You are on page 1of 139

CÁC LOẠI GIUN GÂY BỆNH TRONG Y HỌC

PGS.TS. Nguyễn Thị Hương Bình


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày các đặc điểm hình thể, đặc điểm sinh thái (dinh
dưỡng - chu kỳ), bệnh học, đặc điểm dịch tễ,
2. Áp dung chuẩn đoán và phòng chống các bệnh do các giun
tròn gây nên

1) giun đũa Giun truyền qua đất


2) giun tóc Soil Transmited
3) giun móc, giun mỏ Helminth (STH)
4) giun lươn Có quá trình tự nhiễm
5) giun kim
6) giun xoắn – Bệnh truyền qua thức ăn, bệnh từ
động vật truyền lây sang người
(Food borne disease, Zoonosis )
7) giun chỉ bạch huyết – Bệnh truyền qua trung gian
truyền bệnh (Vector borne disease)
Phân loại học giun

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nganh_Giun_tron
DANH PHÁP

Giun tròn (Nematoda) - Helminth:


1. Giun đũa Ascaris lumbricoides
2. Giun tóc Trichuris trichiura
3. Giun móc, giun mỏ (Ancylostoma duodenale, Necator americanus)
4. Giun lươn Strongyloides stercolaris
5. Giun kim Enterobius vermicularis
6. Giun xoắn Trichinella spiralis
7. Giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti , Brugia malayi.
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

(SOIL TRANSMITTED HELMINTH)

➢ Nhiễm giun truyền qua đất do các loài giun ký sinh khác nhau gây ra.
➢ Chúng lây truyền qua trứng thải qua phân người, làm ô nhiễm đất ở
những nơi điều kiện vệ sinh kém.
➢ Trẻ em mắc bệnh bị suy giảm dinh dưỡng và thể chất.
➢ Khoảng 1,5 tỷ người bị nhiễm giun sán truyền qua đất trên toàn thế
giới.
➢ Việc kiểm soát dựa trên việc tẩy giun định kỳ để loại bỏ giun lây nhiễm,
giáo dục sức khỏe để ngăn ngừa tái nhiễm và cải thiện điều kiện vệ
sinh để giảm ô nhiễm đất với trứng nhiễm.
➢ Có sẵn các loại thuốc an toàn và hiệu quả để kiểm soát nhiễm bệnh.
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

(SOIL TRANSMITTED HELMINTH)

➢ Là bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới, bệnh xã hội và ảnh hưởng
đến những cộng đồng nghèo nhất thiếu thốn nhất.
+ Hơn 1,5 tỷ người chiếm khoảng 24% dân số thế giới nhiễm STH
+ Phân bố rộng ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (Châu Phi cận
Sahara, Châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Á)
➢ 267 triệu học sinh mẫu giáo;
> 568 triệu học sinh trong độ
tuổi đi học cần được điều trị,
can thiệp phòng ngừa.
➢ > 600 triệu người nhiễm giun
lươn
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

(SOIL TRANSMITTED HELMINTH)

➢ Lây truyền qua trứng có trong phân gây ô nhiễm đất ở những vùng vệ
sinh kém. Giun trưởng thành sống trong ruột, mỗi ngày đẻ hàng ngàn
trứng thải ra ngoài gây ô nhiễm đất
➢ Xâm nhập qua đường ăn uống:
+Trứng giun dính vào rau không được nấu, rửa,
gọt vỏ.
+ Trứng từ đất ô nhiễm vào nguồn nước
+ Trẻ em chơi ở đất trứng ô nhiễm tay, không rửa
và cho tay vào miệng.
➢ Xâm nhập quan da: Giun móc, mỏ nở trong đất,
thành ấu trùng chủ động xâm nhập qua da.
➢ Không lây truyền trực tiếp từ người sang người
hoặc từ phân tươi vì cần 3 tuần cho ấu trùng phát
triển trong đất
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ SINH BỆNH HỌC

➢ Giun đũa, giun tóc, giun móc không nhân lên trong vật chủ, việc tái
nhiễm chỉ xảy ra khi có tiếp xúc với môi trường.
➢ Giun kim và giun lươn có quá trình tự nhiễm, có khả năng sinh sản
trong vật chủ

Gây nên tình trạng suy dinh dưỡng do:


+ Ăn các mô của vật chủ bao gồm cả máu, dẫn đến
mất chất sắt và protein
+ Gây mất máu đường ruột mãn tính, dẫn đến thiếu
máu (giun móc, mỏ)
+ Làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Cạnh tranh vitamin A trong ruột
+ Gây chán ăn, giảm lượng dinh dưỡng được đưa
vào, giảm thể lực (Giun tóc gây tiêu chảy, kiết lỵ)
+ Giun bài tiết, tiết các chất độc vào trong các mô,
gây ngộ độc mô
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

BỆNH LÝ VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG

➢ Bệnh lý và triệu chứng phụ thuộc vào cường độ nhiễm giun.


➢ Nhiễm cường độ nhẹ thường không có biểu hiện;
➢ Nhiễm cường độ nặng hơn có thể gây ra một loạt các triệu chứng bao
gồm biểu hiện đường ruột (tiêu chảy, đau bụng), suy dinh dưỡng, tình
trạng khó chịu và suy nhược nói chung, suy giảm tăng trưởng giảm
phát triển thể chất.
➢ Nhiễm cường độ rất cao có thể gây tắc ruột cần điều trị bằng phẫu
thuật.
➢ Giun lươn có thể gây bệnh da liễu, ruột và dạ dày đồng thời gây suy
dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em. Trong trường hợp bội nhiễm có thể gây
hiện tượng lan tỏa tới các cơ quan như màng tim, phổi, não.. Gây hiện
tượng giun lươn lan tỏa có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều
trị kịp thời
1. GIUN ĐŨA
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh
học, chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
Phân loại học

Giới (Kingdom): Animalia


Ngành (Phylum): Nematoda
Lớp (Class): Chromadorea
Bộ (Order): Ascaridida
Họ (Familia): Ascarididae
Chi (Genus): Ascaris
Loài (Species): A. lumbricoides
Binomial name
Ascaris lumbricoides
Linnaeus, 1758
Hình thể
- Con trưởng thành ký sinh ruột non
- Hình ống, trắng hồng, hai đầu thon nhọn, thân tròn dài

Giun cái Giun đực:

Dài thân 220 - 350 x 3 - 6mm


Dài thân 150 -300 x 3 -5mm.
Đuôi thẳng hình nón, 2 gai nhú sau hậu môn
Đuôi cong về phía bụng, 2 gai
Lỗ sinh dục 1/3 trên mặt bụng có 1 vòng
giao hợp cuối đuôi
thắt
Đẻ 200.000 trứng /ngày
Cấu tạo trong cơ quan

-Thành cơ thể: lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển


- Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức:
+ Tiêu hóa: lỗ miệng, lỗ hậu môn, ruột thẳng
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc
Trứng giun đũa

