You are on page 1of 22

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

GIẢI NOBEL KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Sinh viên thực hiện:


PHẠM THỊ THÚY HẰNG
NGUYỄN LÊ NGỌC HUYỀN
HỒ NGỌC MINH
LÊ NGUYỄN Ý NHIÊN
NGUYỄN ANH THƯ
LÊ ANH VŨ

Lớp: D05 - Nhóm: 11

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là :
▪ PHẠM THỊ THÚY HẰNG – MSSV : 030138220105
▪ NGUYỄN LÊ NGỌC HUYỀN – MSSV : 030138220154
▪ HỒ NGỌC MINH – MSSV : 030138220223
▪ LÊ NGUYỄN Ý NHIÊN – MSSV : 030138220290
▪ NGUYỄN ANH THƯ – MSSV : 030138220389
▪ LÊ ANH VŨ – MSSV : 030138220494
Cam đoan bài tiểu luận nhóm: GIẢI NOBEL KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính
chất độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng
em.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2023


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

PHẠM THỊ THÚY HẰNG NGUYỄN LÊ NGỌC HUYỀN

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

HỒ NGỌC MINH LÊ NGUYỄN Ý NHIÊN


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN ANH THƯ LÊ ANH VŨ


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Mức độ
STT Thành viên Công việc Ghi chú
hoàn thành
- Xây dựng dàn ý.
Phạm Thị
1 - Nghiên cứu nội dung 100%
Thúy Hằng
chương (1) và (3).
- Nhóm trưởng.
Nguyễn Lê
2 - Nghiên cứu nội dung 100%
Ngọc Huyền
chương (1) và (3).
- Xây dựng dàn ý.
3 Hồ Ngọc Minh - Nghiên cứu nội dung 100%
chương (1) và (2).
Lê Nguyễn Ý - Thiết kế slide.
4 100%
Nhiên - Thuyết trình đề tài.
- Xây dựng dàn ý.
Nguyễn Anh
5 - Nghiên cứu nội dung 100%
Thư
chương (1) và (2).
- Xây dựng dàn ý.
- Nghiên cứu nội dung (1) và
6 Lê Anh Vũ 100%
(2).
- Biên soạn word.

▪ Người phân công và đánh giá: Nguyễn Lê Ngọc Huyền (nhóm trưởng)
▪ Xác nhận của các thành viên:

Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

PHẠM THỊ THÚY HẰNG NGUYỄN LÊ NGỌC HUYỀN


Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

HỒ NGỌC MINH LÊ NGUYỄN Ý NHIÊN

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

NGUYỄN ANH THƯ LÊ ANH VŨ


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Bảng phân công công việc
Danh mục các hình
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NOBEL KINH TẾ......................................................8
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIẢI NOBEL KINH TẾ ..............................................8
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................8
1.1.2. Lịch sử ra đời của giải Nobel và giải Nobel Kinh tế .............................................8
1.1.3. Mục đích giải Nobel Kinh tế .................................................................................8
Chương 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI NOBEL KINH
TẾ ....................................................................................................................................9
2.1. QUY TRÌNH ĐỀ CỬ, LỰA CHỌN ........................................................................9
2.1.1. Người được đề xuất giải Nobel .............................................................................9
2.1.2. Quy trình lựa chọn người đạt giải........................................................................10
2.2. QUY ĐỊNH TRAO GIẢI & GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG ........................................10
2.3. CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐOẠT GIẢI NOBEL KINH TẾ ...................................11
2.3.1. Thống kê các nhà Nobel Kinh tế theo quốc gia ..................................................11
2.3.2. Điều gì khiến Mỹ nhận được nhiều giải Nobel Kinh tế nhất?.............................12
2.3.3. Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2023 .................................................................13
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI NOBEL KINH TẾ .........................................................14
Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÓNG GÓP CHUNG VỀ GIẢI NOBEL KINH TẾ .....15
3.1. THÀNH TỰU NOBEL KINH TẾ ĐEM LẠI ........................................................15
3.2. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NOBEL KINH TẾ ..............................16
3.3. ỨNG DỤNG CỦA NOBEL KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY ..........17
3.3.1. Nobel Kinh tế 2018 .............................................................................................17
3.3.2. Nobel Kinh tế 2022 .............................................................................................17
3.4. VIỆT NAM CÓ THỂ ỨNG DỤNG GÌ TỪ GIẢI NOBEL KINH TẾ? ................18
3.4.1. Nobel kinh tế 2016 ..............................................................................................18
3.4.2. Nobel kinh tế 2020 ..............................................................................................18
3.4.3. Nobel kinh tế 2019 ..............................................................................................19
Danh mục tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mặt trước và mặt sau của huy chương Nobel Kinh tế................................ 10
Hình 2.2: Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế theo quốc gia............................ 11
Hình 2.3: Hình ảnh Giáo sư Claudia Goldin .............................................................. 12
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NOBEL KINH TẾ

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIẢI NOBEL KINH TẾ


1.1.1. Khái niệm
Giải Nobel Kinh tế, tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho
khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (tiếng Thụy Điển: Sveriges riksbanks pris i
ekonomisk vetenskap till Alfred Nobels minne) là giải thưởng dành cho những nhân vật
có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học.

