You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN GIỮA HỌC PHẦN


MÔN: LUẬT KINH DOANH

CHỦ ĐỀ: Các loại hình doanh nghiệp và tiêu chí lựa chọn loại
hình doanh nghiệp khi khởi nghiệp
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Phạm Phương Chi
Nguyễn Thảo Uyên
Trần Ngọc Châu Giang
Nguyễn Phan Quỳnh Như
Trần Ngọc Kim Yến
Trần Lê Minh Thư
Nguyễn Khánh Ngân
Bùi Thị Bích Thủy
Khóa – Lớp : K49 - KN0001
Mã LHP : 23C1LAW511001124
(Sáng thứ 2 – P.503)
Giảng viên hướng dẫn : Dương Kim Thế Nguyên

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 Tháng 11 Năm 2023


1

Bảng đánh giá chất lượng làm việc nhóm 2


Công việc được Công việc hoàn Mức độ hoàn
STT HỌ VÀ TÊN
giao thành thành(%)
Thuyết trình, chỉnh Thuyết trình,
1 Phạm Phương Chi 100%
sửa PPT chỉnh sửa PPT
Thuyết trình, soạn Thuyết trình, soạn
2 Nguyễn Thảo Uyên phần I, chỉnh sửa phần I, chỉnh sửa 100%
PPT PPT
Soạn nội dung Soạn nội dung
phần công ty Cổ phần công ty Cổ
3 Nguyễn Phan Quỳnh Như 100%
phần và hộ kinh phần và hộ kinh
doanh doanh
Soạn nội dung Soạn nội dung
4 Trần Ngọc Châu Giang 100%
phần III – 1,2,3 phần III – 1,2,3
Soạn nội dung Soạn nội dung
5 Nguyễn Khánh Ngân 100%
phần III – 4,5,6 phần III – 4,5,6
Soạn nội dung Soạn nội dung
phần công ty phần công ty
6 Trần Ngọc Kim Yến TNHH một thành TNHH một thành 100%
viên và hai thành viên và hai thành
viên trở lên viên trở lên
Soạn nội dung Soạn nội dung
7 Trần Lê Minh Thư 100%
phần III – 7,8,9 phần III – 7,8,9
Soạn nội dung Soạn nội dung
phần doanh nghiệp phần doanh
8 Bùi Thị Bích Thủy 100%
tư nhân và công ty nghiệp tư nhân và
hợp danh công ty hợp danh
2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
mà người ta có thể lựa chọn để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Các loại hình này đều có
những đặc điểm và ưu điểm riêng, phù hợp với từng mô hình kinh doanh cụ thể.
Tiểu luận này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các loại hình doanh
nghiệp phổ biến hiện nay. Đây là một chủ đề quan trọng vì sự đa dạng của các loại hình
doanh nghiệp đã tạo ra nền kinh tế phong phú và đa dạng.
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ khám phá các loại hình doanh nghiệp từ việc định nghĩa
chúng, mô tả các đặc điểm chính và phân tích ưu điểm cũng như nhược điểm của mỗi
loại hình doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp truyền thống
như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hộ gia đình và một số loại hình khác nữa.
Phần “Các loại hình doanh nghiệp” sẽ giới thiệu và phân tích các loại hình doanh
nghiệp phổ biến nhất. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động,
quyền lợi và trách nhiệm của từng loại hình doanh nghiệp.
Bằng việc hiểu rõ các loại hình doanh nghiệp này, chúng ta có thể tìm ra loại hình
phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình và cân nhắc được những yếu tố quan trọng
như quyền lực quyết định, mức độ trách nhiệm pháp lý, quy mô tài chính và sự ổn định
trong quá trình kinh doanh.
Hãy cùng chúng tôi khám phá các loại hình doanh nghiệp và tìm hiểu thêm về
cách thức hoạt động của từng loại, để chúng ta có thể hiểu thêm về các mô hình này nhé!
3

Mục lục
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP ........................................... 7

1. Khái niệm ................................................................................................................................ 7

2. Phân loại .................................................................................................................................. 7

II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ......................................... 9

1. Doanh nghiệp tư nhân .......................................................................................................... 9


1.1. Định nghĩa về mặt pháp lý ....................................................................................... 9
1.2. Đặc trưng cơ bản ........................................................................................................ 9
1.3. Quản lý doanh nghiệp tư nhân .............................................................................. 10
1.4. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân ................................................................ 10
1.5. Ưu điểm, nhược điểm............................................................................................... 11

2. Công ty hợp danh ..................................................................................................................11


2.1. Định nghĩa về mặt pháp lý ...................................................................................... 11
2.2. Đặc điểm cơ bản ........................................................................................................ 11
2.3. Quy chế pháp lý về thành viên ............................................................................. 12
2.4. Quy chế pháp lý về vốn .......................................................................................... 12
2.5. Mô hình tổ chức quản lý......................................................................................... 13
2.6. Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................. 13

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .......................................................... 14


3.1. Định nghĩa về mặt pháp lý ..................................................................................... 14
3.2. Đặc trưng cơ bản ...................................................................................................... 14
3.3. Góp vốn thành lập công ty ..................................................................................... 15
3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý ........................................................................................... 16
3.5. Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................. 16

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ............................................. 17
4.1. Định nghĩa về mặt pháp lý ..................................................................................... 17
4.2. Đặc trưng cơ bản ...................................................................................................... 17
4.3. Góp vốn và chuyển nhượng vốn .......................................................................... 18
4.4. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty ............................................................................ 21
4.5. Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................. 21
4

5. Công ty cổ phần .................................................................................................................... 22


5.1. Khái niệm ................................................................................................................... 22
5.2. Đặc điểm công ty Cổ Phần .................................................................................... 23
5.3. Vốn ............................................................................................................................... 23
5.4. Các loại cổ phần ....................................................................................................... 24
5.5. Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................. 25

6. Hộ kinh doanh .....................................................................................................25


6.1. Khái niệm ................................................................................................................... 25
6.2. Đặc điểm ..................................................................................................................... 26
6.3. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh ...................................................................... 26
6.4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh............................................................ 27

*SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ....................... 27

III. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
KHI KHỞI NGHIỆP ........................................................................ 29

1. Quyền kinh doanh ............................................................................................................... 30


1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp luật....................... 30
1.2. Những hạn chế về lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh
doanh .................................................................................................................................... 30
1.3. Hạn chế của nhà đầu tư lựa chọn loại tổ chức kinh doanh có chế độ trách
nhiệm vô hạn...................................................................................................................... 30

2. Góp vốn, thành lập doanh nghiệp.................................................................................. 31


2.1 Đối tượng nhà đầu tư tham gia thành lập và góp vốn vào tổ chức kinh
doanh là tổ chức hay cá nhân ........................................................................................ 31
2.2. Số lượng nhà đầu tư tham gia thành lập, góp vốn vào tổ chức kinh doanh
............................................................................................................................................... 31
2.3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập tổ chức kinh doanh. 32
2.4. Thủ tục thành lập tổ chức kinh doanh ................................................................. 32

3. Tổ chức quản lý .................................................................................................................... 34


3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên................................................... 34
3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ....................................... 35
3.3. Công ty cổ phần ........................................................................................................ 35
3.4. Công ty hợp danh ..................................................................................................... 35
5

3.5. Doanh nghiệp tư nhân ............................................................................................. 36

4. Chế độ trách nhiệm của nhà đầu tư.............................................................................. 36


4.1. Nhà đầu tư .................................................................................................................. 36
4.2. Phân loại nhà đầu tư ................................................................................................ 36
4.3. Chế độ trách nhiệm .................................................................................................. 37

