You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


----

BÀI PHÚC TRÌNH HỌC PHẦN


THỰC TẬP VI SINH MÔI TRƯỜNG

MÃ HP: MT422

Họ và tên:
Phan Hữu Quốc Sĩ B2202194
Lê Hồng Thái B2202197
Nguyễn Văn Thích B2202199
Nguyễn Thái Tú Thanh B2202196
La Thương B2202205

Lớp: MT2257A1

Nhóm: 5
Lớp/Nghành: KTMT
GVHD: Kim Lavane
Học kì 1 năm 2023-2024

1
Bài 1: An toàn phòng thí nghiệm vi sinh và nguyên tắc vận hành
các thiết bị............................................................................................1
Bài 2: Chuẩn bị môi trường phân lập và nuôi cấy VSV................12
Bài 3: Phân lập VSV..........................................................................16
Bài 4: Định lượng tổng E.coli và Coliform bằng phương pháp
MPN....................................................................................................18
Bài 5+6+7: Định lượng vi khuẩn hiếu khí, Enterococi và E.coli và
coliform trong nước bằng phương pháp màng lọc.........................23
Bài 8: Sử dụng kính hiển vi quan sát vi sinh vật trong bùn hoạt
tính......................................................................................................28
Tài liệu tham khảo.............................................................................30

2
BÀI 1: AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH
VÀ NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ
• Các nguyên tắc an toàn:
Một số hướng dẫn an toàn phòng thí nghiệm sinh kỹ thuật môi trường
1. Chuẩn bị và đọc trước các thí nghiệm để giảm tối đa các rủi ro trong quá
trình thí nghiệm.
2. Không được ăn uống trong phòng thí nghiệm, không được để lên miệng các
vật dụng như viết chì trong quá trình nuôi cấy nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm
vi sinh vật từ phòng thí nghiệm
3. Bắt buộc mặc áo blouse và đeo khẩu tra trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
4. Chỉ mang theo các vật dụng cần thiết dùng cho thí nghiệm, vở ghi chép và
bút ghi chú. Các vật dụng khác tập trung một chỗ riêng biệt.
5. Trước khi bắt đầu hay sau khi kết thúc thí nghiệm cần phải khử trùng bằng
cồn 700C
6. Phải có các nhãn ghi chú trên các chai, lọ chứa đựng hóa chất, môi trường và
có ghi đầy đủ ngày tháng pha. Việc có các nhãn mác giúp tránh nhầm lẫn
hóa chất, môi trường với nhau và biết được thời gian có thể sử dụng.
7. Cần tuân thủ các chỉ dẫn ghi trên các chai lọ hóa chất để đảm bảo an toàn khi
sử dụng và biết cách xử lý khi có sự cố.
8. Khi làm việc trên các mẫu vi sinh cần phải cẩn thận tránh tiếp xúc với vết
thương (nếu có).
9. Cần thận trọng trong việc sử dụng đèn cồn. Tránh làm đổ cồn lên mặt bàn.
Khử trùng bằng cồn phải tuyệt đối tuân thủ qui tắc để tránh phựt lửa.
10. Không sử dụng miệng để thực hiện hút hóa chất, môi trường bằng pipette.
Luôn cầm nắm pipette nhẹ nhàng nhưng chắc chắn để tránh rơi vỡ hay làm
gãy pipette. Thực hiện tương tự đối với các dụng cụ thủy tinh
11. Cần phải khử trùng các dụng cụ đã sử dụng để thực hiện thí nghiệm với vi
sinh vật trước khi cất hoặc thải bỏ. Không đổ môi trường có chứa vi sinh vật
vào bồn rửa. Trường hợp này, môi trường phải được khử trùng trước khi đổ
bỏ. Đối với môi trường thạch (agar), khử trùng môi trường trước khi thải bỏ
3
cũng phải thực hiện. Cần lưu ý rằng khi khử trùng thạch cần có túi nylong
chuyên dụng để tránh thạch lỏng đổ ra thiết bị khử trùng. Riêng các mẫu môi
trường thu thập từ đất, nước tự nhiên thì không cần phải khử trước trước khi
thải bỏ trong trường hợp không sử dụng hết.
12. Sau khi kết thúc buổi thực hành cần phải dọn dẹp ngăn nắp và lau các bề mặt
bằng cồn 70oC
Ngoài ra cần phải vệ sinh tay cẩn thận trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm
13. Nếu trong quá trình thao tác thí nghiệm có bị vết cắt hay có sự cố khác thì
cần báo ngay cho người hướng dẫn trong phòng thí nghiệm để có thể xử lý
kịp thời và phù hợp.

• Nguyên tắc vận hành các thiết bị:


1/ Tủ ủ vi sinh MODEL BE600
Tủ ấm vi sinh là thiết bị sinh học bên
trong có điện trở gia nhiệt, có tác dụng truyền
nhiệt cho không khí bên trong buồng tủ. Điện
trở gia nhiệt giúp chuyển hóa điện năng thành
nhiệt năng, cùng hệ thống quạt giúp điều chỉnh
độ ẩm tạo nên những luồng không khí có nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp. Tủ ấm thường có lớp
cách nhiệt nhằm duy trì nhiệt độ ổn định bên
trong tủ.

Tủ ấm vi sinh được sử dụng với mục đích


chính là tạo ra và duy trì mức nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp cho môi trường theo yêu cầu của
người nghiên cứu. Tủ ấm được sử dụng với 2
mục đích chính:

Tạo môi trường nuôi cấy vi sinh vật: Mỗi loại vi sinh vật cần những điều
kiện khác nhau để tồn tại và có thể sinh sản, vì vậy cần sử dụng tủ ấm vi sinh để
tạo nhiệt độ, độ ẩm, độ pH,... thích hợp.

Tạo môi trường ủ ấm vi sinh vật, hỗ trợ vi sinh vật sinh trưởng và phát
triển: Mỗi loại vi sinh vật lại đòi hỏi một nhiệt độ để có thể sinh trưởng và phát

4
triển khác nhau. Để có thể nuôi cấy vi sinh vật thành công và đạt hiệu quả cao
thì cần phải cung cấp nhiệt độ thích hợp.