1.1.2. Lịch sử ra đời của giải Nobel và giải Nobel Kinh tế


Giải Nobel - một giải thưởng quốc tế danh giá được công bố hàng năm kể từ năm
1901 để vinh danh những cá nhân có những cống hiến và thành tựu trong các lĩnh vực:
Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hoà bình; riêng giải Nobel Hòa bình có thể được
trao cho cá nhân hay một tổ chức. Giải thưởng được sáng lập bởi Alfred Nobel, một
doanh nhân và nhà hóa học người Thụy Điển nổi tiếng ở thế kỷ 19. Cuộc đời của ông
miệt mài cống hiến cho khoa học, đưa ông lên tới đỉnh cao của sự vinh quang và giàu
có.
Sau khi qua đời vào năm 1896, Alfred Nobel đã để lại một bản di chúc dành một
phần nhỏ gia tài của mình cho bạn bè và người thân. Còn gần toàn bộ tài sản ông đã
được đem bán thành tiền mặt, tương đương với 70 triệu Krona Thụy Điển lúc đó, để gửi
ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm sẽ được chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người
có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực.
Giải Nobel Kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng
của Alfred Nobel năm 1895. Giải này, như tên gọi chính thức của nó thể hiện, là giải
thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300
năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Nobel. Tuy vậy, giải Nobel Kinh tế
vẫn tuân theo đúng tinh thần của các giải Nobel, vì ''lợi ích của nhân loại phụ thuộc vào
các chính sách kinh tế, còn chính sách kinh tế lại phụ thuộc vào tiến bộ của khoa học
kinh tế”. Giống như những người đoạt giải Nobel trong khoa học hóa học và vật lý,
những người đoạt giải Nobel Kinh tế là do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển
bầu chọn.
(Theo http://www.nobelprize.org/)

1.1.3. Mục đích giải Nobel Kinh tế


Mục đích của giải Nobel Kinh tế là vinh danh những cá nhân có những đóng góp
xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học. Các nghiên cứu của các nhà kinh tế đoạt giải Nobel
mang đến cho nhân loại những kiến thức quan trọng trong việc khám phá, phát triển nền

8
kinh tế vi mô và vĩ mô đồng thời là nền tảng góp phần xây dựng vào nhiều chính sách
kinh tế của các quốc gia.
Cụ thể, giải thưởng sẽ được trao cho những người có những đóng góp xuất sắc trong
việc:

▪ Phát triển lý thuyết kinh tế mới hoặc cải tiến lý thuyết kinh tế hiện có.
▪ Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực kinh tế.
▪ Áp dụng kinh tế học để giải quyết các vấn đề thực tế.
Ngoài mục đích vinh danh và khuyến khích những đóng góp cho nhân loại, giải
Nobel còn có một số mục đích khác, bao gồm:
▪ Thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế học.
▪ Tạo ra một tiêu chuẩn cao cho sự xuất sắc trong các lĩnh vực kinh tế.
▪ Khuyến khích các nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và đóng góp cho xã
hội.

Chương 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC


VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI NOBEL KINH TẾ
2.1. QUY TRÌNH ĐỀ CỬ, LỰA CHỌN
2.1.1. Người được đề xuất giải Nobel
Hội đồng Ủy ban giải Nobel Kinh tế sẽ bí mật gửi các mẫu đơn đề cử đến những
nhà kinh tế học có đủ năng lực và đủ điều kiện để đề cử. Chỉ các ứng cử viên có đủ điều
kiện theo quy định và đã nhận được đề xuất từ Ủy ban Nobel thì mới hợp lệ được nhận
giải Nobel Kinh tế. Người có quyền gửi đề xuất sẽ là:
▪ Người Thụy Điển và người nước ngoài thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia
Thụy Điển;
▪ Hội đồng Ủy ban Nobel Kinh tế;
▪ Những người đã từng nhận Giải Nobel Kinh tế;
▪ Các giáo sư đầu ngành của các chuyên ngành liên quan tại các trường đại học,
cao đẳng ở Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Na Uy;
▪ Những người có chức vụ tương ứng tại ít nhất sáu trường đại học hoặc cao đẳng,
được Viện Hàn lâm khoa học lựa chọn;
▪ Các nhà khoa học khác thuộc Viện Hàn lâm được xem xét phù hợp trở thành
người gửi đề xuất.
(Theo nobelprize.org/nomination/economic-sciences/)

Ủy ban sẽ thực hiện sàng lọc, lựa chọn các ứng cử viên qua nhiều vòng và gửi bản
danh sách tiến cử cuối cùng lên Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Viện sẽ

9
chịu trách nhiệm lựa chọn những người đoạt giải Nobel Kinh tế trong số các ứng cử
viên. Trong kinh tế học có thể mất nhiều năm để một lý thuyết kinh tế được công nhận
là có hiệu quả. Vì vậy, Ủy ban Nobel có xu hướng hạn chế công nhận những công trình
nghiên cứu mới, tiên tiến vẫn cần được xác nhận.

2.1.2. Quy trình lựa chọn người đạt giải


Tháng 9 của năm trước năm trao giải – Các mẫu đơn đề cử được gửi đi. Ủy ban Giải
thưởng Khoa học Kinh tế gửi các biểu mẫu bí mật tới khoảng 3.000 cá nhân – các giáo
sư được chọn tại các trường đại học trên khắp thế giới, những người đoạt giải khoa học
kinh tế và các thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, cùng với
những người khác.
Tháng 2 – Hạn chót nộp hồ sơ. Các mẫu đơn đã hoàn thành phải đến Ủy ban Giải
thưởng Khoa học Kinh tế chậm nhất là ngày 31 tháng 1. Ủy ban sàng lọc các đề cử và
lựa chọn các ứng cử viên sơ bộ. Khoảng 250-350 ứng viên được đề cử so với 3.000 biểu
mẫu được gửi vì có những ứng viên được nhiều người cùng đề cử.
Tháng 3 đến tháng 5 – Tham vấn với các chuyên gia. Ủy ban Giải thưởng Khoa học
Kinh tế gửi tên của các ứng viên sơ bộ đến các chuyên gia được chỉ định đặc biệt để họ
đánh giá công việc của ứng viên.
Tháng 6 đến tháng 8 – Viết báo cáo. Ủy ban Giải thưởng Khoa học Kinh tế tổng
hợp báo cáo cùng với các khuyến nghị để gửi tới Viện Hàn lâm. Báo cáo được ký bởi
tất cả các thành viên của Ủy ban.
Tháng 9 – Ủy ban đưa ra khuyến nghị. Ủy ban Giải thưởng Khoa học Kinh tế gửi
báo cáo kèm theo khuyến nghị về các ứng cử viên cuối cùng cho các thành viên của
Viện. Báo cáo được thảo luận tại hai cuộc họp của Ban Khoa học Kinh tế của Học viện.
Tháng 10 – Những người đoạt giải khoa học kinh tế được chọn . Đầu tháng 10, Viện
Hàn lâm Khoa học lựa chọn những người đoạt giải khoa học kinh tế thông qua bỏ phiếu
đa số. Quyết định này là cuối cùng và không có kháng cáo. Sau đó, tên của những người
đoạt giải khoa học kinh tế sẽ được công bố.
Tháng 12 – Ban tổ chức tiến hành trao giải cho người thắng cuộc. Lễ trao giải Nobel
diễn ra vào ngày 10 tháng 12 tại Stockholm.
(Theo nobelprize.org/nomination/economic-sciences/)

