
2a là khoảng cách giữa hai gương.
Bởi vì gương hyperbol thường có kích thước rất nhỏ nên ta có (4.7c).
(4.7c
𝐹2 ≈ 𝐹1 𝐴 + 2𝑎
)
Từ đó ta có (4.7d).

60
𝐹2 𝐴 + 𝐴𝐵 + 𝐵𝐶 = 𝐹1 𝐴 + 𝐴𝐵 + 𝐵𝐶 + 2𝑎 (4.7d
= 𝐹1 𝐴′ + 𝐴′ 𝐵′ + 𝐵 ′ 𝐶 ′ = 2𝑓 + 𝑍0 + 2𝑎 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 )
Từ đó nhận thấy rằng, tổng độ dài đường đi của các tia sóng xuất phát từ bộ
chiếu xạ, phản xạ lần thứ nhất tại gương hyperbol, phản xạ lần thứ hai tại gương
parabol và truyền tới một mặt phẳng nào đó sẽ là một hằng số. Nói cách khác, các mặt
phẳng sóng song song với miệng gương là các mặt bức xạ đồng pha.
Như vậy anten Cassegrain cũng đạt được hiệu quả biến đổi sóng cầu thành sóng
phẳng. Nó có thể coi như một gương có bộ chiếu xạ ảo đặt tại tiêu điểm.
Ưu điểm của anten này là độ rộng búp sóng chính của đồ thị phương hướng trục
nhỏ hơn so với anten parabol đơn và kết cấu bộ chiếu xạ được đặt ngay ở đỉnh parabol
nên rất tiện lợi cho việc cấp điện. Tuy nhiên, anten Cassegrain cũng có nhược điểm là
gương hyperbol chiếm một phần không gian ở trước gương chính parabol gây ra một
vùng tối, mà điều đó sẽ dẫn đến biên độ của trường không đều, ảnh hưởng đến hệ số
định hướng của anten.
Anten Cassegrain cũng được sử dụng để thu các tín hiệu rất yếu và trong trường
hợp đường truyền dẫn từ anten máy thu dài thì có thể đặt bộ tiền khuếch đại tạp âm
thấp ngay ở bộ thu xạ.
Có hai phương pháp để tính toán anten gương, đó là: (1) bài toán thuận, tính
trường bức xạ của anten gương khi cho biết trường bức xạ của bộ chiếu xạ theo lý
thuyết bức xạ mặt và (2) là bài toán ngược, bằng cách xác định kích thước hình học
của gương và đặc tính phương hướng cần thiết của bộ chiếu xạ để sao cho đảm bảo
yêu cầu về đồ thị phương hướng của anten.
Các bài toán của anten Cassegrain thường được quy về bài toán của phản xạ
đơn parabol với kích thước tương đượng.
4.2 Bề rộng chùm phát sóng
Các thông số quan trọng nhất của một anten là đặc tính bức xạ của búp sóng
chính đặc trưng bởi độ tăng ích G, độ rộng búp sóng 𝜃−3𝑑𝐵 và độ cách ly phân cực. Độ
tăng ích của anten có quan hệ trực tiếp với công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
(EIRP) và tỷ số G/T của trạm mặt đất. Độ rộng của búp sóng cũng đồng thời liên quan
đến hệ thống bám vệ tinh. Giá trị độ cách ly phân cực xác đinh dung lượng của một
anten trong trường hợp hệ thống sử dụng phân cực trực giao.
Phần lớn công suất được bức xạ (hoặc thu) trong búp sóng chính. Trong thực tế,
có một phần công suất được phân tán ở các búp sóng phụ. Công suất bức xạ từ các búp
sóng phụ đó sẽ gây nhiễu cho vệ tinh khác trên quỹ đạo (trong trường hợp anten phát
từ trạm mặt đất lên vệ tinh), hoặc thu các sóng nhiễu (trường hợp anten thu). Để giới
hạn mức độ gây nhiễu cho các vệ tinh lân cân, Hiệp hội viễn thông Quốc tế ITU cũng

61
đã có các chuẩn khuyến nghị về hạn chế mức nhiễu của các búp sóng phụ đối với các
loại anten phát trạm mặt đất ứng với các đường kính khác nhau. Ví dụ, khuyến cáo các
nhà sản xuất anten sao cho giá trị tăng ích búp sóng phụ của anten mặt đất không vượt
quá (4.8).

𝐺𝑏ú𝑝 𝑝ℎụ (𝜃) = 29 − 25 lg(𝜃) (4.8)


trong đó, 𝜃 là góc lệch tương ứng với búp sóng phụ đang xét.
Khuyến nghị cũng nêu một số chi tiết như hình 4.4.
Đối với một anten có đường kính D lớn hơn 100𝜆 (𝜆 là bước sóng), ta có biểu
thức (4.9).
𝛼𝐷 2
𝐺 (𝛼) = 𝐺 𝑚𝑎𝑥 − 2.5 ∙ 10−3 ( ) với 0 < 𝛼 < 𝛼𝑚
𝜆 (4.9)
𝐺 (𝛼) = 𝐺1 = 2 + 15 lg(𝐷/𝜆) với 𝛼𝑚 < 𝛼 < 𝛼𝑟
trong đó G1 là hệ số khuếch đại của búp sóng đầu tiên.
𝐺 (𝛼) = 32 − 25𝑙𝑔𝛼 với 𝛼1 < 𝛼 < 48𝑜
𝐺 (𝛼) = −10 với 480 < 𝛼 < 1800
(4.10
𝛼𝑚 = (20𝜆/𝐷 )√𝐺𝑚𝑎𝑥 − 𝐺1 (độ) )
𝐷 −0.6
𝛼𝑟 = 15.85 ( ) (độ)
𝜆

Đối với anten có đường kính D bé hơn 100𝜆, ta có:


𝐺 (𝛼) = 𝐺 𝑚𝑎𝑥 − 2.5 ∙ (
𝛼𝐷 2 với 0 < 𝛼 < 𝛼𝑚
10−3 ( ) 4.10a)
𝜆

𝐷 với 𝛼𝑚 < 𝛼 < (


𝐺 (𝛼) = 𝐺1 = 2 + 15 lg ( )
𝜆 100𝜆/𝐷 4.10b)
𝐷
𝐺 (𝛼) = 52 − 10 lg ( ) − với 100𝜆/𝐷 < 𝛼 < (
𝜆
25𝑙𝑔𝛼 48𝑜 4.10c)

𝐷 với 480 < 𝛼 < (


𝐺 (𝛼) = 10 − 10 lg ( ) 0
𝜆 180 4.10d)
Để hạn chế hơn nữa can nhiễu giữa các vệ tinh lân cận, CCIR khuyến khích các
nhà sản xuất anten chế tạo các anten cho hệ số khuếch đại G của ít nhất 90% đỉnh của
búp phụ không được vượt quá (4.11).
𝐺 = 29 − 25𝑙𝑔𝜑 (4.11

62
)
Trong đó 𝜑 là góc giữa hướng đang xét với trục của sơ đồ với 10 ≤ 𝜑 ≤ 200 và
các vùng trống tạo với góc 30 so với quỹ đạo địa tĩnh. Khuyến nghị này phù hợp với
𝐷
các anten có > 100.
𝜆
𝐷
Với các anten có 35 < < 100, hệ số khuếch đại G của ít nhất 90% búp phụ
𝜆
thứ hai không được vượt quá (4.12).
(4.12
𝐺 = 59 − 10 lg(𝐷/𝜆) − 35𝑙𝑔𝜑
)
Dùng các giá lệch với hai mặt phẳng phản xạ là cách tốt nhất để có được cả đặc
tính tốt về tần số vô tuyến (hệ số khuếch đại và khả năng cách ly phân cực) đối với
búp sóng chính và các mức búp phụ thấp. Người ta cũng có thể thu nhỏ mức của búp
phụ bằng cách kết hợp các mẫu bức xạ tạo bởi các nguồn phụ.

A-Búp sóng chính


B- Búp sóng phụ
thứ nhất
C-Các búp sóng phụ
khác
D- Tăng ích còn lại

Hình 4.4 Tăng ích của anten trạm mặt đất theo khuyến nghị của ITU
4.3. Công suất phát
Công suất phát (công suất bức xạ) với một góc đặc của một anten phát vô hướng
được cấp điện bởi một nguồn tần số vô tuyến, ký hiệu là Pf được xác định bởi biểu
thức (4.13).
𝑃𝑇
𝑃𝑖 = (𝑊/𝑟𝑎𝑑 3 ) (4.13)
4𝜋
Đối với hướng bức xạ có độ tăng ích là Gi thì lúc đó anten sẽ bức xạ một công
suất trên đơn vị góc đầy tính theo công thức (4.14).
𝑃𝑇
𝑃𝑖 𝐺𝑖 = 𝐺𝑖 (𝑊/𝑟𝑎𝑑 3 ) (4.14)
4𝜋
Tích số Pi Gi được gọi là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương, ký hiệu là
EIRP (Equivalent Isotropic Radiated Power) và được sử dụng nhiều trong tính toán
các tuyến liên lạc thông tin vệ sinh. Ta có (4.15).
𝑃𝑇
𝐸𝐼𝑅𝑃 = 𝑃𝑖 𝐺𝑖 = 𝐺𝑖 (𝑊/𝑟𝑎𝑑 3 ) (4.15)
4𝜋

63
trong đó, PT là công suất đầu ra của máy phát đưa vào anten và Gi là độ tăng ích của hệ
thống anten và phi đơ.
Hệ số tăng ích Gi nói lên việc tập trung công suất bức xạ của máy phát cung cấp
cho anten vào búp sóng hẹp của anten. Công suất bức xạ đẳng hướng là công suất phát
được bức xạ với anten vô hướng. Trong trường hợp này có thể xem Gi = 1. Nếu như
anten có búp sóng của đồ thị phương hướng càng hẹp thì giá trị EIRP của nó càng lớn.
Việc phát sóng với búp sóng hẹp ngoài mục đích tập trung năng lượng bức xạ theo
hướng xác định còn có tác dụng hạn chế nhiễu và giảm tổn hao năng lượng trong môi
trường truyền sóng.
Biểu thức EIRP cũng có thể được biểu thị dưới dạng đề-xi-ben theo công thức
(4.16a).
𝐸𝐼𝑅𝑃 = 𝑃𝑖 +𝐺𝑖 (𝑑𝐵𝑊) (4.16a)
hoặc (4.16b).
𝑃𝑖
𝐸𝐼𝑅𝑃 = 10𝑙𝑔 −3 +10𝑙𝑔𝐺𝑖 (𝑑𝐵𝑚) (4.16b)
10
4.4 .Công suất thu
Một anten thu có diện tích hiệu dụng của anten là 𝐴𝑟𝑒𝑓 được đặt cách xa anten
phát một khoảng cách R sẽ thu được tín hiệu có công suất PR tính theo(4.17).
𝑃𝑖 𝐺𝑖
𝑃𝑅 = 𝜙𝐴𝑟𝑒𝑓 = 𝐴𝑟𝑒𝑓 (4.17)
4𝜋𝑅2
trong đó 𝜙 là mật độ lưu lượng (thông lượng) công suất phát  = Pi Gi / 4R 2 và 𝐴𝑟𝑒𝑓 =
𝜆2 𝐺𝑅 /4𝜋.
Như vậy công suất thu được PR sẽ được tính theo công thức (4.18).
𝑃𝑖 𝐺𝑖 𝜆2 1
𝑃𝑅 = 2
∙ ∙ 𝐺𝑅 = 𝑃𝑖 𝐺𝑖 ∙ ∙ 𝐺𝑅 (4.18)
4𝜋𝑅 4𝜋 𝐿𝑓𝑥

trong đó 𝐿𝑓𝑥 được gọi là tổn hao truyền sóng không gian tự do (free space) và nó đặc
trưng cho tỷ số của công suất thu và công suất phát trong một tuyến liên lạc giữa hai
nhiên vô hướng.
4.5 Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống
4.5.1 Đánh giá theo tỉ số công suất sóng mang trên tạp âm C/N
Tỉ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm (Carrier-to-Noise ration) kí hiệu
là C/N được xác định bằng công suất tín hiệu RF nhận được tại đầu vào máy thu chia
cho công suất tạp âm. Trong thông tin vệ tinh, tỉ số này được sử dụng để đánh giá chất
lượng của đường truyền dẫn và được xác định như công thức (4.18).
𝐶 𝐺𝑅 𝜆 2 1 1
= 𝑃𝑖 𝐺𝑖 ( ) (4.18)
𝑁 𝑇 4𝜋𝑅 𝑘𝐵 𝐴𝑝
hoặc xác định theo đơn vị đê-xi-ben theo công thức (4.19).
𝐶 𝐺𝑅 𝜆
= 10 lg(𝑃𝑖 𝐺𝑖 ) + 10 lg ( ) + 20 lg ( ) − 10 lg(𝑘𝐵) − 10 lg(𝐴𝑝 ) (4.19)
𝑁0 𝑇 4𝜋𝑅