Nhờ khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tủ ấm vi sinh được sử dụng trong rất
nhiều bệnh viện, phòng thí nghiệm, các hoạt động nghiên cứu và sản xuất... với
nhiều ứng dụng khác nhau:

• Được ứng dụng các quá trình sản xuất các loại thực phẩm cần lên men
nhờ hoạt động của vi sinh vật như sữa chua, pho-mai, nước tương, giấm,
rượu,...
• Ứng dụng trong việc xử lý rác thải bằng cách nuôi cấy và phát triển các
loại vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ.
• Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản thông qua việc nuôi cấy và phát triển
ví inh vật có khả năng thanh lọc nước thải, tái sử dụng nước thải.
• Ứng dụng trong công nghệ sản xuất phân vi sinh, chế phẩm hóa học,
thuốc kích thích tăng trưởng,...
• Sử dụng nhiệt độ để khử trùng: dùng tủ ấm vi sinh tạo nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ tối đa của vi sinh vật làm biến tính cấu trúc, chức năng của
chúng.
• Kiểm tra khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật.
• Nghiên cứu sự kết tinh.
• Lưu trữ hóa chất ở nhiệt độ thích hợp.
• Kiểm tra độ ổn định của dược phẩm trước những thay đổi của nhiệt độ...
Tủ ấm nuôi cấy vi sinh ngày nay được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ các
hoạt động nghiên cứu, sản xuất. Chúng ta chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí
đầu tư ban đầu là có thể thực hiện rất nhiều hoạt động liên quan đến
nghiên cứu, ứng dụng về vi sinh vật. Trên thị trường hiện nay cũng có rất
nhiều dòng sản phẩm tủ nuôi cấy vi sinh có xuất xứ từ nhiều nước khác
nhau nên chất lượng cũng khác nhau. Vì vậy khi lựa chọn mua tủ ấm vi
sinh bạn nên tìm những địa chỉ uy tín.

- Hướng dẫn sử dụng:


B1: Cắm dây nguồn vào ổ điện.
B2: Bật công tắc nguồn (vặn nút POWER ở vị trí I), đèn nguồn sáng
xanh, nhiệt dộ trong tủ hiện lên trên bảng.

5
B3: Nhấn nút SET và xoay nút điều chỉnh nhiệt dộ đến mức thích
hợp. Nhiệt độ trong tủ sẽ tăng lên từ từ. Khi nhiệt độ đạt đến mức thiết lập thì tự
động không tăng và được duy trì ổn định trong suốt thời gian vận hành.
B4: Nếu xoay nút nhanh thì nhiệt độ thay đổi lớn. Khi xoay nút chậm thì
nhiệt độ thay đổi chậm theo từng mức nhỏ.
B5: Khi kết thúc vận hành, trị số nhiệt độ vẫn giữ nguyên như lúc SET
ban đầu. Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ trong lần tiếp theo nếu có thay đổi nhiệt độ .
B6: Sau khi sử dụng, vặn nút POWER về vị trí 0 đèn power tắt. Rút dây
nguồn ra khỏi ổ điện .

2/ Tủ sấy MODEL UNE 600

- Hướng dẫn sử dụng:

B1: Cắm phích điện vào nguồn điện .

B2: Nhấn nút ON/OFF, đèn bật sáng,


nhiệt độ trong tủ, nhiệt độ tối đa của tủ sẻ
hiện lên trên bảng theo dõi nhiệt độ.

B3: nhấn nút SET và xoay nút để điều


chỉnh đến nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ trong
tủ sẽ tăng lên từ từ, khi đạt đến nhiệt độ cần
thiết thì ngừng tăng và duy trì nhiệt độ bên
trong suốt thời gian vận hành.

B4: Nếu xoay nút nhanh thì điểm nhiệt


độ thay đổi lớn, khi xaoy chậm thì điểm nhiệt
độ thay đổi từng số một .

B5: Khi máy kết thúc vận hành, giá trị


nhiệt độ khi SET vẫn còn giữ trong máy ngay cả khi tắt công tắc máy. Lưu ý để
điều chỉnh nhiệt độ cho lần sử dụng kế tiếp.

B6: Sau khi sử dụng xong, nhấn nút ON/OFF, đèn POWER tắt.

3/ Thiết bị khử trùng HIRAYAMA HVE-50

- Hướng dẫn sử dụng:

B1: Cắm phích điện vào nguồn điện. Nhấn nút POWER ON/OFF để bật
thiết bị.

6
B2: Mở nắp: Đẩy thanh gạt về phía
UNCLOCK, nắp tự động bật lên.

B3: Cho nước cất 1 lần vào buồng khử


trùng cho đến khi nhìn thấy mục nước
ngập để đỡ dụng cụ (3 lít).

B4: Cho môi trường vi sinh, dụng cụ


cần khử trùng vào buồng khử trùng.
LƯU Ý: ĐỂ CÁC DỤNG CỤ, MÔI
TRƯỜNG TRONG RỌ INOX VÀ
ĐẶT RỌ VÀO BUỒNG KHỬ TRÙNG.

B5: Đóng nắp: Kéo thanh gạt về phía


CLOCK.

B6: Kiểm tra và chọn chế độ khử trùng:

- Nhấn nút MODE để chọn chế độ khử trùng


- Khử trùng Agar: chọn
MODE 1
- Khử trùng chất lỏng: chọn
MODE 2
- Khử trùng dụng cụ: chọng
MODE 3

B7: Cài đặt nhiệt độ và thời gian khử trùng: Nhấn nút SET/ENT. Để điều
chỉnh nhiệt độ thì nhấn nút () để tăng nhiệt độ và nút () để giảm và sau đó
nhấn SET. Tiếp theo, để thay đổi thời gian thì nhấn nút NEXT. Sau đó dùng
nút lên-xuống để điều chỉnh thời gian và cuối cùng nhấn nút SET.

B8: Nhấn nút START/STOP để bắt đầu khử trùng.

B9: Sau khi khử trùng xong, Nhấn nút START/STOP để kết thúc vận
hành.
B10: Kéo thanh gạt về phía UNCLOCK và lấy các dụng cụ đã khử trùng
ra ngoài khi sử dụng, tắt công tắc nguồn và rút điện. LƯU Ý: PHẢI SỬ
DỤNG BAO TAY VẢI ĐỂ MANG RỌ CHỨA DỤNG CỤ, MÔI
TRƯỜNG RA NGOÀI.

B11: Tắt nguồn: Nhấn nút ON/OFF. Rút phích cắm khỏi nguồn điện

7
4/ Máy trộn mẫu ( Vibra Mix R)

- Hướng dẫn sử dụng:

B1: Cắm điện.

B2: Điều chỉnh tốc đô về mức phù hợp.

B3: Chọn nút tự động hoặc chạm lắc.

