You are on page 1of 45

MÔN HOÁ HỌC – MÃ CHẤM: H04a

PHẦN I: MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Hoá học vô cơ là một chuyên ngành rất quan trọng trong bộ môn hoá học. Đặc
biệt trong các đề thi HSG các cấp, Hóa Đại cương và Vô cơ chiếm tới 60% nội dung kiến
thức trong đó nội dung về hóa nguyên tố chiếm một dung lượng khá lớn. Vì thế chúng tôi
lựa chọn chuyên đề về nhóm nguyên tố VIB. Việc hệ thống hóa kiến thức cơ bản về hóa
nguyên tố và xây dụng hệ thống các câu hỏi lý thuyết và bài tập định lượng nâng dần
mức độ từ dễ đến khó là ý tưởng của chúng tôi khi trình bày chuyên đề này. Vì điều kiện
gian có hạn, mặc dù đã cố gắng sắp xếp một cách hệ thống và khoa học song không tránh
khỏi thiếu xót. Rất mong các Thầy, cô giáo và các các em học sinh đón nhận và đóng
góp, bổ sung để nội dung được đầy đủ hơn và thực sự hữu ích cho quá trình dạy và học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Vấn đề tìm hiểu và nghiên cứu về câu hỏi và bài tập về nhóm nguyên tố VIB là
một vấn đề quan trọng , đặc biệt trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp nên nhóm chúng
tôi quyết định chọn chuyên đề này với mục đích:
2.1. Hệ thống hóa kiến thức về nguyên tố nhóm VIB giúp học sinh nắm vững kiến
thức và bài tập về hóa nguyên tố.
2.2. Tìm phương pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
2.3. Dùng phương pháp đó để giúp học sinh hiểu và đạt kết quả tốt trong các kỳ thi..

1
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIB.

Nhóm VIB gồm những nguyên tố : Crom (Cr), Molipden (Mo) và Vonfram (W). Dưới
đây là một số đặc điểm của các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIB.
I. Đặc điểm chung

Nguyên tố Cr Mo W
Số thứ tự 24 42 74
Khối kượng nguyên tử (đvC) 51.996 95.94 183.85
5 1 5 1
Cấu hình electron [Ar]3d 4s [Kr]4d 5s [Xe]4f145d46s2
Bán kính nguyên tử (A0) 1.30 1.39 1.41
6+ 0
Bán kính ion X (A ) 0.35 0.65 0.65
Năng lượng ion I1 6.76 7.13 7.98
hoá (eV) I2 16.49 16.15 17.70
I3 30.95 27.13 24.08
3+
Thế điện cực chuẩn E /E (V) -0.74 -0.2 -0.15
Số oxi hoá đặc trưng 6,3,2 6,5,4,3,2 6,5,4,3,2
3
Thể tích nguyên tử (cm /g) 156 166 184
Độ âm điện (eV) 1.66 2.16 2.36
--3 -4
% NT trong vỏ Trái đất 6.10 3.10 6.10-4
Nđnc (0C) 1875.0 2610.0 3410.0
0
Nđs ( C) 2197.0 5560.0 5900.0
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 7.19 10.22 19.30
Nhận xét:
+ Nguyên tử Cr, Mo, W có cấu tạo electron khá giống nhau, những obitan d của
Cr và Mo đã điền đầy đủ một nửa số electron nên tương đối bền.
+ Bán kính nguyên tử tăng từ Cr đến Mo là do nguyên tử Mo có thêm một lớp
electron nữa so với Cr. Nhưng bán kính của Mo lại xấp xỉ bán kính nguyên tử W mặc dù
nguyên tử W có thêm hẳn một lớp electron nữa. Điều này được giải thích là do có sự co
lantanit. W có 14 electron điền vào phân lớp 4f nên làm cho bán kính nguyên tử giảm đi
đáng kể. Do có sự co lantanit nên 2 nguyên tử Mo và W có nhiều điểm giống nhau. Tuy
nhiên sự giống nhau giữa 2 nguyên tố này kém hơn về mức độ so với các cặp Zr-Hf và
Nb-Ta, có là do sự giảm ảnh hưởng của hiện tượng co lantanit đến liên kết của nguyên tử
nguyên tố khi đi từ nhóm IIIB đến VIB.
+ Lớp vỏ electron của các nguyên tử bị co lại nên từ Cr - Mo - W thế ion hoá tăng,
năng lượng ion hoá tăng.
+ Cr có số oxi hoá bền là +3, +6.
Mo có số oxi hoá bền là +6.
W có số oxi hoá bền là +6.

2
II: Giản đồ Latime của các nguyên tố nhóm VIB
II.1. Crom
a. Môi trường axit
 0.744

Cr2O7  1.24 Cr3+  1.24 Cr2+  1.24 Cr0


 0.294

 1.118

 1.437 CrO  1.556


2

CrO42-  0.945 CrO2- Cr3+  0.408 Cr2+  0.913 Cr0  0.295 H2CrO4
 1.447  1.335

 0.213

 0.366

b. Môi trường bazơ

CrO42-  0.13 Cr(OH)3  1.34 Cr0


 0.72 Cr(OH)  1.24
4

Nhận xét : 1. Crom có số oxi hoá bền nhất là +3 và +6.


2. Trong môi trường axit: Cr2O72- có tính oxi hoá rất mạnh, tương tự như
vậy với H2CrO4. CrO42- trong môi trường kiềm lại có tính oxi hoá giảm hẳn so với ở môi
trường axit, điều này cũng thêm chứng tỏ là CrO42- bền trong môi trường bazơ, còn
Cr2O72- bền trong môi trường axit.
3. Các hợp chất số oxi hoá Cr2+thường không bền và có tính khử mạnh :
Cr2+ bị oxi hoá thành Cr3+ với các chất oxi hoá như O2, Cl2, nước Clo....
II.2. Molipđen
 0.072

H2MoO4  1.091 MoO2 Mo3+  0.200 Mo

MoO3  0.320  0.606 MoO 2-  0.154


4

[Mo(CN)8]3-  0.73 [Mo(CN)8]4-


Nhận xét : 1. Với Mo: số oxi hoá bền là +6, các số oxi hoá khác là kém bền.
2. So với hợp chất Cr+6 có tính oxi hoá rất mạnh nhất là trong môi trường axit, các
hợp chất Mo ở số oxi hoá +6 lại có tính oxi hoá yếu và không có tính oxi hoá (H2MoO4).

3
II.3. Vonfram
WO3  0.029 W2O5  0.031 WO2  0.119 W0
 0.801W O 2-  0.770
2 4

 0.049

[W(CN)8]3-  0.457 [W(CN)8]4-


Nhận xét :
1. Giống như hợp chất Mo+6, hợp chất của W+6 cũng có tính oxi hoá yếu (W2O42-)
hoặc không thể hiện tính oxi hoá (WO3).
2. Số oxi hoá bền của W cũng là số oxi hoá +6 giống như Mo và Cr.
3. WO2 cũng như MoO2 có khả năng tự oxi hoá khử song tính khử trội hơn, nhất là
MoO2 rất dễ bị oxi hoá tạo thành MoO3 bền hơn.
4. W và Mo có số oxi hoá +5 nhưng những hợp chất này không có nhiều, chỉ có
một vài dạng phức chất...
III: Đơn chất
III.1. Tính chất vật lý

Kim loại T0nc T0s Nhiệt Tỉ Độ Độ dẫn Cấu trúc tinh


(E) (0C) (0C) thăng hoa khối cứng điện thể dạng bền
(KJ/mol) (Hg=1)
Cr 1875.0 2197.0 368.2 7.2 5 7.1 Lập phương
tâm khối
Mo 2610.0 5560.0 669.4 10.2 5.5 20.2 Lập phương
tâm khối
W 3410.0 5900.0 878.6 19.3 5.4 19.3 Lập phương
tâm khối

Nhận xét:
+ Cả ba kim loại đều là kim loại nặng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, nhiệt độ nóng
chảy cao (chúng là những kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất), nhiệt thăng hoa rất
lớn. Những cực đại về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt thăng hoa được giải thích bằng sự
tăng độ bền của liên kết trong tinh thể kim loại chủ yếu bằng số liên kết cộng hoá trị được
tạo nên từ số tối đa electron độc thân ở obitan d của các nguyên tử Cr (5 electron độc
thân), Mo (5 electron độc thân), W (4 electron độc thân). Do có nhiệt độ nóng chảy lớn
nhất nên W được dùng làm dây tóc bóng đèn điện, âm cực và đối âm cực của ống
Rhơnghen.
+ Cr, Mo, W khi có lẫn các tạp chất trở nên rất cứng và giòn. Người ta đưa Cr,
Mo, W vào thép để làm tăng độ cứng, độ bền nhiệt, độ bền ăn mòn và độ bền hoá chất
trong các loại thép đặc biệt. Trong tự nhiên Cr gồm 4 đồng vị bền, Mo có 7 đồng vị và W
có 3 đồng vị bền.
4
III.2. Tính chất hoá học
ở nhiệt độ thường, do bề mặt Cr, Mo, W được bảo vệ bằng một lớp oxit mỏng, bền
nên Cr, Mo, W đều bền vững với O2, không khí, hơi ẩm.
Trong dãy Cr, Mo, W hoạt tính hoá học của chúng giảm dần một cách rõ rệt, điều
này được giải thích bằng sự tăng năng lượng ion hoá một cách nhanh chóng, sự tăng
nhiệt thăng hoa và sự tăng thế điện cực chuẩn E 0M . ở nhiệt độ cao và nhất là ở dạng
3
M

bột, cả ba kim loại tác dụng với oxi. Điều kiện về nhiệt độ ngày càng cao, ∆H0 (nhiệt toả
ra) ngày càng giảm đi từ Cr-Mo-W chứng tỏ hoạt tính hoá học giảm dần.
4Cr + 3O2   2Cr2O3
0
300 C
∆H0 = -1141 KJ/mol
(rắn) (khí) (rắn)
2Mo + 3O2   2MoO3
0
600 C
∆H0 = -745 KJ/mol
(rắn) (khí) (rắn)
2W + 3O2   2WO3
0
300 C
∆H0 = -842 KJ/mol
(rắn) (khí) (rắn)
Khi F2 tác dụng với cả 3 kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra CrF4, CrF6, MoF6, WF6,
còn các halogen khác chỉ tác dụng khi đun nóng. ở nhiệt độ cao Cr, Mo, W cũng tác dụng
với các phi kim khác như N, C tạo thành các nitrua, cacbua là những hợp chất kiểu xâm
nhập có các thành phần khác.
W + N2   WN2
0 0
Ví dụ : 2000 C-2500 C

800 C
Mo + C 
0
MoC
1400 C
W + C   WC
0

Những cacbua này làm cho hỗn hợp kim siêu cứng. ở nhiệt độ cao (600-8000C) cả
ba kim loại tác dụng với nước giải phóng H2.
2Cr + 3H2O  Cr2O3 + 3H2
Mo + 2H2O  MoO2 + 2H2
W + 2H2O  WO2 + 2H2
Trong dãy thế điện cực, cả ba kim loại đều đứng trước H2 nhưng Mo và W thế rất gần
Hiđro. Crom tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng ban đầu rất chậm vì lớp màng
oxit bảo vệ.
Cr + 2HCl  CrCl2 + H2 0
E Cr = - 0.91 2
Cr

Mo và W không tác dụng vì lớp màng oxit bảo vệ không tan trong các axit đó.
Muốn hoà tan nhanh Mo và W người ta phải dùng hỗn hợp HNO3 và HF.
W + 8HF + 2HNO3  H2WF8 + 2NO + 4H2O
Cả ba kim loại không tan trong dung dịch kiềm nhưng tan trong hỗn hợp kiềm
nóng chảy với nitrat của kim loại kiềm.
W + Na2CO3 + 3NaNO3  Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2
II.3. Điều chế
Crom được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm
Cr2O3 + 2Al   2Cr +
0
t C
Al2O3
5
(bột) (bột)
Mo và W được điều chế bằng cách dùng khí H2 khử oxit MoO3 và WO3 trong lò điện:
MoO3 + 3H2  Mo + 3H2O
WO3 + 3H2  W + 3H2O
Trong công nghiệp, một lượng lớn Cr, Mo, W được sản xuất từ quặng dưới dạng
hợp kim fero. Ví dụ, hợp kim ferocrom chứa 50-70% Cr được sản xuất bằng cách dùng
than có khử quặng Cromit.
Fe(CoO2)2 + 4C  Fe + 2Cr +4CO
hợp kim ferocrom
IV : Hợp chất
IV.1. Hợp chất của Cr( 0 ); Mo( 0 ); W( 0 ).
IV.1.1. Crom, Molipđen, Wonfram hexacabonyl
Công thức: Cr (CO)6 ; Mo (CO)6 ; W (CO)6. CO

Cấu hình: bát diện đều với nguyên tử kim


CO
loại ở tâm và 6 nguyên tử CO ở sáu đỉnh. E : Cr, Mo, W
- Phân tử E (CO)6 có tính nghịch từ do E
CO CO
nguyên tử kim loại ở đây có cấu hình
electron d6 và ở trạng thái lai hoá sản phẩm CO
d2sp3.

CO
d2sp3
(n-1)d
E(0) d6
⇅ ⇅ ⇅

Tạo liên kết E


→ CO CO CO CO CO CO CO
Liên kết E ← CO
- Phân tử có khả năng tạo phức bởi vì cặp electron trên obitan phân tử σlzk với năng
lượng cao hơn những cặp e trên x và y có khả năng tạo ra liên kết  cho nhận với obitan
lai hoá d2sp3 còn trống của E.
- Về hình thức, E có số oxi hoá (0) nhưng thực ra E mang một số điện tích (+)
đáng kể. Như vậy ngoài liên kết  cho - nhận e CO, trong E (CO)6 còn
có liên kết  cho nhận tạo nên bởi những cặp electron d của phía kim loại với những
obitan * trống của CO và nhờ liên kết  này mà phân tử E(CO)6 bền hơn.
- Sự tạo thành phức chất cabonyl là đặc trưng cho các kim loại chuyển tiếp.
Thành phần của phức được xác định theo quy tắc khí hiếm do nhà hoá học người
Anh Situyc đề ra. Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhận thêm số electron của

6
phân tử CO như thế nào để đạt tới cấu hình electron của khí hiếm ở trong cùng chu
kỳ.

