You are on page 1of 3

GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Hoạt động: Làm quen với chữ cái u- ư


Chủ đề: Nghề nghiệp
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn A2
Thời gian: 30- 35 phút
Số lượng: 30 trẻ
Người dạy: Hoàng Thị Phương

I. Mục đích – yêu cầu


1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được chữ cái u,ư.
- Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo của chữ cái u, ư. Biết cách phát âm chữ cái u, ư
- Nhận ra chữ cái u, ư trong từ chọn vẹn

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u,ư


- Trẻ hiểu cách cấu tạo của các chữ cái u, ư.
- Trẻ biết tên các công việc của bác nông dân có chữ cái u, ư.
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi của trò chơi
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hai chữ u, ư
- Trẻ chọn đúng và phát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc chữ cái: u,ư
- Trẻ chơi được các trò chơi
- Trẻ phát âm đúng, rõ ràng các chữ cái u,ư.
- Trẻ nói được điểm giống nhau và khác nhau giữa chữ cái u,ư
- Trẻ chơi thành thạo các trò chơi: : Hộp chữ bí ẩn, Ai nhanh nhất, Nhanh và khéo.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen với chữ cái u, ư.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi “Vòng quay kỳ diệu, Cặp đôi hoàn hảo, Chung sức”
- Biết quý trọng sản phẩm của nghề nông. Biết giữ gìn đồ dùng của một số nghề. Qúy

trọng các nghề.


-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tập thể.
- Trẻ biết hợp tác các nhóm khi chơi
- Trẻ kính trọng các bác nông dân, yêu quý , giữ gìn một số sản phẩm mà người nông dân
làm ra.
II. Chuẩn bị:
* Địa điểm: Trong lớp
* Đội hình dạy trẻ: Ngồi theo hình chữ u
* Xây dựng môi trường học tập: Cô trang trí lớp theo chủ đề nghề nghiệp.
* Của cô:
- Giáo án điện tử chữ cái u,ư, Máy tính.
- Nhạc chương trình: bài hát cháu thưong chú bộ đội, em là công an tí hon, bé học chữ u, ư
- Quân xúc xắc, 2 bảng gắn các thẻ chữ a, u, ư, ă, b, d……
- 2 con đường có gắn các chữ cái u, ư
- 2 bảng nỉ chữ cái u, ư
* Của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng các chữ cái u,ư,…
- Mỗi tổ có 1 tấm bìa có hình ảnh công việc, đồ dùng của nghề giúp đỡ cộng đồng có các
từ tương ứng
- Mỗi nhóm có 3 bút dạ

