You are on page 1of 4

ĐỀ SỐ 1 – THỜI GIAN LÀM BÀI 50 PHÚT

Câu 1: (2 điểm) Viết danh pháp IUPAC các chất có công thức sau đây:
H2O, LiOH, Fr2CO3; KNO3, HCl, CaSO4, Cs3PO4, Al2O3, Au, H2SO4
Gợi ý chấm! Mỗi chất đúng danh pháp được 0,2
H2O hydrogen oxide CaSO4 calcium sulfate
LiOH lithium hydroxide Cs3PO4 caesium phosphate
Fr2CO3 francium carbonate Al2O3 aluminium oxide
KNO3 potassium nitrate Au gold
HCl hydrochloric acid or hydrogen chloride acid sulfuric H2SO4

Câu 2: (1 điểm) Trình bày 5 dẫn chứng chứng minh về sự giống nhau giữa nguyên tố hydrogen với
sodium.
Gợi ý chấm! Mỗi dẫn chứng đúng được 0,2

Câu 3: (3 điểm) Hãy giải thích vì sao phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen theo tỉ lệ thể tích
2/1 thường gây nổ mạnh? Trong phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen dưới tác dụng của nhiệt
độ, người ta đề xuất hai phản ứng khơi mào sau đây:
H2 → 2H* (1)
O2 → 2O **
(2)
Theo em, phản ứng nào xảy ra dễ hơn, vì sao?
Gợi ý chấm! Mỗi ý được 1,0
+ Phản ứng theo cơ chế dây chuyền (cơ chế gốc tự do) nên tăng mạnh áp suất.
+ Phản ứng toả nhiều nhiệt.
+ Phản ứng (1) dễ xảy ra hơn, vì năng lượng liên hết đơn H – H bé hơn rất nhiều so với năng lượng
liên kết đôi O = O.

Câu 4: (2 điểm) Hãy giải thić h vì sao sodium peoxide (Na2O2) vừa có tiń h oxi hoá vừa có tiń h khử,
nhưng tiń h oxi hoá đă ̣c trưng hơn? Viế t phương trình hoá ho ̣c minh hoa ̣.
Gợi ý chấm! ½ 1 ½
+ Vì trạng thái oxi hoá của oxygen trong Na2O2 bằng -1, là trạng thái trung gian giữa 0 và -2.
+ Tính oxi hoá đặc trưng hơn vì oxygen là phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài cùng có 6e (2s22p4)
nên xu hướng nhận thêm 2e để tạo hợp chất với trạng thái oxi hoá bằng -2.
+ Ví dụ: 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2↑
Câu 5: (1 điểm) Có thể làm khô khi hydrogen bằng cách sục khí qua sulfuric acid đặc không? Vì
sao?
Gợi ý chấm!
+ Được, vì H2SO4 đặc có tính háo nước, trong khi hydrogen chỉ thể hiện tính khử ở nhiệt độ cao nên
không phản ứng với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường.

Câu 6: (1 điểm) Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
4Mg + 10HNO3(loãng) → NH4NO3 + 4Mg(NO3)2 + 3H2O
+ Cân bằng đúng hệ số được ½
+ Lập được sơ đồ cho nhận electron được ½
ĐỀ SỐ 2 – THỜI GIAN LÀM BÀI 50 PHÚT

