You are on page 1of 42

CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ

BÀI 13: OXI


Mục tiêu
 Kiến thức
+ Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi
+ Nêu được ứng dụng của oxi, vai trò của oxi với đời sống
+ Trình bày được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, cách thu khí oxi bằng cách
đẩy nước và đẩy không khí
 Kĩ năng
+ Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất của oxi và tính được thể tích oxi (đktc).
tham gia phản ứng

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Tính chất vật lí
Oxi là chất khí, không màu, không mùi.
Tan ít trong nước.
Nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
Tác dụng với phi kim

* Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành lưu huỳnh
đioxit:
* Photpho tác dụng với oxi tạo thành điphotpho
Thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh trong oxi
pentaoxit:
Chú ý: Hiđro tác dụng với oxi tạo nước
Tác dụng với kim loại

* Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt từ:

* Natri tác dụng với oxi tạo thành natri oxit:

Tác dụng với một số hợp chất


Cồn chứa rượu etylic (C2H5OH) cháy trong không
khí với ngọn lửa xanh tạo thành khí cacbonic (CO2)
và hơi nước. Thí nghiệm đốt cháy sắt trong oxi

3. Ứng dụng
Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động, thực
vật.
Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

4. Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
Khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những Thí nghiệm điều chế khí oxi bằng cách phân hủy
hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao kalipemanganat
như KMnO4và KClO3. Chú ý: Oxi được thu bằng phương pháp đẩy nước
Trang 2
do oxi ít tan trong nước

Trong công nghiệp


Khí oxi được điều chế bằng cách chưng cất phân
đoạn không khí lỏng hoặc điện phân nước.
Trong tự nhiên
Khí oxi được tạo ra nhờ phản ứng quang hợp của Quá trình quang hợp ở thực vật
thực vật.

Trang 3
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Chất khí, không màu, không mùi


TÍNH CHẤT
Ít tan trong nước
VẬT LÍ
Nặng hơn không khí

Tác dụng với phi kim → Oxit phi kim


Ví dụ: C, S, P…

Tác dụng với kim loại → Oxit kim loại


TÍNH CHẤT
Ví dụ: Fe, Al, Na…
HÓA HỌC

Tác dụng với hidro → Nước

Tác dụng với hợp chất


OXI
Ví dụ: CH4, C2H5OH…

Trong phòng thí nghiệm:

ĐIỀU CHẾ Chưng cất phân đoạn


không khí lỏng
Trong công nghiệp

Điện phân nước

Dùng cho sự hô hấp của người, động vật và thực vật


ỨNG
DỤNG
Dùng đốt cháy nhiên liệu

Trang 4
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức về oxi
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của oxi?
A. Oxi là chất khí, không màu ở điều kiện thường
B. Oxi lỏng có màu xanh nhạt
C. Tan nhiều trong nước
D. Nặng hơn không khí
Hướng dẫn giải
A đúng vì oxi là chất khí, không màu, không mùi ở điều kiện thường
B đúng vì oxi lỏng có màu xanh nhạt
C sai vì oxi ít tan trong nước

D đúng vì oxi nặng hơn không khí

→ Chọn C
Ví dụ 2: Khí nào sau đây được nạp vào bình trợ thở cho người bệnh?
A. O2 B. H2 C. N2 D. CO2
Hướng dẫn giải
Khí được nạp vào bình trợ thở cho người bệnh là khí oxi vì khí oxi rất cần cho sự hô hấp
→ Chọn A
Ví dụ 3: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để thu khí oxi?

Hướng dẫn giải


Do khí oxi là khí nặng hơn không khí, ít tan trong nước và có thể thu bằng phương pháp chưng cất phân
đoạn không khí lỏng nên phương pháp A, C, D có thể thu được khí oxi.
B không dùng để thu khí oxi do phương pháp B chỉ dùng để thu các khí nhẹ hơn không khí
→ Chọn B
Ví dụ 4: Muốn điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào?
A. Nhiệt phân kali clorat KClO3 B. Phân hủy khí cacbonic CO2
Trang 5
C. Điện phân nước D. Chưng cất không khí
Hướng dẫn giải
Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân
huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3 → A đúng.
→ Chọn A
Ví dụ 5: Chất không phản ứng với oxi là
A. kali B. vàng C. đồng D. kẽm
Hướng dẫn giải
Hầu hết các kim loại đều tác dụng với oxi nhưng trừ Ag (bạc), Au (vàng), Pt (platin).
→ Chọn B

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Nguyên tố X tác dụng với oxi tạo oxit dạng XO. X là
A. Al B. Mg C. S D. Si
Câu 2: Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KClO3và KMnO4 B. KMnO4 và H2O C. KClO3 và CaCO3 D. KMnO4 và không khí
Câu 3: Oxi có thể tác dụng với
A. phi kim, kim loại B. kim loại, hợp chất
C. phi kim và hợp chất D. phi kim, kim loại và hợp chất
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng
A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại
C. Oxi không có mùi và vị
D. Oxi cần thiết cho sự sống
Câu 5: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất nào sau đây?
A. Khó hóa lỏng B. Tan nhiều trong nước
C. Nặng hơn không khí D. Ít tan và không phản ứng với nước

Dạng 2: Viết phương trình hóa học


Kiểu hỏi 1: Viết phương trình hóa học khi cho oxi tác dụng với các chất
Phương pháp giải
Bước 1: Nhớ lại tính chất hóa học của oxi, xác định Ví dụ: Viết các phương trình hóa học và ghi rõ
loại chất của các chất tham gia phản ứng hoặc căn điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho oxi phản ứng
cứ vào các dữ kiện của đề bài để xác định có xảy ra với:
phản ứng không. a) Cacbon
b) Nhôm
Bước 2: Viết phương trình hóa học và ghi rõ điều c) Metan
kiện nếu có. Hướng dẫn giải

Trang 6
Oxi phản ứng được với nhiều kim loại (trừ Ag, Au,
Chú ý: Pt) và một số phi kim (như S, P, C, ...) và hợp chất.
- Các phản ứng có oxi tham giá đều cần đun nóng. Phương trình hóa học:
- Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa a)
trị II.
b)

c)

