You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG I

GVHD: Tán Văn Hậu

Nhóm 1
1.Nguyễn Hoàng Minh – 2005222628
2.Nguyễn Quốc Đạt – 2005220924
3.Huỳnh Tấn Phát - 2005223596
Bảng phân công công việc
MSSV Công việc
Nguyễn Hoàng Minh 2005222628 Soạn câu hỏi bài 1
Nguyễn Quốc Đạt 2005220924 Soạn câu hỏi bài 2
Huỳnh Tấn Phát 2005223596 Soạn câu hỏi bài 1
Báo cáo thí nghiệm bài 1
Ngày TN: 10/4/2023
Câu 1. Liệt kê những công dụng giống nhau và khác nhau của beaker và erlen
Giống nhau:Đều được sử dụng làm phương tiện để trộn lẫn các dung dịch, chứa
dung dịch khi hút bằng pipet, đều không được sử dụng để đo thể tích chính xác, chỉ
được sử dụng để đo lường thô
Khác nhau:
Beaker Erlen
Được sử dụng làm phương tiện để rót,
hòa tan các chất trước khi chuyển vào Được sử dụng làm bình chứa dung dịch
bình định mức, đước dùng để đun dung trong quá trình chuẩn độ
dịch

Câu 2. Liệt kê các loại dụng cụ dùng để pha hóa chất, nêu sự khác biệt chính
về công dụng của các loại dụng cụ này
Các loại dụng cụ để pha hóa chất: pipet, bình định mức, beaker, erlen
Pipet: Là dụng cụ đo lường thể tích chất lỏng và thường được điều chỉnh để xả.
Pipet gồm pipet chia độ và pipet bầu
Bình định mức: Là loại dụng cụ để chứa, khi nạp chất lỏng đến vạch chuẩn mỗi
bình sẽ chứa một thể tích chất lỏng nhất định
Beaker: Được sử dụng làm phương tiện để rót, hòa tan các chất trước khi chuyển
vào bình định mức, đước dùng để đun dung dịch
Erlen: Được sử dụng làm bình chứa dung dịch trong quá trình chuẩn độ
Câu 3. Sự khác biệt chính của công cụ thủy tinh loại A và loại B
Loại A cho độ chính xác cao
Loại B cho độ chính xác thấp hơn
Câu 4. Trình bày 4 bước cơ bản khi sử dụng pipet
- Tay thuận cầm pipet bằng ngón cái và ngón giữa. Ngón trỏ dùng để bịt đầu pipet.
Hút chất lỏng vào pipet bằng quả bóp cao su lên trên vạch đã chọn khoảng 510
mm. Bỏ quả bóp cao su ra và dùng ngón trỏ bịt phần trên. Sau đó lấy pipet ra khỏi
chất lỏng.
- Lau khô bên ngoài pipet sau khi hút và trước khi xả chất lỏng ra.
- Luôn giữ cho pipet thẳng đứng và vạch chuẩn ngang tầm mắt, vòi xả của pipet
chạm vào thành bên trong beaker hoặc erlen, beaker hoặc erlen được giữ tư thế
nghiêng khoảng 30° so với phương thẳng đứng; Điều chỉnh mặt thấp nhất của mặt
khum chất lỏng chạm mép trên của vạch.
- Giữ pipet thẳng đứng; xả chất lỏng với vòi xả pipet chạm vào thành bên trong
của bình tiếp nhận ở tư thế nghiêng khoảng 30°
Câu 5. Dấu hiệu “thổi ra” (hai vòng mã màu) trên pipet cho biết điều gì?
Cho biết khi giọt chất lỏng cuối cùng ở vòi xả được thổi ra
Câu 6: Liệt kê bốn điều nên kiểm tra trước khi sử dụng pipet thuỷ tinh
Các điều cần kiểm tra trước khi sử dụng pipet thuỷ tinh bao gồm:
1. Kiểm tra độ chính xác của pipet bằng cách kiểm tra dung tích bằng nước hoặc
dung dịch có độ chính xác cao trước khi sử dụng.
2. Đảm bảo pipet được làm sạch và khô ráo trước khi sử dụng để tránh nhiễm
khuẩn hoặc ảnh hưởng đến các thí nghiệm.
3. Kiểm tra đầu pipet trước khi sử dụng để đảm bảo không có bất kỳ vết nứt, gãy