2.2. QUY ĐỊNH TRAO GIẢI & GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG
Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người. Chủ nhân của giải Nobel sẽ
được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt. Số tiền phụ
thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel. Mới đây nhất, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm

10
2023 là bà Claudia Goldin đã nhận khoản tiền thưởng 11 triệu crown Thụy Điển (tương
đương 986.000 USD), tăng một triệu crown Thụy Điển so với năm ngoái.

Hình 2.1: Mặt trước và mặt sau của huy chương Nobel Kinh tế

(Nguồn: The Nobel Prize, 2023)

Giải thưởng được giữ lại của năm trước và của năm hiện tại có thể được trao trong
một năm. Trong thời gian đó, nếu giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số
tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Nhưng người đoạt giải vẫn được đưa vào danh sách
người đoạt giải Nobel Kinh tế với ghi chú “đã từ chối giải thưởng”.
Một quy chế được bổ sung năm 1974 dành cho những trường hợp đã qua đời giải
thích rằng: “Tác phẩm do một người đã qua đời tạo ra sẽ không được xem xét trao giải
thưởng. Tuy nhiên, nếu người đoạt giải chết trước khi nhận được giải thì giải thưởng có
thể được trao.” Nó làm sáng tỏ lý do tại sao một số nhà kinh tế học nổi tiếng như John
Maynard Keynes, Adam Smith,... không thể nhận giải Nobel Kinh tế.

2.3. CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐOẠT GIẢI NOBEL KINH TẾ


2.3.1. Thống kê các nhà Nobel Kinh tế theo quốc gia
Từ năm 1969 đến nay đã có 93 người đoạt giải Nobel Kinh tế qua 55 mùa giải.
Trong đó chỉ có 3 nhà kinh tế đoạt giải Nobel là nữ giới. Mỹ là quốc gia có nhiều người
đoạt giải Nobel Kinh tế nhất, tiếp đến là Anh.
Tính đến nay, có 9 lần giải Nobel được trao cho 3 nhà khoa học và 20 lần giải
Nobel được trao cho 2 nhà khoa học. Thông thường đó là những công trình có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, có khi là 2 công trình nghiên cứu độc lập với nhau nhưng cùng về
một lĩnh vực. Trong kinh tế thường là công trình cá nhân, ít khi là công trình nghiên cứu
11
tập thể và nếu phân biệt theo tiêu chí kinh tế vĩ mô kinh tế vi mô thì hầu hết số công
trình đoạt giải là những công trình vĩ mô.

Hình 2.2: Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế theo quốc gia
(Đơn vị tính: người)

(Nguồn:Wikipedia
List of Nobel Memorial Prize laureates in Economic Sciences, 2023)

2.3.2. Điều gì khiến Mỹ nhận được nhiều giải Nobel Kinh tế nhất?
Thông qua bảng thống kê trên có thể thấy khoảng 60% các nhà khoa học đoạt giải
Nobel Kinh tế đến từ Mỹ. Trong suốt 7 mùa giải kể từ năm 2017 đến nay các nhà khoa
học đạt giải tuy có những người không sinh ra và lớn lên tại Mỹ, nhưng đều học tập,
nghiên cứu và làm việc tại Mỹ. Việc Mỹ thống trị giải Nobel gắn liền với trình độ cao
của giới học thuật cùng với khả năng chiêu dụng nhân tài của Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu cơ bản. Theo David
Baltimore, người đồng đoạt giải Nobel Y học năm 1975: “Nghiên cứu cơ bản được định
nghĩa là nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao lý thuyết khoa học hoặc hiểu biết về các
đề tài, là trọng tâm của những chiến thắng của nước Mỹ”. Là đất nước có nền kinh tế số
một thế giới, từ giữa thế kỷ XX, Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho hoạt động
nghiên cứu cơ bản và thành lập Quỹ Khoa học Quốc gia vào năm 1950. Các nhà kinh tế
được tự do học thuật, không bắt buộc phải đưa ra những sản phẩm ứng dụng ngay lập
tức. Vì thế họ có đủ điều kiện về tài chính và môi trường để nghiên cứu dự án trong một
thời gian dài.
Nền kinh tế hùng mạnh, khoa học kỹ thuật hiện đại bậc nhất. Chính sách khích lệ
nhà nghiên cứu trẻ và người di cư. Những điều đó đã giúp Mỹ thu hút được nhiều nhân
12
tài trên khắp thế giới đến sinh sống, học tập và làm việc. Tạp chí Forbes nhận định việc
Mỹ thống trị giải Nobel cũng là nhờ việc Mỹ dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, thông
qua sự hỗ trợ nhiệt tình của chính phủ, sự cởi mở trong chính sách thu hút nhân tài và
các biện pháp khuyến khích giáo dục, các trường đại học cũng như các quỹ sẵn sàng chi
tiền cho nghiên cứu dài hạn.

