You are on page 1of 17

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên đề:

TRÌNH BÀY CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ CHÍNH XÁC
(MICROPIPETTE, PIPET BẦU, BÌNH ĐỊNH MỨC, CÂN PHÂN TÍCH, BURET) & DỤNG CỤ
KHÔNG CHÍNH XÁC (CHÀY CỐI, PIPET THẲNG, ỐNG ĐONG, BÌNH TAM GIÁC, CỐC
THỦY TINH, BÌNH GẠN)
DÙNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

GIÁO VIÊN HD: DS NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

Lớp: DLTB2022
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Anh
2. Trần Thị Thu Quý
I. TỒNG QUAN
- Dụng cụ thí nghiệm là một trong những đồ dùng thiết yếu
trong các trường học và các phòng nghiên cứu, phòng thí
nghiệm hóa học vi sinh, sinh học môi trường, trong các trung
tâm kiểm nghiệm, kiểm định, các công ty về thực phẩm, dược
phẩm…

- Do phải thường xuyên tiếp xúc với các ảnh hưởng hoá học
và vật lý nên hầu hết các dụng cụ này thường được làm từ vật
liệu có tính chống chịu tốt, tuổi thọ và độ bền cao để đảm bảo
an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng còn phải đảm bảo
có tuổi thọ cao, cung cấp sự an toàn cho người dùng. Cho nên
chúng ta có đề tài báo cáo: “Trình bày công dụng và cách sử
dụng các dụng cụ chính xác, dụng cụ không chính xác dùng
trong phòng thí nghiệm”.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A.Dụng cụ chính xác Micropipette
1. Micropipette 1.1 Công dụng của micropipette
là một dụng cụ dùng để hút xả một lượng lớn mẫu chính xác từ nơi này đến
nơi khác. chúng thường được dùng trong các phòng thí nghiệm hóa, hóa lý, sinh
hóa, hóa dược hay dược liệu, xét nghiệm chuyên dùng để hút các mẫu hóa chất, vi
sinh, sinh học phân tử với thể tích rất nhỏ từ 0.5µL 20µL 100µL, 1000µL, 5000µL,

1.2. Cách sử dụng


- Lựa chọn Micropipette phù hợp với phạm vi thể tích cần thiết và chọn đúng loại đâu
tip sử dụng cho pipet.
- Cài đặt thể tích hút bằng cách quay núm vặn bên trên.
- Đẩy piston xuống nấc dùng thứ nhất đặt vào dung dịch sau đó hút dug dịch vào đầu
tip.
- Đặt đầu tip Micropipet vào ống đựng và đẩy piston đến nấc dừng thứ hai để đảm bảo
rằng tất cả dung dịch được đẩy ra khỏi đầu tip.
- Loại bỏ đầu tip khỏi Micropipette bằng cách sử dụng nút đẩy (ejector) ở phía sau.
- Sau khi sử dụng xoay thể tích về mức tối đa ghi trên thân Micropipette.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A.Dụng cụ chính xác : PIPET BẦU
2. Pipet bầu ( pipet thể tích hay pipet định mức)

2.1 Công dụng của pipet bầu


Dùng để hút và phân phối một lượng dung dịch chất lỏng, hóa chất từ nơi này
sang nơi khác.
Thiết kế bầu lớn với thân mỏng dài, có các vạch mức.
Chỉ số được hiệu chuẩn cho các thể tích đơn.
Các thể tích dung dịch thông dụng: 10ml, 25ml, 50ml.
Chúng cho phép người dùng có thể đo một lượng dung dịch mẫu với độ
chính xác cực cao, ứng dụng trong chuẩn bị dung dịch trong phòng thí
nghiệm từ loại dung dịch gốc.

