You are on page 1of 37

Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

CHUYÊN ĐỀ: PHỨC CHẤT

MỤC LỤC

PHẦN 1: LÝ THUYẾT...................................................................................................................2

I. KHÁI NIỆM.............................................................................................................................2

II. CẤU TẠO PHỨC CHẤT.......................................................................................................2

III. DANH PHÁP.........................................................................................................................3

IV. ĐỒNG PHÂN.........................................................................................................................4

V. GIẢI THÍCH LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT...............................................................6

VI. TÍNH CHẤT........................................................................................................................13

VII. ỨNG DỤNG........................................................................................................................15

PHẦN 2: BÀI TẬP........................................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................37

1
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm

Khái niệm phức ở đây chủ yếu được giới hạn trong những phân tử loại ML k, trong đó k ion
hay phân tử L được gọi là phối tử phân bố một cách xác định chung quanh nguyên tử hay ion
kim loại chuyển tiếp M được gọi là ion tạo phức, nguyên tử tạo phức hay nói chung là hạt tạo phức.

2. Ví dụ

- Một số phức chất là chất điện ly, khi phân ly thành ion phức: H2[SiF6]; H[AuCl4] (axit); [Cu(NH3)4]
(OH)2 (bazơ) ; K2[HgI4] (muối).

- Ngoài ra còn những phức chất không là chất điện ly, không tồn tại những ion phức: [Pt(NH3)2Cl2];
[Ni(CO)4].

- Phần viết trong ngoặc vuông bao gồm hạt tạo phức và các phối tử gọi là cầu nội hay còn gọi là cầu
phối trí.

II. CẤU TẠO PHỨC CHẤT


1. Nguyên tử trung tâm

Chất tạo phức có thể là ion hay nguyên tử và thường được gọi chung là nguyên tử trung tâm.
Phối tử hay ligand là ion ngược dấu hay phân tử trung hòa điện được phối trí xung quanh nguyên tử
trung tâm. Điện tích cầu nội là tổng điện tích của các ion ở trong cầu nội. Những ion nằm ngoài
ngược dấu với cầu nội tạo nên cầu ngoại.

Ví dụ : Trong phức [Cu(NH3)4](OH)2 cầu nội là [Cu(NH3)4]2+ (gồm ion Cu2+ và 4 phân tử
NH3) và cầu ngoại là 2 ion OH- .

Cầu nội của phức chất có thể là cation (ví dụ: [Cu(NH3)4] 2+, có thể là anion (ví dụ:[AuCl4],
[SiF6] 2- ), có thể là phân tử trung hòa điện, không phân ly trong dung dịch (ví dụ: [Ni(CO)4] ).

Như vậy hạt tạo phức có thể là ion (Cu2+, Au3+...) hay nguyên tử (Ni, Co...) có thể là kim
loại hay không kim loại (Si).

2. Phối tử

Các phối tử phức thường là các ion F-, Cl-, CN-, ... và các phân tử trung hòa điện như H2O,
NH3, pyridin (C5H5N).

Dựa vào số nguyên tử mà phối tử có thể phối trí quanh hạt tạo phức, người ta chia phối tử ra
làm phối tử một càng (ví dụ F-, OH-, NH3... ) hay phối tử nhiều càng.

Ví dụ: phối tử 2 càng như phân tử etylendiamin (viết tắt en), ngoài ra còn có phối tử 4 càng
như EDTA (etylendiamintetra axetic), 6 càng như trilon B.

2
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

3. Số phối trí

Số phối tử được phân bố trực tiếp chung quanh hạt tạo phức được gọi là số phối trí.

Ví dụ: số phối trí của ion Co3+ trong phức [Co(NH3)6]Cl3 bằng 6, của Cu2+ trong phức
[Cu(en)2]2+, [Cu(NH3)4](OH)2 đều bằng 4 vì phối tử một càng tạo nên số phối trí bằng 1 và phối tử
hai càng tạo nên số phối trí bằng 2.

Đối với một số hạt tạo phức, số phối trí thường có giá trị xác định, ví dụ đối với Cr3+ và Pt4+
số phối trí luôn là 6. Trong trường hợp chung, đối với đa số các hạt tạo phức số phối trí có những
giá trị khác nhau tùy thuộc vào bản chất các phối tử và điều kiện hình thành phức chất. Ví dụ ion
Ni2+ trong phức chất có thể có các số phối trí 4 và 6.

III. DANH PHÁP


Tên gọi phức chất bao gồm tên của cation và tên của anion.

Tên gọi của ion phức gồm có: số phối tử và tên của phối tử là anion + số phối tử và tên của
phối tử là phân tử trung hòa + tên của nguyên tử trung tâm và số oxi hóa.

1. Số phối tử

- Phối tử 1 càng dùng tiếp đầu ngữ: đi, tri, tetra; penta, hexa…tương ứng với 2, 3, 4, 5, 6…

- Phối tử nhiều càng dùng tiếp đầu ngữ: bis; tris; tetrakis; pentakis; hexakis…tương ứng với 2,
3, 4, 5, 6…

2. Tên phối tử

- Nếu phối tử là anion: tên anion + “o”

F- Floro S2O32- Tiosunfato

Cl- cloro C2O42- Oxalato

Br- bromo CO32- Cacbonato

I- iođo HO- hiđroxo

NO2- nitro CN- Xiano

ONO- nitrito SCN- tioxianato

SO32- sunfito NCS- isotioxianato

- Nếu phối tử là phân tử trung hoà: tên của phân tử đó:

3
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

C2H4: etylen; C5H5N: pyriđin; CH3NH2: metylamin…

- Một số phân tử trung hoà có tên riêng:

H2O: aqua; NH3: ammin; CO: cacbonyl; NO: nitrozyl

3. Nguyên tử trung tâm và số oxi hóa

Nếu nguyên tử trung tâm ở trong cation phức, người ta lấy tên của nguyên tử đó kèm theo
số La Mã, viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ số oxi hóa khi cần. Ví dụ coban (III), coban (II)...

Nếu nguyên tử trung tâm ở trong anion phức, người ta lấy tên của nguyên tử đó thêm đuôi
at và kèm theo số La Mã viết trong dấu ngoặc đơn để chỉ số oxi hóa, nếu phức chất là axit thì thay
đuôi at bằng ic.

4. Ví dụ

Tên gọi một số phức chất:

Cation [Co(NH3)6]Cl3 Hexaammin Coban (III) clorua

Cation [Cr(H2O)6]Br3 Hexaqua Crom(III) bromua

Cation [Co(NH3)5Cl]Cl2 Cloropentaammin Coban (III) clorua

Cation [Cu(en)2]SO4 Bisetylendiamin đồng (II) sunfat

Anion Na2[Zn(OH)4] Natri tetrahydroxozincat

Anion K4[Fe(CN)6] Kali hexa cianoferat (II)

Anion H[AuCl4] Axit tetracloro auric (III)

IV. ĐỒNG PHÂN


Phức chất cũng có những dạng đồng phân giống như hợp chất hữu cơ. Những kiểu đồng
phân chính của phức chất là đồng phân hình học và đồng phân quang học. Ngoài ra còn có các
kiểu đồng phân khác như đồng phân phối trí, đồng phân ion hóa và đồng phân liên kết.

1. Đồng phân hình học hay đồng phân cis-trans

Trong phức chất, các phối tử có thể chiếm những vị trí khác nhau đối với nguyên tử trung
tâm. Khi phức chất có các loại phối tử khác nhau, nếu hai phối tử giống nhau ở về cùng một phía đối
với nguyên tử trung tâm thì phức chất là đồng phân dạng cis và nếu hai phối tử giống nhau ở về hai
phía đối với nguyên tử trung tâm thì phức chất đồng phân dạng trans.

Ví dụ: Phức chất hình vuông [Pt(NH3)2Cl2] có hai đồng phân cis và trans

4
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Cis-điclorođiammin Platin(II) Trans-điclorođiammin Platin (II)

Ion phức bát diện cũng có đồng phân cis và trans. Ví dụ : [Co(NH3)4Cl2]+

Cis-điclorotetraammin coban(III) Trans-điclorotetraammincoban(III)

Chú ý: Phức tứ diện không có đồng phân hình học.

2. Đồng phân quang học hay đồng phân gương

Hiện tượng đồng phân quang học sinh ra khi phân tử hay ion không thể chồng khít lên ảnh
của nó ở trong gương. Hai dạng đồng phân quang học không thể chồng khít lên nhau tương tự vật
với ảnh của nó trong gương. Các đồng phân quang học của một chất có tính chất lí hóa giống nhau
trừ phương làm quay trái hay phải mặt phẳng của ánh sáng phân cực.

Ví dụ:

Cl Cl
N Cl Cl N

Co Co

N NH3 H3N N

NH3 NH3

3. Đồng phân phối trí

5
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Hiện tượng đồng phân phối trí sinh ra do sự phối trí khác nhau của loại phối tử quanh hai
nguyên tử trung tâm của phức chất gồm có cả cation phức và anion phức.