Câu 1: (2 điểm) Viết danh pháp IUPAC các chất có công thức sau đây:
D2O, NaOH, CaCO3; Mg(NO3)2, H3PO4, AlCl3, Ag3PO4, BeO, Sr, HBr
Gợi ý chấm! Mỗi chất đúng danh pháp được 0,2
D2O deuterium oxide AlCl3 aluminium chloride
NaOH sodium hydroxide Ag3PO4 silver phosphate
CaCO3 calcium carbonate BeO beryllium oxide
Mg(NO3)2 magnesium nitrate Sr strontium
H3PO4 acid phosphoric HBr hydrogen bromide // acid hydrobromic
Câu 2: (1 điểm) Trình bày 5 dẫn chứng chứng minh về sự giống nhau giữa nguyên tố hydrogen so
với nhóm halogen.
Gợi ý chấm! Mỗi dẫn chứng đúng được 0,2
Câu 3: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen theo tỉ lệ thể tích
2/1 thường gây nổ mạnh? Trong phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen dưới tác dụng của nhiệt
độ, người ta đề xuất hai phản ứng khơi mào sau đây:
H2 → 2H* (1)
O2 → 2O **
(2)
Theo em, phản ứng nào xảy ra dễ hơn, vì sao?
Gợi ý chấm! Mỗi ý được ½ ½ 1,0
+ Phản ứng theo cơ chế dây chuyền (cơ chế gốc tự do) nên tăng mạnh áp suất.
+ Phản ứng toả nhiều nhiệt.
+ Phản ứng (1) dễ xảy ra hơn, vì năng lượng liên hết đơn H – H bé hơn rất nhiều so với năng lượng
liên kết đôi O = O.
Câu 4: (2 điểm) Haỹ giải thić h vì sao potassium supeoxide (KO2) vừa có tiń h oxi hoá vừa có tiń h
khử, nhưng tiń h oxi hoá đă ̣c trưng hơn? Viế t phương triǹ h hoá ho ̣c minh hoa ̣.
Gợi ý chấm! ½ 1 ½
+ Vì trạng thái oxi hoá của oxygen trong KO2 bằng -½ , là trạng thái trung gian giữa 0 và -2.
+ Tính oxi hoá đặc trưng hơn vì oxygen là phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài cùng có 6e (2s 22p4)
nên xu hướng nhận thêm 2e để tạo hợp chất với trạng thái oxi hoá bằng -2.
+ Ví dụ: Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2↑
Câu 5: (1 điểm) Hãy so sánh độ tan của các muối Li2CO3 và K2CO3. Giải thích.
Gợi ý chấm! độ tan của K2CO3 lớn hơn rất nhiều so với Li2CO3, vì:
+ Li2CO3 mang một phần liên kết cộng hoá trị, trong khi K2CO3 là hợp chất ion. ½
+ Bán kính ion Li bé hơn rất nhiều so với K , nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong
+ +

Li2CO3 lớn hơn rất nhiều so với trong K2CO3 theo định luật Coulomb. ½
Câu 6: (1 điểm) Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
8Al + 15H2SO4(đặc, nóng) → 3H2S↑+ 4Al2(SO4)3 + 12H2O
Gợi ý chấm!
+ Cân bằng đúng hệ số được ½
+ Lập được sơ đồ cho nhận electron được ½
Câu 7: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao cộng hoá trị cực đại của Be chỉ có thể là 4 mà không phải là 6
như Sr?
Gợi ý chấm!
Vì 4Be với cấu hình electron 1s22s22p0 chỉ có 4 orbital hoá trị (2s và 2p), chưa có orbital d như Sr.
ĐỀ SỐ 3 – THỜI GIAN LÀM BÀI 50 PHÚT