64
trong đó, N0 là mật độ phổ công suất tạp âm (dBW/Hz ) và có giá trị bằng N - l01g(B)
tính về một phía, 10Ap là đặc trưng cho tổn hao khí quyển (dB).
Biểu thức (4.19) trên có giá trị cho tính toán cả tuyến lên đến đến vệ tinh và
tuyến xuống từ vệ tinh đến trạm mặt đất. Ở đây, nếu là tuyến lên thì EIPR được tính
cho thiết bị đầu cuối di động và trạm cố định mặt đất, còn G/T được tính cho anten vệ
tinh. Nếu là tuyến xuống thì EIRP được tính cho vệ tinh còn G/T được tính cho trạm
mặt đất và thiết bị đầu cuối di động.
4.5.2 Đánh giá theo tỉ tín hiệu trên tạp âm SNR
Tỉ số tín hiệu trên tạp âm (Signal to Noise Ratio) được xác định bằng tỷ số công
suất tín hiệu trên công suất tạp âm. Tín hiệu ở đây là tín hiệu băng gốc (trước khi điều
chế hoặc sau quá trình giải điều chế). Khác với tỉ số sóng mang trên tạp âm, tỉ số tín
hiệu trên tạp âm cho biết chất lượng của cả tuyến truyền dẫn lẫn chất lượng các quá
trình xử lý tín hiệu trong máy thu bao gồm lọc, giải điều chế. Do đó, SNR có thể đánh
giá hệ thống một cách toàn diện hơn. Công thức tổng quá của SNR được xác định như
(4.20).
𝑃𝑠
𝑆𝑁𝑅 = (4.20)
𝑃𝑛
và ở dạng dB như (4.21).
𝑆𝑁𝑅𝑑𝐵 = 10 lg(𝑆𝑁𝑅 ) = 10 lg 𝑃𝑠 − 10 lg 𝑃𝑛 (4.21)
trong đó: 𝑃𝑠 và 𝑃𝑛 là công suất tín hiệu băng gốc và công suất tạp âm hệ thống.

4.6 Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của anten loa.
2. Mô tả cấu hình, nguyên lý thu phát sóng và đồ thị phương hướng của anten
parabol.
3. Mô tả cấu hình, nguyên lý thu phát sóng và đồ thị phương hướng của anten
Cassegrain. So sánh ưu nhược điểm giữa anten Cassegrain và anten parabol.
4. Định nghĩa công suất bức xạ đẳng hướng EIRP.
5. Một anten parabol có đường kính miệng D = 4 m; công suất bộ chiếu xạ là 10
W; tần số công tác f = 6 GHz; hiệu suất bằng 0.55; hiệu suất khẩu độ (chế độ thu) AR
= 0.55. Hãy xách định:
i) Độ rộng búp sóng chính.
ii) Hệ số tăng ích chế độ phát.
iii) Hệ số tăng ích chế độ thu.
iv) Công suất bức xạ đẳng hướng EIRP.

65
66
CHƯƠNG 5
ĐA TRUY NHẬP TRONG THÔNG TIN VỆ TINH
Đa truy nhập trong các hệ thống truyền tin là một kỹ thuật cho phép nhiều thuê
bao đồng thời truy nhập vào mạng yêu cầu dịch vụ. Vệ tinh được coi như một chuyển
tiếp thông tin từ trạm mặt đất này đến các trạm mặt đất khác và ngược lại, do đó nó
cung cấp các kênh truyền tín hiệu dữ liệu hoặc tín hiệu thoại theo các phương thức đa
truy nhập cơ bản. Trong thông tin vệ tinh đa truy cập là phương pháp dùng một bộ
phát đáp trên vệ tinh chung cho nhiều trạm mặt đất. Trong đa truy cập cần làm sao cho
sóng vô tuyến điện phát từ trạm mặt đất riêng lẻ không can nhiễu nhau được. Các
phương thức đa truy nhập đó có thể là đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA), đa
truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) hoặc đa truy nhập phân chia theo mã
(CDMA). Tùy thuộc vào từng đặc điểm của phương thức đa truy nhập cũng như yêu cầu
của từng trạm mặt đất mà có thể sử dụng hình thức đa truy nhập khác nhau tại các bộ
phát đáp của vệ tinh.
5.1 Phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số, FDMA
5.1.1 Phân bố dải tần số của bộ phát đáp vệ tinh
Theo phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số thì độ rộng băng tần kênh
của bộ phát đáp được phân chia hành các băng tần con (sub-band) và mỗi băng tần con
đó được gán cho các sóng mang được phát bởi một trạm mặt đất. Với dạng truy nhập
này thì các trạm mặt đất phát một cách liên tục và kênh truyền một số sóng mang đồng
thời với các tần số khác nhau.

f
fA fB fC fD fA

Như vậy giữa các băng tần con phải có một khoảng tần số phân cách rõ ràng để
chúng không ảnh hưởng lẫn nhau và trong đó có tính đến sự không hoàn hảo của các
bộ tạo sóng và các bộ lọc.
Máy thu của tuyến xuống trong trường hợp này sẽ chọn sóng mang tương ứng
với tần số thích hợp để thu. Các bộ lọc sẽ làm việc với các bộ khuếch đại trung tần
(IF).
Băng tần của bộ phát đáp vệ tinh có thể từ vài trăm MHz đến vài GHz. Hầu hết
các bộ phát đáp thường được thiết kế với dải thông 36 MHz, 54 MHz hoặc 72 MHz,
trong đó dải thông 36 MHZ là chuẩn được phổ biến cho dịch vụ truyền hình băng C
(6/4 GHZ). Hiện nay có một số loại bộ phát đáp có xử lý tín hiệu đã được đưa vào sử
dụng và như vậy có thể cải thiện được chất lượng lỗi (đối với truyền tín hiệu số).
67
Trong quỹ đạo địa tĩnh, mỗi vệ tinh được đặt ở một vị trí toạ độ xác định. Ví dụ, trong
băng tần C (6/4 GHz) vệ tinh được sử dụng một phân định phổ rộng là 500 MHz. Như
vậy vệ tinh có khả năng đặt 24 bộ phát đáp tiền kề nhau và mỗi bộ phát đáp sử dụng
dải thông 36 MHz trong dải tần phân định 500 MHz. Có thể thực hiện được điều đó
bằng cách bố trí 12 bộ phát đáp làm việc với tín hiệu sóng bức xạ phân cực đứng và
12 bộ phát đáp làm việc với tín hiệu sóng bức xạ phân cực ngang.
Các hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng băng tần C (6 GHz cho tuyến lên và 4
GHz cho tuyến xuống) có đặc tính là thiết bị tương đối rẻ, tạp âm vũ trụ nhỏ và suy
hao tín hiệu trong tầng khí quyển bé. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các đường
chuyển tiếp vi ba trên mặt đất hiện có cũng làm việc trong băng.tần 6 và 4 GHz. Do
vậy cần phải thận trọng việc đặt các nhiên thu vệ tinh của các trạm mặt đất sao cho
chúng không thu tín hiệu từ các đường sóng vi ba của các hệ thống vi ba mặt đất cũng
như không gây nhiễu lẫn nhau. Trong băng tần 6/4 GHz, để các vệ tinh địa tĩnh không
gây nhiễu nhau thường phải bố trí vệ tinh có toạ đọ cách nhau từ 1,5 0 đến 20 . các Vệ
tinh làm việc với băng tần cao hơn, ví dụ ở băng tần Ku với 14 GHz cho tuyến lên và
12 GHz cho tuyến xuống thì cần đặt cách nhau là 30. Công suất của bộ khuếch đại phát
trên vệ tinh cho tuyến xuống tuỳ thuộc vào nhu cầu thiết kế, nó có thể từ 10 W cho đến
120 W hoặc 200 W.
5.1.2 Các mô hình truyền tín hiệu của đa truy nhập FDMA
Phụ thuộc vào việc ghép kênh và kỹ thuật điều chế sử dụng mà có thể có một số
mô hình truyền tín hiệu đối với đa truy nhập FDMA như hình 5.1. Các mô hình đó là:
- Ghép kênh phân chia theo tần số (FDM), điều tần (FM) và đa truy nhập phân
chia theo tần số (FDMA) - hình 5.1a, các tín hiệu băng cơ sở từ mạng hoặc từ những
người sử dụng là thuộc dạng tương tự. Chúng được tổ hợp dưới dạng tín hiệu ghép
kênh phân chia theo tần số (FDM).
Tần số tín hiệu tương tự được ghép kênh sẽ điều chế với một sóng mang, mà
sóng mang đó sẽ truy nhập vệ tinh trên một tần số cụ thể ở cùng thời gian như các
sóng mang khác với các tần số khác của các trạm mặt đất khác. Để giảm thiểu tác động
xuyên điều chế và sử dụng các sóng mang một cách hợp lý thì thích hợp nhất là định
tuyến theo kiểu "một sóng mang cho một trạm phát". Tín hiệu ghép kênh FDM như
vậy bao gồm tất cả tần số tín hiệu đặc trưng cho các trạm khác nhau.
- Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM), điều chế khoá dịch pha (PSK) và
đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) như hình 5.1b. Các tín hiệu băng cơ sở từ
mạng hoặc từ những người sử dụng là tín hiệu số (digital). Chúng được tổ hợp lại dưới
dạng tín hiệu ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM). Dòng nhị phân đặc trưng cho
tín hiệu ghép kênh đó được điều chế với một sóng mang theo phương thức khóa dịch
pha (PSK) và tín hiệu sóng mang đã điều chế đó sẽ truy nhập đến vệ tinh ở một tần số
cụ thể cùng lúc với các sóng mang có tần số khác của các trạm mặt đất khác. Đế giảm
thiểu tác động xuyên điều chế thì các sóng mang được lựa chọn hợp lý. Việc định
tuyến lưu lượng trong trường hợp này phù hợp với nguyên lí "một sóng mang cho một
68
trạm phát". Việc ghép kênh phân chia theo thời gian như vậy phù hợp với tất cả các tín
hiệu theo thời gian đặc trưng cho các trạm mặt đất khác nhau.
- Một sóng mang cho một kênh (SCPC). ghép kênh phân chia theo tần số
(FDMA) như hình 5.1c. Các tín hiệu băng cơ sở từ mạng hoặc từ từng người sử dụng
điều chế trực tiếp với một sóng mang dưới dạng tương tự hoặc số (SCPC). Một một
sóng mang đã điều chế sẽ truy nhập vệ tinh ở một tần số cụ thế cùng lúc với các sóng
mang khác của các trạm khác. Việc định tuyến lưu lượngtrong trường hợp này phù
hợp với nguyên lí "một sóng mang cho một tuyến".