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ


1. Ổn định:
- Cô mở nhạc chương trình: “Những chữ cái đáng yêu” Trẻ đứng vỗ tay theo nhạc
- Cô giới thiệu chương trình “Những chữ cái đáng yêu”. - Các đội giới thiệu
Cô giới thiệu khách và các đội chơi.
2. Nội dung chính:
Mời hai đội bước vào phần thi thứ nhất mang tên “Hộp
quà kì diệu”.
- Cho các đội lựa chọn hộp quà của đội mình. -Trẻ lựa chọn hộp quà
* Làm quen với chữ cái: u .
- Cho trẻ xem hình ảnh ở hộp quà mình đã chọn.
- Cô hỏi trẻ hình ảnh gì? - Trẻ trả lời
- Cô đọc từ “gặt lúa” một lần sau đó cho trẻ đọc cùng cô. - Trẻ đọc từ
- Cho trẻ đếm xem trong từ “gặt lúa” có bao nhiêu chữ cái. - Trẻ đếm
- Trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “gặt lúa”.
- Cô giới thiệu chữ u, cho cả lớp phát âm, tổ nhóm, nhiều - 1-2 trẻ tìm chữ
cá nhân phát âm. - Trẻ phát âm, tổ, nhóm, nhiều
- Trẻ nhận xét đặc điểm của chữ cái u. cá nhân.
+ Cô chốt lại: Chữ u gồm có một nét móc ngược và một - Trẻ nhận xét
nét sổ thẳng ở phía bên phải. - Trẻ lắng nghe
* Làm quen với chữ cái: ư
- Cho trẻ nói tên hộp quà còn lại.
- Chúng mình cùng đoán xem bên trong hộp quà có hình - Trẻ trả lời
ảnh gì? - Trẻ đoán
- Các bé có biết bác nông dân đang làm gì không?
- Giáo dục trẻ: Các bác nông dân đã làm ra hạt gạo cho các - Trẻ trả lời
con ăn hàng ngày vì vậy các con phải yêu quý và kính
trọng các bác nông dân…
- Cô đọc từ “cày bừa” 1 lần sau đó cho trẻ đọc cùng cô.
- Hỏi trẻ trong từ “cày bừa” có mấy tiếng? - Trẻ đọc từ
- Cô giới thiệu chữ ư. Sau đó cô phát âm - Trẻ trả lời
- Cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm cả lớp, tổ, nhóm,
- Cho trẻ từng đôi quay mặt vào nhau phát âm chữ ư và nhiều cá nhân
nhận xét lẫn nhau. - 2 trẻ quay mặt vào nhau phát
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ cái ư. âm
+ Cô chốt lại: Chữ ư gồm có một nét móc ngược, một nét - Trẻ nhận xét
sổ thẳng ở phía bên phải và có một dấu móc nhỏ phía trên
đầu nét sổ thẳng.
* So sánh chữ cái u,ư:
- Chữ u và chữ ư có điểm gì giống và khác nhau ?
+ Cô chốt lại: Chữ u và chữ ư giống nhau là cùng có một - Cô cho trẻ quan sát và nói
nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải, còn điểm giống nhau và điểm khác
khác nhau là chữ ư có thêm dấu móc nhỏ phía trên đầu nét nhau của chữ cái u,ư
sổ thẳng còn chữ u không có.
* Trò chơi : “Hộp chữ bí ẩn”
- Cách chơi:Cô có một chiếc hộp bên trong là các chữ cái
bất kỳ. Cô mời một bạn lên lấy một chữ cái bất kỳ trong - Trẻ lắng nghe
hộp, giơ ra. Các con sẽ tìm thẻ chữ cái giống của bạn giơ
lên và đọc to chữ cái đó. -Trẻ chia rổ
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô giới thiệu chữ u, ư viết thường. - Trẻ giơ chữ cái và phát âm.
3. Luyện tập củng cố:
Phần thi thứ 2: “ Thử tài bé yêu”
* Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: Mỗi trẻ có một tấm bìa có 8 ô, ở trên dãy
hàng ngang thứ nhất cô đã xếp sẵn các chữ cái u, ư. Nhiệm - Trẻ nghe cô nói cách chơi,
vụ của các con là tìm thẻ chữ cái u, ư xếp vào các ô sao luật chơi.
cho hàng dọc, hàng ngang đều có đủ 2 chữ cái u,ư.
- Luật chơi: Trong một bản nhạc, bạn nào gắn nhanh,
đúng sẽ chiến thắng( lưu ý nếu hàng ngang và hàng dọc có
trùng chữ u, chữ ư sẽ không được tính. - Trẻ chia bảng và chơi theo
- Cô nhận xét và sửa sai cho trẻ yêu cầu của cô
* Trò chơi: “Nhanh và khéo”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội số người chơi của 2
đội bằng nhau. Cô có 2 chiếc rổ có gắn chữ cái u, ư, và 2 - Trẻ chú ý nghe cô giải thích
rổ bóng: bóng màu vàng dành cho đội số 1, bóng màu cách chơi và luật chơi
xanh dành cho đội số 2. Sau đó cô gọi mỗi đội 1 bạn lên
đứng ở vạch mốc, tay cầm bóng. Khi nghe hiệu lệnh của
cô chuẩn bị, ném bóng vào rổ có chữ cái nào thì 2 bạn ném
bóng vào rổ có chữ cái đó.
- Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc đội nào - Trẻ thực hiện thi đua theo 2
nhanh và đúng thì đội đó dành chiến thắng. đội chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô củng cố, hỏi trẻ tên bài dạy. Nhận xét ra chơi. - Trẻ đi xung quanh lớp hát
- Trẻ trả lời

You might also like