2.3.3. Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2023


Mùa giải Nobel năm 2023 đã kết thúc với chiến thắng giải Nobel Kinh tế thuộc về
nhà sử học kinh tế, giáo sư Claudia Goldin người Mỹ. Bà là người phụ nữ thứ 3 giành
được chiến thắng Nobel Kinh tế này vì “Những nỗ lực nâng cao hiểu biết cho thế giới
về tác động của phụ nữ với thị trường lao động”.
Giáo sư Claudia Goldin đã phát hiện ra những yếu tố chính dẫn đến sự chênh lệch
về giới tính trên thị trường lao động. Bà đã phải tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu
trong hơn 200 năm của Mỹ để đưa ra báo cáo toàn diện đầu tiên về thu nhập và quá trình
tham gia vào thị trường lao động của nữ giới trong nhiều thế kỷ qua. Nghiên cứu trên
đã thể hiện rõ được việc phụ nữ tham gia vào thị trường lao động so với nam giới thường
rất thấp và khi làm việc thì thu nhập của họ cũng thấp hơn so với nam giới. Bà đã chứng
minh cách thức và lý do dẫn tới sự thay đổi theo thời gian về thu nhập và việc làm của
nữ giới.

Claudia Goldin đã minh chứng sự tham gia vào thị trường lao động của nữ giới
không có xu hướng tăng trong suốt thời gian này mà thay đổi theo mô hình chữ U. Khi
xã hội nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp vào đầu thế kỷ XIX, sự tham gia
vào thị trường lao động của nữ giới đã giảm. Sau đó với sự phát triển của ngành dịch vụ
vào đầu thế kỷ XX sự tham gia của nữ giới cũng tăng lên. Bà Glodin đã giải thích việc
có mô hình này là từ kết quả của sự thay đổi cấu trúc và các chuẩn mực xã hội liên quan
đến trách nhiệm và sự hy sinh của phụ nữ đối với tổ ấm gia đình.

Hình 2.3: Hình ảnh Giáo sư Claudia Goldin

(Nguồn: Báo Hà Nội Mới, 2023)


13
Trong thế kỷ XX, trình độ học vấn của nữ giới tăng liên tục và học vấn của nữ giới
cao hơn cả nam giới ở những nước có thu nhập cao. Mặc dù trong quá trình hiện đại
hoá, kinh tế tăng trưởng, tỷ lệ phụ nữ có việc làm ngày càng gia tăng, nhưng khoảng
cách thu nhập giữa phụ nữ và nam giới hầu như không nhỏ đi trong một khoảng thời
gian dài. Goldin cho rằng nguyên nhân một phần là do các quyết định giáo dục có tác
động đến cơ hội nghề nghiệp suốt cả cuộc đời của họ, mà họ còn quá trẻ để đưa ra những
quyết định đó. Trong quá khứ, khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ chủ yếu do sự khác
biệt về giáo dục và nghề nghiệp, nhưng vào thời nay sự chênh lệch này xuất hiện ngay
cả khi họ đang cùng làm một lĩnh vực nghề nghiệp, điều đó xuất hiện chủ yếu khi họ bắt
đầu có con.
Claudia Goldin đã cho mọi người thấy được toàn diện thông tin về thu nhập và sự
tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ trong nhiều thế kỷ, cũng như nguyên nhân
của sự thay đổi và mức chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ. Nghiên cứu của bà Goldin
cũng cho thấy rằng dù có tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách thu nhập của hai giới
nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy sự bất bình đẳng thu nhập đó sẽ sớm kết thúc hoàn
toàn.

2.4. TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI NOBEL KINH TẾ


Trải qua 55 mùa giải, kinh tế học ngày càng phát triển một phần nhờ vào những
đóng góp của các nhà Nobel Kinh Tế. Giải Nobel Kinh tế suốt nhiều thập kỷ qua đã ghi
nhận, vinh danh biết bao nhiêu các nghiên cứu, lý thuyết nổi tiếng của các nhà kinh tế
học. Các công trình nghiên cứu kéo dài hàng chục năm với phạm vi kinh tế vĩ mô để
chứng minh cho các lý thuyết kinh tế học, các phương pháp,... Và cũng chính các nghiên
cứu đó đã có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội, mang lại rất nhiều lợi ích
cho thế giới ngày nay và cả tương lai.
Giải Nobel Kinh tế 2000 đã được trao cho hai nhà kinh tế người Mỹ James J.
Heckman và Daniel L. McFadden nghiên cứu trong lĩnh vực toán kinh tế vi mô. Hai nhà
kinh tế đã độc lập phát triển lý thuyết và các phương pháp tính được sử dụng rộng rãi
trong phân tích thống kê về hành vi của cá nhân, hộ gia đình.
Trong lĩnh vực kinh tế lượng, Nobel Kinh tế năm 1969 với nghiên cứu "Cho việc
phát triển và ứng dụng các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế" của hai nhà
kinh tế Ragnar Frisch và Jan Tinbergen. Năm 1980, nhà Kinh tế học Lawrence Klein đã
đoạt được giải thưởng qua “Việc đã phát triển các mô hình và phương pháp kinh tế cho
việc phân tích chu kỳ kinh tế và chính sách kinh tế”. Giải Nobel Kinh tế năm 1989 với
lý thuyết xác suất trong kinh tế lượng, phân tích về cấu trúc kinh tế mô phỏng, của giáo
sư Trygve Haavelmo.

