You are on page 1of 138

LỜI NÓI ĐẦU

''Nhiệt động lực học '' là một môn học thuộc khối kiến thức kỹ thuật cơ sở; môn học trang bị
cho sinh viên ngành năng lượng nhiệt, ngành kỹ thuật cơ khí, ngành động lực... những kiến
thức sâu hơn về nhiệt động lực học trên cơ sở đã nắm được kiến thức về vật lý phổ thông, vật
lý đại cương, kỹ thuật nhiệt...

Nhiệt động lực học là môn học nghiên cứu những qui luật biến đổi năng lượng có liên quan
đến nhiệt năng trong các quá trình nhiệt động, nhằm tìm ra những phương pháp biến đổi có
lợi nhất giữa nhiệt năng và các dạng năng lượng khác. Cơ sở nhiệt động đã được xây dựng từ
thế kỷ XIX, khi xuất hiện các động cơ nhiệt.

Môn nhiệt động được xây dựng trên cơ sở hai định luật cơ bản: định luật nhiệt động thứ nhất
và định luật nhiệt động thứ hai.

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nhiệt động kĩ thuật cho phép ta xây dựng cơ sở lí
thuyết cho các động cơ nhiệt và tìm ra phương pháp đạt được công có ích lớn nhất trong các
thiết bị năng lượng nhiệt.

Cuốn bài giảng đã được biên soạn với sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo Viện
nhiệt - lạnh Trường Đại học Bách khoa Hà nội và tham khảo một số tài liệu nước ngoài
khác. Vì là biên soạn lần đầu làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên hệ đại học Trường Đại
học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên nên không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn tôi
rất mong được bạn đọc tham khảo và đóng góp ý kiến. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa
chỉ: Trường Đại học KTCN Thái nguyên, Đường 3-2, Thành phố Thái Nguyên.

Các tác giả

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 1

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TRẠNG THÁI VẬT CHẤT Ở THỂ KHÍ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Nguyên lý làm việc của thiết bị nhiệt

Thiết bị nhiệt là những thiết bị dùng để tiến hành quá trình truyền tải, trao đổi và
chuyển hóa nhiệt năng.

Thiết bị nhiệt bao gồm chủ yếu: động cơ nhiệt làm việc theo chu trình thuận chiều,
máy lạnh hoặc bơm nhiệt làm việc theo chu trình ngược chiều, ngoài ra còn có một số thiết bị
khác chỉ làm việc theo một số quá trình như thiết bị khí nén, thiết bị sấy, điều hòa không khí
.v.v…

a. Động cơ nhiệt

Động cơ nhiệt là thiết bị nhiệt có chức năng là biến nhiệt năng thành cơ năng sau đó
có thể chuyển hóa nó thành các dạng năng lượng khác như điện năng hoặc thế năng.

Nguyên lý của động có nhiệt là: môi chất nhận nhiệt lượng q1 từ nguồn nóng có nhiệt độ
cao T1 chuyển hóa một phần thành cơ năng lo hoặc điện năng, rồi nhả phần nhiệt lượng còn lại
q2 cho nguồn lạnh có nhiệt độ T2 thấp hơn thực hiện chu trình thuận.

q1 = q2 + lo (1-1)

Nguồn nóng có thể nhận nhiệt từ phản ứng cháy của


nhiên liệu trong các buồng đốt, từ phản ứng hạt nhân T1
nguyên tử trong lò phản ứng, từ năng lượng bức xạ nhiệt
của mặt trời hoặc nguồn địa nhiệt trong lòng đất. Nguồn
lạnh thường là môi trường xung quanh: không khí và q1
nước trong khí quyển. Động cơ nhiệt có rất nhiều loại:
máy hơi nước, động cơ đốt trong, tuabin hơi, tuabin khí,
động cơ phản lực, tên lửa v.v…, ngày nay người ta đã
chế tạo thành công một số động cơ nhiệt đặc biệt có thể lo
chuyển đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng như : pin
nhiệt - điện, pin nhiệt - điện tử. q2
Phạm vi ứng dụng: động cơ nhiệt được sử dụng
rộng rãi trong các trung tâm năng lượng như nhà máy T2 < T1
nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy địa nhiệt
điện hoặc nhà máy điện mặt trời; trong các thiết bị giao
thông vận tải như ô tô, tàu hoả, tàu thủy, máy bay, tên
lửa, tàu du hành vũ trụ v.v… Hình 1.1. Sơ đồ động cơ nhiệt

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b. Máy lạnh và bơm nhiệt

Máy lạnh và bơm nhiệt tuy có chức năng khác nhau nhưng nguyên lý làm việc hoàn
toàn giống nhau. Nhờ sự hỗ trợ của năng lượng bên ngoài (cơ năng, điện năng, nhiệt năng
v.v…) môi chất nhận nhiệt lượng q2 từ nguồn có nhiệt độ thấp T2 , rồi đem nhiệt lượng đó
cùng với phần năng lượng do bên ngoài hỗ trợ lo, tất
cả nhiệt lượng đó được truyền cho nguồn có nhiệt
độ cao T1 thực hiện một chu trình ngược chiều. T1>T2
q2 + lo = q1 (1-2)
q1
v Máy lạnh có chức năng là lấy nhiệt từ nguồn có
nhiệt độ thấp T2 nên nhiệt lượng có ích là q2
lo
v Bơm nhiệt có chức năng là nhả nhiệt cho nguồn
có nhiệt độ cao T1 nên nhiệt lượng có ích là q1

Phạm vi ứng dụng: máy lạnh và bơm nhiệt q2


được sử dụng rộng rãi trong việc bảo quản các loại
nông, lâm, thủy sản; các thiết bị ngành y, viễn thông T2
v.v…

1.1.2. Một số khái niệm và định nghĩa


Hình 1.2. Sơ đồ máy lạnh và bơm nhiệt
1.1.2.1. Hệ thống nhiệt

a. Định nghĩa

Hệ thống nhiệt là tập hợp những đối tượng được tách ra để nghiên cứu các tính chất
nhiệt động của chúng, phần còn lại gọi là môi trường. Ranh giới giữa hệ thống nhiệt và môi
trường có thể là bề mặt thật cũng có thể là bề mặt tưởng tượng.

b. Phân loại hệ thống nhiệt

Hệ thống kín: là hệ thống mà môi chất không đi qua bề mặt ranh giới, khối lượng môi
chất trong hệ thống kín không thay đổi.

Hệ thống hở: là hệ thống mà môi chất có thể qua bề mặt ranh giới để đi vào hoặc ra
khỏi hệ thống.

Hệ thống cô lập: là hệ thống không có bất kỳ sự trao đổi năng lượng nào với môi trường
xunh quanh.

Hệ thống đoạn nhiệt: là hệ thống không trao đổi nhiệt với môi trường nhưng có thể có
sự trao đổi công.

Hệ thống đồng nhất: là hệ thống mà môi chất chỉ gồm có một pha đồng đều về tính chất
vật lý và hóa học.