C Trứng phôi dâu E Trứng thu tinh G Trứng không thu


A Trứng phát triển B Trứng hai phôi D Trứng ấu trùng mất vỏ albumin tinh
• 60-70 pm x 40-50 pm • Nhân 2 phôi • Phôi dâu, hình • Trứng có ấu
chùm nho bên ngoài • 57,5 -112,5pm x
• Bầu dục trùng có khả
• Vỏ 5 lớp năng lây nhiễm 40,0 -65,0pm
• Nhân có phôi • Hình dục, hoặc
hình bất thường
• Vỏ trứng hai lớp
• Nhân: tế bào
chất, hoàng thể
Hình trái xoan. Có 5 lớp vỏ: thoái hóa
+ Lớp ngoài cùng xù xì là lớp albumine có tác dụng chống va chạm, nhuộm
màu vàng của phân.
+ Ba lớp trong nhẵn, cứng, chống tác động cơ học,...
+ Lớp trong cùng có cấu trúc sợi, chỉ để lọt qua nước giữ lại các chất khác,
có chức năng bảo vệ trứng chống lại các hoá chất.
Trứng giun đũa không thụ tinh đa dạng, dài hơn, không cân đối, kích thước
khoảng 90 x 40 µm, chiếm 15% tổng số trứng.
➢ Giun cái đẻ khoảng 240.000 trứng/ngày.
➢ Trứng theo phân ra ngoại cảnh, ở ngoại cảnh trứng cần các yếu tố để
phát triển: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,... Sau một thời gian ở
ngoại cảnh, phôi phát triển thành ấu trùng.
➢ Ở điều kiện ngoại cảnh thích hợp (đất xốp, nhiệt độ ẩm độ thích hợp),
trứng giun đũa có thể sống được 5 - 6 năm thậm chí có thể tới 9 - 10
năm. Nhưng ở điều kiện không thuận lợi trứng giun đũa chỉ tồn tại được
một thời gian ngắn.
➢ Nhiệt độ thuận lợi 24-25oC, sau 12-15 ngày trứng non phát triển đến giai
đoạn có ấu trùng, giai đoạn trứng có khá năng nhiễm cho người.
➢ Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển kéo dài và tỉ lệ trứng hư hỏng
lên cao. Bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 600C
Đặc điểm sinh sản

• Giun đũa phân tính


• Tuyến sinh dục dạng ống,
dài hơn chiều dài cơ thể,
dọc cơ thể giun
+ con cái: Buồng trứng 2
nhánh
+ con đực: Túi tinh, tinh
hoàn 1 ống
• Thụ tinh trong và đẻ nhiều
(200.000 trứng/ngày)

https://www.carlsonstockart.com/photo/roundworm-phylum-nematoda-anatomy-illustration/
Chu kỳ phát triển

ú oh ibụ Tidb
kbôag phẼT
TrtỄQ
Tác hại
- Giai đoạn ấu trùng: viêm phổi dị ứng
- Giai đoạn trưởng thành:
+ Chiếm chất dinh dưỡng, suy dinh
dưỡng, giảm khả năng phát triển của
trẻ em
+ Rối loạn tiêu hóa
+ Bệnh lý ở gan mật
+ Biến chứng cấp tính
+ Dị ứng

Nhiễm giun đũa, giun chui ra các lỗ trên cơ thế (mũi, miệng)!
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA

Thế giới

- Bệnh giun đũa rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt
ở những nước chậm phát triển
- Tổ chức Y tế thế giới (1998):
+ 1,4 tỷ người bị nhiễm giun đũa
+ 60.000 người chết hàng năm
ĐIỀU TRỊ

- Nguyên tắc điều trị


+ Chọn thuốc phổ rộng, ít độc, tác dụng với nhiều loại giun, liều
duy nhất có hiệu quả cao
+ Thuốc rẻ tiền, dễ uống, sẵn có trên thị trường
- Phương pháp điều trị
+ Điều trị cá thể: điều trị những người đang bị nhiễm
+ Điều trị chọn lọc: điều trị nhóm đối tượng có nguy cơ cao
+ Điều trị toàn dân: không phân biệt tuổi, giới, mức độ nhiễm,...
Các thuốc và phác đồ điều trị
- Các thuốc
+ Nhóm Benzimidazole: mebendazole, albendazole
+ Nhóm Pyrimidine: pyrantel pamoate, oxantel
Phòng chống bệnh giun

- Vệ sinh môi trường: hố xí hợp


vệ sinh, quản lý phân, không
dùng phân tươi hoặc chưa ủ
kỹ để bón cây,...
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay
trước khi ăn, sau khi tiếp xúc
với đất, sau khi đại tiện ,...
- Giáo dục sức khỏe
2. GIUN TÓC
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh học,
chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
Phân loại học
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum): Nematoda
Lớp (Class): Adenophorea
Bộ (Order): Trichocephalida
Họ (Familia): Trichuridae
Chi (Genus): Trichuris
Loài (Species): T. trichiura
Binomial name

Trichuris trichiura (Linnaeus, 1771)


HÌNH THỂ
Con trưởng thành

• Ký sinh ở manh tràngvà đại tràng


• Giun nhỏ hình ống, thường có màu
hồng nhạt hoặc trắng
- Đầu nhỏ và dài, hình sợi chiếm
2/3 thân
- Thân to và ngắn, hình ống
- Trông giống roi của thầy dạy võ,
phần cán là phần thân, dây là phần Giun tóc (Trichurỉs trichiurà) trưởng tbànb

đầu.
Mầm bệnh
• Trứng giun tóc có sức đề kháng rất cao hơn trứng giun đũa,
• Ở ngoại cảnh là 25 - 30°C với thời gian từ 17 - 30 ngày, tỉ lệ
trứng có ấu trùng gần 90%.
Tác hại
- Tại chỗ: giun có thể gây hoại tử
niêm mạc ruột, thâm nhiễm tế bào,
phản ứng viêm ở lớp niêm mạc
- Rối
ruột,loạn tiêu
xung hóa:chảy
huyết, ỉa chảy là do
máu.
chúng gây ra những vết thương ở
đại tràng, làm rối loạn quá trình tái
hấp thu nước ở đại tràng
- Lượng hồng cầu thấp có thể xảy ra
do mất mu.
Chẩn đoán Lâm sàng
• Không có triệu chứng.
• Nhẹ: đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, chán ăn,
mệt mỏi và tiêu chảy (+ máu),
• Nặng:
- Hội chứng giống lỵ
- Sa trực tràng,
- Nhiễm trùng thứ phát
- Thiếu máu nhược sắc
• Bệnh giun tóc ở trẻ: gây kém phát triển cơ thể và trí tuệ.
Chẩn đoán cận lâm sàng

- XN phân
- Công thức máu
- Dịch tễ học
Đặc điểm dinh dưỡng
• Kí sinh ở đại tràng và manh tràng. Cũng có khi kí
sinh ở ruột thừa, rất ít khi kí sinh ở ruột non.
• Khi kí sinh giun cắm phần đầu vào thành ruột để
hút máu, phần đuôi ở trong lòng ruột.
Tình hình nhiễm giun tóc

Thế giới

- Là một trong những bệnh giun truyền qua đất


phổ biến rộng khắp trên thế giới
- Theo WHO (1998)
+ Trên 1 tỷ người bị nhiễm giun tóc
+ 10.000 người chết hàng năm
Tình hình nhiễm giun tóc

Việt Nam

- Phân bố không đồng


đều
- Thường nhiễm phối
hợp
- Liên quan đến tuổi và
giới (trẻ em và phụ nữ)
- Cường độ nhiễm <
1000 trứng/gam phân
- Tái nhiễm sau điều trị
6 tháng là 51%
Phòng chống bệnh giun tóc

