You are on page 1of 65

Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

MÔN HOÁ HỌC – MÃ CHẤM: H10a


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA AMIN- AMINO AXIT- PEPTIT

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Amin- amino axit- peptit là những hợp chất hữu cơ chứa nitơ có vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống cũng như trong tổng hợp hữu cơ. Các amin được phân bố
rộng rãi ở thực vật và động vật; được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất dược
phẩm, phẩm nhuộm v.v...Trong các loại hợp chất hóa học, peptit và protein có vai trò
quan trọng nhất vì nó là cơ sở tạo nên sự sống, mà theo quan điểm hóa học, protein
được tạo nên từ các đơn vị cơ sở là các α- amino axit. Vì vậy việc nghiên cứu thấu
đáo nội dung kiến thức này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên và học
sinh.
Qua thực tế giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi chọn học
sinh giỏi Quốc gia nội dung hoá học hữu cơ, chúng tôi nhận thấy đây là một nội dung
kiến thức đa dạng, phong phú, học sinh thường lúng túng trong việc vận dụng lí
thuyết vào bài tập. Mặt khác, tài liệu giúp hệ thống hóa kiến thức và phân loại bài tập
để các em luyện tập và củng cố khắc sâu kiến thức còn chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi
mong muốn xây dựng được một tài liệu bổ ích nhằm cung cấp một công cụ giúp học
sinh rèn luyện, nâng cao năng lực tự học, khắc sâu kiến thức về hợp chất amin-
amino axit- peptit.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cho học sinh những lí thuyết cơ bản, tổng quát nhất về Amin-
Amino axit- Peptit, phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn cách lập luận, trình bày
nội dung kiến thức.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu : Tổng hợp các kiến thức cơ bản về vấn đề, trên cơ sở đó
xây dựng các bài tập cụ thể, lời giải cụ thể để từ đó học sinh thấy được phương pháp
chung cũng như khả năng tư duy khi gặp các bài tập khác.
- Tài liệu nghiên cứu :
+) Giáo trình lý thuyết hoá học hữu cơ của các tác giả : Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn
Tòng, Thái Doãn Tĩnh, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Minh Thảo.
+) Bài tập hoá học hữu cơ của : Nguyễn Văn Tòng, Đặng Đình Bạch, Ngô Thị
Thuận, Trần Quốc Sơn.
+) Đề thi HSG các năm
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết và hệ thống bài tập liên quan đến Amin- Amino axit- Peptit

II. PHẦN NỘI DUNG


1
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Phần 1. Hệ thống hóa lí thuyết cơ bản của Amin- Amino axit- Peptit
A. AMIN
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Amin là dẫn xuất thế H của NH3, bằng các gốc hiđrocacbon béo hay thơm.
Amin loại béo: gốc hiđrocacbon là gốc ankyl hay xicloankyl
CH3-CH2CH2-NH2
Amin thơm, gốc hyđrocacbon là nhân thơm:

NH 2

2. Bậc amin
Amin bậc 1, có nhóm chức amin -NH2 đính với 1 gốc hiđrocacbon
Amin bậc 2, có nhóm chức amin –NH đính với hai gốc hiđrocacbon
Amin bậc 3, N đính với 3 gốc hiđrocacbon
RNH2 (CH3)2CNH2 R2NH CH3CH2NHCH3 R3N
(CH3)3N
amin bậc nhất amin bậc hai amin bậc ba
II. DANH PHÁP
Amin thường được gọi theo tên thông thường hơn là IUPAC

Tên gốc hiđrocacbon+amin X-amino + tên


(viết liền 1 chữ) hiđrocacbon

Tên thông thƣờng Tên IUPAC


CH3NH2 metylamin aminometan
(CH3)2NH đimetylamin N-metylaminometan
(CH2CH2CH2)3N tri-n-propylamin N,N-đipropylaminopropan
CH3CH2CH-NH2 sec-butylamin Amino-2-butan
CH3
CH 3CH 2CH - N - CH 2CH 3
metyletyl-sec-butylamin N, N-etylmetylamino-2-
CH 3 CH 3
butan

NH 2

2
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

phenylamin,anilin aminobenzen(benzenamin)
N(CH 3)2

đimetylphenylamin N, N-đimetylbenzenamin
H 3C NH 2 đimetylanilin N, N-đimetylanilin

p-toluiđin p-aminotoluen
III. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP
1. Ankyl hóa trực tiếp amoniac hay amin
NH3 tác dụng với RX tạo thành muối:
CH3CH2-Br + NH3   CH3CH2NH3 Br NaOH
+ -
 CH3CH2NH2
2. Phản ứng khử
a, Khử hợp chất nitro
Nhóm nitro bị khử thành amin bậc nhất. Phản ứng chủ yếu dùng để điều chế amin
thơm. Tác nhân khử có thể là hiđro hóa xúc tác hay tác nhân khử hóa học trong dung
CH3 CH3
dịch.
NO2 NH2

[H]
p, to CH(CH3)2 CH(CH3)2

CH3 CH3
NO2 NH2
Fe
C2H5OH, HCl, to
NO2 NH2

b, Khử hợp chất nitrin


Nitrin bị khử bằng hiđro trên xúc tác hoặc bằng LiAlH4 trong dung dịch để tạo thành
amin bậc nhất:
H2/Ni
R-C≡N R-CH2-NH2
hay LiAlH4
IV. CẤU TRÚC

3
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Amin là sản phẩm thế của NH3, nên nói chung có cấu trúc giống cấu trúc của
NH3:
NH3 R-NH2 R-NH-R R-N-R
|
R
V. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính bazơ
Amin là bazơ Lewis do amin có cặp electron n không liên kết ở N tương tự
như ancol, ete. Khi xét một amin có tính bazơ, cần so sánh tính ổn định của amin
so với muối amoni. Nếu ion amoni ổn định hơn amin thì amin đó có tính bazơ. Khi
so sánh tính bazơ của amin béo, cần chú ý hai nhân tố: nhân tố phân cực và nhân tố
solvat hóa.
Nếu xét theo nhân tố phân cực, khi tăng gốc R sẽ làm tăng mật độ electron ở
N, vừa làm tăng khả năng kết hợp proton, vừa làm tăng tính ổn định của ion amoni.
Do đó tính bazơ giảm theo thứ tự: R3N > R2NH > RNH2
Nếu xét theo nhân tố solvat hóa của ion amoni, số lượng proton ở ion amoni
càng nhiều thì khả năng solvat hóa của ion đó càng lớn, do đó, tính bazơ thay đổi
theo thứ tự: RNH3+ > R2NH+2 > R3NH+
Tổng hợp cả hai nhân tố trên, sự thay đổi tính bazơ của các amin có bậc khác nhau
như sau: RNH2 < R2NH > R3N
Tính bazơ của các amin thơm –béo cũng thay đổi theo thứ tự như trên:

NH2 NHR NR2


< >

2. Sự tạo muối
Do có tính bazơ, amin có khả năng tạo muối với axit:
  C6H5NH3 Cl
+ -
C6H5NH2 + HCl
  (CH3)2NH2 .NO3
+ -
(CH3)2NH + HNO3
C6H5N(CH3)2 + RCOOH   C6H5NH (CH3)2.RCOO
+ -

Các ion amoni có khả năng tan tốt trong nước hơn là amin:
 CH3(CH2)9NH3 NH3 Cl
+ + -
CH3(CH2)9NH2 + HCl
( không tan) (tan tốt)
3. Phản ứng của hiđro của N-H
3.1. Phản ứng ankyl hóa
Hiđro đính với N có thể bị thế bởi gốc hiđrocacbon khi amin tương tác với
halogenua ankyl bậc 1, 2, 3 hay thơm. Nếu ankyl hóa hoàn toàn thì thu được muối
amoni bậc 4:
R’X R’X R’X

4
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

RNH2   RR’NH   RR’2N   [RR’3N] X


+ -

Muối amoni bậc 4 là hợp chất inoic, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong
nước…
Chú ý: Các dẫn xuất thơm chỉ tham gia phản ứng khi có nhóm hút electron ở vị trí
ortho và para, thí dụ như 2, 4-(NO2)C6H3F
3.2. Phản ứng axyl hóa
Amin bậc nhất và amin bậc hai phản ứng với halogenua axit hay anhiđrit axit tạo
thành amit:
2CH3NH2 + CH3COCl   CH3NH-CO-CH3 + CH3NH3 Cl
+ -

CH3NH2 + (CH3CO)2O   CH2NH-COCH3 + CH3COOH


 taïch
Tổng quát: R - NH2 + Cl - CO - R’ cäüng  R - NH - COR’ + HCl
 taïch
R - NH2 + R’COO - CO - R’ cäüng  R - NH - COR’ + R’COOH
Nếu dùng clorua axit thì cần 1 lượng tương đương để trung hòa axit clohiđric tạo
thành.
Ứng dụng: Để bảo vệ nhóm -NH2 trong tổng hợp hữu cơ
Nhờ phản ứng axetyl hoá (dùng axetyl clorua hoặc anhiđrit axetic người ta bảo vệ
nhóm amino trong tổng hợp hữu cơ ).
Để bảo vệ nhóm amino của aminoaxit và peptit trong qua trình tổng hợp peptit,
không dùng phản ứng axetyl hoá được, vì khi muốn giải phóng nhóm -NH2 ra khỏi -
NHCOCH3 phải thuỷ phân, do đó làm đứt luôn cả liên kết peptit - CO - NH -. Tốt
hơn hết nên dùng C6H5CH2OCOCl (benzyl oxicacbonyl clorua) vì khi cần giải phóng
nhóm - NH2 có thể dùng phản ứng khử bằng H2/Pd (không ảnh hưởng tới liên kết
peptit). Thí dụ tổng hợp đipeptit Ala-Gly theo sơ đồ:
C6H5CH2OCOCl + H2NCH(CH3)-COOH C6H5CH2OCO HNCH(CH3)-COOH
H2NCH2COOCH2C6H5
C6H5CH2OCO HNCH(CH3)-CO HNCH2COOCH2C6H5
DDC
H2/Pd/C
2 C6H5CH3 + CO2 + H2NCH(CH3)-CO HNCH2COOCH2C6H5
(DCC: đixiclohexylcacbođiimit).
3.3. Phản ứng với axit nitrơ
Axit nitrơ HONO gần như không tác dụng với amin bậc 3, trừ phản ứng nitroso
hoá nhân thơm.
Axit nitrơ tác dụng với amin bậc hai sinh ra nitrosoamin(N - nitrosoamin) có màu
vàng, nhờ vậy có thể phân biệt amin bậc hai với amin các bậc khá. Thí dụ:
()
(C2H5)2NH + HONO H
 (C2H5)2N – N = O + H2O
(Chất lỏng màu vàng)
( )
Amin bậc một tác dụng HONO sinh ra muối điazoni RN  NX(-) (từ RNH2) hoặc

5
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

( )
ArN  NX(-) (từ ArNH2). Cơ chế phản ứng của amin bậc một tương tự trường
hợp amin bậc hai ở chỗ lúc đầu cũng tạo ra hợp chất nitroso, sau đó phản ứng tiếp
như sau:

+ + + +
H -H H
R- NH - N = O R- NH = NOH R - N = NOH R - N = NOH2 R-N N
( )

Đáng chú ý là muối điazoni dãy béo RN N không bền nên chuyển hoá ngay thành
ancol giải phong khí nitơ. Trong khi ấy, muối điazoni dãy thơm lại bền ở nhiệt độ
thấp và chỉ phân huỷ thành phenol đồng thời giải phóng N2 khi đun nóng. Thí dụ:

NaNO2 + OH2
-
C2H5 - NH2 C2H5 - N NCl N2 + C2H5OH + HCl
HCl, 00C

NaNO2 + OH2
-
C6H5 - NH2 C6H5 - N NCl N2 + C6H5OH + HCl
HCl, 00C ®un

Muối điazoni thơm ArN2(+)X(-) được dùng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ.
3.4. Phản ứng thế ở nhân thơm
Các nhóm -NH2, -NHR và - NR2 (R = ankyl) đều hoạt hoá nhân thơm và định
hướng ortho - para.
a, Halogen hoá
Nước brom dễ dàng phản ứng với anilin cho 2, 4, 6 - tribromoannilin (kết tủa
trắng), với p - toluidin p - CH3C6H4NH2 cho 2,6 - đibrom - 4 - metylanilin.
Brom lỏng tác dụng vào vị trí para của N - axetylanilin (hay axetanilit)
C6H5NH - COCH3; thuỷ phân sản phẩm sinh ra sẽ đƣợc p - bromanilin.
Iot trong hỗn hợp với NaHCO3 (để trung hoà HI sinh ra trong phản ứng) tác
dụng với anilin cho ta p - Iotanilin.
b, Nitro hoá
Không thể trực tiếp nitro hoá anilin bằng HNO3, vì khi ấy amin bị proton hoá trở
()
thành muối amoni; nhóm - N H 3 sinh ra sẽ phản hoạt hoá rất mạnh và định hướng thế
vào vị trí meta, muốn mononitro hoá anilin phải bảo vệ nhóm - NH2 rồi mới nitro
hoá, sau đó giải phóng - NH2.

6
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

NH2 NHCOCH3 NHCOCH3 NH2

(CH3CO)2O HNO3, H2SO4 1) H3O+


2) OH-

NO2 NO2

Nếu muốn đưa nhóm nitrơ vào vị trí ortho phải “khoá” vị trí para rồi mới nitro hoá:
NH 2 NHCOCH 3 NHCOCH 3 NHCOCH3

(CH 3CO)2O H 2SO4 HNO3, H2SO4 HNO3, H 2SO4

SO3H SO3H

NHCOCH 3 NHCOCH 3

NO2 H2SO4 NO2


OH2

SO3H
B. MUỐI ĐIAZONI
I. CẤU TRÚC CỦA CATION ĐIAZONI
Ion điazoni có nhóm N2 hay N≡N mang điện tích dương phân bố trên cả hai nitơ
nhưng tập trung ở N đính với phân tử benzen nhiều hơn:

+ + +
N N hay N N (Ar-N2)

trong hệ liên hợp, một liên kết  liên hợp được với hệ của nhân benzen còn một liên
kết  nằm thẳng gốc với mặt phẳng này
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Muối điazoni thơm ArN2(+)X(-) có thể đóng vai trò là chất phản ứng trong các
phản ứng thay thế nhóm - N2(+), mặt khác có thể là tác nhân electrophin tham gia
phản ứng thế electrophin ở nhân thơm, đó là phản ứng ghép.
1. Phản ứng thế nhóm -N2(+)
1.1. Thế -N2(+) bằng -OH và bằng -I
+ -N2 -
Y
Ar - N N Ar+ Ar - Y
Khi đun nóng dung dịch ArN2(+), H2SO4(-) trong nước sẽ sinh ra ArOH theo cơ chế
nêu trên (H2SO4(-) có tính nucleophin kém H2O). Phản ứng này được dùng để tổng
hợp phenol từ amin thơm. Thí dụ:

7
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

NaNO2, H2SO4, H2O + - OH2


m - NO2C6H4NH2 m - NO2C6H4N2HSO4 m - NO2C6H4OH + N2
t0

Khác với H2SO4(-) có tính nucleophin kém nước, anion I(-) có tính nucleophin cao
hơn nước nhiều, nên dễ tác dụng với muối điazoni sinh ra ArI. Thí dụ:
NaNO2, HCl + - KI
C6H5NH2 C6H5N2Cl C6H5I
0- 50C 250C
(+)
1.2.Thế -N2 bằng - Cl, -Br và -CN (phản ứng Sandmeyer)
Nhỏ từng giọt huyền phù của Cu2X2 (X = Cl, Br hoặc CN) vào dung dịch
ArN2(+)X(-) ở lạnh sẽ xảy ra phản ứng thế -N2(+) bằng -X. Thí dụ:
NaNO2, HCl + - KI
C6H5NH2 C6H5N2Cl C6H5I
0- 50C 250C

NaNO2, HBr + - Cu2Cl2


o-ClC6H4NH2 o-ClC6H4N2Br o-ClC6H4Br
0- 50C

-
NaNO2, HCl + - Cu(CN)2
p-CH3C6H4NH2 p-CH3C6H4N2Cl p-CH3C6H4CN
0- 50C
1.3. Thế -N2(+) bằg -F và -NO2
Sau khi điều chế muối arenđiazoni tetrafluoroborat ArN2(+) BF4(-) đem nhiệt phân sẽ
được ArF hoặc cho tác dụng với NaNO2/Cu sẽ được ArNO2. Thí dụ:
NaNO2 + -
p-NO2C6H4NH2 p-NO2C6H4N2BF4
HBF4
to
p-NO2C6H4F
-N2, -BF3

NaNO2/Cu
p-(NO2)2C6H4

1.4. Thế -N2(+) bằng -H. Phản ứng khử


Dùng axit hipophotphorơ(H3PO2) hoặc etanol có thể khử được muối điazoni
ArN2(+) thành ArH:
+ H 3PO2
NaNO2, H +
ArNH2 ArN2 ArH
0 - 50C hoÆc C 2H 5OH

8
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Nhờ phản ứng này người ta có thể loại bỏ nhóm amino trong vòng thơm và do đó
tổng hợp được những dẫn xuất thế không thể điều chế bằng phản ứng thế trực tiếp.
Thí dụ từ toluen tổng hợp m - bromotoluen:

CH3 CH3 CH3 CH3

HNO3 Sn, HCl (CH3 CO)2O Br2

NO2 NH2 NHCOCH3


CH3 CH3 CH3 CH3
OH2 NaNO2 H3 PO2
xt -H 3PO3
HCl
Br Br Br Br
NHCOCH3 NH2 N2(+)Cl-
2. Phản ứng ghép:
Ion arenddiazoni ArN2(+) là những tác nhân electrophin không mạnh, thường chỉ tác
dụng với những chất thơm giàu mật độ electron như amin, phenol,...theo cơ chế
electronphinin:
+ S 2
E
R-N N + H Y R-N=N Y

