You are on page 1of 17

I.

ĐẠI CƯƠNG VÔ CƠ
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau theo phương pháp:
a. Thăng bằng electron:
Na2O2 + KI + H2SO4 → Na2O2 + Fe(OH)2 + H2O →
Na2O2 + KMnO4 + H2SO4 → KO2 + H2SO4 →
KO2 + CO2 → KO2 + Na2SO3 + H2SO4 →
KO2 + KMnO4 + H2SO4 → KO2 + H2S(dd) →
KO3 + H2O → KO3 + KI + H2SO4 →
Pt + HNO3 + HCl → H2[PtCl6] + NO↑ + H2O
Trả lời
Na2O2 + 2KI + 2H2SO4 → Na2SO4 + K2SO4 + I2 + 2H2O
Na2O2 + 2Fe(OH)2 + 2H2O → 2Fe(OH)3 + 2NaOH
5Na2O2 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Na2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 5O2 + 8H2O.
2KO2 + H2SO4 → K2SO4 + O2 + H2O2
4KO2 + 2CO2→ 2K2CO3+ 3O2
2KO2 + Na2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + Na2SO4 + H2O + O2
5KO2 + KMnO4 + 4H2SO4 → 3K2SO4 + MnSO4 + 5O2 + 4H2O
8KO2 + 3H2S(dd) → 3K2SO4 + 2KOH + 2H2O
4KO3 + 2H2O → 4KOH + 5O2
2KO3 + 2KI + 2H2SO4 → I2 + 2K2SO4 + 2H2O + 2O2
3Pt + 4HNO3 + 18HCl → 3H2[PtCl6] + 4NO↑ + 8H2O
b.Bán phản ứng ion - electron:
HCl + KMnO4 → Cl2↑ + ? + ? + ? SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 (loãng) → ? + ? + ?
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → ? + ? + ? + ?
Trả lời
16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2↑ + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O
3SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4 (loãng) → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 (loãng) → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Câu 2: Gọi tên các chất sau theo danh pháp IUPAC:
CO2, NH3, KOH, H2SO4, Na2BeO2, KNO3, Al2O3.nH2O, CuSO4.5H2O.
[Ag(NH3)2]Cl, [Co(NH3)6][Fe(CN)6)], H2[SiF6], [Cu(NH3)4](OH)2, Li[AlH4], Li[BH4].
Trả lời
CO2 NH3 KOH H2SO4
Carbon dioxide Ammonia Potassium hydroxide Sulfuric acid
Na2BeO2 KNO3 Al2O3.nH2O CuSO4.5H2O
Polyhydrate Pentahydrate
Sodium beryllate Potassium nitrate
aluminium oxide copper (II) sulfate
[Ag(NH3)2]Cl [Co(NH3)6][Fe(CN)6)] H2[SiF6] [Cu(NH3)4](OH)2
Diamminesilver(I) Hexaamminecobalt(III) Tetraamminecopper(II)
Hexafluorosilicic acid
chloride hexacyanoferrate(III) hydroxide
Li[AlH4] Li[BH4]
Lithium Lithium
tetrahydridoaluminate tetrahydridoborate
Câu 3: Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1, eV), bán kính nguyên tử (r, Å) của các nguyên tố 3Li, 4Be, 5B
được cho ngẫu nhiên trong bảng dưới đây:
Nguyên tố Li Be B
I1, eV 5,39 8,3 9,32
r, Å 0,91 1,13 1,55
Hãy sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự tăng dần giá trị I1 và giảm dần theo giá trị r. Giải thích cách sắp
xếp.
Trả lời
Bảng được sắp xếp lại:
Nguyên tố Li Be B
I1, eV 5,39 9,32 8,3
r, Å 1,55 1,13 0,91
Thứ tự r giảm dần: Li > Be > B. Do điện tích hạt nhân tăng nhưng số lớp e không đổi (các nguyên tố đều
thuộc chu kỳ 2)
Thứ tự I1 tăng dần: Li < B <Be. Sự tăng bất thường giá trị I1 của Be là do 4Be có cấu hình 1s22s2, để tách
electron đang ghép đôi thì cần nhiều năng lượng hơn.
Câu 4: Bán kính (r, Å) của các ion Cs+, Mg2+, Na+, Al3+ và B3+ được liệt kê ngẫu nhiên như sau: 0,50;
0,95; 0,20; 0,65; 1,69.
a. Hãy điền giá trị bán kính của các ion vào bảng sau.
Ion Cs+ Mg2+ Na+ Al3+ B3+
r, Å
Trả lời
Ion Cs+ Mg2+ Na+ Al3+ B3+
r, Å 1,69 0,65 0,95 0,50 0,20
b. Trong các ion trên, ion nào dễ tạo thành nhất, ion nào khó tạo thành nhất? Vì sao?
Trả lời
Ion Cs+ dễ tạo thành nhất do bán kính lớn nhất.
Ion B3+ khó tạo thành nhất do bán kính bé nhất.
Câu 5:
a. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hydrogen các hợp chất MH và
RH. Gọi X, Y lần lượt là hydroxide ứng với hoá trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối
lượng. Để trung hoà hoàn toàn 50 gam dung dịch X 16,8% cần 150 ml dung dịch Y 1M. Hãy xác định các
nguyên tố M và R.
Trả lời
M,R tạo hợp chất với H là MH, RH → M,R thuộc nhóm IA, VIIA.
TH1: Y là ROH Vậy X là ROH
MR MOH + HClO4 → MClO4 + H2O
%mR = = 0,35323  M R = 9,3 (loại)
M R + 17 nX = nHClO4 = 0,15 mol
50.0,168
TH2: Y là HRO4 M MOH = = 56 (KOH)
MR 0,15
%mR = = 0,35323  M R = 35,5 (Chlorine)
M R + 65 Vậy M là (potassium), R là (Chlorine)
b. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hydrogen các hợp chất MH2 và
RH2. Gọi X, Y lần lượt là hydroxide ứng với hoá trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 54,05% khối
lượng. Để trung hoà hoàn toàn 49 gam dung dịch X 30% cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định các nguyên
tố M và R.
Trả lời
M,R tạo hợp chất với H là MH2, RH2 → M,R thuộc nhóm IIA, VIA.
TH1: Y là R(OH)2 Vậy X là H2MO4
MR Ca(OH)2 + H2MO4 → CaMO4 + 2H2O
%mR = = 0,5405  M R = 40 (Calcium)
M R + 34 nX = nCa(OH)2 = 0,15 mol
49.0,3
TH2: Y là H2RO4 M H 2 MO4 = = 98 (H2SO4)
MR 0,15
%mR = = 0,5405  M R = 77, 63 (loại)
M R + 66 Vậy M là (Sulfur), R là (Calcium)
Câu 6: Một khoáng chất chứa 31,3% silicon; 53,6% oxygen về khối lượng, còn lại là aluminium và
beryllium. Xác định công thức của khoáng chất.
 Si : 0,313  Be : a%
 
