You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
---------------o0o---------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI : QUÁ TRÌNH TRÍCH LY

GVHD: Hồ Tấn Thành


SVTH : ………..
LỚP :….
MSSV :…….
Tp Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2023

2
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Thương đã đưa
môn học Quá Trình Và Thiết Bị Truyền Khối vào chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hồ Tấn
Thành đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Trong thời
gian tham gia lớp học Qúa Trình Và Thiết Bị Truyền Khối của thầy, em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước
sau này.

Bộ môn Quá Trình Và Thiết Bị Truyền Khối là môn học thú vị, vô cùng bổ
ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả
năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng
chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn
chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


SVTH
(Ký ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN......................................................................................4
I. QUÁ TRÌNH TRÍCH LY RẮN-LỎNG......................................................4
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................4
2. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ TRÍCH LY.......5
3. MỤC ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG..............................................................8
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG..............................................................9
5. CÁC BIẾN ĐỔI NGUYÊN LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH TRÍCH LY..
.............................................................................................................10
6. BÀI TẬP VÍ DỤ..................................................................................11
II. QUÁ TRÌNH TRÍCH LY LỎNG-LỎNG..............................................20
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA........................................................20
2. CÂN BẰNG PHA TRONG HỆ LỎNG-LỎNG..................................21
3. NGUYÊN TẮC TRÍCH LY................................................................24
4. CÂN BẰNG VẬT LIỆU CỦA QUÁ TRÌNH TRÍCH LY.................25
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY LỎNG-LỎNG............................26
6. THIẾT BỊ TRÍCH LY LỎNG-LỎNG.................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................38
PHẦN II: BÀI TẬP...........................................................................................39
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. QUÁ TRÌNH TRÍCH LY RẮN-LỎNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm
Trích ly chất rắn lỏng là : quá trình tách một hay một vài cấu tử từ vật liệu
rắn hòa tan có chọn lọc vào chất lỏng. Chất lỏng gọi là tác nhân ( hay dung
môi, chất) trích ly. Cấu tử được tách gọi là cấu tử bị trích ly.
1.2. Phân loại
Phân loại:
- Nếu quá trình tách chất hoà tan trong chất lỏng bằng một chất lỏng khác
thì gọi là trích ly lỏng - lỏng (solven extraction)
- Nếu quá trình tách chất hoà tan trong chất rắn bằng một chất lỏng khác thì
gọi là trích ly rắn - lỏng (solid liquid extraction or leaching)
- Nếu quá trình tách chất hoà tan trong chất rắn bằng một chất ở tình trạng
siêu tới hạn thì gọi là trích ly siêu tới hạn (supercritical extraction)
1.3. Những dung môi phổ biến hiện nay trong công nghiệp thực phẩm
- Nước là dung môi phổ biến nhất trong công nghiệp thực phẩm: trích ly
saccharose trong công nghệ sản xuất đường từ củ cải đường, trích ly các chất
triết từ trà và cà phê trong công nghệ sản xuất trà và cà phê hòa tan, trích ly
các chất triết từ thảo mộc trong công nghệ sản xuất thức uống không cồn.
Các dung môi hữu cơ được sử dụng để trích ly chất béo từ thực vật trong
công nghệ sản xuất dầu béo. Người ta thường dùng hexane, heptane hoặc
cyclohexane để tách béo từ đậu nành, đậu phộng, hạt bông, hạt hướng dương,
hạt lanh,… Nhược điểm là cả ba dung môi nói trên đều dễ cháy.
- Dung dịch axit formic, acetic, hydrochloric (HCl); methanol, ethanol có
chứa HCl là những hệ dung môi được thử nghiệm để tách chất màu
anthocyanin.
- Dung môi etanol cho hiệu suất thu hồi limonoid cao nhất
- Glycerin có độ nhớt cao hay dùng phối hợp với nước và ethanol để chiết
những dược liệu có tanin
- Dầu thực vật: Dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương...có khả năng hoà tan
tinh dầu, chất béo có trong dược liệu, do độ nhớt cao nên khó thấm vào dược
liệu
- Ngoài ra, CO2 siêu tới hạn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất công nghiệp: dùng trích ly caffeine từ trà và cà phê nhằm tạo ra sản
phẩm trà và cà phê có hàm lượng caffeine thấp, trích ly chất đắng (α-acid) từ
hoa houblon trong sản xuất hoa cao, trích ly các cấu tử hương từ các loại trái
cây và gia vị hoặc để tách chiết các chất có hoạt tính sinh học từ thảo mộc.
So với các lưu chất siêu tới hạn khác, CO2 siêu tới hạn thường được chọn
làm dung môi trong các quá trình trích ly vì nó có nhiều ưu điểm như không
gây cháy, không gây độc và giá thành thấp.
5
1.4. Nguyên tắc chọn dung môi
- Dung môi có khả năng hòa tan chọn lọc, tức cấu tử cần thu nhận trong
mẫu nguyên liệu có độ hòa tan cao trong dung môi. Ngược lại, các cấu tử
khác có trong mẫu nguyên liệu cần trích ly thì không hòa tan được trong dung
môi hoặc có độ hòa tan kém
- Dung môi phải trơ với các cấu tử có trong dịch trích
- Dung môi không gây hiện tượng ăn mòn thiết bị, khó cháy và không độc
với người sử dụng
- Dung môi có giá thành thấp, dễ tìm; các nhà sản xuất thể thu hồi dung
môi sau quá trình trích ly để tái sử dụng.
2. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ TRÍCH LY
Các thiết bị trích ly rất đa dạng. Chúng có thể hoạt động theo phương pháp
gián đoạn hoặc liên tục. Trong thiết bị hoạt động gián đoạn người ta phân biệt
hai ra hai loại: trích ly một bậc và trích ly nhiều bậc.
2.1. Thiết bị trích ly một bậc

Hình 2.1. Thiết bị trích ly một bậc


Thiết bị có dạng hình trụ đứng, phía bên dưới có một đáy lưới (3). Người ta sẽ
cho nguyên liệu vào cửa đỉnh (1). Dung môi được bơm vào thiết bị qua hệ thống
phân phối (4) nằm phía dưới đỉnh. Dung môi sẽ chảy qua lớp nguyên liệu theo
chiều từ trên xuống. Dịch trích được tháo ra ngoài qua cửa (6). Người ta có thể
cho dịch trích hồi lưu trở lại thiết bị nhờ bơm (9) và van (7), Khi kết thúc quá
trình trích ly, bã được tháo ra khỏi thiết bị qua cửa (8). Người ta sẽ bơm nước và
dung dịch chất tẩy rửa vào để vệ sinh thiết bị qua hệ thông phân phôi (4). Nước
vệ sinh sẽ được tháo ra ngoài cửa (11).
Thiết bị trích ly một bậc hiện đang được sử dụng trong sản xuất thức uống từ
thảo mộc, trà hòa tan, cà phê hòa tan và dầu béo ở quy mô nhỏ.

6
2.2. Thiết bị trích ly nhiều bậc

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thông trích ly nhiều bậc ngược dòng


Trong hệ thống trích ly nhiều bậc ngược dòng, dòng nguyên liệu và dung môi
chuyển động ngược chiều nhau. Hệ thống gồm có tất cả 14 thiết bị và được ký
hiệu từ số 1 đến số 14. Dung môi sẽ chuyển động ngược chiều kim đống hồ, còn
các thiết bị trích ly sẽ chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Dung môi mới nạp
vào hệ thống tại thiết bị số 13, còn dịch trích được tháo ra khỏi hệ thống từ thiết
bị số 9. Các thiết bị số 10, 11 và 12 đặc trưng cho các công đoạn tháo bã ra khỏi
thiết bị, vệ sinh thiết bị và nạp nguyên liệu vào thiết bị.
Hệ thống thiết bị trích ly nhiều bậc đang được sử dụng rộng rãi ở quy mô công
nghiệp để sản xuất trà hòa tan, cà phê hòa tan và đường saccharose từ củ cải
đường. Mỗi thiết bị trong hệ thông trên có thể chứa đến 10 tấn nguyên liệu.
2.3. Thiết bị trích ly liên tục

Hình 2.3. Thiết bị trích ly liên tục.