B4: Bật công tắc nguồn về số 1.

B5: Cắm giữ ống nghiệm thẳng đứng và để


nhẹ lên đế cao su để trộn mẫu.

5/ Máy khuấy từ

Bạn cũng có thể xác định nó là một máy


trộn từ tính.
Nó sử dụng một từ trường để quay một
thanh khuấy và tạo ra một hỗn hợp đồng nhất.
Bạn có thể sử dụng nó trong một tàu kín
có con dấu hoàn chỉnh mà không cần sử dụng
con dấu quay phức tạp.
Máy khuấy từ là một máy phổ biến vì nó
hiệu quả và quitter hơn.
Thiếu di chuyển phần bên ngoài cũng
ngăn chặn mọi thiệt hại trên các phần khác của thiết bị.

8
6/ Tủ ủ vi sinh MODEL BE 500 - Hướng dẫn sử dụng:

B1: Cắm phích điện vào nguồn điện .

B2: Bật nút POWER về vị trí 1, đèn


xanh bật sáng, nhiệt độ trong tủ sẽ hiện lên
trên bảng theo dõi nhiệt độ.

B3: nhấn nút SET và xoay nút để điều


chỉnh đến nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ trong tủ
sẽ tăng lên từ từ, khi đạt đến nhiệt độ cần thiết
thì ngừng tăng và duy trì nhiệt độ bên trong
suốt thời gian vận hành.

B4: Nếu xoay nút nhanh thì điểm nhiệt


độ thay đổi lớn, khi xaoy chậm thì điểm nhiệt
độ thay đổi từng số một .

B5: Khi máy kết thúc vận hành, giá trị


nhiệt độ khi SET vẫn còn giữ trong máy ngay
cả khi tắt công tắc máy. Lưu ý để điều chỉnh
nhiệt độ cho lần sử dụng kế tiếp.

B6: Sau khi sử dụng xong, vặn nút POWER về vị trí 0, đèn POWER tắt.
7/ Tủ cấy vi sinh

Tủ cấy vi sinh (tủ an toàn sinh học


hay tủ nuôi cấy mô..) là tên gọi của một hệ
thống làm việc được thiết kế để ngăn ngừa
các tác nhân ô nhiễm đối với các thao tác
trên mẫu sinh học, vật liệu nhạy cảm với
các hạt bụi... Không khí được hút thông qua
một bộ lọc HEPA và được đưa vào trong
buồng thao tác.

8/ Tủ ủ vi sinh

- Hướng dẫn sử dụng:

9
B1: Cắm phích điện vào nguồn điện.

B2: Bật công tắc nguồn, đèn nguồn sáng đỏ, nhiệt độ trong tủ bắt đầu
tăng.

B3: Lẫn tay nắm lên và kéo cửa mở. Kéo nhẹ cánh trong và chuyển mẫu
vào.

B4: Đẩy nhẹ cánh trong khép kín. Kéo cánh cửa bên ngoài và lẫy tay
nắm khóa lại.

B5: Sử dụng dấu mũi tên  để điều chỉnh nhiệt độ trong tủ ủ.

B6: Sau khi sử dụng, tắt công tắc nguồn và rút điện.

9/ Máy bơm chân không

• Máy bơm nước chân không là gì?


Máy bơm chân không là một
loại máy có thể bơm được cả nước
và không khí. Cụ thể, đây dòng
máy bơm dân dụng cỡ nhỏ có khả
năng bơm hút chân không ở một
mức độ nhất định dùng để bơm
nước sạch hoặc chất lỏng khác
tương tự nhưng không phải là hóa
chất ăn mòn.

• Nguyên lý hoạt động


Máy bơm chân không vòng nước hoạt động trên nguyên tắc Piston có
nghĩa là quay trong chất lỏng, trục và cánh bơm chính là bộ phận chuyển
động. Khi cánh bơm quay chất lỏng liên tục, lực văng ly tâm sẽ hướng ra
ngoài và tạo nên một vòng chất lỏng quay đồng tâm với vỏ bơm.
Chất lỏng được tạo ra bởi lực ly tâm khi cánh bơm quay và ở cổng hút
sẽ làm nhiệm vụ hút không khí. Sau khi bộ phận cổng hút được thông, chất
lỏng sẽ quay trở lại vào không gian giữa cánh bơm và lưỡi, đẩy không khí ra
bên ngoài qua cổng xả. Cho đến khi nào không gian giữa các lưỡi cánh chạm
với cổng xả thì vòng chất lỏng sẽ đưa không khí bị nén vào cổng xả.

10
10/ Kính hiển vi

Sử dụng kính hiển vi 2 thị kính quan sát VSV trong bùn hoạt tính

Kính hiển vi là dụng cụ rất quan trọng trong nghiên cứu VSV. Kính hiển
vi giúp ta quan sát các đặc điểm hình thái, sinh lý, đo & đếm tế bào VSV.

1 Cấu tạo :

a. Bộ phận cơ học :

- Chân kính hiển vi

- Bàn kính : hình vuông hoặc tròn, nơi đặt kính mang vật để xem.

- Thân kính : gắn liền với đế kính.

- Ống kính : có thể di chuyển lên xuống nhờ các ốc điều chỉnh. Đầu trên
ống kính có đặt thị kính, đầu dưới là bàn quay có gắn các vật kính.
- Ốc điều chỉnh : gồm 2 loại

* Ốc thứ cấp : khi vặn ống kính di chuyển nhanh, dùng để tìm ảnh với
vật kính X 4.

* Ốc vi cấp : nhỏ, khi vặn ống kính di chuyển


rất chậm, dùng để diều chỉnh ảnh rỏ và chỉ sử dụng
với vật kính từ X 10 trở lên.

b. Bộ phận quang học :

- Thị kính : là hệ thống gồm nhiều thấu kính


được gắn lồng vào trong ống kính, nơi

đặt mắt xem ảnh của mẫu vật.

- Vật kính : là hệ thống gồm nhiều thấu kính


ghép lại. Mỗi kính hiển vi thường gồm 3 đến 4 vật
kính X4, X10, X40, X100.

- Hệ thống tụ quang : đặt dưới bàn kính, dùng


tập trung ánh sáng vào mẫu vật. Hệ thống nầy gồm
nhiều thấu kính gộp lại hoặc chỉ là một gương lõm.

- Bộ phận chắn sáng : nằm bên dưới bàn kính để chỉnh chùm tia sáng
chiếu vào mẫu vật.