O : 0,536  Al : (15,1 − a)%
a 15,1 − a 31,3 53, 6
Áp dụng quy tắc viết số oxy hóa: 2+ 3+ 4 =  2  a  4,96%  % Al  10,14%
9 27 28 16
10,14 4,96 31,3 53, 6
Ta có: nAl : nBe : nSi : nO = : : : = 2 : 3 : 6 :18 (Al2Be3Si6O18)
27 9 28 16
Vậy công thức của khoáng chất: 3BeO.Al2O3.6SiO2
II. HYDROGEN
Câu 1: Vị trí hydrogen trong bảng hệ thống tuần hoàn
a. Vì sao nguyên tố hydrogen chiếm 2 vị trí trong Bảng HTTH?
Trả lời
* Giống nhóm IA:
+ Đều có cấu hình electron hóa trị là ns1, có số oxi hóa đặc trưng +1 và đều là những chất khử điển hình.
+ Quang phổ H2 và M2 ở trạng thái hơi giống nhau
+ MO của H2 giống với MO của phân tử hai nguyên tử (M2) của kim loại kiềm ở trạng thái hơi.
* Giống nhóm VIIA:
+ Thiếu 1 electron sẽ đạt cấu hình bền của khí hiếm và đều thể hiện số oxi hóa -1 và tính oxi hóa.
+ Ion hidrua (H-) có khả năng tồn tại tự do trong hidrua muối giống halogenua như KH, CaH2
+ Ở điều kiện thường, tồn tại dưới dạng phân tử hai nguyên tử: H2, X2.
b. Có thể sắp xếp nguyên tố hydrogen vào nhóm IVA của bảng HTTH được không?
Trả lời
Ta có thể xếp nguyên tố hydrogen vào nhóm IVA, dựa trên cơ sở:
+ Giống với carbon, nguyên tử hydrogen cần đúng số electron lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bền của khí
hiếm.
+ Giống với carbon, số electron hóa trị bằng số orbital hóa trị.
+ Giống với carbon, khả năng tạo ra nhiều hợp chất.
c. Hãy giải thích vì sao ion hidrua (H-) chỉ có thể tồn tại trong hợp chất hai nguyên tố với kim loại kiềm và
kiềm thổ nặng?
Trả lời
Do ái lực electron của hydrogen chỉ bằng khoảng 20% so với ái lực electron của halogen, do đó chỉ có các
hidrua muối của các kim loại có tính dương điện mạnh, dễ phóng thích electron như các kim loại kiềm,
kiềm thổ.
Câu 2: Hydrogen nguyên tử - Hydrogen phân tử
a. Cuối thế kỉ XIX, người ta điều chế được các ion phân tử H2+ khi phóng dòng electron vào phân tử khí
hydrogen.Nghiên cứu quang phổ của của ion H2+ người ta xác định được năng lượng liên kết và độ dài liên
kết H – H là 2,79 (eV) và 1,06 (Å). Viết CTCT của ion H2+ và phân tử H2 theo thuyết liên kết hoá trị và vẽ
giản đồ MO của chúng.
Trả lời
Theo thuyết VB, công thức cấu tạo của ion H2+ là H • H; của phân tử H2 là: H : H
Giản đồ MO của H2+, H2

b. Vì sao hydrogen nguyên tử (H) lại hoạt động mạnh hơn hidro phân tử (H2)? Trình bày thí nghiệm chứng
minh (sử dụng dung dịch thuốc tím, kẽm hạt và dung dịch axit sulfuric loãng).
Trả lời
+ Hidro nguyên tử (H) với cấu hình 1s1, có 1 electron độc thân nên rất kém bền, trong khi phân tử H2 với
cấu hình 1s2 (electron đã ghép đôi) nên kém hoạt động hơn.
+ Bán kính H rất bé (r~0,1nm) nên liên kết giữa hai nguyên tử H trong H2 rất bền, muốn cắt đứt liên kết
H– H cần một năng lượng rất lớn (năng lượng liên kết 453,1 kJ/mol). Do đó xét về mặt năng lượng, khả
năng phản ứng của hydrogen phân tử hạn chế hơn.
Thí nghiệm:
Lấy 3 ống nghiệm. Cho vào mỗi ống nghiệm một lượng dung dịch KMnO4 bằng nhau. Sau đó cho thêm vào
mỗi ống nghiệm một lượng dung dịch H2SO4 loãng.
➣ Ống nghiệm thứ nhất dùng để so sánh.
➣ Ống nghiệm thứ hai cho thêm một vài viên kẽm.
➣ Ống nghiệm thứ ba sục trực tiếp khí hydro vào dung dịch.
Quan sát ta thấy màu của dung dịch trong ống nghiệm 2 nhạt hơn rất nhiều so với màu trong dung dịch của
ống nghiệm 1, còn màu của ống nghiệm 3 giống màu của ống nghiệm 1.
Giải thích
Màu của dung dịch trong ống nghiệm 2 nhạt dần là do ion MnO4- bị khử thành Mn2+ (không màu). Chất
khử ở đây là hidro mới sinh được tạo thành do phản ứng:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + 2H
Một phần hydrogen nguyên tử mới sinh chưa kịp tạo thành khí để bay ra khỏi dung dịch đã khử ngay MnO4-
trong môi trường H+
MnO4- + 5H + 3H+ → Mn2+ + 4H2O
c. Thế nào là hydrogen mới sinh? Cách điều chế? So sánh tính khử của hydrogen mới sinh và hydrogen
phân tử. Giải thích. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Trả lời
- Hydrogen mới sinh là tập hợp những nguyên tử của nguyên tố hydrogen, ở dưới dạng nguyên tử nên không
bền, nhanh chóng kết hợp với nhau để tạo thành hydrogen phân tử.
- Để điều chế hydrogen mới sinh bằng phản ứng sinh ra khí hydrogen ngay trong lòng dung dịch, hydrogen
khi vừa sinh ra được xem là hydrogen mới sinh:
Zn + H2SO4→ ZnSO4+ 2H
Hoặc có thể nhiệt phân H2, phóng điện nhẹ trên phân tử H2.
- Tính khử của hydrogen mới sinh mạnh hơn nhiều so với hydrogen phân tử. Trong các phản ứng hóa học,
hydrogen phân tử phải phân hủy thành hydrogen nguyên tử mà quá trình đó đòi hỏi rất nhiều năng lượng
do liên kết H-H là liên kết rất bền.
- Phản ứng minh họa tính khử:
MnO4- + 5H + 3H+ → Mn2+ + 4H2O 2H + KNO3 → KNO2 + H2O
Câu 3: Tính chất vật lý – Tính chất hóa học
a. Hãy giải thích tại sao hydrogen có nhiệt độ nóng chảy (tnc = -259,1°C) và nhiệt độ sôi (ts = -252,6°C)
rất thấp?
Trả lời
Phân tử H2 là phân tử 2 nguyên tử bé nhất có khối lượng phân tử bé nhất, không có cực và rất khó bị cực
hoá cho nên có lực Van der Waals rất bé. Đó là nguyên nhân làm cho khí hydrogen có nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi rất thấp
b. Giải thích tại sao năng lượng liên kết H – H lại lớn hơn rất nhiều so với năng lượng liên kết F – F?
Ghi chú H–H F–F
Elk, kJ/mol 435,1 158,8
Độ dài lk, nm 0,074 0,142
Trả lời
Độ dài liên kết: liên kết H–H ngắn hơn liên kết F–F nên để phá vỡ liên kết H–H cần năng lượng lớn hơn,
nói cách khác, liên kết H–H bền hơn.
H2 chỉ có 2 electron và đều đã tham gia liên kết, còn F2 chỉ có 1 electron của mỗi nguyên tử tham gia liên
kết, trên mỗi nguyên tử F còn 3 cặp electron không liên kết, hiệu ứng đẩy giữa các cặp electron không liên
kết này làm giảm năng lượng liên kết F-F.
c. Tại sao phản ứng giữa H2 với O2 và giữa H2 với Cl2 không xảy ra ở nhiệt độ phòng/thường (27 ÷ 30°C),
nhưng gây nổ khi đun nóng?
Trả lời
Ở nhiệt độ phòng, phân tử H2 rất bền do năng lượng liên kết giữa hai nguyên tử H là rất lớn), phân tử H2
chỉ phản ứng ở nhiệt độ cao hoặc khi có dòng điện phóng qua.
Ở nhiệt độ cao (khoảng 500÷700°C), phản ứng xảy ra mạnh và gây nổ do phản ứng toả ra một lượng nhiệt
rất lớn.
Do cơ chế phản ứng giữa H2 với O2 và với Cl2 xảy ra theo cơ chế dây chuyền, quá trình phản ứng tạo ra một
loạt các tiểu phân hoạt động và do đó áp suất tăng đột ngột và gây nổ.
d. Có thể làm khô khí hydrogen bằng cách sục khí qua sulfuric acid đặc không? Vì sao?
Trả lời
Khí H2 điều chế được thường có lẫn hơi nước. Sulfuric acid đặc là chất rất háo nước. Khí H2 có tính khử,
sulfuric acid đặc có tính oxy hoá khá mạnh. Tuy nhiên người ta làm khô khí H2 bằng cách sục chậm khí qua
dung dịch sulfuric acid đặc vì khí H2 chỉ thể hiện tính khử ở nhiệt độ cao.
Câu 4: Trong công nghiệp, điều chế hydrogen bằng phương pháp điện phân nước:
a. Vì sao người ta tiến hành điện phân dung dịch KOH 25-30% hoặc dung dịch H2SO4 10% mà không điện
phân nước tinh khiết?
Trả lời
Do nước tinh khiết không dẫn điện, nên người ta phải điện phân dung dịch acid sulfuric hoặc dung dịch
sodium hydroxide vì bản chất của quá trình điện phân các dung dịch này là nước bị điện phân, trong khi các
dung dịch acid và kiềm đảm bảo độ dẫn điện.
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực khi điện phân dung dịch KOH, dung dịch H2SO4;
Trả lời
Trong môi trường acid: Trong môi trường base:
+
Anot: 2H2O → O2 + 4H + 4e Anot: 4OH- → O2 + H2O + 4e
+
Catot: 2H3O + 2e → H2 + 2H2O Catot: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
c. Sản phẩm thu được sau điện phân là oxygen và hydrogen, chúng có thể chứa các tạp chất là các khí lẫn
vào nhau, hơi kiềm và hơi nước. Bằng cách nào để làm sạch khí oxygen, hơi kiềm và hơi nước để thu được
hydrogen tinh khiết?
Trả lời
Để làm sạch khí H2 ta phải tinh chế. Sol kiềm được tách ra bằng cách cho đi qua tháp nhồi bông thuỷ tinh.
Làm sạch khí O2 trong H2 người ta cho đi qua thiết bị tiếp xúc có chứa chất xúc tác là Ni-Cr hoặc Ni-Al ở
nhiệt độ 100 – 300oC. Để làm sạch khí H2 khỏi O2, người ta dẫn khí qua xúc tác platinum trên amian hoặc
silicagel.
Câu 5: Vấn đề khác:
a. Trong các nguyên tố: C, Si, Ni, P, S, Cu và As, nguyên tố nào tác dụng trực tiếp với hydrogen để tạo
hydride (hydrua) ở điều kiện chuẩn? Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các hydride như sau:
CH4 SiH4 NH3 PH3 H2S CuH AsH3
ΔH°tt, kJ/mol -74,78 83,6 -45,98 17,14 -20,06 296,78 171,38
Trả lời
Trong các nguyên tố đã cho chỉ có C, N và S có thể tác dụng trực tiếp với hydrogen tạo CH4, NH3 và H2S
vì nhiệt tạo thành chuẩn của những hợp chất này có giá trị âm.
b. Hãy sắp xếp và giải thích theo thứ tự tăng dần:
Độ bền liên kết trong dãy H – X, với X = C, N, O, F
Tính acid trong dãy: CH4, NH3, H2O và HF.
Trả lời
- Các nguyên tố C, N, O, F cùng thuộc chu kỳ 2, bán kính giảm dần, độ âm điện tăng dần nên độ bền liên
kết H–X trong dãy tăng dần theo thứ tự đó.
- Tính acid của hợp chất trên được xét dựa vào cặp electron dùng chung của liên kết H-X. Nguyên tử X có
độ âm điện càng lớn, cặp electron càng lệch về phía nguyên tử X, liên kết H-X càng phân cực, H+ càng dễ
bị phân ly ra khỏi liên kết. Xét dãy các nguyên tố C, N, O, F (cùng chu kỳ 2) có độ âm điện tăng dần, do đó
tính acid của hợp chất hydride tăng dần.
c. Vẽ giản đồ MO của phân tử (giả thiết) LiH và phân tử H2. Liên kết Li – H và H – H, liên kết nào bền hơn?
Giải thích.
Trả lời
Liên kết H-H bền hơn do
+ Độ dài liên kết H–H ngắn hơn liên kết Li–H (do rH <
rLi).
+ Liên kết H-H không phân cực, mang bản chất cộng
hoá trị, trong khi liên kết Li–H phân cực, mang bản chất
ion khá cao (Li+0.8H-0.8).

