You are on page 1of 42

MÔN HOÁ HỌC – MÃ CHẤM: H08b

CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI NHÓM II

A. Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Hoá học vô cơ là một chuyên ngành rất quan trọng trong bộ môn hoá học. Đặc biệt trong các đề
thi HSG các cấp hóa đại cương và vô cơ chiếm tới 60% nội dung kiến thức trong đó nội dung về hóa
nguyên tố chiếm một dung lượng khá lớn. Việc hệ thống hóa kiến thức cơ bản về hóa nguyên tố và xây
dựng hệ thống bài tập trọng tâm nâng dần mức độ từ dễ đến khó là một việc cần thiết cho quá trình ôn
luyện thi học sinh giỏi các cấp. Tuy nhiên với điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi mới chỉ tập
chung vào chương “Kim loại nhóm II”. Trong quá trình viết vẫn còn nhiều thiếu xót, kính mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề được đầy đủ hơn và thực sự hữu ích trong quá trình dạy và học.
2. Mục đích của đề tài.
Chuyên đề nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập về
“Kim loại nhóm II”, từ đó giúp học sinh nắm vững hơn về kim loại kiềm thổ và nhôm để vận dụng vào
các bài thi HSG các cấp.

1
B. Phần II: Nội dung.
I. Lý thuyết.
KIM LOẠI KIỀM THỔ

Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIAcủa bảng tuần hoàn các nguyên tố. Chúng bao gồm những
nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra). Chúng được gọi là
kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh
và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và độ bền nhiệt cao, nghĩa là có những tính chất của chất mà ngày
xưa các nhà giả kim thuật gọi là “thổ” (nghĩa là đất). Để đơn giản khi phân loại nguyên tố, xếp Be và
Mg vào nhóm kim loại kiềm thổ cùng với Ca, Sr và Ba. Dưới đây là một số đặc điểm của các nguyên tố
kim loại kiềm thổ (Bảng 1)
Bảng 1
Một số đặc điểm của các nguyên tử kim loại kiềm thổ
Số thứ tự Khối lượng Năng lượng ion hoá I, eV
Nguyên Cấu hình Thế điện
nguyên nguyên tử
Tố Electron I1 I2 I3 cực E0, V
tố
Be 4 9.01 [He] 2s2 9,32 18,21 153,85 1,85
2
Mg 12 24.31 [Ne] 3s 7,64 15,02 80,21 2,37
Ca 20 40.08 [Ar] 4s2 6,11 11,87 51,21 2,87
2
Sr 38 87.62 [Kr] 5s 5,96 10,93 _ 2,89
2
Ba 56 137.34 [Xe] 6s 5,21 9,95 _
2,90
206
2
Ra 88 [Rn] 7s 5,28 10,10 _
2,92
Do có hai electron hoá trị ns2 ở ngoài cấu hình electron bền của khí hiếm, các nguyên tử kim loại
kiềm thổ dễ mất hai electron đó biến thành ion M2+. Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó
tăng lên dần từ Be đến Ra. So với kim loại kiềm ở trong cùng chu kì, kim loại kiềm thổ kém hoạt động
hơn vì có điện tích hạt nhân lớn hơn và có bán kính nguyên tử bé hơn.
Việc năng lượng ion hoá thứ hai lớn hơn nhiều so với năng lượng ion hoá thứ nhất cho thấy hình
như các kim loại kiềm thổ dễ tạo nên ion M+. Nhưng trên thực tế, nhiều phản ứng được thực hiện ở
trong dung dịch cho nên nhiệt hiđrat hoá rất âm của các ion M2+ (Bảng 5) đủ bù cho năng lượng ion hoá
cao làm cho nguyên tử kim loại kiềm thổ dễ mất hai electron hoá trị biến thành ion M2+.
Tuy có năng lượng ion hoá tương đối lớn, gấp bốn lần năng lượng ion hóa của kim loại kiềm (ở
trong cùng một chu kỳ) nhưng do nhiệt hiđrat hoá rất âm của các ion M2+ cũng gấp bốn lần so với ion
kim loại kiềm (vì ion M2+ có điện tích lớn và bán kính bé) cho nên các kim loại kiềm thổ có thế điện cực
tương đương kim loại kiềm.

2
Trong các hợp chất, các kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hoá +2. Be tạo nên chủ yếu những hợp chất
trong đó liên kết giữa Be với nguyên tố khác là liên kết cộng hóa trị. Ca, Sr, Ba và Ra chỉ tạo nên hợp
chất ion. Bằng phương pháp nhiễu xạ tia Rơnghen, người ta xác định được rằng trong một số hợp chất,
các kim loại kiềm thổ có thể có số oxi hoá +1.
Khác với kim loại kiềm, hơi của kim loại kiềm thổ chỉ bao gồm phân tử một nguyên tử.
Các ion kim loại kiềm thổ đều không có màu. Khác với kim loại kiềm, nhiều hợp chất của kim loại
kiềm thổ ít tan trong nước.
Trong các nguyên tố cùng nhóm, Be khác với các kim loại kiềm thổ nhiều hơn so với Li khác với
các kim loại kiềm khác. Be giống nhiều với Al còn Mg giống nhiều với Zn.
I.1.1- ĐƠN CHẤT
I.1.1.1. Tính chất lí học
Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và tỉ khối cao hơn kim loại kiềm. Độ cứng của
kim loại của kim loại kiềm thổ lớn hơn và giảm dần từ Be đến Ba. Sự trội hơn về những tính chất vật lí
đó có một nguyên nhân là liên kết trong kim loại kiềm thổ mạnh hơn trong kim loại kiềm, vì số electron
liên kết trong kim loại kiềm thổ lớn gấp đôi. Ở đây sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi không
theo một chiều như trong kim loại kiềm vì các kim loại kiềm thổ có kiến trúc tinh thể khác nhau: Be, Mg
và Ca có mạng lưới lục phương, Ca và Sr, lập phương tâm diện, còn Ba, lập phương tâm khối. Độ dẫn
điện riêng của kim loại kiềm thổ tương đương với độ dẫn điện riêng của kim loại kiềm. Đây là điều khác
với quy luật vì mỗi một nguyên tử kim loại kiềm thổ có hai electron s thì vùng s đã được xếp đầy đủ
electron và kim loại sẽ không dẫn điện hoặc bán dẫn nhưng chúng lại có độ dẫn điện cao. Điều đó có thể
được giải thích là vùng s và vùng p trong kim loại kiềm thổ đã che phủ nhau tạo thành vùng chưa có đủ
electron làm cho kim loại dẫn điện tốt.
Ở nhiệt độ thường, Be dòn nhưng khi được đun nóng thì dẻo hơn, magie có tính chất cơ học tốt: dẻo
có thể dát mỏng và kéo sợi được.
Các kim loại kiềm thổ dễ tạo nên hợp kim với các kim loại khác. Quan trọng nhất đối với thực tế là
các hợp kim magie, chúng được dùng nhiều trong công nghiệp ôtô, máy bay và công nghiệp chế tạo
máy. Hai hợp kim thông dụng của magie là macnhali và electron. Macnhali chứa 1030% Mg và
3070%Al. Macnhali cứng và bền hơn nhôm tinh khiết nhưng dễ chế hoá và dễ bào nhẵn hơn. Electron
gồm 83%Mg, 10%Al, 5%Zn và 2%Mn. Ngoài những tính chất cơ lí rất tốt, electron còn có tỉ khối bé
(1,8), chỉ hơi lớn hơn magie kim loại. Macnhali cũng như electron đều rất bền đối với không khí.
Những hợp kim của Be có đặc tính chung là nhẹ, cứng và rất bền. Chúng được dùng trong công nghiệp
máy bay, đồng hồ và kỹ thuật điện. Hợp kim của đồng chứa 2%Be cứng gấp đôi thép không rỉ, rất bền
cơ học và rất bền hoá học. Hợp kim của đồng chứa 1%Be có màu vàng óng rất đẹp và gõ rất kêu. Hiện
nayviệc sử dụng Be còn hạn chế vì nó dòn và lượng sản xuất được hiện nay là rất ít.

3
Trừ Be và Mg, các kim loại kiềm thổ tự do và các hợp chất dễ bay hơi của chúng khi đưa vào ngọn
lửa không màu cũng làm ngọn lửa trở nên có các màu đặc trưng: Ca, màu đỏ da cam; Sr, màu đỏ son và
Ba, màu lục hơi vàng. Trong phân tích hoá học người ta có thể dựa vào các màu đặc trưng này để nhận
ra các kim loại đó. Trừ Be, tất cả các kim loại kiềm thổ khác đều có nhiều đồng vị thiên nhiên. Riêng Ra
có tính phóng xạ tự nhiên.
I.1.1.2. Tính chất hoá học
Các kim loại kiềm thổ là những kim loại hoạt động đứng sau kim loại kiềm. Trong các phản ứng,
chúng cũng thể hiện tính khử và tính khử tăng lên dần từ Be đến Ra. Rađi là nguyên tố phóng xạ và nói
chung rất giống với bari.
a. Tác dụng với hiđro:
Khi đun nóng, các kim loại Ca, Sr và Ba tác dụng dễ dàng với hiđro tạo thành hiđrua ion MH2.
Ví dụ : Ca + H2  CaH2 ( Phản ứng xảy ra ở 1500 c )
Các hiđrua ion của kim loại kiềm thổ bền hơn hiđrua ion của kim loại kiềm.
b. Tác dụng với oxi
Khi để trong không khí và ở nhiệt độ thường, Be và Mg bị bao phủ bởi lớp oxit rất mỏng và bền
ngăn cản chúng tác dụng tiếp tục với oxi, còn Ca, Sr và Ba nhanh chóng tạo nên lớp màu vàng nhạt,
trong đó ngoài oxit còn có một phần peoxit và nitrua. Khi bị cọ xát, Ba có thể bốc cháy. Trong không
khí ẩm, Ca, Sr và Ba tạo nên lớp cacbonat. Như vậy Ca, Sr và Ba phản ứng với không khí như natri, cho
nên cần cất giữ các kim loại này ở trong bình rất kín hoặc ngâm trong dầu hoả khan. Khi được đốt nóng
ở trong không khí, tất cả các kim loại kiềm thổ cháy tạo nên oxit MO (M là kim loại kiềm thổ) và phản
ứng phát ra nhiều nhiệt.
2M + O2  2MO
Ví dụ:
2Mg + O2  2MgO , H0 = 610kJ/mol
Riêng Mg, khi cháy còn phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại nên được dùng để làm pháo sáng
và dùng trong nhiếp ảnh.
b. Tác dụng với phi kim khác
Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho,
cacbon, silic.
- Với N2: 3M + N2  M3N2
M3N2 + 6H2O  3M(OH)2 +2NH3
VD: Mg3N2 + 6H2O  3Mg(OH)2 +2NH3
- Với Cacbon: riêng Be tạo nên Be2C là cacbua giải phóng metan khi bị thuỷ phân; còn các kim loại
kiềm thổ khác tạo nên M2C là cacbua giải phóng axetilen khi bị thuỷ phân:
Be2C + 4H2O  2Be(OH)2 + CH4
4
CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2
- Với silic, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tạo nên silixua M2Si.
c. Tác dụng với nước
Có thể điện cực tương đương với kim loại kiềm, các kim loại kiềm thổ về nguyên tắc tương tác dễ dàng
với nước giải phóng hiđro và càng dễ dàng hơn với các dung dịch axit. Nhưng thực tế Be không tương
tác với nước vì có lớp oxit bền bảo vệ. Mg không tan trong nước lạnh nhưng tan chậm trong nước nóng:
Mg + 2H2O  Mg(OH)2 + H2
Vì có màng oxit MgO bảo vệ ít tan trong nước. Nếu chúng ta đánh sạch một sợi dây Mg rồi nhúng
vào dung dịch muối HgCl2, magie sẽ đẩy thuỷ ngân ra khỏi dung dịch và cùng với Hg tạo thành hỗn
hống magie, lúc bấy giờ màng oxit không được tạo nên và hỗn hống magie liên tục tương tác với nước ở
nhiệt độ thường.
Riêng Be co tính chất lưỡng tính có thể tan trong dung dịch axit hoặc kiềm mạnh hoặc trong kiềm
nóng chảy tạo thành muối berilat và giải phóng hiđro:
Be + 2NaOH + 2H2O  Na2[Be(OH)4] + H2
(dd) (natri hiđroxoberilat)
Be + 2NaOH  Na2BeO2 + H2
(nóng chảy) (natri berilat)
Be + 2OH+3 + 2H2O  Be(OH)42+ + H2
Đặc tính riêng này của Be cho thấy nó giống nhiều với Al.
d. Khả năng tạo phức.
Cũng như kim loại kiềm, cỏc kim loại Ca, Sr và Ba cú thể tan trong amoniac lỏng cho dung dịch màu
xanh thẫm. Về bản chất và về tính chất hoá học, dung dịch màu xanh này giống dung dịch kim loại kiềm
trong amoniac lỏng, nhưng khác ở chỗ là sau khi làm cho dung môi bay hơi thì dung dịch kim loại kiềm
để lại kim loaị kiềm, còn dung dịch kim loại kiềm thổ để lại những tinh thể vàng óng có thành phần
không đổi là M(NH3)6 (M là kim loại kiềm thổ). Hiện nay người ta cũng chưa biết rõ liên kết giữa kim
loại và amoniac trong những phức chất hexaammin đó. Những phức chất này cũng như dung dịch của
kim loại kiềm thổ trong amoniac lỏng khi có mặt chất xúc tác biến thành amiđua.
Vớ dụ :
Ca(NH3)6  Ca(NH2)2 + 4NH3 + H2
(canxi hexaammin) (canxi amiđua)
hoặc :
Ca + 2NH3  Ca(NH2)2 + H2
Khi đun nóng ở áp suất thấp, các amiđua biến thành imiđua:
Vớ dụ:
Ca(NH2)2  CaNH + NH3
5
(canxi amiđua) (canxi imiđua)
Amiđua và imiđua của kim loại kiềm thổ cũng như của kim loại kiềm là những hợp chất ion, chỉ bền ở
dạng tinh thể và tương tác mạnh với nước tạo thành hiđroxit và amoniac.
Khả năng tạo nờn những phức chất là không đặc trưng với các kim loại kiềm thổ và sự tạo phức là
thuận lợi đối với những ion bộ, có điện tích lớn và có obitan trống. Bởi vậy số phức chất của berili có
nhiều hơn bari. Ta có thể kể vài phức chất của berili là M2[BeF4] (trong đó M là kim loại kiềm) và
Be4O(CH3COO)6. Phức chất sau không tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ nên
được dùng để chiết berili. Canxi và các kim loại kiềm thổ khác chỉ tạo phức với những hợp chất cho
mạnh như axetylaxeton, axit etilenđiamintretaaxetic (EDTA).
I.1.1.3. Trạng thái thiên nhiên và phƣơng pháp điều chế
Cũng như kim loại kiềm, các kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại trong thiên nhiên ở dạng hợp chất. Ca và
Mg thuộc lại nguyên tố phổ biến nhất. Ca chiếm khoảng 1,5% và Mg 1,7% tổng số nguyên tử ở trong vỏ
Trái Đất. Sr và Ba là nguyên tố tương đối hiếm, mỗi nguyên tố chiếm 0,001%, còn Ra rất hiếm.
Dạng hợp chất chủ yếu của kim loại kiềm thổ tồn tại trong thiên nhiên là silicat, cacbonat và sunfat,
trong đó chính cacbonat và sunfat là sản phẩm phân huỷ của silicat dưới tác dụng của nhiều yếu tố thiên
nhiên. Khác với kim loại kiềm, các ion kim loại kiềm thổ ít được tích luỹ ở trong nước biển vì những
hợp chất trên đây đều ít tan.
Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm thổ cũng giống như nguyên tắc điều chế kim loại kiềm là
điện phân muối halogenua nóng chảy. Ngoài ra còn có thể dùng các chất khử để khử oxit hoặc muối của
chúng ở 110012000C thành kim loại.
VD: MgCl2 
dpnc
 Mg + Cl2
2Al + 6CaO  3CaO.Al2O3 + 3Ca
2Al + 4SrO  SrO.Al2O3 + 3Sr
2Al + 4BaO  BaO.Al2O3 + 3Ba
I.1.2. OXIT MO CỦA CÁC KIM LOẠI KIỀM THỔ
Các oxit MO (M ở đây là kim loại kiềm thổ) là chất bột hoặc cục màu trắng. Khi nấu chảy trong lò
điện rồi để nguội, chúng ở dạng tinh thể. BeO có mạng lưới tinh thể lục phương kiểu vuazit, các oxit
khác có mạng lưới lập phương kiểu muối ăn. Vì có năng lượng mạng lưới rất lớn, các oxit MO rất khó
nóng chảy và rất bền nhiệt, chúng có thể bay hơi mà không bị phân huỷ:
BeO MgO CaO SrO BaO
Năng lượng mạng lưới, kJ/ mol...  3924 3476 3913 2995
Nhiệt độ nóng chảy, 0C... 2552 2800 2570 2460 1925
0
Nhiệt độ sôi, C... 4200 3100 3600 2500 2000
Chúng là những oxit bazơ, có thể tan trong dung dịch axit tạo thành muối. Riêng BeO khó tan trong axit
nhưng dễ tan trong kiềm tạo thành muối berilat.
6
Dạng tinh thể luôn luôn kém hoạt động hơn dạng bột. BeO thực tế không tan trong nước. MgO dạng bột
xốp có tan một ít và rất chậm trong nước, còn các oxit Ca, Sr, Ba khác tương tác dễ với nước tạo thành
hiđroxit và phản ứng phát nhiệt nhiều:
MO + H2O  M(OH)2
Những oxit của Ca, Sr và Ba đều hút ẩm mạnh khi để trong không khí và có khả năng hấp thụ khí CO2
BaO + CO2  BaCO3
Ở nhiệt độ cao, các oxit MO có thể bị kim loại kiềm, nhôm, silic khử đến kim loại.
Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế oxit MO là nhiệt phân muối cacbonat, nitrat hoặc
hiđroxit của kim loại kiềm thổ.
Ví dụ:

