You are on page 1of 5

PHÂN NHÓM IIA TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

CHƯƠNG 1: PHÂN NHÓM IIA


1.1 Đặc trưng nguyên tử

Bán kính nguyên tử Năng lượng ion


IIA Cấu hình electron Độ âm điện
(A) hóa I1 (eV)
4
[He] 2s2 1,13 1,5 9,32
Be
12
[Ne] 3s2 1,6 1,2 7,64
Mg
20
[Ar] 4s2 1,97 1,0 6,11
Ca
38
[Kr] 5s2 2,15 0,9 5,69
Sr
56
[Xe] 6s2 2,21 0,9 5,21
Ba
88
[Rn] 7s2 2,35 0,9 5,18
Ra

Phân nhóm IIA gồm các nguyên tố: Beri (Be) – Magie (Mg) – Canxi (Ca) – Stronti (Sr) – Bari
(Ba) – Rađi (Ra).
Các nguyên tố này đều có trong tự nhiên, trong đó Ra là một nguyên tố phóng xạ.
Các nguyên tử kim loại nhóm IIA được gọi là kim loại kiềm thổ.
Cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng: ns2 (n: lớp ngoài cũng)
Vì chỉ có 2e- lớp vỏ nên chúng có khuynh hướng cho đi 2e- này tạo thành hợp chất oxh +2, thể
hiện tính khử của kim loại:
X – 2e- → X+2
Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó tăng lên dần từ Be đến Ra.

Khi đi từ trên xuống trong bảng hệ thống tuần hoàn, bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa
giảm.
1.2 Tính chất vật lí và tính chất hóa học

Nhiệt độ nóng chảy, Độ dẫn điển riêng,


IIA Nhiệt độ sôi, 0C Tỉ khối
0
C Ω/cm

Be 1280 2507 1,86 28.104


Mg 650 1100 1,74 25.104
Ca 850 1482 1,55 23,5.104
Sr 770 1380 2,6 3,3.104
Ba 710 1500 3,6 1,7.104

 Các kim loại kiềm thổ là những kim loại hoạt động đứng sau kiêm loại kiềm.
 Ở điều kiện thường, chúng tồn tại ở trạng thái rắn là chủ yếu.
 Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ beri).
 Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp.
 Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ bari).
 Thể hiện tính khử và tính khử tăng dần từ Be đến Ra.
 Tính kim loại tăng dần làm cho các nguyên tố này hình thành 3 nhóm:
 Be là nguyên tố lưỡng tính giống Al
 Mg là kim loại hoạt động khá mạnh nhưng cũng có nhiều tính chất không giống những kim
loại kế tiếp trong nhóm.
 Ca, Sr, Ba là những kim loại hoạt động rất mạnh, có tính chất rất giống nhau, thể hiện rõ
nhất là kim loại kiềm thổ.
 Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của
các kim loại kiềm thổ được thể hiện qua:
a. Tác dụng với phi kim:
Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí tạo ra oxit.

t0
2Mg+O2 → 2MgO
b. Tác dụng với halogen tạo muối halogenua.
t0
Ca + Cl2 → CaCl2

3Mg + N2 → Mg3N2

c. Tác dụng với axit


Ca + 2HCl → CaCl2 + H2↑

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑


d. Tác dụng với nước

Ca,Sr,Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng chậm với
nước ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH) 2, khi đun nóng phản ứng nhanh nhiều tạo thành MgO (do
Mg(OH)2 hòa tan.Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑


t 0
Mg + H2O → MgO + H2↑

Ngoài ra, Be có thể tan trong dung dich kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy:
Be + NaOH + 2H2O = Na2[Be(OH)4] + H2

1.3 Ứng dụng và điều chế

 Ứng dụng của kim loại kiềm thổ

Kim loại Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc,
không bị ăn mòn.

Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả. Nó được dùng để chế tạo những hợp kim có đặc tính
cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô,... Kim loại Mg còn được
dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng
ban đêm.

Kim loại Ca dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép. Canxi còn được dùng để làm
khô một số hợp chất hữu cơ.

 Điều chế kim loại kiềm thổ

Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại ở dạng ion Mg +2 trong các hợp chất. Phương pháp
cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

CaCl2−→−đpnc Ca+Cl2↑

MgCl2−→−đpnc Mg+Cl2
Chương 2: ĐƠN CHẤT CANXI
Canxi là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại
kiềm thổ có nguyên tử khối là 40.

2.1 Tính chất vật lí

Nguyên tố Canxi (Ca) là kim loại trắng bạc, khá mềm, nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt, dễ dát
mỏng và dễ kéo sợi.

Tuy nhiên, vì khá mềm và rất hoạt động, dễ tác dụng với không khí, nước, nên không thể dung
được ở trạng thái tự do.

Khi đốt Ca cho ngọn lửa có màu đặc trưng là màu đỏ da cam. Thường được sử dụng trong hóa
phân tích, làm pháo hoa.

2.2 Tính chất hóa học


2.2.1 Tác dụng với phi kim:

Ca + C2 → CaC2

Ca + O2 → CaO

Ca + Cl2 → CaCl2

2.2.2 Tác dụng với dung dịch axit:


 Tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng.
Ca + HCl → CaCl2 + H2
Ca + H2SO4 → CaSO4 + H2
 Tác dụng với HNO3, H2SO4 đậm đặc

4Ca + 10 HNO3(loãng) → 4Ca(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

Ca + 4HNO3(đậm đặc) → Ca(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Ca + 2H2SO4(đặc, nóng) → CaSO4 + SO2 + 2H2O


2.2.3 Tác dụng với nước:

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2
2.3 Ứng dụng và điều chế
 Ứng dụng của canxi

Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã
ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa can xi có thể dẫn đến sỏi thận.
Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn canxi.

Các ứng dụng khác còn có:

Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như urani, zirconi hay thori.

Chất chống ôxi hóa, chống sunfua hóa hay chống cacbua hóa cho các loại hợp kim chứa hay
không chứa sắt.

Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

 Phương pháp điều chế Canxi từ quặng:


 Nung quặng đôlômit đến khối lượng không đổi:
CaCO3.MgCO3→CaO.MgO+2CO2↑
 Cho chất rắn sau khi nung vào H2O dư:
CaO+H2O→Ca(OH)2
 Lọc lấy dung dịch Ca(OH)2, Chất rắn còn lại là MgO.
 Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn được CaCl 2 rắn, điện phân
nóng chảy được Ca kim loại.

Ca(OH)2+2HCl→CaCl2+2H2O

CaCl2dpnc
→ Ca+Cl2

You might also like