III. NHÓM IA
Câu 1: Tính chất đặc biệt của lithium
a. Vì sao lithium có thế khử chuẩn (-3,01 V) thấp hơn sodium (-2,71V), nhưng ở điều kiện thường thì lithium
có phản ứng với khí nitrogen, còn sodium thì không? Điều này có mâu thuẫn không?
Trả lời
- Thế khử chuẩn phụ thuộc vào đại lượng năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) và năng lượng hydrate hoá. Mặc
dù I1 của Li cao hơn của Na (do bán kính nguyên tử của Li bé hơn Na); nhưng năng lượng hydrate hoá Li+
-506 kJ/mol lại âm hơn Na+ -397 kJ/mol nên thế khử chuẩn của lithium thấp hơn so với sodium.
- Do lithium có bán kính nguyên tử bé hơn sodium, mật độ điện tích dương lớn hơn nên dễ cực hoá phân tử
nitrogen, do đó có thể phản ứng ở điều kiện thường, còn sodium thì không.
 Không có mâu thuẫn giữa các tính chất trên của lithium và sodium.
b. Giải thích vì sao Li2SO4 ít tan trong nước hơn so với Na2SO4
Trả lời
- Do Li+ có bán kính bé, mật độ điện tích dương Li+ lớn → lực hút giữa hạt nhân với gốc acid mạnh, các
phân tử H2O khó hydrate hóa → các muối của Li+ có độ tan kém.
b. Sodium có độ dẫn điện lớn hơn lithium (Hg = 1; Li = 11; Na = 21)
Trả lời
Do sodium có orbital 3d trống nên electron từ vùng hoá trị 3s1 dễ nhảy lên vùng dẫn 3d → Sodium có độ
dẫn điện lớn hơn.
c. Vì sao muối Li2CO3 lại dễ bị nhiệt phân? Viết phương trình phản ứng này. Các muối Na2CO3, K2CO3 có
bền nhiệt không?
Trả lời
Anion CO32- là anion có kích thước lớn nên hợp chất của nó với các cation lớn sẽ bền nhưng Li+ là cation
bé nên muối Li2CO3 không bền, dễ bị nhiệt phân. (Li2CO3 → Li2O + CO2)
Các muối Na2CO3, K2CO3 bền nhiệt do anion và cation đều có kích thước lớn nên hợp chất của chúng bền.
d. Vì sao lithium có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất trong số tất cả các kim loại nhóm IA?
Trả lời
Do Li có bán kính nguyên tử nhỏ nhất nên mạng lưới tinh thể đặc khít nhất, lực liên kết giữa các nguyên tử
bền nhất trong nhóm IA.
Câu 2: Tính chất vật lý:
a. Giải thích tại sao các cation kim loại nhóm IA không có màu khi tồn tại trong dung dịch nước và ở trong
các hợp chất, nhưng lại có màu khi đốt trên ngọn đèn khí gas? Đặc tính đó đưa đến ứng dụng gì trong hoá
học? Nêu màu sắc tương ứng khi đốt các dung dịch NaCl, LiCl, KCl, RbCl trên ngọn đèn không màu.
Trả lời
Vì cấu hình electron của các cation kim loại nhóm IA là cấu hình của lớp vỏ khí hiếm rất bền, không còn
orbital trống để tách electron chuyển lên mức năng lượng cao hơn nên các cation M+ không có màu ở trong
dung dịch và trong các hợp chất.
Khi đốt trên ngọn đèn khí gas, electron bị kích thích sẽ chuyển ra lớp bên ngoài có năng lượng cao hơn,
nhưng electron có năng lượng cao lại không bền và sẽ bức xạ năng lượng để chuyển vào lớp bên trong bền
hơn. Lượng năng lượng hấp thụ hay bức xạ được bảo toàn, theo công thức Albert Einstein.
hc
E =