Cấu tử điazo Cấu tử azo Hợp chất azo


2.1.Phenol và dẫn xuất
Nếu cấu tử azo là phenol, phản ứng ghép xảy ra ở vị trí para và ở pH tối ưu là
( )
9 - 10 để chuyển -OH thành -O(-) có hiệu ứng +C mạnh hơn. Ở pH cao hơn ArN  N
sẽ chuyển thành ArN = NOH và Ar - N = N-O(-) không còn tính electrophin. Thí dụ:
+ (-) S 2 (-)
E
C6H5 - N N + O C6H5-N=N O

2.2.Amin thơm
Nếu cấu tử azo là amin thơm bậc 3 như C6H5 - NR2pH thuận lợi là 5-9, phản
ứng cũng xảy ra ở vị trí para. Thí dụ:

+
C6H4-N N + N(CH3)2 C6H5-N=N N(CH3)2

Phản ứng muối điazoni với amin thơm bậc một xảy ra ở nguyên tử nitơ. Thí dụ:

9
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

+
C6H5 - N N + H2N - C6H5 C6H5-N=N - NH - C6H5

Đối với amin thơm bậc hai như C6H5NHCH3 phản ứng xảy ra cả ở nitơ lẫn vị
trí para của vòng thơm. Thí dụ:

C6H5 - N=N NHCH3


+
C6H5 - N N + NHCH3
C6H5 - N=N - N(CH3)2

C. AMINOAXIT - PROTEIN
C1. AMINOAXIT
I. ĐỊNH NGHĨA-CẤU TRÚC - DANH PHÁP
1. Định nghĩa: Aminoaxit là các HCHC tạp chức, phân tử có chứa đồng thời nhóm
chức -NH2 (amino) và -COOH (-cacboxyl)
2. Công thức tổng quát:
 CT chung: (NH2)x R (COOH)y
x = y hoặc x > y hoặc y > x
 Khi x=1, y= 1, R: no, mạch hở thì CT là
NH2 - CnH2n - COOH
VD: C3H7O2N  Đồng phân aa?(2 đ p)
3. Cấu trúc: Đa số các a.a thiên nhiên là các  , dãy L, trạng thái rắn tồn tại ion
lưỡng cực, trong dung dịch tồn tại ở dạng cân bằng
Ví dụ 1: Cấu hình R/S và D/L của hầu hết các amino axit là gì ? (b) Viết cấu hình
tuyệt đối của (i) L- cystein và (ii) L-serin.
(a) S và L
COO COO

H3N H H3N H

(b) (i) CH2SH (ii) CH2OH

Ví dụ: (a) Viết tất cả các đồng phân lập thể của threonin (dạng công thức Fischer).
(b) Xác định L-threonin và cho biết danh pháp R/S của nó.
(a)

10
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

COO- COO- COO- COO-

H3N+ H H +
NH3 H3N+ H H +
NH3

H OH HO H HO H H OH

CH3 CH3 CH3 CH3


racemat-1 (threo) racemat-2 (erythro)

(b) Các cấu hình tương ứng với racemat-1 là L- và D-threonin, với racemat-2 là L-
và D-allothreonin, L- được xác định theo cấu hình của C . Nếu có một C bất đối
trong nhóm R, cấu hình của nó không liên quan đến kí hiệu D,L hay R,S của
amino axit. L-threonin là (2S,3R). Đồng phân lập thể dia - (2S,3S)-threonin- được
gọi là L-allothreonin
4. Danh pháp:
a, Tên thường:
Axit +Kí hiệu vị trí (-NH2) [(,,,...)]+ amino + tên thông thường của axit
tương ứng
b, Tên quốc tế:
Axit+vị trí nhóm -NH2 +amino+tên quốc tế của axit HC.
5. Tính axit , bazơ của a.a.
Tên Kí hiệu Công thức
Monoaminomonocacboxylic
Glixin Gly H3N+CH2COO-
Alanin Ala H3N+CH(CH3)COO-
Valin* Val H3N+CH(i-Pr)COO-
Leuxin* Leu H3N+CH(i-Bu)COO-
Isoleuxin* ILeu H3N+CH(s-Bu)COO-
Serin Ser H3N+CH(CH2OH)COO-
Threonin* Thr H3N+CH(CHOHCH3)COO-
Monoaminodicacboxylic và dẫn xuất amit
Axit aspatic Asp HOOC-CH2-CH(+NH3)COO-
Asparagin Asp(NH2) H2NOC-CH2-CH(+NH3)COO-
Axit glutamic Glu HOOC-(CH2)2-CH(+NH3)COO-
Glutamin Glu(NH2) H2NOC-(CH2)2-CH(+NH3)COO-
Diaminomonocacboxylic
*
Lysin Lys H3N+-(CH2)4-CH(NH2)COO-

11
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Hydroxylizin Hylys H3N+-CH2-CHOH-CH2-CH2-CH(NH2)COO-


Arginin* Arg H2N+=C(NH2)-NH-(CH2)3-CH(NH2)COO-
Aminoaxit chứa lưu huỳnh
Systein CySH H3N+CH(CH2SH)COO-
-
Cystin CySSCy OOC-CH(+NH3)CH2S-SCH2CH(+NH3)COO-
Methionin* Met CH3SCH2CH2CH(+NH3)COO-
Aminoaxit thơm
Phenylalanin* Phe PhCH2CH(+NH3)COO-
Tyrosin Tyr p-C6H4CH2CH(+NH3)COO-
Aminoaxit dị vòng
-
CH 2 CH COO
+
Histidin* His NH 3
HN
N
H
Prolin Pro N COO-
H H
H
HO H
Hydroxyprolin Hypro -
N COO
H H
-
CH2 CH COO
+NH3

Tryptophan* Try N
H

II. Tính chất vật lý:


Chất rắn, không màu, đa số tan tốt, có nhiệt độ nước tương đối cao.
III. Tính chất hoá học:
1. Tính chất axit-bazơ: Điểm đẳng điện
Tính lƣỡng tính
tÝnh baz tÝnh axit
 
OH -
+ H3N CHRCOOH  H3N CHRCOO  H2NCHRCOO- + H3O+
+ + -

+ H2 O
cation A ion lưỡng tính anion C
B
(+1) (0) (-1)

12
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giá trị pH mà tại đó phân tử aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (I) cân bằng về
điện tích và không di chuyển về một điện cực nào cả được gọi là điểm đẳng điện và
kí hiệu là pH1.
Giá trị về điểm đẳng điện của các aminoaxit thiên nhiên được giới thiệu ở bảng
trên
Điểm đẳng điện của các axit monoaminomonocacboxylic tính được theo biểu
thức:
pK a1  pK a2
pH 1 
2

Giá trị pKa1 ứng với nhóm -COOH, pKa2 ứng với nhóm  N H 3 . Ví dụ đối với
glyxin, pKa1 = 9,6 tính được pH1 = (2,34 + 9,6) : 2 = 5,97.
Các aminoaxit có giá trị pH1 khác nhau nên ở một giá trị pH xác định các aminoaxit
sẽ dịch chuyển về catot hoặc anot với những vận tốc khác nhau. Dựa vào đặc tính này
người ta đã xây dựng phương pháp điện di để phân tách aminoaxit từ hỗn hợp của
chúng.
2. Tính chất của nhóm cacboxyl:
a, Phản ứng este hoá:
Tương tự axit cacboxylic, aminoaxit phản ứng với ancol có axit vô cơ xúc tác cho
este (ở dạnh muỗi). Ví dụ:

+ - bão hòa khí HCl +


H3N - CH(R) - COO + C2H5OH H3N - CH(R) - COOC2H5 Cl + OH2

Rửa sản phẩm bằng dung dịch NH3 sẽ thu được este:
H2N - CH(R) - COOC2H5.
b, Phản ứng đecacboxyl hoá:
Phản ứng tách CO2 từ nhóm cacboxyl xảy ra trong cơ thể nhờ enzim
đecacboxyllaza:
H2N - CH(R) - COOH decaboxyla
  za
 R - CH2 - NH2 + CO2
3. Tính chất của nhóm amino:
a, Phản ứng với axit nitrơ HNO2
Tương tự các amin bậc một, aminoaxit phảnu ứng với axit nitrơ giải phóng ra N2
và tạo thành hiđroxiaxxit:
 
H 3 N  CH ( R)  CO O HONO  HO  CH ( R)  COOH  N 2  H 2 O
Dựa vào thể tích N2 thoát ra có thể tính được lượng aminoaxit trong dung dịch.
b, Phản ứng đeamino hoá (tách nhóm amino)

13
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Phản ứng xảy ra trong cơ thể nhờ enzim, aminoaxit chuyển thành xetoaxit và NH3.
Ví dụ:
CH3 - CH(NH2) - COOH  O ,enzim
 CH3 - C - COOH + NH3
O
Alamin Axit piruvic
c, Phản ứng ankyl hoá hoặc aryl hoá
Nhóm amino của aminoaxit được ankyl hoá hoặc aryl hoá bằng dẫn xuất halogen
tạo ra dẫn xuất N-ankyl hoặc N - aryl tương ứng. Ví dụ :
H
+ - + -
CH3I + H3N - CH2 - COO H3C N CH2-COO + HI

+ -
O2N F + H3N - CH2 - COO O2N NH-CH2-COOH + HF

NO2 NO2
N-(2,4-dinitrophenyl) glyxin
d, Phản ứng axyl hoá:
Nhóm amino của phân tử aminoaxit được axyl hoá để dàng bởi halogenua axit
trong môi trương kiềm. Vídụ:

+ - 1) OH-/H2O
C 6H 5 - C - Cl + H3N - CH(R) - COO C6H5 - C - NH(R) - COOH + HCl
2) H
+
O O

Cũng có thể axyl hóa bằng anhiđrit axetic:


Cũng có thể axyl hóa bằng anhiđrit axetic:

+ - t0
(CH3- CO)2 O H
+ 3N - CH(R) - COO CH3 - C - NH(R) - COOH + CH3COOH

O O

e, Phản ứng ngưng tụ với anđehit fomic (Phản ứng sorenxen)


Aminoaxit phản ứng dễ dàng với anđehit fomic tạo thành dẫn xuất chứa nhóm
metylenamino:
 
H 3 N  CH ( R)  CO O HCH  O  CH 2  N  CH ( R)  COOH  H 2 O

14
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Do nhóm amino đã bị khoá nên có thể chuẩn độ nhóm cacboxyl bằng kiềm.
Đây là phản ứng quan trọng dùng để định lượng aminoaxit và để đánh giá mức độ
thuỷ phân protein.
4. Tính chất của cả phân tử:
a, Tác dụng của nhiệt
Các  -aminoaxit (hoặc este của chúng) khi đun nóng tạo thành điamit vòng 6 cạnh
được gọi là đixetopiperazin, do hai phân tử aminoaxit bị tách hai phân tử nước (hoặc
hai phân tử ancol). Ví dụ:
O

O +
H3N-CH2 t0 H2C NH
+ OH2
H2C C + HN CH2
-
O-
+ NH O C=O
3
O Dixetpiperazin

O O
+
R-C C OC 2H 5 + H 2N-CH - R t0 R-CH NH
+ C 2H 5OH
NH 2 HN CH-R
C 2H 5O C=O

O Diankyldixetopiperazin

Tương tự các amit, các đi xetopiperazin bị phân huỷ trong môi trường axit hoặc
bazơ, trước hết mở vòng tao thành hai phân tử aminoaxit:
O
+
H2C NH H2O, H +
H 3N CH2- C - NH - CH2 - COOH
HN CH2
O
O (nhóm peptit) Dipeptit

+
H2O, H + -
2 H3N - CH2 - COO
Khi đun nóng, đipeptit lại khép vòng tạo thành đixetopiperazin.
Các  -aminoaxit bị tách NH3 bởi nhiệt tạo thành axit  ,  -không no:
+ - t0
H3N - CH2 - CH2 - COO CH2=CH-COOH +NH3
Các  ,   vaì  -aminoaxit dưới tác dụng cuat nhiệt bị tách nước tạo thành amit
vòng, thường gọi là lactam:

15
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

H2 H2
CH2 - CH2 - CH2 to C C
- C=O + OH2
+ H2C
NH3 O C=O
NH

Butirolactam
b, Phản ứng tạo hợp chất phức
Các  -aminoaxit phản ứng được với một số ion kim loại nặng cho hợp chất phức
khó tan, thường có màu đặc trưng. Ví dụ hợp chất phức của glyxin với Cu2+:

O
1
C O H2N
- + Cu(OH)2 + 2 OH2
2 CH2 - COO H2C Cu CH2
1
+ NH2 O C
NH3
KÕt tña mµu xanh O

5. Phản ứng màu của aminoaxit:


a, Phản ứng với ninhiđrin
Các  -aminoaxit phản ứng với ninhiđrin (còn gọi là trixeto hiđrinđen hiđrat) cho
sản phẩm màu tím xanh tan trong nước (riêng prolin cho sản phẩm màu vàng):

O O

OH H
+ R - CH - COOH + NH 3 + CO2 + RCH=O
OH OH
NH 2
O O
+ Ninhidrin
+ NH 3
O O

N tím xanh

O O

Phản ứng rất nhạy, có thể phát hiện đến microgam  -aminoaxit, vì vậy phản ứng
này được dùng để phân tích định tính và đinh lượng các  -aminoaxit. Để định lượng
 -aminoaxit có thể dùng phương pháp so màu đo cường độ màu dung dịch phản
ứng, hoặc dùng phương pháp đo thể tích CO2.
b, Phản ứng xangtoproteic
Các aminoaxit có gốc hiđrocacbon thơm (Phe, Tyr, Trp...) phản ứng với HNO3
đặc nóng cho sản phẩm màu vàng.
c, Phản ứng với thuốc thử Milon
Các aminoaxit có gốc phenol (Tyr...) phản ứng với thuốc thử Milon (hỗn hợp
Hg(NO3)2 và HNO3 đặc) khi đun nóng cho sản phẩm màu đỏ.

16
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

d, Phản ứng Pauli


Phản ứng Pauli đặc trưng cho tryptophan. Tryptophan phản ứng với axit
điazobenzensunfonic trong dung dịch kiềm cho sản phẩm có màu đỏ anh đào.
e, Phản ứng Ađamkevic và Hopkin
Phản ứng đặc trưng cho aminoaxit chứa vòng inđol như tryptophan. Tryptophan
phản ứng với axit gloxilic (O=CH-COOH) có mặt H2SO4 đặc cho sản phẩm có màu
tím.
g, Phản ứng Sacaguchi
Phản ứng đặc cho arginin. Arginin phản ứng với hỗn hợp natri  -naphtolat và
natri hipobromat cho sản phẩm màu đỏ.
IV-ĐIỀU CHẾ AMINOAXIT
1. Thuỷ phân protein
Thuỷ phân protein nhờ xúc tác axit, hoặc kiềm hay enzim thu được hỗn hợp các L-
aminoaxit:

H2O/H
H2N-CH CO NH -CH CO - HN-CH CO - ...
R R' R"

H2N-CH COOH + H2N-CH CO HN-CH COOH + ....


R R' R"

Nhờ các phương pháp thích hợp (sắc, kí, điện li...) có thể tách riêng rẽ từng
aminoaxit.
2. Amin hoá axit -halogencacboxylic (phƣong pháp Peckin)
Cho axit  -halogencacbõylic tác dụng với dung dịch amoniac đặc ở nhiệt độ
phòng thu được  -aminoaxit.

H2N-CH COOH + 2 NH3 H2N-CH COO


- + NH4Br
X + NH
3

3. Ankyl hoá các este của axit aminomalonic N-thế


Este của axit aminomolonic N-thế (III) được điều chế từ đietyl
monobrommalonat (I) và kali phtalimiđat (II):

17
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

O O

- +
BrCH(COOC2H5)2 + N K N CH(COOC2H5)2
-KBr
(I)
(III)
(II) O O
DietylN-phtalimitmalonat
Đietyl N-phtalimit malonat (III) được ankyl hoá bởi ankyl halogenua hoặc hợp
chất caconyl  ,  -không no, sau đó đun nóng sản phẩm ankyl hoá trong môi trường
axit xảy ra qua quá trình thuỷ phân este và đecacboxyl hoá thu được  -aminoaxit:

O O

1)Bazo
N CH(COOC2H5)2 N CR(COOC2H5)2
2) RX
(III) (III)
O R-CH - COO - O
H3O+
+ + COOH
-CO2 NH3 + C2H5OH
COOH
Phương pháp này được dùng để điều chế nhiều a-aminoaxit, ví dụ methionin, axit
glutanic...:

Me thionin -
O 1) C2H5ONa H2O/H+
CH3SCH2CH2-CH - COO
2) CH3SCH2CH2Cl to +
CH(COOC2H5)2 NH3
N
1) C2H5ONa H2O/H+HOOCCH CH -CH - COO -
(III) 2 2
O 2) CH2=CH-COOC2H5 to NH3
+
Axit glutamic
4. Tổng hợp Streckơ (Strecker)
Các  -aminoaxit cũng được tổng hợp bằng cách thuỷ phân các  -aminnonitrin
theo sơ đồ phản ứng:
RCH=O +NH3 + HCN + R-CH-N +
R-CH COO -
N H2O/H
NH2
+ NH
3

5. Điều chế  và -aminoaxit


Axit  - aminocaproic và axit  - aminoenantoic (đều không có trong thiên nhiên)
là nguyên liệu quan trọng để sản xuất tơ capron và tơ enang.