Câu 1: (2 điểm) Viết danh pháp IUPAC các chất có công thức sau đây:
H2O, LiOH, Fr2CO3; KNO3, HCl, CaSO4, Cs3PO4, Al2O3, Au, H2SO4
Gợi ý chấm! Mỗi chất đúng danh pháp được 0,2
H2O hydrogen oxide Al2O3 aluminium oxide
LiOH lithium hydroxide Cs3PO4 caesium phosphate
Fr2CO3 francium carbonate Au gold
KNO3 potassium nitrate H2SO4 acid sulfuric
CaSO4 acid sulfuric HCl hydrogen chloride // acid hydrochloric
Câu 2: (1 điểm) Trình bày dẫn chứng chứng minh về sự giống nhau giữa nguyên tố hydrogen với nguyên
tố carbon.
Gợi ý chấm! Mỗi ý được ¼
+ Cần đúng số electron lớp ngoài cùng sẽ đạt tới trạng thái bão hoà của khí hiếm.
+ Số electron hoá trị bằng số orbital hoá trị.
+ Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
+ Đều tạo được nhiều hợp chất giống nhau (luôn hiện diện cùng nhau trong các hợp chất hữu cơ).
Câu 3: (1 điểm) Đơn chất hydrogen có thể tạo thành từ quá trình phân huỷ xác động và thực vật dưới tác
dụng của vi sinh vật, nhưng nhanh chóng di chuyển lên tầng cao của khí quyển. Giải thích. Nêu 3 loại
hợp chất chứa nhiều hydrogen nhất trong vỏ Trái đất.
Gợi ý chấm! Mỗi ý được ½
+ Vì hydrogen là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
+ 3 hợp chất chứa nhiều hydrogen: nước (H2O), khí thiên nhiên (CH4) và khí dầu mỏ
Câu 4: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao hydrogen peroxide (H2O2) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử,
nhưng tính oxi hoá đă ̣c trưng hơn? Viế t 2 phương trình hoá ho ̣c minh hoa ̣ cho mỗi tính chất.
Gợi ý chấm! ½ ½ ½ ½
+ Vì trạng thái oxi hoá của oxygen trong H2O2 bằng -1, là trạng thái trung gian giữa 0 và -2.
+ Tính oxi hoá đặc trưng hơn vì oxygen là phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài cùng có 6e (2s 22p4) nên
xu hướng nhận thêm 2e để tạo hợp chất với trạng thái oxi hoá bằng -2.
+ Tính oxi hoá H2O2 + 2KI → 2KOH + I2↓
+ Tính khử 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O
Câu 5: (1 điểm) Vì sao hợp chất Li2SO4 lại ít tan trong nước hơn so với K2SO4?
Gợi ý chấm! độ tan của Li2SO4 thấp hơn so với K2SO4, vì:
+ Li2SO4 mang một phần liên kết cộng hoá trị, trong khi K2SO4 là hợp chất ion. ½
+ Bán kính ion Li+ bé hơn rất nhiều so với K+, nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong Li2SO4
lớn hơn rất nhiều so với trong K2SO4 theo định luật Coulomb. ½
Câu 6: (1 điểm) Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
4Be + 10HNO3(25%) → N2O↑+ 4Be(NO3)2 + 5H2O
Gợi ý chấm!
+ Cân bằng đúng hệ số được ½
+ Lập được sơ đồ cho nhận electron được ½
Câu 7: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao cộng hoá trị cực đại của Li chỉ có thể là 4 mà không phải là 6 như
K?
Gợi ý chấm!
Vì 3Li với cấu hình electron 1s22s12p0 chỉ có 4 orbital hoá trị (2s và 2p), chưa có orbital d như K.
Câu 8: (1 điểm) Viết phương trình hoá học xảy ra giữa hydrogen nguyên tử và dung dịch potassium
permanganate trong môi trường acid sulfuric.
Gợi ý chấm! Viết đúng sản phẩm và cân bằng đúng được ½ ½
10H + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4+ 2MnSO4 + 8H2O
ĐỀ SỐ 4 – THỜI GIAN LÀM BÀI 50 PHÚT
Câu 1: (2 điểm) Viết danh pháp IUPAC các chất có công thức sau đây:
H2O, KOH, BeCO3; LiNO3, HBr, MgSO4, Cs3PO4, Fe2O3, Ag, H2SO4
Gợi ý chấm! Mỗi chất đúng danh pháp được 0,2
H2O hydrogen oxide Fe2O3 iron oxide
KOH potassium hydroxide Cs3PO4 caesium phosphate
BeCO3 beryllium carbonate Ag silver
KNO3 lithium nitrate H2SO4 acid sulfuric
MgSO4 magnesium sulfate HBr hydrogen bromide // acid hydrobromic
Câu 2: (1 điểm) Trình bày 5 dẫn chứng chứng minh về sự khác nhau giữa nguyên tố hydrogen với
nguyên tố chlorine.
Gợi ý chấm! Mỗi dẫn chứng đúng được 0,2
Câu 3: (1 điểm) Đơn chất hydrogen có thể tạo thành từ quá trình phân huỷ xác động và thực vật dưới tác
dụng của vi sinh vật, nhưng nhanh chóng di chuyển lên tầng cao của khí quyển. Giải thích. Nêu 3 loại
hợp chất chứa nhiều hydrogen nhất trong vỏ Trái đất.
Gợi ý chấm! Mỗi ý được ½
+ Vì hydrogen là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
+ 3 hợp chất chứa nhiều hydrogen: nước (H2O), khí thiên nhiên (CH4) và khí dầu mỏ và dầu mỏ.
Câu 4: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao hydrogen peroxide (H2O2) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử,
nhưng tính oxi hoá đă ̣c trưng hơn? Viế t 2 phương trình hoá ho ̣c minh hoa ̣ cho mỗi tính chất. Trong y tế,
người ta thường dùng dung dịch H2O2 3% để sát trùng vết thương. Giải thích!
Gợi ý chấm! ½ ½ ½ ½
+ Vì trạng thái oxi hoá của oxygen trong H2O2 bằng -1, là trạng thái trung gian giữa 0 và -2.
+ Tính oxi hoá đặc trưng hơn vì oxygen là phi kim có độ âm điện lớn, lớp ngoài cùng có 6e (2s 22p4) nên
xu hướng nhận thêm 2e để tạo hợp chất với trạng thái oxi hoá bằng -2.
+ Tính oxi hoá và tính khử: H2O2 + 2KI → 2KOH + I2↓
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O
+ Khi tiếp xúc với vết thương có nhiều bụi bẩn, tế bào da chết, H2O2 kém bền dễ dàng phân huỷ theo
phương trình hoá học:
H2O2 → H2O + O↑
Oxygen nguyên tử sinh ra có tác dụng oxi hoá các tế bào chết, vi khuẩn xâm nhập (nếu có) và cuốn theo
ra ngoài không khí, làm cho vết thương sạch và chóng lành.
Câu 5: (1 điểm) Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
5Ba + 12HNO3(loãng) → N2↑+ 5Ba(NO3)2 + 6H2O
Gợi ý chấm!
+ Cân bằng đúng hệ số được ½
+ Lập được sơ đồ cho nhận electron được ½
Câu 6: (1,5 điểm) Khối lượng riêng của hai kim loại Li và Be lần lượt là 0,53 g∙cm và 1,85 g∙cm-3. Hãy
-3

giải thích vì sao khối lượng riêng của Be lớn hơn của Li?
Gợi ý chấm!
+ Li kết tinh mạng lập phương tâm khối rỗng, trong khi Be mạng lục phương đặc khít hơn ½
+ Li có bán kính lớn hơn Be ½
+ Be có nguyên tử khối lớn hơn Li ½
Câu 7: (1,5 điểm) Viết phương trình hoá học xảy ra giữa hydrogen nguyên tử và dung dịch potassium
permanganate trong môi trường acid sulfuric. Phương pháp nhận biết phản ứng xảy ra. Xác định trạng
thái oxi hoá của manganese trước và sau phản ứng và cho biết dựa vào qui tắc nào?
Gợi ý chấm! 10H + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4+ 2MnSO4 + 8H2O
+ Cân bằng đúng được ½
+ Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra: màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt dần và có thể mất hẵn ½
+ Trạng thái oxi hoá của Mn trước và sau phản ứng lần lượt bằng +7 và +2. ½

You might also like