11
2 Cách sử dụng :

- Mở bao đậy kính hiển vi.

- Mở đèn ở hệ thống tụ quang hay chỉnh gương lõm để lấy ánh sáng.

- Xoay vật kính X4 vào ngay quang trục

- Quay gương lõm hướng về đèn, điều chỉnh để thị trường được chiếu
sáng tối đa, theo dõi bằng cách đặt mắt vào thị kính. Sau đó tuyệt đối không xê
dịch kính hiển vi nữa. Muốn chiếu sáng vừa, hạ hệ thống tụ quang, khép bớt
chắn sáng. Muốn chiếu sáng mạnh, nâng hệ thống tụ quang lên, mở chắn sáng.
Đối với vật kính X100 thì nâng hệ thống tụ quang lên vị trí cao nhất, mở hết
chắn sáng.

- Vặn ốc thứ cấp, hạ từ từ ống kính xuống đến khi không vặn được thì
thôi.
- Đặt mẫu vật lên bàn kính, xê dịch cho mẫu vật được chiếu sáng rồi
kẹp mẫu vật với 2 kẹp.

- Đặt mắt vào thị kính rồi vặn ốc thứ cấp để nâng ống kính lên từ từ, đến
khi ảnh hiện ra thì ngưng. Điều chỉnh bằng
ốc vi cấp để thấy ảnh rỏ hơn. Sau đó xoay
qua vật kính dài X10, X40, X100 lúc đó chỉ
dùng ốc vi cấp để rỏ ảnh.

* Quan sát với vật kính nhúng


dầu X100 : Sau khi điều chỉnh ảnh rỏ
ở vật kính X40, xoay vật kính X40 ra
khỏi quang trục và nhõ 1 giọt dầu lên
mẫu vật, rồi xoay vật kính X100 vào
quang trục. Vặn ốc vi cấp để thấy rỏ
ảnh, không được dùng ốc thứ cấp ví
có thể làm bể mẫu vật và hư vật kính.

12
BÀI 2: CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG PHÂN LẬP VÀ
NUÔI CẤY VSV
I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.
Mục dích:

Để nghiên cứu các VSV cần phân lập và nuôi cấy chúng trong môi trường
thuần khiết. Có nhiều chủng, loài vi sinh vật khác nhau và mỗi loài có nhu cầu
tối thiểu, sức chịu đựng giới hạn, và những điều kiện tối ưu để phát triển khác
nhau.

Nhìn chung, môi trường nuôi cấy vi sinh vật chứa đựng các chất gồm chất
hữu cơ (glucose, protein) và các khoáng chất cần thiết như N, P, và các khoáng
vi lượng.

2. Một số môi trường nuôi cấy:


a) Potato Dextrose Agar (PDA): là một môi trường cho vi sinh phát triển
chứa tinh bột khoai tây và đường dextrose. Chúng được sử dụng phổ biến
để nuối cấy vi nấm, vi khuẩn. PDA có thể bổ sung thêm các hợp chất khác
như axít hoặc chất kháng sinh để ức chế sự phát triển các vi sinh vật
không mong muốn hoặc các vi khuẩn ảnh hưởng đến nấm men, nấm mốc.
PDA được khuyến khích sử dụng để phân lập và xã định mật số của nấm
men, nấm mốc trong thực phẩm, mỹ phẩm hay môi trường. PDA là môi
trường giàu dưỡng chất từ khoai tây nhằm kích thích sự phát triển bào tử
nấm. Trong khi đó, đường dextrose hỗ trợ cho sự phát triển chung của các
VSV khác. Thành phần chính của PDA gồm 20 g dextrose, 4g khoai tây
trích ly, 15g agar.
b) Môi trường lactose broth (LSB: Lauryl Sulfate Broth) sử dụng để phát
hiện vi khuẩn coliform trong nước và trong các sản phẩm thực phẩm như:
bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm…. LSB thúc đẩy sự Sinh trường
và giải phóng khí vi sinh vật coliform. Vi khuẩn gây hiếu khí đã được ức
chế hoàn toàn.

13
II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: :
1. Vật liệu :
• Môi trường PDA
1. Vật liệu:
➢ Hóa chất Potato Dextroxe Agar, Granulated

2. Dụng cụ:
- Đĩa petri đã khử trùng
- Chai duran 200mL có nắp đậy
- Cân phân tích, giấy cân
- Máy khuấy từ, cát từ
- Cốc thuỷ tinh
- Muỗng inox
- Thiết bị khử trùng HIRAYAMA HVE-50
3. Quá trình thực hiện:

B1. Cân 10,8 g PDA vào chai duran sau đó hoà tan vào 300mL nước cất 1 lần,

B2. Sử dụng máy khuấy từ khuấy cho đến khi tan hoàn toàn và đều môi trường.

B3. Khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút.

B4. Đỗ đĩa thạch vào các đĩa petri đã khử trùng trước đó.

Lưu ý: Khi đổ Agar vào đĩa petri cần đổ từ dưới lên và đặt trong tủ cấy vi
sinh. Sau khi đổ xong thì cần lật úp đĩa petri.

B5: Khi thạch đã đông đặc và đĩa petri đã nguội, cất đĩa môi trường vào bọc kín
và bảo quản.

• Môi trường tổng số Coliform, E.coli (LSB):

14
1. Vật liệu:
➢ Hóa chất Lauryl sulfate broth

2. Dụng cụ:
- Ống nghiệm, ống Durham (10 ống)
- Cân phân tích, giấy cân
- Cốc thủy tinh
- Máy khuấy từ , cát từ
- Thiết bị khử trùng
- Khay đựng ống nghiệm
- Muỗng inox
3. Quá trình thực hiện:
❖ Môi trường tổng số Coliform:

B1. Cân 14,25g LSB sau đó hoà tan vào 400mL nước cất,

B2. Sử dụng máy khuấy từ khuấy cho đến khi tan hoàn toàn và đều môi trường.

B3. Phân phối vào ống nghiệm mỗi ống 10ml. Các ống nghiệm cần đặt ống
Durham lật ngược trước đó.

B4. Khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 10 phút.

B5. Bảo quản các ống nghiệm ở điều kiện lạnh.

❖ Môi trường tổng số E.coli:

B1. Pha loãng 14,6g môi trường trong 400 ml nước cất.

B2. Sử dụng máy khuấy từ khuấy cho đến khi tan hoàn toàn và đều môi trường.