Hệ thống không đồng nhất: là hệ thống mà môi chất tồn tại nhiều pha, giữa các pha có
ranh giới rõ rệt, có sự thay đổi đột biến tính chất lý hóa giữa các pha.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1.1.2.2. Nguồn nhiệt

Nguồn nhiệt là các đối tượng trao đổi nhiệt trực tiếp với môi chất; nguồn có nhiệt độ cao
là nguồn nóng, nguồn có nhiệt độ thấp hơn gọi là nguồn lạnh. Giả thiết nhiệt dung của nguồn
lớn đến mức giữa được nhiệt độ không thay đổi trong quá trình truyền nhiệt.

1.1.2.3. Định nghĩa về môi chất (chất môi giới)

Môi chất là những chất mà thiết bị dùng để truyền tải và chuyển hóa nhiệt năng với các
dạng năng lượng khác. Về nguyên tác, môi chất có thể ở bất cứ pha nào, nhưng trong thực tế
thường dùng thể khí hoặc hơi vì chúng có khả năng giãn nở lớn, thuận tiện cho việc trao đổi
công.

Yêu cầu về môi chất:

v Có khả năng sinh công lớn: thể tích thay đổi đáng kể khi nhiệt độ thay đổi.

v Có khả năng truyền tải nhiệt năng lớn: có nhiệt dung riêng lớn.

v Không gây ăn mòn thiết bị, an toàn và không cháy nổ.

v Rẻ tiền, dễ kiếm, không gây động hại cho con người và thân thiện với môi trường.

1.2. Sự thay đổi trạng thái và chuyển pha của đơn chất

1.2.1. Sự thay đổi trạng thái và chuyển pha của đơn chất

Xét trường hợp làm thí nghiệm đối với môi chất là nước: lấy 1kg nước vào trong bình
kín, trên có pittông di chuyển được, áp suất trên pittông luôn giữ 1bar, nhiệt độ ban đầu giả
thiết là 20°C .

Cấp nhiệt cho môi chất, ta quan sát thấy nhiệt độ tăng từ 20°C đến 99,64 °C thì một bộ
phận nước bắt đầu hóa hơi, nhiệt độ 99,64 °C giữ không đổi cho đến khi giọt nước cuối cùng
hóa thành hơi; nếu tiếp tục cấp nhiệt thì nhiệt độ tăng lên mãi. Thể tích riêng của nước ban
đầu bằng 0,0010018 m3/kg ở 20°C, tăng không bao nhiêu đến 0,0010432 m3/kg khi bắt đầu
hóa hơi ở 99,64°C; tăng rất nhanh khi hóa hơi, bằng 1,691 m3/kg khi vừa hóa hơi xong (tăng
khoảng 600 lần) ; nếu tăng nhiệt độ đến 600°C thì thể tích riêng bằng 4,028 m3/kg.

Nếu cho nước ở 600°C thải nhiệt ở áp suất 1bar không đổi thì nhiệt độ giảm xuống, đến
99,64°C thì một bộ phận hơi ngưng lại thành nước, nhiệt độ không đổi cho đén khi hơi vừa
ngưng hết; nếu tiếp tục thải nhiêt, nhiệt độ giảm xuống

cho đến khi bằng 0°C, một bộ phận nước đông đặc, nhiệt độ không thay đổi, khi nước đông
hết nhiệt độ lại giảm.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


P
P
P
P P
P

Hình 1.3. Sự thay đổi trạng thái và chuyển pha của đơn chất
Làm thì nghiệm trên ở các áp suất khác nhau và biểu thị trên đồ thị p - t và T - s ta thấy:

v Khi p < p3 : thì khi cấp nhiệt, pha rắn chuyển trực tiếp thành pha hơi không qua pha lỏng
và ngược lại khi thải nhiệt thì pha hơi chuyển thành pha rắn.

v Khi p = p3: thì tồn tại đồng thời cả pha rắn, lỏng, hơi bão hòa, trạng thái đó gọi là trạng thái
ba thể hoặc ba pha. Đối với nước điểm 3 thể ( p3 = 0,00611 bar và t3 = 0,01°C )

v Khi p3 < p < pk: khi áp suất tăng nhiệt độ đông đặc thường giảm xuống (đường ON), nhiệt
độ hóa hơi tăng lên (đoạn OK), thể tích riêng của nước bão hòa tăng, của hơi bão hòa giảm.

v Khi p = pk: quá trình cùng tồn tại giữa nước và hơi rút ngắn lại, sự khác nhau giữa nước
bão hòa và hơi bão hòa cũng như nhiệt lượng hóa hơi dần đến 0, tất cả khối chất lỏng cùng
hóa hơi một lúc, trạng thái bắt đầu có hiện tượng đó gọi là trạng thái tới hạn. Đối với nước
điểm tới hạn K ( pk = 221,3 bar ; tk = 374,15°C )

v Khi p > pk: thì quá trình chuyển từ pha rắn sang pha lỏng không khác nhau là mấy nhưng quá
trình chuyển từ pha lỏng thành pha hơi không có ranh giới rõ ràng, không còn giai đoạn pha
lỏng cùng pha hơi cùng tồn tại, không phân biệt được pha lỏng và pha hơi.
p T
N K
TK
l
K h
l l+h
r+l

l+h

r
r h r+l +h
O r+ h

t sk s
Hình 1.4. Đồ thị về sự thay đổi trạng thái và chuyển pha của đơn chất

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Làm thí nghiệm trên với các môi chất khác nhau, về định tính chúng đều giống nhau, về định
lượng có khác nhau và ta được kết quả sau.
Bảng 2-3. Thông số trạng thái tới hạn và trạng thái ba pha (thể) của một số đơn chất

Môi chất Điểm 3 thể Điểm tới hạn


t3; oC p3; kPa tk; oC pk; bar
Thuỷ ngân (Hg) +1490 1510
Nước (H2O) +0,01 0, 6113 +374,15 221,29
Cacbonic(CO2) -56,5 518 +31 73,8
Sulfuric(SO2) -75,4 167 +157,2 78
Amoniac(NH3) -77,6 6,06 +132,3 112,8
Nito(N2) -209,9 12,5 -117 33,91
Oxy(O2) -219 0,15 -118,8 50,8
Hydro(H2) -259 7,194 -9,85 13

1.2.2 Một số khái niệm

a. Nóng chảy và đông đặc

Nóng chảy là quá trình chuyển từ pha rắn sang pha lỏng; quá trình ngược lại, tức là
chuyển từ pha lỏng sang pha rắn gọi là đông đặc. Khi nóng chảy môi chất nhận nhiệt, khi
đông đặc môi chất nhả nhiệt, hai nhiệt lượng đó có trị số bằng nhau, gọi là nhiệt ẩn nóng chảy
hoặc nhiệt ẩn đông đặc; đối với nước ở áp suất khí quyển bằng 333,37 kJ/kg.

b. Hóa hơi và ngưng tụ

Hóa hơi là quá trình chuyển từ pha lỏng sang pha hơi; quá trình ngược lại, tức là chuyển
từ chuyển từ pha hơi sang pha lỏng gọi là ngưng tụ. Khi hóa hơi môi chất nhận nhiệt, khi
ngưng tụ môi chất nhả nhiệt, hai nhiệt lượng đó có trị số bằng nhau gọi là nhiệt ẩn hóa hơi
hoặc nhiệt ẩn ngưng tụ, nó phụ thuộc vào bản chất và thông số của môi chất. Nước ở áp suất
khí quyển có nhiệt ẩn hóa hơi bằng 2258 kJ/kg.