7
Thiêt bị trích ly liên tục - thiết bị Hildebrandt. Thiết bị có hai tháp (1) và (2)
dạng hình trụ đứng. Chúng nối với nhau bởi một ống hình trụ nằm ngang (3) ở
phía bên dưới. Bên trong thiết bị có các vis tải để vận chuyến nguyên liệu.
Nguyên liệu được nạp liên tục vào thiết bị theo cửa (4) và được vis tải đưa
xuống bên dưới tháp (2) để qua ống hình trụ nằm ngang (3) rồi theo tháp (1) đi
lên phía trên. Cuối cùng, nguyên liệu được tháo ra ngoài thiết bị qua cửa (5).
Dung môi sẽ được nạp vào thiêt bị qua cửa (6) trên tháp (1) và sẽ chuyển động
đi xuống phía bên dưới, qua ống hình trụ ngang (3) rồi theo tháp (2) đi lên, cuối
cùng dịch trích được tháo ra ngoài qua cửa chắn (7). Như vậy, dòng nguyên liệu
và dụng môi chuyển động ngược chiều nhau. Trục vis trong thiết bị chuyển động
xoay với tốc độ trung bình 1 vòng/phút.
Hiện nay, thiết bị trích ly Hildebrandt được sử dụng để trích ly saccharose từ
củ cải đường và trích ly chất béo từ nguyên liệu thực vật giàu béo. Năng suất
thiết bị có thể lên đến 40 tấn nguyên liệu/giờ.
2.4. Thiết bị trích ly sử dụng CO2 siêu tới hạn

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thông trích ly sử dụng CO, siêu tới hạn.


Hệ thống gồm có các bộ phận chính như sau: bình trích ly (1), bình phân riêng
chất chiết và CO2 (2), thiết bị ngưng tụ CO2 (3), thiết bị trao đổi nhiệt (4) và
bơm CO2 (5). Đầu tiên, người ta sẽ cho nguyên liệu cần trích ly vào bình (1).
Sau đó, nạp CO2 vào bình (1) để đuổi không khí trong bình (1) ra môi trường
bên ngoài.Tiếp theo, CO2 được bơm (5) đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt (4) rồi đi
vào bình trích ly (1). Người ta sẽ hiệu chỉnh nhiệt độ và áp suất trong bình (1) để
CO2 đạt đến trạng thái siêu tới hạn. Khi kết thúc quá trình trích ly, hỗn hợp
trong bình (1) sẽ được đưa qua bình phân riêng (2). Bằng cách thay đối áp suất,
người ta sẽ tách được CO2 và chất chiết. Khi đó, CO, sẽ được đưa vào bình (3)
và được làm lạnh để tái sử dụng cho mẻ sản xuất tiếp theo, còn chất chiết sẽ

8
được tháo ra khỏi bình (2) theo cửa đáy. Song song đó, người ta sẽ tháo bã
nguyên liệu và vệ sinh bình trích ly(1) trước khi thực hiện mẻ trích ly tiếp theo.
3. MỤC ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG
3.1. Mục đích
Quá trình trích ly được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm với 3 mục
đích chính:
- Khai thác (là mục đích chủ yếu): thu nhận các cấu tử cần thiết theo yêu cầu của
từng quá trình từ nguyên liệu.
Ví dụ:
 Trích ly các nguyên liệu dạng rắn như hạt dầu; các nguyên liệu tinh dầu
( lá, rễ, cây, hoa hoặc quả);
 Trích ly các loại củ ( củ cải đường);
 Trích ly chất đắng
 Trích ly caffeine từ trà và cà phê
 Trích ly chất béo từ thực vật trong công nghệ sản xuất dầu béo, gan cá
 Trích ly chất màu từ quả sim, củ nghệ, củ dền, lá cẩm,…
 Trích ly mía ( một phần).
Quá trình trích ly có thể phối hợp với các quá trình khác để nâng cao hiệu suất thu
sản phẩm như phối hợp quá trình ép + trích ly, trích ly + chưng cất,…
- Chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo:
Ví dụ:
 Ngâm các loại hạt ( thóc, các loại đậu, ngô,…) trước khi chế biến;
 Ngâm các loại củ ( khoai, sắn,…) làm yếu các liên kết trong vật liệu;
 Trích ly một số chất độc từ nguyên liệu hòa vào dung môi ( như hòa tan
HCN trong sắn, măng vào nước).
- Thu nhận sản phẩm:
Ví dụ:
 Tách penicillin từ dung dịch lên men;
 Sản xuất nước chấm bằng phương pháp ủ ẩm trích ly;
 Trích ly trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan;
 Trích ly khi ngâm các loại quả;
 Trích ly các chất có hoạt tính sinh học khi ngâm các nguyên liệu thảo
mộc dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh.
3.2. Ứng dụng
Một số ví dụ cho quá trình trích ly:
- Trích ly saccharoze trong công nghệ sản xuất đường từ củ cải đường.
- Trích ly các chất chiết từ trà, cafe hoà tan
- Trích ly dầu gấc

9
- Trích ly curcumin từ củ nghệ vàng: Hoạt chất Curcumin là chất có tác
dụng sinh học rất quý có khả năng chữa các bệnh nan y ( chống oxy hóa,
phòng và chống ung thư, chống viêm, chữa bệnh tim mạch, bệnh đái tháo
đường, bảo vệ tế bào thần kinh,…)
- Trích ly chất màu từ phế liệu rau trái: Tách carotenoid trong phế liệu bã
cà chua, bã xoài; tách flavonoid trong bã nho; tách chlorophy trong lá xanh;
… khi sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm màu chẳng những cải thiện được
hình thức bên ngoài mà con tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Trích ly tinh dầu hoa nhài phục vụ cho kĩ thuật ướp chè,…
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Hàm mục tiêu của quá trình trích ly là hiệu suất thu hồỉ cấu tử cần chiết tách.
Đó là tỷ lệ giữa hàm lượng cấu tử trong dung dịch trích so với hàm lượng của
nó trong nguyên liệu đem trích ly. Giá trị hiệu suất thu hồí cấu tử càng cao thì
việc thực hiện quá trình trích ly sẽ đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Cần lưu ý là
trong một số trường hợp, cấu tử cần thu nhận không phải là một chất mà là một
hỗn hợp gồm nhiều hợp chất hóa học khác nhau có trong nguyên liệu đem trích
ly. Các yếu tố ảnh hưỡng đến quá trình trích ly bao gồm:
- Kích thước của nguyên liệu: kích thước nguyên liệu càng nhỏ thì diện tích
bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn. Do đó, việc trích ly
các cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu
kích thước của nguyên liệu quá nhỏ thì chi phí cho quá trình nghiền xé nguyên
liệu sẽ gia tăng. Ngoài ra, việc phân riêng pha lỏng và pha rắn khi kết thúc quá
trình trích ly sẽ trở nên khó khăn hơn. Bằng phương pháp thực nghiệm, các nhà
sản xsuất cần xác định kích thước phù hợp ứng với từng loại nguyên liệu đem
trích ly.
- Tỷ lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung môi: với cùng một lượng
nguyên liệu, nếu ta tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly sẽ tăng
theo. Đó là do sự chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích ly trong nguyên liệu
và trong dung môi sẽ càng lởn. Tuy nhiên, nếu lượng dung môi sử dụng quá
lớn thì sẽ làm loãng dịch trích. Khi đó, các nhà sản xuết phải thực hiện quá
trình cô đặc hoặc xử lý dịch trích bằng phương pháp khác để tách bớt dung
môi. Như vậy, chúng ta cần xác định tỷ lệ phù hợp giữa khối lượng nguyên liệu
và dung môi. Ví dụ như trong công nghệ sản xuất thức uống từ thảo mộc, tỷ lệ
khối lượng giữa nguyên liệu và dung môí (nước) thường dao động trong
khoảng 1/6-1/10.
- Nhiệt độ trích ly: khi tăng nhiệt độ, các cấu tử sẽ chuyển động nhanh hơn,
do đó sự hòa tan và khuếch tán của cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi sẽ được
tăng cường. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dung môi sẽ giảm, dung
môi dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu và làm cho diện tích tiếp xúc bề mặt
giữa nguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn. Tuy nhiên, việc tăng nhiệt độ trích
ly sẽ làm tăng chi phí năng lượng cho quá trình, đồng thời có thể xảy ra một số