18
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Axit  - aminocaproic được điều chế từ oxim của xiclohexanon. Khi đun nóng
oxim này với H2SO4 đặc thu được caprolactam, sau đó thuỷ phân thành axit -
aminocaproic:
H2 H2
O H 2N-OH N-OH H SO ®Æc C C
2 4 C=O
H 2C
OH 2 NH
C C
Oxim cña xiclohexanon H2 H
2

H2O/H
+
H 2N-(CH 2)5-COOH

Axit -aminoenantoicđược điều chế từ etilen và cacbon tetraclorua nhờ phản ứng
telome hoá tạo thành 1, 1, 1, 7 - tetraclohepan, sau đó thuỷ phân và amin hoá:

CCl4 H2O/H2SO4
3 CH2=CH2 ClCH2-(CH2)5-CCl3
NH3
ClCH2-(CH2)5-COOH NH2CH2-(CH2)5-COOH
C2. PEPTIT
I. Trạng thái thiên nhiên
Một số chất peptit có trong cơ thể người. Ví dụ như trong mô cơ có cacnozin và
anserin (đều là đipeptit), ở gan và não có glutation (tripeptit). Glutation còn có trong
mầm lúa mì và một số loại nấm. Một số peptit là hormon trong cơ thể sinh vật như
insulin, oxytoxin...
II. Cấu trúc và danh pháp
1. Cấu trúc
Peptit thiên nhiên là hợp chất polime của các   a min oaxit , gồm từ 2 đến
khoảng 50 đơn vị   a min oaxit kết hợp với nhau nhờ các liên kết peptit.
Liên kết peptit

... - HN-CH CO NH -CH CO - ...


R R1

Nhóm peptit
Tuỳ thuộc vào số đơn vị (2, 3, 4, ..., n) aminoaxit trong phân tử người ta phân chia
thành đipeptit, tripeptit, tetrapeptit...polipeptit. Theo quy ước một peptit có phân tử
khối trên 10000 được gọi là polipeptit; những peptit có phân tử khối thấp hơn được
gọi là oligopeptit.

19
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Trong phân tử peptit, đầu mạch chứa đơn vị aminoaxit còn nhóm -NH2 ( +NH3)
được gọi là “đầu N”, còn đầu mạch kia chứa đơn vị aminoaxit còn nhóm -COOH
(hay COO--) được gọi là “đuôi C”. Theo quy ước, đầu mạch có nhóm -NH2 được viết
ở phía bên trái, còn đầu có nhóm -COOH được viết ở phía bên phải:
H2N-CH CO NH -CH CO NH - CH COOH
R R R
Aminoaxit ®Çu N Aminoaxit ®Çu C
Nhóm peptit -CO -NH- có cấu trúc phẳng, nguyên tử H của nhóm -NH- nằm ở vị
trí anti đối nguyên tử O của nhóm cacbonyl. Liên kết peptit C-N mang một phần đặc
điểm của liên kết đôi C=N
Do vậy liên kết peptit khó quay tự do xung quanh trục C-N, trong khi đó khả năng
quay tự do của các liên kết đơn giữa C  với nhóm peptit là rất lớn. Đó là nguyên
nhân dẫn đến cấu trúc xoắn của mạch polipeptit (xem bài protein).
Tƣơng tự aminoxit, phân tử peptit cũng tồn tại ở dạng ion lƣỡng cực, peptit là
hợp chất lƣỡng tính.
* Tính axit và bazơ
Ví dụ: Có một hỗn hợp protit gồm pepsin (pHI = 1,1), hemoglobin (pHI = 6,8) và
prolamin (pHI = 12,0). Khi tiến hành điện di dung dịch protit nêu trên ở pH = 7,0 thi
được ba vết chất (xem hình)
XuÊt ph¸t
Cùc (+) Cùc (-)
A B C
Cho biết mỗi vết chất đặc trưng cho protit nào ? Giải thích.
Bài giải :Vết A là pepsin, vết B là hemoglobin và vết C là prolamin.
Giải thích : Pepsin là protit có tính axit mạnh (pHI = 1,1) nên tồn tại ở dạng anion
khi pH =7, dưới tác dụng của điện trường sẽ chuyển về cực dương (anot).
Hemoglobin (pHI = 6,8) hầu như tồn tại ở lưỡng cực với điện tích bằng không khi
pH = 7, do đó gần như không chuyển dịch. Prolamin là protit có tính bazơ mạnh
(pHI = 12,0) nên tồn tại ở dạng cation khi pH =7, dưới tác dụng của điện trường sẽ
chuyển về cực âm (catot).
2. Danh pháp
Tên của các peptit được gọi theo quy tắc sau:
- Ghép tên các aminoaxit tạo nên phântử peptit theo trật tự sắp xếp của chúng trong
mạch.
- Những aminoaxit có nhóm cacboxyl tham gia tạo liên kết peptit được gọi tên
bằng cách đổi đuôi in thành đuôi yl (xem bài 17.1), aminoaxit đứng cuối mạch còn
nhóm cacboxyl (đuôi C) được giữ nguyên tên. Ví dụ:

20
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH Glyxylalanin (Gly – Ala)

H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH Alanyl glyxin (Ala – Gly)

H2N – CH2 – CO – NH – CH – CO – NH – CH2 – COOH


Glyxyl phenylalanylglyxin
C6H5 – CH2 (Gly-Phe-Gly)
III. Tính chất:
1. Tính chất vật lí:
Những peptit có phân tử khối thấp là những chất kết tinh tan tốt trong nước. Các
peptit có phân tử khối lớn là những chất vô định hình, tạo thành dung dịch keo với
nước.
2. Tính chất hoá học:
a, Phản ứng thuỷ phân:
Các peptit bị thuỷ phân hoàn toàn trong dung dịch axit nóng hoặc dung dịch kiềm
nóng cho sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các aminoaxit. Thường thuỷ phân bằng
dung dịch HCl 2N ở 1100C trong khoảng 24 - 72 giờ. Ví dụ:
H+, t0
H2N-CH CO NH -CH CO - HN-CH CO - ... + nH 2O
R R' R"

H2N-CH COOH + H 2N-CH COOH + H 2N-CH COOH + ....


R R' R"
Các peptit có thể được thuỷ phân không hoàn toàn những đoạn peptit ngắn hơn
nhờ các enzim đặc hiệu:
- Aminoaxit N -đầu mạch được tách ra khỏi mạch nhờ enzim aminopeptiđaza.
Ví dụ:
aminopeptiđaza
H2N-CH CO NH -CH CO - HN-CH CO - ... + nH2O
R R' R"

H2N-CH COOH + H2N-CH CO HN-CH COOH + ....


R R' R"
- Aminoaxit C-đầu mạch được tách ra khỏi mạch nhờ enzim cacboxipeptiđaza.
c cacboxipeptiđaza

21
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

... - HN-CH CO NH -CH CO - HN-CH COOH + nH2O


R R' R"

... - HN-CH CO HN-CH COOH + H2N-CH COOH + ....


R R' R"
- Để phân cách một số liên kết peptit xác định trong phân tử peptit (hoặc protein) có
thể dùng các enzim proteaza như tripsin, chimotri-psin, pepsin... . Trípin xúc tác cho
sự phân cắt liên kết peptit ở sau gốc lysin hoặc arginin. Chimotripsin xúc tác cho sự
phân cắt lien kết peptit ở sau các gốc phenylalanin, tryptophan, tyrosin, leuxin, axit
aspactic hoặc axit glu tamic. Ví dụ:
enzim - +
...-NHCHCO NHCHCO-... ...-NHCHCOO + H3NCHCO-...
R R1 R R1

Enzim Aminoaxit đầu N


Tripsin Lys, Arg
Chi motripsin Phe, Trp, Tyr
Pepsin Phe, Trp, Tyr, Leu, Asp,
Glu
b, Phản ứng với 2,4 - đinitroflobenzen:
Tương tự aminoaxit, nhóm -NH2 của đơn vị aminoaxit N-đầu mạch phản ứng
được với 2,4-đinitroflobenzen cho dẫn xuất 2,4-đinitro-phenyl (DNP) màu vàng :

NO2

O2N F + H2NCH-CONH-CH-CO- O2N NHCHCONH-CHCO- +HF


R R R R
NO2

Phản ứng này được dùng để xác định trật tự sắp xếp các đơn vị amino axit trong
phân tử peptit (Phương pháp Sanger).
c, Phản ứng màu biure
Phản ứng màu biure đặc trưng cho liên kết peptit, tất cả các peptit có từ hai liên kết
peptit trở lên đều phản ứng với dung dịch CuSO4 loãng trong môi trường kiềm cho
dung dịch hợp chất phức có màu tím hoặc tím đỏ.
Phản ứng biure được dùng để phân tích định tính (nhận biết) và phân tích định
lượng peptit và prrotein.
IV. Tổng hợp peptit
22
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Khác với nhiều loại hợp chất hữu cơ khác, các phản ứng tổng hợp (điều chế) peptit
rất phức tạp. Không thể tổng hợp được peptit mong muốn nhờ phản ứng trùng ngưng
các phân tử aminoaxit khác nhau, vì sẽ tạo ra hỗn hợp các peptit. Ví dụ trường hợp
đơn giản nhất là ngưng tụ hai phân tử aminoaxit khác nhau sẽ tạo ra 4 đipeptit:
Gly-Gly
Ala-Ala
-H2O
Glixin + Alanin
Gly-Ala

Ala-Gly
Do vậy để tổng hợp một peptit có trật tự xác định các đơn vị aminoaxit trong phân
tử cần phải “bảo vệ” nhóm amino hay nhóm cacboxyl nào đó khi không cần chngs
tham gia phản ứng tạo ra liên kết peptit. Nhóm bảo vệ cần thoả mãn một số tiêu
chuẩn sau:
- Dễ gắn vào phân tử aminoaxit.
- Bảo vệ được nhóm chức trong điều kiện hình thành các liên kết peptit.
- Dễ loại ra mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của các liên kết peptit.
1. Bảo vệ nhóm amino:
Nhóm amino thường được bảo vệ bởi nhóm benzyloxicacbonyl (C 6H5CH2OCO-,
còn gọi là cacbobenzonxi và được kí hiệu là Cbz) bằng cách cho aminoaxit phản ứng
với benzyl clofomiat (C6H5-CH2-O-CO-Cl, cacbonbenzoxi clorua) trong dung dịch.
Ví dụ:
+ - dd NaOH -
C6H5CH2OCOCl+ H3NCH2COO C6H5CH2OCONHCH2COO
5oC - 30 phót
+
H3O
C6H5CH2OCONHCH2COOH
Benzyloxicacbonylglyxyl
Sau khi tổng hợp được peptit nhóm bảo vệ sẽ được loại ra khỏi phân tử peptit nhờ
phản ứng hiđro phân:
H2/Pd
C6H5CH2-OCONHCHCO NHCHCO-...
R R1

C6H5CH3 + HOCONHCHCO NHCHCO-... CO2 + H2NCHCO NHCHCO-...


R R1 R R1
2. Bảo vệ nhóm cacboxyl:
Nhóm cacbonxyl thường được bảo về bằng cách chuyển thành metyl hay etyl hoặc
benzyl este. Nhóm este dễ thuỷ phân hơn nhóm peptit nên được loại ra khỏi phân tử
peptit bằng cách thuỷ phân bởi dung dịch kiềm:

23
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

C 6H5CH 3 + HOCONHCHCO NHCHCO-... CO2 + H2NCHCO NHCHCO-...


R - R1 R R1
OH/H 2O H 3O+
...- C-NHCH(R)-COOCH 3 ...- C-NHCH(R 1)-COOH + CH 3OH
O O
Riêng nhóm benzyloxi (C6H5CH2O-) còn được loại nhờ phản ứng hiđro phân:
H2/Pd
...- C-NHCH-CO(R)OCH2C6H5 ...- C-NH(R)CH-COOH + C6H5CH3
O O
3. Ngƣng tụ các aminoaxit đã đƣợc bảo vệ
Thực hiện phản ứng ngưng tụ các aminoaxit có nhóm chức đã được bảo vệ sẽ thu
được peptit mong muốn. Ví dụ tổng hợp đi peptitthreonylalanin:
DDC
C 6H 5CH 2OCONHCH-COOH + H 2NCHCOOCH 2C 6H 5
-H 2O
CH 3CHOH CH 3
Threonin ®· b¶o vÖ -NH 2 Alanin ®· b¶o vÖ -COOH
DDC C 6H 5OCONHCH-CO HNCHCOOCH 2C 6H 5
-H 2O
CH 3CHOH CH 3
Cbz-Thr-Ala--CH 2C 6H 5
H 2/Pd/C + _
H 3NCH-CO HNCHCOO + 2 C 6H 5CH 3 + CO2
CH 3COOH
CH 3CHOH CH 3

V. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC


Để xác định cấu trúc của peptit thường thực hiện các bước cơ bản sau:
1. Xác định thành phần các aminoaxit trong phân tử peptit:
Thuỷ phân hoàn toàn peptit thành hỗn hợp các aminoaxit (thường thuỷ phân bằng
dung dịch HCl 6N ở 1100C trong khoảng 24-72 giờ). Sau khi làm sạch dung dịch
thuỷ phân, tách riêng từng aminoaxit nhờ phương pháp sắc kí. Để nhận biết từng
aminoaxit cần tiến hành sắc kí thêm một dung dịch chuẩn chứa hỗn hợp các
aminoaxit đã biết và có nồng đồ xác định. So sánh các sắc kí đồ của dung dịch chuẩn
sẽ biết được thành phần và tỉ lệ từng aminoaxit trong phân tử peptit.
2. Xác định trình tự sắp xếp các đơn vị aminoaxit trong phân tử peptit:
2.1. Xác định aminoaxit “đầu N”
- Phương pháp Sanger
Cho peptit phản ứng với 2,4-đinitro-flobenzen thu được dẫn xuất 2,4-đinitrophenyl
của peptit. Thuỷ phân dẫn xuất này trong môi trường axit thu được hỗn hợp các
aminoaxit và 2,4-đinitrophenyl của aminoaxit “đầu N”, dẫn xuất DNP của aminoaxit
có thể nhận biết được bằng các phương pháp sắc kí, từ đó suy ra đơn vị aminoaxit
“đầu N”:

24
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

NO2

O2N F + H2NCH-CONH-CH-CO- O2N NHCHCONH-CHCO-


R R R R
2,4-dinitroflobenzen
NO2 NO2

HCl, to -
O2N NHCHCOOH + H3N+ CH-COO

R R

N-(2,4-đinitrophenyl) aminoaxit
- Phương pháp Edman
Cho peptit tác dụng với phenylosothioxionat C6H5N=C=S, nhóm NH2 của đơn vị
aminoaxit “đầu N” phản ứng tạo ra dẫn xuất penylisothicacbamonyl peptit (dẫn xuất
phenyl thioure của peptit), sau đó cho dẫn xuất thu được tác dụng với HCl trong
mitrometan sẽ xảy ra sự phân cắt liên kết peptit ở gốc aminoaxit “đầu N”, tạo thành
peptit ngắn hơn và phenylthiohiđantoin:
Ph
Ph
N=C=S Ph
phenyl iso thioxyanat N
+ C=S C=S
O=C
NH2 NH
R CH NH
R CH R CH
HCl phenyl thiohydantoin
C=O C=O H2 O +
NH NH
NH2
R' CH R' CH
R' CH
C=O C=O
C=O
NH NH
NH
R'' CH R'' CH
R'' CH
C=O C=O
C=O

peptit phenylthiocacbamoylpeptit peptit ngắn hơn


Sản phẩm phenylthiohiđantoin được nhận biết nhờ phương pháp sắc kí, trên cơ sở
so sánh với chất chuẩn đã biết có thể suy ra aminoaxit “đầu N”, peptit ngắn hơn được
tinh chế và lại tiếp tục thực hiện phương pháp Edman để nhận ra đơn vị aminoaxit
“đầu N” của nó...
2.2. Xác định aminoaxit “đầu C”
Thuỷ phân peptit nhờ enzim cacboxipeptiđaza

25
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

-NH-CHR3-CO-NH-CHR2-CO-CHR1-COO- cacboxypep
tidâz  -NH-CHR3-CO-NH-
-
CHR2-COO
+-NH3+ CHR1-COO-
Aminoaxit xuất hiện đầu tiên trong dung dịch chính là aminoaxit “đầu C”. Hạn chế
của phương pháp này là enzim cacboxipeptidata không tách được các aminoaxit
“đuôi C” là prolin hoặc hiđroxiprolin ra khỏi mạch peptit.
2.3. Thuỷ phân từng phần mạch peptit
Thuỷ phân peptit nhờ các enzim proteaza (trypsin, chimotripsin, pepsin...) để thu
được hỗn hợp các peptit có mạch ngắn hơn; các peptit này được tách riêng nhờ
phương pháp sắc kí, tinh chế sạch rồi xác định trình tự sắp xếp các đơn vị aminoaxit
trong phân tử của chúng theo các phương pháp đã nêu trên.
Để phân cắt peptit thành các peptit có mạch ngắn hơn còn dùng các tác nhân xian
bromua BrCN. Tác nhân này chỉ phân cắt mạch peptit ở sau gốc methiomin:

H O H
R
N C N CO R
CH
CH N C BrCN CH
+ CH3SCN
O + CH
CH2 H H2N CO
O H2C
CH2SCH3 CH2

homoserin lacton
Đối với một mạch peptit, nếu dùng các xúc tác phân cắt mạch khác nhau sẽ thu được
những phân đoạn khác nhau. Chẳng hạn phân cắt đoạn mạch sau:
Phân cắt bằng trypsin

Ala – Leu – Gly – Met – Lys – Trp – Phe – Arg – Ala – Ala – Ser – Met – Ala – Phe – Lys

Phân cắt bằng BrCN


Phần 2. Một số bài luyện tập về Amin- Amino axit- Peptit
A. Định nghĩa, cấu tạo và tính chất
Câu 1. (a) Viết công thức cấu tạo tổng quát của -amino axit có trong tự nhiên và
cho biết tầm quan trọng của nó. (b) Giải thích tại sao amino axit được chia thành hai
loại là thiết yếu và không thiết yếu ?