14
Năm 2019, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba nhà kinh tế Abhijit Banerjee,
Esther Duflo và Michael Kremer nhờ các công trình nghiên cứu về tình trạng nghèo đói
trên thế giới. Họ đã đưa ra các phương pháp chia nhỏ vấn đề lớn ra thành các nhóm nhỏ
hơn để giải quyết dễ dàng hơn, chẳng hạn như các biện pháp can thiệp trong việc cải
thiện giáo dục hoặc sức khỏe cho trẻ em, thanh thiếu niên. Nhờ đó, hơn 5 triệu trẻ em
tại Ấn Độ đã được hưởng lợi từ các chương trình phụ đạo tại trường học, và nhiều quốc
gia đã đầu tư mạnh tay cho các chương trình chăm sóc sức khỏe dự phòng, theo thông
cáo từ Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển.
Giải Nobel Kinh tế 2020 vinh danh hai nhà kinh tế học Paul Milgrom và Robert
Wilson vì đã có những cống hiến về lý thuyết đấu giá và các hình thức đấu giá mới có
khả năng ứng dụng cao và mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Đó là Đấu giá đa phiên đồng
thời (Simultaneous Multiple Round Auction - SMRA). Và Việt Nam năm 2021 với một
số vấn đề bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất như việc công khai thông tin tổ chức
đấu giá, đăng ký đấu giá quyền sử dụng đất, chưa có đầu mối chung để tập trung xử
lý,.... Và theo bài báo của tạp chí công thương đã tìm hiểu, phân tích, đề xuất SMRA
với mục đích gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về xem xét và phân tích các quy
định trong đấu giá quyền sử dụng đất tại Việt Nam, đề xuất những thay đổi trong tương
lai.

Chương 3: NHẬN XÉT, ĐÓNG GÓP CHUNG VỀ GIẢI NOBEL KINH TẾ

3.1. THÀNH TỰU NOBEL KINH TẾ ĐEM LẠI


Qua những nội dung trên ta có thể thấy ảnh hưởng của giải Nobel Kinh tế đối với
nền kinh tế học là vô cùng to lớn. Giải thưởng này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế học theo những cách sau:
• Nâng cao nhận thức của con người về kinh tế học: Giải Nobel Kinh tế đã giúp phổ
biến kiến thức về kinh tế học đối với công chúng, giúp mọi người hiểu rõ hơn về
cách thức vận hành của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các bài phát biểu của những nhà
kinh tế đạt giải đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng như doanh nhân,
nghiên cứu, học giả, và các người dân. Từ đó mọi người cũng có thể tiếp cận nhiều
hơn đối với lĩnh vực kinh tế.
• Tôn vinh và khuyến khích những đóng góp xuất sắc của các nhà kinh tế: Giải Nobel
Kinh tế là một sự công nhận uy tín đối với những đóng góp của các nhà kinh tế. Điều
này đã góp phần thúc đẩy các nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu và đóng góp cho sự
phát triển của kinh tế học.Từ năm 1969, khi giải Nobel Kinh tế lần đầu tiên được
trao tặng, đã có hơn 90 cá nhân được vinh danh. Những cá nhân này đã có những
đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế học, bao gồm cả các lý thuyết kinh
tế mới, các nghiên cứu thực nghiệm và các ứng dụng kinh tế học trong thực tế.
15
• Khuyến khích sự hợp tác quốc tế: Các nhà kinh tế đoạt giải Nobel Kinh tế đến từ
nhiều quốc gia khác nhau, với những nền tảng và kinh nghiệm khác nhau. Sự hợp
tác giữa các nhà kinh tế này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế học trên toàn
thế giới.
• Ngoài ra nhờ vào các công trình lý thuyết nghiên cứu của các nhà kinh tế đã đoạt
giải Nobel Kinh tế mà chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề còn tồn đọng trong
nền kinh tế. Từ đó giúp nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung đưa ra những chính sách hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế thế giới. Có thể kể đến như lý thuyết Keynes kinh tế vĩ mô của John Maynard
Keynes hay lý thuyết về thông tin bất cân xứng của George Akerlof, Michael Spence
và Joseph Stiglitz.

3.2. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NOBEL KINH TẾ


Giải thưởng Nobel Kinh tế là một giải thưởng uy tín và danh giá nhất thế giới trong
lĩnh vực kinh tế học. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ giải thưởng nào khác, giải Nobel
Kinh tế cũng có những hạn chế nhất định. Từ đó, để nâng cao chất lượng của giải thưởng,
chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp sau:
- Mở rộng phạm vi xét duyệt: Giải Nobel Kinh tế chủ yếu tập trung vào các nghiên
cứu lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực kinh tế truyền thống. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế mới như kinh tế hành vi, kinh
tế học phát triển, kinh tế học môi trường, v.v. đã phát triển mạnh mẽ. Để đảm bảo
giải thưởng phản ánh được những đóng góp mới nhất của các nhà kinh tế, cần phải
mở rộng phạm vi xét duyệt đối với tất cả các nghiên cứu trong những lĩnh vực mới
này.
- Tăng cường tính minh bạch: Hiện nay, quá trình xét duyệt giải Nobel Kinh tế được
thực hiện một cách bí mật. Điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ về tính khách
quan của giải thưởng. Để tăng cường tính minh bạch, cần công khai danh sách các
ứng cử viên được đề cử và quá trình đánh giá của hội đồng xét duyệt.
- Đa dạng hóa thành phần hội đồng xét duyệt: Hội đồng xét duyệt giải Nobel Kinh tế
chủ yếu bao gồm các nhà kinh tế đến từ các nước phát triển. Điều này có thể khiến
cho giải thưởng bị thiên vị về phía các nền kinh tế này. Vì vậy, để giải thưởng phản
ánh được những đóng góp của các nhà kinh tế trên toàn thế giới, cần đa dạng hóa
thành phần hội đồng xét duyệt, bao gồm các nhà kinh tế đến từ các nền kinh tế khác
nhau, bao gồm cả các nền kinh tế đang phát triển.
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để thực hiện các đề xuất trên:
▪ Về việc mở rộng phạm vi xét duyệt: Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
có thể thành lập một ủy ban tư vấn để đưa ra khuyến nghị về việc mở rộng phạm vi

