You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA DU LỊCH

Đề án :
NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC Ô NHIỂM RÁC THẢI MÔI TRƯỜNG
BIỂN Ở VIỆT NAM.

GVHD: Th.S Võ Khắc Hoàng


Lớp: AH22B
Nhóm thực hiện: 4H
Thành viên : Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân (Nhóm trưởng)
Nguyễn Trần Khánh Viên
Trần Thị Thảo Trâm
Đặng Thúy Hường
Đỗ Thị Mỹ Lệ
Nguyễn Kiều Nguyệt My
Lê Thị Ý Vi
Nguyễn Ngọc Uyên Phương
Lê Thanh Dũng
Nguyễn Đức Huấn
Nguyễn Gia Huy

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 11 năm 2023


Họ và tên Công việc Thái độ Đánh
giá
Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân Phân công công việc, Tham gia tích Tốt
(Nhóm trưởng) tìm nội dung, làm mẫu cực
form khảo sát
Nguyễn Trần Khánh Viên Làm mẫu form khảo sát, Tham gia tích Tốt
tìm nội dung, chỉnh cực
word
Nguyễn Ngọc Uyên Phương Tổng hợp form khảo Tham gia tích Tốt
sát, tìm nội dung, chỉnh cực
word
Đặng Thúy Hường Lên ý tưởng, nội dung, Tham gia tích Tốt
tổng hợp form khảo sát, cực
chỉnh word
Nguyễn Kiều Nguyệt My Vẽ sơ đồ tư duy, tìm nội Tham gia tích Tốt
dung, làm powerpoint cực
Lê Thị Ý Vi Vẽ sơ đồ tư duy, tìm nội Tham gia tích Tốt
dung, làm powerpoint cực
Trần Thị Thảo Trâm Lên ý tưởng slide, tìm Tham gia tích Tốt
nội dung, chỉnh sửa cực
powerpoint
Đỗ Thị Mỹ Lệ Lên ý tưởng slide, tìm Tham gia tích Tốt
nội dung, chỉnh sửa cực
powerpoint
Nguyễn Gia Huy Lên banner, tìm nội Tham gia tích Tốt
dung, tổng hợp nội dung cực
Nguyễn Đức Huấn Lên banner, tìm nội Tham gia tích Tốt
dung, tổng hợp nội dung cực
Lê Thanh Dũng Lên banner, tìm nội Tham gia tích Tốt
dung, tổng hợp nội dung cực
PHẦN 1: NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1.1 Thấu cảm (dùng phương pháp khảo sát qua google form)
Từ việc khảo sát thông qua google form chúng tôi đồng cảm với hệ sinh thái
môi trường. (Tại sao chúng ta cần có phải có giải pháp để bảo vệ môi trường
biển khỏi ô nhiễm rác thải trong tình hình mới?)
- Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu
đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất
thải nhựa được đổ ra đại dương.
- Lạm dụng và sử dụng sản phẩm nhựa quá nhiều, nhất là túi nilon khó
phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần. Chúng đã và đang để lại những
hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường
 Hiểu được vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm rác thải, đặc biệt là ô nhiễm rác
thải ở môi trường biển đang là vấn đề thật sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây
thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái ở nước ta.
1.2 Xác định vấn đề :

Nhận xét: Đối tượng mà nhóm chúng em khảo sát tập trung chủ yếu từ 17 -25
tuổi để có được cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về vấn đề.
Nhận xét: Đa số các đối tượng tham gia khảo sát đều thường xuyên sử dụng các
sản phẩm nhựa, bao bì ni-lông chiếm 74%.

Nhận xét: Đa số đối tượng khảo sát đều sử dụng các sản phẩm đó từ 2-3 lần/ngày
chiếm 71,2% một con số khá lớn. Bên cạnh đó tần suất sử dụng trên 10 lần cũng
chiếm tỉ lệ 17,8% và 11% là trên 10 lần/ngày.