Tùy theo điều kiện tiến hành khác nhau, quá trình hóa hơi được chia thành quá trình
bay hơi và quá trình sôi. Quá trình bay hơi chỉ tiến hành trên bề mặt thoáng, quá trình sôi tiến
hành trong cả khối môi chất.

Nhiệt độ mà môi chất tiến hành quá trình hóa hơi hoặc ngưng tụ gọi là nhiệt độ bão hòa
hoặc nhiệt độ sôi, nhiệt độ bão hòa phụ thuộc vào áp suất; nước ở khí quyển có nhiệt độ bão
hòa xấp xỉ 100°C.

c. Thăng hoa và ngưng kết

Thăng hoa là quá trình chuyển từ pha rắn sang pha hơi và quá trình ngược lại, tức là
chuyển từ pha hơi sang pha rắn gọi là quá trình ngưng kết. Khi thăng hoa môi chất nhận nhiệt,
khi ngưng kết môi chất nhả nhiệt, hai nhiệt lượng đó có trị số bằng nhau gọi là nhiệt ẩn thăng
hoa hoặc nhiệt ẩn ngưng kết. Ở điểm 3 pha, nhiệt ẩn thăng hoa của nước bằng 2828,18 kJ/kg.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


d. Một số định nghĩa về trạng thái của môi chất

1. Môi chất sôi (môi chất bão hòa): là môi chất trong quá trình hóa hơi hoặc ngưng tụ, cũng là
nước cùng tồn tại với hơi.

2. Hơi bão hòa khô: là hơi ở trạng thái bắt đầu ngưng tụ hoặc khi môi chất lỏng vừa hóa hơi
xong và cũng là hơi khi hai pha hơi và nước (hoặc là hơi và rắn ) cùng tồn tại.

3. Hơi bão hòa ẩm: là hỗn hợp giữa hơi bão hòa khô với môi chất bão hòa. Tỷ số giữa khối
lượng hơi bão hòa khô và hơi bão hòa ẩm gọi là độ khô, ký hiệu là x%; tỷ số giữa khối lượng
môi chất bão hòa với hơi bão hòa ẩm gọi là độ ẩm của hơi bão hòa ẩm, ký hiệu y = (100 - x)%.

4. Hơi quá nhiệt: là hơi có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ bão hòa ở cùng áp suất hoặc hơi có áp
suất nhỏ hơn áp suất bão hòa ở cùng nhiệt độ.

5. Hơi và khí: Hơi thường dùng đối với những chất có nhiệt độ tới hạn tương đối cao, dễ dàng hóa
lỏng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường; còn khí là dùng đối với những chất có nhiệt
độ tới hạn tương đối thấp, khó hóa lỏng trong điều kiện áp suất và nhiệt độ thông thường.

6. Khí lý tưởng và khí thực:

Trong thực tế chỉ có khí thực, không có khí lý tưởng.Với bất kỳ môi chất nào, áp suất
giảm và nhiệt độ tăng đến một lúc mà ảnh hưởng của thể tích bản thân phân tử và lực tương
tác giữa các phân tử nhỏ đến mức có thể cho phép bỏ qua, lúc đó môi chất có thể coi là khí lý
tưởng; khi không thể bỏ qua thể tích bản thân cũng như lực tương tác của các phần tử, ta gọi
là khí thực.

Ở điều kiện áp suất và nhiệt độ thông thường, các môi chất 2 nguyên tử như: oxy, nitơ,
không khí dễ đạt đến điều kiện để có thể coi là khí lý tưởng; còn đối với những chất như là
hơi nước, amôniac có thể coi là khí thực;nhưng hơi nước trong không khí hoặc trong sản
phẩm cháy cũng được xem là khí lý tưởng vì phân áp suất của hơi nước rất thấp, khối lượng
riêng của nó trong đó rất nhỏ.

1.3. Thông số trạng thái của môi chất

Ở một trạng thái xác định của môi chất, có những đại lượng có giá trị hoàn toàn xác
định, các đại lượng này gọi được gọi là thông số trạng thái, chúng là hàm số đơn trị của trạng
thái mà không phụ thuộc vào quá trình thay đổi trạng thái, nên độ biến thiên của thông số chỉ
phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của quá trình mà không phụ thuộc vào đường
đi; còn trong một chu trình độ biến thiên của chúng bằng không.Hay nói cách khác thông số
trạng thái có vi phân toàn phần.

Khi môi chất ở trạng thái cân bằng (về cơ và nhiệt), nghĩa là đồng đều và áp suất và
nhiệt độ thì thông số trạng thái mới có giá trị đồng nhất và xác định, trong kỹ thuật chúng ta
chỉ nghiên cứu các trạng thái cân bằng.

1.3.1 Nhiệt độ và định luật nhiệt thứ không

Nhiệt độ biểu thị mức độ nóng lạnh của môi chất; nhiệt độ biểu thị giá trị trung bình
động năng của các phần tử chuyển động. Nhiệt độ có thể trực tiếp đo được trên cơ sở định luật
nhiệt thứ không:

Nếu hai vật (hệ) có nhiệt độ t1 và t2 cùng bằng nhiệt độ t3 của vật (hệ) thứ ba thì nhiệt
độ của hai vật đó bằng nhau, tức là t1 = t2.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Thang đo nhiệt độ bách phân

Ký hiệu nhiệt độ bách phân là t, đơn vị đo là 0C (Cellcious - Tên nhà bác học sáng lập
thang đo).

Chọn chất để xây dựng thang đo: Nhà bác học Cellcious đó chọn nước nguyên chất ở áp suất
tiêu chuẩn (p = 760 mm Hg).

- Ở trạng thái băng tan của nước nguyên chất, người ta ấn định là 00C

- Ở trạng thái nước sôi, ấn định là 1000C.

Trong khoảng (0÷100) ta chia làm 100 phần bằng nhau mỗi phần là 10C

Sau khi đó có thang đo người ta mới chế tạo các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ.

Nhận xét:

Trị số t0C không phản ánh mức độ chuyển động của các phân tử mà nó phụ thuộc vào
chất dùng để xây dựng thang đo.

- Thang đo nhiệt độ tuyệt đối (thang đo nhiệt độ Kelvin)

Theo thang đo này người ta ký hiệu nhiệt độ là T, đơn vị đo 0K (Kelvin - tên nhà bác
học sáng lập thang đo).

Cơ sở để xây dựng thang đo: dựa vào mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ chuyển động
trung bình của nguyên tử, phân tử vật chất.

mω 2
T= (1-3)
3k

Trong đó: ω - tốc độ chuyển động của phân tử trong vật chất;

∑ ωi N i
ω= (1-4)
N

ωi - vận tốc trung bình của Ni phân tử trong tổng N phân tử;

m - khối lượng của một phân tử;

k - hằng số Boltzman; k = 1,3805.10-23 (J/độ).

Như vậy, ta thấy trị số T0K hoàn toàn phản ánh chuyển động của nguyên tử, phân tử nên
trong các công thức tính toán động học của chất khí người ta dùng trị số T0K chứ không dùng
trị số t0C.

Từ công thức trên ta thấy T = 00K khi ω = 0; điều này không thể xảy ra. Vì vậy, 00K
được gọi là không độ lý tưởng (không độ tuyệt đối).

