You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI THU HOẠCH

Môn học: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


Chủ đề: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Anh Tuấn

Nhóm sinh viên: Nhóm 3

Khóa: 48

Mã lớp học phần: 23C1POL51002533

Lịch học: ST5 – B2.303

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 10 năm 2023

1|Page
BẢNG CHẤM CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Đánh giá
Họ và tên MSSV Công việc thực hiện (Thang
100%)
Trương Văn Toàn 31221022782 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Khánh - Lập kế hoạch và thiết kế bài thuyết
trình
- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo tính
chính xác của bài thuyết trình
- Thuyết trình nội dung
- Tổng hợp nội dung, làm bài thu
hoạch
- Đánh giá mức độ hoàn thành công
việc của từng thành viên
Nguyễn Nhạc 31221022860 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Công

Tống Thành Phát 31221022320 - Theo dõi, kiểm tra đảm bảo tính 100
chính xác của bài thuyết trình
- Nghiên cứu và thu thập thông tin
- Tổng hợp nội dung, làm bài thu
hoạch
Lê Huỳnh Thanh 31221021817 - Theo dõi, kiểm tra đảm bảo tính 100
Thủy chính xác của bài thuyết trình
- Nghiên cứu và thu thập thông tin
- Tổng hợp nội dung, làm bài thu
hoạch
Đỗ Quỳnh Minh 31221026548 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Thư - Tạo đồ họa, thiết kế tài liệu trình
chiếu
Hà Kiều Mi 31221023892 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
- Thuyết trình nội dung

2|Page
Trần Nhi Diễm 31221023825 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Nhi - Tạo đồ họa, thiết kế tài liệu trình
chiếu
Nguyễn Kim Anh 31221026405 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
- Thuyết trình nội dung
Phạm Thiên 31221021612 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Thanh

Lê Hoàng Bảo 31221024031 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Ngọc - Thuyết trình nội dung

Lê Thụy Phương 31221021569 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Linh - Tạo đồ họa, thiết kế tài liệu trình
chiếu
Nguyễn Võ 31221024748 - Nghiên cứu và thu thập thông tin 100
Quỳnh Giao - Thuyết trình nội dung
- Hoàn thiện bài thu hoạch

3|Page
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH.....................................................................6
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo:............................................6
1.1. Khái niệm và bản chất của tôn giáo:...............................................................6
1.2. Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo:..............................................6
1.3. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo:.........................................................12
2. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam:.............................................................................14
2.1. Đặc điểm tôn giáo:..........................................................................................14
2.2. Chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước ta hiện nay:................................17
3. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:............................................................20
3.1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:.....................................20
3.2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo:.........................................................................21
4. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam ta hiện
nay:................................................................................................................................25
PHẦN III: MINDMAP....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................28

4|Page
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy
cảm không chỉ riêng nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày
càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế chúng
ta luôn cần sự hiểu biết thấu đáo đối vấn đề này.

Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo chủ yếu dưới góc độ chính
trị - xã hội, nếu triết học Mác – Lê nin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tư cách là một hình
thái xã hội nói chung thì chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tôn giáo như một
trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong chủ nghĩa xã hội, có quan
hệ đến nhiều lĩnh vực khác như lĩnh vực chính trị, tư tưởng và đời sống văn hóa, tinh
thần.

Trong những năm qua, tôn giáo ở Việt Nam có cả tôn giáo nội sinh và có cả tôn
giáo du nhập vào dần trở nên phong phú, đa dạng và đang có chiều hướng phát triển rộng
rãi trên phạm vi cả nước.

Công cuộc đổi mở theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể thành
công trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành

5|Page
động, đồng thời phải xuất thân từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước và gắn với đặc điểm của
thời đại hiện nay.

Quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đó, Đảng và nhà nước ta phải đổi mới tư
duy, nhìn nhận và đánh giá đúng những vấn đề lý luận và thực tiễn, và định hướng giải
quyết đúng đắn về vấn đề tốn giáo.

Vì vậy, ở phạm vi của bài thu hoạch này, nhóm sinh viên chúng em viết về “Các
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải quyết vấn đề tôn giáo đối với
Việt Nam”.

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong
thầy và các bạn đóng góp ý kiến về đề tài để bài thu hoạch đạt kết quả tốt hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!