Ví dụ : [Co(NH3)6][Cr(CN)6] và [Cr(NH3)6][Co(CN)6]

[Cu(NH3)4][PtCl4] và [Pt(NH3)4][CuCl4]

4. Đồng phân ion hóa

Hiện tượng đồng phân ion hóa sinh ra do sự sắp xếp khác nhau của anion trong cầu nội và
cầu ngoại của phức chất.

Ví dụ : [Co(NH3)5Br]SO4 và [Co(NH3)5SO4]Br

5. Đồng phân liên kết

Hiện tượng đồng phân liên kết sinh ra khi phối tử một càng có khả năng phối trí qua hai
nguyên tử. Ví dụ tùy thuộc vào điều kiện, anion NO2- có thể phối trí qua nguyên tử N ( liên kết M-
NO2) hay qua nguyên tử O (liên kết M-ONO), anion SCN- có thể phối trí qua nguyên tử S (liên kết
M-SCN) hay qua nguyên tử N (liên kết M-NCS).

Ví dụ : [Co(NH3)5NO2]Cl2 và [Co(NH3)5ONO]Cl2

Nitropentaammin coban (III) clorua Nitritopentaammin coban (III) clorua

[Mn(CO)5SCN] và [Mn(CO)5NCS]

Tioxianatopentacacbonyl mangan Isotioxianatopentacacbonyl mangan

V. GIẢI THÍCH LIÊN KẾT TRONG PHỨC CHẤT


1. Thuyết liên kết hoá trị

a) Luận điểm

Liên kết hoá học hình thành trong phức chất được thực hiện bởi sự xen phủ giữa AO chứa
cặp e riêng của phối tử với AO lai hoá trống có định hướng không gian thích hợp của hạt trung tâm.

b) Một số trường hợp lai hoá

Dạng lai hoá Dạng hình học Một số ion trung tâm

sp đường thẳng Ag+; Cu+…

sp3 tứ diện Fe3+; Al3+; Zn2+; Co2+; Ti3+…

dsp2 vuông phẳng Pt2+; Pd2+; Cu2+; Ni2+; Au3+…

d2sp3 hoặc sp3d2 bát diện Cr3+; Co3+; Fe3+; Pt4+; Rh3+…

6
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

c) Cường độ của phối tử

- Các phối tử có tương tác khác nhau đến ion trung tâm, nó ảnh hưởng đến trạng thái lai hoá của ion
trung tâm và từ tính của phức. Khả năng tương tác của các phối tử được xếp theo trình tự sau:

I-<Br-<Cl-<SCN-<F-<HO-<C2O42-<H2O<NCS-<Py<NH3<En<Đipy<NO2-<CN-<CO

- Dãy phối tử được gọi là dãy quang phổ hoá học, những phối tử đứng trước có trường yếu hơn phối tử
đứng sau. Thường những phối tử đứng trước NH3 gây trường yếu, đứng sau NH3 gây trường mạnh.

d) Các bước xác định cấu trúc ion phức

Bước 1: Xác định cấu hình của ion trung tâm

Bước 2: Dựa vào đặc điểm của phối tử (mạnh hay yếu) để xác định lai hoá của ion trung tâm.

Bước 3: Viết giản đồ lai hoá AO của ion trung tâm và sự phân bố e của ion phức

Bước 4: Trên cơ sở cấu hình e của phức, xác định các tính chất của phức theo VB.

Ví dụ 1: [Co(CN)6]3-

Ion Co3+:     

CN- là phối tử trường mạnh nên có sự dồn electron. Ion Co3+ ở
trạng thái lai hoá d2sp3

d2sp3

Dạng hình học của ion phức:

CN-
CN- CN-

Co3+

CN- CN-

CN-

7
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Ion phức không còn electron độc thân nên có tính nghịch từ

Ví dụ 2: [CoF6]3-

Ion Co3+:     

F- là phối tử trường yếu không có hiện tượng dồn e. Ion
Co3+ ở trạng thái lai hóa sp3d2

sp3d2

Dạng hình học của ion phức:

F-
F- F-

Co3+

F- F-

F-

Ion phức còn electron độc thân nên có tính thuận từ

e) Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm:

+ Giải thích đơn giản liên kết hình thành và dạng hình học của phức chất.

+ Giải thích được từ tính của phức chất.

- Nhược điểm:

+ Phương pháp chỉ hạn chế ở cách giải thích định tính.

+ Không giải thích và tiên đoán các tính chất từ chi tiết của phức chất (ví dụ sự bất đẳng
hướng của độ cảm từ, cộng hưởng thuận từ v.v…).

+ Không giải thích được năng lượng tương đối của liên kết đối với các cấu trúc khác nhau và
không tính đến việc tách năng lượng của các phân mức d. Do đó, không cho phép giải thích và tiên
đoán về quang phổ hấp thụ của các phức chất.

2. Thuyết trường tinh thể

8
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

a) Luận điểm

- Liên kết hoá học trong phức chất là lực tương tác tĩnh điện giữa ion trung tâm và phối tử.

- Ion trung tâm (thường là cation kim loại) được nghiên cứu cấu trúc e một cách chi tiết. Phối tử
được coi như những điện tích điểm (nếu là anion) hay lưỡng cực điểm (nếu là phân tử trung hoà) tạo
nên trường có đối xứng xác định tác dụng lên ion trung tâm.

- Các AO d của ion trung tâm ở trạng thái tự do gồm dxy; dxz; dyz; dx2-y2; dz2 có cùng mức năng lượng.
Tương tác của ion trung tâm với trường tĩnh điện của phối tử làm các AO d giảm bậc suy biến, tách
thành các mức có năng lượng khác nhau.

- Quy tắc điền e vào các AO d của ion trung tâm cũng giống như quy tắc điền e vào nguyên tử, xong
có chú ý đến năng lượng ghép đôi e và thông số tách mức năng lượng của AO d.

*Phức bát diện

- Các AO dz2; dx2-y2 phân bố trên trục z; x; y nên gần phối tử hơn, do đó chịu lực đẩy mạnh hơn nên
nó có năng lượng cao hơn (eg). Ba AO dxy; dxz; dyz nằm trên đường phân giác của các trục x; y; z
tương ứng ở xa phối tử nên có năng lượng thấp hơn (t2g).

dz2 dx2-y2
eg

t2g
dxy dxz dyz

Ví dụ: Trường phối tử giải thích [CoF6]3- thuận từ, spin cao

[Co(CN6)]3- nghịch từ, spin thấp

* Phức tứ diện

- Ngược với trường bát diện các AO dxy; dxz; dyz gần phối tử hơn nên bị đẩy lên mức năng lượng cao,
còn AO dz2; dx2-y2 có năng lượng thấp hơn.

9
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

t2g
dxy dxz dyz

dz2 dx2-y2
eg

Ví dụ: [Cu(NH3)4]SO4

*Phức vuông phẳng

- Hiện tượng phân chia năng lượng của các AO d phức tạp hơn: AO dx2-y2 gần phối tử hơn nên có
năng lượng cao hơn dz2. AO dxy chịu tác dụng trực tiếp nên có năng lượng hơi cao hơn dxz; dyz

- Như vậy phức vuông phẳng là biến dạng của phức bát diện khi hai nhóm thế ở vị trí trans trên trục
z bị mất đi. Do đó obitan dz2 làm bền hơn nhiều và obitan dxz; dyz được làm bền thêm một ít còn các
obitan dx2-y2; dxy kém bền hơn so với phức bát diện.

b) Giải thích một số tính chất của phức:

* Thông số tách năng lượng(  ): Là hiệu năng lượng của obitan d “cao” với obitan d “thấp”.

- Với phức bát diện: mỗi electron chiếm obitan eg có năng lượng cao hơn 3 / 5o , mỗi electron
chiếm obitan t2g có năng lượng thấp hơn 2 / 5o

- Với phức tứ diện: mỗi electron chiếm obitan t2g có năng lượng cao hơn 2 / 5T , mỗi electron
chiếm obitan eg có năng lượng thấp hơn 3 / 5T

- Các yếu tố ảnh hưởng tới  :

+ o  T , nếu cùng ion trung tâm và phối tử thì o  9 / 4T

+ Điện tích ion trung tâm lớn thì  lớn

+ Bán kính ion trung tâm lớn thì  lớn

+ Phối tử càng mạnh thì  càng lớn

Thông số tách năng lượng trong trường bát diện (cm-1)

[CrCl6]4-: 13000 [Co(H2O)6]3+: 18200

[Cr(H2O)6]2+: 14000 [Co(NH3)6]3+: 22900

10
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

[CrCl6]3-: 13200 [Co(CN)6]3-: 33.500

[Cr(H2O)6]3+: 17400 [Fe(CN)6]4-: 32800

[Cr(NH3)6]3+: 21500 [Fe(CN)6]3-: 35000

* Từ tính

- Nếu P >  thì e được phân bố trên 5AO d rồi sau đó mới ghép đôi và phức có spin cao

- Nếu P <  thì e được điền đủ cặp vào những AO có năng lượng thấp và phức có spin thấp.

