You are on page 1of 7

CHƯƠNG IX: Các phản ứng thế ở nguyên tử cacbon no

IX.1. Hãy so sánh các phản ứng thế SN1, SN2 và SR về cơ chế, tiến trình lập thể và điều kiện phản
ứng.
IX.2. Viết sơ đồ cơ chế phản ứng thế cho mỗi hệ sau:
a) C8H5I, NaOH, nước
b) CH3CH2(CH3)2CBr, nước nóng
c) CH3CH2CH2CH2OH, HBr
d) CH3CHOHCH3, SOCl2
e) CH2=CH-CH(CH3)Cl, nước nóng
IX.3. Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Ancol n-propylic có thể tác dụng với HBr tạo thành n-propyl bromide nhưng không tác
dụng với NaBr.
b) neo-Pentyl chloride không phản ứng với dung dịch NaOH trong nước dù đun nóng nhưng
lại phản ứng với Ag2O trong nước.
c) Trong điều kiện phản ứng SN2 sự thuỷ phân ethyl chloride xảy ra nhanh hơn sự thuỷ phân
neo-pentyl chloride khoảng 10 vạn lần, còn sự thuỷ phân α-metylalyl chloride nhanh hơn
sự thuỷ phân α-t-butylalyl chloride khoảng 100 lần.
IX.4. Bromua t-butyl bị chuyển hoá trong axit axetic theo sơ đồ
(CH3)3CBr + CH3COO-  CH3COO-C(CH3)3 + Br-
a) Nếu cho thêm sodium acetate vào hỗn hợp phản ứng tốc độ phản ứng hầu như không đổi.
Hãy giải thích và cho biết cơ chế của phản ứng.
b) Nếu cho thêm nước vào tốc độ phản ứng sẽ tăng mạnh. Hãy giải thích.
c) Nếu lấy chất đầu là (-)-t-heptyl bromide và cho phản ứng với axit axetic (không cho thêm
gì), viết sơ đồ cơ chế phản ứng và đề nghị một cách theo dõi tốc độ phản ứng.
IX.5. a) Khi clo hoá n-butane (chiếu sáng) người ta được hai dẫn xuất monoclo. Hãy cho biết cơ
chế phản ứng và tính tỉ lệ phần trăm các sản phẩm biết rằng một nguyên tử hidro ở cacbon bậc
hai dễ phản ứng hơn một nguyên tử hidro ở cacbon bậc một là 4 lần.
b) Đem thuỷ phân bằng dung dịch NaOH trong nước dẫn xuất monoclo nào có hiệu suất cao hơn.
Hãy viết sơ đồ các cơ chế phản ứng có thể xảy ra.
c) Nếu cho thêm muối ăn vào hỗn hợp phản ứng thì tốc độ sẽ giảm đi. Vậy phản ứng sẽ xảy ra
theo cơ chế nào?
CHƯƠNG X: Phản ứng tách tạo thành liên kết bội cacbon-cacbon

X.1 So sánh các cơ chế tách E2, E1, E1cb và Ei. Nêu rõ sự liên hệ giữa mỗi cơ chế đó với một
cơ chế tương ứng (nếu có) trong dạy các cơ chế thế nucleophin.

X.2 Viết sơ đồ cơ chế của phản ứng tách trong mỗi trường hợp sau:

a) CH3CH2CH2CH2Br; KOH; ethanol;

b) (CH3CH2)3CCl; ethanol nóng;

c) [FCH2CH2N+(CH3)2CH2CH3]OH-, nhiệt

d) (CH3)2CHCH2OH; H2SO4 đặc nóng;

e) CHCl2-CCl3; NaOH; ethanol;

X.3 Khi dehydrobrom hóa RCH2CBr(CH3)2 bằng C2H5OK trong ethanol ta được hai sản phẩm
tách:

RCH2C(CH3)=CH2 (I) và RCH=C(CH3)2 (II)

Tỷ lệ hai sản phẩm đó phụ thuộc bản chất của R như sau:

R CH3 i-C3H7 t-C4H9 neo-C5H11


I/II 0,43 1,0 1,17 6,10
Hãy viết sơ đồ cơ chế phản ứng giải thích hiện tượng trên.