16
xét duyệt. Ủy ban này có thể bao gồm các nhà kinh tế từ các lĩnh vực khác nhau, bao
gồm cả các lĩnh vực mới như kinh tế hành vi, kinh tế học phát triển, kinh tế học môi
trường, v.v.
▪ Về việc tăng cường tính minh bạch: Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển
có thể công bố danh sách các ứng cử viên được đề cử và quá trình đánh giá của hội
đồng xét duyệt trên trang web của mình. Thông tin này có thể được công bố sau khi
giải thưởng được trao.
▪ Về việc đa dạng hóa thành phần hội đồng xét duyệt: Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng
gia Thụy Điển có thể khuyến khích các nhà kinh tế đến từ các nền kinh tế khác nhau,
bao gồm cả các nền kinh tế đang phát triển, nộp đơn ứng cử vào hội đồng xét duyệt.
Viện cũng có thể thành lập các chương trình trao học bổng hoặc hỗ trợ tài chính cho
các nhà kinh tế trẻ đến từ các nền kinh tế đang phát triển tham gia nghiên cứu kinh
tế.
▪ Việc triển khai các giải pháp trên sẽ giúp nâng cao chất lượng của giải thưởng Nobel
Kinh tế, đảm bảo giải thưởng phản ánh được những đóng góp mới nhất của các nhà
kinh tế trên toàn thế giới.

3.3. ỨNG DỤNG CỦA NOBEL KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
3.3.1. Nobel Kinh tế 2018 (William Nordhaus - Paul Romer) - “Khí hậu và thuyết tăng
trưởng nội sinh”: giúp chúng ta giải quyết một số vấn đề cơ bản và cấp thiết nhất trong
thời đại hiện nay, thấu hiểu về nguyên nhân và hệ quả của sự đổi mới công nghệ và
những thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu. Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu
gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Các nhà kinh tế học
này đã giúp chúng ta tìm ra cách để đạt tăng trưởng kinh tế toàn cầu bền vững và kéo
theo đó là hàng loạt nghiên cứu mới về các quy định và chính sách nhằm khuyến khích
những ý tưởng mới và thịnh vượng dài hạn. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra những
hệ quả của việc tác động đến chính sách khí hậu như: thuế khí thải carbon.

3.3.2. Nobel Kinh tế 2022 (Ben Bernanke - Douglas Diamond - Philip Dybvig) -
"Nghiên cứu về các ngân hàng và khủng hoảng tài chính": tạo ra nền tảng lý thuyết ngân
hàng, hiểu được vai trò của ngân hàng với hoạt động của nền kinh tế hiện nay, các biện
pháp giúp đối phó với khủng hoảng kinh tế 2008 và cú sốc đại dịch COVID-19 là 2 cuộc
khủng hoảng tài chính gần nhất nhưng không ai dám chắc đó sẽ là lần khủng hoảng cuối
cùng. Công trình nghiên cứu trên đã giải đáp thắc mắc là tại sao việc các ngân hàng bị
phá sản lại có ý nghĩa sống còn. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ sự ra đời của các ngân
hàng, cách giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và lý do các ngân hàng sụp đổ lại làm cho
các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Các phân tích này có ý nghĩa thực tế to
17
lớn trong việc điều tiết thị trường tài chính và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài
chính. Tính tới nay, những chính sách đã tìm được chỗ dựa vững chắc từ các nghiên cứu
của họ gồm chính sách cho vay cuối cùng; bảo hiểm tiền gửi; và kiểm soát khủng hoảng
bằng mọi cách. Vì vậy, cho tới nay đã có tới 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thiết lập hệ
thống bảo hiểm tiền gửi quốc gia với các mức độ bảo hiểm khác nhau.

3.4. VIỆT NAM CÓ THỂ ỨNG DỤNG GÌ TỪ GIẢI NOBEL KINH TẾ?
3.4.1. Nobel kinh tế 2016 (Oliver Hart - Bengt Holmström) - “ Lý thuyết hợp đồng”:
Từ thực tiễn của Việt Nam, giờ đây các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có
thêm được các công cụ để vận dụng và phân tích các nguyên lý phân bổ quyền kiểm
soát nguồn lực kinh tế và quyền lực chính trị, cách phân chia quyền tài sản: quyền sử
dụng đất, thiết lập quyền quyết định của các bên liên quan các hợp đồng cung cấp dịch
vụ công, quản lý doanh nghiệp nhà nước và xã hội hóa các tài nguyên chung... Tất cả
những vấn đề này đều mang tính thời sự ở Việt Nam. Một ý nghĩa khác của lý thuyết
hợp đồng được ứng dụng trong quản trị kinh doanh, chẳng hạn như các nhà quản trị
(CEO) phải thiết lập các quan hệ hợp đồng với nhiều bên liên quan như người lao động,
nhà cung cấp, khách hàng. Ngay cả bản thân CEO cũng phải thiết lập một hợp đồng điều
hành doanh nghiệp với các cổ đông công ty. Câu hỏi là làm cách nào để có thể thiết kế
được một hợp đồng trả lương cho các CEO, để họ hành xử dựa trên lợi ích của cổ đông
thay vì lợi ích cá nhân trong điều kiện bất cân xứng thông tin làm nảy sinh vấn đề ủy
quyền - thừa hành? Lý thuyết hợp đồng đã đưa ra một số nguyên tắc để giải quyết tình
huống này, chẳng hạn, tức là nên có cơ chế khuyến khích trả lương nhiều hơn cho những
CEO ở cuối nhiệm kỳ của họ. Các nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa đối với cổ đông
tư nhân mà còn đối với cổ đông nhà nước như ở Việt Nam. Yếu kém của các doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam có một phần nguyên nhân quan trọng là “cổ đông” nhà
nước đã không thiết kế được một cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các nhà quản lý
doanh nghiệp.