10
phản ứng hóa học không mong muốn trong dịch trích và sự tổn thất các cấu tử
hương sẽ gia tăng. Do đó, các nhà sản xuất cần chọn nhiệt độ trích ly tôi ưu tùy
theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như trong công nghệ sản xuất saccharose từ
củ cải đường, nhiệt độ trích ly thường dao động trong khoảng 55-85°C. Còn
trong công nghệ sản xuất trà hòa tan, quá trình trích ly được thực hiện ở 70-
90°C (Brennan và cộng sự, 1990).
- Thời gian trích ly: khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi chất
chiết sẽ gia tăng. Tuy nhiên, nếu thời gian trích ly quá dài thì hiệu suất thu hồi
chất chiết sẽ khồng tăng thêm đáng kể. Các nhà sản xuất cần xác định thời gian
tối ưu cho quá trình trích ly bằng phương pháp thực nghiệm.
- Tốc độ của dòng dung môi chảy qua lớp nguyên liệu trong thiết bị trích
ly: nếu dòng dung môi được bơm với tốc độ cao vào thiết bị chứa nguyên liệu
cần trích ly thì sẽ làm giảm đi kích thước lớp biên bao bọc xung quanh nguyên
liệu, đây là nơi tập trung các cấu tử hòa tan. Do đó, tốc độ trích ly các cấu tử từ
nguyên liệu sẽ gia tăng. Tùy thuộc vào hình dạng thiết bị, kích thước của lớp
nguyên liệu trong thiết bị mà tốc độ dòng dung môi bơm vào thiết bị sẽ được
lựa chọn sao cho thời gian trích ly là ngắn nhất và hiệu suất hồi chất chiết là
cao nhất.
- Áp suất: trong phương pháp trích ly bằng lưu chất siêu tới hạn, áp suất và
nhiệt độ là hai yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu suất thu hồi chất chiết.
Thông thường, khi tăng áp suất và nhiệt độ thì quá trình trích ly diễn ra càng
nhanh và hiệu suất trích ly sẽ tăng theo. Tuy nhiên, việc tăng áp suất sẽ làm
tàng chi phí vận hành và giá thành thiết bị cũng tăng cao.
5. CÁC BIẾN ĐỔI NGUYÊN LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH TRÍCH LY
- Biến đổi hóa lý:
Được coi là biến đổi quan trọng nhất trong quá trình trích ly.Đó là sự hòa tan
của các cấu tử từ nguyên liệu (pha rắn) vào dung môi (pha lỏng). Tùy theo tính
chọn lọc của dung môi mà thành phần và hàm lượng các cấu tử hòa tan thu
được trong dịch trích sẽ thay đổi.Thông thường cùng với các cấu tử cần thu
nhận thì dịch trích còn chứa một số cấu tử hòa tan khác.
Trong quá trình trích ly còn có thể xảy ra những biến đổi về pha khác như sự
bay hơi,sự kết tủa,..ví dụ trong sản xuất cà phê hòa tan,quá trình trích ly có thể
làm tổn thất một số cấu tử hương có trong nguyên liệu.Điều này ảnh hưởng
không tốt đến mùi của bột cà phê hòa tan.Hoặc trong sản xuất đường
saccharoso một số hợp chất keo bị kết tủa trong quá trình trích ly,tuy nhiên
biến đổi này lại góp phần làm sạch dịch trích và giúp cho quá trình kết tinh
sacchoroso diễn ra dễ dàng hơn.
- Biến đổi vật lý:
Sự khuếch tán là biến đổi vật lý quan trọng trong qáu trình trích ly.Các phân
tử chất tan sẽ dịch chuyển từ tâm nguyên liệu đến vùng bề mặt và dịch chuyển
từ vùng bề mặt nguyên liệu vào dung môi.Các phân tử dung môi sẽ khuếch tán

11
từ vùng bên ngoài nguyên liệu vào bên trong cấu trúc các mao dẫn của nguyên
liệu .Sự khuếch tán sẽ giúp cho quá trình chiết rút các cấu tử cần trích ly từ
nguyên liệu vào dung môi xảy ra nhanh và triệt để hơn.Động lực của sự khuếch
tán là do sự chênh lệch nồng độ.
- Biến đổi hóa học:
Trong quá trình trích ly có thể xảy ra các phản ứng hóa học giữa các cấu tử
trong nguyên liệu.Tốc độ của phản ứng hóa học sẽ gia tăng khi chúng ta thực
hiện quá trình trích ly ở nhiệt độ cao.Ví dụ trong quá trình trích ly glycerid đậu
nành,nếu sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ làm cho chất béo bị oxy hóa.Hiện tượng
này làm cho dung dịch trích chưa nhiều tạp chất và gây khó khăn cho quá trình
tinh sạch tiếp theo.
- Biến đổi hóa sinh và sinh học:
Khi sử dụng dung môi là nước và thực hiện quá trình trích ly ở nhiệt độ phòng
thì một số biến đổi hóa sinh và sinh học cũng có thể xảy ra.Các enzyme trong
nguyên liệu sẽ xúc tác phản ứng chuyển hóa những cơ chất có nguồn gốc từ
nguyên liệu .Hệ vi sinh vật trong nguyên liệu sẽ phát triển.Tuy nhiên nếu
chúng ta thực hiện quá trình trích ly ở nhiệt độ cao thì các biến đổi hóa sinh và
sinh học xảy ra không đáng kể.Tóm lại trong quá trình trích ly có thể xảy ra
nhiều biến đổi khác nhau.Tùy thuộc vào phương pháp trích ly và các thông số
công nghệ mà mức độ của các biến đổi sẽ thay đổi.
6. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Nicotin (C) trong dung dịch với nước (A) chứa 1% nicotin được trích
bằng dung môi là xăng ở 20oC. Nước và xăng hoàn toàn không hòa tan.
a) Xác định, tỉ lệ nicotin trích được nếu 100kg dung dịch được trích 1 lần
bằng 150kg dung môi
b) Quá trình được trích bằng ba đoạn lý tưởng, dung môi vào mỗi đoạn là
50kg
Giải:
Dữ kiện cân bằng của hệ ở 20oC như sau:
x’ = kg nicotin/kg 0 0,00101 0,00246 0,00502 0,00751 0,0098
nước 1

y’ = kg nicotin/kg 0 0,00080 0,00196 0,00456 0,00686 0,00913


xăng

12
0.01
0.009
0.008
0.007

y’ = kg nicotin/kg xăng
0.006
0.005
0.004
0.003
0.002
0.001
0
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012
x’ = kg nicotin/kg nước

a) xF = 0,01 phân khối lượng nicotin, x ’F = 0,01/(1-0,01) = 0,0101 kg


nicotin/kg nước, F = 100kg suy ra A = 100(1-0,01)= 99 kg nước. Theo
hình trên trục hoành điểm F có x ’F = 0,0101. Từ F vẽ đường FD có hệ số
góc -99/150 = -0,66 cắt đường cân bằng tại D có x ’1 = 0,00425 và y’1 =
0,0038, lượng nicotin trích được là 99(0,0101-0,00425) = 0,58 kg, tỉ lệ
nicotin trích được từ dung dịch là 58%.

13
b) Với mỗi đoạn trích hệ số góc đường làm việc là -99/50 = -1,98. Từ F vẽ
đường làm việc có hệ số góc -1,98, lần lượt vẽ 3 đường như trên hình vẽ,
xác định được x’3 = 0,0034 và lượng nicotin trích được là: 99(0,0101 -
0,0034) = 0,663kg, tỉ lệ trích được là 66,3%
Bài 2: Dung dịch nicotin (C) – nước (A) có nồng độ 1% nicotin, suất lượng
100kg/h được trích liên tục nghịch dòng bằng một loại xăng ở 20 oC để giảm
nồng độ nicotin xuống còn 0,1%
a) Xác định suất lượng dung môi tối thiểu
b) Xác định số đoạn trích lý thuyết nếu sử dụng suất lượng dung môi bằng
1150kg/h
Giải:

a) F = 100kg/h; xF = 0,01; A = 1000(1-0,01) = 990 kg/h


' 0 ,01
yS = 0; x F = 1−0 , 01 =0,0101 kg nicotin/kg nước
' 0,001
xNp = 0,001; x Np = 1−0,001 =0,001001 kg nicotin/kg nước

Đường làm việc bắ đầu từ điểm L (y ’ =0 ; x’ = 0,001001) đi qua điểm K trên


đường cân bằng ứng với số mâm vô cực tại x’F, y’K = 0,0093
Do đó A/Bm = (0,0093 - 0)/(0,0101 – 0,001001) = 1,021
Và Bm = A/1,021 = 990/1,201 = 969 kg xăng/h
b) B = 1150kg/h; A/B = 990/1150 = 0,86

14
' '
y1 y1 '
Ta có: ' '
= =0 , 86=¿ y 1=0,00782kg nicotin/kg xăng
x F −x Nt 0,0101−0,001001
Đường làm việc được vẽ từ L đến điểm (y’1, x’F) và xác định được 8,3 đoạn
trích lý thuyết
Bài 3: 100 kg dung dịch acid acetic (C) với nước (A) chứa 30% acid acetic được
trích ba lần bằng ether isopropyl (B) ở 20°C, trong mỗi lần trích sử dụng lượng
dung môi là 40 kg. Xác định khối lượng và thành phần của các dòng. Nếu trích
một lần để đạt cùng nồng độ cuối cùng của pha rafinat thì cần lượng dung môi là
bao nhiêu?
Bảng 1: Dữ kiện cân bằng cho nước - acid acetic - ether isopropyl
Pha nhiều nước Pha nhléu ether Isopropyl (E.1)
Acid Nước E. I Acid Nước E. I
acetic acetic
0.69 98.1 1.2 0.18 0.5 99.3
1.42 97.1 1.5 0.37 0.7 98.9
2.89 95.5 1.6 0.79 0.8 98.4
6.42 91.7 1.9 1.93 1.0 97.1
13.30 84.4 2.3 4.82 1.9 93.3
25.50 71.1 3.4 11.40 3.9 84.7
36.70 58.9 4.4 21.60 6.9 71.5
44.30 45.1 10.6 31.10 10.8 58.1
46.40 37.1 16.5 36.20 15.1 48.7
Giải:
Dữ kiện cân bằng của hệ ở 20°C cho ở bảng 1. Trong trường hợp này độ dốc của
đối tuyến là âm, sử dụng đô thị tam giác vuông và đô thị được vẽ đến x = 0,30
trên hình 1.

