You are on page 1of 49

KÝ SINH TRÙNG RỐT RÉT

Tháng 01.2023
Mục tiêu học tập

• Mô tả hình thể 05 loại ký sinh trùng sốt rét


• Vẽ và trình bày được chu kỳ phát triển KSTSR
• Nêu các đặc điểm phương thức lan truyền, nguồn bệnh
sốt rét, muỗi truyền bệnh sốt rét và cơ thể cảm thụ
• Nêu đặc điểm bệnh học của các thể bệnh sốt rét
• Nêu các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt rét, điều trị và
phòng ngừa
Lịch sử bệnh sốt rét

• 1630: Don Francisco Lopez: dùng vỏ cây Quynquyn để điều


trị
• 1820: Pelletier, Caventon: chiết xuất được Quynin
• 1880: Laveran: phát hiện và mô tả KSTSR là tác nhân gây
bệnh
• 1885: Marchiafava, Celli: phân loại và mô tả 03 loại KSTSR
• 1897-1898: Ross: thấy sự phát triển của KSTSR trong muỗi
• 1990: Monson chứng minh vai trò muỗi Anopheles trong
truyền bệnh
Lịch sử bệnh rốt rét

• 1934-1954: Raffaele, Garham, Shortt, Covell, Shute mô tả


KSTSR ở người, động vật có vú và gà
• 1960: xuất hiện P. falciparum kháng amino-4-quynolein ở
Columbia, sau đó là ĐNA
• 1976: Trager, Jensen: nuôi cấy thành công invitro P. falciparum
• 1983: thành công ghép nhân P. falciparum trong vi khuẩn E.
coli chuẩn bị sx vaccine chống SR
• 1992-1994: M.E.Patarroyo hoàn chỉnh vaccine tổng hợp hóa
học SPf66 và đang thử nghiệm Columbia, Tanzania, Thái Lan
Đại cương

• Bệnh do KSTSR gây nên


• KSTSR: Giới: động vật
• Ngành: đơn bào (Protozoa)
• Lớp: trùng bào tử (Sporozoa)
• Họ: Plasmodidae
• Giống: Plasmodium
Đại cương
• Plasmodium là một giống gây bệnh sốt rét cho người và động vật có xương sống
• Có khoảng 120 loài, có 05 loài gây bệnh ở người:
 Plasmodium falciparum
 Plasmodium vivax
 Plasmodium malariae
 Plasmodium ovale
 Plasmodium knowlesi
• Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở Việt Nam
 Plasmodium falciparum: 70-80%
 Plasmodium vivax: 20-29%
 Plasmodium malariae: 1%
1. Đặc điểm hình thể chung KSTSR
• Rất phức tạp và đa dạng
• Trên một tiêu bản máu có mang
KSTSR, sau khi nhuộm Giemsa
hay Wright, có:
 Nhân: màu đỏ
 Tế bào chất: màu xanh lơ
 Các hạt sắc tố SR: nâu, nâu đen
 Các hạt đặc hiệu: đỏ nâu, hồng
nhạt
 https://www.youtube.com/watch?
v=VgDeKRC_1qk
1. Đặc điểm hình thể chung KSTSR

• Tùy theo hình thái và sự kết hợp các yêu tố trên, chia
thành các thể KSTSR:
 Thể tư dưỡng trẻ (thể nhẫn) (Early Trophozoite)
 Thể tư dưỡng già (Late Trophozoite)
 Thể phân liệt (Schizonte)
 Thể giao bào (Gametocyte)
Trophozoite
Schizonte
Gametocyte: P. falciparum và P. vivax
1. Đặc điểm hình thể KSTSR
Plasmodium falciparum Plasmodium vivax
Loài

(NSC: Nguyên sinh chất)


Hình thể
Tư dưỡng non Nhân: tròn, nhỏ, chắc Nhân: to, thô và xốp
(Trophozoite - hình thể nhẫn)

