You are on page 1of 6

Câu 1: Trình bày, giải thích ý nghĩ các bước trong quy trình pha chế hóa chất

(hóa chất
rắn, lòng)

- Chuẩn bị:
 Xác định nồng độ cần pha bằng các công thức
 Chuẩn bị dụng cụ:
+ Cân: cân điện tử có độ chính xác phù hợp
+ Bình chứa: chọn bình có kích thước phù hợp với lượng dung dịch cần pha
+ Pipet: dùng để lấy chính xác lượng dung dịch cần thiết
+ Beacher: dùng để cân và hòa tan chất tan
+ Đũa thủy tinh: dùng để khuấy dung dịch
+ Bình định mức: dùng để pha dung dịch đến thể tích cần
+ Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ: để đảm bảo an toàn khi pha hóa chất
 Chuẩn bị hóa chất:
+ Chọn hóa chất phù hợp với yêu cầu thí nghiệm
+ Kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng của hóa chất trước khi sử dụng
- Pha chế hóa chất:
Chất rắn:
 Cân lượng chất tan: đặt cân lên mặt phẳng cân bằng, sau đó đặt beacher 100ml (đã
rửa sạch, trán bằng nước cất và khô) lên cân bấm tare đợi cân hiện về 0.000 rồi
mới bỏ hóa chất lên cân
 Thêm dung môi: cho dung môi vào beacher, khuấy nhẹ hóa tan hoàn toàn chất tan
 Cho dung dịch vừa hóa tan vào bình định mức sau đó định mức đến vạch và lắc
đều

Chất lỏng:

 Dùng pipet hút chính xác lượng dung dịch cần pha
 Cho vào bình định mức
 Định mức đến vạch và lắc đều để hóa chất hòa tan vào nhau
- Lưu ý luân phải tuân theo các nguyên tắc an toàn khi pha chế hóa chất:
 Mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ
 Làm việc trong tủ hút đối với các hóa chất dễ bay hơi.
 Trách tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
 Rửa sạch tay sau khi thao tác với hóa chất
 Cần cẩn thận khi pha chế các dung dịch cái tính axit mạnh hoặc bazo mạnh
 Không được cho nước vào axit mạnh vì sẽ gây nguy hiểm cho người thực hiện vì
axit đặc có tính háo nước
- Dọn dẹp và vệ sinh
 Rửa sạch dụng cụ pha chế sau khi sửa dụng
 Thu gom và sử lý chất thải theo quy định
- Giải thích quy trình:
 Khi cân hóa chất cần pha phải sử dụng beacher 100ml được rửa sạch và tráng
bằng nước cất và lau khô vì khi cân tránh việc chất cần cân bị hòa tan bởi nước
còn động lại trong beacher hoặc phản ứng với các chất còn trong beacher trong thí
nghiệm trước
 Cho dung môi vào để hòa tan chất cần pha (dung môi có thể là nước, NH3, … )
 Khuấy đều để hòa tan chất tan
 Cho vào bình định mức sau đó định mức đến vạch để pha loãng dung dịch và thu
được dung dịch ở thể tích và nồng độ mong muốn
 Cho hóa chất đã pha vào chai đựng phù hợp, đậy nắp và dán nhãn. ( Tên hóa chất,
người pha, ngày pha,…)

Câu 2: Giải thích ý nghĩ các bước trong kỹ thuật lọc, ly tâm, tách, chiết

- Ý nghĩa các bước trong kỹ thuật lọc:


 Rửa sạch erlen và phễu sau đó tráng bằng nước cất để đảm bảo sạch nhất để tránh
dung dịch sau lọc hoặc dung dịch lọc phản ứng với các chất trong thí nghiệm
trước
 Đặt phễu vào erlen sau đó đặt giấy lọc đã gấp vào phễu
 Làm ướt giấy lọc bằng nước hoặc dung môi phù hợp (tránh việc dung dịch thu
được hoặc dung dịch lọc phản ứng với dung môi tạo thành sản phẩm khác) để
giấy lọc không bị di chuyển trong lúc lọc.
 Rót dung dịch lọc vào phễu dọc theo đũa thủy tinh để tránh việc dung dịch cần lọc
đổ ra ngoài
 Sau khi lọc xong vệ sinh dụng cụ
- Ý nghĩa các bước trong kỹ thuật ly tâm:
 Khởi động máy ly tâm để máy được ổn định
 Cho dung dịch vào các ống ly tâm, đậy nắp, lau sạch
 Cho các ống ly tâm vào rotor sao cho các ống cân bằng, đối xứng nhau vì máy ly
tâm hoạt động dựa trên lực ly tâm, việc đặt ống không đối xứng thì sẽ xảy việc
các ống ly tâm bị bể.
 Cài đặt tốc độ và thời gian phù hợp với mục địch ly tâm và loại dung dịch cần ly
tâm
 Lấy dung dịch ra khỏi rotor
 Vệ sinh các ống ly tâm
 Tắt máy ly tâm sau đó rút điện vì làm vậy sẽ tăng tuổi thọ của máy. Tránh việc
chưa tắt máy mà rút điện, điều này sẽ làm cho máy nhanh bị hư hại
 Lưu ý: không được mở nắp máy ly tâm khi máy đang hoạt động vì máy sẽ quay
với tốc độ rất nhanh nên khi mở nắp máy khi máy đang hoạt động sẽ gây nguy
hiểm cho người sử dụng và mọi người xung quanh máy
- Ý nghĩa các bước trong kỹ thuật tách, chiết
 Tách bằng máy lắc
1. Cho lượng dung dịch mẫu cần tách vào erlen 250ml có nắp đậy (đã được
rửa sạch, làm khô).
2. Kiểm tra phích cắm, cắm điện và bật máy lắc. (đảo bảo an toàn, khởi động
máy).
3. Đặt erlen lên máy lắc, dùng thanh kẹp xiết chặt giữ erlen cân bằng ( để
erlen không bị rơi khỏi máy khi đang lắc).
4. Chọn thời gian và vận tốc lắc phù hợp với dung dịch.
 Chiết bằng phễu chiết
1. Cho phễu chiết vào giá đỡ
2. Cho hỗn hợp vào phễu chiết
3. Cho dung môi phù hợp vào (dung môi sẽ hòa tan chất cần chiết).
4. Cố định phần đuôi và lắc phần bầu để chất cần chiết hòa tan trong dung
môi hữu cơ.
5. Hạ thấp phần bầu, mở khóa để xả khí rồi khóa phễu lại để cân bằng áp
suất trong và ngoài phễu. ( không hướng vào người khác gây nguy hiểm)
6. Để yên vài phút để các chất tách ra thành 2 pha
7. Đặt phễu vào bình định mức, mở nắp phễu, mở khóa để dung môi chảy
vào bình định mức.
8. Gần hết dung môi thì nhỏ giọt rồi khóa lại.
9. Tiếp tục cho dung môi và thao tác tương tự để có thể chiết hoàn toàn.