15
Đoạn 1: F = 100kg; xF = 0, 30; ya = 0; S1 = B1 = 40kg

Theo : M1 = 100 + 40 = 140kg

: 100* 0 ,30+40=100 x M suy ra x M =0,214


1 1

Xác định điểm M1 trên đường FB, từ đường cân bằng xác địnhđược đối tuyến
R1E1 qua M1 và có x1 = 0, 258 ; y1 = 0, 117 phân khối lượng acid acetic.

: E1 = 140 ¿ ¿ =47,6 kg
: R1 = 140 - 47, 6 = 92, 4kg
Đoạn 2: S2 = B2 = 40 kg
: M2 = R1 +B2 = 96,4 + 40 = 136,4 kg
: 92,4(0,258) + 40x0 = 136,4 x M suy ra x M = 0,1822
2 2

Xác định điểm M2 nằm trên R1B. Vẽ đối tuyến R2E2 qua M2 cho y2 = 0,095 và x2
= 0,227
M 2 (x M −x 2) 136 , 4 (0,1822−0,227)
E2 = 2

y 2 −x 2
= (0.095−0,227) = 46,3 kg

R2 = M2 -E2 = 136,4 - 46,3 = 90,1 kg


Đoạn. 3: Xác định tương tự B3 = 40 kg; M3 = 130,1 kg; x M = 0,1572; x3 = 0,20;
3

y3 = 0,078; E3 = 46,7 kg; R3 = 84,4 kg. Lượng acid còn trong pha rafinat cuối
cùng là R3x3 = 84,4*0,20 = 16,88 kg.
Lượng pha trích tổng cộng là:

16
E1 + E2 + E3 = 43,6 + 46,3 + 45,7 = 135,6 kg và lượng acid tổng cộng trong pha
trích là:
E1y1+ E2y2 + E3y3 = 13,12 kg
Nếu quá trình trích là một đoạn có cùng nồng độ của pha rafinat cuối cùng là x =
0,20 thì điểm M sẽ là giao điểm của đối tuyến R3E3 và đường BF hay tại xM =
0,12. Lượng dung môi cẩn thiết sẽ là:
S1 = 100(0,30 - 0,12)/(0,12 - 0) = 150 kg
thay vì dùng 120 kg cho quá trình ba đoạn giao dòng
Bài 4: Dung dịch acid acetic (C) - nước (A) có nồng độ 30% khối lượng acid,
suất lượng 2000 kg/h được trích liên tục nghịch dòng bằng ether isopropyl (B)
để giảm nồng độ acid trong pha rafinat còn 2% trên căn bản không dung môi.
a) Xác định lượng dung môi cần thiết tối thiểu.
b) b) Xác định số đoạn trích ly lý thuyết nếu suất lượng dung môi là 5000 kg/h.
Giải:
Dữ kiện cân bằng cùa ví dụ 2 được vẽ lên (H.2).

a) F = 2000 kg/h; xF= 0,3 phân khối lượng acid tương ứng với điểm F trên
hình, R N được xác định trên cạnh AC có 2% acid, giao điểm của đường B
P

R ' R cắt đường cân bằng phía nhiều nước cho R N . Trong trường hợp này đối
P P

tuyến J kéo dài (đi qua F) cất BRN cho bên phải đồ thị. Tương ứng với F xác
P

định được E1m trên nhánh đường cân bằng phía nhiều dung môi. Tại E1m suy
ra y1= 0,143. Đường E1m R N cắt FB tại Mm và x M = 0,114.
P m

Từ phương trình:

17
F xF 2000(0 , 34)
Bm = x -F = -2000=3260 kg/h
M m
0,114
F xF 2000∗0 , 30
b) Với B = 5000 kg/h; xM = F + B = 2000+5000 = 0,0857, xác định được điểm
M trên FB, đường R N M kéo dài cho E1 và y1 = 0,10. Đường FE1 kéo dài
P

cắt R N B tại ∆R. Các đường bất kỳ OKL được vẽ cho yi+1 tại K và xi tại L
P

như sau.
yi+1 0 0.01 0.02 0.04 0.06 0.08 0,10=y1
xi 0,02 0,055 0,090 0,150 0,205 0,250 0.30=xF

Sô đoạn trích lý thuyết xác định được là bằng 8. Khối lương pha trích thu được
là:
M (x M −x N ) 7000(0,0857−0 , 02)
E1 = = =5750 kg/h
P

y 1−x N P
0 ,10−0 , 02
và R N = M-E1 = 7000 - 5750 = 1250 kg/h
P

Bài 5: Xác định số đơn vị truyền khối tổng quát cho quá tŕnh trích ly như trong
ví dụ 2 với suất lượng dung môi sử dụng là 5000 kglh.
Giải:
Định nghĩa x và y theo phân khối lượng acid acetic:
x1 = xF = 0,30; y2 = 0; x2 =0,02; y1= 0,10
Giản đồ được vẽ trên hình 2, từ giản đồ này xác định được giá trị x và tại những
giá trị y khác nhau như sau.
x 0.30 0.25 0.20 0.15 0.10 0.05 0.02
x’ 0.230 0.192 0.154 0.114 0.075 0.030 0
1 14.30 17.25 20.75 27.8 40.0 50.0 50.0
x−x ’

Diện tích bên dưới đường cong l/(x-x*) theo x giữa hai đường x= 0,30 và x =
0,02 được xác định là 8,40. Trong các dung dịch này, độ hòa tan hỗ tương của
nước và ether isopropyl là rất nhỏ do đó có thể lấy r = 18/60 = 0,30 nên theo :
1 1−0.02 1 0.02(0.30−1)+1
NtOR= 8.40+ 2 ln 1−0.30 + 2 ln 0.30(0.30−1)+1

vì hai đường làm việc và đường cân bằng gần song song nhau nên Nt0R gần bằng
Nt
Bài 6: Xác định số đơn vị truyền khối tổng quát cho quá trích ly khi sử dụng
1150 kg xăng/h.
Giải:

18
Dùng nổng độ theo tỉ số khối lượng, x '1= x 'f = 0,0101; y '2 = 0; x '2 = 0,001001; y '1 =
0,0782.
' '
x 2− y e /m’ 0.001001
Theo giản đồ: ' ' = 0.0101
= 0.0909
x − y /m’
1 2
'
mE mB
Giá tri trung bình: R = =1.01
A
=> NtOR=8.8
Bài 7: Dùng MIK (Metylizoketon) trích ly 1 bậc đơn giản Axeton trong nước
thải. F=100 Kg, 75% khối lượng nước và 25% khối lượng Axeton. S=100 Kg.
Số liệu cân bằng của hệ 3 cấu tử Nước (A) – Axeton (B) – MIK (S) (tính theo %
khối lượng):
Lớp nước ( x́ ) Lớp MIK ( y ¿
A B S A B S
97,5 0 2,5 3,3 0 96,7
75 20 5 5 30 65
65 30 5 14 46 40
a. Smax, Smin?
b. R,E?
Bài giải
a. Lượng MIK tối thiểu ứng với điểm N’’
FN ' ' 4,4
Smin =F × =100 × =5 , 13(Kg)
SN ' ' 85 , 7
Lượng MIK tối đa ứng với điểm N’:
FN ' 86 , 2
Smax =F × =100 × =2155( Kg)
SN ' 4,0
b. Điểm N là hỗn hợp giữa nước thải và MIK được xác định là trung điểm
S 100
của SF ( F = 100 =1), tương ứng với đường liên hợp RE
Thành phần pha Raphinat: x A , E =85 , 6 % , x A , E =10 ,1 % , x A , E =4 ,3 %
Thành phần pha trích: y A ,E =3 , 4 % , y B , E =14 , 2 % , y S , E =82 , 4 %
Ta có các phương trình:
F+ S=N =R + E=100+ 100=200→ =
E NR 47 , 1 {
R NE 33 ,3 → R=82, 84 (Kg)
=
E=117 ,16 ( Kg)

19
E× y B ,E 117 ,16 × 0,142
Độ trích ly: φ= = =66.55 %
B 25

Bài 8: Dùng CS2 trích ly I2 trong nước thải.


Hàm lượng I2 trong nước là 1 g/L
Hệ số phân bố của I2 trong CS2 và nước k=588,25
Coi CS2 và nước không tan lẫn vào nhau
F=1000 L, hàm lượng I2 trong nước thải = 1 g/L
a. Trích ly 1 bậc đơn giản
b. Trích ly 5 bậc chéo dòng với S1=S2=...=S5=S=10 L
Tính lượng I2 tách được trong các trường hợp và nhận xét
Bài giải
a. Phương trình cân bằng vật liệu viết cho I2:
A X 0 =S Y + A X
Quan hệ cân bằng:
X0 1 g
→ X= = =0,033( )
Y =k X S 50 L
1+k 1+588 , 24.
A 1000
m
Lượng I2 tách ra: I =1000
2
( 1−0,033 ) =967 ( g )
b.

