You are on page 1of 3

I.

TỔNG QUAN
1. Định nghĩa
Cường giáp (ưu năng tuyến giáp) là tình trạng tăng hormone tuyến giáp trong máu do hoạt động quá mức
của tuyến giáp, từ đó gây nên những tổn hại về mô và chuyển hóa hay còn gọi là nhiễm độc giáp.
Cường giáp là một hội chứng có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp (90%) cường giáp
là do bệnh Basedow gây ra (tên gọi khác là Graves).
Basedow là một bệnh tự miễn có sự hiện diện của các tự kháng thể TSH và yếu tố kích thích liên tục
tuyến giáp. Bệnh có yếu tố di truyền và hay gặp ở nữ.
2. Dịch tễ
Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ
bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ
biến nhất là trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuổi. Tỷ lệ
mắc cường giáp nói chung khoảng 1.3% dân số, tỷ lệ này có gia tăng ở những người hút thuốc lá.
3. Sinh lý bệnh

Trong cường giáp, Triiodothyronine (T3) huyết thanh thường tăng lên nhiều hơn Thyroxine (T4), có thể
là do tăng tiết của T3 cũng như chuyển đổi T4 thành T3 trong mô ngoại vi. Ở một số bệnh nhân, chỉ
tăng T3 (nhiễm độc T3).

Nhiễm độc T3 có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn phổ biến nào gây ra chứng cường giáp, bao gồm bệnh
Basedow, bướu đa nhân tuyến giáp và nhân độc tuyến giáp tự trị chức năng. Nếu nhiễm độc T3 không
được điều trị, bệnh nhân cũng thường phát triển những bất thường về xét nghiệm điển hình của cường
giáp (ví dụ tăng T4 và tăng hấp thu iốt-123). Các thể viêm tuyến giáp thường có một giai đoạn cường
giáp, sau đó là giai đoạn suy giáp.
4. Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân phổ biến nhất tổng thể bao gồm:

 Bệnh Basedow (Graves): 90%

 Bướu giáp độc đơn hoặc đa nhân

 Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

 Cường giáp do iod (Bệnh Iod-Basedow)

 Các nguyên nhân khác: Ung thư tuyến giáp; Tăng tiết TSH do u tuyến yên; Chửa trứng,
ung thư tế bào nuôi; Dùng hormon tuyến giáp quá mức trong điều trị suy giáp…

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN


1. Nguyên nhân nguồn gốc bệnh lý
Bệnh nhân nữ, 57 tuổi, cách nhập viện 3 năm, phát hiện cường giáp, tăng huyết áp (cao nhất là 150/80
mmHg) ở Bv Nguyễn Trãi, điều trị thuốc (Concor, Thyrozole, Lexomil) liên tục 26 tháng, triệu chứng cải
thiện, bệnh nhân tự bỏ thuốc 8 tháng. Cách nhập viện 3 tuần, triệu chứng không giảm, bệnh nhân chán ăn,
chỉ uống sữa, sụt cân 3kg, mất ngủ nên nhập viện, qua thăm khám lâm sàng và cân lâm sàng phát hiện hội
chứng và triêu chứng như sau:

 Nhiễm độc giáp với các biểu hiện:


+ Cách nhập viện 2 tháng, bệnh nhân thấy hồi hộp, đánh trống ngực khi nghỉ ngơi, leo cầu thang (12 bậc)
thì thấy khó thở 2 thì phải ngồi nghỉ, bị run đầu ngón tay biên độ nhỏ, mỏi gối khi đi bộ 100m, đổ mồ hôi
nhiều, cảm thấy nóng nực, ăn uống bình thường, đi cầu 2 lần/ ngày phân vàng sệt (trước khi khởi bệnh đi
cầu 1 lần/ngày).
+ Mạch 108 lần/phút
+ Huyết áp cao 160/80 mmHg
+ ECG: Nhịp nhanh xoang 110 lần/phút

 Rối loạn cơ mi và cơ vận nhãn ổ mắt do:


+ FT3 > 30pg/ml (1,71-3,71)
+ FT4>6,18ng/dl (0,7-1,48)
+ TSH 0,01 mIU/ml (0,35-4,94)

 Các biểu hiện khác như: Da niêm mạc nhạt, da ẩm, nóng; Run đầu chi biên độ nhỏ, tần số cao;
Dấu ghế đẩu (+); Teo cơ thái dương; Phản xạ gân xương (+++); Ánh mắt long lanh, nhìn chăm
chú, ít chớp mắt; Dấu Von Graefe (+)
 Siêu âm Tuyến giáp 2 bên to độ II, lan tỏa, mật độ echo dày, kém đồng nhất, tăng sinh mạch máu,
không tổn thương khu trú
 XQ: Quai động mạch chủ rộng ,bóng tim to, 2 phổi sáng đều.

Phân độ NOSPECS được Werner công bố năm 1977, chia làm 7 độ từ độ 0 đến độ 6.
Cách phân độ này có thể đánh giá mức độ nặng nhưng không phân biệt được bệnh
mắt đang ở giai đoạn viêm hay không viêm.

Độ Biểu hiện

0 Không có biểu hiện hoặc triệu chứng gì

1 Chỉ có các dấu hiệu về mắt

2 Có tổn thương mô mềm

3 Có lồi mắt ≥ 3mm, có hoặc không kèm theo triệu chứng

4 Có tổn thương cơ ngoài hốc mắt (thường có nhìn đôi)

5 Có tổn thương giác mạc


6 Mất thị lực

=> Chẩn đoán: Cường giáp do Basedow gây tổn thương mắt độ 1 theo Werner
Tóm tắt bệnh án:
Bệnh nhân nữ 57 tuổi, cách nhập viện 3 năm, phát hiện cường giáp, tăng huyết áp (cao nhất là 150/80
mmHg) ở bệnh viện đa khoa Hà đông, điều trị thuốc (Concor, Thyrozole, Lexomil) liên tục 26 tháng,
triệu chứng cải thiện, bệnh nhân tự bỏ thuốc 8 tháng, Cách nhập viện 2 tháng, bệnh nhân thấy hồi hộp,
đánh trống ngực khi nghỉ ngơi,leo cầu thang ( 12 bậc) thì thấy khó thở 2 thì phải ngồi nghỉ, bị run đầu
ngón tay biên độ nhỏ, mỏi gối khi đi bộ 100m, đổ mồ hôi nhiều, cảm thấy nóng nực, ăn uống bình
thường, đi cầu 2 lần / ngày phân vàng sệt (trước khi khởi bệnh đi cầu 1 lần/ngày).
Cách nhập viện 3 tuần, triệu chứng không giảm, bệnh nhân chán ăn, chỉ uống sữa, sụt cân 3kg, mất ngủ->
Nhập viện đa khoa hà dông
*Yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Di truyền bệnh Graves từ bố mẹ;
- Lạm dụng các loại thuốc gây rối loạn hormone, nhất là những loại thuốc giảm cân;
- Nhiễm virus, nhiễm trùng không đặc hiệu;
- Ăn nhiều muối gây dư thừa iod gây kích thích tố tuyến giáp;
- Nhiễm phóng xạ;
- Stress, căng thẳng quá mức hoặc có chấn thương tâm lý;

2. Đánh giá sự cần thiết của việc điều trị


Bệnh cường giáp là một trong những tình trạng sức khỏe nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe thể chất của người bệnh ở nhiều khía cạnh.
Bệnh nhân mắc cường giáp không quá nghiêm trọng cần điều trị bằng các biện pháp tích cực trong giai
đoạn sớm để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan như tim, da, xương, mắt... Cụ thể
như:

 Lên cơn cường giáp cấp: Hay còn được gọi là cơn bão tuyến giáp.
 Suy giảm chức năng tim mạch.
 Các tổn thương về mắt: sung đau, nóng đỏ, mờ đục, nhạy cảm với ánh sáng, chứng song thị…
 Tổn thương xương, da…

You might also like