Hình 5.1 Mô tả các dạng truyền theo đa truy nhập phân chia theo tần số
5.1.3 Nhiễu kênh lân cận
Như mô tả trong hình 5.2, độ rộng băng tần của kênh được phân chia cho các
sóng mang có các tần số khác nhau. Kênh vệ tinh sẽ truyền dẫn tất cả các sóng đó đến
tất cả các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh.
Tại máy thu của trạm mặt đất, các sóng mang từ bộ phát đáp vệ tinh truyền xuống
sẽ được chọn lọc thông qua các bộ lọc. Việc lọc đó sẽ thuận lợi nếu như tần phổ của
các sóng mang được cách biệt rõ ràng về băng tần.
Việc sử dụng một băng tần rộng sẽ dẫn đến hiệu suất sử dụng băng tần sóng
mang kém và giá thành thiết bị của khối không gian gia tăng. Thường người ta lựa
chọn một biện pháp thỏa hiệp giữa kỹ thuật và kinh tế. Dù bằng phương pháp nào thì
phần công suất của sóng mang lân cận ảnh hưởng sang phần sóng mang tín hiệu cũng
phải được giới hạn ở một trị số cho phép. Nhiễu trong trường hợp này được gọi là

69
nhiễu kênh lân cận ACI (Adjacent Channel Interference). Loại nhiễu này sẽ cộng thêm
vào nhiễu của toàn tuyến. Hình 5.3 mô tả ví dụ nhiễu kênh lân cận.
Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) được đặc trưng bởi sự truy nhập liên
tục tới vệ tinh trong dải tần cho trước. Kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giản và dựa trên
những thiết bị có sẵn. Tuy nhiên, nó có những nhược điểm sau:

Hình 5.2 Ví dụ hệ thống đa truy nhập FDMA gồm ba trạm mặt đất
sử dụng một sóng mang cho định tuyến mỗi trạm

Hình 5.3

70
- Khó thay đổi cấu hình; để điều tiết sự biến đổi dung lượng thì cần phải thay đổi
các kế hoạch về tần số. Điều này cũng có nghĩa là phải thay đổi tần số thu, tần số phát
và dải tần bộ lọc của các trạm mặt đất;
- Bị tổn hao về dung tưởng khi số lượng truy cập tăng lên do sự phát sinh các tích
điều biến qua lại và cần phải vận hành ở chế độ công suất phát vệ tinh giảm (đoạn
tuyến tính của hàm truyền đạt).
- Cần phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất trong trường hợp công
suất sóng mang tại đầu vào vệ tinh là cùng bậc để tránh hiệu ứng bất lợi. Sự điều khiển
này phải được thực hiện theo thời gian thực và phải phù hợp với sự suy giảm do mưa
tại các đường lên.
- Kỹ thuật FDMA ra đời rất sớm nhưng ngày nay nó vẫn thường xuyên được sử
đụng mặc dù nó có những nhược điểm nêu trên. Kỹ thuật này sẽ tồn tại vĩnh cửu bởi
những ưu điểm đặc biệt của nó về mặt vận hành với đặc điểm không cần đồng bộ giữa
hai trạm mặt đất và do đã có sẵn những sự đầu tư cho nó từ trước tới nay.
5.2 Phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA

5.2.1 Tổng quan về đa truy nhập TDMA và truyền burst


Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA trong thông tin vệ tinh về nguyên
lý hoạt động cũng giống như ghép kênh phân chia theo thời gian TDM ở chỗ là các
trạm mặt đất khác nhau gửi lên vệ tinh các chùm (burst) năng lượng tần số RF trong đó
có chứa các gói thông tin. Trong khe thời gian giành cho một trạm mặt đất cụ thể, tín
hiệu của trạm đó sử dụng toàn bộ dải thông của bộ phát đáp vệ tinh. Do các trạm mặt
đất trong trường hợp này sử dụng kỹ thuật điều chế đường bao không đổi, ví dụ điều
chế QPSK, và chỉ có một tín hiệu được điều chế tốc độ cao truyền qua bộ phát đáp vệ
tinh trong bất kỳ khoảng thời gian nào, cho nên ở đây sẽ không phát sinh hiện tượng
xuyên điều chế IM (lntermodulation) cùng băng tần như trong kỹ thuật FDMA. Bởi
vậy bộ khuếch đại công suất dùng đèn sóng chạy TWT trong bộ phát đáp vệ tinh có
thể điều chỉnh đến trạng thái bão hòa (saturation) với công suất đầu ra lớn hơn. Tuy
vậy so với FDMA thì TDMA cũng có bất lợi ở chỗ là, TDMA yêu có đồng bộ burst
(chùm dữ liệu) nghiêm ngặt tại trạm mặt đất để ngăn chặn sự va chạm các burst tại vệ
tinh. Nói cách khác, burst từ một trạm mặt đất cụ thể nào đó phải đến vệ tinh đúng
trong khe thời gian (thực sự) giành cho trạm đó, sao cho nó không làm nhiễu các burst
đến của các khe lân cận.
Vì các trạm mặt đất được đặt ở các khoảng cách khác nhau so với vệ tinh, chúng
có thể sử dụng các cấu hình thiết bị khác nhau, đo đó mà độ trễ thời gian của tín hiệu
các trạm cũng sẽ khác nhau cần phải tính đến. Ngoài ra có thể có những biến đổi thời
gian do sự di chuyển của vệ tinh hoặc sự di chuyển của trạm mặt đất trong hệ thống di
động.
Quá trình truyền như trên, trong một số tài liệu kỹ thuật gọi là truyền burst. Việc

71
truyền burst được chèn vào trong một cấu trúc thời gian lớn hơn được gọi là một chu
kỳ khung, TF và chu kỳ khung đó tương ứng với cấu trúc thời gian theo chu kỳ của hệ
thống. Mỗi một sóng mang đặc trưng cho một burst chiếm toàn bộ độ rộng dải tần của
kênh. Cũng vì vậy mà kênh mang một số sóng mang tại một thời điểm. Hình 5.4, mô
tả một mạng thông tin vệ tinh hoạt động theo nguyên lý đa truy nhập TDMA và khuôn
dạng khung TDMA điển hình.

Hình 5.4 Mạng thông tin vệ tinh hoạt động theo nguyên lý đa truy nhập TDMA
và khuôn dạng khung TDMA điển hình.
Một khuôn dạng khung TDMA điển hình cho dữ liệu được chuyển tiếp qua vệ
tinh. Trong ví dụ này, trạm B sẽ gửi dữ liệu tới các:trạm A, E, G và H. Một khung gồm
có dữ liệu lấn từ mỗi trạm. Tại thời điểm bất kỳ chỉ có một trạm mặt đất cung cấp tín
hiệu chuẩn thời gian cho các trạm khác sử dụng để tình thời gian truyền dẫn và các
chùm dữ liệu (đồng bộ khung) của chúng. Chiều dài chùm từ các trạm khác nhau có
thể khác nhau tuỳ thuộc vào lưu lượng thông tin.

72
Phần thứ hai của hình mô tả chi tiết nội dung của một khuôn dạng burst điển hình
phát đi từ trạm B. Phần này gồm có hai phần chính, tiêu đề và dữ liệu gửi tới các trạm
khác từ trạm B. Phần tiêu đề gồm có thời gian bảo vệ trước khi bắt đầu truyền, sau đó
là một chuỗi ký tự đồng bộ được phát đi để cho các vòng khôi phục đồng bộ sóng
mang và các vòng khôi phục đồng bộ bịt (ở các máy thu trạm mặt đất) thời gian và
khoá vào burst từ trạm B này. Cuối tiêu đề thường chứa một từ đơn duy nhất dùng để
nhận ra burst đến từ trạm B và có thể cho biết địa chỉ (của các trạm) mà dữ liệu sẽ đến.
5.2.2 Tạo lập Burst
Burst tượng ứng với sự chuyển đổi lưu lượng từ trạm mặt đất được xem xét. Sự
chuyển đổi này có thể được tạo ra phù hợp với phương pháp một sóng mang cho một
tuyến. Trong trường hợp này, trạm mặt đất sẽ phát (N-1) burst trong một khung, với N
là số trạm của mạng và số lượng burst là P được xác định bởi P = N(N - l).
Với phương pháp “một sóng mang cho một trạm”, trạm sẽ phát burst đơn trong
một khung và số lượng burst P trong một khung bằng N. Do đó mỗi burst truyền dưới
dạng các burst của lưu lượng từ trạm này tới trạm khác. Do sự suy giảm thông lượng
của kênh khi số lượng burst tăng nên khái niệm "một sóng mang cho một trạm" vẫn
tồn tại.
Hình 5.5 minh hoạ việc tạo lập burst. Trạm mặt đất nhận thông tin dưới dạng
chuỗi nhị phân liên tục với tốc độ Rb từ mạng hay từ giao diện người sử dụng. Thông
tin này phải được lưu trữ trong bộ nhớ đệm trong khi đợi thời gian truyền dẫn burst.
Khi thời điểm này xuất hiện, nội dung của bộ nhớ này được truyền trong khoảng thời
gian là TB Tốc độ bit R điều chế sóng mang được xác định bởi biểu thức (5.1).
𝑅 = 𝑅𝑏 (𝑇𝐹 /𝑇𝐵 ) (bit/s) (5.1)
Giá trị R lớn khi chu kỳ burst ngắn và kết quả là chu kỳ truyền dẫn (TF/TB) của
trạm thấp. Ví dụ, nếu Rb = 2 Mbit/s và = 10 Mbit/s thì điều chế xảy ra tại 20 Mbitzs.
Lưu ý rằng R là dung lượng toàn phần của mạng, có nghĩa là dung lượng toàn phần
các trạm đo bằng bit/s. Nếu tất cả các trạm có cùng dung lượng thì chu kỳ truyền dẫn
(TF/TB) biểu thị số lượng các trạm của mạng.
Có thể hiểu rằng tại sao kiểu truy nhập này luôn dính dáng đến truyền dẫn số bởi
vì nó dễ dàng lưu trữ các bit trong một chu kỳ khung và xóa bộ nhớ số trong khoảng
thời gian nhỏ hơn một burst. Sử dụng loại truy nhập này để xử lý thông tin tương tự sẽ
gặp rất nhiều khó khăn.
5.2.3 Cấu trúc khung
Khung được hình thành ở mức vệ tinh. Nó bao gồm tất cả các burst được truyền
bởi các trạm mặt đất và được nối tiếp nhau nếu như sự đồng bộ truyền dẫn của các
trạm được thực hiện đúng. Để tính toán sự không hoàn hảo của việc đồng bộ, có một
khoảng nghỉ (không truyền dẫn), được gọi là thời gian bảo vệ giữa các burst. Chiều dài
của khung là 2 ms. Thời gian bảo vệ chiếm khoảng 64 hay 128 ký hiệu và nó tương
ứng với thời gian khoảng 1 𝜇𝑠. Lưu ý hai loại burst sau:

73
- Các burst của các trạm lưu tượng có tiêu đề là 280 ký hiệu hoặc 560 bit, và
trường lưu lượng được cấu trúc gồm bội số của 64 ký hiệu phù hợp với dung lượng
của mỗi trạm.
- Các burst của các trạm tham chiếu với phần tiêu đề là 288 ký hiệu, hoặc 576 bit,
và không có trường lưu lượng. Trạm tham chiếu là trạm định nghĩa đồng hồ khung
bằng cách truyền burst tham chiếu của nó; tất cả các trạm lưu lượng của mạng phải tự
đồng bộ với trạm tham chiếu bằng cách định vị burst của trạm tham chiếu, được gọi là
burst tham chiếu. Bởi vì vai trò chủ yếu của trạm tham chiếu là hiệu chỉnh sự vận hành
của mạng cho nên nó được xem là chuẩn.

Hình 5.5 Mô tả quá trình tạo lập Burst


5.2.4 Thu burst
Ở tuyến xuống, mỗi trạm mặt đất sẽ thu tất cả các burst trong khung. Máy thu
nhận dạng điểm bắt đầu khung bằng cách dò tìm từ UW sau đó lấy ra lưu lượng dành
riêng cho mình. Lưu lượng này nhận một cách không liên tục với tốc độ R. Để khôi
phục tốc độ bít gốc Rb ở dạng chuỗi nhị phân liên tục thì thông tin cần được lưu trữ
trong bộ nhớ đệm theo chu kỳ từng khung một và đọc ra với tốc độ Rb với khung tiếp
theo.

74
5.3 Phương pháp đa truy nhập phân chia theo mã CDMA
5.3.1 Tổng quan đa truy nhập phân chia theo mã CDMA
Ở các hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng kỹ thuật đa truy nhập theo mã CDMA
thì các trạm của mạng phát liên tục trên cùng băng tần của kênh. Để có thể nhận dạng
được tín hiệu mong muốn, mỗi máy phát và máy thu phải có một chữ ký riêng biệt.'
Chữ ký đó được biểu thị dưới dạng một dãy số nhị phân, được gọi là mã. Mã đó được
kết hợp với thông tin hữu ích tại mỗi máy phát. Tập các mã được sử dụng cần phải có
các tính chất tương quan sau đây:
- Mỗi mã phải dễ dàng phân biệt được với chính bản sao của nó được dịch
chuyển theo thời gian.
- Mỗi mã phải dễ dàng phân biệt với bất kỳ mã nào được sử dụng trong mạng.
Việc truyền mã kết hợp với thông tin hữu ích như vậy yêu cầu khả năng độ rộng
dải tần vô tuyến lớn hơn nhiều so với yêu cầu truyền thông tin như đã xem xét ở các
mục trước.
Có hai kỹ thuật được sử dụng trong đa truy nhập CDMA, đó là:
- Kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp, DS (Direct Sequence);
- Kỹ thuật trải phổ nhảy tần FH (Frequency Hopping).
5.3.2 Đa truy nhập phân chia theo mã dùng kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp (DS-
CDMA)
Hình 5.6 minh họa một mô hình đơn giản của một hệ thống thông tin vệ tinh
truyền dẫn và đa truy nhập phân chia theo mã dùng kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp
(DS-CDMA).
Đoạn nhị phân ở đầu vào được mã hóa dưới dạng mã đường dây NRZ, [m(t)=1]
và tốc độ bit là Rb=1/Tb được nhân với chuỗi nhị phân p(t) để tạo tín hiệu đã được mã
hóa. Bản thân chuỗi nhị phân cũng được mã hóa dưới dạng mã đường dây NRZ,
[p(t)=1] và có tốc độ bit Rc=1/Tc lớn hơn nhiều lần (có thể từ 102 đến 106) so với tốc
độ bit của đoạn tin đầu vào. Các phần tử nhị phân của chuỗi trải phổ thường được gọi
là “chip” để phân biệt với các bit nhị phân của đoạn tin đầu vào.

