You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

Giảng viên hướng dẫn:


Chữ ký của GVHD

Bộ môn:
Viện:

HÀ NỘI, 09/2021

i
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. Quy trình công nghệ......................................................................1


1.1 Quy trình công nghệ được lựa chọn:..........................................................1
1.2 Mô tả về quy trình công nghệ:....................................................................1
1.2.1 Nguyên liệu:................................................................................1
1.2.2 Các giai đoạn và thiết bị trong quy trình công nghệ:..................1
1.2.3 Các thiết bị được sử dụng trong quy trình công nghệ:................4
1.3 Các đại lượng cần đo và mục đích đo:.......................................................5
1.4 Mô tả đặc điểm của hệ thống điều khiển tự động hoá toàn phần/ một
phần: 6
1.5 Ba điểm đo:.................................................................................................7
1.5.1 Nhiệt độ sữa trong thiết bị tiệt trùng............................................7
1.5.2 Áp suất trong bồn chờ rót............................................................8
1.5.3 Lưu lượng sữa trong thiết bị phối trộn........................................8
1.6 Sơ đồ chức năng đo của thiết bị tiệt trùng..................................................9
CHƯƠNG 2. SƠ ĐỒ KHỐI.................................................................................9
2.1. Bài làm.............................................................................................................9
CHƯƠNG 3. NHẬN ĐỊNH................................................................................10
3.1 Giới thiệu công nghệ Blockchain và cách mạng công nghiệp 4.0............10
3.1.1 Công nghệ Blockchain..............................................................10
3.1.2 Các loại Blockchain...................................................................11
3.2 Cách mạng công nghệ 4.0.........................................................................12
3.3 Xu hướng ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản...12
3.3.1 Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản......13
3.3.2 Ứng dụng Blockchain trong quản chuỗi cung ứng....................14
3.4 Đánh giá cơ hội và thách thức của việc ứng dụng Blockchain vào chuỗi
cung ứng hàng nông sản Việt Nam......................................................................15
3.4.1 Cơ hội........................................................................................15
3.4.2 Thách thức.................................................................................16
3.5 Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị đối với các
cơ quan quản lý nhà nước.....................................................................................16
3.5.1 Một số đề xuất cho doanh nghiệp..............................................16
3.5.2 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.......................16
3.5.3 Kết luận.....................................................................................17
1
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN..................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................18

2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động thiết bị làm lạnh kiểu nén để làm lạnh sữa bằng
cách nhúng chìm.....................................................................................................4
Hình 1.2 Thiết bị ly tâm dạng đĩa...........................................................................4
Hình 1.3 Nguyên lý máy ly tâm lắng......................................................................5
Hình 1.4 Cấu tạo máy ly tâm siêu tốc loại ống.......................................................5
Hình 1.5 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng.....................................................2
Hình 1.6 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống lồng ống...............................................2
Hình 1.7 Bồn chờ rót..............................................................................................2
Hình 1.8 Thiết bị đồng hoá.....................................................................................3
Hình 1.9 Thiết bị tiệt trùng Laguilharre.................................................................3
Hình 1.10 Thiết bị gia nhiệt và làm nguội dạng bản mỏng....................................4
Hình 1.11 Thiết bị chiết rót vô trùng (Hãng Tetrapak)..........................................4
Hình 1.12 Thiết bị đo hàm lượng chất khô (MilkoScan).......................................4
Hình 1.13 Thiết bị phối trộn...................................................................................5
Hình 1.14 Thiết bị bài khí.......................................................................................5
Hình 1.15 Cảm biến nhiệt điện trở.........................................................................7
Hình 1.16 Cảm biến áp suất điện từ (IFM Effector electric pressure sensor
PN7024)..................................................................................................................8
Hình 1.17 Lưu lượng kế chênh áp biến đổi............................................................9
Hình 1.18 Sơ đồ chức năng đo và điều khiển quá trình tiệt trùng..........................9
Hình 2.1 Sơ đồ đề bài...........................................................................................10
Hình 2.2 Sơ đồ khối rút gọn.................................................................................10

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các đại lượng đo và mục đích đo...........................................................5
Bảng 1.2 Chú thích thiết bị hình 1.14.....................................................................9