B3. Phân phối vào ống nghiệm mỗi ống 10mL

B4. Khử trùng nhiệt ướt trong thời gian 10 phút ở nhiệt độ 1210C

B5. Trữ lại ở điều lạnh trước khi sử dụng.

15
BÀI 3: PHÂN LẬP VI SINH VẬT
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Mục đích:
- Nghiên cứu các vsv cần phân lập và nuôi cấy chúng trong môi trường
thuần khiết. Có nhiều loài nhiều chủng và mỗi loài có nhu cầu về dinh
dưỡng, sức chịu đựng khác nhau. Môi trường nuôi cấy vsv chứa các
CHC và các khoáng cần thiết cho vsv.
- Trong môi trường thiên nhiên VSV gồm nhiều chủng loài, muốn tìm
hiểu từng chủng loài riêng biệt cần phải biết kỹ thuật gieo cấy và phân
lập chúng. Bài này giúp sinh viên nắm vững được các thao tác trên.
2. Khái niệm :
16
- Phân lập vi sinh vật là quá trình tách riêng các loài vi sinh vật từ quần
thể ban đầu và đưa về dạng thuần khiết. Đây là một khâu có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng VSV
- Vi sinh vật ở dạng thuần khiết là giống vi sinh vật đươc tạo ra từ 1 tế
bào ban đầu. Trong thiên nhiên hoặc trong các vật phẩm nghiên cứu, vi
sinh vật thường tồn tại ở dạng hỗn hợp gồm nhiều loài khác nhau.
Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, lý hoá hoặc sử dụng vào thực
tiễn một loài nào đó thì cần phải đưa chúng về dạng thuần khiết.
3. Nguyên tắc:
- Tách rời các tế bào vi sinh vật; Nuôi cấy các tế bào trên trong môi
trường dinh dưỡng đặc trưng để cho khuẩn lạc riêng rẽ, cách biệt nhau.
II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH
GIÁ KẾT :
1. Vật liệu:
- Môi trường PDA
- Mẫu đất: Khối lượng 0,9936g đất
- Địa điểm: Tòa phức hợp (RLC)
2. Dụng cụ:
- Ống nghiệm, Pipet thủy tinh
- Chai Duran có nắp đậy - Que cấy Drigalski
- Cốc thủy tinh, đèn cồn
- Cân phân tích, giấy cân
- Muỗng inox
- Tủ ủ vi sinh
- Máy trộn mẫu ( Vibra Mix R)
3. Quá trình thực hiện:
B1. Chuẩn bị môi trường PDA
B2. Pha loãng mẫu

- Chuẩn bị 5 ống nghiệm chứa 9ml nước cất khử trùng (dd pha loãng)
- Cân 0.9936g đất đã chuẩn bị đem đi hòa tan vào 9ml dd pha loãng

17
- Khuấy bằng máy khuấy trộn mẫu cho đến khi tan đều, khoảng 3 phút
(Ống 10-1 khuấy 1 phút, các ống sau khuấy trong 30s)
Dùng pipet rút 1ml mẫu đã pha loãng (ống 1) chuyển vào ống nghiệm thứ
2 (1ml + 9ml = 10ml, tương đương pha loãng 10 lần), tiếp tục tiến hành các
bước tương tự cho đến khi đạt mức pha loãng cần thiết (10-5)

B3. Dùng pipet hút 1ml dung dịch mẫu có nồng độ pha loãng theo thứ tự tăng
dần (10-5 , 10-4 , 10-3 , 10-2 ) đã khuấy trộn vào đĩa petri chứa môi trường PDA
B4. Dùng que Drigalski khử trùng qua đèn cồn, trải đều 1ml dd trên đĩa petri
chứa PDA
B5. Đem cấy trong tủ ủ vi sinh ở nhiệt độ 37o C trong 3-5 ngày.

4. Quan sát kết quả và đánh giá:

Sau khi quan sát kết quả, có thể thấy sự xuất hiện của các vi nấm ngày càng ít từ số
phân lập thấp nhất 10-1 đến 10-5 và nếu để phân lập được vi nấm thuần chủng thì cần
phân lập lại nhiều lần phân lập nữa.

BÀI 4: ĐỊNH LƯỢNG TỔNG E.COLI VÀ


COLIFORM BẰNG PHƯƠNG PHÁP MPN
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Mục đích:
Tổng Coliform & fecal Coliform là hai nhóm VSV chỉ thị cho mức độ ô
nhiễm bởi nguồn phân. Qua bài nầy giúp sinh viên nắm được kỹ thuật phân tích
hai chỉ tiêu trên.
2. Định nghĩa
❖ Tổng coliform
Coliform là trực khuẩn, gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không sinh bào
tử, lên men lactose với sự sinh khí trong vòng 48 giờ ở 37oC.
18
Nhóm Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người và động
vật và được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị.
Nhóm Coliform gồm 4 giống là: Escherichia, Citrobacter, Klebsiella và
Enterobacter.
Tính chất sinh hoá đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua thử nghiệm
IMViC: Indol (I), methyl red (M), Voges-Proskaue(V)and
Citrate (iC).
❖ Coliform phân/Coliform chịu nhiệt/E. coli
Từ “Coliform phân” dùng trong vi sinh vật nước chỉ các coliform có thể
mọc ở 44 hay 44,5oC và lên men đường lactose để sinh acid và khí. Trong thực
tế thì có một số vi sinh vật có đặc tính này không có nguồn gốc từ phân và cụm
từ “Coliform chịu nhiệt” chính xác hơn và được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên,
sự hiện diện của coliform chịu nhiệt gần như luôn luôn chỉ thị ô nhiễm phân.
Thông thường hơn 90% coliform chịu nhiệt có trong nước là E. coli. Do đó mà
không cần thiết phải làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác E.
coli.
Các môi trường giàu dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển hay sự tồn tại của
một số loài coliform chịu nhiệt nhiều hơn là E. coli. Nên chú ý đến khả năng
này khi mà, ví dụ như một kết quả phân tích cao bất thường đối với loại nước
được xem là khá sạch. Trong trường hợp này, nên xác định thêm một chỉ thị
chuyên biệt hơn là E. coli.
3. Phương pháp
Phương pháp MPN (Most Probable Number): là phương pháp có số xác
suất cao nhất, số tối giản nhất) còn được gọi là phương pháp pha loãng tới một
giới hạn nào đó hay phương pháp chuẩn độ. Đây là phương pháp dùng để đánh
giá số lượng vi sinh theo số lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất được hiện
diện trong một đơn vị thể tích mẫu. Đây là phương pháp định lượng dựa trên
kết quả định tính của một loạt các thí nghiệm được lặp lại ở một số lần pha
loãng khác nhau. Thông thường, việc định lượng này được thực hiện lặp lại 3
lần ở 3 cấp độ pha loãng bậc 10 liên tiếp (10 -1;10-2,…), tổng cộng có 9 ống
nghiệm.
Quy trình thực hiện định lượng theo phương pháp này như sau: Cho vào các
ống nghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng vi
sinh vật cần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha
loãng bậc 10 liên tiếp (ví dụ 1/10, 1/100, 1/1000). Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích
hợp. Dựa vào kết quả biểu kiến chứng minh sự tăng trưởng của vi sinh vật cần
kiểm định trong từng ống nghiệm (thường là các hiện tượng như sinh hơi, đổi
màu, đục mẫu ,…), ghi nhận số lượng các ống nghiệm dương tính ở từng độ pha

