You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

KÝ SINH TRÙNG

GVHD : Hồ Viết Hiếu


LỚP : MIB 280 D
NHÓM : 3
Thành viên nhóm 3
1. Trần Thị Hồng Nhung
2. Lê Xuân Hải
3. Đặng Mai Phương
4. Hồ Nhật Tiểu Khuê
5. Văn Thị Thúy Diễm
6. Dương Xuân Phương

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT


PLASMODIUM FACIPARUM
• TỔNG QUAN :
- Ký sinh trùng sốt rét thuộc giới đơn bào, lớp trùng bào tử, họ
Plasmodidae, giống Plasmodium.
- Có 5 loài Plasmodium có khả năng gây bệnh ở người. Việt
Nam có 3 loại: P.falciparum (70-80%), P.vivax (20-22%),
P.malariae (0-2%).
1. Cấu tạo và hình thể.
1.1 Cấu tạo:
- Thành phần chính của kí sinh trùng sốt rét plasmodium
faciparum gồm có:
+ Tế bào chất
+ Nhân
+ Sắc tố sốt rét
+ Hạt trên màng hồng cầu : Maurer
- Ở người , Plasmodium faciparum trải qua 3 giai đoạn
phát triển:
+ Giai đoạn 1: Thể tư dưỡng , non và già
+ Giai đoạn 2: thể phân liệt, non và già
+ Giai đoạn 3: thể giao bào , đực và cái
 3 giai đoạn này người ta quán sát trong máu của người bị
nhiễm sốt rét.
1.2 Hình thể:
1.2.1 Thể tư dưỡng T ( Trophozoite)
- Thể tư dưỡng non:
+ Gọi là tư dưỡng non bởi vì lúc đó các manh trùng nó
mới xâm nhập vào hồng cầu nên còn non.
+ Gồm 1 chấm là nhân, tế bào chất hình vòng và bên
trong là khoảng không bào, nhìn vào như chiếc nhẫn nên
người ta gọi là hình nhẫn.
+ Hình nhẫn, mảnh, nhỏ, nhân hình tròn bắt màu đỏ
thẫm hay đỏ tía. Nguyên sinh chất bắt màu xanh lơ, kích
thước khoảng 1/5-1/6 hồng cầu. Thường có 2-3 thể nhẫn
trong một hồng cầu.
- Thể tư dưỡng già:
+ Trong hồng cầu chứa hemoglobin hay còn gọi là huyết
sắc tố và đây chính là thức ăn của các manh trùng này, và nó
lớn lên nhờ nó hấp thụ các huyết sắc tố này.
+ Khi manh trùng càng lớn thì nó càng hấp thụ huyết sắc
tố nhiều hơn -> đến 1 lúc nào đó thì huyết sắc tố ở trong
hồng cầu trở nên ít đi và rỗng hơn -> khi đó hồng cầu chỉ
còn màng mỏng bên ngoài.
+ Xuất hiện thêm các hạt maurer to, thô, kích thước
khác nhau.
+ Hình cả rá, nhân và nguyên sinh chất lớn hơn nhiều so
với thể tư dưỡng non, giữa nhân và nguyên sinh chất có
khoang không bào.
1.2.2 Thể phân liệt S (Schizonte)
- Tư dưỡng già nó vẫn lớn lên nhưng khi này nó không
còn giữ nguyên 1 tế bào chất và không giữ nguyên 1 nhân
nữa → khi này nhân và tế bào nó sẽ tiến hành cắt nhỏ thành
nhiều mãnh → cuối cùng thì 1 nhân nhỏ nó sẽ cộng với 1 tế
bào chất để cho ra 1 con mới .
- Nếu như ở tư dưỡng già nó còn ít huyết sắc tố và trong
hồng cầu nó rỗng hơn thì ở thể phân liệt không còn huyết
sắc tố và bên trong hồng cầu thì rỗng → khi đó thì màng
hồng cầu nó mỏng manh hơn cộng với việc chứa nhiều con
nên sau 1 thời gian màng hồng cầu này chịu không nổi nữa
thì nó sẽ vỡ ra các mảnh trùng sẽ đi ra bên ngoài sau đó nó
sẽ tìm các hồng cầu mới và xâm nhập vào các hồng cầu mới
đó để tiếp tục phát triển .