4
CHƯƠNG 1. Quy trình công nghệ

1.1 Quy trình công nghệ được lựa chọn:


- Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng đóng hộp
1.2 Mô tả về quy trình công nghệ:
1.2.1 Nguyên liệu:
- Sữa
- Chất phụ gia thực phẩm
- Bao bì
1.2.2 Các giai đoạn và thiết bị trong quy trình công nghệ:
1.2.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu:
- Sữa tươi sau khi được vắt từ bò phải qua một quy trình vận chuyển, thu
nhận và bảo quản sữa trước khi đưa vào sản xuất tại nhà máy. Công việc
này tuy đơn giản nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa
tươi nguyên liệu và các sản phẩm từ sữa.
- Việc thu nhận sữa có thể tiến hành tại nhà máy hoặc qua tram trung
chuyển (còn gọi là trạm thu mua trung gian) rồi mới đưa về nhà máy chế biến
sữa.
1.2.2.2. Vận chuyển, thu nhận và bảo quản sữa tươi tại trạm trung
chuyển:
- Các hộ nông dân sau khi vắt sữa xong, tiến hành lọc sơ bộ qua vải rồi
cho vào trong can chứa và chở đến trạm trung chuyển.
- Tại trạm, sữa được cân, kiểm tra về cảm quan bằng cách mở nắp xác
định mùi, quan sát màu và trạng thái của sữa tươi. Sau đó khuấy đều, lấy mẫu đi
kiểm tra chất lượng sơ bộ. Các chỉ tiêu quan trọng cần kiểm tra nhanh tại trạm
trung chuyển là thử cồn, thử xanh methylen, thử lên men lactic, đôi khi còn đo tỷ
trọng nếu thấy sữa loãng. Đồng thời nhân viên kiểm tra chất lượng sữa sẽ lấy hai
mẫu khác gửi về nhà máy để lưu và xác định hàm lượng chất khô, chất béo. Trên
cơ sở chất lượng sữa của từng mẫu mà xác định giá sữa và thanh toán với từng
người cung cấp sữa.
- Sữa tươi sẽ được lọc thô trước khi đưa vào thiết bị làm lạnh để hạ nhiệt
độ của sữa xuống mức 4 0C trong khi chờ xe bồn lạnh của nhà máy đến chở sữa
và sữa tươi tại trạm trung chuyển về nhà máy.
1.2.2.3. Vận chuyển, thu nhận và bảo quản sữa tươi tại nhà máy:
- Sữa từ trạm trung chuyển sẽ được chở về nhà máy bằng xe bồn lạnh.
Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo nhiệt độ dưới 60C để ức chế hoạt của
vi sinh vật. Tại nhà máy sữa, sữa được kiểm tra chất lượng, lọc cân, làm lạnh và
trữ lạnh ở nhiệt độ khoảng 40C trong bồn trữ hai vỏ.
- Sau khi tiến hành sang sữa, trước khi đem vào bảo quản lạnh tại nhà
máy, sữa sẽ được lọc nhằm loại bỏ những tạp chất có lẫn vào trong sữa
trong quá trình vắt sữa và vận chuyển sữa. Công đoạn lọc sữa còn được
gọi là làm sạch sữa và tiến hành qua hai giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: tiến hành lọc các tạp chất có kích thước lớn bằng
lưới lọc kim loại, được tiến hành trong quá trình sang dụng cụ chứa.
+ Giai đoạn 2: ở quá trình lọc này sữa được lọc bằng vải hoặc thiết
bị ly tâm làm sạch.
- Sữa nguyên liệu sau khi được thu nhận và lọc tại nhà máy sẽ được đưa
vào quá trình làm lạnh để bảo quản sữa trong thời gian chờ chế biến. Cũng đồng
thời trong quá trình thu nhận, sang sữa và lọc sữa tại nhà máy sữa sẽ được lấy
mẫu và kiểm tra chất lượng sữa.
1.2.2.4. Kiểm tra chất lượng sữa nguyên liệu:
- Chỉ tiêu cảm quan: Kiểm tra trạng thái, màu sắc, mùi, vị của sữa;
- Chỉ tiêu hóa lý: Kiểm tra nhiệt độ (dưới 60C) cùng một số chỉ tiêu như:
cồn, tổng chất khô, hàm lượng chất béo, độ acid, tỷ trọng và một số chỉ tiêu khác
trong chỉ tiêu hóa lý này như: độ sạch, hàm lượng lactose, protein, …;
- Chỉ tiêu vi sinh: Kiểm tra lượng vi sinh vật có trong sữa.
1.2.2.5. Bài khí:
- Tách bỏ khí ra khỏi sữa
- Loại bỏ khí Oxy, giảm hiện tượng chất béo bị oxy hoá
- Ổn định dòng chảy trong các quá trình tiếp theo do thể tích khí thay đổi
rõ rệt bởi nhiệt độ, ảnh hưởng trực tiếp tới áp suất trong lòng ống.
1.2.2.6. Bảo quản lạnh
1.2.2.7. Ly tâm tách béo và tiêu chuẩn hoá:
- Ly tâm:
+ Tách chất béo ra khỏi sữa để hiệu chỉnh hàm lượng lipid trong sản
phẩm;

