You are on page 1of 9

Hng dn hc tp module 6-RHM

SINH LÝ HỒNG CẦU VÀ BẠCH CẦU


Số tiết: 2 tiết
I. TÓM TẮT
1.Tóm tắt bài giảng
Máu là một dịch lỏng màu đỏ bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
và một dịch vàng chanh là huyết tương. Máu chảy trong hệ thống tuần hoàn để mang lại sự sống
cho con người. Máu cùng với hệ thống tuần hoàn tạo thành một hệ thống vận chuyển và liên lạc
giữa các tế bào của cơ thể, giúp duy trì sự hằng định nội môi và duy trì áp lực thẫm thấu của dịch
ngoại bào.
Hệ tạo máu được hình thành rất sớm trong phôi người, là một cơ quan có hoạt động rất
mạnh, tích cực thay đổi, thích nghi liên tục trong cơ thể con người. Để bù đắp thay thế các tế bào
cũ trong máu như hoạt động thực bào, hồng cầu già …các tế bào máu được sinh ra mỗi giờ ở
người trưởng thành.
Hệ tuần hoàn bơm máu đi khắp cơ thể và từ các thành phần của máu mang đến tất cả các
mô, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tế bào.
Máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đặc biệt oxy và glucose cung
cấp cho tế bào. Trong đó, nhờ hemoglobin trong hồng cầu mang oxy đến các mô và đào thải khí
CO2. Máu vận chuyển các phân tử và nhiệt từ nơi này đến nơi khác của cơ thể.
Ngoài ra, máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ hệ thống các loại bạch cầu. Bạch cầu trong
máu có vai trò phát hiện và tiêu diệt các vật lạ trong máu có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể: chống
lại các vi sinh vật gây bệnh bằng cách thực bào, khử độc protein lạ, sinh kháng thể trung hòa độc
tố vi khuẩn. Máu góp phần duy tri hằng định nội pH và áp lực thẫm thấu của dịch ngoại bào.
2. Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo và số lượng bình thường của các tế bào máu
2. Trình bày chức năng và quá trình điều hòa sinh sản của hồng cầu
3. Giải thích chức năng từng loại bạch cầu trong cơ thể
4. Vận dụng sinh lý bạch cầu để giải thích chức năng miễn dịch trong các bệnh nhiễm
trùng RHM.
II. NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP
Sinh viên dựa vào bản hướng dẫn học tập bài “sinh lý hồng cầu và bạch cầu ” để chuẩn
bị bài.
- Tìm hiểu trước các khái niệm và thuật ngữ quan trọng được liệt kê trong bài học.
- Đọc trước các tài liệu tham khảo giáo viên đã cung cấp.
- Xem video giới thiệu khái quát về các tế bào máu theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=KY7QaL0DlkA
Hng dn hc tp module 6-RHM