Giải: (a) RCH(N H 3 )COO  , -amino axit là đơn vị cơ bản cấu thành tất cả các
protein. (b) Mười amino axit được xếp vào loại thiết yếu cần có trong thức ăn do cơ

26
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

thể không thể tổng hợp các amino axit này. Các amino axit không thiết yếu có thể
tổng hợp trong tế bào của cơ thể từ các chất khác có trong thức ăn.
Câu 2. Phân loại các amino axit theo các nhóm R của chúng.
Giải: Bảng 1 gồm các amino axit tiêu chuẩn, các amino axit thiết yếu được đánh dấu
hoa thị. Amino axit được phân loại thành amino axit axit, bazơ hay trung tính tùy
thuộc vào bản chất của nhóm R. Axit aspartic và glutamic đều có nhóm -COOH thứ
hai trên mạch nhánh thuộc loại axit; lysin, arginin và histadin đều có vị trí bazơ trên
mạch nhánh của chúng thuộc loại bazơ. Tất cả các amino axit còn lại đều là amino
axit trung tính. Cũng có thể phân loại amino axit thành phân cực và không phân cực
tùy thuộc vào nhóm thế trên mạch nhánh của chúng là phân cực (như asparagin với
một nhóm amido H2NCO) hay bản chất chỉ là một nhóm hidrocacbon (như alanin : R
là Me hay valin : R là i-Pr).
Bảng 1. Các amino axit tự nhiên.
Tên Kí hiệu Công thức
Monoamino monocacboxylic
Glixin Gly H3N+CH2COO-
Alanin Ala H3N+CH(CH3)COO-
Valin* Val H3N+CH(i-Pr)COO-
Leuxin* Leu H3N+CH(i-Bu)COO-
Isoleuxin* ILeu H3N+CH(s-Bu)COO-
Serin Ser H3N+CH(CH2OH)COO-
Threonin* Thr H3N+CH(CHOHCH3)COO-
Monoamino đicacboxylic và dẫn xuất amit
Axit aspatic Asp HOOC-CH2-CH(+NH3)COO-
Asparagin Asp(NH2) H2NOC-CH2-CH(+NH3)COO-
Axit glutamic Glu HOOC-(CH2)2-CH(+NH3)COO-
Glutamin Glu(NH2) H2NOC-(CH2)2-CH(+NH3)COO-
Điamino monocacboxylic
Lysin* Lys H3N+-(CH2)4-CH(NH2)COO-
Hydroxylizin Hylys H3N+-CH2-CHOH-CH2-CH2-CH(NH2)COO-
Arginin* Arg H2N+=C(NH2)-NH-(CH2)3-CH(NH2)COO-
Amino axit chứa lƣu huỳnh
Systein CySH H3N+CH(CH2SH)COO-

27
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

-
Cystin CySSCy OOC-CH(+NH3)CH2S-SCH2CH(+NH3)COO-
Methionin* Met CH3SCH2CH2CH(+NH3)COO-
Aminoaxit thơm
*
Phenylalanin Phe PhCH2CH(+NH3)COO-
Tyrosin Tyr p-C6H4CH2CH(+NH3)COO-
Amino axit dị vòng
-
CH 2 CH COO
+
Histidin* His NH 3
HN
N
H
Prolin Pro N COO-
H H
H
HO H
Hydroxyprolin Hypro -
N COO
H H
-
CH2 CH COO
+NH3

Tryptophan* Try N
H

Câu 3. Đặc trưng phân biệt prolin với các amino axit khác là gì ?
Giải: Prolin là một amin bậc 2, N trong nhóm amin nằm ở một vòng năm cạnh.
Câu 4. Hãy giải thích : (a) trạng thái tinh thể và nhiệt độ nóng chảy cao của amino
axit. (b) tính tan của amino axit.

Giải: (a) -amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, RCH(N H 3 )COO  , tạo cấu trúc
tinh thể ion (các phân tử liên kết với nhau bởi tác tương tác tĩnh điện liên phân tử
mạnh mẽ) và khác với các phân tử trung hòa có cùng khối lượng phân tử hầu hết các
amino axit bị nhiệt phân mà không nóng chảy. (b) Do cấu trúc ion lưỡng cực mà hầu
hết các amino axit tan đáng kể trong nước (tạo liên kết H và liên kết ion - lưỡng cực)
và không tan trong các dung môi không phân cực.
Câu 5. (a) Amino axit nào không bất đối ? (b) Cho biết các amino axit có nhiều hơn
một tâm bất đối.

Giải: (a) Glycin H3 N CH 2 COO  .

28
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

CH3CH2CH CHCOO CH3CH CHCOO

H 3C NH3 HO NH3
(b) Isoleucin Threonin
H

HO H

COO
N
H2 4-hydroxyprolin
Câu 6. Cấu hình R/S và D/L của hầu hết các amino axit là gì ? (b) Viết cấu hình
tuyệt đối của (i) L- cystein và (ii) L-serin. (c) Tại sao duy chỉ có L-cystein (cũng như
L-cystin) là có cấu hình R ?
Giải: (a) S và L
COO COO

H3N H H3N H

(b) (i) CH2SH (ii) CH2OH

(c) Do xét về độ hơn cấp, nhóm CH2SH của cystein lớn hơn nhóm COO- (S có
khối lượng nguyên tử lớn hơn O).
Câu 7. (a) Viết tất cả các đồng phân lập thể của threonin (dạng công thức Fischer).
(b) Xác định L-threonin và cho biết danh pháp R/S của nó.
Giải: (a)
COO- COO- COO- COO-

H3N+ H H +
NH3 H3N+ H H +
NH3

H OH HO H HO H H OH

CH3 CH3 CH3 CH3


racemat-1 (threo) racemat-2 (erythro)
(b) Các cấu hình tương ứng với racemat-1 là L- và D-threonin, với racemat-2 là L- và
D-allothreonin, L- được xác định theo cấu hình của C . Nếu có một C bất đối trong
nhóm R, cấu hình của nó không liên quan đến kí hiệu D,L hay R,S của amino axit.
L-threonin là (2S,3R). Đồng phân lập thể dia - (2S,3S)-threonin- được gọi là L-
allothreonin
B. Tính chất lƣỡng tính
Câu 8. Viết cân bằng điện ly thể hiện tính lưỡng tính của một amino axit trong nước,
cho biết điện tích của mỗi cấu tử.
Giải :
OH- + H3N+CHRCOOH  H3N+CHRCOO-  H2NCHRCOO- + H3O+

29
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

+ H2 O
cation A ion lưỡng tính anion C
B
(+1) (0) (-1)
Câu 9. Hình 2 là đường cong chuẩn độ cation alanin (cấu tử A trong bài 8, với R là
Me) trong axit loãng. Cho biết giá trị gần đúng pKa của A và B.

l- î n g b a z
1

0
2 4 6 8 10 12
pH

Giải: Giá trị pH thu được tại điểm giữa đường cong trong phép chuẩn độ bằng pK
của axit được chuẩn. Hình 22-1 (xem vị trí mũi tên) cho thấy rằng với A, pKa1 = 2,3
và với B, pKa2 = 9,7.
Câu 10. Tại sao pKa của A lớn gấp 100 lần pKa của MeCOOH ?
Giải: Do hiệu ứng cảm ứng âm của N+ làm bền hóa nhóm COO-.
Câu 11. (a) Điểm đẳng điện là gì ? (b) Dự đoán pH đẳng điện từ đường cong chuẩn
độ trong hình 22-1. (c) Cho biết cách tính điểm đẳng điện từ pKa.
Giải: (a) Điểm đẳng điện (pI) là giá trị pH thu đựơc khi amino axit tồn tại ở dạng ion
lưỡng cực với điện tích bằng không. (b) 6,0. (c) pI = (pKa1 + pKa2)/2.
Câu 12. Dưới tác dụng của điện trường, aminoaxit di chuyển về phía điện cực nào
khi (a) pH < pI, (b) pH > pI và pH = pI ? Giải thích.
Giải: (a) pH < pI : cation A chiếm ưu thế, nên di chuyển về phía catot, (b) pH > pI :
anion C chiếm ưu thế nên di chuyển về phía anot và (c) khi pH = pI điện tích cân
bằng nên amino axit không chuyển dịch.
Câu 13. Viết cân bằng điện ly của lysin (một bazơ) và tính điểm đẳng điện của nó.
Xem giá tri pKa trong bảng 22-2.

30
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giải: COO COO COO


COOH
CHNH 3 CHNH 2 CHNH 2
OH OH
CHNH 3
OH
(CH 2)3 H (CH 2)3 H (CH 2)3
(CH 2)3 H
CH2NH3 CH2NH3 CH 2NH 2
CH2NH3
(+2) (+1) (0) (-1)
Điện tích tổng cộng của mỗi dạng được ghi trong ngoặc đơn ở trên, dạng có điện
tích bằng không tồn tại giữa hai dạng có pKa tương ứng là 8,95 và 10,53. Như vậy
pI = (8,95+10,53)/2 = 9,74.
Bảng 2. Tính axit-bazơ của amino axit
Mạch nhánh trung hòa
Amino axit
pK*a 1 pK*a 2 pI
Glycin 2,34 9,60 5,79
Alanin 2,34 9,69 6,00
Valin 2,32 9,62 5,96
Leucin 2,36 9,60 5,98
Isoleucin 2,36 9,60 5,98
Methionin 2,28 9,21 5,74
Prolin 1,99 10,60 6,30
Phenylalanin 1,83 9,13 5,48
Tryptophan 2,83 9,39 5,89
Asparagin 2,02 8,80 5,41
Glutamin 2,17 9,13 5,65
Serin 2,21 9,15 5,68
Threonin 2,09 9,10 5,60
Mạch nhánh ion
Amino axit
pK**a 1 pKa 2 pKa 3 pI
Axit aspatic 1,88 3,65 9,60 2,77
Axit glutamic 2,19 4,25 9,67 3,22
Tyrosin 2,20 9,11 10,07 5,66
Cystein 1,96 8,18 10,28 5,07
Lysin 2,18 8,95 10,53 9,74
Arginin 2,17 9,04 12,48 10,76
Histidin 1,82 6,00 9,17 7,59

31
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

* Trong tất cả các amino axit pKa1 ứng với sự điện ly của nhóm cacboxyl và
pKa2 ứng với sự điện ly của nhóm amoni.
** Trong tất cả các amino axit pKa1 ứng với sự điện ly của nhóm cacboxyl
trong RCH(+NH3)COOH.
Câu 14. Lập lại bài tập 13 cho sự phân ly của axit aspatic.
Giải: COO COO COO
COOH
CHNH 3 CHNH 3 CHNH 2
OH OH
CHNH 3
OH
CH2 H CH2 H CH2
CH2 H
COOH COO COO
COOH
(+1) (0) (-1) (-2)
Dạng có điện tích bằng không tồn tại giữa hai dạng có pKa tương ứng là 1,88
và 3,65. Như vậy pI = (1,88 + 3,65)/2 = 2,77.
Câu 15. (a) Phân loại các amino axit trong bảng 22-1 theo ảnh hưởng gốc R của
chúng đến giá trị điểm đẳng điện pI. (b) pH trong dịch của tế bào có giá trị trong
khoảng từ 6 đến 7, dạng nào của amino axit (cation, anion, lưỡng cực) chiếm ưu thế
trong tế bào ?
Giải: (a) Các amino axit với gốc R trung hòa (hidrocacbon, amit, rượu) có giá trị pI
nằm trong khoảng giống nhau (5,5 - 6,3). (b) Các amino axit chủ yếu tồn tại ở dạng
lưỡng cực, do pH của tế bào rất gần với giá trị pI của chúng. Giá trị điểm đẳng điện
của các amino axit loại axit nằm trong khoảng axit, với pH từ 6 đến 7 chúng tồn tại
phần lớn ở dạng anion. Giá trị điểm đẳng điện của các amino axit loại bazơ nằm
trong khoảng bazơ, trong tế bào chúng nhận proton H+ và tồn tại chủ yếu ở dạng
cation. Cystein (chứa nhóm -SH) và tyrosin (chứa nhóm phenolic -OH) là những axit
rất yếu, cả hai có pI trong khoảng 5 - 6 và được xếp vào loại amino axit trung hòa.
Câu 16. Viết công thức cấu tạo của histidin tại pH < 1,28 và viết phương trình cho
biết proton nào tách ra khi pH tăng đến trên 1,82.

HN NH3 HN NH3

CH2CHCOOH
-H CH2CHCOO
N N
Giải: H H

( H+ tách ra từ nhóm cacboxyl)


Câu 17. Công thức phù hợp nhất cho mononatri glutamat (bột ngọt, một loại gia vị
thường được sử dụng) là gì ?
Giải: Na+[-OOCCH2CH2CH(+NH3)COO-]
32
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Câu 18. Trình bày phương pháp tách và nhận biết amino axit trên cơ sở của sự điện
di.
Giải: Nếu đặt một băng giấy lọc tẩm ướt bởi dung dịch hỗn hợp amino axit giữa hai
điện cực thì các phân tử mang điện sẽ chuyển dịch về phía điện cực này hoặc điện
cực kia với một vận tốc nào đó phụ thuộc vào điện tích của chúng và điện thế được
áp dụng. Điện tích của phân tử lại phụ thuộc pH. Băng giấy lọc sẽ đổi màu do phản
ứng của thuốc thử với amino axit, so sánh vị trí của màu hình thành trên băng giấy và
mẫu chuẩn sẽ xác định được amino axit.
Câu 19. Chọn pH để tách một hỗn hợp gồm axit aspatic, threonin và histidin bằng
phương pháp điện di. Giải thích sự lựa chọn đó.
Giải: Sử dụng pH = 5,60. Đây chính là pI của threonin (xem bảng 22-2), do vậy
amino axit này không dịch chuyển. Axit aspatic (pI = 2,77) nhường proton tạo thành
anion nên dịch chuyển về phía anot. Histidin (pI = 7,59) nhận proton tạo thành
cation, di chuyển về phía catot.
Câu 20. Làm thế nào để tách lysin (pI = 9,6) ra khỏi glyxin (pI = 5,97) bằng phương
pháp điện di?
Giải: Áp điện vào một bản giấy lọc tẩm dung dịch hỗn hợp hai amino axit trên. Điều
chỉnh pH đến 5,97 hoặc 9,6. Tại pH = 5,97, glyxin sẽ không chuyển động, còn lysin
chuyển đến catot. Tại pH = 9,60, lysin sẽ không chuyển động còn glyxin chuyển về
phía anot.
Câu 21. Trình bày phương pháp tách hỗn hợp amino axit bằng sắc kí trao đổi ion.
Giải: Nhồi đầy cột bằng nhựa trao đổi ion có lớp chất mang trên bề mặt. Sử dụng
nhựa trao đổi cation khi hầu hết các amino axit là cation (ví dụ R-SO3-Na+ trao đổi
ion Na+ của nó với các amino axit tích điện dương trong môi trường axit). Quá trình
tách diễn ra phụ thuộc tốc độ chuyển động xuống của các amino axit tích điện dương
khi xảy ra sự trao đổi ion. Tốc độ chuyển động tỉ lệ nghịch với độ lớn của điện tích
dương trong phân tử amino axit. Ví dụ các amino axit loại bazơ như lysin, asginin và
histidin có điện tích +2 tại pH = 3 sẽ trao đổi với Na+ đầu tiên, chúng chịu lực hút
mạnh nhất, di chuyển chậm nhất nên sẽ thu được ở đỉnh cột. Các amino axit có mức
điện tích trung gian +1 chịu lực hút ít hơn, di chuyển nhanh hơn nên bị hấp thụ phía
cuối của cột. Sau đó quá trình rửa giải, thu hồi, phân tích mỗi phần và ghi nhận dữ
liệu được thực hiện tự động nhờ máy phân tích amino axit.
C. Điều chế
Câu 22. Điều chế valin Me2CHCH(+NH3)COO- bằng : (a) phản ứng Hell-Volhard-
Zelinsky, (b) khử amin hóa, (c) tổng hợp Gabriel.
Br / P NH3 d -
Giải: (a) Me2CHCH2COOH 2 Me2CHCHBrCOOH   Val

33
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

NH3 / H 2 / Pt
(b) Me2CHCOCOOH    Val
(c)
O O
C COOEt COOEt
C COOH
H 3O
N + CHBrCHMe2 N CHCHMe2
+ Val
C C
O Me2CHCH 2COOEt + Br2/P O COOH

Câu 23. Điều chế : (a) methionin, MeSCH2CH2CH(+NH3)COO- (Met) và (b) axit
aspatic HOOCCH2CH(+NH3)COO- (Asp) từ dietylmalonat (DEM).
Giải: Đầu tiên monobrom hóa DEM, rồi cho sản phẩm tác dụng với K phtalimit để
tạo este N-phtalimidomalonic (B).
Br2
(a) (EtOOC)2CH2   (EtOOC)2CHBr (A)
O O
C C
A -OEt
N K N CH(COOEt)2 Met
-KBr MeSCH2CH2Cl
H3O,
C C
O O
O
C

BrCH2COOEt H3O
N C(COOEt)2 Asp
B
OEt

C CH2COOEt
(b) O

Câu 24. Điều chế : (a) leucin (Leu) và (b) tyrosin (Tyr) từ dietyl axetamidomalonat
(C)
Giải: DEM + HONO  [O=N-CH(COOEt)2]  HO-N=C(COOEt)2
1.H / Pt 2.Ac O

2 2
 AcNHCH(COOEt)2 (C)
CH2CHMe2

OEt 1. NaOH
C AcNHC(COOEt)2 Me2CHCH 2CH(NH 3)COO
BrCH2CHMe2 2 H3O, t
(a)
CH2C6H4OAc-p

OEt 1. NaOH
C AcNHC(COOEt)2 p-HOC6H4CH2CH(NH 3)COO
(b) p-AcOC6H4CH2Cl 2 H3O, t

Câu 25. Sử dụng tổng hợp Strecker để điều chế phenylalanin (Phe)

34
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giải: Xử lý một andehit với NH3 và CN - tạo ra một -aminonitril, thủy phân chất
này tạo sản phẩm là một -amino axit .
1.CN  2.NH3
PhCH2CHO   PhCH2CH(NH2)CN
1.OH ,t 2. H O
3 PhCH2CH( NH3)COO (Phe)
+ -

Câu 26. Nêu các bước tổng hợp Strecker tạo một amino axit.

Giải: R-CHO+:NH3  R-CH=NH 
CN H O
 R CH(NH)CN 2 RCH(NH2)CN

H O +
3 
 RCH( NH3)COO-
imin -aminonitril -amino axit
Câu 27. Viết công thức cấu tạo các chất từ G đến I :
NaCN/(NH ) CO
3  [H] NaOH
MeSH +CH2=CHCHO G 
4 2   I

Giải: G là MeSCH2CH2CHO, hình thành do cộng kiểu Michael; H là sản phẩm tổng
hợp Streker sau đó tạo sản phẩm là methionin I.
[MeSCH2CH2CH(NH2)CN]  MeSCH2CH2CH(+NH2)COO-
H I
Câu 28. Trình bày phương pháp tổng hợp prolin từ axit hexandioic (axit adipic).
Giải: Chuyển một nhóm -COOH thành -NH2 qua thoái phân Hofmann. Nhóm -
CH2COOH còn lại chuyển thành -CHBrCOOH bằng phản ứng Hell-Volhard-
Zelinsky, sau đó khép vòng SN2.
HOOC(CH2)3CH2COOH 1  H2NCO(CH2)3CH2COOH Br
.SO2Cl2 2.NH3
2  
/ KOH

H2N(CH2)3CH2COOH
néi phan tö S 2
Br
2 
/P
H2N(CH2)3CHBrCOOH N Pro

Câu 29. Mô tả hai phương pháp chuyển hỗn hợp racemic của amino axit thành các
đối quang của chúng.
Giải: Phải sử dụng một tác nhân bất đối. (1) Nhóm -NH3+ của amino axit racemic
được dấu bằng cách chuyển thành một amit, sau đó cho nhóm -COOH tự do phản
ứng với một đối quang của một bazơ bất đối. Hai muối là đồng phân dia được hình
thành qua sự kết tinh phân đoạn. Sau đó tách bazơ và thủy phân nhóm amit. Cũng có
thể este hóa nhóm -COO-, sau đó một đồng phân đối quang của một axit bất đối được
sử dụng để hình thành hai muối amoni là đồng phân dia. Kết tinh phân đoạn, tách axit
và thủy phân hoàn toàn este. (2) Phản ứng của một đối quang được xúc tác bởi
enzim. Đầu tiên, amino axit được chuyển thành dẫn xuất N-axetyl. Sau đó ủ với một
lượng nhỏ enzim, enzim này làm xúc tác cho quá trình thủy phân L-amino axit đã
được axetyl hóa, trong khi D-amino axit không đổi. Tách L-amino axit ra khỏi N-
acetyl-D-amino axit có thể làm được dễ dàng do amino axit là một chất lưỡng tính

35
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

còn amit lại là axit. Thủy phân cẩn thận N-acetyl-D-amino axit (để tránh hiện tượng
racemic hóa) thu được D-amino axit.
Câu 30. (a) Sử dụng enzim transaminaza để điều chế một -amino axit bất đối như
thế nào ? (b) Viết chất tham gia phản ứng điều chế axit aspartic bất đối bằng phản
ứng chuyển vị amin này. (c) Cho biết đặc thù lập thể của nó.
Giải: (a) Trong sự có mặt của enzim transaminaza, axit L-glutamic phản ứng với -
xetoaxit cơ sở của L-amino axit cần điều chế trong sự chuyển đổi đặc thù lập thể mà
vẫn giữ tính bất đối (bài tập 84). Đặc trưng là Glu đã nhường nhóm amin trong quá
trình chuyển vị amin.
RCOCOOH + HOOCCH2CH2CH(+NH3)3COO- Transa 
min aza +
 RCH( NH3)COO +
-

HOOCCH2CH2COCOOH
-xetoaxit axit L-glutamic L-aminoaxit
axit -xetoglutaric
(b) HOOCCH2COCOOH axit oxaloaxetic
(c) Axit aspatic có cấu hình L do cấu hình được giữ nguyên trong quá trình
chuyển vị amin
Câu 31. (a) Quan hệ giữa chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng chuyển vị amin
là gì ?
(b)Cần dùng -xetoaxit nào để tạo (i) alanin, (ii) leucin, (iii) serin và (iv)
glutamin ?
(c) Amino axit nào không thể điều chế bằng phương pháp chuyển vị amin ?
Giải:
(a)
axit glutamic + axit  axit -xetoglutaric + axit aspatic
oxaloaxetic
oxi hóa -1 khử -1 khử - 2 oxi hóa - 2
(b) (i) CH3COCOOH (ii) (CH3)2CHCH2COCOOH (iii) HOCH2COCOOH
(iv) H2NCOCH2CH2COCOOH
(c) Prolin và hydroxyprolin, do chúng là amin bậc 2, chỉ có các amin bậc 1
mới tham gia loại phản ứng này.
Câu 32. Từ axit acrilic điều chế : (a) axit -aminobutyric, chất truyền thông tin thần
kinh có tên gọi GABA, và (b) axit -aminopropionic (-alanin), một thành phần của
vitamin B3 (axit pantothenic C9H17O5N).
Giải: (a) Nhóm CN - phản ứng với axit acrilic bằng phản ứng cộng kiểu Michael đưa
thêm nhóm -NH2 và C vào :

36
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

 
CN - + H2C=CHCOO- H
2O 

/ OH
NCCH2CH2COO- 1   
.H 2 / Pd 2.H

H3N+CH2CH2CH2COO-

(b) H3N: + H2C=CHCOO-  H2NCH2CH2COO- 

H
H3N+CH2CH2COO-
phản ứng
D. Phản ứng
Câu 33. (a) Cho biết sản phẩm của phản ứng giữa alanin MeCH(+NH3)COO- với : (i)
(CH3CO)2O, (ii) EtOH/HCl, (iii) PhCOCl/NaOH, và (iv) Ba(OH)2. (b) Cho biết sản
phẩm của phản ứng giữa HONO với (i) RCH(+NH3)COO- và (ii) RCH(NH2)COOEt.
Giải: (a) Amino axit tham gia phản ứng theo tính chất đặc trưng của nhóm cacboxyl
và nhóm amin
(i) CH3CONHCHMeCOOH (N-axyl hóa) (iii) PhCONHCHMeCOO-Na+ (N-
axyl hóa và tạo muối)
(ii) Cl-H3N+CHMeCOOEt (este hóa) (iv) (H2NCHMeCOO)2-Ba2+ (tạo
muối)
(b) (i) HOCHRCOOH + N2 và (ii) -N=+N=CRCOOEt (tạo este etyl của
axitdiazo bởi sự mất nguyên tử H).
Câu 34. Khi đun nóng, amino axit đề hidrat hóa liên phân tử tạo diamit vòng. (a)
Viết sản phẩm phản ứng nếu xuất phát từ glyxin. (b) Khi đun nóng este metyl của
rac-alanin thì tạo thành hai đồng phân lập thể dia, một trong hai phân tử có khả năng
quang hoạt. Viết công thức cấu tạo và cho biết hóa học lập thể của chúng.
Giải: Dạng cis có thể phân ly được
O
Me N Me
HN
H H
O O N

(a) NH (b) O
O
H t©m ®èi xøng
N Me

Me H
N
O
cis, racemic trans, mezo
Câu 35. Cho biết cấu tạo sản phẩm tạo thành khi đun nóng : (a) -amino axit, (b) -
amino axit, (c) -amino axit và (d) -amino axit.
Giải: (a) RCH=CHCOO-NH4+

37
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

O O
C OH nhiÖt C
H N
N H - H2O
(b) H
O
O
C H nhiÖt C
H
N H- H2O N
(c) H

(d) +
NH3(CH2)5COO-  -NH(CH2)5CO-NH-(CH2)5CO- (nylon 6)
Sự khép vòng nội phân tử 7 cạnh xảy ra khó khăn, nên đã dễ dàng xảy ra phản
ứng liên phân tử. Vì chất đầu có hai nhóm chức, nên đã xảy quá trình polime
hóa.
Câu 36. Điều chế (a) este etyl N-acetylphenylalanin và (b) este metyl N-
benzoylhistidin từ amino axit tương ứng.
Giải: (a)
PhCH2CH(+NH3)COO-+
+
EtOH H2SO
4
 PhCH2CH( NH3)COOEt Ac 2  PhCH2CH(NHCOCH3)COOEt
O / Py

Quá trình axyl hóa nhóm amin xảy ra sau quá trình este hóa để tránh sự thủy
phân liên kết peptit trong môi trường axit (của phản ứng este hóa).
N NH3 N NHCOPh
1.OH CH2N2
CH2CHCOO-+ PhCOCl 2. CH2CHCOO
HCl N
N
(b) H H

N NHCOPh

CH2CHCOOMe
N
H
Do quá trình este quá được tiến hành bằng CH2N2 nên có thể axyl hóa trước.
E. Peptit và protein
Câu 37. (a) Liên kết peptit là gì ?
(b) Phân biệt một peptit, oligopeptit, polipepetit và protein.
(c) Cho biết phương thức chuẩn mô tả trật tự liên kết của các aminoaxit
trong phân tử peptit.
(d) Gọi tên tripeptit Tyr.Thr.Try.
O H
Giải: (a) Liên kết peptit (amit) : C N
(b) Peptit là một amit được hình thành bằng phản ứng liên phân tử giữa nhóm amin
của amino axit thứ nhất với nhóm cacboxyl của amino axit thứ hai. Từ hai amino axit
(giống hoặc khác nhau) tạo ra một dipeptit, ba amino axit tạo một trpeptit...Nếu có từ

38
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

4 đến 10 mắt xích amino axit, peptit được gọi là oligopeptit. Polipepetit là một mạch
gồm nhiều amino axit. Trong thực tế sử dụng thường không phân biệt rõ ràng hai
thuật ngữ peptit và polipeptit. Protein cấu thành từ một hay nhiều mạch peptit mà
mỗi mạch như vậy chứa tới vài trăm amino axit. Tổng số mắt xích có thể dao động từ
50 đến trên 1000.
(c) Theo qui định, amino axit chứa nhóm amin tự do (N-đầu mạch) được viết bên trái
và amino axit chứa nhóm cacboxyl tự do (C-cuối mạch) được viết bên phải. Tiếp vị
ngữ "in" được thay thế bằng "yl" cho tất cả các amino axit trong mạch từ trái sang
phải, trừ amino axit có nhóm cacboxyl tự do (C-cuối mạch) là được giữ nguyên.
(d) Tyrosylthreonyltryptophan (Chú ý rằng tryptophan là amino axit duy nhất có tên
gọi không kết thúc bằng "in").
Câu 38.
(a) Gọi tên các đipeptit khác nhau được hình thành từ alanin và glyxin.
(b) Sử dụng alanin, glyxin và tyrosin có thể tạo được bao nhiêu tripeptit ?
(c) Trong số các peptit của câu (b) có bao nhiêu phân tử đồng thời chứa cả 3 loại
amino axit ?
(d) Có bao nhiêu tetrapeptit được hình từ 3 amino axit của câu (b) ?
Giải: (a) Bốn dipeptit : Ala.Ala; Ala.Gly; Gly.Ala; Gly.Gly.
(b) 333 = 33 = 27 tripeptit.
(c) 321 = 3! = 6 tripeptit.
(d) 34 = 81 tetrapeptit.
Câu 39. Giải thích tại sao liên kết C-N trong nhóm peptit lại ngắn hơn và bền hơn
liên kết đơn C-N thông thường và tại sao việc quay liên kết này bị hạn chế ?
Giải: Liên kết C-N của peptit có một phân tính chất của liên kết đôi do sự dịch
chuyển electron không liên kết trên nguyên tử N về phía nguyên tử O của nhóm
C=O, các nguyên tử trong nhóm CO-N đồng phẳng.
Câu 40. Viết công thức cấu tạo cho (a) alanylvalin và (b) valylalanin
Giải: (a) MeCH(+NH3)CO-NHCH(CHMe2)COO-
(b) Me2CH CH(+NH3)CO- NHCH(Me)COO-
Câu 41. Cho nhận xét về quá trình tổng hợp được đề nghị dưới đây :
H3N+CHRCOO- SOCl  2 +
 H3N CHRCOCl
H3N+CHRCOCl + H3N+CHR'COO-  H3N+CHRCONHCHR'COO-
Giải: Trong quá trình cộng tạo ra sản phẩm mong muốn, phân tử clorua axit sẽ phản
ứng với phân tử khác tạo dipeptit, sau đó các dipeptit lại phản ứng tiếp tạo peptit cao
hơn :
H3N+CHRCOCl + H3N+CHRCOCl  H3N+CHRCONHCHRCOCl  ...
39
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Nếu không bảo vệ nhóm amin thì không thể đảm bảo rằng phân tử chỉ phản ứng ở
nhóm -COOH của nó. Đồng thời cũng nên để ý rằng HCl sinh ra trong sản phẩm sẽ
gây ra sự racemic hóa và tạo điều kiện cho phản ứng thủy phân liên kết peptit xảy ra.
Như vậy quá trình tổng hợp trên là không thể được.
Câu 42. Nêu nguyên tắc bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp peptit.
Giải: Trước hết, các nhóm amin và cacboxyl không tham gia liên kết peptit phải
được che để không còn khả năng phản ứng, sau đó che luôn các nhóm chức có khả
năng phản ứng trong gốc R, để ngăn cản không cho chúng tham gia vào các bước
tổng hợp kế tiếp. Phương pháp bảo vệ được chọn ở đây phải không gây ra sự racemic
hóa và không làm biến đổi cấu trúc hóa học của mạch nhánh. Sau khi hoàn thành quá
trình tổng hợp, các nhóm đã bảo vệ phải được giải phóng trở lại như lúc đầu bằng
một phương pháp thật em dịu để đảm bảo không gây ra sự sắp xếp lại, sự racemic
hóa hay sự phân cắt liên kết peptit.
Câu 43. (a) Cho biết sản phẩm tạo thành trong phản ứng giữa p-toluensulfonyl clorua
với một amino axit.
(b) Làm thế nào để giải phóng nhóm tosyl ?
(c) Có nhóm chức nào khác bị khử ?

Giải: (a) H3N+CHRCOO- 1 .TsCl, NaOH 2.HCl


  p-MeC6H4SO2NHCHRCOOH
(b) Na trong NH3 lỏng. Riêng nhóm sulfonyl thơm bị khử.
(c) Bất cứ este của axit cacboxilic nào : -COOR  -CH2OH (+HOR), nhóm
disulfua : -S-S-  2-SH
Câu 44. (a) Benzyl clocacbonat PhOCOCl (cũng còn gọi là cacbobenzoxy clorua -
CBzCl) là một tác nhân thông dụng bảo vệ nhóm amin của một amino axit. Viết công
thức cấu tạo sản phẩm phản ứng của nó với một amino axit.
(b) Làm thế nào để giải phóng nhóm này ?
Giải: (a) PhCH2O-CO-NH-CH(R)COOH (A), hoặc CBz-NH-CH(R)COOH. Sản
phẩm là một uretan (một cacbamat), hoặc semieste và semiamit của axit cacbonic.
(b) Thủy phân có xúc tác tách liên kết benzyl-O hình thành một axit cacbamic
không bền, axit này tiếp tục đề cacboxilat hóa.
 PhCH3 + [HOOCNHCHRCOOH] CO2 + RCH( NH3)COO
+ -
A  
H2 / Pd

Nếu mạch nhánh chứa S (một chất độc đối với xúc tác Pd) thì khi đó phải dùng Na
trong NH3 lỏng.
Câu 45. Một nhóm khác có thể bảo vệ nhóm -NH2 là t-butoxycacbonyl (Boc) t-
BuO C =O, xuất phát từ t-butylcacbonat hoặc t-butoxycacbonyl azit. (a) Viết công
thức cấu tạo dẫn xuất Boc của một amino axit. (b) Làm thế nào để giải phóng nhóm
này ?

40
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giải: (a) t-BuOCO-NHCHRCOOH


(b) Vì nhóm bảo vệ là một este t-butyl nên có thể thủy phân dễ dàng trong axit
khan (CF3COOH hoặc HBr trong HOAc). Quá trình tách tạo t-Bu+ và một axit
cacbamic, axit này phân hủy cho ra CO2 và amino axit.
O R OH R

t-BuO C NHCH COOH 


t-Bu+ + O C NHCH COOH 
CO2+H3N+CHRCOO-+Me2C=CH2 + H+

Câu 46. Tổng hợp đipeptit glyxylprolin


 HCl
Giải: CBzCl + H3N+CH2COO-   CBzNHCH2COOH 
5

PCl


CBzNHCH2COCl Pr
olin
/ 
OH

O O

CBzNHCH 2C N H3NCH 2C N

 H COO  
H2 / Pt H COO + CO2 + PhCH3

Câu 47. Làm thế nào để bảo các nhóm chức trên mạch nhánh sau trong suốt quá trình
tổng hợp peptit ? Làm thế nào để giải phóng chúng ? (a) -OH trong serin, (b) -SH
trong cystein, (c) -COOH trong axit glutamic, (d) -NH2 trong lysin, (e) imidazyl
trong histidin, và (f) guanadyl trong argenin
Giải: Xem bảng 3
Nhóm cần đƣợc bảo vệ Nhóm bảo vệ Phƣơng pháp giải phóng
(a) -OH acetyl kiềm yếu
benzyl H2/Pd
(b) -SH benzyl Na trong NH3 lỏng
(c) -COOH este metyl hoặc etyl kiềm yếu
este benzyl kiềm yếu , H2/Pd
(d) -NH2 Cbz H2/Pd
Boc CF3COOH, HBr trong HOAc
p-toluensulfonyl Na trong NH3 lỏng
(e) H
N
N - benzyl Na trong NH3 lỏng
N

(f) -NH-C(NH2)=NH H+ trung hòa

Câu 48. Nguyên tắc hoạt hóa nhóm cacboxyl cuối mạch với mẫu thử.
41
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giải: Chuyển nhóm -COOH thành nhóm este hoạt động -COOR, với R là nhóm dễ
giải phóng như p-O2NC6H4- hoặc một thioeste RCOSC6H4NO2-p. Hình thành một
hợp chất axyl hoạt động như AA-COZ, với Z là -O-PO(OR)2, -OCOR hoặc -N3.
Câu 49. Việc hoạt hóa C-cuối mạch của một amino axit, sau đó kết hợp với một
amino axit thứ hai được thực hiện bởi tác nhân dixclohexylcacbodiimit (DCC) C6H11-
N=C=N- C6H11. (a) Viết công thức cấu tạo sản phẩm của phản ứng giữa DCC với
RCOOH. (b) Viết phản ứng giữa sản phẩm thu được ở câu (a) và một amin R'NH 2.
(c) Giải thích phản ứng này.
O NHC6H11
Giải: (a) RCOOH + C6H11-N=C=N- C6H11  R C O C N C6H11
(A)
(b) A + R'NH2 RCONHR' + C6H11-NH-CO-NH- C6H11 (một dẫn xuất của
ure)
(c) Phản ứng này là một quá trình chuyển vị axyl, với nhóm -CO- của axit
được hoạt hóa thành tác nhân nucleofin bởi RNH2.
Câu 50. Tổng hợp este metyl của alanylglyxin sử dụng DCC.
Giải: Bước 1: Bảo vệ N-cuối mạch của alanin :
H3N+CHMeCOO- + CBzCl (xem bài 44)  CbzNHCHMeCOOH (B)
Bước 2: Phản ứng với DCC
O NHC6H11

B + DCC  CBzNHCHMe C O C N C6H11 (C)


Bước 3: Phản ứng với este metyl của glyxin
C + H2NCH2COOMe  CbzNHCHMeCONHCH2COOMe (D) +
C6H11NHCONHC6H11
Bước 4: Giải phóng nhóm bảo vệ
D   H2NCHMeCONHCH2COOMe.
H2 / Pd

Câu 51. Mô tả tổng hợp peptit theo quá trình pha rắn Merrifield.
Giải: Pha rắn là chuỗi polistiren (-CH2 -CHPh-)n . Tuy nhiên, với vòng benzen phải
có nhóm thế p- CH2Cl nhô ra ngoài bề mặt. Pha rắn có thể biểu diễn là [P]-CH2Cl,
với [P] là mạch chính polystiren. Mạch peptit sau khi bảo vệ nhóm amin bằng Boc sẽ
bắt đầu liên kết với pha rắn từ C-cuối mạch tạo este benzyl, sau đó giải phóng nhóm
Boc.

[P]-CH2Cl + -OOCCHRNHBoc Cl
 [P]-C6H4-CH2OOCCHRNHBoc
3 [P]-C6H4-CH2OOCCHRNH2.
CF COOH

Một amino axit thứ hai (đã được bảo vệ bằng Boc, do vậy không tự đime hóa) được
thêm vào, cùng với DCC. Bước thứ hai (thêm amino axit và tái tạo nhóm -NH2 )
được lặp lại nhiều lần theo yêu cầu. Giữa mỗi bước, mạch [P]-peptit hình thành được

42
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

rửa bằng dung môi thích hợp để giải phóng lượng thuốc thử dư và sản phẩm phụ.
Như vậy sẽ không phải tách và tinh chế, hàm lượng sản phẩm sinh ra sẽ cao. Chất
phản ứng Boc-amino axit và CF3COOH được thêm vào bằng một hệ thống tự động.
Quá trình giải phóng peptit khỏi polime và giải phóng nhóm Boc cuối cùng được
thực hiện bằng HF khan.
Câu 52. Amino axit nào có thể tạo cầu nối hai mạch peptit ? Cho ví dụ minh họa.
Giải: Cystein, qua cầu nối disulfua. Cầu nối cũng xảy ra với các nhóm thế trên cùng
mạch
S S
O
C CH NH...Cy Cy

CH2

CH2
O H
C CH N

Câu 53. Phương pháp tách riêng các peptit ?


Giải: Peptit còn chứa một nhóm -+NH3 tự do và một nhóm -COO- tự do cuối
mạch. Hơn nữa, nhóm R còn lại trên mạch của một vài amino axit có nhóm thế góp
phần vào tính lưỡng tính của peptit. Như vậy, mỗi peptit có đường cong chuẩn độ và
điểm đẳng điện riêng. Trên cơ sở này có thể tách riêng các peptit bằng phương pháp
sắc kí, phương pháp điện di hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.

Câu 54. Làm thế nào để thủy phân peptit ?


Giải: Đun nóng peptit với axit mạnh hoặc bazơ mạnh sẽ thủy phân tất cảc các liên
kết peptit giải phóng các amino axit thành phần. Có thể thủy phân từng phần có lựa
chọn với sự tham gia của các của enzim proteolytic (cắt mạch protein). Ví dụ như
trypsin chỉ thủy phân một liên kết peptit hình thành từ nhóm cacboxyl của lysin hoặc
argenin, chymotrypsin thủy phân một liên kết peptit hình thành từ nhóm cacboxyl
của phenylalanin, tyrosin hoặc tryptophan.
Câu 55. Khi thủy phân hoàn toàn (a) và thủy phân từng phần (b) tetrapeptit
Ala.Met.Gly.Val thì sản phẩm là gì ?
Giải: (a) Các amino axit là Ala, Met, Gly và Val. (b) Dipeptit là Ala.Met, Met.Gly và
Gly.Val; tripeptit là Ala.Met.Gly và Met.Gly.Val.
Câu 56.

43
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

(a) Viết phản ứng của một chuỗi peptit Pep-NHCOCHRNH3+ với
dansylclorua, 5-dimetylamino-1-naphtalensulfonyl clorua.
(b) Giải thích việc sử dụng quá trình dansyl hóa để phân tích nhóm đầu mạch.

SO2NHCHRCONH-Pep
SO2Cl 2

OH-
+ H3NCHRCONH-Pep

Giải: (a) NMe2 NMe2

(b) N-đầu mạch được chuyển thành nhóm sulfoamit. Peptit được thủy phân
trong axit thành các amino axit thành phần và dẫn xuất dansyl của amino axit N-đầu
mạch (sulfoaxit không bị thủy phân trong axit), tách riêng các sản phẩm và nhận biết.
Dễ dàng xác định peptit đã dansyl hóa và amino axit N-đầu mạch do hiện tượng
huỳnh quang.
Câu 57. (a) Viết phản ứng của thuốc thử Sanger , 1-flo-2,4-dinitrobenzen (DNFB),
với một mạch peptit Pep-NHCOCHRNH3+.
(b) Phản ứng này được sử dụng để xác định N-đầu mạch như thế nào ?
Giải: (a)
F
NHCHRCONH-Pep
NO2
NO2
+ H3NCHRCONH-Pep + HF

NO2 NO2

(b) Thủy phân N-DNP-peptit trong môi trường axit thành các amino axit thành phần
và N-2,4-dinitrophenylaminoaxit (N-DNP-aa, với aa là amino axit N-đầu mạch), chất
này có màu vàng, đem sắc kí so sánh với mẫu chuẩn ta biết được amino axit N-đầu
mạch.
Câu 58. Nhóm -NH2 của lysin cũng phản ứng với dansylclorua (và thuốc thử
Sanger). (a) Lysin N-đầu mạch khác gì so với lysin phía trong mạch peptit ? (b)
Lysin trong mạch khác gì các amino axit N-đầu mạch không có thêm nhóm bazơ ?
Giải: (a) Sau khi thủy phân, lysin N-cuối mạch được tách ra như một disulfoamit, vì
cả hai nhóm amin đều phản ứng với dansylclorua. Lysin trong mạch được tách ra
dưới dạng monosulfoamit. (b) Amino axit N-đầu mạch có một nhóm -sulfoamit và
có thể so sánh với một -monosulfoamit chuẩn. Sulfoamit của lysin trong mạch
không tồn tại ở vị trí C.
Câu 59. Trình bày phương pháp xác định amino axit C-cuối mạch.
Giải: Ủ peptit với enzim cacboxypeptitdaza, enzim này tạo phản ứng thủy phân liên
kết peptit tại amino axit C-cuối mạch. Kéo dài thời gian ủ, các amino axit C-cuối
mạch được tách ra. Nghiên cứu tốc độ xuất hiện mỗi amino axit mới sẽ cho ta thông
tin về trật tự của một số hữu hạn các amino axit C-cuối mạch.
44
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Câu 60. (a) Viết phản ứng thoái phân Edman của Pep-NHCOCHRNH3+.
(b) ưu thế của việc sử dụng thoái phân Edman xác định amino axit N-đầu
mạch là gì ?
Giải: (a) Trong thoái phân Edman, PhN=C=S phản ứng với -NH2 của amino axit N-
cuối mạch.

PhN CS
+ OH- H3O+ OC NH
PhN=C=S + H3N CHRCOCH-Pep PhNH-CS-NHCHRCONH-Pep C
-H3N-Pep HR
aminoaxit phenylthiohydantoin

(b) Do điều kiện thủy phân êm dịu nên chỉ có amino axit cuối mạch tách ra, phần còn
lại của amino axit không thay đổi. Sau đó nó tự động khép vòng, điều này làm cho
quá trình tách xảy ra hoàn toàn và xác định được trật tự trong amino axit còn lại.
Câu 61. Cho biết cyanobromua Br-CN được sử dụng trong việc tách chọn lọc một
peptit như thế nào ?
Giải:
O
O Pep1-HN C NH-Pep2
Pep1-HN C NH-Pep2 CH -MeSCN
HC
N -Br- H 2C
H2C CH2 S CN
CH2SMe + C
Me
Br
Pep1-HN NH-Pep2 Pep1-HN
CH CH O
H3O + + Pep2-NH 3
H2C O H2C O
C C
H2 H2
Câu 62. Các ekephalin là cấu tử pentapeptit của các endorphin. Xác định trật tự các
aminoaxit trong ekephalin từ các dữ kiện sau : Thủy phân hoàn toàn ekephalin (A)
thu được Gly, Phe, Leu và Tyr, còn thủy phân từng phần thu được Gly.Gly.Phe và
Tyr.Gly. Cho A phản ứng với dansyl clorua sau đó thủy phân và xác định bằng
phương pháp sắc kí thì thấy có sản phẩm là dẫn xuất dansyl của tyrosin.
Giải: Thí nghiệm với dansyl clorua cho biết aminoaxit N-đầu mạch là Tyr, kết hợp
với các mảnh sinh ra do sự thủy phân từng phần Tyr.Gly....Gly.Gly.Phe (bỏ bớt một
Gly do A chỉ là pentapeptit) ta có được trật tự Tyr.Gly.Gly.Phe. Đến đây thấy rằng
Leu phải là aminoaxit C-cuối mạch, như vậy trật tự liên kết của các aminoaxit trong
ekephalin là Tyr.Gly.Gly.Phe.Leu.
Câu 63. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit B thu được 2 mol Glu, 1 mol Ala và
1 mol NH3. X không phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm

45
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

cacboxyl tự do. Thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được alanin. Xác định
công thức cấu tạo của B.
Giải: Thủy phân B nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được alanin  aminoaxit C-cuối
mạch là Ala và như vậy tripeptit B có cấu tạo theo trật tự : Glu-Glu-Ala. B không
phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen và B chỉ có một nhóm cacboxyl tự do  nhóm -
NH2 của aminoaxit N-đầu mạch đã tạo lactam với nhóm cacboxyl của Glu thứ nhất.
Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit B thu được 1 mol NH3  nhóm cacboxyl
của Glu thứ hai tồn tại ở dạng amit -CONH2. Vậy :
NH CH CO NH CH CO NH CH COOH
B lµ O C
(CH2)2-CONH2 CH3
CH2 CH2

Câu 64. Thủy phân hoàn toàn hexapeptit (C) thu được Ala, Arg, Gly, Lys, Try, Val
và NH3. ủ hexapeptit C với chymotrypsin thu được một dipeptit là Arg.Try và một
tetrapeptit (D) chứa Gly, Lys, Ala và Val. C hoặc D đều không phản ứng khi ủ với
cacboxypeptitdaza. Khi thủy phân từng phần D thu được Ala.Val, Gly.Lys, Lys.Ala
và NH3. Khi thực hiện phản ứng thoái phân Edman đơn với D thì thu được chất E
S

Ph N N H

(công thức cho dưới đây). Xác định cấu trúc của C. E: O

Giải: Sự hình thành E cho thấy rằng aminoaxit N-đầu mạch của D là Gly. Viết
dipeptit chứa Gly đầu tiên sau đó lược bỏ các aminoaxit lặp lại :
Gly.Lys...Lys.Ala...Ala.Val ta được trật tự cấu trúc của D : Gly.Lys.Ala.Val. Nhóm
cacboxyl cuối mạch phải tồn tại ở dạng amit (do không phản ứng với
cacboxypeptidaza). Khi thủy phân liên kết cacboxypeptit giữa Try và chymotrypsin
hình thành nên Arg.Try cho thấy Try liên kết với Gly của D. Vậy trật tự liên kết trong
C là : Arg.Try.Gly.Lys.Ala.Val-amit.
Câu 65. Từ các thông tin sau hãy cho biết trật tự liên kết giữa các aminoaxit trong
heptapeptit (F). Thủy phân hoàn toàn tạo ra Ser.Asp.Phe (G), Ala.His.Ser (H), và
Phe.Ala (I), ủ một thời gian với cacboxypeptidaza giải phóng ra Ala.
Giải: Sự thủy phân với xúc tác enzim cho thấy rằng aminoaxit C-cuối mạch là Ala.
Như vậy I sẽ ở cuối mạch, G trước I và sau H. Từ đó ta có được trật tự : Ala.His.
Ser.Asp.Phe.Ala. Aminoaxit thứ bảy phải trước Ala của H, nó chỉ có thể là Phe từ I.
Vậy trật tự liên kết trong F sẽ là Phe. Ala.His. Ser.Asp.Phe.Ala.
Câu 66. Đường nhân tạo aspartam là một dipeptit tổng hợp : Asp.Phe. (a) Phân tử
chất này có bao nhiêu đồng phân lập thể ? (b) Viết cấu tạo đồng phân của aspartam
ứng với các aminoaxit đều có nguồn gốc tự nhiên.

46
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Giải: (a) Aspartam có hai nguyên tử C bất đối, như vậy sẽ có bốn đồng phân lập thể
: S, S; R, R; S, R và R, S. (b) Vì trong tự nhiên Asp và Phe đều có cấu hình S nên sự
kết hợp của chúng tạo ra đồng phân S, S. Giả sử không xảy ra sự raxemic hóa trong
quá trình tổng hợp thì công thức cấu tạo sẽ là :
HOOC CH2 H CH2Ph
H3+N C C N C COO- (S, S)
H O H
Câu 67. Nonapeptit vasodilator bradykinin chứa các aminoaxit sau : 2Arg, Gly,
2Phe, 3Pro và Ser. Thủy phân với cacboxypeptidaza thì thấy Arg được giải phóng
đầu tiên. Thủy phân từng phần thì tạo các sản phẩm : Pro.Pro.Gly, Ser.Pro.Phe,
Pro.Gly.Phe, Arg.Pro và Phe.Ser. Xác định trật tự liên kết của các aminoaxit trong
bradykinin.
Giải: Thủy phân với cacboxypeptidaza cho thấy Arg là aminoaxit C-cuối mạch. Xếp
các phân mạnh theo nguyên tắc aminoaxit ở cuối mảnh này giống với aminoaxit ở
đầu mảnh kế tiếp ta được :
Arg.Pro... Pro.Pro.Gly... Pro.Gly.Phe... Phe.Ser... Ser.Pro.Phe...Arg
Lược bỏ các aminoaxit trùng lặp ta có trật tự :
Arg.Pro.Pro.Gly.Phe.Ser.Pro.Phe.Arg.
Câu 68. Pentapeptit A có thành phần 2Gly, Ala, Phe và Val, không tạo N2 khi tác
dụng với HNO2. Thủy phân A tạo sản phẩm Ala.Gly và Gly.Ala. Viết công thức có
thể có của A.
Giải: Tác dụng với HNO2 không giải phóng N2 cho thấy A không có N-đầu mạch và
A phải là một peptit vòng. Một phần trật tự phải có của A là Gly.Ala.Gly, còn các
aminoaxit Phe và Val hì có thể có hai thứ tự liên kết khác nhau :
Gly.Ala.Gly Gly.Ala.Gly
Phe.Val hoặc Val.Phe
Câu 69. Có thể khử liên kết disunfua thành -SH khi cho tác dụng với một luợng dư
HS-CH2-CH2-OH. (a) Viết phương trình phản ứng giữa RS-SR với 2-mecaptoetanol
và giải thích tại sao phải dùng dư nhiều 2-mecaptoetanol. (b) Cho biết phản ứng này
được sử dụng như thế nào trong quá trình xác định trật tự liên kết của các aminoaxit
trong các protein.
Giải: (a) RS-SR + 2 HS-CH2-CH2-OH  2RSH + HO-CH2-CH2-S-S-CH2-CH2-OH
Dùng dư 2-mecaptoetanol làm cân bằng trên chuyển dịch nhiều hơn theo chiều
thuận.
(b) Dùng loại phản ứng này để phá vỡ tất cả các cầu nối diunfua đều trước các
bước xác định khác.

47
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Câu 70. Dithiothreiton, HS-CH2-CHOH-CHOH-CH2-SH (A) , có chức năng giống


như 2-mecaptoetanol (xem bài 22.69). (a) Viết phương trình phản ứng giữa R-S-S-R
với A. (b) Giải thích tại sao phản ứng ứng này xảy ra mạnh theo chiều thuận ?
HO HO
SH S
RS SR + 2RSH + K = 104
SH S
Giải: (a) HO HO

(b) Sự khép vòng làm phản ứng này có lợi về entropi hơn so với phản ứng
trong câu trên.
Câu 71. Phân biệt protein đơn giản và phức tạp.
Giải: Protein đơn giản trong phân tử chỉ chứa các aminoaxit, protein phức tạp ngoài
các aminoaxit còn có các nhóm bổ sung.
Câu 72. Phân loại các protein phức tạp dựa trên nhóm bổ sung của nó.
Giải: Xem bảng 3
Loại Nhóm bổ sung Ví dụ
Photphoprotein Nhóm photphat Cazein của sữa
Lipoprotein Lipit, este colesteron HDL
Glycoprotein Cacbonhidrat mucin (thành phần của
nước bọt), interferon
Nucleoprotein Heme (porphyrin sắt) Hemoglobin, Myoglobin,
Kẽm Cytocrom
Ancol dehidrogen (enzim)
Flavoprotein Flavin nucleotit dehidro sucxinat

Câu 73. Phân loại protein theo (a) hình dạng và


(b) chức năng sinh học.
Giải: (a) Các protein hình cầu được gọi là Globular (hình cầu) và các protein hình
sợi hoặc phẳng được gọi là fibrous (hình sợi).
(b) Enzim, hormon, kháng thể, vận chuyển, cấu tạo, ...
Câu 74. Định nghĩa cấu trúc cấp một, cấp hai, cấp ba, cấp bốn của protein.
Giải: Cấu trúc cấp một của protein được xác định bởi trật tự liên kết giữa các
aminoaxit trong chuỗi peptit, cấu trúc cấp hai được xác định bởi cấu dạng của các
protein, cấu trúc cấp ba liên quan đến sự gấp khúc của phân tử protein, cấu trúc cấp
bốn hình thành khi hai hay nhiều mạch peptit trong các protein khác nhau liên kết với
nhau do lực tương tác yếu giữa các nhóm trên bề mặt của chúng. Trong trường hợp
này các protein còn được gọi là oligome (dime, trime, ...).

48
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Câu 75. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X thu được 2 mol axit glutamic
[HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH], 1 mol alanin [CH3CH(NH2)COOH] và 1 mol NH3.
Chất X không phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm cacboxyl tự
do. Thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được alanin và một dipeptit Y.
Viết công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng.
Giải: Xác định cấu tạo X và Y :
-Thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thu được alanin và một dipeptit Y 
aminoaxit C-đầu mạch là Ala và như vậy tripeptit X có cấu tạo theo trật tự : Glu-
Glu-Ala.
-X không phản ứng với 2,4-dinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm cacboxyl tự
do  nhóm -NH2 của aminoaxit N-đầu mạch đã tạo lactam với nhóm cacboxyl
của Glu thứ nhất.
-Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X thu được 1 mol NH3  nhóm
cacboxyl của Glu thứ hai tồn tại ở dạng amit -CONH2.
Vậy X và Y là :
NH CH CO NH CH CO NH CH COOH
X: O C (CH2)2CONH 2 CH 3
CH 2 CH 2
Glutamolactamylglutaminylalanin
NH CH CO NH CH COOH
Y: O C (CH2)2CONH 2
CH 2 CH 2
Glutamolactamylglutamin

Câu 76. Xác định công thức cấu tạo và tên của A(C3H7O2N). Biết rằng A có tính chất
lưỡng tính, phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ; với ancol etylic có axit làm xúc
tác tạo thành hợp chất có công thức C5H11O2N. Khi đun nóng A chuyển thành hợp
chất vòng có công thức C6H10N2O2. Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy
ra và ghi điều kiện (nếu có). A có đồng phân loại gì ?
Giải:
a) Công thức cấu tạo của A :
A phản ứng với axit nitrơ giải phóng nitơ  A chứa nhóm -NH2
A phản ứng với ancol etylic tạo C5H11O2N  A chứa nhóm -COOH
Đun nóng A tạo hợp chất vòng C6H10N2O2  A là -aminoaxit
Công thức cấu tạo của A : CH3CH(NH2)COOH (alanin)
b) Phƣơng trình phản ứng :
15 7 1
C3H7O2 N  O2  3CO2  H2O  N 2
4 2 2
49
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

CH3 CH COOH + HONO CH3 CH COOH + N2 + H2O


NH2 OH
HCl
CH3 CH COOH + C2H5OH CH3 CH COOC2H5 + H2O
NH2 NH3Cl
CH 3 CH COOH + NH3 CH 3 CH COOC 2H5 + NH4Cl
NH3Cl NH2
O
CH 3
to NH
2 CH 3 CH COOH + H2O
HN
NH2 CH 3
O
(c) A có đồng phân quang học do phân tử có nguyên tử cacbon bất đối:

COOH COOH
H C NH2 H2 N C H
CH 3 CH 3

Câu 77. (Đề thi HSG quốc gia – 1997)


Thuỷ phân hoàn toàn 1mol polipeptit X cho ta:
2mol CH3 - CH(NH2) - COOH (Alanin hay viết tắt là Ala).
1mol (HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH (axit gluconic hay Glu).
1mol H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH (Lizin hay Lis)
1mol N CH2 (Histidin hay His)
CH COOH
NH2
N
H
Nếu cho X tác dụng với 2,4 (NO2)2 C6H3F (ký hiệu ArF) rồi mới thủy phân
thì tìm được Ala, Glu, Lys và hợp chất N CH CH 2 COOH

N NH Ar
H
Mặt khác nếu thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipetidaza thì thu được Lys và một
tetrapeptit. Ngoài ra khi thuỷ phân không hoàn toàn X cho ta các đipeptit Ala - Glu,
Ala-Ala và His- Ala.
1. Xác định công thức cấu tạo và tên của poliptit X.
2. Sắp xếp các aminoaxit ở trên theo thứ tự tăng dần pHI (pHI được gọi là điểm
đẳng điện, tại pH dó aminoaxit tồn tại ở dạng ion tương cực trung hoà về điện tích và
không di chuyển về một diện cực nào đó cả). Biết giá trị pHI là 3,22 ; 6,0; 7,59; 9,74.

50
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

3. Viết công thức cấu tạo dạng chủ yếu của mỗi aminoaxit trên ở các pH bằng
1và 13.
4. Dưới tác dụng của enzim thích hợp aminoaxit có thể bị decacboxyl hoá (tách
nhóm cacboxyl). Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm đecacboxyl hoá Ala và
His. So sánh tính bazơ của các nguyên tử nitơ trong phân tử giữa hai sản phẩm đó.
Giải thích.
Giải:
1. Từ số mol và công thức cấu tạo của các aminoaxit suy ra X là một pentapeptit.
Từ kết tủa thuỷ phân sản phẩm phản ứng giữa X và ArF suy ra đầu N (đầu chứa
nhóm -NH2 tự do) của X là His.
Từ sản phẩm thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptitdaza suy ra đầu C (đầu chứa
nhóm -COOH tự do) của X là Lys.
Khi thuỷ phân không hoàn toàn X cho các đipeptit His-Ala, Ala-Ala, Ala-Glu.
Trật tự sắp xếp các aminoaxit trong mạch: His - Ala - Ala - Glu – Lys.
Công thức cấu tạo của X:
H2 N - CH - C - NH - CH - C - NH - CH - C - NH - CH - C - NH - CH - COOH
O CH3 O CH3 O O
N CH2 (CH2 )2 (CH2 )2

N COOH NH2
H

(Thí sinh có thể viết công thức trong đó nhóm - CO – NH - giữa Glu và Lys được
tạo ra bởi nhóm –COOH ở vị trí γ của Glu với nhóm –NH2 ở vị trí δ của Lys.

2. Thứ tự tăng dần pHI:

Glu < Ala < His < Lys

pHI 3.22 6.00 7.59 9.74

Giải thích: tính axit của aminoaxit càng lớn thì giá trị pHI càng nhỏ, tính bazơ
càng lớn thì pHI càng lớn.

- Glu có pHI nhỏ nhất (3.22) vì số nhóm –COOH nhiều hơn số nhóm –NH2.
Muốn tồn tại ở dạng HOOC - (CH2)2 – CH - COO phải thêm H+ (đưa về pH thấp) để
nhóm -COOH thứ hai không phân li. │

NH2

51
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

- Lys có pHI lớn nhất (9.74) vì số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH.

- Ala có pHI = 6.00 vì có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2.

- His có pHI trung gian giữa Ala và Lys, vì tuy có số nhóm -COOH và - NH2
bằng nhau nhưng dị vòng chứa N cũng là trung tâm bazơ (tuy yếu hơn -NH2).

3. pH = 1 pH = 13

Ala :
CH3 - CH - COOH CH3 - CH - COO-

+NH3 NH2

Glu : HOOC - (CH2 )2 - CH - COOH -OOC - (CH2 )2 - CH - COO-


+NH3 NH2
+
H N CH2 -CH-COOH
His :
N CH2 -CH-COO-
N +NH3
H N NH2
+ H
H3N - (CH2 )4 - CH - COOH
Lys: +NH3
H2 N - (CH2 )4 - CH - COO-
4. CH3 - CH - COOH enzim
NH2
-CO2
NH2 CH3 – CH2 – NH2

(c)
N CH2 -CH-COOH N CH2 -CH2 -NH2

NH2 enzim
N N
H -CO2 H

(d)

Tính bazơ giảm dần: N(a) > N(b) > N(c) > N(d).
Giải thích: Tính bazơ ở nguyên tử N tăng khi mật độ electron trên nó tăng. Mật
độ electron ở N(a) > N(b) v ì N(a) liên kết với gốc C2H5 đẩy e, trong khi đó N(b) ảnh
hưởng bởi gốc dị vòng hút e. Mật độ e ở N(c) < N(b) vì N(c) ở trạng thái lai hoá sp2 (có
độ âm điện lớn hơn nguyên tử N(b) lai hoá sp3). Và N(c) lại liên kết với những nguyên

52
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

tử C lai hoá sp2 (khả năng hút e của C lai hoá sp2 mạnh hơn C lai hoá sp3). N(d) không
có tính bazơ vì không còn cặp electron tự do (do đã tham gia tạo hệ liên kết π trong
vòng thơm).
Câu 78. (Đề thi HSG quốc gia – 2001)
Xuất phát từ brombenzen chứa 14 C ở vị trí 1 và các hoá chất vô cơ cần thiết không
chứa 14 C, hãy điều chế các hợp chất thơm chứa 14 C ở vị trí 3 :
a) Anilin ; b) Iotbenzen ; c) Axit benzoic.
Giải:
a,
Br MgBr
14 14
C C
ete khan
+ Mg (1)

MgBr COOMgBr
14
C
+ CO2 (2)

COOMgBr COOH

+ (3)
+ H3O

COOH COOH
14 14
C C
H2SO4
HNO3 + HOH (4)
+
NO2
COOH COONa
14
C 14
C
2 + Na2CO3 + HOH + CO2 (5)
2
NO2 NO2
COONa
14
14
C C
CaO
+ NaOH r¾n + Na2CO3 (6)

NO2 NO2

14 14
C C
+ 3 Fe + 7 HCl + 3 FeCl3 + 2 HOH (7)
NO2 NH3Cl
14 14
C C
+ NaOH + NaCl + HOH (8)
NH3Cl NH2

53
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

14 14
C C
-
+ NaNO2 + 2 HCl + Cl + NaCl + 2HOH (9)
NH2 N N

14 14
C C
-
+ Cl + KI N2 KCl (10)
+ +
N N I
b,
c,
14 14
C C

+ CuCN N2 + CuCl (11)


+ -
N N Cl C N
14 14
C C
+ +
+ 2HOH + H 2 + NH4 (12)
C N COOH
Câu 79. (Đề thi HSG quốc gia – 2001)
1. Có một hỗn hợp protit gồm pepsin (pHI = 1,1), hemoglobin (pHI = 6,8) và prolamin
(pHI = 12,0). Khi tiến hành điện di dung dịch protit nêu trên ở pH = 7,0 thì thu được 3
vết chất (xem hình):

Cho biết mỗi vết chất đặc trưng cho protit nào ? Giải thích.
2. Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X thu được 2 mol axit glutamic
( HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH ), 1 mol alanin ( CH3CH(NH2)COOH ) và 1 mol
NH3. X không phản ứng với 2,4-đinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm cacboxyl tự
do. Thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thu được alanin và một đipeptit Y.
Viết công thức cấu tạo của X , Y và gọi tên chúng.
Giải:
1. Vết A: Pepsin, vì Pepsin là protit có tính axit mạnh (pH I = 1,1) nên tồn tại ở dạng
anion, do đó chuyển về cực dương.
Vết B: Hemoglobin (pHI = 6,8), hầu như ở dạng ion lưỡng cực.
Vết C: Prolamin (pHI = 12,0), vì là protit có tính bazơ mạnh nên ở dạng cation, do
đó chuyển về cực âm.
2. Tripeptit X có cấu tạo theo trật tự Glu-Glu-Ala. Vì theo dữ kiện đầu bài aminoaxit
đuôi (đuôi C) là Ala, nhóm -NH2 của aminoaxit đầu (đầu N) đã tạo thành lactam với
nhóm -COOH của đơn vị Glu thứ nhất, nhóm -COOH của đơn vị thứ Glu hai ở dạng
chức amit -CONH2 (do thuỷ phân tạo ra NH3). Vậy:
54
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

O O
X: NH - CH - C - NH - CH - C - NH - CH - COOH ;
O=C (CH2)2-CONH2 CH3
CH2 - CH2 -Glutamolactam--ylglutaminylalanin
O
Y: NH - CH - C - NH - CH - COOH
O=C (CH2)2-CONH2
CH2 - CH2 -Glutamolactam--ylglutamin

Câu 80. (Đề thi HSG quốc gia – 2002)


Sắp xếp sự tăng dần tính bazơ (có giải thích) của các chất trong từng dãy sau:
Sắp xếp sự tăng dần tính bazơ (có giải thích) của các chất trong từng dãy sau:
1. CH3-CH(NH2)-COOH , CH2=CH-CH2-NH2 , CH3-CH2-CH2-NH2 , CH  C-
CH2-NH2.
2.

NH CH3 , CH2 NH2 , CH2 NH2 , O2N NH2

Giải:
Tính bazơ tăng theo thứ tự:
1.CH3-CH(NH3)+-COO- < CHC-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3-CH2-CH2-
NH2
Tồn tại ở dạng Độ âm điện CSP > CSP2 > CSP3
ion lưỡng cực
2.

O2N NH2 < CH2-NH2 < CH2-NH2 < NH -CH3

Nhóm p-O2N-C6H4- Nhóm –C6H4-CH2- Nhóm C6H11-CH2- - Nhóm C6H11-


hút e mạnh do có hút e yếu đẩy e, làm tăng và -CH3 đẩy e,
nhóm -NO2 (-I -C) mật độ e trên - Amin bậc II
làm giảm nhiều mật nhóm NH2
độ e trên nhóm -NH2
Câu 81. (Đề thi HSG quốc gia – 2002)
Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C7H9N. Cho A phản ứng với C2H5Br
(dư), sau đó với NaOH thu được hợp chất B có công thức phân tử C11H17N. Nếu cũng
cho A phản ứng với C2H5Br nhưng có xúc tác AlCl3 (khan) thì tạo ra hợp chất C có
cùng công thức phân tử với B (C11H17N). Cho A phản ứng với H2SO4 (đặc) ở 180oC
tạo hợp chất D có công thức phân tử C7H9O6S2N, sau khi chế hoá D với NaOH ở
300oC rồi với HCl sẽ cho sản phẩm E (E có phản ứng màu với FeCl3). Mặt khác, nếu
55
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

cho A phản ứng với NaNO2 trong HCl ở 5oC, rồi cho phản ứng với -naphtol trong
dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có màu G. Xác định công thức cấu tạo của
A, B, C, D, E, G và viết các phương trình phản ứng (nếu có) để minh hoạ.
Giải:
- Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C7H9N, số nguyên tử C lớn hơn 6
và gần bằng số nguyên tử H. Vậy A có vòng benzen.
- A phản ứng với NaNO2 trong HCl ở 5oC, rồi cho phản ứng với -naphtol
trong dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có màu G, chứng tỏ A có nhóm chức
amin bậc I và A còn có nhóm metyl.
- A phản ứng với H2SO4 (đặc) ở 180oC tạo hợp chất D có công thức phân tử
C7H9O6S2N, đây là phản ứng sunfo hoá nhân thơm, có 2 nhóm -SO3H nên nhóm
metyl sẽ ở vị trí para và ortho so với nhóm amin.
- Sau khi chế hoá D với NaOH ở 300oC rồi trung hoà bằng HCl sẽ cho sản
phẩm có nhóm chức phenol E (E có phản ứng màu với FeCl3).
- A phản ứng với C2H5Br nhưng có xúc tác AlCl3 (khan) tạo ra hợp chất C có
cùng công thức phân tử với B (C11H17N), là sản phẩm thế vào nhân benzen, vì ở vị trí
para so với nhóm -NH2 đã có nhóm -CH3 nên nhóm -C2H5 sẽ thế vào vị trí ortho.
- Các amin bậc I rất dễ tham gia phản ứng thế ở nguyên tử nitơ bằng các dẫn
xuất halogen để tạo ra các amin bậc II hoặc bậc III (sau khi đã xử lí bằng kiềm). A
phản ứng với C2H5Br (dư) nên sản phẩm B có công thức phân tử C11H17N sẽ là N,N-
đietylanilin.
Công thức cấu tạo của A, B, C, D, E, G và các phương trình phản ứng:

1) C2H5Br(dư) H3C N(C2H5)2 (B)


2) NaOH
NH2
H5C2 C2H5
NH2 C2H5Br (C)
AlCl3 khan
CH3
NH2 NH2
O
CH3 H2SO4 đặc HO3S SO3H 1) NaOH, 300 C HO OH
(A) 180OC 2) H+

CH3 (D) ONa CH3 (E)

NaNO2 + HCl, 5OC H3C N=N


-naphtol/NaOH (G)

Câu 82. (Đề thi HSG quốc gia – 2002)


Thuỷ phân một protein (protit) thu được một số aminoaxit có công thức và
pKa như sau:
Ala CH3CH(NH2)COOH (2,34; 9,69); Pro COOH (1,99; 10,60);
Ser HOCH2CH(NH2)COOH (2,21; 9,15); NH

56
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Asp HOOCCH2CH(NH2)COOH (1,88; 3,65;9,60);


Orn H2NCH23CH(NH2)COOH (2,10; 8,90; 10,50);
Arg H2NC(=NH)NHCH23CH(NH2)COOH (2,17; 9,04; 12,48);
1. Viết tên IUPAC và công thức Fisơ ở pHI của Arg, Asp, Orn. Trên mỗi công thức
đó hãy ghi (trong ngoặc) giá trị pKa bên cạnh nhóm chức thích hợp. Biết nhóm -
NHC(=NH)NH2 có tên là guaniđino.
2. Ala và Asp có trong thành phần cấu tạo của aspactam (một chất có độ ngọt cao
hơn saccarozơ tới 160 lần). Thuỷ phân hoàn toàn aspactam thu được Ala, Asp và
CH3OH. Cho aspactam tác dụng với 2,4-đinitroflobenzen rồi thuỷ phân thì được dẫn
xuất 2,4-đinitrophenyl của Asp và một sản phẩm có công thức C4H9NO2. Viết công
thức Fisơ và tên đầy đủ của aspactam, biết rằng nhóm -COOH của Asp không còn
tự do.
3. Arg, Pro và Ser có trong thành phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin. Thuỷ phân
brađikinin sinh ra Pro-Pro-Gly ; Ser-Pro-Phe ; Gly-Phe-Ser ; Pro-Phe-Arg ; Arg-Pro-
Pro ; Pro-Gly-Phe ; Phe-Ser-Pro.
a) Dùng kí hiệu 3 chữ cái (Arg, Pro, Gly,...), cho biết trình tự các aminoaxit trong
phân tử brađikinin.
b) Viết công thức Fisơ và cho biết nonapeptit này có giá trị pHI trong khoảng nào? (
6; <6; << 6; > 6; >> 6).
Giải:
1. Aminoaxit sinh ra từ protein đều có cấu hình L
COO (2,17) COO (1,88) COO (2,10)
H2N H H3N H H2N H
(9,04) (9,60) (8,90)
CH23-NHCNH2 CH2COOH CH23-NH3
NH2 (3,65) (10,50)
(12,48)
Axit (S)-2-amino-5- Axit (S)-2-amino- Axit (S)-2,5-điamino-
guaniđinopentanoic butanđioic pentanoic
COOCH3
2. Aspactam: H2N-CHC NH  CH-COOCH3 O=C NH H
CH2COOH CH3 H2N H CH3
CH2COOH
Metyl N-(L--aspactyl) L-alaninat
3. Brađikinin
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
pHI >> 6 vì phân tử chứa 2 nhóm guaniđino, ngoài ra còn có 3 vòng piroliddin

57
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

COOH
CO-NHH
CO-NHH CH23NHC(=NH)NH2
CO-N H CH2C6H5
CO-NHH
CO-NH-CH2-CO-NHH CH2OH
CON H CH2C6H5
CO-N H
NH2H
CH23NHC(=NH)NH2
Câu 83. (Đề thi HSG quốc gia – 2003)
1. Từ benzen hoặc toluen và các chất vô cơ tổng hợp các dược chất sau: Axit 4-
-amino-2-hiđroxibenzoic; axit 5-amino-2,4-đihiđroxibenzoic.
2. Dùng công thức cấu tạo, hãy hoàn thành sơ đồ tổng hợp sau đây:
HOSO2Cl NH3
COCl2 + CH3OH C2H3O2Cl C6H5NH2 B C8H8O4NSCl D
+
H3O
C6H8O2N2S. (B, D là các hợp chất hữu cơ)
+
Giải:
1.
NO2 NH2 OH
HNO3 Sn/ HCl HNO2
0
H2SO4, t

NO2 NH2 NH2


COOH
- OH
CO2,OH
0
t ,p

NH2

COOH COOH
NH2 OH OH OH
HNO2 CO2,HO HNO3
0
t ,p H2SO4, t0
O2N
NH2 OH OH OH
COOH
OH
Sn /HCl

H2N
OH

58
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Hoặc:

CH3 CH3 COOH COOH


NO2 NO2 NH2
HNO3 K2Cr2O7 Sn / HCl
0 +
H2SO4, t H

NO2 NO2 NH2


COOH
OH
HNO2

OH

COOH COOH
HNO3 OH OH
Sn / HCl
H2SO4
O2N H2N
OH OH

2. a) COCl2 + CH3OH CH3O-COCl

NHCOOCH3 NHCOOCH3 NHCOOCH3 NH2

C6H5NH2 HOSO2Cl +
NH3 H3O
CH3OCOCl
d-

SO2Cl SO2NH2 SO2NH2


(B) (C) (D) (E)

Câu 84. (Đề thi HSG quốc gia – 2003)


TRF là tên viết tắt một homon điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Thuỷ phân hoàn

toàn 1 mol TRF thu được 1 mol mỗi chất sau:

59
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Trong hỗn hợp sản phẩm thuỷ phân không hoàn toàn TRF có đipeptit His-Pro. Phổ
khối lượng cho biết phân tử khối của TRF là 362 đvC. Phân tử TRF không chứa vòng
lớn hơn 5 cạnh.
1. (2,0 điểm). Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức Fisơ của TRF.
2. (1,0 điểm). Đối với His người ta cho pKa1 = 1,8 ; pKa2 = 6,0 ; pKa3 = 9,2. Hãy viết
các cân bằng điện li và ghi cho mỗi cân bằng đó một giá trị pKa thích hợp. Cho 3
biểu thức: pHI = (pKa1+ pKa2 + pKa3) : 3, pHI = (pKa1 + pKa2) : 2, pHI = (pKa2 +
pKa3) : 2; biểu thức nào đúng với His, vì sao?
Giải:
1. * Từ dữ kiện thủy phân suy ra 2 công thức Glu-His-Pro và His-Pro-Glu (đều có 1
nhóm
–CO – NH2)
* Từ M = 362 đvC suy ra có tạo ra amid vòng (loại H2O)
* Từ dữ kiện vòng  5 cạnh suy ra Glu là aminoaxit đầu N và tạo lactam 5 cạnh, còn
Pro là aminoaxit đầu C và tạo nhóm – CO – NH2.
Vậy cấu tạo của TRF:
HN CH CO-NH CH CO N CH CO-NH2
CH2
O
N

NH
Công thức Fisơ:
CO NH2
CO N H
CO NH H
NH H CH2
O N
NH
2. Cân bằng điện ly của His:

COOH COO COO COO


+ + +
H 3N H H 3N H H 3N H H2N H
+ + +
-H -H -H
CH2 CH2 CH2 CH2
(1) (2) (3)
+ +
HN HN N N
NH NH NH NH
(+2) 1,8 (+1) 6,0 (0) (-1)

60
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

(hoặc viết 3 cân bằng riêng rẽ; không cần công thức Fisơ)
* pHI = (pKa2 + pKa3) : 2 là đúng,
vì phân tử His trung hòa điện (điện tích = 0) nằm giữa 2 cân bằng (2) và (3)
Câu 85. (Đề thi HSG quốc gia – 2004)
Từ axetilen và các hoá chất vô cơ cần thiết, hãy đề nghị sơ đồ phản ứng với các điều
kiện để tổng hợp p –(đimetylamino)azobenzen:
CH3
N N N CH3

Giải:
6000C, XT
3 CH CH

(I)
NO2 NH2

HNO3 + H2SO4 ® Fe/HCl

(II) (III)
H2O Ag2O/NH3 NaOH
CH CH
2+ CH3CHO CH3COOH CH3COONaCaO.NaOH CH4
Hg t0
Cl2, a.s
CH4 CH3Cl + HCl
Cho (III) ph¶n øng víi (IV) (IV)
CH3
NH2 N CH3

2NaOH + 2NaCl + 2 H2O


+ 2CH3Cl

NH2 NaNO2 HCl N2+

0-50C

CH3
N2+ N CH3
+ C6H5 N=N-C6H4 N(CH3)2

61
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

Câu 86. (Đề thi HSG quốc gia – 2004) NH2


1. Các aminoaxit phản ứng với nhau tạo thành N
polipeptit. Hãy cho biết cấu trúc của các đipeptit CH2 CH COOH
tạo thành từ leuxin (CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH N
và histiđin (hình bên). H Histidin
2. Gọi A, B là các -aminoaxit ở môi trường axit, bazơ tương ứng và X là ion lưỡng
cực.
a) Xác định tỉ số nồng độ của A và B ở điểm đẳng điện.
Giải:
1. Cấu trúc của các đipeptit :
( CH3 )2 - CH - CH2 - CH(NH2) - CO - NH - CH - CH2 N
H - Leu - His - OH COOH HN

N CH2 - CH(NH2) - CO - NH - CH - CH2 - CH(CH3)2 H


NH
H - His - Leu - OH
COOH O N CH2 CH CH3
CH3

N CH2 N O
NH H His-Leu

Leu - Leu ( CH3)2CH - CH2 - CH - CO - NH - CH - CH2 - CH(CH3)2


NH2 COOH
N
His - His CH2 - CH - CO - NH - CH - H2C N
N NH2 COOH HN
H
2. Vết của aminoaxit ở điểm đẳng điện không dịch chuyển về phía catot cũng như anot nên
nồng độ các ion trái dấu phải bằng nhau : [A]
=1
[A] = [B] nên tỉ số bằng đơn vị; [B] (1)

Câu 87. (Đề thi HSG quốc gia – 2007)


1. Thủy phân hoàn toàn một hexapeptit M thu được Ala, Arg, Gly, Ile, Phe và
Tyr. Các peptit E (chứa Phe, Arg) và G (chứa Arg, Ile, Phe) được tạo thành trong số
các sản phẩm thủy phân không hoàn toàn M. Dùng 2,4-dinitroflobenzen xác định
được amino axit Ala. Thủy phân M nhờ tripsin thu được tripeptit A (chứa Ala, Arg,
Tyr) và một chất B.
a. Xác định thứ tự liên kết của các amino axit trong M.
62
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

b. Amino axit nào có pHI lớn nhất và amino axit nào có pHI nhỏ nhất?

Biết cấu tạo chung của các amino axit là H2N-CHR-COOH

AA’: Ala Arg Gly Ile Phe Tyr


R : CH3 (CH2)3NHC(=NH)NH2 H CH(CH3)C2H5 CH2C6H5 p-HOC6H4CH2

2. Isoleuxin được điều chế theo dãy các phản ứng sau (A, B, C, D là kí hiệu các
chất cần tìm):
 B  C
0
t
CH3CH2 CH CH3   A
(C H OOC) CH
2 5 2
1
2 . KOH Br 2
D NH
 3

Isoleuxin
Br
C2H5ONa2. HCl

Hãy cho biết công thức của các chất A, B, C, D và Isoleuxin.


Giải
1. a. Hexapeptit M có đầu N là Ala. Thuỷ phân M nhờ tripsin xác định được
tripeptit là: Ala – Tyr – Arg. Dipeptit E có cấu tạo Arg-Phe. Tripeptit G có cấu
tạo: Arg-Phe-Ile. Do vậy amino axit đầu C là: Gly.
Ala-Tyr – Arg
Arg-Phe
Arg- Phe-Ile
Gly
Vậy cấu tạo của M: Ala – Tyr – Arg – Phe – Ile – Gly.
b. pHI lớn nhất: Arg, vì có nhóm guanidin (có 3 nguyên tử N)
pHI nhỏ nhất: Phe, vì có nhóm phenyl.

2. Sơ đồ điều chế Isoleuxin:


 A  B C  D 
0
 Isoleuxin
Br2 t NH 3
CH3CH2 CH CH3 (C
2H 
5OOC)2 CH2 1. KOH

Br C2H5ONa 2. HCl
Br Br
C2H5CHCH(CO2C2H5)2 C2H5CHCH(CO2H)2 C2H5CHC(CO2H)2 C2H5CHCHCO2H
CH3 A CH B C D
3 CH3 CH3
Câu 88. (Đề thi HSG quốc gia – 2008)
1. a, HSCH2CH(NH2)COOH (xistein) có các pKa: 1,96; 8,18; 10,28. Các chất
tương đồng với nó là HOCH2CH(NH2)COOH (serin), HseCH2CH(NH2)COOH
(selenoxistein), C3H7NO5S (axit xisteic). Hãy xác định cấu hình R/S đối với serin và
axit xisteic.
B, Hãy qui kết các giá trị pKa cho từng nhóm chức trong phân tử xistein. Viết
công thức của xistein khi ở Ph = 1,5 và 5,5.
2. Sắp xếp 4 amino axit trên theo thứ tự tăng dần giá trị Ph I và giải thích sự
sắp xếp đó.

63
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

3. Thủy phân hoàn toàn một nonapeptit X thu được Arg, Ala, Met, Ser, Lys,
Phe2, Val, và Ile. Sử dụng phản ứng của X với 2,4-đinitroflobenzen xác định được
Ala. Thuỷ phân X với trypsin thu được pentapeptit (Lys, Met, Ser, Ala, Phe), đipeptit
(Arg, Ile) và đipeptit (Val, Phe). Thuỷ phân X với BrCN dẫn đến sự tạo thành một
tripeptit (Ser, Ala, Met) và một hexapeptit. Thuỷ phân với cacboxypeptiđaza cả X và
hexapeptit đều cho Val.
Xác định thứ tự các amino axit trong X.
Giải:
1. a.Xác định cấu hình
COO COOH

H3N H H3N H

CH2OH CH2SO3

L-Serin (cÊu h×nh S) Axit L-xisteic (cÊu h×nh R)

b. Giá trị Ph và công thức của xistein


pKa (xistein): 1,96 (COOH) ; 8,18 (SH) ; 10,28 (NH2)
PhI (xistein) = (1,96 + 8,18) / 2 = 5,07
+
Ở Ph = 1,5 : HS – CH2 – CH (NH3) – COOH
Ph = 5,5 : HS – CH2 – CH (NH + 3) – COO-
2.Trật tự PhI
Trình tự tăng dần PhI : Axit xisteic < selenoxistein < xistein < serin
3.Xác định công thức công thức của X
Theo đề bài xác định được đầu N là Ala; đầu C là Val.
Thủy phân với trypsin thu được: Ala-(Met, Ser, Phe)-Lys
Ile-Arg và Phe-Val
Dựa vào kết quả thủy phân với BrCN, suy ra: Ala-Ser-Met-Phe-Lys
Vậy X là: Ala-Ser-Met-Phe-Lys-Ile-Arg-Phe-Val
Câu 89. (Đề thi HSG quốc gia – 2009)
Viết công thức cấu tạo của các chất A và B trong sơ đồ điều chế nhựa melamin sau:
NH2
NH3 CH2O
Xianogen clorua A N N B
H2N N NH2
Xianuramit (melamin)
Giải:

64
Chuyên đề Amin- amino axit- peptit

2. Cl H2N HN CH2

N N NH3 N N HCHO N N
Cl C N
Cl N Cl N NH2 N NH CH2 n
H2N H2C HN
A Melamin B

Câu 90. (Đề thi HSG quốc gia – 2009)


1. Cho sơ đồ sau:
HCl PCl5 OH- NaSH
(-)-Serin A B C D 1. H3O+, to
CH3OH - E
(C4H9Cl2NO2) (C4H8ClNO2) 2. OH
(C4H9NO2S)

Viết công thức Fisơ của E và cho biết cấu hình tuyệt đối (R/S) của nó.
Giải:
1. Các phương trình phản ứng:
HCl PCl5
HOCH2-CH-COOH HOCH2-CH-COOCH3 ClCH2-CH-COOCH3 ClCH2-CH-COOCH3
CH3OH
NH2 NH3Cl NH3Cl NH2
L-(-)-Serin A B C
NaSH
1. H3O+, to
HSCH2-CH-COOH HSCH2-CH-COOCH3
2. OH-
E NH2 NH2 D

Công thức hình chiếu Fisơ của E: COOH


Công thức hình chiếu Fisơ của E (cystein): H2N
R
H
E có cấu hình R vì độ hơn cấp của -CH2SH > -COOH
CH2SH

III. KẾT LUẬN


Trên đây là nội dung chuyên đề Amin- amino axit- peptit do nhóm Hóa học
trường THPT Chuyên Chu Văn An tổng hợp, sưu tầm và xây dựng. Trong quá trình
hoàn thiện chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý
kiến đóng góp giúp chuyên đề nâng cao hơn về chất lượng, trở thành nguồn tài liệu
bổ ích cho học sinh Đội tuyển Học sinh giỏi tự học và cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy.

65

You might also like