19
loãng. Sử dụng các số liệu này và dựa vào bảng Mac Crady suy ra mật độ vi
sinh vật được trình bày dưới dạng số MPN/100ml hay số MPN/1g mẫu. Độ
chính xác của trị số MPN phụ thuộc vào số lượng ống nghiệm lặp lại trong mỗi
độ pha loãng;
II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ:
1. Vật liệu:
- Mẫu nước sau tòa
phức hợp Đại Học
Cần Thơ
- Môi trường LSB
(Lauryl Sulfate
Broth)
2. Dụng cụ, hóa chất:
- Cốc thủy tinh
- Pipet 1mL, 10mL
- Máy trộn mẫu
- Tủ tủ ủ vi sinh
- Nước cất pha loãng - NaOH (6N)
- Khay đựng ống nghiệm
- Máy chiếu tia UV
- Giấy cân
- Que đè lưỡi trong y học
- Cân phân tích
- Dụng cụ hút
3. Quá trình thực hiện:
B1. Chuẩn bị môi trường tổng số Coliform (ống nghiệm có ống Durham
lật ngược) và tổng số E.coli.
B2. Pha loãng mẫu phân tích:
- Chuẩn bị mẫu pha loãng: lấy mẫu ở sông dụng cụ lấy mẫu phải
được tiệt trùng để tránh nhiễm các vi sinh vật. (lưu ý khi lấy mẫu
là lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 20cm)
- Chuẩn bị ống nghiệm chứa 9ml dd pha loãng (nước cất). Dung
dịch pha loãng phải được khử trùng trước khi sử dụng
- Lắc kỹ mẫu để trộn đều. Dùng pipet rút 1ml và chuyển vào ống
nghiệm (1ml +9ml= 10ml, pha loãng 10 lần)
- Lắc ống nghiệm vừa được pha loãng bằng máy trộn mẫu. Dùng
pipet rút 1ml và chuyển vào ống nghiệm tiếp theo. Lặp lại tương
20
tự các bước này cho đến khi đạt độ pha loãng 1000000lần
(Coliform) và 100000 lần (E.coli).

Ống nuôi cấy ban đầu

Độ pha loãng 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5 10-6

B3. Tiến hành truyền mẫu vào môi trường và ủ vi sinh

- Dùng các ống nghiệm chứa mẫu đã được pha loãng để tiến hành
cho vào ống môi trường theo phương pháp MPN
- Xếp các dãy ống chứa môi trường dinh dưỡng theo dãy pha loãng.
Tiến hành thực hiện chuyển 1ml mẫu từ dãy pha loãng cao nhất
vào lần lượt vào các ống môi trường. Lưu ý: khi chuyển mẫu từ
các ống pha loãng vào ống nghiệm chứa môi trường nên thực hiện
từ pha loãng cao nhất đến thấp nhất.
- Ủ các ống nghiệm trong tủ ủ ở nhiệt độ 370C trong thời gian 48
giờ (Coliform)
- Ủ ống nghiệm trong tủ ủ ở nhiệt độ 44,50C trong thời gian 24 giờ
(E.coli)
4. Quan sát kết quả và đánh giá:
Kết quả tổng số E.coli:
- Dùng đèn UV chiếu tia cực tím lên ống nghiệm nhạt
- Nhỏ vài giọt NaOH (6N) vào ống nghiệm nếu ống nghiệm xuất hiện màu xanh
dương đậm thì ống đó dương tính => có vi khuẩn E.coli tồn tại và ngược lại.
(Lưu ý: nhỏ giọt dung dịch từ ống nghiệm có độ pha loãng cao nhất tới
thấp nhất).

21
Độ pha loãng 100 10-1 10-2

Ống 1 + - -

Ống 2 + + -

Ống 3 + - -

3 1 0 N=43
Kết quả định lượng E.coli theo phương pháp MPN
- Bảng tra MPN 3 ống nghiệm 3 nồng độ pha loãng liên tiếp là N=43 MPN/ml.
- Mật số vi khuẩn dựa trên chỉ số MPN và mức độ pha loãng của mẫu là:
43 x 100 = 43x102 MPN/ml.
- So sánh kết quả với QCVN 08:2015/BTNMT.
- Kết quả tổng số Coliform:
- Quan sát ống nghiệm, các ống có ống Durham nổi giữa dung dịch môi
trường (khí CO2 được sinh ra) thì các ống đó dương tính => có sự xuất
hiện của Coliform và ngược lại.

22
Độ pha loãng 10-1 10-2 10-3
Ống 1 + - -
Ống 2 - - -
Ống 3 - - -
1 0 0 N= 4
Kết quả định lượng Coliform bằng phương pháp MPN

- Bảng tra MPN 3 ống nghiệm 3 nồng độ pha loãng liên tiếp là N=4 MPN/ml.
- Mật số vi khuẩn dựa trên chỉ số MPN và mức độ pha loãng của mẫu là:
4 x 1000 = 4x103 MPN/ml.
- So sánh kết quả với QCVN 08:2015/BTNMT.
- ➢ Thảo luận kết quả:
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
Coliform MPN hoặc 2500 5000 7500 10000
CFU/100ml

E.coli MPN hoặc 20 50 100 200


CFU/100ml

- E. coli vượt quá tiêu chuẩn B2 của QCVN 08:2015/BTNMT


(430>200). Vậy là E.coli của mẫu nước ở đó ô nhiễm hơn nhiều so
với tiêu chuẩn đã đề ra.
- Coliform dưới quá tiêu chuẩn A1 của QCVN 08:2015/BTNMT (4000 >
2500).Vậy là COLIFORM của mẫu nước ở đó ô nhiễm hơn cho với tiêu
chuẩn đã đề ra.