75
Hình 5.6 Mô tả nguyên lý hoạt động của một hệ thống DS-CDMA
Tín hiệu hỗn hợp sau khi đã mã hóa đó được điều chế với sóng mang có tần số fc
theo phương thức khóa dịch pha và sau đó khuếch đại công suất để truyền lên bộ phát
đáp của vệ tinh. Tín hiệu truyền có thể được biểu diễn theo biểu thức (5.2).
𝑠(𝑡 ) = 𝑚(𝑡 ) ∙ 𝑝(𝑡 ) ∙ 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 (V) (5.2)
Tại đầu thu tín hiệu được giải điều chế liên kết (coherent) bằng cách nhân tín hiệu
thu được với bản sao của sóng mang. Không tính đến tạp âm nhiệt, tín hiệu r(t) của bộ
tách mã và lọc thông thấp (detector and low-pass filter) được biểu thị bởi (5.3).
𝑟(𝑡 ) = 𝑚(𝑡 ) ∙ 𝑝(𝑡 ) ∙ 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡(2𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 )
(5.3)
= 𝑚(𝑡 ) ∙ 𝑝(𝑡 ) + 𝑚(𝑡 ) ∙ 𝑝(𝑡 ) ∙ 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡
Bộ tách và lọc thông thấp sẽ khử các thành phần tần số cao và chỉ giữ lại thành
phần tần số thấp 𝑢(𝑡 ) = 𝑚(𝑡 )𝑝(𝑡 ). Thành phần này sau đó được nhân với mã nội bộ
p(t) có đồng pha với mã thu được và với tích p(t)2= 1.
Tại đầu ra của bộ nhân được biểu thị như (5.4).
𝑥 (𝑡 ) = 𝑚 (𝑡 ) ∙ 𝑝 (𝑡 ) ∙ 𝑝 (𝑡 ) = 𝑚 (𝑡 )𝑝 (𝑡 )2 = 𝑚 (𝑡 ) (5.4)
Tín hiệu này sau đó được tích phân lần nữa theo chu kỳ để lọc tạp nhiễu. Kết quả
là đoạn tin truyền được hoàn toàn khôi phục tại đầu ra của bộ tích phân (integrator).

5.3.3 Thực hiện đa truy nhập CDMA trong hệ thống thông tin vệ tinh
Trong hệ thông thông tin vệ tinh, khi ứng dụng kỹ thuật CDMA thì các trạm
mặt đất thu từ các kênh tín hiệu hữu ích 𝑠(𝑡 ) chồng lên các tín hiệu 𝑠𝑖 (𝑡 ) (𝑖 =

76
1,2, … , 𝑁) của N-1 người sử dụng khác được truyền trong kênh và có cùng tần số. Do
đó tín hiệu thu được biểu thị như (5.5).
𝑟(𝑡 ) = 𝑠(𝑡 ) + ∑𝑠𝑖 (𝑡 ) (5.5)
trong đó: 𝑠(𝑡 ) = 𝑚(𝑡 )𝑝(𝑡 )𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡
∑𝑠𝑖 (𝑡 ) = ∑𝑚𝑖 (𝑡)𝑝𝑖 (𝑡 )𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡
Tín hiệu đầu ra của bộ nhân của máy thu có dạng (5.6).
𝑥 (𝑡 ) = 𝑚(𝑡 )𝑝(𝑡 )2 + ∑𝑚𝑖 (𝑡)𝑝𝑖 (𝑡 )𝑝(𝑡 )
(5.6)
= 𝑚(𝑡 ) + ∑𝑚𝑖 (𝑡)𝑝𝑖 (𝑡)𝑝(𝑡 )
Đoạn tin bây giờ bị chồng lên tạp âm do nhiễu. Nếu như việc lựa chon mã số
thích hợp với hàm tương quan chéo thấp thì tạp âm sẽ bé. Phép nhân ∑𝑚𝑖 (𝑡 )𝑝𝑖 (𝑡) với
𝑝(𝑡 ) tại máy thu có ý nghĩa là mở rộng phổ của mỗi đoạn tin 𝑚(𝑡 ) theo phương pháp
trải phổ. Kết quả là, mật độ phổ tạp âm ∑𝑚𝑖 (𝑡)𝑝𝑖 (𝑡 )𝑝(𝑡 ) là khá thấp. Công suất tạp
âm nhiễu trong độ rộng dải tần của đoạn tin hữu ích 𝑚(𝑡 ) do đó cũng sẽ thấp.
Như ở mục trước đã phân tích, ở đây giả thiết rằng phép nhân dãy chip được
thực hiện trên đoạn tin nhị phân tại băng tần cơ bản. Cũng cần lưu ý rằng, biểu thức
(5.2) được tính bằng cách nhân sóng mang với chuỗi chip sau khi sóng mang được
điều chế với đoạn tin nhị phân. Cũng tương tự như vậy, việc giải điều chế và giải trải
phổ cũng sẽ thực hiện theo tuần tự ngược lại ở phía máy thu. Nếu như việc truyền phổ
trải được sử dụng để thực hiện chức năng đa truy nhập thì ở phía thu sẽ tiến hành giải
trải phổ trước, sau đó mới thực hiện giải điều chế. Trong các trường hợp khác việc giải
điều chế liên kết (coherent) cần phải hồi phục sóng mang theo chiếu trong phổ tần (do
xử lý phi tuyến của trải phổ và các sóng mang được điều chế) chứa các sóng mang
tham chiểu khác ở các mức công suất cao. Bằng phương pháp giải trải phổ trước, phổ
của các sóng mang không mong muốn sẽ được trải và việc hổi phục song mang tham
chiếu yêu cầu sẽ được thực hiện một cách dễ dàng theo các điều kiện tỉ số tín hiệu/tạp
âm.
Kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã dùng kỹ thuật nhảy tần (FH-CDMA)
tham khảo mục 5.4.6, tài liệu tham khảo [1].

5.4 Câu hỏi ôn tập


1. Mô tả một hệ thống thông tin vệ tinh ghép kênh theo tần số, điều chế tần số
(FDM/FM).
2. Mô tả ba phương pháp truy nhập cơ bản FDMA, TDMA và CDMA ứng dụng
trong thông tin vệ tinh.
3. Xác định mã trực giao đối với mã chip101010.

77
CHƯƠNG 6
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
THÔNG TIN VỆ TINH
6.1 Điều chế tương tự
Việc truyền tín hiệu tương tự trên kênh thông tin vệ tinh được đặc trưng bởi các
yếu tố sau đây:
- Thực hiện xử lý tín hiệu băng gốc (trước điều chế và sau giải điều chế) để cải
thiện chất lượng của tuyến.
- Xác định số kênh hỗ trợ cho sóng mang. Trong trường hợp đơn kênh thì việc
truyền là một kênh đơn truyền trên một sóng mang. Nếu có một số kênh được
sử dụng theo kiểu ghép kênh thì phương thức truyền theo kiểu ghép kênh phân
chia theo tần số FDM (Frequency Division Multiplexing).
- Xác định dạng điều chế sử dụng. Dạng điều chế sử dụng phổ biến nhất ở đây
là điều tần FM (Frequency Modulation). Trong trường hợp này đường bao
điều chế không đổi.
Nói chung, tuyến không gian từ trạm mặt đất đến trạm mặt đất qua vệ tinh trong
trường hợp này được đồng nhất bởi sự điều chế và ghép kênh. Có nghĩa là, sau quá
trình xử lý tín hiệu băng gốc thì kỹ thuật ghép kênh và điều chế được thực hiện và có
thể là:
- Truyền thoại sử dụng SCPC/FM, FDM/FM và FDM/SSB-AM.
- Truyền hình sử dụng SCPC/FM.
Kĩ thuật điều chế tần số FM đã được trình bày trong nhiều tài liệu tham khảo, nên
không được nhắc lại.
6.1.1 Truyền tín hiệu kênh thoại đơn/ điều tần (SCPC/FM)
SCPC/FM là sóng mang được điều chế tần số (FM) bởi tín hiệu của một kênh
thoại đơn. Các tham số cần xem xét ở đây là tỷ số tín hiệu/tạp âm và độ rộng dải tần.
- Tỷ số công suất tín hiệu thử trên công suất tạp âm (S/N) tại đầu ra bộ giải điều
chế FM có thể được xác định bởi biểu thức (6.1).
𝑆 Δ𝐹 2 𝐶
= 3( ) 𝑝𝑤 ( ) (6.1)
𝑁 𝑓 𝑚𝑎𝑥 𝑁0 𝜏
trong đó:
Δ𝐹 là di tần của tín hiệu thử;
𝑓𝑚𝑎𝑥 là tần số cực đại của tín hiệu thoại = 3400 Hz;
p là hệ số cải thiện do tiền nhấn (pre-emphasis) và giải nhấn (de-emphasis) có
giá trị là 6.3 dB và hệ số cải thiện giãn nén (17 dB) nếu có sử dụng;
78
w là hệ số psophometric;
𝐶
( ) là tỷ số công suất sóng mang trên mật độ tạp âm tại đầu vào máy thu (Hz).
𝑁0 𝜏

- Máy thu cần độ rộng băng tần B bằng băng tần chiếm dụng của sóng mang. Độ
rộng băng tần tương đương của tạp âm BN cũng bằng độ rộng băng tần của máy thu, B
và được xác định theo công thức (6.2).
𝐵 = 𝐵𝑁 = 2(Δ𝐹𝑝 + 𝑓𝑚𝑎𝑥 ) (𝐻𝑧) (6.2)
trong đó, Δ𝐹𝑝 là di tần cực đại.
6.1.2 Truyền tín hiệu thoại điều tần ghép kênh phân chia theo tần số
- Tỷ số tín hiệu trên tạp âm tại đầu ra bộ giải điều chế:
Tỷ số tín hiệu/tạp âm xấu nhất là đối với kênh thoại trong phồ tần được ghép
kênh. Tỷ số này trong kênh đó được xác định theo biểu thức (6.3).
𝑆 Δ𝐹 2 1 𝐶
=( ) ( ) 𝑝𝑤 ( ) (6.3)
𝑁 𝑓 𝑚𝑎𝑥 𝑏 𝑁0 𝜏
trong đó:
Δ𝐹 là di tần của tín hiệu thử;
𝑓𝑚𝑎𝑥 là tần số cực đại của tín hiệu ghép kênh (nó là một hàm phụ thuộc
vào số kênh thoại được ghép);
b là độ rộng dải thông của một kênh thoại (3100 Hz);
w là hệ số psophometric;
𝐶
( ) là tỷ số công suất sóng mang trên mật độ tạp âm tại đầu vào máy thu (Hz).
𝑁0 𝜏

- Độ rộng dải thông yêu cầu:


Máy thu cần phải có độ rộng dải thông bằng độ rộng dải thông chiếm dụng của
sóng mang. Độ rộng dải thông tạp âm tương đương, BN, của máy thu được xác định
theo (6.4).
𝐵𝑁 = 𝐵 = 2(Δ𝐹𝑝 + 𝑓𝑚𝑎𝑥 ) (6.4)
6.1.3 Truyền hình kênh đơn điều chế tần số (SCPC/FM)
- Biết rằng, tín hiệu truyền hình sau bộ lọc tiền nhấn (pre-emphasis filter) được
điều chế tần số với sóng mang. Chất lượng của tín hiệu truyền được xem xét đánh giá
thông qua tỷ số tín hiệu/tạp âm và có thể đươc biểu thị theo công thức (6.5).
𝑆 3 Δ𝐹𝜏𝑝𝑝 2 𝐶
= ( ) 𝑝𝑤 ( ) (6.5)
𝑁 2 𝐵𝑛 𝑁0 𝜏

79
trong đó:
Δ𝐹𝜏𝑝𝑝 là di tần đỉnh-đỉnh của tín hiệu đầu vào;
𝐵𝑛 là độ rộng dải thông của tạp âm tại đầu ra của máy thu và bằng tần số cực
đại của tín hiệu video (𝑓𝑚𝑎𝑥 ). Tích pw đặc trưng cho hiệu ứng hỗn hợp của tiền nhấn,
giải nhấn và xử lý video. Các giá trị này có thể tham khảo trong bảng 4.2, tài liệu tham
khảo [1].
𝐶
( ) là tỷ số công suất sóng mang trên mật độ tạp âm toàn tuyến.
𝑁0 𝜏

- Máy thu cần phải có độ rộng dải thông bằng độ rộng dải thông chiếm dụng của
sóng mang, do đó độ rộng dải thông tạp âm tương đương, BN, của máy thu được xác
định theo công thức (6.6).
𝐵𝑁 = 𝐵 = Δ𝐹𝜏𝑝𝑝 + 2𝑓𝑚𝑎𝑥 (6.6)
trong đó: 𝑓𝑚𝑎𝑥 là tần số cực đại trong phổ tần của tín hiệu video.
6.2 Điều chế số
Điều chế số ở đây được hiểu là tín hiệu bị điều chế là tín hiệu số còn tín hiệu sóng
mang vẫn là tín hiệu tương tự. Nguyên lý chung về điều chế số trong các kênh truyền
thông tin vệ tinh cũng hoàn toàn giống như trong lý thuyết về radio số. Hình 6.1 mô tả
sơ đồ khối nguyên lý một bộ điều chế số M mức, gồm các khối:
- Bộ tạo ký hiệu (symbol)
- Bộ mã hóa
- Bộ tạo tín hiệu sóng mang tần số vô tuyến.