  CaO + CO2


0
900 C
CaCO3

  2SrO + 4NO2 + O2


0
900 C
2Sr(NO3)2

 
0
1350 C
BaCO3 BaO + CO2
Hoặc dùng than khử muối cacbonat ở nhiệt độ thấp hơn.
Ví dụ:
BaCO3 + C  BaO + 2CO
I.1.3. PEOXIT MO2 CỦA CÁC KIM LOẠI KIỀM THỔ
Berili không tạo nên peoxit, magie chỉ tạo nên peoxit ở dạng hiđrat có lẫn peoxit MgO2, còn Ca, Sr và
Ba nên các peoxit MO2 là chất bột có màu trắng và khó tan trong nước. Dung dịch của các peoxit này có
phản ứng kiềm và có tính chất của dung dịch H2O2.
Khi đung nóng các peoxit phân huỷ thành oxit và oxi.
Các peoxit kim loại kiềm thổ dễ tan trong dung dịch axit giải phóng H2O2.
Các peoxit MO2 có thể điều chế bằng cách đun nóng ở 1001300C để làm mất nước các hiđrat
peoxit MO2.8H2O, được tạo nên khi cho H2O2 tác dụng với hiđroxit tương ứng.
Ví dụ:
Ca(OH)2 + H2O2 + 6H2O  CaO2 + 8H2O
Các hiđrat peoxit khi tác dụng với H2O2 nóng có thể tạo nên supeoxit có màu vàng.
Ví dụ:
CaO2.8H2O + 2H2O2  CaO4 + 10H2O
Riêng SrO2 và BaO2 có thể điều chế bằng cách cho oxit kết hợp trực tiếp với oxi. Quan trọng hơn
hết trong các peoxit MO2 là BaO2.
Bari peoxit (BaO2). BaO2 là một chất bột màu trắng, nóng chảy ở 4500C và nghịch từ. Nó bền ở nhiệt
độ thường, khi đun nóng đến 6000C, phân huỷ thành BaO và oxi. Ngược lại ở 4000C, BaO kết hợp trực
tiếp với oxi tạo thành BaO2:

7
0
2BaO2 
600 C
 
 2BaO + O2
4000 C

Dựa vào bản chất này, người ta có thể dùng BaO2 để điều chế oxi từ không khí.
BaO2 khó tan trong nước, rượu và ete nhưng dễ tan trong dung dịch axit loãng giải phóng H2O2.
Ví dụ:
BaO2 + 2HCl  BaCl2 +H2O2
BaO2 + H2SO4  BaSO4 +H2O2
Khi đun nóng, BaO2 tương tác với H2, S, C, NH3, ...
Ví dụ:

BaO2 + H2   Ba(OH)2


0
550 C

BaO2 + S  2BaO + SO2


Với axit clohiđric đặc, BaO2 giải phóng khí clo:
BaO2 +4HCl  BaCl2 + Cl2 + 2H2O
Bari peoxit có thể khử muối của các kim loại quý và kim loại nặng thành kim loại tự do.
Ví dụ:
HgCl2 + BaO2  Hg +BaCl2 + O2
BaO2 được dùng để làm chất xúc tác cho phản ứng cracking dầu mỏ, điều chế H2O2 và dùng trong
bom cháy.
BaO2 có thể điều chế bằng cách nhiệt phân bari hiđroxit, nitrat hay cacbonat ở trong dòng không khí
hoặc kết hợp trực tiếp bari oxit với oxi hoặc làm mất nước của các hiđrat peoxit BaO2.8H2O ở 1200C.
I.1.4. HIĐROXIT M(OH)2 CỦA CÁC KIM LOẠI KIỀM THỔ
Các hiđroxit M(OH)2 khan đều ở dạng bột màu trắng. Be(OH)2 và Mg(OH)2 rất ít tan trong nước,
Ca(OH2 tương đối ít tan, các hiđroxit còn lại tan nhiều trong nước. Khi kết tinh từ dung dịch, chúng
thường ở dạng hiđrat tinh thể không có màu: hiđroxit của Be và Ca ở dạng M(OH) 2.nH2O còn hiđroxit
của Sr và Ba ở dạng M(OH)2.8H2O.
Khác với hiđroxit của kim loại kiềm, các hiđroxit M(OH)2 đều không bền với nhiệt, khi đun nóng
chúng mất nước biến thành oxit giống như LiOH. Độ bền nhiệt tăng lên từ Be đến Ba: Mg(OH) 2 mất
nước ở 1500C còn Ba(OH)2 ở 10000C.
Cũng như các hiđroxit của kim loại kiềm, các hiđroxit M(OH)2 đều bao gồm hoàn toàn những ion
kim loại và ion OH. Trong dung dịch nước chúng là những chất bazơ và tính bazơ đó tăng lên từ Be
đến Ba: Be(OH)2 là bazơ rất yếu, Mg(OH)2 là bazơ trung bình, còn Ca(OH)2, Sr(OH)2 và Ba(OH)2 là
bazơ mạnh. Tuy nhiên so với hiđroxit của kim loại kiềm ở trong một chu kì, tính bazơ của M(OH) 2 yếu
hơn.
Riêng Be(OH)2 còn có khả năng tan trong dung dịch đậm đặc hiđroxit hay cacbonat của kim loại kiềm
tạo thành hiđroxoberilat.

8
Ví dụ:
Be(OH)2 + 2NaOH  Na2[Be(OH)4]
(natri hiđroxoberilat)
Để điều chế hiđroxit của Be và Mg người ta cho kiềm tác dụng với dung dịch muối tương ứng.
Ví dụ:
BeCl2 + 2NaOH  Be(OH)2 + 2NaCl
hay:
BeCl2 + 3NH3 + 2H2O  Be(OH)2 + 2NH4Cl
Nhưng đối với Mg(OH)2, sự kết tủa sẽ không xảy ra hoàn toàn khi dùng dung dịch amoniac vì ở đây
có phản ứng thuận nghịch:
MgCl2 + 2NH3 + 2H2O  Mg(OH)2 + 2NH4Cl.
Nghĩa là Mg(OH)2 có thể tan trong dung dịch muối amoni. Cũng vì lí do đó, kim loại magie tan
trong dung dịch muối amoni mạnh hơn trong nước.
Để điều chế Ca(OH)2, Sr(OH)2 và Ba(OH)2, người ta cho oxit tác dụng với nước
I.1.5. MUỐI CỦA CÁC KIM LOẠI KIỀM THỔ
Cũng giống như muối kim loại kiềm, các muối ở dạng tinh thể và trong dung dịch chỉ gồm các ion.
Ion kim loại kiềm thổ cũng không có màu như ion kim loại kiềm.
Trong các muối kim loại kiềm thổ, các muối clorua, bromua, iođua, nitrat, axetat, sunfat, xianua và
tioxianat đều dễ tan; muối florua khó tan trừ BeF2 dễ tan. Muối sunfat của Be và Mg tan nhiều còn các
sunfat khác tan ít, nhất là BaSO4. Các muối cromat, oxalat, photphat và cacbonat (trừ BeCO3 bị thuỷ
phân mạnh trong dung dịch) đều tan ít. Độ tan của các muối biến đổi không hoàn toàn theo một chiều từ
Be đến Ba mà có những cực trị ở muối này hay ở muối kia. Dưới đây là độ tan của một số muối kim loại
kiềm thổ (bảng3)
Bảng 3
Độ tan của các muối kim loại kiềm thổ (mol/ l)
Muối Mg Ca Sr Ba
MSO4 4,8 0,015 7,4.104 1,1.105
MF2 1,3.103 2,1.104 9,2.104 8,3.103
MCl2 5,7 7,4 3,5 1,8
MBr2 5.6 7,5 4,2 3,4
MI2 5,3 7,0 5,4 5,2
M(NO3)2 5,0 8,4 3,3 0,41
MCO3 0,011 1,2.104 6,8.105 0,1.104
Sự biến đổi độ tan như vậy có thể hiểu được khi ta xét quan hệ giữa năng lượng mạng lưới của các
muối (bảng4) và nhiệt hiđrat hoá của các ion (bảng5)
9
Bảng 4
Năng lƣợng mạng lƣớicủa một số muối kim loại kiềm thổ (kJ/mol)
Nguyên tố MF2 MI2 MCO3
Mg 2907 2292 3179
Ca 2610 2058 2987
Sr 2460 2719
Ba 2368 2515

Bảng 5
Nhiệt hiđrat hoá của cation kim loại kiềm thổ
Hhi, kJ/mol
0
Ion Bán kính, A
Be2+ 0,35 2472
Mg2+ 0,66 1907
Ca2+ 0,99 1577
Sr2+ 1,12 1430
Ba2+ 1,34 1288
Trong các muối của bất kì anion nào, sự giảm nhiệt hiđrat hoá của cation khi đi từ trên xuống dưới
trong một nhóm, đưa đến sự giảm độ tan của muối, còn sự giảm năng lượng mạng lưới đưa đến sự tăng
độ tan. Bởi vậy đối với đa số anion, độ tan có cực đại hay cực tiểu khi đi từ Mg đến Ba. Nói chung các
muối có cực đại của độ tan sẽ tan nhiều và các muối có cực tiểu sẽ tan ít hơn. Muối với cực đại của độ
tan, có năng lượng mạng lưới phụ thuộc vào bán kính của cation nhiều hơn so với sự phụ thuộc của
nhiệt hiđrat hoá, nghĩa là năng lượng mạng lưới có vai trò lớn hơn nhiệt hiđrat hoá, còn muối với cực
tiểu của độ tan có năng lượng mạng lưới phụ thuộc vào bán kính của cation ít hơn so với sự phụ thuộc
của nhiệt hiđrat hoá.
Do có nhiệt hiđrat hoá rất âm hơn so với các ion kim loại kiềm, các muối kiềm thổ đều kết tinh ở
dạng hiđrat tinh thể. Điều này cũng cho thấy khả năng tạo phức của các ion kim loại kiềm thổ đã lớn
hơn so với kim loại kiềm.
I.1.6. NƢỚC CỨNG
Nước thiên nhiên thường chứa các muối tan của các kim loại như Ca, Mg và Fe. Để chỉ lượng muối
tan này, người ta dùng đại lượng độ cứng của nước. Có hai loại độ cứng: độ cứng tạm thời và độ cứng
lâu dài. Độ cứng tạm thời chỉ lượng muối hiđro cacbonat như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 ít hơn và đôi khi
cả Fe(HCO3)2. Sở dĩ được gọi như vậy vì độ cứng đó mất đi khi đun sôi nước, lúc đó muối
hiđrocacbonat đã tan biến thành cacbonat không tan lắng xuống thành cặn cáu. Dựa vào màu của cặn