Nhận xét : Mục đích chủ yếu của việc sử dụng các của các đối tượng khảo sát là
để đựng đồ đạc, đồ ăn, thực phẩm,...
Nhận xét: Đa số các đối tượng khảo sát đều biết những nguy hại khi những sản
phẩm như túi ni-lông, rác thải nhựa khi thải ra môi trường sẽ nguy hại đến hệ
sinh thái 93,2%

Nhận xét: Nếu có các sản phẩm thân thiện với môi trường phần lớn các đối tượng
khảo sát đều sẽ tin tưởng và lựa chọn sử dụng chiếm 95,9%
Nhận xét: Các đối tượng khảo sát đa số sẽ tái chế các sản phẩm đã sử dụng như
chai lọ nhựa, túi ni-lông chiếm 63%, nhưng vẫn còn đến 37% là các đối tượng
khảo sát chưa tái chế các sản phẩm đó.

Nhận xét: 68,5% là số lượng mà đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động
tình nguyện về bảo vệ môi trường biển. 31,5% là con số mà các đối tượng chưa
hoặc không tham gia các hoạt động.
Sử dụng phương pháp 5W1H:
What (Cái gì): Vấn đề chính hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta đang bị đe dọa
nghiêm trọng ở mức báo động đỏ. Hệ sinh thái tự nhiên ngày càng bị chia cắt và
thu hẹp, mất cân bằng sinh thái, chức năng phòng hộ giảm, mất nguồn cung cấp
nước ngầm, nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật đang dần bị mất. Số loài
và số cá thể loài hoang dã đang giảm mạnh. Vùng biển Việt Nam có khoảng 100
loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam.
Why (Tại sao ):
+ Con người đang quá lạm dụng các bao bì ni-lông, chai nhựa,...Các công dân
vẫn chưa ý thức và thực hiện bảo vệ môi trường biển khỏi rác thải.
+ Đây là một vấn đề cấp bách và khá quan trọng về môi trường biển của nước ta
hiện nay bởi tài nguyên đang bị suy giảm, nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một
số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy); các loài cá quý (cá thu….) có
kích thước ngày càng nhỏ.
Who (Ai):
+) Người gây ra vấn đề này: Do con người tác động
+) Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi những tác động đó là có 2 đối tượng: Các sinh
vật biển và thậm chí là con người.
When (khi nào): Những năm gần đây đã gia tăng nhanh chóng
Where(ở đâu): Ở các các vùng biển Việt Nam và tầm ảnh hưởng của chúng rộng
How(như thế nào): Vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng đến sự bình yên của biển
cả. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải
tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra đại dương; du khách xả rác bừa bãi
trên các bãi tắm; rác thải chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp; các tổ chức, cá
nhân kinh doanh tại các khu du lịch biển lơ là trong công tác vệ sinh môi
trường… Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác khổng lồ.
Xác định và đặt vấn đề :
Theo công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước Việt Nam
ngày nay không chỉ có phần lục địa “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng
trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích
đất liền; có tới 11.000 loài sinh vật cư trú, được công nhận là một trong mười
trung tâm ĐDSH biển và là một trong 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới.
Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác nhau như đồi mồi,
rắn, chim biển, thú biển. Tuy nhiên, tình trạng Ô nhiễm môi trường biển cũng rất
đáng lo ngại. Theo thống kê, từ năm 1992 đến nay xảy ra 130 vụ tràn dầu trên
biển , sông Việt Nam gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường; có hơn 10 con
sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như: Sông Cầu, sông Đáy, sông Thị
Vải…Những loại rác không phân hủy được thì trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy
biển, rác phân hủy được thì hòa tan và lan truyền trong nước biển. Ngoài ra, các
công trình du lịch ngày càng nhiều, lại thiếu quy hoạch tổng thể, khoa học, thiếu
hệ thống xử lý nước thải, chất thải đổ ra biển; ô nhiễm từ việc nuôi trồng thủy
sản tràn lan của người dân, nạn khai thác titan ồ ạt làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường biển. Và đặc biệt là trong vai trò của các sinh viên, chúng ta cần có khả
năng, hành động để tuyên truyền về tác động của ô nhiễm biển ảnh hưởng đến
cuộc sống và sự phát triển KT-XH của đất nước đến các cơ quan nhà nước, đoàn
thể quần chúng, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật về BVMT biển, đảo; nâng cao nhận thức về an ninh môi trường và
trách nhiệm bảo đảm an ninh môi trường, để từ đó có thể phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững của đất nước trong tình hình mới.
PHẦN 2: XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN (Nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường biển.)
2.1.Nguyên nhân tự nhiên
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đó là nguyên nhân sự
biến đổi của các hiện tượng tự nhiên
- Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng là một nguyên nhân
tự nhiên gây hiện tượng chết hàng loạt các loài sinh vật biến, làm cho nguồn
nước biển bị biến đổi tính chất, làm thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
- Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường biển. Nguyên nhân là do núi bị sạt lở làm cho lượng đất đá bị đẩy trôi
xuống dốc đổ ra sông, ra biển.
- Do sự phun trào của núi lửa tạo ra các khí metan, clo, lưu huỳnh,… bị đẩy ra
ngoài khi ở sâu trong các tầng nham thạch nên Khiến không khí trở nên ô nhiễm
sau đó làm các bụi khí này sẽ bốc lên cao và theo hơi nước tích tụ lại , nước mưa
rơi xuống gây ô nhiễm.
- Do triều cường nước dâng cao nên gây ô nhiễm các dòng sông, những nước
sông ô nhiễm đổ ra biển nên môi trường biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
- Do các chất hòa tan có nhiều chất muối khoáng chứa nồng độ quá cao, trong đó
thậm chí có chứa những chất gây ung thư cao như Asen, kim loại nặng…