5. Khả năng rút vốn, chuyển nhượng cổ phần (thu hồi vốn đầu tư) ..................... 38
5.1. Mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân ........................................... 38
5.2. Mô hình kinh doanh TNHH một thành viên ..................................................... 38
5.3. Mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên ................................................ 39
5.4. Mô hình Công ty hợp danh .................................................................................... 39
5.5. Mô hình Công ty cổ phần ....................................................................................... 40

6. Vốn góp, huy động vốn ...................................................................................................... 40


6.1. Huy động vốn ............................................................................................................ 40
6.2. Mục đích của việc huy động vốn là gì? .............................................................. 40
6.3. Một số hình thức huy động vốn ............................................................................ 40
6.4. Kết luận ....................................................................................................................... 43
6.5. Những lưu ý trước khi đi huy động vốn kinh doanh....................................... 43

7. Nghĩa vụ thuế......................................................................................................................... 44
7.1. Lệ phí môn bài (Thuế môn bài) ............................................................................ 44
7.2. Thuế giá trị gia tăng (VAT) .................................................................................... 45
7.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................. 45
7.4. Thuế thu nhập cá nhân ............................................................................................ 45
7.5. Một số loại thuế khác theo đặc điểm của từng doanh nghiệp ...................... 46

8. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp .............................................................................. 46


8.1. Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP ........................................................... 46
8.2. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH một thành viên .............................. 47
8.3. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên .................. 47
8.4. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH,CTCP, công ty
hợp danh .............................................................................................................................. 47
8.5. Lưu ý ............................................................................................................................ 48

9. Thời hạn hoạt động, giải thể, phá sản doanh nghiệp .......................................48
9.1. Thời hạn hoạt động .................................................................................................. 48
9.2. Giải thể, phá sản doanh nghiệp ............................................................................. 48
6

IV. TÌNH HUỐNG & CÂU HỎI...................................................... 50

1. Tình huống.............................................................................................................................. 50

2. Câu hỏi ..................................................................................................................................... 51

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 52

1. Link tham khảo: ................................................................................................................... 52

2. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 52

*Ghi chú
• TNHH  Trách nhiệm hữu hạn
• CTCP  Công ty Cổ phần
• HĐT  Hội đồng thành viên
• TGĐ  Tổng giám đốc
• GTGT  Giá trị gia tăng
• TNDN  Thu nhập doanh nghiệp
• TNCN  Thu nhập cá nhân
7

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm
➢ Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

2. Phân loại
Doanh nghiệp tư nhân

Một chủ
Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên

Theo số lượng chủ Công ty Cổ phần


sở hữu

Công ty Hợp danh

Nhiều chủ
Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên
trở lên

Hợp tác xã
8

100% thuộc sở hữu của


Nhà nước
Doanh nghiệp
Nhà nước
Trên 50% vốn thuộc
sở hữu Nhà nước

Công ty trách
Doanh nghiệp dân nhiệm hữu hạn
Theo sở hữu doanh
Công ty Cổ phần

Doanh nghiệp do nhà đầu


Doanh nghiệp có tư nước ngoài thành lập
vốn đầu tư nước
ngoài Doanh nghiệp Việt Nam mà
nhà đầu tư nước ngoài sáp
nhập, mua lại cổ phần

Một thành viên


Trách nhiệm
hữu hạn
Hai thành viên
Tư nhân trở lên
Doanh
nghiệp Nội bộ
Công ty Cổ phần
Loại hình Đại chúng
Hợp tác xã
doanh nghiệp
Thành viên hợp danh
Hộ kinh
doanh Hợp danh
Thành viên hợp danh và
góp vốn
9

Doanh nghiệp chế độ trách Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ


nhiệm vô hạn tài sản
Chế độ trách nhiệm chử sở
hữu đối với nợ và tài sản
doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế độ trách Chịu trách nhiệm bằng số vốn
nhiệm hữu hạn góp vào

II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


1. Doanh nghiệp tư nhân
1.1. Định nghĩa về mặt pháp lý
➢ Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.2. Đặc trưng cơ bản


➢ Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Đặc điểm về thành viên: Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là 1 cá nhân không có sự
liên kết vốn của nhiều thành viên. Tất cả tài sản doanh nghiệp thuộc về 1 chủ .
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nghiệm vô hạn về mọi tài sản của doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh khi phát sinh nghĩa vụ về tài sản thì
chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện nghĩa vụ bằng cả tài sản đầu tư vào doanh
nghiệp và cả tài sản thuộc sở hữu của mình
c) Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần , phần
vốn góp trong công ty hợp danh , công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
d) Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán
10

e) Một cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân
không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh thành viên hợp danh của công ty hợp
danh

1.3. Quản lý doanh nghiệp tư nhân


➢ Theo điều 190 Luật Dân sự 2020:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tư nhân ,việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực
hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc để quản lý , điều chỉnh hoạt động kinh doanh; trường hợp này ,chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân.
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật , đại diện cho doanh nghiệp
tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự ,nguyên đơn , bị đơn , người
có quyền lợi ,nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài , Tòa an , đại diện cho doanh nghiệp
tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.4. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân


➢ Theo điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh
nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số
vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với
vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi
loại tài sản.
b) Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài
chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn
đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm
vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh
doanh.
11

1.5. Ưu điểm, nhược điểm

Ưu Điểm Nhược Điểm

Một sở hữu, có toàn bộ quyền Chỉ được quyền thành lập một
quyết định mọi vấn đề liên quan doanh nghiệp tư nhân.
đến hoạt động công ty.

Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi Không được góp vốn thành lập
pháp luật như các loại hình khác hoặc mua cổ phần trong các loại
hình doanh nghiệp khác

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Bị hạn chế huy động vốn do không
tư nhân tương đối đơn giản có quyền phát hành chổ phiếu

Dễ dàng huy động vốn và hợp Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng
tác kinh doanh toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ công ty

2. Công ty hợp danh


2.1. Định nghĩa về mặt pháp lý
➢ Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty hợp danh là
doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty,
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài
các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

2.2. Đặc điểm cơ bản


➢Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
b) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
c) Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh
d) Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
12

2.3. Quy chế pháp lý về thành viên


➢Theo Điều 181+187 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Số lượng thành viên : tối thiểu là 2 thành viên hợp danh
b) Loại thành viên : 2 loại

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn

Phải là các nhân và bắt buộc phải có ít Không bắt buộc là cá nhân và có thể có
nhất 2 thành viên hợp danh trở lên hoặc không có

Phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối Chỉ chịu trách nhiệm hưu hạn
với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
công ty

Là người trực tiếp tham gia quản lý điều Không phải là người trực tiếp tham gia
hành hoạt động kinh doanh của công ty quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty

Bị hạn chế quyền tham gia quản lý điều Không bị hạn chế quyền tham gia quản lý
hành hoạt động kinh doanh , điều hành hoạt động kinh doanh

2.4. Quy chế pháp lý về vốn


➢Theo Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020:

a) Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc
cam kết góp khi thành lập công ty.
b) Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,
bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ti.
c) Tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo thời hạn và tiến
độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí thông qua. Thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
d) Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại
cho công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa
góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này,
13

thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của
Hội đồng thành viên.
e) Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công ty
có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho
người không phải là thành viên công ti, hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc
chuyển nhượng này khá khó khăn xuất phát từ tính chất liên kết chặt chẽ về nhân thân
của thành viên trong công ty hợp danh.

2.5. Mô hình tổ chức quản lý


➢Theo điều 182+183 Luật Doanh nghiệp 2020:

• Hội đồng thành viên: là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh. Hội
đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên ( thành viên hợp danh và thành viên
góp vốn). Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch Hội đồng
thành viên có quyền quyết định các công việc kinh doanh của công ty.
• Giám đốc (tổng giám đốc): Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì chủ tịch
Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc( tổng giám đốc). Chủ tịch hội đồng
thành viên, giám đốc (tổng giám đốc) có các nhiệm vụ chính như: Quản lý và điều
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách thành viên hợp danh,
triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên, phân công phối hợp với công việc kinh
doanh giữa các thành viên hợp danh, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc
nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác.

