You are on page 1of 3

CÂN BẰNG và PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH AXIT, BAZƠ

Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:


a) NH4HSO4 0,01M. Cho biết: pKa của NH4+ là 9,24; HSO4- là 1,99.
b) (NH4)2Cr2O7 0,01M. Cho biết: pKa của NH4+ là 9,24; HCrO4- là 6,5.
Cr2O72- + H2O  2HCrO4- K = 10-1,64.
c) (NH4)3PO4 0,01M. Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
d) Axit Citric (H3Xi) 0,01M. Cho biết: H3Xi có pKa1 = 3,128; pKa2 = 4,761; pKa3 = 6,396.
e) NaHSO3 0,01M. Cho biết: H2O + SO2 có pKa1 = 1,76; pKa2 = 7,21.
f) NaHCO3 0,01M. Cho biết: H2O + CO2 có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
g) FeCl3 0,01M. Cho biết: Fe3+ có *β1 = 10-2,17
h) Dung dịch X chứa H3PO4 0,010M, NaHSO4 0,010M.
Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; HSO4- có pKa = 1,99.
i) Dung dịch Y chứa K2Cr2O7 0,02M và CH3COOH 0,10M. Cho biết: pKa của CH3COOH là 4,76; HCrO4- là 6,5.
Cr2O72- + H2O  2HCrO4- K = 10-1,64.
Câu 2: Cho biết: axit pirophotphoric, H4P2O7 có pKa1 = 1,52; pKa2 = 2,36; pKa3 = 6,60; pKa4 = 9,25; pKw = 14.
a) Tính pH của dung dịch axit pirophotphoric H4P2O7 0,010M.
b) Tính khối lượng axit pirophotphoric H4P2O7 cần cho vào nước để thu được 2,00 lít dung dịch có pH = 1,6.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có một lọ đựng dung dịch nước của một axit, dự đoán là axit citric vì tên hóa chất bị nhòe
một phần, nhưng đọc được chính xác giá trị nồng độ (mol/l) của axit đó. Để khẳng định điều dự đoán trên, người ta tiến
hành đo pH của dung dịch đó thì thấy [H +] trong dung dịch bằng đúng giá trị nồng độ ghi trên nhãn. Bằng phép tính cụ thể,
hãy chứng tỏ rằng dung dịch đó là axit citric và cho biết nồng độ của axit.
Cho biết: axit citric H3Xi có pKa1 = 3,128; pKa2 = 4,761; pKa3 = 6,396.
b) Tính pH của dung dịch chứa đồng thời K2CrO4 0,020M và K3PO4 0,010M và KOH 1.10-3M
Cho biết: CH3COOH có pKa = 4,76; pKw = 14; H3PO4 có pKa1= 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Cr2O72- + H2O  2CrO42- + 2H+ (1) K1 = 10-14,64
HCrO4-  H+ + CrO42- (2) Ka2 = 10-6,5
Câu 4: Đánh giá khả năng đệm của các hệ sau:
a) H2SO4 0,01M và NaHSO4 0,01M. Biết HSO4- có pKa = 1,99.
b) HCN 0,01M và NaCN 0,01M. Biết HCN có pKa = 9,35.
c) Na2HPO4 0,01M và Na3PO4 0,01M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
d) NaHCO3 0,01M. Biết: H2O + CO2 có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
e) NaHC2O4 0,01M. Biết: H2C2O7 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27.
f) (NH4)3PO4 0,01M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; NH4+ có pKa = 9,24.
g) NaH2PO4 0,01M. Biết H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
h) Phenyl alanin 1,00.10-4M. Biết: pKa1 = 2,21; pKa2 = 9,18;
Câu 5: Lysin (kí hiệu dạng HA) là một trong các aminoaxit quan trọng trong cơ thể người và động vật. Công thức phân tử
của lysin như sau:

Ở dạng proton hoá (+H3N−CH2−CH2−CH2−CH2−CH(NH3+)−COOH); lysin là một axit ba nấc (kí hiệu là H3A2+) với các
hằng số phân li axit tương ứng như sau: pKa1 = 2,16; pKa2 = 9,06; pKa1 = 10,54.
1. Hãy xác định các hằng số phân li axit Ka tương ứng với sự phân li của từng nhóm axit.
2. Hòa tan hoàn toàn 5,00 gam HA trong nước cất, thu được 100,0 mL dung dịch X.
a) Hãy vẽ công thức cấu tạo của dạng tồn tại chủ yếu của HA trong dung dịch X.
b) Tính giá trị pH và nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch X.
Đáp án: 2b) 9,80.