Sự phun trào nham thạch dưới lòng biển gây ô nhiễm


2.2. Nguyên nhân do con người
Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện
tượng ô nhiễm môi trường biển.
2.2.1. Hoạt động đánh bắt thủy sản
- Trong hoạt động đánh bắt thủy sản, con người đã sử dụng chất nổ, dùng điện,
chất độc để đánh bắt thủy hải sản. Việc khai thác này rất khó có thể mà kiểm soát
được, hiện nay vẫn còn sử dụng các phương pháp này tràn lan. Hậu quả nó rất
nghiêm trọng, khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Thậm chí xác thủy hải sản
còn sót lại trên biển sẽ bị phân hủy, đe dọa đến sự sống và tăng cao nguy cơ tuyệt
chủng ở các loài.
2.2.2. Hoạt động bảo tồn chưa tốt
Rừng ngập mặn ven biển, vùng nước lợ và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn
tốt do đó gây mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển, nghiêm trọng hơn đó là làm
mất đi môi trường sống của một số loài.
2.2.3. Sự gia tăng rác thải ngày càng lớn
Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá
và đô thị hóa ngày càng cao, công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên
còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng
về thành phần và khối lượng, kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu
và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao,
tác động xấu đến chất lượng môi trường.
Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường
0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số
đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến
90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là
được tái chế.
Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm
(chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Chỉ có khoảng
11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu
là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.
Hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp,
hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm, trong
khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn. Phần lớn chất thải
rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh
gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân.
Ngoài ra, hoạt động kinh tế cùng góp phần mạnh mẽ trong việc gây ô nhiễm môi
trường biển như: vứt rác thải bừa bãi, tại các bãi biển nó đã cuốn xuống biển gây
ảnh hưởng, đe dọa sự sống cho các sinh vật biển.
Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá
và đô thị hóa ngày càng cao, công tác quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên
còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm, chất thải ngày càng tăng
về thành phần và khối lượng, kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu
và không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao,
tác động xấu đến chất lượng môi trường.
Theo ước tính, hàng năm có khoảng 50 triệu tấn các chất thải gồm: đất, cát, rác
thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ các chất thải rắn được đổ ra biển. Trong
những chất thải này sẽ có một số chất thải loại sẽ lắng tại vùng biển ven bờ, số
còn lại sẽ bị phân hủy và lan truyền trong khối nước biển, gây ô nhiễm môi
trường biển rất nghiêm trọng.
2.2.4. Khai thác dầu khoáng
Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng mà con người gây ra cho môi
trường biển đó là khai thác dầu, đặc biệt là những sự cố tràn dầu. Những sự cố
tràn dầu đã gây ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng nó ảnh hưởng trực tiếp
đến hệ sinh thái thái biển, thảm cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn
san hô, làm giảm khả năng sức chống đỡ và khả năng tự khôi phục của hệ sinh
thái. Nếu hàm lượng dầu trong nước tăng cao, thì lớp dầu này sẽ gây cản trở sự
trao đổi giữ oxy trong không khí và nước biển, đây là một nguyên nhân gây cho
các sinh vật biển bị chết hàng loại.
Dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ sinh thái, thậm chí
nghiêm trọng hơn là suy vong hệ sinh thái biển. Bởi vì trong thành phần của dầu
có chứa nhiều chất khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật
ngay lập tức, nặng hơn nó còn có thể gây chết cả quần thể. Nếu dầu thấm vào
vùng cát, bùn ở ven biển có thể gây ra ảnh hưởng trong một thời gian rất dài.
Ngoài hiện tượng tràn lan trên biển, dầu cũng có thể trôi dạt vào bờ, bám vào đất,
kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du
lịch. Bên cạnh đó nó còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, làm
hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường biển. Ngoài ra,
khói hoặc xăng dầu từ các tàu thuyền trên biển cũng là nguyên nhân khiến nước
biển ngày càng bị ô nhiễm.
Ưu điểm:
Việt Nam chúng ta là quốc gia biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn,
chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có tiềm năng và
lợi thế rất lớn để phát triển các ngành kinh tế biển.
 Chúng ta có chiều dài bờ biển hơn 3.260km, với vùng đặc quyền kinh tế hơn
