You are on page 1of 4

BỘ Y TẾ

VIỆN PASTEUR TP.HỒ CHÍ MINH

QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ DỊCH
TAY CHÂN MIỆNG TẠI KHU VỰC PHÍA NAM

1. Mục đích: Thống nhất hoạt động giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng
tại khu vực phía Nam.

2. Văn bản pháp quy:


o Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 về việc ban hành “Hướng dẫn giám
sát và phòng chống bệnh tay chân miệng”.
o Thông tư số 48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo
cáo bệnh truyền nhiễm.

3. Hoạt động giám sát:


3.1. Dịch tễ:
o Giám sát ca bệnh: Hệ điều trị cung cấp thông tin cho hệ Y tế dự phòng:
 Số ca bệnh điều trị nội trú và ngoại trú:
− Hàng ngày/ tuần: thống kê và báo cáo danh sách ca bệnh tất cả các ca
khám ngoại trú và nhập viện có chẩn đoán ban đầu là tay chân miệng.
− Hàng tháng: thống kê và báo cáo danh sách ca bệnh tất cả các ca khám
ngoại trú và xuất viện có chẩn đoán cuối cùng là tay chân miệng.
 Danh sách ca bệnh (Phụ lục 1):
− Họ và tên.
− Tháng, Năm: điền đầy đủ tháng tuổi, năm tuổi.
− Giới: điền đầy đủ và theo đúng định dạng “Nam”,”Nữ”.
− Địa chỉ: thông tin cần phải đầy đủ đến ấp, xã, huyện, tỉnh.
− Ngày khởi phát; ngày vào viện/ ngày khám bệnh; ngày xuất viện: Ghi
theo định dạng ngày/tháng/năm.
− Nơi điều trị: Nơi bệnh nhân nhập viện.
− Chẩn đoán nhập viện: lấy theo chẩn đoán ban đầu.
− Chẩn đoán xuất viện: lấy theo chẩn đoán cuối cùng.

Quy định giám sát và xử lý dịch tay chân miệng


Phiên bản 2 ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2012
kèm công văn số 1093/PAS-KSB Trang 1
BỘ Y TẾ
VIỆN PASTEUR TP.HỒ CHÍ MINH

− Phân độ lâm sàng: Ghi nhận với mã số phân độ thống nhất như sau:
+ Độ 1: B08.4-1.
+ Độ 2A: B08.4-2A.
+ Độ 2B: B08.4-2B.
+ Độ 3: B08.4-3.
+ Độ 4: B08.4-4.
− Họ tên cha/ mẹ: Lấy họ tên cha hoặc họ tên mẹ hoặc họ tên người nuôi
bệnh.
− Số điện thoại: dùng để liên lạc với người nhà bệnh nhân khi cần điều tra
hoặc xác minh địa chỉ nơi ở.
− Ghi chú: Ghi tình trạng hiện của bệnh nhân: khỏi, tử vong, đang điều trị
hoặc chuyển viện.
o Hệ Y tế dự phòng: thu thập thông tin hàng ngày/ tuần/ tháng tổng hợp và thực hiện
báo cáo kết quả giám sát.
 Lập danh sách ca bệnh: theo mẫu của Viện Pasteur Tp.HCM (Phụ lục 1).
 Lập phiếu điều tra đối với ca tử vong, các ca độ nặng 2b trở lên được lấy
mẫu xét nghiệm (Phụ lục 2).
 Đối với trường hợp tử vong:
− Chỉ báo cáo khi có kết quả xét nghiệm dương tính EV hoặc EV71.
− Lập phiếu điều tra tất cả các ca tử vong (Phụ lục 2).
− Nếu được, điều tra thêm các nội dung sau:
+ Bệnh nhân đã điều trị ở đâu, ngày nào, với loại thuốc gì trước khi đến
bệnh viện.
+ Khi nào được chẩn đoán tay chân miệng.
+ Các yếu tố nguy cơ: bệnh mãn tính, bẩm sinh, điều trị thuốc giảm
miễn dịch,..
− Gửi phiếu điều tra về Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur HCM trong
vòng 48 giờ sau khi tử vong.
 Thông tin báo cáo: thực hiện theo Quy định thống kê báo cáo bệnh truyền
nhiễm của Khu vực phía Nam (Phụ lục 3).