Dựa vào bước sóng ánh sáng hấp thu hay bức xạ (λ = 380 ÷700 nm; vùng khả kiến), nên có màu.
Ứng dụng: do có màu khác nhau khi đốt nên các hợp chất của kim loại nhóm IA (thường là muối nitrate)
được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa (pháo bông) để đốt trong các ngày lễ lớn của dân tộc.
Màu sắc tương ứng khi đốt các dung dịch: LiCl – đỏ tía; NaCl – vàng; KCl – tím hoa cà; RbCl – tím hồng.
Câu 3: Tính chất hóa học:
a. Để một mẫu hợp kim Li-K trong không khí ở nhiệt độ thường, sau một thời gian bề mặt hợp kim trở nên
lu mờ so với khi vừa đưa ra? Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Trả lời
K và Li là những kim loại hoạt động mạnh do chúng chỉ có 1 electron độc thân lớp ngoài cùng, dễ có xu
hướng chuyển thành cation M+. Trong không khí có lẫn một số hợp chất như O2, N2, H2O, CO2… nên K và
Li đã bị oxi hóa làm cho bề mặt hợp kim bị lu mờ so với ban đầu.
6Li + N2 → 2 Li3N 2LiOH + CO2 → Li2CO3 + H2O K2O2 + 2H2O → 2KOH + H2O2
4Li + O2 → 2Li2O Li3N + 3H2O → NH3 + 3LiOH 2KO2 + 2H2O → 2KOH + H2O2 + O2
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2 2K + O2 → K2O2 2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Li2O + H2O → 2LiOH K + O2 → KO2 2K2O2 + 2CO2 → 2K2CO3 + O2
Li2O + CO2 → Li2CO3 K + H2O → KOH + ½ H2 2KO3 + 2CO2 → 2K2CO3 + 2O2
b. Dựa vào tính chất gì (hay phản ứng gì), người ta dùng Na2O2 ở trong bình lặn để cung cấp O2 cho thợ
lặn?
Trả lời
Dựa vào phản ứng:
2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2↑ Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2
Người ta dùng Na2O2 hay hỗn hợp Na2O2 và KO2 để dùng hơi thở của người thợ lặn tái tạo lại O2 cho thợ
lặn thở.
Câu 4: Điều chế: Nêu quy trình điều chế sođa trong công nghiệp đi từ muối ăn, đá vôi và amoniac. Viết
phương trình kèm theo điều kiện (nếu có).
Trả lời
Sođa được điều chế theo phương pháp Solvay:
NaCl sau khi làm sạch các tạp chất được hòa tan bão hòa bằng dung dịch bằng dung dịch NH3 đặc.
Nung đá vôi ở 950oC – 1100oC rồi dẫn khí CO2 thoát ra vào dung dịch bão hòa của NaCl trong NH3:
CaCO3 → CaO + CO2 (t0: 950oC – 1100oC)
NaCl + CO2 + NH3 + H2O NaHCO3 + NH4Cl
Dựa trên sự khác biệt về độ tan, NaHCO3 (ít tan nhất) được lọc tách, và đem đi nhiệt phân để thu được
Na2CO3
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O (t0: 4500C – 5000C) (1)
Sản phẩm phụ NH4Cl được chế hóa với CaO để tái sinh khí NH3:
2NH4Cl + CaO → 2NH3 + H2O + CaCl2 (2)
Khí CO2 và NH3 sinh ra ở phương trình (1), (2) được tuần hoàn trở lại vào quá trình sản xuất.
Bài tập
Câu 5: Lấy 31,39 gam hỗn hống Na(Hg) cho vào 1 lít H2O thu được dung dịch X và chất khí A. Biết hỗn
hống chứa 94,58% Hg về khối lượng và dung dịch tạo thành có khối lượng riêng là 1031 g/l ở 25°C.
a. Tính thể tích khí A thu được ở đktc.
b. Xác định nồng độ % và nồng độ mol/l của chất tan có trong dung dịch.
c. Tính pH của dung dịch thu được.
Trả lời

Phương trình phản ứng: 2Na(Hg) + 2H2O → 2NaOH + H2↑ + (Hg)


31,39(1 − 0,9458)
nNa = = 0, 07397(mol )
23
0, 07397
a. Thể tích khí hydrogen thoát ra: VH 2 =  22, 4 = 0,83( L)
2
0, 07397
b. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH tạo thành:  0, 074 M
1
0, 07397  40
Nồng độ % của dung dịch NaOH tạo thành: 100% = 0, 29%
1 1031
c. Giá trị pH của dung dịch thu được:14 - (-lg0,074) = 12,87
Câu 6: Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C có màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản
ứng với CO2 dư tạo hợp chất D và 2,4 gam B. Hoà tan hoàn toàn D vào nước thu được dung dịch D, dung
dịch D phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc). Hãy các định
các chất A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07% B về khối
lượng, hợp chất D không bị phân huỷ khi nóng chảy.
Trả lời
- Dung dịch D phản ứng với HCl giải phóng CO2 theo tỉ lệ nH + : nCO2 = 2 :1 ; D không bị phân hủy khi nóng
chảy nên D là muối carbonate trung hòa của kim loại kiềm (trừ Li2CO3): 2H+ + CO32- → CO2 + H2O
- C + CO2 → D + B (1), suy ra peoxit, supeoxit hay ozonite, B là oxygen.
- mO/C = 0,05.16 + 2,4 = 3,2g (B.toàn O pt (1)), suy ra mC = 3,2 : 0,4507 = 7,1g; suy ra MC = 71g/mol
- mA = 7,1 – 3,2 = 3,9g, suy ra MA = 39g/mol (nA = 2nCO32- = 0,1 mol)
- Vậy A là K, B là O2, C là KO2, D là K2CO3.
- Các phương trình phản ứng xảy ra:
K + O2 → KO2 4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2 K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2
Câu 7:
a. Thành phần của thuốc súng đen rất khác nhau do tỉ lệ pha trộn. Phân tích một loại thuốc súng đen cho
kết quả: 75% diêm tiêu, 13% carbon tính theo khối lượng, còn lại là sulfur. Hãy viết phương trình phản
ứng xảy ra khi đốt loại thuốc súng đen vừa nêu.
Trả lời:
0, 75 0,13 0,12
Ta có: nKNO3 : nC : nS = : : = 2 : 3 :1
101 12 32
Phương trình: 2KNO3 + 3C + S → K2S + 3CO2 + N2
b. Thành phần của thuốc súng đen rất khác nhau do tỉ lệ pha trộn. Phân tích một loại thuốc súng đen cho
kết quả: 77,1% diêm tiêu, 4,6% carbon tính theo khối lượng; phần còn lại là sulfur. Hãy viết phương trình
phản ứng xảy ra khi đốt loại thuốc súng đen vừa nêu.
Trả lời:
0, 771 0, 046 0,186
Ta có: nKNO3 : nC : nS = : : = 4:2:3
101 12 32
Phương trình: 4KNO3 + 2C + 3S → 2K2CO3 + 3SO2 + 2N2
Câu 8: Từ các nguyên tố O, Na, S tạo ra được các muối A, B đều có 2 nguyên tử Na trong phân tử. Trong
một thí nghiệm hóa học, người ta cho m1 gam muối A biến đổi thành m2 gam muối B và 6,16 lít khí Z tại
27,3°C và 1 atm. Biết rằng hai khối lượng đó khác nhau 16 gam.
a. Tìm công thức A, B.
b. Tính m1 và m2.
Trả lời:
a. Đặt A: Na2X; B: Na2Y với X,Y là các gốc acid.
Phản ứng: Na2X + (M) → Na2Y + Z
Vậy Z chỉ có thể là H2S hoặc SO2
nA = nB = nZ = 0,25 mol
Cứ 0,25 mol thì lượng chất A khác lượng chất B 16gam, suy ra |MA – MB| = 64g/mol.
Vậy chỉ có cặp chất A: Na2S, B: Na2SO4 là thỏa mãn (Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S)
b. m1 = 0,25.78 = 19,5 g; m2 = 0,25.142 = 35,5g
Câu 9: Hợp chất A chứa 2 nguyên tố, là chất rắn ở điều kiện tiêu chuẩn, chứa hơn 10% hydrogen về khối
lượng. A là một tác nhân khử mạnh, có thể tác dụng với nước giải phóng đơn chất B. Nung A trong khí
quyển CO2 tạo sản phẩm duy nhất là chất rắn C kết tinh không màu, chứa 61,54% oxygen về khối lượng.
Cho C phản ứng với H2SO4 loãng tạo chất hữu cơ D, song nếu C tác dụng với H2SO4 đặc thì thu được chất
khí E nhẹ hơn không khí.
a. Hãy xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho AlCl3 tác dụng với lượng dư A.
Trả lời:
a. Gọi công thức hợp chất A: RHx
x
x 1 2 3 %mH =  0,1  M R  9 x
x + MR
9x 9 18 27 LiH + H2O → LiOH + H2
R Li Be loại LiH + CO2 → HCOOLi
BeH2 + 2H2O → Be(OH)2 + H2
RHx LiH BeH2 BeH2 + 2CO2 → (HCOO)2Be
%mO / HCOOLi = 61,54% (nhận); %mO /( HCOO )2 Be = 64, 64% (loại)
2HCOOLi + H2SO4 (loãng) → 2HCOOH + Li2SO4
HCOOLi + H2SO4 (đặc) → LiHSO4 + CO + H2O
Vậy A: LiH; B: LiOH; C: HCOOLi; D: HCOOH; E: CO
b. AlCl3 + 4LiH → Li[AlH4] + 3LiCl
Câu 10: Trong 3 chén sứ A, B, C, mỗi chén đựng 1 muối nitrate. Người ta nung các chén trong không khí
ở nhiệt độ cao, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy:
- Trong chén A không còn dấu vết gì cả
- Nếu cho dung dịch HCl vào chén B thì thấy có khí không màu hoá nâu ngoài không khí thoát ra.
- Trong chén C còn lại chất rắn màu nâu đỏ.
- Biết trong mỗi chén có ít nhất 2 muối phù hợp với các dữ kiện trên. Hỏi trong chén A, B, C có thể chứa
những muối nào? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Trả lời:
Trong chén A không còn dấu vết gì, có nghĩa là muối nitrate trong chén A đã bị phân huỷ hoàn toàn thành
các sản phẩm khí hoặc hơi. Vậy A có thể chứa NH4NO3, Hg(NO3)2 hoặc các muối nitrate của amine.
NH4NO3 250 C N2O + 2H2O
2Hg(NO3)2 t  2Hg + 4NO2 + 2O2
CH3NH3NO3 + O2 t  CO2 + N2 + 3H2O
Khi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào chén B thấy có khí màu nâu đỏ thoát ra là NO, do đó sản phẩm trong chén
B là muối nitrite dư. Vậy ban đầu trong chén B có thể chứa KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2
2KNO3 t  2KNO2 + O2
3KNO2 + 3HCl → 3KCl + HNO3 + 2NO + H2O
3Ca(NO2)2 + 6HCl → 3CaCl2 + 2HNO3 + 4NO + 2H2O
Trong chén C còn lại sản phẩm có màu nâu đỏ, là Fe2O3, nên ban đầu trong chén C chứa Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
4Fe(NO3)2 t  2Fe2O3 + 8NO2 + O2
4Fe(NO3)3 t  2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