Vd ion [CoF6]3- và [Co(CN)6]3- được đề cập ở trên.

*Năng lượng bền của phức

ELb là hiệu năng lượng của các electron phân bố ở các obitan d thấp với các electron ở các
obitan d cao:

Ví dụ: Ion Co2+ trong phức bát diện có cấu hình t2 g eg có ELb = 6.2 / 5o  3 / 5o  9 / 5o
6 1

Năng lượng làm bền cao giải thích tính trơ động học của phức chất spin thấp.

*Hiệu ứng Jan-Telơ

Trạng thái suy biến của một phân tử không thẳng hàng là không bền, phân tử sẽ biến dạng
hình học để giảm tính đối xứng và độ suy biến.

*Phổ hấp thụ và màu của phức chất

- Một trong những thành tựu nổi bật nhất của thuyết trường tinh thể là giải thích nguyên nhân sinh ra
phô hấp thụ của phức chất các kim loại chuyển tiếp.

- Phổ hấp thụ electron của đa số phức chất của nguyên tố d gây nên bởi sự chuyển dời electron từ
obitan d có năng lượng thấp đến obitan d có năng lượng cao (sự chuyển dời d-d)

Ví dụ: ion phức [Ti(H2O)6]3+ có o  242,8kj / mol có:

h.c hcN
E  o  N    4926.1010 m  4926 A0
 o

Màu bị hấp thụ là màu lục-chàm, nên phức có màu đỏ.

Bước sóng của ánh sáng trông thấy và màu:

Bước sóng của bức xạ Màu của bức xạ Màu trông thấy

11
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

bị hấp thụ (A0) bị hấp thụ (màu phụ)

4000-4350 Tím Vàng - lục

4350-4800 Xanh chàm Vàng

4800-4900 Lam Da cam

4900-5000 Lam Đỏ

5000-5600 Lục Đỏ tía

5600-5750 Lục – vàng Tím

5750-5900 Vàng Xanh chàm

5900-6050 Da cam Lam

6050-7300 Đỏ Lam

7300-7600 Đỏ tía Lục

c) Ưu điểm và hạn chế:

- Ưu điểm:

+ Giải thích và tiên đoán nhiều đặc điểm và tính chất của phức chất: số phối trí, tính chất từ,
tính chất nhiệt động và phổ hấp thụ electron.

- Nhược điểm:

+ Không giải thích được phổ chuyển dịch điện tích

+ Không đề cập đến liên kết  hình thành trong phức chất. Do không thể mô tả được các
liên kết bội và liên kết cộng hóa trị nên thuyết này không thể xét đến các phức chất xyanua,
cacbonyl, nitrozyl, đa số các hợp chất nội phức, các phức chất với amin thơm v.v… Nếu áp dụng
thuyết trường tinh thể vào các đối tượng này thì các kết luận thu được sẽ không phù hợp với các dữ
kiện thực nghiệm.

3. Thuyết obitan phân tử MO

a) Luận điểm

12
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

- Thuyết MO coi phân tử phức chất là một hạt thống nhất bao gồm ion (nguyên tử) trung tâm và các
phối tử. Các electron chuyển động trên obitan phân tử (MO).

- Sự tổ hợp tuyến tính các obitan nguyên tử của ion trung tâm và phối tử có cùng tính đối xứng tạo
nên các MO có năng lượng thấp hơn được gọi là obitan phân tử liên kết (MO lk), các MO có năng
lượng cao hơn được gọi là obitan phân tử phản liên kết (MO*)

Ví dụ: [Ti(H2O)6]3+: ( s ) ( z ) ( x  y ) ( x ) ( y ) ( xy )
lk 2 lk 2 lk 2 lk 2 lk 2 1
2 2 2

- Những MO  lk định chỗ chủ yếu là của phân tử nước, vì obitan  của nước bền hơn nhiều so với
ion trung tâm

- Các obitan không định chỗ và phản liên kết chủ yếu là của ion trung tâm

- Thông số tách  được tính là hiệu năng lượng của  d và  d

b) Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm:

+ Mô tả được bản chất liên kết trong phức chất

+ Giải thích sự hình thành liên kết  trong phức


+ Giải thích hầu hết các tính chất của phức

- Hạn chế:

+ Phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, vì với trình độ và nội dung kiến thức
trung học phổ thông các em chưa thể hiểu sâu về thuyết này được.

VI. TÍNH CHẤT


1. Cân bằng ion

Khi tan trong nước đa số các phức ion điện li ra ion phức và ion trái dấu:

[Cu(NH3)4](OH)2  [Cu(NH3)4]2+ + 2HO-


K3[Fe(CN)6]  3K+ + [Fe(CN)6]3-
[Co(NH3)5Cl]Cl2  [Co(NH3)5Cl]2+ + 2Cl-
2. Cân bằng sonvat. Hằng số không bền

a) Khái niệm

- Cân bằng sonvat là quá trình ion phức thay thế các phối tử ban đầu bằng phần tử dung môi:

Ví dụ: [Ag(NH3)2]+ + 2H2O  [Ag(H2O)2]+ + 2NH3

13
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

- Để đơn giản có thể bỏ qua sự có mặt của nước trong phương trình:

[Ag(NH3)2]+  Ag+ + 2NH3

K
 Ag  NH   10
 2
 7 , 24

 Ag ( NH ) 
3
- Biểu thức hằng số cân bằng của quá trình trên: 
3 2

- Hằng số K là đại lượng đặc trưng cho độ bền của ion phức trong dung dịch, được gọi là hằng số
1
không bền và kí hiệu là Kkb: K b  K kb

- Hằng số Kb càng lớn thì Kkb càng nhỏ, phức chất càng bền

- Quá trình tạo thành và phân li của ion phức xảy ra theo từng nấc, ứng với mỗi nấc có hằng số K b và
Kkb riêng:

Ví dụ: Ag+ + NH3  [Ag(NH3)] Kb1 = 103,32

[Ag(NH3)]+ + NH3  [Ag(NH3)2]+ Kb2 = 103,92

b) Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của phức chất

- Bán kính, điện tích của ion trung tâm và của phối tử: bán kính càng nhỏ, điện tích càng lớn thì
phức chất càng bền

Ví dụ: [Co(NH3)6]2+ có Kb = 2,45.104; [Co(NH3)6]3+ có Kb=1,99.1035

- Tỉ lệ kích thước giữa ion trung tâm và phối tử: tỉ lệ càng tương đương phức chất càng bền

- Số phối trí: phức có số phối trí cực đại bền hơn có số phối trí thấp

- Spin của ion trung tâm trong phức: Phức spin thấp bền hơn phức spin cao:

Ví dụ: [Co(SCN)4]2- có Kb= 1,8.102 ; [Co(CN)6]4- có Kb= 1019

3. Tính axit – bazơ của phức

- Sau khi hình thành liên kết trong phức chất, một phần mật độ e của phối tử di chuyển về phía ion
trung tâm làm cho các liên kết của phối tử phân cực hơn, nên một số phối tử RH có khả năng
nhường proton lớn hơn phân tử hoặc ion tự do, điển hình là nước:

[M(H2O)n]m+ + H2O  [M(H2O)(n-1)(OH)](m-1)+ + H3O+

[M(H2O)(n-1)(OH)](m-1)+ + H2O  [M(H2O)(n-2)(OH)](m-2)+ + H3O+ v.v…

Ví dụ: [Al(H2O)6]3+ + H2O  [Al(H2O)5(OH)]2+ + H3O+ Ka = 1,3.10-5

- Cường độ tính axit-bazơ của phức phụ thuộc vào kích thước, điện tích và tính chất phân cực của
ion trung tâm, điện tích của ion phức, độ phân cực của RH ở dạng tự do, độ bền của phức trong dd
và ảnh hưởng tương hỗ của các phối tử.

14
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

4. Tính oxi hoá-khử

- Sự tạo phức có ảnh hưởng lớn đến thế điện cực của kim loại chuyển tiếp:

Ví dụ: xét nửa phản ứng: Fe3+ + e  Fe2+ E0 = 0,77V

Trong dd có chứa ion CN-:

[Fe(CN)6]3- + e  [Fe(CN)6]4- E0’= ?

Theo phương trình Nerst có:


3
CFe 3 CFe 3 K Fe 1,25.1044
E  E  0,059. lg
0' 0
 0,36V với  kbFe 2 
CFe 2 CFe 2 K kb 1,25.10 37

Trong dd có chứa orthophenatrolin (Phen). Tính toán tương tự có:

[Fe(phen)3]3+ + e  [Fe(phen)3]2+ E0” = 1,12V

- Thế của cặp oxi hoá khử phụ thuộc nhiều vào bản chất của phối tử.