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho oxi phản ứng với
a) Kali
b) Photpho (biết sản phẩm tạp thành là P2O5)
c) Vàng
d) Nitơ (biết sản phẩm tạo thành là NO)
Hướng dẫn giải
Vàng (Au) không tác dụng với oxi
a)

b)

c)
Ví dụ 2: Viết các phương trình hóa học khi cho oxi phản ứng với
a) FeCO3 biết sản phẩm tạo thành là Fe2O3 và CO2
b) H2S biết sản phẩm tạo thành là SO2 và H2O
c) C2H2 biết sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O
d) C2H5OH biết sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

d)
Kiểu hỏi 2: Viết phương trình hóa học theo sơ đồ cho sẵn
Phương pháp giải
- Xác định chất tham gia hoặc chất sản phẩm của Ví dụ: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
phản ứng dựa vào thành phần nguyên tố trong các a)
chất đã cho sẵn trong sơ đồ

Trang 7
- Hoàn thành phương trình hóa học và ghi rõ điều b)
kiện nếu có
c)
d)
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

d)

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a)
b)
c)
d)
Hướng dẫn giải

Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:


a)

b)

c)

d)
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

d)

Trang 8
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Trong nhà máy luyện thép, người ta thổi khí oxi qua lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao để
oxi hoá các nguyên tố cacbon, silic, photpho, kẽm, đồng có trong gang để luyện thép. Hãy viết các
phương trình hóa học đó
Câu 2: Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho oxi phản ứng với
A. hiđro B. canxi C. lưu huỳnh D. bari
Câu 3: Khí CH4, C2H6O (rượu hoặc cồn), C2H2 và C4H10 khi cháy trong oxi đều tạo thành khí cacbonic và
hơi nước. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng đốt cháy từng chất đó
Câu 4: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a)

b)

c)

d)

e)

Dạng 3: Nêu và giải thích hiện tượng


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thu oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt
phân KMnO4

a) Trong hình vẽ trên, người ta thu oxi bằng phương pháp nào? Tại sao có thể thu oxi bằng phương pháp
đó?
b) Ngoài KMnO4 người ta có thể dùng KClO3 trộn với xúc tác MnO2. Hãy hoàn thành phương trình hóa
học của các phản ứng điều chế đó và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
c) Hãy đề xuất cách thu oxi bằng phương pháp khác
Hướng dẫn giải
a) Người ta thu oxi bằng phương pháp đẩy nước vì oxi ít tan và không phản ứng với nước
b) Phương trình hoá học:
c) Thu oxi bằng phương pháp đẩy không khí, đề ngửa bình thu vì oxi nặng hơn không khí
Ví dụ 2: Giải thích tại sao:

Trang 9
a) Người ta thường sử dụng máy quạt nước (hoặc máy sục không khí) trong các hồ nuôi tôm?

b) Khi sử dụng bếp than ủ, muốn than cháy to hơn người ta thường mở nắp lò?

Hướng dẫn giải


a) Người ta thường sử dụng máy quạt nước (hoặc máy sục không khí) trong các hồ nuôi tôm để liên tục
cung cấp oxi - khí cần cho sự hô hấp của tôm
b) Khi sử dụng bếp than ủ, muốn than cháy to hơn người ta thường mở nắp lò để cung cấp thêm khí oxi
cho quá trình đốt cháy than được hiệu quả hơn.

Bài tập tự luyện dạng 3


Bài tập cơ bản
Câu 1: Khi đốt một đoạn dây thép nhỏ đã cuốn lò xo, một đầu gắn mẩu diêm trong bình chứa khí oxi.
Hiện tượng quan sát được là que diêm cháy mạnh
A. xuất hiện muội than màu đen ở trong bình khí oxi
B. dây thép nóng đỏ và cháy mạnh trong khí oxi
C. dây thép nóng đỏ và cháy mạnh, có tia lửa bắn ra, có hạt màu nâu trên thành bình và đầu dây thép bị
đốt nóng chảy thành giọt hình cầu
D. dây thép nóng chảy thành giọt hình cầu
Câu 2: Giải thích tại sao khi than cháy trong oxi lại có nhiệt độ cao hơn rất nhiều khi than cháy trong
không khí.
Câu 3: Bạn Nga tiến hành thí nghiệm sau: Lấy một que đóm và đốt cháy. Sau đó khẽ tắt que đóm để lại
tàn đỏ. Đưa nhanh tàn đóm đỏ vào bình chứa oxi. Mô tả hiện tượng quan sát được?
Câu 4: Hãy cho biết bình dưỡng khí (cung cấp oxi) được sử dụng trong những tình huống nào?
Câu 5: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

a) Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định A, E, M


b) Muốn dừng thí nghiệm, cần thực hiện như thế nào? Tại sao?

Trang 10
Câu 6: Tại sao trong công nghiệp sản xuất gang thép người ta thường dùng oxi hoặc không khí giàu oxi
(không khí trộn thêm oxi)
Câu 7: Giải thích vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Bài tập nâng cao
Câu 8: Một bạn học sinh dùng miếng bìa có chứa một ít bột nhôm rắc lên trên ngọn lửa đèn cồn. Bột
nhôm có màu xám. Sau một thời gian có bột màu trắng xuất hiện
a) Nêu một thay đổi có thể nhìn thấy được diễn ra trong thí nghiệm trên
b) Bột màu trắng là đơn chất, hợp chất hay hỗn hợp?
c) Nhôm là chất dẫn điện. Cho biết bột trắng có dẫn điện không? Tại sao?
d) Viết phương trình hóa học xảy ra trong phản ứng trên
Câu 9: Nêu phương pháp nhận biết bình đựng khí oxi và bình đựng khí cacbonic

Dạng 4:Tính theo phương trình hóa học


Bài toán 1: Tính lượng chất theo phương trình hóa học
Phương pháp giải
Bước 1: Dựa vào tính chất của oxi, viết phương Ví dụ: Đốt cháy hết 2,3 g natri trong khí oxi thu
trình hóa học. được m g chất rắn
Bước 2: Chuyển đổi lượng chất đề bài cho về dạng a) Tính thể tích oxi (ở đktc) cần thiết để đốt cháy
số mol (dựa vào các công thức chuyển đổi. lượng natri trên
b) Tính m
Chú ý 1: Đối với các bài cho số mol của các chất Hướng dẫn giải
tham gia. Lập tỉ lệ số mol để xác định chất hết, chất Phương trình hóa học:
dư. Xác định tính số mol theo chất hết.
Chú ý 2: Đối với bài toán cho hiệu suất phản ứng

(H%) thì tính theo chất tham gia dư ít hơn Theo đề bài:

Theo phương trình:


Bước 3: Dựa vào tỉ lệ giữa các chất trong PTHH,
tính số mol của chất cần tìm.
Bước 4: Chuyển đổi số mol chất cần tìm đại lượng
a) Thể tích oxi cần dùng là:
khác theo yêu cầu của đầu bài (dựa vào các công
thức chuyển đổi).

b) Theo phương trình:

Khối lượng chất rắn là:

Trang 11
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đốt cháy 12,4 g photpho trong bình chứa 17 g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P 2O5 (là
chất rắn, màu trắng).
a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa
b) Chất nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học:

Theo đề bài:

Ta thấy: . Vậy P hết, O2 dư, tính toán số mol theo P.

c) Chất được tạo thành P2O5.