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Quan hệ giữa thang đo bách phân và Kelvin:

Để xây dựng mối quan hệ giữa hai thang đo người ta chọn một trạng thái làm mốc đó là
trạng thái băng tan. Ở trạng thái này t = 00C và T = 2730K. Vì 10C và 10K có độ lớn như nhau
cho nên ta có thể biểu diễn hai trục nhiệt độ như sau:

-273oC 0oC toC toC

0oK 273oK ToK ToK


Như vậy, ta có quan hệ: ToK = toC + 273

- Thang đo nhiệt độ Rankine ( 0R ) và thang đo nhiệt độ Faranhiet ( 0F )

Thang đo độ 0R do nhà bác học Rankine tìm ra còn thang đo 0F do nhà bác học
Faranhiet. Tất cả các thang đo đều lấy hai trạng thái làm mốc; trạng thái nước đá đang tan và
trạng thái nước sôi ở áp suất tiêu chuẩn.

1
Độ lớn của 10C bằng độ lớn của 10K bằng khoảng cách giữa hai điểm mốc.
100

1
Độ lớn của 10R bằng độ lớn của 10F bằng khoảng cách giữa hai điểm mốc.
180

5 5
Độ lớn 10F bằng độ lớn 10R bằng độ lớn của 10C và bằng độ lớn 10K
9 9

Như vậy, ở trạng thái nước đá đang tan: t = 00C, T = 2730K, T = 320F = 4620R

Công thức quan hệ giữa các thang đo.

5 5
t°C = T°K - 273 = (t°F - 32) = T°R - 273 (1-5)
9 9

Bảng 1-1. Những điểm mốc nhiệt độ ở áp suất tiêu chuẩn

Nhiệt độ Nhiệt độ
Điểm mốc Điểm mốc
(oC) (oC)

Điểm sôi của oxy -182,97 Điểm sôi của lưu huỳnh 444,6

Điểm ba pha của nước 0,01 Điểm đông đặc của bạc 960,8

Điểm sôi của nước 100,00 Điểm đông đặc của vàng 1063

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1.3.2 Áp suất tuyệt đối

Lực của môi chất tác dụng vuông góc lên một đơn vị diện tích bề mặt tiếp xúc được gọi là
áp suất tuyệt đối của môi chất.

Biểu thức xác định:

F
p= (1-6)
S

Trong đó: F - Lực tác dụng của môi chất, đơn vị đo là N ( Newton )

S - Diện tích bề mặt tiếp xúc, đơn vị đo là (m2).

N
Đơn vị cơ bản của áp suất là , còn gọi là Pa
m2

- Hệ thống đơn vị đo áp suất:

N
v Hệ thống Pascal: ký hiệu là 1Pa = 1 , bội số của chúng như Kilôpascan
m2

(1KPa = 103Pa), Mêgapascal (1MPa = 103 KPa = 106 Pa);

v Hệ thống Barơ : ký hiệu là bar; 1Bar = 105Pa;

v Hệ thống Atmosphere (at): Theo đơn vị này người ta lấy áp suất trung bình của khí quyển
làm đơn vị đo; 1atmosphere ký hiệu là 1at;

1at = 1kG/cm2 = 0,981 bar;

v Các hệ thống đơn vị khác:

- Minimột cột thuỷ ngân, ký hiệu là mmHg.

- Minimét cột nước, ký hiệu là mmH2O.

Công thức liên hệ giữa các đơn vị đo:

N  1 1 1
1  2  = 1Pa = 10-5Bar = .10-5at = mmHg = mm H2O (1-7)
m  0,981 133,32 9,81

- Đo áp suất

Đo áp suất người ta dùng một dụng cụ gọi là áp kế, nguyên lý và cấu tạo của áp kế rất
đa dạng nhưng ở đây ta phân loại theo công dụng. Để chuyên môn hoá dụng cụ đo nhằm tăng
độ chính xác người ta chế tạo các loại áp kế sau:

Œ Baromet: là loại áp kế chuyên dùng để đo áp suất khí trời, số chỉ của Baromet ký hiệu là pkt .

• Manomet: là loại áp kế chuyên dùng để đo phần áp suất của chất khí lớn hơn áp suất khí
trời. Số chỉ của nó người ta gọi là áp suất thừa hoặc áp suất dư, ký hiệu là pt (pd).

10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ž Chân không kế: là loại áp kế đo phần nhỏ hơn áp suất khí trời của áp suất chất khí gọi là
chân không, ký hiệu pck.

Xác định áp suất chất khí (áp suất tuyệt đối)

p = pkt - pck (1-9)


P
P > Pkt

pd
p

P < Pkt

Pck
pkt

Hình 1-5.Quan hệ các loại áp suất

- Trường hợp áp suất chất khí lớn hơn áp suất khí trời ta dùng hai loại áp kế là Baromet và
Manomet, khi đó áp suất chất khí:

p = pkt + pt (1-8)

- Trường hợp áp suất chất khí nhỏ hơn áp suất khí trời ta dùng hai loại áp kế là Baromet và
Chân không kế, khi đó áp suất chất khí:

p = pkt – pck (1-9)

Lưu ý: khi đo theo chiều cao cột thủy ngân, phải qui về chiều cao ở 00C theo công thức:

h0 = ht.(1 - 0,000172.t) (1-10)

h0 - chiều cao cột thuỷ ngân ở 00C

ht - chiều cao cột thuỷ ngân ở t0C.

1.3.3. Thể tích riêng và khối lượng riêng

Thể tích riêng là thể tích của một đơn vị khối lượng và khối lượng riêng (mật độ) là
khối lượng của một đơn vị thể tích, chính là số nghịch đảo của thể tích riêng.

Nếu tách một lượng môi chất có khối lượng là δG (kg) và thể tích là δV(m3) thì thể tích
riêng:

δV
v = lim , , m3/kg (1-11)
δV → δV δG

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1
Khối lượng riêng: ρ= , kg/m3 (1-12)
v

Ở đây: δV - thể tích nhỏ nhất để có thể coi môi chất là môi trường liên tục.

1.3.4 Nội năng

Nội năng của môi chất là tổng nội động năng và nội thế năng của các phần tử. Nội thế
năng do lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử tạo ra nên nó phụ thuộc vào khoảng cách giữa
các phân tử hay thể tích riêng, nội động năng do chuyển động của các nguyên tử, phân tử gây
ra nên nó phụ thuộc vào nhiệt độ. Vậy nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích:

u = f (t,v) (1-13)

Đối với khí lý tưởng, có thể bỏ qua lực tương tác giữa các phần tử, nên nội thế năng
bằng không, và nội năng chỉ bao gồm nội động năng và chỉ phụ thuộc

vào nhiệt độ; do đó nội năng là hàm đơn trị của nhiệt độ, u = f (t)

Đối với khí lý tưởng trong mọi quỏ trỡnh biến đổi, nội năng luôn được xác định bằng
biểu thức:

du = CvdT và ∆u = u2 - u1 = Cv(T2 - T1) (1-14)

Trong đó:

Cv - nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích.