- Xem video bài giới thiệu về cấu trúc hồng cầu. theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=HWEOmpvS6Z0
- Xem video bài giới thiệu về sự thực bào-hệ miễn dịch. theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=3R0Fjdpsq6g https://www.youtube.com/watch?
v=2q51PNNwvfU
- Cần tìm hiểu và tự trả lời các câu hỏi trong phần danh sách các câu hỏi chuẩn bị bài.
- Tự nghiên cứu về tình huống lâm sàng ở cuối bản hướng dẫn học tâp này.
 Sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra ngắn trước khi đến lớp để kiểm tra mức độ hiểu bài.
III. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Huế (2017), Sinh lý máu, Giáo trình Sinh
lý học, Nhà xuất bản Đại Học Huế, trang trang 13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh lý học Y khoa, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2018), Sinh lý máu, Giáo
trình Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, trang 8-20
2. Hall John E. (2016), Guyton et Hall Texbook of Medical physiology, chapter 33, unit
VI, 13th Edition; Elsevier Inc, Philadelphia, page 445.
3. Kim E. Barrett, Susan M. Barman, Heddwen L. Brooks, Jason X.J. Yuan, Ganong
(2019), chapter 31, section V, Review of Medical physiology, 26 th Edition; Appleton & Lange,
Connecticut.
V. CÁC THUẬT NGỮ CẦN TÌM HIỂU
- Huyết cầu, huyết tương, áp suất thẩm thấu
- Erythropoietin, thrombopoietin
- MCV: mean corpuscular volume, MCHC: mean corpuscular hemoglobin concentration,
MCH: mean corpuscular hemoglobin
- Hemoglobin (Hb), chromoprotein, heme, globin
- Tiền nguyên hồng cầu, hồng cầu lưới, hồng cầu ưa acid, hồng cầu đắc, hồng cầu ưa bazơ,
đa hồng cầu (nguyên phát và thứ phát)
- Thiếu máu huyết tán, thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu hồng cầu nhỏ
- Bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân
- Hóa ứng động, vận động bằng chân giả, thực bào, đại thực bào, vi thực bào
- Lympho B và lympho T, tế bào diệt tự nhiên, Th, Ts, Tc.
VI. DANH SÁCH CÁC CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI
1. Tế bào máu gồm những tế bào nào.
2. Nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, số lượng bình thường của các tế bào máu.
Hng dn hc tp module 6-RHM

3. Hồng cầu không có nhân, không có bào quan có lợi điểm gì.
4. Hình đĩa hai mặt lõm của hồng cầu có lợi điểm gì.
5. Cấu trúc Hb và một số dạng bất thường Hb
6. Tại sao hồng cầu vận chuyển được khí oxy và CO2.
7. Để chẩn đoán thiếu máu chúng ta dựa vào yếu tố nào.
8. Tại sao số lượng hồng cầu, bạch cầu trong cơ thể tương đối hằng định.
9. Vai trò hồng cầu lưới trong chẩn đoán thiếu máu
10. Đặc điểm và phân loại bạch cầu
11. Tại sao bạch cầu trung tính gọi là “ vi thực bào”, bạch cầu mono gọi là “đại thực bào”.
12. Chức năng của Lympho B và lympho T .
13. Chức năng BC trung tính, BC ưa acid, BC ưa bazơ
VII. BÀI TẬP/TÌNH HUỐNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nữ 20 tuổi đến bác sĩ khám vì sốt . Mỗi buổi sáng khi đánh răng có hiện
tượng chảy máu chân răng và rất đau. Bác sĩ chẩn đoán bị viêm nướu. Nướu có dấu hiệu
viêm: sưng, đỏ, nung mủ, phù nề.
Câu hỏi thảo luận:
Anh chị vận dụng kiến thức sinh lý bạch cầu hãy giải thích các triệu chứng trên.
Hng dn hc tp module 6-RHM