Theo phương trình:

Khối lượng chất tạo thành là:

Ví dụ 2: Đốt cháy 6 g cacbon trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc) thu được V lít khí cacbonic (ở
đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính V.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:

Theo đề bài:

Ta thấy: . Vậy C dư, O2 hết, tính toán số mol theo O2.

Theo phương trình:

Trang 12
Ví dụ 3: Tính thể tích không khí để đốt cháy 2,24 lít CH 4. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc và oxi
chiếm 20% thể tích không khí.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:

Theo đề bài:

Theo phương trình:

Thể tích không khí cần thiết để đốt cháy hết 2,24 lít CH4:

Bài toàn 2: Bài toán xác định thành phần hỗn hợp hai chất
Phương pháp giải
Công thức tính thành phần phần trăm khối lượng:

Công thức tính thành phần phần trăm về thể tích:

* Đối với các bài toán cho dữ kiện của một trong Ví dụ: Đốt cháy hỗn hợp bột Mg và bột Al cần
các chất trong hỗn hợp. 8,96 lít O2 ở đktc. Biết khối lượng Al là 2,7 g. Tính
thành phần phần trăm của hai kim loại trong hỗn
hợp trên

Bước 1: Làm tương tự như bài toán 1, tính theo Hướng dẫn giải
phương trình hóa học. Phương trình hóa học:

Theo đề bài:

Trang 13
Theo phương trình (1):
Chú ý: Với bài toán đốt cháy hỗn hợp gồm nhiều
chất thì lượng oxi cần dùng là tổng lượng oxi cần
đốt cháy từng chất.

Theo phương trình (2):

Phần trăm khối lượng của hai kim loại là:


Bước 2: Tính thành phần mỗi chất trong hỗn hợp
chất.

Ví dụ: Để đốt cháy hoàn toàn 3,9 g hỗn hợp bột


* Đối với bài toán cho dữ kiện của hỗn hợp các
Mg và bột Al cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí O2 (ở
chất.
đktc). Tính thành phần phần trăm của hai kim loại
trong hỗn hợp trên.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu lần
Bước 1: Đặt ẩn là số mol từng chất trong hỗn hợp.
lượt là a, b (mol)
Bước 2: Viết phương trình hóa học.
Phương trình hóa học:

Theo đề bài:
Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học lập biểu
thức liên hệ giữa các ẩn và dữ kiện đề bài.
Theo đề bài:

Theo phương trình:

Trang 14
Bước 4: Giải hệ phương trình và tính toán theo yêu Từ (2) ta có:
cầu của đề bài. Thay , ta được:

Vậy
Bước 5: Tính thành phần mỗi chất trong hỗn hợp Phần trăm khối lượng của hai kim loại bằng:
chất.
Chú ý: Khối lượng tăng của hỗn hợp sản phẩm so
với khối lượng hỗn hợp ban đầu chính là khối
lượng oxi tham gia phản ứng.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đốt cháy 2,9 g hỗn hợp X gồm CH4 và C2H2 bằng V lít khí O2 (ở đktc) thu được 4,48 lít CO2 (ở
đktc)
a) Viết các phản ứng hóa học xảy ra
b) Tính V
c) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong X
Hướng dẫn giải
Gọi số mol CH4 và C2H2 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là a, b (mol)
a) Phương trình hóa học:

Theo đề bài:

Theo đề bài:

Theo phương trình:

Từ (2) ta có:
Thay vào (1), ta được:

Trang 15
Vậy

Theo phương trình

c) Phần trăm về thể tích mỗi khí trong X là:

Bài tập tự luyện dạng 4


Bài tập cơ bản
Câu 1: Đốt cháy 7,75 g photpho trong bình chứa 5,6 lít khí oxi (ở đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit
P2O5 (là chất rắn, màu trắng)
a) Sau khi kết thúc phản ứng, photpho hay oxi còn dư và số mol chất còn dư là bao nhiêu?
b) Tính khối lượng chất tạo thành
Câu 2: Cho 2,8 g hỗn hợp bột cacbon và lưu huỳnh tác dụng vừa đủ với V lít oxi (đktc) thu được 7,6 g
hỗn hợp hai oxit. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 6,72 C. 4,48 D. 3,36
Câu 3: Cho 2,3 g natri tác dụng với 3,36 lít khí oxi (ở đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
m g oxit. Tính m
Câu 4: So sánh lượng oxi thoát ra trong hai trường hợp sau:
Trương hợp 1: Nung 10 g KClO3
Trường hợp 2: Nung 10 gam KMnO4
Câu 5: Tiến hành nhiệt phân 12,25 g kali clorat có xúc tác mangan đioxit. Phản ứng hoàn toàn thu được
V lít khí A ở đktc
a) A là khí gì? Nêu phương pháp đơn giản để nhận biết khí A
b) Tìm V
c) Cho 1,2 g cacbon tác dụng với V lít khí A. Sau phản ứng chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư đó
d) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí A bằng chất nào khác? Viết phương trình hóa học minh
hoạ.
Câu 6: Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí metan có trong 1 m 3 khí chứa 2% tạp chất
không cháy. Biết các thể tích đó được đo ở đktc.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe 3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt
độ cao
a) Tính số g sắt và số g khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g oxit sắt từ
b) Tính số g kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên

Trang 16
Câu 8: Trong giờ thực hành thí nghiệm, một học sinh đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong 1,12 lít oxi (đktc).
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
A. lưu huỳnh dư B. lưu huỳnh thiếu C. oxi thiếu D. oxi dư
Câu 9: Đốt cháy photpho trong bình đựng 6,72 lít O2 (ở đktc) thu được 14,2 g điphotpho pentaoxit. Khối
lượng photpho cháy là
A. 9,3 g B. 3,1 g C. 6,2 g D. 7,5 g
Câu 10:
a) Trong 32 g khí oxi có bao nhiêu mol nguyên tử oxi và bao nhiêu mol phân tử oxi
b) Hãy cho biết phân tử oxi:
(1) Là bao nhiêu mol phân tử oxi?
(2) Có khối lượng là bao nhiêu g?
(3) Có thể tích là bao nhiêu lít (đo ở đktc)?