2
+ Tách các vi sinh vật (VSV), đặ biệt là các bào tử vi khuẩn chịu nhiệt ra
khỏi sữa. Khi đó, quá trình ly tâm đóng vai trò thanh trùng sữa;
+ Tách các chất rắn ra khỏi sữa, như tách các tinh chế lactose thu được
sau quá trình kết tinh trong công nghệ sản xuất lactose tinh thể.
- Chuẩn hoá:
+ Hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa.
1.2.2.8. Thanh trùng:
- Xử lý nhiệt nhằm ức chế vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh có
trong sữa nguyên liệu, đảm bảo an toàn vi sinh cho người tiêu dùng, đồng thời
kéo dài thời gian bảo quản.
1.2.2.9. Làm lạnh, chờ rót và làm nóng:
- Tránh vi sinh vật xâm nhập, chuẩn bị cho quá trình sau;
- Khi giảm nhiệt độ, các biến đổi về hóa học, hóa sinh, sinh học cũng giảm
theo, mức độ giảm chất lượng về dinh dưỡng và cảm quan của sản phẩm sẽ được
hạn chế.
- Làm nóng chuẩn bị cho quá trình đồng hoá phía sau.
1.2.2.10. Đồng hoá
- Xé nhỏ các hạt cầu béo, phân bố đều trong hệ nhũ tương nhằm hạn chế
hiện tượng tách pha, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm;
- Tăng độ đồng nhất của sữa tiệt trùng.
1.2.2.11. Tiệt trùng và làm nguội:
- Tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật chịu nhiệt và bào tử của nó, kéo dài thời
hạn sử dụng của sản phẩm, đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt vi sinh cho sản
phẩm;
- Quá trình tiệt trùng có thể thực hiện trước hoặc sau khi rót sản phẩm vào
bao bì.
1.2.2.12. Chiết rót bao bì:
- Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài nhằm kéo dài hạn sử dụng
của sản phẩm;
- Tạo kiểu dáng thích hợp cho tiêu dùng và thuận tiện khi bao gói vận
chuyển.

3
1.2.2.13. Hoàn thiện sản phẩm:
- Hoàn thiện sản phẩm sữa tiệt trùng gồm một số công đoạn như: in ngày
sản xuất lên bao bì, gắn ống hút lên mỗi hộp sữa, đóng block các hộp sữa lại với
nhau.

1.2.3 Các thiết bị được sử dụng trong quy trình công nghệ:
- Thiết bị làm lạnh kiểu khí nén:

Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động thiết bị làm lạnh kiểu nén để làm
lạnh sữa bằng cách nhúng chìm

1 – bộ phận nén khí, 2 – piston, 3 – phòng chế hoà khí, 4 – phòng nén khí, 5 -
ống dẫn khí nén, 6 – quạt, 7 – thiết bị bốc hơi, 8 – van xả hơi, 9 – bể nước, 10 –
thùng sữa.
- Thiết bị ly tâm dạng đĩa:

4
Hình 1.2 Thiết bị ly tâm dạng đĩa

- Máy ly tâm lắng:

Hình 1.3 Nguyên lý máy ly tâm lắng

- Máy ly tâm siêu tốc loại ống:

5
Hình 1.4 Cấu tạo máy ly tâm siêu tốc loại ống
Các bộ phận của máy ly tâm siêu tốc loại ống
1. Động cơ 6. Tay hãm
2. Đinh dẫn động 7. Cửa tháo chất lỏng
3. Phớt chắn 8. Giá đỡ
4. Cửa tháo chất lỏng 9. Vỏ máy
5. Cánh quạt 10. Con lăn ép

- Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng:

Hình 1.5 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng

6
- Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống lồng ống:

Hình 1.6 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống lồng ống

- Bồn chờ rót:

Hình 1.7 Bồn chờ rót

- Thiết bị đồng hoá:

7
Hình 1.8 Thiết bị đồng hoá

- Thiết bị tiệt trùng Laguilharre:

Hình 1.9 Thiết bị tiệt trùng Laguilharre


1-hệ thống đun nóng; 2-hệ thống tiệt trùng ở áp suất thường;
3-hệ thống tiệt trùng chân không; 4,5-hệ thống làm lạnh; 6-bơm đẩy;
7-bơm ly tâm; 8-bơm chân không; 9,12-hệ thống ống dẫn sữa;
10,13-bộ phận phân phối; 11-ống dẫn hơi

- Thiệt bị gia nhiệt và làm nguội dạng bản mỏng:

8
Hình 1.10 Thiết bị gia nhiệt và làm nguội dạng bản mỏng

- Thiết bị chiết rót vô trùng:

Hình 1.11 Thiết bị chiết rót vô trùng (Hãng Tetrapak)

- Thiết bị đo hàm lượng chất khô:

Hình 1.12 Thiết bị đo hàm lượng chất khô (MilkoScan)

9
Hình 1.13 Thiết bị phối trộn

Hình 1.14 Thiết bị bài khí

1.3 Các đại lượng cần đo và mục đích đo:


Bảng 1.1. Các đại lượng đo và mục đích đo

STT Đại lượng đo Mục đích đo


1 Tỷ trọng sữa Xác định hàm lượng
2 Độ nhớt sữa chất béo
3 Nhiệt độ điểm đông đặc sữa Xác định độ pha loãng
của sữa
4 Khối lượng sữa không đổi Xác định chất khô tổng
số
5 pH sữa Xác định sữa từ loài
động vật nào
6 Sức căng bề mặt sữa Phục vụ điều khiển
10
thông số quá trình chế
biến
7 Hàm lượng nước trong sữa Kiểm tra chỉ tiêu hoá
8 Hàm lượng lipid trong sữa lý, vi sinh vật suy ra
chất lượng sữa đầu vào
9 Chỉ số iot của sữa
10 Hàm lượng protein trong sữa