một triệu ki-lô-mét vuông và hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Đường bờ biển chạy
theo hướng bắc-nam, nằm kề các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế
giới; có những vũng, vịnh sâu kín gió, bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang
động tự nhiên đẹp....
 Nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, với khoảng 11 nghìn loài sinh vật
thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo, trong đó có 110 loài cá kinh tế, hơn
2.500 loài động vật thân mềm, 600 loài rong biển. Nhiều bể trầm tích có triển
vọng dầu khí đã xác định được với tổng trữ lượng khá lớn cùng với nhiều loại
khoáng sản khác. Vùng biển Việt Nam còn là nơi có các nguồn năng lượng tái
tạo tiềm năng như thủy triều, sóng và gió.
Nhược điểm:
 Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine
debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm
dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm
rác thải nhựa.
 Với kinh tế xã hội phát triển hiện nay, thì tình trạng ngày càng có nhiều chất
thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Nhu cầu
nhận chìm vật, chất ra biển ngày càng tăng, trong khi chúng ta chỉ dự kiến đổ
trong vùng lãnh hải, gần bờ.
Một số đối tượng công dân hiện nay vẫn còn chưa ý thức, thờ ơ trước việc bảo
vệ môi trường biển và những nguy hại mà hệ sinh thái đang gặp phải.
PHẦN 3: ĐƯA RA GIẢI PHÁP
1.3 Tạo ý tưởng
Từ kết quả khảo sát nhóm đã biết được vấn đề và mức độ nghiêm trọng của vấn
đề mang lại, bằng phương pháp Brainstorming các thành viên đã đưa ra ý kiến
như sau:
Đặng Thúy Hường:
1/ Đề nghị chính quyền các địa phương, các cơ quan liên quan tăng cường kiểm
soát việc thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải, rác thải nhựa ven biển
và trên các đảo.
2/ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
trên biển, vùng biển ven bờ; đặc biệt là hoạt động nhấn chìm, xả nước thải vào
môi trường biển.
3/ Thanh niên là lực lượng tiềm năng trong bảo vệ môi trường vì thế mỗi sinh
viên cần nâng cao tầm hiểu biết của mình về môi trường biển, các vấn đề mà môi
trường biển, hệ sinh thái đang gặp phải để có những biện pháp ý tưởng góp phần
bảo vệ hệ sinh thái trong môi truòng biển.
4/ Thay đổi tư duy và cách tiếp cận: Để giải quyết những vấn đề này phải đổi
mới tư duy và hành động; các mô hình phát triển kinh tế - xã hội cần được dựa
trên tư duy và đạo đức sinh thái trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Quan
điểm tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên, phát triển dựa trên hệ sinh thái
phải trở thành triết lý cho mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết tận gốc các
vấn đề suy thoái tài nguyên và ONMT hiện nay.
5/ Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong BVMT: Ưu tiên
và đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tiên
tiến ứng dụng vào quản lý và BVMT như: Công nghệ sản xuất thân thiện môi
trường, công nghệ ít chất thải, công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải,..Sử
dụng những sản phẩm tái chế, sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường
6/ Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT, tăng trưởng
xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít chất thải, các bon thấp theo hướng
đổi mới. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về
môi trường; cung cấp thông tin kịp thời về BVMT trên các Phương tiện thông tin
truyền thông đại chúng. Truyền thông mạnh mẽ để tạo phong trào rộng lớn trong
toàn dân tham gia BVMT, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đỗ Thị Mỹ Lệ:
1/ Chú trọng tăng cường công tác giáo dục quản lý tổ chức thu gom rác thải ở các
vùng nước biển.
2/ Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập trung tuyên
truyền về bảo vệ môi trường biển khỏi rác thải, sử dụng các sản phẩm thân thiện
môi trường, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông chai nhựa. Làm chuyển biến nhận
thức trong sinh viên để mỗi sinh viên khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận,
hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội.
3/ Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để
bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần
tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.
4/ Tái sử dụng các loại chai lọ, sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa,
muỗng) bằng gỗ, sứ… hạn chế sử dụng túi nylon nếu không cần thiết, sử dụng
bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt
rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một
lần.
Lê Thị Ý Vi:
1/ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật bảo vệ môi trường biển trong trường
học và nơi cư trú. Sẵn sàng làm và đồng thời tổ chức vận động người khác thực
hiện cùng thực hiện.
2/ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục vấn đề môi trường đối
với mọi người. Trong đó, chú trọng tuyên truyền những vấn đề nóng của môi
trường và biện pháp khắc phục
3/ Kiểm soát và xử lý triệt để vấn đề nước thải
Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng
chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm
bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.
4/ Sử dụng các đồ dùng sinh học có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn với môi
trường và người dùng
Nguyễn Kiều Nguyệt My:
1/ Giáo dục, nâng cao ý thức người dân
Một trong những giải pháp dài lâu đó là cần nâng cao ý thức người dân và tích
cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ hàng
tháng, hàng năm và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ trên
ghế nhà trường.
2/ Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với
môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần.
3/ Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi nylon trong đời sống hàng ngày, ý
nghĩa của phân loại và tái chế túi nylon.
4/ Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường đặc biệt
là rác thải nhựa vì chúng có vòng đời phân hủy có thể lên đến hàng ngàn năm.
Nguyễn Ngọc Uyên Phương:
1/ Thay thế túi nylon bằng túi giấy, túi vải tái sử dụng được nhiều lần
Sử dụng túi nylon để đựng đồ, đựng thực phẩm đã thành thói quen khó bỏ của
đại bộ phận người dân. Túi nylon thường được làm từ nhựa PE và PP tái chế.
Các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi nylon phân hủy có
thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã
phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước
và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng... Nếu yêu môi trường hãy loại bỏ túi
nylon bạn nhé. Cần thay vào đó sử dụng các loại thay thế như:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi nylon sử dụng nhiều lần
- Túi nylon tự huỷ, phân hủy sinh học
2/ Thiêu đốt
- Đây là quá trình sử dụng nhiệt độ cao (1.000 – 1.100 độ C) để phân hủy rác. Ưu
điểm nổi bật của phương pháp này là giúp giảm đáng kể thể tích chất thải cần
chôn lấp. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao nên
cũng là vấn đề nan giải cho những nước kinh tế còn hạn hẹp
- Việc đốt rác thải nhựa đúng cách còn có thể tạo ra năng lượng phục vụ cho các
ngành khác như: đốt rác để phát điện, biến rác thành các nguyên liệu có ích,….
Tuy nhiên, cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ quá trình đốt để đảm bảo nó không phát
sinh các vấn đề gây hại đến môi trường.
3/ Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng
những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng
tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi
trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
4/ Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-
lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày;
sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nguyễn Gia Huy:
1/ Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống
rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực.
2/ Không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là
không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong
không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty
môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.
3/ Tái sử dụng đồ nhựa
Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích
và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải
ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản
phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo.
4/ Hạn chế rác thải nhựa từ chính các hộ gia đình
Nguyễn Trần Khánh Viên:
1/ Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi
trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững
trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng
với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi
trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
2/ Thực hiện các hình thức truyền tải thông tin về bảo vệ môi trường .
3/ Tham gia các chương trình tình nguyện bảo vệ môi trường.
4/ Cần tổ chức tập huấn và trang bị kiến thức cho sinh viên, cũng người dân về
tầm quan trọng của môi trường biển.
Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân
1/ Hạn chế sản xuất và sử dụng đồ nhựa hiện nay cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa chính quyền, nhà sản xuất và người dân mới để giải quyết được triệt để vấn
đề.
2/ Nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, hạn
chế rác thải nhựa tạo môi trường sống thân thiện giữa con người với thiên nhiên.
3/ Không dùng sản phẩm có hạt vi nhựa
4/ Ưu tiên sử dụng các sản phẩm giấy thay vì hộp nhựa
Trần Thị Thảo Trâm
1/ Không dùng đồ đựng thực phẩm làm từ nhựa đặc biệt là nhựa đen
2/ Tái chế các chất thải nhựa: Biện pháp này giúp tận dụng rác thải nhựa để tạo
nên những sản phẩm mới có ích được sử dụng nhiều lần.Tái chế rác thải nhựa
mang đến nhiều ưu điểm, giúp làm sạch môi trường, tái sử dụng các tài nguyên,
đồng thời còn tạo việc làm cho người lao động.
3/ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
tác hại của rác thải nhựa là điều cần thiết.