IV. NHÓM IIA


Câu 1: Sự khác biệt tính chất giữa nhóm IIA và IA
a. Giải thích và so sánh một số tính chất vật lý các kim loại nhóm IIA và so với IA
Trả lời:
Độ cứng: có độ cứng cao hơn do các kim loại kiềm thổ có liên kết kim loại mạnh hơn.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: cao hơn so với kim loại kiềm, biến đổi không đều như trong kim loại
kiềm.
+ Do các kim loại kiềm thổ không cấu tạo cùng một kiểu mạng tinh thể.
+ Do kim loại kiềm thổ có liên kết kim loại mạnh hơn (nhóm IIA có 2 electron hóa trị)
Bán kính: các kim loại kiềm thổ có bán kính nhỏ hơn → xét theo cùng chu kỳ thì các kim loại kiềm thổ có
điện tích hạt nhân lớn hơn.
Độ dẫn điện: Các kim loại nhóm IIA có 2 electron trên lớp vỏ ngoài cùng ns2 đã được lấp đầy và nếu vậy
thì chúng đều là chất cách điện hoặc chất bán dẫn, nhưng thực tế chúng có độ dẫn điện tương đương với IA
do vùng hóa trị s và vùng dẫn p có mức năng lượng gần nhau (band gap nhỏ) nên dễ xen vào nhau.
Khối lượng riêng: Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ hơn → Do các kim loại kiềm có bán kính lớn
hơn, kết tinh theo cấu trúc mạng lập phương tâm khối có độ rỗng nhất; mặt khác, do kim loại kiềm thổ có
nguyên tử khối lớn hơn.
b. Magnesium có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn sodium.
Trả lời:
Do Magnesium cấu trúc mạng tinh thể đặc khít hơn (cấu trúc lục phương, trong khi sodium lập phương tâm
khối); Mặt khác, do liên kết kim loại trong tinh thế Magnesium mạnh hơn (Magnesium có 2 electron hóa trị
so với Sodium chỉ có 1 electron hóa trị)
c. Magnesium có khối lượng riêng lớn hơn sodium.
Trả lời:
So với sodium, magnesium có bán kinh nguyên tử bé hơn, cấu trúc mạng tinh thể đặc khít hơn (cấu trúc lục
phương, trong khi sodium lập phương tâm khối); mặt khác, nguyên tử khối của magnesium lớn hơn sodium
nên magnesium có khối lượng riêng lớn hơn sodium
d. Magnesium có tính khử lớn hơn sodium.
Trả lời:
Magnesium không thể có tính khử lớn hơn sodium, vì bán kính nguyên tử của Na lớn hơn Mg; trong
nguyên tử Na electron hoá trị độc thân (3s1), trong khi trong Mg thì electron hoá trị đã ghép đôi (3s2).
e. Ở trạng thái hơi, phân tử Na2 bên hơn Mg2, trong khi bán kính nguyên tử sodium (0,189 nm) lớn hơn bán
kính nguyên tử magnesium (0,160 nm)?
Trả lời:
Phân tử Na2 được hình thành do sự ghép đôi 2 electron độc thân ở orbital 3s1.
Với nguyên tử Mg, orbital s đã bão hòa electron nên để có thể ghép đôi tạo phân tử Mg2 cần kích thích lên
trạng thái 3s13p1. Tuy nhiên, năng lượng tạo ra khi hình thành liên kết không đủ bù lại năng lượng cần cung
cấp để gây trạng thái kích thích nên Mg2 kém bền hơn Na2.
f. Vì sao hợp chất Ba(NO3)2 có tính cộng hoá trị nhiều nhất so với các muối nitrate của các kim loại nhóm
IIA khác? Điều đó đã dẫn đến sự khác biệt nào trong quá trình nhiệt phân muối Ba(NO3)2?
Trả lời:
Do cặp electron 6s2 với nguyên tố Ba, giống như cặp electron của khí hiếm He, liên kết rất bền với hạt nhân
và hầu như không tham gia liên kết hoá học. Điều đó làm tăng tính cộng hoá trị của hợp chất của Ba, cụ thể
là Ba(NO3)2 so với các muối nitrate của kim loại kiềm thổ khác.
Câu 2: Tính chất đặc biệt Beryllium:
a. Giải thích tại sao Be tạo nên những ion phức [BeF4]2- và [Be(H2O)4]2+, trong khi Mg tạo nên những ion
phức [Mg(H2O)6]2+ và [Mg(NH3)6]2+?
Trả lời:
Ion Be2+ không có orbital d trống, trong khi ion Mg2+ có orbital d trống, do đó Be2+ chỉ có thể tạo các phức
chất có số phối trí tối đa là 4; Mặt khác, ion Mg2+ có thể chuyển mức electron, thực hiện sự lai hoá ngoài
sp3d2 và hình thành các phức chất với số phối trí 6 trong các hợp chất.
b. Vì sao Be có I1 lớn nhất trong nhóm IIA và lớn hơn I1 của Li và B?
Trả lời:
Bán kính nguyên tử Be bé nhất trong nhóm IIA nên năng lượng ion hóa thứ nhất I1 lớn nhất.
Be có 2 electron ở phân lớp s đã ghép đôi. I1 của Li và B dùng để bứt electron độc thân, trong khi I1 của Be
dùng để bứt một electron đang ở trạng thái ghép đôi nên cần nhiều năng lượng hơn  I1,Be > I1,Li và I1,B.
c. Vì sao Be có nhiệt độ sôi cao nhất trong nhóm IIA?
Trả lời:
Trong nhóm IIA, nguyên tố Be có bán kính bé nhất và số lớp e ít nhất nên tương tác bền với hạt nhân, do
đó nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Câu 3: Tính chất hóa học
Cho một luồng không khí có thêm hơi nước, CO2, H2S lần lượt qua các dung dịch NaOH đặc dư, H2SO4 đặc
dư. Phần khí còn lại không bị hấp thụ được cho tiếp xúc với dây Mg dư đang nóng chảy ở 700°C. Sản phẩm
thu được là hỗn hợp rắn B. Cho B vào nước dư thì thu được các sản phẩm gì? Viết các phương trình phản
ứng xảy ra trong toàn bộ quá trình trên. Gọi tên các sản phẩm tạo thành trong các phương trình phản ứng.
Trả lời:
 H 2O
 N
 2  N2  Mg
  N + Mg ,t    NH 3
 O2 ⎯⎯⎯ →  O2 ⎯⎯⎯ →  2 ⎯⎯⎯ →  MgO ⎯⎯⎯ → + Mg (OH ) 2
NaOH H 2 SO4 H 2O
conc. conc. excess
 CO H O  O2  Mg N  H2
 2  2  3 2
 H 2 S
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O 2Mg + O2 → 2MgO (to)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Mg3N2 + 6H2O → 3Mg(OH)2 + 2NH3
H2SO4 đặc + nH2O → H2SO4.nH2O MgO + H2O → Mg(OH)2 (to)
3Mg + N2 → Mg3N2 (to) Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2 (to)
Câu 4: Nước cứng: khái niệm, phân loại, tác hại và phương pháp làm mềm nước cứng.
Trả lời:
Nước cứng là nước có chứa một lượng lớn ion Mg2+ và Ca2+.
Phân loại:
Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3- bao gồm các chất tan Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa ion Cl-, SO42- bao gồm các chất tan MgCl2, MgSO4, CaCl2,
CaSO4.
Nước cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cữu.
Tác hại:
Tắm giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo ra muối calcium stearate là chất không tan, làm cho vải sợi
nhanh mục nát, làm xà phòng trở nên ít bọt, mất tính năng giặt rửa của xà phòng và hao tốn nguyên liệu.
Dùng nước cứng để nấu thức ăn sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
Trong ngành sản xuất, gây ra cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.
Làm hỏng các dung dịch pha chế.
Phương pháp làm mềm nước cứng: (Biện pháp: giảm nồng độ Mg2+ và Ca2+có trong nước cứng)
Phương pháp kết tủa:
+ Phương pháp nhiệt: đun sôi nước có tính cứng tạm thời để chuyển muối HCO3- thành muối CO32- dưới
dạng kết tủa MgCO3, CaCO3.
+ Phương pháp hóa học: dùng các hóa chất như dung dịch Na2CO3, Na3PO4, Ca(OH)2 vừa đủ để làm mềm
nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cữu.
Phương pháp thêm chất tạo phức: để tạo các phức chất bền với Mg2+ và Ca2+
Phương pháp trao đổi ion: Cho nước cứng đi qua các chất trao đổi ion (nhựa zeolite), chất này sẽ hấp thụ