2.6. Ưu điểm, nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm


14

- Công ty có tư cách pháp nhân - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào

- Có thể kết hợp được uy tín cá nhân - Chịu trách nghiệm bằng toàn bộ tài sản của
của các thành viên công ty để tạo mình về các nghĩa vụ công ty
dựng hình ảnh cho công ty. - Mọi thành viên đều có quyền quản lý như nhau,
-Ngoài thành viên hợp danh còn có khó đưa ra quyết định thống nhất, nhanh chóng
thành viên góp vốn

- Việc điều hành quản lý công ty - Khi có một thành viên mới gia nhập rồi bỏ hay
không quá phức tạp do số lượng bị chết thì công ty phải giải thể và thành lập mới
các thành viên ít và là những
người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng
nhau

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


Công ty TNHH một thành viên không phải là công ty chỉ có 1 người mà là công
ty chỉ có một chủ duy nhất (có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức) và có thể có hàng trăm,
hàng ngàn nhân viên.

3.1. Định nghĩa về mặt pháp lý


➢ Theo Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
b) Có thể hiểu đơn giản là công ty TNHH một thành viên chỉ có 1 chủ sở hữu và chỉ
chịu trách nhiệm trên số tiền đã góp vào công ty

3.2. Đặc trưng cơ bản


➢ Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty
15

chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ
trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu
riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

3.3. Góp vốn thành lập công ty


➢ Theo Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập
doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong
Điều lệ công ty.
b) Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi
đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản
góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời
hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp
đã cam kết.
c) Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này,
chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ
sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các
nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty
đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
d) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa
vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp
đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.”

*Lưu ý: Tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp không phải là đã góp.

*Ví dụ: Vốn điều lệ ban đầu đăng ký là 10 tỷ, sau 90 ngày chủ sở hữu chỉ thực hiện vốn
góp được 5 tỷ ➔ Chủ sở hữu phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ xuống
còn 5 tỷ. (Giả sử công ty phải có nghĩa vụ trả nợ số tiền là 7 tỷ thì chủ sở hữu vẫn phải
chịu trách nhiệm nghĩa vụ về khoản nợ 7 tỷ này vì cam kết ban đầu là 10 tỷ)
16

3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý


➢ Theo Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
i. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
ii. Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
b) Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do
công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
c) Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các
chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
d) Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức
năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này”.
➢ Theo Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
b) Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
c) Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công
ty và hợp đồng lao động.

3.5. Ưu điểm, nhược điểm


a) Ưu điểm
- Chủ đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức (mở rộng đối tượng hơn doanh nghiệp tư
nhân.
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công
ty.
17

- Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có thể huy độn vốn thông qua việc phát hành trái phiếu.
b) Nhược điểm
- Khi góp vốn, chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp
vốn sang cho công ty, do đó, làm hạn chế khả năng sử dụng tài sản góp vốn của chủ
đầu tư
- Không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, vì vậy công ty sẽ không có
nhiều vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn
- Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện
thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên
hoặc công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên


trở lên
4.1. Định nghĩa về mặt pháp lý
➢ Theo Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá
nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng
theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

4.2. Đặc trưng cơ bản


➢ Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020:

a) Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường
hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
c) Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái
phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
18

- Nếu vì một lý do nào đó mà thành viên giảm xuống còn một thì công ty bắt buộc phải
bổ sung thêm ít nhất một thành viên. Nếu không bổ sung được thì phải làm thủ tục
chuyển đổi loại hình công ty thành công ty TNHH một thành viên
- Nếu muốn tăng thêm số lượng thành viên nhiều hơn 50 thì cũng phải làm thủ tục
chuyển đổi loại hình thành CTCP hoặc áp dụng phương pháp tách hoặc chia công ty
để đảm bảo số thành viên không vượt quá 50 theo quy định của pháp luật

4.3. Góp vốn và chuyển nhượng vốn


4.3.1. Góp vốn thành lập công ty
• Góp vốn

➢ Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020:


a) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi
trong Điều lệ công ty.
b) Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn,
thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này,
thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản
đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
c) Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc
chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
i. Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên
của công ty;
ii. Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng
với phần vốn góp đã góp;
iii. Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên.
d) Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công
ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số
vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp
theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ
số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam
19

kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày
công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

• Giấy chứng nhận phần vốn góp


➢ Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020: Giấy chứng nhận phần vốn góp
phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành
viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa
chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
* Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy
hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần
vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

- Quyền: tương ứng với số vốn đã góp


- Nghĩa vụ: tương ứng với số vốn đã cam kết
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi
được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sổ đăng ký thành viên này là một
phần tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng để chứng minh tư cách thành viên công ty.
Vì vậy, nó phải được lưu giữ tại trụ sở chính với các nội dung chủ yếu được quy định
tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020
➢ Theo Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2020 về sổ đăng ký thành viên:
a) Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện
tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
b) Sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
i. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
ii. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với
thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của
tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
iii. Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp
vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
20

iv. Chữ ký của thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của thành
viên là tổ chức;
v. Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
c) Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi thành viên trong sổ đăng ký thành viên theo
yêu cầu của thành viên có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
d) Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

4.3.2. Chuyển nhượng phần vốn góp


➢ Theo Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 về mua lại phần vốn góp:
a) Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên
đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên về vấn đề sau đây:
b) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của thành viên, Hội đồng thành viên;
c) Tổ chức lại công ty;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
e) Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều
này.
f) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại
khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá
thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ
trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu
sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
g) Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo
quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần
vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

➢ Theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 về chuyển nhượng phần vốn
góp:
a) Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật
này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định
sau đây:
i. Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
21

ii. Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại
quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các
thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày chào bán.
b) Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng
với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các
điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành
viên.
c) Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến
chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng

4.4. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty


➢ Theo Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp
nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm
soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
c) Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các
chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là
người đại diện theo pháp luật của công ty.

4.5. Ưu điểm, nhược điểm


22

a) Ưu điểm
- Số lượng thành viên không quá ít cũng không quá nhiều (từ 02 - 50 thành viên) và
các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành
công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần;
- Có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về
các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp nên ít gây rủi ro;
- Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được
việc thay đổi thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
b) Nhược điểm
- Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn chế
về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.
- Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư
khác;
- Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng.
➔ Dù là công ty TNHH một thành viên hay công ty TNHH hai thành viên trở lên thì
đều có những ưu, nhược điểm riêng. Và có thể dễ dàng nhận thấy, công ty TNHH phù
hợp với mục đích kinh doanh vừa và nhỏ.

5. Công ty Cổ phần
5.1. Khái niệm
➢ Theo điều 111 Luật Doanh nghiệp:
a) Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
i. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
ii. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không
hạn chế số lượng tối đa;
iii. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
iv. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật
này.
b) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
c) Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác
của công ty.
23

5.2. Đặc điểm công ty Cổ Phần


- Loại hình: Doanh nghiệp .
- Về chủ sở hữu: số lượng tối thiểu là 3 tối đa không giới hạn ( gọi là cổ đông) cá nhân
hoặc tổ chức đều trở thành chủ sở hữu.
- Về Tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân.
- Về chế độ trách nhiệm : chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Phương thức huy động vốn:được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn -
vốn điều lệ chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ phần được tự do chuyển nhượng.

5.3. Vốn
5.3.1. Vốn điều lệ

➢ Theo khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn
điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ
phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

5.3.2. Cổ phần đã bán

➢ Theo khoản 2 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020:

Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán
đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần
các loại đã được đăng ký mua.