20
Các phương trình cân bằng vật liệu viết cho I2:
X0
A X 0 =S 1 Y 1 + A X 1 → X 1=
S
1+ k
A

X0
A X 1=S 2 Y 2 + A X 2 → X 2= 2
S
(1+k )
A

( gL )
X0 1
A X 4=S5 Y 5 + A X 5 → X 5= → X 5= =6,476 ×10−5
(1+k AS ) (1+588 ,24. 1000 )
5 5
10

Lượng I2 tách ra: mI =1000 ( 1−6,476 ×10−5 )=999,935(g)


2

Nhận xét:
Với cùng một lượng dung môi thứ, phương pháp trích ly nhiều bậc hiệu quả
hơn phương pháp trích ly một bậc đơn giản.
II. QUÁ TRÌNH TRÍCH LY LỎNG-LỎNG
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
1.1. Khái niệm
Trích ly là quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất lỏng hay trong
chất rắn bằng một chất lỏng khác gọi là dung môi.
Chất lượng và hiệu quả của một quá trình trích ly phụ thuộc chủ yếu vào
dung môi, nên yêu cầu chung của dung môi là:
- Có tính hòa tan chọn lọc, nghĩa là chỉ hòa tan các cấu tử cần tách , không
hoặc hòa tan rất ít các cấu tử khác.
- Không độc, không ăn mòn thiết bị
- Rẻ và dễ tìm.
Quá trình trích ly được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá học và thực phẩm với mục đích:
- Tách các cấu tử quý.
- Thu được dung dịch có nồng độ đậm đặc (đối với trích ly lỏng - lỏng)
- Cũng như chưng luyện nó là một trong những phương pháp chủ yếu để
phân tách một hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần.
1.2. Định nghĩa
Trích ly chất lỏng lỏng là : là tách một hay một vài cấu tử của hỗn hợp lỏng
hay rắn, bằng dung môi không tan trong dung dịch đầu:

( A + B) + S(C) --> ( S + B) + A
E R ( A+B+S)

21
Chất lỏng: dung môi hay tác nhân, chất trích ly
Cấu tử cần tách: cấu tử bị trích ly
Dung dịch thu được: dịch chiết - Extraction (E)
Chất lỏng đầu: nước cái - Raphinat (R)
1.3. Sơ đồ nguyên tắc của quá trình trích ly

2. CÂN BẰNG PHA TRONG HỆ LỎNG-LỎNG


2.1. Định luật phân bố
Trạng thái cân bằng trong hệ lỏng - lỏng được xác định bằng thế hoá của chất
hoà tantrong cả hai pha
y*, x là nồng độ cân bằng của cấu tử phân bố trong dung dịch trích và trong
raphinát :
¿
y
m=
x
m: hệ số phân bố
Đối với dung dịch thực thì m phụ thuộc vào nồng độ: y* = f(x) là một đường
cong , m được xác định bằng thực nghiệm.
Trường hợp đơn giản nhất là m = const. Khi đó m chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
và ít phụ thuộc vào nồng độ.
Nhiều trường hợp tuy rằng nồng độ của cấu tử phân bố rất bé nhưng sự phụ
thuộc cân bằng lại rất phức tạp do có sự tác dụng hoá học của cấu tử phân bố
với dung môi ,hay do hiện tượng hydrat hoá ,solvat
hoá ... Do đó sự phụ thuộc cân bằng y* = f(x) là đường cong.
2.2. Đồ thị tam giác
22
Nếu dung môi đầu L và dung môi thứ G hoà tan một phần vào nhau thì khi
trích ly mỗi pha sẽ là một dung dịch gồm ba cấu tử ,nên thành phần của nó
không thể biểu diễn trên đồ thị đề các y-x được
Thuận tiện nhất là biểu diễn trên hệ toạ độ tam giác đều.
Trên các đỉnh của tam giác biểu diễn cấu tử phân bố (cấu tử cần tách) M,
dung môi đầu L, dung môi thử G tinh khiết 100%.
Mỗi điểm nằm trên các cạnh của tam giác đều biểu diễn thành phần của
dung dịch hai cấu tử.
Mỗi điểm nằm trong tam giác đều biểu diễn thành phần của dung dịch 3 cấu
tử
Ví dụ điểm N
xG = 50%
xL = 20%
xM =30%

Qu y tắc tỷ lệ:
Điểm hỗn hợp N trong đồ thị tam giác
Khi phân thành hai pha : pha trích E và pha
raphinát R . Theo quy tắc đòn bẩy thì:
Các điểm N,R,E cùng nằm trên 1 đường
thẳng trong đồ thị tam giác.
Điểm N chia R và E theo tỷ lệ:
Lượng pha R N E
 =
Lượng pha E N R
23
Lượng pha R NE NE
 = =
Lượng hỗn hợp N R N + E N R E
Lượng pha E RN
 =
Lượng hỗn hợp N R E
Đường cân bằng trong đồ thị tam giác
- Đồ thị tam giác có thể dùng để biểu diễn
trạnh thái cân bằng của hệ ba cấu tử như cấu
tử phân bố M ,dung môi đầu L, dung môi
thứ G.
- Để thu được đường cong cân bằng, xét
quá trình thêm cấu tử phân bố M vào hỗn
hợp không đồng nhất của hai dung môi L và
G:
Giả sử M hoà tan hạn chế trong cả L và G ,còn bản thân L và G cũng hoà
tan hạn chế vào nhau M và L, cũng như M và G tạo thành một dung dịch
đồng nhất 2 cấu tử (thành phần được đặc trưng bằng các điểm trên các cạnh
LM và GM).
Dung môi L và G chỉ tạo thành những dung dịch đồng nhất chỉ trên đoạn nhỏ
LR và EG.
Một hỗn hợp bất kỳ trên đoạn RE đều phân thành hai lớp: dung dịch bão hoà
2 cấu tử R(dung dịch bão hoà G ở trong L) và E (dung dịch bão hoà L trong
G ).
Lượng các dung dịch bão hoà phụ thuộc vị trí của điểm N được xác định theo
quy tắc đòn bẩy. Khi thêm cấu tử phân bố M vào hỗn hợp có thành phần tại
N thu được hỗn hợp 3 cấu tử N1 nằm trên đoạn thẳng MN.
Hỗn hợp N1 là hỗn hợp không đồng nhất nên phân thành hai pha (2 lớp) có
nồng độ cân bằng là R1 (pha của dung môi L) và E1 (pha của dung môi G)
với tỷ lượng E1N1 : R1N1.
Khi thêm tiếp cấu tử phân bố M vào hỗn hợp N1, thu được hỗn hợp 3 cấu tử
có thành phần biểu diễn ở N2,N3,...và cũng như trên ta thu được các pha bão
hoà R2E2; R3E3;…
Nếu cứ tiếp tục thêm cấu tử phânbố vào hỗn hợp không đồng nhấtN4 đến
hỗn hợp N5 thì pha R5 biến mất.
Nếu tiếp tục thêm cấu tử M vàohỗn hợp không đồng nhất N5 thìsẽ thu được
1 hỗn hợp đồng nhất 3 cấu tử. Nối tất cả các điểm RR1R2......K......E2E1E
được đườngcong cân bằng . Nhánh RR1R2....K là đặc trưng cho các thành
phần cân bằngcủa dung môi đầu L (Raphinát), nhánhK....E2E1E là đặc trưng
cho thành phần cân bằng của dung môi thứ G (dung dịch trích).
K là điểm tới hạn - tại đó cả hai pha đồng thời biến mất hay xuất hiện .

24
Các điểm nằm trong đường cong cân bằng là hệ dị thể, ngoài đường cong
cân bằng là hệ đồng thể
- Quá trình trích ly chỉ có thể thực hiện được đối với các hỗn hợp
nằm trong đường cong cân bằng.
- Các đường R1E1; R2E2;.... là các đường liên hợp
- Nhờ đồ thị, dễ dàng xác định được hệ số phân bố m của định luật
¿
Nồng độ của M trong E ( y )
phân bố đối với từng cặp dung dịch: m=
Nồng độ của M trong R (x)
m có thể lớn hơn hoặc bằng 1 hay m <1 phụ thuộc vào bản chất của các
dung môi L,G và cấu tử phân bố M.