PHẦN II: NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH


1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo:
I.1. Khái niệm và bản chất của tôn giáo:
- Khái niệm tôn giáo: Là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách
quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên trở thành siêu tự nhiên,
thần bí...
Ví dụ: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Đạo hồi,…
- Tín ngưỡng mê tín, dị đoan: Quan điểm về nhà nước và các quốc gia trên thế
chúng ta thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng hiện tượng mê tín
dị đoan đều phải loại bỏ ra khỏi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Bởi hiện tượng mê
tín dị đoan tạo nên hậu quả ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần xã hội.
- Bản chất của tôn giáo:
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa do chính con người sáng tạo
ra. Bản chất là sản phẩm của con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải
tôn giáo sáng tạo ra con người.

6|Page
Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thực hiện khách quan. Qua phản ánh khách
quan thì những lực lượng tự phát trong tự trong tự nhiên, trong xã hội đều
trở thành những lực lượng thần bí và nó tác động, chi phối đời sống con
quyết định số phận con người.

I.2. Nguồn gốc, tính chất, chức năng của tôn giáo:
- Nguồn gốc của tôn giáo:
 Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
 Trong thời nguyên thủy, trình độ về sản xuất còn rất thấp kém, nên con
người nguyên thủy bất lực trước những sức mạnh tự phát trong tự
nhiên (mưa, gió, bão, lũ.). Bị tác động tiêu cực nhưng con người chưa
đủ khoa học, chưa đủ trình độ để giải thích những hiện tượng đó. Nên
người ta thần thánh hóa những sức mạnh tự phát trong tự nhiên (thần
sấm, thần mưa, thần nắng...), nhờ đó nó hình thành lên những biểu
tượng đầu tiên của tôn giáo.
 Khi xã hội có giai cấp, áp bức, bóc lột giai cấp xảy ra. Ngoài việc
người ta không giải thích được việc những hiện tượng thiên nhiên xảy
ra thì người ta còn không giải thích được việc nguyên nhân dẫn tới
những sự phân hóa giai cấp. Cho nên con người thường hướng niềm
tin của mình vào một thế giới hư ảo dưới hình thức vào các tôn giáo.
Lấy tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần, xoa dịu những lỗi đau của họ.
 Nguồn gốc nhận thức:

 Xuất phát từ quá trình nhận thức của con người bao giờ cũng đi từ
điều chưa biết đến những điều đã biết. Khoảng cách cái biết và cái
chưa biết luôn luôn tồn tại. Cái gì biết rồi thì được khoa học giải thích,
những cái chưa biết đó chính là mảnh đất cho những quan niệm duy
tâm tôn giáo phát triển. Qua giải thích của tôn giáo sẽ đến một lực
lượng siêu nhiên nào đó tác động, chi phối đời sống con người.

7|Page
 Con người luôn luôn hướng đến việc nhận thức thế giới đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn, khái quát thành những phạm trù, quy luật. Khi mà con
người càng khái quát hóa, càng trừu tượng hóa, thì càng xa rời hiện
tượng khách quan.

 Nguồn gốc tâm lý:

 Chính sự sợ hãi, bất lực của con người trước những lực lượng, tự phát
trong tự nhiên và xã hội làm nảy sinh tình cảm tôn giáo.
 Thường chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần. Bản thân tôn
giáo đó thường đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ
phận quần chúng nhân dân. Có khả năng bù đắp được những mất mát,
những vụn vỡ về tinh thần của quần chúng nhân dân trong cuộc sống
của họ.
 Tình cảm thái quá của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người
cũng là cơ sở để tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. (lòng
biết ơn, sự kính trọng với những người bậc tiền nhân vì nghĩa lớn, vì
độc lập dân tộc, vì cộng đồng.

Ví dụ: tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc, thờ ông bà tổ tiên….

- Tính chất của tôn giáo:


 Tính lịch sử của tôn giáo:

 Có sự hình thành, phát triển trong giai đoạn hình thành lịch sử nhất
định. Tôn giáo là một mảng trù lịch sử. Có điểm khởi đầu và kết thúc.
Có nhiều tôn giáo ra đời phát triển hưng thịnh nhưng có nhiều tôn giáo
đang dần mất đi ở quốc gia này hoặc quốc gia khác. Đã từng là quốc
giáo ở một quốc gia nhưng ở thời điểm này nó đã không phải là quốc
giáo nữa. Thay đổi của tôn giáo phù hợp với kinh tế xã hội của quốc
gia đó.