5.3.3. Cổ phần được quyền chào bán

➢Theo khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020:

Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại
mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được
quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ
phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng
ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
24

5.3.4. Cổ phần chưa bán

➢ Theo khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020:

Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho
công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các
loại chưa được đăng ký mua.

5.4. Các loại cổ phần


- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ
đông phổ thông.
- Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ
đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi bao gồm:
➢ Căn cứ Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết - cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với
cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do
Điều lệ công ty quy định
- Cổ phần ưu đãi cổ tức - cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức
của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.
➢ Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại - cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của
người sở hữu/theo các điều kiện ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều
lệ công ty.
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

*Lưu ý: Theo Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020


a) Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu
đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
b) Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa
vụ và lợi ích ngang nhau.
c) Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có
thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
d) Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không
có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không
có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông
cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
25

e) Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

5.5. Ưu điểm, nhược điểm


a) Ưu điểm
- Không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
- Có thể phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp.
- Có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt.
- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại.
- Cơ chế quản lý tập trung cao.
b) Nhược điểm
- Số cổ đông nhiều, việc quản lý và điều hành sẽ khó khăn hơn.
- Dễ nảy sinh sự tranh giành và mâu thuẫn về quyền lợi.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình công ty
khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về tài chính,
kế toán.

6. Hộ kinh doanh

6.1. Khái niệm


Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh nhưng ➢ Tại
khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
a) Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành
lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký
hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ
kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
b) Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch
vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh
doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên
phạm vi địa phương.
26

- Nhưng cũng có thể hiểu rằng: hộ kinh doanh:


a) Do 01 cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người-1 hộ gia đình làm
chủ;
b) Có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm
để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế,
cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa
điểm kinh doanh còn lại;
c) Sử dụng không quá 10 lao động;
d) Không có con dấu;
e) Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.

6.2. Đặc điểm


- Chủ hộ:
a) Một cá nhân VN
b) Một nhóm người
c) Một hộ gia đình
- Quy mô: rất nhỏ (từ 10 lao động trở xuống)
- Tính chất chịu trách nhiệm: Trách nhiệm vô hạn
*Lưu ý:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ
trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi
toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh
nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được
sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

6.3. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh


- Chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
- Phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh.
27

6.4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh


- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động
kinh doanh.
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn
một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản
lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các
địa điểm kinh doanh còn lại.

*So sánh các loại hình doanh nghiệp


Công ty Công ty
Doanh
TNHH TNHH hai Công ty hợp Công ty cổ
Tiêu chí nghiệp tư
một thành thành viên danh phần
nhân
viên trở lên

Cá nhân/ - Cá nhân/ - Ít nhất 02 - Ít nhât 03 cổ - Do một cá


pháp nhân pháp nhân thành viên hợp đông, số lượng nhân làm
danh (TVHD) không hạn chế chủ. Mỗi cá
- Từ 2 đến
Thành là cá nhân, có nhân chỉ
50 thành - Cổ đông có thể
viên thể có thêm được thành
viên là cá nhân hoặc
nhiều thành lập 01 doanh
pháp nhân
viên góp vốn nghiệp tư
(TVGV) nhân

Trong phạm Trong phạm - TVHD chịu Trong phạm vi số Chịu trách
vi vốn điều vi số vốn trách nhiệm vốn đã góp vào nhiệm bằng
lệ góp bằng toàn bộ doanh nghiệp tất cả tài sản
Trách
tài sản của của mình
nhiệm về mình
nghĩa vụ
- TVGV chịu
tài sản
trach nhiệm
trong phạm vi
vốn góp
28

Tư cách
pháp Có Có Có Có Không
nhân

Quyền Không được Không được Không phát Có quyền phát Không được
phát phát hành cổ phát hành cổ hành bất kỳ hành cổ phần để phát hành cổ
hành phần phần loại chứng huy động vốn phần
chứng khoán nào

khoán

Chuyển - TVHD không - Trong 3 năm - Cho thuê


nhượng nội có quyền đầu, chỉ chuyển hoặc bán
bộ hoặc bên chuyển nhượng nhượng cho cổ doanh nghiệp
ngoài nếu vốn, trừ khi đông sáng lập tư nhân
không có được các (CĐSL), muốn
Chuyển
thành viên TVHD khác chuyển cho người
nhượng nào mua đồng ý khác thì phải được
vốn các CĐSL khác
- TVGV được
đồng ý
chuyển vồn
góp cho người - Sau 3 năm,
khác chuyển nhượng
cho bất cứ ai

Chủ sở hữu Từ 11 thành Trường hợp công


bổ nhiệm, viên trở lên ty dưới 11 cổ
nhiệm kỳ thì phải đông và các cổ
Ban kiểm không quá 5 thành lập đông là tổ chức sở
soát năm Ban kiểm hữu nhỏ hơn 50%
soát cổ phần công ty
thì không phải lập
Ban kiểm soát
29

Họp hội - Lần 1: khi - Họp đại hội


đồng thành số thành viên đồng cổ đông: lần
viên ít nhất dự họp sở 1 ít nhất 51%
2/3 tổng số hữu ít nhất phiếu biểu quyết,
thành viên 65% vốn lần 2 là 33%, lần
dự họp điều lệ 3 không phụ
Cuộc họp
thuộc.
hợp lệ - Lần 2: ít
nhất 50% - Họp hội đồng
vốn điều lệ quản trị lần 1 ít
nhất ¾ tổng số
- Lần 3:
thành viên, lần 2 í
không phụ
nhất ½.
thuộc

Quyết định Quyết định Quyết định Quyết định quan


quan trọng quan trọng là quan trọng phải trọng của
là ¾ số 75% số vốn được ¾ TVHD ĐHĐCĐ cần ít
thành viên góp của đồng ý, vấn đề nhất 65% phiếu
dự họp, thành viên khác là 1/2 biểu quyết, vấn đề
quyết định dự họp, còn khác là 51%.
Thông
khác là 1/2 lại là 65%
qua nghị Nghị quyết của
quyết HĐQT được
thông qua nếu
họp
được đa số thành
viên tán thành.
Nếu là 50/50 thì
theo quyết định
của Chủ tịch
HĐQT

III. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN LOẠI


HÌNH DOANH NGHIỆP KHI KHỞI
NGHIỆP
- Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh
nghiệp có đặc trưng từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
30

- Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chúng ta có thể cân nhắc các tiêu chí sau đây:

1. Quyền kinh doanh


1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp
luật
Pháp luật doanh nghiệp là công cụ để nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh
doanh, bảo vệ sự tự do kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo sự
phát triển hài hòa trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp
➔ Pháp luật doanh nghiệp có thể đặt ra các giới hạn với nhà đầu tư khi lựa
chọn loại hình doanh nghiệp. Các giới hạn đó là:
a) Có ngành nghề kinh doanh nhất định pháp luật yêu cầu chỉ được thành lập dưới
những loại hình doanh nghiệp
b) Giới hạn lựa chọn loại hình cho tổ chức kinh doanh mới đối với nhà đầu tư đã lựa
chọn loại hình tổ chức kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn.

1.2. Những hạn chế về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
theo ngành nghề kinh doanh
Các quy định trong những ngành nghề kinh doanh đặc thù, pháp luật ràng buộc
nhà đầu tư chỉ được thành lập dưới một số loại hình doanh nghiệp nhất định.