Quá trình trích ly càng có hiệu quả khi m càng


lớn hơn 1
Nếu m nhỏ hơn hay bằng 1 thì không thể tiến hành quá trình trích ly được
2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình trích ly
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến kích thước của
vùng dị thể. Khi nhiệt độ càng tăng thì kích
thước của vùng dị thể càng bé
Tuỳ theo từng loại dung dịch mà khi
tăng nhiệt độ đến một giới hạn nào đó
thì kích thước của vùng dị thể biến
mất.
Ngoài ra khi giảm nhiệt độ thì độ nhớt của dung dịch tăng, làm giảm tốc độ
khuếch tán
Bởi vậy, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để chọn nhiệt độ thích hợp
Trích ly lỏng-lỏng thường được tiến hành ở nhiệt độ của môi trường.
2.4. Ảnh hưởng của độ dốc đường liên hợp lên quá trình trích ly
- Hệ số phân bố k càng lớn, quá trình trích ly càng tốt
- Đường liên hợp càng dốc thì khả năng phân tách của dung
môi tương ứng càng tốt
3. NGUYÊN TẮC TRÍCH LY

25
Hỗn hợp 2 cấu tử L và M hoàn toàn tan lẫn vào nhau, ta có thể tách chúng
ra khỏi nhau bằng phương pháp trích ly nếu chọn được dung môi thứ G thích
hợp .
- Dung môi đầu L hoà tan hạn chế trong dung môi thứ.
- Cấu tử cần tách (cấu tử phân bố) M hoà tan hoàn toàn trong dung
môi đầu và trong dung môi thứ
- Hỗn hợp đầu gồm hai cấu tử L và M có thành phần biểu diễn ở F0
- Nếu thêm dung môi thứ G vào F0,ta được 1 hỗn hợp 3 cấu tử
(thành phần của hỗn hợp N này được biểu diễn ở điểm nào đấy nằm trên
đường thẳng F0G phụ thuộc vào tỷ lượng G/F0.
- Hỗn hợp N là hỗn hợp dị thể , không hoà tan vào nhau, phân thành
2 lớp
- Pha E gồm hầu hết là G, một phần L và M. Pha R gồm hầu hết là L,
một phần G và M.
- Nồng độ của cấu tử cần tách trong pha E là EE' lớn hơn trong pha
raphinát là RR’.
- Tìm cách tách Raphinát R ra khỏi dung dịch trích E (thường bằng
phương pháp gạn), rồi thêm dung môi thứ G vào R, được 1 hệ 3 cấu tử mới
có thành phần ở N1.Cũng như trên hỗn hợp N1 là hỗn hợp không đồng nhất
sẽ phân thành 2 pha (2 lớp): pha Raphinát R1 và dung dịch trích E1
- Thành phần của dung môi đầu L trong R1 lớn hơn trong R và nếu
tiếp tục làm như thế và tìm cách tách dung môi thứ ra khỏi raphinát thì cuối
cùng thu được raphinát gồm hầu hết là dung môi đầu.
4. CÂN BẰNG VẬT LIỆU CỦA QUÁ TRÌNH TRÍCH LY

Cân bằng vật liệu của quá trình trích ly cũng chính
là phương trình cân bằng vật liệu chung của quá
trình chuyển khối ở dạng vi phân hay tích phân.
Trường hợp dung môi đầu L , dung môi thứ G hoà
tan một phần vào nhau thì giá trị của chúng không
phải là hằng số theo chiều cao của thiết bị, tỷ số
G/L là đạilượng biến đổi , tức là đường nồng độ làm việc của quá trình trích
ly lỏng - lỏng trong hệ toạ độ đề các là đường cong .

26
Phương trình cân bằng vật liệu có dạng :
F+S=R+E=N
F: khối lượng của hỗn hợp đầu (gồm dung môi đầu L và cấu tử phân bố M)
(kg/h)
S: khối lượng của hỗn hợp dung môi thứ (gồm chủ yếu là dung môi thứ G có
hoà tan một ít cấu tử phân bố M và dung môi đầu L) (kg/h).
E,R: khối lượng của pha trích và pha raphinát (phân lớp không hoà tan vào
nhau) (kg/h).
Phương trình cân bằng vật liệu có thể xem như quá trình trộn lẫn hỗn hợp
đầu F với dung môi thứ có thành phần ở S được 1 hỗn hợp ở N
Hỗn hợp có thành phần ở N không hoà tan vào nhau và phân thành 2 lớp:
raphinát R và dung dịch trích E ở trạng thái cân bằng
Theo quy tắc đòn bẩy ta có :
S FN FN
= hay S=F S N
F SN
R EN EN
Tương tự đối với raphinát R và dung dịch trích E = hay R=E
E RN RN
FN , SN , EN , RN là các đoạn thẳng đo được trên hình vẽ có cùng thứ
nguyên chiều dài.
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY LỎNG-LỎNG
Các phương pháp trích ly: Trong thực tế thường gặp các phương pháp trích
ly một, nhiều bậc chéo dòng, nhiều bậc ngược chiều có hồi lưu.
5.1. Trích ly một bậc:
Trích ly một bậc có thể làm việc theo phương pháp gián đoạn hay Iiên tục.
Theo sơ đồ gián đoạn, người ta cho dung dich đầu F có nồng độ cấu tử cần
tách X F vào thùng với một lượng cần thiết, sau đó cho dung môi thứ G có
nồng độ cấu tử cần tách y G , rồi khuấy đến trạng thái cân bằng thì ngừng
khuấy,để yên cho chất lỏng phân lớp ngay trong thiết bị này.Sau đó rót hết
lớp pha nặng, rồi lớp pha nhẹ.

27
Hình 5.1. Trích ly một bậc gián đoạn

Hình 5.2. 1-thiết bị khuấy trộn;2-thiết bị phân ly


Còn theo sơ đồ làm việc liên tục thì hỗn hợp đầu F,dung môi thứ G được rót
liên tục vào thùng khuấy 1,ở đó dung dịch được khuấy liên tục và tháo liên
tục ở thiết bị phân ly 2,ở đây được phân ly liên tục thành pha nặng và pha
nhẹ và được tháo ra liên tục.
Quá trình trích ly một bậc có thể được biểu diễn trên đồ thị tam giác (hình
5.3)

Theo số liệu kĩ thuật có hỗn hợp


kgM
đầu F, nồng độ X̅ F
kgL
đã cho
nên ta có tọa độ điểm F. Qúa
trình trộn hỗn hợp đầu và dung
môi thứ G xảy ra trên đường
thẳng FG, tọa độ của điểm hỗn
hợp N được xác định bằng tỷ
lượng giữa lượng hỗn hợp đầu F
và lượng dung môi thứ G theo
quy tắc đòn bẩy.Sau khi ngừng
khuấy dung dịch phân thành hai
lớp R và E.Theo số liệu đường
cân bằng ta có đường liên hợp
RNE.Từ đó ta xác định được
Hình 5.3. Biểu diễn quá trình nồng độ của hỗn hợp raphinat của
''
FN dung dịch trích.
trích ly một bậc:Gmax =F ''
GN
Cũng theo đồ thị hình 5.3. ,khi
tăng lượng dung môi thứ G thì
lượng raphinat R giảm.Tỷ lượng
giữa hai pha raphinat và dung
28
dịch trích E được các định theo quy tắc đòn bẩy.

Lượng dung môi thứ G cực đại ứng với điểm N ' :
Lượng dung môi thứ cực tiểu ứng với điểm N ¿:
}} over {G̅ N̅ ¿
Gmin =F F̅ N̅ ¿
Với F = L+M -lượng hỗn hợp đầu,kg:
G – lượng dung môi thứ ,kg;
N = F + G – lượng hỗn hợp,kg;
R – lượng raphinat, kg;
E – lượng pha trích, kg ;
Nếu dung môi đầu L và dung môi thứ G hoàn toàn không tan lẫn rất ít vào
nhau thì quá trình này có thể biểu diễn trên dồ thị Y̅ -X̅ với Y̅ là nồng độ cấu
kgM
tử phân bố trong trong dung dịch trích ( kgG ) ; X̅ là nồng độ cấu tử trong
kgM
raphinat ( kgL )

Ta có phương trình cân bằng vật liệu:


L L
L. X̅ F = L.X̅ + GY̅ Hay Y̅ = - G X̅ + G X̅ F

Vì ta coi dung môi đầu L và dung môi thứ G không tan lẫn vào nhau ; nồng
L L
độ của các pha đều biểu diễn bằng phần khối lượng đối nên G = const; G X̅ F
là một đại lượng biết trước nên phương trình có dạng là phương trình đường
thẳng:
L L
Y̅ = -a.X̅ + b với a = G ; b = G X̅

Thứ tự biểu diễn quá trình trích ly một bậc lên đồ thị : X̅ -Y̅ như sau:
- Theo số liệu thực nghiệm vẽ đường cân bằng Y̅ cb = f(X̅ ).
- Xuất phát từ X F đã cho theo kỹ thuật vẽ đường = -a.X̅ + b
- Giao điểm giữa đường cân bằng và đường lảm việc cho biết thành
phần các pha ở trạng thái cân bằng.

