You are on page 1of 3

MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN THI HP HOÁ HỌC VÔ CƠ 1

1. Vì sao phải sắp xếp các nguyên tố theo hệ thống?
2. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (HTTH).
3. Nêu các dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. Cho ví dụ minh hoạ.
4. Nêu các điểm khác biệt căn bản giữa acid và base.
5. Nêu các điểm khác biệt giữa kim loại và phi kim. Cho ví dụ minh hoạ.
6. Nêu các điểm khác biệt giữa kim loại chuyển tiếp (nhóm A) và không chuyển tiếp (nhóm B).
7. Viết ba phương trình hoá học để chứng minh sự khác biệt của acid hydrofluoric so với acid
hydrochloric.
8. Hydrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất nhẹ (nhẹ hơn không khí tới 14,32 lần).
Khí hydrogen tan kém trong các dung môi vô cơ cũng như hữu cơ, nhưng một lượng nhỏ khí
hydrogen có thể hoà tan trong hầu hết các kim loại nóng chảy. Hãy giải thích về độ tan của hydrogen
trong các nhận định trên.
9. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo và xác định trạng thái oxi hoá của các nguyên tử trong
nước Giaven (Javel: Sodium hypochlorite) và clorua vôi (Calcium hypochlorite: Lime chloride).
10. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa hydrogen nguyên tử và dung dịch potassium permanganate
trong môi trường acid sulfuric. Dấu hiệu nào chứng tỏ phản ứng xảy ra? Xác định trạng thái oxi hoá
của manganese trước và sau phản ứng và cho biết dựa vào qui tắc nào?
11. Đơn chất hydrogen có thể tạo thành từ quá trình phân huỷ xác động vật và thực vật dưới tác dụng của
vi sinh vật, nhưng nhanh chóng di chuyển lên tầng cao của khí quyển. Hãy giải thích. Viết công thức
hoá học, tên gọi thông thường và danh pháp IUPAC của ba loại hợp chất chứa nhiều hydrogen nhất
trong vỏ Trái đất.
12. Hãy giải thích vì sao phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen theo tỉ lệ thể tích 2/1 thường gây nổ
mạnh? Trong phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen dưới tác dụng của nhiệt độ, người ta đề
xuất hai phản ứng khơi mào sau đây:
H2 → 2H* (1)
**
O2 → 2O (2)
Theo em, phản ứng nào xảy ra dễ hơn, vì sao?
13. Trong công nghiệp điều chế khí hydrogen, trước đây người ta cho hơi nước đi qua sắt nung đỏ ở
nhiệt độ khoảng 450–500 °C.
a/ Viết phương trình hoá học xảy ra.
b/ Làm cách nào để tăng hiệu suất phản ứng tạo dòng hydrogen?
c/ Có thể đốt nóng sắt lên 1400 °C được không?
14. Hãy giải thích vì sao hydrogen peroxide (H2O2) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, nhưng tính oxi
hoá đặc trưng hơn? Mỗi tính chất (tính oxi hoá và tính khử) hãy viết một phương trình hoá học minh
hoạ.
15. Viết năm (5) phương trình hoá học có sự tham gia phản ứng của hydrogen. Hãy cho biết mỗi phương
trình phản ứng đó gắn với lĩnh vực ứng dụng nào của hydrogen?
16. Tại sao khi điều chế khí hydrogen bằng phương pháp điện phân nước, người ta không dùng nước
tinh khiết mà dùng dung dịch H2SO4 10%? Viết phương trình phản ứng xảy ra ở các điện cực.
17. Viết hai (2) phương trình hoá học chứng minh ion Cl- có tính khử yếu hơn ion Br- và hai (2) phương
trình hoá học chứng minh chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn bromine.
18. Hãy giải thích vì sao sodium peoxide (Na 2O2) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử, nhưng tính oxi
hoá đặc trưng hơn? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
19. Hãy so sánh độ tan của các muối Li2CO3 và K2CO3. Giải thích.
20. Hãy giải thích vì sao cộng hoá trị cực đại của Be or Li chỉ có thể là 4 mà không phải là 6 như Na or
Sr?
21. Khối lượng riêng của hai kim loại Li và Be lần lượt là 0,53 g∙cm -3 và 1,85 g∙cm-3. Hãy giải thích vì
sao khối lượng riêng của Be lớn hơn của Li?
22. Trong công nghiệp, người ta tổng hợp khí hydrogen bằng cách cho hơi nước và khí thiên nhiên đi
qua nickel nung đỏ (nhiệt độ khoảng 1250 K). Sản phẩm khí hydrogen thu được thường có lẫn hơi
nước và khí cacbonic. Làm cách nào để thu được khí hydrogen tinh khiết? Giải thích cơ sở khoa học.
23. Lithium aluminium hydride (viết tắt LAH) là một chất khử được sử dụng rộng rãi trong hoá học hữu
cơ. Nó có tính khử mạnh hơn sodium borohydride do liên kết Al–H yếu hơn so với liên kết B–H.
Trong dung môi ete, LAH được sử dụng làm chất khử để khử ester, acid carboxylic, acyl chloride,