SINH LÝ TIỂU CẦU VÀ CẦM MÁU


Số tiết: 2 tiết
I. TÓM TẮT
1. Tóm tắt bài giảng
Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu cơ bản quan trọng trong cơ thể con người: (hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu). Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương. Tiểu cầu có nguồn gốc từ tế bào nhân
khổng lồ của tủy xương. Khi tế bào này vỡ ra, các mảnh vỡ sẽ được giải phóng vào máu, gọi là
tiểu cầu.
Chức năng của tiểu cầu là giúp làm cầm máu. Cầm máu là một cơ chế bảo vệ của cơ thể khi
mạch máu bị tổn thương để hạn chế sự mất máu. Khi có vết thương, vết rách gây chảy máu, các
tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu để vây đến vết thương. Tại đây các tế bào tiểu cầu sẽ
tiếp tục giải phóng các hoạt chất báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, kết dính và kích
hoạt các yếu tố đông máu khác, tạo ra các cục máu đông tại vị trí tổn thương, ngăn cản quá trình
rò rỉ và chảy máu.
Do vậy, nếu cơ thể thiếu tiểu cầu, quá trình đông máu sẽ không thể diễn ra bình thường, làm
kéo dài thời gian đông máu, thậm chí gây chảy máu khó cầm. Nếu không có đủ tiểu cầu để cầm máu,
cơ thể sẽ xuất hiện những vết bầm tím do máu rò ra ngoài lòng mạch và được gọi là hiện tượng xuất
huyết. Thiếu tiểu cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh lý chảy máu rất khác nhau: xuất huyết dưới da,
xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội sọ…
Chức năng cầm máu của tiểu cầu phụ thuộc vào cả số lượng và chức năng của tiểu cầu.
Trên thực tế, các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường là hệ quả của sự phối hợp phức tạp
giữa sự giảm cả số lượng và chức năng của tiểu cầu.
Do vậy, trong các liệu pháp điều trị giảm tiểu cầu mới không chỉ cần chú trọng nâng cao số
lượng tiểu cầu mà viêc hỗ trợ tăng cường chức năng tiểu cầu cũng cần hết sức quan tâm.
2. Mục tiêu học tập
1. Mô tả đặc điểm cấu trúc và chức năng của tiểu cầu.
2. Giải thích được các cơ chế các giai đoạn cầm máu.
3. Vận dụng cơ chế cầm máu để xử trí một số trường hợp rối loạn chảy máu trong phẫu
thuật RHM.
II. NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP
 Sinh viên dựa vào bản hướng dẫn học tập bài “sinh lý tiểu cầu và cầm máu” để chuẩn bị
bài.
- Tìm hiểu trước các khái niệm và thuật ngữ quan trọng được liệt kê trong bài học.
- Đọc trước các tài liệu tham khảo giáo viên đã cung cấp.
- Xem video giới thiệu chức năng tiểu cầu theo đường link:
Hng dn hc tp module 6-RHM

https://www.youtube.com/watch?v=KtmHdGRBE2E
- Xem video hoạt động của tiều cầu và cơ chế hình thành cục máu đông theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=R8JMfbYW2p4
- Cần tìm hiểu và tự trả lời các câu hỏi trong phần danh sách các câu hỏi chuẩn bị bài.
- Tự nghiên cứu về tình huống lâm sàng ở cuối bản hướng dẫn học tâp này.
 Sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra ngắn trước khi đến lớp để kiểm tra mức độ hiểu bài.
III. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Huế (2017), Sinh lý máu, Giáo trình Sinh
lý học, Nhà xuất bản Đại Học Huế, trang 42-50
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh lý học Y khoa, Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2018),
Sinh lý máu, Giáo trình Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, trang 31-40
2. Hall John E. (2016), Guyton et Hall Texbook of Medical physiology, chapter 33, unit
VI, 13th Edition; Elsevier Inc, Philadelphia, page 445.
3. Kim E. Barrett, Susan M. Barman, Heddwen L. Brooks, Jason X.J. Yuan, Ganong
(2019), chapter 31, section V, Review of Medical physiology, 26 th Edition; Appleton & Lange,
Connecticut.
V. CÁC THUẬT NGỮ CẦN TÌM HIỂU
- Yếu tố von- Willebrand
- Thromboxane, serotonin, co mạch, cầm máu, endothelin
- Nút tiểu cầu
- Đông máu, tan máu, fibrin
- Fibrinogen, prothrombin, thromboplastin mô, thrombopoietin
- Yếu tố PDGF (Platelet derived growth factor)
- Kết dính, kết tụ
- Đông máu ngoại sinh , đông máu nội sinh
- Huyết tương, huyết thanh
- t-PA (Tissue plasminogen activator), plasminogen
- Prothrombinase
- Proaccelerin, proconvertin
- Yếu tố chống chảy máu A, B
- Yếu tố Stuart, yếu tố Fletcher, Fitzgerald.
VI. DANH SÁCH CÁC CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI
1. Mô tả cấu trúc, hình dạng và số lượng tiểu cầu.
Hng dn hc tp module 6-RHM

