You are on page 1of 7

1.

Kst sốt rét: Plasmodium


a. Chu trình phát triển
- Giai đoạn sinh sản vô tính (sự liệt sinh): xảy ra ở người và
giúp ký sinh trùng lan tràn trong cơ thể người bệnh.
- Giai đoạn sinh sản hữu tính (bào tử sinh): giai đoạn đầu
xảy ra ở người, sau đó xảy ra ở muỗi Anopheles giúp cho
ký sinh trùng lây lan sang người khỏe mạnh:
+ muỗi nhiễm KST sốt rét hút máu khiến thoa trùng xâm nhập
vào cơ thể người, trong vòng 1h sau đó thoa trùng đến tế bào
gan phát triển thành thể phân liệt, thực hiện hình thức sinh sản
vô tính theo cấp số nhân làm tế bào gan căng to và vỡ, giải
phóng thể phân liệt vào máu sau đó xâm nhập vào tế bào hồng
cầu. tại đây thể phân liệt 1 phần tạo thành thể phân liệt mới,
tiếp tục nhaanleen theo cấp số nhân, phá hủy TB HC tiếp tục
giải phóng thể phân liệt. một phần thực hiện chức năng duy trì
nói giống, trở thành thể tư dưỡng non rồi phát triển thành thể
tư dưỡng già rồi trở thành giao bào, có giao bào đực và giao
bào cái, chờ muỗi đến hút máu.
+ giao tử đực và giao tử cái được muỗi hút vào, thụ tinh trở
thành di noãn, nhân lên theo cấp số nhân thành các thoa trùng,
thoa trùng đến tuyến nước bọt của muỗi, khi hút máu người sẽ
tiêm thoa trùng vào người
b. Triệu chứng
Dấu hiệu lâm sàng
Cơn sốt điển hình: rét run - sốt nóng - toát mồ hôi.
Cơn sốt không điển hình:
Sốt không thành cơn: chỉ có cảm giác ớn lạnh, gai rét
(thường gặp ở trẻ nhỏ và người sống lâu ở vùng rét lưu
hành).
Sốt liên tục hoặc dao động trong 5 - 7 ngày đầu, rồi sau đó
sốt thành cơn (thường gặp ở bệnh nhân sốt rét lần đầu)
Những dấu hiệu khác: thiếu máu, lách to.
2. Giun đũa Ascaris lumbricoides
a. Chu trình phát triển
Giun đũa trưởng thành kí sinh ở ruột non, giun cái đẻ trứng
theo phân ra ngoài,phôi bào bên trong trứng được thụ tinh
phân chia và phát triển thành ấu trùng . còn người nốt phải
trứng có ấu trùng theo thực quản xuống dạ dày, dịch tiêu hóa
của dạ dày làm ấu trùng thoát ra khỏi trúng xuyên qua thành
ruột đến gan rồi tới tim và phổi. tại phổi ấu trùng phát triển làm
vỡ mao quản phổi để đến phế nang, từ phế nang theo tiểu phế
quản và phế quản đến khí quản lên yết hầu, từ đây ấu trùng
quay xuống thực quản, dạ dày, ruột non, phát triển thành giun
trưởng thành.
b. Triệu chứng
Giai đoạn ấu trùng
Dựa trên lâm sàng và công thức máu (bạch cầu toan tính).
Giai đoạn giun trưởng thành
Các triệu chứng lâm sàng: hội chứng Loeffler ,Gây viêm tụy cấp ,
Gây tắc mật, gây viêm túi mật, nhân sỏi mật. Gây viêm gan, áp
xe gan, Chiếm thức ăn của ký chủ. - Gây tác hại về cơ học: tắc
ruột, lồng ruột, thủng ruột, xoắn ruột, viêm ruột thừa. - Gây tác
hại thần kinh: co giật, sợ hải về đêm, nói mê, trí tuệ kém phát
triển. - Gây nhiễm trùng cơ hội. - Gây rối loạn tiêu hóa. + tìm
thấy trứng giun đũa trong
phân.
3. Sán lá gan nhỏ
a. Chu kì phát triển:
Ở người, sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, đẻ
trứng, trứng sán lá gan nhỏ sẽ theo mật xuống ruột và theo
phân ra ngoài môi trường. Nếu phân rơi vào môi trường nước,
trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Những ấu trùng
lông này sẽ di chuyển tự do trong nước và tìm đến cư trú trong
các loài ốc. Trong cơ thể ốc, ấu trùng lông sẽ phát triển thành
những ấu trùng đuôi. Các ấu trùng đuôi sau đó sẽ rời ốc và tìm
đến cư trú trong các loài cá nước ngọt, phát triển thành nang
ấu trùng trong cơ thể cá. Khi ăn cá chưa được nấu chín có mang
ấu trùng sán lá gan bé, các ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá
tràng rồi theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan
trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
b. Triệu chứng
đau tức vùng gan, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, ậm ạch khó tiêu,
phát ban toàn thân, nổi mẩn, có thể sạm da, vàng da, kèm theo
thiếu máu.
4. Sán dây lợn
a. Chu kì phát triển
Sán sinh sản bằng cách rụng đốt, đốt già rụng ra khỏi
thân sán rồi theo phân ra ngoài. Đốt già ra ngoài môi
trường bị thối rữa, giải phóng trứng.

+ Lợn ăn phải trứng sán hoặc đốt sán, đốt sán vào dạ
dày dưới tác dụng cơ học giải phóng trúng, trứng tiếp
tục nở thành ấu trùng. Ấu trùng chui qua thành ống tiêu
hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, được gọi là
lợn gạo.

+ Người ăn phải lợn gạo có chứa ấu trùng chưa được


nấu chín sẽ bị nhiễm bệnh.

+ Ấu trùng vào ruột người, nở thành con sán dây trưởng


thành. Sán lớn bằng cách nảy chồi, dinh dưỡng bằng
cách thẩm thấu chất dinh dưỡng ở trong ruột, sinh đốt
mới từ cổ, ký sinh ở ruột non nhưng đoạn cuối xuống
rận ruột già, sinh sản bằng rụng đốt.

+ Trong một số trường hợp, người ăn phải trứng sán dây


lợn sẽ bị bệnh người gạo. Hoặc có thể mắc do đốt sán
già ở ruột trào ngược lên dạ dày, tại dạ dày trứng được
giải phóng. Trứng xuống ruột nở thành ấu trùng, ấu
trùng chui qua thành ruột vào máu rồi tới cơ vân, não,
mắt để ký sinh.
b. Triệu chứng
Rối loạn đường tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ với táo
bón, ăn vô độ hay ngược lại biếng ăn, đau bụng. 3. Vai trò gây
bệnh
❖ Rối loạn thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,
dễ bị kich thích và ở trẻ em mắc bệnh có thể động kinh.
❖ Rối loạn giác quan: Thấy mờ, thấy sắc vàng, hoa mắt, ù tai.

Câu hỏi ngắn:


1. Vật chủ chính: là vật chủ mà ở đó ký sinh trùng sinh sản
theo phương thức hữu tính hoặc ký sinh trùng sống ở giai
đoạn trưởng thành. Thí dụ: người là vật chủ chính trong
chu kỳ sán lá gan. Muỗi là vật chủ chính trong chu kỳ của
ký sinh trùng sốt rét.
Vật chủ phụ: là những vật chủ chỉ mang KST ở thể còn non
(ấu trùng) hoặc không có khả năng sinh sản hữu tính (sinh
sản vô tính). Thí dụ: cá mang ấu trùng của sán lá gan.
Vật chủ trung gian: hay còn gọi là Vector (Véc-tơ) là sinh
vật mang mầm bệnh (ký sinh trùng) và truyền ký sinh trùng
từ người này sang người khác. muỗi là vật chủ trung gian
trong chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét
Vật chủ ngõ cụt: một số ấu trùng xâm nhập, di chuyển tới
vị trí nào đó ở cơ thể, dừng tại đó, không phát triển được,
sau một thòi gian thì bị hủy. Thí dụ hội chứng ấu trùng di
chuyển của giun đũa. rồi dừng lại ở vị trí nào đó, không
phát triển song có thể tồn tại lầu dài
2. Các hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi tế bào, Thường gặp ở
các ký sinh trùng đơn bào như trùng roi, amip, ký sinh
trùng sốt rét,
- Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản thực hiện bằng sự
giao phối giữa con đực và con cái như giun đũa, giun móc,
giun kim,.. Ngoài ra, có những loài ký sinh trùng lưỡng giới,
trên cơ thể chúng có cả bộ phận sinh dục đực và bộ phận
sinh dục cái để giao phối như sán lá gan, sán dây,..
- Sinh sản đa phôi: từ kết quả của sinh sản hữu tính, trứng
nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành nang ấu trùng.
Sau đó, trong nang ấu trùng có rất nhiều mầm sinh ra ấu
trùng thế hệ thứ hai, ấu trùng thế hệ hai lại sinh ra các ấu
trùng thế hệ thứ ba. Các ấu trùng thế hệ thứ ba khi gặp vật
chủ thích hợp sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Đây là
hình thức sinh sản đặc biệt thường thấy ở một số loài sán
lá và sán dây, từ một trứng ban đầu sẽ phát triển thành rất
nhiều sán trưởng thành.
6. Trùng đơn bào
a. Trùng roi đường tiêu hóa Giardia lamblia/ Giardia
intestinalis/ Lamblia intestinalis
Vị trí: tá tràng và đoạn đầu của ruột non, đôi khi có
thể thấy ở manh tràng, ống dẫn mật và túi mật.
Tác hại: Thường gây tiêu chảy kéo dài và đau bụng ở trẻ em. Có
thể gây viêm túi mật
b. Trichomonas vaginalis
Vị trí: ✓Ở nữ giới, chủ yếu ký sinh ở âm đạo, đôi khi ở tử cung,
buồng trứng, vòi trứng.
✓Ở nam giới, ký sinh ở niệu đạo, ống mào tinh và tuyến
tiền liệt.
✓T. vaginalis có thể ký sinh ở đường tiết niệu nam và nữ
như niệu quản, bàng quang, bể thận.
Tác hại: gây viêm đường sinh dục (chủ yếu ở nữ), có thể
gây viêm đường tiết niệu (Viêm âm đạo , Viêm loét cổ tử cung, Viêm phần phụ, Vô sinh,
(nữ); Viêm niệu đạo - Viêm tiền liệt tuyến - Viêm túi chứa tinh và ống mào tinh. (nam)- Viêm bàng quang

(ở cả nam và nữ) )

You might also like