các ion Mg2+, Ca2+ trong nước cứng và thế vào đó là những ion Na+, ta thu được nước mềm.
Câu 5: Điều chế Beryllium: Dung dịch A chứa các ion Be2+, Al3+, Fe3+ và SO42-. Bằng cách nào có thể thu
được beryllium tinh khiết?
Trả lời:
Trung hoà từ từ dung dịch A bằng dung dịch NH3 đến giá trị pH = 5,5 – 5,7 thì các ion Al3+ và Fe3+ sẽ kết
tủa dạng hydroxide, lọc tách kết tủa Al(OH)3 và Fe(OH)3 ra.
Tiếp tục nhỏ dung dịch NH3 để nâng giá trị pH lên 8, sẽ có kết tủa Be(OH)2. Lọc, rửa và tách kết tủa Be(OH)2
Cho Be(OH)2 tác dụng với dung dịch NH4F.HF rồi cô đặc được muối kết tinh (NH4)2BeF4, tách muối kết
tinh đem phân hủy 1000°C:
(NH4)2BeF4 → 2NH3↑ + 2HF↑ + BeF2(nc)
Sau đó: BeF2 + Mg → MgF2 + Be rồi chưng cất chân không.
Hoặc nung kết tủa Be(OH)2 ở nhiệt độ cao thu được BeO, sau đó nung BeO với than cốc và khí chlorine ở
850 – 900°C: BeO + C + Cl2 → BeCl2 + CO↑
Loại bỏ CO, rồi điện phân nóng chảy thu được Be kim loai. BeCl2 → Be + Cl2 ↑
V. NHÓM IIIA
Câu 1: So sánh tính chất vật lý giữa các nguyên tố nhóm IIIA:
Cho bảng số liệu sau về nhiệt độ nóng chảy (Tnc) và nhiệt độ sôi (Ts) của các kim loại nhóm IIIA.
Kim loại B Al Ga In Tl
Tnc; °C 2300 660 29,8 157 304
Ts; °C 2550 2500 2230 2000 1460
Hãy giải thích:
a. Vì sao nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IIIA lại biến đổi không có tính quy luật?
Trả lời:
Do cấu trúc mạng tinh thể không giống nhau.
b. Boron có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Trả lời:
B có nhiệt độ nóng chảy rất cao do bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong nhóm IIIA, cấu trúc mạng tinh thể
nguyên tử đặc khít, liên kết giữa các nguyên tử B là liên kết cộng hóa trị bền.
c. Ga có nhiệt độ nóng chảy rất thấp trong khi nhiệt độ sôi lại rất cao?
Trả lời:
Nhiệt độ nóng chảy của gallium thấp nhưng nhiệt độ sôi lại cao do gallium có cấu trúc mạng tinh thể phân
tử. Tại các nút mạng là các phân tử Ga2 mà lực liên kết giữa các phân tử rất yếu nên nhiệt nóng chảy của
gallium rất thấp. Còn nhiệt độ sôi cao do cần nhiều năng lượng để phá vỡ liên kết phân tử Ga2 thành nguyên
tử Ga.
d. Vì sao bán kính nguyên tử các nguyên tố nhóm IIIA biến đổi không theo quy luật?
Trả lời:
Từ B đến Al, số lớp electron tăng đột ngột nên bán kính nguyên tử tăng.
Từ Al đến Ga, bán kính giảm do Ga có hiệu ứng co d bão hòa ở phân lớp 3d.
Từ Ga đến Tl, do cùng chịu hiệu ứng co d tương đương, nhưng có sự tăng số lớp electron nên bán kính nguyên
tử tăng lên.
Câu 2: So sánh tính chất vật lý giữa nguyên tố nhóm IIIA so với nhóm IA:
a. Giải thích tại sao sodium có tính khử lớn hơn aluminium.
Trả lời:
Do bán kính nguyên tử của sodium lớn hơn nguyên tử aluminium → lực hút giữa hạt nhân với electron hóa
trị của nguyên tử sodium yếu hơn aluminium → sodium dễ nhường 1e hóa trị hơn, do đó tính khử của nó
mạnh hơn aluminium.
Câu 3: Tính chất hóa học
a. Nêu hiện tượng và viết PTHH các phản ứng xảy ra khi cho Al lần lượt tác dụng với
- Dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm vài giọt dd CuSO4.
- Dung dịch HgCl2.
- Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng
Trả lời:
1. Dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4
Ban đầu có bọt khí thoát ra mạnh sau đó chậm dần do khí thoát ra bám trên lá nhôm cản trở sự tiếp xúc với
H2SO4. 2Al + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Khi thêm vài giọt CuSO4 thì lượng khí thoát ra nhiều hơn do có sự tạo thành pin điện hóa. Có kim loại đồng
đỏ bám trên bề mặt lá nhôm 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
2. Dung dịch HgCl2
Thủy ngân hòa tan nhôm trên bề mặt nhôm tạo hỗn hống Al(Hg) có màu xám đen, màng oxit của nhôm bị
phá hủy, do đó có thể tác dụng với nước tạo lớp chất màu trắng xốp như lông tơ.
3
Al (Hg) + 3H2O → Al(OH)3 + 2 H2 + (Hg)
3. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng.
Nhạt màu của thuốc tím và có thể có khí không màu thoát ra.
10Al + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Al2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 24H2O
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
b. Để quan sát hiện tượng xảy ra khi nhúng lá nhôm vào dung dịch copper (II) sulfate, hai sinh viên tiến
hành thí nghiệm như sau:
SV1. Đánh sạch lá nhôm bằng giấy nhám rồi nhúng ngay vào dung dịch đồng (II) sulfate bão hòa.
SV 2. Nhúng lá nhôm (chưa đánh bằng giấy nhám) vào dung dịch copper (II) sulfate bão hòa.
Hỏi hai sinh viên trên có quan sát được cùng một hiện tượng như nhau không? Hãy giải thích
Trả lời:
SV1: Nhận thấy có màu đỏ bám vào lá nhôm và có khí thoát ra ngay từ đầu, dung dịch có màu xanh nhạt
dần:
2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu↓đỏ 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2↑
H+ sinh ra do sự thủy phân dung dịch CuSO4: Cu 2+ + H 2O Cu (OH ) + + H +
SV2: Thời gian đầu chưa có hiện tượng gì xảy ra, sau đó quan sát được hiện tượng giống như thí nghiệm
của sinh viên 1. Do không cạo sạch lớp oxit bao phủ bên ngoài miếng nhôm nên nhôm chưa tham gia phản
ứng với môi trường. Sau một thời gian lớp oxit bị hòa tan do H+ của dung dịch CuSO4 thủy phân tác dụng:
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
Khi nhôm oxit tan hết, Al tác dụng với Cu2+ và H+ như thí nghiệm của SV1.
Câu 4: Một vài tính chất của hợp chất vô cơ chưa biết (A) được liệt kê dưới đây:
- A là một chất rắn màu trắng hơi vàng, dễ chảy rữa và thăng hoa khi đun nóng. A có Mr = 267 g/mol
- A phản ứng mãnh liệt với nước cho dd B.
- Khi thêm dd hỗn hợp gồm NH4OH và NH4Cl vào dd B thì thu được kết tủa keo trắng D.
- Trích một mẫu dd B cho phản ứng với dd hỗn hợp axit nitric và bạc nitrat cho kết tủa vón cục màu trắng
C. Kết tủa này nhanh chóng tan đi khi thêm vào dd amoniac mặc dù khi ta cho dư amoniac thì lại xuất hiện
kết tủa trắng D.
- Kết tủa D được lọc và hòa tan trong dd NaOH thu được dd trong suốt E.
- Khi sục CO2 lội qua dd E thì lại thu được kết tủa D.
- Chất A hòa tan không điện li trong ete không lẫn nước. Khi dd này phản ứng với LiH thì sẽ tạo thành sản
phẩm F. Nếu dùng dư LiH thì F chuyển thành G.
Hãy xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Trả lời:
Bước 3 của phép phân tích thu được kết tủa keo trắng D, chứng tỏ dung dịch B có chứa Al3+; dung dịch B
cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3, kết tủa này tan đi khi thêm dung dịch NH3, chứng tỏ B chứa
Cl-.
Vậy, chất A là Al2Cl6 có M = 267 g/mol. Các phương trình phản ứng:
Al2Cl6 (A) + 12H2O → 2[Al(H2O)6]3+ + 6Cl- (dung dịch B)
Ag+ + Cl- → AgCl↓ (C)
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Al + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 (D) + 3NH4+
3+