2. Các đặc tính và chức năng của tiểu cầu.


3. Trình bày giai đoạn co mạch để cầm máu
4. Trình bày sự hình thành nút tiểu cầu.
5. Kể các yếu tố đông máu.
6. Trình bày giai đoạn thành lập phức hợp prothrombinase theo con đường ngoại sinh.
7. Trình bày giai đoạn thành lập phức hợp prothrombinase theo con đường nội sinh.
8.Trình bày giai đoạn thành lập thrombin.
9.Trình bày giai đoạn thành lập fibrin và cục máu đông.
10. Trình bày giai đoạn tan cục máu đông, nêu ý nghĩa.
VII. BÀI TẬP/TÌNH HUỐNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nam 40 tuổi vào bệnh viện răng hàm mặt vì hay chảy máu chân răng kéo dài
kèm theo nhức và đau ê buốt vùng răng tổn thương, đặc biệt cơn đau tăng lên khi ăn đồ lạnh
hoặc nóng. Bệnh nhân có uống giảm đau nhưng không đỡ. Sau khi thăm khám, chụp phim, BS
chẩn đoán viêm tủy nặng và cần nhổ răng.
Câu hỏi thảo luận:
- Xét nghiệm gì cần bổ sung thêm cho bệnh nhân này trước khi nhổ răng.
- Nguyên tắc điều trị trên bệnh nhân chảy máu chân răng kéo dài
- Kể một số thuốc giúp cầm máu sau nhổ răng thường được sử dụng trong lâm sàng.
Hng dn hc tp module 6-RHM

SINH LÝ NHÓM MÁU HỒNG CẦU ABO VÀ Rh


Số tiết: 1 tiết
I. TÓM TẮT
1. Tóm tắt bài giảng
Máu đóng vai trò quan trọng để cứu sống bệnh nhân trong trường hợp bị mất máu. Truyền
máu có tầm quan trọng rất lớn trong y học, là một trong các tiến bộ lớn đã góp phần thúc đẩy
ngành ngoại khoa phát triển
Khi một lượng máu trong cơ thể mất do bất kỳ nguyên nhân nào thì cần phải có một lượng
máu khác thay vào để đảm bảo hô hấp, cân bằng các chất điện giải, cân bằng acid-bazơ cho cơ
thể. Truyền máu là cung cấp cho cơ thể một lượng máu nhằm bồi phụ lại khôi lượng tuần hoàn
khi còn thiếu và bồi phụ lại một số chất quan trọng trong máu nhằm mục đích duy trì sự sông của
tế bào, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng trong nhiều trường hợp truyền máu, người ta
gặp phải hiện tượng ngưng kết hoặc tiêu huyết có thể gây tử vong.
Máu những người khác nhau thường có kháng nguyên khác nhau. Vì vậy, máu người này có
thể không phù hợp với máu người khác. Tuy nhiên, người ta có thể xác định trước kháng nguyên và
kháng thể tương ứng trong máu người cho và người nhận, để tránh tai biến trong truyền máu. Các
loại máu phân nhóm dựa theo sự hiện diện của kháng nguyên trên màng tế bào.
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người chúng ta có đến 30 hệ nhóm máu khác
nhau nhưng quan trọng nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm
máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cấu và kháng
thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu A, B, O, AB và hệ Rh có chủ
yếu 5 nhóm D, C, E, c, e trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất. Trên lâm
sàng tai biến xảy ra không những trong truyền máu mà còn cho mẹ và con.
Mỗi người chúng ta khi sinh ra được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ nên có một nhóm
máu cố định và không thay đổi trong suốt cuộc đời.
2. Mục tiêu học tập
1. Phân loại nhóm máu hồng cầu ABO, Rh và trình bày đặc điểm kháng nguyên- kháng
thể hệ ABO và Rh.
2. Giải thích nguyên tắc truyền máu và phản ứng truyền máu, tai biến sản khoa.
3. Vận dụng nguyên tắc truyền máu trong cấp cứu mất máu trên bệnh nhân phẫu thuật
RHM bị rối loạn chảy máu.
II. NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP
 Sinh viên dựa vào bản hướng dẫn học tập bài “sinh lý hệ nhóm máu ABO và Rh” để
chuẩn bị bài.
- Tìm hiểu trước các khái niệm và thuật ngữ quan trọng được liệt kê trong bài học.
Hng dn hc tp module 6-RHM