Dữ liệu vào Bộ tạo ký hiệu Bộ tạo sóng


Bộ mã hóa
kênh M mức mang kênh M
mức
Bộ điều chế số Tín hiệu kênh
M = 2m
Hình 6.1 Sơ đồ nguyên lý bộ điều chế số
Trong sơ đồ hình 6.1, bộ tạo ký hiệu tạo ra các kỹ hiệu với m trạng thái, trong đó
𝑀 = 2𝑚 , từ m bít liên tiếp nhau (được nhóm lại thành một nhóm) đưa vào đầu vào. Bộ
mã hóa thiết lập môt sự tương đồng giữa M trạng thái của các ký hiệu đó với M trạng
thái của sóng mang được truyền. Trong thực tế thường gặp hai dạng mã hóa sau đây:
- Mã hóa trực tiếp, tức là một trangj thái của ký hiệu xác địn một trạng thái của
sóng mang
- Mã hóa chuyển tiếp (mã hóa vi phân), tức một trạng thái của ký hiệu xác định
sự chuyển tiếp giữa giữa hai trạng tháy khác nhau liên tiếp của sóng mang.

80
Trong các hệ thống thông tin vệ tinh thì phổ biến nhất là sử dụng kỹ thuật điều
chế khóa dịch pha PSK (Phase Shift Keying) bởi vì nó có ưu điểm là đường bao mang
là hằng số và so với kỹ thuật điều chế khóa dịch tần FSK (Frequency Shift Keying) thì
PSK có hiệu suất sử dụng phổ tần tốt hơn. Các bộ điều chế PSK thường gặp là:
- Loại điều chế hai trạng thái (M=2): khóa dịch pha nhị phân BPSK (Binary
PSK) và khóa dịch pha nhị phân mã hóa vi phân DE-BPSK (Differentially
Encoded-BPSK).
- Loại điều chế 4 trạng thái (M=4): khóa dịch pha cầu phương QPSK
(Quadrature Phase Shift Keying) và khóa dịch pha cầu phương mã hóa vi phân
DE-QPSK (Differentially Emcoded-QPSK).
- Loại điều chế 8 trạng thái: 8-PSK
- Loại điều chế 16 trạng thái: 16-PSK
- Loại điều chế 32 trạng thái: 32-PSK
6.2.1 Điều chế hai trạng thái - BPSK và DE-BPSK

Hình 6.2 Sơ đồ khối chức năng một bộ điều chế pha hai trạng thái BPSK
Hình 6.2 mô tả sơ đồ khối chức năng một bộ điều chế dịch pha hai trạng thái. Ở
đây không có bộ tạo ký hiệu bởi vì các ký hiệu nhị phân chính là các bít đầu vào.
Nếu gọi 𝑏𝑘 là giá trị logic của một bít ở đầu vào bộ điều chế trong khoảng thời
gian [𝑘𝑇𝑐 , (𝑘 + 1)𝑇𝑐 ] thì bộ mã hóa sẽ biến đổi bít 𝑏𝑘 ở đầu vào thành bít 𝑚𝑘 như sau:
- Đối với mã hóa trực tiếp (BPSK): 𝑚𝑘 = 𝑏𝑘 ;
- Đối với mã hóa vi phân (DE-BPSK): 𝑚𝑘 = 𝑏𝑘 ⊕ 𝑚𝑘 − 1, trong đó ⊕ là phép
cộng mô-đun 2.
Bộ tạo tín hiệu tần số vô tuyến được điểu khiển bởi bít 𝑚𝑘 và nó được đặc trưng
trong khoảng thời gian [𝑘𝑇𝑐 , (𝑘 + 1)𝑇𝑐 ] bởi một điện thế 𝑢(𝑘𝑇𝑐 ) = ±𝑈. Tần số sóng
mang 𝑓𝑐 = 𝜔𝑐 /2𝜋 có thể được biểu thị trong khoảng thời gian đó. Tín hiệu thu được
sau điều chế được biểu diễn như công thức (6.7).
𝐶 (𝑡 ) = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 + 𝜃𝑘 ) = 𝑢(𝑘𝑇𝑐 )𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑐 𝑡 ) (V) (6.7)

81
trong đó, 𝜃𝑘 = 𝑚
̅ 𝑘 𝜋 và 𝑚
̅ 𝑘 là giá trị bù logic của 𝑚𝑘 ; 𝜃𝑘 = 0 nếu 𝑚𝑘 = 𝜋 và
𝜃𝑘 = 𝜋 nếu 𝑚𝑘 = 0.
Bảng 6.1 Quan hệ giữa bit và pha sóng mang trong BPSK
a) Mã hóa trực tiếp b) Mã hóa vi phân
Ph
bk
a
Trạng thái
0 𝜋 Trạng thái sau
b trước
1 0 k m P m
Pha
i-1 ha i

0 𝜋 0 𝜋 Khôn
0 g thay đổi
Trong thời gian của chu kỳ 1 0 1 0
pha
đó, sóng có trạng thái pha phù
0 𝜋 0 𝜋 Có
hợp với hai trạng thái 0 và 𝜋. 1 thay đổi
Biểu thức (6.1) cũng có thể được 1 0 1 0
pha
xem là điều chế biên độ triệt sóng mang với hai trạng thái biên độ là ±𝑈 (chú ý rằng
đường bao giữ không đổi). Phương pháp điều chế trên có thể được thực hiện một cách
đơn giản, như mô tả trong hình 6.2, bằng cách nhân sóng mang với điện áp 𝑢(𝑡 ). Bảng
6.1 mô tả quan hệ giữa 𝑏𝑘 và pha sóng mang đối với cả hai dạng mã hóa trên.
6.2.2 Mã hóa M mức
Ở kỹ thuật điều chế số, thường người ta tận dụng mã hóa ở mức cao hơn (lớn
hơn mức nhị phân). Ví dụ hệ thống FSK có bốn trạng thái pha ở đầu ra là hệ thống M
mức trong đó M=4. Nếu hệ thống có 8 khả năng trạng thái ở đầu ra, tức là M=8, v.v..
Số các trạng thái có thể biểu thị theo biểu thức (6.8).
𝑁 = log 2 𝑀 (6.8)
trong đó: N là số bít được mã hóa; M là số các trạng thái ở đầu ra với N bit.
Độ rộng băng tần tối thiểu cần thiết để cho các sóng mang được điều chế M
mức có khác so với PSK (tức PSK hoặc QAM) và có thể được biểu thị bởi biểu thức
(6.9a).
𝑓𝑏 (6.9a
𝐵=
log 2 𝑀 )
trong đó: B là độ rộng băng tần tối thiểu (Hz); 𝑓𝑏 là tốc độ bít đầu vào (bit/s); M
là số các trạng thái đầu ra (hư số).
Nếu như N được thay thế cho log 2 𝑀, thì (6.9a) được đơn giản thành (6.9b).

82
𝑓𝑏 (6.9b
𝐵=
𝑁 )
trong đó N là số của tín hiệu NRZ được mã hóa.
Do đó đối với tín hiệu PSK có M mức hoặc tín hiệu QAM thì độ rộng dải tần
tối thiểu tuyệt đối của hệ thống là bằng tốc độ bít đầu vào chia cho số bít được mã hóa
hoặc được nhóm lại.
6.2.3 Khóa dịch pha cầu phương, QPSK
Khóa dịch pha cầu phương, QPSK (Quadrature Phase Shift Keying) là một
dạng điều chế góc, số và có biên độ không đổi. QPSK là một kỹ thuật mã hóa có mức
𝑀 = 4 (vì vậy nó có tên gọi là cầu phương, ở một số tài liệu còn gọi là khóa điều chế
góc một phần tư).
Ở QPSK thì sóng mang đơn tần ở đầu ra có bốn khả năng về góc pha. Do có
bốn khả năng về góc pha ở đầu ra đó cho nên nó cần có bốn trạng thái khác nhau ở đầu
vào.
Do đầu vào số đến bộ điều chế QPSk là tín hiệu nhị phân cho nên để có bốn trạng
thái ở đầu vào thì cần phải nhiều hơn một bít. Có nghĩa là ở đầy cần có 2 bít để có bốn
trạng thái: 00, 01, 10, 11. Như vậy ở điều chế QPSK, dữ liệu nhị phân đầu vào là các
nhóm 2 bít được hỗn hợp (còn gọi là bit kép). Mỗi bít kép (dibit) sẽ tương ứng với một
trong bốn khả năng pha ở đầu ra. Trong trường hợp này, tốc độ chuyển đổi ở đầu ra
(tốc độ baud) sẽ bằng một nửa tốc độ bít ở đầu vào.
Bộ phát QPSK
Hình 6.3 mô tả sơ đồ khối một bộ điều chế QPSK. Cư hai bit một được nhịp và
đưa vào bộ chia bít. Hai bít đưa vào nối tiếp được đưa ra song song, trong đó một bít
được đưa vào kênh I, bít còn lại đưa vào kênh Q. Bit kênh I được điều chế với sóng
mang đồng pha với sóng mang của bộ tạo sóng (vì thế tên gọi kênh này là kênh đồng
pha – In phase channel). Bít kênh Q điều chế với sóng mang có pha lệch 900 (kênh
lệch góc 900 - Quadrature channel).

83
Hình 6.3 Sơ đồ khối chức năng bộ điều chế QPSK
Ở đây nhận thấy rằng, mỗi một khi có một bít kép được tách ra và đưa vào kênh I
và kênh Q, thì bài toán xử lý cũng sẽ giống điều chế BPSK. Có nghĩa là, bộ điều chế
QPSK chính là hai bộ điều chế BPSK mắc song song với nhau. Do đó, với mức logic
1 = +1𝑉 và 0 = −1𝑉 thì hai pha ở đầu ra của bộ điều chế cân bằng I là +𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 và
– 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 và hai pha bộ điều chế cân bằng Q là 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 và −𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡. Hỗn hợp của hai
tín hiệu cầu phương lệch pha nhau 900 đó sẽ có bốn khả năng của pha được biểu diễn
bởi: 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡; 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 − 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡; −𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡; −𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 − 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡.
Độ rộng dải tần của tín hiệu QPSK
Ở tín hiệu QPSK, do dữ liệu đầu vào được phân thành hai kênh, do đó tốc độ bít
của kênh I và kênh Q bằng một nửa tốc độ bít của dữ liệu đầu vào (𝑓𝑏 /2). Cụ thể là tần
số cơ bản lớn nhất đặc trưng cho dữ liệu đầu vào của bộ điều chế cân bằng I hoặc bộ
điều chế cân bằng Q bằng một phần tư tốc độ dữ liệu đầu vào (một nửa của 𝑓𝑏 /2). Kết
quả là ở đầu ra của bộ điều chế I và Q có yêu cầu về độ rộng dải tần Nyquist, tính cả
hai đơn biên bằng một nửa tốc độ bít đầu vào (𝑓𝑁 = 2𝑓𝑚𝑎𝑥 ).
Bộ thu QPSK
Tín hiệu QPSK đầu vào được đưa vào bộ lọc băng cơ sở BPF, đến các bộ tách
sóng tích kênh I và Q cùng với sóng mang được phục hồi. Mạch hồi phục sóng mang
tạo và hồi phục sóng mang phù hợp với sóng mang nguyên thủy phía phát cả về pha và
tần số. Tín hiệu QPSK được tách ở bộ tách sóng I và Q với đầu ra của chúng là các bít
dữ liệu. Các bít dữ liệu I, Q đó được đưa qua mạch I/Q để chuyển đổi song song thành
nối tiếp giống như dãy dữ liệu ở phía phát.