11 Hàm lượng glucid trong sữa

12 Hàm lượng muối khoáng trong sữa

13 Nồng độ enzyme trong sữa

14 Lượng vi sinh vật trong sữa

15 Vận tốc lắng do ly tâm Xác định thời gian


chạy máy ly tâm
16 Lưu lượng sữa phối trộn - Phục vụ việc bảo
quản, phối trộn, tiệt
17 Áp suất bồn chứa trùng
- Bảo quản thiết bị
18 Áp suất ống dẫn

19 Lưu lượng chất lưu trong ống

20 Nhiệt độ bồn chứa

21 Nhiệt độ ống dẫn

1.4 Mô tả đặc điểm của hệ thống điều khiển tự động hoá toàn phần/ một
phần:
- Mục tiêu: Tự động hoá một phần quá trình CIP (cleaning in place)
- Mô tả quy trình thực hiện:
+ Cạo, xối rửa sản phẩm còn sót lại
+ Sục rửa bằng nước
+ Rửa bằng chất tẩy rửa
+ Sục rửa bằng nước
+ Khử trùng bằng nhiệt, hoá học
+ Kiểm tra chất lượng quy trình
- Yêu cầu của quy trình:
+ Ngoại trừ bước 1 và bước 6, toàn bộ tự động hoá

11
- Mô tả các thiết bị đo lường:
+ Nhiệt độ
+ Áp suất
+ Lưu lượng
+ pH
- Mô tả các cơ cấu chấp hành:
+ Vòi phun
+ Van
+ Cửa tháo bồn chứa
- Yêu cầu về hệ thống:
+ Có khả năng chuyển tín hiệu A/D theo tín hiệu chuẩn 0-4 mA
+ Có độ chính xác 99% (sai số ± 0,1%)
+ Hệ thống điều khiển kín
+ Có khả năng lưu lại thông tin, phục vụ cho việc tính toán rủi ro không
tiệt trùng
+ Có thể nâng cấp lên hệ thống điều khiển thông minh
+ Có hệ thống cảnh báo áp suất dương/âm so với áp suất bên ngoài
+ Thiết bị bền, sử dụng trong vòng 10-15 năm
1.5 Ba điểm đo:
1.5.1 Nhiệt độ sữa trong thiết bị tiệt trùng
1.5.1.1. Loại cảm biến:
- Cảm biến nhiệt điện trở
1.5.1.2. Mục đích đo:
- Kiểm soát thời gian, nhiệt độ của sữa của thiết bị.
1.5.1.3. Vị trí đo:
- Trước van đầu vào dòng nóng của thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm.
1.5.1.4. Nguyên lý đo:
- Dựa vào sự biến đổi điện trở.
1.5.1.5. Lý do lựa chọn:
- Cảm biến có độ chính xác tuyệt đối;
- Thiết bị kín, chống vi sinh;
- Kết nối với hệ thống tín hiệu điện.

12
Hình 1.15 Cảm biến nhiệt điện trở
(Thermal resistance temperature sensor WZPB 231/WZP)

1.5.2 Áp suất trong bồn chờ rót


1.5.2.1. Loại cảm biến:
- Cảm biến áp suất điện từ
1.5.2.2. Mục đích đo:
- Phục vụ việc kiểm soát áp suất trong bồn chứa sữa.
1.5.2.3. Vị trí đo:
- Đáy bồn.
1.5.2.4. Nguyên lý đo:
- Dựa vào sự thay đổi của điện trở.
1.5.2.5. Lý do lựa chọn:
- Cảm biến có độ chính xác tuyệt đối;
- Thiết bị kín, chống vi sinh;
- Bồn chứa có cánh khuấy nên có sự dao động trong khi các phương
pháp khác luôn trong tình trạng sai số.

Hình 1.16 Cảm biến áp suất điện từ


(IFM Effector electric pressure sensor PN7024)

13
1.5.3 Lưu lượng sữa trong thiết bị phối trộn
1.5.3.1. Loại cảm biến:
- Lưu lượng kế chênh áp biến đổi
1.5.3.2. Mục đích đo:
- Kiểm soát lượng sữa phối trộn với thành tố khác
1.5.3.3. Vị trí đo:
- Trước thiết bị phối trộn
1.5.3.4. Nguyên lý đo:
- Dựa vào từ trường biến thiên
1.5.3.5. Lý do lựa chọn:
- Thiết bị kín, chống vi sinh;
- Rẻ tiền, bền
- Không làm cản trở dòng chảy
- Sai số nhỏ, 1-2%

Hình 1.17 Lưu lượng kế chênh áp biến đổi


(PFE Sanitaray grade mag flow meter)

1.6 Sơ đồ chức năng đo của thiết bị tiệt trùng

Hình 1.18 Sơ đồ chức năng đo và điều khiển quá trình tiệt trùng

14
Bảng 1.2 Chú thích thiết bị hình 1.14

1 Lò đun 5 Bơm 3 chiều 9 Thiết bị trao 13 Áp kế


đổi nhiệt
2 Bộ phận gia 6 Nhiệt kế 10 Cảm biến 14 Bộ phận
nhiệt nhiệt chiết rót
3 Van 7 Áp kế 11 Van 15 Van
4 Bơm 8 Van 12 Nhiệt kế 16 Van an toàn