8|Page
 Nhưng việc biến đổi của tôn giáo diễn ra rất chậm. Bởi vì tôn giáo là
một hình thái ý thức xã hội nhưng nó là một trong những hình thái bảo
thủ lạc hậu nhất. Nó có thay đổi nhưng so với hình thái xã hội là rất
chậm.
 Tính quần chúng của tôn giáo:

 Biểu hiện ở số lượng tín đồ của tôn giáo có số lượng rất lớn. Theo
thống kê thì 4/5 dân số trên thế giới theo tín ngưỡng tôn giáo.
 Tôn giáo chính là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của một bộ phần
quần chúng nhân dân. Tôn giáo được ra đời rất lâu nên được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ăn sâu vào tâm thức của con người và trở
thành nếp nghĩ, thói quen, trở thành một lối sống của một cộng đồng.
Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân.
 Ở một số dân tộc, tôn giáo đó đã gắn liền với đời sống dân tộc. Trở
thành nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một dân tộc và gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của dân tộc đó. Đóng góp vào xây dựng quốc gia
dân tộc và trở thành bản sắc của dân tộc đó.

 Tính chính trị của tôn giáo:

 Xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp. Đặc biệt là trong xã hội
có giai cấp đối kháng. Giai cấp thống trị thường sử dụng tôn giáo, coi
tôn giáo là công cụ để nô dịch về mặt tinh thần đối với quần chúng
nhân dân. Dùng tôn giáo để chống lại các giai cấp lao động và lực
lượng xã hội chống lại giai cấp thống trị.

Ví dụ: Trong xã hội phong kiến ở Châu Âu, Thần Quyền và Thế cấu
kết với nhau để thống trị nhân dân. Khoa học không phát triển, triết
học không phát triển nên đã trở thành “con ở” của thần học, làm nô lệ
của thần học. Các nhà khoa học phải sống trong tù tội hoặc là phải lên
dàn lửa thiêu.

9|Page
 Tính chính trị tôn giáo gắn liền với tính chính trị tiêu cực của các giai
cấp thống trị phản động.
 Luận điểm của Mác khi nói về tôn giáo: “Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh
thần trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
- Chức năng của tôn giáo:
 Chức năng của thế giới quan:
 Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra
một bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức
của con người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy
bao gồm hai bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục. Trên cơ
sở đó mà tôn giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội.
Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu
nhiên, thần thánh, do đó nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực.
 Tuy nhiên, chức năng thế giới quan của tôn giáo cũng có thể dẫn đến
sự chủ quan và kiêu ngạo trong tư tưởng của con người. Nếu con
người không có sự tự giác và khả năng phê bình, họ có thể trở thành
những người mù quáng và thiếu văn minh trong suy nghĩ và hành
động.
 Đồng thời, chức năng này của tôn giáo cũng có thể dẫn đến sự phân
biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính và sự phân hóa xã hội. Những giá trị
và quan điểm của tôn giáo có thể trở thành công cụ cho sự phân biệt
và phân hóa xã hội.
 Chức năng thế giới quan của tôn giáo đa số là thế giới quan duy tâm
thần bí, phản ánh thế giới một cách hoang đường, hư ảo. Nên mỗi tôn
giáo xây dựng nên một bức tranh riêng tưởng tượng về thế giới. Các
tôn giáo lớn như Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo đã xây dựng một hệ
thống thế giới quan tương đối hoàn chỉnh.

10 | P a g e
 Chức năng đền bù hư ảo: Đó là thiên đường, chứ không phải hạnh phúc nơi
trần gian thật sự này.
 Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức
mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được
lời giải đáp chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội
và biện pháp khắc phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai
cấp, phải sống trong nỗi lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa
được soi sáng bởi một chân lý – chân lý cách mạng – có thể tìm thấy
trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp
ủ một hi vọng hư ảo.
 Tôn giáo giúp con người có thể vượt qua những giây phút đau khổ,
tuyệt vọng nhất hướng đến những giá trị cao đẹp của chân – thiện –
mỹ và hạn chế được những hành vi vô nghĩa, gây tai hại cho xã hội.
 Niềm tin trong trí tưởng tượng của con người về sự tồn tại của các thế
lực siêu nhiên, về sức mạnh của thần thánh, phần nào có tác dụng xoa
dịu, an ủi nỗi đau, phần nào có tác dụng đem lại cho con người sự
thăng bằng về trạng thái tâm lí.
 Tính tiêu cực của chức năng này là có khả năng khiến cho con người
chấp nhận sống trong khổ ải, sống chịu đựng, triệt tiêu động lực đấu
tranh của con người. Mặt khác tôn giáo hướng con người đến thế giới
không có thật, những hạnh phúc hư ảo. Điều này có thể dẫn đến sự
phản đối, xung đột và kìm hãm sự tiến bộ của xã hội. Nếu con người
chỉ tìm kiếm giải pháp trong tôn giáo thay vì tìm kiếm sự tiến bộ
thông qua khoa học và tri thức, thì xã hội sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ
hơn.
 Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức:
 Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm
điều chỉnh hành vi của những con người có đạo thông qua những điều