Cacbonyl Số electron Khí hiếm Số thứ tự của


E(CO)n Của E Từ CO Tổng cộng nguyên tử khí
hiếm
Ti(CO)7 22 2x7 36 Kr 36
Cr(CO)6 24 2x6 36 Kr 36
Mo(CO)6 42 2x6 54 Xe 54
W(CO)6 74 2x6 86 Rn 86
Fe(CO)5 26 2x5 36 Kr 36
Ni(CO)4 28 2x4 36 Kr 36

- Khả năng phản ứng của E (CO)n rất đa dạng, chúng có phản ứng thay thế CO
bằng các phối tử khác như PF3 , PCL3 , NO... và những phản ứng oxihoá khử.
- ở điều kiện thường, các E (CO)6 là chất dạng tinh thể, không màu, dễ thăng hoa trong
chân không.

Cr (CO)6 Mo (CO)6 W (CO)6


o
T n/c 149o C 148o C 169o C
To s 149o C 155o C 175o C
Cabonyl kim loại thường điều chế bằng cách cho kim loại tác dụng với CO hoặc
tác dụng của muối kim loại với chất khử khi có mặt CO.
IV.1.2. Crom đi benzen.
Công thức: Cr (C6H6)2 là chất dạng tinh thể, màu nâu, nóng chảy ở 284oC. Phân tử
có dạng hình bánh kẹp với nguyên tử Cr nằm ở giữa 2 mặt phẳng song song của vòng
benzen, các liên kết Cr - C có độ dài bằng nhau .
Trong Cromđibenzen, một phân tử nghịch từ, nguyên tử Crôm có cấu hình 3d6 .
Trong phân tử benzen 6 obitan 2pz của 6 nguyên tử C có electron độc thân (electron ) và
vuông góc với mặt phẳng vòng benzen tổ hợp tạo thành 3MOlk và 3 MO*. 3MOlk đã
đầy đủ electron còn 3MO* trống.

⇅ ⇅ ⇅

Tạo liên kết với


MO * trống của
C6H6 Các cặp electron MO lk của C6H6

Như vậy, có 18e (6 của Cr và 12 của benzen) ở trên 9 MO nhiều tâm. Trong
trường hợp này quy tắc khí hiếm cũng được tuân thủ. Nguyên tử Cr có cấu hình electron của Kr
(12 + 24 = 36).

7
Cromđibenzen đã được điều chế trước đây hơn nữa thế kỉ khí cho C6H5MgBr tác
dụng với CrCl3. Một phương pháp khác là cho CRCl3 tác dụng với benzen có mặt của Al
(bột), nhôm khử Cr (III) về Cr (0) và tạo ra AlCl3.
IV.2. Hợp chất của Cr (II); Mo (II); W (II).
Số oxi hoá +2 của Cr tương đối bền và phổ biến hơn so với Mo và W. Những hợp
chất Mo (II) và W (II) tòn tại có rất ít.
IV.2.1. Hợp chất của Cr (II)

Hợp Công thức Tính chất


chất
Crom II CrO Bột màu đen, có tính tự cháy, ở 1000C chuyển thành Cr2O3
oxít bền hơn, ở 7000C trong chân không không phân huỷ thành
Cr2O3 và Cr. Có tính bazơ, khó tan trong dung dịch HCl
loãng, bị khử bởi H2 ở 10000C thành Cr.
Crom II Cr (OH)2 Chất rắn màu vàng, nếu lẫn tạp chất sẽ có màu hung.
hiđroxit Có tính bazơ, thể hiện tính khử mạnh hơn CrO, rất dễ dàng
chuyển thành Cr (III).
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O  4Cr(OH)3.
Điều chế: CrCl2 + NaOH  Cr(OH)2 + 2NaCl
Không khí
Muối Cr CrCl2. H2O - Tinh thể màu lục sẫm.
(II) CrCl khan - Bột màu trắng, hút ẩm mạnh, tan trong H2O cho dung dịch
xanh lam (màu của [Cr(H2O)6]+.
Có tính khử mạnh để biến thành Cr (III)
4CrCl2 + O2 + 4HCl  4CrCl3 + 2H2O
2CrCl2 + 2H2O   2Cr(OH)Cl2 +H2
0
700 C

Điều chế:
Cr + 2HCl  CrCl2 + H2
2CrCl3 + H2  2CrCl2 + 2HCl
2CrCl3 + Zn  ZnCl2 + 2CrCl2
CrF2 khan - Màu xám, nóng chảy ở 11000C
CrBr2 khan - Màu trắng, nóng chảy ở 8420C
CrI2 khan - Màu đỏ, nóng chảy ở 7950C
Cr(CH3COO)2 - Chất kết tủa, ít tan, có màu đỏ
.H20 - Dễ điều chế và bền
(Crom II CrCl2 + 2NaCH3COO + H2O  Cr(CH3COO)2.H2O + 2NaCl
axetat) - Có cấu tạo đime: [Cr(CH3COO)2.H2]2
hợp chất này có tính nghịch từ, có tính khử, bị oxihoá thành Cr (III).

Nhận xét:
- Nét chung của oxít và hiđroxít của Cr (II) là tính bazơ.
- Đặc tính hoá học đặc trưng của hợp chất Cr (II) là tính khử: E Cr
0
3

Cr 2 

8
IV.2.2. Hợp chất của Mo (II) và W (II)
Tuy không có nhiều, nhưng người ta đã thấy có 1 số hợp chất đihalozenua của Mo
và W.Ví dụ: MoCl2:tinh thể màu vàng, thăng hoa trong chân không.
MoBr2: bột màu da cam, khó nóng chảy.
WCl2: tinh thể xám, thăng hoa trong chân không
WBr2: bọt, vàng lục.
Đơn chất MoCl2: có dạng polime cấu tạo claste (cấu tạo cụm nhóm). Trong đơn chất
MoCl2 trong tinh thể không có ion đơn Mo2+, mà có ion phức [Mo6Cl8]4+ ở trong phân tử
[Mo6Cl8]Cl4. Như vậy nghĩa là 6 phân tử MoCl2 đã liên kết lại thành 1 polime dạng claste
có cấu tạo như sau: cấu tạo của [Mo6Cl8]4-.
4
- MoCl2 không tan trong nước nhưng tan trong
rượu, ete...Điều chế MoCl2 bằng cách:
Mo + 6COCl2 = (Mo6Cl8)Cl4 + CO.
- Các phân tử MoBr2, WCl2, WBr2 trong đơn chất
có cấu tạo tương tự MoCl2. Nói chung là chúng
có tính khử. Khi không có mặt chất oxi hoá
chúng cũng bị H2O phân huỷ dần.
VD: 2MoCl2 + 2H2O = 2Mo(OH)Cl2 + H2
IV.3. Hợp chất của Cr (III); Mo(III); W(III)
Trạng thái Cr(III) là trạng thái bền nhất, đặc trưng nhất đối với Crom, nhưng với
Mo và nhất là W thí số oxi hoá +3 là không đặc trưng.
IV.3.1. Oxit E2O3:
W2O3 không tồn tại do rất không bền . Sau đây ta nêu tính chất của Cr2O3 và Mo2O3.

Cr2O3 Mo2O3
- Dạng tinh thể, màu đen và có cấu tạo giống -Al2O3. - Chất bột, màu đen mờ
- Rất bền. T0n/c = 22650C - Không tan trong H2O
T0 s = 30270C nhưng tan trong dung dịch
- Độ cứng rất cao nên dùng làm bột mài bóng kim loại. HCl cho dung dịch màu đỏ
Dạng vô định hình dùng làm bột màu (lục thâm) cho sơn. thẫm là màu của Catron
- Trở về mặt hoá học (do có cấu tạo giống -Al2O3) Mo3+ trong nước.
- Tính lưỡng tính - Mo2O3 + 6HCl 
Cr2O3 + 2KOHn/c  2KCrO2 + H2O 2MoCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 3K2S2O7  Cr2(SO4)3 + 3K2SO4 - Điều chế
- Có tính khử, nhất là trong môi trường kiềm. 2MoO3 + 3H2
5Cr2O3+6NaBrO3+14NaOH  10Na2CrO4 +3Br2 +7H2O   Mo2O3 + 3H2O
0
t C

Cr2O3 + 2Al  
0
t
Al2O3 + 2Cr
- Điều chế:
K2Cr2O7 + S   Cr2O3 + K2SO4
0
t

9
IV.3.2. Hiđroxit: E(OH)3
- Cr(OH)3 có cấu tạo và tính lưỡng tính giống Al(OH)3 là kết tủa nhầy, màu lục
nhạt, không tan trong H2O và có thành phần biến đổi.
- Là hợp chất lưỡng tính điển hình.
Cr(OH)3 + 3H3O+  [Cr(H2O)6]3+
Cr(OH)3 + OH- + 2H2O  [Cr(OH)4(H2O)2]-
Màu lục nhạt
- So sánh với Al(OH)3 thì Cr(OH)3 có tính axit yếu hơn, nó tan trong dung dịch có
pH = 11- 12 trong khi Al(OH)3 tan trong dung dịch có pH = 9 - 10.
Khác với nhôm không có khả năng tạo phức với NH3, Cr(OH)3 tan dễ dàng trong
NH3 lỏng tạo ra phức chất:
Cr(OH)3 + 6NH3  [Cr(NH3)6](OH)3
Giống nhôm hiđroxit, Cr(OH)3 bị nhiệt phân tạo Cr2O3 và H2O và được điều chế
bằng cách:
Cr3+ + 3OH  Cr(OH)3
Vừa đủ

Mo(OH)3 : là chất kết tủa màu nâu đen mờ, không tan trong H2O và dung dịch axit loãng.
Nó được điều chế bằng cách :
Mo3+ + 3OH  Mo(OH)3
Dung dịch loãng

IV.3.3. Muối của Cr (III) và Mo(III), W(III)


a. Muối Cr (III)
Trạng thái Cr(III) là trạng thái oxihoá bền nhất của Crôm. Số phối trí của Cr(III) là
6, ứng với trạng thái lai hoá d2sp3.

3d 4s 4p
↑ ↑ ↑

Số electron hoá trị trong các phức chất bát diện đều của Cr(III) chỉ phân bố trên các
obitan liên kết và không liên kết.
(slk)2 (dlk)4 (plk)6 ((d))3
Sự có mặt của 3 electron chưa ghép đôi gây nên tính thuận từ của các hợp chất Cr(III).
Đa số các hợp chất của Cr(III) có màu đậm.
Như trên ta đã thấy nhiều điểm giống nhau của oxit, hiđroxit của Cr(III) so với
nhôm(III). Các muối Cr(III) cũng vậy, có nhiều tính chất giống muối của nhôm. Nguyên
0 0
nhân là do sự gần bằng nhau về kích thước của 2 ion Cr3+(0,75 A ) và Al3+(0,61 A )
Dung dịch muối Crom(III) có màu tím đỏ ở nhiệt độ thường, màu lục khi đun nóng.
Muối Crom(III) bền, bị thuỷ phân mạnh hơn muối Cr(II).
[Cr(H2O)6]3+ + H2O  (Cr(OH)(H2O)5)2+ + H3O+
Các phức chất hiđroxo có thể trùng hợp lại.
Trong môi trường axit, Cr3+ có thể bị khử bởi Zn tạo ra Cr2+, hay bị khử bởi Mg thành Cr3+.
Nhưng Cr3+ cũng có thể bị oxihoá bởi H2O2, PbO2, nước Clo, nước Brom... tạo ra CrO42
10
Ví dụ:
2CrCl3 + 10KOH + 3H2O2  2K2CrO4 + 6KCl + 8H2O
Như vậy hợp chất Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxihoá.
Đáng chú ý nhất là CrCl3. Trong dung dịch nước tồn tại cân bằng giữa 3 dạng đồng phân của
nó.
(Cr(H2O)6)Cl3  (Cr(H2O)5Cl)Cl2.H2O  (Cr(H2O)Cl)Cl.2H2O
Tím đỏ Lục nhạt Lục

Cân bằng này phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ của dung dịch. Dạng tím đỏ bền trong
môi trường dung dịch loãng, nguội. Dạng màu lục bền trong môi trường dung dịch đặc,
nóng. Điều chế CrCl3 bằng các cách:
2Cr + 3Cl2  2CrCl3
Cr2O3 + 3C + 3Cl2  2CrCl3 + 3CO
b. Muối của Mo(III) và W (III)
+ MoF3: là chất dạng tinh thể màu hồng, bền ở điều kiện thường, đun nóng bị phân huỷ
trong không khí thành MoO3 và HF. MoF3 được điều chế bằng cách sau:
MoF3 + 3HF  MoF3 + 3HBr
+ MoCl3: là chất dạng tinh thể hình kim đỏ sẫm, không tan trong nước, tác dụng với dung
dịch kiềm tạo ra Mo(OH)3. MoCl được điều chế bằng cách khử MoCl:
MoCl5 + H2  MoCl3 + 2HCl
3MoCl5 + 2Mo  5MoCl3
IV.3.4. Hợp chất của Cr(VI), Mo(VI) và W(VI)
Số oxihoá 6 là số oxihoá bền của Cr và nhất là với Mo và W.
a. Hợp chất của Crôm (VI)
Crom(VI) oxit CrO3 là những tinh thể hình kim màu đỏ sẫm, hút ẩm mạnh và rất
độc. Nó có cấu tạo (CrO3) với kiến trúc thẳng tạo nên bởi hình tứ diện CrO4 nối nhau qua
nguyên tử O chung. Có mạng lưới phân tử, tinh thể CrO3 nóng chảy ở 1970C rất thấp so
với CrO và Cr2O3 là những hợp chất ion.
Khác với Cr2O3 là hợp chất bền, CrO3 kém bền ở trên nhiệt độ nóng chảy đó bớt
oxi tạo nên 1 số oxit trung gian và cuối cùng ở 4500C tạo ra Cr2O3 bền nhất. Đây là một
ví dụ chứng minh cho xu hướng tạo ra sản phẩm bền hơn trong các phản ứng hoá học.
CrO3   Cr3O8   Cr2O5   CrO2   Cr2O3
0 0 0 0
220 C 320 C 370 C 450 C

Do ở số oxi hoá cao nhất nên CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh. Nó oxi hoá được I2,
S, P, C, CO, HBr, HI...và nhiều chất hữu cơ khác, phản ứng thường gây nổ. Trong tổng
hợp hữu cơ, người ta thường dùng CrO3 trong CH3COOH để làm chất oxi hoá.
CrO3 khô có thể kết hợp với HF và HCl dạng khí tạo ra Cromyl khí (nâu đỏ, ở
0
30 C ngưng tụ lại thành tinh thể màu tím đỏ) và Cromyl clorua (chất lỏng màu đỏ thẫm,
sôi ở 1170C biến thành hơi màu vàng) là những hợp chất có cấu tạo và tính chất giống
sunfuaryl halozenua đã xét ở phần trên. Đây cũng là một điểm tương tự nhau của Cr và S
khi ở số oxi hoá cao cực đại.

