You are on page 1of 8

KINH NGHIỆM ÔN THI NỘI TRÚ Y QUỐC GIA 2022

1. Cách thức thi :


 Thi 6 môn : Giải phẫu, sinh lí, nội, ngoại, sản, nhi – chia làm 3 tổ hợp
bài :
- Môn cơ sở : 2 câu giải phẫu, 2 câu sinh lí
- Môn cơ bản 1 : 2 câu ngoại, 2 câu sản
- Môn cơ bản 2 : 2 câu nội, 2 câu nhi
 Hình thức thi : tự luận, mỗi môn 180 phút, 45 phút/ 1 câu. Thi trong 3
buổi. Buổi đầu tiên thi môn cơ sở, buổi tiếp theo thi môn cơ bản 1, buổi
cuối cùng thi môn cơ bản 2.
2. Đề năm nay :
 Giải phẫu :
 Câu 1 : Cho 1 case lâm sàng mô tả tổn thương của bệnh nhân => Đề hỏi
BN tổn thương dây thần kinh nào ? Trình bày nguyên ủy, đường đi, liên
quan, phân nhánh và chi phối của dây thần kinh đó. Mô tả đám rối tách ra
dây thần kinh đó và kể tên các nhánh chính của đám rối. ( Năm nay là TK
giữa nhá, case lâm sàng cụ thể thì c không nhớ lắm )
 Câu 2 : Trình bày hình thể ngoài và liên quan của phổi và màng phổi. Áp
dụng lâm sàng vào chọc hút dịch màng phổi ?
 Sinh lí :
 Câu 1 : Trình bày tính hưng phấn và tính trơ có chu kì của tim ? Trình
bày ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm lên hoạt động tim ?
 Câu 2 : Trình bày cơ chế tác dụng của hormon thông qua AMPv và cơ
chế điều hòa ngược hormon ?
 Ngoại :
 Câu 1 : Trình bày chẩn đoán xác định Hẹp môn vị ?
 Câu 2 : Trình bày chẩn đoán và điều trị Sỏi đài bể thận ?
 Sản :
 Câu 1 : Trình bày nguyên nhân, phân loại, chẩn đoán Dọa đẻ non, đẻ
non ?
 Câu 2 : Trình bày chẩn đoán và điều trị U xơ tử cung ?
 Nội :
 Câu 1 : Trình bày điều trị cắt cơn Hen phế quản ?
 Câu 2 : Trình bày chẩn đoán xác định Đái tháo đường ?
 Nhi :
 Câu 1 : Trình bày phân loại tổn thương thận cấp theo RIFLE và điều
trị hạ Kali máu ?
 Câu 2 : Trình bày chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt Viêm
tiểu phế quản ?
3. Tài liệu ôn thi :
Cơ bản là sách YHN :
 Giải phẫu : sách thầy Huy là chính, ngoài ra một số phần nếu sách không
rõ các em có thể xem trong sách Trịnh Văn Minh.
Phần giải phẫu để học hiểu thì em nên nghe bài giảng của thầy Huy trên yout
nhé. Nghe rồi chép lại 1 lần. Sau đó đọc lại phần chép đó so sánh với Atlas
( em có thể chép lại luôn 1 lần vào atlas để đến lần sau ôn lại mở ra sẽ dễ
hơn). Tiếp đó, lại đọc phần chép đó và đọc sách giáo khoa YHN để so sánh
với nhau. Bước cuối là, tổng hợp giữa bài giảng của thầy và sách YHN để