Bài tập nâng cao


Câu 11:
a) Bạn An muốn điều chế ba lọ khí oxi từ kali pemanganat, mỗi lọ có dung tích 500 ml. Bạn An cần lấy
khối lượng KMnO4 tối thiểu là bao nhiêu để thu được lượng oxi trên? Biết rằng 1 mol khí chiếm thể tích
24 lít ở điều kiện phòng và sự hao hụt trong quá trình thu khí là không đáng kể.
b) Tính lượng cacbon có thể phản ứng hết với oxi có trong ba lọ thu được ở trên.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 12: Đốt cháy 1 tấn than chứa 96% cacbon, còn lại là tạp chất không cháy. Thể tích không khí (tính
theo m3 - ở đktc) để đốt cháy hết lượng than trên là (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)
A. 890 m3 B. 869 m3 C. 895 m3 D. 900 m3
Câu 13: Một bình kín có dung tích là 16,8 lít (đktc) chứa đầy khí oxi. Người ta đốt cháy hết 3 g cacbon
trong bình đó. Sau đó đưa 18 g photpho vào bình để đốt tiếp.
a) Lượng photpho có cháy hết không?
b) Tính khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.

Trang 17
ĐÁP ÁN
Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức về oxi
1-B 2-A 3-D 4-B 5-D
Dạng 2: Viết phương trình hóa học
Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:
a)

b)

c)

d)

e)
Dạng 3: Nêu và giải thích hiện tượng
Câu 1: Chọn C
Câu 2: Do bề mặt tiếp xúc giữa than với oxi lớn hơn nhiều so với khi than cháy trong không khí nên phản
ứng xảy ra tốt hơn. Mặt khác than cháy trong oxi nhiệt lượng tỏa ra không bị tiêu hao vào việc đốt nóng
các khí khác do đó có nhiệt độ cao hơn
Câu 3: Tàn đóm đỏ bùng cháy

Trang 18
Câu 4: Bình dưỡng khí được sử dụng khi môi trường xung quanh có ít oxi để thở (khi thợ lặn sâu dưới
biển; người leo núi cao, công nhân trong các hầm mỏ; bệnh nhân suy hô hấp,...)
Câu 5:
a) A là KMnO4 hoặc hỗn hợp KClO3 và MnO2
E là khí oxi
M là nước
b) Muốn dừng thí nghiệm cần rút bỏ ống dẫn khí và tắt đèn cồn. Không làm ngược lại vì khi rút bỏ ống
dẫn khí trước, áp suất trong ống nghiệm giảm, nước có thể trào ngược vào ống nghiệm gây nứt vỡ ống
nghiệm đang nóng
Câu 6: Vì cháy trong oxi nhiệt độ cao hơn so với cháy trong không khí nên trong công nghiệp sản xuất
gang, thép người ta thường dùng oxi, hoặc không khí giàu oxi để quạt vào lò
Câu 7: Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng
ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy
rất nhiều khí oxi của không khí trong phòng, đòng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbonic
Câu 8:
a) Bột nhôm cháy phát ra ánh sáng trắng
b) Bột màu trắng là nhôm oxit là hợp chất
c) Bột trắng không dẫn điện do không còn tính chất ban đầu của nhôm
d)
Câu 9: Dùng que đóm đầu có than hồng cho vào các bình khí còn lại, khí nào làm bùng cháy que đóm,
khí đó là oxi

Dạng 4: Tính theo phương trình hóa học


Câu 1:

a) Chất dư là P và

b) Theo phương trình:

Câu 2: Chọn D
Câu 3:

Phương trình hóa học:

Ta thấy: dư, Na hết, tính số mol theo Na

Trang 19
Theo phương trình:

Câu 4: Trường hợp 1: Phương trình hóa học

Theo phương trình:

Trường hợp 2: Phương trình hóa học

Theo phương trình:

Vậy điều chế từ KClO3 cho lượng oxi nhiều hơn


Câu 5:
a) Khí A là O2.
Phương pháp đơn giản để nhận biết khí oxi là cho que đóm lại gần miệng ống nghiệm và thấy que đóm
bùng cháy chứng tỏ có khí oxi sinh ra

b) Theo đề bài:

Phương trình hóa học:

Theo phương trình:

c) Theo đề bài:

Phương trình hóa học

Ta thấy: dư, C hết, tính toán theo số mol của C.

d) Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí O2 bằng kali pemanganat (KMnO4)

Câu 6:
Đổi 1 m3 khí = 1000 dm3 khí = 1000 lít khí

Trang 20
Thể tích khí CH4 nguyên chất có trong 1000 lít là:

Phương trình hóa học:

Tỉ lệ về số mol chính là tỉ lệ về thể tích (ở cùng đk) nên ta có:

Câu 7:

a) Theo đề bài:

Phương trình hóa học:

Theo phương trình:

b) Phương trình hóa học:

Theo phương trình:

Câu 8: Chọn A
Câu 9: Chọn C
Câu 10:

a) Số mol nguyên tử oxi là: ; số mol phân tử oxi là:

b) (1) Số mol phân tử oxi là:

(2) Khối lượng của phân tử oxi là:

(3) Thể tích của phân tử oxi là:

Câu 11:

a) Theo đề bài:

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình:

b) Phương trình hóa học:

Theo phương trình:

Câu 12: Chọn B


Câu 13:
a) Photpho còn dư 5,6 g

Trang 21
b) Khối lượng CO2 tạo thành: 11 g, khối lượng P2O5 tạo thành: 28,4 g

BÀI 14: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY – SỰ OXI HÓA


Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nêu được thành phần hóa học của không khí.
+ Nêu được khái niệm sự oxi hóa chậm, sự cháy.
+ Trình bày được các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám
cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
 Kĩ năng
+ Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
+ Trình bày được nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm không khí. Đề xuất các biện pháp phòng
chống ô nhiễm không khi và có ý thức bảo vệ bầu khí quyển tránh ô nhiễm .