X.4 Hãy dự đoán và giải thích:

a) 2- Methylpentan-2-ol và 2-methylpentan-3-ol chất nào dễ bị tách trong axit hơn?

b) mezo-3,4-Dimethyl-3,4-dibromohexane tác dụng với bột kẽm tạo thành cis hay trans-3, 4-
dimethylhex-3-ene?

c) erytro-1,2-Diphenyl-1-deteri-2-brometan tác dụng với C2H5ONa trong etanol tạo ra hợp chất
chưa no có chưa deuteri hay không?

d) Muốn dehydrate hóa mỗi chất p-CH3C5H4CHOHCH3 và p- NO2C6H4CH2CH2OH dùng axit


hay bazơ thì có lợi hơn?
CHƯƠNG XI:

Phản ứng cộng vào liên kết bội cacbon-cacbon

XI.1. So sánh các phản ứng AE và AR về điều kiện phản ứng, cơ chế phản ứng, tiến trình lập thể
và chiều hướng phản ứng.

XI.2. Viết sơ đồ cơ chế phản ứng và công thức Niumen của sản phẩm:

a. Propene + HCl
b. cis-1-Brom-2-chloethene + HI
c. Axit fumaric + Br2
d. trans-1-Phenylpropene + Br2
e. trans-1-Buten-2 + Br2 có mặt NaCl

XI. 3. Cho Br2 tác dụng với CH3(C2H5)C=C(C2H5)CH3 trong điều kiện phản ứng cộng dị ly ta
được một dẫn xuất dibrom không có tính quang hoạt,

a. Cho biết cấu hình của alkene


b. Khi thực hiện phản ứng giữa alkene với Br2 trong methanol có mặt NaI người ta
thấy tốc độ tuân theo biểu thức v≈k[alken][Br2] và sinh ra 3 sản phẩm cộng khác
nhau. Hãy viết cơ chế phản ứng và cho biết cấu tạo của 3 sản phẩm đó.

XI. 4. Có một sơ đồ biến hóa các chất ( mỗi mũi tên chỉ 1 phản ứng hóa học):

a. Hãy cho biết tác nhân và điều kiện cần đề thực hiện mỗi biến hóa trên và loại cơ chế
thích hợp.
b. Nếu chất khởi đầu A trong sơ đồ trên là isobutylene thì các sản phẩm chuyển hóa B
và C tương ứng có cấu tạo như thế nào? Giải thích?
CHƯƠNG XII

Phản ứng cộng và thế của hợp chất cacbonyl

XII.1. Vì sao trong khi ethylene dễ tham gia phản ứng cộng electrophin thì fomaldehyde lại dễ
tham gia phản ứng cộng nucleophin? Nếu thay thế một nguyên tử hydro trong mỗi phân tử nói
trên bằng nhóm CH; hoặc nhóm CH2NO2 thì khả năng phản ứng cộng tương ứng sẽ đồi biến
như thế nào? Giải thích.

XII.2 Viết cơ chế cho mỗi phản ứng sau:

a) Cộng SO3HNa vào butan-2-one;

b) Tác dụng của cyclopentanone với NH2OH:

c) Andol hóa propionaldehyde (xúc tác axit);

d) Aldol hóa giữa acetone và acetaldehyde (xúc tác bazơ);

đ) Ngưng tụ Peckin giữa p-tolualdehyde và propionic anhydride có mặt sodium propionate:

e) Este hóa axit benzoic và methanol (axit xúc tác);

f) Thủy phân ∆2-hexyl acetate (chọn tác động thích hợp).

XII.3. Cho CH3CHCI-COCH3; quang hoạt tác dụng với C2H5MgBr rồi mới thủy phân ta được
hỗn hợp hai đồng phân quang học với công thức chung C6H13ClO. Hãy viết sơ đồ cơ chế phản
ứng, công thức Fisher của mỗi sản phẩm phầm và cho biết đồng phân nào chiếm ưu thế hơn.