- Thể phân liên tạo ra khoảng 16-32 mảnh trùng.
- Các mảnh trùng sắp xếp không đều, các hạt sắc tố nâu
đen, thô tụ lại ở giữa hay môt bên đám mảnh trùng. 
1.2.3 Thể giao bào (Gametocyte)
- Thể này là thể hữu tính gồm giao bào đực và giao bào
cái, thể này tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi và nguồn
gốc lây lan bệnh sốt rét.
- Có hình như trái chuối , không có không bào, có hạt sắc
tố màu nâu đen.
- Giao bào cái: nhân tập trung ở giữa, hạt sắc tố xung
quanh nhân.
- Giao bào đực: nhân có giới hạn không rõ rệt, hạt sắc tố
ít và nằm rãi rác.
- Hồng cầu chứa nhiều hạt Maurer.
2. Chu kỳ phát triển.
- Giai đoạn ở gan:
+ Khi muỗi hút máu người, muỗi cái anopheles mang
mầm bệnh sẽ truyền thoa trùng của kst sốt rét ở trong tuyến
nước bọt qua da vào mạch máu.
+ Sau 30 phút, toàn bộ thoa trùng chui vào gan để phát
triển trong tế bào gan, thoa trùng cuộn tròn lại rồi phát
triển dần thành thể phân liệt.
+ Thể phân liệt vỡ giải phóng ra các mảnh trùng.
+ Những mảnh trùng này sẽ vào máu KS trong hồng
cầu. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền hồng cầu.
- Giai đoạn ở hồng cầu:
+ Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu.
+ Phát triển thể tư dưỡng non, già rồi phát triển thành
thể phân liệt.Thể phân liệt sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng
ra những mảnh trùng.
+ Mảnh trùng quay trở lại ký sinh trong những hồng
cầu mới.
+ Một số biệt hóa thành thể hữu tính (giao bào đực và
giao bào cái).
- Giai đoạn trong vật chủ trung gian (muỗi anopheles):
+ Giao bào được muỗi hút vào dạ dày sẽ tiếp tục phát
triển ở muỗi. Nếu không được muỗi hút giao bào ở lại
trong máu rồi bị tiêu hủy đi.
+ Giao bào đực, cái muỗi hút vào dạ dày phát triển
thành giao tử đực, cái.
+ Một giao bào cái phát triển thành một giao tử cái
trưởng thành.
+ Một giao bào đực phát triển thành nhiều giao tử đực
trưởng thành bằng hiện tượng thoát roi.
+ Giao tử đực hòa hợp với nhiều giao tử cái tạo nên
hợp tử (Zygote).
+ Hợp tử chuyển động và phát triển thành trứng di
động (Ookynete).
+ Trứng chui qua thành dạ dày muỗi rồi phát triển
thành trứng nang (Oocyste).
+ Khi trứng nang vỡ ra nó sẽ giải phóng thoa trùng và
thao trùng này nó sẽ nằm ở tuyến nước bọt của muỗi
anopheles và có khoảng 10.000 thoa trùng => Khi muỗi
đốt người khác thì thoa trùng ở đầu tuyến nước bọt của
con muỗi này nó sẽ xâm nhập vào cơ thể người đó và tiếp
tục lại chu kỳ phát triển đó.
Câu hỏi: Tại sao khi muỗi truyền thoa trùng vào người thì
thoa trùng nó đi vào gan mới đi vào hồng cầu mà sao nó
không đi thẳng vào hồng cầu?
 Trả lời : Nó phải qua 1 chu trình ở gan để nó thay hình
đổi dạng và thay luôn cả cấu trúc khi nó ra khỏi gan mà
trở thành mảnh trùng mới có thể xâm nhập vào hồng cầu.
3. Dịch tể.
- Dịch tể:
+ Ở Việt Nam, đã xác định có cả 4 loài kí sinh trùng sốt
rét gây bệnh ở người. Nhưng gây bệnh chủ yếu là
P.falciparum và P.vivax.