Các phương pháp phòng chống bệnh


giun đũa được áp dụng đối với giun tóc
do dịch tễ học tương tự như giun đũa.
Điều trị

- Nguyên tắc điều trị


+ Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao
+ Thuốc có tác dụng với giun tóc và các loại giun khác
+ Thuốc rẻ tiền, ít độc
- Phương pháp điều trị
- Cơ chế tác dụng
- Tác dụng không mong Tương tự giun đũa
muốn
- Chống chỉ định
Phác đồ điều trị

+ Tại cộng đồng:


Albendazol 400mg/mebendazol 500mg, liều duy nhất
+ Điều trị tại cơ sở y tế
- Albendazol 400mg, liều duy nhất
Nhiễm nặng: Albendazol 400mg/ngày x 3 ngày
- Mebendazole 500mg, liều duy nhất
Nhiễm nặng: 100mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
- Pyrantel pamoate 10mg/kg, liều duy nhất
Nhiễm nặng: 10mg/kg/ngày x 3 ngày
3. GIUN MÓC/MỎ
Ancylostoma duodenale, Necator americanus
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh học,
chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
Phân loại học
Giới (Kingdom): Animalia Animalia
Ngành (Phylum): Nematoda Nematoda
Lớp (Class): Secernentea Chromadorea
Bộ (Order): Strongylida Rhabditida
Họ (Familia): Ancylostomatidae Ancylostomatidae
Chi (Genus): Necator Ancylostoma
Loài (Species): N. americanus A. duodenale, A.
ceylanicum, A. braziliense
Tên đồng vật Necator americanus
(Stiles, 1902) Ancylostoma duodenale
(Dubini, 1843) Ancylostoma
ceylanicum (Looss, 1911)
Ancylostoma braziliense
(Gomes de Faria, 1910)
Hình thể
- Giun màu trắng hoặc hồng.
- Màu xám, nhỏ như sợi chỉ.
- 7 - 10mm x 0,4 - 0,5mm.
- Đầu giun móc mỏ có bao miệng,
thực quản hình ống:
+ Miệng có 2 đôi răng đều:
Ancylostoma duodenale (giun móc)
+ Miệng có đôi dao cắt: Necator
americanus (giun mỏ)
Trứng giun móc

A.duodenale: 57,5 - 80,0 x 37,5 - 65,0µm.


N. americanus: 56-74 x 36-40 µm
- Hình bầu dục, hơi dài đối xứng
- Vỏ: Mỏng, nhẵn, trong.
- Phôi trứng có 2,4,8 múi
- Sau 24 giờ nở -> ấu trùng.
Đặc tính N. americanus A. duodenale (móc)

Con cái trưởng thành(mm) 7-9 8-11


Con đực trưởng thành(mm) 9-11 10-13
Tần suất đẻ trứng/ngày 3.000-6.000 10.000-20.000
Trường thành trong vật chủ 40-50 28-50
(ngày)
Tuổi thọ của ấu trùng lây
nhiễm (ngày) 3-5 1

Tuổi thọ của giun trưởng


thành (năm) 3-10 1-3

Máu mất (mL)/giun/ngày, 0,03 (0,01-0,04) 0,15 (0,14-0,30)


mean (range)
Lây truyền qua tổ chức Không Có
(lactogenic)
Lây truyền qua miệng Không Có
Arrested development Không Có
Đặc điểm sinh sản
• Con đực rời đi tìm kiếm con cái để giao phối.
• Con cái có thể tạo ra phermomone để thu hút
con đực.
• Con đực cuộn quanh con cái với vùng cong
trên lỗ sinh dục và sử dụng gai sinh dục để giữ
con cái trong khi giao cấu. Tinh trùng của giun
tròn giống như amip và không có trùng roi.
• Tuổi thọ trung bình của con cái khoảng một
năm.
• trong thời gian đó nó có thể đẻ từ 10.000-
30.000 trứng mỗi ngày trong suốt cuộc đời
https://www.carlsonstockart.com/photo/roundworm-phylum-nematoda-anatomy-illustration/

trưởng thành.
Chu kỳ giun móc, mỏ
Tác hại

- Viêm phổi dị ứng


- Mất 0,03 mL máu/ngày.
+ Nhiễm 25 - 100 giun có biểu hiện nhẹ. Không triệu
chứng hoặc mệt mỏi, đau đầu.
+ Nhiễm từ 100-500 giun: mệt mỏi, thiếu sắt dẫn đến
thiếu máu, chán ăn và đau bụng
+ Nhiễm trên 500, bị thiếu máu và có thể tử vong.
- Suy dinh dưỡng, thiếu máu.
- Tử vong đối với N. americanus là khoảng 0,005%
trong khi tỷ lệ mắc bệnh là 12%.
Chẩn đoán lâm sàng

• Thiếu máu do mất máu


• Thiếu máu do thiếu sắt và protein thấp
• Suy dinh dưỡng thể thấp cọc
• Trí tuệ dưới mức trung bình ở trẻ em đang
phát triển,
• Giảm phản ứng kháng thể
• Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tử vong
Dịch tễ giun móc
Thế giới
- vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới giữa 30° bắc và
nam của đường xích đạo
• Ancylostoma duodenale : Khu vực Địa Trung
Hải, Đông Nam Á, Nam Mỹ
• Necator americanus: Châu Phi, Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ và Châu Úc
- Là 1 trong 20 bệnh truyền nhiễm làm chết
nhiều người nhất ở các nước đang phát triển
- WHO (1998):
+ 1,5 tỷ người nhiễm
+ 65.000 người chết hàng năm
Việt Nam

- Tỷ lệ bệnh sau giun đũa


- TLN theo nghề nghiệp, tập
quán canh tác, thổ nhưỡng -
CĐN nhẹ: < 1.000 trứng/g phân
- TLN tăng dần theo tuổi
- Nữ nhiễm cao hơn nam
- Nhiễm phối hợp
- Tái nhiễm thấp: 4,4% sau điều
trị 6 tháng
Điều trị

- Nguyên tắc điều trị


+ Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao
+ Thuốc có tác dụng với giun móc và các
loại giun khác
+ Thuốc rẻ tiền, ít độc
+ Bổ sung sắt
- Phương pháp điều trị
+ Điều trị cá thể: điều trị những người
đang bị nhiễm
+ Điều trị chọn lọc: Phụ nữ tuổi sinh sản
+ Điều trị toàn dân: không phân biệt tuổi,
giới, mức độ nhiễm,...
Các thuốc và phác đồ điều trị

- Các thuốc
+ Nhóm Benzimidazol: mebendazol, albendazol
+ Nhóm Pyrimidin: pyrantel pamoate, oxantel
- Phương pháp điều trị
- Cơ chế tác dụng
- Tác dụng không mong Tương tự giun đũa, tóc
muốn
- Chống chỉ định
Các thuốc và phác đồ điều trị

- Albendazol (zentel, alzental,...)