Trang 22
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Thành phần của không khí
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm
khoảng 21% thể tích không khí, còn lại hầu hết là
khí nitơ (khoảng 78%) và 1% các chất khí khác như
khí CO2, hơi nước, khí hiếm…

Thành phần của không khí (về thể tích)

2. Ô nhiễm không khi và biện pháp bảo vệ


không khí trong sạch
Sự có mặt chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí làm cho không khí
không sạch gây ra những thay đổi bất lợi cho chất
lượng cuộc sống là sự ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Sự phát sinh lớn các khí thải của các nhà máy, các
lò đốt, các phương tiện giao thông là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Biện pháp bảo vệ không khí trong sạch
Xử lí khí thải.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Trồng rừng, trồng cây xanh.
Tuyên truyền bảo vệ môi trường,…
3. Sự cháy
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Sự cháy của một chất trong không khí xảy ra chậm
hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi.
Điều kiện phát sinh ra sự cháy:
- Chất đạt đến nhiệt độ cháy
- Tiếp xúc đủ với lượng oxi. Ví dụ: Đồ vật bằng gang thép trong tự nhiên bị gỉ

Nguyên tắc để dập tắt đám cháy: hay quá trình oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể,

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ một lượng nhỏ nhiệt được giải phóng ra nhưng
cháy. không phát sáng.

- Cách li chất cháy với oxi.

Trang 23
4. Sự oxi hóa chậm
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng
không phát sáng.
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể
chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Trang 24
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
Nguyên nhân Phương tiện giao thông

Lò đốt

Khí thải nhà máy


78 % N2

≈ 1 % các chất khí Thành phần Ô nhiễm Xử lí khí thải


KHÔNG KHÍ
khác (CO2, H2O…) không khí

Bảo vệ rừng
21 % Oxi Giải pháp

Trồng cây
Sự tác
dụng
của Có tỏa nhiệt
Đặc điểm
oxi với Sự oxi hóa chậm
chất
khác Không phát sáng

Có tỏa nhiệt
Đặc điểm

SỰ OXI HÓA
Có phát sáng

Có mùi

Dấu hiệu
Có khói

Có phát sáng
Sự cháy
Chất đạt đến nhiệt độ cháy
Điều kiện phát sinh

Tiếp xúc đủ với lượng oxi

Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống


dưới nhiệt độ cháy
Dập tắt đám cháy

Cách li chất cháy với oxi

Trang 25
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Đề xuất biện pháp phòng cháy
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1:
Câu 1: Bình chữa cháy được sử dụng để dập tắt các đám cháy bằng cách làm giảm nhiệt độ của nhiên
liệu hoặc ngăn cản vật đang cháy tiếp xúc với oxi. Có hai loại bình chữa cháy thông thường, một loại
phun ra dòng nước (hoặc một chất lỏng khác), và một loại phun khí cacbon đioxit. Tại sao nước phun ra
từ bình chữa cháy dập tắt được ngọn lửa?
A. Nước đẩy nhiên liệu đi
B. Nước ngăn không cho không khí tiếp xúc với ngọn lửa và làm giảm nhiệt độ của nhiên liệu
C. Nước hòa tan nhiên liệu ngăn cản nhiên liệu cháy
D. Nước chứa cacbon đioxit - chất dập tắt được ngọn lửa
Hướng dẫn giải
Nước phun ra từ bình chữa cháy dập tắt được ngọn lửa vì nước ngăn không cho không khí tiếp xúc với
ngọn lửa và làm giảm nhiệt độ của nhiên liệu.
→ Chọn B

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Có một chảo dầu bắt lửa trong một khu bếp không có bình chữa cháy. Đề xuất cách dập tắt ngọn
lửa đang cháy.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm người ta hay dùng đèn cồn để đun nóng một số hóa chất. Đèn cồn có
chứa dung dịch ancol etylic C2H5OH. Chất này khi cháy sinh ra khí cacbonic (CO 2) và nước đồng thời toả
nhiều nhiệt. Làm thế nào để tắt đèn cồn đang cháy. Giải thích?
Câu 3: Khí đốt hóa lỏng, viết tắt là LPG (Liquified Petroleum Gas) hay còn gọi là gas thường được dùng
đun nấu trong các hộ gia đình. Thành phần chính của khí gas gồm khí propan (C3H8) và khí butan (C4H10)

a) Viết phương trình hoá học xảy ra khi đốt cháy khí gas (giả thiết rằng phản ứng chỉ tạo sản phẩm CO 2
và H2O)?
b) Cho biết khí gas nhẹ hơn hay nặng hơn không khí?
c) Khi có hiện tượng rò rỉ khí gas trong bếp nấu của các gia đình người ta khuyên người dân mở toang các
cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa các tông để quạt tản khí ra ngoài mà không nên bật quạt điện. Giải thích
tại sao làm như vậy?
Câu 4: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát trên ngọn
lửa mà không dùng nước. Hãy giải thích việc làm này.

Trang 26
Dạng 2: Giải thích một số hiện tượng thực tế
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Sự oxi hóa chậm là
A. sự oxi hóa không tỏa nhiệt
B. sự oxi hóa mà không phát sáng
C. sự oxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng
D. sự tự bốc cháy
Hướng dẫn giải
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa không tỏa nhiệt
→ Chọn A
Ví dụ 2: Giải thích tác dụng của các việc làm sau?
a) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa?
b) Chẻ nhỏ củi khi nhóm bếp?
c) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong?
Hướng dẫn giải
a) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa để cung cấp thêm oxi cho sự cháy
b) Chẻ nhỏ củi khi nhóm bếp để tăng diện tích tiếp xúc củi nhanh cháy
c) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc của than với oxi

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1: Tiến hành thí nghiệm sau

Lấy ba ngọn nến như nhau gắn trên ba miếng bìa như hình vẽ. Chuẩn bị ba ống thủy tinh giống nhau, hở
hai đầu.
Thí nghiệm (a): Lấy hai thanh gỗ đặt trên miếng bìa. Dùng một ống thủy tinh chụp lên ngọn nến đang
cháy, miệng ống thủy tinh đặt trên hai thanh gỗ sao cho không khí có thể đi qua khe rỗng dưới miệng ống.
(như hình vẽ)
Thí nghiệm (b): Dùng một ống thủy tinh chụp lên ngọn nến đang cháy
Thí nghiệm (c): Dùng một ống thủy tinh chụp lên ngọn nến đang cháy và lấy tấm bìa đậy lên trên miệng
ống thủy tinh
a) Nêu và giải thích hiện tượng trong ba thí nghiệm
b) Từ hiện tượng thí nghiệm cho biết sự cháy xảy ra cần có điều kiện gì?