Câu 6: Nước cất có pH = 7,0, tuy nhiên nước mưa thì lại có tính axit vì trong không khí ngoài việc khí CO2 bị hấp thụ vào nước
thì trong nước mưa còn hoà tan một số oxit có tính axit như SO2, SO3, NO2, ... Với sự có mặt của các oxit axit đó làm tăng tính
axit của nước mưa và gây ra hiện tượng mưa axit. Ta gọi là mưa axit nếu độ pH của nước mưa có giá trị thấp hơn 5,6.
a) Hãy giải thích cơ sở để lấy giá trị pH là 5,6. Biết rằng, hàm lượng CO 2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol;
áp suất khí quyển là 1,0 atm; CO2(k)  CO2(dd) KH = 3,31.10−2 M.atm−1
b) Ở các vùng có núi lửa, sau khi núi lửa phun thì thường có mưa axit, kết quả đo độ pH của nước mưa cho thấy, có những
vùng mưa rất axit với độ pH = 1,70.
Khi đo pH của nước một loại nước mưa đo thì giá trị pH đo được là 3,20. Tính tổng nồng độ H2SO4 trong nước
mưa, giả sử ngoài CO2 thì trong nước mưa chỉ có hoà tan thêm H2SO4.
Cho biết: pKa(HSO4−) = 1,99; (CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
Đáp án: b) 3,25.10-4M.
CÂN BẰNG và PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH AXIT, BAZƠ
Câu 1: Trộn các thể tích bằng nhau của 4 dung dịch sau:
C6H5-COOH 0,04M; HCOOH 0,08M; NH3 0,22M và H2S 0,10M thu được dung dịch A.
a) Xác định TPGH trong dung dịch A.
b) Không cần tính giá trị pH. Hãy cho biết dung dịch A có phản ứng axit hay bazơ? Tại sao?
c) Tính V (ml) dung dịch HCl hoặc NaOH 0,05M cần để trung hòa 20,0 ml dung dịch A đến pH = 10.
Cho biết: C6H5-COOH có pKa = 4,2; HCOOH 3,75; NH4+ 9,24; H2S 7,02 và 12,90.
Câu 2: Độ điện ly của HSO4- trong dung dịch H2SO4 C0(M) là 41,4%. Thêm 15 ml dung dịch NaOH C(M) vào 25 ml dung
dịch H2SO4 thì độ điện ly của HSO4- tăng 1,43 lần.
a) Tính C0, C. Cho biết pKa của HSO4- là 2,0
b) Nếu thay dung dịch NaOH C(M) bằng 25 ml dung dịch NH 3 0,010M vào 15 ml dung dịch H2SO4 C0(M) thì độ
điện ly của HSO4- tăng bao nhiêu lần?
Cho biết: HSO4- có pKa = 1,99; NH4+ có pKa = 9,24; pKw = 14,00.
Câu 3: Lấy 500 mg muối natri của axit photphoric ngậm nước được hòa tan vào 50,0 ml dung dịch axit sunfuric 0,100M.
Pha loãng dung dịch thu được bằng nước cất thành 100,0 mL. Nhỏ từ từ 26,41 mL dung dịch NaOH 0,100M vào 20,0 mL
dung dịch này (đã pha loãng), kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch có pH = 10.
a) Tính phần trăm mol các dạng của axit photphoric tại điểm cuối chuẩn độ.
b) Xác định công thức của muối,
Cho biết: Na = 23,0; P = 31,0. Hằng số axit của H3PO4 pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Câu 4: Dung dịch A là hỗn hợp của Na2S và Na2SO3 có pH = 12.
a) Tính độ điện li  của ion S2- và SO32- trong dung dịch A.
b) Tính lượng Na3PO4 cần cho vào 100,0 ml dung dịch A sao cho cho độ điện li của ion S2 giảm 25%.
c) Tính thể tích dd HCl 0,04M phải dùng để khi thêm (rất chậm) vào 25,00 ml dung dịch A thì pH bằng 9,54.
Cho biết: pKa: H2S 7,00 ; 12,90; H3PO4 2,23 ; 7,26 ; 12,32; H2SO3 (SO2 + H2O) 2,00 ; 7,00
Câu 5: Tính pH và nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch thu được trong các trường hợp sau:
a) Dung dich A gồm HCOOH 0,090 M; CH3COOH 0,090 M và NH4Cl 0,020 M.
b) Trộn 10,0 mL dung dịch A với 10,0 mL dung dịch KOH 0,20 M, thu được 20,0 mL dung dich B.
Cho biết: pKa(HCOOH) = 3,75; pKa(CH3COOH) = 4,76; pKa(NH4+) = 9,24.
Đáp án: a) 2,39; b) 10,61.
Câu 6: Dung dịch A gồm H3PO4 0,02 M và CH3COOH 0,06 M. Dung dịch B chứa NH3 0,12 M.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
c) Pha loãng 10,0 mL dung dịch A bằng V (mL) nước cất thì độ điện li của CH3COOH trong dung dịch mới thu
được thay đổi 2 lần (so với trước khi pha loãng). Tính giá trị của V.
d) Trộn 10,0 mL dung dịch A với 10,0 mL dung dịch B, thu được 20,0 mL dung dịch C. Tính pH của dung dịch C.
e) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,05 M cần thêm vào 10,0 mL dung dịch A để thu được dung dịch đệm có pH = 7,00.
Biết hằng: H3PO4 pKa1= 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKa(CH3COOH) = 4,76; pKa1(NH4+) = 9,24.
Đáp án: a) 2,05; b) 0,195%; c) V = 18,2 mL; d) 8,54; e) 17,53 mL.
Câu 7: Dung dịch X gồm Na2S (C1 M) và HCOONa (C2 M); pHX = 12,50.
1. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,10 M vào 20,0 mL dung dịch X đến pH = 4,0 thì hết 19,40 mL dung dịch HCl. Tính C1 và C2.
2. Nếu chỉ dùng hết 17,68 mL HCl thì hệ thu được có pH là bao nhiêu?
3. Độ điện li của S2− trong dung dịch X tăng hay giảm trong các trường hợp sau, giải thích ngắn gọn.
a) Thêm 1 lượng axit axetic vào dung dịch X (coi thể tích dung dịch không thay đổi).
b) Thêm 1 lượng NH3 vào dung dịch X (coi thể tích dung dịch không thay đổi).
Cho biết: pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; pKa(HCOOH) = 3,75; pKa(NH4+) = 9,24; pKa(CH3COOH) = 4,76.
Đáp án: 1) C1 = 4,42.10-2M; C2 = 2,34.10-2M; 2) 5,25; 3a) tăng; 3b) giảm.
Câu 8: Dung dịch đệm vạn năng còn gọi là đệm Briston – Robinson, được dùng rất phổ biến trong thực nghiệm hoá học do
có thể đệm trong khoảng pH rất rộng từ pH = 2 -12. Để pha dung dịch đệm này ở các pH khác nhau, người ta thêm dung
dịch NaOH 0,2M vào dung dịch hỗn hợp các axit H3PO4 0,04M, CH3COOH 0,04M và H3BO3 0,04M.
1. Tính pH của dung dịch đệm ban đầu.
2. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 30 ml dung dịch NaOH 0,2M vào 100 ml hỗn hợp ban đầu chứa 3 axit trên.
3. Máy đo pH là một thiết bị dùng để đo pH của các dung dịch, được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm Hoá học
và Sinh học hiện nay. Trước khi sử dụng máy, ta thường phải chuẩn hoá máy bằng các dung dịch đệm chuẩn. Hai dung dịch
đệm thường được sử dụng để chuẩn hoá máy đo pH là dung dịch đệm có pH1 = 4,01 và pH2 = 7,00.
Tính thể tích dung dịch NaOH 0,20 M cần cho vào 100,0 mL dung dịch X để thu được dung dịch đệm có pH 1 = 4,01
và thu được dung dịch đệm có pH2 = 7,00.
Cho biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; CH3COOH có pKa = 4,76; H3BO3 có pKa = 9,25.
Đáp án: 1) 1,86; 3) pH1 = 4,01 => V1 = 22,75 mL; pH2 = 7,00 => V2 = 47,51.
Câu 9: (Đề thi HSG Quốc gia năm học 2020–2021)
Histidin có công thức cấu tạo như sau:
a) Trong dung dịch nước, histidine tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (trung hoà điện) kí hiệu là HA.
Khi axit hoá dung dịch, histidin bị próton hoá lần lượt thành H 2A+ và H3A2+. Vẽ công thức cấu
tạo của dạng H3A2+ và dạng trung hoà điện (thể hiện các nhóm chức mang điện).
b) Tính pH của dung dịch HA 0,0100 M.
c) Tính nồng độ HClO4 cần thiết lập trong dung dịch HA 0,0100 M để dung dịch có pH = 2,0 (dung dịch X). Tính nồng độ
cân bằng của dạng histidine trung hoà trong dung dịch X.
Cho biết: Ở 298 K, H3A2+ có pKa1 = 1,82; pKa2 = 6,00; pKa3 = 9,17.
Đáp án: b) 7,59; c) [HA] = 6,02.10-7M.
Câu 10: Dung dịch A thu được bằng cách trộn 100,0 mL dung dịch HCl 0,120M và 100,00 mL Na 3PO4 0,024M.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính thể tích NaOH 0,100 M cần để trung hoà 100,0 mL dung dịch A đến pH = 7,21.
c) Thêm Na2CO3 vào 100,00 mL dung dịch A cho đến pH = 4,0 thì hết m (gam). Coi thể tích dung dịch không đổi sau khi
thêm Na2CO3. Tính giá trị của m.
Cho biết: Ở 298 K; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; H2CO3 có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
M(Na2CO3) = 106 gam.mol−1. Cho độ tan của CO2 là 3.10-2 M.
Câu 11: Đệm axit bazơ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định pH trong máu của các sinh vật sống. Hệ đệm có vai trò
ổn định pH của máu, đảm bảo pH trong ngưỡng an toàn. Trong đó, hệ đệm bicacbonat giữ vai trò quan trọng nhất.
a) Trong một ngày, với 1 người thì trung bình thì có 60 mmol proton được sinh ra do quá trình trao đổi chất, lượng
proton này được giải phóng vào 6,0 lít máu. Để đơn giản, ta coi hệ đệm bicacbonat trong máu như là một hệ kín mà thành
phần ban đầu chỉ chứa đệm bicacbonat với pH = 7,40, áp suất ban đầu của CO2 là 0,053 atm.
Tính pH của hệ trong máu ở 37oC sau khi 60 mmol proton được sinh ra đã được giải phóng vào 6,0 lít máu. Coi
dung tích của phổi là không đáng kể.
b) Trên thực tế, ta không thể coi hệ đệm bicacbonat trong máu là một hệ kín được vì CO 2 luôn được duy cố định ở 0,053
atm do quá trình hô hấp. Tính pH của hệ đệm trong máu người, biết các điều kiện khác như trong ý a).
Cho biết: Ở 37oC, hằng số Henry của CO2 là KH = 2,25.10−2 M.atm−1, pKa1(H2CO3) = 6,1; pKa2(H2CO3) = 10,3.
Câu 12: Dung dịch A gồm H3PO4 và NaHSO4 0,010 M có pHA = 2,03.
a) Tính nồng độ của H3PO4 trong dung dịch A.
b) Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H3PO4 giảm 25% (Coi thể tích dung dịch A
không đổi sau khi thêm HCOOH).
Cho biết: pKa1(H3PO4) = 2,15; pKa2(H3PO4) = 7,21; pKa3(H3PO4) = 12,32; pKa(HSO4−) = 1,99; pKa(HCOOH) = 3,75.
Câu 13: Các α−amino axit có dạng H2N – CH(R) – COOH, có các hằng số phân li axit tương ứng cho như sau:
Amino acid Kí hiệu Mạch nhánh (R) pKa(−COOH) pKa(−NH3+) pKa(−R)
Glycine Gly −H 2,34 9,60
Alanine Ala −CH3 2,34 9,69
Isoleucine Ile −CH(CH3)(C2H5) 2,36 9,60
Histidine His −CH2(C3H5N2) 1,82 9,17 6,00
Các peptit được viết bằng kí hiệu viết tắt của các amino acid bắt đầu với amino acid đầu N và kết thúc bằng các amino acid
đầu C. Coi giá trị các hằng số phân li axit của các nhóm chức thay đổi không đáng kể khi tạo peptit.
a) Dung dịch X gồm Gly−Ile và Ala−His có cùng nồng độ là 5,0.10-3M. Tính giá trị pH của dung dịch X.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1,00 M cần cho vào 50,0 mL dung dịch X để thu được dung dịch có pH = 2,0.
Câu 14: Để tạo vị chua cho nước coca – cola, người ta thường thêm H 3PO4 với hàm lượng photpho là 160 mg trong 1,00 lít
nước này. Ngoài ra, tổng lượng CO2 được nén vào 1 chai chứa 330,0 mL nước coca-cola là 1,10 gam.
a) Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca – cola. Tính độ chua (pH) của nước coca-cola trong chai.
b) Sau khi mở nắp chai coca-cola rồi để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca-cola thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Tính thể tích (theo mL) dung dịch NaOH 5,00.10–3 M cần cho vào 10,0 mL nước coca-cola ở ý (b) để thu được dung dịch
có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO2 trong không khí đến thí nghiệm.
d) Thực tế, chai coca-cola có dung tích 350,0 mL chỉ chứa 330,0 mL nước coca-cola và 1,10 gam CO2. Do vậy, một phần
CO2 tồn tại trong pha khí. Tính áp suất (theo atm) của khí CO 2 trong khoảng không khí trên chất lỏng trong chai. Coi nước
bay hơi không đáng kể, trong chai coca-cola không có không khí.
Cho biết: ở 298 K, H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; (CO2 + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
CO2(dd)  CO2(k) KH = 30,2 at.M-1;
hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí quyển là 1,0 atm; các thành phần khác trong
nước coca-cola không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. R = 0,082 atm.L.mol -1.K-1.

You might also like