➢Theo điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 ( sửa đổi bổ sung
2010): doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được thành lập dưới các hình thức tổ chức là công
ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã và tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Như vậy các loại
hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh không thể được lựa chọn để thành
lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

1.3. Hạn chế của nhà đầu tư lựa chọn loại tổ chức kinh
doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn
- Trong trường hợp nhà đầu tư lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh có chế độ
trách nhiệm vô hạn sẽ bị hạn chế lựa chọn thành lập các tổ chức kinh doanh nhất
định . Cụ thể là một người chỉ có thể hoặc là chủ một hộ kinh doanh hoặc là chủ
một doanh nghiệp tư nhân, hoặc là một thành viên hợp danh của công ty hợp danh
- Một số hạn chế của việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô
hạn bao gồm:
31

a) Các chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa
vụ pháp lý khác của doanh nghiệp. Điều này có thể gây rủi ro cho tài sản cá
nhân của các chủ sở hữu.
b) Các chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hành vi phạm pháp của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật, các chủ sở hữu sẽ phải
chịu trách nhiệm về các hậu quả pháp lý.
c) Các chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế. Nếu
doanh nghiệp không đáp ứng được các nghĩa vụ thuế, các chủ sở hữu sẽ
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ thuế.

2. Góp vốn, thành lập doanh nghiệp


Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty

2.1 Đối tượng nhà đầu tư tham gia thành lập và góp vốn vào
tổ chức kinh doanh là tổ chức hay cá nhân
- Các hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau có thể có các yêu cầu khác nhau về đối
tượng
- Những hình thức tổ chức kinh doanh nào mà có nhà đầu tư tham gia phải chịu trách
nhiệm vô hạn thì nhà đầu tư phải là cá nhân(chủ doanh nghiệp tư nhân,thành viên hợp
danh của công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh)
- Đối với các hình thức tổ chức kinh doanh mà các nhà đầu tư tham gia phải chịu trách
nhiệm hữu hạn thì nhà đầu tư đó không bắt buộc phải là cá nhân mà có thể là tổ
chức(các thành viên góp vốn của công ty hợp danh thành viên hay chủ sở hữu của
công ty tnhh hoặc cổ đông của công ty cổ phần)

2.2. Số lượng nhà đầu tư tham gia thành lập, góp vốn vào tổ
chức kinh doanh
- Có hai loại hình tổ chức kinh doanh
- Loại tổ chức kinh doanh chỉ có một chủ sở hữu: công ty TNHH một thành viên, doanh
nghiệp tư nhân
- Loại tổ chức kinh doanh có nhiều chủ sở hữu: Công ty TNHH có từ hai thành viên
trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh
- Ngoài ra:
a) Số thành viên tối thiểu của công ty TNHH hai thành viên trở lên phải là hai
thành viên(có thể là tổ chức hoặc cá nhân)
32

b) Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần phải là 3 cổ đông (có thể là
tổ chức hoặc cá nhân).
c) Đối với công ty hợp danh thì phải có tối thiểu là hai thành viên hợp danh (đều
là cá nhân) trở lên.

2.3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập tổ
chức kinh doanh.
- Đối với các loại hình công ty (TNHH một thành viên, TNHH có từ hai thành viên thở
lên, cổ phần hay hợp danh) thì nhà đầu tư phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản
vào cho doanh nghiệp bởi các công ty là các pháp nhân độc lập, có sự phân định rạch
ròi tài sản của công ty và của các thành viên.
- Đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ
hộ kinh doanh chỉ thực hiện kê khai vốn đầu tư ban đầu, chịu trách nhiệm về tính
chính xác của việc kê khai và không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
➔Việc góp vốn vào công ty thì chịu nhiều sự ràng buộc hơn so với doanh nghiệp
tư nhân và hộ kinh doanh.

➢ Căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Thành
viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặ quyền sử dụng đất cho công ty
theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất
đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực
hiện thông qua tài khoản.

2.4. Thủ tục thành lập tổ chức kinh doanh


- Các tổ chức kinh doanh là doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp tư nhân và các loại công
ty) có thủ tục phức tạp hơn so với việc thủ tục thành lập hộ kinh doanh.
- Đối với hộ kinh doanh, nhà đầu tư chỉ cần nộp một bộ hồ sơ đơn giản gồm: giấy đề
nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc
CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc
người đại diện hộ gia đình

➢Tại điều 19 Luật Doanh Nghiệp 2020: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
33

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
➢Tại điều 20 Luật Doanh Nghiệp 2020: Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy
định của Luật Đầu tư.

➢Tại điều 21 Luật Doanh Nghiệp 2020: Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm
hữu hạn

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện
theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện
theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
c) Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ
chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
d) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Đầu tư

➢Tại điều 22 Luật Doanh Nghiệp 2020: Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu
tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người
đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện
34

theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là
tổ chức.

*Lưu ý: Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của
tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
của Luật Đầu tư.
- Việc đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh
cấp tỉnh và sẽ được cấp giấy trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc
- Đối với các công ty thì thủ tục tương tự như doanh nghiệp tư nhân.

3. Tổ chức quản lý
- Mô hình tổ chức và quản lý của các tổ chức kinh doanh khác nhau được pháp luật
đòi hỏi ở mức độ phức tạp khác nhau
- Tổ chức kinh doanh nhiều chủ thì đòi hỏi mô hình quản lý chặt chẽ hơn loại chỉ có
một chủ sở hữu
- Tổ chức kinh doanh có chế độ trách nhiệm hữu hạn đòi hỏi mô hình chặt chẽ hơn tổ
chức kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn
- Tổ chức kinh doanh càng có tính đại chúng thì càng đòi hỏi chặt chẽ hơn mô hình tổ
chức kinh doanh có tính nội bộ.

3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


➢ Tại khoản 1, Điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2020: Cơ cấu tổ chức của
công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức hoạt động theo
một trong hai mô hình sau:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
➢ Tại Điều 85 Luật Doanh Nghiệp 2020: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công
ty và hợp đồng lao động
35

3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
➢ Tại khoản 1, Điều 54 Luật Doanh Nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

3.3. Công ty cổ phần


➢ Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền
lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt
buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành
viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công
ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban
hành.
- Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng
quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện
theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương
nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

3.4. Công ty hợp danh


Trong cơ cấu quản lý của công ty hợp danh, thành viên hợp danh phải là cá nhân,
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên
góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
➢ Tại khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty hợp
danh có thể tổ chức hoạt động theo mô hình:
36

Chủ tịch Hội đồng thành viên


(đồng thời kiêm Giám
Hội đồng thành viên Bầu đốc/Tổng giám đốc công ty
nếu Điều lệ công ty không có
quy định khác)

3.5. Doanh nghiệp tư nhân


➢ Tại Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp tư nhân
là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Do đó chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân theo
pháp luật và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh doanh
nghiệp tư nhân (bao gồm cả cơ cấu tổ chức và quản lý).
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh đối
với doanh nghiệp của mình.
- Vậy nên khi lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh để khởi nghiệp, nhà đầu tư phải
cân nhắc giữa nhu cầu về quản lý của nhà đầu tư góp vốn và các quy định của pháp
luật về yêu cầu bắt buộc cơ cấu tổ chức của loại doanh nghiệp đó.