H2SO4 đặc
CrO3 + 2HCl  CrO2Cl2 + H2O
Cromyl Clorua
11
CrO3 là một anhiđrit axit nên tan dễ dàng trong H2O tạo ta axit (giống như SO3 tan
trong H2O tạo axit H2SO4). Axit này cũng giống H2SO4 ở chỗ có thành phần các phân tử
hơn kém nhau 1 nhóm CrO3
CrO3 + H2O  H2CrO4 (axit Cromic)
2CrO3 + H2O  H2Cr2O7 (axit điCromic)
3CrO3 + H2O  H2Cr3O10 (axit triCromic)
4CrO3 + H2O  H2Cr4O13 (axit tetraCromic)
và như vậy nên khi tác dụng với kiềm, CrO3 sẽ tạo ra các muối Cromat, đicromat;
tricromat...
Điều chế CrO3: cho H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hoà của Cromat hay đicromat
của kim loại kiềm rồi để nguội cho tinh thể tách ra.
K2Cr2O7 + H2SO4  2CrO3 + K2SO4 + H2O
Trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp 2 thể tích bằng nhau của H2SO4 đặc và dung dịch
K2Cr2O7 bão hoà gọi là hỗn hợp Sunfo-cromic, dùng để rửa sạch chất hữu cơ bám trên bề
mặt các dụng cụ thuỷ tinh. Công cụ rửa đó dựa trên khả năng oxihoá mạnh của CrO3 được
tạo nên từ hỗn hợp.
Axit cromic và axit policromic.
Dung dịch Axit cromic màu vàng, Axit đicromic màu da cam, dung dịch tricromic
và tetracromic màu đỏ. Tất cả chúng đều chỉ tồn tại trong dung dịch, muối của chúng bền
hơn, tồn tại được ở dạng tinh thể.
Khi được axit hoá, dung dịch cromat biến thành đicromat, khi pH giảm nữa sẽ
biến thành tricromat, tetracomat. Nghĩa là quá trình ngưng tụ tăng lên khi pH giảm.
2CrO42 + 2H+  Cr2O72 + H2O
3Cr2O72 + 2H+  2Cr3O102 + H2O
Khi được kiềm hoá (pH dung dịch dần dần tăng) các dung dịch policromat lần lượt
biến ngược trở lại và sau cùng là thành cromat.
Axit cromic là chất oxihoá mạnh, oxi hoá được H2S, SO2, SnCl2, FeSO4, HCl...
Muối cromat bền trong môi trường kiềm nhưng oxihoá mạnh trong môi trường axit.
2CrO42 + 6H+ + 6e  2Cr2+ + 8H2O (E0 = + 1,33v)
CrO42 + 4H2O + 3e  Cr(OH)3 + 5OH (E0 = - 0,13v)
Kali cromat (K2CrO4) và kali đicromat (K2Cr2O7)
K2CrO4 K2Cr2O7
Tinh thể màu vàng, nóng chảy Tinh thể tam tà màu đỏ - da cam nóng chảy ở 3980C
ở 9680C, tan nhiều trong muối và ở 5000C đã phân huỷ:
cho dung dịch màu vàng. 4K2Cr2O7  4K2CrO4 + Cr2O3 + 3O2
Dễ tan trong nươc tạo ra dung dịch màu da cam
Muối cromat và đicromat có thể chuyển hóa lẫn nhau, khả năng này là do ion
CrO4 dễ kết hợp với proton của axit tạo thành ion HCrO4 rồi những ion này dễ trùng
2

hợp biến thành Cr2O72 và H2O, các quá trình đều thuận nghịch:
2CrO42 + H+  2HCrO4   CrO72 + H2O

12
Cả 2 muối này đều có tính oxi hoá mạnh, nhất là trong môi trường axit chúng oxi
hoá giống như axit cromic. Trong đại đa số các trường hợp, Cr+6 bị khử đều tạo ra Cr+3
(dung dịch màu tím) nên trong hoá phân tích, K2Cr2O7 thường được dùng làm chất oxi hoá để
chuẩn độ chất khử.
K2Cr2O7 + 14HCl  2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 + 7H2O
K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4  Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
K2Cr2O7 + 3C2H5OH + 4H2SO4  Cr2(SO4)3 + 3CH3CHO + K2SO4 + 7H2O
E C0r O
2
2 7
= 1.33V. Khi oxi hoá trong môi trường trung tính, Cromat thường tạo ra
C r3

Cr(OH)3.
2K2CrO4 + 3(NH4)2S + 2H2O  2 Cr(OH)3 + 3S + 6NH3 + 4 KOH
0
ECr O
2
4
= -0.13V. ở trạng thái rắn, K2Cr2O7 và K2CrO4 có thể oxi hoá được S, C, P khi
C r ( O H)3

đun nóng.
K2Cr2O7 + 2C  K2CO3 + Cr2O3 + CO
Bởi vậy K2Cr2O7 được dùng làm 1 thành phần của đầu que diêm.
b. Hợp chất của Mo (VI) và W(VI)
Molipđen và vonfram trioxit MoO3 và WO3
- Chúng là những tinh thể tà phương, MoO3 màu trắng và WO3 màu vàng. Tinh thể
MoO3 có cấu tạo lớp, tạo nên bởi những bát diện MoO6 nối với nhau qua hai cạnh chung
và Mo nằm ở tâm của bát diện. WO3 tinh thể có mạng lưới giống ReO3 . Khác với CrO3,
chúng rất bền với nhiệt.
MoO3 có T0 n/c = 8010 C WO3 có: T0 n/c = 14730 C
T0 s = 10550 C T0 s = 16700 C
Chúng không tan trong H2O để tạo ra axit.
- Tính anhiđrit axit của chúng chỉ thể hiện khi tan trong dung dịch kiềm tạo ra
molipdat và vonframat.
2KOH + WO3  K2WO4 + H20
2NaCl + MoO3  Na2MoO4 + H20
2NaOH + 2MoO3  Na2MoO7 + H20
2NaOH + 3MoO3  Na2MoO10 + H20
MoO3 và WO3 được dùng để diều chế kim loại tương ứng. Chúng được điều chế
bằng cách đốt cháy bột kim loại trong không khí hoặc nhiệt phân axit hay muối
amonipoli molipdat và polivonframat.
  7MoO3 + 6NH3 + 3H2O
0
500 C
(NH4)6 Mo7O24
(NH4)5 W6O21   6WO3 + 5NH3 + 3H2O
0
300 C

 Axit molipđic và axit vonframic


Được kết tinh từ dung dịch ở nhiệt độ thường, những axit này kết tinh dưới dạng MoO3. H2O
(hay H2MoO4) và WO3.2H2O (hay H2WO4. H2O ) và khi nóng chúng kết tinh ở dạng
MoO3.H2O và WO3. H2O.

13
Những axit này thực ra là dạng hiđrat của triaxit tương ứng, không hề có mặt
H2WO4 , tất cả các proton trong phân tử đã liên kết với oxi tạo thành H2O. Tuy nhiên, để
đơn giản, người ta biểu diễn những axit đó bằng công thức H2MoO4 và H2WO4 .
MoO3.H2O là tinh thể màu trắng còn WO3.H2O là tinh thể màu vàng. Chúng
không tan trong nước, tan dễ dàng trong dung dịch kiềm và amoniac tạo ra muối đơn hay
muối poli. Trên 1500 C chúng mất nước tạo ra MoO3 và WO3.
Muối của hai axit này có tên gọi molipđat và wonfamat. Muối của kim loại kiềm
và amoni thì dễ tan trong H2O. Trong dung dịch, ion MoO42 và WO42 không màu. Muối
molipđat và wonfamat dễ thuỷ phân hơn muối cromat chứng tỏ axit molipđic và
wonframic là những axit yếu , yếu hơn axit cromic. Chúng cũng không có tính ôxi hóa
mạnh như CrO42 .
 Xanh Molipđen và xanh vonfram
Khi khử nhẹ dung dịch hơi của axit moliđat hat vonframat, hoặc khử huyền phù
trong nước của MoO3 , WO3 bằng các chất khử như SnCl2, SO2, N2H4, H2S….người ta
thu được dung dịch keo màu đậm gọi là xanh molipđen hay “xanh vonfram” . Thành
phần của chúng biến đổi tuỳ theo chất khử và điều kiện phản ứng. Chúng được coi như
gồm ôxit và hiđrôxit của Mo và W với số ôxi hoá trung gian giữa +5 và +6 . Ví dụ xanh
molipđen Mo5O4 được tạo nên theo phản ứng:
5K2MoO4 + 10HCl + H2S  Mo5O14 + S + 10KCl + 6H20
Mo5O14 coi như là mọt ôxit hỗn hợp Mo2O5 .3MoO3
Người ta lợi dụng phản ứng này để phát hiện ra muối molipđat và wonframat trong
hoá học phân tích, để nhuộm da và lông thú, vải , sợi .
Ví dụ muốn nhuộm vải, trước tiên người ta nhúng vải vào dung dịch (NH4)2 MoO4 , sau
đó nhúng vải vào dung dịch SnCl2 đã được axit hoá bằn H2SO4 vải sẽ có màu chàm.
 Bronzơ vonfram
Bronzơ vonfram natri được biểu hiện bằng công thức chung NaxWO3 (0 < x < 1). Màu
sắc của nó biến đổi theo thành phần, có màu chàm tím khi x  0,3, màu đỏ khi x  0,56 và
vàng choé khi x  0,9. Do đó màu đẹp nên được dùng làm bột màu của mực in cao cấp.
Bronzơ vonfram có tính chất đặc trưng của kim loại như ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt.
Bronzơ vonfram rất trơ về mặt hoá học, không tan trong Bazơ, axit, kể cả nước cường
thuỷ. Bronzơ vonfram được điều chế bằng cách dùng khí H2 hay các kim loại Na, W khử
không hoàn toàn poli vonframat kim loại kiềm.
Ví dụ:
Na2W3O1 + H2  Na2W3O4 + H2O
 Poli molipđat và polivonframat
Thêm dần axit vào dung dịch molipđat hay vonframat kim loại kiềm, người ta thu
được polimolipđat hay polivonframat. Thành phần của chúng phụ thuộc vào pH và các
điều kiện phản ứng:
6MoO42 + 6H+  Mo6O212 + 3H2O
7MoO42 + 8H+  Mo6O212 + 4H2O
4MoO42 + 6H+  Mo4O132 + 3H2O
14
8MoO42 + 12H+  Mo8O262 + 6H2O
Như vậy là các ion CrO42 , MoO42 , WO42 đều có các hả năng ngưng tụ thành
các hợp chất có khối lượng phân tử lớn hơn. Quá trình trùng hợp này đều thuận nghịch,
phụ thuộc vào pH. Song nếu CrO42 chỉ có khả năng tạo nên tetracromat thì MnO42 và
WO42 có thể tạo nên đođecamolipđat, đođecavonframat. Điều đó được giải thích là
tetracromat Cr4O132 được tạo nên bởi các tứ diện Cr4O4 vì Cr(VI) có kích thước bé trong
khi polimolipđat và polivonframat gồm những đơn vị cấu trúc bát diện MoO6 và WO6 bởi
vì Mo(VI) và W(VI) có kích thước lớn hơn.
 Hợp chất heteropoli
Khi axit hoá một hỗ hợp hai muối kim loại kiềm như molipđat hay vonframat hay
hiđrô phốtphát hoặc khi trộn các axit tương ứng của hỗn hợp 2 muối đó theo tỉ lệ xác
định, người ta thu được những hợp chất heteropoli.
Ví dụ:
12Na2MoO4 + NaH2PO4 + 22HNO3  Na3(PMo12O40) + 22NaNO3 + 12H20
12Na2WO4 + Na2SiO3 + 22HNO3  Na4(SiW12O40) + 22NaNO3 + 11H20
 Molipđen và vonfram hexahalozenua
Molipđen chỉ tạo nên hexaflorua MoF6
Vonfram tạo ra nhiều hexahalozenua hơn
MoF6: chất lỏng không màu hoá rắn ở 17,50C , sôi ở 350C
WF6: tinh thể xanh tím nóng chảy ở 2450C , sôi ở 3460C
WBr6: tinh thể xanh đen nóng chảy ở 3090C , phân hủy ở 4000C
Tất cả chúng đều dễ tan trong H2O và các dung môi hữu cơ. Đa số chúng bị thuỷ
phân tạo nên oxi halozenua.
Ví dụ:
MoF6 + H2O  MoOF4 + 2HF
MoF6 + 2H2O  MoO2F2 + 4HF
Vì dễ thuỷ phân tạo ra HF nên MoF6 ăn mòn thuỷ tinh khi có không khí ẩm.
Các hexaflorua có thể kết hợp được với florua kim loại kiềm tạo nên muối kép
MoF6.2NaF, WF6.2NaF.
Tất cả các hexahalozenua của Mo và W có thể điều chế bằng tác dụng trực
tiếp của halozenua với bột kim loại.
V: Khả năng tạo phức của các nguyên tố nhóm VIB
V.1. Phức chất của oxi
Oxi phân tử thường phản ứng với phức chất của các kim loại chuyển tiếp với vai
trò là chất oxi hoá. Oxi chiếm electron của kim loại hay khi có dịp nó chiếm electron của
hệ các phân tử. Trong điều kiện thuận lợi phân tử oxi hay đioxi có thể tham gia với tính
cách là phối tử.
Phản ứng của phức chất với oxi, trong đó oxi kết hợp dưới dạng O2. Được gọi là
sự oxi gen hoá, nó khác với sự oxi hoá là trong sự oxi hoá O2 bị phân huỷ.

15
Hợp chất lần đầu tiên vào năm 1963 được Vaske phát hiện ra:
O
Ph3P Cl Ph3P O

Ir + O2 ⇌ Ir

OC Ph3P Phức thuận từ


OC Ph3P
Cl

Hiện nay người ta đã biết các phức chất nghịch từ của O2 với sắt, ruteni, rodi, iridi,
niken, paladi và platin. Đối với tất cả các phức chất đã được nghiên cứu bằng phương
pháp phân tích cấu trúc bằng tia rơnghen, người ta đã xác định được oxi là phối tử tạo
0
thành hình tam giác cân với nguyên tử kim loại. Độ dài liên kết O - O biến đổi từ 1,31 A
0
đến 1,63 A

PPh3 PPh3
OC O OC O
0
Ir 1.30A Ir 1.47A0

Cl O I O
PPh3 PPh3
H2 H2
C C
PPh2 H2 C PPh2
H2 C
O
Ph2P O Ph2P
Ir 1.63A0
Rh 1.42A0
O Ph2P O
Ph2P
PPh2 PPh2
H2 C H2 C
C C
H2 H2
Cấu trúc của 4 hợp chất - các phức chất của phân tử oxi - minh hoạ sự kiên quan
khoảng cách O - O trong phân tử với sự thuận nghịch của các phản ứng tạo thành chúng.
Bản chất liên kết kim loại -oxi chưa được xác định đầy đủ. Trong sự tạo thành liên
kết này các obitan O cũng như  của phân tử oxi có vai trò nhất định Cấu tạo của các
phức chất tạo thành không thuận nghịch có thể mô tả với độ chính xác cao bằng bộ ba
liên kết đơn. Hai liên kết M - O và một liên kết O = O.
V.2. Phức chất của Crôm
Ion Cr2+ có khả năng tạo nên những phức chất như [Cr(NH3)6]Cl2, K4[Cr(CN)6]
CrCl2.2N2H4, (Cr(OH)2]2+ … có cấu tạo bát diện.