CHƯƠNG 2. SƠ ĐỒ KHỐI

2.1. Bài làm

Hình 2.19 Sơ đồ đề bài

Sơ đồ được rút gọn:


X (s) Y (s)
Wt

Hình 2.20 Sơ đồ khối rút gọn

1 PT 2.1
.s
Với: 3 s +1 s
Wt= =
1 4 s +1
1+ .s
3 s+1
Phương trình vi phân giữa x(t) và y(t):
Ta có: s PT 2.2
Y ( s )= X ( s ) .
4 s+1

Ta có: s PT 2.2
Y ( s )= X ( s ) .
4 s+1

Y ( s ) .(4 s+ 1)= X ( s ) . s
−1 '
Y ( s ) ( 4 s+1 ) L y ( t ) +4 y ( t )

−1 '
s . X (s ) L x (t )

' '
Vậy: y (t )+ 4 y ( t )=x ( t )

15
CHƯƠNG 3. NHẬN ĐỊNH

Về Blockchain trong chuỗi cung ứng nguyên liệu nông nghiệp


3.1 Giới thiệu công nghệ Blockchain và cách mạng công nghiệp 4.0
3.1.1 Công nghệ Blockchain
Hiểu một cách đơn giản, Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải
thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian (Huckle
và cộng sự, 2016). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và
được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự
thay đổi dữ liệu (Ge và cộng sự, 2017). Công nghệ Blockchain phụ thuộc vào
một sổ cái phân phối và cơ chế xác thực phân tán do đó thông tin trong
Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận
của tất cả các nút trong hệ thống (Chakraborty và cộng sự, 2018). Ngay cả khi
nếu một phần của hệ thống Blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp
tục hoạt động để bảo vệ thông tin (Pustiseka và cộng sự, 2018).
Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ
sau đây:
- Mật mã học: Sử dụng khoá công khai (public key) và hàm băm (hash function)
để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút (node) trong mạng được xem như một máy
trạm (client) và cũng là máy chủ (server) để lưu trữ bản sao ứng dụng.
- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật
chơi đồng thuận và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Trên góc độ kinh doanh có thể gọi Blockchain là một sổ cái kế toán, hay
một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi
chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng.
Trên góc độ kỹ thuật Blockchain là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử
các giao dịch tài sản. Trên góc độ xã hội Blockchain là một hiện tượng, mà dùng
để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ
thống phân cấp (Huckle và cộng sự, 2016).
Các đặc điểm chính của Blockchain có thể kể đến như:

 Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: Theo lý
thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã
chuỗi Blockchain, và chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn internet trên
toàn cầu
 Bất biến một khi những giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm
giữ khoá bí mật (private key - chỉ riêng người khởi tạo Blockchain mới
có) dữ liệu đó gần như không thể bị thay đổi, các dữ liệu được đưa vào hệ
thống Blockchain sẽ được tạo ra rất nhiều bản sao lưu và lưu trữ ở các nút.
 Bảo mật dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi Blockchain được
phân tán và an toàn tuyệt đối chỉ có người nắm giữ khoá bí mật (private
key) mới có quyền truy xuất dữ liệu đó

16
 Minh bạch:Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của Blockchain từ địa
chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