+ Nhẹ: liều duy nhất 400mg cho mọi lứa tuổi (từ 2 tuổi trở lên)
+ Nặng: liều 400mg/ngày x 3 ngày
- Mebendazol (vermox, fugacar,..)
+ Nhẹ: liều duy nhất 500mg cho mọi lứa tuổi (từ 2 tuổi trở lên)
+ Nặng: liều 500mg/ngày x 3 ngày
- Pyrantel pamoate (combantrin, embovin, helmex,...)
+ Nhẹ: liều duy nhất 10mg/kg
+ Nặng: liều 10mg/kg/ngày x 3 ngày
- Bổ sung sắt: viên sắt folic viên 200 mg (60mg sắt nguyên tố')
1 viên/tuần x 3 tháng - 6 tháng
4. GIUN LƯƠN (Strongyloides steracolis)
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh học,
chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
0 NGUYÊN NHÂN
0
✓ Strongyloides stercoralis.
✓ S. fulleborni,
0 thường gây nhiễm ở loài khỉ và có thể nhiễm
giới hạn ở người.
0
✓ Giun trưởng thành: gồm có ký sinh trùng và thể sống tự
do với một vài điểm khác biệt ở con giun cái về hình thái
học.
✓ Ký sinh ở ruột non, và chu kỳ sống tự do ở môi trường
bên ngoài - có chu trình tự nhiễm nên khi nhiễm giun lươn
thì kéo dài suốt đời nếu không được điều trị.
PHÂN LOẠI HỌC
HÌNH THỂ

Con giun cái

• Hình sợi chỉ. I


• Trong suốt. ỹ .
• 2,2mm x 0,05mm.
• Thực quản hình sợi, % chiều dài cơ thể
• Lỗ mở ra ở đoạn ngắn sau đuôi.
• Giun cái chửa chứa khoảng 10-20 trứng nằm
đơn độc bên trong tử cung.
• Âm hộ mở ra tương ứng với gai nhọn ở vị trí 1/3
sau của cơ thể.
HÌNH THỂ
Con giun đực
• Hình thoi,
• 0,7mm x 0,04mm.
• Thực quản mỏng nhỏ.
• Hai gai nhọn tương xứng,
• Đuôi nhọn và sắc cạnh và
cong xuống cố định ở
bụng.
HÌNH THỂ
• Thể sống tự do:
— Giun cái chắc, khỏe,
• 1mm x 0,05mm với thực
quản khoảng % chiều dài
cơ thể.
• Tử cung chứa khoảng 40
trứng đang phát triển nằm
bên trong, theo một hàng
dài.
• Âm hộ mở ra gần điểm
giữa cơ thể gần phía hấp
khẩu bụng;
— Giun đực giống như thể ký
sinh trùng trưởng thành.
HÌNH THỂ

Trứng
• Trứng có hình bầu dục, oval
• 50-60 x 35-40 µm.
* vỏ mỏng, trong suốt, giống
như trứng giun móc.
• Trứng do giun lươn cái sống tự
do kích thước thường lớn hơn
70 x 45 µm
• Nhân có phôi ngay sau khi đẻ.
Nở ngay thành dạng ấu trùng
trong ruột.
• Trứng hiếm thấy trong phân
(bệnh nhân đang tiêu chảy).
ẤU TRÙNG
Ấu trùng dạng hình que, gậy (Rhabditiform larvae):

10X 40X
III
I

II
1-Chu kỳ sinh sống tự do
- Ấu trùng rhabditiform ra theo phân có thể, hoặc lột xác 2 lần và
trở thành ấu trùng filariform có khả năng gây nhiễm (phát triển
trực tiếp)
- Hoặc lột xác 4 lần và trở thành giun đực và giun cái trưởng
thành sống tự do giao phối và đẻ trứng nở thành ấu trùng
rhabditiform.

- Ấu trùng → Giun trưởng thành mới tồn tại trong đất


Ấu trùng filariform: xâm nhập vào trong người

- Ấu trùng filariform chui qua da ký chủ người để khởi đầu chu kỳ


ký sinh
2- Chu kỳ sống ký sinh
- Ấu trùng filariform trong đất nhiễm bẩn chui qua da người
đến phổi và xâm nhập vào khoảng phế nang; di chuyển qua
cây phế quản đến vùng hầu họng, sau đó được nuốt xuống
dạ dày ruột non.
- Trong ruột non chúng lột xác 2 lần và trở thành giun cái
trưởng thành. Giun cái sống bám vào biểu mô của ruột non
và đẻ trứng qua sinh sản đơn tính, Trứng sẽ nở ra ấu
trùng rhabditiform. Ấu trùng rhabditiform có thể, hoặc
được phóng thích qua phân hoặc gây ra tình trạng tự
nhiễm.
- Trong tình trạng tự nhiễm, ấu trùng rhabditiform trở thành ấu
trùng filariform có tính lây nhiễm, có thể xâm nhập niêm mạc
ruột hoặc da vùng quanh hậu môn.
Nhiễm giun lươn đường ruột Strongyloides stercoralis là bệnh đứng
thứ tư trong các bệnh nhiễm giun đường ruột quan trọng trên toàn
thế giới.
TG khoảng 30 – 100 triệu người mắc chủ yếu ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới như Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), châu
Phi, châu Mỹ Latin cận Sahara và một phần của miền Đông Nam
Hoa Kỳ
6. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Tổn thương ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng với các
mức độ tổn thương khác nhau.
➢ Tổn thương ở ruột non: Giun trưởng thành kí sinh. Tổn thương tại
ruột non được chia làm 3 mức độ viêm ruột xuất tiết, viêm ruột phù
nề và viêm loét niêm mạc.
➢ Tổn thương ở đại tràng: Ấu trùng giun lươn từ ruột non, xuống đại
tràng và theo phân ra ngoài. Gây tổn thương đại tràng mạn tính từ
viêm đại tràng, loét, sa ruột mạn tính, viêm ruột xuất huyết và xuất
huyết tiêu hóa dưới nặng. Sự hình thành ổ loét ở đại tràng phổ biến
hơn ở ruột non gây nên tình trạng có máu trong phân.
➢ Tổn thương thực quản, dạ dày: khi ấu trùng giun lươn di chuyển
qua dạ dày tới ruột non hoặc trong nhiễm giun lươn nặng lan tỏa.
Biểu hiện viêm tại chỗ tại dạ dày có thể từ không có sự đáp ứng đến
có sự thâm nhiễm tế bào và u hạt xung quanh, nặng hơn có thể thấy
mất niêm mạc, xung huyết, xuất huyết, hoại tử. Khi thấy tổn thương
dạ dày thường tìm thấy giun lươn và tổn thương do giun lươn tại
thực quản.

Tổn thương ở da
Tổn thương da đặc hiệu do giun lươn là tổn thương viêm da liên quan
đến sự di trú của ấu trùng ở da, nhưng thường khó tìm thấy ấu trùng
giun lươn khi sinh thiết tổn thương da, thường chỉ thấy trên những cơ
địa suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra tổn thương da do giun lươn còn có thể biểu hiện ngứa, phát
ban, mày đay, viêm da, phù nề, xuất huyết.
Tổn thương các hệ cơ quan
Tổn thương hệ hô hấp: Từ không có tổn thương và không có sự phá
hủy nhu mô phổi, đến xung huyết, thâm nhiễm phế nang, xuất huyết vi
thể, xuất huyết ồ ạt.
Tổn thương hệ gan mật: Thường gặp trên những bệnh nhân nhiễm
giun lươn nặng lan tỏa. Tổn thương có thể là viêm tại chỗ được bao
quanh bởi các tế bào đơn nhân, hoặc tìm thấy ấu trùng giun lươn trong
đường mật, tĩnh mạch cửa, hoặc mảnh mô giun được bao bọc bởi tế bào
học.
Tổn thương hệ sinh dục - tiết niệu: Trong đường tiết niệu, giun lươn
tìm thấy trong nhu mô thận với biểu hiện thâm nhiễm nhiều tế bào viêm
và trong bàng quang. Trong hệ sinh dục, người ta đã tìm thấy giun lươn
trong dịch phết cổ tử cung âm đạo trên người phụ nữ khỏe mạnh và
trong tinh dịch của bệnh nhân nam giới vô sinh.
Tổn thương thần kinh trung ương: Tại màng não, tổn thương thường
biểu hiện viêm màng não do vi khuẩn. Trong nhu mô não, giun lươn có
thể được tìm thấy trong chất trắng và quanh các mạch máu, thường
được bao quanh bởi vùng mô có thoái hóa myelin, bạch cầu đơn nhân
có thể tạo nên các u hạt.
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