làm thành 1 đề cương thống nhất. ( Đây là cách c học nha, còn bạn c học
theo cách : mỗi ngày mở bài giảng của thầy lên để nghe một phần, tùy em
thấy cách nào phù hợp với bản thân thì áp dụng nhé ).
 Sinh lí : Bộ y tế
Sinh lí thì c nghe bài giảng ôn thi sau đại học của YHN trên yout, thêm 1 số
bài giảng của thầy Lê Quốc Tuấn HCM, c cứ gõ tên bài ra – bài nào nhiều
lượt xem thì c xem :>>>
 Nhi : 2 quyển bệnh học tập 1,2 YHN.
Nhi em cũng nên nghe bài giảng của thầy cô YHN để hiểu hơn nhé.
 Nội : 2 quyển bệnh học tập 1,2 YHN.
- Ngoài sách YHN ra một số phần cập nhật có thể thêm trong quyển : tiếp cận
chẩn đoán, tiếp cận điều trị bệnh nội khoa, dược lâm sàng của Y HCM nha.
- Nội thì các thầy yêu cầu phải cập nhật các tiêu chuẩn chẩn đoán và các
phương pháp điều trị mới, nên là ngoài sách thì các em tìm thêm các cập
nhật chẩn đoán điều trị, các thuốc mới nhá. Cứ lên mạng tra với cả nếu còn
thời gian thì nghe thêm các buổi chỉ đạo tuyến của BV Bạch Mai trên
youtube.
 Sản : Sản huế + Sản khoa YHN 2022 : 2 quyển này là chính.
- Ngoài ra có thể đọc thêm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sản BYT 2015,
Sản khoa HCM 2020.
- Do liều thuốc ở các sách khác nhau, ví dụ như liều điều trị MgSO4 trong
tiền sản giật 4 quyển trên đều không giống nhau, c thì lấy liều trong phác đồ
BYT. C nghĩ là khi lấy liều ở sách nào thì các em nên mở ngoặc bên cạnh, ví
dụ : liều theo HD BYT 2015 chẳng hạn.
- Xem 2 sách c nghĩ là hơi khó tập trung, nên theo c các em nên dành ra thời
gian để làm đề cương từng bài gộp 2 sách lại làm một.
- Sản cũng cần phải cập nhật nhá, ví dụ bài UXTC : phải bổ sung thêm các
loại thuốc điều trị, bài TSG cũng thế - các em học sách và nên bổ sung thêm
các quan điểm điều trị mới hiện nay.
 Ngoại : 2 quyển bệnh học tập 1,2 + 2 quyển cấp cứu ngoại tập 1,2.
- C nghĩ môn này các em cũng nên dành thời gian ra để làm đề cương gộp 2
sách lại làm một.
- Môn này cũng cần phải cập nhật thêm : ví dụ các phương pháp điều trị sỏi
thận : tán sỏi qua da,.. ngoài sách các em nên nêu rõ thêm về phương pháp,
chỉ định, chống chỉ định, ưu nhược điểm của mỗi phương pháp…; bài gãy
xương thì nêu thêm các loại đinh nẹp vít,… ( cái này là do thầy bảo nha )
 Tóm lại : về mỗi môn, các em ưu tiên học cơ bản trong sách trước, sau
đó tìm thêm các cập nhật điều trị mới hiện nay thì bài làm c nghĩ sẽ có
điểm nhấn hơn.