84
Hình 6.4 Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của bộ thu QPSK.
Để mô tả quá trình giải điều chế, giả sử rằng tín hiệu QPSK ở đầu vào là
– 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡. Như vậy, các quá trình của chúng có thể biểu thị bằng các biểu
thức toán học như sau:
𝐼 = (−𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 )(𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 )
1 1 1 1 1
= (−1 + 𝑐𝑜𝑠2𝜔𝑐 𝑡 ) + sin 2𝜔𝑐 𝑡 = − + cos2𝜔𝑐 𝑡 + 𝑠𝑖𝑛2𝜔𝑐 𝑡
2 2 2 2 2
𝑄 = (−𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 )(𝑐𝑜𝑠𝜔𝑐 𝑡 )
1 1 1 1 1
= − 𝑠𝑖𝑛2𝜔𝑐 𝑡 + (1 + 𝑐𝑜𝑠2𝜔𝑐 𝑡 ) = − 𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 + + 𝑐𝑜𝑠2𝜔𝑐 𝑡
2 2 2 2 2
Các thành phần tần số cao 𝑐𝑜𝑠2𝜔𝑐 𝑡 và 𝑠𝑖𝑛2𝜔𝑐 𝑡 bị lọc bỏ, do đó đầu ra của kênh
1 1
I và Q là − 𝑉 và 𝑉 tương ứng với các mức logic 0 và 1.
2 2
6.2.4 Điều chế khóa dịch pha 8 mức, 8-PSK
PSK 8 pha là một dạng kỹ thuật mã hóa 8 mức. Ở bộ điều chế 8-PSK có 8 khả
năng ở đầu ra. Để mã hóa 8 pha khác nhau đó yêu cầu các bít đầu vào phải nhóm thành
từng nhóm 3 bít.
Bộ phát 8-PSK
Hình 6.5 mô tả sơ đồ khối một bồ điều chế 8-PSK. Dòng các bít nối tiếp ở đầu
vào được đưa đến bộ chia. Ở đây các bít nối tiếp được chuyển thành song song cho 3
kênh đầu ra (kênh đồng pha – I, kênh cầu phương – Q, kênh điều khiển C). Tốc độ bít
mỗi kênh là 𝑓𝑏 /3.
Các bít của các kênh I và C được đưa vào bộ chuyển đổi của kênh chuyển đổi 2
mức thành 4 mức. Bốn mức đó tương đương với bốn mức điên áp ở đầu ra. Bộ chuyển
đổi đầu vào số song song thành tín hiệu tương tự có nhiệm vụ chuyển đổi 2 mức thành

85
4 mức đó. Với 2 bộ đầu vào sẽ có 4 khả năng điện áp đầu ra.Thuật toán của bộ DAC
khá đơn giản, bít I hoặc Q xác định cực của điện áp tín hiệu tương tự đầu ra. Như vậy
có hai biên độ và hai cực tạo thành 4 trạng thái điện áp đầu ra.

Hình 6.5 Sơ đồ khối chức năng của bộ điều chế 8-PSK


Độ rộng dải tần của tín hiệu 8-PSK
Ở tín hiệu 8-PSK, do dữ liệu được chia thành ba kênh cho nên tốc độ bít trong
các kênh I,Q hoặc C bằng một phần ba tốc độ bít dữ liệu nhị phân đầu vào. Bộ chia bít
dãn các bít I,Q và C thành ba thời gian của bít đầu vào. Do các bít I, Q và C được đưa
ra đồng thời dưới dạng song song và bộ chuyển đổi từ 2 lên 4 mức cũng chỉ làm nhiệm
vụ chuyển đổi tín hiệu đầu vào cho nên tốc độ của chúng vẫn là 𝑓𝑏 /3.
Ở bộ điều chế 8-PSK, có một sự chuyển đổi đồng pha tại đầu ra đối với mỗi
một trong ba bít đầu vào. Như vậy baud của tín hiệu là 𝑓𝑏 /3 và độ rộng dải tần tối
thiểu cũng như vậy. Các bộ điều chế cân bằng là các bộ điều chế tích cho nên đầu ra
của nó là tích của tín hiệu sóng mang và tín hiệu PAM. Tín hiệu đầu ra có thể được
biểu thị bởi các biểu thức (6.10).
(6.10
𝜃 = (𝑋𝑠𝑖𝑛𝜔𝑎 𝑡 )(𝑠𝑖𝑛𝜔𝑐 𝑡 )
a)
𝑓𝑏
trong đó: 𝜔𝑎 𝑡 = 2𝜋 𝑡 là tín hiệu điều chế; 𝜔𝑐 𝑡 = 2𝜋𝑓𝑐 𝑡 là sóng mang.
6

Do đó, (6.10a) có thể được viết lại như (6.10b).


𝑓𝑏
𝜃 = (𝑋𝑠𝑖𝑛2𝜋 𝑡) (𝑠𝑖𝑛2𝜋𝑓𝑐 𝑡 ) (6.10
6
𝑋 𝑓𝑏 𝑋 𝑓𝑏 a)
= 𝑐𝑜𝑠2𝜋 (𝑓𝑐 − ) 𝑡 − 𝑐𝑜𝑠2𝜋 (𝑓𝑐 − ) 𝑡
2 6 2 6

86
𝑓𝑏 𝑓𝑏 𝑓𝑏
Phổ tần ở đầu ra trải rộng từ 𝑓𝑐 − đến 𝑓𝑐 + và có độ rộng 𝑓𝑁 = .
6 6 3

Bộ thu 8-PSK
Hình 6.6 mô tả sơ đồ khối bộ thu tín hiệu 8-PSK. Tín hiệu vào 8-PSK qua bộ lọc
thông dải, đến bộ chia công suất kênh I và Q, sau đó đến bộ tách sóng tích của kênh I,
kênh Q và mạch hồi phục sóng mang. Nhiệm vụ của mạch hồi phục sóng mang là tái
tạo lại dạng sóng mang như sóng mang phía phát. Tín hiệu 8-PSK được trộn với sóng
mang hồi phục trong bộ tách sóng tích kênh I và với sóng mang cầu phương (lệch 900)
trong bộ tách sóng tích kênh Q. Đầu ra của các bộ tách sóng tích là tín hiệu PAM bốn
mức. Bộ chuyển đổi A/D chuyển đổi 1 mức tương tự thành 2 mức số. Đầu ra của bộ
chuyển đổi A/D của kênh I là các bít I và C. Đầu ra của bộ chuyển đổi A/D của kênh Q
là các bít Q và C. Mạch logic Q/I/C chuyển đổi các cặp I/C và Q/C thành các bít nối
tiếp I, Q và C ở đầu ra của dãy dữ liệu thu.

Hình 6.6 Bộ thu tín hiệu 8-PSK


6.2.5 Điều chế biên độ cầu phương, QAM
Điều chế biên độ cầu phương, QAM (Quarature AmplitudeModulation) là một
dạng điều chế số trong đó thông tin số được chứa trong cả biên độ và sóng mang để
truyền đi.
QAM-8 mức.
QAM-8 mức (8-QAM) là một kỹ thuật mã hóa 8 mức. Khác với tín hiệu 8-PSK,
ở đây tín hiệu đầu ra của bộ điều chế 8-QAM là tín hiệu có biên độ không phải là hằng
số.
Bộ phát 8-QAM

87
Hình 6.7 Bộ phát 8-QAM
Hình 6.7 mô tả sơ đồ khối của một bộ phát 8-QAM. Từ sơ đồ 6.7 nhận thấy rằng,
chỉ có một sự khác nhau giữa mạch điện của bộ phát 8-QAM và bộ phát 8-PSK là
không có bộ đảo giữa kênh C và bộ tách sóng tích của kênh Q.
Ở điều chế 8-PSK, dữ liệu đến được phân thành các nhóm 3 bít: các dòng bit I, Q
và C và mỗi dòng đó có tốc độ bit bằng một phần ba tốc độ bít đầu vào. Mặt khác, các
bít I và Q xác định cực của tín hiệu PAM ở đầu ra của bộ chuyển đổi 2 mức thành 4
mức, còn kênh C thì xác định biên độ.
Ở điều chế 8-QAM, do bít C được cung cấp đồng thời không đảo cho cả hai bộ
chuyển đổi 2 mức thành 4 mức của kênh I và kênh Q, cho nên các tín hiệu QAM luôn
luôn bằng nhau. Cực của các tín hiệu đó phụ thuộc vào trạng thái logic các bít I và Q.
Cũng vì vậy mà chúng có thể khác nhau. Hình 6.3 b mô tả bảng chân lý của các bộ
chuyển đổi 2 mức thành 4 mức của kênh I và Q.
Bộ thu 8-QAM
Cấu trúc của bộ thu tín hiệu 8-QAM cũng gần giống như bộ thu tín hiệu 8-PSK.
Chúng chỉ có sự khác nhau là các mức tín hiệu PAM ở đầu ra của bộ tách sóng tích và
các tín hiệu nhị phân ở đầu ra của bộ chuyển đổi từ tương tự sang số. Ở tín hiệu 8-
QAM có 2 khả năng biên độ và 8 khả năng tín hiệu đầu ra, trong khi 8-PSK cos4 mức
PAM được điều chế với 8 khả năng tín hiệu đầu ra. Do đó hệ số chuyển đổi của các bộ
chuyển đổi của chúng cũng khác nhau. Ở điều chế 8-QAM thì các tín hiệu đầu ra từ bộ
chuyển đổi từ tương tự sang số của kênh I là 1 và bít C, còn các tín hiệu đầu ra nhị
phân từ bộ chuyển đổi A/D của kênh Q là các bít Q và bit C.

6.3 Câu hỏi ôn tập


1. Nguyên lý điều chế số: BPSK, QPSK, 8-PSK, QAM. Mô tả sơ đồ khối chức
năng và giản đồ trạng thái.

88
2. So sánh truyền tín hiệu tương tự và truyền tín hiệu số trên các kênh thông tin
vệ tinh.

89
CHƯƠNG 7
GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG VỆ TINH HIỆN CÓ
7.1 Các hệ thống VSAT
7.1.1 Giới thiệu hệ thống VSAT
Các trạm vệ tinh cỡ nhỏ, với kích thước an-ten từ 1.2 m đến 1.8 m đã trở nên
quen thuộc với tên gọi trạm vệ tinh có góc mở cực tiểu (VSAT – Very Small Aperture
Terminal) được phát triển từ những năm 1980 bởi Công ty Telcom General (Mỹ).
Trạm VSAT như là thiết bị đầu cuối của mạng viễn thông (thoại, fax, Internet) và
mạng quảng bá (truyền hình) hoặc như là thiết bị chuyển đổi lưu lượng trong nội bộ
mạng VSAT.
Có thể xem mạng VSAT là mạng cố định vệ tinh và dịch vụ VSAT là dịch vụ cố
định vệ tinh cho phép người sử dụng với an-ten vệ tinh cỡ nhỏ có thể sử dụng các loại
hình dịch vụ viễn thông, truyền thông trực tiếp từ mạng VSAT thông qua đường
truyền dẫn vệ tinh.
7.1.2 Cấu hình mạng VSAT
Mạng VSAT sử dụng vệ tinh địa tĩnh có độ cao 35 786 km so với bề mặt trái đất
và độ trễ đường truyền cho một bước nhảy khoảng 0.25 s (theo đường trạm mặt đất -
vệ tinh - trạm mặt đất). Có ba cấu hình tiêu biểu của mạng VSAT: mạng sao (STAR),
mạng lưới (MESH) và cấu hình kết hợp cả mạng sao và mạng lưới (hình 7.1).