hoặc hư hỏng nào trên đầu pipet.
4. Đảm bảo việc sử dụng các loại pipet phù hợp với chiều dài và dung tích cần thiết
cho thí nghiệm.
Câu 7: Mặt khum của chất lỏng là gì? Đọc thể tích trên mặt khum của chất
lỏng như thế nào?
- Mặt khum chất lỏng để mô tả độ cong trên bề mặt chất lỏng. Mặt khum của chất
lỏng có thể cong lên (khum lồi) hoặc cong xuống (khum lõm). Độ cong này phụ
thuộc vào sự tương tác giữa lực bám dính và lực dính kết.
- Trong trường hợp mặt khum lõm: Thể tích phải được đọc ở điểm thấp nhất của
mặtkhum chất lỏng. Điểm thấp nhất của mặt khum chất lỏng phải chạm vào mép
trên của vạch chia độ. Khi quan sát trên cùng một mặt phẳng.
-Trong trường hợp mặt khum lồi: Thể tích phải được đọc ở điểm cao nhất của mặt
khum chất lỏng. Điểm cao nhất của mặt khum chất lỏng phải chạm vào mép dưới
của vạch chia độ. Khi quan sát trên cùng một mặt phẳng.
Câu 8 Đo lường 25ml nước bằng dụng cụ đo thể tích, phải ghi giá trị này như
thế nào nếu dùng:
Ống đong 50ml có độ chia 1ml và giới hạn sai số ±0,5ml: 25,0±0,5ml
Buret 25ml có độ chia 0,1ml và giới hạn sai số ±0,050ml: 25,00±0,050ml
Bình định mức 25ml có giới hạn sai số là ±0,04ml: 25,00±0,04ml
Pipet bầu 25ml có giới hạn sai số là ±0,030ml: 25,00±0,03ml
Câu 9. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của dụng cụ đo thể
tích?
-Sử dụng dụng cụ bẩn, được bảo quản không đúng cách, hoặc bị hư hỏng.
-Sử dụng dụng cụ vạch (hoặc các vạch) bị mờ.
-Dùng chất lỏng có nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn hiệt độ tiêu chuẩn.
-Khi quan sát mặt khum hoặc đường viền chất lỏng không để ngang tầm mắt.
Câu 10: Liệt kê các dụng cụ đo thể tích mà khi sử dụng phải luôn luôn điều
chỉnh mặt khum lõm của chất lỏng chạm vào mép trên của vạch?
-Các dụng cụ đo thể tích chính sát: pipet chia độ, pipet bầu, buret, bình định mức
Báo cáo thí nghiệm bài 2
Ngày TN:17/4/2023
Câu 1. Sử dụng loại bì nào để cân một mẫu chất độc hại, chất dễ bay hơi?
Loại bì cân mẫu chất độc là loại bì kín, ví dụ như chai hoặc cốc cân.
Loại bì cân mẫu chất chất dễ bay hơi là chai hoặc cốc cân có nút nhám.
Câu 2. Sử dụng loại cân nào để cân 0,05 g vật liệu? Giải thích vì sao?
Cân để cân 0,05 g vật liệu là cân phân tích,cân kĩ thuật 2 số . Vì các loại cân
này có thể cân được các vật liệu nhỏ nhưng cân phân tích sẽ đo chuẩn khi cân sẽ
không lo các yếu tố bên ngoài như cân kĩ thuật
Câu 3. Sử dụng những dụng cụ thiết bị nào để pha dung dịch chuẩn và dung
dịch mẫu?
 Dụng cụ:
Thuyền cân, Đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt bằng nhựa, phễu thủy tinh, bóp cáo su,
Bình tia, Beaker thủy tinh, Beaker nhựa, ống đong pha trộn loại A 50ml, ống đong
pha trộn loại A 100ml, pipet chia độ AS kiểu 2, pipet bầu vạch loại AS, buret loại
AS, bình định mức lại A, Muỗng lấy hóa chất, Bình chứa (nhựa),Chai nước(thủy
tinh).
 Thiết bị:
Cân kĩ thuật, Cân phân tích, Quả cân chuẩn.
Câu 4, Liệt kê các dụng cụ pha loãng dung dịch thử?
 Bóp cao su, beaker thủy tinh, phễu thủy tinh,buret, bình định mức, bình
chứa, ống đong.

You might also like