- Đọc trước các tài liệu tham khảo giáo viên đã cung cấp.
- Xem video giới thiệu khái quát về nhóm máu theo đường link:
https://www.youtube.com/watch?v=PAArt168ky4
- Xem video giới thiệu về hệ ABO và Rh theo đường link:
https://www.dpz.eu/en/unit/about-experimental-animal-research/erfolge-der- forschung/
therapies-based-on-animal-research/rhesusfaktor.html
- Cần tìm hiểu và tự trả lời các câu hỏi trong phần danh sách các câu hỏi chuẩn bị bài.
- Tự nghiên cứu về tình huống lâm sàng ở cuối bản hướng dẫn học tâp này.
 Sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra ngắn trước khi đến lớp để kiểm tra mức độ hiểu bài.
III. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Huế (2017), Sinh lý nhóm máu, Giáo
trình Sinh lý học, Nhà xuất bản Đại Học Huế, trang 34-42
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh lý học Y khoa, Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2018),
Sinh lý nhóm máu, Giáo trình Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, trang 41-46
2. Hall John E. (2016), Guyton et Hall Texbook of Medical physiology, chapter 33, unit
VI, 13th Edition; Elsevier Inc, Philadelphia, page 445.
3. Kim E. Barrett, Susan M. Barman, Heddwen L. Brooks, Jason X.J. Yuan, Ganong
(2019), chapter 31, section V, Review of Medical physiology, 26 th Edition; Appleton & Lange,
Connecticut.
V. CÁC THUẬT NGỮ CẦN TÌM HIỂU
- Anti-A, Anti-B, Anti-AB, Anti-D
- Hệ Rhesus (Rh)
- Kháng nguyên, kháng thể
- Kháng thể tự nhiên, kháng thể miễn dịch
- Huyết thanh mẫu, hồng cẫu mẫu
- Phản ứng truyền máu, tai biến truyền máu
- Phản ứng chéo
- Rh dương, Rh âm
- Hiện tượng ngưng kết, không ngưng kết.
VI. DANH SÁCH CÁC CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI
1. Trình bày về các kháng nguyên và kháng thể của nhóm máu hệ ABO.
2. Trình bày về các kháng nguyên và kháng thể của nhóm máu hệ Rh.
3. Trình bày về nguyên tắc truyền máu ABO và vẽ sơ đồ truyền máu.
Hng dn hc tp module 6-RHM

4. Giải thích tai biến truyền nhóm máu hệ ABO, Rh.


5. Giải thích tai biến trong sản khoa do bất đồng nhóm máu Rh.
6. Tại sao trước khi truyền máu phải thử phản ứng chéo.
VII. BÀI TẬP/TÌNH HUỐNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nam 40 tuổi vào viện do tai nạn. Nạn nhân trong tình trạng lơ mơ, sắc mặt
nhợt nhạt, dập vùng răng hàm mặt chảy máu quá nhiều. Nạn nhân có tiền sử rối loạn chảy máu.
BS cấp cứu chỉ định cho truyền máu gấp trước khi phẫu thuật RHM. Kết quả bệnh nhân có nhóm
máu bên AB.
Câu hỏi thảo luận:
1. Trong trường hợp này nên chọn nhóm máu nào phù hợp nhất để truyền cho bệnh nhân.
Hãy giải thích vì sao?
2. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trước khi truyền máu BS nên làm gì.
3. Anh chị hãy cho biết một số phản ứng xảy ra khi truyền nhầm nhóm máu.

You might also like