Tư dưỡng già Nhân phát triển kéo dài ra, Nhân phát triển kéo dài ra,
NSC phát triển dày lên NSC phát triển dày lên
Hạt Maurer to nhỏ rải rác Hạt Schuffner đồng đều
Thể phân liệt Nhân phân chia, Nhân phân chia,
Schizonte NSC phân chia, 8-32 NSC phân chia, 14-24 mảnh
mảnh
Thể giao bào Non: hình tròn hoặc bầu Hình tròn hoặc bầu dục
Gametocyte dục. Già: hình trái chuối,
lưỡi liềm
1. Tế bào hồng cầu
2-18: Tư dưỡng
2-10: Thể nhẫn
19-26: Thể phân liệt
27-30: Thể giao bào
27-28: Giao bào cái
29-30: Giao bào đực
1. Tế bào hồng cầu
2-18: Tư dưỡng
2-6: Thể nhẫn
19-27: Thể phân liệt
28-30: Thể giao bào
28-29: Giao bào cái
30: Giao bào đực
1. Đặc điểm hình thể KSTSR
Plasmodium malariae Plasmodium ovale
Loài

(NSC: Nguyên sinh chất)


Hình thể
Tư dưỡng non Nhân: tròn, to Nhân: tròn, to
(Trophozoite - hình thể Hạt Ziemann tròn, to, thô, Hạt Schuffner xuất hiện
nhẫn) rải rác
Tư dưỡng già Nhân phát triển kéo dài ra, Nhân phát triển kéo dài ra,
NSC kéo dài thành dải băng NSC phát triển dày lên

Thể phân liệt Nhân phân chia, Nhân phân chia,


Schizonte NSC phân chia, 6-12 mảnh NSC phân chia, 8-12 mảnh

Thể giao bào Hình tròn hoặc bầu dục Hình tròn hoặc bầu dục
Gametocyte
1. Tế bào hồng cầu
2-5: Tư dưỡng trẻ
6-13: Tư dưỡng già
14-22: Thể phân liệt
23-25: Thể giao bào
1. Tế bào hồng cầu
2-5: Tư dưỡng non
6-15: Tư dưỡng già
16-23: Thể phân liệt
24-25: Thể giao bào
1. Tế bào hồng cầu
2-7: Tư dưỡng non
8-15: Tư dưỡng già
16-23: Thể phân liệt
24-25: Thể giao bào
2. Đặc điểm sinh học KSTSR
• Là KST bắt buộc
• Chu trình sống trải qua 2 ký chủ
• KSTSR có tính đặc hiệu ký chủ hẹp
• Để phát triển: KSTSR cần:
 Hấp thu hemoglobin của hồng cầu để tiêu hóa và thải ra
sắc tố haemozoin.
Haematin + protein = Haemozoin (men: cystein
proteinase)
 Sử dụng chất dinh dưỡng trong hồng cầu
 Năng lượng do glucoza và biến glucoza thành lactate
2. Đặc điểm sinh học KSTSR

• KSTSR tổng hợp protein: từ Aminoaxit trong huyết tương


thấm qua màng hồng cầu
• Lipid: KSTSR tổng hợp từ các thành phần trong huyết
tương người bị nhiễm
• Axit nucleic: KSTSR tổng hợp 1 phần do KSTSR trong
hồng cầu, 1 phần do các đường chuyển hóa
• Trong quá trình chuyển hóa, KSTSR tạo ra các sắc tố sốt
rét, hạt Maurer (P. falciparum), hạt Shuffner (P. vivax và P.
ovale)
3. Chu kỳ phát triển KSTSR

• Chu kỳ KSTSR phát triển cần hai vật chủ là người và


muỗi
 Người là vật chủ phụ
 Muỗi Anopheles là vật chủ chính đồng thời là vật chủ
trung gian truyền bệnh
3. Chu kỳ phát triển KSTSR

• Giai đoạn phát triển vô tính trên cơ thể người:


 Giai đoạn ở gan
 Giai đoạn ở hồng cầu
• Giai đoạn phát triển hữu tính trên cơ thể muỗi
4. Các yếu tố gây bệnh