4/ Tổ chức các hoạt động cuộc thi như “Thời trang tái chế”, “Làm đồ handmade
từ đồ tái chế”,....
Lê Thanh Dũng
1/ Trồng nhiều cây xanh
2/ Giảm sử dụng rác thải nhựa
3/ Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường biển có các biện pháp xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm
4/ Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng các chất nổ, kích điện
Nguyễn Đức Huấn
1/ Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo
hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt
thật nặng các trường hợp vi phạm
2/ Tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng
3/ Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa
bãi.
4/ Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển
du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.
PHẦN 4: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐI ƯU
*) Sau khi cùng nhau thảo luận, hội ý các ý tưởng đưa ra chúng em đã chọn ra
những ý tưởng và thống nhất như sau:
Chủ đề đề án “Tổ chức cuộc thi nghiên cứu sử dụng các sản phẩm sinh học”
Để thực hiện được đề án trên cách giải quyết:
- Nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ ý thức về môi
trường biển, những vấn đề của hệ sinh thái cho sinh viên.
- Lan rộng các mô hình sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường đến
với tất cả mọi người.
- Thực hiện các hình thức truyền tải thông tin trên các trang mạng xã hội
hay Internet.
- Thường xuyên có các buổi hội thảo, thảo luận về các vấn đề bảo vệ môi
trường biển khỏi rác thải ở Việt Nam.
- Mỗi sinh viên cần nghiêm túc thực hiện và tuyên truyền với mọi người về
vấn đề bảo vệ môi trường biển.
PHẦN 5: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thực hiện đề án “Tổ chức cuộc thi nghiên cứu sử dụng các sản phẩm sinh học”.
- What ( cái gì): vấn đề đặt ra là với sự tăng trưởng của dân số và kinh tế, chất
thải nhựa phát sinh ngày càng gia tăng, trong khi lượng lớn chất thải này chưa
được phân loại, thu gom, xử lý triệt để, các cơ chế chính sách, công nghệ tái chế,
tái sử dụng, xử lý chất thải nhựa còn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
- Why ( tại sao): sử dụng các đồ dùng tái chế giúp tiết kiệm chi phí, thời gian sử
dụng, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
Góp phần tuyên truyền, xây dựng cuộc sống xanh vì môi trường, vì sức khỏe và
cuộc sống xanh
- Who ( ai): mỗi cá nhân hay tổ chức đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường biển,
chung tay bảo vệ moi trường biển cũng như chính sức khỏe của bản thân
- When ( khi nào): tổ chức các sự kiện lan tỏa đến vơí mọi người diễn ra vào
tháng 9 như cuộc thi tái chế rác thải của trường đại học Đông Á, ..
- Where (ở đâu) : trước tiên sẽ làm trên qui mô nhỏ như lớp khi đạt đến mức độ
khả thi sẽ lan rộng ra toàn trương rồi đến tất cả mọi người
Tuyên truyền trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Tik tok,
Youtube,... nơi mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy
- How : sử dụng hộp giấy , ống hút, ly đựng bằng giấy, tái chế từ các chai nhựa ,
bao nilong thành các sản phẩm hữu ích , tái sử dụng , biến các mảnh thủy tinh
thành những bức tranh hay đồ mỹ nghệ đơn giản
PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ RÚT RA BÀI HỌC
- Có thể thấy được các kế hoạch hoạt động và tuyên truyền bảo vệ môi trường
biển trên rất hợp lí với những biện pháp đơn giản tối ưu nhất. Môi trường biển sẽ
được cải thiện khi thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
- Các sự kiện lan tỏa đến vơí mọi người diễn ra vào tháng 9 như cuộc thi tái chế
rác thải của trường đại học Đông Á, ..và thu hút rất nhiều sinh viên tham gia.
- Trên các nền tảng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… những video và
các bài viết về bảo vệ môi trường biển được tuyên truyền rộng rãi.
=> Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự
sống trên Trái đất. Vì vậy ta có thể thấy được tầm quan quan trọng của biển đối
với mọi sinh vật sống. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, là
bảo vệ tương lai của loài người.

Hình ảnh những trang phục tái chế

“Ngày hội xanh” của câu lạc bộ Hướng dẫn viên du lịch – khoa Du lịch
Hình ảnh cây Noel và một số sản phẩm tái chế của các bạn sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đại học Đông Á
đã đưa môn học “DESIGN THINKING – Tư duy thiết kế và giải quyết vấn đề”
vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn – thầy ThS. Võ Khắc Hoàng đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng em hoàn thành đề tài.
Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, đã cho chúng em đã có thêm những
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Bộ môn “DESIGN THINKING – Tư duy thiết kế và giải quyết vấn đề” là môn
học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức,
gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn
nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em
đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

You might also like