4. Chế độ trách nhiệm của nhà đầu tư


4.1. Nhà đầu tư
➢ Theo khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Phân loại nhà đầu tư


➢ Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư nước ngoài là cá
nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
37

➢ Theo khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư trong nước là cá
nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành
viên hoặc cổ đông
➢ Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông

4.3. Chế độ trách nhiệm


Trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong hoạt động kinh doanh
đối với từng loại hình tổ chức kinh doanh.
4.3.1. Chế độ trách nhiệm vô hạn
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp và bằng cả tài sản cá nhân của mình.
*Cụ thể: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn
kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ bằng số vốn góp vào doanh nghiệp. Nếu
chưa thanh toán đủ, chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh phải dùng tài sản cá nhân
của mình để thanh toán.
- Loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty hợp danh (đối với thành viên hợp danh),
Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh.
4.3.2. Chế độ trách nhiệm hữu hạn
- Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp.
*Cụ thể: Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, chủ sở hữu, người góp vốn
kinh doanh chỉ phải thanh toán các khoản nợ tối đa bằng số vốn đã góp vào công ty.
- Loại hình doanh nghiệp đặc trưng: Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành
viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh (đối với thành viên
góp vốn).
4.3.3. So sánh chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách
nhiệm hữu hạn
Tiêu Trách nhiệm vô hạn Trách nhiệm hữu hạn
chí

- Chủ sở hữu nắm toàn quyền - Tài sản công ty tách biệt với tài sản
Ưu quyết định mọi hoạt động của của chủ sở hữu và người góp vốn.
điểm công ty và hưởng tất cả lợi nhuận - Dựa theo tỷ lệ vốn góp, các rủi ro
từ hoạt động kinh doanh công ty. kinh doanh (đặc biệt là các khoản
38

- Doanh nghiệp thuận lợi xây nợ…) sẽ được phân bổ cho các thành
dựng được niềm tin ở các đối tác, viên.
nhà đầu tư → dễ dàng huy động - Có tư cách pháp nhân.
vốn để phát triển kinh doanh
- Có khả năng thu hồi được khoản
vay, khoản đầu tư vào doanh
nghiệp

- Không tồn tại tách biệt giữa tài - Lợi nhuận được chia đều cho các
sản công ty và tài sản cá nhân. thành viên góp vốn.
- Do chủ sở hữu phải chịu trách - Gây khó khăn cho quá trình huy
nhiệm bằng cả tài sản cá nhân khi động vốn (những đơn vị góp vốn sẽ
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên hạn chế việc góp vốn, đầu tư vào
dễ xảy ra tình trạng phá sản doanh nghiệp hoặc mức tiền đầu tư
nhanh chóng. thấp để giảm thiểu rủi ro khi doanh
Nhược
- Không có tư cách pháp nhân nghiệp thua lỗ hay phá sản)
điểm
- Nhà đầu tư, góp vốn khó nhận được
Tư cách pháp nhân là tư cách của mức thanh toán đầy đủ khi công ty
tổ chức được nhà nước trao cho làm ăn thua lỗ, phá sản.
để thực hiện một số quyền và
nghĩa vụ một cách độc lập nhất
định và chịu trách nhiệm trước
pháp luật

5. Khả năng rút vốn, chuyển nhượng cổ phần


(thu hồi vốn đầu tư)
5.1. Mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Vì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân và
không xảy ra hình thức góp vốn nên loại doanh nghiệp này không tồn tại khái niệm
“rút vốn” mà đúng hơn là ngừng cung cấp vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, cũng
đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

5.2. Mô hình kinh doanh TNHH một thành viên


39

➢ Theo khoản 5, Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020: Chủ sở hữu công ty
chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ
cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã
góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có
liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty.

5.3. Mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên


➢ Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020: Không được rút vốn đã
góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53
và 68 của Luật này
➔ Đối với loại hình này bạn có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại
phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người khác theo quy
định.

➢ Theo khoản 1, Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 về mua lại phần vốn
góp: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành
viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành
viên về vấn đề sau đây:

- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của thành viên, Hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
➢ Tại khoản 1, Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 về Chuyển nhượng phần
vốn góp: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định
sau đây:

- Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
- Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định
tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại
của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào
bán.

5.4. Mô hình Công ty hợp danh


40

➢ Theo khoản 2, Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020:“Thành viên hợp danh
có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp
này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn
chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm
tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua”

➢ Căn cứ thêm điểm d, khoản 1, Điều 187 quy định về quyền và nghĩa vụ của
thành viên góp vốn như sau: “d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho
người khác”

5.5. Mô hình Công ty Cổ phần


➢ Căn cứ khoản 1, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020: Cổ phần được tự do
chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ
công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có
quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi
được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng

6. Vốn góp, huy động vốn


6.1. Huy động vốn
Huy động vốn được hiểu là các hoạt động tiếp nhận tài sản từ các chủ sở hữu
khác nhau để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp dưới các hình
thức như: vay vốn, chào bán chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;...

6.2. Mục đích của việc huy động vốn là gì?


Mục đích của việc huy động vốn là tài trợ cho các hoạt động tăng trưởng của
doanh nghiệp. Tăng vốn có thể giúp doanh nghiệp mở rộng, thuê nhân viên mới, phát
triển sản phẩm mới hoặc đầu tư vào hoạt động tiếp thị và các hoạt động khác.

6.3. Một số hình thức huy động vốn


Có 2 hình thức chính:
- Huy động vốn chủ sở hữu: thường thấy ở một số phương án như vốn góp ban đầu,
lợi nhuận không chia, vốn từ phát hành cổ phiếu.
- Huy động vốn nợ: từ các Tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mại hay phát hành
trái phiếu.
41

6.3.1. Vốn góp ban đầu


Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành
lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản
thân doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
- Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, phần vốn góp ban đầu là tổng giá trị
phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
- Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại
đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
6.3.2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
- Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước: việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng
sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của
Nhà nước.
- Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là
không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền
lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.
6.3.3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu
➢ Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019: “Cổ phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ
phần của tổ chức phát hành”
➢ Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019: “Trái phiếu là loại
chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
nợ của tổ chức phát hành.”

➢ Theo Điều 46, Luật Doanh nghiệp 2020 ➢Theo điều 111, Luật Doanh
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nghiệp 2020
không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để 3. Công ty cổ phần có quyền phát
chuyển đổi thành công ty cổ phần. hành cổ phần, trái phiếu và các loại
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chứng khoán khác của công ty.
được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này *Giải thích:
và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc Công ty cổ phần là công ty đối vốn,
phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định xây dựng lên theo cơ chế nhiều
tại Điều 128 và Điều 129
42

(Ta cũng thấy những luật tương tự đối với công ty người cùng xây dựng, nhiều khi
TNHH một thành viên tại Điều 74) không biết nhau, chỉ cần có cổ phần
*Giải thích: sẽ góp mặt vào hệ thống quyết định
• Doanh nghiệp bị giới hạn số lượng từ 02 đến của công ty.
50 thành viên, việc phát hành cổ phiếu vô tình
phá vỡ cấu trúc số lượng thành viên của công
ty (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công
ty cổ phần), do đó công ty chỉ tăng vốn điều
lệ dựa trên vốn góp của thành viên.
• Bản chất công ty TNHH là công ty đối nhân,
tức thành viên công ty là do sự tin tưởng mà
thành lập công ty, do đó không phát hành cổ
phần để tránh các cá nhân bên ngoài xâm nhập
vào hệ thống quản lý.

6.3.4. Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng


- Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các
tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và
bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân
hàng khi đến hạn thanh toán.
- Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: hợp đồng tín dụng từng
lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho
vay đầu tư dài hạn,…
6.3.5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
- Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản
xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Có ba loại tín
dụng thương mại:
a) Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu)
là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa.
b) Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu)
là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng
thuận lợi.
43

c) Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân
hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các
nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới.
- Ngoài các hình thức huy động vốn như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động
vốn vay từ cá nhân, tổ chức khác; quỹ đầu tư cá nhân, tổ chức; cho thuê tài
chính,…

6.4. Kết luận


- Khi huy động vốn góp thì chỉ có các loại công ty mới có thể thực hiện, còn hộ
kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân thì không thể. Vì đối với hai loại hình
thức này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động của công ty. Cũng có thể nói giữa tài sản của chủ doanh nghiệp
tư nhân với doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng, không thể chia tỉ lệ
gánh chịu rủi ro khi huy động vốn góp.
- Ta cũng dễ dàng thấy được khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là linh
động và đa dạng nhất.

