You are on page 1of 43

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------

TRẦN DUY THÙY DƯƠNG

TRẦN DUY THÙY DƯƠNG

PHONG TRÀO CHỐNG TOÀN CẦU HÓA TRÊN


THẾ GIỚI

PHONG TRÀO CHỐNG TOÀN CẦU HÓA


TRÊN THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành:QUAN HỆ QUỐC TẾ


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: TSKH. LƯƠNG VĂN KẾ

Hà Nội - 2014
Hà Nội-2014
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Lời đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành
Những thông tin trong luận văn là trung thực. Các số liệu và tài liệu tham
cảm ơn người thầy đã hướng dẫn tôi TSKH. Lương Văn Kế, thầy đã tận tình
khảo sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn tham khảo. Những kết
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thầy
luận của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
đã góp ý, chỉ dẫn và chỉnh sửa cách hành văn, kiến thức và nội dung từ đề
nào khác.
cương đến luận văn để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Trần Duy Thùy Dương Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết sức
nhiệt tình trong quá trình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức vô
cùng quý giá cũng như chỉ dẫn, đóng góp ý kiến về tư liệu quý báu cho quá
trình thực hiện luận văn của tôi.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ, động
viên tôi để tôi có thể vững tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Hà Nội, 2014

Trần Duy Thùy Dương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
AFTAA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Chương 1: Tổng quan về toàn cầu hóa và phong trào chống toàn cầu hóa
1.1 Toàn cầu hóa ………………………………………………………12 ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa……………………………….. …..12
1.1.2 Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa……………..16 EZLN: Quân giải phóng quốc gia Zapatista
1.2 Phong trào chống toàn cầu hóa …………………………………....20
J20: Phong trào chống toàn cầu hóa tại Genoa ngày 20 tháng 7 2001
1.2.1 Khái niệm về chống toàn cầu hóa……………………………...20
1.2.2 Nguyên nhân chống toàn cầu hóa ………………………..........28 J18: Phong trào chống toàn cầu hóa tại London ngày 18 tháng 1999
Chương 2: Thực trạng một số phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
2.1 Phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước phát triển……………...39
2.1.1 Phong trào J18 – Lễ hội chống tư bản toàn cầu………………39 GATTS: Hiệp định chung về thương mại và thuế
2.1.2 Phong trào N30 – Cuộc chiến ở Seattle……………………...42
2.1.3 Phong trào J20 – Genoa và các cuộc chống đối……………….45 GDAs: Ngày toàn cầu hành động
2.2 Phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển………...48
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
2.2.1 Phong trào chống đối toàn cầu đầu tiên từ Zapatista (EZLN)….48
2.2.2 Diễn đàn xã hội thế giới (WSF)………………………………...52 GSF: Diễn đàn Xã hội Genoa
2.2.3 Phong trào nhân dân hành động toàn cầu (GPA)……………….56
MNCs: Tập đoàn đa quốc gia
Chương 3: Đánh giá sự tác động của phong trào chống toàn cầu hóa với thế
giới và Việt Nam và dự báo phong trào trong những năm tới N30: Phong trào chống toàn cầu hóa tại Seattle ngay 30 tháng 11 năm 1999
3.1 Tác động đối với thế giới và việt Nam……………………………..61
3.3.1 Tác động của phong trào với thế giới…………………………..61 NAFTA: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
3.3.2 Tác động của phong trào với Việt Nam………………………..66
NGOs: Tổ chức vô chính phủ
3.2 Đánh giá về phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới………….70
3.3 Dự báo về phong trào chống toàn cầu hóa………………………. ..72 OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
KẾT LUẬN
PGA: Tổ chức hành động nhân dân toàn cầu

RTS: Phong trào Reclaim the Street ở Anh

1 2
TPP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

WB: Ngân hàng thế giới MỞ ĐẦU

WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới


1. Lý do chọn đề tài luận văn
WSF: Diễn đàn xã hội thế giới
Khoảng mười năm trước khi nhà báo Thomas Friedman người nổi tiếng
WTO: Tổ chức thương mại thế giới với những cuốn sách về toàn cầu hóa như “chiếc xe Lexus và cây ô
liu”(1999); “ Thế giới phẳng” (2004) đã cho rằng “thế giới bây giờ là một thế
giới phẳng...” Nhưng trong lần quay trở lại Việt Nam gần đây chính ông đã
phải phải thú nhận rằng chỉ trong mười năm, thế giới đã thay đổi quá nhiều do
tốc độ kết nối khủng khiếp của toàn cầu hóa mang lại khiến những gì viết
trong sách không còn bắt kịp “thế giới ngày càng phẳng hơn so với thời tôi
viết sách này. Chúng ta chuyển từ kết nối sang siêu kết nối. Quan hệ giữa
chúng ta chuyển từ liên kết thành phụ thuộc lẫn nhau chỉ trong vòng 1 thập
kỷ…Rất tiếc, thời đó tôi không đủ thật thà để viết "thế giới đang trở nên
phẳng hơn", thay vì chọn "thế giới phẳng”. 1
Những chia sẻ của Thomas cho thấy sự phát triển của toàn cầu hóa
chưa hề có dấu hiệu dừng lại thậm chí toàn cầu hóa vẫn ngày càng mạnh mẽ
lan tỏa khắp mọi con đường, ngõ hẻm trên thế giới, không trừ lĩnh vực nào,
không quốc gia tổ chức nào có thể đứng ngoài sự “siêu kết nối” và “phụ
thuộc lẫn nhau” của toàn cầu hóa. Thế giới dường như đã nhỏ lại rất nhiều so
với nhiều thập kỷ trước.
Tuy nhiên, khi toàn cầu hóa xâm nhập ngày càng sâu vào các lĩnh vực
của nhân loại bên cạnh những mặt tích cực toàn cầu hóa mang tới thì vẫn kèm
theo cả những mặt trái. Những mặt tiêu cực này cũng đã tác động và ảnh
hưởng nhiều tới văn hóa, chính trị, đời sống, xã hội của con người và gây nên

1
http://gafin.vn/20140508072950781p64c70/loi-tu-thu-cua-thomas-friedman-tai-viet-nam.htm

3 4
những làn sóng phản đối, chống lại toàn cầu hóa gay gắt. Dẫn đến sự ra đời
của các phong trào chống đối toàn cầu hóa. Phong trào chống toàn cầu hóa có 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
nhiều thành phần tham gia khác nhau, có nhiều đặc điểm, tính chất, mục đích  Tình hình nghiên cứu trong nước
khác nhau và diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Những phong trào này xuất Nghiên cứu về toàn cầu hóa và những mặt trái của nó không còn là đề
hiện không phải chỉ ở những nước đang phát triển, nơi chịu nhiều áp bức, đè tài mới, có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí về đề tài này. Nhưng
nén mà còn cả ở những nước phát triển, họ cũng phải chịu những tác động
nghiên cứu về hiện tượng và phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới thì
nhất định trong quá trình hội nhập của toàn cầu hóa ảnh hưởng tới đời sống
lại rất mới mẻ, chưa đi sâu và khái quát được về định nghĩa, nguyên nhân,
kinh tế - xã hội như thất nghiệp hay ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo thực trạng và tác động của chống toàn cầu hóa với thế giới và đặc biệt với
rõ rệt… Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu trong nước nổi bật một số sách,
Ở Việt Nam, thuật ngữ “toàn cầu hóa” không còn xa lạ, và Việt Nam
bài viết sau :
cũng đang trong quá trình hội nhập từng phần với toàn cầu hóa. Tuy nhiên khi
Trước hết là cuốn Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn
nhắc tới các thuật ngữ “chống toàn cầu hóa” “phong trào chống toàn cầu hóa” đề đặt ra với Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Quế, PGS,TS. Nguyễn Hoàng
hay “phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa” thì dường như khá mới mẻ Giáp và ThS. Mai Hoài Anh đồng chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia Hà nội –
và hầu như chưa nhiều các công trình nghiên cứu về đề tài này. Mặc dù Việt 2008) gồm 6 chương. Trong đó làm rõ định nghĩa khái quát về xu thế toàn cầu
Nam cũng nhận biết được những tác động gồm tích cực và tiêu cực, những
hoá và tìm hiểu về sự ra đời phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá, cũng
mặt trái của toàn cầu hóa. Nhằm làm rõ thêm kiến thức và hiểu biết về các như mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh của phong
“phong trào chống đối toàn cầu hóa” giúp chúng ta nhận thức được những trào chống mặt trái của toàn cầu hoá. Đưa ra những kết quả và xu hướng của
điểm tích cực và những mặt chưa tích cực của toàn cầu hóa. Hơn nữa, làm đa phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá. Đánh giá Việt Nam với phong
dạng góc nhìn, đánh giá chính xác về các phong trào chống toàn cầu hóa để
trào chống mặt trái của toàn cầu hoá và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
luôn vững vàng trước sự tác động của nó đối với các cá nhân, tổ chức và quốc trước xu thế toàn cầu hoá. Đây cũng là một trong số ít những nghiên cứu về
gia. Đồng thời đây cũng là đóng góp nhất định giúp cho sự phát triển của toàn chống đối toàn cầu hóa, nhưng còn chưa đi sâu vào thực trạng các phong trào.
cầu hóa ngày một hoàn thiện hơn, giảm bớt các mặt tiêu cực hơn. Chính vì Ở trong luận văn này sẽ có những điểm mới nhằm làm rõ những thực trạng
vậy tôi quyết định chon đề tài “phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới”
đấu tranh của phong trào chống đối toàn cầu hóa.
để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Đồng thời, muốn
Ngoài ra, cuốn Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ ba của Trần Nhu
cung cấp thêm một lượng thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu và tìm hiểu (NXB Trẻ, TP. HCM, 2001) cũng đã giới thiệu về những mặt trái của toàn
sâu hơn về đề tài này. cầu hóa và những phản ứng cửa thế giới thứ ba đối với toàn cầu hóa và đưa ra
những khuyến nghị với các nước thế giới thứ ba.

5 6
Trong bài viết “Khảo sát và suy nghĩ về hiện tượng “chống toàn cầu AK Thompson có cuốn sách Black Bloc, White Riot: Anti-
hóa””, (tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới (Trung Quốc), số 2, 2001) của Globalization and the Genealogy of Dissent, xuất bản năm 2010. Trong cuốn
Long Trung Anh đã khái quát hóa hiện tượng chống toàn cầu hóa trên thế sách của ông, ông đã viết về các cuộc biểu tình chống lại toàn cầu hóa với
giới, qua đó đưa ra các đánh giá của mình về phong trào. những cuộc chiến bạo lực thực sự . Qua đó, cho thấy những góc tối của toàn
cầu hóa và sự bùng nổ của con người những mặt trái mà toàn cầu hóa mang
Một số bài báo như Những nét mới của phong trào phản toàn cầu hóa
tới.
hiện nay của Nguyễn An Ninh đưa ra những góc nhìn về các sắc thái chính trị
, hình thức tập hợp lực lượng của phong trào. Với cuốn The battle of the story of: The battle of Seattle, David Solnit
Ngoài ra còn có một trang web cũng viết khá ngắn gọn về những phong trào and RBbBeca Solnit đã miêu tả rất kỹ về cuộc chiến ở Seattle, để cho thấy rõ
chống toàn cầu hóa. bức tranh chống đối của toàn cầu hóa tại nơi được coi là dấu ấn lịch sử chống
Có thể thấy, các nghiên cứu trong nước còn chưa nhiều những nghiên lại mặt trái của toàn cầu hóa, một mảng tối của nhân loại trong những năm
cứu về vấn đề này.Trong khi đó các nguồn tài liệu nước ngoài thì khá dồi dào đầu thế kỉ XXI.
và đa dạng hơn rất nhiều hơn so với tình hình nghiên cứu ở trong nước.
Luis A. Fernadez với cuốn Policing Dissent Social Control and the
 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Anti-Globalization Movement đã đưa các phong trào xã hội liên quan tới việc
Phong trào chống toàn cầu hóa đã thu hút rất nhiều sự quan tâm nghiên
chống đối toàn cầu hóa phân tích cụ thể, sau đó đã chỉ ra những phương thức
cứu trên thế giới từ khi bắt đầu hình thành và khi trở thành một phong trào
để kiểm soát nó không biến những cuộc chống đối hòa bình thành những
toàn cầu. Trong đó đáng chú ý là các tác giả:
cuộc bạo loạn trên toàn thế giới.
Thomas Friedman, với hai cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt bao
gồm Chiếc xe Lexus và cây Ôliu (1999) miêu tả khá kỹ các nguyên nhân của Cuốn Globalizations from below: Transnational Activists and Protest

sự chống đối, tâm lý chống đối và hành vi chống đối toàn cầu hóa. Phân tích Networks cũng viết rất hay về sự toàn cầu hóa từ bên dưới, đó là những tầng

hiện tượng chống đối một cách khái quát, toàn diện và đưa ra các định hướng lớp thấp kém hơn, chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và các mạng lưới

giúp nhân loại có thể thích nghi được với toàn cầu hóa, không bị lùi lại phía chống đối toàn cầu hóa. Đây được cho là những thành phần chính yếu trong

sau. Còn cuốn Thế giới phẳng (2004) cho thấy những đặc điểm, tính chất toàn các phong trào chống đối toàn cầu hóa.Các tác giả này đã cho thấy một góc

cầu hóa dẫn tới những tác động đối với con người và tốc độ đổi thay rất nhanh nhìn khác nhau về các phong trào chống toàn cầu hóa trên toàn cầu.

của toàn cầu hóa. Viết về các phong trào xã hội trong đó nổi bật là Diễn đàn Xã hội Thế
Bên cạnh Thomas Friedman, các tác giả viết về các phong trào chống giới, tác giả Teivo Teivainen đã giới thiệu cuốn sách The World Social Forum
đối rất nổi tiếng bao gồm: and global democratisation: learning from Porto Alegre, nói về diễn đàn,

7 8
hình thức hoạt động và những thành viên tham gia trong cuộc gặp tại Porto  Hai là, chỉ ra các điểm tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến
Alegre tại Braxin, qua đó cung cấp thêm những thông tin về diễn đàn này cho các nguyên nhân chính dẫn tới các phong trào chống toàn cầu hóa trên
người đọc có thêm những kiến thức. thế giới hiện nay.

Bên cạnh các cuốn sách viết về sự chống đối toàn cầu hóa, có rất nhiều  Ba là, đánh giá thực tiễn các phong trào chống toàn cầu hóa trên thế
những bài báo, tham luận của các tác giả khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là giới hiện nay qua đó đưa ra được những tác động của phong trào đối
một nguồn tư liệu hữu ích để tôi tham khảo và có thể hoàn thành luận văn của với thế giới và Việt Nam.
mình. Ngoài ra còn một lượng lớn các website với những thông tin góp phần  Bốn là, đề xuất những dự báo về phong trào này trên thế giới trong
làm rõ những đặc điểm, hiện trạng của các phong trào. những năm tới đây .

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

 Mục đích  Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về hiện tượng chống toàn cầu hóa ở trên thế giới, nghiên cứu Đối tượng của đề tài nghiên cứu tập trung vào một số các quốc gia phát
vấn đề nhằm một mặt tìm hiểu rõ hơn quá trình toàn cầu hóa và phong trào triển và đang phát triển, các nhóm, tổ chức nổi để làm rõ được thực trạng đấu
đấu tranh chống toàn cầu hóa, cụ thể là sự ra đời, phát triển, tổ chức và hoạt tranh của các phong trào này trên thế giới.
động của toàn cầu hóa và phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa. Từ đó
 Phạm vi nghiên cứu
thấy rõ tầm quan trọng của phong trào chống toàn cầu hóa hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu được bắt đầu từ khi các phong trào chống toàn cầu
Góp phần phân tích, làm rõ và thấy được thực trạng của phong trào đấu
hóa hình thành từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX cho tới nay.
tranh chống toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Tổng quát được các vấn đề đặt ra và triển vọng của phong trào đấu  Phương pháp luận
tranh chống toàn cầu hóa.
Phương pháp luận được vận dụng trong luận văn là các lý luận quan hệ
 Nhiệm vụ
quốc tế, lý luận kinh tế học chính trị và xã hội học về xung đột xã hội nhằm
Từ những cơ sở của mục đích, luận văn sẽ có những nhiệm vụ sau: làm rõ các nguyên nhân, đặc điểm, thực trạng của phong trào.

 Một là, đưa ra khái quát định nghĩa, khái niệm về toàn cầu hóa, hiện  Phương pháp nghiên cứu
tượng chống toàn cầu hóa và phong trào chống toàn cầu hóa.
Sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích,
case-study, so sánh, tổng hợp để làm rõ sự hình thành, phát triển, thực trạng

9 10
của hiện tượng chống đối toàn cầu hóa cũng như đưa ra các dự báo cho tương
lai của phong trào.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ HIỆN TƯỢNG
6. Những đóng góp mới của luận văn CHỐNG TOÀN CẦU HÓA
Làm rõ các khái niệm và nguồn gốc của phong trào chống toàn cầu hóa, 1.1. Toàn cầu hóa
phân tích các nguyên nhân và đánh giá thực trạng của phong trào qua đó chỉ 1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa
ra các tác động của các phong trào đối với thế giới và đặc biệt với Việt Nam. Bước sang giữa thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI toàn cầu hóa vẫn đang là
Đồng thời đưa ra những dự báo của phong trào đối với thế giới trong một số thuật ngữ rất nóng và đang tiếp tục được nghiên cứu. Chưa có một định nghĩa
năm tới đây. nhất quán nào để giải thích cho thuật ngữ “toàn cầu hóa” một cách chuẩn mực
nhất. Các định nghĩa của toàn cầu hóa đến nay chỉ mang tính chất tương đối,
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
giải thích một cách khái quát nhất nguồn gốc, tính chất, đặc điểm...của toàn
Luận văn có thể cung cấp một mảng kiến thức nhỏ cho những ai chưa
cầu hóa, giúp con người có thể dễ dàng khái quát hơn về toàn cầu hóa.
hiểu về mặt trái của toàn cầu hóa và chưa hiểu về các phong trào chống toàn
Có thể thấy rằng toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới xuất
cầu hóa. Để có cái nhìn đúng đắn với các phong trào và tầm quan trọng của
hiện. Toàn cầu hóa thực chất là một quá trình. Từ thời xa xưa các quốc gia
một lực lượng chính trị mới đang nổi lên chống lại những bất bình đằng,
sống biệt lập với nền kinh tế tự cung tự cấp cho chính quốc gia mình. Chỉ khi
mong muốn có được sự dân chủ, công bằng trên thế giới.
kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển các quốc gia mới bắt đầu có nhu cầu
Đồng thời, có thể đóng góp trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho quan hệ, buôn bán, giao thương nhưng chủ yếu dưới hình thức thương mại lẻ
công tác giảng dạy hay nghiên cứu. tẻ, từng khu vực, từng vùng chứ chưa trao đổi, giao thương trên toàn thế giới.
8. Kết cấu của luận văn Tới thế kỷ XVI với sự phát triển của CNTB, với nhiều phát minh mới
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phần phụ lục , kết cấu luận văn gồm trong khoa học kỹ thuật đã giúp cho sự giao lưu, giao tiếp của con người trên
có 3 chương: toàn thế giới tăng lên. Sang tới thế kỉ XVIII cuộc đại cách mạng khoa học đầu
tiên biến nền sản xuất kinh tế thủ công lên nền đại công nghiệp cơ khí. Các
 Chương 1: Tổng quan về toàn cầu hóa và hiện tượng chống toàn cầu
nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ đòi hỏi nguồn lực sản xuất lớn, bắt
hóa
đầu đi tìm kiếm và xâm lược thuộc địa lẫn nhau và quá trình quốc tế hóa đã
 Chương 2: Thực trạng phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới
dần bắt đầu.
 Chương 3: Tác động của phong trào Chống toàn cầu hóa đối với đời
sống kinh tế, chính trị và văn hóa thế giới.

11 12
Thế kỉ XX vào giai đoạn phát triển cao nhất của CNTB và tiếp tục của cũng dễ dàng quản lý thông qua mạng lưới này, dù có cách nơi làm việc nửa
quá trình quốc tế hóa trong điều kiện mới, mức độ cao.2 Trong thời gian này, vòng trái đất.
với nhu cầu phát triển và sự thiếu hụt các nguồn lực tăng lên một cách nhanh Số liệu thống kê về thương mại cho thấy, từ năm 1950 đến năm 1997,
chóng, các quốc gia phát triển tìm mọi cách để thâu tóm các nguồn lực ở các kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu trung bình mỗi năm tăng lên 6%.
nước kém phát triển hơn và đẩy thế giới vào hai cuộc chiến tranh với quy mô Một yếu tố đáng ghi nhận nữa là sự bùng nổ các hoạt động sát nhập và thôn
chưa từng có trong lịch sử nhân loại đó là hai cuộc chiến tranh thế giới I và II. tính của các công ty. Theo Hội nghị Liên hiệp quốc tế về thương mại và phát
Sau các cuộc chiến đó, các quốc gia bắt đầu phân chia các khu vực ảnh triển: “tổng giá trị các phi vụ sát nhập này lên tới 411 tỷ USD vào năm 1998,
hưởng, xây dựng những luật lệ buôn bán quốc tế và đồng thời có những quy có nghĩa là tăng 74% so với năm 1997 và ngay con số của năm 1997 cũng đã
định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Đồng thời, với sức sản xuất lớn đòi tăng 47% so với năm 1996”3. Như vậy, toàn cầu hóa đã diễn ra như một quá
hỏi phải có một lực lượng sản xuất hùng hậu, nên các cuộc di dân Âu – Mỹ, trình do nhu cầu phát triển cấp thiết do chính con người tạo ra trong một thời
Úc, Á- Âu, Phi- Âu, Mỹ đã trở nên phổ biến và làm cho sự giao lưu trao đổi gian dài và bùng nổ ở cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
hàng hóa, nhận lực đã bắt đầu chạm tới phạm vi toàn cầu. Nếu nhìn từ lý thuyết, toàn cầu hóa không phải xuất hiện một cách tự
Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, những thập niên cuối của thế kỉ nhiên mà nó phát sinh và phát triển từ chủ nghĩa tự do mới đi kèm là nền kinh
XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, gắn liền với sự bùng nổ cuộc cách tế thị trường của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tự do mới nghĩa luôn hướng tới
mạng thông tin. Làn sóng toàn cầu hóa hiện nay có nhiều yếu tố chưa từng có sự cam kết cao nhất về tự do cá nhân, niềm tin vào thị trường tự do và phản
tiền lệ. Nhờ sự vươn xa của internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người đối sự can thiệp của nhà nước trong đó. Chủ nghĩa tự do cho rằng việc can
ở nhiều nơi hơn, với chi phí rẻ hơn bao giờ hết – và tốc độ thay đổi đó nhanh thiệp của nhà nước quá sâu vào thị trường sẽ làm cho thị trường bị trì trệ và
chóng đến mức khó có thể hi vọng ghi chép lại được. không phát triển được đồng nghĩa với việc các yếu tố xã hội khác cũng bị suy
Và giai đoạn này đánh dấu một sự thay đổi về lịch sử, khi toàn cầu hóa giảm theo. Để thị trường được tự do phát triển và tự điều phối sẽ làm cho các
đã bắt đầu len lỏi vào từng quốc gia khu vực trên thế giới. Các dòng vốn chảy tầng lớp trong xã hội được cạnh tranh lành mạnh, người nghèo sẽ được giàu
đi khắp nơi trên toàn thế giới, các công ty xuyên quốc gia có mặt khắp mọi hơn, xã hội sẽ là một xã hội dân chủ và văn minh.
nơi. Giờ đây, khó để biết một chiếc máy tính xách tay từ khâu sản xuất, lắp Các “lực lượng chính của chủ nghĩa tự do mới là IMF, WB, WTO”4.
ráp và viết phần mềm đã qua bao nhiêu quốc gia, đó là những quốc gia nào Đây chính là các tổ chức hỗ trợ cho thị thị trường, giúp đỡ cho các thị trường
trước khi đến tay người sử dụng. Bởi sự hội nhập và liên kết toàn cầu đã làm gặp khó khăn và bất ổn bằng cách cho mượn các khoản vay ưu đãi, các khoản
cho mọi thứ được chuyên môn hóa với từng khu vực, từng quốc gia khác trợ cấp và ràng buộc họ bởi một số các điều khoản, yêu cầu. Do đó, đây cũng
nhau. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin và quản trị mạng, con người
3
Roland Blum, Toàn cầu hoá, Báo cáo điều tra 1963, Quốc hội, Uỷ ban đối ngoại, 1999, tr. 7

2
Nguyễn Đức Bình, Toàn cầu hóa và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, NXB CTQG , tr 13 4
George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd, 2011, tr. 42

13 14
chính là một nguyên nhân dẫn đến việc chống đối nhằm vào các tổ chức này ở hoảng của một nước có thể kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
nhiều nơi trên thế giới. Vì họ cho rằng các tổ chức này đại diện cho một số hay nền tài chính của một quốc gia.
nước, dùng tiền thông qua các tổ chức để buộc các nước khác phải có những Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình xuyên suốt và phát triển mạnh
điều chỉnh hay có những chính sách không hợp lý để làm lợi cho các nước mẽ nhất vào cuối thể kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, nó đề cao phát triển theo chủ
thâu tóm thông qua các tổ chức kia. Nghĩa là để nhận được viện trợ từ các tổ nghĩa tự do mới, và tự do thị trường . Qua đó các hoạt động thương mại được
chức, các quốc gia tiếp nhận phải tái cấu trúc nền kinh tế và xã hội của họ phù mở rộng, giao lưu trên nhiều lĩnh vực với quy mô toàn cầu. Là xu thế khách
hợp với lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới và điều này gây ra sự cưỡng ép, bất quan và phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia và khu vực trên
bình đẳng, thiếu dân chủ cho các nước chịu viện trợ từ các tổ chức này. toàn thế giới.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Toàn cầu hóa là một lực lượng Tới nay, định nghĩa được cho là phổ biến nhất của toàn cầu là: “Toàn
quá đa dạng, phổ biến và mạnh mẽ đến nỗi sự sụp đổ kinh tế quy mô lớn hiện cầu hóa là quá trình phổ biến các giá trị chung trên quy mô toàn cầu.”
nay cũng không thể làm chậm tiến trình hay đảo chiều hoàn toàn được nó. Dù 1.1.2 Những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa
là được ủng hộ hay phê phán, toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Giống như  Xét về những mặt tích cực của toàn cầu hóa
Thomas Friedman đã viết trong “chiếc cây Lexus và cây ôliu” cả “sư tử” và Toàn cầu hóa mang tới một sự đổi mới về kinh tế rất nhanh và mạnh
“linh dương” trước khi ngủ đều phải nghĩ làm sao sáng mai mình phải chạy mẽ so với trước đây. Mậu dịch gia tăng, dòng vốn đầu tư chảy xuyên các biên
thật nhanh, nếu “sư tử” không muốn bị chết đói vì không săn được con mồi và giới. Tạo ra một thị trường cạnh tranh tự do, thúc đẩy hội nhập và phát triển
“linh dương” không muốn bị ăn thịt bởi “sư tử”. Mỗi con người quốc gia chỉ nền kinh tế toàn thế giới. Chính vì vậy, toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các
có thể hoặc chấp nhận toàn cầu hóa và thích nghi để có thể sống cùng với toàn nước đang phát triển có cơ hội được thử sức mình ở sân chơi lớn với quy mô
cầu hóa hoặc sẽ bị toàn cầu hóa làm cho lạc hậu hơn. toàn cầu.
Mặc dù là xu thế khách quan, tất yếu nhưng nhân loại không hề đơn Sự hội nhập kinh tế toàn cầu mang tới những ưu đãi hấp dẫn cho các
độc trong quá trình này. Xét về bản chất toàn cầu hóa là “quá trình tăng lên khu vực, quốc gia. Việc tham gia các tổ chức, nhóm, hiệp hội là cơ hội để các
mạnh mẽ các mối liên hệ, sự ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất nước kém phát triển, đang phát triển nói lên những quan điểm, ý kiến, quyền
cả các quốc gia, các khu vực trên thế giới” . Ngôi “làng toàn cầu” mà nhà văn
5
lợi chính đáng của mình và nhận được sự ủng hộ của các nước trong hội,
Canada McLuhan đã từng nói đến trong những năm 1960 đang trở thành hiện nhóm, tổ chức đó.
thực. Những cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hay 2008 là những ví dụ rõ nét Toàn cầu hoá kinh tế mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển
nhất cho tính chất phụ thuộc và ràng buộc của toàn cầu hóa. Giờ đây sự khủng nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó hình
thành một cơ cấu kinh tế – xã hội, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hoá.

5
Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN, (3/2001) tr.3

15 16
Có thể nói, việc phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu do lực đẩy giao lưu và cải cách giữa các nền văn hóa với nhau, làm cho xã hội con người
mạnh mẽ từ sự phát triển khoa học công nghệ mà đặc biệt là internet, góp ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
phần làm cho quá trình giao lưu, buôn bán giữa các khu vực, quốc gia được Như vậy, những sự thay đổi về lượng trong mỗi cấu phần của toàn cầu
thuận lợi hơn, mau lẹ hơn, và tiết kiệm các chi phí để hàng hóa rẻ hơn so với hóa về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và quân sự, vv…cũng lớn tới mức
trước đây. tạo ra sự thay đổi về chất. Mở ra cho thế giới những cơ hội hoàn toàn mới và
Toàn cầu hóa về kinh tế cũng kéo theo toàn cầu hóa về các lĩnh vực đương nhiên cả những “hệ quả chưa từng có trong lịch sử loài người”6.
khác của nhân loại. Với việc ngày càng hội nhập về kinh tế đồng nghĩa với  Xét về những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
việc các khu vực các quốc gia phải thay đổi mà đẩy mạnh hội nhập về chính
`“Khi tôi nói rằng thế giới đang được làm phẳng không có nghĩa là tất cả
trị, xã hội và văn hóa…Các quốc gia muốn hòa mình vào làn sóng đang lên
chúng ta đều bình đẳng. Mà tôi muốn nói rằng hơn bao giờ hết có nhiều người
cao của toàn cầu hóa kinh tế không thể thu mình trong quốc gia của mình hay
hơn, có nhiều cách thức hơn, để tiếp cận với nền tảng thế giới phẳng, để liên
trong khu vực của mình mà xu thế bắt họ phải thay đổi, thích nghi trước
kết, cạnh tranh phối hợp và đáng tiếc là cả hủy diệt nữa”7. Đó là nhận định
những đổi thay của toàn cầu. Ví dụ, Nhật Bản là một quốc gia ở khu vực
của Thomas Friedman khi nói về các yếu tố hội tụ của thế giới phẳng. Và
Đông Á, nhưng có thể tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á mở rộng
dường như đó là một nhận định đúng cho toàn cầu hóa.
(gọi tắt là ASEAN+3) để thiết lập các mối quan hệ khăng khít hơn với các
quốc gia ở Đông Nam Á trong kinh tế - chịnh trị. Từ đó giành được những lợi `Toàn cầu hóa tới, mặt tích cực là mang theo nhiều điều tốt đẹp cũng như
ích và ảnh hưởng nhất định ở khu vực này. lợi ích nhiều hơn cho con người, giúp các khu vực các quốc gia trên thế giới
Với sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật trong kỷ nguyên toàn có cơ hội được mở mang, đổi mới, giao lưu hội nhập và phát triển. Tuy nhiên
cầu hóa, giờ đây cuộc sống của nhân loại cũng được nâng cao hơn bao giờ cũng mang tới cả những điều tiêu cực và những thách thức cho các quốc gia,
hết. Mười lăm năm trước khi internet chưa được phổ biến cuộc sống con khu vực.
người vẫn bị bó hẹp trong từng quốc gia, từng khu vực. Còn giờ đây các hoạt
`Toàn cầu hóa tạo cơ hội mở rộng thị trường, tạo ra sự cạnh tranh, song đó
động kết nối con người thường diễn ra tức thì và gần như không mất chi phí.
là các cuộc cạnh tranh, chạy đua không cân sức giữa các nước giàu, các tập
Ví dụ, để liên lạc quốc tế ngày nay chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối
đoàn tư bản khổng lồ với các nước kém phát triển hơn. Trong cuộc chạy đua
wifi hoặc 3G đã có thể gọi đi khắp nơi trên thế giới với các dịch vụ giá rẻ hay
đó, chắc chắn các nước đang và kém phát triển hơn sẽ bị thua thiệt.
thậm chí là miễn phí. Những thuận lợi này giúp đời sống, dịch vụ, sự hiểu biết
của con người tăng lên và sự giao lưu kết nối con người cũng trở nên dễ dàng
hơn. Sự trao đổi về văn hóa giữa các khu vực và quốc gia trên thế không còn
6
http://nghiencuuquocte.net/2013/07/09/28-toan-cau-hoa/
sự cản trở. Đồng thời, những yếu tố thuận lợi này còn thúc đẩy việc học tập, 7
Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP.HCM, 2005, tr 310

17 18
`Trong các lý thuyết thương mại quốc tế, các nhà kinh tế cho rằng các có được những ưu đãi về kinh tế các quốc gia phải chấp nhận nơi lỏng các
quốc gia có lợi thế riêng của mình, nếu tập trung phát huy lợi thế đó và đổi chính sách, phải dân chủ hơn và chịu nhiều tác động của các tổ chức, các tập
lấy những mặt hàng bất lợi thế của mình với các quốc gia khác sẽ mang lại lợi đoàn nước ngoài hơn.
ích cao hơn cho các bên tham gia.Vì vậy, cần mở cửa rộng rãi, để đón nhận Toàn cầu hoá đặt các nước chậm phát triển, đang phát triển trước “nguy
luồng hàng hóa từ các quốc gia khác. Thực sự, nếu hai bên tham gia với một cơ tụt hậu” nhất là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, không thể theo kịp các nước
vị thế bình đẳng thì có thể lý thuyết này thật hoàn hảo. Nhưng trên thực tế, phát triển về sự phát triển kinh tế yếu tố vật chất, kỹ thuật.
các nước giàu, các nước phát triển luôn luôn dùng những cụm từ hoa mỹ như Ngoài những dòng nước trong nó cũng mang tới những dòng nước đục
“thương mại bình đẳng” “tự do hóa thương mại” lại chính là những các quốc như các vấn đề lạm phát, phát triển không bền vững, khai thác cạn kiệt các
gia đang duy trì sự bất bình đẳng đó. nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước. Ô nhiễm môi trường một cách trầm
Trong hội nghị chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi, tổ chức trọng. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp do sự chuyển đổi đầu tư, khoét sâu thêm hố
tại Hà Nội năm 2004, Alan Deardorff, giáo sư kinh tế quốc tế, đại học ngăn cách giàu nghèo, làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội trong từng
Michigan – Mỹ, phát biểu: “Hiệp định thương mại song phương thường đưa nước và giữa các nước với nhau.
đến những thỏa thuận rất không tương xứng giữa các nước nhỏ với Mỹ hoặc Toàn cầu hóa cũng tạo ra những sự lai căng về văn hóa và tạo ra nguy
châu Âu. Trong loại hiệp định này, các nước lớn hay các khối thương mại như cơ làm biến dạng hoặc mất đi bản sắc dân tộc, mất độc lập tự chủ của các
EU có xu hướng giành lợi thế về mình chứ không phải lúc nào cũng vì lợi ích quốc gia, xuất hiện sự chống đối, ly khai giữa các quốc gia dân tộc. Mâu
của các nước đối tác. Các hiệp định song phương không phải là thương mại tự thuẫn sắc tộc, tôn giáo sẽ còn phức tạp hơn và đồng thời nó cũng tạo ra khả
do xét trên khía cạnh như là thành quả truyền thống của thương mại. Chúng là năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Do đó đời sống con
những thỏa thuận phân biệt đối xử hoặc ưu đãi giữa một số nước với các nước người và an ninh xã hội kém an toàn, con người luôn phải sống trong lo sợ,
khác trên thế giới” . 8
các quốc gia luôn phải cảnh giác lẫn nhau.
Vì thế, không phải quốc gia nào cũng khai thác, tận dụng được các mặt Có thể nói toàn cầu hóa mang tới khá nhiều những mặt tiêu cực và tác động
tích cực của toàn cầu hóa mà phần lớn chỉ các nước phát triển mới thụ hưởng không hề nhỏ tới đời sống con người và góp phần dẫn tới những nguyên nhân
được những lợi thế đó tối đa. Còn các nước kém phát triển hơn thường phải và những hiện tượng chống đối toàn cầu hóa.
chịu thiệt thòi giống như việc xuất khẩu hàng hóa với giá rẻ do các nước phát 1.2. Chống toàn cầu hóa và nguyên nhân của phong trào chống toàn cầu
triển trợ giá sản phẩm của họ. Nhưng lại phải nhập hàng hóa với giá đắt. khóa
Việc hội nhập mở cửa về kinh tế đồng thời cũng mang đến những điểm 1.2.1 Khái niệm về chống toàn cầu hóa
tiêu cực về chính trị, đó là sự suy giảm dần việc quản trị của các quốc gia. Để Trước hết cần làm rõ định nghĩa “phong trào xã hội”, để hiểu được sự
chống đối toàn cầu hóa có phải một phong trào hay không. Theo Catherine
8
UN, Kỷ yếu hội nghị quốc về chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi ,Hà Nội, 2004, tr. 91

19 20
Eschle phong trào xã hội là "một hệ thống hành động tổng hợp, trong đó mẽ của toàn cầu hóa. Điểm khác biệt so với các phong trào xã hội trước đó là
phương tiện khác nhau, mục đích và hình thức đoàn kết, tổ chức hội tụ một sự quan tâm nhằm vào sự công bằng dân chủ trên toàn cầu, chứ không phải là
cách nhiều hay ít bền vững. Nói cách khác, phong trào là các quá trình đang sự quan tâm nhằm vào quốc gia. Chính điểm khác biệt này đã đưa các phong
diễn ra trong đó các diễn viên khác nhau xây dựng một khung tham chiếu, trào chống đối toàn cầu hóa trở thành những phong trào mới và là một trong
hình thành một bản sắc chung. Qua đó thiết lập mối quan hệ với nhau, định vị những phong trào lớn của thể kỉ XXI.
bản thân mình trong môi trường đó, và được công nhận như một tập thể”9 Như đã đề cập phía trên, nếu xét trên định nghĩa của một phong trào xã
Nguồn gốc của phong trào xã hội theo Steve Charnovitz cho thấy rằng hội thì các hiện tượng chống đối toàn cầu hóa, hoàn toàn có thể định nghĩa
trong làn sóng hội nhập quốc tế mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX đến những năm như một phong trào. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách gọi tên.
1920, việc thành lập cơ quan như Liên đoàn các quốc gia và các các tổ chức Bởi có rất nhiều những ý kiến khác nhau cho rằng đây có phải phong trào
liên chính phủ đi kèm với các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGOs) đều rất chống toàn cầu hóa hay không.
phát triển với việc huy động các cuộc họp xã hội dân sự. “Tại một số hội nghị
Có một vài khái niệm như theo định nghĩa của BBC: “Chống toàn cầu
của chính phủ và của Liên đoàn các quốc gia, các nhóm xã hội dân sự thường
hóa là thuật ngữ chung cho các cuộc biểu tình vì nhiều nguyên nhân khác
trình bày rõ các đề xuất về một loạt các chủ đề, trong đó có hòa bình, giải
nhau như bảo vệ môi trường, nợ thế giới thứ ba, bảo vệ động vật, lao động trẻ
phóng dân tộc, kinh tế, xã hội và quyền của phụ nữ. Trong một số trường hợp,
em, vô chính phủ, chống chủ nghĩa tư bản và phản đối các tập đoàn đa quốc
họ đã tham gia vào hoạt động chính thức, mở đường cho việc công nhận
gia”11.
chính thức của các tổ chức NGOs trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc vào
năm 1945.”10 Các phong trào xã hội xuyên quốc gia và mạng lưới của các tổ Theo Christian Fuchs “Phong trào chống toàn cầu hóa là định nghĩa sai

chức hoạt động về các vấn đề quốc tế nằm trong "phong trào xã hội mới" có lầm bởi vì phong trào này hoàn toàn không phải là sự phòng ngự và phản

nguồn gốc từ những năm 1970 xung quanh các chủ đề về hòa bình, nhân kháng bị động mà là một phong trào chủ động tìm kiếm dân chủ toàn cầu và

quyền, đoàn kết, phát triển, sinh thái học, và các vấn đề của phụ nữ. công lý toàn cầu. Do đó, nó có thể được miêu tả bằng các thuật ngữ như

Bước sang những năm 80 của thế kỷ XX những phong trào xã hội phong trào thay thế toàn cầu hóa hoặc phong trào toàn cầu hóa dân chủ”12.

nhằm tập hợp nhau lại để tìm phương án khắc phục hạn chế của toàn cầu hóa Đồng quan điểm trên, Della Porta cho rằng: “Phong trào chống toàn
đã bắt đầu hình thành. Ở cấp độ xuyên quốc gia có rất ít nghi ngờ rằng họ có cầu hóa, hoặc phong trào phản toàn cầu hóa, là một phong trào xã hội quan
thể tập hợp và trở thành một phong trào lớn mạnh chống lại sự bùng nổ mạnh trọng. Phong trào cũng thường được gọi là phong trào công lý toàn
9
Catherine Eschle, Constructing “the anti-globalization movement, International Journal of Peace
Studies, 2004, tr 65
10
B. N. Ghosh, Halil M. Guven, Globalization and the third world : A study of negative
11
What is anti-globalisation, Tuesday, 1 May, 2001, http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/1305103.stm
consequences, New York: Palgrave Macmilan, 2006, tr. 30 12
http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1903158/antiglobalization/308547/The-antiglobalization-
movement

21 22
cầu, phong trào thay thế toàn cầu hóa, phong trào chống đối các tập đoàn toàn một một hệ tư tưởng chống đối.Vì bản thân phong trào chống toàn cầu hóa
cầu, hoặc phong trào chống toàn cầu hóa tự do mới”13. như các thành phần và mục đích khác nhau như đã nói ở bên trên.Và điều này
Nhiều nhà hoạt động của phong trào chống đối cũng “không chấp nhận cũng gây ra việc khó khăn trong việc dự đoán sức mạnh của phòng trào bởi
thuật ngữ này” . Họ cho rằng thuật ngữ “phong trào chống toàn cầu hóa”
14
“những người chống đối không có chung bất cứ cương lĩnh, hệ tư tưởng hay
thường xuyên được áp đặt bởi các nhà phê bình phong trào và các phương chiến lược nào để cùng hoạt động”15.
tiện truyền thông đã mô-típ lên khi các phong trào chống đối diễn ra. Việc sử Do sự phong phú trong mục đích đấu tranh, phong trào không chỉ đáng
dụng các công cụ truyền thông tiên tiến và công nghệ internet để kết hợp hoạt chú ý bởi số lượng các phong trào mà còn thu hút đông đáo các lực lượng
động qua biên giới là dấu hiệu cho thấy họ vẫn ủng hộ toàn cầu hóa. Trong tham gia với hàng chục các nhóm xã hội khác nhau, các tổ chức phi chính
một số trường hợp, chẳng hạn như chiến dịch “Không biên giới” nổi tiếng ở phủ, hội liên hiệp,…từ những địa vị khác nhau hay mục đích khác nhau đều
châu Âu, những người tham gia cuộc biểu tình đã ủng hộ việc xóa bỏ biên tụ họp và gắn kết nhau lại trong cuộc đấu tranh chống toàn cầu hóa bởi mặt
giới quốc gia hoàn toàn. trái của toàn cầu hóa mang lại.
Thành phần tham gia chống toàn cầu rất đa dạng và đến từ nhiều thành
Các phong trào muốn thể hiện những khát vọng tạo ra một mạng lưới
phần, nhiều nhóm, tổ chức, cá nhân khác nhau trên toàn cầu có thể là các nhà
toàn cầu công bằng dân chủ hơn. Để phản ánh các vấn đề quốc tế này, các nhà
hoạt động bảo vệ môi trường và thúc đẩy xã hội dân chủ, những người lao
hoạt động thường sử dụng những thuật ngữ như phong trào công lý toàn cầu,
động thuộc thế giới thứ ba, phong trào đòi chủ quyền và bản sắc văn hóa “cho
toàn cầu hóa từ bên dưới hay thay đổi toàn cầu hóa là lựa chọn thay thế để
rằng toàn cầu hóa có khả năng gây ra hiện tượng mất gốc, mất bản sắc và mất
chống toàn cầu.
đi những mối quan hệ liên đới xã hội”16. “Họ ra sức bảo vệ chủ quyền của
Nhìn chung tới nay, thuật ngữ “phong trào chống toàn cầu hóa”(anti- quốc gia đang bị mất dần bởi các hiệp định thương mại quốc tế”17. Hay các tổ
globlization) vẫn được sử dựng thường xuyên trong các sách báo và diễn đàn chức thúc đẩy quyền con người, các nhà hoạt động chống bóc lột. “Các nhóm
kể từ sau sự kiện Seattle 1999 và ngày một lớn mạnh thu hút đông đảo các này lên án các chính sách toàn cầu hóa doanh nghiệp đã làm trầm trọng thêm
quốc gia tham gia, trở thành một hiện tượng mới được dư luận thế giới ủng hộ đói nghèo toàn cầu và gia tăng sự bất bình đẳng” 18.
và chú ý nhằm tập hợp các lực lượng để khắc phục những mặt trái của toàn Có thể tóm lại thành phần chống toàn cầu hóa theo ba nhóm sau:
cầu hóa, hạn chế những tiêu cực và bảo vệ sự tồn tại của quốc gia mình. Một là, chống toàn cầu hóa từ cánh hữu (right-wing) được tiến hành bởi

Hệ tư tưởng của các phong trào này cũng không hề thống nhất. Phong nhóm bảo thủ như Đảng Quốc gia Anh (British National Party), Đảng dân chủ

trào chống đối ngày nay theo như Thomas Friedman “khó” có thể hình thành
15
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr 40
16
Roland Blum, Toàn cầu hoá, Báo cáo , điều tra 1963, Quốc hội, Uỷ ban đối ngoại, 1999, tr 9:
13 17
Della Porta, Donatella, The Global Justice Movement: Cross-national And Transnational Perspectives. http://web.uvic.ca/~stucraw/Lethbridge/MyArticles/AntiGlobalization.htm
18
New York: Paradigm, 2006, tr. 18 Engler Marks, Anti-globalization movement: Encyclopedia Activisim and Social Justice, SAGE
14
http://www.democracyuprising.com/2007/04/anti-globalization-movement/ publications, 2011, tr 152

23 24
Quốc gia Đức (National Democratic Party of Germany), Đảng tự do Áo chung của phong trào chống toàn cầu hóa là mong muốn loại bỏ những mặt
(Freedom Party of Austria) “lên án toàn cầu hóa là một mối đe dọa cho nền tiêu cực của chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản đang lợi dụng toàn cầu
kinh tế quốc gia và bản sắc dân tộc và cho rằng nền kinh tế cần được kiểm hóa để áp đặt toàn cầu hóa tiêu cực, phi nhân tính. Mục tiêu tiếp theo là chống
soát, vấn đề nhập cư nên được giới hạn nghiêm ngặt” để đảm bảo bản sắc19
lại sự lũng đoạn của hệ thống quyền lực tư bản độc quyền quốc tế, đồng thời
dân tộc và việc làm không bị thiếu hụt. Các thành phần thuộc cánh hữu cũng hướng tới xây dựng một thế giới mới dân chủ, công bằng và nhân văn hơn.
là một trong những thành phần quan trọng và đóng góp những tiếng nói trong Mục tiêu này của phong trào tập trung ở ba điểm:
các cuộc phản kháng lên án toàn cầu hóa ở các phong trào phản đối toàn cầu Một là, chống lại sự phân phối bất bình đẳng, khoảng cách giàu ngèo
hóa ở phía Bắc như (Seattle, Genoa, Cancun, Quebec…) ngày một tăng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới.
Thứ hai, chống toàn cầu hóa từ cánh tả (left-wing), nhóm này chống Hai là, chống lại cơ cấu trật tự tài chính, thương mại quốc tế hiện nay.
toàn cầu hóa và chống lại “chủ nghĩa tự do mới”20, sự bá quyền của các tập Qua đó tăng sự kiểm soát phổ biến của đời sống chính trị và kinh tế trong bối
đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, WTO. cảnh các công ty ngày càng mạnh mẽ, các tổ chức tài chính toàn cầu vô trách
Thứ ba, chống toàn cầu hóa từ các nhóm tổ chức vô chính phủ về nhiệm với các vấn đề xã hội.
những vấn đề tòan cầu như môi trường, xã hội, bóc lột và lạm dụng quyền con Ba là, chống lại sự khai thác, xâm chiếm, bóc lột con người, các quốc
người... gia đang phát triển trên toàn cầu gây nên những hệ quả tiêu cực cho xã hội,
Điểm đặc biệt là tất cả các nhóm tham gia chống đối lại toàn cầu hóa văn hóa, môi trường…
đều không có những nhà lãnh đạo chính thức, hay sự phân cấp, tất cả đều Tuy mỗi một chủ thể hay thành phần có những mục tiêu khác nhau,
được tập hợp bới những mục tiêu và những mong muốn tương đồng. Khi cần nhưng mục tiêu tổng quát và xuyên suốt cuộc đấu tranh này không phải là
phát ngôn thì họ thường cử những nhà văn, nhà trí thức nổi tiếng để đại diện cuộc đấu tranh hoàn toàn lại bỏ toàn cầu hóa, đưa cuộc sống con người trở về
cho các phong trào. Nổi bật như nhà báo Canada, Naomi Klein,Vandana những gian đoạn khép kín, đóng cửa mà đây là “cuộc đấu tranh cho một toàn
Shiva (nhà bảo vệ về nữ quyền Ấn Độ), Noam Chomsky (nhà trí thức Mỹ), cầu hóa vì con người”21 và vì một xã hội tốt đẹp hơn, xóa bỏ những mặt tiêu
nhà phân tích kinh tế Walden Bello hay thủ lĩnh Subcomandante Marcos của cực không đem lại những lợi ích cho nhân loại toàn cầu.
EZLN. Nội dung bao trùm và khái quát của các phong trào chống đối là nhu
Trên cơ sở những tiêu cực mà toàn cầu hóa gây ra thì mục tiêu của cầu thay thế quá trình toàn cầu hóa của thiểu số hiện nay bằng một quá trình
phong trào là hướng vào khắc phục và ngăn chặn những tiêu cực. Mục tiêu toàn cầu hóa mới, của tất cả và cho tất cả mọi người. Nội dung của phong trào
được thay đổi và đề ra ở các cuộc hội nghị và cuộc họp khác nhau tùy vào
19
http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1903158/antiglobalization/308545/Neoliberal- 21
Engler Marks, Anti-globalization movement: Encyclopedia Activisim and Social Justice, SAGE
globalization#toc308546
20
http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1903158/antiglobalization/308545/Neoliberal- publications, 2011, tr 160
globalization#toc308546

25 26
tình hình và hoàn cảnh. Ví dụ, Diễn đàn Xã hội Thế giới thì đấu tranh đòi Một số nhóm biểu tình ở châu Âu và chừng mực nào đó ở cả châu Á
quyền đại diện của công dân toàn cầu trong các đối thoại thương mại đa còn chĩa mũi nhọn đấu tranh vào "bá quyền Mỹ", thậm chí có nơi một số cơ
phương. Xóa nợ cho các nước nghèo vì các nước đế quốc chính là những kẻ sở kinh tế Mỹ trở thành mục tiêu tấn công của những người biểu tình quá
có nợ chứ không phải chủ nợ. Phải tôn trọng chủ quyền kinh tế của các quốc khích, hay chống lại sự can thiệp do Mỹ đứng đầu ở Iraq và Afghanistan.
gia, tránh sự chi phối và áp đặt của các nước tư bản lớn. Xúc tiến phát triển
Mạng lưới của các phong trào được xây theo chiều ngang và liên kết,
bền vững, ưu tiên cho nhu cầu mỗi quốc gia, lấy nội lực làm chính. Xây dựng
ủng hộ lẫn nhau bằng các mạng truyền thông, internet điều này giúp họ có
một thế giới công bằng, hài hòa trên mọi lĩnh vực và khía cạnh.
được sự kết nối sự phản đối không chỉ trong một khu vực mà thậm chí trên
Chung quy lại, các tổ chức hay phong trào chống đối toàn cầu hóa đều
khắp toàn cầu.
thực hiện nội dung cốt lõi là chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, nhằm xây
dựng một thế giới mới hoàn thiện hơn. Không phải phủ nhận hoàn toàn toàn Trên thực tế, nguồn gốc của các phong trào chống toàn cầu hóa tại các

cầu hóa, mà hạn chế những tiêu cực của nó và phát huy cùng với việc vận cuộc họp WTO ở Seattle, 1999, Washington, DC 2000, Prague 2000, Genoa

dụng một cách sáng tạo mặt tích cực của nó vào điều kiện từng quốc gia để 2001, là dựa trên các hoạt động mạng internet. Hơn nữa, sự hình thành của

đạt kết quả cao trong sự phát triển của toàn thế giới. Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF) và cuộc họp đầu tiên năm 2001, tại Porto

Đối tượng chống toàn cầu hóa bị phản đối mạnh nhất và xuyên suốt từ Alegre, Brazil, cũng phần lớn là kết quả của các hoạt động như vậy. Sau đó,

đầu là các công ty xuyên quốc gia như Nike, Starbucks, đây là những tập đoàn tại các cuộc họp của WSF ở Porto Alegre và Mumbai (tháng 1 năm 2004)

được xem là những “bầy thú điện tử” làm tăng thất nghiệp và bất bình đẳng thậm chí còn “phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động không gian mạng”.23

trong xã hội. Các tổ chức tài chính, thương mại quốc tế như “IMF, WB và Tóm lại, Phong trào chống toàn cầu hóa là phong trào xã hội diễn ra

WTO cũng là đối tượng chính”22 của các phong trào chống đối. Nhiều người trên khắp thế giới. Trong phong trào này các nhóm, tổ chức, từ khắp các thành

biểu tình gọi các tổ chức này như là “công cụ” của chủ nghĩa tư bản để thực phần tập hợp nhau lại thực hiện các cuộc diễu hành, biểu tình, lên án chủ

hiện các mục đích có lợi cho các công ty xuyên quốc gia và thiếu khả năng nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản và những mặt trái của toàn cầu hóa. Với

giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đang trở nên nhức nhối. mục đích mang lại sự công bằng , dân chủ trên quy mô toàn cầu.
1.2.2 Nguyên nhân chống toàn cầu hóa
Nhiều phong trào coi các cuộc họp của các nhóm, hiệp định, tổ chức
 Nguyên nhân về kinh tế
quốc tế là một đối tượng để bày tỏ những phản kháng của mình về toàn cầu
Nhiều nhà hoạt động chống đối toàn cầu tuyên bố rõ ràng rằng họ phản
hóa. Họ đã thực hiện cuộc biểu tình ở bên ngoài các cuộc họp của các tổ chức
đối chủ nghĩa tự do mới, một biến thể của chủ nghĩa tư bản theo định hướng
như WTO, IMF, WB, WEF và G8.
thị trường tôn sùng sự tự do thương mại, tự do cá nhân hóa, phát triển mạnh ở

22 23
http://www.infoshop.org/Anti-Capitalist-Movements George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd, 2011, tr 307

27 28
các nước đang phát triển qua các giai đoạn 1970, 1980 và 1990 trở đi dựa vào đều, không có lợi hoặc không cảm thấy an toàn thì rút ra nhanh chóng, không
các “công cụ thúc đẩy”24 như Ngân hàng Thế giới, IMF, và các tổ chức đếm xỉa đến các ảnh hưởng của chính trị, xã hội, an ninh, văn hoá của các
khác… “để hỗ trợ lợi ích doanh nghiệp và tài chính của mình, có thể thực nước nhận và mất đầu tư. Các nước thường cạnh tranh nhau hạ thấp các điều
hiện đặc quyền mà các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không có khả năng tự do kiện lao động, môi trường, kiểm soát tư bản vv... để đưa ra các điều kiện hấp
di chuyển xuyên biên giới, chiết xuất nguồn tài nguyên mong muốn, và sử dẫn hơn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài”27. Do đó đã dẫn tới hàng loạt những
dụng các một loạt các nguồn nhân lực”25 và làm suy yếu sức mạnh, bản sắc, hệ quả khác nhau như việc bóc lột nguồn lực khác nhau ở các nước phía Nam,
của các bản địa. đe dọa công ăn việc làm và gây bất bình đẳng xã hội và môi trường phía Bắc
Họ lập luận, IMF chỉ cứu các quốc gia vừa xảy ra khủng hoảng còn địa cầu.
việc của WB là cho vay, trong khi đó WTO không quan tâm gì tới việc di Và đây là một đối tượng chính trong các phong trào chống đối dường
chuyển các nguồn lực. Tuy nhiên, IMF cũng đã không thể cứu được Malaysia như mỗi khi có các cuộc họp của các tổ chức này diễn ra thì sẽ có các cuộc
trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, cũng như WTO không có trách nhiệm biểu tình chống đối kịch liệt như Seattle (1999), Genoa (2001), Cancun
đối với việc đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội khác nhưng những tổ chức này (2003)... nhằm vào các đối tượng như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền
đưa ra những chính sách gây nhiều tranh cãi và “phản kháng ở khắp nơi trên tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và Tổ chức
thế giới về các chính sách đề cao tư nhân hóa, mở cửa thị trường đầu tư nước Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp ước thương mại tự do như Hiệp
ngoài và cạnh tranh, tạo ra các chương trình thắt lưng buộc bụng về tài chính định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do của Mỹ
để cắt giảm chi tiêu chính phủ như giảm tiền lương, tiền hưu trí và tăng thuế (FTAA), Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đa
mà họ cho là không hiệu quả, đẩy họ vào cảnh sống khó khăn gây nên những phương về đầu tư (MAI) và Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
làn sóng phản đối vô cùng kịch liệt.” . 26
(GATS), buộc các tổ chức này phải có những động thái nhất định để tránh sự
Ví dụ điển hình là các cuộc biểu tình ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và một số chống đối của các phong trào này.
nước châu Âu, sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008. Đề cao “tự do thương Ngoài ra, mở cửa quan hệ kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa tạo điều kiện
mại” thoát khỏi sự kiềm chế, kiểm soát của các quốc gia, với những tiến bộ vô cùng thuận lợi cho các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia (MNCs) mà theo
kỹ thuật, công nghệ cao khiến giao dịch giữa hai điểm xa nhau trên thế giới như Thomas Friedman gọi đó là “những bầy thú điện tử” tha hồ “tụ tập và
với tốc độ gần như tức thì, đã trở thành một lực lượng toàn cầu hoạt động vì chạy nhảy”28 để có cơ hội chiếm lĩnh nền kinh tế (thị phần) ở nước mà họ đầu
lợi nhuận mang tính tương đối ngắn hạn, chứ không quan tâm tới các mục tư. Sau Chiến tranh Lạnh, MNCs đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng
tiêu phát triển dài hơi hơn của các chính phủ. “Có lợi và an toàn thì vốn đổ các

24 27
http://upress.kent.edu/nieman/antiglobalization.htm http://www.dav.edu.vn/en/reseach/introduction.html?id=411:so-24-chu-nghia-tu-do-moi-va-quan-
25
Stiglitz, Joseph E, "Globalism's Discontents", The American Prospect, January 2002, tr 22 he-kinh-te-quoc-te-hien-nay
26
http://vtv.vn/quoc-te/hy-lap-bai-cong-phan-doi-chinh-sach-that-lung-buoc-bung-105995.htm 28
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 200, tr 160

29 30
MNCs “từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 năm 2004. Đồng MNCs này và là đích ngắm trong những phong trào phản kháng của họ.
thời, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số Ngoài ra, sự góp mặt của các MNCs cũng làm phương hại bản sắc văn hóa
lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 dân tộc và chủ quyền quốc gia cũng như tác động nhất định tới môi trường
lên gần 690.000 năm 2004” . 29
của các nước bản địa. Do vậy cũng trở thành một trong những đối tượng
Một điểm đáng chú ý, MNCs không còn là độc quyền của các nước chống đối của các phong trào trên toàn cầu.
phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài,
hoặc mới nổi. Ví dụ các tập đoàn như Nike, Dell, IMB…đều có mặt ở khắp song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của
nơi trên thế giới. Các MNCs cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước các quốc gia. Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng
ngoài và thực hiện hơn 80% thương mại thế giới, chi phối hầu hết các ngành thương mại trong tổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn
công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Đặc biệt là việc nắm giữ phần hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Từ đó dẫn đến việc các quốc gia nhỏ, có
lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công nghệ nên họ có thể đi tỉ lệ vốn ít sẽ càng ngày càng phụ thuộc vào các cường quốc làm mất đi tính
khắp thế giới để phát triển và khai thác các nguồn lực từ bên ngoài với giá cả tự chủ và phần quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Cuộc khủng hoảng
rẻ mạt và nguồn lực dồi dào. tài chính vào cuối những năm 90 ở Đông Á, được cho là sự thất bại của quản
Thế và lực của MNCs tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với lí thị trường toàn cầu hóa, khi đó các nhà tài chính như George Soros người
xu hướng sát nhập và thu nhận để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là trong đã từng tin tưởng toàn cầu hóa và là “con bò mộng trong bầy thú điện tử” 30 và
những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng, tài chính, thủ tưởng Malaysia Mahathir đã phản ứng với cơ chế quán lý kém, thiếu hụt
giao thông vận tải... những điều này làm tăng vai trò của MNCs đối với quốc luật lệ của toàn cầu hóa để chỉ trong một thời gian ngắn một số tiền lớn đã tan
gia và quan hệ quốc tế, động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa nhưng cũng gây như bong bóng xà phòng.
ra sự bành trướng quyền lực và bóc lột, khai thác triệt để các nguồn lực bên
Tóm lại, về khía cạnh kinh tế, nguyên nhân cốt lõi khiến cho một số
ngoài.
người chống lại tiến trình toàn cầu hóa chính là vấn đề cạnh tranh quốc tế,
Một phép so sánh để thấy được mức độ bóc lột của các tập đoàn xuyên
một sự cạnh tranh không cân sức giữa các nước phát triển và các nước đang
quốc gia. Ví dụ về giá trung bình của một cốc cà phê Starbucks nổi tiếng khắp
phát triển. Các nước phát triển với một tiềm lực mạnh mẽ có thể chịu đựng cái
thế giới là 4 đô-la trong khi thu nhập trả cho người trồng cà phê ở Ethiopia chỉ
gọi là “chu kỳ kinh doanh”, trong khi hầu hết các nước đang phát triển do tư
là 0,50 đô-la, nhưng tập đoàn của thương hiệu Starbucks không hề có phương
bản trong nước và kết cấu còn thấp kém, chưa thật thích hợp với cơ chế thị
thức trợ giá gì cho những người nông dân trồng cà phê, nó đã gây nên sự phẫn
trường. Thêm vào đó, để mở cửa và hội nhập các nước còn phải chịu rất nhiều
nộ không chỉ ở các quốc gia bị bóc lột mà còn ở cả chính các nước của các
30
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu,NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr 400
29
UN, Multinational Coporations in world development, 2011, tr 15

31 32
những chính sách và sự ép buộc từ các tập đoàn xuyên quốc gia, các tổ chức của mỗi quốc gia sẽ bị thách thức bởi sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc tế. Gây ra những hệ quả không hề nhỏ. Tạo nên những làn sóng chống quốc gia. Chính những lo lắng đó gây ra “tâm lý lo sợ” và “tâm lý chống đối”
đối ở khắp nơi trên thế giới. với toàn cầu hóa.

 Nguyên nhân về chính trị  Nguyên nhân về văn hóa

Các nhà nước cũng là một trong những thành phần có tham gia vào các Xu thế toàn cầu hóa đặt nền văn hóa của các quốc gia trước ngưỡng cửa

phong trào chống đối với toàn cầu hóa. Bởi toàn cầu hóa đưa vào một sự tự của sự xâm nhập ồ ạt, một cách vô ý thức những nền văn hóa khác, gây ra

do hóa mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thương mại hội nhập. Điều đó đã làm suy những tác động, đặc biệt là các nền văn hóa phương Tây mà chủ yếu là Mỹ.

giảm mạnh mẽ sự bảo hộ của các quốc gia. Các nước đang phát triển hiện Đã có nhiều lầm tưởng rằng toàn cầu hóa nghĩa là Mỹ hóa và chỉ trích toàn

đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không bình đẳng cầu hóa chỉ là một quá trình giúp người Mỹ mở rộng sự thống trị kinh tế, quân

trong các quan hệ kinh tế - thương mại. sự và văn hóa của mình. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1980, món sushi của

Tham gia tự do hóa thương mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận Nhật Bản cũng như các bộ phim truyền hình dài tập của Mỹ La-tinh và những

"luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng người Hồi giáo chính thống đã phổ biến toàn thế giới, trong khi các dòng

rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại người nhập cư gốc Tây Ban Nha và Mỹ La-tinh đã có những ảnh hưởng sâu

bỏ các hạn chế đầu tư. Xu thế toàn cầu hóa có tác động rất lớn trong lĩnh vực sắc trong xã hội Mỹ. Các nhà làm phim Ấn Độ và các nhà sản xuất truyền

chính trị. “Ở đây nổi lên trước hết là mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với chủ hình Mỹ La-tinh cũng đã thách thức vị trí đi đầu trong thị trường giải trí thế

quyền quốc gia quốc gia dân tộc. Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của toàn giới của Hollywood, và sự thành công của các nhà sản xuất Trung Quốc, tất

cầu hóa kinh tế, về khách quan đã đặt ra những thách thức đối với chủ quyền cả đều bắt nguồn từ một thế giới được định hình bởi hai thập kỷ phát triển

quốc gi”31. Điều này có nghĩa là xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra nguy cơ đe kinh tế nhanh chóng và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Mỹ đạt được những tiêu

dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và vai trò của nhà chuẩn mà quốc tế hướng tới, nên người ta lầm tưởng thế giới bị Mỹ hóa, cũng

nước. Các nước Đế quốc lớn đang ngày càng bành trướng với mục tiêu thiết như nhắc tới Mỹ là nhắc tới toàn cầu hóa, nhưng thực chất không phải như

lập một trật tự thế giới mới dưới sự chi phối của họ. Thực tế đó đã là nguyên vậy.

nhân thúc đẩy cho các nước nghèo, yếu về kinh tế, non về chính trị tiến hành Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu

phong trào đấu tranh giành quyền lợi cho mình. quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Những giá trị

Quá trình toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề phải xử lý, liên quan đến xuất phát từ các nền kinh tế mạnh được thừa nhận và gần như trở thành những

độc lập chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Tính độc lập giá trị chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói
mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội
31
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu,NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr 478 nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị mai một một số những

33 34
phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này thể chiếm tới 21,2% tổng thu nhập của toàn nước Mỹ, tăng cao so với mức 19%
hiện qua những luận điểm sau: năm 2004. Ngược lại, thu nhập của 50% người nghèo nhất nước Mỹ lại chỉ
Toàn cầu hóa là một xu hướng làm các mối quan hệ ít bị ràng buộc bởi chiếm 12,8% so với 13,4% năm 2004.
địa lý lãnh thổ, tức một cá nhân có thể tự do làm việc ở bất cứ đâu trên thế Dù có nhiều cơ hội hơn cho các nước thứ ba như Trung Quốc, Ấn Độ,
giới. Điều này đòi hỏi xóa bỏ những khác biệt về dân tộc, một điều vốn rất hay các nước ở châu Phi mang lại nhiều việc làm cho công nhân tại các quốc
khó thực hiện. Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cái gọi là chủ nghĩa dân tộc, họ gia này.
sẽ thích những người thuộc dân tộc, quốc gia mình hơn là người ngoại quốc.
Tuy nhiên giá cả lao động tại các quốc gia này hết sức rẻ mạt, trong khi
Truyền thống đạo đức cũng bị mai một khi tiến hành mở cửa, nhiều
những sản phẩm do họ tạo ra lại được bán với giá cao hơn, và phần giá trị
luồng văn hóa mới sẽ du nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và nhiều người
thặng dư mà nhà tư bản kiếm được là nhiều hơn. Ví du như một công nhân ở
sợ rằng những giá trị văn hóa của quốc gia mình sẽ bị mai một. Sự hội nhập
châu Phi chỉ được trả chưa đến một đô la một ngày đề sản xuất ra những đôi
dẫn đến sự du nhập những giá trị văn hóa mới và tiếp thu những giá trị văn
giày có giá trị lớn gấp hai trăm lần. Thêm vào đó, điều kiện làm việc hết sức
hóa ấy như thế nào là vấn đề rất cần được quan tâm. Đó cũng chính là nguồn
vất vả, trong những công xưởng thiếu thốn tiện nghi như quạt, nước uống và
cội cho những phong trào chống đối toàn cầu hóa, hội nhập nhưng không
làm việc liên tiếp trong nhiều giờ. Những điều này đã gây nên những làn sóng
chấp nhận bị mất đi bản sắc dân tộc, mất đi những nét văn hóa riêng của dân
phản đối mạnh mẽ trong toàn thế giới. Ở các nước phát triển, nguy cơ mất
tộc mình.
việc làm ngày càng tăng cao do những chính sách nhập cư bất hợp lý của
 Nguyên nhân về xã hội
chính phủ, cùng những chính sách ràng buộc với các tổ chức quốc tế (như các
Những người chống đối toàn cầu hóa đang đối lập đặc biệt với nhau về
chương trình thắt lưng buộc bụng) làm cho đời sống nhân dân hết sức bấp
các lạm dụng khác nhau mà họ nghĩ do toàn cầu hóa và các tổ chức quốc tế
bênh, an sinh xã hội không được bảo đảm. Có thể thấy hàng loạt các cuộc
gây ra. Họ nói rằng khuyến khích chủ nghĩa tự do mới mà không quan tâm
biểu tình đã diễn ra phản đối các chính sách xã hội đó như ở Hy Lạp, Tây Ban
đến chuẩn mực đạo đức hoặc bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội mà chỉ quan
Nha, chiếm đóng phố Wall 2011 ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến
tâm với lợi ích cá nhân nhỏ bé.
nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém
Nhiều người lập luận rằng, quá trình toàn cầu hóa sẽ làm cho mức
phát triển như ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các
lương của những người công nhân này cao hơn, bằng với nước sở tại, nhưng
quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
thực tế, không nhà tư bản nào muốn điều đó xảy ra. Cũng chính vì điều này
mà sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước chẳng những không được rút ngắn Bên cạnh đó, sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện

mà ngày càng bị đào sâu hơn. Ví dụ tại Mỹ năm 2006, theo thống kê của Cơ cho sự phát triển và lan truyền của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử

quan dịch vụ thu nhập nội địa, chỉ riêng thu nhập của 1% người giàu nhất đã dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự

35 36
ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an toàn của con người gây ra Tiểu kết:
những bất ổn và nỗi lo sợ dẫn tới tâm lý chống đối toàn cầu. Kết thúc chương 1 của luận văn, tôi đã làm rõ các vấn đề liên quan tới
 Nguyên nhân về môi trường - ô nhiễm – bệnh dịch (khí thải nhà kính, lý luận như đưa ra mục đích của luận văn là nhằm một mặt tìm hiểu rõ hơn
phá hoại tài nguyên, phát triển không bền vững quá trình toàn cầu hóa và phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa.
Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trướng, nhất là Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: đưa ra khái quát định nghĩa. Chỉ
các nước đang phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở ra các điểm tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến các nguyên nhân.
các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị Đánh giá thực tiễn các phong trào qua đó đưa ra được những tác động của
tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm đe dọa an toàn cuộc sống phong trào đối với thế giới và Việt Nam. Đề xuất những dự báo về phong trào
con người. này trên thế giới trong những năm tới đây .
Ở Trung Quốc những năm gần đây,tại các trung tâm luôn có lớp khói Tình hình nghiên cứu của luận văn ở trong nước chưa nghiên cứu sâu đề tài
mù bao phủ, đó được cho là lớp khói ô nhiễm dày đặc không thể thoát ra khỏi này. Ở nước ngoài tài liệu khá đa dạng những viết về nhiều khía cạnh khác
tầng ozone. Người dân dù ra đường hay đứng tập thể dụng trong công viên, nhau chưa tập hợp thành khái quát thực trạng phong trào.
quảng trường đều phải đeo khẩu trang, sống chung với khói bụi. Trong chương 1, luận văn cũng đã tổng quát các định nghĩa, khái niệm

Sự tàn phá hệ sinh thái đó, đã gây ra những hệ quả hết sức ghê gớm đối đa chiều và tổng kết của toàn cầu hòa và các phong trào chống đối toàn cầu

với đời sống con người. Nhưng thiên tai trong hơn hai thập kỉ của thế kỉ XXI hóa.

như động đất, sóng thần, bão lốc diễn ra liên tục và diễn biến hết sức phức Qua đó định nghĩa về toàn cầu hóa được sử dụng phổ biến tới nay là:

tạp. Mặc dù có các cuộc họp về biến đối khí hâu, bảo vệ môi trường hay bảo toàn cầu hóa là quá trình phổ biến các giá trị chung trên quy mô toàn cầu” ,

vệ các loài động vật trước nguy cơ bị tiệt chủng. Tuy nhiên, các nước vẫn Định nghĩa về chống toàn cầu hóa là được khái quát lại: “Phong trào chống

chưa tích cực đặc biệt là các nước có nhiều các công ty, tập đoàn ở nước toàn cầu hóa là phong trào xã hội diễn ra trên khắp thế giới. Trong phong trào

ngoài. Họ tận dụng khai thác bóc lột hết sức các nguồn lực ở nước ngoài. này các nhóm, tổ chức, từ khắp các thành phần tập hợp nhau lại thực hiện các

Chính điều này cũng gây ra sự chống đối trong các cuộc biểu tình trên thế cuộc diễu hành, biểu tình, lên án chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản và

giới. Đã có rất nhiều các nhà hoạt động môi trường lên án và tham gia tích những mặt trái của toàn cầu hóa. Với mục đích mang lại sự công bằng , dân

cực vào các phong trào chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản và chủ trên quy mô toàn cầu.”

những góc tối của toàn cầu hóa. Đồng thời, cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của các phong trào
chống đối. Trong đó các nguyên nhân chính dẫn tới các phong trào đấu tranh
là nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường.

37 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỐNG TOÀN CẦU HÓA TRÊN yếu tố chủ nghĩa khoái lạc và ăn mừng, như nghe nhạc to và nhảy múa, không
THẾ GIỚI mặc trang phục khi ra đường tuần hành, kết hợp với các yếu tố chính trị như

2.1 Phong trào chống đối toàn cầu hóa ở các nước phát triển chiếm công trình công cộng và tư nhân, và truyền đạt một thông điệp chính trị

2.1.1 Phong trào J18 – Lễ hội chống tư bản toàn cầu bằng cách treo biểu ngữ và phân phát tờ rơi. Chiến thuật cuộc biểu tình này,

Ngày 18 tháng sáu năm 1999 được gọi là ngày “quốc tế về hành động” khởi điểm từ RTS London sau đó khuếch tán khắp nơi trên thế giới. RTS lưu

(Call to Action) hay còn gọi là “lễ hội chống lại chủ nghĩa tư bản” (Carnival trữ tất cả các bên đường xảy ra trên toàn thế giới trên trang web của họ và ai

Against Capital). Nó cũng được gọi là J18 ( tên gọi gồm chữ cái đầu của cũng có thể ghé thăm để cập nhập những thông tin nóng hổi nhất33.

tháng trong Tiếng Anh và ngày diễn ra sự kiện, các số hiệu này cũng được Các cuộc biểu tình khoảng 10.000 người đã thực hiện các cuộc diễu

dùng cho các phong trào khác như Seattle 1999, Washington 2001, Cancun hành truyền qua lại những quả địa cầu bơm hơi và nhảy điệu samba trên

2003…) đó là một ngày quốc tế phản đối hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ đường phố cũng như mang theo các băng-rôn lớn tiến vào các trung tâm tài

25 tại Cologne, Đức. Khi các nhà lãnh đạo G8 gặp nhau để hình thành chương chính, lên cầu Tower, và các ngân hàng lớn ở thủ đô. Tấn công các tập đoàn

trình nghị sự cho nền kinh tế toàn cầu . lớn như Mc Donald, một biểu tượng của ngành thực phẩm fast food của Mỹ,

Mạng lưới của phong trào đã hình thành đều nhằm vào “ trung tâm của cũng là một biểu tượng nổi bật của các tập đoàn xuyên quốc gia. Ngoài ra, các

nền kinh tế toàn cầu, đồng thời chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu, hệ thống hacker cũng tìm cách để truy cập vào các sàn chứng khoán, phá hủy những số

tài chính quốc tế diễn ra tại 43 quốc gia trên thế giới”32 .Tất cả công nhận liệu của trung tâm tài chính London.

rằng hệ thống tư bản toàn cầu dựa trên việc khai thác của con người và toàn Trong cùng lúc đó, các phong trào chống lại tư bản toàn cầu cũng “diễn

cầu chỉ nhằm mang lại lợi nhuận của một số ít nhưng chính là những gốc rễ ra trên khắp thế giới”34. Các cuộc “giành lại các con phố” (RTS) diễn ra mạnh

của các vấn đề xã hội xã hội và các vấn đề sinh thái. mẽ ở châu Âu như Melbourne, Toronto. Tại Châu Á, Israel cũng có “lễ hội

Mở đầu phong trào là ở London, nước Anh với chiến dịch “The chống tư bản” thu hút hàng nghìn người tham gia, phản đối chính sách của

Reclaim the Streets” (RTS - Giành lại các con phố) RST London ở Anh các tập đoàn xuyên quốc gia, Sysney, Úc có cuộc phong tỏa cửa hàng ăn

thành lập vào năm 1991 bởi các nhà môi trường đã được liên kết với nhanh Mc Donald. Còn tại Seoul, Hàn Quốc các cuộc tuần hành hóa trang

Greenpeace và First World. RTS London là tổ chức không phân cấp mà hoạt như “những S. Marcos hay George Seros”35 để phản đối lại tư bản toàn cầu và

động dựa vào mạng lưới bao trùm với khẩu hiệu Call to Action (hành động toàn cầu hóa. Ngoài ra, tại trung tâm nơi diễn ra hội nghị G8 “có khoảng bốn

trực tiếp). Bất kỳ nhóm nào muốn tham gia mạng lưới RTS chỉ cần họ đồng ý nghìn nông dân Ấn Độ đã tập trung lại phản đối cuộc họp và đã có khoảng

với cấu trúc tổ chức không phân cấp của tổ chức. Theo mô tả của chính mình,
RTS là "sự tham gia vô tổ chức". Chiến thuật này có chiến lược kết hợp các 33
http://rts.gn.apc.org/archive.htm
34
http://www.afed.org.uk/org/issue52/j18.html
32 35
http://www.thirdworldtraveler.com/Global_Economy/GlobalCarnival.html http:// www. june18.free.uk.com

39 40
hơn hai trăm người bị bắt giữ.”36. Sự kiện này đã lan tỏa trên khắp thế giới và liên kết với nhau ước tính 18.000 người từ hơn 40 quốc gia đã truy cập vào
tạo ra một sự mở đầu cho các phong trào chống đối toàn cầu hóa về sau. các website.
Chủ tịch Hội Nông dân toàn Ấn Độ, Vijay Jawandia, cho biết "những Sự kiện đầu tiên mà người biểu tình khắp nơi đã dùng điện thoại ghi
người ở miền Bắc phải hiểu được cuộc đấu tranh của chúng tôi và để nhận ra chép trực tiếp những diễn biến ngay tại của họ và đăng lên các trang web, để
chúng tôi một bộ phận của họ. Ở khắp mọi nơi những người giàu có ngày những nơi khác có thể cập nhập tin tức và những video, hình ảnh mới nhất.
càng giàu hơn, người nghèo lại càng nghèo hơn, và môi trường đang được Nó đã chứng minh rằng, toàn cầu hóa tạo ra những mặt trái vượt quá sức chịu
cho dù ở Bắc hay Nam…tất cả chúng ta phải đối mặt với một tương lai như đựng của con người trên khắp thế giới. Đã đến lúc con người trên khắp thế
vậy”. giới không phân biệt Bắc –Nam, cánh tả hay hữu đều phải cùng nhau đoàn kết
Có một câu hỏi rằng, làm thế nào để các phong trào lại xảy ra trên toàn lại để chống lại những hệ quả do toàn cầu hóa mang lại. J18 đã làm được điều
thế giới tại cùng một thời điểm và cùng chung một khẩu hiệu mục tiêu như đó khi mở đầu cho một mạng lưới đánh thức và liên kết các phong trào chống
vậy. Tất nhiên không hề khó đoán, bởi khi J18 diễn ra có rất nhiều thông tin đối toàn cầu hóa trên toàn thế giới.
về nó. Họ đã dùng truyền thông và internet là công cụ cho cuộc phản khản với 2.1.2 Phong trào N30 – Cuộc chiến ở Seattle
quy mô toàn cầu này. Giống như một người nào đó trong mạng lưới quốc tế Mặc dù J18 là một phong trào kết nối sự chống lại những mặt trái của
đã gửi thông điệp cho một nhóm vô chính phủ ở New York, sau đó được toàn cầu hóa đầu tiên ở trên thế giới nói chung và ở khu vực châu Âu nói
chuyển tiếp tới Chicago, những người lần lượt chuyển tiếp nó đến Boston và riêng. Tuy nhiên, khi nhắc tới các phong trào chống toàn cầu hóa, người ta sẽ
đến một số thành phố khác ở Mỹ cho đến khi tới Mexico nơi nó được chuyển nghĩ về Seattle, 1999. Bởi phong trào này diễn ra trên đất Mỹ, một đất nước
tiếp đến những người ủng hộ Zapatista ở Chiapas bằng website, các đường được cho là môi trường phát triển của toàn cầu hóa. Nơi tập trung rất đông
dẫn internet, các email miễn phí và tạo nên một sự liên kết trên quy mô toàn các tổ chức quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia. Nhưng họ cũng phải chống
cầu. đã lại một phong trào xã hội chống đối đáng nhớ trong lịch sử của mình.
Các thông tin của các cuộc biểu tình nhằm chống lại tư bản toàn cầu Tháng mười hai năm 1999. Hơn 15.000 người biểu tình chống lại
như những đám cháy rừng. Giống như một loại virus nguy hiểm, nó đã đưa tổ WTO ( Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 của Tổ chức Thương mại Thế giới tại
chức của trí tưởng tượng của con người nhanh chóng hòa nhập toàn thế giới Seattle, Mỹ). Đó là cuộc họp của những vòng đàm phán tự do hóa thương mại
và dùng chính những phương tiện của toàn cầu hóa để liên kết nhau lại, chống nhằm mang tới cho thế giới sự hội nhập sau hơn về kinh tế.
đối toàn cầu hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử, người ta đã thấy một phong trào Cũng giống như J18, N30 ở Seattle cũng là một cuộc diễu hành đường
xã hội diễn ra trên toàn cầu, sử dụng internet và phương tiện truyền thông để phố với mong muốn “ tạo ra điều gì đó đáng nhớ”37 và nó đã thành công khi
làm cho cuộc họp của WTO phải dừng lại, không thể thực hiện được quá trình

36 37
http://www.urban75.org/j18/j18_r11.html http://www.daysofdissent.org.uk/seattle.htm

41 42
đàm phán. Thành phần tham gia gồm có một phần lớn các nhóm sinh viên đại nhiên, tâm điểm chú ý bắt đầu khi một số thành phần của người biểu tình,
học, trung học phổ thông, cao đẳng. “Tổ chức Art và Revolution, các nhóm trong đó có các nhà bảo vệ môi trường, công đoàn viên và sinh viên đã tìm
môi trường bảo vệ các loại động vật như nhóm bảo vệ loài rùa với các bộ cách ngăn các đại biểu trên đường tới phòng hội nghị làm dấy lên một cuộc
quần áo mang hình tượng loài rùa cùng các băng rôn kêu gọi bảo vệ môi đàn áp của cảnh sát. Một số băng nhóm người biểu tình đeo mặt nạ đã kích
trường, bảo vệ trái đất. Đặc biệt trong đó có tổ chức công đoàn AFL-CIO động, đảo lộn đập vỡ cửa sổ cửa hàng và làm đóng cửa các cửa hàng Nike,
(Liên hiệp lao động) và Đại hội các tổ chức kỹ nghệ Hoa Kỳ (American Starbucks một trong những biểu tượng của toàn cầu hóa “biểu tượng của lối
Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations) đóng vai trò sống Seattle” với lời buộc tội sử dụng các lao động trẻ em và các sản phẩm
thành phần chính của phong trào” 38
sản xuất ra không đảm bảo sức khỏe cho con người.
Thomas Friedman, bổ sung thành phần tham gia phong trào Seattle là Cảnh sát đã phải mặc thiết bị chống bạo động, một số trên lưng ngựa và
“những nhóm người rời rạc đó gắn bó với nhau bằng một sự hiểu biết rằng thế xe bọc thép phong tỏa bằng đạn cao su, lựu đạn hơi cay cố gắng để giải tán
giới đang bị các tập đoàn công ty thống trị, họ lo lắng cho một thế giới bất đám đông. Một số những người này sau đó đã bị buộc tội đàn áp mạnh tay
công, bất bình đẳng” cho thấy những thành phần tham gia đa dạng và những
39
người dân, bắn hơi cay và đạn nhựa và “bắt giữ 500 người, trong đó có một số
mục tiêu khác nhau, đều liên kết lại trong sự kiện này. công nhân vô tội, người mua hàng và người dân”41. Tình trạng khẩn cấp dân
Ước tính có khoảng 75.000 người tham gia vào cuộc biểu tình đầy màu sự được công bố. “Thiệt hại cho các tòa nhà và kinh doanh ướng tính khoảng
sắc với cờ, băng –rôn, những chú rối và các ban nhạc. Nhóm Art và là £12.5m”.42
Revolution họ tạo ra những con rối khổng lồ để mang theo trong các cuộc Cuối cùng, vòng đàm phán thương mại Seattle bế tắc trong khi các
biểu tình, các ban nhạc thực hiện các hoạt động biểu diễn lấy cảm hứng từ nước và mạng lưới sự chống đối ngày càng phát triển. Phong trào đã trở
“Reclaim the Streets” của Anh. Trong khi phong trào lao động của AFL – thành trở ngại lâu dài đối với WTO và tiêu biểu cho một bước ngoặt đối đối
CIO dẫn đầu một cuộc diễu hành hàng loạt các ban ngành, sinh viên, tổ chức với phong trào xã hội. Lần đầu tiên xã hội dân sự toàn cầu đã, tác động trực
vô chính phủ, và các chiến binh bảo vệ môi trường, tổ chức công đoàn, cùng tiếp kết quả của hội nghị thượng đỉnh chính thức.
với một loạt các các nhà hoạt động trong mạng lưới xuyên quốc gia “tố cáo tự Nó đã trở thành động lực thúc đầy các phong trào chống toàn cầu hóa
do hóa thương mại do sự nắm giữ quyền lực các tập đoàn đa quốc gia.” 40
trên toàn cầu, là biểu tượng của phong trào chống lại sự ảnh hưởng của tư bản
Phần lớn các nhà hoạt động biểu tình trong hòa bình. Hình ảnh của họ toàn cầu, chủ nghĩa tự do và các mặt trái của toàn cầu hóa. Sau Seattle vẫn
được phát trên toàn thế giới nhờ truyền thông và các kênh truyền hình. Tuy còn rất nhiều những cuộc biểu tình như Bangkok, Thái Lan 2000, Prague

38
Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa và các cuộc phản kháng : Hiện trang cuộc đấu
tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 180
41
39
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001, tr. 408 AK Thompson, Black Bloc, White Riot: Anti-Globalization and the Genealogy of Dissent, AK
40 Press, 2010, tr 64
David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of : The battle of Seattle, AK Press,
42
2009, tr 61 http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/1305060.stm

43 44
2000, Gothenburg phản đối hội nghị thượng đỉnh EU tháng 5 năm 2001, và nhận là cuộc đối đầu bạo lực nhất trong các phong trào chống đối toàn cầu
Genoa 2001. hóa.
Kể từ Seattle các cuộc họp xã hội dân sự toàn cầu, triệu tập bởi các Phong trào đã bắt đầu khi “Diễn đàn Xã hội Genoa, một tổ chức bảo trợ
liên minh ngày càng phát triển. Mạng lưới xuyên quốc gia và các phong trào của khoảng 700 nhóm phản đối đã tiến hành diễn tập các tình huống đối phó
xã hội, đã tăng lên nhanh chóng trong tất cả các quốc gia và châu lục. với cảnh sát chống bạo loạn”46. Diễn đàn Xã hội Genoa (GSF) đóng vai trò
Phong trào Seattle không có người dẫn đầu cũng không có một cấu trúc như một căn cứ hoạt động trung tâm nắm các đoàn báo chí, phương tiện
chung, nó kế thừa những hoạt động của J18, sự đoàn kết của các thành phần truyền thông độc lập, một phòng internet, bệnh xá, và không gian hoạt động
tham gia và nhờ các mạng lưới truyền thông, internet đã tạo nên tiếng vang cho các hội nghị và hội đồng.
của phong trào. Seattle ngày nay được coi như nơi đặc biệt của phong trào Cuộc phản kháng chính thức diễn ra vào tháng Bảy năm 2001, khoảng
chính trị thế kỷ XXI , một “địa danh lịch sử” 43 về chống toàn cầu hóa trên thế 300.000 người biểu tình tụ tập bên ngoài các khu vực màu đỏ do chính phủ Ý
giới. Đồng thời, nó cũng như lời cảnh bảo cho nước Mỹ. Ngay cả trong giai đưa ra cho những người biểu tình nhằm vào các cuộc họp G8 tại Genoa, Italy.
đoạn của sự bùng nổ kinh tế kỳ diệu của nó “con người không chỉ sống bằng Những người biểu tình chống đối đã liên kết và xây dựng được môt
thức ăn”44 mà còn phải được sống trong một thế giới ổn định, công bằng, dân “chiến thuật đa dạng về các hình thức tham gia vào các cuộc biểu tình, chia
chủ, văn minh. Tờ báo Newweek của Mỹ đã cho rằng “sứ mệnh của toàn cầu thành các không gian khác nhau để phù hợp hình thức đa dạng trong đó có
hóa bây giờ được dẫn dắt bởi hai thứ: một là thương mại, hai là các hoạt động khối những người mặc quần áo màu trắng, sơn màu trắng để chứng tỏ biểu
phong trào xã hội”. 45
tình sự phản đối trong hòa bình, khối lễ hội màu hồng và khối chiến thuật đen
quân sự”.47
2.1.3 Phong trào J20 – Genoa và các cuộc chống đối
Chính phủ Ý giám sát khá kỹ lưỡng bao gồm cả cảnh sát bí mật và
Nếu như cuộc chiến ở Seattle được nhân loại ghi nhận là hình ảnh biểu máy bay trực thăng, hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, xây dựng một hàng
tượng về trận chiến đầu tiên của các phong trào xã hội chống lại toàn cầu hóa rào xung quanh khu vực cấm biểu tình. Có tới 140.000 lượt kiểm tra nhận
trên thế giới thì cuộc chiến Genoa đã trở thành một cuộc chiến thật sự theo dạng và có hơn hai nghìn người phải ra khỏi biên giới Ý. Trung tâm thành
nghĩa đen của toàn cầu hóa về sự tàn phá kinh hoàng với lựu đạn cay, các loại phố bị đóng cửa, Genoa để trống hai ngày trước khi diễn ra hội nghị. Cảng và
xe bị đốt cháy, những người biểu tình mặc đồ đen ném đá và bom xăng vào sân bay đóng lại, các ga tàu cũng được kiểm soát rất chặt chẽ.
hàng ngũ bảo vệ của cảnh sát chống bạo động quân sự. “Cuộc chiến này” ghi Tuy nhiên, mặc cho những kiểm soát và giới hạn trong ranh giới đỏ,
43
David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of : The battle of Seattle, AK Press,
những người biểu tình thuộc nhóm khối quân sự đen vẫn tấn công vào các
2009, tr 1
44
http://news.bbc.co.uk/2/hi/547581.stm
45 46
Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter, Globalizations http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-xuong-duong-o-genoa-1981316.html
47
from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006, tr Jeffrey S. Juris ,Violence Performed and Imagined Militant Action, the Black Bloc and the Mass
9 Media in Genoa, Arizona State University, 2011, tr. 413

45 46
ngân hàng, cửa hàng, nhà tù và các tòa nhà công cộng. Sau đó, cảnh sát đã thất lên tới 125 triệu euro”50 qua đó trở thành một trong những phong trào
phải sử dụng vòi rồng, lựu đạn hơi cay, đạn cao su để khống chế, bao gồm cả phản kháng đẫm máu nhất trong lịch sử chống đối toàn cầu hóa.
nhóm biểu tình ôn hòa ( bác sỹ, y tá , nhiếp ảnh gia và nhà báo) . “Một số
Sau gần một thập kỉ, những hệ quả của nó vẫn chưa thế giải quyết hết.
nhóm đã phản ứng lại”48, một người biểu tình có tên Carlo Giuliani 23 tuổi,
Những người chống bạo động ở Genoa đã phải chịu những phán quyết của
đã bị bắn chết trong một cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Italia. Đây được
toàn án về việc bạo hành những người biểu tình, và chính phủ Italia cũng phải
coi như biểu tượng của cuộc đối đấu đầy bạo lực, phản đối toàn cầu hóa. Xác
“bồi thường hàng triệu đô la”51 cho những người biểu tình.
chết trùm đầu của chàng thanh niên nằm nghiêng trên vũng máu của chính
mình sau khi bị bắn hai phát súng vào đầu và lâu sau đó được đưa lên một Có thể nói đây được cho là một phong trào chống toàn cầu hóa xảy ra
chiếc xe jeep bọc thép của cảnh sát đã gây nên sự ám ảnh không chỉ trong quy thương vong đầu tiên trong lịch sử, nó cho thấy một sự chống đối và phản
mô cuộc biểu tình mà còn là sự ám ánh về cuộc phản kháng toàn cầu trên kháng mạnh mẽ, và thái độ phản ứng quyết liệt với toàn cầu hóa. Đồng thời là
khắp thế giới. Giuliani đã trở thành người biểu tình phía Bắc đầu tiên thiệt lời cảnh cáo từ những làn sóng từ “bên dưới” đối với sự áp bức từ “phía trên”.
mạng tại một hội nghị thượng đỉnh lớn, mặc dù trong lịch sử nhiều nhà hoạt Phong trào này cũng ghi dấu là một trong những phong trào lớn của chuỗi
động ở các nước đang phát triển đã chết do cảnh sát và quân đội đàn áp như những phong trào chống đối toàn cầu hóa ở các nước phát triển
cuộc phản đối IMF tại Venezuela 1980, trong cuộc đàn áp này theo thống kê
2.2 . Chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển
đã có “hơn 100 người bị bắn chết”.49
2.2.1 Phong trào chống đối toàn cầu đầu tiên của Zapatista
Bên cạnh sự kiện đó, trong cuộc chống đối tại Genoa thế giới đã tiếp
Dọc theo những chuyển động phức tạp của toàn cầu hóa, sự ra đời của
tục bị sốc bởi hình ảnh của những vết máu khô trên cầu thang, sàn nhà, và các
hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ ( NAFTA - North America Free Trade
bức tường tại trường Diaz, nơi mà một đơn vị đặc biệt của cảnh sát Ý đã tiến
Agreement) tưởng chừng sẽ là một động lực giúp các nước thành viên đẩy
hành một cuộc đột kích ban đêm tàn bạo chống lại người biểu tình khi họ
mạnh hội nhập toàn cầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nó đã bị chao đảo
đang ngủ. Kết thúc phong trào chống đối ở Genoa, các báo cáo đã ghi nhận
bới sự phản kháng mạnh mẽ mang tên “phong trào Zapatista” khởi nguồn từ
rằng có “hơn 411 người phải nhập viện, hơn một nghìn người bị thương, tổn
Mexico và trở thành một phong trào xã hội “dưới đáy của toàn cầu hóa” tiên
phong cho các nước đang phát triển khắp thế giới và gây ra những ảnh hướng
và thách thức lớn về chính trị toàn cầu.

48
Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter,
Globalizations from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota
50
Press, 2006, tr. 4 Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert Reiter, Globalizations
49
Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Politics, Oxford, 2008, from below: Transnational Activists and Protest Networks, University of Minnesota Press, 2006 tr. 5
51
tr15 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2008/07/080715_g8trial.shtml

47 48
Phong trào Zapatista bắt đầu từ của nội dậy của Quân giải phóng quốc của các cộng đồng địa phương để quá trình toàn cầu, chính trị hóa các hoạt
gia Zapatista (Ejercito Zapatista de Liberación Nacional - EZLN) đây được động đoàn kết truyền thống theo một cách mới
cho là “tập của vũ trang của hàng ngàn nông dân bản địa” đi ra từ núi rừng, 52
Cuộc nổi dậy đã diễn ra trong vòng hai tuần, với sự tham gia của “một
đeo mặt nạ, tự gọi mình là Zapatistas, tại bang Chiapas, một bang nghèo nhất tới hai nghìn người được cho là của năm tỉnh và một thành phố của bang
nằm ở miền Nam Mexico. Chiapas”54. Chính phủ Mexico đã có những phản ứng gay gắt khi huy động
Cuộc nổi dậy diễn ra vào tháng Giêng năm 1994 cùng ngày với hiệp quân đội, cảnh sát và các lực lượng bảo vệ khác để chống đối lên tới hơn
định NAFTA có hiệu lực với mong muốn biến những gì là điển hình cho sự mười nghìn người gồm không quân và bộ binh tấn công vào các khu vực
lên án tập trung của địa phương, bản địa thành một thách thức lớn của toàn chiếm giữ. Quân nổi dậy Zapatista hiểu được sự chênh lệch lực lượng và sự
cầu . nghèo nàn trong các phương tiện đấu tranh nên nhắm vào sự đấu tranh hòa
Mục tiêu của Zapatista là nhắm vào chính phủ Mexico và các hiệp định bình “xã hội dân chủ nhằm kêu gọi sự ủng hộ trên toàn cầu.”55
như NAFTA nhằm bảo vệ người dân bản địa và nông dân từ sự đàn áp của Bằng các chiến dịch truyền thông, và việc lần đầu tiên sự dụng những
nhà nước Mexico và sự tàn phá của chính sách kinh tế tân tự do, “yêu cầu công nghệ mới như email, internet để kêu gọi sự ủng hộ, và mời gọi sự tham
những cái cách văn hóa, chính trị, giáo dục, đất đai cho người dân.”53 Người gia từ bên ngoài Chiapas đã đánh dấu bước chuyển của cuộc nổi dậy trở thành
được cho là đứng đầu của quân nổi dậy Zapatista là S. Marcos trong cuộc họp một phong trào xã hội quốc tế. Và mạng lưới internet đóng vai trò trung tâm
báo với báo chí đã phủ nhận rằng họ đấu tranh dựa vào hệ tư tưởng Marxist trong phong trào đưa tầm ảnh hưởng của nó “vượt ra ngoài biên giới”56, trở
hay những tư tưởng cũ. Họ cũng không có mục đích nắm giữ quyền lực, thành công cụ để phát triển phong trào. Ước tính sô người tham gia qua
không sử dụng bạo lực để tiến hành nổi dậy, mà hoạt động hòa bình nhằm internet là 81.000 người với 47 quốc gia gây ra sức ảnh hưởng lớn đối với
hướng tới một xã hội dân chủ, hướng tới những cải cách bởi những tác động phong trào chống đối toàn cầu hóa
của NAFTA và toàn cầu hóa. Đồng thời kêu gọi sự đoàn kết của phong trào Sự phát triển của phong trào Zapatista đã dẫn tới hàng loạt các cuộc
xã hội từ khắp nơi trên thế giới, Zapatista và họ đã thành công trong việc bảo gặp mặt quốc tế. Mùa hè năm 1996, EZLN đã có cuộc họp mặt quốc tế tập
vệ người da đỏ Chiapas, buộc chính phủ Mexico phải xem xét lại chính sách hợp những nhóm, tổ chức chống lại chủ nghĩa tân tự do trong rừng rậm
của mình về người dân bản địa. Chiapas. Và cuộc họp thứ hai là vào mùa hè 1997 ở Tây ban Nha. Trong cuộc
Kỹ năng sử dụng của họ về truyền thông chính trị và các phương tiện
truyền thông toàn cầu quản lý để liên kết một cách chưa từng có sự phá hủy

54
David Ronfeldt , The Zapatista social netwar in Mexico, , Rand, 1998, tr. 1
55
Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of theZapatistas and
52
Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of theZapatistas and their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse University, Nov 2008, tr 72
their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse University, Nov 2008, tr 71 56Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an Alternative Political Farbic, Journal
53
David Ronfeldt , The Zapatista social netwar in Mexico, , Rand, 1998, tr. 2 of International Affairs, Vol 51, 1998 tr 629

49 50
gặp mặt ở Chiapas có khoảng “3000 người tham dự và ở Tây Ban Nha là Zapatista. Ở một số nước, phong trào này cũng đã trở thành phương tiện thúc
khoảng 4000 người hơn 40 quốc gia và năm châu lục”57 đẩy hơn nữa nhận thức và những thách thức của chủ nghĩa tư bản tân tự do
Một cuộc họp tiếp theo tại Geneva vào năm 1998 dẫn đến sự hình dẫn tới sự cần thiết phải hành động vì công lý toàn cầu.
thành của People’s Global Action (Hành động của nhân dân toàn cầu – PGA), Phong trào Zapatista nổi dậy ban sức mạnh cho phong trào xã hội mới
một mạng lưới tổ chức độc lập thống nhất chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nổi và với khả năng để phản đối sức mạnh kinh tế, chính trị và được coi là sự
nghĩa đế quốc, và sự thống trị văn hóa. mở màn cho những thách thức đối với Liên Hợp Quốc, các hội nghị thượng
Điều đặc biệt là các EZLN né tránh mô hình truyền thống là sự phân đỉnh thế giới, các hoạt động qua biên giới của "phong trào xã hội mới" và sự
cấp của lãnh đạo và chỉ huy ở cấp trung ương mà sử dụng Internet để tạo ra cần thiết phải giải quyết các chủ đề như nợ, quy tắc đầu tư quốc tế, thương
một sức mạnh rộng lớn toàn cầu. Nó đã thật sự hiệu quả vì đã nhận được sự mại và phát triển các vấn đề kinh tế. Các cuộc biểu tình tại các sự kiện như
ủng hộ của khắp nơi ví dụ như báo chí Mỹ đã đưa những tin tức về phong trào vậy, nhằm mở rộng tầm nhìn và hành động của các mạng lưới xuyên quốc gia
này nhằm tác động tới chính phủ Mexico buộc chính phủ Mexico phải dừng liên quan đến các vấn đề toàn cầu và thiết lập trong làn sóng chuyển động của
những phương án vũ trang và ngồi vào “đàm phán với quân nổi dậy Zapatista các phong trào xã hội toàn cầu.
trong suốt những năm 1996”.58 Đây được coi là một bước ngoặt của phong 2.2.2 Diễn đàn xã hội thế giới (WSF)
trào và có tác động và ý nghĩa hết sức to lớn với các phong trào xã hội ở khu Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) được thành lập vào năm 2001 như một
vực Mỹ Latinh và trên toàn thế giới. Có nhiều cuộc biểu tình ăn mừng đã diễn sự phản ứng ban đầu chống lại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra
ra tại nhiều nước. Tại Mexico City, 100.000 hành quân cùng nhau hô lớn: hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Tuy nhiên diễn đàn nhằm vào mục tiêu “tập
"First World HAHAHA!". Các thông tin về hiện tượng Zapatista ra khỏi trung phê phán tổng thể vào sự thiếu dân chủ trong các vấn đề kinh tế và
Chiapas và được lưu thông nhanh chóng thông qua internet. Mang tới cho các chính trị toàn cầu”59 và thông qua diễn đàn để liên kết với nhau thay vì chỉ đi
phong trào xã hội một cảm nhận mới về khả năng dệt nên một mạng lưới điện biểu tình hay diễu hành ngoài đường phố.
tử trong các cuộc đấu tranh qua đó các hạt giống của cuộc cách mạng trên thế WSF được tạo ra không phải là một phong trào chính trị hay một chủ
giới được nảy mầm. thể quan hệ quốc tế, đơn thuần là một “không gian mở” mọi người có thể trao
Ý nghĩa của phong trào Zapatista đã đánh dấu một bước chuyển mới đổi ý kiến về các vấn đề toàn cầu, "một nơi gặp gỡ với tư duy phản chiếu cởi
của phong trào xã hội ở các nước đang phát triển. Đó là một cuộc tổng nổi mở, tranh luận dân chủ của các ý tưởng, xây dựng các đề xuất, trao đổi kinh
dậy phi thường đã thay đổi cảnh quan của sự bắt đầu cho một giai đoạn phản nghiệm, và nối kết cho hành động hiệu quả"60.
kháng trên toàn cầu, tạo tiền đề cho mạng lưới rộng lớn hỗ trợ phong trào

59
57
Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an Alternative Political Farbic, Journal Globalization The Esseintials, George Ritze, tr 307
60
of International Affairs, Vol 51, 1998 630 Jeffrey S. Juris, Social Forums and their Margins: Networking Logics and the Cultural Politics of
58
David Ronfeldt , The Zapatista social netwar in Mexico, , Rand, 1998, tr. 3 Autonomous Space, OWB, 2013, tr 259

51 52
Sự đa dạng của những người tham gia WSF đến từ các hình nón phía  Thứ hai, tên được gọi là Diễn đàn Xã hội Thế giới (WSF), chỉ thay đổi
Nam của Mỹ La tinh (đặc biệt là Brazil, Uruguay và Argentina) và Nam Âu một từ quan trọng từ tên của “kẻ thù” Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(Ý, Pháp và Tây Ban Nha), mục tiêu nỗ lực tạo sự thuận lợi cho sự tham gia (WEF). Tên gọi này chĩ thay thế một chữ cái Social (Xã hội) với
của mọi người từ châu Á, châu Phi và và các phần khác Mỹ La Tinh. Gồm Economic (Kinh tế).
liên minh rộng rãi của các tổ chức, tổ chức công đoàn, cùng với một loạt các  Thứ ba, cần được tổ chức cùng ngày với WEF, vì như thế sẽ tạo được
các mạng lưới xuyên quốc gia làm cho sự phát triển của các đề xuất chính trị sức hấp dẫn đối với các truyền thông. Cùng thời gian đó họ đã chính
được cụ thể hóa. thức được đảm bảo hỗ trợ của chính quyền thành phố Porto Alegre và
Khẩu hiệu của phong trào “một thế giới khác là hoàn toàn có thể” với chính quyền bang Rio, dưới sự kiểm soát của Đảng Công nhân (Partido
mong muốn thay đổi thế giới, thay thế chủ nghĩa tự do mới đang thống trị thế dos Trabalhadores).
giới về các mặt kinh tế và chính trị. “Năm 2002 chính quyền thành phố cung cấp khoảng 300 USD và nhà
Về nguồn gốc, WSF xây dựng dựa trên quá trình gặp gỡ từ trước đó, nước là 1 triệu USD cho sự kiện này”62. WSF được thành lập ban đầu và phần
bao gồm “cuộc họp quốc tế ở Chiapas và Tây Ban Nha của Zapatista, và các lớn dựa trên cơ sở hoạt động qua mạng internet. WSF là một mạng xã hội rất
cuộc họp tổng thể của Nhân dân Hành động Toàn cầu (PGA). Ủy ban quốc tế lớn và sẽ không có gì ngạc nhiên khi họ sử dụng rộng rãi “văn hóa mạng" 63để
(IC) được thành lập sau khi WSF đầu tiên diễn ra để mở rộng quá trình giám tạo ra các mối quan hệ và kết nối giữa các yếu tố đa dạng và độc lập theo
sát tổng thể ” .
61
chiều ngang, thông tin liên lạc mở và tự do thông tin trong và giữa các thành
Tuy nhiên một sáng kiến cụ thể đối với một sự kiện Xã hội Dân sự trên toàn phần.
thế giới xuất hiện vào đầu năm 2000 với ý tưởng của Oded Grajew, điều phối Diễn đàn Xã hội Thế giới tổ chức lần đầu tiên vào tháng Giêng năm
viên Hiệp hội Doanh nhân Brazil quốc gia. Vào tháng 2 năm 2000, chủ tịch 2001 thu hút khoảng “5000 người tham gia đăng ký từ 117 quốc gia và hàng
Bernard Casse và giám đốc ATTAC (Hiệp hội dựa trên thuế giao dịch tài ngàn nhà hoạt động tới Brazil”64. Đối với các Diễn đàn thứ hai, con số này đã
chính đối với viện trợ của công dân Pháp) gặp Grajew và Francisco Whitaker tăng lên đáng kể, tăng đến hơn 12.000 đại biểu chính thức của 123 quốc gia
ở Paris để thảo luận về khả năng tổ chức một diễn đàn như vậy. Cuộc thảo và hàng chục ngàn người tham gia. Tác động phương tiện truyền thông toàn
luận của họ đề xuất ba ý tưởng trung tâm cho diễn đàn này: cầu của Diễn đàn thứ hai cũng đã mạnh hơn đáng kể trong năm trước. Sự kiện
 Trước hết, nó sẽ được tổ chức vào miền Nam, cụ thể là Porto Alegre, này đã được tổ chức đồng thời với Diễn đàn Kinh tế thế giới trong cả hai năm.
thành phố của Brazil. Điều này phản ánh sự tự tin ngày càng tăng giữa các nhà tổ chức, một số

62
Teivo Teivainen, The World Social Forum and global democratisation: learning from Porto
Alegre, 2002 tr. 623
63
George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd, 2011, tr 307
61 64
Jeffrey S. Juris, Social Forums and their Margins: Networking Logics and the Cultural Politics of Teivo Teivainen, The World Social Forum and global democratisation: learning from Porto
Autonomous Space, OWB, 2013, tr 258 Alegre, 2002, tr. 624

53 54
người cồn bình luận rằng "Davos được đánh giá là bóng tối của Porto thăm dò ý kiến công chúng, qua đó gây áp lực cho một sự thay đổi với nhà
Alegre”65. hoạch định các chiến lược quốc gia và các tổ chức của chủ nghĩa tư bản trên
Bên cạnh các cuộc thảo luận về các vấn đề toàn cầu, WSF còn liên kết toàn cầu.
và tạo ra mạng lưới phản đối chống chiến tranh của Mỹ tại Iraq trong gian Tóm lại, Diễn đàn Xã hội Thế giới là một trong các quá trình xã hội
đoạn 2003 và hàng loạt các phong trào chống đối các tổ chức quốc tế khác. dân sự triển vọng có thể đóng góp đáng kể vào công cuộc chống đối lại những
Tháng 11 năm 2002 Diễn đàn Xã hội châu Âu đã đưa lời kêu gọi đầu tiên cho mặt trái của toàn cầu. Đến nay Diễn đàn Xã hội Thế giới vẫn duy trì được sức
sự kiện 15 tháng 2 năm 2003, ngày hành động chống lại cuộc xâm lược sắp sống của mình khi tiếp tục tổ chức các hội nghị thường niên mỗi năm và vẫn
xảy ra do Mỹ đứng đầu ở Iraq. Dẫn đến các cuộc biểu tình của hàng chục thu hút sự tham gia của nhiều thành viên nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế
triệu người tại hơn 500 thành phố và thành lập “ngày toàn cầu phối hợp hành giới. WSF giờ đây cũng trở thành một mái nhà chung uy tín của thế giới thứ
động lớn nhất trong lịch sử”66 trong những năm 2003, 2004. Mặc dù bị thu 3, của các nước đang phát triển muốn chia sẻ, đóng góp những ý tưởng để có
hút sự chú ý từ phương tiện truyền thông rất cao cũng như sự đàn áp gay gắt một thế giới tốt đẹp hơn
của cảnh sát, các mạng lưới xuyên quốc gia vẫn hoạt động xây dựng liên minh 2.2.3 Phong trào hành động của nhân dân toàn cầu (PGA)
cho các phong trào của mình. Các cuộc biểu tình chống lại các tổ chức tài Năm 1996, hội nghị quốc tế của nhân loại chống lại chủ nghĩa tự do
chính toàn cầu cũng tiếp tục như cuộc biểu tình chống lại Hội nghị Bộ trưởng mới do EZLN tổ chức ở Chiapas đã có hơn 5000 nhà hoạt động tại hơn 40
lần thứ năm của WTO tại Cancun, Mexico, trong tháng 9 năm 2003. quốc gia trong hội nghị này S. Marcos đã đưa ý tưởng về một mạng lưới toàn
Cũng giống như tại Seattle, áp lực từ những cuộc chống đối dẫn tới kết cầu (vai trò như một mặt trận) chống lại chủ nghĩa tự do và toàn cầu hóa. Tới
quả là sự sụp đổ của các cuộc đàm phán thương mại. Các cuộc biểu tình và năm 1998 một cuộc họp quốc tế khác tại Tây Ban Nha đã đánh dấu sự ra đời
các sự kiện văn hóa trong tháng 7 năm 2005 gây áp lực cho lãnh đạo G8 họp của Phong trào hành động của nhân dân toàn cầu (PGA), một mạng lưới tổ
tại Gleneagles, Scotland. Cuối cùng, theo yêu cầu, G8 đã đồng ý một thỏa chức hoạt động thống nhất chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và
thuận “hủy bỏ khoản nợ của 18 quốc gia nghèo nhất thế giới” . 67
sự xâm lấn văn hóa.
Phong trào công lý toàn cầu của WSF đã được thử thách sâu sắc bởi Danh sách các nhóm và tổ chức đã tham gia tại hội nghị toàn cầu cho
các chính sách đơn phương của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, sự thành công của thấy có một “sự lây lan địa lý”68. Đa số các nhóm đã tham gia vào các hoạt
các hoạt động toàn cầu như vậy là sự đoàn kết tiếng nói và huy động sự đồng động của mạng chủ yếu là từ châu Mỹ Latin và châu Âu, và có nhận thức cao
thuận của đa số lớn của dư luận thế giới, cũng được phản ánh trong các cuộc trong mạng lưới cho thấy sự cần thiết phải tạo điều kiện tham gia vào mạng
lưới của khu vực. Các thành viên tham gia vào nhóm gồm có Maori của New
65
Luuk van Middelaar, On Logos and Grassroots: The anti-globalisation movement between,
Institute of Infonomics, 2002
66
Micheal Albert, The World Social Fourum : Challenging Empires, The Editors, 2004 tr 327 68
Hermamn Maiba , Grassroots transitional social movement activism: the case of people’s global
67
http://www.democracyuprising.com/2007/04/anti-globalization-movement/ action, Sociological Focus, Vol 38, 2005, tr 53

55 56
Zealand, Hiệp hội Nông dân của bang Granhian, Ấn Độ, Liên đoàn hỗ trợ hợp hành động. Kể từ khi thành lập, PGA đã phối hợp nhiều hành động toàn
công nhân của Canada…PGA chính là một tổ chức đã có rất nhiều những cầu để thể hiện sự phán kháng ở các cuộc biểu tình trên toàn cầu.
hoạt động nhằm “trợ giúp cho các cuộc đấu tranh của các phong trào trên toàn
Lời kêu đầu tiên cho một "Global Days of Action" (GDAs - Ngày toàn
cầu, mong muốn xây dựng phương án quyền lực nhân dân địa phương”69.
cầu hành động) đã được gửi qua email đi khắp nơi. Huy động một cuộc biểu
PGA là một trong những mạng lưới hành động đầu tiên để nhắm mục tiêu tới
tình lớn tại “lễ hội chống chủ nghĩa tư bản” vào tháng 6/1996 bắt đầu ở
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nói riêng và chủ nghĩa tư bản nói chung.
London và lan rộng ra khắp thế giới. Ở phong trào “Reclaim the Street”
PGA không có người phát ngôn mà đưa ra định hướng theo “năm nguyên
(giành lại những con phố) tại London, GPA đóng một vai trò nhưng mạng
tắc”70:
lưới cung cấp thông tin, dữ liệu cho phong trào. Sau "Ngày toàn cầu hành
 Một là, chống đối rõ ràng với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, và động " một chuỗi các GDA tiếp theo đã diễn ra, chẳng hạn như “năm 1999 tại
chế độ phong kiến. Cologne và Seattle; năm 2000 tại Washington, Melbourne và Prague; năm
2001 tại Quebec, Gothenburg, Genoa và Qatar; năm 2002 tại thành phố New
 Hai, loại bỏ tất cả các hình thức của sự thống trị và phân biệt đối xử.
York, Calgary, Evian và Cancun năm 2003”.71
 Ba, đối đầu với tập đoàn lớn và các lực lượng của chủ nghĩa tư bản tự
GPA đã mang lại một mạng lưới gắn kết dù không phải là một mặt trận,
do mới.
không người phát ngôn và người lãnh đạo. Nhưng bất chấp sự chênh lệch, sự
 Bốn, kêu gọi hành động trực tiếp và bất tuân dân sự và hỗ trợ cho cuộc hỗn loạn đó hàng ngàn tổ chức cơ sở của tất cả các châu lục đã tham gia trong
đấu tranh của xã hội phong trào mà tối đa hóa tôn trọng sự sống và những “ngày toàn cầu hành động” được kêu gọi bởi PGA, và nó tiếp tục là
quyền dân tộc cũng như việc xây dựng các giải pháp thay thế của địa một trọng tâm thúc đẩy hành động toàn cầu.
phương đối với chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Mạng lưới này tới nay vẫn đang hoạt động và mỗi năm lại có những lời
 Năm, tổ chức dựa trên sự tự chủ. kêu gọi cho một vấn đề khác nhau của toàn cầu như nhập cư, môi trường, lao
động và quyền con người…
PGA không có trụ sở chính, không có kinh phí trung ương, không có thành
viên, và không có đại diện. Các nhóm sử dụng công nghệ thông tin như Qua các phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước phát triển và các
internet và e-mail để phổ biến thông tin, tạo điều kiện thông tin liên lạc, phối nước đang phát triển có thể thấy đây là các phong trào nổi bật, đại diện cho sự
chống lại những mặt trái của toàn cầu như sự bóc lột của các công ty xuyên
69
http://www.iicat.org/wp-content/uploads/2013/09/20832255.pdf
70
Alex Khasnabish , Organization: Peoples' Global Action (PGA), McMaster University, 2005, tr 2 71
Hermamn Maiba , Grassroots transitional social movement activism: the case of people’s global
action, Sociological Focus, Vol 38, 2005, tr 51

57 58
quốc gia đối với con người, môi trường, xã hội. Hay các nhà nước không Đây là những phong trào đã có những ảnh hưởng và tác động nhất định
phấn đấu cải thiện đời sống cho nhân dân. Tất cả các phong trào này đều đối với toàn cầu hóa và những chủ thể của toàn cầu hóa. Làm góp phần thay
không phải do một tổ chức nào hay một nhà lãnh đạo nào. Hoàn toàn do các đổi suy nghĩ và chính sách của CNTB và các tổ chức quốc tế buộc phải công
mạng lưới vô chính phủ, những nhóm tập hợp nhau lại. Dù có những mục tiêu bằng hơn, dân chủ hơn.
tranh đấu khác nhau nhưng đều có kẻ thù chung là “mặt trái của toàn cầu
Với phong trào ở các nước đang phát triển nổi bật là phong trào
hóa”. Các phong trào đều để lại những ảnh hưởng lớn, và có những tác động
Zapatista, Mexico, Diễn đàn Xã hội thế giới và Hành động nhân dân toàn cầu
nhất định đối với công chúng và các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Mạng
nhờ mạng lưới internet rộng lớn các phong trào này đã liên kết nhau lại thành
lưới này với sự hỗ trợ của công nghệ toàn cầu hóa là mạng lưới internet đã
những diễn đàn những phong trào quy tụ được một số lượng lớn thành viên từ
ngày càng lan tỏa và trở thành phong trào lớn trên toàn cầu.
khắp năm châu. Chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, các nước ở thế giới
Tiểu kết: thứ 3. Cùng nhau họp lại nhằm phân tích những mặt trái của toàn cầu hóa và
phản đối các mặt trái đó. Các phong trào này cũng có liên kết mạnh mẽ với
Trong chương 2 luận văn đã đưa ra phân tích thực trạng một số phong
các phong trào ở các nước đang phát triển, như Hành động nhân dân toàn cầu
trào chống đối toàn cầu hóa tiêu biểu đã diễn ra trên thế giới ở các nước phát
thường góp mặt trong các phong trào với khẩu hiểu “Ngày hành động” cho
triển và đang phát triển.
thấy tính liên kết và gắn bó giữa các khu vực, giữa các phong trào.
Với phong trào ở các nước phát triển, nổi bật là phong trào J18, phong
Các phong trào có những thắng lợi nhất định mặc dù mỗi phong trào có
trào N30, phong trào J20 ở các quốc gia Anh, Mỹ và Ý. Đây đều là các quốc
những mục tiêu khác nhau, thành phần khác nhau. Nhưng đều mang lại một
gia phát triển nơi toàn cầu hóa đã hội nhập vào rất mạnh mẽ nhưng cũng
cái nhìn khác về toàn cầu hóa, những điểm tối và cần phải thay đổi của toàn
chính tại các quốc gia này những phong trào chống đối toàn cầu hóa lại diễn
cầu hóa nếu như không muốn một phong trào chống đối liên kết tất cả các nơi
ra khá gay gắt, và có cả những thương vong. Thành phần tham gia phong trào
trên toàn cầu.
ở các nước phát triển khá đa dạng từ cánh tả tới cánh hữu, nhiều mục đích
khác nhau những phần lớn là phản đối những chính sách của các tổ chức quốc
tế như WTO, IMF đồng thời nói lên quan điểm phản đối những góc tối của
toàn cầu hóa như phá hủy môi trường, bóc lột sức lao động của con người.
Những phong trào này đã có những thành công khi buộc các tổ chức quốc tế
phải

59 60
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO bảo vệ và giữ gìn, không vì sự hội nhập toàn cầu hay lợi dụng sự hội nhập
CHỐNG ĐỐI TOÀN CẦU HÓA VỚI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VÀ toàn cầu để xóa bỏ nó.
DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO TRONG TƯƠNG Bên cạnh đó, các mạng lưới xã hội dân chủ vẫn đang có rất nhiều nỗ
LAI lực trong việc đẩy mạnh hoàn tất việc tập hợp các lực lượng tham gia vào
phong trào thông qua việc đồng hóa và chuyển đổi thành xu thế chính trị - tư
3.1 Đánh giá tác động của phong trào chống Toàn cầu hoá đối với thế
tưởng. Điều này thể hiện rõ sự đồng nhất chính trị và cơ cấu hóa tổ chức thể
giới và Việt Nam
hiện thông qua tiến trình của WSF. Là lực lượng mới nên phong trào đã góp
3.1.1 Tác động của phong trào với thế giới
phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa trên
 Về chính trị:
phạm vi toàn cầu, phản đối chiến tranh, trở thành bạn đồng minh của phong
Trên thực tế, phong trào chống toàn cầu hóa là lực lượng tham gia tích
trào cộng sản và công nhân quốc tế và các phong trào dân chủ. Như vậy cùng
cực, tạo được vị thế và ảnh hưởng to lớn đến đời sống chính trị ở nhiều nước
với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, mặt tiêu cực của toàn cầu hóa sẽ gia
và trên trường quốc tế. Hiệu ứng xã hội của phong trào cũng mang nhiều màu
tăng và do đó phong trào chống toàn cầu hóa cũng có bước phát triển mới, sẽ
sắc chính trị khá rõ đặc biệt là khi nó kết hợp với phong trào công nhân và
tập hợp được nhiều lực lượng chính trị - xã hội, sẽ trở thành một phong trào
dân tộc, giữa cánh tả và cánh hữu, giữa các nhóm và mạng lưới liên kết dù
có tác động tích cực tới mọi lĩnh vực của đời sống thế giới, sẽ là một lực
mang nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều có kẻ thù chung là những mặt
lượng cần có sự liên minh chiến lược. Giống như GPA một mạng lưới tuy
trái của toàn cầu hóa và mong muốn đấu tranh vì một trật tự thế giới mới có
không có lãnh đạo, không có trụ sở những đã mang tới một sự thay đổi mới
nhiều tiến bộ, dân chủ hơn, xóa đi những bất công áp bức cho những tầng lớp
về sự liên kết lẫn nhau giữa các thành phần tham gia chống đối nhờ sức mạnh
từ “bên dưới”.
của mạng truyền thông. Một bước ngoặt cho các phong trào xã hội lấy đó là
Trong điều kiện cụ thể, những mục tiêu xã hội mà phong trào hướng
tôn chỉ để phát triển các phong trào.
đến cũng vượt qua tôn chỉ phi chính trị. “Ở đây nổi lên trên hết là mối quan hệ
Các cuộc biểu tình trong nước và quốc tế tiếp tục ở bên ngoài của các
giữa toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia dân tộc. Cùng với đà phát triển
tổ chức tài chính quốc tế hiện thân nhiều phong trào toàn cầu bao gồm các
mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế, về khách quan đã đặt ra những thách thức
cuộc đình công của công đoàn ở Hàn Quốc, chiến đấu chống lại tư nhân nước
với chủ quyền quốc gia”72. Những cuộc biểu tình phản đối sự xâm chiếm lãnh
Bolivia và Nam Phi, vận động quần chúng của xã hội dân sự ở Argentina sau
thổ để xóa đi những đặc trưng lãnh thổ là không được chấp nhận. Chủ quyền
sụp đổ kinh tế của đất nước năm 2001, cuộc đấu tranh chống lại sự phát triển
quốc gia dân tộc là điều linh thiêng cho mỗi dân tộc mỗi công dân cần được
của các đập thủy điện ở nông thôn Ấn Độ, kháng cự của Indonesia trong bối
72
Third World Network, Globalization, Liberalization, Protectionism: Impacts on poor rural producers in
cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các hoạt động của
developing countries, TWN, 2006, tr 75 phong trào nông dân không có đất đai tại Brazil, những nỗ lực của châu Phi

61 62
để bảo đảm tiếp cận với thuốc điều trị AIDS chung chi phí thấp, và các cuộc xuyên quốc gia và các nước nhìn chung phải quan tâm hơn tới vấn đề tạo
biểu tình ở Trung Mỹ chống lại việc thông qua các hiệp định thương mại với thêm công ăn việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, giữ gìn môi trường. Mặt
Hoa Kỳ. Tất cả sẽ làm cho các phong trào ngày càng lớn mạnh hơn và các khác, chúng cũng tác động trực tiếp vào quá trình chuẩn bị cho các vòng đàm
mạng lưới liên kết sẽ trở nên mạnh mẽ, phủ sóng xa hơn phán mới các các hiệp định của một số nhóm, tổ chức.
 Về mặt kinh tế: Sự phát triển của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa là lời cảnh
Những thành công của các phong trào ở Seattle 1999 hay Cancun 2003 tỉnh cho những thế lực muốn sử dụng toàn cầu hóa như một công cụ để duy trì
và những cuộc phản kháng mạnh mẽ nhắm vào các tổ chức quốc tế, các tập sự nô dịch kiểu mới nhằm đặt thế giới theo sự kiểm soát của mình.
đoàn tư bản xuyên quốc gia như một cơn lốc mạnh mẽ buộc các tổ chức, các  Về mặt văn hóa xã hội:
công ty tư bản phải xem xét, đánh giá lại một cách khách quan hơn về toàn Phong trào chống toàn cầu hóa buộc người ta chú ý và nhận ra mặt trái
cầu hóa, về phương thức thúc đẩy nó, phải quan tâm hơn tới các giải pháp của toàn cầu hóa, thấy được hiện thực và có chính sách điều chỉnh cụ thể
mới nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của tiến trình này. Trên thực tế, trong nhằm hạn chế. Với hình ảnh về cái chết đầy ám ảnh của chàng trai 23 tuổi
thời gian qua, phong trào này đã có ảnh hưởng nhất định tới các quyết định trong cuộc biểu tình ở Genoa, Italia phủ sóng trên khắp thế giới đã cho thấy
của nhiều nước và tổ chức quốc tế liên quan đến những vấn đề cụ thể trong rằng đó không còn là vấn đề của một quốc gia, hay của một đảng phái nào.
tiến trình toàn cầu hóa. Tại nhiều hội nghị và diễn đàn đa phương trong thời Những gì mà toàn cầu hóa gây ra là vấn đề của toàn nhân loại. Nó phải được
gian gần đây, các nước nhấn mạnh hơn những vấn đề như cải cách các thiết thay đổi để giúp cho đời sống con người được đảm bảo và nâng cao hơn. Bên
chế tài chính thế giới (IMF, WB). Nhiều nước phát triển cam kết xóa nợ cho cạnh đó, những phong trào này đã đưa nhân loại xích lại gần nhau hơn. Có tác
các nước nghèo, dành nhiều ưu đãi đặc biệt hơn cho các nước đang phát triển, dụng nâng cao nhận thức cho mỗi người, luôn ý thức được giá trị của mình.
dành quan tâm thảo luận nhiều hơn về các vấn đề lao động, môi trường, của Luôn trong tâm thế đấu tranh để mang lại một thế giới tốt đẹp hơn.
toàn cầu hóa. Phong trào đã buộc Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ thế giới Thêm vào đó, các phong trào phần nào góp phần thay đổi những chính
có thái độ tích cực hơn trong chính sách cũng như hành động như buộc phải sách xã hội, chính sách lao động của các tập đoàn lớn, buộc họ vào đối xử tốt
mở cửa thị trường tư bản nhiều hơn. hơn với nhân công, có những chính sách hợp lý, không để người lao động
Những kết quả tích cực, nhất là của Hội nghị UNCTAD 10 tại Bangkok luôn trong tình trạng bị bóc lột thậm tệ với điều kiện sống tồi tàn.
tháng 02/2000 và của Hội nghị Thượng đỉnh Nam - Nam tại Cuba tháng Bên cạnh những tác động về chính trị, các phong trào cũng góp phần cho thấy
4/2000, đã phản ánh khá rõ việc các nước nghèo và đang phát triển đang tăng văn hóa của mỗi quốc gia cần được giữ gìn và bảo tồn, cũng không thể áp
cường tập hợp lại để có tiếng nói chung đòi thiết lập những mối quan hệ quốc dụng những giá trị văn hóa của mỗi quốc gia lên các quốc gia khác. Họ đã
tế công bằng hơn, trong đó các nước nghèo và đang phát triển phải được đưa ra những lời cảnh tình nhằm hạn chế sự du nhập ồ ạt của các giá trị văn
hưởng những ưu đãi cần thiết để phát triển. Một mặt sẽ buộc các công ty hóa ngoại lai vào văn hóa các nước, các khu vực. Điều này cũng nhằm nâng

63 64
cao ý thức của mọi người hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa của quốc gia Một số cuộc họp của các tổ chức quốc tế đã bị đình trễ, giao thông và an ninh
mình để giữ gìn và bảo tồn. tại các địa điểm luôn ở trong tình trạng căng thẳng ảnh hưởng tới an ninh xã
ước mình. hội.
 Đối với an ninh quốc gia Tuy mục đích ban đầu là rút ngắn sự phân hóa giàu nghèo nhưng việc
Có thể thấy xu hướng toàn cầu hóa đang đặt ra cho nền an ninh mỗi cản trở giao thương vô hình chung làm sản xuất trong nước trì trệ khiến cuộc
quốc gia những vấn đề mới và khác so với trước. Bên cạnh những vấn đề như sống của người dân trong xã hội gặp không ít khó khăn.
khủng bố, chiến tranh, bạo động thì những phong trào biểu tình dù là ôn hòa
Một số phong trào đã dẫn tới những thương vong không đáng có,
cũng hết sức phức tạp.Việc chuẩn bị kĩ lưỡng như tại phong trào Genoa 2001
những hình ảnh về việc cảnh sát bắt giữ, ném hơi ga, người bị thương nhập
vẫn xảy ra những điểm đen đáng tiếc cho thấy những tác động không hề nhỏ
viện hay bị chết là những hình ảnh xấu của phong trào. Nó làm cho sự tin
của những phong trào phản đối mặt trái của toàn cầu hóa này. Buộc các nước
tưởng vào các phong trào bị giảm sút đi ít nhiều.
các tổ chức phải suy xét lại, có những chính sách đúng đắn, thích hợp với
những người tham gia biểu tình. Để giữ được sự ổn định cho các quốc gia, các Một số tổ chức cực đoan sẽ lợi dụng các phong trào chống toàn cầu hóa

khu vực. Vấn đề an ninh quốc gia cần gắn chặt vấn đề này với các yêu cầu để phát động các cuộc bạo động, khủng bố mang tính chất tiêu cực gây ảnh

phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giũ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hưởng xấu đến xã hội và nên kinh tế toàn cầu.

và phát triển con người để đảm bảo an ninh cho mỗi quốc gia. 3.3.2 Tác động của phong trào với Việt Nam

 Một số tác động tiêu cực


 Việt Nam và quan điểm về phong trào chống toàn cầu hóa.
Đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa giúp con người nhìn nhận
Việt Nam cũng nằm trong làn sóng tác động của toàn cầu hóa nên
sâu sắc hơn về những mặt trái của toàn cầu hóa. Nhưng trong quá trình phản
không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của nó, đồng thời cũng chịu
kháng của các phong trào cũng đã đem lại một số trở ngại cho quá trình vận
những tác động nhất định của những phong trào chống đối toàn cầu hóa. Mặc
động và phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
dù không tham gia vào các phong trào chống đối toàn cầu hóa. Nhưng Việt
Các phong trào phần nào đó đã gây cản trở trong việc giao thương giữa Nam cũng nhận định rõ các mặt trái của toàn cầu hóa và đưa ra những đánh
các quốc gia khiến cho các nước không tận dụng được lợi thế cạnh tranh của giá nhằm có một hướng đi đúng đắn. Với phong trào này Đảng ta nhìn nhận
mình, không tận dụng được tiềm lực tài nguyên của mình khiến các quốc gia và nêu ra trong các văn kiện của Đại hội. Trong Văn kiện đại hội IX đã thấy
không chuyên môn hóa sản xuất cũng như trao đổi hàng hóa, dịch vụ. rõ “tính hai mặt của toàn cầu hóa”73 và phong trào chống mặt trái của toàn cầu

73
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 19-4-2001 đến ngày
22-4-2001 tại thủ đô Hà Nội

65 66
hóa là một tất yếu khách quan. Đảng ta quan niệm phong trào chống mặt trái  Tác động của phong trào đối với Việt Nam
toàn cầu hóa về thực chất là một cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, mà chủ thể là Về mặt kinh tế:
các lợi ích này là các giai cấp, dân tộc, quốc gia, tập đoàn. Nhận thức rõ nội Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới xây dựng kinh tế, và luôn
dung của phong trào là thiết lập một trật tự thế giới mới như mục đích của thế mong muốn mở cửa hội nhập với thế giới. Với các phong trào chống đối toàn
giới đã đề ra. cầu diễn ra trên khắp thế giới trong những thập niên cuối của thể kỉ XX và
Trong bối cảnh thế giới như vậy, Việt Nam xác định phải chủ động hội đầu XXI cũng đã có ít nhiều tác động tới kinh tế Việt Nam. Ví dụ như tình
nhập kinh tế quốc tế, vừa hợp vừa bảo vệ của chính mình vì một trật tự kinh hình biểu tình của các phong trào cũng làm cho tình hình giao thương bị đình
tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của những thế lực cường trệ như cuộc biểu tình ở Mỹ, Anh,…
quyền, của các tập đoãn lũng đoạn xuyên quốc gia. Về mặt xã hội:
Đảng quán triệt phải nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan Các phong trào chống đối toàn cầu hóa ở Việt Nam vẫn chưa thật sự
hệ quốc tế, những lợi ích trùng hợp thì hợp tác còn ngược lại thì đấu tranh. được biết tới rộng rãi. Tuy nhiên các phong trào cũng đã ít nhiều tác động cho
“Trong hợp tác có đấu tranh để bảo vệ lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia. thấy được những mặt trái của toàn cầu hóa với thế giới. Để qua đó người Việt
Đấu tranh để tiến tới hợp tác chứ không phải để thủ tiêu hợp tác” 74. Cần thúc Nam nâng cao được nhận thức và tinh thần đấu tranh chống lại những bất
đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn bình đẳng bởi các nước lớn muốn bao công trong xã hội, chống lại sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
trùm nhưng họ cũng phải hợp tác, vì thế chúng ta tranh thủ mở rộng mối quan Hiện nay, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những công ty tập đoàn đa quốc gia
hệ đa phương tạo môi trường hòa bình ổn định nhưng hợp tác với những tới đầu tư ở các vùng kinh tế mới như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình
nguyên tắc nhất định. Dương, Đồng Nai…cũng có nhiều nơi điều kiện làm việc không tốt và trả
Đảng ta cũng hoàn chỉnh và bổ sung các chính sách về hội nhâp kinh tế lương chưa cao. Tuy nhiên chúng ta cũng không có những hình thức chống
quốc tế. Đảng đấu tranh nhưng trong hòa bình, dùng mối quan hệ hợp tác để phá, đó là một biểu hiện tốt nhưng cũng nên nâng cao nhận thức về các vấn đề
làm mất đi âm mưu thâu tóm của tư bản. Với phương châm là “chủ động và này.
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Về mặt chính trị:
trên các lĩnh vực khác” . Đây là phương pháp đấu tranh hữu hiệu mà Việt
75
Việt Nam có tham gia một số những phong trào trong đó có nội dung
Nam đang tiến hành. chống mặt trái của toàn cầu hóa như Phong trào Không liên kết, Diễn đàn Xã
hội Thế giới (WSF). Trong tất cả các diễn đàn hay các phong trào Việt Nam
đều tham gia với mong muốn tạo mối quan hệ hợp tác và hữu nghị. Khẳng
74
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/dien-dan/2010/2601/Dau-tranh-chong-quan-diem-sai-trai-
thu-dich-mot-nhiem.aspx định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế và đấu tranh chống mặt trái của
75
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noi-
dung-co-ban-van-kien/2011/2472/Quan-triet-nhung-quan-diem-moi-trong-duong-loi-chinh-sach- toàn cầu hóa chứng tỏ là thành viên của thế giới. Nhưng không phải một mực
doi.aspx

67 68
phản đối mọi tác động của toàn cầu hóa mà Việt Nam bên cạnh thúc đẩy việc nhuần nhuyễn các hình thức đấu tranh, khai thác hết mọi ưu điểm của các
hợp tác thì còn nỗ lực tham gia chống đói nghèo, thu hẹp ranh giới giàu hình thức đó để thu lại hiệu quả tốt nhất.
nghèo, phát triển hài hòa các lĩnh vực, bảo vệ môi trường vì lợi ích không chỉ Mặt khác, trong lực lượng tham gia phong trào thì Việt Nam thì đủ tư
của quốc gia mà của cả nhân dân thế giới. Đồng thời tham gia những phong cách để có đa dạng các lực lượng tham gia dưới nhiều tầng lớp và giai cấp
trào này Việt Nam dựa trên tinh thần hợp tác, không tham gia vào các cuộc nhưng phải trang bị cho họ những kiến thức và nhận thức nhất định để có thể
biểu tình nhằm mất an ninh và trật tự như Đảng ta đã khẳng định: “Tham gia tham gia một cách chủ động.
toàn cầu hóa là tất yếu khách quan và nhận thức đúng tác động của nó là cần Khi tham gia hội nhập kinh tế thì luôn phải nắm bắt được những quy
thiết trong bối cảnh hiện nay” . 76
luật của thế giới để có thể hòa nhập nhưng phải luôn giữ vững các nguyên tắc
Nhấn mạnh mặt trái của toàn cầu hóa, sự bất ổn và bất công trong quá bảo về độc lập dân tộc và chủ quền của quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ nhằm bảo
trình đó khong phải là phủ nhận nó mà là để hạn chế những mặt tiêu cực đó. vệ lợi ích của quốc gia dân tộc mình trong bố cảnh này.
Trước những tác động của phong trào, Việt Nam cần có những hiểu 3.2 Đánh giá về phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới
biết và bước chuẩn bị nhất định, để tránh những tác động tiêu cực, những Phong trào chống toàn cầu hóa từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đã
trường hợp phản kháng không đúng và đáng nên tham gia. Trước hết phải trở thành một lực lượng chính trị - xã hội quy mô toàn cầu. Cống hiến to lớn
phát huy mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài để tập trung cho ưu tiên của nó đối với lợi ích nhân loại là đã cho thấy những nguy cơ tiềm ẩn đằng
nâng cao trình độ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế sớm đưa nước ta sau sự "phồn vinh" của thế giới trong xu thế toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa và
thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển. Đảng phải xác định quá trình hội nhập thực tế là toàn cầu hóa cũng có nghĩa là nhiều người sống trong nền văn hóa
chính là quá trình tham gia vào toàn cầu hóa, đây là quá trình vừa đấu tranh rất khác nhau trên toàn thế giới nhưng lại có cùng một kẻ thù chung. Các
vừa hợp tác và cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ hội và không ít thách thức vì vậy phong trào chống đối toàn cầu hóa đã mang lại một hi vọng về “một thế giới
cần thực sự tỉnh táo và sáng suốt. khác” dân chủ hơn bình đẳng hơn.
Phải quán triệt và chấp hành sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
Trong các phong trào chống đối, các nhóm hay mạng lưới liên kết
nước trong quá trình toàn cầu hóa và đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu
thường sử dụng internet để kết nối và đó là một công cụ chính, đóng vai trò
hóa. Phải có những chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực để có mục tiêu rõ
quan trọng cho các phong trào. Nhờ có mạng lưới thông tin rộng rãi mà các
ràng và xác thực cho từng mặt của phong trào. Nâng cao nhận thức và trình
phong trào có thể tìm thấy nhau, liên kết với nhau theo chiều ngang.
độ cho từng người để có thể nhận thức đúng đắn về toàn cầu hóa và đấu tranh
Các phong trào thường được di chuyển tự do, và dân chủ trong các
chống toàn cầu hoá, biết kết hợp với mục tiêu cá nhân với mục tiêu hòa bình
quyết định. Các chương trình chống đối thường có nét tương đồng nhau với
và công bằng xã hội trên thế giới. Việt Nam phải biết lựa chọn và kết hợp
các cuộc biểu tình, diễu hành, âm nhạc đường phố.
76
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30231&cn_id=557483

69 70
Tuy nhiên do sự khác biệt quá lớn về lợi ích và thành phần tham gia quá đa 3.3 Dự báo về phong trào
dạng, phức tạp, nên phong trào này không phải là một phong trào có tổ chức Thế giới đã chuyển qua thập kỉ thứ 2 của thế kỉ XXI, trật tự thế giới sau
thống nhất và sự lãnh đạo nhất quán trên toàn thế giới, thậm chí không có một chiến tranh lạnh giờ đây không còn là 1 cực hay 2 cực rõ rệt mà trở thành một
người lãnh đạo cố định. “Không vững về luận thuyết và không được phối hợp thế giới đa cực, liên quan, ràng buộc với nhau. Các vấn đề quốc tế giờ đây
chặt chẽ” . 77
không thế do một quốc gia quyết định mà phải được sự đồng thuận của nhiều
Phong trào này đại diện cho lợi ích không phải của đại đa số mọi thành quốc gia trên thế giới. Đối với các phong trào chống toàn hóa qua thực trạng
viên trên mà chủ yếu là của những nhóm ít nhiều chịu tác động bất lợi của quá của phong trào chống đối trên toàn thế giới, bên cạnh những kết quả thu được
trình toàn cầu hóa. Và đồng thời, ở một mặt nào đó họ chỉ chống lại những thì phong trào vẫn mang những hạn chế nhất định làm cho hiệu quả của
mặt tối của toàn cầu hóa mà thôi. Với các nước kém phát triển họ vẫn chưa phong trào còn chưa cao. Chính từ những hạn chế đó đã rút ra một số kinh
thể nhận biết hết về toàn cầu hóa và đôi khi họ còn muốn mở cửa hội nhập nghiệm để trong thời gian tiếp theo khắc phục được nhưngc hạn chế và có kết
nhiều hơn để có thể tiếp xúc với những điều mới mẻ về thông tin, để giao quả cao hơn.
thương, buôn bán. Bởi toàn cầu hóa mang lại những cơ hội không hề nhỏ cho Phải biết tận dụng và phát huy mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên
con người. ngoài để tập trung cho ưu tiên nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là kinh tế
Các NGOs là lực lượng tổ chức chính của phong trào có vai trò tuy giúp đưa đất nước thoát khỏi kém phát triển.
ngày càng tăng song không thể vượt lên trên các chính phủ và các công ty Phải có một tổ chức lãnh đạo có hệ thống trên toàn thế giới, tập hợp các thành
xuyên quốc gia nên khó có thể duy trì phong trào mạnh và lâu dài. Hơn thế, viên của các tổ chức riêng lẻ, cùng thảo luận và thống nhất với nhau trong
một số nhóm cực đoan luôn gây rối bằng bạo lực không được ủng hộ của xã một mục tiêu chung nhằm tạo ra sự thống nhất mang tính toàn cầu xúng tầm
hội cũng phần nào làm giảm ý nghĩa tích cực của phong trào. với phong trào là phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, các phong trào chống đối toàn cầu hóa, không còn mạnh mẽ, Nâng cao trình độ nhận thức của mỗi thành viên tham gia, giúp họ hiểu
nó chỉ diễn ra lẽ tẻ và yếu ớt, và đã có những câu hỏi đặt ra, liệu rằng có phải được rằng tham gia phong trào không chỉ cho lợi ích cá nhân mà còn cho cả
những phong trào toàn cầu hóa đã “biến mất”78 rồi hay không? thế giới, là lợi ích cộng đồng. Điều này tạo sự thống nhất trong tư tưởng và
mục tiêu hành động.
Quán triệt và thực hiện một cách phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh,
hạn chế những tổ chức theo tư tưởng bạo lực để đảm bảo tính nhân văn của
77
Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001,tr 412 phong trào.
78
Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Politics, Oxford, 2008,
tr 84

71 72
Trong quá trình thu hút lực lượng tham gia phong trào thì phải biết nghẽn giao thông cũng như là ảnh hưởng tới việc giao thương của các khu
phân rõ và bố trí sao cho hợp lý với trình độ chuyên môn và vị trí của từng phố, các trung tâm thương mại. Gây nên mất ổn định xã hội và chính trị, cản
người và phù hợp với mục tiêu của từng tầng lớp. trở các cuộc họp của các tổ chức quốc tế. Đồng thời nhiều cuộc biểu tình biến
Một bài học cho phong trào là biết xác định mục tiêu và phân rõ mục thành bạo động gây ra những thương vong không đáng có, thậm chí là mất đi
tiêu đó ở lĩnh vực nào, phân rõ nó cần những vũ khí nào và phù hợp với hình tính mạng. Có thể nói đây là những tác động không tốt của phong trào.
thức nào để có thể phân công lực lượng và có những chính sách phù hợp cho Tuy nhiên, các phong trào này cũng buộc các tổ chức quốc tế, CNTB
từng nội dung chứ không phải hòa chung mục tiêu của cả phong trào. Sự và các nước nhìn lại về các chính sách chưa hợp lý của mình để điều chỉnh
thành công của từng lĩnh vực chính là góp phần vào mục tiêu chung của cho phù hợp với toàn cầu hơn.
phong trào. Đối với Việt Nam, phong trào chống toàn cầu hóa cũng được Đảng
Trong thời gian tới, có lẽ sẽ khó tìm được những phong trào nào diễn ra nhìn và cho rằng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vì vậy phải nhìn cả
mạnh mẽ như ở Seattle, Genoa…với những cuộc biểu tình rầm rộ và những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa để phát triển. Nghiêm túc loại trừ và
cuộc phản kháng gay gắt. Các phong trào sẽ chỉ họp lại tại các diễn đàn như đấu tranh với các mặt trái của toàn cầu hóa để đất nước được phát triển đúng
WSF để tiếp tục tìm ra những mặt trái của toàn cầu hóa để thảo luận nhằm đắn và tốt đẹp hơn.
đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiểu biết cho các công dân toàn Trong chương 3, luận văn đã đánh giá về phong trào chống toàn cầu
cầu. hóa. Có thể thấy các phong trào với nhiều thành phần tham gia khác nhau,
Các mạng lưới internet vẫn là những công cụ liên kết chính của các nhiều mục tiêu tranh đấu khác nhau, và diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau
diễn đàn và các tổ chức vô chính phủ nhằm liên kết, quảng bá thông tin, tuyên trên thế giới. Tuy nhiêu với sự liên kết qua mạng lưới internet các phong trào
truyền thông tin cho các thành viên những nhóm liên quan, quan tâm tới đều mong muốn kêu gọi mọi người hiểu đúng hơn về toàn cầu hóa, những
những phong trào này. mặt tích cực và tiêu cực qua đó đấu tranh với những mặt tiêu cực để làm cho
Tiểu kết: xã hội phát triển công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong chương 3, luận văn đánh giá một cách toàn diện những tác động Về dự báo phong trào trong tương lai, nếu các quốc gia, các tổ chức
của những phong trào chống đối toàn cầu hóa đối với những khía cạnh kinh tế quốc tế không thay đổi các chính sách và cách nhìn về toàn cầu hóa thì những
- chính trị, xã hội của phong trào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói phong trào chống đối vẫn còn sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, các phong trào vẫn sẽ
riêng. khó liên kết thành một phong trào toàn cầu bởi tính chất địa lý và mục tiêu
Trong đó, với thế giới các phong trào chống đối toàn cầu hóa cũng có thành phần tranh đấu ở mỗi nơi đều khác nhau.
những tác động nhất định như tác động về kinh tế, việc phong trào diễn ra trên
đường phố hay ở gần các cuộc họp của các tổ chức thế giới dẫn tới sự tắc

73 74
mình như nhà báo Neomi Klein nổi tiếng với cuốn “No logo” – nói về sự bóc
lột của các thương hiệu lớn với người lao động hay Waden Bello cũng là một
KẾT LUẬN nhà chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, và thường được coi là người phát
Xã hội loài người phát triển kèm theo rất nhiều sự thay đổi vượt bậc ngôn cho một số phong trào.
của nhiều vấn đề mà ta không thể lường trước được, nó có ảnh hưởng không Vì không có người lãnh đạo, những mục tiêu tranh đấu khác nhau.
nhỏ tới sự phát triển của đất nước và lợi ích của các nhân mình. Cơn bão toàn Nhiều hệ tư tưởng khác nhau và ở nhiều khu vực địa lý khác nhau nên các
cầu hóa phát triển cũng như sự ra đời của nó nhanh chóng đã tác động mạnh phong trào vẫn chưa trở thành một phong trào của toàn cầu. Các phong trào
mẽ tới sự phát triển các quốc gia và cục diện toàn thế giới. tranh thủ mặt tiêu vẫn chỉ trong tầm kiểm soát, chưa tạo được uy thế cũng như giải quyết được
cực nhưng lại không chấp nhận mặt tiêu cực mà toàn cầu hóa mang lại, đó là những mâu thuẫn hay những mặt trái của toàn cầu.
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào chống toàn cầu hóa. Tuy nhiên, vơi sự phát triển ngày càng rộng lớn như Diễn đàn xã hội
Phong trào chống đối toàn cầu hóa diễn ra ở cả các nước phát triển và thế giới chứng tỏ đây là một phong trào thu hút đông đảo lực lượng tham gia
các nước đang phát triển. Bởi ở đâu toàn cầu hóa cũng có những mặt trái. Với và có ý nghĩa lớn lao. Hiện nay phong trào đang có những bước phát triển
các nước phát triển là các vấn đề xã hội như thất nghiệp, an sinh xã hội, môi đáng kể và ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Có thể nói tương lai phong trào
trường…Còn ở các nước phát triển là sự vùng lên của các tầng lớp bị bóc lột này sẽ vẫn còn có những ảnh hưởng và tác động tới đời sống con người, làm
sức lao động của các tập đoàn xuyên quốc gia, với điều kiện làm viêc tồi tàn, thay đổi nhận thức và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
mức lương thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống. Các vấn đề bệnh dịch, môi Toàn bộ luận văn viết phong trào toàn cầu hóa đi vào làm rõ các
trường, bất ổn định xã hội và sự biến thể của văn hóa cũng là các yếu tố nguyên nhân, mục tiêu, phương thức hoạt động của các phong trào. Đồng thời
chống lại toàn cầu hóa. phần chính cho thấy những thực trạng của một số phong trào chống đối toàn
Với các phong trào xã hội chống lại mặt trái của toàn cầu hóa không có cầu hóa. Qua đó đánh giá tác động của phong trào đối với thế giới và Việt
một tên gọi chính xác, cũng không có một hệ tư tưởng nào. Tất cả đều muốn Nam. Để có những nhận thức đúng đắn trong phong trào chống toàn cầu hóa.
một thế giới bình đẳng hơn, cải thiện những mặt trái của toàn cầu. Việt Nam đã tham gia tích cực và quá trình toàn cầu hóa nhưng cũng là thành
Vì thế có rất nhiều những phong trào với các mục tiêu, mục đích khác nhau viên trong phong trào chống toàn cầu hóa nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp
nhưng lại có thể đứng cùng nhau trong các cuộc biểu tình. Các nhóm, tổ chức hơn và bảo vệ đất nước mình.
chống đối đều nhờ mạng lưới công nghệ internet toàn cầu rộng lớn để kết nối
nhau lại. Tập hợp nhau lại để tiến hành các phong trào. Không có người lãnh
đạo cũng như những người phát ngôn. Trong mỗi phong trào hoặc các tổ chức
thường do các nhà văn, nhà báo đứng ra để nói lên những nguyện vọng của

75 76
David Ronfeldt, John Arquilla, Graham Fuller, Melissa Fuller, The Zapatista
social netwar in Mexico, David Ronfeldt, Rand, 1998

TÀI LIỆU THAM KHẢO Donatella della Porta, Massimiliano Andretta, Lorenzo Mosca, and Herbert
Reiter, Globalizations from below: Transnational Activists and Protest
 Tài liệu Tiếng Anh
Networks, University of Minnesota Press, 2006
Alex Khasnabish , Organization: Peoples' Global Action (PGA), McMaster
University, 2005 Engler Marks, Anti-globalization movement: Encyclopedia Activisim and
Social Justice, SAGE publications, 2011
AK Thompson, Black Bloc, White Riot: Anti-Globalization and the
Genealogy of Dissent, AK Press, 2010 George Ritzer, The globalization: The essentials, John Wiley & Sons Ltd,
2011
Bhagwati, Jagdish, In defense of globalization,Oxford: Oxford Univ, 2004
Goldin, Ian, Globalization for development : Trade, finance, aid, migration,
B. N. Ghosh, Halil M. Guven, Globalization and the third world: A study of
and policy, Washington, DC. - New York : The World Bank : Palgrave
negative consequences, New York: Palgrave Macmilan, 2006
Macmillan, 2006
Catherine Eschle, Constructing “the anti-globalization movement,
Harry M Cleaver , The Zapatista Effect: The Internet and the Rise of an
International Journal of Peace Studies, 2004
Alternative Political Farbic, Journal of International Affairs, Vol 51, 1998
Charles Ackah, Ernest Aryeetey, Globalization, trade, and poverty in Ghana,
Hermamn Maiba , Grassroots transitional social movement activism: the
Saharan Publishers, 2012
case of people’s global action, Sociological Focus, Vol 38, 2005, tr 51
Clyde W. Barrow, Critical Theories of the State Marxist, Neo-Marxist, Post-
Marxist, The University of Wisconsin Press, 1993 Interface, a journal for and about social movements, 2010

Deborah A. Greebon, Civil Society’s Challenge to the State: A Case Study of Jeffrey S. Juris ,Violence Performed and Imagined Militant Action, the Black
theZapatistas and their Global Significance, The Maxwell School of Syracuse Bloc and the Mass Media in Genoa, Arizona State University, 2011
University, 2008
Jennifer Westaway, Globalization, Transnational Corporations and Human
David Solnit and RBbBeca Solnit, The battle of the story of: The battle of Rights – A New Paradigm, Canadian Center of Science and Education, 2012
Seattle, AK Press, 2009

77 78
Jeremy Gilbert, Anticapitalism and Culture Radical Theory and Popular Susanne Soederberg, Georg Menz, Philip G. Cerny, Internalizing
Politics, Oxford, 2008 globalization : The rise of neoliberalism and the decline of national varieties
of capitalism, Hampshire – New York: Palgrave Mc Milan, 2005
Khor, Martin,Globalization and the south: Some critical issues, Penang :
Third world network, 2000. Takis Fotopoulos, Globalization, the reformist Left and the Anti-
Globalisation Movement, Democracy & Nature, 2001
Kevin H. O’Rourke, The international trading system, globalization and
history, Cheltenham. - Northampton : Edward Elgar, 2005 Teivo Teivainen, The World Social Forum and global democratisation:
learning from Porto Alegre, 2002
Luis A. Fernadez, Policing Dissent Social Control and the Anti-
Globalization Movement, Rutgers University Press, 2008 Third World Network, Globalization, Liberalization, Protectionism: Impacts
on poor rural producers in developing countries,TWN, 2006
Luuk van Middelaar, On Logos and Grassroots: The anti-globalisation
movement between, Institute of Infonomics, 2002 Waden Bello, Deglobalization: Ideas for new world economy, University
Press, 2004
morals, economics and politics
 Tài liệu Tiếng Việt
Mandle, Jay R.,Globalization and the Poor ,Cambridge : Cambridge univ.
press, 2003 Bruno Palier, Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá, NXB Chính trị

Micheal Albert, The World Social Fourum : Challenging Empires, The Quốc gia, 2003.
Editors, 2004
K.Bubl, R.Kruege, H.Marienburg, Toàn cầu hoá với các nước đang phát
Naomi Klein, No logo, Great Britain by Flamingo, 2000 triển, NXB DDHQGHN, 2002

Osterhammel, Jurgen, Globalization: A short history, Princeton – Oxford:


Princeton univ, 2003
Kumssa, Asjan, Toàn cầu hoá và khu vực hoá : Cơ hội và thách thức đối với
Ph D Alida TOMJA, Dilemma: Americanization or globalization, Aleksandër các nước đang phát triển, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nôi, 2000
MoisiuUniversity, 2011
Joseph E. Stiglitz, Toàn cầu hoá và những mặt trái, NXB Trẻ, TP.HCM, 2008
Ray Kiely, The Clash of Globalizations, Neo-Liberalism, the Third Way and
Gregorz W. Kolodo, Toàn cầu hóa và tương lại các nước đanng chuyển đổi,
Anti-Globalisation, BOSTON 2005
NXBCTQG, HN, 2006

79 80
Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều, NXB Thế giới – Hà Nội, Trần Văn Tùng, Tính 2 mặt của Toàn cầu hoá,NXB Thế giới – Hà Nội , 2000

Michalet, Chales Albert, Suy nghĩ về toàn cầu hoá : Khảo luận ngắn dành Trịnh Quốc Tuấn – PGS. TS Hồ Trọng Hoài, Toàn cầu hoá tôn giáo, NXB Lý
cho những ai còn do dựng việc ủng hộ hay phản đối toàn cầu hoá ,NXB. Đà luận chính trị, Hà nội2007
Nẵng , Đà Nẵng, 2005
Wolton, Dominique, Toàn cầu hoá văn hoá , NX Thế giới,Hà Nội, 2006
Nguyễn Trọng Chuẩn, Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn
UN, Kỷ yếu hội nghị quốc về chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi
cầu hoá, NXB Chính trị Quốc gia, 2002
,Hà Nội, 2004
Nguyễn Văn Dân, Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá , NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006

Nguyễn Văn Nam, Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Tp. Hồ Chí
Minh : Nxb. Trẻ, 2006

Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm tổ chức, Mafia và toàn cầu hoá tội phạm ,NXB
Công an nhân dân, 2003

Rodeik, Dani, Khu vực hoá và toàn cầu hoá - Hai mặt của tiến trình hội nhập
quốc tế, Viện Thông tin Khoa học xã hội,Hà Nội, 2000

Roland Blum, Toàn cầu hoá, Báo cáo , điều tra 1963, Quốc hội, Uỷ ban đối
ngoại, 1999

Samir Amin và Francois Houtart, Toàn cầu hóa và các cuộc phản kháng:
Hiện trang cuộc đấu tranh 2002, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004

Thomas L. Friedman, Chiếc xe Lexus và cây Oliu, NXB Trẻ, TP.HCM, 2001

Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP.HCM, 2005

Trần Nhu, Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ ba, Nxb. Trẻ, TP. HCM,
2001

81 82

You might also like