23
BÀI 5+6+7: ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN HIẾU
KHÍ, ENTEROCOCI VÀ E.COLI VÀ
COLIFORM TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP MÀNG LỌC
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Mục đích:
Tổng vi khuẩn hiếu khí được dùng để đánh giá số vi khuẩn dị dưỡng hiếu
khí sống trong đất, nước và sự thay đổi trong quá trình xử lý và phân phối nước
cũng như trong các hồ bơi. Mục đích bài nầy giúp sinh viên đánh giá được mật
độ vi khuẩn hiếu khí trong các môi trường khác nhau.
Fecal Streptococcus cũng là một nhóm VSV chỉ thị mức độ ô nhiễm
môitrường bởi nguồn phân, mục đích bài nầy giúp sinh viên đánh giá được mức
độ ô nhiễm môi trường do Streptococcus.
Tổng Coliform & fecal Coliform là hai nhóm VSV chỉ thị cho mức độ ô
nhiễm bởi nguồn phân. Qua bài nầy giúp sinh viên nắm được kỹ thuật phân tích
hai chỉ tiêu trên.
2. Định nghĩa:
- Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc
trong điềukiện có sự hiện diện của oxy phân tử.
- Streptococcus phân (Fecal Streptococcus) là các liên cầu khuẩn có nguồn
gốc từ phân, hình cầu hay hình oval kéo dài, gram dương, thường tập hợp
thành từng đôi hay từng chuỗi, không di động, không sinh bào tử, một số
dòng có tạo vỏ nhày.
- Môi trường sống bình thường của Streptococcus phân là trong hệ tiêu hóa
của động vật có máu nóng. S. faecalis và S. faecium được cho là sống
trong cơ thể người nhiều hơn những loài khác. Các loài khác cũng tìm
thấy trong phân người nhưng không thường xuyên. Tương tự, S. bovis, S.
equinus và S. avium cũng không chỉ tồn tại ở động vật mặc dù chúng xuất
hiện với mật độ cao trong phân động vật. Một vài loài Streptococcus phân
hiện diện ở một vài loài động vật và không thấy ở loài khác. Như vậy là
dựa trên các loài Streptococcus phân không thể phân biệt được nguồn gốc
ô nhiễm phân.
- Coliform là trực khuẩn, gram âm, hiếu khí, kỵ khí tùy tiện, không sinh
bào tử, lên men lactose với sự sinh khí trong vòng 48 giờ ở 37oC.
- Nhóm Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người và
động vật và được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị.
24
- Nhóm Coliform gồm 4 giống là: Escherichia, Citrobacter, Klebsiella và
Enterobacter.
- Tính chất sinh hoá đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua thử nghiệm
IMViC: Indol (I),
- methyl red (M), Voges-Proskauer (V) and Citrate (iC).
3. Phương pháp:
Phương pháp màng lọc cũng áp dụng cho nước ngọt và nước mặn nhưng
không thích hợp cho nước có độ đục cao.
II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ:
1. Vật liệu:
- Môi trường sử dụng là Plate Count Agar (PCA) có pH 7,0 ± 0,2: dùng
cho phương pháp hộp đổ và hộp trải. Ngoài PCA, còn có thể sử dụng
môi trường khác như Tryptose Glucose Agar, Nutrient Agar.
- Môi trường m-HPC agar: chỉ dùng cho phương pháp màng lọc.
- Môi trường R2A agar và NWRI agar: dùng cho cả 3 phương pháp: hộp
đổ, hộp trải và phương pháp màng lọc. Chuẩn bị môi trường: môi
trường được pha chế, phân phối vào bình thủy tinh hay trong ống
nghiệm và hấp khử trùng 121oC trong 15 phút. Các bình hoặc ống
nghiệm chứa môi trường chưa sử dụng được bảo quản 2 – 8oC.
- Dung dịch đệm pha loãng mẫu: Dung dịch nước muối pepton SPW
(Saline Pepton Water) dùng pha loãng chứa 8,5g NaCl và 1g pepton trong
100ml nước. Dung dịch này được chứa trong các bình chứa 0,5-1,0 lít,
hấp khử trùng và được phân phối thành các thể tích chính xác 9ml vào
trong các ống nghiệm vô
trùng.
- Mẫu nước Trường
Đại Học Cần Thơ

2. Dụng cụ:
- Ống nghiệm - Pipette - Đĩa petri
- Màng lọc
- Thiết bị lọc chân không
- Bể điều nhiệt
- Tủ hấp vô trùng
- Tủ ủ.

25
3. Quá trình thực hiện:
Vi khuẩn hiếu khí:
B1. Chuẩn bị môi trường: Cân chính xác 18,2g hòa tan vào
1000ml nước cất, mang đi hòa tan hoàn toàn. Sau khi hòa tan hoàn
toàn mang đi hấp tiệt trùng ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút.
B2. Pha loãng mẫu:Dùng pipet hút 1ml mẫu (trước khi lấy cần
lắc đều mẫu cho phân bố vi sinh vật trong mẫu được đồng nhất) cho
vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất pha loãng (1ml +9ml = 10ml, pha
loãng 10 lần) mang đi khuấy trộn cho dung dịch đồng nhất. Dùng pipet
hút 1ml dung dịch vừa pha loãng cho vào ống nghiệm thứ 2 và mang
đi khuấy trộn bằng máy khuấy. Tiếp tục tiến hàng các bước tương tự
cho đến đạt độ pha loãng yêu cầu.
B3. Tiến hành lọc chuẩn bị nuôi cấy: dùng thiết bị lọc chân không
để lọc mẫu vừa pha loãng. Rót dung dịch trong ống nghiệm vào thiết bị
lọc chân không đã có để màng lọc trước đó (lưu ý: khi để màng lọc cần
nhẹ tay tránh làm rách màng lọc và để mặt sọc lật lên), sau khi lọc xong
lấy màng lọc ra và để vào đĩa petri chứa môi trường đã chuẩn bị trước
đó (chú ý đĩa petri úp ngược). Hoàn thành lọc mẫu mang đi ủ trong tủ ủ
ở nhiệt độ 350C trong vòng 48h.