16
Ion Cr3+: Số phối trí của Cr (III) là 6. ứng với trạng thái lại hoá trị d2sp3

3d 4s 4p
↑ ↑ ↑

Số electron hoá trị trong các phức chấ bát diện của Cr(III) chỉ phân bố trên các
obitan liên kết và không liên kết.
[s]2[d]4[p]6[(d)]3
Sự có mặt của 3 electron chưa ghép đôi gây nên tính thuận từ của các dẫn xuất Cr (III).
Đa số các hợp chất Cr (III) đều có màu đậm.
Ví dụ: Có thể biểu diễn quá trình điều chế Crom(III) hidroxit và chuyển nó thành
các phức chất anion và cation bằng phương trình sau
OH
3+ OH
n[Cr(OH)6] [Cr(OH)3(OH)2]n0 n[Cr(OH)6]3-
OH3+
OH3+
Cr(OH)3
3+
Phức chất aquơ [Cr(OH2)6] có màu tím xanh. Tuỳ thuộc vào điều kiện (nhiệt độ,
nồng độ, độ axit) mà thành phần của các phức chất aquơ cation thay đổi, kéo theo sự biến
đổi màu của chúng từ tím sang lục.
OH2 Cl
3+ +
H2 O OH2 H2 O OH2
Cr Cr
H2 O OH2 H2 O OH2
OH2 Cl

Các phức chất peoxo của crom hoá trị IV, V, VI


Nếu chế hoá các dung dịch axit của bicromat với hiđro peoxit H2O2 thì nhanh
chóng xuất hiện màu xanh lam
HCrO4- + 2H2O2 + H+  CrO(O)2 + 3H2O
Chất màu xanh lam rất dễ bị phân huỷ tạo thành Cr3+ nhưng có thể chiết nó bằng
ete, trong đó nó bền hơn. Khi thêm pyridin vào dung dịch ete thì điều chế được hợp chất
PyCrO5, nó có cấu trúc của phức chất bispeoxo

O Py
Cr
O
O
O
Khi chế hoá dung dịch của kiềm crromat với H2O2 30% thì sẽ được các
peoxocrromat màu đỏ nầu M3ICrO8. Chúng nghịch từ (có 1 electron không ghép đôi) .

17
V.3. Các phức chất của Mo và W
Mo và W tạo thành nhiều phức chất ở tất cả các mức oxi hoá từ II đến Vi.
Phức chất của Molipđen có liên kết thứ tự Mo - Mo . tương tác của Molipden
hexacacbonyl Mo(CO)6 với các axit cacboxylic cho ta các dime Mo2(OCOR)4 . Chúng có
cấu trúc chứa 4 cầu nối.
Phức chất oxo. Ion [MoVOCl5]2- màu lục ngọc bích là phức chất phổ biến. Nó
được sử dụng làm chất đầu cho tất cả các phức chất khác.
Những ion phức bền của Mo (III) là [MoF6]3- , [MOCl6]3- , [Mo(SCN)6)]3-
[Mo(phen)3]3+ và [Mo(dipy)3]3+ (phen là: 1:10 - phenantroin, dipyn là 2,2 dipyridyl) và
của WIII là [W2Cl9]3-
Anion phức [W2Cl9]3- được cấu tạo từ hai bát diện WCl6 nối với nhau qua một mặt
0 0
phẳng chung, các khoảng cách của W - Cl là 246 A và W - W là 2,41 A . Sự rút ngắn
0
mạch độ dài của liên kết W - W trong amoni so với vonfram kim loại (2,8 A ) vộng với
tính nghịch từ amnion chứng tỏ liên kết có độ bội lớn. Amnion [Cr2Cl9]3- có cấu tạo
tương tự anion [W2Cl9]3- nhưng có tính thuận từ, điều này chứng tỏ trong anion không có
liết kết Cr - Cr: 3.1A0

Cl Cl
Cl Cl Cl
2.4A0 Cl
Cl W W Cl Cl Cr Cr Cl
Cl Cl Cl Cl Cl
Cl
Cl Cl

anion [W2Cl9]3- anion[Cr2Cl9]3-


↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

Tạo liên kết W≡W Tạo liên kết W-Cl Tạo liên kết Cr-Cl
Mo (VI) thường tạo các phức chất oxo, trong đó 2 liên kết M0 = 0 nằm ở vị trí cis
đối với nhau: Cl
Cl O
Mo
Cl O
Cl

18
Chương II: CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TÂP VỀ NHÓM VIB.
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1.
a) Trình bày nhận xét về cấu trúc electron, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa của
nguyên tử Crom. So sánh với Molipden và Vonfram.
b) Các mức oxi hóa có thể có đối với Crom? Trong số đó, mức nào đặc trưng nhất?
Hướng dẫn giải
a) Lớp (n - 1)d chưa hoàn chỉnh; bán kính nguyên tử tăng từ Crom đến Molibden, nhưng
gần như không đổi khi chuyển từ Molibden đến vonfram do có hiện tương co lantanit.
Thế ion hóa tăng vì các lớp vỏ electron của nguyên tử bị co lại đặc biệt mạnh khi chuyển
từ Mo đến W.Vì những lí do đó nên Mo và W có tính chất hóa học giống nhau hơn so với
crom.
b) Cấu hình electron của crom là [Cr]3d54s1, do nguyên tử crom có 6 electron hóa trị nên
crom thể hiện nhiều trạng thái oxi hóa; Số oxi hóa phổ biến của crom là +2, +3, +6.
Câu 2.
a) Viết phương trình phản ứng khi cho Crom tác dụng với O2, HCl, H2SO4 loãng, H2SO4
đặc, HNO3 đặc.
b) Tại sao khi cho Crom tan trong HCl lại thu được CrCl2 mà không thu được CrCl3?
Hướng dẫn giải
b) So sánh thế điện cực chuẩn: E0Cr2+/Cr và E0Cr3+/Cr
Câu 3.
a) Tính chất cơ bản của dung dịch muối Cr2+?
b) Hãy giải thích tại sao khi muốn điều chế CrCl2 bằng phương pháp cho Crom tác dụng
với HCl phải thực hiện trong bầu khí quyển Hidro?
Hướng dẫn giải
a) Có tính khử mạnh, ngay trong dung dịch khi không có chất oxi hóa cũng bị nước phân
hủy dần: 2CrCl2 + 2H2O → 2Cr(OH)Cl2 + H2
b) Tránh hiện tượng oxi của không khí oxi hóa CrCl2.
Câu 4.
a) Tính chất hóa học cơ bản của CrO và Cr(OH)2?
b) Thu được chất gì khi để CrCl2 trong không khí?
c) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng dung dịch CrCl2 trong HCl để hấp thụ
oxi. Cơ sở khoa học của phương pháp đó?
Hướng dẫn giải
a) Chỉ thể hiện tính bazơ: tan trong axit.
b) 4CrCl2 + 2H2O + O2 → 4Cr(OH)Cl2
c) Trong môi trường axit, oxi của không khí oxi hóa CrCl2:
4[Cr(H2O)6]2+ + O2 + 4H+ → 4[Cr(H2O)6]3+ + 2H2O

19
Câu 5.
Từ cấu trúc electron của nguyên tử Lưu huỳnh và Crom hãy giải thích tại sao Crom là
một kim loại lại xếp chung cùng một nhóm với Lưu huỳnh là một nguyên tố không kim loại.
Hướng dẫn giải
Ở mức oxi hóa cao, cấu hình electron của S6+ và Cr6+ tương tự nhau, do đó hợp chất có
chứa S6+ và Cr6+ có tính chất tương tự nhau.
Câu 6.
Tìm dẫn chứng để minh họa những tính chất giống nhau và khác nhau giữa Crom với
Nhôm; Crom với Lưu huỳnh.
Câu 7.
a) Viết phương trình phản ứng nhiệt phân (NH4)Cr2O7 để thu được Cr2O3. Bằng cách nào
có thể thu được Cr2O3 khi nhiệt phân lượng dư (NH4)2Cr2O7?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Cr2O3 tinh thể nấu nóng chảy với K2S2O7, KOH.
Các phản ứng đó chứng minh tính chất gì của Cr2O3?
Hướng dẫn giải
a) (NH4)2Cr2O7 
0
t
Cr2O3 + N2 + 4H2O
Hòa tan hỗn hợp trong nước thu được Cr2O3.
b) Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 + H2O
chứng minh tính lưỡng tính của Cr2O3 tinh thể.
Câu 8.
a) Hãy chứng minh rằng Cr(OH)3 có tính lưỡng tính như Al(OH)3.
b) Một dung dịch có chứa đồng thời Kali Cromit và Kali Aluminat. Từ dung dịch đó
bằng cách nào có thể tách được: Cr(OH)3 va Al(OH)3.
Hướng dẫn giải
b) Có thể bằng cách sau: cho hỗn hợp KCrO2 và KAlO2 thủy phân trong môi trường axit,
sau đó cho axit dư chuyển thành muối Cr3+ và Al3+. Cho thêm chất oxi hóa, chẳng hạn
HClO oxi hóa Cr3+ thành Cr2O72-. Cho thêm kiềm sẽ có Al(OH)3 xuất hiện. Dung dịch
còn lại có chứa hỗn hợp CrO42- và Cr2O72-, từ dung dịch này chuyển thành muối Cr3+ sau đó
tạo ra Cr(OH)3.
Câu 9.
Dung dịch muối Cr3+ có đặc điểm là màu sắc thay đổi. Giải thích nguyên nhân và cho
biết những yếu tố nào đã gây ra hiện tượng đó?
Hướng dẫn giải
Màu sắc của dung dịch thay đổi theo số lượng phối tử H2O trong cầu nội. Ví dụ:
[Cr(H2O)6]Cl3: xanh tím
[Cr(H2O)5Cl]Cl2: xanh sáng
[Cr(H2O)4Cl2]Cl: xanh tối
Số phối tử đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, pH của dung dịch làm cho
thành phần của phức thay đổi.

20
Câu 10.
a) Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch K2Cr2O7 bão hòa tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc để thu được CrO3. Làm thế nào để tách được CrO3
b) Tính chất của CrO3?
Câu 11.
a) Hỗn hợp Sunfocromit là gì? Ứng dụng .
b) Phương pháp điều chế hỗn hợp Sunfocromic?
Hướng dẫn giải
b) Điều chế hỗn hợp sunfocromic bằng cách hòa tan 85 gam CrO3 tan trong 120ml H2O +
500ml H2SO4 98%; hoặc dung dịch 5% (theo trọng lượng) K2Cr2O7 trong H2SO4 98%.
Câu 12.Từ anhidrit cromic làm thế nào để diều chế được:
1) K2Cr2O7 2) K2CrO4 3) Cr2O3
Hướng dẫn giải
Cho CrO3 hòa tan trong dung dịch loãng KOH tạo ra K2CrO4, sau đó axit hóa dung dịch
K2CrO4 tạo ra K2Cr2O7. Cho dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với chất khử trong môi trường
axit tạo ra Cr2(SO4)3 sau đó chuyển thành Cr(OH)3, nhiệt phân Cr(OH)3 tạo ra Cr2O3.
Câu 13. Viết phương trình phản ứng khi đun nóng hỗn hợp CrO3 với Fe(OH)2 và khi pha
loãng hỗn hợp đó vào nước.
Hướng dẫn giải
2CrO3 + 6Fe(OH)2 → Cr2O3 + 3Fe2O3 + 6H2O
CrO3 + 3Fe(OH)2 + 3H2O → Cr(OH)3 + 3Fe(OH)3
Câu 14.
a) Các ion Cr2O72- và CrO42- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên nhân.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr3+,, CrO42- và Cr2O72- có hiện tượng gì xảy ra?
Giải thích.
Hướng dẫn giải
2- 2-
a) Giữa CrO4 và Cr2O7 có tồn tai cân bằng sau đây trong dung dịch:
2CrO42- + 2H+  Cr2O72- + H2O
Từ đó ta thấy ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường axit; ion CrO42- tồn tại trong môi
trường kiềm.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr3+ tạo ra kết tủa keo, xanh xám, kết tủa tan trong
kiềm dư.
Khi cho KOH vào dung dịch K2Cr2O7 cân bằng trên sẽ chuyển sang trái, dung
dịch sẽ chuyển từ vàng da cam sang vàng.
Câu 15.
1) Từ Na2CrO4 bằng cách nào thu được Na2Cr2O7.2H2O?
2) Bằng cách nào có thể:
a) Từ phèn Crom điều chế CrO3?
b) Từ Cr2O3 điều chế CrO3?
c) Từ Crom kim loại điều chế K2Cr2O7?