Đối với 1 kg môi chất, nội năng ký hiệu là u, với G kg có U = Gu. Đơn vị của nội năng
cũng giống như các dạng năng lượng khác, thường dùng là kJ, kW.h hoặc các đơn vị khác:
kcal , Btu và Chu v.v…

Quan hệ giữa các đơn vị đó là:

1kJ = 0,239 kcal = 277,78.10-6 kW.h = 0,948 Btu = 0,527 Chu

Trong kỹ thuật thường chỉ cần tính lượng biến thiên nội năng ∆u, nên có thể chọn một
trạng thái thuận tiện nào đó làm mốc; thường chọn nội năng của nước bão hòa tại trạng thái ba
thể bằng không.

1.3.5 Entanpi

Trong khi tính toán và phân tích về nhiệt, thường gặp biểu thức (u + pv), để đơn giản và
thuận tiện ta thay bằng i gọi là entanpi; trong đó u là nội năng, pv là thế năng áp suất hoặc
năng lượng đẩy.

- Đối với 1 kg môi chất ta có: i = u + pv , J/kg (1-15)

- Đối với G kg môi chất ta có: I = G.i = U + pV , J (1-16)

Entanpi là thông số trạng thái, khi đó ta lấy vi phân chính là vi phân toàn phần:

di = du + d(pv) (1-17)

12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Entanpi của khí thực cũng giống như nội năng là hàm phụ thuộc vào hai trong ba
thông số trạng thái cơ bản: p, v , T.

Riêng đối với khí lí tưởng thế năng áp suất có thể bỏ qua nên entanpi chỉ phụ thuộc
vào nhiệt độ i = f (T) và biến đổi entanpi trong mọi quá trình đều được xác định bằng biểu
thức:

di = CpdT ; ∆i = i2 - i1 = Cp (T2 -T1 ) (1-18)

Trong đó:

Cp - nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp.

Trong kỹ thuật cũng giống như nội năng ta chỉ cần tính độ biến thiên của entanpi ∆i nên
có thể chọn điểm gốc mà tại đó entanpi có giá trị bằng 0. Đối với các môi chất lạnh như: NH3,
R12 chọn entanpi của chất lỏng bão hòa ở - 40°C bằng không.

1.3.6 Entropi

Entropi là một thông số trạng thái, ký hiệu là s, có vi phân bằng:

dq
ds = , kJ/kgK
T

dQ
hoặc dS = G.ds = (1-19)
T

dq là nhiệt lượng vô cùng nhỏ trao đổi với môi trường khi nhiệt độ tuyệt đối của môi chất
bằng T(K).

Entropi không thể trực tiếp đo được, đặc trưng cho quá trình nhận nhiệt và thảii nhiệt;
khi nhận nhiệt thì s tăng, thải nhiệt thì s giảm. Trong tính toán cũng chỉ cần tính ∆s nên có thể
chọn trạng thái mốc bất kỳ thường lấy cùng mốc để tính u và i.

Lưu ý: ds là vi phân toàn phần còn dq không phải là vi phân toàn phần, biểu thị lượng nhiệt vô
cùng bé tham gia vào quá trình bao gồm nhiệt lượng trao đổi với môi trường và nhiệt lượng
do các quá trình không thuận nghịch có ma sát sinh ra.

1.3.7. Execgi

Execgi là một thông số trạng thái biểu thị năng lượng có ích tối đa có thể nhận được
khi cho môi chất tiến đến trạng thái cân bằng với môi trường bên ngoài. Execgi chỉ phần năng
lượng tối đa có thể sử dụng được trong điều kiện môi trường xung quanh còn phần năng
lượng không thể sử dụng được trong điều kiện môi trường xung quanh gọi là anecgi.

Execgi không thể đo được trực tiếp mà được tính theo:

e = (i - i0) - T0(s - s0) (1-20)

E = G.e = (I - I0) - T0(S - S0) (1-21)

Trong đó: i0, T0, s0 - entanpi, nhiệt độ tuyệt đối, entrôpi của môi chất ở trạng thái cân bằng với
môi trường; i ,T ,s - entanpi, nhiệt độ tuyệt đối, entrôpi của môi chất ở trạng thái cần xác định.

13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1.3.8. Nội năng tự do và entanpi tự do

Nội năng tự do và entanpi tự do là các thông số trạng thái: nội năng tự do là tiêu chuẩn
cân bằng của quá trình đẳng nhiệt - đẳng tích; entanpi tự do là tiêu chuẩn cân bằng của quá
trình đẳng nhiệt - đẳng áp. Khi môi chất (hệ) tiến hành các quá trình trên thì các đại lượng
tương ứng giảm dần và đạt giá trị cực tiểu ở trạng thái cân bằng.

- Nội năng tự do còn gọi là nhiệt thế đẳng nhiệt đẳng tích hoặc hàm Helmholtz

- Entanpi tự do cũn gọi là nhiệt thế đẳng nhiệt đẳng áp hoặc hàm Gibbs.

v Đối với 1kg môi chất:

Nội năng tự tự do: z = u – Ts (1-22)

Entanpi tự do: ø = i – Ts (1-23)

v Đối với G kg môi chất:

Z = G.z = U – TS (1-24)

Ø= G. ø = I – TS (1-25)

Đơn vị của chúng cũng giống như các đơn vị năng lượng khác.

1.4 Trạng thái của môi chất

Khi một trạng thái cân bằng được xác định thì giá trị của tất cả các thông số trạng thái
đều xác định, nhưng để xác định một thông số trạng thái của môi chất thì không cần phải xác
định tất cả các thông số trạng thái mà trong từng điều kiện cụ thể chỉ cần một số thông số do
định luật pha của Gibbs xác định.

1.4.1 Định luật pha của Gibbs (năm 1875)

Gibbs đó đưa ra định luật pha cho một hệ cân bằng (hệ không có phản ứng hóa học):

V=C +2-P (1-26)

Trong đó:

P - số pha cùng tồn tại trong hệ ;

C - số thành phần trong hệ ;

V - số thông số độc lập tối thiểu cần thiết để xác định một trạng thái.

Đối với môi chất đơn chất (C = 1), một pha (P = 1) thì số thông số tối thiểu cần thiết là:
V = 1 + 2 -1 = 2 . Như vậy, đối với môi chất đơn ở trạng thái khí, để xác định một thông số
trạng thái thì cần biết hai thông số độc lập.

Thí dụ: như p và v còn thông số thứ ba, thí dụ là T được xác định theo phương tình: T = f (p,v)
hoặc F(p,v,T) = 0 .

14

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1.4.2. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng
Phương trình trạng thái là phương trình liên hệ giữa các thống số trạng thái với nhau.
Phương trình trạng thái có thể xác định được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý thuyết. Đối với
một đơn chất ở pha khí là phương trình liên hệ giữa ba thông số độc lập thường là ba thông số
cơ bản p, v, T.
Từ thuyết động học phân tử hoặc bằng thực nghiệm trên cơ sở các định luật Boyle - Mariotte
(Bôi – Mariốt), Gay - Lussac (Gay - Luyxăc) và Avogadro (Avôgađrô).

- Đối với 1 kg khí lư tưởng:

pv = RT (1-27)

Trong đó:

p - áp suất của chất khí, N/m2 ;

v - thể tích riêng, m3/kg ;

T - nhiệt độ tuyệt đối, 0K ;

R – hằng số chất khí, J/kg0K ;

- Đối G kg khí lý tưởng:

pGv = GRT hay pV = GRT (1-28)

- Đối với 1 kilomol chất khí:

Kilômol ký hiệu µ (kg/kmol) là lượng vật chất tính bằng kg có trị số bằng phân tử lượng của
chất đó.