VII. ỨNG DỤNG


1. Trong hoá học phân tích

- Phân tích định tính, định lượng các nguyên tố

Ví dụ: Dùng phương pháp tạo phức xianua để tinh chế vàng

2. Trong mạ điện

- Quá trình điện phân ion phức chất làm lớp mạ mịn, bền chắc hơn so với điện phân ion tương ứng.

3. Chống ăn mòn kim loại

- Sự tạo thành phức chất bền và không tan, đính chặt vào kim loại làm chậm hẳn quá trình ăn mòn

Ví dụ: Benzoat natri trong nước hoặc etanolamin NH 2CH2CH2OH là chất ức chế sự ăn mòn
thép trong môi trường trung tính và trong khí quyển

4. Vai trò quan trọng trong sự sống của động - thực vật

Trong cơ thể động - thực vật phức chất thực hiện các chức năng khác nhau: Tích luỹ và
chuyển dịch các chất, vận chuyển năng lượng, trao đổi và khoá các nhóm chức, tham gia các phản
ứng oxi hoá - khử, hình thành và phá vỡ các liên kết hoá học… (Ví dụ: Hemoglobin là phức của ion
sắt có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể người và động vật).

PHẦN 2: BÀI TẬP


Câu 1: Đọc tên các phức sau đây: (py pyriđin, en etylenđiamin)

15
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

1) K4[Fe(CN)6] 2) [Fe(H2O)6]SO4 3) Ni(CO)4 4) [Cu(NH3)4](NO3)2 5) [Cr(NH3)4Cl2]Cl

6) K3[Fe(CN)5CO] 7) [Pt(NH3)3Br]NO2 8) [Pt(py)4][PtCl4] 9) [Cr(en)2Cl2]Cl

10) [Co(en)3]Br3

Trả lời

1) Kali hexaxianoferrat(II)

2) Hexaqua sắt(II) sunfat

3) Tetracacbonylniken(0)

4) Tetraammin đồng(II) nitrat

5) Điclorotetraammincrom(III) clorua

6) Kali pentaxianocacbonylferrat(II)

7) Bromotriamminplatin(II) nitrit

8) Tetrapyridinplatin(II)tetracloroplatinat(II)

9) Điclorobis-(etylenđiamin)crom(III) clorua

10) Tris-(etylendiamin)coban(III) bromua

Câu 2: Đọc tên các phức sau

1) [FeCl2(H2O)4]+ 2) [Pt(NH3)2Cl2] 3) [CrCl4(H2O)2]- 4) [Ni(NH3)6]3[Co(NO2)6]2

5) [Co(en)Cl3(H2O)] 6) [Co(NH3)5CO3]2[CuCl4]

Trả lời

1) Ion điclorotetraqua sắt(III)

2) Điclorođiammin platin(II)

3) Ion tetraclorođiaqua cromat(III)

4) Hexaamminniken(II) hexanitrocobanat(III)

5) Tricloroaquađiaminetylen coban(III)

6) Cacbonatopentaammincoban(III) tetraclorocuprat(II)

Câu 3: Viết công thức các phức có tên sau :

1) Đibromotetraquacrom(III )clorua

16
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

2) Sunfatopentaammincoban(III) bromua

3) Ion tetrahyđroxođiaqua nhôm(III)

4) Đibromotetraammincoban(III) tetraclorozincat(II)

5) Bromoclorotetraammincoban(III) sunfat

6) Điammin bạc(I) hexacyanoferrat(II)

7) Điclorobis(etylendiamin)crom(III) tetracloropaladinat(II)

Trả lời

1) [Cr(H2O)4Br2]Cl

2) [Co(NH3)5SO4]Br

3) [Al(H2O)2(OH)4] -

4) [Co(NH3)4Br2]2[ZnCl4]

5) [Co(NH3)4ClBr]2SO4

6) [Ag(NH3)2]4[Fe(CN)6]

7) [Cr(en)2Cl2]2[PdCl4]

Câu 4:

a)Có bao nhiêu đồng phân cho ion phức [Cr(NH3)(OH)2Cl3]2-

b) Công thức Co(NH3)4CO3Br có thể có 3 đồng phân. Viết/vẽ 3 đồng phân đó ra.

c) Phức vuông phẳng [Pt(NH3)(NH2OH)py(NO2)]+ có bao nhiêu đồng phân ?

Trả lời

a)

17
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

b)

c)

Câu 5: Vẽ tất cả các đồng phân hình học và quang học của PtCl2I2(NH3)2 , [Cr(en)(NH3)2BrCl]+

Trả lời

18
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Câu 6: (Olympic hóa học các trường đại học việt nam II -2004)

Với thành phần [Cr(H2O)2(NH3)2Br2]+ , ion này có 5 đồng phân hình học, trong đó 1 đồng phân hình
học lại có 2 đồng phân quang học, tất cả các dạng đồng phân trên đều có cấu tạo bát diện đều. a)
Hãy viết/vẽ công thức cấu tạo mỗi đồng phân trên.

b) Áp dụng thuyết lai hóa giải thích hình dạng đó

Trả lời

a)

19
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

b) Ta có ion Cr 3+ có 6 AO lai hóa d2sp3 để nhận 6 cặp e của phối tử và tạo thành cấu trúc bát diện

Câu 7: (Đề thi olympic hóa học sinh viên toàn quốc - 2006)

Ion [Mn(CN)6]3- có hai electron không cặp đôi. Ion [MnBr4]2- có 5 cặp e không cặp đôi.
Trong ion [Ni(CN)4]2- tất cả các electron đều cặp đôi. Dựa vào thuyết liên kết hóa trị (thuyết VB),
hãy viết cấu hình electron (dưới dạng ô lượng tử) của các ion phức trên, cho biết kiểu lai hóa và cấu
hình hình học của chúng.

Trả lời

20
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Câu 8: (Đề thi HSGQG vòng 2 CT 2006)

Coban tạo ra được các ion phức: [CoCl2(NH3)4]+ (A), [Co(CN)6]3- (B), [CoCl3(CN)3]3- (C),

1. Viết tên của (A), (B), (C).

2. Theo thuyết liên kết hoá trị, các nguyên tử trong B ở trạng thái lai hoá nào?

3. Các ion phức trên có thể có bao nhiêu đồng phân lập thể? Vẽ cấu trúc của chúng.

4. Viết phương trình phản ứng của (A) với ion sắt (II) trong môi trường axit.

Trả lời

1) Ion điclorotetraammincoban(III)

Ion hexaxianocobantat(III)

Triclorotrixianocobantat(III)

2) Theo thuyết VB các nguyên tử trong B ở trạng thái lai hóa:

• Co : d2sp3

• C lai hóa sp, N lai hóa sp hoăc không lai hóa

3) A và C có 2 đồng phân, B không có đồng phân

21
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

4) [CoCl2(NH3)4]+ + Fe2+ + 4H+ → Co2+ + Fe3+ + 2Cl- + 4NH4+

Câu 9: (Đề thi HSGQG vòng 2 CT 2007)

a) Người ta đó tổng hợp được [NiSe4]2-, [ZnSe4]2- và xác định được rằng phức chất của Ni có dạng
hình vuông phẳng, của Zn có dạng hình tứ diện đều. Hãy đưa ra một cấu tạo hợp lí cho mỗi trường
hợp trên và giải thích.

b) Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với Ag2O cho
phức chất [PtCl2(NH3)(H2O)2]2+ (kí hiệu là X). Phức chất X không phản ứng được với etylenđiamin
(en) khi tỉ lệ mol phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các sự kiện trên và vẽ (viết) cấu tạo của
phức chất X.

Trả lời

a)Phức [NiSe4]2- , [ZnSe4]2-

• Niken có mức oxi hoá phổ biến nhất là +2; kẽm cũng có mức oxi hoá phổ biến nhất là +2.

• Selen có tính chất giống lưu huỳnh do đó có khả năng tạo thành ion polyselenua Se hay

[ -Se —Se-]2-.

• Cấu tạo vuông phẳng của phức chất [NiSe4]2- là do cấu hình electron của ion Ni2+ cho

phép sự lai hoá dsp2.

• Cấu tạo tứ diện đều của phức chất [ZnSe4]2- là do cấu hình electron của Zn2+ cho phép sự

lai hoá sp3.

Tổng hợp của các yếu tố trên cho phép đưa ra cấu tạo sau đây của 2 phức chất:

b) [PtCl2(NH3)2] (1) là đồng phân trans- đòi hỏi phức chất phải có cấu tạo vuông phẳng:

22
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

• Phản ứng của (1) với Ag2O:

Trans-[PtCl2(NH3)2] + Ag2O + H2O → Trans-[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + 2OH-

• Etylenđiamin là phối tử hai càng mạch ngắn. Khi phối trí với các ion kim loại nó chỉ chiếm 2 vị trí
phối trí cạnh nhau (vị trí cis). Hiện tượng en không thể phản ứng với [PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ theo
phản ứng:

[PtCl2(NH3)2(H2O)2]2+ + en → [PtCl2(NH3)2(H2O)2en]2+ + 2H2O

Chứng tỏ rằng 2 phân tử H2O nằm ở 2 vị trí trans đối với nhau. Như vậy công thức cấu tạo của phức
chất phải là:

Câu 10: (Đề thi HSGQG vòng 2 CT 2011)

[Ru(SCN)2(CN)4]4- là ion phức của ruteni, được kí hiệu là P.