3.4.2. Nobel kinh tế 2020 (Paul Robert Milgrom và Robert Winson) - “Lý thuyết đấu
giá”: Ở Việt Nam, cho đến nay, đấu giá mới chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp với
hình thức đơn giản, mà phổ biến nhất là đấu giá quyền sử dụng đất (chiếm hơn 90%
tổng số các cuộc đấu giá tại Việt Nam). Lý thuyết đấu giá cho thấy nếu thiết kế đấu giá
phù hợp hoặc thực hiện đấu giá đa phiên đồng thời thì cả người mua bán, các doanh
nghiệp tham gia đấu giá đều có thể quan sát được và hưởng một mức giá phù hợp nhất.
Ở Việt Nam còn một số vấn đề bất cập trong việc đấu giá quyền sử dụng đất và một số
ý nghĩa rút ra từ lý thuyết này là: (i) Thông tin đầy đủ và minh bạch đóng vai trò quan
trọng trong đấu giá; (ii) Hình thức đấu giá phù hợp, bao gồm, xác định thời điểm đấu

18
giá, xác định cách thức trả giá, xác định giá khởi điểm là rất cần thiết; (iii) Cuộc đấu giá
tốt tạo tối ưu hóa phúc lợi cho các chủ thể tham gia. Từ những ý tưởng này, yêu cầu cần
thiết là phải xây dựng được hình thức đấu giá phù hợp có thể tạo cơ chế chia sẻ thông
tin và cơ chế chia sẻ lợi ích, nhằm đạt phúc lợi tối ưu cho các chủ thể trong công tác đấu
giá. Đây là bài học gợi ý cho việc thay đổi chính sách về đấu giá tại Việt Nam nhằm tạo
sự minh bạch và tối ưu các lợi ích. Một số quy định cần xem xét có thể là thời điểm đấu
giá, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, hình thức, phương thức đấu giá, xác định giá
khởi điểm. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cổng thông tin điện
tử và đấu giá trực tuyến cũng cần được quan tâm và hỗ trợ.

3.4.3. Nobel kinh tế 2019 (Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer) - “Nỗ
lực xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu”: Nghiên cứu của bộ ba nhà khoa học tập trung
vào việc tìm hiểu “nguồn gốc sâu xa và mối quan hệ của nghèo đói”. Ở Việt Nam, đói,
nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết, luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta
hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Ứng dụng từ các nghiên cứu trên, Việt Nam đã và đang
đề ra những biện pháp để xoá đói giảm nghèo: xây dựng các lớp học tình thương, các
ngôi nhà tình thương từ ngân sách nhà nước, sửa chữa lại nhà cửa cho người nghèo,
khuyến khích trẻ em đến trường. Xây dựng hệ thống bệnh viện, trạm y tế và dịch vụ y
tế thông suốt từ trung ương đến địa phương để người dân dễ dàng khám sức khỏe, hầu
hết người dân đều có bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp. Tích cực
nâng cao dân trí, ý thức, tăng cường dạy nghề cho người dân.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:


1. An An (2023), Lịch sử giải Nobel danh giá toàn cầu: Quy trình và giá trị giải thưởng,
<https://www.vietnamplus.vn/lich-su-giai-nobel-danh-gia-toan-cau-quy-trinh-va-
gia-tri-giai-thuong-post899776.vnp >, [28/11/2023].
2. An Khang (2023), Giá trị giải Nobel năm 2023 tăng mạnh so với năm trước,
<https://vnexpress.net/gia-tri-giai-nobel-nam-2023-tang-manh-so-voi-nam-truoc-
4659933.html>, [28/11/2023].
3. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021), Biến đổi khí hậu và tác động của biến
đổi khí hậu, < https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-
doi-khi-hau-va-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-594203.html>, [27/11/2023].
4. CTV Mai Trang (2021), Lý giải nguyên nhân Mỹ “ẵm” nhiều giải Nobel nhất thế
giới, <https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-giai-nguyen-nhan-my-am-nhieu-giai-
nobel-nhat-the-gioi-897350.vov>, [28/11/2023].
5. Cù Huy Điển (2023), Những hoạt động thiết thực giúp dân xóa đói, giảm nghèo và
các vấn đề cần quan tâm hiện nay, <https://vuban.namdinh.gov.vn/truyen-thong-
ve-giam-ngheo/nhung-hoat-dong-thiet-thuc-giup-dan-xoa-doi-giam-ngheo-va-cac-
van-de-can-quan-tam-hien-nay-295358>, [27/11/2023].
6. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2016), Việt Nam học được gì từ Nobel Kinh tế năm nay?,
<https://tuoitre.vn/viet-nam-hoc-duoc-gi-tu-nobel-kinh-te-nam-nay-
1186117.htm?gidzl=CU8Z47oao6un_o4KTRl8R3NzA11lwyGv8gnv46xXbJjxh7H
2FEkREdhu9H4yjSWwUVGZ5JLqTTXDTgNBP0>, [28/11/2023].
7. H.Hà (2023), Giải Nobel Kinh tế 2023: Vai trò của nữ giới trong thị trường lao
động, <https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/giai-nobel-kinh-te-2023-vai-tro-cua-
nu-gioi-trong-thi-truong-lao-dong-649349.html>, [28/11/2023].
8. Hà Thu (2016), Nghiên cứu về hợp đồng giành Nobel kinh tế 2016,
<https://vnexpress.net/nghien-cuu-ve-hop-dong-gianh-nobel-kinh-te-2016-
3481407.html>, [28/11/2023].
9. Hà Thu (2017), Vì sao người Mỹ thống trị Nobel kinh tế?,
<https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-my-thong-tri-nobel-kinh-te-3653501.html>,
[28/11/2023].
10. Hanguyen (2021), Sau 120 năm, giải Nobel lấy tiền từ đâu để trao thưởng triệu đô
mỗi năm?, <https://vi.money/sau-120-nam-giai-nobel-con-lai-bao-nhieu-tien-
22093/ >, [27/11/2023].
11. Khánh Ly (2018), Nobel kinh tế 2018: Tiệm cận giải pháp cho tăng trưởng bền vững,
<https://www.vietnamplus.vn/nobel-kinh-te-2018-tiem-can-giai-phap-cho-tang-
truong-ben-vung-post529874.vnp>, [27/11/2023].
12. Nguyễn Đình Trung (2022), Nghiên cứu về hoạt động ngân hàng và khủng hoảng
tài chính được vinh danh tại Nobel Kinh tế 2022,
<https://thitruongtaichinhtiente.vn/nghien-cuu-ve-hoat-dong-ngan-hang-va-khung-
hoang-tai-chinh-duoc-vinh-danh-tai-nobel-kinh-te-2022-42725.html>,
[27/11/2023].
13. Phạm Ngọc Hương Quỳnh (2021), Giải Nobel Kinh tế năm 2020 và khả năng vận
dụng vào đấu giá quyền sử dụng đất tại Việt Nam,
<https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/giai-nobel-kinh-te-nam-2020-va-kha-
nang-van-dung-vao-dau-gia-quyen-su-dung-dat-tai-viet-nam-83548.htm>,
[29/11/2023].
14. Thanh Hà (2020), Tính ứng dụng to lớn từ nghiên cứu đoạt giải Nobel Kinh tế 2020,
<https://laodong.vn/the-gioi/tinh-ung-dung-to-lon-tu-nghien-cuu-doat-giai-nobel-
kinh-te-2020-844556.ldo?gidzl=vb4s7xCGZYBcJ3GRkW-
E8ED4DnoXLOXsz1Lc7A1VsNIj5MjEybNNTQn1EXto2uHrhqqy6JLiSeiEkH6D
A0>, [27/11/2023].
15. Thanh Hương (2023), Nobel Kinh tế: Động lực dẫn đến lệch giới trong thị trường
lao động, <https://www.vietnamplus.vn/nobel-kinh-te-dong-luc-dan-den-lech-gioi-
trong-thi-truong-lao-dong-post901142.vnp>, [29/11/2023].
16. Thu Hằng (2019), Giải Nobel về Kinh tế (Nobel Memorial Prize in Economic
Sciences) là gì? Sự ra đời của giải thưởng, <https://vietnambiz.vn/giai-nobel-ve-
kinh-te-nobel-memorial-prize-in-economic-sciences-la-gi-su-ra-doi-cua-giai-
thuong-20191007174658814.htm>, [28/11/2023].
17. Trần Phương (2019), Nobel kinh tế 2019: vinh danh 3 nhà khoa học chống đói nghèo,
<https://tuoitre.vn/nobel-kinh-te-2019-vinh-danh-ba-nha-khoa-hoc-chong-doi-
ngheo-20191014165812399.htm>, [29/11/2023].
18. TS Nguyễn Xuân Hải – TS Bùi Mỹ Linh (2022), Giải Nobel Kinh tế 2022 – Ngân
hàng và khủng hoảng tài chính, <https://vneconomy.vn/giai-nobel-kinh-te-2022-
ngan-hang-va-khung-hoang-tai-chinh.htm>, [27/11/2023].
19. TS Phạm Sỹ Thành (2022), Các bài học từ giải Nobel Kinh tế, <
https://dantri.com.vn/tam-diem/cac-bai-hoc-tu-giai-nobel-kinh-te-
20221018130048778.htm>, [27/11/2023].
20. Vietnam The Netherlands Programme – VNP (2019), Nobel Kinh tế 2019 vinh danh
3 nhà khoa học giúp 'xóa đói giảm nghèo', <https://vi.vnp.edu.vn/ban-tin/nobel-
kinh-te-2019-vinh-danh-3-nha-khoa-hoc-giup-xoa-doi-giam-ngheo/>,
[28/11/2023].
21. VinaBase (2014), Giải Nobel Kinh tế, <http://vinabase.com/T%C3%A0i-
li%E1%BB%87u/Gi%E1%BA%A3i-Nobel-kinh-t%E1%BA%BF>, [26/11/2023].

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:


22. Daniel Liberto (2022), Nobel Memorial Prize in Economics: What It is,
Methodology, FAQs, <https://www.investopedia.com/terms/n/nobel-memorial-
prize-in-economic-sciences.asp>, [28/11/2023].
23. The Editors of Encyclopaedia Britannica (2023), Nobel Prize,
<https://www.britannica.com/topic/Nobel-Prize/The-prizes>, [27/11/2023].
24. The Royal Swedish Academy of Sciences (2023), Press release 2023,
<https://www.nobelprize.org/prizes/economic-sciences/2023/press-release/>,
[29/11/2023].
25. The Royal Swedish Academy of Sciences (2023a), The Nobel Foundation annual
review 2022, <http://www.nobelprize.org/>, [26/11/2023].
26. The Royal Swedish Academy of Sciences (2023b), The Nobel Foundation annual
report 2022, <http://www.nobelprize.org/>, [26/11/2023].
27. The Royal Swedish Academy of Sciences (2023c), Facts on the prize in economic
sciences, < https://www.nobelprize.org/prizes/facts/facts-on-the-prize-in-
economic-sciences/>, [26/11/2023].
28. Wikipedia (2023), List of Nobel Memorial Prize laureates in Economic
Sciences,<https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Nobel_Memorial_Prize_laureates_
in_Economic_Sciences#List_of_Economic_Nobel_laureates_by_country>,
[27/11/2023].

You might also like