Trang 27
Câu 2: Sự cháy xảy ra khi chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. Các chất khác nhau có nhiệt độ cháy
khác nhau. So sánh nhiệt độ cháy của các vật/chất sau:
a) Que diêm và thanh củi
b) Than và xăng dầu
c) Vải và giấy
Câu 3: Thực hiện thí nghiệm sau:

Gắn một cây nến vào giữa chiếc đĩa. Sau đó đổ đầy nước vôi trong vào đĩa. Đốt nến rồi úp một chiếc cốc
lên trên cây nến như hình vẽ:
Biết quá trình đốt cháy nến sinh ra khí cacbonic (CO 2) và hơi nước. Nước vôi trong có khả năng hấp thụ
khí cacbonic (CO2). Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích hiện tượng đó.
Câu 4: Lấy hai ví dụ trong thực tế có xảy ra sự oxi hóa chậm

Trang 28
ĐÁP ÁN
Dạng 1: : Đề xuất biện pháp phòng cháy
Câu 1:
Phương án tốt nhất dùng một cái vung đậy lên chảo để ngăn dầu tiếp xúc với không khí
Phương án khác:
+ Đổ nước vào chảo tuy nhiên nước có thể làm dầu đang sôi bắn ra gây bỏng
+ Tắt bếp (chỉ áp dụng với đám cháy nhỏ vì nếu đám cháy to có thể sẽ gây nguy hiểm)
Câu 2:
Dùng nắp đèn cồn đậy lại vì ngăn cho bấc cồn không tiếp xúc với oxi
Câu 3:
a)

b) Khí gas là hỗn hợp của hai khí propan ( ) và butan ( ) nên khí ga nặng hơn không khí.
c) Do bật quạt điện có thể sinh ra tia lửa điện làm khí gas bắt cháy gây nổ mạnh có thể phá hủy nhà cửa
gây thương vong.
Câu 4:
Do xăng dầu là chất không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nếu dùng nước dập tắt ngọn lửa do xăng,
dầu cháy, xăng dầu sẽ nổi trên nước và lan rộng làm đám cháy mạnh hơn.
Dùng cát phủ hoặc trùm vải dày để ngăn vật đang cháy tiếp xúc với oxi.
Dạng 2: Giải thích một số hiện tượng thực tế
Câu 1:
a) Sau một thời gian ngọn nến ở thí nghiệm b, c sẽ tắt do hết oxi. Ngọn nến ở thí nghiệm c tắt trước do
lượng oxi ít hơn trong thí nghiệm b. Sản phẩm tạo thành là khí CO 2 nặng hơn không khí nên sau một thời
gian sẽ chiếm chỗ của oxi trong bình.
Ngọn nến ở thí nghiệm a cháy lâu nhất
b) Hiện tượng thí nghiệm cho biết để sự cháy xảy ra cần sự có mặt của oxi
Câu 2:
a) Que diêm có nhiệt độ cháy thấp hơn thanh củi
b) Xăng dầu có nhiệt độ cháy thấp hơn than
c) Giấy có nhiệt độ cháy thấp hơn vải
Câu 3:
Sau một thời gian ngọn nến trong cốc tắt, mực nước trong cốc dâng lên một khoảng bằng 1/5 chiều cao
của khoảng không khí trong cốc trước khi đốt nến
Giải thích: Chất hữu cơ trong nến cháy trong oxi, khi oxi hết nến sẽ tắt
Vì oxi chiếm 1/5 lượng không khí nên lượng khí trong cốc giảm 1/5 lượng không khí có trong cốc, áp
suất trong cốc sau phản ứng giảm so với áp suất ban đầu nên mực nước dâng lên.
Trang 29
Câu 4:
Ví dụ 1: Sự ôi thiu thức ăn khi để lâu trong không khí nhiều ngày
Ví dụ 2: Đồ vật bằng gang, thép (con dao, cái cuốc, chi tiết máy,...) bị gỉ sau một thời gian sử dụng

BÀI 15: PHẢN ỨNG PHÂN HỦY – PHẢN ỨNG HÓA HỢP
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nêu được khái niệm phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp.
 Kĩ năng
+ Nhận biết phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp trong một số phương trình hóa học cụ thể

Trang 30
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Phản ứng hóa hợp Ví dụ:
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ
có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai
chất ban đầu hay nhiều chất ban đầu.
2. Phản ứng phân hủy Ví dụ:

Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó


có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết hai phương trình hoá học minh hoạ phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ.
Hướng dẫn giải
Phản ứng hoá hợp:

Phản ứng phân hủy:

Ví dụ 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ?

A.

B.

C.

D.
Hướng dẫn giải
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
→ Có phương trình A thỏa mãn
→ Chọn A

Bài tập tự luyện


Câu 1: Lấy hai ví dụ về phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp xảy ra trong đời sống mà em biết
Trang 31
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)
Câu 3: Cho các phương trình hoá học sau:
(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)
Những phương trình hoá học biểu diễn phản ứng phân huỷ là
A. (1), (2), (4), (5), (7) B. (1), (2), (3), (4), (8)
C. (1), (4), (6), (7), (8) D. (2), (4), (5), (6), (7),
Câu 4: Cho các sơ đồ mô tả các phản ứng hoá học. Cho biết sơ đồ nào mô tả phản ứng hoá hợp, phản ứng
phân huỷ.