1. Viết công thức Lewis của phối tử thioxianat SCN-.

2. Cho biết dạng lai hóa của Ru trong P. Mô tả sự hình thành ion phức theo thuyết VB (Valence
Bond). Giải thích tại sao trong P, liên kết được hình thành giữa Ru và N của phối tử SCN- mà không
phải là giữa Ru và S. Cho biết phức có tính thuận từ hay nghịch từ, vì sao?

Trả lời

1.

2.

• Ru2+ có cấu hình electron [Kr]4d65s05p0, là ion trung tâm trong phức bát diện.

• Vì CN- là phối tử trường mạnh nên ở phân lớp 4d6 của Ru2+ có sự ghép đôi tất cả các electron, tạo
ra 2 AO 4d trống. Do đó xảy ra sự lai hóa d2sp3 để tạo 6AO lai hóa hướng tới 6 đỉnh của 1 hình bát
diện. Các phối tử (L) sử dụng cặp electron tự do của nguyên tử N gửi vào các obitan lai hóa đó để
tạo các liên kết cho nhận giữa phối tử và ion Ru2+ .

23
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

• So với S, N có độ âm điện lớn hơn và bán kính nguyên tử nhỏ hơn, do đó mật độ điện tích âm trên
nguyên tử N sẽ lớn hơn, ái lực phản ứng với ion dương Ru2+ lớn hơn, vì vậy trong phức chất P, liên
kết phức được hình thành giữa Ru và N mà không phải là giữa Ru và S.

• Phức P có tính nghịch từ vì trong ion phức không có electron độc thân.

Câu 11: Phức [Fe(CN)6]4- có năng lượng tách Δ = 394,2 kJ/mol, phức [Fe(H2O)6]2+ có Δ = 124,2
kJ/mol và biết rằng đối với các phức trên, năng lượng ghép điện tử P = 210,3 kJ/mol.

a) Hãy vẽ giản đồ năng lượng của hai phức, viết và ghi trên giản đồ cấu hình điện tử của hai phức đó
và giải thích.

b) Hãy cho biết phức nào là phức spin cao, phức nào là phức spin thấp, phức nào thuận từ, phức nào
nghịch từ, tại sao?

Trả lời

Phức spin thấp, nghịch từ Cấu hình electron của ion Fe2+ trong phức

24
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Phức spin cao, thuận từ Cấu hình electron của ion Fe2+ trong phức

Câu 12: Phổ hấp thụ của [Ti(H2O)6]3+ có tần số cực đại tại 20300cm-1

a) Giải thích tại sao dd nước của muối Ti3+ có màu đỏ tía
b) Cho biết cơ chế hấp thụ bức xạ của dung dịch
c) Tính hiệu năng lượng của các mức eg và t2g
Trả lời

a. Phổ hấp thụ của [Ti(H2O)6]3+ có tần số cực đại tại 20300cm-1

Dung dịch hấp thụ bức xạ trông thấy có tần số 20300cm-1 có màu lục, phát xạ màu phụ là màu đỏ tía

b. Sự kích thích electron từ mức eg sag mức t2g có kèm theo sự hấp thụ bức xạ trông thấy – màu lục.
Vì vậy ion có màu đỏ tía – màu phụ của màu lục.

c. Năng lượng của bức xạ hấp thụ: E = h.  .N = 6,625.10-34.20300.6,02.1023 = 209,17kJ.mol-1

Câu 13: Phổ hấp thụ của [Cu(H2O)6]2+ cũng chỉ có một cực đại hấp thụ ở 12500cm-1. Tại sao khi
chuyển từ [Ti(H2O)6]3+ sang [Cu(H2O)6]2+ lại có sự chuyển dịch phổ hấp thụ như vậy?

Trả lời

Phổ hấp thụ của [Cu(H2O)6]2+ cũng chỉ có một cực đại hấp thụ ở 12500cm-1.

Các ion Cu2+ chỉ có điện tích 2+ nên hút các phối tử yếu hơn Ti3+. Ảnh hưởng của phối tử đến
các mây điện tích các electron d sẽ giảm đi nên năng lượng tách nhỏ hơn trường hợp Ti3+. Do đó bức
xạ chuyển sang vùng có bước sóng dài

Câu 14: Tính hằng số không bền tổng cộng ở 300C của phức chất [Ni(NH3)6]2+ từ các dữ kiện nhiệt
động học sau:

[Ni(H2O)6]2+ + 6NH3  [Ni(NH3)6]2+ + 6H2O

H 0  19 Kcal ; S 0  22cal

25
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Trả lời

Hằng số không bền tổng cộng ở 300C của phức chất [Ni(NH3)6]2+ từ các dữ kiện nhiệt động học:

[Ni(H2O)6]2+ + 6NH3  [Ni(NH3)6]2+ + 6H2O

H 0  19 Kcal ; S 0  22cal

G 0  H 0  T .S 0  19.103  298.(22)  12444cal

G 0   RT . ln K cb  Kcb = 1,2.10-9

Câu 15: Phức [Fe(CN)6]4- có năng lượng tách Δ = 94,3 kcal/mol. Hỏi ứng với sự kích thích điện
tử từ t2g lên eg phức hấp thụ ánh sáng có bước sóng λ bằng bao nhiêu?

Trả lời

Kq : 3034 A°

Câu 16: (Bài chuẩn bị icho 45th)


1. Quá trình tổng hợp phức crom(3+) amin thường bắt đầu từ dung dịch muối crom(2+) mới được
chuẩn bị. Nêu cách thức thu được dung dịch muối crom(2+) từ crom kim loại? Chỉ rõ các điều kiện
cần thiết.
2. Với dung dịch muối crom(2+), dung dịch amoniac và chất rắn amoni clorua được thêm vào. Sau
đó thổi một luồng không không khí qua dung dịch. Một kết tủa đỏ được tạo thành, chứa 28,75% nitơ
theo khối lượng. Xác định thành phần của kết tủa và viết phương trình phản ứng.
3. Chất oxi hóa nào có thể thay thế oxi để thu được cùng sản phẩm? Viết phương trình với lựa chọn
đó.
4. Sản phẩm gì được tạo thành nếu thí nghiệm được thực hiện trong khí quyển trơ không chứa oxi?
Viết phương trình phản ứng.
5. Giải thích tại sao phức amin của crom(3+) trong ý 2) không thể được tạo thành bằng tác dụng trực
tiếp của dung dịch amoniac với dung dịch muối crom(3+)?
6. Sắp xếp các phức hexamin của sắt (2+); crom (3+) và ruteni (2+) theo chiều tăng dần độ bền trong
môi trường axit? Giải thích cách sắp xếp trên?
7. Trong trường hợp [Ru(NH 3)6]2+, tốc độ thủy phân tăng lên khi thêm axit vào dung dịch. Đề nghị
cơ chế và rút ra phương trình động học (của quá trình thủy phân).
Trả lời
1. Crom bị hòa tan trong axit sulfuric loãng hoặc axit clohiđric loãng:

Phản ứng thực hiện trong điều kiện khí quyển trơ.

26
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Công thức của kết tủa là CrCl3N5H15.


3. H2O2. Hợp chất [Cr(NH3)5Cl]Cl2 được tạo ra vì quá trình oxi hóa xảy ra song song với phức
peroxo cầu 2, sau đó là quá trình thủy phân khi nhóm peroxo đi ra được thay bởi ion clorua trong
dung dịch.

5. Các phức crom(3+) là trơ, do đó quá trình thay thế xảy ra chậm. Nguyên nhân vì cấu hình d3.

Phối trí amoniac không có cặp electron trống và do đó không thể tương tác với proton. Ion sắt (2+)
là phức kém bền, do đó, các phối tử amoniac có thể dễ dàng bị thay thế bởi các phân tử nước, chúng
có cặp electron tự do khi lên kết với nguyên tử kim loại. Phức ruteni(2+) là trơ, nhưng vì bán kính
nguyên tử của ruteni lớn nên có thể tạo phức trung gian với số lượng phối trí lớn. Phức crom(3+) là
trơ và không có khả năng liên kết với một proton. Do đó nó là phức bền nhất trong môi trường axit.

Câu 17 : (Bài chuẩn bị icho 45th)


Các phản ứng tạo phức thường được dùng trong các phương pháp chuẩn độ xác định các ion
vô cơ khác nhau. Ví dụ, ion florua tạo phức bền với ion nhôm(III):
6F  Al3 � AlF63
Trong nước, phức tạo ra dung dịch trung hòa. Quá trình này được sử dụng để chuẩn độ trực tiếp ion
florua và gián tiếp xác định các (dạng) ion khác.
Trong thí nghiệm đầu tiên, một mẫu bao gồm ion florua được trung hòa bằng metyl đỏ, NaCl
rắn được thêm vào tới bão hòa, và dung dịch được đun nóng tới 70 - 80 oC. Quá trình chuẩn độ được
thực hiện bởi AlCl3 0,15M cho đến khi màu vàng của chất chỉ thị chuyển thành màu hồng.
1. Quá trình gì xảy ra trong điểm cuối của chuẩn độ?
2. Tại sao khi tăng nhiệt độ thì điểm cuối lại sắc nét?
3. Cho biết vai trò của việc thêm NaCl?