21
Hướng dẫn giải
2) Dùng chất oxi hóa chẳng hạn CaOCl2 hoặc HClO, oxi hóa muối Cr3+ tạo thành Cr2O72-
sau đó chuyển thành CrO3. Ví dụ:
Cr2(SO4)3 + 3HClO + 4H2O → H2Cr2O7 + 3HCl + 3H2SO4
từ K2Cr2O7 điều chế CrO3:
K2Cr2O7 + H2SO4 (đặc) → CrO3 + K2SO4 + H2O
Câu 16. Biết rằng thế điện cực chuẩn của Cr2O72-/Cr3+ trong môi trường axit là +1,36V
và thế điện cực chuẩn của Cl2/2Cl- là +1,36V, nhưng tại sao trong phòng thí nghiệm
người ta có thể dùng K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế Clo? Ưu điểm của phương
pháp đó?
Hướng dẫn giải
Khi đun nóng thế điện cực sẽ thay đổi. Vì vậy khi cho HCl đặc tác dụng với tinh
thể K2Cr2O7 và đun nóng sẽ có khí Clo thoát ra, nếu ngừng đun phản ứng sẽ dừng lại.
Phản ứng này dùng để điều chế một lượng nhỏ khí Clo, khi ngừng đun khí Clo sẽ không
thoát ra nữa.
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + Cl2 + 7H2O
Câu 17.
a) Có thể dùng chất nào để oxi hóa dung dịch muối Cr3+ tạo thành dung dịch Đicromat?
Lấy ví dụ và viết phương trình phản ứng.
b) Bằng phương pháp nào để điều chế Cromyl Clorua từ Kali Cromat?
Hướng dẫn giải
a) Dùng những chất có thế tiêu chuẩn lớn hơn thế tiêu chuẩn của Cr2O7-2/Cr3+.
b) Từ K2CrO4 chuyển thành K2CrO7, sau đó cho tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra CrO3.
Cho CrO3 tinh thể tác dụng với khí HCl tạo ra cromylclorua. Hoặc cho H2SO4 đặc tác
dụng trực tiếp lên K2CrO4 thu được CrO3, sau đó cho tác dụng với khí HCl:
CrO3 + 2HCl → CrO2Cl2 + H2O
Câu 18. Hiện tượng gì xảy ra khi cho:
1) Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch AgNO3?
2)Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
3) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với BaCrO4? Viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn giải
Dựa và sự chuyển dịch cân bằng:
Cr2O72- + H2O  2H+ + 2CrO42-
để giải thích hiện tượng, đồng thời so sánh tích số tan của Ag2Cr2O7; Ag2CrO4; BaCrO4.
1) Tạo ra kết tủa đỏ nâu Ag2CrO4.
2) Tạo ra kêt tủa vàng BaCrO4
3) Tạo ra kết tủa BaSO4. Chú ý rằng H2CrO4 là một axit mạnh (K1=2.10-1;
K2=3.10-7) nhưng yếu hơn H2SO4, BaCrO4 có tích số tan là 1,2.10-10. Vì vậy trong dung
dịch có cân bằng:
BaCrO4 ↓ ⇌ Ba2+ + CrO42-

22
trong dung dịch H2SO4, cân bằng trên chuyển sang phải do quá trình tạo thành
Cr2O7 , trong dung dịch có chứa ion Ba2+ sẽ hình thành kết tủa BaSO4.
2-

Câu 19.
a) Điều chế Bari Đicromat.
b) Từ Cr2O3 điều chế Amoni Đicromat. Nêu rõ phương pháp và viết các phương trình
phản ứng.
Hướng dẫn giải
b) Có thể bằng cách:
Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
tiếp tục oxi hóa Cr2(SO4)3 trong môi trường kiềm khi có mặt ion NH4+.

Câu 20. Quá trình nào nêu ra sau đây có thể xảy ra trong môi trường axit nếu Kali
Đicromat là chất oxi hóa:
1) 2Br- → Br2
2) 2Cl- → Cl2
3) 2H2O → H2O2 + 2H+
4) H2S → S
5) Hg22+ → 2Hg2+
6) Cu → Cu2+
7) Mn2+ → MnO4-
Hướng dẫn giải
1) Cr2O7 + 14H + 6Br → 2Cr3+ + 3Br2 + 7H2O
2- + -

2) Phải có điều kiện


3) Không
4) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + 3S + 7H2O
5) Cr2O72- + 14H+ + 3Hg22+ → 2Cr3+ + 6Hg2++ 7H2O
6) Cr2O72- + 14H+ + 3Cu → 2Cr3+ + 3Cu2+ + 7H2O
7) Không
Câu 21. Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Na2Cr2O7 + KI + H2SO4 →
2) K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 →
3) K2CrO4 + H2S + H2O →
4) K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 →
5) H2CrO4 + FeSO4 + H2SO4 →
6) Cr2(SO4)3 + K2[Fe(CN)6] + KOH →
Hướng dẫn giải
1) Cr2O7 + 6I + 14H → 2Cr3+ + 3I2 +7 H2O
2- - +

2) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + S ↓ + 7H2O


3) 2CrO42- + 3H2S + 2H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 4OH-
4) Cr2O72- + 3SO2 + 2H+ → 2Cr3+ + 3SO42- + H2O
5) CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ → Cr3+ + 3Fe3+ +4H2O

23
6) Cr3+ +3[Fe(CN)6]3- +8OH-→CrO42- +3[Fe(CN)6]4-+4H2O

Câu 22.
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) CrO3 + H2O2 + H2SO4 →
2) CrBr3 + H2O2 + NaOH →
3) CrO3 + HI →
4) Cr2(SO4)3 + Br2 + NaOH →
5) Cr2O3 + K3[Fe(CN)6] + KOH →
6) Cr2(SO4)3 + KMnO4 + KOH →
Hướng dẫn giải
1) 2CrO3 + 3H2O2 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3O2 + 6H2O
2) 2CrBr3 + 3H2O2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O
3) 2CrO3 + 6HI → 2Cr(OH)3 + 3I2
4) Cr2(SO4)3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 3Na2SO4 + 8H2O
5) Cr2O3 + 6K3[Fe(CN)6] + 10KOH → 2K2CrO4 + 6K4[Fe(CN)6] + 5H2O
6) Cr2(SO4)3 + 6KMnO4+16KOH→2K2CrO4 + 6K2MnO4 + 3K2SO4 + 8H2O
Câu 22.
Nêu nhận xét về khả năng phản ứng của Cr, Mo, W với các chất sau: H2, halogen, O2,
H2O, dung dịch kiềm, dung dịch axit.
Mo + NaOH + O2 →
Mo + KOH + KClO3 →
Mo + CO →
W + NaOH + O2 →
W + Cl2 →
W + HNO3 + HF →
Câu 23.
a) Viết các phương trình hoá học từ Na2Cr2O7, C (than đá), Al (bột nhôm) và các điều
kiện cần thiết để thu được Cr.
b) CrO2Cl2 (cromyl clorua) là một hoá chất quan trọng. Hãy viết các phương trình hoá
học tạo ra CrO2Cl2 từ:
- CrO3 tác dụng với axit HCl.
- Cho K2Cr2O7 tác dụng với KCl trong H2SO4 đặc, nóng.
Hướng dẫn giải
to
a) Na2Cr2O7 + 2 C Na2CO3 + Cr2O3 + CO
o
t
Cr2O3 + 2 Al 2 Cr + Al2O3
b)
CrO3 + 2 HCl  CrO2Cl2 + H2O
K2Cr2O7 + 4 KCl + 3 H2SO4  3 K2SO4 + 2 CrO2Cl2 + 3 H2O

24
Câu 24.
a) Nêu và giải thích sự biến đổi tính chất axit – bazơ trong dãy oxit: CrO, Cr2O3, CrO3.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh hoạ.
b) Viết phương trình ion của các phản ứng điều chế Al2O3 và Cr2O3 từ dung dịch gồm
kali cromit và kali aluminat.
Hướng dẫn giải
a) Đi từ CrO – Cr2O3 – CrO3 thì tính axit tăng dần, tính bazơ giảm dần.
Giải thích: khi đi từ CrO – Cr2O3 – CrO3 thì số oxi hóa của nguyên tử crom tăng do
đó tính cộng hóa trị của liên kết Cr –O tăng, làm cho tính bazơ giảm, tính axit tăng.
Trong thực tế CrO là oxit axit, Cr2O3 là oxit lưỡng tính và CrO3 là oxit axit.
CrO + 2 H+  Cr2+ + H2O
Cr2O3 + 6 H+  2 Cr3+ + 3 H2O
Cr2O3 + 2 OH – (nóng chảy)  2 CrO2 – + H2O
CrO3 + 2 OH –  CrO42 – + H2O
b)
Cách 1: Thêm H2O2 và NaOH dư vào dung dịch:
2 Cr(OH)4 – + 3 H2O2 + 2 OH –  2 CrO42 – + 8 H2O
Thêm tiếp CO2 đến dư vào dung dịch thu được:
Al(OH)4 – + CO2  Al(OH)3 + HCO3 –
Lọc lấy kết tủa đem nung thu được Al2O3 tinh khiết:
2 Al(OH)3  Al2O3 + 3 H2O
Thêm H2SO4 đến dư vào phần dung dịch lọc, cô cạn dung dịch để kết tinh K2Cr2O7.
2 CrO4 – + 2 H+  Cr2O72 – + H2O
Nung K2Cr2O7 với C thu được Cr2O3
K2Cr2O7 + 2 C  K2CO3 + Cr2O3 + CO
Cách 2: Thêm H2O2 và KOH dư vào dung dịch:
2 Cr(OH)4 – + 3 H2O2 + 2 OH –  2 CrO42 – + 8 H2O
Thêm tiếp CO2 đến dư vào dung dịch thu được:
Al(OH)4 – + CO2  Al(OH)3 + HCO3 –
Lọc lấy kết tủa đem nung thu được Al2O3 tinh khiết:
2 Al(OH)3  Al2O3 + 3 H2O
Thêm H2O2 và H2SO4 đến dư vào phần dung dịch lọc:
Cr2O72 – + 8 H+ + 3 H2O2  2 Cr3+ + 3 O2 + 7 H2O
Thêm NH3 loãng để kết tủa Cr3+:
Cr3+ + 3 NH3 + 3 H2O  Cr(OH)3 + 3 NH4+
Lọc lấy kết tủa đem nung thu được Cr2O3 tinh khiết:
2 Cr(OH)3  Cr2O3 + 3 H2O)
Câu 25. Nguồn nguyên liệu chính để điều chế crom là quặng cromit (FeCr2O4), trong
cromit sắt có hóa trị II.

25
a) Hãy xác định số oxi hóa của crom trong các cấu tử sau: Cr 2O3, CrO42–, Cr2O72–,
FeCr2O4.
b) Hãy viết phương trình phản ứng khử quặng cromit bằng cacbon, biết sản phẩm thu
được là sắt, crom và cacbon dioxit.
c) Quy trình điều chế muối crom (III) từ quặng cromit như sau: Đầu tiên oxi hóa cromit
bằng không khí trong natri hidroxit nóng chảy tạo thành natri cromat (Na2CrO4); Hòa tan
sản phẩm vào nước, axit hóa dung dịch bằng dung dịch H2SO4 thu được dung dịch có
mầu da cam; Cô cạn dung dịch, lấy chất rắn đem khử bằng cacbon thu được Cr2O3; Hòa
tan oxit này bằng dung dịch axit sunfuric thu được dung dịch muối crom (III). Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra trong quy trình trên.
Hướng dẫn giải
a) +3, +6, +6, +3;
b) FeCr2O4 + 2 C  Fe + 2 Cr + 2 CO2
c). 4 FeCr2O4 + 7 O2 + 16 NaOH  2 Fe2O3 + 8 Na2CrO4 + 8 H2O
2 Na2CrO4 + 2 H2SO4  2 NaHSO4 + Na2Cr2O7 + H2O
o
Na2Cr2O7 + 2 C t Na2CO3 + Cr2O3 + CO
Cr2O3 + 3 H2SO4  Cr2(SO4)3 + 3 H2O
Câu 26.
Cuối thế kỉ 18 Ludwig Mond phát hiện ra rằng niken ở dạng bột mịn phản ứng với
cacbon monoxit tạo thành tetracacbonyl niken, Ni(CO)4, một chất lỏng không mầu, dễ
bay hơi. Phức Ni(CO)4 tuân theo quy tắc 18 electron.
a) Sử dụng quy tắc 18 electron, hãy dự đoán công thức phức cacbonyl của Fe(0) và Cr(0).
b) Sử dụng quy tắc 18 electron hãy dự đoán công thức phức nitrozyl của Cr(0)?
c) Hãy giải thích tại sao Mn(0) và Co(0) không thể tạo ra các phức cacbonyl đơn nhân
kiểu M(CO)x (M là kim loại), mà chỉ có thể tạo các phức cacbonyl có liên kết kim loại –
kim loại?
d) Hãy cho biết cấu trúc không gian của Ni(CO)4, Mn2(CO)10 và Co2(CO)8.
e) Hãy cho biết phức V(CO)6 và các phức cho ở phần (a) và (d) là thuận từ hay nghịch
từ?
g) Hãy giải thích tại sao cacbon monoxit liên kết với kim loại bền hơn rất nhiều so với
khi liên kết với bo trong hợp chất kiểu R3BCO; R là gốc ankyl?
h) Quy tắc 18 electron cũng nghiệm đúng đối với phức của crom và benzen.
i/ Hãy viết công thức của phức.
ii/ Hãy cho biết công thức của phức có cấu trúc tương tự được điều chế bằng
phản ứng giữa bột sắt với xiclopentadien? Hãy viết phương trình phản ứng điều chế phức.
Hướng dẫn giải
a) Fe(CO)5 và Cr(CO)6;
b) Cr(NO)4
c) Do nguyên tử Mn và Co có số lẻ electron.
d)

26
CO CO
CO OC CO
CO CO CO
Ni OC Mn Mn CO OC Co Co CO
CO
OC CO OC OC OC OC CO
CO CO
e) Fe(CO)5, Cr(CO)6, Ni(CO)4, Mn2(CO)10, Co2(CO)10: nghịch từ;
V(CO)6 thuận từ;
g) Do trong R3B –CO không có liên kết  – cho.