• Triệu chứng dạ dày ruột: đau bụng vùng thượng vị trên rốn
và tiêu chảy
• Triệu chứng ở phổi (bao gồm hội chứng Loeffler)
• Biểu hiện ngoài da bao gồm nổi mề đay ở vùng mông và
thắt lưng.
• Nhiễm giun lươn lan tỏa xảy ra ở những bệnh nhân suy
giảm miễn dịch, biểu hiện bằng đau chướng bụng, shock,
biến chứng phổi và thần kinh, nhiễm trùng huyết, có thể dẫn
đến tử vong.
• Tăng bạch cầu ái toan thường hiện diện trong giai đoạn cấp
và mạn tính, nhưng có thể không xảy ra ở thể bệnh lan tỏa.
CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG

- Tìm ấu trùng trong phân, đờm hoặc dịch tá tràng.


- Xét nghiệm: Trực tiếp tìm ấu trùng trong phân
+ Sau khi đã cô đặc (bằng formalin-ethyl acetate)
+ Sau phục hồi ấu trùng bằng kỹ thuật phễu Baermann
+ Sau khi cấy bằng kỹ thuật giấy lọc Harada-Mori
+ Sau khi cấy trên đĩa thạch agar
- Tìm giun lươn trong các dịch cơ thể.
• Soi dịch dạ dày
• Soi đờm hoặc dịch hút phế quản
• Soi các dịch khác: dịch ổ bụng, dịch màng phổi, dịch
não tủy, nước tiểu
- Chẩn đoán miễn dịch: ELISA
PHÒNG BỆNH
• Hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm, lây lan trong cộng
đồng:
✓ Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác
✓ Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi
✓ Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và
sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp
xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.
• Chẩn đoán và điều trị sớm.
• Nâng cao sức đề kháng cơ thể
• Tránh tình trạng suy giảm miễn dịch
ĐIỀU TRỊ

+ Ivermectin: 200mcg/kg/ngày x 2 ngày liên tiếp.


+ Albendazol: 400mg x 2 lần/ngày x 7 ngày liên tiếp
CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT CỦA WHO
(WHA54.19)
✓ Kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh thông qua việc điều trị định kỳ cho những
người có nguy cơ sống trong vùng lưu hành bệnh (trẻ em mẫu giáo; Trẻ
em ở độ tuổi đi học; Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người làm một số
nghề có nguy cơ cao như hái chè hoặc thợ mỏ….
✓ WHO khuyến nghị điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần
chẩn đoán cho tất cả những người có nguy cơ sống trong các khu vực
lưu hành bệnh nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh từ đó giảm gánh nặng bệnh
tật.
✓ Giáo dục sức khỏe và vệ sinh giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách
khuyến khích các hành vi lành mạnh; và cung cấp đủ điều kiện vệ sinh.
✓ Lồng ghép tẩy giun với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình
bổ sung cho trẻ mầm non, hoặc với các chương trình y tế học đường.
Năm 2020, hơn 436 triệu trẻ em được điều trị bằng thuốc tẩy giun ở các
nước lưu hành bệnh, tương ứng với 42% tổng số trẻ em có nguy cơ
mắc bệnh.
THUỐC ĐIỀU TRỊ KHUYẾN NGHỊ CỦA WHO

✓ Albendazole 400 mg
✓ Mebendazole 500 mg
✓ Ivermectin kiểm soát giun lươn
MỤC TIÊU TOÀN CẦU

Có sáu mục tiêu toàn cầu năm 2030 đối với bệnh giun truyền qua đất:
➢ Đạt được và duy trì loại trừ bệnh STH ở trẻ em trước tuổi đi học và
đi học
➢ Giảm số lượng viên thuốc cần thiết trong điều trị dự phòng cho
STH
➢ Tăng cường hỗ trợ tài chính trong nước cho điều trị dự phòng STH
➢ Thiết lập một chương trình kiểm soát STH hiệu quả ở phụ nữ vị
thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú
➢ Thiết lập một chương trình kiểm soát bệnh giun lươn hiệu quả ở trẻ
em lứa tuổi đi học
➢ Đảm bảo tiếp cận phổ cập ít nhất là vệ sinh cơ bản và vệ sinh cơ
bản vào năm 2030 tại các khu vực lưu hành STH
5. GIUN KIM (Enterobius vermicularis)
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh
học, chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
Phân loại học

Giới (regnum) Animalia


Ngành (phylum) Nematoda
Lớp (class) Secernentea
Phân lớp (subclass) Spiruria
Bộ (ordo) Oxyurida
Họ (familia) Oxyuridae
Chi (genus) Enterobius
Loài
• Enterobius vermicularis (Linnaeus, 1758)
• Enterobius anthropopitheci (Gedoelst, 1916)
• Enterobius gregorii (Hugot, 1983)
HÌNH THỂ
• Giun kim hình ống.
• Màu trắng sữa, kích thước nhỏ,
phía đầu hơi phình, dọc theo hai
bên thân có hai mép hình lăng
trụ nổi thành gờ hai bên, đuôi
thon nhọn, vỏ có khía.
• Miệng giun kim có ba môi nhỏ,
những môi này có thể thụt vào
phía trong.
HÌNH THỂ
HÌNH THỂ

Trứng giun kim


- Hình bầu dục, thon dài,
không cân đối, lép 1 bên. Câu tạo trứng giun kim
- 50 - 60pm x 20 - 30pm.
- Trứng không có màu, trong
suốt.
- Vỏ mỏng.
- Trứng chứa ấu trùng ở bên
trong
Ấu trùng giun kim
• Trứng luôn có ấu trùng bên trong ở các giai
đoạn phát triển.
CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA GIUN KIM
TÁC HẠI
- Tổn thương niêm mạc ruột
- Rối loạn tiêu hóa
- Viêm ruột mãn tính
- Viêm ruột thừa
- Viêm ngứa âm đạo
- Rối loạn kinh nguyệt
- Ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ em
Chẩn đoán

- Lâm sàng: không rõ triệu chứng


hoặc ngứa hậu môn, tìm thấy
giun kim ở nếp nhăn hậu môn
- Cận lâm sàng
+ Xem phân thấy giun kim ở rìa
khuôn phân
+ Phương pháp dán giấy bóng
kính vào hậu môn buổi sáng sớm
(Scotch tape test)
DỊCH TỄ BỆNH

Thế giới:
- 400 triệu người bị nhiễm giun kim
- Phân bố rộng khắp thế giới nhưng
thường ở vùng khí hậu ôn hòa và lạnh
(châu Âu, Bắc-Nam Mỹ)
Việt Nam

- Nhiễm cao nhất là trẻ em, thành phố mắc cao hơn
nông thôn, nữ cao hơn nam
- Nhà trẻ, mẫu giáo, gia đình
- Trứng và ấu trùng ở chăn, chiếu, quần áo, móng tay,..
- Tỷ lệ nhiễm giun kim:
+ Miền Bắc: 29-43%
+ Miền Trung: 7,5%
+ Tây Nguyên: 50%
+ Đồng bằng Nam Bộ: 16-47%
Điều trị
- Nguyên tắc
+ Điều trị phải tót hợp chặt chẽ với phòng bệnh
tránh tái nhiễm
+ Tập thể nhiễm giun cao cần điều trị hàng loạt
- Phương pháp điều trị
+ Điều trị những người nhiễm giun kim
- Các thuốc
Nhóm Benzimidazol: mebendazol, albendazol
- Phác đồ điều trị
Mebendazol 500 mg, liều duy nhất cho người
lớn và trẻ em
Điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều trên
Phòng chống bệnh giun kim

- Phát hiện và chữa bệnh kịp thời


- Rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối và sáng sớm
- Không nên để trẻ mặc quần thủng đít hoặc không
mặc quần
- Giữ sạch tay, cắt ngắn móng tay, không mút tay,
rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài
- Thường xuyên phơi nắng quần áo, chiếu
6. GIUN XOẮN
(Trichinella spiralis)
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh học,
chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
Phân loại học
Kingdom: Animalia
Phylum: Nematoda
Class: Enoplea
Order: Trichocephalida

Family: Trichinellidae
Genus: Trichinella
Species: T. spiralis
Binomial name

Trichinella spiralis (Owen, 1835)


KHÁI NIỆM
➢ Ấu trùng giun xoắn Trichinella thuộc ngành giun tròn,
lớp Adenophorea, bộ Trichocephalida, họ Trichinellidea
➢ Bệnh giun xoắn (trichinellois) hay còn gọi là bệnh giun bao
là bệnh truyền lây giữa người và động vật.
➢ Thuộc nhóm các bệnh truyền nhiễm bị lãng quên (NTDs)
và danh mục B theo Tổ chức thú y thế giới(OIE, 2O13).
➢ Người mắc bệnh là do ăn thịt sống hoặc tái có chứa ấu
trùng giun xoắn.
➢ Ấu trùng giun xoắn có thể tồn tại trong cơ người tới 40
năm và 20 năm trên động vật (gấu bắc cực) dạng ấu trùng
trong cơ.
➢ Gây bệnh loài gặm nhấm, lợn, gấu, linh cẩu và người
Có và không có lớp
nang kén bao ngoài
ấu trùng.
Ở người: T. spiralis
HÌNH THỂ
ẤU TRÙNG
kích thước 0,1 mm
Tạo kén 0,5 x 0,25 mm trong cơ
Mỗi kén 1 ấu trùng lò so
CHU KỲ GIUN XOẮN
✓ Động vật mẫn cảm: hoang dã, lợn, chuột, ngựa, chim,
cá sấu, chuột..
✓ Vòng đời phát triển trực tìếp trong một ký chủ
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Giai đoạn ở ruột (xảy ra ở tuần đầu).
• Tiêu chảy, Buồn nôn
• Viêm ruột nặng do nhiễm một lượng lớn ấu
trùng giun xoắn.
• Khó thở
-Giai đoạn ở cơ
Sốt ở tuần thứ 2 (40°C).
Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, ho, khàn giọng.
Đau cơ, đi lại khó khăn
Mặt phù nề
• Phù quanh hốc mắt, xuất huyết cận kết mạc,
viêm kết mạc
• Xuất huyết từng mảng dưới móng tay
• Viêm não, màng não, liệt khu trú và/hoặc yếu
chi.
• Rối loạn tâm thần. Tỷ lệ tử vong khi có biểu hiện
thần kinh lên đến 50%.
CHẨN ĐOÁN
➢ Chẩn đoán phân biệt: Phù mạch, Ngộ độc thực phẩm, Sốt do
thấp khớp, Bệnh ký sinh trùng...
➢ Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT và MRI
➢ Chẩn đoán cận lâm sàng
-Công thức máu: Tăng bạch cầu (24.000/ ml), đặc biệt bạch cầu ái
toan tăng 8.700/pL
- Sinh hóa: Nồng độ creatine kinase (CK); Nồng độ CK tăng lên
đến 17.000 U/L; CK (isoenzyme cardiac band [MB])
- Điện tâm đồ
CHẨN ĐOÁN
➢ Chẩn đoán xét nghiệm

• Phát hiện kháng thể


• Phương pháp ELISA
• Phương pháp Western Blot: Xác chẩn trường hợp dương tính
với ELISA để loại trừ trường hợp dương tính giả do phản ứng
chéo
• Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp; Ngưng kết Latex
• Phát hiện kháng nguyên
• Sinh thiết cơ
• Sinh học phân tử: Xác định loài gây bệnh.
• Chọc dò tủy sống (để đánh giá sự nghi ngờ bệnh ở hệ thần
kinh)
• Tiêu cơ (áp dụng trên động vật)
Chẩn đoán xác định

Định nghĩa ca bệnh


• Có ít nhất 1 trong ba triệu chứng chính: Sốt, đau cơ, phù mặt
• Có ít nhất một trong các dấu hiệu cận lâm sàng: Tăng bạch
cầu ái toan (> 1.000 bạch cầu ái toan/mL) và/hoặc tang nồng
độ IgE toàn bộ, tăng nồng độ enzyme trong cơ.
• Tiêu chuẩn dịch tễ học: Đã từng ăn thịt sống hoặc tái
• Xét nghiệm: Có sự hiện diện ấu trùng Trichinella trong cơ
bằng phương pháp sinh thiết hoặc có kháng thể kháng giun
xoắn bằng phương pháp miễn dịch học (ELISA, WB).
PHÂN BỐ BỆNH
Trên toàn thế giới.
- Phát hiện bệnh trên người tại 55 quốc gia, trên vật nuôi tại
43 quốc gia. Năm 1986 -2009: Phát hiện 65.818 người
nhiễm tại 41 nước.
- Đông Nam Á: Phát hiện từ năm 1962. Các ổ dịch giun
xoắn trên người (5 nước), trên lợn (5 nước) và động vật
hoang dã (2 nước).
- Đặc điểm dịch tễ
• Xảy ra ở vùng ít hiểu biết về bệnh
• Thói quen ăn uống: Thịt tái, số'ng,
• Phương thức chăn nuôi: Động vật thả rông, vệ sinh kém
• Không có kiểm soát giết mổ
TÌNH HÌNH GIUN XOẮN Ở VIỆT NAM

➢ Phát hiện lần đầu tiên trên người ở TP. Hồ Chí Minh năm 1953.
➢ Từ năm 1970 - 2013: Có 6 ổ dịch giun xoắn với 121 bệnh nhân và chết 8
người và phần lớn tập trung ở Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa
➢ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng trung ương đã trực tiếp tham gia các ổ dịch trên:
• 1970: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc tỉnh Yên Bái) 26
người nhiễm, 4 người chết.
• Tháng 12/2001: Bản Chấn, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điên Biên có
23 người bị nhiễm, 2 người tử vong
• Tháng 9/2004: Xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên có 20 người
nhiễm
• Năm 2008: Xã Làng Chếu , huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có 22 người nhiễm,
2 người đã tử vong
• Tháng 2/2012: Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá với trên 30 người nhiễm
• Năm 2013: Cửa khẩu Tây trang, Điện Biên, 18 người nhập viện
• Năm 12/2017: xã Mù Cả, huyện Mường Tè, Lai Châu có 5 người nhập viện,
1 người tử vong
TÌNH HÌNH GIUN XOẮN Ở VIỆT NAM

■ Nguyên nhân
• Chẩn đoán muộn thường sau 1-2 tuần kể từ khi có triệu chứng
đầu tiên đến khi nhập các bệnh viện Trung ương
• Người dân và' cả cán bộ y tế tuyến cơ sở chưa có đầy đủ kiến
thức về bệnh giun xoắn
• Thiếu trang thiết bị để chẩn đoán tại bệnh viện tỉnh và huyện.
■ Đặc điểm dịch tễ của các ổ dịch giun xoắn trên người
• Lẻ tẻ mang tính chất địa phương
• Người dân có thói quen ăn món lạp, chạo, nem món ăn truyền
thống của vùng.
• Thiếu hiểu biết về bệnh
• Phần lớn là đồng bào thiểu số
• Có sự lặp lại ổ dịch tại cùng địa điểm do do ấu trung giun xoắn vẫn
tồn tại trên con vật và người dân chưa tiếp cận để kiểm tra sức
khỏe
TÌNH HÌNH GIUN XOẮN Ở VIỆT NAM

Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoắn hiện nay


• Chỉ có số liệu thống kê số người nhiễm, chết tại các ổ
dịch
• Điều tra quy mô nhỏ trên động vật
• Chưa có những nghiên cứu dịch tễ học tìm hiểu về sự
lưu hành hay diễn biến của bệnh bệnh giun xoắn trong
cộng đồng
➢ Cần thiết có một nghiên cứu đầy đủ về thực trạng
nhiễm bệnh trên người, lợn, chuột và một số động vật
khác để có kế hoạch phòng chống bệnh có hiệu quả,
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng cho các vùng nguy cơ
cao trong thời gian tới.
Phòng chống giun xoắn tại cộng đồng
• Can thiệp tuyên truyền giáo dục trên cộng đồng: Truyền thông, phát loa
bài tuyên truyền, tổ chức họp dân, Băng rôn khẩu hiệu, tranh cổ động, tờ
rơi tại các tỉnh điều tra...
• Đánh giá sự hiểu biết và phương pháp phòng chống của người dân về
bệnh giun xoắn thông qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn
Mô hình phòng chống trong những năm tiếp theo cho các vùng dịch tễ
bệnh.
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao ý thức phòng bệnh
- Xét nghiệm huyết thanh bệnh giun xoắn phát hiện sớm ca bệnh.
- Điều trị cho các ca bệnh dương tính
- Giám sát dịch tễ học duy trì kết quả bền vững. Bước đầu áp dụng cho 4
tỉnh trọng điểm sau đó nhân rộng trên toàn quốc, cho tất cả các đối
tượng có nguy cơ.
- Tiến hành thường xuyên và liên tục vì con người và động vật thường
xuyên bị tái nhiễm bệnh
- Phối kết hợp Y tế - Thú y - Cộng đồng xã hội
Điều trị
Thuốc điều trị
✓ Albendazole có hiệu quả nhất
✓ Thiabendazole ít hiệu quả
✓ Mebendazole: Không có hiệu quả trong trường hợp ấu
trùng đã hình thành nang kén trong cơ
✓ Ngoài ra bổ sung nước, điện giải, hạ sốt..
Liều dùng
- Albendazole (15mg/kg/ngày x 1 tuần)
- Mebendazole (5mg/kg/ngày x 8 -14 ngày)
- Thiabendazole (25mg/kg/ngày x 8 -14 ngày)
- Prednisone 50 mg/ngày hoặc Steroids: Làm giảm hiện
tượng viêm
7. GIUN CHỈ BẠCH HUYẾT (Wuchereria
bancrofti và Brugia malayi)
(Hình thể, đặc điểm dinh dưỡng, chu kỳ, bệnh
học, chuẩn đoán, dịch tễ, phòng chống)
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
• Wuchereria bancrofti, Brugia malayi (90%), Brugia
timori.
• Bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng
quên (Neglected tropical disease - NTD), làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở
nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới
• Người - người qua muỗi khi đốt người, khi đó sẽ xâm
nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con
người, ấu trùng vào hệ bạch huyết phát triển thành
giun trưởng.
• Người là ký chủ vĩnh viễn.
HÌNH THỂ
Giun trưởng thành
- Sợi chỉ trắng sữa.
- Giun thường cuộn lại với nhau như đám chỉ rối
trong hệ bạch huyết.
- Miệng giun chỉ cấu tạo đơn giản, bao miệng
không rõ ràng, thực quản có hình ống.
- Giun chỉ có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn,
sinh dục, thần kinh.
• Con cái:
- 25 - 100 mm,
- tử cung chiếm
phần lớn thân,
trong có nhiều
bọc chứa ấu
trùng.
- Giun cái đẻ ra ấu
trùng gọi là phôi
• Con đực:
- 13 - 40 mm, Giun trưởng thành W.bancrofti. Con đực ở bên
- có hai gai giao trái; con cái ở bên phải (nguồn CDC)
phối
2. Ấu trùng giun chỉ
• Wuchereria bancrofti:
- 261 -305 x 4 - 10mm,
- có lớp bao bên ngoài,
- các nhân được trải dài trong thân của phôi nhưng phần
đuôi không có nhân.
- Phôi giun chỉ xuất hiện trong máu ký chủ sau khi nhiễm
khoảng vài tháng.
- Phát hiện phôi giun chỉ W. bancrofti trong máu là khoảng
một năm sau khi nhiễm.
• Brugia malayi:
- 180 -230 mm,
- có bao bên ngoài,
- các nhân bên trong trải dài khắp
thân
- đoạn cuối thân có hai nhân.

(nguồn CDC; DPDx)


Phân biệt ấu trùng GCBH
Đặc điểm Ấu trùng Wuchereria bancrofti Brugia malayi

Hình thể Quăn ít Quăn nhiều


Kích thước 8 x (220 ^ 300)pm 5 x (160 ^ 220)pm
Chiều dài gần bằng chiều Chiều dài gấp đôi chiều
Khoảng đầu
ngang ngang
Đuôi Thẳng Tận cùng có 2 nhân
Rõ và không lan đến tận Không rõ và lan đến tận
Nhân bên trong đuôi đuôi
Thời điểm xuất hiện
Khoảng 21 giờ -> 2 giờ sáng Khoảng 24 -> 4 giờ sáng
ở máu ngoại vi

Nơi ký sinh Máu ngoại vi và nơi có dịch Máu ngoại vi


bạch huyết tích lũy
Chu kỳ giun chỉ bạch huyết
*ru^j MUcA«<wM b^ntro^l
DỊCH TỄ HỌC

Sơ đồ phân bố địa lý giun chỉ bạch huyết trên thế giới


Việt Nam:
• Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đa số là B. malayi (80-95%), chủ
yếu ở vùng trồng lúa nước như ở vùng châu thổ sông Hồng, 4
tỉnh trọng tâm là Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên,
Hòa Bình.
• Miền Nam là W. bancrofti, ở các tỉnh Nam trung bộ bệnh tìm
thấy ở các tỉnh như: Quảng Bình, Khánh Hòa.
• 1976 -2000 : phù voi ở miền Bắc là 2,5%. Ở miền Trung từ 0,39
-13,3%. Sau 2000, 145 huyện của 50/52 tỉnh: + 77/115.741, có
6 huyện là tỷ lệ >1 %,
• Nay, 6 huyện này được lựa chọn vào dự án loại trừ giun chỉ
bạch huyết tại Việt Nam.
• Khu trú thành từng điểm nhỏ, từng thôn, xã.
• Không có sự khác biệt giữa nam và nữ, bệnh nhiễm cao ở lứa
tuổi 30-40.
Trung gian truyền bệnh
• Muỗi là trung gian truyền bệnh, một số loại muỗi có khả năng truyền bệnh giun
chỉ bạch huyết như:
— Culex (C.annulirostris, C.bitaeniorhynchus, C.quinquefasciatus và
C.pipiens);
— Anopheles (An. arabinensis, An. bancroftii, An. funestus, An. gambiae, An.
koliensis, An. melas, An. merus, An. punctulatus và An. wellcomei);
— Aedes (Ae. aegypti, Ae. aquasalis, Ae. bellator, Ae. cooki, Ae. darlingi, Ae.
kochi, Ae. polynesiensis, Ae. pseudoscutellaris, Ae. rotumae, Ae. scapularis
và Ae. vigilax);
— Mansonia (Ma. pseudotitilans và Ma. unifomis);
— Coquillettidia (Co. juxtamansonia).
• Muỗi truyền bệnh gặp ở Việt Nam chủ yếu là loài:
- Culex quinquefasciatus, Culex vishnui, các loài muỗi này phổ biến ở thành thị,
thị trấn và trung du; vùng nước bẩn, nhiều chất hữu cơ; đốt người vào đêm
và phát triển tháng 2, 3, 4;
- Muỗi Ma.annulifera, Ma.uniformis ở ao bèo vì bọ gậy phải cắm ống thở vào rễ
cây để hút oxy. phổ biến vùng đồng bằng có nhiều ao bèo;
- Anopheles hyrcanus gặp nhiều ở ven thành trị, trị trấn trong cả nước;
— Ngoài ra các loài muỗi khác như: Anopheles barbumbrosus, Anopheles
letifer
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

➢ Thời kỳ ủ bệnh
• ngắn nhất là 4 tuần, thường từ 8 đến 16 tháng.
• Người bệnh không có TC hoặc mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi mẩn, BCAT tăng,
XN máu có ấu trùng.
• khả năng truyền bệnh cao
➢ Thời kỳ cấp tính
• mỗi đợt kéo dài 3 - 7 ngày
• Sốt: có thể sốt cao, xuất hiện đột ngột, kèm theo mệt mỏi và nhức đầu
nhiều, thường tái phát từng đợt,
• Viêm bạch mạch và hạch bạch huyết: thường xuất hiện sau sốt ' vài
ngày, xuất hiện viêm đỏ, đau dọc theo bạch mạch, thường là mặt trong
chi dưới. Hạch bẹn có thể sưng to đau
. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thời kỳ mạn tính


• Gầy sút nhanh.;
• Viêm hoặc phù bộ phận sinh dục
• Phù voi chi dưới
• Tiểu dưỡng chấp
- W. bancrofti thường gây phù voi ở cơ quan sinh dục và
gây đái ra dưỡng chấp
- B.malayi hay gây ra hiện tượng phù voi ở chi. Xét nghiệm
máu có ấu trùng. Thời kỳ này có thể kéo dài vài năm.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

• Nguyên tắc là lấy máu về ban đêm (từ 24 giờ đến 2 giờ sáng) làm
tiêu bản giọt dầy nhuộm giemsa hoặc soi tươi tìm ấu trùng giun chỉ
là phương pháp thông dụng nhất.
• Phương pháp tập trung ấu trùng như (Knote, Harris, phương pháp
màng lọc Millipore).
• Một số phương pháp khác được áp dụng để phát hiện bệnh vào ban
ngày, khắc phục nhược điểm, hạn chế do phải tiến hành kỹ thuật
lấy máu vào buổi tối như: phương pháp Sulival (1970) và Partono
(1972) về việc cho dùng thuốc Diethylcarbamazine (DEC) 100 mg,
• Phương pháp xét nghiệm nước tiểu, miễn dịch, siêu âm,.
CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán phân biệt


1.1 Sốt do các nguyên nhân khác:
• Do các bệnh nhiễm khuẩn: thường có đường vào, có ổ nhiễm khuẩn cư
trú, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
• Do virus: có đợt dịch sốt virus, không có tái phát.
• Do sốt rét: bệnh nhân sống trong vùng sốt rét hoặc vừa trong vùng sốt rét
về; xét nghiệm máu có thể thấy ký sinh trùng sốt rét.
1.2 Viêm bạch mạch: có thể do nhiễm khuẩn.
1.3 Phù chân voi (phù cứng): phân biệt với phù do nấm, u vùng hố chậu,
chấn thương... gây chèn ép bạch mạch, hiếm gặp. Nên chọc dò hạch xét
nghiệm nấm/khám phát hiện các khối u, chấn thương...
1.4 Đái dưỡng chấp do nguyên nhân ở thận (có thể do lao, chấn thương...).
Khám kỹ loại trừ do lao hoặc tiền sử chấn thương
1.5 Tràn dịch màng tinh hoàn do ứ dưỡng chấp cần phân biệt với thoát vị
bẹn. Trong thoát vị bẹn, quai ruột có thể đẩy lên được hoặc có triệu chứng
tắc ruột.
CHẨN ĐOÁN

2. Chẩn đoán xác định


• Chẩn đoán dựa vào dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm.
• Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm tìm ấu trùng
giun chỉ ở máu ngoại biên.
ĐIỀU TRỊ

• Thuốc Diethylcarbamazine (DEC): biệt dược Banocide, Hetrazan,


Notezine..., dạng viên nén 50mg, 100mg, 300mg.
• DEC diệt ấu trùng giun chỉ, và phần nào diệt giun chỉ trưởng thành.
Thời gian bán hủy là 2 -12 giờ, thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.
• Albendazole khi dùng đơn độc không diệt ấu trùng, nhưng có khả năng
ức chế sinh sản của giun trưởng thành. Khi dùng phối hợp với DEC,
albendazole làm tăng hiệu quả diệt ấu trùng ở cả 2 loài Wuchereria
bancrofti và Brugia malayi.
PHÒNG BỆNH

• Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về tác hại và phòng chống bệnh
giun chỉ.

• Vệ sinh môi trường:. Xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để
hạn chế muỗi vào nhà. Lấp bớt ao tù, vũng nước đọng, khơi thông
cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để
diệt bọ gậy (cá rô phi, chép lai, bảy màu, săn sắt...).

• Vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi ,lao động ban đêm nhất là,
vùng có nghề thủ, công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt.
Phát hiện và, điều trị người có bệnh. Thực hiện tốt , chương trình
quốc gia phòng chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3
ngày, mỗi ngày 6mg/ kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong
vài năm.

• Tẩm màn, phun tồn lưu bằng hóa chất diệt côn trùng.
Thank you

You might also like