Chỉ cần thực hiện bóp trước một lực nhỏ tại phần đầu cao su hoặc đầu nhựa, sau đó
tiến hành nhúng vào trong dung dịch cần hút và thả tay ra để hút dung dịch lên.
Tiếp theo nhỏ dung dịch ra bằng cách bóp từng lục nhỏ để các giọt nhỏ được
đẩy
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A. Dụng cụ chính xác :Bình định mức
3. Bình định mức:
3.1 Công dụng của bình định mức.
Đây là dụng cụ dùng để chứa các loại
dung môi, hóa chất, chất lỏng… yêu cầu có
độ chính xác cao trong các phòng thí
nghiệm, xác định được dung tích của sản
phẩm chứa trong bình với thiết kế các vạch
chia cùng thông tin rõ ràng trên mỗi bình.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A. Dụng cụ chính xác : Bình định mức
3. Bình định mức: 3.2. Cách sử dụng bình định mức:
Cần làm sạch và thực hiện tráng bình hai
đến ba lần với dung môi dùng để pha chế dung
dịch trước khi sử dụng
Cách pha loãng dung dịch: sử dụng pipet
hoặc buret chuẩn độ để có thể lấy chính xác
lượng thể tích dung dịch đã được tính toán
trước vào bình định mức có sẵn một ít dung
môi. Nắp bình và lắc đều, nhẹ.
Mở nắp bình và tiến hành thêm từ từ dung
môi vào đúng đến ví trí vạch quy định trên thân
bình.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A. Dụng cụ chính xác : Cân chính xác
4. Cân phân tích
4.1 Công dụng
Cân phân tích mang đến độ chính xác cao, có khả năng phân tích các mẫu vật, chất
gốc dùng để pha dung dịch với độ chính xác cao nhất.

4.2 Cách sử dụng bình định mức:

Bước 1: Cân đã được bật nguồn và khởi động, dùng tay có đi găng tay đặt đĩa cân lên bàn cân.
Bước 2: Bạn bấm vào nút Zero để cân trở về trạng thái mặc đinh. 
Bước 3: Bạn cần kiểm tra bên ngoài, ngoại vi của cân phân tích.Kiểm tra kỹ thuật.Kiểm tra đo lường, kiểm tra độ lặp lạ
lệch tâm, sai số gần Max, kiểm tra độ đúng,... 

Bước 4: Bạn sử dụng kẹp và găng tăng để đặt mẫu vật lên đĩa cân nhẹ nhàng và tránh rơi mẫu vật ra ngoài. 
Bước 5: Kết quả được hiển thị trên màn hình, tiến hành ghi kết quả. Bạn có thể nhấn nút “Hold” để giữ số liệu. 
Bước 6: Bạn tiếp tục nhấn vào nút “Zero” để màn hình trở về mặc định và tiến hành đo các mẫu vật khác. 
Bước 7: Sau khi hoàn thành, bạn lấy mẫu vật và đĩa cân ra ngoài. 
Bước 8: Tiến hành tắt máy, tắt nguồn điện và vệ sinh ở những khu vực bề mặt cân, khu vực xung quanh. 
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG :
A.Dụng cụ chính xác : Buret
5. Buret: 5.1. Công dụng:
Buret có công dụng đặc biệt dùng để chuẩn độ
dung dịch
Buret chuẩn độ hay còn gọi là buret thủy tinh.
Đây là một loại buret được dùng trong phương
pháp chuẩn độ để cho biết thể tích của mẫu hoặc
chất chuẩn.
Buret chuẩn độ có ưu điểm đó là mang lại tính
chính xác cao và thuận tiện cho người sử dụng khi
lắp ráp và tháo gỡ ra khỏi giá đỡ.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
A.Dụng cụ chính xác : BURET
5. Buret: 5.2. Cách sử dụng:
Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho thủy
tinh để làm sạch Buret.
Tiến hàng tráng dung dịch được chuẩn độ trong
Buret.
Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn độ đến
vạch O.
Sau đó chậm đầu buret vào thành bình tam giác
và tia nước cất để đảm bảo cho dung dịch chuẩn
phản ứng hết với mẫu thử
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
B.Dụng cụ không chính xác: PIPET
1. Pipet:
1.1 Pipet Vạch: Công dụng
Loại dụng cụ này cần nguồn chân không. Ban đầu,
người ta phải dùng miệng để hút, sau đó đã sử dụng
các nút cao su.
Chúng thường được làm từ chất liệu thủy tinh hoặc
nhựa vô trùng. Vì vậy, sau khi dùng xong, có thể khử
trùng, sau đó sử dụng kẹp nhỏ lấy bông ở đầu trên
pipet ra. Tiếp theo, ngâm chúng vào trong dung dịch
để tẩy rửa sạch ống, rồi rửa, sấy khô và đóng gói lại,
tái sử dụng.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG
B. Dụng cụ không chính xác : PIPET
1. Pipet: 1.1 Pipet Vạch: Cách sử dụng
Dùng tay thuận để cầm lấy pipet bằng ngón cái và ngón giữa,
ngón trỏ bịt đầu dụng cụ.
Sử dụng quả bóp hoặc vật trợ để hút dung dịch vào pipet
cho tới vạch cần lấy.
Bỏ quả bóp cao su ra và bịt lại phần trên bằng ngón tay trỏ.
Cầm dụng cụ theo thế thẳng đứng rồi nhẹ nhàng mở ngón
trỏ để điều chỉnh về vạch 0 hay vạch cần lấy.
Thả dụng dịch vào bình hay ống nghiệm tới vạch xác định.
Tùy theo loại pipet có thể thả hết toàn bộ hay thả đến vạch
dưới hoặc thổi sau khi thả.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
B.Dụng cụ không chính xác: Ống Đong
2. Ống đong: 2.1. Công dụng:
Ứng dụng của ống đong thủy
tinh: pha loãng dung dịch, trộn các
thành phần khác nhau theo tỷ lệ xác
định. 
Ống đong có nhiều dung tích
khác nhau phục vụ cho nhiều nhu
cầu sử dụng của người dùng.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
B. Dụng cụ không chính xác: Ống Đong
2. Ống đong: 2.2. Cách sử dụng:
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng
có thể lựa chọn ống đong có vạch chia phù hợp, nên
chọn loại ống có thể tích gần nhất với thể tích của
dung dịch bạn cần đo.