+ Trước những năm 1960, các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam tỉ lệ bệnh nhân sốt rét nhiễm P.falciparum chiếm
70 - 80% chú yếu ở nơi có khí hậu nóng ẩm.
+ Từ năm 1962-1972 tỉ lệ nhiễm P.falciparum xuống còn
20%.
+ Miền Nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào) tỉ lệ
nhiễm P.falciparum 70-80% .
+ Hiện tại thì các ca sốt rét trong nước đã có dấu hiệu
giảm đi rất nhiều, bằng chứng là đã có 42 tỉnh trong năm
2022 đã công bố loại trừ bệnh sốt rét và số lượng nhiễm
bệnh toàn VN là 456 ca số rét, giảm 2,4% so với năm
2021.
+ Hiện tại, Việt Nam của chúng ta đã và đang rất nỗ lực
trong việc loại trừ sốt rét.
- Phương thức lan truyền: 4 phương thức
+ Muỗi anopheles cái đốt
+ Truyền máu có ký sinh trùng sốt rét
+ Truyền bệnh sốt rét qua lá nhau ( bẩm sinh ) : Ít gặp
+ Bơm tiêm dính máu có chứa kí sinh trùng sốt rét
Câu hỏi: Khi truyền máu thì người ta thường xét nghiệm kỉ
càng xem trong máu có mắc KSTsốt rét hay là các bệnh
truyền nhiễm khác, vậy tại sao trong 1 số trường hợp
truyền máu xong thì bệnh nhân bị sốt rét. Có b nào có thể
giải thích được không ạ ?
 Trả lời: KST sốt rét kí sinh ở người có những người lần
đầu mắc thì xét nghiệm dễ thấy. Nhưng có 1 số trường
hợp người ta ở trong vùng bệnh lưu hành người ta cứ bị
nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần dẫn đến mãn tính → KST ở
trong máu không cao  đi làm xét ngiệm nhiều khi
không phát hiện được.
Và xét nghiệm bằng lam máu thì chỉ lấy 1 giọt máu và
giọt máu đó người ta không thấy vì số lượng quá ít .
nhưng khì truyền cho thì người ta truyền với số lượng
máu lớn nên khi truyền xog người ta mới bị nhiễm.
4. Triệu chứng bệnh và tác hại:
4.1. Triệu chứng bệnh:
• Triệu chứng thường gặp ở sốt rét thường là: sốt, rét run,
vã mồ hôi. Đây là 3 triệu chứng điển hình xuất hiện trong
bệnh sốt rét.
- Sốt (trên 37,5°C) hoặc sốt trong 3 ngày gần đây.
- Rét run: rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà.
(Giai đoạn rét run khoảng 30 phút - 2 giờ )
- Ra mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát
nước.
4.1.1 Sốt rét lâm sàng:
- Sốt rét lâm sàng là nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt rét
nhưng chưa được xét nghiệm máu.
- Có các đặc điểm sau :
+ Sốt có triệu chứng điển hình của cơn sốt rét với 3 giai
đoạn: Rét run, sốt nóng và ra mồ hôi.
+ Có triệu chứng không điển hình: sốt không thành cơn,
hoặc sốt liên tục, sốt dao động.
+ Có sốt trong vòng 3 ngày gần đây.
+ Trong 3 ngày đầu điều trị có đáp ứng tốt với thuốc điều
trị sốt rét.
+ Đang ở hoặc trở về từ vùng có dịch sốt rét, có tiền sử
bệnh sốt rét trong 2 năm trở lại đây.
4.1.2 Sốt rét thể thông thường:
- Bệnh nhân đã được xét nghiệm máu có KST sốt rét thể vô
tính hoặc test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt
rét dương tính.
- Đặc điểm:
+ Đang sống ở vùng có dịch trong vòng 1 tháng,
+ Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: Rét run, sốt nóng , ra
mồ hôi hoặc sốt không thành cơn: ớn lạnh, gai rét.
+ Sốt liên tục hoặc giao động trong 5–7 ngày đầu, rồi
thành cơn
+ Những dấu hiệu khác như: thiếu máu, gan to, lách to.
4.1.3 Sốt rét thể ác tính:
- Đặc điểm:
+ Rối loạn ý thức nhẹ thoáng qua ( li bì, cuồng sảng, vật
vã..)
+ Sốt cao liên tục, nhức đầu dữ dội
+ Rối loạn tiêu hóa: nôn nhiều lần trong ngày, tiêu chảy
mất nuớc, đau bụng cấp.
+ Mật độ KST cao: P. falciparum ++++ hoặc ≥ 100.000
KSTSR/μl máu.
+ Thiếu máu nặng: Da xanh, niêm mạc nhợt
4.2 Tác hại:
 P. falciparum gây tắc nghẽn mạch máu nhỏ và thiếu
máu mô (do KST vào trong máu phá vỡ nhiều hồng cầu),
đặc biệt ở não, thận, phổi và đường tiêu hóa của trẻ non
tháng và người lớn ==> bệnh nhân có thể chết trong vòng
vài ngày sau khi có các triệu chứng ban đầu.
 Gây nên gan to (do các tế bào Kuffer hoạt động thực
bào và gan phải tăng quá trình làm việc chuyển Bilirubin
GT Billirubin Trực tiếp ), lách to (do xung huyết và tăng
hoạt tính của những tế bào Lympho và mono).
 Sốt do P.falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt
nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị
kịp thời. Đặc biệt chú ý đối với phụ nữ mang thai vì thai dễ
sinh non, sảy thai,..
5. Chẩn đoán.
• Phương pháp nhuộm Giemsa
- Cho đến nay, phương pháp này vẫn được coi là phương
pháp chẩn đoán kí sinh trùng sốt rét chính xác nhất. 
- Tuy nhiên cần phải chú ý kĩ thuật và thời gian lấy tiêu
bản:
o Phải lấy máu xét nghiệm trước khi cho bệnh nhân
uống thuốc sốt rét, vì thuốc có thể làm giảm mật độ
kí sinh trùng sốt rét dưới ngưỡng phát hiện.
o Có thể lấy máu xét nghiệm ở bất cứ lúc nào, nhưng
lấy máu lúc bệnh nhân đang sốt mới có nhiều kí sinh
trùng sốt rét mới dễ phát hiện.
o Thường làm một giọt máu dày và một giọt máu dàn
mỏng trên cùng một lam. Giọt dày có nhiều kí sinh
trùng sốt rét, giúp chẩn đoán nhanh, giọt mỏng giúp
định loại kí sinh trùng sốt rét.
o Chỉ kết luận âm tính, khi đã xem 100 vi trường ở
giọt dày mà không thấy kí sinh trùng sốt rét. Khi
thấy một loại kí sinh trùng sốt rét vẫn phải tiếp tục
tìm xem có loại kí sinh trùng sốt rét khác phối hợp
không.
• Chẩn đoán dựa vào phát hiện kháng nguyên, kháng thể
trong kí sinh trùng sốt rét.
- Phát hiện kháng thể trong bệnh sốt rét:
o Phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp IHA
(Indirect haemag glutination): Trong kĩ thuật này
glutaraldehyde cố định hồng cầu cừu được cảm thụ
kháng nguyên hoà tan đặc hiệu lấy từ khỉ Aotus
nhiễm sốt rét P.falciparum hoặc Plasmodium từ
người. Những độ pha loãng huyết thanh sau đó được
đưa thêm vào hồng cầu mẫn cảm, sự có mặt và số
lượng kí sinh trùng sốt rét được phát hiện qua độ pha
loãng huyết thanh dẫn đến ngưng kết. Kĩ thuật này
được sử dụng để nghiên cứu dịch tễ học, nhưng độ
nhạy và độ đặc hiệu không cao.
o Phương pháp thử nghiệm kháng thể huỳnh quang
gián tiếp IFAT (Indirect Fluorescente Antibody
Test): Là kĩ thuật miễn dịch dùng để phát hiện kháng
thể của kí sinh trùng sốt rét. Trong phương pháp
IFAT kháng nguyên có sẵn, kháng nguyên sẽ được
tiếp xúc với huyết thanh thử nghiệm có độ pha loãng
khác nhau, sau đó nhỏ lên trên 1 dung dịch globulin
kháng người (antihuman globulin) có đánh dấu
fluorescein isothiocuanate, cuối cùng đem rửa và để
khô rồi soi bằng kính hiển vi huỳnh quang.
o Kĩ  thuật miễn dịch hấp phụ men (ELISA: Enzym
Linked Immuno Sorbent Assay): Trong kĩ thuật này
kháng nguyên thuộc loại hoà tan. Huyết thanh có
chứa kháng thể được ủ trong ống nghiệm có chứa
kháng nguyên và sự dư thừa kháng thể sẽ được loại
bỏ ra. Globulin kháng - kháng thể được đánh dấu với
1 enzym thích hợp, sau đó cho vào ống nghiệm
(hoặc từng giếng trên đĩa) và bỏ đi sự dư thừa. Cơ
chất enzym được bổ sung vào và sự thay đổi màu tỉ
lệ thuận với nồng độ kháng thể trong huyết thanh
thử nghiệm. Enzym được dùng là alkaline
phosphataza kết hợp với globulin kháng người,
paranitrophenyl phosphate được dùng làm chỉ thị
của phản ứng enzym. Kĩ thuật này thường thực hiện
số lượng mẫu lớn trên đĩa và đọc kết quả bằng mắt
thường hoặc bằng quang kế. Sự bất lợi của phương
pháp này là antigen khó được tiêu chuẩn hoá và sự
phát hiện kháng thể mức độ thấp, kém chính xác hơn
so với IFAT.
- Phát hiện kháng nguyên:
o Kháng nguyên protein giàu histidine - 2 (PfHRP -
2): lưu thông trong vòng tuần hoàn, tạo ra bởi kí sinh
trùng sốt rét thể vô tính và giao bào trong quá trình
phát triển. Kháng thể đơn dòng kháng PfHRP - 2
được cố định sẵn trên dải hấp phụ. Dưới tác dụng
của dung dịch đệm và kháng huyết thanh, phản ứng
miễn dịch kiểu “ sandwich” xảy ra. Hiện nay đã có
một số loại thử nghiệm sau Thử nghiệm ICT
(ICT: P.f, ICT: P.f & P.v): của hãng AMRAD,
Australia. . Thử nghiệm KAT - Quick Malaria do
Medical của Anh, PROTEA cung cấp.
• Kĩ thuật phân lập hồng cầu kí sinh qua li tâm và
nhuộm Acridin Orange (AO): Dùng dung dịch AO nhỏ
trực tiếp lên lam máu giọt mỏng đã cố định bằng
methanol để khô, áp lamen lên giọt mỏng, rồi soi trên
kính hiển vi quang học đã có gắn thêm một hệ thống lọc
sáng đặc biệt IFS (interference filter system) và phải có
đèn halogen.
• Sử dụng que thử chẩn đoán nhanh kí sinh trùng sốt rét
để hỗ trợ chẩn đoán khi xét nghiệm bằng soi lam máu
nhuộm giemsa âm tính.
6. Điều trị:
- Điều trị sớm, đúng và đủ liều.
- Không đựơc dùng một thuốc đơn thuần.
- Kết hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực
điều trị.
 Phác đồ điều trị:
Dihydroartemisinin - piperaquin: Dùng 3 ngày +
Primaquin 0,5mg/kg cho tất cả các trường hợp (+)
7. Phòng chống:
- Trong tất cả các phương pháp thì Phòng chống muỗi
truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất: Vậy
chúng ta phòng chống muỗi bằng cách nào?
 Thường xuyên dọn nhà , dọn dẹp những khu nước đọng,
nhà vệ sinh , khu vực đựng rác cũng là cách phá hoại
môi trường sống của chúng , không cho bầy đàn của
chúng có cơ hội phát triển.
 Móc màn đi ngủ hay là tẩm màn bằng hóa chất diệt
muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.
 Khi ra ngoài mặc áo dài tay , bôi kem chống muỗi.
 Sử dụng các sản phẩm chống muỗi.

You might also like