6.5. Những lưu ý trước khi đi huy động vốn kinh doanh
- Sau khi xác định được phương thức huy động vốn phù hợp với doanh nghiệp
của mình, ta sẽ cần lưu ý các yếu tố để huy động thành công:
• Thứ nhất, doanh nghiệp cần có một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể và
khả thi vì đây chính là “cần câu” thu hút các nhà đầu tư. Kế hoạch kinh
doanh phải được trình bày ngắn gọn, trung thực, súc tích, bao quát nhiều
lĩnh vực khác nhau. Cũng như cung cấp đủ các chi tiết làm thỏa mãn các
câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra.
• Thứ hai, những số liệu chứng minh doanh nghiệp của bạn có đủ khả
năng để phát triển và mở rộng. Đó chính là cung cấp báo cáo tài tính và
các dữ kiện liên quan. Thông qua báo cáo này, nhà đầu tư sẽ biết được
tình hình tài chính của công ty. Từ đó dự đoán được lợi nhuận trong
tương lai mà quyết định đầu tư hay không đầu tư.
• Thứ ba, phải luôn bám sát thị trường và lường trước các rủi ro để chuẩn
bị kịch bản sẵn sàng đối phó. Hãy tính toán hợp lý những vấn đề có thể
xảy ra để bạn không rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Ta có thể đề
44

xuất những phương án dự phòng, cách giải quyết tối ưu. Điều này sẽ
chứng minh năng lực doanh nghiệp và sự thích ứng linh hoạt của bạn
trong mọi tình huống và các nhà đầu tư sẽ tin tưởng bạn hơn.

7. Nghĩa vụ thuế
Doanh nghiệp phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng

7.1. Lệ phí môn bài (Thuế môn bài)


- Là một sắc thuế trực thu đánh vào giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ
kinh doanh.
- Đây là mức thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp
của doanh nghiệp.
- Trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài thì mọi hộ kinh doanh, tổ chức, doanh
nghiệp phải nộp thuế môn bài như một loại lệ phí để được tiếp tục kinh doanh và sản
xuất.

*Bậc thuế môn bài (Các mức đóng thuế môn bài) đối với doanh nghiệp:

Bậc Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức đóng/năm

1 trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm

2 từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm

Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh,
3 1.000.000 đồng/năm
đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

*Bậc thuế môn bài (Các mức đóng thuế môn bài) đối với hộ kinh doanh:

Doanh thu/năm Mức đóng/năm

trên 500 triệu (VND) 1.000.000 đồng/năm

từ 300 - 500 triệu (VND) 500.000 đồng/năm

từ 100 - 300 triệu/năm (VND) 300.000 đồng/năm


45

7.2. Thuế giá trị gia tăng (VAT)


- Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Người tiêu dùng sẽ trả khi mua hàng hóa, dịch vụ.
- Theo quy định Luật Thuế GTGT năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thì thuế
GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Theo đó:
• Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

• Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

- Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào
loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

7.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp


- Loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những
khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN.
- Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi
phát sinh thu nhập.
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

• Thu nhập tính thuế TNDN được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các chi
phí được trừ, cộng thêm với các khoản thu chịu thuế khác.
• Thuế suất thuế TNDN cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi
công ty. Một số loại thuế suất có thể lên tới 32%-50% với doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, hay 40%-50% với các doanh nghiệp
khai thác các tài nguyên quý hiếm khác
- Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý
sau.

7.4. Thuế thu nhập cá nhân


46

- Là khoản thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động. Đây là khoản thuế mà
doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
- Thuế TNCN được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng hoặc quý và quyết toán
theo năm.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

• Thu nhập tính thuế (TNTT) = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
(Giảm trừ gia cảnh…)
• Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, thưởng - Các khoản thu
nhập được miễn thuế(trợ cấp,… ).

7.5. Một số loại thuế khác theo đặc điểm của từng doanh
nghiệp
- Thuế tài nguyên.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế bảo vệ môi trường.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Các loại thuế khác.

8. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp


Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 4 trường hợp chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, bao gồm:

8.1. Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP


Phương thức chuyển đổi:

- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác
cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác
góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc môt phần vốn góp
cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
- Kết hợp cả 3 phương thức trên.
47

8.2. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH một thành viên
Phương thức chuyển đổi:

- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông
còn lại;
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ
phần của tất cả cổ đông của công ty;
- Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

8.3. Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên
trở lên
Phương thức chuyển đổi:

- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy
động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy
động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
- Kết hợp cả 4 phương thức trên.

8.4. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty


TNHH,CTCP, công ty hợp danh
Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản
1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh
toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng
chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các
hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản
với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của
doanh nghiệp tư nhân.
48

8.5. Lưu ý
8.5.1. Đối với các trường hợp công ty TNHH chuyển đổi thành
CTCP; CTCP chuyển đổi thành công ty TNHH một thành
viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, HĐLĐ và nghĩa vụ khác của công ty
được chuyển đổi.
- Công ty phải đăng ký và nộp hồ sơ chuyển đổi trong thời hạn 10 đến 15 ngày kể từ
ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

8.5.2. Đối với chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty


TNHH, CTCP, công ty hợp danh
- Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư
nhân kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Chủ công ty tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với
tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp GCN đăng
ký doanh nghiệp.

9. Thời hạn hoạt động, giải thể, phá sản doanh


nghiệp
9.1. Thời hạn hoạt động
Hiện nay pháp luật doanh nghiệp không có quy định nào giới hạn thời gian hoạt
động của một công ty ngoại trừ quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong
khu kinh tế không quá 70 năm và ngoài khu kinh tế là không quá 50 năm (Điều 43 Luật
đầu tư 2014).

9.2. Giải thể, phá sản doanh nghiệp

Giải thể Phá sản

Khái niệm Là việc chấm dứt sự tồn tại Phá sản là tình trạng của doanh
của một doanh nghiệp theo ý nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
chí của doanh nghiệp hoặc thanh toán và bị Tòa án nhân dân
của cơ quan có thẩm quyền. ra quyết định tuyên bố phá sản.
49

Loại thủ tục Thủ tục hành chính do người Thủ tục tư pháp do Tòa án có
có thẩm quyền trong doanh thẩm quyền quyết định sau khi
nghiệp tiến hành làm việc với nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp
- Kết thúc thời hạn hoạt động - Doanh nghiệp được công nhận
bị giải thể/ phá
đã ghi trong Điều lệ công ty là phá sản khi đồng thời thỏa mãn
sản trong các
mà không có quyết định gia 02 điều kiện:
trường hợp hạn.
- Doanh nghiệp mất khả năng
- Theo quyết định của những thanh toán các khoản nợ, tức là
người có quyền nộp đơn yêu doanh nghiệp không thực hiện
cầu giải thể doanh nghiệp. nghĩa vụ thanh toán khoản nợ
trong thời hạn 03 tháng kể từ
- Công ty không còn đủ số
ngày đến hạn thanh toán.
lượng thành viên tối thiểu
theo quy định trong thời hạn - Doanh nghiệp bị Tòa án nhân
06 tháng liên tục mà không dân tuyên bố phá sản.
làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp.

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận


đăng ký doanh nghiệp.

*Lưu ý: Công ty chỉ được


giải thể khi bảo đảm thanh
toán hết các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác.