µpv = µRT hay p.µv = µR.T (1-29)

Ở đây: vµ = Vµ - thể tích của 1kilomol (m3/kmol)

µR = Rµ - hằng số phổ biến của chất khí (J/kmol 0K)

Vậy phương trình trạng thái của một kilomol chất khí là:

p.Vµ = RµT (1-30)

Từ quan hệ (1-27) ta có thể tính được giá trị Rµ như sau:

p.Vµ
Rµ =
T

Theo định luật Avôgadrô: ở điều kiện tiêu chuẩn vật lý (p = 760 mmHg ; t = 0ºC) thể tích của
kilômol khí lý tưởng Vµ = 22,4 m3 . Vậy ta có:

760 5
.10 .22, 4
Rµ = 750 = 8314 (J/kmol.ºK)
0 + 273,15

15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Từ đó hằng số chất khí được xác định:

Rµ 8314
R= = , J/kg ºK
µ µ

- Đối với M kilômol chất khí lý tưởng:

p.M.Vµ = M.RµT hay pV = MRµT (1-31)

1.4.3 Phương trình trạng thái của hỗn hợp khí lý tưởng

Đối với hỗn hợp đồng đều các khí lý tưởng không có phản ứng hóa học với nhau có
thể coi tương đương với một chất khí lý tưởng đồng nhất, có thể sử dụng được các định luật
Boyle - Mariotte và Gay - lussac cũng như các phương trình trạng thái. Nhưng cần thay vào
các đại lượng tương đương của hỗn hợp trên cơ sở biết được các số lượng và tỷ lệ hỗn hợp
của các khí thành phần.

a. Thành phần của hỗn hợp

v Thành phần khối lượng của một chất khí thành phần:

Gi Gi G
gi = = = i (1-32)
G1 + G2 + ... + Gn ∑ Gi G
Ở đây : Gi - khối lượng của thành phần khí thứ i ;

G - tổng khối lượng của tất cả các khí thành phần.

v Thành phần thể tích và thành phần mol:

Vi V
ri = = i (1-33)
∑Vi V
P,T,V,G
Ở đây : Vi - thể tích chất khí của khí thành phần ; + 0
0 + +
V - tổng thể tích của hỗn hợp khí.

Mi M P , T, V1,G1 P, T, V2, G2
ri = = i (1-34)
∑ Mi M + + 0
+ + 0
Ở đây : Mi - số kilomol của khí thành phần ;
Hình 1-6. Tách hỗn hợp theo phân thể tích
M - tổng số kilomol của các khí thành phần.

Ta có : Vi = MiVµi và V = MVµ ; thay vào ri = Vi/V được :

Vi M iVµi
ri = =
V MVµ

Theo định luật Avogadro ở cùng áp suất và nhiệt độ thì Vµi = Vµ nên :

16

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


P,T,V,G
V M + 0
ri = i = i (1-35)
V M 0 + +
Pi
Ta cũng chứng minh được : ri = P1, T, V, G1 P2, T, V, G2
P
+ + 0
+ + 0
Ở đây : Pi - phân áp suất của chất khí thành phần ;

P - áp suất của hỗn hợp khí. Hình 1-7. Tách hỗn hợp theo phân áp suất
Phương trình trạng thái của một chất khí thành phần dưới hai dạng :

piV = GiRiT (a)

pVi = GiRiT (b)

Pi V
Chia (a) cho (b) theo vế ta được : = i = ri (1-36)
p V

n
Theo định luật Dalton thì p = ∑ P , tức là áp suất của hỗn hợp bằng tổng phân áp suất của
i =1
i

các chất khí tạo thành hỗn hợp.

v Quan hệ giữa hai loại thành phần:

µi ri ri / Ri
gi = n
hoặc gi = (1-36a, b)
r
∑µ r i i ∑ Ri
i =1 i

g i Ri g /µ
ri = hoặc ri = i i (1-37a, b)
∑ gi Ri ∑ µi
g
i

b. Xác định các đại lượng tương đương của hỗn hợp

1. Khối lượng của hỗn hợp: theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng bằng tổng khối
lượng của các chất khí thành phần.
n
G= ∑G
i =1
i (1-38)

2. Thể tích của hỗn hợp: trong điều kiện không có phản ứng hóa học thì theo định luật
Amagat - Leduc bằng tổng thể tích của các thành phần.
n
V= ∑V
i =1
i (1-39)

Nếu tách hỗn hợp theo phân áp suất thì thể tích hỗn hợp bằng thể tích của bất kỳ chất
khí thành phần nào.

17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3. Số kilômol của hỗn hợp: trong điều kiện không có phản ứng hóa học bằng tổng số kilômol
của các chất khí thành phần.
n
M= ∑M
i =1
i (1-40)

4. Nhiệt độ của hỗn hợp khí : bằng nhiệt độ của các khí thành phần.

5. Áp suất của hỗn hợp: theo định luật Dalton bằng tổng phân áp suất của các khí thành phần:
n
p= ∑p
i =1
i (1-41)

6. Phân tử lượng tương đương của hỗn hợp:


n
µ= ∑µ r
i =1
i i (1-42)

1
hoặc µ= n
(1-43)
gi

i =1 µi

Ta chứng minh như sau:


n
Từ G = ∑ G ; Gi = Miµi ; G = M.µ ta được:
i =1
i

n ∑M µ i i n
Mi n
M.µ = ∑M µ
i =1
i i →µ= i =1

M
= ∑µ
i =1
i
M
= ∑rµ
i =1
i i

7. Hằng số chất khí tương đương của hỗn hợp: Rµ , R

Hằng số phổ biến của hỗn hợp Rµ vẫn bằng 8314 J/kmol ºK, còn hằng số chất khí
tương đương có thể tính theo µ tương đương của hỗn hợp.

8314
R= , J/kg ºK (1-44)
µ

n
R= ∑g R
i =1
i i (1-45)

1
R= (1-46)
r
∑ Ri
i

1 8314
Ta chứng minh bằng cách thay µ = vào R = , ta được:
n
gi µ

i =1 µi

18

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n n n
8314 g 8314
R= = 8314 ∑ i = ∑ gi = ∑g R
µ i =1 µi µi
i i
i =1 i =1

8. Thể tích riêng của hỗn hợp:


n n
gi
v= ∑g v = ∑ ρ
i =1
i i
i =1
(1-47)
i

n
V
Từ v =
G
, thay V = ∑Vi =1
i , rồi thay Vi = Givi

v=
∑V = ∑ G v = ∑ G v = ∑ g v
i i i i
n

i i i
G G G i =1

9. Khối lượng riêng hoặc mật độ của hỗn hợp ρ có thể tính theo:

1
ρ= (1-48)
v
n
ρ = ∑ ρi ri (1-49)
i =1

1
ρ= (1-50)
g
∑ ρi
i

1.4.4. Phương tŕnh trạng thái của khí thực

Để thể hiện sự khác nhau giữa khí thực và khí lý tưởng người ta đưa ra một đại lượng
không thứ nguyên gọi là độ nén Z :

pv
z= (1-51)
RT

Với khí lý tưởng Z = 1, với khí thực Z ≠ 1. Độ nén Z phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất
và tính chất vật lý của khí đó. Khi nghiên cứu người ta cho thấy, nếu p → 0 và nhiệt độ lớn
(cũng có nghĩa v → ∞) , độ nén của chất khí Z → 1, lúc này khí thực được coi là khí lý tưởng.