29
Hình 5.4. Biểu diễn quá trình trích ly một bậc
Từ đồ thị trên ta thấy :khi tăng lượng dung môi G thì raphinat thu được có
nồng độ cấu tử phân bố X càng giảm.Nồng độ cực đại của của cấu tử phân bố
trong dung dịch trích ly là Y̅ max ,tương ứng tga →-∞ tức G→0
Hai đồ thị hình 4.9 và 4.10 cho thấy khi trích ly một bậc thành phần của cuấ
tử phân bố trong raphinat R và trong dung dịch trích E thu được ở trạng thái
cân bằng không khác so vời hỗn hợp đầu F .Bởi vậy để tăng cường hiệu quả
của quá trình phân tách,người ta tiến hành trích ly nhiều bậc.
5.2. Trích ly nhiều bậc chéo dòng:
Nguyên tắc làm việc như sau : hỗn hợp đầu F dẫn vào thiết bị trích ly 1 được
trộn lẫn với một lượng dung môi thứ G1 cho đến khi đạt cân bằng.Tách pha
trính E1 ra còn raphinat bậc 1; R1 dẫn vào thiết bị trích ly 2,được trộn lẫn với
một lượng dung môi thứ G2 mới cho đến khi đạt cân bằng ,tách pha trích E2 ra
còn raphinat bậc 2; R2 lại dẫn vào làm nguyên liệu đầu ở thiết bị trích ly 3 và
quá trình lại xảy ra tương tự như trên cho đến khi raphinat đạt được nồng độ
theo yêu cầu .

Hình 5.5. Sơ đồ trích ly nhiều bậc chéo dòng

Như vậy quá trình trích ly nhiều bậc chéo dòng chính là lập lại nhiều lần quá
trình trích ly một bậc.Lượng dung
dịch trích thu được ở mỗi bậc là E1, E2,
E3 ,… chứa lượng cấu tử cần tách
giảm dần.Lượng dung môi
tiêu tốn chung thì bằng tổng
dung môi tiêu tốn ở mỗi bậc.

30
Hình 5.6. Biểu diễn quá trình trích ly nhiều bậc chéo dòng
Qúa trình trích ly nhiều bậc chéo dòng có thể tiến hành bằng phương pháp
gián đoạn trong cùng một thiết bị có cánh khuấy.Với một lượng hỗn hợp đầu
F,người ta đổ nhiều lần dung môi G cần thiết vào thiết bị và khuấy đến trạng
thái cân bằng rồi để lắng lớp raphinat và dung dịch trích.Sau đó tách lớp
dung dịch trích ra,còn raphinat được giữa lại trong thiết bị và lại tiếp tục rót
một lượng dung môi G vào rồi tiến hành quá trình tương tự như trên cho đến
khi raphinat có nồng độ đạt yêu cầu.
Qúa trình này có thể được biểu diễn trên đồ thị tam giác (hình 5.6) như
sau :hỗn hợp đầu được biểu diễn ở điểm F trộn với dung môi G1 được biểu
diễn ở điểm N 1 .Sau đó khi đạt cân bằng ta thu được pha trích E1, và pha
raphinat R1.Raphinat bậc một là nguyên liệu đầu của bậc hai,ở đây được trộn
với dung môi G2 nên điểm hỗn hợp N 2 nằm trên đoạn thẳng R1 G số đường
liên hợp RE chính là số bậc trong trích ly nhiều bậc chéo dòng
Nếu dung môi đầu L và dung môi thứ G không hòa tan hoặc hoặc hòa tan rất
ít vào nhau thì ta có thể biểu diễn quá trình này trên đồ thị Y̅ - X̅ (hình 5.7)

Hình 5..7. Biểu diễn quá trình trích


ly bậc chéo dòng Hin Bid dòn
h u g
31
Ta cũng dùng phương trình (5.7) .Từ điểm X F ta vẽ đường nồng độ làm việc
theo phương trình (5.7) cắt đường cân bằng tại một điểm,từ điểm này ta xác
định được nồng độ trong pha trích Y 1 và trong raphinat X̅ 1 .Vì raphinat của
bật một là nguyên liệu đầu của bậc 2 nên xuất phát từ X̅ ta vẽ đường nồng độ
làm việc theo phương trình (5.7) với hệ số góc mới là (-L/ G2) .Trên hình 4.13
để đơn giản ta lấy hệ số góc bằng nhau,tức là lượng dung môi thứ G cho vào
các bậc bằng nhau .Cứ tiếp tục tương tự cho đến khi nồng độ của cấu tử phân
bố trong raphinat đạt yêu cầu.
Số đường nồng độ làm việc thu được chính là số bậc cần thiết trong trích ly
nhiều bậc chéo dòng
Ưu điểm của phương pháp trích ly này có thể tách được triệt để cấu tử tách
trong raphinat.Nhưng có nhược điểm là tốn nhiều dung môi và nồng độ của
cấu tử phân bố trong dung dịch trích loãng.Có thể khắc phục được nhược
điểm này bằng cách trích ly nhiều bậc ngược chiều
5.3. Trích ly nhiều bậc ngược chiều:
Trích ly nhiều bậc ngược chiều là một phương pháp được ứng dụng phổ biền
trong công nghiệp. Có thể tiền hành trong thiết bị khuấy mắc nối tiếp nhau
hoặc trong một tháp (tháp đĩa,tháp đệm,tháp đĩa hình vành khăn có cánh
khuấy,..).Trong mọi trường hợp trích ly nhiều bậc ngược chiều đều là quá
trình liên tục.Hỗn hợp đầu F đi vào đầu này ,dung môi thứ G đi vào đầu kia
của hệ thống được mô phỏng trên hình 4.14

Hình 5.8. Sơ đồ nguyên tắc trích ly


Hai pha raphinat R và dung dịch trích E đi ngược chiều và tiếp xúc trực tiếp
với nhau. Như vậy khi dung dịch trích loãng nhất lại tiếp xúc với raphinat có
nồng độ phân tử phân bố bé nhất nên có khả năng tách được triệt để cấu từ
phân bố trong raphinat. Ngược lại khi dung dịch trích càng đậm đặc lại tiếp
xúc với raphinat cò nồng độ cấu tử phân bố càng cao nên có thể thu được
dung dịch trích có nồng độ ca2nng cao. Khi cùng một bộ phận tách như nhau
thì trích ly nhiều bậc ngược chiều sẽ tốn ít dung môi nhất.
Xác định số bậc trích ly
Ở một nhiệt độ nhất định thì trích ly nhiều bậc ngược chiều được đặc trưng
bởi các thông số : số bậc,lượng dung môi tiêu hao ,thành phần của dung dịch
raphinat và của dung dịch trích.Ở một điều kiện nhất định bốn thông số này
phụ thuộc vào nhau,có thể chọn hai thông số bất kì còn hai thông số khác sẽ
phụ thuộc vào nhóm .Thường người ta chọn thành phần của dung dịch
raphinat R và thành phần của dung dịch trích là biến số độc lập.

32
Có nhiều cách xác định số bậc lý thuyết trên đồ thị tam giác,ở đây ta nghiên
cứu cách xác định số bậc lý thuyết trên đồ thị tam giác dựa vào phương trình
cân bằng vật liệu
Theo hình 4.14 ta có phương trình cân bằng vật liệu cho hệ thống thiết bị:
N = F+G = Rn + E1
F- E1 = Rn – G =P
Trong đó: N- lưu lượng khối lượng của hỗn hợp đầu và dung môi thứ,kg/h:
F- lưu lượng khối lượng của hỗn hợp đầu,kg/h;
E1- lưu lượng khối lượng của dung dịch trích ra khỏi bậc một (ra khỏi thiết
bị),kg/h;
Rn - lưu lượng khối lượng của dung dịch raphinat ra khỏi bậc thứ n (ra khỏi
thiết bị)
P trong phương trình là hiệu giữa lượng hỗn hợp đầu F và dung dịch cuối thì
bằng hiệu giữa lượng raphinat cuối (ra khỏi thiết bị ) Rn với lượng dung môi
thứ G
Phương trình cân bằng vật liệu đối với từng bậc:
Đối với bậc 1: F + E2= R1 + E1 hay F - E1= R1 - E2 =P
Đối với bậc 2: R1 + E3= R2 + E2 hay R1 - E2 = R2 - E3 =P
Đối với bậc n: Rn−1+G = Rn+ En hay : Rn−1- En= Rn -G=P
Từ phương trình ta thấy :nếu hỗn hợp E1 trộn lẫn với hỗn hợp P là hỗn hợp
F=P+ E1 .Theo quy tắc đòn bẩy thì ba điểm biểu diễn ba hỗn hợp P,F,E ,cùng
nằm trên một đường thẳng .
Từ đây ta thấy rằng:hiệu lưu lượng của dòng hai pha trong mỗi bậc (mỗi tiết
diện) của thiết bị trích ly nhiều bậc ngược chiều luôn luôn là một số không
đổi và bằng P .Do đó trên đồ thị tam giác các đoạn thẳng biểu diễn hỗn hợp
dòng hai pha của mỗi bậc luôn cắt nhau tại điểm P ,điểm P gọi là điểm cực
(điểm làm việc)
Dựa vào tính chất này của đồ thị tam giác để tính số bậc lý thuyết .Cụ thể là
theo điều kiện kĩ thuật cho trước tọa độ các điểm E1,F,G và Rn.Ta nối E1 và F
kéo dài, G và Rn (trong hình vẽ R4 ) kéo dài.Hai đường này cắt nhau tại điểm
P.
Trên đường liên hợp đi qua E1(theo số liệu của đường cân bằng đã cho) ta tìm
được R1 đó là giao điểm của đường liên hợp E1 R1 và đường cân bằng (nhánh
trái) . E1 R1 tương ứng với một bậc lý thuyết của quá trình trích ly nhiều bậc
ngược chiều.