Blockchain hiểu đơn giản là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng
thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà
nước hay ngân hàng trung ương . Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên
trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu. Công nghệ
Blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không
cần tin tưởng nhau. Nhờ có Blockchain mà không cần bất kỳ một bên thứ 3 nào
đứng giữa để bảo đảm cho các hoạt động như giao dịch hay mua bán .
3.1.2 Các loại Blockchain
Blockchain khai sinh ra tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không phải là tất cả
những gì mà Blockchain có thể tạo ra và được ứng dụng vào các ngành như
ngành vận tải biển, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, y tế, giáo dục… Hệ thống
Blockchain chia thành 3 loại chính:
Blockchain công khai (Public): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ
liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi
phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống
Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…
Blockchain riêng tư (Private): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu,
không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ
chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số
trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì
đây là một Blockchain riêng tư, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh
vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.
Blockchain Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của
Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin”
khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ:
Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng
mình.
3.2 Cách mạng công nghệ 4.0
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế
Thế Giới WEF, Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa như sau: "Nếu như
Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng
điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng
điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, kết hợp các công nghệ lại
với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết
nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... tạo ra những công
cụ sản xuất hội tụ giữa thực và ảo. Những thành phần điển hình của nền công
nghiệp 4.0 bao gồm sự xuất hiện của công nghệ khối chuỗi Blockchain, Internet
vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công
17
nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học. Theo đánh
giá của nhiều chuyên gia và nhà kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản
xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, nông
nghiệp... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng
lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên
liệu, giảm chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu
của khách hàng. Tại Việt Nam, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và
tiềm năng ứng dụng công nghệ Blockchain hứa hẹn mang lại cho cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực, điển hình là
nông nghiệp thông minh và ngành bán lẻ.
3.3 Xu hướng ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản
3.3.1 Ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản
Việc áp dụng công nghệ Blockchain được kỳ vọng phát triển rộng rãi
trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ khả năng truy cứu thành phần, quy trình các sản
phẩm nông nghiệp, kiểm soát được thông tin của sản phẩm, và tránh bị giả mạo
thương hiệu. Qua đó người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản
phẩm nông nghiệp có chất lượng đảm bảo an toàn. Công nghệ Blockchain có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm khi nhu cầu
tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không biến đổi gen (non-GMO
và thức ăn không chứa kháng sinh tăng cao. Các giao dịch nhỏ nhất – dù ở nông
trại, nhà kho hay nhà xưởng – có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên
toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT. Maersk, một công ty vận
chuyển và hậu cần, có chuỗi cung cấp liên lục địa liên quan đến hàng chục nhân
viên và hàng trăm sự tương tác. Họ ước tính rằng Blockchain có thể tiết kiệm cho
họ hàng tỷ đô la bằng cách cải thiện hiệu quả làm giảm gian lận và lỗi của con
người.
Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong
(HKeCSC) nêu ra một số ví dụ thành công đã ứng dụng Blockchain trong nông
nghiệp như Tmall sử dụng Blockchain để giám sát và kiểm tra việc nhập khẩu
hàng hóa tại trung Quốc, một công ty khác ứng dụng Blockchain trong kiểm soát
toàn bộ quy trình mua bán lưu trữ gạo… Blockchain khi kết hợp với các nền tảng
công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát huy hiệu quả
vai trò trong việc tăng cường minh bạch, tăng hiệu suất, tăng trách nhiệm giải
tình, ngoài ra kiểm chứng các hồ sơ giao dịch, quản lý quá trình hợp tác,…
(ICTnews, 2018). Tháng 8/2017, một nhóm 10 công ty thực phẩm và bán lẻ hàng
đầu thế giới, bao gồm Nestle, Unilever, và Tyson Foods đã tham gia một dự án
của IBM để nghiên cứu cách các hệ thống Blockchain có thể giúp truy xuất các
chuỗi cung ứng thực phẩm và cải thiện an toàn thực phẩm.
Tại Việt Nam, Infinity Blockchain Labs (IBL) đang thí điểm một dự án
Blockchain theo dõi nguồn gốc xuất xứ Xoài Cát Chu từ Hợp tác xã Mỹ Xương
đến cửa hàng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, thu thập những dữ liệu từ lúc trồng
cây, ngày thu hoạch, vận chuyển, và ngày bán.
Với diện tích xoài khoảng 95 ha, khó khăn lớn của hợp tác xã này là trong
tiêu thụ, dù gắn tem chứng nhận trên từng quả xoài nhưng vẫn bị làm giả và các

18
con tem không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu thụ khó phân biệt
sản phẩm của đơn vị này. Tuy nhiên, sau khi hợp tác với IBL để vận dụng tối đa
đặc tính minh bạch của Blockchain, bài toán khó trước đây đã được giải quyết
đưa từng công đoạn lưu trữ trên Blockchain và thể hiện trên con tem định danh
của trái xoài . Hệ thống quản lý Blockchain sẽ được kích hoạt thông tin từ khi thu
hoạch, đến khi ra đại lý và thông tin không thể thay đổi được. Người tiêu dùng
chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để quét mã định danh trên trái xoài, có thể
biết nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quản, thời gian sử dụng và
thời điểm nào ăn ngon nhất. Người tiêu dùng sẽ nắm được toàn bộ quy trình sản
xuất xoài, biết được nguồn gốc của cây xoài, toàn bộ quá trình canh tác từ chăm
bón loại phân bón nào, cho đến thành phẩm đến tận tay người tiêu dung từ đó
yên tâm về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc áp dụng Blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản trước mắt
đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hợp tác xã nắm được quy trình phân phối
sản phẩm và hành trình của hàng hóa đang đi tới đâu và như thế nào, từ đó sẽ có
dự án kinh doanh để mở rộng thị trường. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain
sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo, từ
đó thúc đẩy việc bán lẻ trong nước cũng như xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
ra thế giới.
3.3.2 Ứng dụng Blockchain trong quản chuỗi cung ứng
Mới đây, Walmart đã đăng ký một bằng sáng chế cho thấy hãng này đang
tìm cách sử dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện một hệ thống theo dõi giao
hàng thông minh hơn. Trong đó, Walmart đã mô tả một “gói thông minh” bao
gồm một thiết bị ghi lại thông tin về một Blockchain liên quan đến nội dung của
gói hàng, các điều kiện môi trường, vị trí và một số thông tin khác, thiết bị này có
thể được sử dụng song song với các công nghệ mới nổi khác bao gồm “các loại
xe tự động” như máy bay không người lái. Trong một bằng sáng chế khác vào
tháng 8 năm 2017, Walmart đã mô tả một hệ thống theo dõi phân phối hàng
không dựa trên Blockchain, và hãng nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới quá
trình quản lý bán hàng trực tuyến với các sản phẩm nông sản, dễ hư hỏng, cần
kiểm soát về nhiệt độ. Việc ứng dụng Blockchain sẽ giúp mã hoá thông tin trong
quá trình bán hàng, để có thể kiểm soát và bảo mật thông tin trong quá trình vận
chuyển, lưu kho, và bày bán hàng hoá. Năm 2017, Walmart cũng đã hợp tác với
Kroger, Nestle và các công ty công nghiệp thực phẩm khác trong một quan hệ
đối tác với IBM để sử dụng Blockchain cho cải thiện việc truy xuất nguồn gốc
thực phẩm. Những hành động trên cho thấy nỗ lực của nhà bán lẻ lớn nhất thế
giới Walmart trong việc tìm cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình
quản lý bán lẻ hàng hoá, trong đó có hàng nông sản.
Trong chuỗi cung ứng hàng nông sản quản lý theo phương thức truyền
thống, sản phẩm và thông tin về sản phẩm, hợp đồng mua bán, vận chuyển…b từ
nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, người nông dân, đơn vị thu mua, đơn vị
chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, cho tới tay người tiêu dùng. Thông tin về sản
phẩm trong chu trình này được lưu trữ và chia sẻ giữa các bên theo các hợp đồng
độc lập, người tiêu dùng không thể tiếp cận và truy xuất nguồn gốc.