11 | P a g e
cấm ki, răn dạy các tín đồ, những chuẩn mực bắt buộc các tín đồ phải
thưc hiện.
 Những hành vi được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hành vi
trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình
cũng như ngoài xã hội của giáo dân. Những tình huống như bệnh tật,
tai nạn, mất mát trong gia đình, tôn giáo có thể trở thành niềm an ủi,
hy vọng và sự khích lệ cho tín đồ. Tôn giáo cũng thường xuyên tổ
chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo khó,
khó khăn và người già yếu.
 Chức năng liên kết cộng đồng, truyền tải, bảo lưu văn hóa:
 Tôn giáo có khả năng liên kết những con người cùng tín ngưỡng. Họ
có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng
thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác.
Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ và lâu bền.
 Ngoài ra, tôn giáo còn có chức năng giáo dục và truyền bá các giá trị
văn hóa. Tôn giáo có thể giúp tăng cường nhận thức về trách nhiệm cá
nhân và xã hội của con người. Những giá trị như lòng nhân ái, trung
thực, chân thành và đoàn kết có thể được truyền bá qua các giáo lý và
lễ nghi của tôn giáo.
 Tôn giáo cũng là một trong những thành tố góp phần tạo nên tính đặc
thù và bản sắc văn hóa của một quốc gia, đóng vai trò như một yếu tố
góp phần giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các nền văn hóa.
 Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rằng tôn giáo cũng có thể góp phần
làm rạn nứt các mối quan hệ xã hội khi các mối quan hệ đó không còn
phù hợp với lợi ích của xã hội.
I.3. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo:
 Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
nhân dân

12 | P a g e
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,
đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do
đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng
của nhân dân. Quyền này nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không
theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân, không một cá
nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội… được
quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do
theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều
xâm phạm đến quyền tự do tư tưởng của họ.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể
hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến
quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của
nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự,
các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân
được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
 Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ hướng vào giải
quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân
mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ
nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần
phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong
tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần
thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức,
bất công, nghèo đói và thất học… cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã
hội. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời
việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

13 | P a g e
 Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần
tuý về tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thì dấu ấn giai cấp
– chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và
tư tưởng thường thể hiện và có mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo
và bản thân mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh
mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu
thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng
với lợi ích của nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về
niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những
người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực
chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại
trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này, trong
thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi
phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo
thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn
giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc, nên khó nhận biết vấn
đề chính trị hay tư tưởng thuần tuý trong tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt
này là cần thiết nhằm tránh khuynh hướng cực đoan trong quá trình quản lý,
ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
 Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn
luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh
tế – xã hội – lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá
trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai

14 | P a g e
trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau.
Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực
của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch
sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên
quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.
2. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam:
2.1. Đặc điểm tôn giáo:

- Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo:

Việt nam là quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc. Việt Nam có khoảng 13 tôn
giáo được công nhận tư cách pháp nhân ( đoạn này mình ví dụ như: Phạt giáo,…)
(Phật giáo, Công Giáo, Hồi giá , Tin lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha'i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Giáo hội
Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên
40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động
với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ
sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tôn giáo
du nhập từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật giáo,
Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo; có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hòa Hảo.

- Tôn giáo ở Việt Nam thì đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và gần như
không có xung đột, đấu tranh tôn giáo (điểm nổi bật):

Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế giới. Các tôn giáo ở Việt
Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử. Mỗi tôn giáo ở Việt
Nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc
cũng khác nhau. Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên
một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau và chưa từng xảy ra xung
đột, chiến tranh tôn giáo. Thực tế cho thấy, không có một tôn giáo nào du nhập

15 | P a g e
vào Việt Nam mà không mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa
Việt Nam.

- Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn xuất thân từ nhân dân lao động có
tinh thần yêu nước, có tinh thần dân tộc:

Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,
tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, tín
đồ các tôn giáo Cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ
vang của dân tộc và có ước vọng sống tốt đời đẹp đạo.

- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở
nước ngoài:

Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả
các tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước
ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây chính là
điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mổi quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam
với tôn giáo ở các nước trên thế giới. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở
Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc
bảo đảm độc lập, chủ quyền, không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền,
tự do tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt
Nam nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta.

- Đặc biệt bối cảnh hiện nay:

Ngoài ra, tôn giáo ở Việt Nam thì còn bị các thế lực phản động lợi dụng, ở
đây không phải là tất cả các tôn giáo. Nhưng trong các tôn giáo, thì bản thân các
thế lực thù địch thì nó coi tôn giáo là chiêu bài, công cụ để nó chống phá, nó

16 | P a g e
chống phá Việt Nam bằng các con đường khác nhau như lợi dụng vấn đề dân tộc
tự quyết, dương cao cái chiêu bài đa nguyên đa đảng, nhưng trong đó có vấn đề là
vấn đề tôn giáo. Trong lịch sử, thì các thế lực phản động thì luôn luôn chú ý ủng
hộ và tiếp tay cho những đối tượng phản động trong nước, lợi dụng tôn giáo để
thực hiện âm mưu chiến lược là diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ - đó là chống
phá trên tất cả các lĩnh vưc từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, tư tưởng. Trong
lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa nó có sử dụng tôn giáo để chống phá nước ta.

Ví dụ: Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở TP.HCM, nhà nước thì nói thời
điểm đó đang dịch bệnh căng thẳng, nhưng các tín đồ đó không thực hiện đúng
quy định về cách ly và cuối cùng dẫn tới lây lan dịch bệnh khắp nơi. Trong khi cả
dân tộc, cả đất nước, đảng nhà nước nhân dân gồng mình để chống dịch nhưng
linh mục vẫn tổ chức để cho các tín đồ đến nhà thờ để sinh hoạt, trong sinh hoạt
tôn giáo đó thì có những kẻ lợi dụng vấn đề sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo để đưa
các quan điểm phản động vào tạo nên sự bất ổn chính trị tại nơi đó.

Thực tế ở Việt Nam có một số trường hợp như vậy, nhưng bình diện chung
các tôn giáo chung sống rất là hòa bình với nhau và gần như không có mâu thuẫn,
không có xung đột chiến tranh tôn giáo. Còn có một vài cái hiện tượng tạo nên cái
sự bất ổn ở thời điểm này hoặc thời điểm khác chủ yếu là do các thế lực phản động
bên ngoài cấu kết một số thế lực cực đoan ở bên trong, trong đó lợi dụng vấn đề
của cả các chức sắc tôn giáo biến chất đánh mất bản sắc của mình đi kích động
quần chúng nhân dân, tín đồ. Nhưng đó chỉ là những con sâu là rầu nồi canh, chỉ là
1 bộ phận rất nhỏ, nhìn chung các tôn giáo, các chức sắc, tín đồ tôn giáo ở Việt
Nam đều thực hiện tốt nghĩa vụ của 1 công dân và đã có nhiều đóng góp trong
công cuộc đấu tranh giành chính quyền và cả trong giai đoạn xây dựng hiện nay.

2.2. Chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước ta hiện nay:

- Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh các quan điểm này đã được biết trong các phần trước từ nguồn gốc của tôn

17 | P a g e
giáo như thế nào, bản chất của tôn giáo ra sao, tính chất của tôn giáo như thế nào,
các quan điểm trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ.
- Cơ sở thực tiễn: dựa trên tình hình thực tế tôn giáo trên thế giới và tôn giáo ở
Việt Nam. Cả trong lịch sử hình thành phát triển cho đến ngày hôm nay.
- Quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng tôn
giáo dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.

Hiện Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước),
hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.

Việt Nam cũng có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có
các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại
Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác
nhau như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo,
Tôn giáo Baha’i, Trong đó, Phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất cả về tín đồ lẫn
cơ sở thờ tự, kế đến là Công giáo.

Tín ngưỡng tôn giáo hiện đang là nhu cầu là đứa con tinh thần của một bộ
phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Nên, nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền
sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Tuy nhiên, tín ngưỡng tôn giáo đang có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ
trước biến động của thế giới và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt

18 | P a g e
quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện: Chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong
nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo.

Ví dụ: Như ở đạo Phật, các tín đồ sẽ thường đi hành hương lễ Phật vào ngày
Rằm hàng tháng thể hiện niềm tin tín ngưỡng và là chỗ dựa tin thần.

- Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng và đề cao tôn giáo. Bác từng
tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Người coi tôn giáo là một
nguồn lực văn hóa, là nguồn tài nguyên, là tài sản tinh thần của quốc gia. Tư tưởng
ấy mãi mãi là kim chỉ nam cho công tác tôn giáo nước nhà để xây dựng một nền
đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững.

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết Lương Giáo, phát huy các
giá trị nhân văn trong tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhất quán khẳng
định vị trí và vai trò của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội qua
việc thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc và tôn giáo...

Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do
vậy, thực hiện quan điểm này, một mặt phải đoàn kết đồng bào theo những tôn
giáo khác nhau; mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo, giải quyết tốt mối quan hệ người có tín ngưỡng khác nhau
với người theo chủ nghĩa vô thần. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các
biểu hiện như phân biệt đối xử, đố kỵ, mặc cảm vì lý do tín ngưỡng tôn giáo và
kiên quyết chống ấm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá
hoại. Đồng thời, thông qua quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao
động sản xuất, hoạt động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
nâng cao trình độ kiến thức… tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền trống thờ cúng tổ tiên,
tôn vinh người có công. Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động

19 | P a g e
mê tín dị đoan, trái pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia. Mọi công dân không
phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng nhân
dân.

Đây là bước đột phá đổi mới quan điểm nhận thức về công tác tôn giáo, từ
phạm trù công tác nội chính sang phạm trù công tác dân vận. Đây cũng là tư tưởng
chỉ đạo quan trọng nói lên bản chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Công tác vận động quần chúng tôn giáo phải nằm trong cuộc vận động toàn
dân vì mục tiêu chung: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; trong
các phong trào chung của toàn dân gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu trên chính là tiền đề để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt
của nhân dân có đạo.

Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: Công tác
giáo dục, tuyên truyền, tổ chức phong trào quần chúng, động viên đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc, tổ chức các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị ở địa
phương, cơ sở.

- Vấn đề theo đạo và truyền đạo.

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được
hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng
như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không
được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không
được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người

20 | P a g e
truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến
pháp và pháp luật.

3. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:


3.1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:

- Khái niệm dân tộc: Có 2 cách hiểu:


 Dân tộc (tộc người, ethnie): dùng để chỉ một cộng đồng người có mối liên
hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn
hoá có những đặc thù. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa
và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người đó. Với nghĩa này, dân tộc là
một bộ phận của quốc gia.
Ví dụ, ở Việt Nam có dân tộc như: Kinh, Bana, Tày, Nùng, Dao, Êđê, v.v…
(54 dân tộc).
 Dân tộc (nation): dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành
nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có
ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau
bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu
tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước →
Để chỉ một quốc gia dân tộc, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước.
Ví dụ, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, v.v…
3.2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo:
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau
giữa dân tộc với tôn giáo trong nội bộ quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan hệ dân tộc và tôn giáo được biểu hiện dưới
nhiều cấp độ, hình thức và phạm vi khác nhau. Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này có
những đặc điểm cơ bản sau:
 VN là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được
thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất.

21 | P a g e
 Về dân tộc: VN là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc
đều lưu giữa những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình.
 Về tôn giáo: Tính đến tháng 12/2020, Nhà nước VN đã công nhật và cấp
đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo với 26 triệu
tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Theo số liệu thống kê đến năm 2018,
các tôn giáo có tín đồ đông nhất là Phật giáo với 14,91% dân số, tiếp đến
là Kitô giáo với 8,44% dân số,...
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh độ Cư
sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh
Sư đạo, Minh lý đạo…
Thêm vào đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong
phú. Hiện nay, ở Việt Nam có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di
tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di
sản thế giới.
Ví dụ: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
(Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật
giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận
năm 2012)...

Trong lịch sử cũng như trong hiện đại, các tôn giáo ở VN có truyền thống gắn bó
chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời. Mọi công dân Việt
Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn chung đều đoàn kết ý thức
rõ về nguồn cội, về một quốc gia – dân tộc thống nhất cùng chung sức xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
 Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở VN chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng
truyền thống.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiện ở nhiều cấp độ, trên phạm vi
cả nước, diễn ra trong mọi gia đình, dòng họ không phân biệt dân tộc, tôn
giáo. Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, những

22 | P a g e
người có công với dân, với nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời
sống tâm linh người Việt.
 Cấp độ gia đình:
 Về vấn đề hướng đạo trong gia đình: Thứ nhất, tôn giáo được lưu truyền
theo dòng máu và họ của cha. Thứ hai, hôn nhân có sự bắt buộc hoặc không
bắt buộc theo đạo nhà chồng (Ví dụ: Trong Thiên Chúa giáo, người vợ hoặc
chồng không bỏ đạo khi kết hôn với người ngoại đạo thì đối phương phải
theo đạo, sẽ được học về giáo lý hôn nhân và được cử hành làm lễ công
nhận tại nhà thờ).
 Về truyền thống từ xưa, thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến, thậm chí trở
thành truyền thống, nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình, dòng họ; đồng thời là
sợi dây kết dính các thành viên trong dòng họ, dòng tộc, kể cả họ có thể
sinh sống ở mọi miền của đất nước.

 Cấp độ làng xã:


 Hầu hết các làng xã của người Việt đều thờ cúng Thành Hoàng làng, Thần
Làng rất đa dạng. Đa phần đó là các vị có công gây dựng làng xã, đem lại
một nghề cho dân làng, ... (Nghề gốm Bát Tràng, nghề đúc đồng ở Đại
Bái, ...). Hình ảnh thờ cúng Thần Hoàng mang đậm dấu ấn tâm linh và thể
hiện quan niệm uống nước nhớ nguồn của người dân VN. Một số làng còn
thờ những nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc
ngoại xâm ( Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, ...). => Chính hoạt động
tín ngưỡng này trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ các thành viên trong gia
đình với làng xã, gắn kết các làng xã với nhau và với triều đình trung ương

 Cấp độ quốc gia:


 Là đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc của người
Việt Nam được biểu hiện dưới dạng tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là người Việt
Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền của Tổ quốc hay định cư ở
23 | P a g e
nước ngoài, dù có khác nhau về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, thế hệ….
thì đều hướng về cội nguồn dân tộc chung – nơi các Vua Hùng đã có công
dựng nước – thực hiện các nghi lễ tế tự, thờ cúng thể hiện lòng tôn kính,
niềm tự hào dân tộc về con Lạc cháu Hồng, về nghĩa “đồng bào” đoàn kết
gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất.
 Các tôn giáo ngoại sinh khi du nhập vào VN cũng phải thừa nhận, tiếp thu
các hình thái, các loại hình tín ngưỡng truyền thống của VN. Dù các nguồn
gốc hình thành khác nhau, tín đồ các tôn giáo VN vẫn thuộc thế hệ thuyết đa
thần giáo, có tinh thần bao dung tôn giáo và luôn đứng về phía dân tộc, phục
vụ lợi ích dân tộc. Sự biến đổi của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo
khi vào Việt Nam là những ví dụ điển hình.

 Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời
sống cộng đồng và khối đại đoàn kết dân tộc.
 Khối đại đoàn kết dân tộc: là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun
đúc qua hàng nghìn năm, từ việc dựng nước và giữ nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
 Tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc giành nhiều thắng lợi trong lịch sử,
điển hình là cuộc Cách mạng tháng 8/1945 và nhiều trận chiến đem lại vẻ
vang cho dân tộc.
 Đổi mới toàn diện, nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
xuất hiện nhiều tôn giáo mới và các tổ chức đội lốt tôn giáo
 Các tổ chức này đã thực hiện những hành vi lừa đảo tuyên truyền, những
nghi lễ phản văn hóa và truyền đạo trái phép, thậm chí còn phát tán tài liệu
xuyên tạc nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, làm nguy hại đến quan hệ
dân tộc và tôn giáo, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn
giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc.

24 | P a g e
Ví dụ: Điển hình là Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ từng gây sốt một thời
gian. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Tuy nhiên,
“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” lại chủ ý phát triển nhanh, rộng tôn giáo của
họ bằng cách o ép, mua chuộc, dụ dỗ. Về thần quyền, họ dọa dẫm tín đồ nếu
không theo, không đi sinh hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ… sẽ không
được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ bị đày xuống “hồ lửa”. Ngược lại nếu
tin, làm theo, khi chết sẽ được lên “nước thiên đàng, làm tiên, hoàng tử”.
Hoặc họ tuyên truyền về “ngày tận thế”, “chúa tái lâm” để hù dọa. Họ còn
cử người “chăm sóc” để củng cố đức tin. Điểm chung của những người
truyền đạo là đều bám rất dai dẳng cho đến khi họ tiếp cận được đối tượng.
Có trường hợp họ cưỡng ép, “áp giải” đi sinh hoạt. Nhiều người lỡ theo
muốn thoát ra cũng rất khó. Rất nhiều người khi theo hội thánh này đã bỏ bê
công việc, vợ chồng mâu thuẫn, sinh viên, học sinh dang dở việc học hành…
 Do vậy, các hiện tượng tôn giáo mới phát triển mạnh hiện nay cần phải được
quản lý tốt nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia và đảm bảo giải
quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta

 Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn
giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực
trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền
Trung

 Trong những năm gần đây, thế giới xuất hiện những vấn đề mới trong dân
tộc và tôn giáo, trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Các
thế lực xấu, thù địch đã triệt để lợi dụng những vấn đề này, kết hợp với
những hoạt động trong nước ta về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo với những
âm mưu tạo ra “điểm nóng”, gây mất ổn định xã hội…Đây là những vấn đề
bức xúc, đang nổi lên ở một số địa bàn trọng yếu, nhạy cảm, những khu vực
25 | P a g e
biên giới, vùng sâu, vùng xa có sự đa dạng về thành phần tộc người và tín
ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là tập trung ở khu vực Tây Bắc,Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung. Lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo,
các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” tuyên truyền
xuyên tạc, kích động tư tưởng chính trị, ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
nhằm thực hiện ý đồ phá hoại mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, từ đó âm
mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta)
4. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam ta hiện nay:

Trên cơ sở nhận diện rõ các đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện
nay, quá trình giải quyết mối quan hệ này cần phải quán triệt một số quan điểm như
sau:
Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp
bách của Cách mạng Việt Nam.
 Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đồng thời phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho
quá trình phát triển đất nước.
 Xã hội XHCN ở nước ta phải luôn là môi trường, điều kiện thuận lợi nhất
cho tất cả các dân tộc, tôn giáo được tự do phát triển theo đúng quy định
của pháp luật, phát huy mọi nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới xây dựng
CNXH.
 Việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo cần có cách tiếp cận và lựa
chọn ưu tiên giải quyết phù hợp với bối cảnh, tình hình của từng giai đoạn.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng
đồng quốc gia – dân tộc thống nhất, theo định hướng XHCN.
 Tuân thủ nguyên tắc : giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc,
tuyệt đối không được lợi dụng quyền tôn giáo đòi ly khai dân tộc, hay chia

26 | P a g e
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền,
thống nhất đất nước.
 Đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi địa bàn, nhất là ở
vùng dân tộc thiểu số, vùng có đạo.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.
 Trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo cho con
người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo.
 Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vận động quần
chúng, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình phòng, chống
tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, quân đội với các đoàn
thể trong công tác dân tộc, tôn giáo để nắm chắc tình hình, quản lý chặt đối
tượng, sẵn sàng các phương án chủ động đấu tranh ngăn chặn các hoạt động
phá hoại của các thế lực thù địch.
 Vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo xây dựng
cuộc sống “ tốt đời, tốt đạo”
 Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi
phạm pháp luật truyền đạo trái phép, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
và nhân quyền để kích động quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, đoàn
kết tôn giáo.

Tóm lại, nhận diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc, tôn giáo ở nước ta hiện
nay để một mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp này nhằm
tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. Mặt khác, chủ động phòng chống, ngăn chặn mọi
tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành động lợi dụng quan hệ dân tộc

27 | P a g e
và tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị và phá hoại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

PHẦN III: MINDMAP

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khoa Lý luận Chính trị Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình
Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2023).
2. Luật sư Tô Thị Phương Dung, “Dân tộc là gì? Đặc trưng cơ bản của dân tộc ở
Việt Nam”, Trang báo Luật Minh Khuê (2023)
https://luatminhkhue.vn/dan-toc-la-gi.aspx
3. Nhiều tác giả, “Tôn giáo”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2023).
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o

28 | P a g e
4. TS. Hoàng Văn Thảo, “Hiện tượng tôn giáo mới và những vấn đề đặt ra cho
công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Trang báo Việt Nam hội nhập (2022).
5. https://vietnamhoinhap.vn/vi/hien-tuong-ton-giao-moi-va-nhung-van-de-dat-ra-cho-cong-
tac-ton-giao-o-viet-nam-hien-nay-39182.htm
6. Nhiều tác giả, Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Nhà xuất bản Chính trị
quốc Sự thật (2021).
7. Luật sư Tô Thị Phương Dung, “Quan điểm Mác Lênin về vấn đề tôn giáo”,
Trang báo Luật Minh Khuê (2022).
https://luatminhkhue.vn/quan-diem-cua-v-i-lenin-doi-voi-van-de-ton-giao.aspx
8. Lý tưởng - Khoa học chính trị: “ Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ”. 19/04/2022
https://lytuong.net/nguyen-tac-giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-
nghia-xa-hoi/
9. Duy Linh, “Công bố Sách trắng về các tôn giáo ở Việt Nam”, trang báo Tuổi
trẻ online (2023)
https://tuoitre.vn/cong-bo-sach-trang-ve-cac-ton-giao-o-viet-nam-20230309124756105.htm?
cv=1

29 | P a g e

You might also like