27
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Trong thí nghiệm thứ hai, hàm lượng của canxi được xác định theo cách sau. Một lượng dư
NaCl cùng với 0,500 gam NaF được thêm vào mẫu, và dung dịch thu được đem chuẩn độ với dung
dịch AlCl3 0,1000M chỉ thị metyl đỏ. Điểm cuối đạt được với 10,25 ml dung dịch chất chuẩn.
4. Công đoạn nào (rất cần thiết để quá trình xác định chính xác!) bị bỏ sót trong mô tả thí nghiệm?
So sánh với thí nghiệm thứ nhất ở trên?
5. Viết các phương trình xảy ra trong quá trình này?
6. Tính lượng canxi trong mẫu?
Tương tự nguyên tắc được dùng để xác định cho axit silicic. Trung hòa mẫu là dung dịch
keo. Thêm 0,5 gam KF, sau đó cho tiếp 10,00 ml dung dịch HCl 0,0994 M (dư). Hỗn hợp thu được
sau đó được chuẩn dộ với dung dịch kiềm chuẩn NaOH 0,1000M với chỉ thị phenol đỏ hết 5,50 ml.
7. Các phản ứng nào được dùng trong quá trình xác định? Coi công thức axit silicic là Si(OH)4.
8. Chỉ thị nào nên được dùng khi trung hòa mẫu axit silicic trước khi chuẩn độ? (Cho pK a các chất

chỉ thị thường gặp: metyl đỏ: 5,1; phenol đỏ: 8,0; thymolphthalein: 9,9; pK a,Si(OH)4 �10).
9. Tính lượng axit silicic trong mẫu dung dịch.
Trả lời
1. Sau điểm cuối, lượng dư ion Al3+ sẽ bị thủy phân, nó tạo ra môi trường axit, chất chỉ thị hóa đỏ:

2. Khi đun nóng, cân bằng thủy phân chuyển sang phải.
3. Cryolit Na3AlF6 tạo thành trong quá trình chuẩn độ chỉ tan một lượng nhỏ trong nước. Do đó,
NaCl được thêm vào để giảm độ tan của nó trong dung dịch và chuyển dịch cân bằng tạo phức sang
phải.
4. Trung hòa dung dịch mẫu trước khi chuẩn độ bị bỏ quên. Quá trình này là bắt buộc nên một chỉ
thị axit-bazơ được sử dụng để theo dõi điểm cuối và trong mẫu nghi ngờ chứa axit. Đun nóng làm
cho điểm cuối sắc nét hơn nhưng nó không phải là quá trình quan trọng nhất.
5. Trong trường hợp này một quá trình chuẩn độ ngược được sử dụng. Kết tủa canxi florua:

và một lượng dư ion florua được chuẩn với AlCl3:

6. 10,25 ml dung dịch AlCl3 0,1000 M cho 1,025 mmol Al3+, tương ứng với 6,15 mmol F-. Lượng
NaF ban đầu là 0,500 gam, hay 11,91 mmol, trong đó 5,76 mmol F- chứa trong kết tủa với canxi. Lượng
canxi là 2,88.10-3 mol.

Có thể thấy từ phương trình, HCl được dùng trong quá trình này, và lượng dư được chuẩn độ với

28
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

NaOH với chỉ thị axit - bazơ. (Để tăng độ chính xác, lượng dư của HCl phản ứng với KF tạo ra axit
yếu HF, nó sau đó được chuẩn bởi NaOH.)
8. Dung dịch axit silicic (một axit yếu với pK a  10) sẽ là môi trường axit yếu; do đó, chất chỉ thị sử
dụng trong quá trình trung hòa mẫu sẽ phải chuyển màu nó trong môi trường axit yếu (metyl đỏ, pK a
 5). Trong môi trường kiềm yếu (màu đổi trong khoảng hai chất chỉ thị còn lại), một phần đáng kể
của axit silicic sẽ hiện diện trong dạng của ion silicat, dung dịch đệm của chúng sẽ tiêu thụ một
lượng xác định khi phản ứng với HCl.
9. Một lượng NaOH và lượng dư HCl là giống nhau và bằng 0,550 mmol. Do đó, một lượng HCl sử
dụng cho phản ứng với axit silicic là 0,994 - 0,550 = 0,444 mmol, và lượng axit silixic là
0,111 mmol.
Câu 18 : (Bài chuẩn bị icho 45th)
Phẩm crom xanh thu được bằng cách trộn chì(II) cromat với sắt(III) hexacyanoferrat(II). Một
phương pháp chuẩn độ của phân tích crom xanh tuân theo các bước sau: một khối lượng phẩm được
cân chính xác được xử lý với dung dịch natri cacbonat trong khi đun nóng, sau đó đem lọc.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi xử lý phẩm xanh crom với cacbonat? Chất gì đi qua
phễu lọc?
2. Để xác định cromat, phương pháp chuẩn độ iot được sử dụng. Một lượng dư KI được thêm vào
dung dịch đã axit hóa, sau đó iot thoát ra sẽ được chuẩn độ bởi dung dịch Na 2S2O3 chuẩn với chỉ thị
hồ tinh bột.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cromat được xác định bởi phương pháp này. Tại
sao không chuẩn độ trực tiếp đicromat bằng dung dịch thiosulfat?
Dung dịch Na2S2O3 phải được chuẩn lại trước khi sử dụng làm chất chuẩn độ. Quá trình
chuẩn lại được sử dụng bởi dung dịch K2Cr2O7 chuẩn theo cách giống với đã mô tả với việc xác định
cromat. Nếu lượng axit của dung dịch dư một lượng đủ lớn 0,4M phản ứng giữa đicromat và ion
iodua bị ảnh hưởng bởi quá trình oxi hóa ion iodua bằng oxi trong không khí.
3. Hãy đề xuất sơ đồ cho quá trình ảnh hưởng này? Nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc xác định
thiosulfat như thế nào?
4. Lấy 10 ml dung dịch nước lọc trong mẫu dung dịch crom xanh trong tổng cộng 50ml đem xác
định bởi phương pháp chuẩn độ iot mô tả ở trên thì sử dụng hết 5,01 ml dung dịch Na 2S2O3
0,0485M. Tính khối lượng chì cromat trong mẫu ban đầu?
5. Một phản ứng của crom(VI) với [Fe(CN)6]4- có thể xảy ra khi thêm axit. Ước lượng nếu có sai số
phân tích có nguyên nhân từ phản ứng này?
6. Lấy 5 ml dung dịch nước lọc trong mẫu dung dịch crom xanh trong tổng cộng 50 ml đem trộn với
10,00 ml dung dịch K4Fe(CN)6 0,0300M, axit hóa dung dịch bằng H2SO4 đến khi [H+]  1M và

29
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

chuẩn độ bằng KMnO4 0,00500M tốn hết 2,85 ml. Phản ứng nào xảy ra khi axit hóa mẫu? Viết
phương trình phản ứng chuẩn độ với pemanganat?
7. Tính lượng Prussian blue (Fe4[Fe(CN)6]3) theo mg trong mẫu ban đầu?
Trả lời

Hiđroxit sắt(III) sẽ bị giữ lại trên phễu lọc.