33
Hình 5.9. Biểu diễn quá trình trích ly nhiều bậc ngược chiều
Qua điểm P và R1 ta kẻ một đoạn thẳng kéo dài cắt nhánh phài của đường cân
bằng ,đó chính là điểm E2 . Theo số liệu đường cân bằng ta không thay đổi nẽ
đường liên hợp E2 R2 đó chính là bậc trích ly lý thuyết thứ hai.
Nối P với R2 kéo dài cắt nhánh phải của đường cân bằng tại điểm E3 .Cứ vẽ
như vậy cho đến khi thu được raphinat bậc cuối cùng có thành phần cấu tử
phân bố nhỏ hơn hoặc bằng thành phần theo số liệu kỹ thuật yêu cầu.Số
đường liên hợp thu được( E1 R1 , E2 R 2 , E3 R 3 ,,..)chính là số bậc lý thuyết của quá
trình trích ly nhiều bậc ngược chiều.
Sau khi biểu diễn được quá trình trích ly nhiều bậc ngược chiều lên đồ thị
G kg dung môi
tam giác,ta xác định đượclượng dung môi tiêu tốn riêng ( F kg hỗn hợp đầu )
bằng quy tắc đòn bẩy:
G FN
F
= NG
Thành phần của raphinat phụ thuộc lượng dung môi tiêu tốn riêng
G/F .Lượng dung môi tiêu tốn riêng càng bé thì thành phần raphinat đi ra
càng lớn.
Cũng như các phương pháp trích ly khác nếu dung môi đầu L và dung môi
thứ G ,không hòa tan và hòa tan rất ít vào nhau thì người ta có thể tính toán
số bậc trích ly nhiều bậc ngược chiều bằng đồ thị Y̅ -X̅ vì khi đó lưu lượng
dung môi đầu L (kg/h); và lượng dung môi thứ G (kg/h) không thay đổi nếu
ta biểu diễn bằng phần khối lượng tương đối.
Gọi X̅ ,Y̅ -nồng độ cấu tử cần tách trong raphinat và trong dung dịch trích:
kgM kgM
kgL
và kgG
; X F, Y 1-nồng độ cấu tử cần tách khi vào và ra khỏi bậc 1

Ta có phương trình cân bằng vật liệu qua một phân tố bề mặt tiếp xúc pha bất
kỳ dF của thiết bị:
L.d.X̅ = G.d.Y̅
Tích phân phương trình cận X̅ F → X̅ và Y̅ 1 → Y̅

34
X̅ Y̅

L∫ dX̅ = G∫ dY̅
X̅ F Y̅ 1

L L
Rút ra: Y̅ = G X̅ - G X̅ F + Y̅ 1

L L
Đặt G = α =const ; - G X̅ F + Y̅ 1=b=const

Vậy: Y=aX+b
Phương trình là phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình trích ly
nhiều bậc ngược chiều
Phương trình này được biểu diễn bằng đường thẳng đi qua hai điểm A( X̅ F , Y̅ 1

), và B ( X̅ n, Y̅ 0) theo số liệu kỹ thuật yêu cầu

Theo số liệu đường cân bằng đã cho trong các tài liệu tham khảo (hoặc phải
tự làm thí nghiệm) ta vẽ đường cân bằng Y̅ cb = f(X̅ )
Xuất phát từ A (hoặc từ B ) vẽ số bậc thay đổi nồng độ như đã nghiên cứu ở
chương chưng-đó chính là số bậc lý thuyết trong trích ly nhiều bậc ngược
chiều
So với trích ly nhiều bậc chéo dòng ,trích ly nhiều bậc ngược chiều tốn ít
dung môi hơn mà nồng độ cấu tử trong dung dịch trích đậm đặc hơn ,trong
raphinat nhỏ hơn
Trong thực tế,người ta còn tiến hành phương pháp trích ly nhiều bậc ngược
chiều có hồi lưu và phương pháp trích ly với hai dung môi để tăng khả năng
phân tách.
6. THIẾT BỊ TRÍCH LY LỎNG-LỎNG
Cấu tạo thiết bị trích ly
Căn cứ vào phương pháp tiếp xúc pha, người ta chia thiết bị trích ly lỏng–
lỏng thành 2 loại: loại tiếp xúc từng bậc và loại tiếp xúc liên tục.

35
Trong mỗi loại đều có hai nhóm: nhóm có năng lượng ngoài kích thích và
nhóm không có năng lượng ngoài kích thích.
6.1. Loại không có năng lượng ngoài kích thích
a) Tháp phun

Tháp phun (hình 4.17) là một loại


tháp rỗng hình trụ 1, trong đó pha liên
tục chiếm toàn bộ thể tích tháp, là pha
nặng đi từ trên xuống. Pha phân tán
nhờ vòi phun 2 tạo thành những hạt
nhỏ (tia nhỏ) phân tán vào pha liên tục
đi từ dưới lên, đến một độ cao nào đó
thì các hạt của pha phân tán tập trung
lại và tách ra khỏi pha liên tục.
Để dễ dàng khống chế chiều cao làm
việc của pha liên tục (pha nặng) người
ta tháo pha nặng qua ống xiphông 4.
Tháp phun có năng suất cao nhưng
hiệu suất thấp. Cũng có tháp phun
trong đó có cả hai pha là pha phân tán.

b) Tháp có tấm ngăn

Tấm ngăn có thể là hình vành khăn hay hình viên phân. Bề mặt của tấm
ngăn bằng khoảng 70% bề mặt ngang của tháp. Khoảng cách giữa các tấm
ngăn từ 0,1 - 0,15m. Đường kính của tháp khoảng 0,9-1,8m.

c) Tháp đệm
36
Cấu tạo hoàn toàn giống như tháp đệm trong hấp thụ hay chưng luyện. Tháp đệm
có cấu tạo đơn giản như tháp phun nhưng hiệu suất phân tách cao hơn và năng suất
thấp hơn tháp phun vì trong tháp phần lớn thể tích bị đệm chiếm.

d) Tháp đĩa lưới có ống chảy chuyển

Tháp gồm nhiều dĩa đục lỗ, đường kính lỗ 2 - 9mm, khoảng cách giữa các đĩa từ
0,15 - 0,6m tuỳ theo đường kính tháp.
Chất lỏng nặng đi từ trên xuống, tập trung ở trên lưới rồi chảy qua ống chảy
chuyền. Còn chất lỏng nhẹ đi từ dưới lên và tập trưng ở dưới lưới rồi chui qua lỗ
lưới nổi lên phía trên, phân tán vào lớp chất lỏng nằm ở trên lưới.
Tháp đĩa lưới có ống chảy chuyền có hiệu suất phân tách cao.
6.2. Loại có năng lượng ngoài kích thích
a) Tháp đĩa hình vành khăn có cánh khuấy

Là loại phổ biến nhất, trong tháp gồm nhiều đĩa hình vành khăn 2, giữa các hình vành
khăn này là các cánh khuấy loại đĩa tròn lắp trên cùng một trục 3.
Năng suất và hiệu suất phân tách của loại này phụ thuộc vào số vòng quay của cánh
khuấy, quan hệ giữa kích thước đĩa khuấy với vách ngăn, khoảng cách giữa chúng và
quan hệ giữa hai lưu thể.

37
Ưu điểm của loại này là năng lượng lớn, hiệu suất tương đối cao.
Ngoài ra còn có cánh khuấy tuabin.
b) Thiết bị có gây chấn động ngoài

Loại này có thể là tháp đĩa lưới không có ống chảy chuyền (hình 4.21a) hay là tháp
đệm (hình 4.21b). Người ta dùng nhiều phương pháp gây chấn động, thông thường là
bơm pittông không có van, bơm được nối với đáy tháp hay nối với đường ống cho pha
nhẹ vào. Tháp này có thể làm việc với chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau chỉ là
0,05g/cm nhưng trong trường hợp này thì năng suất thấp.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Văn Bang, Vũ Bá Minh ( chủ biên), “ Quá trình và thiết bị công nghệ hóa
học và thực phẩm, Tập 3, Truyền Khối”, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh.
[2] Tôn Thất Minh, Nguyễn Ngọc Hoàng, Phạm Anh Tuấn, Lê Ngọc Phương,
Nguyễn Tiến Thành, Phạm Thanh Hương, Nguyễn Đức Trung, “ Giaó trình các
quá trinhg và thiết bị trong công nghệ thực phẩm-công nghệ sinh học, Tâp

39
PHẦN II: BÀI TẬP

40

You might also like