19
Đối với quy trình thứ hai, khi có ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung
ứng hàng nông sản, mọi thông tin về sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào
cho tới thành phẩm bày bán tới tay người tiêu dùng đều được mã hoá và chia sẻ
trên công nghệ Blockchain. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng này đều phải
ứng dụng Blockchain và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, chế
biến, vận chuyển, bày bán hàng nông sản.
Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể ứng dụng hợp
đồng thông minh (smart contract) là những bản hợp đồng số được viết bằng code
trên nền tảng Blockchain, có thể vận hành tự động và cho phép các bên tham gia
trao đổi tài sản một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung
gian làm chứng. Việc ứng dụng hợp đồng thông minh và Blockchain trong chuỗi
cung ứng hàng nông sản giúp tăng cường tính minh bạch, tức thì, tiết kiệm chi
phí, giảm sai sót. Đồng thời cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc cho hàng
nông sản một cách dễ dàng và tin cậy, từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng và
giá trị hàng nông sản.
Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với
người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy
rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng
dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể
tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên
việc ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong
tương lai hoàn toàn có thể. Hơn nữa, việc Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất
nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là rõ ràng. Khả năng
nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô
giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với Blockchain, các nhà quản lý có thể nhanh
chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản
phẩm bị ảnh hưởng. Qua đó các công ty thực phẩm có thể phản ứng kịp thời hơn
trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài
chính.
3.4 Đánh giá cơ hội và thách thức của việc ứng dụng Blockchain vào chuỗi
cung ứng hàng nông sản Việt Nam
3.4.1 Cơ hội
Có thể nói, Blockchain được tạo ra như một cuộc cách mạng giúp các hoạt
động thương mại điện tử an toàn và tiết kiệm chi phí hơn (Lluïsa, 2018). Hệ
thống này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người đối với hoạt động
thương mại điện tử trên Internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là sự kết
hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các giao dịch, thỏa thuận
được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên tham gia bất kỳ (World
Energy Council, 2017).
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu hướng tạo dựng riêng
một mạng lưới Blockchain để phục vụ việc giao dịch, vì thế trong tương lai
Blockchain sẽ phát triển và được áp dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của Blockchain
cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ
thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.

20
Đối với hoạt động bán lẻ hàng nông sản, để người tiêu dùng đón nhận sản
phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề minh bạch thông tin. Do người
tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm, biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng
sản phẩm tốt vẫn không thể tiêu thụ được. Khi các nhà sản xuất hợp tác với nhau
và mọi thông tin về sản phẩm được minh bạch, lòng tin của người tiêu dùng về
sản phẩm sẽ tăng lên. Việc áp dụng Blockchain vào trong quá trình sản xuất nông
sản sẽ không chỉ dừng ở việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm
mà ngay cả doanh nghiệp cũng hưởng lợi.
Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một ngành
mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng
sẽ là nơi công nghệ Blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi
là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ
mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và
quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không lưu tâm đến những rào cản,
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ
Blockchain. Với chuỗi cung ứng thông thường sẽ luôn có các “điểm mù” (blind
spot) trên chuỗi (chain), ví dụ liệu người bán có gửi đủ đơn đặt hàng hay không,
hay tàu chở hàng cập bến hay chưa? Ứng dụng công nghệ Blockchain vào đó có
thể cho phép thể hiện chi tiết 1 tài sản (asset) trong hệ thống đang ở đâu và ở
trạng thái nào, tại bất kỳ thời điểm nào, ai đang nắm quyền lưu giữ sản phẩm
đó... Cùng đó, với các thông tin trên, các tổ chức trong chuỗi cung ứng có thể “dự
đoán” được là khi sản phẩm đến nơi, sẽ có trạng thái như thế nào..., qua đó tối ưu
hóa (optimization) được quy trình. Vì dữ liệu trong Blockchain là hoàn toàn
minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời, nên khi cần
có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở
bất cứ đâu.accccccccccccccccccccccccccccc
3.4.2 Thách thức
Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách
mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam
đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ
92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực
sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt
4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0 (ICTnews, 2018).
Thách thức mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam phải kể
đến các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là
nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc “chuẩn hóa khâu sản xuất” đang là vấn đề khó
nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế chính trong chuỗi cung ứng nông
sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử dụng giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, khi ứng dụng Blockchain, mọi thông tin sẽ bị “phơi bày”. Điều
này không dễ để áp dụng đối với tập quán sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.
Hơn nữa, công nghệ Blockchain vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chi phí, cơ
sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng hàng nông sản vì không phải
bất kỳ doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có khả năng chi trả cho việc trang bị
những dàn máy tính cực kỳ hiện đại để có thể sử dụng công nghệ Blockchain. Dù
sao thì Blockchain vẫn được xem là một công nghệ vô cùng tiềm năng có thể
mang đến một cuộc cách mạng mới trong chuỗi cung ứng hàng nông sản. Bằng