(1)

(2)

(3)

(4)

Trang 32
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Ví dụ một số phản ứng hóa hợp:
Phản ứng đốt cháy than:

Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động:

Phản ứng tôi vôi:

b) Ví dụ phản ứng phân hủy:


Phản ứng nung vôi:

Câu 2:
Phản ứng (3), (4), (5)
Câu 3: Chọn A
Câu 4:
Sơ đồ mô tả phản ứng hóa hợp: sơ đồ (2)
Sơ đồ mô tả phản ứng phân hủy: sơ đồ (1)

Trang 33
BÀI 16: OXIT
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nêu được: định nghĩa oxit; oxit axit, oxit bazơ; cách gọi tên oxit
 Kĩ năng
+ Lập được công thức hóa học của oxit (dựa vào hóa trị và dựa vào phần trăm các nguyên tố) và
đọc được tên oxit
+ Nhận biết được oxit axit, oxit bazơ dựa vào công thức hóa học
+ Tính được khối lượng của oxit tạo thành trong phản ứng

Trang 34
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm Ví dụ
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một Công Phân loại
nguyên tố là oxi thức
STT Tên gọi Oxit Oxit
Công thức tổng quát: MxOy. hóa
axit bazơ
2. Tên gọi học
* Tên oxit kim loại: (kèm hoá trị nếu kim loại có 1 SO3 Lưu huỳnh trioxit x
nhiều hoá trị) + oxit 2 P2O5 Điphotpho petaoxit x
* Tên oxit phi kim: 3 MgO Magie oxit x
Tiền tố + tên phi kim + tiền tố + oxit. 4 N2O5 Đinitơ pentaoxit x
3. Phân loại 5 Fe2O3 Sắt (III) oxit x
Oxit axit: thường là oxit phi kim và tương ứng với 6 SiO2 Silic đioxit x
một axit. 7 CuO Đồng (II) oxit x
Oxit bazơ: thường là oxit kim loại và tương ứng với 8 Na2O Natri oxit x
một bazơ.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Chỉ ra oxit, oxit axit, oxit bazơ trong một số chất cụ thể
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho các oxit có công thức hóa học như sau:
a) SO3
b) FeO
c) NO2
d) CaO
e) CO2
f) ZnO
g) N2O5
h) SO2
i) K2O
Những chất nào thuộc loại oxit axit, những chất nào thuộc loại oxit bazơ.
Hướng dẫn giải
Chất thuộc loại oxit axit là SO3, NO2, CO2, N2O5, SO2.
Chất thuộc loại oxit bazơ là FeO, CaO, K2O
Chú ý: Al2O3, ZnO là oxit lưỡng tính, không phải oxit bazo.
Ví dụ 2: Cho các chất sau: CO2, Na2O, SO3, P2O5, CuO, Fe3O4, Ag2O, N2O5, SO2.

Trang 35
Số chất thuộc loại oxit axit và oxit bazơ lần lượt là
A. 3 và 6 B. 4 và 5 C. 5 và 4 D. 6 và 3
Hướng dẫn giải
Oxit axit: CO2, SO3, P2O5, N2O5, SO2 (5 chất)
Oxit bazơ: Na2O, CuO, Fe3O4, Ag2O (4 chất)
→ Chọn C

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Cho các chất sau: PbO, H2SO4, H2O, Ba(OH)2, CaO, Al2O3, CO. số chất thuộc loại oxit là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2: Cho các chất sau: BaO, H2O, SiO2, K2O, CO, Al2O3, SO2, FeO. Dãy các chất đều thuộc loại oxit
bazơ là
A. BaO, K2O, MgO, FeO B. BaO, K2O, CO, FeO
C. H2O, CO, Al2O3, FeO D. H2O, CO, SiO2, SO2
Câu 3: Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào gồm toàn oxit axit?
A. SiO2, CO2, SO2, SO3, P2O5 B. NO2, CO2, Fe3O4, SO3, N2O5
C. CO2, SO2, SO3, Na2O, P2O5 D. SiO2, CO2, MgO, SO3, P2O5
Câu 4: Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào gồm toàn oxit bazơ?
A. Al2O3, FeO, CuO, K2O B. K2O, Fe2O3, MgO, CuO
C. ZnO, Fe2O3, CuO, K2O D. Na2O, FeO, NO, K2O

Dạng 2: Gọi tên oxit khi biết công thức hoá học và ngược lại
Kiểu hỏi 1: Đọc tên của oxit khi biết công thức hoá học
Phương pháp giải
Ví dụ: Đọc tên của những oxit có công thức hoá
học sau: SO2, Fe2O3.
Bước 1: Xác định loại nguyên tố trong oxit. Hướng dẫn giải
* Xác định số nguyên tử mỗi nguyên tố (nếu là oxit S là phi kim nên oxit của chúng là oxit phi kim. Fe
phi kim) là kim loại nên oxit của chúng là oxit kim loại.
* Xác định hóa trị của nguyên tố kim loại (nếu là Trong SO2 có 1 nguyên tử nguyên tố S và 2 nguyên
kim loại có nhiều hóa trị). tử nguyên tố O.
Bước 2: Gọi tên: Trong Fe2O3, sắt có hóa trị (III).
* Tên oxit phi kim: Tiền tố + tên phi kim + tiền tố Gọi tên:
+ oxit SO2: lưu huỳnh đioxit.
Chú ý: Tên tiền tố Fe2O3: sắt (III) oxit.
1 - mono; 2 - đi; 3 - tri; 4 - tetra; 5 - penta....
* Tên oxit kim loại: Tên kim loại (kèm hoá trị nếu

Trang 36
kim loại có nhiều hoá trị) + oxit
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho các oxit có công thức hóa học sau: SO3; CO2; N2O5; CuO; CaO. Những chất nào thuộc oxit
bazơ? Những chất nào thuộc loại oxit axit? Gọi tên chúng?
Hướng dẫn giải
Oxit axit là:
SO3: lưu huỳnh trioxit
CO2: cacbon đioxit
N2O5: đinitơ pentaoxit
Oxit bazơ là:
CuO: đồng (II) oxit
CaO: canxi oxit

Kiểu hỏi 2: Viết công thức hóa học từ tên oxit


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết công thức hoá học của các oxit có tên sau đây:
a) Lưu huỳnh trioxit
b) Crom (III) oxit
c) Đinitơ tetraoxit
d) Cacbon monooxit
Hướng dẫn giải
Tên gọi CTHH của oxit tương ứng
Lưu huỳnh trioxit SO3
Crom (III) oxit Cr2O3
Đinitơ tetraoxit N2O4
Cacbon monooxit CO