Quy định giám sát và xử lý dịch tay chân miệng


Phiên bản 2 ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2012
kèm công văn số 1093/PAS-KSB Trang 2
BỘ Y TẾ
VIỆN PASTEUR TP.HỒ CHÍ MINH

3.2. Giám sát vi sinh:


o Chỉ định: Lấy mẫu xét nghiệm các ca tay chân miệng tử vong, các ca độ nặng 2b
trở lên.
o Bệnh phẩm: Lấy theo thứ tự ưu tiên sau
 Ưu tiên mẫu phân  Đạt hiệu quả tối đa trong phân lập virus.
 Ngoáy họng.
 Phết trực tràng: nếu không lấy được mẫu phân và mẫu ngoáy họng, nhưng
phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
o Qui trình thực hiện: xem quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi-rút đường
ruột (Phụ lục 4).
o Lập phiếu gửi mẫu:
 Phiếu điều tra ca bệnh (Mẫu 1 theo Quyết định số 581-BYT – Phụ lục 2).
 Phiếu gửi bệnh phẩm (Biểu mẫu 1 theo Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm xét
nghiệm vi-rút đường ruột – Phụ lục 5).
o Vận chuyển:
 Trong vòng 48h kể từ ngày lấy mẫu.
 Nếu không gửi mẫu được trong 48h phải để mẫu vào tủ âm đá (ngăn đông)
và gửi trong vòng 7 ngày.
 Khi gửi mẫu vào thứ 7, chủ nhật đề nghị gọi điện thoại báo cho phòng xét
nghiệm vi-rút đường ruột Viện Pasteur Tp.HCM để biết:
− Điện thoại bàn: 08.38.202.878 HOẶC
− BS.Nguyễn Thị Thanh Thảo – Trưởng Phòng: 0903.921.503
4. Định nghĩa ca tản phát và ổ dịch:
o Ca tản phát: Là các trường hợp bệnh tay chân miệng đơn lẻ không phát hiện liên
quan về dịch tễ (đường lây và nguồn lây) với các trường hợp khác.
o Ổ dịch:
 02 ca lâm sàng xảy ra trong cùng 1 địa bàn với bán kính tối đa 100m tính từ
nhà bệnh nhân đầu tiên trong vòng 7 ngày (có thể mở rộng tùy theo nhận
định điều tra dịch tễ hoặc nguồn lực của địa phương) HOẶC
 01 ca tử vong HOẶC
 01 có kết quả xét nghiệm dương tính với EV hoặc EV71.

Quy định giám sát và xử lý dịch tay chân miệng


Phiên bản 2 ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2012
kèm công văn số 1093/PAS-KSB Trang 3
BỘ Y TẾ
VIỆN PASTEUR TP.HỒ CHÍ MINH

5. Điều tra, xử lý dịch:


o Thời gian: trong vòng 48h kể từ ngày phát hiện.
o Phạm vi xử lý:
 Ca tản phát: tại nhà bệnh nhân.
 Ổ dịch:
− Nhà bệnh nhân và các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi trong bán kính 100m
tính từ nhà bệnh nhân (có thể mở rộng tùy theo nhận định điều tra dịch
tễ hoặc nguồn lực của địa phương).
− Trường học nếu bệnh nhân có đi học hoặc nằm trong phạm vi xử lý ổ
dịch.
o Xử lý dịch:
 Thực hiện theo hướng dẫn 581/QĐ-BYT.
 Trường hợp có tẩy uế, tiêu trùng khử độc bằng Chloramin B: nồng độ và
cách pha thực hiện theo hướng dẫn của phụ lục 6 (chỉ phun khi diện tích quá
lớn hoặc không thể thực hiện lau/ chùi).
o Lập biên bản xử lý dịch (Phụ lục 7).
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn chi tiết hoạt động giám sát, xử lý dịch
bệnh tay chân miệng phù hợp với thực tế tại khu vực phía Nam, các hoạt động
khác vẫn thực hiện theo quyết định 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 về việc ban
hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng” của Bộ Y tế.

Quy định giám sát và xử lý dịch tay chân miệng


Phiên bản 2 ban hành ngày 11 tháng 07 năm 2012
kèm công văn số 1093/PAS-KSB Trang 4

You might also like