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] (E)


[Al(OH)4]- + CO2 → Al(OH)3 + HCO3-
Al2Cl6 + 6LiH → (AlH3)2 (F) + 6LiCl
AlH3 + LiH(dư) ⎯⎯⎯ ether
→ Li[AlH4] (G)
Câu 5: Điều chế: Trình bày phương pháp điều chế nhôm trong công nghiệp đi từ quặng boxit có lẫn quặng
oxit sắt (III). Vì sao điều chế nhôm người ta không điện phân nóng chảy muối nhôm clorua?
Trả lời:
Bước 1. Đun nóng bột boxit với dung dịch NaOH 40% ở 150°C dưới áp suất 5-6 atm:
Al2O3.xH2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + (x+1)H2O
Bước 2. Pha loãng dung dịch thu được bằng lượng nước lớn, lọc tách oxit sắt (III).
Bước 3. Sục khí CO2 dư vào dung dịch thu được ở bước 2, sẽ xuất hiện kết tủa Al(OH)3↓:
CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
Bước 4. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi nung ở 1200°C, thu được Al2O3:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Bước 5. Tinh chế Al2O3 rồi điện phân nóng chảy trong criolit (Na3AlF6) ở khoảng 950°C.
* Điều chế nhôm không điện phân nóng chảy AlCl3 vì AlCl3 thăng hoa ở nhiệt độ thấp (180°C).
VI. NHÓM VIIA
Câu 1: Sự biến đổi bất thường các giá trị.
Giá trị năng lượng liên kết của các X2 được thể hiện trong bảng sau:
Phân tử F2 Cl2 Br2 I2
Elk (kJ/mol) 159 242 192 150
a. Tại sao năng lượng liên kết trong các halogen tăng từ F2 đến Cl2, rồi sau đó lại giảm từ Cl2 đến I2?
Trả lời:
Ở Cl2, Br2, I2, nguyên tử của các phân tử này có AOd trống nên hình thành liên kết  p→d. Sự hình thành liên
kết  này đã làm cho các phân tử halogen bền rõ rệt. Fluorine không có AOd trống nên không có khả năng tạo
liên kết  p→d nên F2 có năng lượng liên kết bé hơn Cl2.
Từ Cl2 đến I2, cấu tạo phân tử giống nhau nhưng do khi đi từ Cl đến I bán kính nguyên tử tăng do đó độ dài
liên kết tăng, năng lượng liên kết giảm.
b. Tại sao Elk trong H2 lớn hơn rất nhiều so với X2? H2 có thể tác dụng trực tiếp với nguyên tố nào ở nhiệt
độ phòng?
Trả lời:
Do độ dài liên kết H-H ngắn hơn so với liên kết F-F nên lực hút giữa electron và hạt nhân tăng. Đồng thời
do trong phân tử H2 chỉ có 2 electron nhưng đã tham gia liên kết. Còn trong phân tử F2, mỗi nguyên tử F
chỉ có 1 electron tham gia liên kết còn lại 3 cặp electron không liên kết nên trong F2 có sự đẩy electron giữa
các electron không liên kết.
H2 có thể tác dụng trực tiếp với F2, Cl2 ở nhiệt độ phòng.
c. Phân tử HF và phân tử H2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần bằng nhau (HF 1,91 Debye, H2O
1,84 Debye, MHF=20, MH2O=18); nhưng nhiệt độ nóng chảy của hidro florua là -83ºC thấp hơn nhiều so
với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0ºC, hãy giải thích vì sao?
Trả lời:
Mỗi phân tử HF chỉ tạo được 2 liên kết hydro với 2 phân tử HF khác ở 2 bên ...H-F...H-F...H-F... Trong HF
rắn các phân tử HF liên kết với nhau nhờ liên kết hydro tạo thành chuỗi một chiều, giữa các chuỗi đó liên
kết với nhau bằng lực Van der Waals rất yếu. Vì vậy khi đun nóng đến nhiệt độ không cao lắm thì lực Van
der Waals giữa các chuỗi đã bị phá vỡ, đồng thời mỗi phần liên kết hydro cũng bị phá vỡ nên xảy ra hiện
tượng nóng chảy.
Mỗi phân tử H2O có thể tạo được 4 liên kết hydro với 4 phân tử H2O khác ở 4 đỉnh của tứ diện. Trong nước
đá mỗi phân tử H2O liên kết với 4 phân tử H2O khác tạo thành mạng lưới không gian 3 chiều. Muốn làm
nước đá nóng chảy cần phải phá vỡ mạng lưới không gian ba chiều với số lượng liên kết hydro nhiều hơn
so với HF rắn và do đó nó đòi hỏi một nhiệt độ cao hơn.
d. Tại sao trong các dung dịch HX (axit halogenhidric), khi đi từ HF đến HI thì tính axit tăng lên? Nguyên
nhân làm cho dung dịch HF có tính axit yếu? Nếu các tính chất đặc trưng chỉ có đối với dung dịch HF mà
các dung dịch HX khác không có (viết phương trình phản ứng minh họa nếu có)?
Trả lời:
1. Giải thích tinh acid các dung dịch HX:
Do bán kính nguyên tử tăng dần từ F đến I nên độ dài liên kết H-X tăng dần, năng lượng liên kết giảm dần,
làm giảm lực tương tác tĩnh điện giữa H3O+ và X- nên làm tăng khả năng phân phân li ra H3O+. Do đó tính
axit tăng dần từ HF đến HI.
2. Nguyên nhân làm dung dịch HF có tính acid yếu:
- Do khoảng cách giữa nguyên tử hydrogen và fluorine trong HF rất bé dẫn đến năng lượng liên kết HF rất
lớn làm tăng lực tương tác tĩnh điện giữa H3O+ và F-, do đó làm giảm khả năng phân ly
- Ngoài ra fluorine có độ âm điện lớn nhất nên liên kết hydro liên phân tử giữa các phân tử HF hoặc giữa
HF với nước rất mạnh cũng làm giảm khả năng phân ly
3.Tính chất đặc biệt của HF:
HF tạo liên kết hydrogen liên phân tử mạnh làm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao bất thường
HF tạo được muối hidro florua HF + F- → HF2-
HF có khả năng phản ứng với SiO2 (đất sét, cát, thủy tinh):
4HF + SiO2 → SìF4 + 2H2O
SiF4 + 2HF → H2[SiF6]
e. Cho góc liên kết trong hidrua và florua của một số nguyên tố chu kỳ 2 như sau: (X=H; F; A=C, N, O).
Giải thích tại sao góc liên kết trong florua nhỏ hơn hidrua tương ứng?
Câu 2: ClO2 là hóa chất được dùng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết:
a. Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng sẽ tạo thành HCl và HClO3.
b. Trong dung dịch kiềm (như NaOH), ClO2 nhanh chóng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat natri.
c. ClO2 được điều chế dễ dàng bằng cách cho hỗn hợp KClO3, H2C2O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Biết phản ứng giải phóng CO2.
d. Trong công nghiệp, ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4 4M.
Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng oxi hóa
khử.
Trả lời:
h
a. 6ClO2 + 3H2O ⎯⎯ → HCl + 5HClO3 (ClO2: vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa)
b. 2NaOH + 2ClO2 → NaClO3 + NaClO2 + H2O (ClO2: vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa)
c. 2KClO3 + 2H2SO4 + H2C2O4 → 2CO2 + 2ClO2 + 2KHSO4 + 2H2O (KClO3: chất oxh, H2C2O4: chất khử)
d. SO2 + 2NaClO3 + H2SO4 → 2ClO2 + 2NaHSO4 (NaClO3: chất oxi hóa, SO2: chất khử)
Câu 3: Trong thiên nhiên, brom có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế brom
từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;
- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được;
- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3;
- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.
Hãy viết các phương trình hóa học chính đã xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.
Trả lời:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (1) Axit hóa môi trường phản ứng
3Br2 + 3Na2CO3 → 5NaBr + NaBrO3 + 3CO2 (2)
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O (3) Chất tham gia phản ứng
5NaBr + NaBrO3 + 3H2SO4 → 3Na2SO4 + 3Br2 + 3H2O (4) Chất tham gia phản ứng
Câu 4:
Tại sao tồn tại phân tử H5IO6 nhưng không tồn tại phân tử H5ClO6. Một trong các phương pháp điều chế
axit H5IO6 là cho I2 tác dụng với dung dịch HClO4 đậm đặc. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Trả lời:
Cl không có orbital f trống như I và bán kính nguyên tử của I lớn nên lực đẩy giữa các nhóm OH nhỏ nên
phân tử mới có thể tồn tại.
I2 + 2HClO4 + 4H2O → 2H5IO6 + Cl2
Xác định các chất A,B,C,D,E và viết các PTPỨ thực hiện sơ đồ sau:
D+ A