Trang 37
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Hoàn thành thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Phân loại
TT Công thức hóa học Tên gọi
Oxit axit Oxit bazơ
1 Lưu huỳnh đioxit
2 P2O3 x
3 K2O
4 Đinitơ pentaoxit
5 Magie oxit
6 Cacbon đioxit
7 Đồng (I) oxit x
8 Na2O
Câu 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro,
nhôm, magie, lưu huỳnh. Hãy gọi tên các sản phẩm.
Câu 3: Gọi tên các oxit có công thức hóa học như sau
a) SO3
b) FeO
c) NO2
d) CaO
e) CO
f) ZnO
g) N2O5
h) K2O

Dạng 3: Xác định công thức hóa học của oxit


Bài toán 1: Xác định công thức hóa học của oxit khi biết phần trăm theo khối lượng các nguyên tố
Phương pháp giải
Ví dụ: Lập công thức hoá học và gọi tên oxit X có
khối lượng mol phân tử là 40 g/mol trong đó oxi
chiếm 40% về khối lượng.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Viết công thức tổng quát của oxit là MxOy Gọi công thức của oxit là
Bước 2: Tính khối lượng của nguyên tố oxi dựa vào Oxi chiếm 40% về khối lượng nên:
phân tử khối và thành phần phần trăm theo khối
lượng → Xác định số nguyên tử oxi trong oxit.

Theo đề bài:
Từ (1) và(2)

Trang 38
Bước 3: Biện luận để xác định X (x thường nhận Ta có bảng sau:
giá trị 1,2, 3.) x 1 2 3
Chú ý: Một số đề bài cho biết tỉ khối, ta có thể tính
phân tử khối theo công thức: M 24 48 72

Mg (TM) Loại Loại

Vậy X là MgO (magie oxit)

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hợp chất A là chất khí, có tỉ khối so với hiđro là 32 trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Xác
định công thức của A.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức của oxit là

Ta có:
Trong A, oxi chiếm 50% về khối lượng nên:

Theo đề bài:
Từ (1) và (2) suy ra:
Ta có bảng sau
x 1 2 3

M 32 64 96

S Loại Loại

Vậy A là SO2 (lưu huỳnh đioxit)

Bài toán 2: Lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào phản ứng đốt cháy
Phương pháp giải
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất chứa nguyên
tố cacbon và hiđro, sau phản ứng thu được 6,72 lít
khí CO2 (ở đktc) và 3,6 g nước. Tìm công thức
phân tử của hợp chất biết khối lượng mol phân tử
của hợp chất là 40 g/mol.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Chuyển đổi lượng chất đề bài cho về dạng
Theo đề bài:
số mol (dựa vào các công thức chuyển đổi).

Bước 2: Tính khối lượng mol phân tử C xHy (nếu đề


Trang 39
bài cho sẵn thì bỏ qua bước này).

Lập tỉ lệ:
Bước 3: Lập tỉ lệ:
(a, b là những số nguyên tối giản)
→ Công thức phân tử của hợp chất là
Từ đó đặt công thức phân tử của hợp chất là

Bước 4: Lập phương trình tính giá trị của n. Ta có:

Vậy công thức phân tử hợp chất là C3H4.


→ Xác định n.

Bài tập tự luyện dạng 3


Bài tập cơ bản
Câu 1: Một oxit của photpho có thành phần: P chiếm 43,66%; oxi chiếm 56,34%. Biết phân tử khối của
oxit bằng 142. Xác định công thức của oxit.
Câu 2: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố oxi có trong khí cacbonic, magie oxit
và nhôm oxit. ở chất nào có nhiều oxi hơn cả?
Câu 3: Một oxit được tạo bởi hai nguyên tố sắt và oxi trong đó tỷ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7 : 3.
Công thức phân tử của oxit đó là
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO2
Câu 4: Tìm công thức của oxit sắt trong đó sắt chiếm 70% khối lượng
Câu 5: Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% về oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó tên là gì?
Câu 6: Cho 28,4 g điphotpho pentoxit P 2O5 vào cốc chứa 90 g nước để tạo thành axit H 3PO4. Tính khối
lượng axit H3PO4 được tạo thành.
Câu 7: Cho 6,2 g Na2O tác dụng hoàn toàn với H2O. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành
Bài tập nâng cao
Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn chất X thu được 4 mol CO 2 và 5 mol H2O. Chất A có công thức phân tử
nào sau đây (biết )?
A. C4H10 B. C4H8 C. C4H6 D. C5H12

Trang 40
ĐÁP ÁN
Dạng 1: Chỉ ra oxit, oxit axit, oxit bazơ trong một số chất cụ thể
1-C 2-A 3-A 4-B
Dạng 2: Gọi tên oxit khi biết công thức hoá học và ngược lại
Câu 1:
Phân loại
TT Công thức hóa học Tên gọi
Oxit axit Oxit bazơ
1 SO2 Lưu huỳnh đioxit x
2 P2O3 Điphotpho trioxit x
3 K2O Kali oxit x
4 N2O5 Đinitơ pentaoxit x
5 MgO Magie oxit x
6 CO2 Cacbon đioxit x
7 Cu2O Đồng (I) oxit x
8 Na2O Natri oxit x
Câu 2:
(cacbon đioxit)

(điphotpho pentaoxit)

(đihiđro monooxit)

(nhôm oxit)

(magie oxit)

(lưu huỳnh đioxit)


Câu 3:
a) SO3 - Lưu huỳnh đioxit
b) FeO - sắt(II) oxit
c) NO2 - Nitơ đioxit
d) CaO - Canxi oxit
e) CO - Cacbon monooxit
f) ZnO - Kẽm oxit
g) N2O5 – Đinitơ pentaoxit
h) K2O - Kali oxit
Dạng 3: Xác định công thức hóa học của oxit
Câu 1: P2O5
Câu 2:
Trang 41
Trong CO2 có oxi nhiều hơn cả (72,7%)
Câu 3: Chọn B
Câu 4: Fe2O3
Câu 5: Cu
Câu 6: 39,2 g
Câu 7:
Phương trình hóa học:

Tính theo phương trình:

Câu 8: Chọn A

Trang 42

You might also like