2. Quá trình oxi hóa trực tiếp của thiosunfat với đicromat là không hợp thức. Các phản ứng thường
sử dụng là:

3. Nếu phản ứng B là hệ quả của phản ứng A, nó ám chỉ rằng phản ứng A tạo ra một vài hợp chất
trung gian hoạt động với các thành phần của phản ứng B. Trong trường hợp của chúng ta, quá trình
khử Cr(VI) xảy ra song song với sự tạo thành các hợp chất trung gian có số oxi hóa của crom khác
nhau, các hạt có số oxi hóa giả Cr(V). (Tại cùng thời điểm, quá trình oxi hóa I- thành I0 là không yêu
cầu bất kỳ hợp chất trung gian chứa iot nào). Một phản ứng có thể xảy ra theo sơ đồ sau:

Giống như kết quả liên quan đến oxi, một lượng lớn hơn của iot được tạo thành, chúng sẽ cho kết
quả Na2S2O3 chuẩn độ lớn hơn và nồng độ sẽ thấp hơn nồng độ xác định được.
4. Lượng crom được tìm theo: 3nCr = nthios = 0,0485M.0,01 ml =0,2430 mmol (nCr = 0,081 mmol).
Điều này tương ứng với 26,2 mg PbCrO 4 (M = 323,2 g/mol) trong dung dịch hoặc 262 mg tổng
cộng.
5 Một phản ứng

tạo ra một lượng [Fe(CN)6]3- tương ứng với CrO42- phản ứng. Trong quá trình chuẩn độ,
hexaxianuaferrat(III) cũng sẽ giải phóng iot; do đó, quá trình trên có thể được bỏ qua.
6. Axit hóa mẫu:

Quá trình chuẩn độ:

7. Trong quá trình axit hóa dung dịch thứ hai, crom bị khử bởi [Fe(CN) 6]4- (xem phần 5). Sau đó
pemanganat được sử dụng để oxi hóa [Fe(CN) 6]4-, lượng [Fe(CN)6]4- được thêm vào lượng ban đầu

30
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

bao gồm trong mẫu nhỏ hơn lượng đã sử dụng cho quá trình khử của Cr(VI):
5nMnO4 = nFe thêm + nFe từ mẫu - 3nCr. Từ phương trình này ta có thể tìm
nFe từ mẫu = 5nMnO4 - nFe thêm + 3nCr = 5.0,00500.2,85 - 10.0,0300 + 0,2430 = 0,07125 - 0,3000 + 0,2430
= 0,0155 mmol. Điều này tương ứng với 4,44 mg của Fe 4/3[Fe(CN)6] (M = 286,3 gam/mol) trong
dung dịch lỏng hoặc 22,2 mg tổng cộng.
Câu 19 : (Bài chuẩn bị icho 45th)
Hợp kim có mặt trong nhiều vật dụng chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ những
tính chất đặc trưng của chúng (ví dụ độ dẫn điện, độ bền cơ học hoặc khả năng chịu ăn mòn), các
hợp kim được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cao cấp như hàng không, xây dựng,
thiết bị điện và đồ trang sức. Đó là lý do tại sao việc phát triển các phương pháp tin cậy để phân tích
hợp kim lại cực kỳ quan trọng.
Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm rất quen thuộc với hầu hết mọi sinh viên. Trong thí
nghiệm này, hợp kim đồng thau chứa các ion Cu 2+ và Zn2+ được phân tích bằng phương pháp chuẩn
độ complexon với Na2H2EDTA. Do các hằng số bền của các phức của những kim loại này với EDTA
gần bằng nhau, nên cần phải che ion Cu2+ bằng tác nhân tạo phức (thiosunfat). Trong lần chuẩn độ
đầu tiên, đồng và kẽm được chuẩn đồng thời bằng Na2H2EDTA. Trong lần chuẩn độ thứ hai, natri
thiosunfat được thêm vào để tạo liên kết với ion Cu2+, nhờ đó chuẩn độ được riêng ion kẽm với
Na2H2EDTA.
1. Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi:
 hòa tan đồng thau trong axit nitric;
 các ion đồng và kẽm được chuẩn bằng Na2H2EDTA;
2. Hãy giải thích cách Na2S2O3 che ion Cu2+, viết phương trình hóa học.
3. Tại sao pH của dung dịch chuẩn độ phải được giữ trong khoảng 5–6?
4. Hãy tính phần mol H2EDTA2– ở pH 6. EDTA là một axit yếu có các hằng số axit như sau: K1 =
1,0·10–2, K2 = 2,1·10–3, K3 = 6,9·10–7, K4 = 5,5·10–11.
5. Hãy thiết lập các công thức tính nồng độ Cu 2+ và Zn2+ trong dung dịch mẫu. Tính tỉ lệ khối lượng
của Cu và Zn trong hợp kim.
Trả lời

1. Cu + 4 HNO3 (đặc)  Cu(NO3)2 + 2 NO2 + 2H2O


Zn + 4HNO3 (đặc)  Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cu2+ + Na2H2EDTA  CuH2EDTA + 2Na+
Zn2+ + Na2H2EDTA  ZnH2EDTA + 2Na+
2. Trong dung dịch ion Cu2+ bị thiosunfat khử thành Cu+. Tiếp theo thiosunfat tạo với Cu +
phức tan [Cu(S2O3)3]5–, bền hơn Cu2H2EDTA:

31
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

2 Cu2+ + 8S2O32–  2[Cu(S2O3)3]5– + S4O62–


3. Các ion kim loại chuẩn được bằng EDTA khi hằng số bền điều kiện β’ của phức kim loại –
EDTA không nhỏ hơn 108–109. Các giá trị β’ liên hệ với hằng số bền β như sau:β’ = αEDTA αM β,
trong đó αEDTA và αM tương ứng là các phần mol của H2EDTA2– và ion kim loại tự do. Do các giá trị
αEDTA và αM phụ thuộc đáng kể vào pH của dung dịch, nên sẽ có một khoảng giá trị pH tối ưu để
chuẩn độ các kim loại. Trong trường hợp Cu2+ và Zn2+, giá trị pH tối ưu là từ 5 đến 6. Trong môi
trường axit yếu như trên cả hai ion kim loại không tạo phức hidroxo (α M lớn) và H2EDTA2– bị proton
hóa không đáng kể (αEDTA lớn).
4. α(H2EDTA2-) = K1K2[H+]2 / (K1K2K3K4 + K1K2K3[H+] + K1K2[H+]2 + K1[H+]3 + [H+]4)
[H+] = 10-6 M, K1 = 1,0·10–2, K2 = 2,1·10–3, K3 = 6,9·10–7, K4 = 5,5·10–11
α(H2EDTA2-) = 0,59
5. Phép chuẩn độ đầu tiên (B) cho thể tích chất chuẩn là V Cu+Zn, còn phép chuẩn độ thứ hai
(C) cho thể tích chất chuẩn là VZn. Nồng độ Zn2+ được tính như sau:
c(Zn2+) = (VZn mL/1000 mL L-1) . cEDTA mol L-1 . 100 mL/10,00 mL . 65,39 g mol-1/ 0,1000L
c(Zn2+) g L-1 = VZn mL . cEDTA mol L-1 . 65,39 g mol-1 . 0,1 mL-1
c(Cu2+) = ((VCu+Zn - VZn ) mL/1000 mL L-1) . cEDTA mol L-1 . 100 mL/10,00 mL . 63,55 g mol -
1
/ 0,1000 L
c(Cu2+) g L-1 = (VCu+Zn - VZn) mL . cEDTA mol L-1 . 63,55 g mol-1 . 0,1 mL-1
Tỉ lệ khối lượng của các kim loại trong hợp kim được tính từ c(Cu 2+) và c(Zn2+) theo g L-1:
m(Cu)/m(Zn) = c(Cu2+)/c(Zn2+).
Câu 20 : (Bài chuẩn bị icho 39th)
Trong lịch sử đã có vài công thức chế tạo mực để viết mật mã và hầu hết trong số chúng đều
dựa trên những tính chất của muối coban (II). Do có màu hồng nhạt nên mực coban sẽ trở nên không
màu khi viết lên giấy. Tuy nhiên khi đun nóng thì những dòng chữ màu xanh sáng sẽ xuất hiện.

Chúng ta cũng biết được một số ứng dụng của muối coban (II) cũng phụ thuộc vào sự biến
đổi màu như trên. Những viên silica-gel có thêm vào muối Co(II) có màu xanh sáng trong các thiết
bị làm khô sẽ nhanh chóng trở thành màu hồng khi đã hút nước. Đaâ chính là tín hiệu để tiến hành
hoạt hóa lại silica-gel (làm khô lại vì nó hấp thụ quá nhiều nước). Đơn giản hơn thì một tờ giấy có
tẩm muối CoCl2 bão hòa sẽ chuyển thành màu xanh trong không khí khô do có sự hình thành
CoCl2·4H2O, và lại chuyển về màu hồng của CoCl2·6H2O trong môi trường ẩm ướt. Như vậy tờ giấy
có thể đóng vai trò như một vật chỉ thị trong các ẩm kế (dụng cụ xác định độ ẩm)

1. Sử dụng các giá trị nhiệt động cho ở bảng dưới hãy xác định ngưỡng độ ẩm (%) mà ẩm kế có thể
phát hiện được.

32
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Sự chuyển màu từ “hồng (thỉnh thoảng tím) ↔ xanh da trời” được mô tả ở trên được giải thích do có
sự xây dựng lại kiểu phối trí quanh ion Co2+: từ bát diện (octahedral)↔ tứ diện (tetrahedral). Ở câu
trên thì sự chuyển cấu trúc xảy ra giữa các chất [Co(H2O)6]oct2+ ↔ [Co(H2O)4]tetr2+. Như một quy
luật, các hợp chất có kiểu phối trí tứ diện đều ít bão hòa hơn so với bát diện. Tuy nhiên bây giờ ta sẽ
thử so sánh điều này đối với phức tứ diện và bát diện trong các hợp chất Co2+

2. Để hiểu được lý do về tính chất thì chúng ta hãy so sánh các phức:

a) [Cr(H2O)6]3+ và [Cr(H2O)4]3+,

b) [Co(H2O)6]2+ và [Co(H2O)4]2+.