4. Vấn đề làm đề cương :


 Theo c nghĩ, các em nên dành thời gian ra để làm đề cương toàn bộ các môn.
 Đề cương nên là chính tay mình làm, chính tay mình soạn và tìm tài liệu =>
Như thế sẽ giúp nhớ được lâu hơn.
 Theo quan điểm cá nhân của c thì việc đọc đề cương người khác làm cũng sẽ
giống như đọc sách, dễ trôi tuột ra ngoài lắm, nên các em nên tự mình làm
đề cương nhá. Có thể học nhóm với nhau, để trao đổi đề cương với mọi
người xem mình còn thiếu sót còn sai ở đâu.

5. Cụ thể quy trình ôn thi của c : Cái này là theo quan điểm và cách học
của c, mỗi người sẽ có một cách học phù hợp khác nhau, nên c chia sẻ
cách học của mình ở đây nếu thấy phù hợp tham khảo được chỗ nào thì
mn tham khảo nhé.
 Bước 1 : Việc đầu tiên khi bắt đầu ôn thi, c nghĩ là các em cần xác định
khả năng học thuộc của mình. Có bạn sẽ học nhanh, có bạn sẽ học chậm.
Vì thế việc xác định năng lực học ( ví dụ học 1 bài trong 1 khoảng thời gian
bao nhiêu giờ ) -> từ đó sẽ giúp các em định hình được mình cần khoảng bao
nhiêu thời gian để học cho lượng kiến thức lần này.
- Ví dụ em học 1 bài gãy thân xương đùi mất 4 tiếng, trong khi đó em có tổng
là 10 bài ngoại cần ôn -> như vậy em cần có 40 tiếng để học ngoại chẳng
hạn. Cứ như vậy các em tính ra tổng thời gian mình cần để ôn lần 1 cho tất
cả 6 môn là bao nhiêu tiếng. Từ đó các em chia ra, mỗi ngày mình cần học
bao nhiêu giờ để có thể hoàn thành được mục tiêu.
- Bước này cần đánh giá hết sức cẩn thận. Các em nên đọc qua 1 lượt các bài
cần học của 6 môn, để hình dung ra khối lượng kiến thức mình cần học là
bao nhiêu. Có bài ngắn có bài dài, có bài dễ học học nhanh và có bài khó
học học lâu hơn -> vì thế các em nên đọc qua sách để có thể ước lượng
chính xác tổng thời gian cần để ôn.
 Bước 2 : Lên kế hoạch cụ thể :
- Trước khi đi vào học thuộc, c nghĩ là các em phải chuẩn bị mọi thứ thật
tốt đã :
 Thứ nhất : để có thể học thuộc và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, em cần phải
hiểu tất cả bản chất của bệnh. Khi đọc sách, các từ các câu trong sách em
nên tìm hiểu để sao cho mình hiểu được ý nghĩa của tất cả các câu chữ
trong sách.
 Quan điểm của c là không bỏ sót bất kì 1 câu nào trong sách, mỗi câu chữ
viết trong sách giáo khoa đều có ý nghĩa của tác giả, nên c khuyến khích
các em đừng nên chỉ học theo mỗi ý chính nhất, mà nên đọc và suy nghĩ
về các phần phụ râu ria nữa. Và cũng nên lưu ý những từ dễ nhầm lẫn : ví
dụ sách viết : “ Bệnh thường/ có thể/ hiếm khi có triệu chứng…” -> Các
em cần lưu ý các chữ thường/có thể/ hiếm khi… vì nếu bỏ các từ này đi
thì nghĩa của câu cũng sẽ thay đổi rất nhiều.
Hay ví dụ trong bài UXTC : trước khi đi vào trình bày các triệu chứng để
chẩn đoán và điều trị theo đề bài, thì có 1 câu rất quan trọng mà c nghĩ
không thể bỏ sót đó là : “ Triệu chứng của UXTC thường nghèo nàn,
thường được phát hiện một cách tình cờ và phụ thuộc vào vị trí và kích
thước của u xơ”
Vì thi tự luận không giống như thi trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm có thể
chỉ cần học ý chính, nhưng thi tự luận để đạt điểm cao, em cần 1 bài trình
bày logic, đầy đủ từ đầu đến cuối chứ không chỉ mỗi ý chính được.
 Như c thì, trước khi đi vào học thuộc : chị đọc qua 1 lượt các môn cần ôn.
Chỗ nào chưa hiểu thì c sẽ đi nghe bài giảng trên yout, đọc thêm sách các
trường khác, hỏi bạn bè thầy cô,…cho đến khi hiểu. Và các em nhớ chú
thích lại thật rõ ràng phần mình đã tìm hiểu vào sách hoặc quyển ghi chú
nào đó nhá, chứ không thì một thời gian sau mọi thứ dễ quay trở về con
số không lắm :>>>
 Bước tiếp theo, sau khi đã đọc hiểu một lượt rồi, các em nên đi vào làm
đề cương : làm đề cương một cách đúng nghĩa nhá : sắp xếp lại kiến thức