Câu 3: Trình bày giải thích ý nghĩa các bước trong quá trình cân và hiệu chuẩn

Các bước vs ý nghĩa các bước trong quá trình cân

- Chuẩn bị:
 Chọn cân phù hợp với khối lượng cần cân và độ chính xác yêu cầu
 Đảm bảo cân được đặt trên mặt phẳng ổn định và không bị rung
 Làm sạch đĩa cân trước khi sử dụng
- Cân:
 Đặt cân ở vị trí cân bằng để tránh việc cân bị nghiêng hoặc chênh khi cân dẫn đến sai sót
 Làm sạch đĩa cân trước khi cân để tránh việc các hóa chất trộn lẫn vào nhau. Chúng ta
nên sử dụng beacher 100ml sạch và khô để cân trách việc các hóa chất bị lần vào nhau
 Bật cân khi vào phòng để cho cân có thời gian ổn định
 Đợi cân ổn định, đặt becher 100ml lên đĩa cân,nhấn “tare” để cân hiển thị =0, cho hóa
chất vào becher và ghi lại giá trị
 Lấy becher đựng hóa chất ra khỏi đĩa cân và làm sạch đĩa cân nếu dư
 Tắt cân và rút điện khi ra khỏi phòng thí nghiệm để tránh việc cân bị hư. Không nên rút
điện khi chưa tắt cân vì vậy sẽ làm cân bị hư
 Lưu ý:
+ Không được đặt vật quá nặng lên cân vì sẽ dẫn đến hư cân
+ Không sử dụng cân trong môi trường có gió hoặc rung động vì sẽ làm sai số khi cân
dẫn đến việc sai sót trong việc pha chế hóa chất
+ Hiệu chuẩn cân định kì để đảm bảo việc cân còn hoạt động tốt
Các bước và ý nghĩa các bước trong quá trình hiệu chuẩn cân

Chuẩn bị:

- Chọn quả cân:


 Lựa chọn quả cân có khối lượng phù hợp với dải đo của cân
 Sử dụng quả cân chuẩn do nhà sản xuất cung cấp
- Đảm bảo môi trường hiệu chuẩn
 Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
 Mặt phẳng đặt cân không bị rung
- Chuẩn bị dụng cụ:
 Cọ mềm để vệ sinh cân
 Kẹp gắp để di chuyển quả cân
 Giấy bút để ghi lại kết quả
- Hiệu chuẩn:
 Dùng cọ để làm sạch cân tránh việc bụi bẩn bám trên cân làm cân sai số
 Bật cân trước khi chuẩn bị dụng cụ để cân được ổn định trước khi hiệu chuẩn
 Các bước hiệu chuẩn:
+ Cân không tải: đặt đĩa cân rỗng lên cân và hiệu chỉnh về 0
+ Cân điểm đầu: đặt quả cân chuẩn lên đĩa cân và hiệu chỉnh về giá trị hiển thị
bằng với giá trị thực của quả cân
+ Cân điểm giữa: đặt quả cân có giá trị trung bình lên đĩa cân và hiệu chỉnh về giá
trị hiển thị
+ Cân điểm cuối: đặt quả cân chuẩn có giá trị gần với dải đo tối đa của cân lên đĩa
cân và hiệu chỉnh giá trị hiển thị
 So sánh giá trị hiển thị trên cân và giá trị thật của quả cân chuẩn để biết độ sai số
của cân. Nếu sai số của cân nằm trong giới hạn cho phép, cân có thể sửa dụng
được. Còn nếu sai số của cân vượt quá giới hạn cho phép, cần điều chỉnh lại cân
Độ lặp
- Dọn dẹp:
 Vệ sinh cân sau khi hiệu chuẩn
 Cất giữ quả cân chuẩn cẩn thận
- Lưu ý:
 Nên hiệu chuẩn cân định kì 6 tháng/lần
 Khi hiệu chuẩn cân cần tuân thủ theo các quy tắc an toàn

You might also like