V V
V V
SAT SAT
SAT SAT
H
UB
V V V
V
SAT SAT SAT
SAT

V V
V
SAT SAT
SAT
V V V
H
SAT ệ tinh ệ tinh
UB
V V V
SAT SAT SAT

a) b)
Hình 7.1 Cấu hình của mạng VSAT: a) cấu hình sao; b) cấu hình lưới
Cấu hình hình sao
Mỗi một trạm VSAT truyền và nhận tín hiệu thông qua trạm chủ HUB. Điều
này không cho phép các trạm VSAT được kết nối trực tiếp với nhau vì thông tin giữa

90
VSAT và VSAT được thực hiện thông qua HUB và qua hai lần nhảy vệ tinh. Hầu hết
các mạng VSAT đều sử dụng cấu hình này vì với độ tăng ích an-ten của trạm chủ
HUB sẽ cho phép tối ưu phần không gian và giảm nhỏ kích thước an-ten của người sử
dụng. Nhược điểm lớn nhất của cấu hình hình sao là trễ đường truyền thông thông tin
giữa trạm VSAT và VSAT.
Cấu hình mạng lưới
Cấu hình này cho phép các trạm VSAT được liên hệ trực tiếp với nhau. Một
trạm chủ HUB được thiết lập để điều khiển các quá trình thiết lập liên lạc nhưng
không cần thiết cho điều khiển lưu lượng. Trong một số trường hợp cụ thể, một trạm
VSAT được kết hợp cùng các chức năng quản lý và điều khiển nên xem như không có
trạm chủ HUB. Do cấu hình lưới đoi hỏi mỗi một trạm VSAT phải có công suất đủ lớn
để liên lạc giữa các trạm VSAT với nhau nên yêu cầu kích thước an-ten lớn. Cấu hình
lưới được sử dụng thích hợp với những ứng dựng mà yêu cầu trễ nhỏ như điện thoại.
Cấu hình hỗn hợp
Với cấu hình hỗn hợp cho phép nhóm các trạm VSAT liên lạc với cấu hình lưới
với cấu hình còn lại sử dụng cấu hình sao. Cấu hình này phù hợp với mạng mà một số
trạm sử dụng có nhu cầu về lưu lượng lớn hơn hẳn các trạm VSAT khác ở trong mạng.
Các trạm có nhu cầu lưu lượng cao được cung cấp bởi cấu hình lưới (MESH) và giảm
chi phí do không cần phải thiết lập thêm phần thiết bị trạm chủ HUB và phần mạng
còn lại vẫn sử dụng cấu hình mạng hình sao.
7.1.3 Tần số sử dụng
Mạng VSAT thường sử dụng băng tần số nghiệp vụ cố định vệ tinh (FSS) được
quy định bởi ITU (trừ trường hợp mạng VSAT được sử dụng cho cung cấp dịch vụ
phát thanh hoặc truyền hình quảng bá thì sử dụng băng tần nghiệp vụ quảng bá vệ tinh
BSS) là băng tần C và băng tần Ku. Đối với băng tần sử dụng của mạng VSAT là băng
tần Ku và băng C thì các ưu, nhược điểm được tóm tắt ở bảng 7.1.
Bảng 7.1 Tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của băng tần C và Ku
Băng tần Ưu điểm Nhược điểm
- Kích thước anten lớn (1-3 m)
- Thiết bị sẵn có
Băng tần C - Ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh và nhiễu
- Ít bị ảnh hưởng của thời tiết
mặt đất vì dùng chung băng tần với viba
- Kích thước anten nhỏ (0.6-
- Thiết bị không sẵn có
Băng tần Ku 1.8m)
- Ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết
- Nhiễu mặt đất thấp
7.1.4 Một số ứng dụng của VSAT
Mạng VSAT được sử dụng để cung cấp rất nhiều loại ứng dụng và được phân
loại chủ yếu dựa trên hai hình thức cung cấp dịch vụ: quảng bá (ứng dụng một chiều),
và ứng dụng tương tác (ứng dụng hai chiều)
Ứng dụng quảng bá

91
Quảng bá là ứng dụng được phổ biến sớm nhất được cung cấp bởi mạng VSAT
(Hình 7.2). Để thực hiện truyền tín hiệu hình đến người sử dụng dịch vụ truyền hình
vệ tinh, các đài truyền hình có thể sử dụng tiêu chuẩn truyền hình truyền thống là
NTSC, PAL hoặc SECAM với phương thức điều chế tần số (FM) hoặc sử dụng tiêu
chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-S (Digital Video Broadcasting - Satellite) để truyền
tín hiệu.

Hình 7.2 Mô hình cung cấp ứng dụng truyền hình quảng bá bằng VSAT
Ứng dụng tương tác
Đây là ứng dụng thông tin hai chiều (thoại, Internet, truyền dữ liệu, ...) cung cấp
cho người sử dụng được thực hiện thông qua mạng VSAT. Ngoài ra, mạng VSAT còn
được ứng dụng làm truyền dẫn trong mạng viễn thông và các ứng dụng khác. Hình vẽ
7.3 minh họa ứng dụng kết hợp mạng VSAT và mạng WLL để cung cấp dịch vụ cho
vùng nông thôn.

Hình 7.3 Ứng dụng kết hợp mạng VSAT và WLL


Ngoài ra, các nhà cung cấp đang triển khai VSAT trong hàng hải theo mô hình
văn phòng trên biển với đa dạng dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.
7.2 Các hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO)
Các hệ thống tầm thấp là những hệ thống thông tin tin vệ tinh không địa tĩnh.
Hệ thống này cung cấp các dịch vụ nhắn tin, tốc độ dữ liệu di ông bít thấp ví dụ như
thư điện tử (e-mail), giám sát từ xa và ghi đọc các thông số đo lường từ xa trên phạm
vi toàn cầu dựa vào việc sử dụng các vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp so với trái đất
(các trái đất 700-2000 km). Các dịch vụ đó hoạt động theo thời gian thực hoặc là theo
dạng có nhớ và phụ thuộc vào khả năng vùng phủ sóng của mạng. Mức độ vùng phủ
92
sóng phụ thuộc vào chùm vệ tinh và khả năng cấu trúc của mạng mặt đất mà chùm vệ
tinh đó hỗ trợ. Ví dụ một vệ tinh chỉ có khả năng ghi nhận các dữ liệu khi nó đi ngang
qua một vùng phủ sóng nào đó, tương ứng với vị trí của một cổng chính vệ tinh được
được kết nối với cấu trúc mạng mặt đất.
Băng tần làm việc của hệ thống thông tin vệ tinh tầm thấp cũng theo quy chế
phân chia tần số của liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
Sau đây sẽ giới thiệu một số hệ thống vệ tinh tầm thấp loại nhỏ điển hình:
7.2.1 ORBCOMM
ORBCOMM là hệ thống vệ tinh tầm thấp loại nhỏ của Mỹ được bắt đầu khai
thác dịch vụ vào ngày 30 tháng 11 năm 1998, hiện tại hoạt động với một chùm 36 vệ
tinh và dự kiến phát triển lên 48 vệ tinh trong tương lai. Chùm các vệ tinh này được
sắp xếp như sau:
- Ba mặt phẳng quỹ đạo có góc nghiêng 450 với 8 vệ tinh trên một mặt phẳng và ở
độ cao 825 km.
- Hai mặt phẳng quỹ đạo có góc nghiêng với nhau 700 và 1080, trên mỗi mặt phẳng
có hai vệ tinh, đặt cách nhau 1800 và ở độ cao là 780 km.
- 8 vệ tinh đặt trên mặt phẳng xích đạo.

Hình 7.4 Cấu trúc mạng ORBCOMM


Hệ thống ORBCOMM cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cho người dùng là 2.4
kbps cho tuyến lên và 4.8 kbps cho tuyến xuống và có khả năng tăng tốc độ lên 9.6
kbps. Cả tuyến lên và tuyến xuống đều dùng kỹ thuật điều chế khóa dịch pha vi phân
đối xứng (SDPSK) và bộ lọc nâng cuốn cosin. Tuyến thuê bao vệ tinh hoạt động trong
dải tần từ 148-149.9 MHz cho tuyến lên và 137 - 138 MHz cho tuyến xuống.

93
Vệ tinh cũng ơhats một tín hiệu dẫn đường với tần số 400.1 MHz. Ngoại trừ các
vệ tinh, mạng ORBCOMM còn bao gồm: thiết bị truyền thông thuê bao (SC); một
NCC và các cổng ra vào. NCC được đặt ở Mỹ và kiến trúc mạng ORBCOMM được
mô tả như hình 7.4.
7.2.2 E-SAT
E-SAT là một hệ thống vệ tinh tầm thấp loại nhỏ gồm 6 vệ tinh đặt trên các quỹ
đạo cực ở độ cao 800 km. Chùm vệ tinh này được triển khai trên hai mặt phẳng và có
trung tâm điều khiển đặt tại Guildford (Anh), cổng chính đặt tại Apitzbergen (Na Uy).
Các thiết bị đầu cuối của E-SAT hoạt động ở dải tần 148-140.55 MHz cho đường
lên và phương thức đa truy nhập trải phổ dãy trực tiếp (DS-CDMA). Tốc độ dữ liệu
800 bps. Kỹ thuật BPSK được sử dụng để điểu chế mã trải phổ với các ký tự và kỹ
thuật MSK đươc sử dụng để điều chế sóng mang. Các thiết bị đầu cuối có công suất
phát là 49 W với mức EIRP là 5.4 dBW. Mỗi vệ tinh E-SAT có thể hỗ trợ đến 15 thiết
bị đầu cuối cùng một lúc.
Dải tần 137.0725 - 137.9275 MHz được dùng cho tuyến xuống. Mạng cung
cấp các dịch vụ đo xa, giám sát và định vị.
7.2.3 LEO ONE
Hệ thống LEO ONE sử dụng một chùm 48 vệ tinh, bố trí 6 vệ tinh trên mặt
phẳng quỹ đạo, ở độ cao 930 km và góc nghiêng là 500 so với đường xích đạo. LEO
ONE được thiết kế để hoạt động ở chế độ có nhơ, tốc độ dữ liệu khoảng 24 kbps, dải
tần tuyến lên là 137-138 MHz và tốc độ 2.4 lên đến 9.6 kbps. Ở dải tần tuyến xuống
149.5-150.05 MHz và dải tần 400.15 - 401 MHz.
Mỗi vệ tinh sẽ có khả năng giải điều chế và giải mã tất các các gói tín hiệu thu
được và nhớ, sau đó sẽ phát lại hoặc truyền trực tiếp đến trạm mặt đất cổng chính. Mỗi
vệ tinh có 4 thiết bị phát sóng và 15 thiết bị thu sóng.
7.3 Các hệ thống thông tin phát thanh và truyền hình dùng vệ tinh
7.3.1 Truyền hình vệ tinh
Hai kiểu vệ tinh được sử dụng cho truyền và radio hình bắc Mĩ là vệ tinh truyền
phát trực tiếp (Direct Broadcast Satllite, DBS) và vệ tinh dịch vụ cố định (Fixed
Service Satellite, FSS).
Định nghĩa của vệ tinh FFS và DBS bên ngoài bắc Mĩ, đặc biệt là ở châu Âu
còn mơ hồ. Hầu hết các vệ tinh được sử dụng trực tiếp đến từng đầu cuối ở châu Âu có
cùng công suất phát ra như lớp vệ tinh DBS ở bắc Mĩ, nhưng sử dụng cùng sự phân
cực tuyến tính như lớp vệ tinh FFS. Ví dụ những vệ tinh SÉ Átra, Eutelsat, và Hotbird
nằm trên quỹ đạo trên lục địa châu Âu. Bởi vậy, khái niệm FFS và DBS được sử dụng
ở khắp lục địa bắc Mĩ mà nhưng không quen thuộc ở châu Âu.