dd KOH,t0

dd KOH
KNO3, H2SO4 D
A I2 B

dd KOH 200oC
N2H4 CO

E C
Trả lời:
A: KI; B: HIO3; C: I2O5; D: KIO3; E: HI
2KI + KNO3 + H2SO4 → K2SO4 + KNO2 + I2 + H2O
2I2 + N2H4 → 4HI + N2
HI + KOH → KI + H2O
3I2 + 6 KOH t  5KI + KIO3 + 3H2O
3I2 + 10HNO3 → 6HIO3 + 10NO + 2H2O
2HIO3 200 I2O5 + H2O
I2O5 + 5CO → I2 + 5CO2
HIO3 + KOH → KIO3 + H2O

BÀI TẬP
Câu 5: Một dung dịch monoacid HA nồng độ 0,373% có khối lượng riêng bằng 1,000 g/ml và pH = 1,70.
Khi pha loãng dung dịch gấp đôi thì pH = 1,89.
Xác định hằng số ion hóa Ka của acid;
Xác định khối lượng mol phân tử và công thức của acid HA. Biết trong acid HA, hydrogen chiếm 1,46%,
oxygen chiếm 46,72% về khối lượng, còn lại là một nguyên tố chưa biết X.
Trả lời:
a. Gọi [HA] = x khi pH=1,7  [HA] = 0,5x khi pH=1,89
HA H+ + A−
a
10− pH 10− pH 10− pH
a − 10− pH 10− pH 10− pH
(10−1,89 )2 (10−1.7 )2 0,01292 0,022 nhớ biến đổi 10-1,7, 10-1,89 thành dạng
Suy ra ta có, Ka = =  = thập phân như trên để ra đúng kết quả!!!
0,5 x − 10−1,89 x − 10−1.7 0,5 x − 0,0129 x − 0,02
0,022
 x = 0,0545 M; Ka = = 0,0116
0,0545 − 0,02
m mdd  C % :100 C %  d ( g  L−1 ) 0,373 1000
b. M HA = = = = = 68, 44 g  mol −1
n CM Vdd 100  CM 100  0,0545
Gọi công thức của HA là HaXbOc
68, 44  0, 0146
a= 1
1
Ta có:  M X  b = 35, 44 g  mol −1 (Biện luận nhận nghiệm b =1; Mx  35,5_Chlorine)
68, 44  0, 4672
c= 2
16
Vậy HA là HClO2
Câu 6: Hoà tan vào nước 2 gam mẫu X chứa Na2S.9H2O và Na2S2O3.5H2O và tạp chất trơ rồi pha loãng
thành 250 ml dung dịch A.
- Thêm 25ml dung dịch I2 0,0525M vào 25ml dung dịch A, axit hoá bằng axit H2SO4 rồi chuẩn độ I2 dư hết
12,9 ml Na2S2O3 0,101M
- Mặt khác cho ZnSO4 dư vào 50ml dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ dung dịch nước lọc hết 11,5ml
dung dịch I2 0,0101M. Tính % các chất trong X.
Trả lời:
Đặt nNa2 S = x; nNa2 S2O3 = y (trong 25ml dd A) nI2 = 0,0115.0,0101 = 1,1615.10-4 mol
TN1: I2 + S2- → 2I- + S  nS2O32-(TN2) = 2y = 1,1615.10-4.2 mol (2)
x x  nNa2 S = 6, 02975.10−4 mol
(1), (2), suy ra 
I2 + 2S2O32- → 2I- + S4O62- −4
nNa2 S2O3 = 1,1615.10 mol
0,5y y
60, 2975.10−4.240
nI2 bđ = 0,025.0,0525 = 1,3125.10-3 mol %mNa2 S .9 H 2O / X = 100% = 72,36%
nI2 dư = 0,0129.0,101:2 = 6,5145.10-4 mol 2
x + 0,5y = nI2 pứ = 6,6105.10-4 mol (1) 11, 615.10−4.248
%mNa2 S2O3 .9 H 2O / X = 100% = 14, 4%
TN2: ZnSO4 + Na2S → ZnS + Na2SO4 2
I2 + 2S2O32- → 2I- + S4O62- %mtapchat = 13, 24%

You might also like