Enterococi:
B1. Chuẩn bị môi trường: cân chính xác 41,5g vào 1 lần nước
cất và mang đi đun để hòa tan hoàn toàn môi trường. Sau khi đun thì
tiến hành đổ và đĩa petri đã khử trùng trước đó và để nguội
B2. Pha loãng mẫu: Dùng pipet hút 1ml mẫu (trước khi lấy cần
lắc đều mẫu cho phân bố vi sinh vật trong mẫu được đồng nhất) cho
vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất pha loãng (1ml +9ml = 10ml, pha
loãng 10 lần) mang đi khuấy trộn cho dung dịch đồng nhất. Dùng pipet
hút 1ml dung dịch vừa pha loãng cho vào ống nghiệm thứ 2 và mang
đi khuấy trộn bằng máy khuấy. Tiếp tục tiến hàng các bước tương tự
cho đến đạt độ pha loãng yêu cầu.
B3. Tiến hành lọc: dùng thiết lọc tiến hành lọc mẫu, dùng màng
lọc có lỗ rỗng 3-5μm để lọc. Sau khi lọc xong thì lấy màng lọc bỏ vào
đĩa petri chứa môi trường. Hoàn thành quá trình lọc và để màng lọc
vào đĩa petri thì mang đĩa đi ủ (chú ý đĩa petri úp ngược) trong tủ ủ ở
nhiệt độ 370C trong 48h.
Coliform:
26
B1. Chuẩn bị môi trường: tương tự như chuẩn bị môi trường cho
định lượng vi khuẩn hiếu khí.
B2. Pha loãng mẫu: Dùng pipet hút 1ml mẫu (trước khi lấy cần
lắc đều mẫu cho phân bố vi sinh vật trong mẫu được đồng nhất) cho
vào ống nghiệm chứa 9ml nước cất pha loãng (1ml +9ml = 10ml, pha
loãng 10 lần) mang đi khuấy trộn cho dung dịch đồng nhất. Dùng pipet
hút 1ml dung dịch vừa pha loãng cho vào ống nghiệm thứ 2 và mang
đi khuấy trộn bằng máy khuấy. Tiếp tục tiến hàng các bước tương tự
cho đến đạt độ pha loãng yêu cầu.
B3. Tiến hành lọc mẫu: cho mẫu đã pha loãng vào thiết bị lọc có
màng lọc đã chuẩn bị sẵn bắt đầu lọc, khi cho mẫu vào thì cho nước
cất vào ống nghiệm trán đều và trán cả thành phễu lọc. Sau khi lọc
xong dùng kẹp lấy màng lọc cho vào đĩa môi trường và mang đi ủ ở
nhiệt độ 37oC trong 24h.

4. Đánh giá kết quả:


Vi khuẩn hiếu khí:
Kết quả ghi nhận sau khi ủ trong 48h
như sau:

Ta thấy mật độ vi khuẩn hiếu khí


trong mẫu tương đối ít, có thể đếm được
bằng mắt thường và cần nuôi cấy thêm
vài lần để quan sát

Enterococi:

Kết quả ghi nhận sau khi ủ trong 48h như sau:

27
Ta thấy số khuẩn lạc chiếm hơn 90% ,
không thể đếm được cần nuôi cấy thêm lần
nữa.

Coliform:
Kết quả ghi nhận sau khi ủ
trong 24h như sau:

Kết quả nhận được là


sự xuất hiện thưa của
Coliform và E.coli

➢ Đánh giá: Nguồn nước mẫu


có nguồn vi sinh vật tương
đối thưa. Cho thấy đây là môi
trường lý tưởng cho các
chủng VSV, đồng thời là 1
khu vực tương đối ô nhiễm.

BÀI 8: SỬ DỤNG KÍNH HIỂNVI ĐỂ QUAN SÁT


VI SINH VẬT TRONG BÙN HOẠT TÍNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
28
- Kính hiển vi là dụng cụ rất quan trọng trong nghiên cứu VSV.
Kính hiển vi giúp ta quan sát các đặc điểm hình thái, sinh lý, đo
& đếm tế bào VSV.
- Bùn hoạt tính có dạng bông màu nâu, dễ lắng, bên trong bùn có chứa
nhiều loại vi sinh vật có lợi cho quá trình xử lý nước thải theo công nghệ
AAO.
- Trong quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, vi sinh vật được trộn
lẫn với nước thải tạo thành hổn hợp chất lỏng. Các vi sinh tiếp xúc với các
chất hữu cơ và dùng chúng để làm thức ăn. Ngoài ra, vi sinh vật phát triển
một lớp chất kết dính trên bề mặt tế báo, cho phép chúng dính lại ở dạng
rắn sinh học hay còn gọi là bông bùn hoạt tính. Việc loại bỏ thành công
các chất hữu trong nước thải, phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của vi sinh
vật.
II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ QUAN
SÁT KẾT QUẢ:
1. Vật liệu:
- Kính hiển vi
- Mẫu bùn hoạt tính từ bể hiếu khí
2. Dụng cụ:
- Lam kính
- Lamen
- Ống nhỏ giọt
- Kính Hiển Vi

3. Quá trình thực hiện:

B1. Chuẩn bị kính hiển vi, cắm điện, điều chỉnh ánh sáng đèn
phù hợp(ở thông số 4x hoặc 10x).
B2. Chuẩn bị tiêu bản từ mẫu vật
B3. Cho 1 giọt mẫu bùn hoạt tính( lắc đều trước khi lấy mẫu)
vào tiêu bản Dùng Lamen đậy lên giọt chất lỏng sao không cho
xuất hiện bọt khí Quan sát mẫu và chỉnh tiêu cự kính cho thích
hợp để thấy các VSV trong bùn hoạt tính.

4. Quan sát kết quả: (Kết quả quan sát từ nhóm 5)

29
30
Các VSV được tìm thấy chủ yếu trong quá trình quan sát ở nhóm 5.
Mật độ xuất hiện chủ yếu (4). Đặc điểm có lông mao được nhóm lại
thành các màng dọc theo quanh miệng và các vòng tròn trên cơ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thầy Kim Lavane.
PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH – MTN.
Tài liệu – Giáo trình TT. Vi sinh môi trường.
Số liệu tham khảo của nhóm 6.

Trách nghiệm của các thành viên

STT Họ và Tên MSSV Trách nhiệm


1 Phan Hữu Quốc Sĩ B2202194 20%Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

31
2 La Thương B2202205 20%Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
3 Lê Hồng Thái B2202197 20%Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
4 Nguyễn Văn Thích B2202199 20%Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
5 Nguyễn Thái Tú Thanh B2202196 20%Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

32

You might also like