aldehyde và keton thành các alcohol tương ứng.
+ Vì sao liên kết Al–H yếu hơn liên kết B–H? Cho 5B và 13Al.
+ Trong công nghiệp, người ta tổng hợp LAH bằng phản ứng giữa lithium hydride dư với aluminium
chloride trong môi trường ete. Viết phương trình hoá học xảy ra.
+ Nếu thay dung môi ete bằng dung môi nước được không? Giải thích và viết phương trình hoá học
xảy ra (nếu có).
24. Trình bày các qui tắc xác định số oxi hoá của một nguyên tố trong một hợp chất cụ thể.
25. Để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm, người ta cho vài viên kẽm đã đập dẹt vào ống
nghiệm đựng dung dịch acid sulfuric loãng (C% ≈ 10%), sau đó cho vài giọt dung dịch copper (II)
sulfate. Giải thích và viết các phương trình hoá học xảy ra. Có thể thay dung dịch acid sulfuric 10%
bằng dung dịch acid chloride 10% hoặc acid nitric 10% được không? Vì sao?
26. Dung dịch sodium chloride bão hoà không có màu, nhưng khi dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dung
dịch rồi đưa lên ngọn đèn khí gas thì thấy có màu vàng. Giải thích.
27. Dựa vào tính chất gì (hay phản ứng hoá học nào?), mà người ta dùng sodium peoxide (Na 2O2) ở
trong bình lặn để cung caaso oxygen cho thợ lặn?
28. Hãy giải thích tại sao hydrogen có nhiệt độ nóng chảy (Melting point: -259,1°C) và nhiệt độ sôi
(Boiling point: -252,8°C) rất thấp?
29. Cho một luồng không khí có thêm hơi nước, CO2, H2S và Cl2 lần lượt đi qua bình (1) đựng dung dịch
NaOH đặc, dư, rồi đến bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư. Phần khí còn lại không bị hấp thụ đi
ra khỏi bình được cho tiếp xúc với dây magnesium (Mg) dư đang nóng chảy ở nhiệt độ cao (nhiệt độ
khoảng 500 – 700°C), sản phẩm thu được là hỗn hợp rắn B. Cho B vào nước dư ở nhiệt độ phòng thì
thu được những sản phẩm gì? Viết các phương trình hoá học xảy ra trong toàn bộ quá trình trên.
30. Tại sao phản ứng giữa H2 và O2 hay với Cl2 không xảy ra ở nhiệt độ phòng/thường (25°C/?), nhưng
gây nổ khi đun nóng?
31. Lấy 31,39 gam hỗn hống Na(Hg) cho vào 1 lít H 2O thu được dung dịch X và chất khí A. Biết hỗn
hống chưa 94,58% Hg về khối lượng và dung dịch tạo thành có khối lượng riêng là 1031 g/L ở 25°C.
a) Tính thể tích khí A thu được ở đktc.
b) Xác định nồng độ % và nồng độ mol/l của chất tan có trong dung dịch.
c) Tính pH của dung dịch thu được.
32. Nêu 4 phương pháp định tính để nhận biết sự có mặt ion Ca2+ trong dung dịch?
33. a) Hãy viết phương trình hoá học giữa Li3N với nước.
b) Hợp chất A được tạo thành khi cho một kim loại nhóm IA tác dụng với oxygen. A phản ứng với
nước tạo thành MOH, còn M phản ứng với nước (trong điều kiện thích hợp) tạo thành MOH và một
sản phẩm B khác.
Hãy xác định M, A và B. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
c) So sánh khả năng phản ứng của O2 với M và với các kim loại khác của nhóm IA.
34. Khác với các nguyên tố nhóm IA và IIA, trong nhóm IIIA trừ nguyên tố boron, các nguyên tố còn lại
đều là kim loại. Hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh boron là nguyên tố phi kim.
35. Ở nhiệt độ thường, Boron rất trơ về mặt hóa học (chỉ tác dụng trực tiếp với fluorine), nhưng đun
nóng tương đối hoạt động. Boron phản ứng với oxygen, nitrogen và carbon ở các nhiệt độ khác nhau
theo các phương trình hoá học sau:
4B + 3O2 → 2B2O3 700°C (1)
2B + N2 → 2BN 1200°C (2)
12B + 3C → B12C3 1800°C (3)
a/ Vì sao ở nhiệt độ thường boron rất trơ về mặt hoá học?
b/ Vì sao điều kiện xảy ra các phản ứng (1), (2) và (3) theo thứ tự nhiệt độ tăng dần?
36. Sản xuất nhôm từ quặng bauxite:
+ Nêu thành phần chính của quặng bauxite. Quặng bauxite phân bố ở các tỉnh nào của Việt Nam.
+ Trình bày phương pháp hoá học để tách aluminium oxide từ quặng bauxite có thành phần (Al2O3,
Fe2O3 và SiO2).
+ Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2O3, người ta cho thêm
cryolite (Na3AlF6). Vai trò của cryolite là gì?
+ Viết các phương trình hoá học xảy ra trên các điện cực.
+ Có thể điều chế nhôm bằng cách điện phân aluminium chloride được không? Vì sao?
+ Nếu một vài ứng dụng của nhôm và hợp kim chứa nhôm.
+ Bằng phương pháp hoá học, hãy nêu quy trình tách beryllium từ dung dịch A chứa hỗn hợp các ion
(Al3+, Be2+, Fe3+, H+ và SO-24).

You might also like