XII.4 Giải thích các hiện tượng sau;

a) Người ta có cyclohexyl acetate điều chế từ axit acetic và cyclohexanol có mặt H2SO4 đậm
đặc, nhưng muốn điều chế phenyl acetate. phải cho acetatic anhydryde tác dụng với sodium
phenolate.

b) Trong những điều kiện như nhau acetone tham gia các phản ứng chloro hóa, bromo và iodo
hóa và aldol hóa với tốc độ như nhau.
CHƯƠNG XIII
Phản ứng thế ở nhân thơm
XIII.1 Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự tăng dần khả năng phản ứng thế electrophin:
C6H6; C6H5CH3; C6H5NO2; C3H5N+(CH3)3; C6H5OCH3; C6H5O ; C6H5Cl. Cho biết sự định
hướng trong mỗi trường hợp đó.
XIII.2. Khi mononitro hóa benzene và hexadueterobenzene bằng hỗn hợp HNO3 + H2SO4
người ta thấy tốc độ phản ứng đều tuân theo biểu thức v = k[HNO3][ArH]. Nếu thực hiện phản
ứng chỉ với HNO3 không có H2SO4 thì phản ứng có bậc 1 và chỉ phụ thuộc vào nồng độ HNO3.
Nếu nitro hóa hai dẫn xuất ntro thu được thì tốc độ phản ứng cũng vẫn bằng nhau nhưng có bậc
2. Hãy giải thích và đề nghị cơ chế phản ứng.
XIII.3. Cho alcol neopentylic tác dụng với một khối lượng dư benzene trong môi trường axit
thì thu được một hỗn hợp hai sản phẩm hữu cơ. Hãy viết công thức cấu tạo của hai sản phẩm
đó và viết cơ chế phản ứng.
Nitro hóa mỗi sản phẩm trên người ta đều thu được hai sản phẩm với tỉ lệ chênh lệch rất
lớn. Hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm đó và giải thích hiện tượng vừa nêu ở trên.
XIII.4. Hãy dự đoán và giải thích:
a) p-NCC6H4Cl và p-O2NC6H4Cl chất nào dễ phản ứng với CN hơn. Biết rằng

σ = 0,778 và σ = 0,66.

b) Khi nito hóa các hợp chất có công thức chung C6H5-(CH2)nN (CH3)3 lượng đồng phân meta
biến đổi như thế nào khi n tăng dần từ 0 đến 3?
c) Sản phẩm nào sẽ sinh ra khi cho toluene tác dung với chloro iodide?
XIII.5. Có hai sơ đồ phản ứng:

C2 H 6 C2H5Cl ⎯ C2H5OH

C6 H 6 C6H5Cl ⎯ C6H5OH
a) Trình bày (có so sánh giữa hai sơ đồ) cơ chế của mỗi phản ứng trong hai sơ đồ trên và những
điều kiện đặc trưng nhất cho mỗi phản ứng.
b) Nếu trong phân tử hydrocacbon ở mỗi sơ đồ trên có một nhóm thế là CH3 thì các sơ đồ sẽ
dẫn đến những sản phẩm nào? Viết đầy đủ bằng công thức cấu tạo.
CHƯƠNG XIV: Sự chuyển vị
XIV.1 Viết sơ đồ cơ chế các phản ứng và gọi tên quá trình chuyển vị trong mỗi sơ đồ đó:

XIV.2 Giải thích các sơ đồ phản ứng sau:


HNO2
a. CH2NH2

CH2OH OH
OH (5%)
HNO2 (48%) (47%)
NH2

XIV.3 Dự đoán các sản phẩm sinh ra trong các quá trình chuyển vị:
CHƯƠNG XV: Sự oxy hóa – khử

XV.1. Cho biết cơ chế các phản ứng sau:

a. CH3CH=CH2 + O2 → ozonite;

b. cyclohexene + KMnO4 → cyclohexan-1,2-diol;

e. CH3CHOH-CHOHCH3 + Pb(OCOCH3)4 → 2CH3CHO + Pb(OCOCH3)2 + 2CH3COOH

XV.2. Cho 1,2-dimethylcyclohexene lần lượt tác dụng với hydro (xúc tác kim loại), dung dịch

KMnO4 trong kiềm, triflouroperacetic acid. Cho biết các cấu trúc không gian của sản phẩm và

giải thích bằng cơ chế phản ứng.

XV.3. Người ta có thể điều chế ancol CH3CHOHCH(CH3)CH(CH3)2 từ ba hợp chất cacbonyl

khác nhau, trong đó có một chất đã có sẵn khung cacbon cần thiết.

a) Viết sơ đồ cơ chế phản ứng trong mỗi trường hợp;

b) Phân tích hoá lập thê của phản ứng, nếu xuất phát từ hợp chất cacbonyl quang hoạt.

You might also like