Vẽ giản đồ tách mức năng lượng của ion trung tâm theo lý thuyết trường tinh thể. Chỉ ra sự tách
mức năng lượng trong các obitan 3d của kim loại; chỉ ra thông số tách mức năng lượng các obitan
d: ∆. Đối với mỗi ion trên hãy cho biết cấu hình electron có mặt ở phân lớp obitan d của kim loại.
Tíh năng lượng bền hóa trường tinh thể (CSFE) của mỗi ion , so sánh và rút ra kết luận

3. Cho phản ứng sau đây: [Co(H2O)6]2+ + 4X- = [CoX4]2- + 6H2O, (1)

với X- = Cl-, Br-, I-, SCN-, đã được sử dụng trong một số sách bài tập để minh hoạ cho nguyên lý
chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. Nếu thêm vào hệ một lượng muối chứa X-, dung dịch chuyển
sang màu xanh da trời còn nếu thêm vào lượng dư nước thì dung dịch có màu hồng nhạt trở lại.

a) Hãy xác định dấu của biến thiên entanpy ( ∆rH 0298) và entropy (∆rS 0298) đối với phản ứng (1).

b) Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng (1)?

c) Xét phản ứng (1) với nguồn cung cấp X- là KCl và KSCN. Muối nào trong số hai muối trên khi
tác động với cùng một nồng độ sẽ chuyển dịch cân bằng (1) mạnh hơn về phía phải ? Giải thích
bằng cách sử dụng nguyên lý axit – bazơ cứng và mềm (HSAB).

4. Xét cân bằng (2): [CoX2L4] = [CoX2L2] + 2L. (2)

a) Nếu L = pyridin (py), thì ligand X nào (Cl- hay I-) làm cân bằng dịch chuyển mạnh hơn về phía
phải ? Giải thích bằng cách sử dụng nguyên lý axit – bazơ cứng và mềm (HSAB).

b) Nếu L = PH3, thì ligand X nào (Cl- hay I+-) làm cân bằng dịch chuyển mạnh hơn về phía phải ?
Giải thích bằng cách sử dụng HSAB.

33
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

c) Hợp chất phức với công thức [CoX2 L2], với L = py, X = Cl- tồn tại ở hai dạng tím và xanh da trời.
Cấu trúc của các phức này nhìn bên ngoài thì giống nhau tuy nhiên với chất sau thì có khác biệt nhỏ.
Đối với dạng màu tím, hãy vẽ phóng to một phần cấu trúc của nó để để có thể nhìn ra được hình
dang phối trí quanh ion coban

Với một số những hiểu biết nhất định về hóa học các hợp chất phức của Co(II) được đề cập ở trên,
các em có thể nắm được những biến đổi được mô tả dưới đây.

Từng giọt dung dịch NaOH được thêm vào dung dịch muối Co(II) ở điều kiện lạnh (0°C) dẫn đến
xuất hiện kết tủa xanh da trời. Nếu để kết tủa này ở nhiệt độ phòng (25°C) trong một lúc thì sẽ có
màu hồng. Nếu thêm một lượng dư kiềm vào kết tủa thì kết tủa sẽ tan đi cho dung dịch màu xanh da
trời.

5. Hãy viết các phương trình phản ứng biểu diễn chuyển hóa trên.

Trả lời

1. CoCl2·6H2O(cr) ⇄ CoCl2·4H2O(cr) + 2H2O(g)

∆rH 0298 = 2·(–241.8) – 1538.6 – (– 2113) = 90.8 k

∆rS 0298= 2·188.7 + 211.4 – 346 = 242.8 J K-1

∆rG0298= 90800 – 298·242.8 = 18.45 kJ

Ở 298 K, áp suất của hơi nước bão hòa có thể được xác định từ cân bằng

H2O(l) ⇄ H2O(g)

∆rH 0298 = –241.8 – (– 285.8) = 44.0 kJ

∆rS 0298 = 188.7 – 70.1 = 118.6 J K-1

∆rG 0298 = 44000 – 298·118.6 = 8.66 kJ

34
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

Ngưỡng của độ ẩm tương đối của không khí mà ẩm kế có thể đo được là:

PH2O/PoH2O = 0.024 / 0.030 = 0.80 or 80%

2. Đối với trường yếu (các phối tử là phân tử nước)

a) CFSE ([Cr(H2O)6]3+) = –6/5 ∆o = –1.2∆o;

CFSE([Cr(H2O)4]3+) = –4/5 ∆t ≈ –16/45 ∆o = – 0.36 ∆o (cho rằng ∆t ≈ 4/9 ∆o);

b) CFSE ([Co(H2O)6]2+) = –4/5 ∆o = –0.8 ∆o;

CFSE ([Co(H2O)4]2+) = –6/5 ∆t ≈ –24/45 ∆o = –0.53 ∆o (cho rằng ∆t ≈ 4/9 ∆o);

Giá trị |CFSE(tứ diện) – CFSE(bát diện)| sẽ là nhỏ nhất dựa vào cấu hình của d7 (trường hợp này là
Co2+). Thuyết trường tinh thể giả thiết rằng tồn tại liên kết ion giữa phối tử và ion trung tâm. Điều
này đúng với trường hợp của axit cứng (ion trung tâm) – bazơ cứng (phối tử) trong HSAB (xem
dưới). Đối với ion Co2+ (gần như là một axit yếu) thì sự xây dựng tính chất cộng hoá trị trong liên
kết của ion trung tâm với một phối tử cực tính lớn sẽ làm bền hơn đối với phức tứ diện.

3. a) Chúng ta có thể giải thích rằng biến thiên entropy của phản ứng (1) ∆rS 0298> 0, do phản ứng
được đặc trưng bởi sự tăng lên số lượng các tiểu phân. Ở cùng một thời điểm thì ∆rG 0298chỉ lớn hơn
0 rất nhỏ (nếu không thì phản ứng (1) sẽ ngay lập tức xảy ra theochiều thuận).

Như vậy ∆rH 0298 > T ∆rS 0298> 0. Kết luận này hoàn toàn phù hợp với sự tínhtoán CFSE (xem câu
trên).

b) Nhiệt chuyển dịch cân bằng (1) sang phải, như vậy ∆rH 0298 > 0, và dung dịch hồng sẽ chuyển
sang xanh da trời.

35
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

c) Theo HSAB thì Co2+ không phải là một axit cứng (đúng hơn là trạng thái chyển tiếp từ axit gần
với axit mềm), nên nó tạp ra các phức bền với bazơ mềm. Ion thioxianat SCN- là một bazơ mềm so
với Cl-, như vậy, trong trường hợp của SCN- thì cân bằng (1) sẽ chuyển dịch mạnh về bên phải. Điều
này được dùng để phát hiện ion Co2+ trong dung dịch

4. a) X = I-. Theo thuyết HSAB I- là một bazơ mềm hơn Cl-.

b) Trong hai trường hợp X = I- và với X = Cl-, thì các phức tứ diện sẽ bền vững hơn. Lý do PH3 là
một bazơ rất mềm hơn so với pyridin. Như vậy thêm vào một bazơ mềm sẽ không làm ảnh hưởng
nhiều lắm đến sự bền vững của các phức tứ diện.

c) Màu tím của hợp chất ứng với trường phối trí bát diện đối với ion Co. Điều này là khả thi nếu hợp
chất phức có cấu trúc polymer (liên kết thông qua các cầu Cl)

5. CoCl2 + 2NaOH + 2H2O → 2NaCl + [Co(H2O)2(OH)2]↓ – kết tủa xanh da trời

(Mặt khác do cấu trúc của các hydroxit hay các muối bazơ của các kim loại chuyển tiếp là cấu trúc
polymer phức tạp. Tuy nhiên màu của kết tủa cho phép xác định chính xác ion Co có số phối trí 4)

[Co(H2O)2(OH)2]↓ + 2H2O = [Co(H2O)4(OH)2]↓ (kết tủa hồng)

[Co(H2O)4(OH)2]↓ + 2NaOH = Na2[Co(OH)4] (dung dịch xanh da trời) + 4H2O

36
Trường THPT chuyên Hạ Long GV: Nguyễn Thị Minh Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoá học phức chất - Hoàng Nhâm.

2. Hoá học vô cơ tập III - Hoàng Nhâm.

3. Hóa học phức chất - Lê Chí Kiên.

4. Hoá học phân tích - Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp.

5. Bài tập hoá học phân tích - Nguyễn Tinh Dung.

6. Bài tập hóa học đại cương - Lâm Ngọc Thiềm.

7. Các đề thi học sinh giỏi Hóa học (đề quốc gia, quốc tế).

Dù đã được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong tổ bộ môn nhưng do thời gian
có hạn và kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh giỏi của cá nhân còn ít, chuyên đề không tránh
khỏi còn nhiều hạn chế. Kính mong được sự góp ý của các quý thầy cô để nội dung trên được hoàn
thiện và giúp ích cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, Ngày 25 tháng 6 năm 2014

Người viết

Nguyễn Thị Minh Trang

37

You might also like