94
Vệ tinh dịch vụ cố định
Vệ tinh dịch vụ cố định sử dụng dải sóng C và phần thấp của dải K. Chúng
được sử dụng để cung cấp tin tức truyền hình đến và từ mạng TV và các trạm liên kết
địa phương (như chương trình cung cấp cho mạng truyền hình và các kênh), phát sóng
trực tiếp, gián tiếp, cũng như được sử dụng cho đào tạo từ xa ở bởi nhà trường và
trường đại học, ti vi thương mại, BTV, hội thảo video, các viễn thông qảng cáo bình
thường. Vệ tinh FFS còn được sử dụng để phát kênh cáp quang quốc gia.
Các kênh TV vệ tinh miễn phí còn phát trên vệ tinh FFS ở giải K. Các vệ tinh
Intersat Americas 5, Galaxy 10R, và AMC 3 trên lục địa bắc Mĩ còn cung cất một
lượng lớn các kênh miễn phí ở giải tần K.
Vệ tinh phát sóng trực tiếp
Một vệ tinh phát sóng trực tiếp là một vệ tinh liên lạc mà truyền đến đĩa vệ tinh
DSB nhỏ (thường là 18 đến 24 inches hay 45 to 60 cm in diameter). Vệ tinh phát trực
tiếp thường hoạt động ở phần trên của vi sóng giải Ku. Công nghệ DBS được sử dụng
cho dịch vụ vệ tinh định hướng DTH (Direct To Home), như truyền hình trực tiếp,
mạng ăng ten chảo ở Mĩ, Bell TV và Shaw Direct ở Canada, Freesat và Sky Digital ở
Anh, cộng hòa Ireland, New Zealand.
Hoạt động ở dải tần thấp hơn và công suất thấp hơn DBS, Vệ tinh FFS đòi hỏi
nhiều chảo lớn hơn để nhận tín hiệu (đường kính thường là 3 đến 8 feet (1- 2.5m) cho
dải Ku và 12 feet (3.6m) hoặc lớn hơn cho giải C). Chúng sử dụng phân cực tuyến tính
cho mỗi hệ thống bộ tách sóng RF (trái với phân cực tròn sử dụng bởi vệ tinh DSB),
nhưng đâu là sự khác nhau không đáng kể và người dùng không để ý tới. Công nghệ
vệ tinh FSS còn được sử dụng từ đầu cho TV vệ tinh DTH từ cuối những năm 1970
đến đầu những năm 1990 ở Mĩ dưới dạng máy thu TVRO (TeleVision Receive Only)
và chảo. Nó còn được sử dụng ở dải tần Ku.
7.3.2 Phát thanh vệ tinh
Radio vệ tinh mang đến dịch vụ âm thanh cho một số quốc gia, đáng chú ý là
Mĩ. Dịch vụ di động cho phép người nghe bắt sóng trên đất liền, nghe cùng một
chương trình ở bất kỳ đâu.
Radio vệ tinh hay SR (Subscription Radio) là tín hiệu radio kỹ thuật số mà được
phát bởi sự liên lạc vệ tinh, có thể bao phủ một vùng rộng lớn hơn rất nhiều so với tín
hiệu radio trên mặt đất.
Radio vệ tinh cung cấp sự thay thế đầy ý nghĩa cho dịch radio mặt đất trên một
số quốc gia, đáng chú ý là Mĩ. Dịch vụ di động như Sirius, XM, và Worldspace, cho
phép người nghe bắt sóng qua cả lục địa, nghe cùng chương trình phát thanh bất kỳ
đâu họ tới. Trong mọi trường hợp anten phải có một tầm nhìn thông thoáng tới vệ tinh.
Trên các vùng mà có nhà cao, cầu, hay gara ô tô tín hiệu bị che khuất, thiết bị nhắc có
thể đặt lại để làm cho có tín hiệu tới người nghe.

95
Dịch vụ radio thường được cung cấp bằng những dự án và trên cơ sở khuyên
góp. Một vài dịch vụ khác sở hữu độc quyền tín hiệu, yêu cầu phần cứng đặc biệt để
giải mã và chơi. Nhà cung cấp thường mang đến những thông tin đa dạng, thời tiết,thể
thao, kênh ca nhạc, cùng với kênh ca nhạc bình dân được miễn phí do quảng cáo.
Trong những vùng mật độ dân số cao phát sóng mặt đất sẽ dễ hơn và rẻ hơn để
tiếp cận phần lớn dân số. Vì vậy ở UK và một số quốc gia khác cuộc cách mạng của
dịch vụ radio tập trung vào phát sóng âm thanh kĩ thuật số DAB (Digital Audio
Broadcasting) hay HD radio hơn là radio vệ tinh
7.4 Các hệ thống định vị toàn cầu
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống xác
định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế,
xây dựng, vận hành và quản lý. Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính
phủ Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS
miễn phí, bất kể quốc tịch nào.
7.4.1 Các thành phần của mạng GPS
Cấu trúc mạng GPS gồm 3 phần chính:
- Phần không gian
- Phần điều khiển
- Người sử dụng
• Phần không gian
Phần không gian gồm 27 vệ tinh (24 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng)
nằm trên các quỹ đạo xoay quanh trái đất. Chúng cách mặt đất 20.200 km, bán kính
quỹ đạo 26.600 km. Chúng chuyển động ổn định vá quay hai vòng quỹ đạo trong
khoảng thời gian gần 24 giờ với vận tốc 7 nghìn dặm một giờ. Các vệ tinh trên quỹ đạo
được bố trí sao cho các máy thu GPS trên mặt đất có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh
vào bất kỳ thời điểm nào. Các vệ tinh được cung cấp bằng năng lượng Mặt Trời.
Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng
không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửanhỏ gắn ở mỗi quả vệ tinh giữ chúng bay
đúng quỹ đạo đã định.

96
Hình 7.6 Vị trí các trạm điều khiển và giám sát hệ thống GPS
• Phần kiểm soát
Phần điều khiển là để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống GPS cũng như
hiệu chỉnh tín hiệu thông tin của vệ tinh hệ thống GPS. Phần điều khiển có 5 trạm
quan sát có nhiệm vụ như sau:
- Giám sát và điều khiển hệ thống vệ tinh liên tục
- Quy định thời gian hệ thống GPS
- Dự đoán dữ liệu lịch thiên văn và hoạt động của đồng hồ trên vệ tinh
- Cập nhật định kỳ thông tin dẫn đường cho từng vệ tinh cụ thể.
Có một trạm điều khiển chính (Master Control Station) ở Colorado Springs
bang Colarado của Mỹ và 4 trạm giám sát (monitor stations) và ba trạm ăng ten mặt
đất dùng để cung cấp dữ liệu cho các vệ tinh GPS. Bản đồ trong hình 7.6 cho biết vị trí
các trạm điều khiển và giám sát hệ thống GPS. Gần đây có thêm một trạm phụ ở Cape
Cañaveral (bang Florida, Mỹ) và một mạng quân sự phụ (NIMA) được sử dụng để
đánh giá đặc tính và dữ liệu thời gian thực.
• Phần sử dụng
Phần sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GPS và người sử dụng thiết bị
này. Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về các vệ tinh GPS (còn gọi là
NAVSTAR, tên gọi chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS):
- Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
- Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
- Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 15 năm.
- Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500 kg và dài khoảng 17 feet (5 m) với
các tấm năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7 m²).
- Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts

97
7.4.2 Nguyên tắc hoạt động
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ
đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái đất. Các máy thu GPS nhận
thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời
gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao
xa. Rồi với nhiều khoảng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị
trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy. Khoảng cách giữa vệ tinh và
máy thu GPS được xác định theo công thức (7.1).
𝑅 = 𝑣 ∙ (𝑇𝑟 − 𝑇𝑠 ) (7.1)
Trong đó: 𝑣 là vận tốc truyền tín hiệu
𝑅 khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS
𝑇𝑠 , 𝑇𝑟 là thời điểm phát và nhận được tín hiệu
Về mặt lý thuyết, khi nhận được tín hiệu từ 3 vệ tinh khác nhau thì máy thu có
thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ, cao độ) theo hệ phương trình (7.2).
𝑅1 = √(𝑋𝑠1 − 𝑋 )2 + (𝑌𝑠1 − 𝑌)2 + (𝑍𝑠1 − 𝑍)2
{𝑅2 = √(𝑋𝑠2 − 𝑋 )2 + (𝑌𝑠2 − 𝑌)2 + (𝑍𝑠2 − 𝑍)2 (7.2)
𝑅3 = √(𝑋𝑠3 − 𝑋 )2 + (𝑌𝑠3 − 𝑌)2 + (𝑍𝑠3 − 𝑍)2
Tuy nhiên trên thực tế sẽ tồn tại sai số (không đồng bộ) giữa đồng hồ máy phát
và máy thu, do đó khoảng cách từ máy thu đến vệ tinh được xác định theo công thức
(7.3).
(
𝑅𝑖 = √(𝑋𝑠𝑖 − 𝑋 )2 + (𝑌𝑠𝑖 − 𝑌)2 + (𝑍𝑠𝑖 − 𝑍)2 + 𝑣 (Δ𝑡 − Δ𝑇 + 𝜎)
7.3)
trong đó: (𝑋, 𝑌, 𝑍) là tọa độ không gian ba chiều của máy thu
Ri là khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu
(𝑋𝑠𝑖 , 𝑌𝑠𝑖 , 𝑍𝑠𝑖 ) là tọa độ vệ tinh trong không gian
Δ𝑡, Δ𝑇 là độ lệch tuyệt đối của đồng hồ máy thu và đồng hồ vệ tinh.
𝜎 là các sai số khác như do khí quyển...
Ở (7.3) xuất hiện thêm một ẩn số nữa là độ lệch tương đối giữa đồng hồ máy thu
và đồng hồ vệ tinh (Δ = |Δ𝑡 − Δ𝑇|). Vì vậy máy thu phải nhận được tín hiệu của ít
nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển
động. Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba
chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu
GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di
chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian mặt trời mọc, lặn và
nhiều thứ khác nữa.
7.4.3 Độ chính xác của hệ thống GPS
Các máy thu GPS ngày nay cực kì chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt
động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh chóng

98
khóa vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì kết nối bền vững, thậm chí
trong tán lá rậm rạp hoặc thành phố với các toà nhà cao tầng. Trạng thái của khí
quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu
GPS. Các máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Wide Area Augmentation System)
có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét. Không cần thêm thiết bị hay mất
phí để có được lợi điểm của WAAS. Người dùng cũng có thể có độ chính xác tốt hơn
với GPS vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác
trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ vận hành dịch vụ sửa lỗi này. Hệ
thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệu đã sửa lỗi bằng các
máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng phải có máy thu tín hiệu vi
sai bao gồm cả ăn-ten để dùng với máy thu GPS của họ.
7.4.4 Ứng dụng của GPS
Ngoài các ứng dụng trong quân sự, hệ thống GPS được ứng dụng rộng rãi trong
dân sự như:
Quản lý và điều hành xe, bao gồm:
- Giám sát quản lý vận tải, theo dõi vị trí, tốc độ, hướng di chuyển,…
- Giám sát mại vụ, giám sát vận tải hành khách,..
- Chống trộm cho ứng dụng thuê xe tự lái, theo dõi lộ trình của đoàn xe
- Liên lạc, theo dõi định vị cho các ứng dụng giao hàng GPS có nhiều ứng dụng
mạnh mẽ trong quản lý xe ô tô, đặc biệt là các loại xe như: taxi, xe tải, xe công
trình, xe bus, xe khách, xe tự lái. Với nhiều tính năng như:
+ Giám sát lộ trình đường đi của phương tiện theo thời gian thực: vận tốc,
hướng di chuyển và trạng thái tắt/mở máy, quá tốc độ của xe….
+ Xác định vị trí xe chính xác ở từng góc đường (vị trí xe được thể hiện nháp
nháy trên bản đồ), xác định vận tốc và thời gian xe dừng hay đang chạy, biết
được lộ trình hiện tại xe đang đi (real time)
+ Lưu trữ lộ trình từng xe và hiển thị lại lộ trình của từng xe trên cùng một
màn hình
+ Xem lại lộ trình xe theo thời gian và vận tốc tùy chọn
+ Quản lý theo dõi một hay nhiều xe tại mỗi thời điểm
+ Báo cáo cước phí và tổng số km của từng xe (ngày/tháng)
+ Cảnh báo khi xe vượt quá tốc độ, vượt ra khỏi vùng giới hạn
+ Chức năng chống trộm
Khảo sát trắc địa, môi trường
Tuy nhiên, cac ứng dụng dân sự có nhiều hạn chế do chính phủ Hoa Kỳ kiểm
soát việc xuất khẩu một số máy thu dân dụng. Tất cả máy thu GPS có khả năng hoạt
động ở độ cao trên 18 kilômét (11 mi) và 515 mét một giây (1.690 ft/s) được phân loại
vào nhóm vũ khí theo đó cần phải có phép sử dụng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Những
99
hạn chế này nhắm mục đích ngăn ngừa việc sử dụng các máy thu trong tên lửa đạn
đạo, trừ việc sử dụng trong tên lửa hành trình do độ cao và tốc độ của các loại này
tương tự như các máy bay.
Gần như đồng thời với lúc Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũng phát triển một hệ
thống tương tự với tên gọi GLONASS. Hiện nay Liên minh Châu Âu đang phát triển
hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo. Trung Quốc thì phát triển hệ thống
định vị toàn cầu của mình mang tên Bắc Đẩu (Beidou) bao gồm 35 vệ tinh.
7.5 Câu hỏi ôn tập
1. Các hệ thống VSAT là gì? Trình bày cấu hình mạng và các ứng dụng của
VSAT.
2. Thế nào là hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp? Trình bày các hệ thống vệ tinh quỹ
đạo thấp cỡ nhỏ điển hình.
3. Trình bày đặc điểm của các hệ thống phát thanh vệ tinh, truyền hình vệ tinh.
4. Hệ thống định vị toàn cầu là gì? Hiện nay có những hệ thống định vị toàn cầu
nào trên thế giới? Trình bày đặc điểm, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng hệ thống
GPS của Mỹ.

100
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thái Hồng Nhị, Hệ thống thông tin vệ tinh, tập 1, Nhà xuất bản Bưu điện, 2008.
[2]. Thái Hồng Nhị, Hệ thống thông tin vệ tinh, tập 2, Nhà xuất bản Bưu điện, 2008.

101

You might also like