21
chứng là các công ty có tầm nhìn đang tìm kiếm những cách thức hoàn toàn mới
để làm việc với Blockchain.
3.5 Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị đối với các
cơ quan quản lý nhà nước
3.5.1 Một số đề xuất cho doanh nghiệp
Blockchain có thể chuyển đổi ngành nông nghiệp và chuỗi cung ứng hàng
nông sản, nhưng kết quả này rất xa trong tương lai, để có thể ứng dụng
Blockchain hiệu quả tại Việt Nam các doanh nghiệp tiên phong cần sự trung thực
và dũng cảm mới có thể đưa Blockchain ứng dụng tốt cho nền kinh tế. Để đạt
được tối ưu hiệu quả trong việc áp dụng Blockchain vào nông nghiệp, các doanh
nghiệp cần đặt câu hỏi chính về thực tế sản xuất như thế nào, đâu là tiêu chuẩn
quốc tế, làm thế nào để chuẩn đổi công nghệ, làm ra sao để ứng dụng sự cộng
hưởng giữa Blockchain với công nghệ khác như IoT, Big Data…
3.5.2 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
Việc ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc đều được các chuyên
gia đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này cần đến nhiều yếu tố
khác như sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai các kế
hoạch liên quan và đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp một số bộ tiêu chuẩn
về Blockchain để người nông dân yên tâm ứng dụng và làm theo. Triển vọng của
công nghệ Blockchain tại Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu nhân sự ngành công
nghệ thông tin ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi những định hướng đào tạo,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển chương trình đào tạo để có thể đáp
ứng được những thay đổi của thị trường trong thời gian tới.
Hơn nữa, việc quản trị, giám sát sự phát triển của Blockchain là rất cần thiết.
Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc
quản lý các giao dịch liên quan đến Blockchain nhằm xác định và hỗ trợ các ứng
dụng hợp pháp của Blockchain khi áp dụng vào đời sống như y tế, giáo dục, giao
dịch tài chính qua hợp đồng thông minh, sản xuất... đặc biệt nghiêm cấm các ứng
dụng vi phạm đến nguyên tắc về chống rửa tiền, trốn thuế hay phạm pháp. Đồng
thời, Chính phủ cũng cần xem xét đến các vấn đề liên quan tới việc giảm bớt các
xáo trộn, chuyển dịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra
đời, xu hướng tự động hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao,
có khả năng thích ứng và năng lực đổi mới - sáng tạo; kiến tạo môi trường phát
triển toàn diện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền. Muốn vậy, Chính phủ cần
sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các
hoạt động liên quan đến Blockchain.
3.5.3 Kết luận
Tại Việt Nam, các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng Blockchain và các
đối tác kinh doanh đang tích cực triển khai tích hợp công nghệ này vào mô hình
kinh doanh của mình. Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nông nghiệp sẽ tiếp
tục khẳng định vị trí quan trọng, là "bệ đỡ" cho các ngành kinh tế khác và có
nhiều tiềm năng mở rộng thị trường vẫn còn rất rộng lớn, nhất là khi tăng cường
ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, việc áp dụng công nghệ quản trị hiện
đại (bao gồm truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng) được đặt ra như một
22
trong những giải pháp để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản của Việt
Nam trong tương lai.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

- Chúng em đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề tài. Tuy nhiên, do tiểu
luận được thực hiện bằng tài liệu thu thập được nên tính thực tế không cao, còn
thiết sót.
- Qua bài tiểu luận, chúng em nắm được căn bản lý thuyết về Kỹ thuật đo
lường và Điều khiển tự động trong Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm,
đồng thời cũng học được thêm về kỹ năng trình bày và tổng hợp thông tin.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. T. H. Vân, "Xu hướng và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong
chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0,"
2020.
[2] B. N. Desk, "Applications of Blockchain platform in agri-food supply chain,"
2018.
[3] V. S. Sanjeev Kumar Sharma, "Applications of Blockchain technology in the
food industry," 2020.

24

You might also like