10
cáu này người ta có thể đánh giá gần đúng lượng Fe(HCO3)2 có ở trong nước: cặn cáu có màu trắng khi
trong nước không có Fe(HCO3)2 và có màu đỏ khi có nhiều muối đó. Độ cứng vĩnh cửu chỉ lượng muối
không kết tủa khi đun sôi, thường là sunfat, clorua của Ca và Mg. Có vai trò quan trọng nhất trong các
muối này là CaSO4, khi đun cạn một lượng lớn nước nó lắng xuống dưới dạng cặn cáu rất rắn chắc bám
vào nồi. Tổng của độ cứng tạm thời và độ cứng lâu dài gọi là độ cứng toàn phần của nước. Độ cứng của
nước có thể tính bằng số mili đương lượng gam (mđlg) của các kim loại hoá trị hai có trong 1lít. Nước
rất mềm có độ cứng chung <1,5mđlg/l ; nước mềm, từ 1,5 4 ; nước trung bình từ 4 8, nước cứng từ
812 và nước rất cứng >12. Nước thiên nhiên mềm nhất là nước mưa và tuyết, chúng hầu như không
chứa các muối tan.
Khi đun nóng ở trong nồi hơi, bề mặt được đốt nóng của nồi hơi sẽ bị phủ một lớp cặn cáu. Lớp cặn
cáu này dẫn nhiệt kém làm cho nồi hơi tiêu tốn nhiều nhiệt, chỉ một lớp cặn cáu dày 1mm cũng đã làm
tốn thêm 5% nhiên liệu. Mặt khác khi thành nồi bị cách biệt với nước bởi lớp cặn cáu, nồi bị đốt nóng
tới nhiệt độ rất cao nên dễ bị rỉ, trở nên kèm bền và có thể gây nổ. Ngoài ra nước cứng cũng bất lợi đối
với một số ngành công nghiệp, ví dụ như công nghiệp nhuộm. Khi giặt quần áo, nước cứng làm tốn
nhiều xà phòng vì tạo nên với xà phòng kết tủa khó tan và kết tủa này sẽ làm bẩn quần áo.
Người ta làm mềm nước theo các phương pháp khác nhau.
Muốn phá độ cứng tạm thời, cho thêm vào nước một lượng Ca(OH)2 tương ứng với lượng
hiđrocacbonat đã xác định trước bằng phương pháp phân tích hoá học. Các hiđrocacbonat của Mg, Ca
biến thành cacbonat sẽ lắng xuống.
Ví dụ:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + 2H2O
Muốn phá độ cứng lâu dài, cho thêm vào nước một ít Na2CO3. Các muối clorua, sunfat của Mg, Ca
chuyển thành kết tủa.
Ví dụ:
CaSO4 + Na2CO3 = CaCO3 + Na2SO4
Sau cùng để lắng nước và lấy phần nước trong để dùng. Có thể thay Na2CO3 bằng natri photphat
Na3PO4 hoặc hexametaphotphat (NaPO3)6 để làm mềm nước.
Ngày nay người ta dùng rộng rãi phương pháp trao đổi ion. Phương pháp này lợi dụng khả năng có
thể trao đổi ion của một số hợp chất cao phân tử thiên nhiên và nhân tạo gọi là ionit. Những hợp chất có
khả năng trao đổi cation được gọi là cationit, những hợp chất có khả năng trao đổi anion được gọi là
anionit. Một cationit thường dùng để làm mềm nước là zeolit có thành phần là Na2Al2Si2O8.xH2O (xem
mục silicat mạng lưới), ion Na+ ở trong mạng lưới tinh thể của zeolit đó có một khả năng di chuyển nhất
định. Khi dội nước cứng qua các hạt zeolit, một số ion Na+ đi vào nước nhường chỗ lại cho các ion Ca2+,
Mg2+ và Fe2+ có ở trong nước. Quá trình trao đổi cation đó xảy ra ví dụ như sau:
Na2Al2Si2O8.xH2O + Ca(HCO3)2 = Ca Al2Si2O8.xH2O + 2NaHCO3
11
Để tái sinh lại zeolit đã sử dụng, cần cho dung dịch bão hoà NaCl đi qua zeolit đó, ở đây xảy ra quá
trình trao đổi:
CaAl2Si2O8.xH2O + 2NaCl = Na2Al2Si2O8.xH2O + CaCl2
Như vậy quá trình làm mềm
nước bằng zeolit chỉ tiêu tốn một
vật liệu tương đối rẻ tiền là muối
ăn.
Muốn loại trừ cả cation và
anion ở trong nước, người ta cho
nước cứng lần lượt đi qua hai cột
(hình 34) một cột đựng nhựa
cationit và một cột đựng anionit.
Nhựa cationit ở đây là những hợp
chất cao phân tử hữu cơ chứa
nhóm axit, có công thức chung
RCOOH (R là gốc hữu cơ phức
tạp). Qua cột này, các cation ở
trong nước bị giữ lại và trong
nước sinh ra axit.
Hình 34 - Làm mềm nước bằng nhựa trao đổi ion
Ví dụ:
2RCOOH + CaSO4 = Ca(RCOO)2 + H2SO4
RCOOH + NaCl = NaRCOO + HCl
Nhựa anionit là những hợp chất cao phân tử hữu cơ chứa nhóm bazơ có công thức chung là
RNH3OH. Qua cột này các axit bị giữ lại.
Ví dụ:
2RNH3OH + H2SO4 = (RNH3)2SO4 + 2H2O
RNH3OH + HCl = RNH3Cl + H2O
Sau khi đã qua hai cột trên, trong nước thực tế sẽ không còn có những ion nữa. Nước đã được làm
mềm bằng cách này có thể thay nước cất thường dùng ở trong phòng thí nghiệm.
Những nhựa trao đổi ion trên đây sau khi đã sử dụng để trao đổi ion có thể được tái sinh lại bằng
cách dội dung dịch axit qua cột đựng nhựa cationit và dội dung dịch kiềm qua cột đựng anionit, ở đây
xảy ra các phản ứng:
2NaRCOO + H2SO4 = 2RCOOH + Na2SO4
(RNH3)Cl + NaOH = RNH3OH + NaCl

12
Lựa chọn những nhựa trao đổi ion thích hợp, người ta có thể loại hết tất cả các cation và anion ở
trong nước làm cho nước trở nên tinh khiết. Ngoài việc làm mềm nước, những nhựa trao đổi ion còn
được dùng để tách các kim loại hiếm và kim loại quý ra khỏi quặng cũng như dùng để phân chia các kim
loại có những tính chất hoá học giống nhau.

CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIB


Nhóm IIB gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), cađimi (Cd) và thủy ngân (Hg). Dưới đây là một số đặc
điểm của các nguyên tố đó (Bảng 58).
Bảng 1
Đặc điểm của các nguyên tố Zn, Cd và Hg
Số thứ tự Cấu hình Năng lượng ion hóa,eV Bán kính Thế điện
Nguyên
nguyên electron I1 I2 I3 nguyên cực chuẩn,
tố (E)
Tử Nguyên tử tử , Å V
Zn 30 [Ar]3d104s2 9,39 17,96 39,90 1,39 - 0,763
Cd 48 [Kr]4d105s2 8,99 16,90 37,47 1,56 - 0,402
Hg 80 [Xe] 4f145d106s2 10,43 18,75 32,43 1,60 0,854
Kẽm, catmi và thủy ngân là những nguyên tố đứng cuối cùng trong ba dãy nguyên tố d. Nguyên tử
của chúng có các obitan d đã điền đủ 10 electron giống như những nguyên tử Cu, Ag và Au nhưng cấu
hình electron (n-1)d10 trong trường hợp này là tương đối bền. những nguyên tử Zn, Cd và Hg có electron
hoá trị của chúng chỉ là electron s. Nguyên nhân là năng lượng ion hóa thứ ba rất cao của chúng đã làm
cho năng lượng sonvat hóa hay năng lượng tạo thành mạng lưới tinh thể không đủ để làm bền được cho
trạng thái oxi hóa +3. Trạng thái oxi hóa cao nhất của cả ba nguyên tố chỉ là +2.
Tổng năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của nguyên tử của ba nguyên tố này lớn hơn nhiều so
với nguyên tố nhóm IIA ở trong cùng chu kì. Bởi vậy so với Ca, Sr và Ba, các nguyên tố nhóm IIB kém
hoạt động hóa học hơn nhiều, nhất là thủy ngân. Điều này cũng được giải thích là vỏ 18 electron trong
những nguyên tử Zn, Cd và Hg chắn các electron s với hạt nhân kém hiệu quả hơn so với vỏ 8 electron
bền của khí hiếm trong những nguyên tử Ca, Sr và Ba. Sự giảm tổng năng lượng ion hoá đó từ Zn đến
Cd có liên quan đến sự tăng bán kính nguyên tử và sự tăng lên ở Hg có nguyên nhân là những electron
6s2 xâm nhập vào không chỉ electron 5d10 mà cả những electron 4f14 nữa. Chính độ bền cao của cặp
electron 6s2 cũng làm cho năng lượng ion hoá của Hg cao hơn tất cả những nguyên tố d khác và làm cho
thủy ngân khác nhiều với Zn và Cd về một số tính chất. Ví dụ như thế điện cực của Hg có giá trị dương
tương đối lớn trong khi của Zn và Cd có giá trị âm, đa số hợp chất của Hg kém bền hơn so với hợp chất
tương ứng của Zn và Cd, thuỷ ngân có khả năng tạo thành ion Hg 2
2 với liên kết kim loại-kim loại

(HgHg), trong đó Hg có số oxi hóa +1.

13
Nếu định nghĩa kim loại chuyển tiếp là nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái trung hòa hoặc ở
một trạng thái oxi hóa nào đó có obitan d hay f chưa điền đủ electron thì Cu, Ag và Au là kim loại
chuyển tiếp còn Zn, Cd và Hg không phải là kim loại chuyển tiếp. Thật vậy kẽm, catmi và thủy ngân
khác với kim loại chuyển tiếp về một số tính chất. Ví dụ như chúng là kim loại mềm và dễ nóng chảy, về
mặt hóa học Zn và Cd hoạt động hơn Cu và Ag là những nguyên tố đứng gần nhất ở trong dãy và cả ba
nguyên tố không thể hiện hóa trị biến đổi. Nhưng kẽm, cađimi và thủy ngân giống với kim loại chuyển
tiếp ở chỗ có khả năng tạo nên những phức chất, nhất là với amoniac, amin, ion halogenua và ion
xianua. Tuy nhiên ngay trong những phức chất với ion CN, khả năng tạo liên kết  giữa kim loại và
phối tử vẫn kém hơn kim loại chuyển tiếp.
Hợp chất của ba kim loại đều độc, nhất là thủy ngân, cả kim loại và hợp chất đều hết sức độc. Khi
hít phải hơi thủy ngân, hơi theo máu đi lên não và làm suy nhược hệ thần kinh. Hợp chất của thủy ngân
vào cơ thể người gây rối loạn đường ruột và thận, gây viêm loét miệng và làm suy tim. Thảm họa xảy ra
ở Irăc năm 1973 làm 450 người chết vì ăn phải lúa mì có dính bụi thuốc trừ sâu chứa hợp chất của Hg.
I.2. CÁC ĐƠN CHẤT
I.2.1. Tính chất lí học
Kẽm, cađimi và thủy ngân là những kim loại màu trắng bạc nhưng ở trong không khí ẩm, chúng dần
dần bị bao phủ bởi màng oxit nên mất ánh kim. Trong thiên nhiên, kẽm có 5 đồng vị bền, trong đó 64Zn
chiếm 50,9%, catmi có 8 đồng vị bền, trong đó 114Cd chiếm 28% và 112Cd chiếm 24,2%, thủy ngân có 7
đồng vị bền, trong đó 200Hg chiếm 23,3% và 202Hg chiếm 29,6%. Đặc biệt đồng vị bền 113Cd có tiết diện
bắt nơtron rất lớn nên catmi kim loại được dùng làm thanh điều chỉnh dòng nơtron trong lò phản ứng
nguyên tử. Cả ba kim loại đều mềm và dễ nóng chảy, đặc biệt thủy ngân là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
Là kim loại nặng ở trạng thái lỏng, thủy ngân được dùng trong nhiệt kế, áp kế, phù kế và bơm chân
không cao. Dưới đây là một số hằng số vật lí quan trọng của kim loại (Bảng2).
Bảng 2
Hằng số vật lí của kim loại nhóm IIB
Kim loại Nhiệt thăng hoa,
Nđnc., oC Nđs., oC Tỉ khối Độ dẫn điện
(E) kJ/mol
Zn 419,5 906 140 7,13 16
Cd 321 767 112 8,63 13
Hg -38,86 356,66 61 13,55 1
Nguyên nhân của tính dễ nóng chảy và tương đối dễ bay hơi của ba kim loại này là tương tác yếu
giữa các nguyên tử trong kim loại, nhất là trong thủy ngân, gây nên bởi cấu hình tương đối bền d10 cản
trở các electron d tham gia vào liên kết kim loại.
Thủy ngân dễ bay hơi và hết sức độc nên cần đựng trong bình kín và để chỗ râm mát, khi sử dụng phải
hết sức cẩn thận.
14
Kẽm, cađimi và thủy ngân tạo nên rất nhiều hợp kim. Một hợp kim của kẽm quan trọng đối với thực
tế là thau. Một lượng nhỏ Cd thêm vào đồng làm tăng độ bền nhưng không làm giảm độ dẫn điện của
đồng nên hợp kim của đồng với cađimi được dùng làm dây dẫn. Hợp kim của Cd có đặc điểm là mềm
nên là vật liệu không thay thế được để chế các ổ trục. Catmi chiếm đến 12,5% hợp kim dễ nóng chảy
(75oC) gọi là hợp kim U đỏ
Hợp kim của thủy ngân được gọi là hỗn hống (amalgam, tiếng Ả Rập, nghĩa là hợp kim). Tùy thuộc vào
tỉ lệ của kim loại tan trong thủy ngân, hỗn hống ở dạng lỏng hoặc dạng rắn.
I.2.2. Tính chất hóa học
Hoạt tính hóa học giảm xuống theo thứ tự ZnCdHg: kẽm và catmi tương đối hoạt động còn
thủy ngân khá trơ.
Trong không khí ẩm, kẽm và catmi bền ở nhiệt độ thường nhờ có màng oxit bảo vệ. Nhưng ở nhiệt độ
cao, chúng cháy mãnh liệt tạo thành oxit, kẽm cháy cho ngọn lửa màu lam sáng chói trông ngoạn mục,
catmi cháy cho ngọn lửa màu sẫm.
Thủy ngân không tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường, nhưng tác dụng rõ rệt ở 300oC tạo thành HgO và ở
400oC oxit đó lại phân hủy thành nguyên tố.
Cả ba nguyên tố tác dụng với halogen, lưu huỳnh và các nguyên tố không-kim loại khác như photpho,
selen v.v...
ở nhiệt độ thường, kẽm và catmi bền với nước vì có màng oxit bảo vệ, ở nhiệt độ cao khử hơi nước biến
thành oxit.
Ví dụ:
~700o C
Zn + H2O  ZnO + H2
Có thế điện cực khá âm, kẽm và catmi tác dụng dễ dàng với axit không phải là chất oxi hóa giải
phóng khí hiđro:
E + 2H3O+ + 2H2O  [E(H2O)4]2+ + H2
trong đó kẽm hoạt động hơn catmi. Tuy nhiên kẽm rất tinh khiết gần như không tan trong axit. Nguyên
nhân là quá thế quá cao của hiđro ở trên kẽm (0,7V). Nhưng nếu buộc thanh kẽm với sợi dây Pt rồi thả
vào dung dịch HCl chẳng hạn thì những bọt khí H2 bay lên từ sợi dây Pt và kẽm tan dễ dàng. Sở dĩ như
vậy là vì quá thế của hiđro trên dây Pt chỉ là 0,3V.
Thủy ngân chỉ tan trong những axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc.
Ví dụ:
Hg + 4HNO3 đặc  Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
6Hg + 8HNO3 (loãng)  3Hg2 (NO3)2 + 2NO + 4H2O
Với những axit này, kẽm và catmi tỏ ra hoạt động hơn, ví dụ kẽm có thể khử dung dịch HNO3 rất loãng
đến ion amoni:

15
4Zn + 10HNO3  4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Riêng kẽm có thể tan dễ dàng trong dung dịch kiềm giải phóng hiđro giống như nhôm:
Zn + 2H2O + 2OH  [Zn(OH)4]2 + H2
Chính vì phản ứng này mà Zn là chất khử rất mạnh trong môi trường kiềm cao, nó có thể khử được
ion NO3 thành khí NH3 giống như Al, nhưng khác với Al, kẽm tan không chỉ trong dung dịch kiềm
mạnh mà cả trong dung dịch NH3:
Zn + 4NH3 + 2H2O  [Zn(NH3)4](OH)2 + H2
Catmi và thủy ngân không có khả năng này là vì catmi thể hiện yếu hơn khả năng tạo phức chất
hiđroxo và vì Hg(OH)2 không bền phân hủy ngay thành oxit.
I.2.3. Trạng thái thiên nhiên và phƣơng pháp điều chế
Một trong những nguyên liệu chính dùng để luyện kẽm là quặng sphalerit. Tinh quặng sphalerit
thu được bằng phương pháp tuyển nổi chứa đến 48  58% Zn. Tinh quặng được đốt trong lò nhiều tầng
ở nhiệt độ 700oC, quặng sunfua chuyển thành oxit và khí SO2:
2ZnS + 3O2  2ZnO + 2SO2
Khí SO2 được dùng để sản xuất H2SO4 còn ZnO thô
được chế hoá theo một trong hai phương pháp: nhiệt
luyện và thủy luyện.
- Quá trình nhiệt luyện được thực hiện ở trong lò
hầm
Nạp phối liệu gồm ZnO thô và than bột vào những lò chưng A làm bằng gạch samôt. Những lò này
được đặt trong lò hầm lớn và được đốt nóng đến 12001350oC bằng khí đốt, trong đó kẽm oxit bị khử
thành kẽm kim loại:
ZnO + C  Zn + CO
Kẽm lỏng tập trung vào những thiết bị ngưng tụ B được nối với lò chưng và giữ ở nhiệt độ 450oC
còn kẽm hơi bay lên cùng với khí CO được ngưng tụ thành kẽm bụi (kẽm hạt rất nhỏ) ở trong những ống
C làm bằng thép lá và được làm nguội bằng không khí. Kẽm bụi chứa ~90% Zn và những tạp chất như
Cd, Pb, Fe, Cu, ZnO, SiO2...
- Trong quá trình thủy luyện, người ta hòa tan ZnO thô, thu được sau khi đốt quặng, vào dung
dịch H2SO4 loãng và loại tạp chất có trong dung dịch ZnSO4. Điện phân dung dịch ZnSO4 đã được tinh
chế và đã thêm H2SO4, ở trong thùng điện phân làm bằng gỗ hoặc xi măng, với cực dương bằng chì và
cực âm bằng nhôm tinh khiết. Do quá thế rất lớn của hiđro trên kẽm, khí H2 không sinh ra ở cực âm mà
kẽm kim loại kết tủa:
2ZnSO4 + 2H2O 
dp
 2Zn + O2 + 2H2SO4
Kẽm điện phân có độ tinh khiết 99,99% và bền với axit sunfuric có ở trong thùng điện phân.

16
Sản phẩm kẽm thô của quá trình nhiệt luyện, khi cần thiết, có thể được tinh chế theo phương pháp
điện phân trên đây nhưng với cực dương là thỏi kẽm thô.
Cađimi thường có thể tách ra khi tinh chế dung dịch ZnSO4 thu được trong thủy luyện kẽm. Dung
dịch đó có thể chứa các tạp chất như FeSO4, CuSO4 và CdSO4. Để loại bỏ muối sắt, người ta cho thêm
vào dung dịch đó MnO2 rồi CaCO3:
FeSO4 + MnO2 + 2H2O  FeOHSO4 + Mn(OH)3
FeOHSO4 + CaCO3 + H2O  Fe(OH)3 + CaSO4 + CO2
Dung dịch, sau khi đã lọc kết tủa, còn chứa CuSO4 và CdSO4. Khi thêm bột kẽm vào dung dịch đó,
đồng và catmi kim loại sẽ kết tủa. Hoà tan kết tủa đó vào dung dịch H2SO4 loãng và cho thêm kẽm bụi
vào dung dịch CdSO4 thu được để catmi kim loại kết tủa:
Zn + CdSO4  Cd + ZnSO4
Catmi kim loại được tinh chế bằng phương pháp điện phân dung dịch CdSO4 với cực dương là
catmi thô hoặc bằng cách chưng cất phân đoạn kim loại thô ở trong chân không.
Thủy ngân được điều chế bằng cách đun nóng tinh quặng xinaba trong dòng không khí ở
700800oC hoặc đun nóng tinh quặng với vôi sống hay với mạt sắt ở 600700oC:
HgS + O2  Hg + SO2
4HgS + 4CaO  4Hg + CaSO4 + 3CaS
HgS + Fe  Hg + FeS
Hơi thủy ngân được ngưng tụ trong thiết bị sinh hàn làm bằng thép không rỉ. Người ta tinh chế thủy
ngân kim loại bằng cách rửa với dung dịch HNO3 10% rồi chưng cất phân đoạn ở trong chân không.
I.2.4. Hợp chất của Zn(II) và Cd(II)
I.2.4.1. Oxit EO
Kẽm oxit (ZnO) và cađimi oxit (CdO) là chất khó nóng chảy (nđnc. của ZnO vàCdO là 1950o và
1813oC tương ứng), có thể thăng hoa không phân hủy khi dun nóng, hơi của chúng rất độc. ZnO có màu
trắng ở nhiệt độ thường và có màu vàng khi đun nóng, CdO có các màu từ vàng đến nâu gần như đen
tùy thuộc quá trình chế hóa nhiệt. Những màu khác nhau đó của chúng có liên quan đến kiểu khuyết
trong mạng lưới tinh thể.
Tinh thể ZnO có kiến trúc kiểu vuazit (ZnS) trong đó Zn có số phối trí 4 còn CdO có kiến trúc kiểu
NaCl trong đó Cd có số phối trí 6. Như vậy liên kết CdO có tính chất ion hơn liên kết ZnO:
Cả hai oxit không tan trong nước, tan trong dung dịch axit. ZnO còn tan trong dung dịch kiềm và
CdO chỉ tan trong kiềm nóng chảy:
Ví dụ:
CdO + 2KOH nóng chảy  K2CdO2 + H2O
(kali cađimiat)
Phản ứng tương tự cũng xảy ra với ZnO:
17
ZnO + 2KOH nóng chảy  K2ZnO2 + H2O
(kali zincat)
Trong thiên nhiên, ZnO và CdO tồn tại dưới dạng khoáng vật zinkit và monteponit tương ứng. Kẽm
oxit được dùng làm bột màu trắng cho sơn, thường gọi là trắng kẽm, và làm chất độn trong cao su.
Cả hai oxit có thể điều chế bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc nhiệt phân hiđroxit
hay các muối cacbonat, nitrat.
Ví dụ:
o
 250 C
Zn(OH)2 100
  ZnO + H2O
o
 300 C
Cd(OH)2 170
  CdO + H2O
I.2.4.2. Hiđroxit E(OH)2
Các hiđroxit Zn(OH)2 và Cd(OH)2 là kết tủa nhầy, rất ít tan trong nước và có màu trắng.
Kẽm hiđroxit là chất lưỡng tính điển hình: tan trong dung dịch axit tạo thành muối Zn(II) và tan
trong dung dịch kiềm tạo thành phức chất hiđroxozincat. Tính chất đó có thể được biểu diễn bằng sơ đồ:

OH- OH- -
[ Zn(H2O)4]2+ Zn(OH)2 [Zn(OH)4]2
+ +
H3O H3O

Tính lưỡng tính đó của hiđroxit cộng với thế điện cực khá âm của kim loại giải thích tính dễ tan của
Zn trong dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
Cađimi hiđroxit không thể hiện rõ tính lưỡng tính: tan trong dung dịch axit, không tan trong dung
dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy.
Cả hai hiđroxit tan trong dung dịch NH3 tạo thành amoniacat:
E(OH)2 + 4NH3 = [E(NH3)4](OH)2
Các hiđroxit này được tạo nên khi dung dịch muối của chúng tác dụng với kiềm.
I.2.4.3. Muối của Zn(II) và Cd(II)
Các muối halogenua (trừ florua), nitrat, sunfat, peclorat và axetat của Zn(II) và Cd(II) dễ tan trong
nước còn các muối sunfua, cacbonat, orthophotphat và muối bazơ ít tan. Những muối tan khi kết tinh từ
dung dịch nước thường ở dạng hiđrat. Ví dụ như ZnSO4.7H2O, Zn(NO3)2.6H2O, Cd(NO3)2.4H2O,
CdCl2.H2O v.v... Trong dung dịch nước, muối kẽm thủy phân mạnh hơn muối catmi.
Đa số các muối đơn giản không có màu, trừ ZnSe có màu vàng, ZnTe màu đỏ, CdS màu vàng,
Cd2SCl2 màu da cam và CdTe màu nâu.
Ion Zn2+ và ion Cd2+ giống với ion Mg2+, nhiều muối của chúng đồng hình với nhau. Ví dụ như
ZnSO4.7H2O và MgSO4.7H2O, M2SO4.ZnSO4.6H2O, M2SO4.CdSO4.6H2O và M2SO4.MgSO4.6H2O
đồng hình với nhau (M = kim loại kiềm).

18
Ion Zn2+ và ion Cd2+ tạo nên nhiều phức chất, tuy nhiên khả năng tạo phức của chúng kém hơn đồng
và bạc. Những ion phức thường gặp là [ZnX4]2 , [CdX4]2 (trong đó X = Cl , Br , I và CN),
[Zn(NH3)4]2+ , [Cd(NH3)4]2+, [Zn(NH3)6]2+ và [Cd(NH3)6]2+.
Đihalogenua EX2. Các đihalogenua của Zn và Cd là chất ở dạng tinh thể màu trắng, có nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao:
ZnF2 ZnCl2 ZnBr2 ZnI2 CdF2 CdCl2 CdBr2 CdI2
Nđnc.,oC 872 275 394 446 1100 868 568 387
Nđs., oC 1502 756 697 thăng 1747 980 1136 thăng
hoa hoa

Trong các đihalogenua EX2, kẽm clorua được dùng nhiều trong thực tế.
Kẽm clorua (ZnCl2) là chất ở dạng tinh thể lập phương, trong đó ZnCl2 có cấu hình tứ diện với Cl là
cầu nối. ở trạng thái hơi phân tử ZnCl2 có cấu hình đường thẳng. Muối khan dễ chảy rữa ở trong không
khí và tan rất nhiều trong nước, 100g nước ở 20oC có thể hòa tan 367g ZnCl2. Đặc biệt ZnCl2 khan có
thể kết tinh từ dung dịch nước ở trên 25oC. Như vậy tuy Zn(OH)2 có tính lưỡng tính, ZnCl2 có thể tạo
nên khi đun nóng nhẹ hiđrat của nó trong khi các muối khan MgCl2, CaCl2 và MnCl2, như đã biết,
không thể sinh ra khi đun nóng hiđrat tương ứng mặc dù các hiđroxit tương ứng không phải là chất
lưỡng tính. Có thể giải thích điều đó nếu chú ý đến khuynh hướng tạo nên liên kết cộng hóa trị của kẽm.
Có lẽ rằng vỏ 3d10 làm cho ion Zn2+ liên kết dễ với Cl hơn với oxi của H2O. Bởi vậy, trong dung dịch
ZnCl2 đặc ở trong nước xảy ra sự cạnh tranh giữa ion Cl và phân tử H2O làm cho Cl thay thế H2O ở
trong cầu nội. Thật vậy trong dung dịch ZnCl2 loãng, Zn(II) tồn tại chủ yếu dưới dạng ion [Zn(H2O)6]2+
còn trong dung dịch đặc, dưới dạng ion [ZnCl4(H2O)2]2 .
Dung dịch ZnCl2 đặc khi trộn với bột ZnO tạo nên oxoclorua có thành phần Zn2OCl2:
ZnCl2 + ZnO  Zn2OCl2
Kẽm oxoclorua là một polime vô cơ không tan trong nước, đông cứng nhanh sau khi được tạo thành
nên được gọi là xi măng kẽm và thường dùng để trám răng. Hợp chất này cũng được tạo nên khi đun
nóng muối clorua bazơ:
2ZnOHCl  Zn2OCl2 + H2O
Dung dịch ZnCl2 đặc thể hiện rõ phản ứng axit do tạo thành axit phức:
ZnCl2 + 2 H2O  H2[Zn(OH)2Cl2]
Bởi vậy, dung dịch ZnCl2 đặc thường được dùng để đánh sạch sắt thép khi hàn:
FeO + H2[Zn(OH)2Cl2]  Fe[Zn(OH)2Cl2] + H2O
Khi hàn, nước bay hơi còn bề mặt sắt thép được phủ lớp muối trên ở trạng thái nóng chảy cho nên
không bị oxi không khí oxi hóa và nhờ đó mối hàn được vững chắc. Ngoài những công dụng vừa trình

19
bày trên đây, ZnCl2 còn được dùng vào việc in hoa trên vải, tẩm gỗ để gỗ khỏi bị mục nát và chế giấy da
dê.
Kẽm clorua khan có thể điều chế bằng tác dụng của kẽm hạt với khí clo ở 400oC còn hiđrat có thể
điều chế bằng tác dụng của kẽm hay oxit, hiđroxit và cacbonat của kẽm với dung dịch HCl loãng.
I.2.4.4. Hợp chất cơ kim của Zn và Cd
Hợp chất cơ kẽm có ý nghĩa quan trong về mặt lịch sử. Đietyl kẽm (C2H5)2Zn là hợp chất cơ kim
đầu tiên được nhà hóa học người Anh là Franclen (E.Frankland, 18251899) điều chế vào năm 1849
theo phản ứng:
~150o C
2C2H5I + 2Zn (hợp kim với Cu)  (C2H5)2Zn + ZnI2
Những hợp chất cơ kẽm và cơ cađimi cũng quan trọng đối với thực tế vì khả năng dễ phản ứng với
những nhóm chức nhất định của hợp chất hữu cơ cho phép thực hiện được những phản ứng tổng hợp
độc đáo.
Ngày nay người ta đã biết được những hợp chất cơ kẽm và cơ catmi có công thức tổng quát là
RZnX, R2Zn và R2Cd, trong đó R là gốc hiđrocacbon và X là halogen.
I.2.4.5. Hợp chất của Hg(II)
Như đã biết, khác với Zn và Cd, thủy ngân tạo nên hai loại hợp chất, trong đó nó có số oxi hóa +2
và +1. Xác suất tạo thành hai trạng thái oxi hóa đó gần tương đương với nhau về mặt nhiệt động học,
trong đó trạng thái oxi hóa +2 thường gặp hơn và bền hơn. Bởi vậy chúng ta xét trước hợp chất của
Hg(II) để tiện so sánh với những hợp chất của Zn và Cd vừa xét trên đây và trên cơ sở đó xét đến những
hợp chất của Hg(I).
I.2.4.5. 1. Thủy ngân(II) oxit
Thủy ngân(II) oxit (HgO) là chất ở dạng tinh thể tà phương, hạt rất nhỏ có màu
vàng, hạt to hơn có màu đỏ. Nó được cấu tạo nên từ những mạch dài, gãy và phẳng liên kết yếu với
nhau.
o
O 180 O
107o Hg Hg
O
Trong khi ZnO và CdO có thể thăng hoa không phân hủy ở nhiệt độ cao, HgO phân hủy ở trên
400oC. Điều này phù hợp với sự biến đổi nhiệt tạo thành của các oxit đó:
ZnO CdO HgO

H ott , kJ/mol... -318 -226 -58,5


Bởi vậy ở ~100oC, HgO bị H2 khử dễ dàng thành Hg và ở nhiệt độ thường HgO dễ tác dụng với khí
clo hay nước clo tạo nên kết tủa oxoclorua màu đỏ-nâu:
2HgO + 2Cl2  Hg2OCl2 + Cl2O
20
2HgO + 2Cl2 + H2O  Hg2OCl2 + 2HOCl
(thủy ngân oxoclorua Hg2OCl2 thường được biểu diễn dưới dạng hợp chất kép HgO.HgCl2).
Thủy ngân(II) oxit tan rất ít trong nước, tan dễ trong dung dịch axit nhưng không tan trong dung
dịch kiềm mạnh. Tuy nhiên khi tác dụng với dung dịch NH3, HgO không tạo nên amoniacat như ZnO
mà tạo nên hợp chất ít tan màu vàng gọi là bazơ Milon:
2HgO + NH3 + H2O  Hg2NOH.2H2O
Bazơ Milon Hg2NOH.2H2O là một trong Bazơ Milon Hg2NOH.2H2O là một trong những hợp chất
mới của Hg với N, trong đó ion Hg2N+ có mạng lưới tinh thể kiểu cristobalit (HìnhII) còn ion OH và
phân tử H2O được giữ ở trong lỗ trống của mạng lưới đó bằng liên kết ion, liên kết hiđro và lực phân
tán.
Bazơ Milon phản ứng với axit tạo nên muối có công thức chung
là Hg2NX.H2O, trong đó X = NO3 , ClO4, Cl , Br , I v.v... những
hợp chất mới của Hg với N, trong đó ion Hg2N+ có mạng lưới tinh
thể kiểu cristobalit (HìnhII) còn ion OH và phân tử H2O được giữ ở
trong lỗ trống của mạng lưới đó bằng liên kết ion, liên kết hiđro và
Hình II Mạng lưới Hg2N trong
+
lực phân tán.
bazơ Milon
Bazơ Milon phản ứng với axit tạo nên muối có công thức chung là
Hg2NX.H2O, trong đó X = NO3 , ClO4, Cl , Br , I v.v... Sự tạo thành kết tủa nâu Hg2NI.H2O là phản
ứng rất nhạy để phát hiện NH3 hoặc NH4+ bằng thuốc thử Nesle là dung dịch K2[HgI4] trong kiềm:
2 K2[HgI4] + 3KOH + NH3  Hg2NI.H2O + H2O + 7KI + 2H2O
Trong thiên nhiên, HgO tồn tại ở dạng khoáng vật hiếm montroiđit. HgO dùng để điều chế hợp chất
khác của thủy ngân, chế sơn vỏ tàu biển, thuốc mỡ và pin thủy ngân. Pin thủy ngân gồm có cực âm làm
bằng hỗn hống kẽm, cực dương là bột nhão của HgO trộn với than và chất điện li là bột nhão của ZnO
trộn với KOH. Trong pin xảy ra phản ứng:
Zn + HgO  ZnO + Hg
Pin thủy ngân được làm ở dạng cúc dùng cho máy nghe, đồng hồ đeo tay. Pin có thế hiệu 1,34V.
Dạng vàng của HgO được điều chế khi cho thêm kiềm vào dung dịch muối Hg(II), dạng đỏ được
điều chế bằng cách đun nóng Hg trong không khí ở 350oC hoặc nhiệt phân cẩn thận muối nitrat.
Ví dụ:
Hg(NO3)2 + 2KOH  HgO + 2KNO3 + H2O
2Hg(NO3)2  2HgO + 4NO2 + O2
I.2.4.5. 2. Thủy ngân(II) hiđroxit
Khi thêm kiềm vào dung dịch muối Hg(II), chỉ thu được HgO chứ không tách ra được Hg(OH)2.
Tuy nhiên dựa vào độ tan rất bé của HgO (103104 mol/l) trong nước và tính thủy phân mạnh của muối
Hg(II) người ta thường coi Hg(OH)2 là một bazơ rất yếu.
21
I.2.4.5. 3. Muối của Hg(II)
Các muối nitrat, peclorat, sunfat và axetat của Hg(II) dễ tan trong nước còn các muối sunfua,
orthophotphat và muối bazơ ít tan. Khi tan trong nước, một số muối Hg(II) phân li rất kém, nhất là
Hg(CN)2 được coi là chất không điện li, các muối còn lại phân li bình thường và bị thủy phân mạnh.
Đa số muối đơn của Hg(II) không có màu trừ HgS có màu đen hoặc đỏ, HgI2 có màu vàng hoặc đỏ.
Thủy ngân là một kim loại tạo nên nhiều hợp chất rất kém bền và dễ phân hủy nổ như HgC2, Hg3N2,
Hg(N3)2 và Hg(OCN)2. Ví dụ như HgC2 được tạo nên khi C2H2 tác dụng với dung dịch HgCl2. Nó có
kiến trúc tinh thể giống CaC2 nhưng khi tác dụng với axit không tạo nên C2H2 mà CH3CHO:
HgC2 + 2HCl + H2O  HgCl2 + CH3CHO
Sơ đồ thế oxi hóa  khử: 2+ 0,920 2+ 0,789 o
Hg Hg2 Hg
0,854 cho thấy
muối Hg(II) có khả năng oxi hóa, khi tác dụng với những
chất khử muối Hg(II) mới đầu biến thành muối Hg(I) rồi sau đó biến thành Hg(0). Ngay khi tác dụng
với thủy ngân kim loại, muối Hg(II) tạo thành muối Hg(I).
Ví dụ:
Hg(NO3)2 + Hg  Hg2(NO3)2
Bởi vậy khi tác dụng với axit nitric hay axit sunfuric đặc, nếu có dư thủy ngân thì sản phẩm thu
được không phải là muối Hg(II) mà là muối của Hg 2
2 .

Ion Hg2+ có khả năng tạo nên nhiều phức chất, trong đó thủy ngân có những số phối trí đặc trưng là
2 và 4. Những phức chất này bền hơn những phức chất tương ứng của Zn2+ và Cd2+.
I.2.4.5. 4. Thủy ngân(II) halogenua
Thủy ngân(II) halogenua (HgX2) là chất dạng tinh thể không màu, trừ HgI2 có màu đỏ. Dưới đây là
một số tính chất vật lí quan trọng của chúng:

HgF2 HgCl2 HgBr2 HgI2


Nhiệt độ nóng chảy, oC 645 280 238 257
Nhiệt độ sôi, oC 650 303 318 351
Độ tan ở 20oC, g/100g nước thủy phân 6,59 0,55 0,004
Thủy ngân(II) florua là hợp chất ion, có kiến trúc mạng lưới kiểu florit (CaF2). Nó có nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi cao nhất trong các halogenua HgX2. Nó bị thủy phân gần như hoàn toàn ngay trong
nước lạnh. Điều này cho thấy nó là một muối ion được tạo nên bởi một axit yếu và bazơ rất yếu.
Ba halogenua còn lại thể hiện rõ đặc tính cộng hoá trị, tinh thể HgCl2 có mạng lưới phân tử, các tinh
thể HgBr2 và HgI2 có mạng lưới lớp. Chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp so với HgF2, tan
trong một số dung môi hữu cơ nhiều hơn ở trong nước. ở trong nước, ba halogenua này phân li rất kém

22
(~1%) nên bị thủy phân không đáng kể. ở trạng thái hơi và trong dung dịch, chúng đều tồn tại ở dạng
phân tử.
Tất cả các halogenua HgX2 có thể điều chế bằng tác dụng trực tiếp của các đơn chất, trong đó HgCl2
là hoá chất được sử dụng rộng rãi nhất.
Thủy ngân(II) clorua (HgCl2) là hợp chất thuần tuý cộng hoá trị, kết tinh ở dạng tinh thể nhỏ hệ tà
phương, dễ nóng chảy, dễ bay hơi và có thể thăng hoa. Nó rất bền trong không khí, rất độc, tan trong
nước, rượu, ete, axeton, benzen và clorofocm. Độ tan của nó ở trong nước biến đổi nhiều theo nhiệt độ,
100g nước hoà tan 6,6g ở 20oC và 54g ở 100oC.
Dung dịch nước của HgCl2 có phản ứng axit rất yếu vì bị thủy phân:
HgCl2 + H2O  HgOHCl + HCl
Là chất rất kém điện li, HgCl2 được tạo nên khi đun nóng HgO trong dung dịch NaCl:
HgO + 2NaCl + H2O  HgCl2 + 2NaOH
nhưng lại có thể tác dụng với dung dịch axit xianhiđric giải phóng axit clohiđric nhờ tạo thành chất
không điện li Hg(CN)2:
2HCN + HgCl2  Hg(CN)2 + 2HCl
Phản ứng này được dùng để định lượng axit xianhiđric.
Khi tác dụng với những chất khử, HgCl2 có thể tạo nên Hg2Cl2 hay thủy ngân kim loại.
Ví dụ:
HgCl2 + SO2 + 2H2O  Hg + H2SO4 + 2HCl
2HgCl2 + SnCl2  Hg2Cl2 + SnCl4
2HgCl2 + H2C2O4  Hg2Cl2 + 2HCl + 2CO2
Khác với ZnCl2 và CdCl2, khi tác dụng với dung dịch NH3, thủy ngân(II) clorua không tạo nên
aminoacat mà tạo nên amiđoclorua là hợp chất ít tan, có màu trắng và phân hủy trước khi nóng chảy:
HgCl2 + 2NH3  HgNH2Cl + NH4Cl
Amoniacat chỉ được tạo nên trong dung dịch NH3 đặc và có dư NH4Cl:
HgCl2 + 2NH3  [Hg(NH3)2]Cl2
Amoniacat này là hợp chất ít tan, có màu trắng và có thể nóng chảy không phân hủy.
Khi đun sôi dung dịch HgCl2 với HgO, tùy thuộc vào tỉ lệ của các chất phản ứng, người ta có thể
kết tinh được những oxoclorua có các thành phần: HgO.HgCl2, 2HgO.HgCl2, 3HgO.HgCl2...
Thủy ngân(II) clorua có thể được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp HgSO4và NaCl ở 300oC
hoặc hoà tan HgO hay HgSO4 trong axit clohiđric hoặc hòa tan Hg trong cường thủy:
HgSO4 + 2NaCl  HgCl2 + Na2SO4
HgO + 2HCl  HgCl2 + H2O
HgSO4 + 2HCl  HgCl2 + H2SO4
3Hg + 6HCl + 2HNO3  3HgCl2 + 2NO + 4H2O
23
I.2.4.5. 5. Thủy ngân(II) sunfua
Thủy ngân(II) sunfua (HgS) là chất dạng tinh thể có màu đỏ và màu đen. Tinh thể dạng đỏ có kiến
trúc kiểu vuazit, dạng đen có kiến trúc kiểu sphalerit và nóng chảy ở 820oC. Trong hai dạng tinh thể đó,
dạng đỏ bền hơn. Khi đun nóng ở 344oC dạng đen chuyển sang dạng đỏ. Dạng đỏ có thể thăng hoa ở
559oC.
Thủy ngân(II) sunfua tan rất ít trong nước và tan ít hơn nhiều so với ZnS và CdS cùng là những chất
ít tan. Tích số tan của ZnS, CdS và HgS là 1024, 1028 và 1053 tương ứng. Bởi vậy, các sunfua này tan
khác nhau trong axit: ZnS tan trong dung dịch axit loãng, CdS tan trong dung dịch axit khá đặc, còn HgS
tan rất chậm trong dung dịch axit đặc kể cả HNO3 và chỉ tan dễ khi đun nóng với cường thủy.
3HgS + 8HNO3 + 6HCl  3HgCl2 + 3H2SO4 + 8NO + 4H2O
Sự tăng màu và sự giảm độ tan trong nhóm ZnSCdSHgS có nguyên nhân là cation M2+ với vỏ 18
electron có bán kính tăng lên nên càng dễ bị cực hóa bởi anion S2 và nhờ đó hiệu ứng cực hóa thêm của
cation M2+ đối với S2 tăng lên.
Khác với ZnS và CdS, thủy ngân(II) sunfua tan trong dung dịch đặc của sunfua kim loại kiềm tạo
nên phức chất tan M2[HgS2] có màu vàng (M =Na, K):
HgS + K2S  K2[HgS2]
(kali thiomecurat)
Thủy ngân(II) sunfua dạng đỏ tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng khoáng vật xinaba có màu đỏ.
Dạng đen của HgS có thể điều chế khi nghiền lưu huỳnh với thủy ngân kim loại hoặc khi sục khí H2S
qua dung dịch muối Hg(II).
Ví dụ:
HgCl2 + H2S  HgS + 2HCl
Dạng đỏ của HgS được điều chế bằng cách đun nóng dạng đen hoặc cho thăng hoa hỗn hợp gồm lưu
huỳnh và Hg (hay HgO) ở 600oC trong luồng khí nitơ.
I.2.4.5.6. Phức chất của Hg(II)
Ion Hg2+ tạo nên nhiều phức chất bền. Liên kết Hgphối tử ở trong tất cả các phức chất, nhất là
phức chất với số phối trí 2, là liên kết cộng hoá trị. Bền nhất là những phức chất được tạo nên với phối
tử chứa halogen, cacbon, nitơ, photpho, lưu huỳnh. Những phức chất này của Hg(II) luôn luôn bền hơn
những phức chất tương ứng của Zn(II) và Cd(II). Để sáng tỏ, chúng ta xét hằng số bền (Bảng 60) của
những phức chất kiểu [EX4]n, trong đó E = Zn, Cd và Hg, X = Cl , Br , I , CN  , SCN  và NH3,
n=2 và 2+.
Bảng 3
Hằng số bền của phức chất [EX4]n
Phức Hằng số bền, Kb

24
chất Cl Br I CN  SCN  NH3
[ZnX4]n 1 0,10 4,5.10-3 7,69.1016 20 5,0.108
[CdX4]n 1,1.102 5.103 1,25.106 1,29.1017 2,5.102 3,36.106
[HgX4]n 1,66.1015 1,0.1021 6,67.1029 9,33.1038 1,69.102 -
Những phức chất của Hg(II) được dùng trong hóa học phân tích là K2[HgI4] và (NH4)2[Hg(SCN)4].
Muối phức kali tetraiođomecurat K2[HgI4] tan trong nước, có màu vàng nhạt, được tạo nên khi hòa
tan kết tủa đỏ HgI2 trong dung dịch KI:
Hg(NO3)2 + 2KI  HgI2 + 2KNO3
HgI2 + 2KI  K2[HgI4]
Thuốc thử Nesle (tên nhà hóa học người Đức J. Nessler, 18271905, năm 1868 ông đã dùng thuốc
thử này để định tính và định lượng tạp chất NH3 và muối amoni ở trong các chất) là dung dịch của
K2[HgI4] trong KOH.
Nhờ sự tạo thành phức chất [HgI4]2 khá bền, HgO có thể tan trong dung dịch KI khi đun nóng:
HgO + 4KI + H2O  K2[HgI4] + 2KOH
Muối phức amoni tetratioxianatomecurat (NH4)2[[Hg(SCN)4 tạo nên khi hoà tan kết tủa trắng
Hg(SCN)2 trong dung dịch NH4SCN:
HgCl2 + 2NH4SCN  Hg(SCN)2 + 2NH4Cl
Hg(SCN)2 + 2NH4SCN = (NH4)2[Hg(SCN)4]
Dung dịch (NH4)2[Hg(SCN)4] được dùng để phát hiện ion Cu2+ và ion Co2+ khi có mặt ion Zn2+,
ion Cu2+ tạo nên kết tủa màu tím thẫm:
Cu2+ + Zn2+ + 2[Hg(SCN)4]2  Cu[Hg(SCN)4]. Zn[Hg(SCN)4]
trong khi ion Co2+ tạo nên kết tủa màu chàm thẫm:
Co2+ + Zn2+ + 2[Hg(SCN)4]2  Co[Hg(SCN)4]. Zn[Hg(SCN)4]
I.2.4.5.7. Hợp chất cơ thủy ngân
Thủy ngân(II) tạo nên một số lớn chất cơ kim, trong đó nhiều chất có hoạt tính sinh học. Những cơ
thủy ngân có công thức tổng quát là RHgX và R2Hg (R là gốc hiđrocacbon và X là anion axit).
Những chất cơ thủy ngân thường là hợp chất cộng hóa trị, tan trong dung môi hữu cơ nhiều hơn
trong nước. Chỉ những RHgX, trong đó X là NO 3 hay SO 24  , là hợp

chất ion, ví dụ như [RHg] NO3 .


Đa số cơ thủy ngân là chất lỏng dễ bay hơi, độc và rất có khả năng phản ứng. Người ta thường dùng
chúng để điều chế những chất cơ kim khác.
Ví dụ:
R2Hg + Zn  R2Zn + Hg

25
Những cơ thủy ngân thường được điều chế bằng tác dụng của HgCl2 với thuốc thử Grinha lấy theo
những tỉ lệ nhất định.
Ví dụ:
2RMgI + HgCl2  R2Hg + MgI2 + MgCl2
R2Hg + HgCl2  2RHgCl
I.2.4.5.8. Hợp chất của Hg(I)
Như đã nhận xét ở đầu chương, khác với Zn và Cd, thủy ngân còn tạo nên những hợp chất trong đó

2 với liên kết HgHg. Sự tồn tại của ion đó được xác minh bằng thực nghiệm:
có ion Hg 2

- Phương pháp từhóa học cho biết các hợp chất của Hg(I) đều nghịch từ, trong khi Hg+ có
electron độc thân.
- Phương pháp nghiên cứu kiến trúc bằng tia Rơnghen cho biết trong các hợp chất của Hg(I), liên
kết HgHg có độ dài biến đổi từ 2,43 đến 2,69Å tùy thuộc vào anion của hợp chất.
- Phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch thủy ngân(I) nitrat xác nhận trong dung dịch có mặt
Hg2(NO3)2 chứ không có monome HgNO3.
Có một số ít hợp chất của Hg(I). Đa số muối ít tan trừ nitrat, peclorat và florua dễ tan.
Do có số oxi hóa trung gian, ion Hg 22  dễ bị khử thành Hg và cũng dễ bị oxi hóa thành ion Hg2+.
Ví dụ:
Hg2Cl2 + SnCl2  2Hg + SnCl4
Hg2Cl2 + SO2 + 2H2O  2Hg + H2SO4 + 2HCl
Hg2Cl2 + Cl2  2HgCl2
3Hg2Cl2 + 8HNO3  3HgCl2 + 3Hg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Theo sơ đồ thế oxi hóa  khử, cân bằng tự phân hủy trong dung dịch của ion Hg 22  :

Hg 22  Hg + Hg2+ có thế oxi hóa-khử chuẩn Eo = 0,13V

[Hg 2  ]
và có hằng số cân bằng K 2
 6,0.10 3
[Hg 2 ]

Hằng số cân bằng đó cho thấy ion Hg 22  chỉ bền và không tự phân hủy trong một giới hạn hẹp. Cân
bằng đó chuyển dịch nhiều sang bên phải bởi tác dụng của những chất có khả năng làm giảm mạnh nồng
độ của ion Hg2+ bằng cách tạo thành kết tủa ít tan, hợp chất kém điện li hoặc phức chất bền.
Ví dụ:
Hg 22  + 2OH  Hg + HgO + H2O

Hg 22  + S2  Hg + HgS

Hg 22  + 2CN  Hg + Hg(CN)2

26
Hg 22  + 4CN  Hg + [Hg(CN)4]2
Đây là nguyên nhân có ít hợp chất của Hg(I).
Ion Hg 22  không có khả năng tạo phức như ion Hg2+, có lẽ vì liên kết giữa ion Hg 22  và những phối
tử khá mạnh đã làm yếu liên kết HgHg trong ion đó gây nên sự phân bố lại mật độ electron giữa hai
nguyên tử thủy ngân nên một biến thành Hg và một biến thành Hg2+.
I.2.4.5.9. Thủy ngân(I) nitrat
Đihiđrat thủy ngân(I) nitrat Hg2(NO3)2.2H2O là chất dạng tinh thể tà phương không màu, dễ tan
trong nước và bị thủy phân tạo thành muối bazơ:
Hg2(NO3)2 + H2O Hg2OHNO3 + HNO3
Bởi vậy, khi pha dung dịch muối đó, cần phải thêm HNO3 vào dung dịch để đẩy lùi phản ứng thủy
phân.
Thủy ngân(I) nitrat thường dùng làm chất đầu để điều chế những hợp chất khác của Hg(I). Nó được
điều chế bằng tác dụng của một lượng dư Hg với dung dịch HNO3 có nồng độ trung bình.
I.2.4.5.10.Thủy ngân(I) halogenua
Thủy ngân(I) halogenua (Hg2X2) là chất dạng tinh thể tứ phương, tinh thể Hg2F2 và Hg2I2 có màu
vàng còn tinh thể Hg2Cl2 và Hg2Br2 có màu trắng. Trừ Hg2I2 kém bền với nhiệt, các halogenua còn lại
có thể thăng hoa mà không phân hủy.
Thủy ngân(I) florua rất dễ tan trong nước và bị thủy phân mạnh theo phản ứng:
Hg2F2 + H2O  Hg + HgO + 2HF
Ba halogenua còn lại rất ít tan nên không bị thủy phân và không tự phân hủy. Độ tan của chúng
giảm xuống từ clorua đến iođua:
Hg2Cl2 Hg2Br2 Hg2I2
Tích số tan, TT 1,3.1018 5,2.1023 4,5.1029

27
Cả bốn halogenua đều tự phân hủy khi tác dụng với dung dịch NH3:
Hg2X2 + 2NH3  Hg + HgNH2X + NH4X
Trước kia phản ứng này đã được dùng để phát hiện Hg2Cl2.
Khi tác dụng với dung dịch amoniac, Hg2Cl2 tạo nên một sản phẩm ít tan màu đen bao gồm kết tủa
HgNH2Cl màu trắng trộn lẫn với những hạt Hg rất bé màu đen. Tên gọi calomen của Hg2Cl2, tiếng Hy
Lạp, có nghĩa là màu đen đẹp (calos là đẹp, melos là đen).
Trong các halogenua này, Hg2Cl2 là hóa chất thông dụng nhất. Trong điện hóa học, Hg2Cl2 được
dùng để làm điện cực calomen (HìnhIII). Điện cực đó làm bằng thủy ngân, bên trên phủ lớp bột
nhão gồm có calomen và thủy ngân, tiếp xúc với dung dịch KCl bão hòa. Điện cực này có thế là
0,246V ở 25oC đối với điện cực hiđro chuẩn. Vì việc sử dụng điện cực hiđro gặp một số khó khăn về kĩ
thuật, nên người ta dùng một số điện cực so sánh khác để đo thế. Điện cực calomen là một điện cực so
sánh được dùng phổ biến nhất.
Các muối thủy ngân(I) halogenua có thể điều chế được hoặc trực tiếp từ các nguyên tố hoặc bằng
phản ứng trao đổi giữa Hg2(NO3)2 và halogenua kim loại kiềm.
II. Bài tập.
1. Bài tập so sánh và giải thích sự biến đổi tính chất lý – hoá học
Bài 1: a) Tại sao với các kim loại kiềm thổ có thế ion hóa thứ 2 lớn hơn thế ion hóa thứ nhất (I2 >I1) nh-
ng lại tạo ra dạng ion M2+ dễ dàng hơn dạng M+?
b) Thế ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn thế ion hóa của kim loại kiềm nhng tại sao thế
điện cực lại tương đương?
c) Nêu và giải thích sự biến thiên tính bazơ của các hiđroxit kim loại kiềm thổ.
Đáp án:
a) Mặc dù năng lượng ion hóa I2 > I1 nhng năng lợng hidrat hóa của ion M2+ khá cao, bù cho
năng lợng ion hóa cao, do đó kim loại kiềm thổ dễ mất 2 electron để tạo ra ion M2+.
b) Mặc dù năng lợng ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn kim loại kiềm, nhng năng lợng
hidrat hóa của ion kim loại kiềm thổ lớn hơn nhiều so với kim loại kiềm nên cân bằng M ⇌ M2+ + 2e dễ
dàng bị chuyển dịch. Vì vậy thế điện cực của kim loại kiềm thổ có giá trị tơng đơng với kim loại kiềm.
c. Be(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2 , Sr(OH)2 , Ba(OH)2
tính bazơ tăng
Giải thích :  từ BeBa bán kính ion tăng nên mật độ điện tích (+) giảm, liên kết M-O ngày càng
phân cực độ bền của liên kết M-O giảm khả năng phân ly theo kiểu bazơ tăng
 Từ Be  Ba độ âm điện giảm,  hiệu độ âm điện giữa O-M tăng độ phân cực của liên kết M-O
tăng, độ bền của liên kết M-O giảm khả năng phân ly theo kiểu bazơ tăng.
Bài 2: a) Việc điều chế hidroxit các kim loại kiềm thổ (Ca , Sr, Ba) dựa trên nguyên tắc nào? Nguyên
tắc đó có thể vận dụng cho Be(OH)2 và Mg(OH)2 không?
28
b) Có thể dùng NH4OH để điều chế Mg(OH)2 không?
c) Tại sao không có kết tủa Mg(OH)2 tách ra khi cho vào dung dịch muối MgCl2 một dung dịch
có chứa NH4OH và NH4Cl? Giải thích nguyên nhân.
Đáp án: a. Để điều chế Ca(OH)2, Sr(OH)2 và Ba(OH)2, người ta cho oxit tác dụng với nước.BeO thực
tế không tan trong nước. MgO dạng bột xốp có tan một ít và rất chậm trong nước, còn các oxit Ca, Sr,
Ba khác tương tác dễ với nước tạo thành hiđroxit và phản ứng phát nhiệt nhiều:
MO + H2O  M(OH)2
b) Không dùng NH4OH để kết tủa ion Mg2+ thành Mg(OH)2 vì có phản ứng thuận nghịch.
Chẳng hạn:
MgCl2 + 2NH4OH ⇌ Mg(OH)2 + 2NH4Cl
c) Do ảnh hưởng của ion đồng dạng NH4+ nên làm giảm quá trình điện li của NH4OH, vì vậy
nồng độ ion OH- không đủ để đạt đến tích số tan của Mg(OH)2.
Bài 3: Dựa vào cấu hình electron , hãy giải thích sự lớn hơn năng lượng ion hoá thứ nhất ( I1 ) của Mg
so với Al ( Mg có I1 = 7,644 eV ; Al có I1 = 5,984 eV ) .
Đáp án.
Mg ( z = 12 ) có 1s22s22p63s2 Al ( z = 13 ) có 1s22s22p63s23p1
Khi tách 1 e của Mg từ phân lớp bão hoà 3s1 phải tốn nhiều năng lượng hơn khi tách 1 e của Al từ
phân lớp chưa bão hoà 3p1 . Do đó Mg có I1 lớn hơn Al .
Bài 4:
a) Khi đốt cháy không hoàn toàn một mảnh Mg trong không khí, sau đó cho sản phẩm tan vào nước thu
được hỗn hợp chất rắn và một hỗn hợp khí. Thành phần các hỗn hợp đó gồm có những chất gì?
b) Có thể đốt cháy Mg trong những khí nào khi không có oxi?
c) Tại sao khi Mg cháy phát ra ánh sáng chói giàu tia tử ngoại, nhưng khi đốt các kim loại kiềm hoặc
kiềm thổ lại không có hiện tượng đó?
d) Tại sao không thể dùng nước để dập tắt đám cháy Mg?
Đáp án.
a) Quá trình đốt cháy magie trong không khí ngoài MgO còn tạo ra một phần MgO2, Mg3N2 .
cho sản phẩm tan vào nước thu được Mg(OH)2, MgO và khí NH3, O2.
b) Khi đun nóng, magie mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic, CO2,
SO2.
c) Khả năng cháy của Mg khác với các kim loại khác là do nhiệt tạo thành của MgO khá lớn:
2Mg + O2 → 2MgO ∆H = -146 Kcal/mol
Chính nhiệt lượng đó đã đốt nóng mạnh các hạt MgO được tạo nên, làm phát ra ánh sáng chói.
d) Khi Mg cháy không thể dập tắt bằng nước hoặc bằng CO2, SiO2, vì khi đốt nóng Mg đều có
khả năng phản ứng với H2O, CO2, SiO2.

29
Bài 5:
a) Tại sao với các kim loại kiềm thổ có thế ion hóa thứ 2 lớn hơn thế ion hóa thứ nhất (I2 >I1)
nhưng lại tạo ra dạng ion M2+ dễ dàng hơn dạng M+?
b) Thế ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn thế ion hóa của kim loại kiềm nhưng tại sao thế điện
cực lại tương đương?
c) Tại sao các kim loại kiềm thổ có độ dẫn điện cao mặc dù vùng năng lượng ns (vùng hóa trị)
trong tinh thể đã được lấp đầy?
d) Thế điện cực của Be cao hơn (dương hơn) so với các kim loại kiềm thổ khác nhưng thế điện
cực của Li lại thấp hơn (âm hơn) so với các kim loại kiềm khác. Thực tế đó có mâu thuẫn gì với
nhau không?
Đáp án: a) Mặc dù năng lượng ion hóa I2 > I1 nhưng năng lượng hidrat hóa của ion M2+ khá
cao, bù cho năng lượng ion hóa cao, do đó kim loại kiềm thổ dễ mất 2 electron để tạo ra ion M2+.
b) Mặc dù năng lượng ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn kim loại kiềm, nhưng năng lượng
hidrat hóa của ion kim loại kiềm thổ lớn hơn nhiều so với kim loại kiềm nên cân bằng M ⇌ M2+ + 2e dễ
dàng bị chuyển dịch. Vì vậy thế điện cực của kim loại kiềm thổ có giá trị tương đương với kim loại
kiềm.
c) Trong các kim loại kiềm thổ vùng hóa trị ns đã được lấp đầy nên sự kích thích electron từ
vùng đó lên vùng tự do khó thực hiện. Có thể giải thích rằng trong tinh thể kim loại kiềm thổ, năng
lượng các vùng ns, np… được xen phủ vào nhau. Nói cách khác 2 electron ns có năng lượng nằm trong
vùng khá rộng chưa đủ electron để tạo ra chất cách điện, do đó các kim loại kiềm thổ có tính dẫn điện
khá cao.
d) Với Li có năng lượng hidrat hóa cao hơn nhiều so với các kim loại kiềm khác, bù lại cho
năng lượng ion hóa nên Li có thế điện cực thấp hơn nhiều so với các kim loại kiềm. Trái lại, Beri mặc
dù có năng lượng hidrat hóa cao nhưng không thể bù lại năng lượng ion hóa cao và năng lượng mạng
lưới cao của Beri, vì vậy Beri có thế điện cực cao hơn các kim loại kiềm thổ khác.
Bài 6: a) Nhận xét về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố Zn, Cd, Hg? So sánh với cấu tạo của các kim
loại kiềm thổ cùng chu kỳ có gì khác?
b) Các kim loại Zn, Cd, Hg có khả năng hình thành phân tử 2 nguyên tử không?
c) Thế điện cực của Zn, Cd, Hg có giá trị sau:
Zn Cd Hg
E0(V) -0,76 -0,4 0,85
X2+ + 2e ⇌X0
Hãy giải thích tại sao thế tiêu chuẩn của Hg lại ở rất xa về bên phải của Zn và Cd trong dãy thế điện

30
cực?
Đáp án:
a) Có lớp (n - 1)d hoàn toàn bền vững với 10 electron. Các kim loại kiềm thổ chỉ có 2 e hoá trị
còn Zn, Cd, Hg có 10 electron hoá trị.
b) Các kim loại Zn, Cd, Hg có bán kính bé hơn các kim loại kiềm thổ cùng chu kì, nên khi hình
thành liên kết giữa các nguyên tử ở trạng thái kích thích, năng lượng được giải phóng ra lớn hơn so với
quá trình tương tự của các kim loại kiềm thổ, nên các phân tử Zn2, Cd2, Hg2 có khả năng tồn tại.
a) Do tính bền đặc biệt của cấu hình 6s2 nên thế ion hóa của thủy ngân rất cao vì vậy thế tiêu
chuẩn cao.
Bài 7: a) Cũng như các nguyên tố họ d khác, các kim loại thuộc nhóm Zn đều có khuynh hướng tạo
phức. Hãy giải thích nguyên nhân và so sánh với các kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ.
b) Thủy ngân có phản ứng với Iot không? Có tan trong dung dịch gồm Iot và Kali Iodua không?
c) Có xảy ra phản ứng khi cho kẽm kim loại tác dụng với dung dịch có chứa ion [Cu(Cn)4]3-?
d) Trong hai muối sau đây muối nào bị thủy phân mạnh hơn: ZnCl2 và [Zn(NH3)4]Cl2?
Đáp án:
a) Một trong những nguyên nhân gây ra khả năng tạo phức là do bán kính bé của các kim loại
phân nhóm kẽm, nhờ vậy các phối tử có khả năng liên kết bền với các ion kim loại đó.
b) Thủy ngân tác dụng với Iod ngay ở nhiệt độ thường. Với dung dịch I2 + KI tạo ra ion phức
2-
[HgI4] :
Hg + I2 + 2KI → K2[HgI4]
c) Không do khả năng tạo phức của Zn2+ kém hơn Cu2+.
d) Trong hai muối ZnCl2 và [Zn(NH3)4]Cl2 muối ZnCl2 bị thủy phân mạnh hơn
Trong dung dịch ZnCl2 loãng, Zn(II) tồn tại chủ yếu dưới dạng ion [Zn(H2O)6]2+ còn trong dung dịch
đặc, dưới dạng ion [ZnCl4(H2O)2]2 .
2. Bài tập viết phƣơng trình phản ứng hoá học
Bài 1: Viết phương trình của các phản ứng:
1. CaH2 + H2O →
2. CaH2 + O2 →
3. BaH2 + CO2 → C + …
Đáp án: 1) CaH2 + 2H2O → Ca(OH)2 + 2H2
2) CaH2 + O2 → CaO + H2O
3) BaH2 + CO2 → C + Ba(OH)2
Bài 2: a) Phương pháp điều chế BaO2?
b) Từ BaF2 bằng cách nào có thể điều chế được BaO2?
c) Viết các phương trình phản ứng:
31
1. BaO2 + HCl (đặc) →
2. BaO2 + HCl(loãng) →
3. BaO2 + KI + HCl →
4. BaO2 + AgNO3 →
5. MnO2(nóng) →
Trong mỗi trường hợp trên BaO2 thể hiện tính chất gì?
Đáp án: a) BaO2 có thể điều chế bằng cách nhiệt phân bari hiđroxit, nitrat hay cacbonat ở trong
dòng không khí hoặc kết hợp trực tiếp bari oxit với oxi hoặc làm mất nước của các hiđrat peoxit
BaO2.8H2O ở 1200C.
b) Tích số tan của BaF2 là 1,1.10-6, còn BaSO4 là 1,1.10-10 nên có thể dùng H2SO4 đặc chuyển
BaF2 thành BaSO4, sau đó nung ở 14000 cho BaO. Làm nguội từ từ đến 4000 BaO kết hợp với oxi tạo ra
BaO2.
c) 1) BaO2 + 4HCl (đặc) → BaCl2 + Cl2 + 2H2O
2) BaO2 +2HCl → BaCl2 + H2O2
3) BaO2 + KI + 4HCl → BaCl2 + 2KCl + I2 +2H2O
4) BaO2 + 2AgNO3 → 2Ag + O2 + Ba(NO3)2
5) BaO2 + MnO2 → BaMnO4
Bài 3: a) Tính chất hóa học của các kim loại Zn, Cd, Hg. Các kim loại đó phản ứng với các dung dịch
kiềm, dung dịch axit như thế nào?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho các kim loại đó tác dụng với các dung dich axit đặc và loãng:
HCl, H2SO4, HNO3.
Đáp án: Chỉ có kẽm tác dụng với dung dịch kiềm. Kẽm và cadimi tan được trong dung dịch
HCl và H2SO4 loãng, thủy ngân không phản ứng. Các kim loại đó đều phản ứng với các dung dịch
HNO3 đặc hoặc loãng và đều tan dễ dàng. Riêng thủy ngân khi phản ứng với HNO3 đặc thu được
Hg(NO3)2.
Hg + 4HNO3 → Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Và với HNO3 loãng khi Hg dư sẽ thu được Hg2(NO3)2:
6Hg + 8HNO3 → 3Hg2(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Bài 4: a) Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn?
b) Kẽm có khả năng tan trong dung dịch ZnCl2 không?
c) Viết phương trình phản ứng khi cho Zn tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NH4OH, NH4Cl.
Đáp án: a) Trong môi trường kiềm, tính khử của kim loại kẽm thể hiện mạnh hơn, vì khi có
mặt ion OH- trên bề mặt của kẽm sẽ mất lớp bảo vệ (Thế điện cực của kẽm trong môi trường axit là -
0,76V, nhưng trong môi trường kiềm là - 1,22V).

32
b) Dung dịch nóng ZnCl2 bị thủy phân tạo ra môi trường axit, nên có khả năng làm tan Zn kim
loại.
c) 1) Zn + 2NaOH + 2H2O → H2 ↑ + Na2[Zn(OH)4]
2) Zn + 4NH4OH → H2 + [Zn(NH3)4](OH)2 + 2H2O
3) Zn + 2NH4Cl + 2H2O → ZnCl2 + H2 + 2NH4OH
2. Bài toán
Bài 1: Cho m1 (g) gồm Mg và Al vào m2 (g) dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có
8,96(l) hỗn hợp khí A gồm NO; N2O; N2 bay ra (đktc) và dung dịch X. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào
A, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B. Dẫn B từ từ qua dung dịch NaOH dư, có 4,48 (l) hỗn hợp khí
C đi ra (đktc). Tỉ khối hơi của C đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch X để
lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 62,2 (g) kết tủa.
1. Tính m1 và m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
2. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X.

ĐÁP ÁN
Gọi x = nNO
y = n N 2O

z = nN2

Mg – 2e  Mg2+ (1)
a(mol) 2a a
Al – 3e  Al3+ (2)
b(mol) 3b b
NO3  4H   3e  NO  H 2O (3)
0,8(mol) 0,6(mol) 0,2(mol)
2 NO3  10H   8e  N 2O  5H 2 O (4)
1,5(mo) 1,2(mol) 0,15(mol)
2 NO3  12H   10e  N2  6H 2 O (5)
0,6(mol) 0,5(mol) 0,05(mol)
8,96
nA  x  y  z   0,4(mol)
22,4
Thêm O2 vào A, chỉ có NO phản ứng:
2NO + O2  2 NO2 (6)
x(mol) x(mol)
33
Dẫn khí B qua dung dịch NaOH: 2NaOH + 2NO2  NaNO2 + NaNO3 + H2O (7)
Hỗn hợp C gồm N2 và N2O
4,48
nC  y  z   0,2(mol )
22,4
44 x  28 y
M   2.20  40
x y
Suy ra x = 0,2 (mol)
y = 0,15 (mol)
z = 0,05 (mol)
dd X + NaOH   max
Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2 (8)
a(mol) a
Al3+ + 3OH-  Al(OH)3  (9)
b(mol) b
 m max = 58a + 78 b = 62,2
Theo định luật bảo toàn diện tích: 2a + 3b = 0,6 + 1,2 + 0,5 = 2,3
a = 0,4 ; b = 0,5
1. mMg + mAl = (24 . 0,4) + (27 . 0,5) = 23,1 (g) = m1
(3); (4); (5)  n HNO3  nH   0,8  1,5  0,6  2,9(mol)

2,9.20
n HNO3 dư   0,58(mol)
100

mddHNO3 24%  m2 
2,9  0,58.63.100  913,5( g )
24
1. Khối lượng dung dịch X:
mX  23,1  913,5  30.0,2  44.0,15  28.0,05  922,6( g )

nMg  NO3 2  nMg  0,4(mol )


n Al  NO3 2  n Al  0,5(mol )
Nồng độ các chất trong dung dịch X:

C % Mg NO3 2 
0,4.148.100
 6,467
922,6
0,5.213.100
C % Al ( NO3 ) 3   11,543
922,6
0,58.63.100
 C% HNO3 dư =  3,96
922,6
Bài 2: TÝnh ®é tan cña CaF2 trong dung dÞch HCl 10-2M
34
Cho KHF = 6.10-4 vµ T CaF2 = 4.10-11

Gi¶i:
CaF2   Ca2+ + 2F-
Ca2+ kh«ng tham gia ph¶n øng phô, nªn nÕu gäi ®é tan cña CaF2 trong HCl lµ 10-2 M lµ S th× :
[Ca2+] = S
Cßn F- tham gia ph¶n øng phô:
H+ + F-  HF ; KHF = [H+].[F-]/[HF]
Do ®ã : [F'] = [F-] + [HF] = [F-]. ( 1 + [H+]/KHF)
 T' = 4S3 = [Ca2+]. [F-]2. ( 1 + [H+]/KHF)2 = T. ( 1 + [H+]/KHF)2
 S = 5,5.10-3 ( mol/l)
Bài 3: Dung dịch A gồm Ba(NO3)2 0,060 M và AgNO3 0,012 M.
a) Thêm từng giọt K2CrO4 vào dung dịch A cho đến dư. Có hiện tương gì xảy ra?
b) Thêm 50,0 ml K2CrO4 0,270 M vào 100,0 ml dung dịch A.
Tính nồng độ các ion trong hỗn hợp thu được.
Cho: BaCrO4 + H2O Ba2+ + HCrO4- + OH - ; K = 10-17,43
Ag2CrO4 + H2O 2Ag+ + HCrO4- + OH - ; K = 10-19,50
pKa của HCrO4- bằng 6,50.
Đáp án:
a) Hiện tượng: Có kết tủa BaCrO4 và Ag2CrO4.
Xét thứ tự xuất hiện các kết tủa:

K s ( BaCrO4 )
Để bắt đầu có BaCrO4  : CCrO2  (1)
4 CBa2

K s ( Ag2CrO4 )
Để bắt đầu có Ag2CrO4  : C   (2)
CrO24 C2 Ag
Để tính tích số tan Ks cần tổ hợp cân bằng :
BaCrO4  Ba2+ + CrO42- Ks1
H2O H + + OH - Kw
CrO42- + H+ HCrO4- Ka-1
BaCrO4  + H2O Ba2+ + HCrO4- + OH -
Có K= Ks1 . Kw . Ka-1
K.K a 10 17, 43.10 6,50
Suy ra K s1   14
 10 9,93
Kw 10

Ag2CrO4  2 Ag + + CrO42- Ks2


H2O H + + OH - Kw
35
CrO42- + H+ HCrO4- Ka-1
Ag2CrO4  + H2O 2 Ag + + HCrO4- + OH –
Có K = 10-19,50
10 19,50.10 6,50
K s2   10 12
10 14
109,93
Từ (1) C    1,96.109 M
CrO2
4 0,060

1012
Từ (2) C    6,94.109 M
CrO2
4 (0,012) 2
CCrO2-4 (BaCrO4) < CCrO2-4 (Ag2CrO4) nhưng không nhiều, vì vậy sẽ có hiện tượng kết tủa vàng của BaCrO4
xuất hiện trước một ít, sau đó đến kết tủa vàng nâu của Ag2CrO4 (đỏ gạch ) và BaCrO4 vàng cùng xuất
hiện.
b) Sau khi thêm K2CrO4:
0,270x50,00 0,060x100,00
C    0,090M ; C 2
  0,040M
CrO24 150,000 Ba 150,000
0,0120x100,00
C   0,0080M
Ag 2 150,000
Các phản ứng:
Ba2+ + CrO42- BaCrO4 
0,046 0,090
- 0,050
2 Ag + + CrO42- Ag2CrO4 
0,0080 0,050
- 0,046
Thành phần sau phản ứng :
BaCrO4  ; Ag2CrO4  ; CrO42- (0,046 M ).
Ag2CrO4  2 Ag + + CrO42- 10-12
BaCrO4  Ba2+ + CrO42- 10-9,93
Nồng độ CrO42- dư khá lớn, có thể coi nồng độ CrO42- do 2 kết tủa tan ra là không đáng kể.
CrO42- + H2O HCrO4- + OH - Kb = 10-7,5
C 0,046
 (0,046 – x ) x x

x2
0,046  x
 10 7,5  
x = 3,8.10-5 << 0,046; CrO 24-  0,046M

36
Ag  
 10 12, 0
0,046
 4,66.10 6 M;

Ba   100,046  2,55.10


9 , 93
2 9
M

[Ba2+] và [Ag+] đều << [CrO42- ], chứng tỏ nồng độ CrO42- do 2 kết tủa tan ra là không đáng kể.
Vậy trong dung dịch có:
[Ba2+] = 2,55.10-9M ; [Ag+] = 4,66.10-6M ;
[CrO42-] = 0,046M ; [OH-] = 3,8.10-5M ; [H+] = 2,63.10-10M;

[K+] = CK+ = 0,18M ; C NO-  0,088M.


3

Bài 4: Ở một nhiệt độ, trong một dung môi xác định thì tích nồng độ với lũy thừa thích hợp các ion của
một muối ít tan trong dung dịch bão hòa muối đó là một giá trị hằng định được gọi là tích số tan T.
Chẳng hạn: MxAy ⇄ xMn+ + yAp- Có T = [Mn+]x [Ap-]y
Cho: TBaSO4  T1  10 10 ; TSrSO4  T2  10 6 (25C, trong H2O).

Một dung dịch nitrat có: [Ba2+] = 10-3; [Sr2+] = 10-1


Dùng lượng thích hợp Na2SO4 tác dụng với dung dịch trên.
a) Kết tủa nào được tạo thành trước? Tại sao?
b) Bằng cách tạo kết tủa đó có tách được Ba2+ ra khỏi Sr2+ từ dung dịch trên hay không? Biết khi nồng
độ từ 10-6 trở xuống thì có thể coi ion đó được tách hết (nồng độ dùng theo mol/l) để chính xác phải thay
nồng độ bằng hoạt độ.
Đáp án:
a) Phương trình ion:
BaSO4 ⇄ Ba2+ + SO42- (1)
SrSO4 ⇄ Sr2+ + SO42- (2)
Như vậy để tạo BaSO4 theo (1):
T1 10 10
[Ba2+] [SO42-] > T1  [SO42-] >   10 7 (3)
[ Ba 2 ] 10 3

Tương tự để tạo SrSO4 theo (2):


T2 10 6
[Ba2+] [SO42-] > T2  [SO42-] > 2
 1
 10 5 (4)
[ Sr ] 10

(3), (4) cho thấy: để tạo BaSO4 thì nồng độ ion sunfat nhỏ hơn nồng độ để tạo SrSO4 100 lần,
nghĩa là BaSO4 dễ kết tủa hơn nên sẽ được tạo thành trước.
b) Khi bắt đầu có thêm SrSO4 thì: [SO42-](1) = [SO42-](2)
T1 = [Ba2+] [SO42-](1)

37
T1 [ Ba 2 ]
Mà:  
T2 [ Sr 2 ]
T2 = [Sr2+] [SO42-](2)
T1 10 10
Do đó: [Ba2+] = [ Sr 2 ]  6  10 1  10 5 > giới hạn 10-6
T2 10
Như vậy, khi SrSO4 bắt đầu kết tủa thì nồng độ ion Ba2+ vẫn còn lớn hơn giới hạn cho phép,
nghĩa là khi SrSO4 thì vẫn còn ion Ba2+. Nói cách khác, theo điều kiện của bài này thì không tách được
Ba2+ ra khỏi Sr2+.
Bài 5: Cd2+ tạo phức chất với NH3 theo các phương trình sau:
Cd2+ + NH3  [Cd(NH3)]2+ (1) k1 = 102,51
[Cd(NH3)]2+ + NH3  [Cd(NH3)2]2+ (2) k2 = 101,96
[Cd(NH3)2]2+ + NH3  [Cd(NH3)3]2+ (3) k3 = 101,30
[Cd(NH3)3]2+ + NH3  [Cd(NH3)4]2+ (4) k4 = 100,79
1. Tính hằng số tạo thành tổng hợp của các phức chất
2. Tính nồng độ các dạng phức chất trong dung dịch nếu biết
[Cd2+] = 1,0.10-5 M và [NH3] = 0,1 M
3. Tính nồng độ ban đầu của các ion Cd2+ và NH3
Đáp án:
1. Từ (1) ta có : 1 = k1 = 102,51
Tổ hợp cân bằng (1) và (2) ta có:  2 = k1. k2 = 104,47
Tổ hợp các cân bằng (1), (2), (3) :  3 = k1.k2.k3 = 105,77
Tổ hợp các cân bằng (1), (2), (3), (4) :  4 = k1.k2.k3.k4 = 106,56
2. Từ (1) ta có
[Cd(NH3)]2+ = 1[Cd2+].[NH3] = 102,51.10-5.10-1 = 10-3,49 (M) = 3,2.10-4 (M)
Tương tự: [Cd(NH3)2]2+ = 2,9.10-3(M)
[Cd(NH3)3]2+ = 5,9.10-3 (M)
[Cd(NH3)4]2+ = 3,6.10-3 (M)
* Nhận xét: Kết quả trên cho thấy nồng độ các dạng phức khác nhau là tương đương nhau, mặc dầu ở
đây nồng độ phối tử lớn hơn nồng độ ion kim loại vì hằng số cân bằng của các phức chênh lệch nhau
không nhiều
Cụ thể:

C Cd 2  = [Cd(NH3)2+ ] + [Cd(NH3)22+ ]+ [Cd(NH3)32+ ]+ [Cd(NH3)42+ ] + [Cd2+]

= 1,3. 10-2 (M)

38
Tương tự: C NH3 = 4,8.10-2(M)

Bài 6: Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung dịch ban đầu chứa Mg2+ 10-2 M và EDTA 2.10-
2
M trong các môi trường có pH là: 3; 7; 11
Biết:
 MgY 2  = 108,7;  MgOH  = 102,58 và H4Y có pK1 = 2,0; pK2 = 2,67; pK3 = 6,27; pK4 = 10,95

Đáp án:
Cân bằng tạo phức: Mg2+ + Y4-  MgY2-
Ngoài phản ứng tạo phức, trong dung dịch còn xảy ra các phản ứng phụ sau:
* Phản ứng giữa ion Mg2+ với ion OH-
Mg2+ + OH-  MgOH+ MgOH+ = 102,58
* Phản ứng giữa ion Y4- với ion H+
Y4- + H+  HY3- K4-1 = 1010,95
HY3- + H+  H2Y2- K3-1 = 106,27
H2Y2- + H+  H3Y3- K2-1 = 102,67
H3Y3- + H+  H4Y K1-1 = 102
* Phản ứng phân li của nước: H2O  H+ + OH- Kw = 10-14 –> bỏ qua cân bằng của nước
Gọi [Mg2+]' là nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của ion Mg2+ không nằm trong phức chất
Khi đó: [Mg2+]' = [Mg2+] + [MgOH+] = [Mg2+] + MgOH+.[Mg2+].[OH-]
= [Mg2+] ( 1+ MgOH+.[OH-])
= [Mg2+].  Mg-1
Gọi [Y4-]' là nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của ion Y4- không nằm trong phức chất
Khi đó: [Y4-]' = [Y4-] + [HY3-] + [H2Y2-] + [H3Y-] + [H4Y]
= [Y4-] + K4-1. [Y4-].[H+] + K4-1.K3-1. [Y4-].[H+]2+ K4-1.K3-1.K2-1. [Y4-].[H+]3
+ K4-1.K3-1.K2-1. K1-1.[Y4-].[H+]4
= [Y4-] (1+ K4-1.[H+] + K4-1.K3-1.[H+]2 + K4-1.K3-1.K2-1.[H+]3+ K4-1.K3-1.K2-1. K1-1.[H+]4 )
= [Y4-]. Y-1
Gọi ' là hằng số cân bằng điều kiện thì:
' = [MgY2-]/([Mg2+]' . [Y4-]') =[MgY2-]/( [Mg2+] . [Y4-] .  Mg-1.Y-1 ) = .  Mg.Y
Theo định luật tác dụng khối lượng
Nồng độ của Mg2+ được bảo toàn: [Mg2+]' + [MgY2-] = 10-2 (M)
 [MgY2-] = 10-2- [Mg2+]'
Nồng độ của Y4- được bảo toàn: [Y4-]' + [MgY2-] = 2.10-2 (M)
 [Y4-]' = 2.10-2 – [MgY2-] = 2.10-2 – 10-2 +[Mg2+] = 10-2 + [Mg2+]
Vậy ' = [MgY2-]/ ( [Mg2+]'.[Y4-]' ) = .  Mg. Y
39
a) Trong trƣờng hợp pH = 5  [H+] = 10-5M, [OH-] = 10-9M
  Mg  1;  Y = 10-7,24
  ' = 108,7 . 10-7,24 = 101,46
 [Mg2+]' = 6,74.10-3 M = 10-2,17M = [Mg2+]
 [MgY2-] = 10-2,49M
 [Y4-]'= 10-1,776M
 [Y4-] = 10-1,776. 10-7,24 = 10-9,016 (M)
 [HY3-] = 1010,95.10 -9,016.10-5 = 10-3,066 (M)
[H2Y2-] = 10-1,796 (M)
[H3Y-] = 10-4,036 (M)
[H4Y] = 10-7,126 (M)
b) Trƣờng hợp pH = 7
 Mg = 1;  Y = 10-4,024
  ' = 108,7 . 10-4,024 = 104,676
Coi [Mg2+]' << 10-2  [Mg2+]' = 1/ = 10-4,676 M << 10-2 M  thoả mãn
 [Mg2+] = [Mg2+]' = 10-4,676 M
 [MgY2-] = 10-2M
 [Y4-]'= 10-2M
 [Y4-] = 10-2. 10-4,024 = 10-6,024 (M)
 [HY3-] = 1010,95.10 -6,024.10-7 = 10-2,074 (M)
[H2Y2-] = 10-2,804 (M)
[H3Y-] = 10-7,134 (M)
[H4Y] = 10-12,134 (M)
c) Trƣờng hợp pH = 11
 Mg = 0,7245;  Y = 0,529
  ' = 108,7 . 0,7245.0,529 = 108,28
Coi [Mg2+]' << 10-2  [Mg2+]' = 1/ = 10-8,28 M << 10-2 M  thoả mãn
 [Mg2+] = [Mg2+]' . 0,7245 = 10-8,42 M
 [MgY2-] = 10-2M
 [Y4-]'= 10-2M
 [Y4-] = 10-2. 0,529 = 10-2,276 (M)
 [HY3-] = 10-2,326 (M)
[H2Y2-] = 10-7,056 (M)
[H3Y-] = 10-15,4 (M)
[H4Y] = 10-24,4 (M)
40
3. Bài tập tự giải:
Bài 1: 1. Trong các chất sau đây, Be có khả năng phản ứng trực tiếp với chất nào:
O2 , H2 , N2 , S , Cl2? Viết các phơng trình phản ứng.
2. Tại sao Be không có khả năng tạo ra các peoxit?
3. Viết các phơng trình phản ứng khi cho Be tác dụng với nớc và các dung dịch:
a) Dung dịch HCl đặc và loãng. b) Dung dịch H2SO4 đặc và loãng.
c) Dung dịch HNO3 đặc và loãng. d) Dung dịch H3PO4. e) Dung dịch KOH.
Bài 2: a) Sẽ có hiện tượng gì khi cho dung dịch MgCl2 tác dụng với xoda nóng?, tác dụng với dung dịch
KHCO3?
b) Có thể hòa tan MgCO3 bằng cách nào nếu không cần dùng axit?
c) Làm thế nào có thể tách được các chất ra khỏi hỗn hợp gồm MgCl2 và BeCl2?
d) Các kim loại Ca , Sr , Ba đã tác dụng với các chất sau đây như thế nào: H2, N2 , O2 , H2O? Tính chất
của sản phẩm phản ứng?
e) So sánh các phản ứng trên với các phản ứng của kim loại kiềm.
Bài 3: a) Nước cứng là gì? Nguyên tắc chung khử tính cứng của nước?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho các chất sau đây khử tính cứng của nước: Ca (OH)2 , NaOH , Na2CO3
, Na3PO4.
c) Giải thích quá trình sử dụng nhựa trao đổi ion (ionit) để làm mềm nước cứng.
Bài 4: a) Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn?
b) Kẽm có khả năng tan trong dung dịch ZnCl2 không?
c) Viết phương trình phản ứng khi cho Zn tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NH4OH, NH4Cl.
Bài 5: a) Phương pháp điều chế các kim loại Zn, Cd, Hg.
b) Những kim loại nào trong nhóm II của hệ thống tuần hoàn có thể khử được CO2 tạo ra Cacbon?
c) Tính chất hóa học của các oxit ZnO, CdO, HgO. Độ bền của các oxit đó thay đổi như thế nào khi đi từ
ZnO đến HgO?
d) Một hỗn hợp gồm ZnO, CdO, HgO bằng phương pháp nào có thể tách được các oxit đó ra khỏi hỗn
hợp?
Bài 6: a) Có thể điều chế Zn(NO3)2 ở dạng tinh thể khi đun nóng dung dịch có chứa mối Kẽm và muối
Chì không?
b) Từ Zn(NO3)2 điều chế Kẽm Peclorat.
c) Có phản ứng xảy ra không khi cho Hg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaCl?
d) Tại sao các muối HgCl2, Hg(CN)2 lại là chất điện li kém?
Bài 7: Hổn hợp A gồm Cu và Ba. Cho (p) gam A tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, sau phản
ứng thu được kết tủa B, dung dịch C và 5,6 lít hổn hợp khí ở 8atm và 273oC, có tỉ khối hơi so với hiđro

41
là 18,6. Một trong hai khí này có phân tử khối nhỏ hơn 4. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C lại
thu được kết tủa B nữa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 24,5 gam.
1/ Dung dịch C chứa những chất nào?
2/ Tính p
3/ Tính thành phần % khối lượng các chất trong hổn hợp A
Bài 8: Độ tan của Mg(OH)2 trong nước là 9.10-3 g/l ở 180C và 4.10-2 g/l ở 1000C. Tính tích số tan của
Mg(OH)2 và pH của dung dịch bão hoà ở hai nhiệt độ này.
Bài 9: Tích số tan của CaF2 là 3,4 . 10-11 và hằng số phân li của axit HF là 7,4 . 10-4.
a. Tích số tan của CaF2 trong dung dịch có pH= 3,3 và trong dung dịch HCl 0,02M.
b. Trong dung dịch hỗn hợp gồm Ca(NO3)2 0,03M, HCl 0,8M và NaF 0,1M; CaF2 có kết tủa được
không?
c. Nồng độ của ion H+ ít nhất bằng bao nhiêu để trong dung dịch gồm Ca(NO3)2 0,3M và NaF 0,1M
không có CaF2 kết tủa.
Bài 10: Tích số tan của Mg(OH)2 là 10-11, pKb của NH3 bằng 4,8. Người ta trộn 500 ml dd Mg(NO3)2
2.10-3 M với 500 ml dd NH3 4.10-3M.
a. Chứng minh rằng có Mg(OH)2 kết tủa. Tính pH và nồng dộ mol các ion trong dung dịch sau phản
ứng.
b. Tính số mol NH4Cl cần phải thêm vào để làm biến mất kết tủa Mg(OH)2.
C. Phần III: Kết luận.
“ Kim loại nhóm II” là một nội dung nghiên cứu nhỏ bé, trong tương lai, đề tài có thể được mở
rộng hơn nữa, khai thác sâu hơn nữa về kim loại nhóm II và các kim loại nhóm khác.
Trên đây là một số vấn đề về lý thuyết và bài tập kim loại nhóm IIA và IIB mà tôi nghiên cứu trong thời
gian vừa qua. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chuyên đề này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu khái
quát và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý , nhận xét, chỉ dẫn của
quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn và hữu ích hơn trong giảng dạy
của giáo viên và việc học tập của học sinh lớp chuyên, giúp học sinh hiểu và nắm vững hơn kiến thức về
kim loại nhóm II từ đó giúp các em có khả năng vận dụng kiến thức vào làm các bài tập về kim loại
nhóm II.

42

You might also like