Cr C O

-cho
h) i/

Cr

ii/ Fe + 2 C5H6  Fe(C5H5)2 + H2

Fe

)
Câu 27.
Kim loại A có mầu trắng bạc và có ánh kim. Trong công nghiệp, người ta dùng
kim loại A để mạ lên các đồ vật bằng kim loại để bảo vệ cho kim loại không bị gỉ, lớp mạ
thường chỉ dày khoảng 0,005 mm. Hidroxit của A là chất B có dạng A(OH)2, B là chất
kết tủa mầu vàng nhưng thường lẫn tạp chất nên có mầu hung. Khi tiếp xúc với không
khí, B chuyển thành C là chất nhầy có mầu lục nhạt, không tan trong nước nhưng tan
được trong cả dung dịch kiềm cũng như dung dịch axit. Chất B tan trong dung dịch HCl
dư cho dung dịch D có mầu xanh lam nhưng khi cô cạn dung dịch thì lại được muối rắn
khan mầu trắng, hút ẩm mạnh. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaCH3COO đặc
thu được kết tủa ít tan mầu đỏ E. E dạng dime là hợp chất có cấu tạo đặc biệt và là một
trong những chất dễ điều chế và bền nhất của A(II).
a) Tìm các chất từ A đến E và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Nêu bản chất liên kết của A trong dime E.
Hướng dẫn giải
a) A: Cr;
4 Cr(OH)2 + O2 + 2 H2O  4 Cr(OH)3
B C
Cr(OH)3 + 3 H  Cr + 3 H2O
+ 3+

27
Cr(OH)3 + OH –  [Cr(OH)4] –
Cr(OH)2 + 2 HCl  CrCl2 + 2 H2O
B D
2 CrCl2 + 4 NaCH3COO + 2 H2O  [Cr(CH3COO)2(H2O)]2 + 4 NaCl
D E
b) Xem phần lý thuyết)
Câu 28.
Thêm amoniac vào dung dịch Cr(III) tạo thành Cr(OH)3, một kết tủa mầu lục xám.
Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính, phản ứng với axit tạo ion phức mầu tím A, phản ứng với
dung dịch NaOH tạo ion phức mầu xanh thẫm B.
a) Hãy viết công thức của các ion phức A và B.
b) Hãy viết phương trình phản ứng của Cr(OH)3 với axit và bazơ.
c) Hãy giải thích tại sao các ion phức A và B lại có mầu khác nhau?
Hướng dẫn giải
3+ 3–
a) [Cr(H2O)6] ; [Cr(OH)6] ;
b) Cr(OH)3 + 3 H3O+  [Cr(H2O)6]3+
Cr(OH)3 + 3 OH –  [Cr(OH)6]3 –
c) Do năng lượng tách trong trường phối tử của hai phức khác nhau.
Câu 29.
Mầu vàng đậm của ion cromat và mầu da cam đậm của ion dicromat thường được
sử dụng để phát hiện ra crom. Ví dụ crom(III) oxit được đun nóng chảy với kali nitrat và
natri cacbonat, dung dịch Cr(III) phản ứng với hydro peoxit, natri peoxo đisunphat, brom
là những thí nghiệm được dùng để phát hiện Cr(III). Hãy viết phương trình của bốn phản
ứng trên. Hãy cho biết vai trò của natri nitrat và natri cacbonat trong phản ứng đầu tiên.
Hướng dẫn giải
Cr2O3 + 3 KNO3 + 2 K2CO3  2 K2CrO4 + 3 KNO2 + 2 CO2
KNO3: chất oxi hóa
K2CO3: làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp
2 Cr(OH)3 + 3 H2O2 + 4 OH –  2 CrO42 – + 8 H2O
Hoặc: 2 Cr3+ + 3 H2O2 + H2O  Cr2O72 – + 8 H+
2 Cr3+ + 3 S2O82 – + 7 H2O  Cr2O72 – + 6 SO42 – + 14 H+
Hoặc: 2 Cr(OH)3 + 3 S2O82 – + 10 OH –  2 CrO42 – + 6 SO42 – + 8 H2O
2 Cr(OH)3 + 3 Br2 + 10 OH –  2 CrO42 – + 6 Br – + 8 H2O
Hoặc: 2 Cr3+ + 3 Br2 + 7 H2O  Cr2O72 – + 6 Br – + 14 H+
Câu 30.
a) Căn cứ vào thế khử chuẩn của cặp brom/ bromua (E° (Br2/Br–) = +1,065 V) có thể
thấy phản ứng giữa Cr3+ với brom là không xảy ra ở điều kiện chuẩn.(c) Hãy tính giá trị
pH tối thiểu cần thiết lập để phản ứng xảy ra. Biết nồng độ của các cấu tử khác đều bằng
1 M.
b) Một số cấu tử có mặt trong dung dịch có thể gây cản trở đến phép phân tích định tính
Cr(III). Ví dụ nếu sử dụng hidro peoxit thì các ion bromua và iođua sẽ gây cản trở, còn
28
nếu sử dụng brom thì Mn2+ sẽ gây cản trở. Hãy giải thích tại sao các cấu tử trên lại gây
cản trở đến phép phân tích.
c) Một phản ứng khác để phát hiện crom là phản ứng của dicromat với hidro peoxit. Sản
phẩm tạo thành có mầu xanh thẫm: Cr2O72– + 4 H2O2 + 2 H+  2 CrO5 + 5 H2O.
Hãy cho biết chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên.
Hướng dẫn giải
a) Để phản ứng xảy ra được thì ECr O / Cr  EBr / Br 2 3 
2 7 2

0,0592
=> ECr O 2
/ Cr 3
 1,38  lg[ H  ]14  1,065V
2 7
6
=> [H+] < 5,24.10 –3 (pH > 2,28)
Vậy ở pH > 2,28 thì Br2 oxi hóa được Cr3+.
b) H2O2 + 2 Br –  Br2 + 2 OH –
H2O2 + 2 I –  I2 + 2 OH –
Br2 và I2 sinh ra có mầu làm cản trở sự quan sát mầu của cromat.
5 Br2 + 2 Mn(OH)2 + 12 OH –  2 MnO4 – + 10 Br – + 8 H2O
Mầu tím của pemanganat làm cản trở sự quan sát mầu của cromat.
c) Không có chất oxi hóa và không có chất khử do không có nguyên tố nào thay đổi số
oxi hóa
-1 -1
O O
+6
Cr O
O O )
Câu 31.
Các hợp chất của crom (VI), đặc biệt là các hidroxit có tính oxi hóa rất mạnh.
Trong phòng thí nghiệm người ta lợi dụng tính oxi hóa của crom(VI) để loại trừ khí hidro
sunfua. Trong một thí nghiệm người ta sục khí CO2 có lẫn H2S vào dung dịch kali
dicromat có mặt axit sunfuric, chất không tan mầu vàng được tạo thành và dung dịch
chuyển sang mầu xanh.
a) Hãy viết công thức của các hidroxit crom(VI) mà bạn biết.
b) Hãy viết phản ứng xảy ra trong quá trình tinh chế khí CO2.
c) Hãy cho biết có thể dùng phương pháp trên để loại khí SO2 lẫn trong khí CO2 được
không? Nếu được hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
a) H2CrO4; H2Cr2O7; H2Cr3O10; H2Cr4O13;... nCrO3.CrO2(OH)2;
b) 3 H2S + K2Cr2O7 + 4 H2SO4  Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3 S + 7 H2O
c) 3 SO2 + K2Cr2O7 + H2SO4  Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Câu 32.
a) Trong môi trường axit, ion cromat màu vàng (CrO42 –) chuyển hóa thành ion dicromat
màu da cam (Cr2O72 –). Hãy viết phương trình phản ứng.
b) Số oxi hóa của nguyên tử kim loại trong ion cromat và ion dicromat bằng bao nhiêu?
c) Phản ứng viết ở (a) có phải là phản ứng oxi hóa khử không? Giải thích.

29
d) Hãy cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến vị trí của cân bằng trên.
e) Hãy vẽ cấu trúc hình học của CrO42 – và Cr2O72 –.
Hướng dẫn giải
2–
a) 2 CrO4 + 2 H +
Cr2O72 – + H2O
b) +6, +6;
c) không, không có nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa.
d) pH;
e)
O O O
Cr Cr Cr
O O O
O O
O O O
Câu 33.
Hoàn thành các phương trình hóa học sau
1. Mo + O2
2. W + O2
3. NaOH + MoO
4. (NH4)6 Mo7O24
5. K2MoO4 + HCl + H2S
6. Na2W3O1 + H2
7. MoF3 + HF
8. MoO3 + H2
Hướng dẫn giải
1. 2Mo + 3O2   2MoO3 ∆H = -745 KJ/mol
0 0
600 C

2. 2W + 3O2   2WO3


0
300 C
∆H0 = -842 KJ/mol
3. 2NaOH + 3MoO3  Na2MoO10 + H2O
4. (NH4)6 Mo7O24   7MoO3 + 6NH3 + 3H2O
0
500 C

5. 5K2MoO4 + 10HCl + H2S  Mo5O14 + S + 10KCl + 6H20


6. Na2W3O1 + H2  Na2W3O4 + H2O
7. MoF3 + 3HF  MoF3 + 3HBr
8. 2MoO3 + 3H2   Mo2O3 + 3H2O
0
t C

Câu 34.
Hoàn thành các phương trình hóa học sau
1. MoCl5 + H2
2. W + Na2CO3 + NaNO3
3. Na2WO4 + Na2SiO3 + HNO3
4. MoO3 + H2
5. NaCl + MoO3
6. Mo3+ + OH-
7. Mo + H2O
8. Mo2O3 + HCl

30
9. NaOH + MoO3
10. MoF6 + H2O
Hướng dẫn giải
1. MoCl5 + H2  MoCl3 + 2HCl
2. W + Na2CO3 + 3NaNO3  Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2
3. 12Na2WO4 + Na2SiO3 + 22HNO3  Na4(SiW12O40) + 22NaNO3 + 11H20
4. MoO3 + 3H2  Mo + 3H2O
5. 2NaCl + MoO3  Na2MoO4 + H2O
6. Mo3+ + 3OH  Mo(OH)3
7. Mo + 2H2O  MoO2 + 2H2
8. Mo2O3 + 6HCl  2MoCl3 + 3H2O
9. 2NaOH + 2MoO3  Na2MoO7 + H2O
10. MoF6 + H2O  MoOF4 + 2HF
Câu 35.
Hoàn thành các phương trình hóa học sau
1. Mo + C
2. W + C
3. W + 8HF + 2HNO3
4. W + N2
5. W + 2H2O
6. WO3 + 3H2
7. 2KOH + WO3
8. 12Na2MoO4 + NaH2PO4 + 22HNO3
9. 3MoCl5 + 2Mo
10. (NH4)5 W6O21
11. MoF6 + 2H2O
Hướng dẫn giải
800 C
1. Mo + C 
0
MoC
1400 C
2. W + C   WC
0

3. W + 8HF + 2HNO3  H2WF8 + 2NO + 4H2O


4. W + N2   WN2
0 0
2000 C-2500 C

5. W + 2H2O  WO2 + 2H2


6. WO3 + 3H2  W + 3H2O
7. 2KOH + WO3  K2WO4 + H2O
8. 12Na2MoO4 + NaH2PO4 + 22HNO3  Na3(PMo12O40) + 22NaNO3 + 12H20
9. 3MoCl5 + 2Mo  5MoCl3
10. (NH4)5 W6O21  
0
300 C
6WO3 + 5NH3 + 3H2O
11. MoF6 + 2H2O  MoO2F2 + 4HF

31
II.Bài tập định lượng
Bài 1.
Oxi hóa 5,00 g mẫu quặng cromit bằng oxi trong dung dịch natri hidroxit, chuyển toàn bộ
dung dịch thu được (chứa natri cromat) vào bình định mức 1,00 lit và định mức đến vạch
bằng nước cất (dung dịch A). Lấy 25,00 ml dung dịch A cho vào bình nón có chứa dung
dịch đệm. Thêm khoảng 3 gam KI. Đậy kín miệng bình và để trong tối cho phản ứng xảy
ra hoàn toàn, sản phẩm tạo thành là I3 – và Cr3+. Chuẩn độ lượng I3 – sinh ra bằng dung
dịch Na2S2O3 0,1000 M, sản phẩm tạo thành là I – và ion tetrathionat
(S4O62–), thấy vừa hết 23,10 ml dung dịch.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quy trình phân tích trên.
b) Hãy tính nồng độ của natri cromat trong dung dịch A.
c) Hãy tính thành phần % theo khối lượng của cromit trong mẫu quặng.
d) Hãy tính thành phần % theo khối lượng của crom trong mẫu quặng.
Hướng dẫn giải
a) 4 FeCr2O4 + 7 O2 + 16 NaOH  2 Fe2O3 + 8 Na2CrO4 + 8 H2O
2 CrO42 – + 9 I – + 16 H+  2 Cr3+ + 3 I3 – + 8 H2O
I3 – + 2 S2O32 –  3 I – + S4O62 –
1 2
23,10  0,1000  
b) CCrO2  2 3  0,0308M
4
25,00
4
c) nFeCr O  0,0308 1,0 
 0,0154 mol
2 4
8
0,0154  223,85
=> %FeCr2O4  100  68,94%
5,00
d) nCr  2nFeCr O  0,0308 mol
2 4

0,0308  52,00
=> %Cr   100  32,04% )
5,00
Bài 2.
X là một hợp chất của crom. Phân tích thành phần nguyên tố cho thấy: Cr 27,7%; C:
25,5%; H 4,25% theo khối lượng, phần còn lại là oxi.
a) Hãy cho biết công thức đơn giản nhất của X.
b) Biết rằng trong công thức đơn giản nhất có chứa một phân tử nước, hãy cho biết phối
tử còn lại là gì? Hãy cho biết số oxi hóa của Cr trong X.
c) Nghiên cứu từ tính cho thấy X có tính nghịch từ, hãy giải thích tính chất này của hợp
chất X và vẽ cấu trúc không gian của X.
Hướng dẫn giải

27,7 25,5 4,25 42,55


a) Cr : C : H : O  : : :  0,533 : 2,125 : 4,25 : 2,66  1 : 4 : 8 : 5
52 12 1 16
=> Công thức kinh nghiệm của X là: CrC4H8O5.
b) Cr(H2O)(CH3COO)2, phối tử còn lại là axetat, số oxi hóa của crom: +2.
32
c) X là đime: [Cr(H2O)(CH3COO)2]2.
O O O O
H2O Cr Cr OH2
O O O O

d2sp3
3d 4s 4p
Cr (II):

 Cr-Cr
 Cr-Cr  Cr-Cr
 Cr  )
Bài 3.
Các hợp chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl3.6H2O. Trong dung dịch nước tồn
tại cân bằng giữa chúng như sau:
[Cr(H2O)6]Cl3 [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.
(A) (B) (C)
Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3.6H2O đi qua một lớp
nhựa trao đổi cation dưới dạng H+. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M để chuẩn độ
hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch.
a) Gọi tên các phức chất A, B và C. Phức chất nào có đồng phân hình học?
b) Xác định công thức của phức trong dung dịch.
c) Viết cấu hình electron của Cr trong ion phức xác định được ở (b) và xác định từ tính
của phức chất đó.
Hướng dẫn giải
a) A: Hexaaquacrom (III) clorua
B: Cloro pentaaqua crom (III) clorua hiđrat
C: Đicloro tetraaqua crom (III) clorua hiđrat (Có đồng phân hình học)
b) [Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n.nH2O  [Cr(H2O)6 –nCln]3 –n + (3 –n) Cl – + n H2O
1,20.10 –3 1,20.10 –3 mol
3 –n
[Cr(H2O)6 –nCln] + (3 –n) R –COOH  ... + (3 – n) H +

–3
1,20.10 1,20.10 –3 (3 – n) mol

H + OH  H2O
+

3,60.10 –3 mol
Có: nH+ = 1,20.10 –3 (3 – n) = 3,60.10 –3
=> n = 0;
Vậy phức trong dung dịch là [Cr(H2O)6]Cl3 (phức A)
c) Phức thuận từ;   3(3  2)  3,87 M.B

33
3d 4s 4p 4d
sp3d2

[Cr(H2O)6]3+

6 H2 O )
Bài 4.
Thêm từ amoni dicromat vào muối amoni thioxianat nóng chảy sẽ thu được muối
Reinecke có công thức NH4[Cr(SCN)x(NH3)y], muối này có thành phần % theo khối
lượng của các nguyên tố như sau: Cr 15,5 %; S 38,15 % và N 29,2 %.
a) Hãy xác định các giá trị x và y trong công thức trên.
b) Hãy xác định số oxi hóa của crom trong phức.
c) Hãy cho biết hình học của anion phức.
d) Hãy vẽ các đồng phân lập thể của anion phức trên.
Hướng dẫn giải
a) NH4[Cr(SCN)4(NH3)2];
b) +3;
c) bát diện;
d) đồng phân hình học
NH3 - NH -
3
NCS SCN NCS SCN
Cr Cr
NCS SCN NCS NH3 )
NH3 SCN
Bài 5.
Một phức chất của crom có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau:
19,5 % Cr; 40,0 % Cl, 4,5 % H và 36,0 % O. Hòa tan 0,533 g phức vào 100 ml nước và
thêm tiếp 10 ml dung dịch HNO3 2 M. Thêm lượng dư dung dịch bạc nitrat. Lọc, rửa kết
tủa và đem sấy khô thu được 0,287 g chất rắn. Mặt khác đun nóng nhẹ 1,06 g phức ở
1000C thấy thoát ra 0,144 g nước.
Nhiệt độ đông đặc của dung dịch thu được khi hòa tan 1,33 g phức vào 100ml nước
là –0,180C. (Hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,82 K.kg.mol –1).
a) Hãy cho biết công thức của phức.
b) Hãy vẽ tất cả các đồng phân lập thể của phức trên.
Hướng dẫn giải
a) Gọi CTPT của phức là CrxClyHzOt. Có:
19,5 40,0 4,5 36,0
x: y : z :t  : : :  0,375 : 1,128 : 4,46 : 2,25  1 : 3 : 12 : 6
52,0 35,45 1,01 16,0
=> CTPT của phức là CrCl3(H2O)6. (M = 266,47)
Thí nghiệm 1:
[Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n.nH2O  [Cr(H2O)6 –nCln]3 –n + (3 –n) Cl – + n H2O
2,00.10 –3 2,00.10 –3(3 –n) mol

34
Ag+ + Cl –  AgCl
2,00.10 –3 mol
Có: nAgCl = 2,00.10 –3(3 –n) = 2,00.10 –3
=> n = 2
Thí nghiệm 2:
[Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n.nH2O  [Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n + n H2O
3,98.10 –3 7,99.10 –3 mol
–3 –3
Có: nH2O = 3,98.10 n = 7,99.10
=> n = 2
Thí nghiệm 3:
[Cr(H2O)6 –nCln]Cl3 –n.nH2O  [Cr(H2O)6 –nCln]3 –n + (3 –n) Cl – + n H2O
4,99.10 –3 4,99.10 –3 4,99.10 –3 (3 –n) mol
nion
Có: t  km  k
mdm
(Coi lượng nước do phức phân li ra không đáng kể)
tmdm 0,18K  0,1kg
=> nion   1
 9,89.103 mol
k 1,82 K .kg.mol
Có: nion = 4,99.10 –3 + 4,99.10 –3 (3 –n) = 9,89.10 –3
=> n = 2
Kết quả của 3 thí nghiệm phù hợp với nhau, vậy công thức của phức là
[Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O;
b) 2 đồng phân hình học)
Bài 6.
Lấy 10 ml mẫu dung dịch chứa Cr(III) cho vào bình nón, thêm 5 ml dung dịch H2SO4
3M, 5 ml H3PO4 2M, 5 giọt dung dịch AgNO3 1% và 1 giọt dung dịch MnSO4 1%. Pha
loãng dung dịch bằng nước cất tới khoảng 100 ml. Đun trên bếp điện, cho từng lượng nhỏ
muối (NH4)2S2O8 vào, lắc dung dịch liên tục, khi dung dịch có mầu đỏ hồng (mầu của
Cr2O72 – và MnO4 –) thì dừng cho pesunfat. Tiếp tục đun sôi kỹ cho pesunphat phân hủy
hết. Thêm từng giọt dung dịch HCl 6M vào cho tới khi dung dịch mất mầu hồng và chyển
sang mầu vàng da cam thì ngừng lại. Đun tiếp 5 phút nữa để đuổi hết Cl2 ra khỏi dung
dịch. Để nguội, thêm 5 ml H3PO4 2M, vài giọt chất chỉ thị diphenyl amin, chuẩn độ dung
dịch thu được bằng dung dịch Fe2+ 0,032M tới khi dung dịch chuyển từ màu tím sang
màu xanh nhạt thấy hết 6,75 ml.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.
b) Cho biết vai trò của AgNO3 và MnSO4 thêm vào.
c) Tính nồng độ của Cr (III) trong dung dịch mẫu.
d) Nếu S2O82 – không bị phân huỷ hết thì phương pháp mắc sai số dương hay sai số âm.
Hướng dẫn giải
a) 2Cr + 3S2O8 + 7H2O  Cr2O72 – + 6SO42 – + 14H+
3+ 2–

2Mn2+ + 5S2O82 – + 8H2O  2MnO4 – + 10SO42 – + 16H+

35
2S2O82 – + 2H2O  4SO42 – + O2 + 4H+
2MnO4 – + 10Cl – + 16H+  2Mn2+ + 5Cl2 + 8H2O
Cr2O72 – + 6Fe2+ + 14H+  2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
b) AgNO3: xúc tác; MnSO4: chỉ thị
c) 0,0072M)
Bài 7.
Có 500,0 ml dung dịch chứa etanol và etanal. Để xác định nồng độ của mỗi chất, đầu tiên
người ta tiến hành chuẩn hoá dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit bằng cách chuẩn
độ với dung dịch FeSO4 (ion đicromat oxi hoá Fe2+ thành Fe3+). Chuẩn bị dung dịch
chuẩn Fe2+ bằng cách hoà tan 7,43 gam FeSO4.7H2O (MW= 287,0) vào bình định mức
100,0 ml và định mức đến vạch bằng nước cất deion. Chuẩn độ 25,0 ml dung dịch này
thấy hết 23,12 ml dung dịch dicromat. Tiếp đó, chuẩn độ 50,0 ml dung dịch mẫu chứa
etanol và etanal thấy hết 22,45 ml dung dịch dicromat. Trong một thí nghiệm khác, thêm
lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 vào 50,0 ml dung dịch mẫu thấy có 0,234 gam Ag tạo
thành.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quy trình.
b) Tại sao phải axit hoá dung dịch dicromat?
c) Tính nồng độ mol của dung dịch dicromat?
d) Tính nồng độ của etanol và etanal trong dung dịch mẫu.
Hướng dẫn giải
2–
a) 2Cr2O7 + 3C2H5OH + 16H  4Cr3+ + 3CH3COOH + 11H2O.
+

Cr2O72 – + 3CH3CHO + 8H+  2Cr3+ + 3CH3COOH + 4H2O


Cr2O72 – + 6Fe2+ + 14H+  2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
2Ag+ + CH3CHO + H2O  2Ag + CH3COOH + 2H+
b) Trong môi trường trung tính hoặc kiềm, tính oxi hoá của Cr2O72 – yếu hơn trong môi
trường axit. Mặt khác, trong môi trường trung tính, sản phẩm khử là Cr(OH)3 không tan
c) Fe2+: 0,259M; Cr2O72 –: 0,0467M
d) C2H5OH: 0,716M; CH3CHO: 0,0217M)
Bài 8.
Một phương pháp khác để định lượng sắt (II) là phương pháp chuẩn độ kali pemanganat.
Để tránh tạo thành clo người ta thêm vào dung dịch sắt (II) 10,0 ml dung dịch bảo vệ.
Dung dịch này chứa MnSO4, axit sunfuric và axit photphoric đặc.
a) Hãy tính giá trị pH tối thiểu tại đó ion clorua bị oxi hóa thành clo bởi pemanganat. Biết
nồng độ của tất cả các ion khác đều là 1 M.
b) Hãy cho biết thế khử của cặp MnO4 –, H+/ Mn2+ thay đổi như thế nào khi thêm MnSO4
vào dung dịch?
c) Hãy cho biết vai trò của axit photphoric trong dung dịch bảo vệ?
Hướng dẫn giải
0,0592 1 [ H  ]8
a) 1,36  1,51  log ;
5 1
pH = 1,58;
36
b) giảm
c) tạo phức với Fe3+; Fe(PO4)23 –)
Bài 9.
Crom được điều chế từ quặng FeCr2O4, sắt được tách ra khỏi quặng theo hai bước:
4 FeCr2O4 + 8 Na2CO3 + 7 O2  8 Na2CrO4 + 2 Fe2O3 + 8 CO2
2 Na2CrO4 + H2SO4  Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
Khử đicromat bằng cacbon sẽ thu được crom(III) oxit, khử oxit tạo thành bằng
phương pháp nhiệt nhôm sẽ thu được crom.
Na2Cr2O7 + 2 C  Cr2O3 + Na2CO3 + CO
Cr2O3 + 2 Al  Al2O3 + 2 Cr
a) Hãy tính khối lượng crom được tạo thành từ 2,1 tấn quặng có chứa 72,0% FeCr2O4
(Cr = 52,00; Fe = 55,85; O = 16,00). Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 100%.Một
mẫu thép có chứa Mn và Cr. Mn và Cr trong 5,00 gam mẫu thép được oxi hóa thành
MnO4 – và Cr2O72 – và pha loãng thành 100,0 ml dung dịch. Lấy 50,0 ml dung dịch, thêm
BaCl2 đến dư và điều chỉnh pH đến giá trị thích hợp, cromat kết tủa hoàn toàn và thu
được 5,82 g BaCrO4. 50,0 ml dung dịch còn lại phản ứng vừa đủ với 43,5 ml dung dịch
Fe2+ 1,60 M trong môi trường axit.
MnO4 – + Fe2+ + H+  Mn2+ + Fe3+
Cr2O72 – + Fe2+ + H+  Cr3+ + Fe3+
b) Hãy tính thành phần % theo khối lượng của Mn và Cr trong mẫu thép (Mn = 54,94;
Ba = 137,33).
Hướng dẫn giải

a) Sơ đồ hợp thức: FeCr2O4  2 Cr; mCr = 702 kg;


b) MnO4 – + 5 Fe2+ + 8 H+  Mn2+ + 5 Fe3+ + 4 H2O
Cr2O72 – + 6 Fe2+ + 14 H+  2 Cr3+ + 6 Fe3+ + 7 H2O
Cr: 47,8%; Mn: 0,3%)

Bài 10.
Hàm lượng crom trong một mẫu thép không gỉ (chứa Fe –Cr) được xác định theo quy
trình sau:
1. Hòa tan 0,1000 g mẫu thép bằng 20 ml dung dịch axit sunfuric 1,8 M, đun nóng.
2. Thêm tiếp 4 ml dung dịch axit nitric đặc và đun khoảng 10 phút cho đến khi dung
dịch chuyển từ mầu xanh sang mầu lục.
3. Thêm 10 ml dung dịch bạc nitrat 0,5% và 6 g amoni pesunfat ((NH4)2S2O8). Đun
sôi dung dịch khoảng 20 phút để amoni sunfat bị phân hủy hoàn toàn, dung dịch thu được
có mầu da cam.
4. Thêm 10 ml dung dịch NaCl 5%.
5. Thêm chính xác 20,00 ml dung dịch FeSO4·(NH4)2SO4 1,0010 –1 mol lit –1.
6. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 2,00 10 –2 mol lit –1.
(a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra ở bước 2.
37
(b) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ở bước 3.
(c) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ở bước 4 và cho biết mục đích của quá
trình.
(d) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ở bước 5. Hãy cho biết mầu của dung dịch
thu được.
(e) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ở bước 6.
(f) Phép chuẩn độ ở bước 6 cần 12,00 ml dung dịch pemanganat để đạt tới điểm
tương đương. Hãy tính thành phần % theo khối lượng của crom có trong mẫu thép.
Hướng dẫn giải

a) Fe + 2 H + NO3  Fe3+ + NO2 + H2O
2+ +

Cr2+ + 2 H+ + NO3 –  Cr3+ + NO2 + H2O


xanh lục
b) 2 Cr + 3 S2O8 + 7 H2O  Cr2O72 – + 6 SO42 – + 14 H+
3+ 2–

c) Ag+ + Cl –  AgCl
Mục đích: loại Ag+ ra khỏi dung dịch, ngăn cản quá trình Cr3+ bị oxi hóa trở lại thành
Cr2O72 – ở bước sau trong trường hợp amoni pesunfat không bị phân hủy hết;
d) 6 Fe2+ + Cr2O72 – + 14 H+  6 Fe3+ + 2 Cr3+ + 7 H2O
0,8 0,8/6 mmol
dung dịch chuyển từ mầu da cam sang mầu lục của Cr3+.
e) 5 Fe2+ + MnO4 – + 8 H+  5 Fe3+ + Mn2+ + 4 H2O
1,2 0,24 mmol
f) Tổng số mmol Fe2+ đưa vào dung dịch là: 20 0,1 = 2 mmol;
=> nCr = 1,6/6 mmol;
1,6
52
=> %Cr  6 100  13,87% )
100
Bài 11.
Dung dịch X chứa etanol và etanal chưa biết nồng độ. Để xác định nồng độ của hai chất
trong X, đầu tiên người ta tiến hành xác định nồng độ của dung dịch K2Cr2O7 đã được
axit hóa. Dung dịch sắt (II) được điều chế bằng cách hòa tan 7,43 g FeSO4.7H2O vào
nước để được 100,0 ml dung dịch. 25,0 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 23,12 ml
dung dịch dicromat để đạt tới điểm tương đương.
Chuẩn độ 50,0 ml dung dịch X bằng dung dịch đicromat ở trên thấy vừa hết 22,45 ml
dung dịch để đạt tới điểm tương đương.
Thêm lượng dư dung dịch bạc (I) nitrat trong amoniac vào 50,0 ml dung dịch X thấy
tạo 0,234 g bạc.
a) Hãy viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.
b) Hãy giải thích tại sao lại phải axit hóa dung dịch đicromat?
c) Hãy tính nồng độ mol của dung dịch K2Cr2O7.
d) Hãy tính nồng độ mol của etanol và etanal trong X.
Hướng dẫn giải

38
a) 3 C2H5OH + 2 Cr2O72 – + 16 H+  3 CH3COOH + 4 Cr3+ + 11 H2O
x 2x/3
3 CH3CHO + Cr2O72 – + 8 H+  3 CH3COOH + 2 Cr3+ + 4 H2O
y y/3
CH3CHO + 2 Ag(NH3)2+ + H2O  CH3COO – + 3 NH4+ + NH3 + 2 Ag
y 2y
6 Fe2+ + Cr2O72 – + 14 H+  6 Fe3+ + 2 Cr3+ + 7 H2O
b) Axit hóa để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm của phản ứng là Cr3+ chứ không phải
kết tủa Cr(OH)3.
1
0,2672  25 
7,43 6  0,04815M
c) Có: CFe 2   0,2672 M => CK Cr O 
278,05  0,1 2 2 7
23,12
d) Đặt số mol của etanol và etanal trong 50,0 ml dung dịch X lần lượt là x và y. Có:
2x y
nK Cr O    0,04815  0,02245  1,081.103 mol (1)
2 2 7 3 3
0,234
nAg  2y   2,169.103 mol (2)
107,87
Từ (1) và (2) suy ra:
x = 1,079.10 –3 mol; y = 1,085.10 –3 mol;
1,079.103
=> CC H OH   0,0216 mol / l
2 5
0,05
1,085.103
CCH3CHO   0,0217 mol / l )
0,05
Bài 12.
Người ta tiến hành tách ion bari và srontri ra khỏi nhau dựa vào độ tan khác nhau của
muối cromat. Nồng độ cromat trong dung dịch có thể điểu chỉnh bằng cách thay đổi pH.
2 H+ + 2 CrO42 – Cr2O72 – + H2O K = 1,50 ×1015
Cho các giá trị tích số tan: TBaCrO4 = 8,5 ×10 –11; TSrCrO4 = 3,6 ×10 –5.
a) Hãy tính độ tan của BaCrO4 và SrCrO4 trong môi trường bazơ mạnh.
b) pH của dung dịch K2Cr2O7 0,10 mol/lit được điều chỉnh đến 3,00 bằng cách sử dụng
đệm axetat. Hãy tính nồng độ Cr2O72 – và CrO42 – trong dung dịch thu được.
Thêm vào đó hãy tính giá trị nồng độ nhỏ nhất của Ba2+ và Sr2+ trong dung dịch này
để kết tủa cromat tương ứng bắt đầu xuất hiện.
Hướng dẫn giải
2–
a. Trong môi trường kiềm thì CrO4 bị thủy phân không đáng kể:
BaCrO4 Ba2+ + CrO42 –
S S
=> S  TBaCrO  8,5.1011  9,22.106 M
4

=> S '  TSrCrO  3,6.105  6.103 M


4

b. 2 H + 2 CrO42 –
+
Cr2O72 – + H2O K = 1,50 ×1015

39
Có: [Cr2O72 –] + 0,5 [CrO42 –]= 0,1
[Cr2O72  ]
K  1,50.1015
[ H  ]2 [CrO42  ]2
=> [Cr2O72 –] = 0,1 M
[CrO42 –] = 8,16.10 –6 M
Để kết tủa BaCrO4 bắt đầu xuất hiện:
TBaCrO4 8,5.1011
[ Ba 2  ]    1,04.105 M
[CrO42  ] 8,16.10 6

Để kết tủa SrCrO4 bắt đầu xuất hiện: [ Ba 2 ] 


TBaCrO4 3,6.105
  4,41 M
[CrO42  ] 8,16.10 6
Bài 13.
Chì cromat được sử dụng rộng rãi làm chất mầu, tuy nhiên cả hai thành phần có mặt
trong chất này đều có độc tính đối với người.
a) Một mẫu nước ngầm được bão hòa PbCrO4 (r) và có pH = 6,00. Hãy tính nồng độ cân
bằng của Pb2+, CrO42–, HCrO4– và Cr2O72–. Cho các hằng số cân bằng:
Ksp  [ Pb 2 ][CrO42 ]  2,82.1013
[ H  ][CrO42  ]
Ka 2   3,34.10 7
[ HCrO4 ]
[Cr2O72  ]
KD   2 2 2
 3,13.1014
[ H ] [CrO4 ]
KW  [ H  ][OH  ]  1,00.1014
b) Biết trong dạ dày của một người bị nhiễm độc crom có nồng độ cân bằng của HCrO4–
và Cr2O72– bằng nhau. Giả thiết dịch dạ dày có pH = 3,0. Hãy tính nồng độ tổng cộng của
crom hòa tan có trong dạ dày của người này.
Hướng dẫn giải
a. Các cân bằng xảy ra:
PbCrO4 (r) Pb2+ + CrO42 – Ksp  [ Pb 2 ][CrO42 ]  2,82.1013 (1)
 2
CrO42 – + H+ HCrO4 – K a 2  [ H ][CrO 4 ]  3,34.107 (2)
[ HCrO4 ]
[Cr2O72  ]
2 CrO42 – + 2 H+ Cr2O72 – + H2O KD   3,13.1014 (3)
[ H  ]2[CrO42  ]2
Có: S = [Pb2+] = [CrO42 –] + [HCrO4 –] + 2 [Cr2O72 –] (4)
[ H  ][CrO42  ] 106 [CrO42  ]
(2) => [ HCrO4 ]   7
 2,994[CrO42  ]
Ka2 3,34.10
(3) => [Cr2O72  ]  K D [ H  ]2[CrO42  ]2  3,13.1014  (106 )2[CrO42  ]2  313[CrO42  ]2
2,82.1013
(4) => 2-
 [CrO24- ]  2,994[CrO24 - ]  2  313[CrO24- ]2
[CrO4 ]
=> 626[CrO24- ]3  3,994[CrO24- ]2  2,82.1013  0
=> [CrO42 –] = 2,66.10 –7 M

40
2,82.1013
[ Pb 2  ]   1,06.10 6 M
2,66.10-7
[ HCrO4 ]  2,994  2,66.107  7,96.107 M
[Cr2O72  ]  313  (2,66.107 )2  2,21.1011 M
[ H  ][CrO42  ] 103[CrO42  ]
b. Có: [ HCrO4 ]    2994[CrO42  ]
Ka2 3,34.10 7
[Cr2O72  ]  K D [ H  ]2[CrO42  ]2  3,13.1014  (103 )2[CrO42  ]2  3,13.108[CrO42  ]2
=> 2994[CrO42  ]  3,13.108[CrO42  ]2
=> [CrO42 –] = 9,57.10 –6 M
[Cr2O72  ]  [ HCrO4 ]  2994  9,57.106  0,02864M
=>CCr = [CrO42 –] + [HCrO4 –] + 2 [Cr2O72 –]
= 9,57.10 –6 + 3 0,02864 = 0,0860 M)
Bài 14.
Cho quy trình điều chế 4 chất mầu vô cơ như sau:
1) Đun nóng hỗn hợp dạng bột mịn chứa 5,0 g natri dicromat và 0,62 g lưu huỳnh ở
800°C. Hòa tan sản phẩm vào nước.
2) Đun nóng hỗn hợp dạng bột mịn chứa 3,0 g chì (II) oxit và 1,0 g thiếc (IV) oxit ở
650°C.
3) Đun nóng chì (II) oxit trong không khí.
4) Đun nóng hỗn hợp ở dạng bột mịn chứa 2,0 g silic dioxit, 0,66 g đồng (II) oxit,
0,83 g canxi cacbonat và 0,75 g borat ở 900°C trong vài ngày.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Hãy cho biết vai trò của borat trong thí nghiệm 4?
c) Hãy nêu thêm một chất mầu lục (chứa sắt), một chất mầu vàng (chứa chì), một chất
mầu xanh (chứa đồng) và một chất mầu đỏ (chứa thủy ngân) và nêu phương pháp điều
chế các chất mầu trên.
Trong một xưởng vẽ tranh có một cái can mất nhãn chứa chất bột mầu xanh. Để xác
định thành phần của chất bột có trong can, người ta cân 1,818 g mẫu, hòa tan vào nước và
định mức đến vạch trong bình định mức 100,00 ml bằng axit sunfuric. Lấy 10 ml dung
dịch rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch KI, chuẩn độ hỗn hợp thu được bằng dung dịch
natri thiosunfat 0,100 M thấy vừa hết 16,45 ml.
d) Hãy cho biết kim loại nào được phân tích? Hãy viết các phản ứng xảy ra và tính thành
phần % theo khối lượng của kim loại trong mẫu.
e) Hãy cho biết chất bột mầu xanh này có thể là chất mầu được điều chế ở phần (a)
không? Giải thích.
Phép phân tích khác sẽ cho biết thành phần chính xác của chất bột mầu xanh. Lấy
2,000 g mẫu và đun nóng trong điều kiện không có không khí. Thu được 1,439 g chất rắn
mầu đen, hơi nước và chất khí làm đục nước vôi trong.
f) Hãy xác định thành phần của chất bột mầu xanh.
Hướng dẫn giải
a. Na2Cr2O7 + S  Na2SO4 + Cr2O3
41
2 PbO + SnO2  Pb2SnO4
6 PbO + O2  2 Pb3O4
4 SiO2 + CuO + CaCO3  CaCuSi4O10 + CO2
b. Vai trò của Na2B4O7.10H2O là làm chất chảy, làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn
hợp.
c. Chất mầu lục chứa sắt: K[FeIIIFeII(CN)6] hoặc Fe4III[FeII(CN)6]3
FeCl3 + K4[Fe(CN)6]  K[FeIIIFeII(CN)6] + 3 KCl
4 FeCl3 + 3 K4[Fe(CN)6]  Fe4III[FeII(CN)6]3 + 12 KCl
Chất mầu vàng chứa chì: PbCrO4.
Pb(NO3)2 + K2CrO4  PbCrO4 + 2 KNO3

Chất mầu xanh chứa đồng: Cu(CH3COO)2 · 3Cu(OH)2.


CuO + 2 CH3COOH + 4 H2O  Cu(CH3COO)2 · 3Cu(OH)2 · 2H2O
Chất mầu đỏ chứa thủy ngân: HgS (xinabar dạng mầu đỏ)
Hg(NO3)2 + H2S  HgS + 2 HNO3
d. Đồng
2 Cu2+ + 4 I –  2 CuI + I2
I2 + 2 S2O32 –  2 I – + S4O62 –
1
0,1 16,45.103   2  10  63,54
%Cu  2  100  57,5%
1,818
e. %Cu (trong CaCuSi4O10) = 16,9%, không phải chất mầu được điều chế ở phần (a);
f. CuCO3∙Cu(OH)2)
Bài 15.
Dưới đây là giản đồ Latimer của crom trong môi trường axit (pH = 0).
+0,293

+1,34 x -0,408 y
Cr2O72- +0,55 Cr(V) Cr(IV) [Cr(H2O)6]3+ [Cr(H2O)6]2+ Cr
da cam ®á xanh tÝm lôc
-0,744
a) Hãy xác định các giá trị thế x và y.
b) Hãy cho biết Cr(IV) có bị phân hủy dị ly để tạo ra Cr(III) và Cr(VI) không? Giải thích.
c) Hãy viết bán phản ứng khử của cặp Cr2O72 –/Cr3+. Hãy tính sự giảm thế khử của cặp
oxi hóa – khử này khi pH tăng thêm 1 đơn vị.
Hướng dẫn giải
a. x = 2,1 V
y = –0,912V
b. Có: ECr O / Cr( IV )  0,945V
0
2
2 7

=> ECr0 O 2
/ Cr ( IV )
 ECr
0
( IV ) / Cr ( III )
2 7

=> phản ứng phân hủy dị li tự xảy ra.


c. Cr2O72 – + 6e + 14 H+ + 5 H2O  2 Cr(H2O)63+

42
0
ECr O 2 / Cr 3
 1,33V
2 7

0,0592 [Cr2O72  ][ H  ]14


Có: ECr O 2 / Cr 3  ECr
0
O 2 / Cr 3
 lg
2 7 2 7
6 [Cr 3 ]
Xét: [Cr2O72 –] = [Cr3+] = 1M; [H+] = 0,1 M
0,0592
=> ECr O 2
/ Cr 3
 1,33  lg 0,114  1,19V
2 7
6
=>Epin = 1,19 – 1,33 = –0,14 V
Vậy khi pH tăng thêm 1 đơn vị thì thế của cặp giảm 0,14V;

43
PHẦN III. KẾT LUẬN
Sau mô ̣t quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu đươ ̣c những kế t quả sau:
Đã phân tić h chương triǹ h hóa ho ̣c chuyên , để đánh giá đúng mức vai trò , vị trí
của bài tập về nhóm VIB trong việc dạy và học môn Hóa học, bồi dưỡng học sinh giỏi
các cấp.
Tiế n hành xây dựng (sưu tầm, lựa chọn, biên soạn, phân loại) được 35 câu hỏi lý
thuyết và 15 bài tập tính toán về các nguyên tố nhóm VIB. Tất cả các bài tập đều có
hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ. Đây là nguồn bài tập giáo viên có thể đễ dàng sử dụng
trong quá trình giảng dạy, ôn luyện học sinh giỏi, ra đề kiểm tra, đề thi; làm tài liệu học
tập cho học sinh đặc biệt cho học sinh chuyên về nhóm VIB. Ngoài ra còn là tài liệu tham
khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và học sinh yêu thích môn hóa học
nói chung.

Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ mới nghiên cứu để xây dựng được hệ thống
bài tập nhóm VIB. Để có tài liệu đầy đủ về phần hóa kim loại làm tài liệu giảng dạy, bồi
dưỡng học sinh giỏi các cấp, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo hướng tuyển chọn,
biên soạn hệ thống bài tập theo từng chuyên đề hóa học cụ thể như:
- Tiếp tục bổ sung và cập nhật những bài tập hay và phong phú vào hệ thống bài tập
nhóm VIB.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống bài tập về các nhóm kim loại khác.
Chúng tôi tin rằng, nếu thực hiện tốt những hệ thống bài tập này thì đây sẽ là nguồn tài
liệu vô cùng quý giá cho các giáo viên chuyên và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi hoá
học; là tài liệu tham khảo giúp học sinh định hướng ôn thi học sinh giỏi Hóa học các cấp.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, tập ba, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2003.
2. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt, Hóa học vô cơ, quyển 2 Các nguyên tố d và
f, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
3. Lâm Ngọc Thụ, Cơ sở hóa học phân tích, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2006.
4. Nguyễn Tinh Dung, Hóa học phân tích, phần III Các phương pháp định
lượng hóa học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2003.
5. Đào Đình Thức, Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học, tập 2, Nhà xuất bản
Giáo Dục, 2005.
6. Douglas A. Skoog, Fundamentals of Analytical Chemistry, NewYork, 2003.
7. F. Albert Cotton, Advanced Inorganic Chemistry, 6th Edition, Wiley –
Interscience, 1999.
8. Bài tập chuẩn bị IChO lần thứ 29, 31, 34, 37, 40, 42, 43, 44 (2012).
9. Đề thi học sinh giỏi Quốc Gia các năm 2010, 2011, 2012.
10. Đề thi học sinh giỏi Quốc Gia các nước Đức (2006, 2007, 2009), Áo (2006,
2008, 2009, 2010), Ấn Độ (2011).

45

You might also like