Những người
- Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Chủ doanh nghiệp tư nhân;
có quyền nộp
đơn yêu cầu - Đại hội đồng cổ đông đối với - Chủ tịch Hội đồng quản trị của
giải thể/ mở thủ công ty cổ phần; công ty cổ phần;
tục phá sản
- Hội đồng thành viên, chủ sở - Chủ tịch Hội đồng thành viên
hữu công ty đối với công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn
TNHH; hai thành viên trở lên;
50

- Tất cả các thành viên hợp - Chủ sở hữu công ty trách nhiệm
danh đối với công ty hợp hữu hạn một thành viên
danh.
- Thành viên hợp danh của công
ty hợp danh;

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ


nợ có bảo đảm một phần;

- Người lao động, công đoàn cơ


sở, công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở ở những nơi chưa thành lập
công đoàn cơ sở;

- Người đại diện theo pháp luật


của doanh nghiệp;

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở


hữu từ 20% số cổ phần phổ thông
trở lên trong thời gian liên tục ít
nhất 06 tháng.

Hậu quả pháp Bị xóa tên doanh nghiệp trong Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có
lí Cơ sở dữ liệu quốc gia về thể tiếp tục hoạt động nếu như có
đăng ký doanh nghiệp và người mua lại toàn bộ doanh
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp (Không phải lúc nào
nghiệp. doanh nghiệp cũng bị xóa tên và
chấm dứt sự tồn tại).

IV. TÌNH HUỐNG & CÂU HỎI


1. Tình huống
1) Công ty cổ phần X thành lập ngày 15 tháng 10 năm 2010 có 15 cổ đông, trong đó ông
C có 4000 cổ phần chiếm 40%, ông T có 3000 cổ phần chiếm 30%, ông P có 2500 cổ
phần chiếm 25% là cổ đông sáng lập của công ty. Ông D 500 cổ phần chiếm 5%,ông
M 400 cổ phần chiếm 4%. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2011, ông P tự ý chuyển nhượng
2000 cổ phần trong số 3000 cổ phần của mình cho bà N. Ông D và ông M phát hiện
51

ra sự việc trên nên đã triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông ra quyết định xử lý đối với
ông P.
a) Việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông đông của công ty X có hợp pháp
hay không?
b) Hướng giải quyết trong tình huống trên.
2) Tháng 8/ 2006, công ty TNHH một thành viên X do D làm chủ sở hữu muốn góp vốn
vào công ty hợp danh ABC. Công ty X có thể trở thành thành viên của công ty ABC
không?
3) Tháng 12/2006, B nhân danh công ty ABC ký hợp đồng vay E 1 tỷ, hạn thanh toán
là tháng 1/2007. Đến hạn thanh toán nợ, ông E yêu cầu A phải trả 1tỷ. Ông A có phải
trả nợ không?

2. Câu hỏi
1) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?
2) Công ty cổ phần có được phát hành chứng khoán không?
3) Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh?
4) Theo bạn thì nhà đầu tư sẽ có những thuận lợi hay rào cản nào đối với từng loại chế
độ trách nhiệm này?
5) Tại sao huy động vốn góp thì chỉ có các loại công ty mới có thể thực hiện, còn hộ
kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân thì không thể?
6) Theo quan điểm của bạn, trước khi huy động vốn thì doanh nghiệp cần chuẩn bị
những gì?
7) Vốn điều lệ là:
a) Vốn góp của các thành viên và được ghi vào bản điều lệ của công ty.
b) Vốn góp theo quy định của pháp luật
c) Vốn hoạt động chính của Doanh nghiệp
d) Vốn cố định của Doanh nghiệp
8) Trong công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu có thể là:
a) Tổ chức b) Cá nhân
c) Cá nhân hoặc pháp nhân d) Cơ quan nhà nước
9) Khi góp vốn vào công ty bằng tài sản thì:
a) Tài sản phải được định giá bằng tiền
b) Tài sản phải được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty
c) Chỉ cần định giá và không phải chuyển quyền sở hữu
d) Phải định giá và chuyển quyền sở hữu sang cho công ty
10) Công ty hợp danh là công ty được thành lập bởi:
52

a) Hai công ty có sẵn kết hợp lại với nhau


b) Phải có ít nhất hai cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn
c) Phải có ít nhất hai thành viên chịu trách nhiệm vô hạn
d) Phải có ít nhất hai thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn
11) Hộ kinh doanh sử dụng từ bao nhiêu lao động trở lên phải đăng ký thành lập
doanh nghiệp:
a) 5 lao động thường xuyên
b) 10 lao động thường xuyên
c) 20 lao động không thường xuyên
d) 100 lao động không thường xuyên

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Link tham khảo:
Luật Đầu tư 2020
Luật Doanh nghiệp 2020
Luật Chứng khoán 2019
Trang web Bộ Tư pháp - Hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
https://thuvienphapluat.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang
https://luatvietnam.vn/
https://luatminhkhue.vn/
Trang web của Tổng cục Thuế
Trang web của Bộ Tài chính

2. Tài liệu tham khảo


Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2013, 8 15). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính:
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=169566
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2014, 6 18). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn
53

thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy
định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=174750
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2020, 2 24). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ Nghị định số 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm
2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài:
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=199272
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2020, 10 19). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về
hóa đơn, chứng từ: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=201365
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2020, 10 19). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi
tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=201402
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. (2023, 2 27). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Được truy lục từ VĂN BẢN HỢP NHẤT SỐ 22/VBHN-VPQH: LUẬT THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-
cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=73549
NCS Võ Phước Long, NCS Nguyễn Triều Hoa, TS Dương Kim Thế Nguyên. (2017).
Giáo trình Luật kinh doanh. NXB KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH.
Thư viện pháp luật. (1983, 2 26). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Pháp lệnh Thuế
Công thương nghiệp 1983 (Số 10-LCT/HĐNN7):
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Phap-lenh-Thue-Cong-
thuong-nghiep-1983-sua-doi-10-LCT-HDNN7-36983.aspx
Thư viện pháp luật. (2013, 12 18). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Nghị định
209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-209-2013-ND-CP-
nam-2013-huong-dan-Luat-thue-gia-tri-gia-tang-216679.aspx
Thư viện pháp luật. (2013, 12 31). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Thông tư
219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng :
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-219-2013-TT-
BTC-huong-dan-Luat-thue-gia-tri-gia-tang-va-Nghi-dinh-209-2013-ND-CP-
220761.aspx
Thư viện pháp luật. (2014, 12 11). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Văn bản hợp
nhất 15/VBHN-VPQH hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Van-ban-hop-nhat-15-
VBHN-VPQH-2014-hop-nhat-Luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-264500.aspx
54

Thư viện pháp luật. (2016, 4 28). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Văn bản hợp
nhất 01/VBHN-VPQH Luật thuế gí trị gia tăng 2016:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Van-ban-hop-nhat-01-
VBHN-VPQH-Luat-thue-gia-tri-gia-tang-2016-312437.aspx
Thư viện pháp luật. (2021, 1 4). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Nghị định
01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-01-2021-ND-CP-
dang-ky-doanh-nghiep-283247.aspx
Thư viện pháp luật. (2021, 3 16). thuvienphapluat.vn. Được truy lục từ Thông tư
01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-01-2021-TT-
BKHDT-huong-dan-dang-ky-doanh-nghiep-465911.aspx

LỜI KẾT THÚC


Hiểu đầy đủ những những quy định này chắc chắn sẽ giúp ích và tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng ta khi tham gia công việc kinh doanh và các vấn đề pháp lý liên quan đến
chọn loại hình công ty nào để kinh doanh hay đầu tư. Việc đi sâu tìm hiểu các quy định
của pháp luật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn ngoài các vấn đề liên quan đến
kinh tế thuần túy của các loại hình doanh nghiệp này.
Chúng em hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho thầy, cô và các bạn nhiều kiến thức
bổ ích để phần nào hiểu được về các hình thức doanh nghiệp, công ty đang hoạt động
trên thị trường hiện nay. Và hơn hết là sẽ tìm và lựa chọn cho bản thân một hình thức
kinh doanh phù hợp nếu mọi người đang mong muốn khởi nghiệp hay là bắt đầu một
hành trình mới trong tương lai.

You might also like