Khi ở những trạng thái mà Z sai khác 1 quá nhiều, vượt qua giới hạn cho phép, thì ta
không thể sử dụng được các định luật Boyle-Mariotte, Gay-lussuc cũng như phương trình
trạng thái Clapeyron mà phải xây dựng kết quả bằng thực nghiệm, chỉnh lý dưới dạng phương
trình, bảng số và đồ thị.

a) Phương trình Van der Waals

a
(p + )(v- b) = RT (1-52)
v2

a, b – là các hệ số thực nghiệm về trạng thái tới hạn

19

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


27 R 2 TK 1 RT
a= ⋅ ; b= ⋅ K
64 p K 8 pK

Trong đó:

TK , pK - nhiệt độ và áp suất môi chất ở trạng thái tới hạn.

b) Phương trình Beattie-Bridgman

b c a
pv2 = RT[v + B0(1 - )](1 - 3
) – A0(1 - ) (1-53)
v vT v

Trong đó:

a, b, c, A0 và B0 - những hằng số xác định bằng thực nghiệm.

c) Phương trình Viran D.Mayer-N.Bogolioubov

Bằng phương pháp toán học và vật lí lý thuyết, nhà vật lý người Mỹ D.Mayer và nhà
toán học Xô Viết N.Bogolioubov đó đưa ra phương trình được coi là chính xác nhất cho đến
hiện nay.
n
k βk
pv = RT(1 - ∑ k + 1⋅ v
k =1
) (1-54)
k

Trong đó:

βk - hệ số virian chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, chưa xác định được bằng phương pháp
thuần túy lý thuyết mà phải xuất phát từ những kết quả thực nghiệm.

20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 2

NHIỆT VÀ CÔNG - CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Nhiệt và công là hai hình thái của năng lượng, chúng chỉ xuất hiện khi có sự trao đổi
năng lượng giữa các vật.

- Hình thái công được thể hiện kèm theo sự dịch chuyển ở dạng vĩ mô (các đại lượng
vĩ mô là các đại lượng có thể cân đong đo đếm được, các đại lượng vi mô là các đại lượng
không cân đong đo đếm được: dx, dy…)

- Hình thái nhiệt được thể hiện trong trường hợp có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
vật; (nếu không có sự chênh lệch về nhiệt độ thì sẽ không có sự trao đổi năng lượng như vậy
không xuất hiện nhiệt năng).

Chú ý:

Khác với các thông số trạng thái, nhiệt và công là các đại lượng đặc trưng cho quá
trình, nó phụ thuộc vào tính chất của qúa trình.

2.1. Nhiệt dung riêng và cách tính nhiệt

2.1.1. Khái niệm về nhiệt dung riêng

Xét một đơn vị chất khí với quá trình thay đổi trạng thái vô cùng nhỏ; ta cung cấp cho
dq
chất khí một nhiệt lượng dq (kJ/đơn vị chất khí), nhiệt độ thay đổi một lượng dt; tỷ số
dt
được ký hiệu là C - gọi là nhiệt dung riêng.

dq
C= ; [kJ/đv chất khí.độ] (2-1)
dt

Định nghĩa nhiệt dung riêng:

Nhiệt dung riêng của chất khí là nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho một đơn vị chất khí
để nhiệt độ của nó tăng lên một độ theo một quá trình nào đó.

Nói chung nhiệt dung riêng phụ thuộc vào bản chất chất khí, nhiệt độ và áp suất. Thông
thường ta có thể bỏ qua sự phụ thuộc của nhiệt dung riêng vào áp suất ở các áp suất không
quá lớn. Nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ nên có khái niệm nhiệt dung riêng thực và
nhiệt dung riêng trung bình.

2.1.2. Phân loại nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ, đơn vị đo lường vật chất và quá trình cấp
nhiệt của khối khí nên có các loại nhiệt dung riêng sau:

a. Phân loại theo nhiệt độ

Nhiệt dung riêng thực là nhiệt dung riêng tại một nhiệt độ nào đó. Ta có biểu thức:

2 t
dq
C= và q = ∫ Cdt (2-2)
dt t1

21

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nhiệt dung riêng trung bình là nhiệt dung riêng trong một khoảng nhiệt độ ∆t = t2 - t1
nào đó. Ta có biểu thức:

t2 q q
C = = (2-3)
t2 − t1 ∆t
t1

Kêt hợp (2-2) và (2-3) ta có:


t2
q 1
∫ Cdt
t2
C = = (2-4)
∆t ∆t
t1
t1

b. Phân loại theo đơn vị đo lường vật chất

Nhiệt dung riêng khối lượng: khi đơn vị đo khối lượng là kg, chúng ta có nhiệt dung
riêng khối lượng, ký hiệu C (kJ/kg.độ)

Nhiệt dung riêng thể tích: nếu đơn vị chất khí là 1 m3 tiêu chuẩn (m3tc) ta có nhiệt
dung riêng thể tích, ký hiệu là C’ [kJ/m3tc.độ].

Nhiệt dung riêng kilômol: nếu đơn vị đo chất khí là 1 kilomol ta có nhiệt dung riêng
kilomol, ký hiệu là C µ [kJ/kmol.độ].

Từ định nghĩa trên ta có quan hệ giữa các loại nhiệt dung riêng:


C = C'.vtc = (2-5)
µ

Trong đó:

vtc - thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn vật lý, mtc/kg;

µ - kilômol của chất khí (kilômol là lượng vật chất tính bằng kg có

trị số bằng phân tử lượng) .

c. Phân loại theo quá trình trao đổi nhiệt

Nhiệt dung riêng đẳng áp: khi quá trình nhận nhiệt xảy ra ở áp suất không đổi ta có
nhiệt dung riêng đẳng áp.

Cp nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp;

C'p nhiệt dung riêng thể tích đẳng áp;

Cµp nhiệt dung riêng kilômol đẳng áp.

Nhiệt dung riêng đẳng tích: khi quá tŕnh nhận nhiệt xảy ra ở thể tích không đổi ta có
nhiệt dung riêng đẳng tích.

Cv nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích;

C'v nhiệt dung riêng thể tích đẳng tích;

22

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Cµv nhiệt dung riêng kilômol đẳng tích.

Đối với khí lý tưởng quan hệ giữa nhiệt dung riêng đẳng áp và nhiệt dung riêng đẳng
tích biểu thị bằng công thức Mayer:

Cp - Cv = R (2-6)

Trong nhiệt động, tỷ số giữa nhiệt dung riêng đẳng áp và nhiệt dung riêng đẳng tích
được biểu thị:

Cp C 'p Cµ p
= = =k (2-7)
Cv C 'v Cµ v

Ở đây: k - số mũ đoạn nhiệt.

Đối với khí thực trị số k phụ thuộc vào bản chất khí và nhiệt độ của chất khí. Với khí
lý tưởng, trị số k chỉ phụ thuộc vào bản chất (cấu tạo phân tử) của chất khí.