• Các yếu tố gây bệnh: muỗi và cơ quan cảm thụ


 Muỗi
 Cơ quan cảm thụ
4. Các yếu tố gây bệnh
• Muỗi truyền bệnh sốt rét
 Muỗi cái Anopheles spp. mang thoa trùng trong tuyến
nước bọt, sẽ truyền mầm bệnh và gây bệnh sốt rét cho
người khi hút máu.
 Tại Việt Nam, khoảng 59 loài Anopheles nhưng chỉ 03
loài Vector chính:

A. minius A. dirus A. epiroticus


4. Các yếu tố gây bệnh

• Cơ quan cảm thụ (con người)


 Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét
 Ở Việt Nam, sốt rét là bệnh xã hội, có tỷ lệ mắc cao
 Ở vùng sốt rét lưu hành, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em cao hơn
người lớn
 Giới tính không liên quan nhưng ngành nghề thì có
 Yếu tố miễn dịch sốt rét
5. Phương thức lan truyền
• Truyền qua vector là muỗi sốt rét thuộc giống Anopheles: là
phương thức tự nhiên và quan trọng nhất.
• Do truyền máu: có chứa KST sốt rét. Việc sàng lọc máu bằng
cách xét nghiệm một lame máu không có hiệu quả lắm nhất là khi
người hiến máu không có triệu chứng lâm sàng, vì khi đó mật độ
ký sinh trùng rất thấp.
Máu dự trữ nhiễm KSTSR có thể truyền bệnh trong 10 ngày.
• Qua ống tiêm, kim chích: có nhiễm máu mang mầm bệnh (gặp ở
người tiêm chích ma túy)
• Truyền qua lá nhau: hiếm, gặp ở một số phụ nữ mang thai sống
trong vùng dịch tễ sốt rét.
6. Nguồn bệnh

• Bệnh nhân sốt rét sơ nhiễm là nguồn bệnh từ khi có giao bào
trong máu (từ ngày 10-14: P. falciparum, từ ngày thứ 3: P.
vivax)
• Bệnh nhân sốt rét tái phát có khả năng lây truyền sớm hơn
• Người mang KST lạnh: là người có mang KST trong máu
nhưng không có biểu hiện lâm sàng, thường bị nhiễm từ nhỏ
tại vùng sốt rét lưu hành, cơ thể có một phần miễn dịch.
• Bệnh nhân điều trị không tiệt căn, có thể là nguồn lây trong 1-
2 năm với P. falciparum và 1,5-5 năm với P. vivax.
7. Sinh lý bệnh của bệnh sốt rét

• Cơn sốt rét : trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ
hôi
 SỐT: Do các thể phân liệt khi vỡ ra, giải phóng vào máu sắc tố
SR (hemozoin), yếu tố này tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt
ở hành tủy.
 Cơn sốt rét chỉ xảy ra sau một thời gian sốt sơ nhiễm
Chu kỳ cơn sốt tuỳ thuộc vào chu kỳ vô tính trong hồng cầu
của từng loại KST
7. Sinh lý bệnh của bệnh sốt rét

 Thiếu máu: do hồng cầu bị nhiễm bị tiêu hủy.


 Thiếu máu lâu ngày có lách to do lách là nơi tích tụ và
hủy diệt hồng cầu bị nhiễm.
7. Sinh lý bệnh của bệnh sốt rét

• Biến đổi bệnh lý quan trọng ở ký chủ


 Hiện tượng nhiễm độc liên quan cytokin
 Hồng cầu bị nhiễm ẩn cư trong mao quản nội tạng
 Kết dính hồng cầu bị nhiễm với liên bào nội mạch P. f
 Tạo hiện tượng hoa hồng do kết dính hồng cầu bị nhiễm
P. f với hồng cầu không bị nhiễm--> tắc nghẽn lưu thông
máu mao mạch/tỉnh mạch nhỏ
 Độ mềm dẻo hồng cầu giảm, di chuyển giảm
 Tích tụ phức hợp miễn dịch, ...
8. Lâm sàng
•Cơn sốt sơ nhiễm :
 Thường gặp ở những người đi từ vùng không có sốt rét vào vùng có
SR lưu hành, đối tượng này chưa có miễn dịch sốt rét.
 Thoa trùng xâm nhập vào cơ thể, trải qua chu kỳ trong gan rồi đến chu
kỳ trong hồng cầu và khi số lượng KST đạt tới ngưỡng (tùy tác giả có
thể là 100.000KST/mm3) thì sẽ xuất hiện dấu hiệu lâm sàng.
 Thời kỳ ủ bệnh tùy loại KST, thông thường là 9-10 ngày.
 Cơn sốt sơ nhiễm thường không có dấu hiệu đầy đủ của cơn SR chỉ có
sốt, đau cơ, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy.
 Nếu không được điều trị sẽ bước sang thời kỳ SR cơn điển hình có
chu kỳ
8. Lâm sàng
Cơn sốt rét điển hình (sốt có tính chu kỳ)
• Cơn sốt rét khởi phát đột ngột với bệnh cảnh đặc trưng kinh điển gọi là tam
chứng sốt rét xuất hiện theo trình tự : Rét run - Sốt cao - Vã mồ hôi.
Rét run : kéo dài 1 - 2 giờ
•Bệnh nhân có cảm giác lạnh ghê gớm dù đắp nhiều chăn mền, răng khua lập
cập, mặt, tay, chân tím tái, huyết áp giảm, bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều lần, ói
mửa...
Sốt cao : 1 - 8 giờ
•Thân nhiệt tăng lên 40 - 410C, da khô, nóng, mặt đỏ, mạch nhanh, nhức đầu, ói
mửa thưa dần.
Vã mồ hôi : 1 - 2 giờ
• Mồ hôi đổ ra như tắm, thân nhiệt hạ xuống, huyết áp tăng, mạch chậm lại. Bệnh
nhân có cảm giác sảng khoái dễ chịu rồi ngủ thiếp đi, sau cơn sốt đa số bệnh nhân
đi lại sinh hoạt bình thường.
8. Lâm sàng

• Nhịp độ xảy ra cơn sốt rét tùy loại Plasmodium


 P. falciparum : (mỗi 48 giờ), sốt cách nhật ác tính
 P. vivax , P. ovale : (mỗi 48 giờ), sốt cách nhật lành tính
 P. malariae : (mỗi 72 giờ): sốt cách 2 ngày
P. falciparum do sự phát triển so le, không đồng nhịp của
các lứa KST nên thường cơn sốt có thể cách 24, 36, 48
giờ
8. Lâm sàng
• Diễn tiến của bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh có hạn định. Nếu không bị tái nhiễm, thì sau một thời
gian, dù không điều trị bệnh cũng sẽ đi vào thời kỳ yên lặng. Nhưng bệnh sốt rét
là bệnh hay tái phát. Có hai loại tái phát:

 Tái phát gần :


Cơn sốt tái phát xảy ra trong vòng 3 tháng kể sau khi bệnh nhân được
điều trị đã ổn định về lâm sàng
Cả 4 loại kí sinh trùng sốt rét ở người đều có thể gây tái phát gần,
nhưng thường gặp ở P. falciparum và P. malariae.
Nguyên nhân: do điều trị không triệt để, chưa diệt được hết các thể vô
tính trong hồng cầu (dùng thuốc không đủ liều, không đúng phác đồ, cơ thể
bệnh nhân không dung nạp thuốc…). Do KSTSR kháng thuốc nên điều trị
không hiệu quả.
8. Lâm sàng
 Tái phát xa :
Cơn sốt tái phát xảy ra sau 3 tháng, kể từ khi điều trị đã ổn định về
lâm sàng. Cả 4 loại kí sinh trùng sốt rét ở người đều có khả năng gây ra
những cơn tái phát xa.
Nhưng thường gặp ở các loài P. vivax, P. ovale, P. malariae.
Nguyên nhân: P.vivax, P.ovale có thể ngủ trong gan. P. malariae
không có thể ngủ trong tế bào gan, mà có một số lượng ít mảnh trùng
tồn tại ở hồng cầu. Những mảnh trùng này cũng chịu tác động của
thuốc trong quá trình điều trị, nhưng chưa đến mức bị tiêu diệt. Vì vậy
ký sinh trùng vẫn tồn tại và phát triển, gây nên những cơn sốt rét tái
phát xa.
8. Lâm sàng
• Sốt rét có biến chứng (SRAT = Sốt rét ác tính)
 Sốt rét thể não
 Sốt rét thể nôn ra mật và tiểu huyết sắc tố
 Sốt rét ác tính thể tả, thể gan mật, thể giá lạnh, thể phổi
• Sốt rét ở phụ nữ có thai
• Sốt rét bẩm sinh
• Sốt rét ở trẻ em
• Sốt rét do truyền máu
• Sốt rét mãn tính
• Sốt rét nội tạng tiến triển
9. Chẩn đoán bệnh sốt rét

• Dựa 03 yếu tố: lâm sàng, dịch tễ, xét nghiệm


9. Chẩn đoán bệnh rốt rét
• Lâm sàng: dấu hiệu lâm sàng:
 Cơn sốt rét điển hình: rét, sốt, đổ mồ hôi
 Cơn sốt không điển hình: không thành cơn hoặc liên tục
 Thiếu máu, lách to
9. Chẩn đoán bệnh sốt rét

• Dịch tễ: định hướng là


quan trọng
 Trong vùng dịch lưu hành: bệnh
nhân sốt không có triệu chứng
khẳng định nguyên nhân sốt -->
nghĩ đến sốt rét
 Không trong vùng dịch lưu hành,
hỏi kỹ:
 Nơi đã đến
 Thời gian rời
 Có truyền máu không
 Nơi ở và xung quanh có ai nhi ngờ
mắc sốt rét
9. Chẩn đoán bệnh sốt rét

• Xét nghiệm:
 Tìm KST trong máu ngoại
vi (tính chất quyết định):
phết máu (phết mỏng/giọt
dày): định loại KST và số
lượng
 Test chẩn đoán nhanh
 PCR
 ELISA
 Khác: CTM
9. Chẩn đoán bệnh sốt rét
9. Chẩn đoán bệnh sốt rét

• Test chẩn đoán nhanh


9. Điều trị bệnh sốt rét

• Nay: 100.000 loại thuốc nhưng có hơn 10 loại được dùng


rộng rãi, chia thành 03 nhóm:
 Nhóm diệt thể phân liệt trong hồng cầu
 Nhóm diệt giao bào (ngăn ngừa lan truyền bệnh)
 Nhóm diệt thể KST trong gan (điều trị tiệt căn, ngăn tái
phát)
9. Điều trị bệnh sốt rét
• Nguồn gốc thuốc: tự nhiên và tổng hợp
 Diệt thể phân liệt trong hồng cầu:
 Thực vật:
 Alcaloid của Quinquina: Quinin (1630), Quinidin, Chinconin và
Cinchonidin
 Quighoasu: Artemisinin (1973), Artemether, Artesunat
 Thuốc tổng hợp:
 Amino 4 quinolein: Chloroquin (1945), Amodiaquin (1947)
 Aryl aminoalcihol: Mefloquin (1972), Halfantrin (1988)
 Chống Folic, folinic: Sulfadoxin, Sulfalen, Sulfon, Pyrimethamin
(1951), Proguanin (1948)
9. Điều trị bệnh sốt rét
• Nguồn gốc thuốc: tự nhiên và tổng hợp
 Thuốc diệt giao bào và chu kỳ trong gan: Amino 8 quinolein
(Primaquin)
10. Phòng, chống sốt rét

• Uống thuốc dự phòng: khách du lịch, người đến định cư,


phụ nữ có thai
• Bảo vệ cá nhân: mặc quần áo tay dài, thoa kem xua
muỗi, ngủ màn, ...

You might also like