You are on page 1of 2

Thông tin về các bệnh nghề nghiệp (bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của

nghề nghiệp tác động đối với


người lao động).

-Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hiện nay đã phân loại bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh khác
nhau.

-Ở Việt Nam, theo số liệu mà bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy
ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, có các nhóm bệnh nghề
nghiệp sau:

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (VD: bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Atbet,…)

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (VD: bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì, bệnh nhiễm độc

benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen,…)

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí (VD: bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ, bệnh

điếc do tiếng ồn,…)

Nhóm IV: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (VD: bệnh lao nghề nghiệp, bệnh viêm gan virut nghề

nghiệp,…)

-Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 bổ sung

04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm:

1. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

2. Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

-Trong tổng số 28 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán báo hiểm y tế. Trong đó, bệnh bụi phổi là

bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca, theo sau là điếc do tiếng ồn (17%).

- Những thiệt hại mà bệnh nghề nghiệp mang lại cho con người:

*Theo số liệu của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Trong 2,34 triệu người chết mỗi năm liên quan tới lao động, có

khoảng 2,02 triệu trường hợp có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp. Con số này tương đương với khoảng 5.500

người chết mỗi ngày. ILO cũng ước tính có tới 160 triệu trường hợp mắc mới các bệnh không gây tử vong liên quan

tới nghề nghiệp mỗi năm.

*Theo Bộ Y tế nước ta:


+Bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa, trong năm 2012 đã

tăng so với năm 2011.

+ Tính đến cuối năm 2012, theo báo cáo, gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp và thậm chí, con

số thực tế có thể cao gấp 10 lần.

+ Tổng số 28 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán báo hiểm y tế. Trong đó, bệnh bụi phổi là bệnh

phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca, theo sau là điếc do tiếng ồn (17%).

*Trên thực tế, bệnh nghề nghiệp tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, gia đình của họ, cũng như

sự phát triển kinh tế xã hội. ILO ước tính tai nạn nghề nghiệp và các bệnh liên quan gây ra thiệt hại khoảng 4% GDP

toàn cầu, tương đương với 2,8 nghìn tỷ USD mỗi năm.

- Những khó khăn trong việc khắc phục:

*Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam trong năm 2012, gần 2 triệu người lao động – tức chỉ khoảng chưa đầy

4% lực lượng lao động có việc làm cả nước – được khám bệnh. Trong số đó, 7% có sức khỏe loại yếu.

*Những thay đổi về xã hội và công nghệ, cùng với tình hình kinh tế thế giới đang làm trầm trọng thêm những rủi ro

hiện tại đối với sức khỏe và tạo nên những hiểm họa mới. Những bệnh nghề nghiệp phổ biến như bụi phổi silic hay

những bệnh gây ra do hít phải amiăng. Trong khi đó những bệnh mới xuất hiện như rối loạn tâm thần hoặc xương

khớp ngày càng gia tăng.

*Trong một báo cáo đưa ra nhân ngày An toàn và Sức khỏe Lao động Thế Giới, ILO cho biết mặc dù số người chết

vì bệnh nghề nghiệp cao gấp sáu lần tai nạn lao động nhưng vấn đề bệnh nghề nghiệp lại không được chú trọng

bằng.

You might also like