R
Cv = (2-8)
k −1

R
Cp = k. (2-9)
k −1

n−k
Cn = Cv. (2-10)
n −1

2.1.3. Nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ

a. Nhiệt dung riêng của khí lý tưởng

Đối với khí lý tưởng, nhiệt dung riêng không phụ thuộc vào nhiệt độ và được định
nghĩa theo (2-8), (2-9) và bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhiệt dung riêng của khí lý tưởng.

Trị số kcal/kmol ºK kJ/kmol ºK


Loại khí
k Cµv Cµp Cµv Cµp

Một nguyên tử 1,6 3 5 12,6 20,9

Hai nguyên tử 1,4 5 7 20,9 29,3

Ba và nhiều nguyên tử 1,3 7 9 29,3 37,7

b. Nhiệt dung riêng của khí thực

Đối với khí thực, nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ nên ta cũng có khái niệm nhiệt
dung riêng thực và nhiệt dung riêng trung bình:

Tổng quát, nhiệt dung riêng thực phụ thuộc vào nhiệt độ thường được biểu diễn bằng hàm số
sau:

23

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


C = a0 + a1t + a2t2 + ...+ antn (2-11)

Ở đây:

a0 , a1 , a2 ... an là các hằng số thực nghiệm;

n - số mũ tự chọn, nghĩa là chọn n càng cao thì độ chính xác càng cao.

Nếu lấy n = 0 nghĩa là C = a0 = const , lúc này ta coi khí đó là khí lý tưởng, nhiệt dung riêng
là hằng số và không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Nếu lấy n = 1 ta có nhiệt dung riêng phụ thuộc vào nhiệt độ có quan hệ tuyến tính:

C = a0 + a1t

v Nhiệt dung riêng trung bình trong khoảng 0 ºC đến tºC (∆t = t2 - t1)
t
1
C 0 = ∫ C.dt
t
(2-12)
t 0

t t
1 1 a
∫ C.dt = ∫ (a0 + a1t )dt = a0 + 1 t = a0 + a1't
t
C0 = (2-13)
t 0 t 0 2

Thực tế cần tính nhiệt dung riêng trung bình trong khoảng nhiệt độ bất kỳ từ t1 đến t2 tức là
khoảng nhiệt độ ∆t = t2 - t1

1 2 
t2 t t1
1
∫t ∆t  ∫0 ∫0 
t2
Ct = C .dt =  C .dt − C .dt
1
∆t 1 

1  t2
C 0 .t2 − C 01 .t1 
t t
C t2 = (2-14)
1
∆t  

t
Giá trị nhiệt dung riêng C 0 (ký hiệu Ctb) trong khoảng nhiệt độ 0ºC đến tºC được xác định từ
các bảng số.

2.1.3. Nhiệt dung riêng của hỗn hợp khí

Muốn nâng nhiệt độ của hỗn hợp khí lên một độ cần phải nâng nhiệt độ của từng chất
khí thành phần trong hỗn hợp lên một độ.

Nếu gọi C là nhiệt dung riêng khối lượng của hỗn hợp khí và Ci là nhiệt dung riêng
khối lượng của khí thành phần ta có:

G.C = G1.C1 + G2.C2 + ...+ Gn.Cn (2-15)

G1 G G
C= .C 1 + 2 .C2 + ...+ n .Cn
G G G
n
C = g1.C1 + g2.C2 + ...+ gn.Cn = ∑gC
i =1
i i (2-16)

24

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Suy luận tương tự ta cũng có các biểu thức sau:
n
C' = ∑ rC
i =1
i i
'
(2-17)

n
Cµ = ∑ rC
i =1
i µi (2-18)

Trong đó:

gi - thành phần khối lượng;

ri - thành phần thể tích hoặc thành phần kilômol;

C' , Cỡ - nhiệt dung riêng thể tích, kilômol của hỗn hợp;

Ci' , Ciµ - nhiệt dung riêng thể tích, kilômol của của khí thành phần.

2.1.5. Cách tính nhiệt

a. Tính theo nhiệt dung riêng

Xuất phát từ biểu thức:

dq = C.dt
2
q 12 = ∫ C.dt (2-19)
1

v Trường hợp C = const

q12 = C.( t2 - t1) = C.∆t (kJ/kg) (2-20)

Với G (kg) môi chất: Q = G.q (KJ) (2-21)

Q = Vtc.C'.∆t , (KJ) (2-22)

Q = M.Cµ.∆t , (KJ) (2-23)

v Trường hợp C ≠ const hay C = a0 + a1t ; (NDR của khí thực)

t +t 
t2
 t2
q12 = ∫ ( a 0 + a1t ) .dt =  a0 + a1 1 2  ( t2 − t1 ) = C . ( t2 − t1 ) (2-24)
t1  2  t1

Trong đó:
t
C t 2 - NDR trung bình trong khoảng nhiệt độ từ t1 đến t2
1

25

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Như vậy, khi NDR của môi chất phụ thuộc nhiệt độ ta phải xác định NDR trung bình
trong khoảng nhiệt độ từ t1 đến t2 bằng cách thay chỉ số t trong biểu thức C = a0 + a1t bằng
trung bình cộng nhiệt độ trạng thái đầu và trạng thái cuối của quá trình.

Trong một số tài liệu kỹ thuật nhiệt người ta thường cho NDR trung bình trong
khoảng nhiệt độ từ 0 đến t. Vì vậy ta phải sử dụng tính chất của tích phân để tách biểu thức
xác định nhiệt lượng thành tổng các tích phân:

qt1→t2 = q0→t2 - q0→t1 = C 02 .t 2 − C 01 .t1


t t
(2-25)

Bảng 2.2. NDR trung bình của oxy và không khí (0oC÷1500oC với c =ao+a't; a'=a1/2)

Khí NDR khối lượng KJ/kgoK NDR thể tích KJ/m3tcoK

t t
Cp = 0, 9203+0,0001065t C 'p = 1,3168+0,0001577t
0
0
O2
= 0, 6603+0,0001065t
t
Cv t
0
C 'p = 1,3168+0,0001577t
0

t t
Cp = 0,9956+0,00009299t C 'p = 1,2866+0,0001201t
0
0
Không
= 0,7088+0,00009299t
t
khí Cv t
0
C 'p = 0,9757+0,0001201t
0

b. Tính theo entropi

Trong quá tŕnh đẳng nhiệt không tính theo nhiệt dung riêng vì nhiệt dung riêng của
dq dq
quá trình CT = ∞ (CT = = =∞)
dt 0

Từ biểu thức định nghĩa entrôpi ta dễ dàng suy ra cách tính nhiệt theo entropi. Ta có:
T
dq 2
ds = (2-26)
T T2

s2 T1
dq = T.ds hay q12 = ∫ T .ds (2-27) 1 ds
s1

Xét đồ thị T - s: s1 s2 s
Hình 2-1. Đồ thị T -s
- Trục tung: T0K

- Trục hoành: s(kJ/kg.độ)


s2

Theo tớnh chất toỏn học: dt(s112s2 ) = ∫ T.ds


s1

Như vậy, diện tích nằm dưới quá trình 1-2 trờn đồ thị T - s biểu diễn giá trị nhiệt
lượng của quá trình đó. Vì vậy, đồ thị T - s gọi là đồ thị nhiệt.

26

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chú ý:

- Nhìn vào đồ thị T - s ta thấy q12 không phải là một thông số trạng thái mà là hàm số của quá
trình. