You are on page 1of 70

BỆNH KAWASAKI Ở TRẺ EM

BS.CK2.TRỊNH HỮU TÙNG


Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa và dịch tể học


của bệnh Kawasaki ở trẻ em.
2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của bệnh
Kawasaki ở trẻ em.
3. Nêu được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, các thể lâm
sàng, các chẩn đoán phân biệt của bệnh
Kawasaki ở trẻ em.
Mục tiêu

4. Trình bày được nguyên tắc điều trị, cách sử


dụng và liều lượng các loại thuốc điều trị
chủ yếu trong các giai đoạn của bệnh
Kawasaki ở trẻ em.
5. Nêu được các biến chứng, tiên lượng và
theo dõi của bệnh Kawasaki ở trẻ em.
Đại cương

Định nghĩa
Kawasaki là bệnh lý viêm mạch máu hệ thống
cấp tính, xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ. Tổn
thương chủ yếu trên các mạch máu có kích
thước trung bình và nhỏ, mà quan trọng nhất
là hệ mạch vành.
Đại cương

Định nghĩa
Bệnh được Tomisaku Kawasaki mô tả lần đầu
ở Nhật vào năm 1967 với tên gọi hội chứng
da - niêm - hạch. Sau ghi nhận ở Nhật, bệnh
Kawasaki cũng đã được báo cáo trên 60 quốc
gia khác và các trận dịch đã xảy ra ở một số
nước. Hiện nay, ở các nước phát triển,
Kawasaki là bệnh tim mắc phải thường gặp
nhất ở trẻ em.
Đại cương

Dịch tễ học
 Tuổi: 80 – 90% các trường hợp xảy ra ở trẻ
dưới 5 tuổi, 60% ở trẻ dưới 2 tuổi, thường
gặp từ 9 đến 11 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng
và trên 8 tuổi ít bệnh nhưng tỉ lệ tổn thương
mạch vành ở nhóm này cao hơn so với tỉ lệ
chung.
 Giới: trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái với
tỉ lệ nam/nữ là 1,5-1,7/1.
Đại cương

Dịch tễ học
 Yếu tố gia đình: tiền căn gia đình được ghi
nhận trong 1% trường hợp.Tỉ lệ bị Kawasaki
ở anh em sinh đôi là 13%.
 Mùa: Ở Mỹ, bệnh thường xảy ra vào mùa
đông, đầu mùa xuân. Liên quan giữa tần
suất bệnh và mùa không rõ ràng. Tại Việt
Nam, bệnh xảy ra quanh năm, không tập
trung theo mùa rõ rệt.
Đại cương
Dịch tễ học
 Chủng tộc và lãnh thổ: Bệnh phân bố khắp
nơi, được ghi nhận ở tất cả các chủng tộc
và sắc dân. Trẻ em châu Á, đặc biệt là Đông
Á, và da màu mắc bệnh nhiều hơn trẻ em da
trắng gấp 6 và 1,5 lần.
 Tỉ lệ tổn thương động mạch vành: Nếu
không được điều trị thì tỉ lệ này là 20-40%.
Điều trị Y-globulin giúp làm giảm tổn
thương động mạch vành xuống dưới 10%.
Đại cương
Dịch tễ học
 Tỉ lệ tái phát: tỉ lệ tái phát chung là 3%, cao
nhất ở nhóm mắc bệnh lần đầu dưới 12
tháng tuổi.
 Tỉ lệ tử vong: TLTV năm 1993 tại Anh là
3,7%, tại Hoa Kỳ là 0,17%. Tử vong chủ yếu
do biến chứng mạch vành, xảy ra khoảng
ngày 15 đến 45 tính từ lúc khởi sốt. Đột tử
còn có thể xảy ra nhiều năm sau ở những
trẻ có phình hay hẹp động mạch vành do
nhồi máu cơ tim.
Đại cương
Nguyên nhân
 Tác nhân nhiễm trùng: có thể là vi khuẩn
(Leptospira, Propionibacterium acnes,
Streptococci, Staphylococci, Clamydia),
Rickettsia, virut (Retro virus, Epstein- Barr
virus, Parvo virus, Parainfluenza 2 hoac 3,
Coronavirus NL-63…) và nấm. Có thể
nhiễm một hoặc nhiều tác nhân.
 Tác nhân không nhiễm trùng: thuốc trừ
sâu, hoá chất, kim loại nặng hay phấn hoa.
Đại cương

Cơ chế bệnh sinh


 Đáp ứng miễn dịch: những mạch máu bị tổn
thương do tế bào viêm thâm nhiễm, phá hủy
tế bào nội mô lòng mạch, lớp sợi đàn hồi,
và tế bào cơ trơn trung mô mạch máu trong
những trường hợp nặng. Sự phá hủy
những sợi đàn hồi và collagen, và mất đi sự
nguyên vẹn của cấu trúc thành mạch máu
sẽ hình thành các dãn và phình mạch.
Đại cương
Cơ chế bệnh sinh
Các tế bào viêm thâm nhiễm vào động mạch
vành bao gồm Neutrophil, tế bào T (đặc biệt là
CD 8), Eosinophil, Tương bào (đặc biệt là tạo
ra IgA), và/hoặc đại thực bào. Sự phân bố của
tương bào tạo ra IgA ở đường hô hấp và động
mạch, cho thấy tác nhân đi vào cơ thể thông
qua đường hô hấp và lan tỏa qua dòng máu
đến các cơ quan đích nhạy cảm như động
mạch vành. Phức hợp miễn dịch đôi khi được
phát hiện trong máu ngoại biên.
Đại cương

Cơ chế bệnh sinh


Nhiễm trùng: có nhiều dữ liệu dịch tể học
cho thấy Kawasaki gây ra do các tác nhân lây
nhiễm
• Kawasaki thường kèm với viêm hạch
lympho và niêm mạc có phát ban khi sốt.
Những triệu chứng này cũng xảy ra ở các
bệnh truyền nhiễm như nhiễm Adenovirus,
Sởi, sốt tinh hồng nhiệt.
Đại cương

Cơ chế bệnh sinh


• Tỉ lệ mới mắc của bệnh Kawasaki tăng theo
mùa và có thể xảy ra thành dịch.
• Ở Nhật, những anh chị em của trẻ bị
Kawasaki có gia tăng nguy cơ phát bệnh,
thường trong vòng một tuần lễ khởi phát ca
đầu tiên.
• Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ dưới 5
tuổi, nhưng hiếm khi ở trẻ dưới 6 tháng do
nhận kháng thể từ mẹ
Đại cương

Cơ chế bệnh sinh


Yếu tố di truyền: tần suất mắc bệnh của
người châu Á cao hơn những dân tộc khác.
Một số gene kiểu hình có liên quan đến sự gia
tăng khả năng mắc bệnh Kawasaki và một số
khác biệt này đi kèm với sự hình thành sang
thương và phình mạch vành (như gene
Inositol 1,4,5-triphosphate 3-kinase C trên
nhiễm sắc thể 19 q13.2, gene ANGPT1 và
VEGFA, gene mã hóa chemokine recetor
CCR5,..)
Triệu chứng

Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất phong phú và
đa dạng tùy theo mức độ viêm và vị trí của các
mạch máu nhỏ đến trung bình.
Chẩn đoán dựa vào phản ứng viêm toàn thể có
bằng chứng của sốt và kèm dấu hiệu viêm da
niêm.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Sốt kéo dài trên 5 ngày: Bệnh thường khởi
phát đột ngột với triệu chứng sốt cao nhưng
cũng có khi là biểu hiện của viêm long đường
hô hấp trên. Là triệu chứng thường gặp nhất
trong bệnh Kawasaki. Nhiệt độ thường từ 38 oC
đến 40 oC
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Viêm kết mạc hai bên: 90% bệnh nhân, xuất hiện
sau khi trẻ sốt vài giờ đến 2-3 ngày, không xuất tiết,
không tạo mủ, giác mạc trong suốt. Bệnh nhân có
cảm giác sợ ánh sáng. Viêm màng bồ đào trước có
thể phát triển. Khám bằng đèn khe có thể hữu ích
trong trường hợp còn nghi ngờ, sự hiện diện của
viêm màng bồ đào củng cố thêm bằng chứng giúp
nghĩ bệnh Kawasaki
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Sang thương ở môi và khoang miệng: viêm
niêm mạc thường là bằng chứng của bệnh
Kawasaki đang tiến triển, xuất hiện sau khi trẻ
sốt 1-2 ngày như họng đỏ, môi đỏ, khô, nứt và
lưỡi dâu là những dấu hiệu đặc trưng.
Triệu chứng
Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Hồng ban đa dạng: Xuất hiện vào ngày thứ 3-5
của bệnh, không có bóng nước, chủ yếu ở thân
mình. Phát ban thường bắt đầu như hồng ban
và bong vảy vùng đáy chậu, tiếp theo là dát sần,
ban dạng sởi, hoặc tổn thương da dạng hình
bia ở thân và tứ chi. Bệnh Kawasaki có thể gây
khởi phát ban dạng vẩy nến ở trẻ mà trước đây
chưa nhận biết là có bệnh vẩy nến.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Viêm hạch cổ: Hạch góc hàm hay dưới cằm,
kích thước 1,5cm, chắc, không hoá mủ và
thường một bên, nằm phía trên cơ ức đòn
chũm. Xuất hiện sớm, có khi ngay cùng với
triệu chứng sốt, và mất đi nhanh ngay trong
tuần đầu. (đường kính > 1,5cm.). Thường ít gặp,
không thấy ở hơn phân nửa đến ¾ trẻ.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Sang thương ở đầu chi: là biểu hiện cuối cùng
xuất hiện.
• Cấp: Phù lòng bàn tay, chân hoặc mu tay,
chân.
• Bán cấp: Bong da quanh móng tay, chân vào
tuần 2 hoặc 3 của bệnh.
Giai đoạn hồi phục của bệnh Kawasaki thường
được đặc trưng bởi sự bong vảy từng mãng bắt
đầu ở quanh móng của bàn tay và bàn chân. Tỷ lệ
xảy ra khoảng 68-98%.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng hay gặp:
Triệu chứng
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng khác ít gặp hơn:
Triệu chứng đường tiêu hoá: đau bụng, nôn
và tiêu chảy hay gặp trong giai đoạn sớm của
bệnh, có ở 60%.
Triệu chứng đường hô hấp: biểu hiện viêm
long đường hô hấp thường xuất hiện sớm như
ho, sổ mũi có ở 35%. Ngoài ra viêm phế quản
phổi cũng có thể gặp trong giai đoạn cấp.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng khác ít gặp hơn:
Triệu chứng thận niệu sinh dục: protein, hồng
cầu và bạch cầu trong nước tiểu, viêm tinh
hoàn, có thể có tràn dịch màng tinh hoàn
Triệu chứng hệ thần kinh: viêm màng não vô
khuẩn, hôn mê, chứng sợ ánh sáng, co giật.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng khác ít gặp hơn:
Triệu chứng khớp: có biểu hiện đau khớp hay
viêm khớp trong tuần thứ nhất hoặc thứ hai, có
ở 15%, thường gặp ở khớp cổ tay, đầu gối,
hiếm khi ở khớp háng hay cột sống cổ.
Đỏ hay bong vảy ở vị trí tiêm ngừa lao (BCG):
là một triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh
Kawasaki.
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện tim mạch:
Giai đoạn cấp: xảy ra trong 7 – 10 ngày đầu
tiên, có thể gặp các tổn thương
•Viêm cơ tim: thường xuất hiện trong giai đoạn
cấp của bệnh và thường ở mức độ nhẹ, ít khi
có biểu hiện suy tim. Bệnh nhân thường có
nhịp nhanh, có thể có tiếng ngựa phi và T1 mờ.
Nặng hơn là tình trạng sốc tim
Triệu chứng

Lâm sàng
Các biểu hiện tim mạch:
•Tràn dịch màng ngoài tim: số lượng thường ít.
•Rối loạn nhịp tim: nhịp xoang nhanh hoặc ngoại
tâm thu, block nhĩ thất hiếm gặp hơn.
Giai đoạn bán cấp: cuối tuần thứ 2-4 của bệnh
•Phình, giãn động mạch vành: thường không có
biểu hiện lâm sàng, phát hiện qua siêu âm tim.
•Nhồi máu cơ tim do hình thành huyết khối, vỡ
phình động mạch vành là nguyên
nhân gây tử vong.
Triệu chứng

Lâm sàng
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phình, giãn
động mạch vành:
 Dưới 1 tuổi, hoặc trên 9 tuổi.
 Giới nam
 Sốt ≥14 ngày.
 Na +/máu < 135 mEd/L
 Hct < 35%
 Bạch cầu > 12.000/mm3
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Không có xét nghiệm nào điển hình giúp chẩn
đoán bệnh Kawasaki, xét nghiệåm sau đây có
thể hữu ích ủng hộ cho chẩn đoán:
Xét nghiệm công thức máu: tăng bạch cầu,
công thức bạch cầu chuyển trái, số lượng
hồng cầu giảm, số lượng tiểu cầu tăng (từ tuần
thứ 2 - 4).
Triệu chứng
Cận lâm sàng
Xét nghiệm công thức máu:
• 50% bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng trên
15 000/mm3 trong giai đoạn cấp.
•50% bệnh nhân có tình trạng thiếu máu đẳng sắc
đẳng bào trong 2 tuần đầu của bệnh (Hb thấp hơn
giá trị bình thường 2 độ lệnh chuẩn).
•Tiểu cầu tăng trung bình vào khoảng700.000/mm3
và giao động từ 500.000 đến 1.000.000/ mm3. Hiếm
khi gặp giảm tiểu cầu trong giai đoạn cấp, triệu
chứng này có thể do đông máu nội mạch rải rác,
giảm tiểu cầu là yếu tố nguy cơ gây tổn thương
mạch vành.
Triệu chứng
Cận lâm sàng
Phản ứng viêm:
• Tốc độ máu lắng tăng cao.
• CRP dương tính (> 6 mg/l). Các xét nghiệm
viêm sẽ trở về bình thuờng sau 6-8 tuần.
Xét nghiệm miễn dịch:
• Trong giai đoạn cấp nồng độ IgG trong máu
thấp hơn so với tuổi và có liên quan đến độ
nặng của tổn thương ĐM Vành.
• Trong giai đoạn bán cấp nồng độ IgG, IgM,
IgA và IgE máu đều tăng.
Triệu chứng
Cận lâm sàng
Sinh hoá máu:
•30 - 45% BN có tăng SGOT, SGPT (> 50U/L) từ
nhẹ đến trung bình do sung huyết trong gan.
Một số ít có vàng da tắc mật do phù túi mật.
•Ion đồ: Na +/máu < 135 mEd/L gia tang nguy
cơ phình mạch vành.
•Giảm albumin huyết thanh rất thường gặp và
liên quan đến tình trạng nặng và kéo dài của
bệnh.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Sinh hoá máu:
•Tăng cholesterol LDL và triglyceride. Giảm
HDL (High Density Lipoprotein). Nồng độ
cholesterol và triglyceride sẽ trở về bình
thường sau vài tuần, tuy nhiên HDL vẫn thấp
kéo dài đến vài năm.
•Tăng Troponin I: đây là một marker đặc hiệu
cho tổn thương cơ tim, đã được ghi nhận là
có tăng trong giai đoạn cấp của bệnh.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu (+), Hồng
cầu niệu (+), Bạch cầu niệu (+)
Dịch não tủy: tăng bạch cầu đơn nhân, đường
bình thường và protein tăng nhẹ
Siêu âm bụng: có thể có túi mật to.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Siêu âm tim: đóng vai trò quan trọng trong
việc phát hiện các biến chứng tim mạch đặc
biệt là phình giãn động mạch vành. Các dấu
hiệu thường gặp:
• Tràn dịch màng ngoài tim lượng ít.
•Giãn buồng tim đặc biệt là thất trái, giảm
chức năng thất trái.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Siêu âm tim:
•Tổn thương các van tim: hở hai lá, hở chủ.
•Giãn hay phình ĐMV trong giai đoạn cấp.
•Huyết khối trong ĐMV bị tổn thương.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Tiêu chuẩn tổn thương mạch vành theo Viện Hàn Lâm Nhi
Khoa Hoa Kỳ (2004) là bệnh nhân có ít nhất một trong các
biểu hiện trên siêu âm tim sau đây:
Đường kính trong ĐMV lớn hơn + 3 SD giá trị bình
thường theo diện tích da
Đường kính trong ĐMV Phải lớn hơn + 2,5 SD và ĐM liên
thất trước lớn hơn + 2,5 SD
Đường kính trong của một đoạn lớn hơn 1,5 lần đoạn kế
cận.
Bất thường rõ rệt lòng mạch vành, tăng sáng quanh
mạch máu, hoặc đường kính lòng mạch không giảm dần.
Triệu chứng

Cận lâm sàng


Mức độ giãn mạch vành theo Hiệp hội Tim mạch
Hoa kỳ (1994):
Nhẹ: <5 mm
Trung bình: 5-8 mm
Nặng: >8 mm.
Để xác định những biến chứng tim mạch của bệnh,
cần phải làm siêu âm tim ở nhiều thời điểm khác
nhau. Siêu âm tim cần phải làm sớm ngay từ khi
nghi ngờ.
Triệu chứng
Triệu chứng

Phình động mạch vành khổng lồ trên chụp


cản quang
NTT: nhánh trái trước; ĐMVP: động mạch
vành phải
Triệu chứng

Cận lâm sàng


 Điện tâm đồ:
• Có thể có PQ kéo dài.
• Có sự thay đổi của sóng T và đoạn ST.
• Giảm biên độ QRS.
• Rôi loạn nhịp: ngoại tâm thu, block nhĩ thất
hiếm gặp
Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo Ủy ban quốc gia về


bệnh Kawasaki của Nhật và Hiệp hội tim mạch
Hoa kỳ: có 5 trong 6 biểu hiện lâm sàng chính,
hoặc 4 biểu hiện chính kèm dấu hiệu giãn hay
phình động mạch vành (sốt liên tục 5 ngày trở
lên là dấu hiệu bắt buộc)
Chẩn đoán
Chẩn đoán
KAWASAKI không điển hình
Không đủ tiêu chuẩn kinh điển theo định nghĩa
ca bệnh được gọi là thể không điển hình; chẩn
đoán thường dựa trên siêu âm tim để phát hiện
bất thường động mạch vành. Nên nghi ngờ
Kawasaki không điển hình ở tất cả trẻ sốt
không rõ nguyên nhân ≥ 5 ngày, kèm với 2 - 3
triệu chứng chính của bệnh, xét nghiệm có
bằng chứng của phản ứng viêm hệ thống và
không có nguyên nhân gây sốt khác. Siêu âm
tim nên được thực hiện đối với trẻ < 6 tháng
kèm sốt ≥ 7 ngày.
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt : Kawasaki thường dễ
nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng có phát ban
khác ở trẻ em.
Nhiễm siêu vi (Sởi, Adenovirus, Enterovirus, Epstein
– Barr virus…)
Nhiễm Streptococcus A như: Sốt tinh hồng nhiệt và
toxic shock syndrome
Sốt rừng núi (Rocky mountain spotted fever) và nhiễm
Leptospirose
Phản ứng thuốc như hội chứng Steven Johnson hay
bệnh huyết thanh.
Viêm khớp dạng thấp mạn thiếu niên (JRA) thể toàn
thân.
Sốc nhiễm khuẩn
Điều trị

Nguyên tắc điều trị:


Điều trị Immunoglobulin truyền tĩnh
mạch (IVIG) và Aspirin liều cao ngay sau
khi có chẩn đoán bệnh trong giai đoạn
cấp.
Điều trị và theo dõi lâu dài biến chứng
mạch vành.
Điều trị

Điều trị giai đoạn cấp:


 Aspirin: 30 - 100 mg/kg/ngày chia 4 lần
uống, cho đến sau khi hết sốt 48 – 72 giờ.
Trong bệnh Kawasaki, Aspirin có tác dụng
kháng viêm và chống kết dính tiểu cầu (3-
5mg/kg/ngày). (chứng cứ 2C)
AHA khuyến cáo nên dùng Aspirin liều cao từ
ban đầu là 80 - 100 mg/kg/ngày để tối ưu hóa
tác dụng kháng viêm,
Điều trị

Điều trị giai đoạn cấp:


Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG):
2g/kg liều trong 8 - 12 giờ. Trong khi
truyền Immunoglobulin cần theo dõi sát
mạch, huyết áp lúc mới truyền, sau khi
truyền 30 phút, 1 giờ, và mỗi 2 giờ cho đến
khi ngưng truyền. (chứng cứ 1A)
Cơ chế về tác dụng có lợi của IVIG vẫn
chưa rõ.
Điều trị

Corticosteroides: thường sử dụng ở những


BN thất bại với điều trị bằng IVIG. Không
khuyến cáo dùng thường qui Corticosteroides
trong điều trị ban đầu (chứng cứ 1B).
Các điều trị khác: thay huyết tương,
Ulinastatin (chất ức chế trypsin), Abciximab
(chất ức chế thụ thể IIb/IIIa glycoprotein của
tiểu cầu), Infliximab (kháng thể đơn dòng chống
lại TNF-α), pentoxifilline, cyclophosphamide,..
vẫn còn đang được nghiên cứu.
Điều trị

Điều trị giai đoạn bán cấp và mạn tính:


Aspirin: 3–5 mg/kg/ngày, uống một
lần/ngày đến 6 – 8 tuần (nếu không có tổn
thương mạch vành) hoặc cho đến khi hết
giãn mạch vành trên siêu âm.
Điều trị

Điều trị giai đoạn bán cấp và mạn tính:


Corticosteroides: việc sử dụng
corticosteroids trong bệnh Kawasaki vẫn
còn đang bàn cãi, nếu sau 2 liều IVIG mà
bệnh nhi vẫn còn sốt kéo dài có thể xem
xét dùng Methylprednisolone 30 mg/kg
truyền tĩnh mạch một lần trong 2 – 3 giờ, từ
1 – 3 ngày (chứng cứ 2C).
Điều trị

Điều trị giai đoạn bán cấp và mạn tính:


Dipyridamole: 4–6mg/kg/ ngày, uống chia
2 - 3 lần/ngày (nếu có phình mạch khổng lồ
và nguy cơ cao bị huyết khối mạch vành).
Phối hợp với Aspirin liều thấp để giữ INR 2
- 2,5
Biến chứng

 Suy tim:
 Sốc
 Tắc động mạch vành
 Các biến chứng tim mạch khác: phình mạch
vành, giảm co bóp cơ tim, viêm động mạch
vành, hở van hai lá, tràn dịch màng ngoài
tim.
Biến chứng

Hội chứng thực bào máu: hiếm gặp,


thường xảy ra ở bệnh nhân có sốt kéo dài
sau truyền IVIG.
Tắc động mạch ngoại biên và nội tạng.
Biến chứng khác: tiểu mủ vô trùng, viêm
thận mô kẽ, Protein niệu, điếc dẫn truyền
thần kinh.
Tiên lượng

Tỉ lệ tử vong: thấp, khoảng 0,1 – 0,3%. Tỉ


lệ tử vong gia tang trong 2 tháng đầu của
bệnh.
Tỉ lệ mắc bệnh lâu dài: tùy mức độ trầm
trọng của tổn thương mạch vành
Xin chân thành cám ơn
SÁCH THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO

You might also like