Cách đọc chỉ số trên ống đong chính xác nhất là


cần để dụng cụ này trên một mặt phẳng tránh để
chúng nghiêng về một bên nào đó, tránh mặt chất
lỏng trong ống đong không được cân bằng và đặt
tầm mắt của bạn ngang với bề mặt chất lỏng cần
bằng ấy.
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
B.Dụng cụ không chính xác : Bình nón
3. Bình nón:
3.1. Công dụng:

Bình nón dùng để chứa các dung dịch hóa chất,


dùng để chứa mẫu cho phép chuẩn độ hóa học, thực
hiện các phản ứng, dùng cho các phản ứng cần xúc
tác nhiệt độ.

3.2. Cách sử dụng:


Bình nón được sử dụng trong các thí nghiệm cần đến việc lắc, hòa tan mẫu. Đặc
biệt là các thí nghiệm trong phân tích thể tích như phương pháp chuẩn độ. 
II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG:
B. Dụng cụ không chính xác: Bình
4.1. Công dụng:
Gạn
4. Bình gạn: Ứng dụng trong các phương pháp chiết, để tách
những chất lỏng có mật độ cùng độ hòa tan khác
nhau từ một hỗn hợp ban đầu nhằm mục đích tách
những thành phần cần thiết cho quá trình phân
tích, thí nghiệm.
4.2. Cách sử dụng:
Một tay giữ nấp 1 tay giữ khóa cho thật chặt,
sau đó lắc đều khoảng 1 thời gian t mở khóa để
tống áp suất thừa ra ngoài, đóng khóa lại và tiếp
Khóa nhựa Khóa thủy tinh
tục lắc đều. Sau khi làm xong ta đặt lên giá để yên
chờ dung môi tách lớp.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận.
Các dụng cụ là thủy tinh trong phòng kiểm nghiệm rất dể vỡ khi sử
dụng chúng ta phải thật cẩn thận tránh trường hợp rơi vỡ.

2. Kiến nghị
Phải sử dụng đúng công năng của những loại dụng cụ để đạt
được kết quả chính xác nhất.
Kiểm tra các dụng cụ trong phòng kiểm nghiệm đảm bảo còn
chính xác và sử dụng tốt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng các
loại dụng cụ đó.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô ở
trường bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ em trong thời gian qua và
đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm em có một môi truờng học tập
tốt đẹp. Em xin chúc nhà truờng ngày càng phát triển, các quý
thầy cô dồi giàu sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ dạy học của
mình. Và là chuyến phà đưa từng lớp đàn em sau này đến bờ
tương lai.
Nhóm em xin trân trọng cảm ơn!

You might also like