You are on page 1of 5

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ


ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHƯ CÁI U - Ư
ĐỐI TƯỢNG: TRẺ 4-5 TUỔI
SỐ TRẺ :20-25 TRẺ
THỜI GIAN: 25-30 PHÚT
NGƯỜI DẠY:
NGÀY DẠY:
NGÀY SOẠN:

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU


1. Kiến thức:
   - Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái u, ư.
   - Trẻ nhận ra chữ cái “u,ư” trong từ trọn vẹn , thể hiện nội dung chủ điểm “ngành
nghề”
   - Trẻ nhận biết “ u ư” qua các chữ in thường, viết thường, in hoa.
 2. Kỹ năng:
   - So sánh và phân biệt chữ “u ư”.
   - Trẻ biết sử dụng các kỷ năng vận động, chơi trò chơi chữ cái để phát triển khả
năng nhận biết, phát âm các chữ cái.
   - Phát triển ngôn ngữ, tư duy ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:  
   - Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng  người lao động, biết yêu quý sản phẩm người
lao động làm ra.
   - Cháu hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
  * Đồ dùng của cô :
   - Giáo án Điện tử, máy vi tính, máy chiếu, Tranh hòm thư, Tranh các cô bác
nông dân gặt lúa.
   - Các thẻ chữ cái: u ư cắt rời
   - Câu đố, bài hát, Tranh lô tô có chứa chữ cái u ư.
  * Đồ dùng của trẻ:
   - Các thẻ chữ cái u ư
   - Tranh lô tô có từ gặt lúa, hòm thư.
   - Chiếu để ngồi cho trẻ, bài hát.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Hoạt động của trẻ
1/ Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng
thú (Slide1)
   -Lớp mình ơi hôm nay cô có một câu -trẻ lắng nghe
đố rất là hay dành tặng cho lớp mình
đấy các con hãy lắng nghe lên đây
nghe cô đọc câu đố nhé
                 " Hạt gì mà trắng phau phau
           Tên gọi như để nấu cơm ăn liền
" -trẻ quan sát
   - Các con nhìn lên màn hình xem có
đúng hạt gạo không nhé. -trẻ trả lời
   - Hạt gạo là sản phẩm của nghề nào?
(làm ruộng ) -trẻ trả lời
   - Các cô, các bác nông dân đã làm thế
nào để có được hạt gạo? (phải trồng
dưới đất) -trẻ trả lời
   - Các cô các bác nông dân có vất vả
không? (có ) -trẻ trả lời
   - Để nhớ ơn các bác nông dân chúng
mình phải làm gì ? (phải biết ơn) -trẻ lắng nghe
   -À đúng rồi các con phải biết ơn các
bác nông dân,và sản phẩm của họ làm
ra nhé!
   - Ngoài nghề nông ra thì trong xã hội
chúng ta còn có rất nhiều ngành nghề
khác như nghề may, dệt dèn…cô thấy
nghề nào cũng cao quý cả. Bởi thế các
con phải biết yêu quý, kính trọng, học
giỏi chăm ngoan để trở thành người có
ích cho xã hội nhé !
   - Cho trẻ hát bài Bác đưa thư vui tính
và chuyển đội hình.
2/ Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen
chữ cái: u ư
a/ Làm quen chữ u:
   - Cô có một bức tranh thể hiện sự vất
vả của các cô, các bác nông dân khi
làm ra hạt gạo. -trẻ trả lời
   - Các con hãy xem cô có bức tranh
gì? (các cô bác nông dân ) -trẻ trả lời
   - Các cô, bác nông dân đang làm gì?
(đang gặt lúa)
   - Dưới bức tranh còn có từ gặt lúa, cả
lớp đọc cùng cô. -trẻ đọc
   - Cho trẻ đọc từ dưới tranh -trẻ quan sát
   - Cô ghép thẻ chữ rời
   - Cô giáo thiệu: Hôm nay cô sẽ cho
các con làm quen với chữ cái mới: Đây
là chữ  “u” -trẻ quan sát
   - Trình chiếu chữ u trên màn hình.
(Trẻ xem)
   - Phát âm mẫu 2-3 lần. khi cô phát
âm chữ u miệng cô hơi chúm lại và hơi
đẩy ra ngoài. -trẻ phát âm
   - Cho trẻ phát âm theo đúng chữ u -trẻ sờ và nhận xét
   - Cho trẻ lên sờ và nhận xét chữ u cắt
rời. -trẻ lắng nghe
   - Cô phân tích chữ u có 1 nét móc và
1 nét thẳng đứng.
   - Ngoài chữ u in thường còn có chữ u
viết thường( chữ U in hoa lên lớp 1 các
con sẽ được học)
   - Hỏi trẻ cấu tạo chữ u, cô củng cố lại
b/ Làm quen chữ ư: (Slide 3)
   - Bây giờ các con chú ý nhìn lên màn
hình cô có bức tranh vẽ gì nhé! -trẻ trả lời
   - Cô có bức tranh vẽ gì? ( hòm thư)
   - Dưới bức tranh còn có từ hòm thư,
cả lớp đọc cùng cô -trẻ phát âm
   - Cho trẻ đọc từ dưới tranh -Trẻ quan sát
   - Cô ghép thẻ chữ rời . -trẻ trả lời
   - Hỏi trẻ chữ cái đã học trong từ hòm
thư .( u )
   - Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ ư -trẻ lắng nghe
   - Phát âm mẫu 2-3 lần
   - Cho trẻ phát âm theo cô   - Ngoài
chữ ư in thường còn có chữ ư viết
thường( chữ Ư in hoa lên lớp 1 các con
sẽ được học)
   - Hỏi trẻ cấu tạo chữ ư, cô củng cố lại
c/ So sánh chữ u với chữ ư Trẻ so sánh
   - Cho trẻ so sánh điểm giống nhau và
khác nhau chữ u ư.
   - Giống nhau?
   - Đều có một nét móc và một nét
thẳng đứng.
   - Khác nhau?
   - Chữ u không có  dấu móc, chữ ư có
dấu móc.
   Cô mời trẻ nhắc lại
  * Cũng cố: Cho trẻ phát âm lại “ u ư” -trẻ phát âm
   Chuyển tiếp: Cô thấy các con học rất
ngoan, bây giờ cô sẽ cho các con chơi
rất nhiều trò chơi nha!
3/ Hoạt động 3: Trò chơi:
a/ Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu
lệnh 
   - Luật chơi: Nghe cô nói chọn chữ -trẻ lắng nghe
cái nào hoặc tranh lô tô nào thì các con
chọn và đưa lên.
   - Cách chơi:
   - Trẻ chơi 3-4 lần
b/ Trò chơi 2: Thi xem đội nào
nhanh
   - Luật chơi: Chia lớp thành hai đội,
có từng miếng ghép cô đã cắt sẵn,và
đội nào lên bật vào vòng lên  ghép
nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
   - Cách chơi: Khi nghe hiệu của cô thì
hai bạn đứng đầu hàng lện chọn miếng
ghép rồi gắn lên bảng rồi về chạm tay
bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng. Cứ
tiếp tục như vậy đến khi kết thúc.
   - Cho trẻ chơi( Trẻ cùng chơi)
   - Cô kiểm tra kết quả
4/ Hoạt động 4: Kết thúc
   - Cho trẻ hát và nghỉ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

You might also like