theo ý hiểu của mình nhưng vẫn phải bao hàm đủ tất cả ý trong sách giáo
khoa. Nếu như làm đề cương một cách vô thức, gõ lại hoặc chép lại trong
sách ra đơn thuần thì c nghĩ sẽ không có tác dụng nhiều trong việc ghi
nhớ lắm.
 Về cách làm đề cương của chị : do c học gấp trong thời gian ngắn, nên c
không kịp làm hết đề cương. C chỉ làm những phần nào mà c cảm thấy c
không chắc chắn về nó lắm, hoặc phần nào c cảm giác sách viết hơi khó
học thuộc thì c sẽ sắp xếp lại cho dễ hiểu để dễ học hơn. Nếu các em còn
nhiều thời gian thì cố gắng làm hết đề cương nhá.
- Sau khi đã hoàn thành được đề cương cần thiết, đọc hiểu tất cả các bài,
thì c đi vào học thuộc :
 Có một số bạn có cách học là : tìm hiểu đến đâu học thuộc luôn đến đấy.
Ví dụ nay em đọc hiểu bại gãy thân xương đùi, sau đó em học thuộc luôn
bài đó. Nhưng c có tìm hiểu trên mạng về quy trình ghi nhớ đó là : Ôn tập
ngắt quãng sẽ giúp các liên kết trong não bền vững hơn và ghi nhớ lâu
hơn. Chính vì vậy mà c chọn cách là đọc hiểu qua hết 1 lượt, sau đó bắt
đầu học thuộc : như vậy mình sẽ có gần như là 2 lần lướt qua bài đó, sẽ
giúp mình hình dung ra bài dễ hơn.
 Để học thuộc : c học theo cách như sau : giới hạn của trường là thành
từng bài, c chia các bài đó thành các câu hỏi nhỏ ( c đã gửi ở phần drive
rồi các em có thể xem thử nhé ). Ví dụ : môn ngoại c chia thành 60 câu,
môn nhi 80 câu,… như vậy tổng 6 môn sẽ có khoảng 500 câu chẳng hạn.
Việc chia thành các câu hỏi sẽ giúp định lượng được cụ thể lượng kiến
thức cần học thay vì là định tính.
Nếu chia câu hỏi, các em nên chia thành các câu hỏi với khối lượng đều
nhau, và mỗi câu nên ngắn thôi. Chứ như c chia không đều, câu dài quá,
câu ngắn quá. Nếu chia mỗi câu dài quá thì đến lúc học em sẽ bị nản vì
học mãi không xong 1 câu, chia ngắn mặc dù tổng số lượng câu sẽ nhiều
hơn, nhưng thời gian mình học 1 câu nhanh hơn => dẫn đến tạo cho mình
cảm giác mình học nhanh, một tiếng học được mấy câu lận => từ đó sẽ
tạo ra các động lực nối tiếp nhau để có thể giúp em hoàn thành toàn bộ số
câu hỏi.
Phần ngoại c tạo mấy câu dài quá, thành ra học 1-2 giờ mới được 1 câu
nên c nản dã man :>>>
 Sau khi chia thành các câu hỏi, em sẽ tính được cụ thể thời gian mình cần
bao lâu để hoàn thành số câu hỏi đó. Ví dụ 1 ngày em học được 10 câu,
tổng có 500 câu, như vậy em cần 50 ngày để học xong 1 lần. Định lượng
cụ thể thế này sẽ giúp em phân bố thời gian một cách tốt hơn.
 Sau khi học xong 1 lần, em sẽ không nhớ gì cả. Đây là tình trạng chung
của tất cả mọi người, nên nếu bước vào giai đoạn này em cũng đừng
hoảng sợ nhé. Vấn đề ở đây là chắc chắn mình phải ôn lại lần thứ 2 thì
mới nhớ được. Chính vì thế, việc em cần làm ở đây là sắp xếp thời gian
lên kế hoạch thật chi tiết để có thể ôn tập lại càng nhiều lần càng tốt trước
khi thi. Nếu lần 1 em học mất 50 ngày để có thể xong, thì lần 2 em cần
khoảng 40 ngày, lần 3 sẽ giảm xuống còn khoảng 30 ngày. Thời gian ôn
tập lần sau sẽ nhanh hơn lần trước và các liên kết trí nhớ trong não sẽ dần
bền vững hơn.
 Tóm lại : em cần các thời gian như sau : C ước lượng giả sử thui nhé :
1. Tìm hiểu về kì thi : 2 ngày
2. Tìm mua tài liệu và lên kế hoạch ôn tập : 5 ngày
3. Đọc hiểu và làm đề cương : 50 ngày
4. Học lần 1 : 50 ngày
5. Học lần 2 : 40 ngày
 Như vậy em cần tối thiểu 5 tháng để hoàn thành 1 cách đầy đủ và chi
tiết nhất.

Tuy nhiên, đây là kế hoạch áp dụng cho những bạn chưa hiểu chắc nhiều
về bệnh thì mới cần thời gian đọc hiểu dài như thế. Nếu các em đã ôn thi
nội trú YHN và đọc sách YHN từ trước thì c nghĩ thời gian sẽ rút ngắn
hơn.

Sơ sơ c nhớ mang máng thế. Hi vọng em sẽ tìm được cách học phù hợp với
bản thân nhất. Chúc em thật nhiều quyết tâm và động lực, hoàn thành tốt các
mục tiêu đã đề ra nhé <3

You might also like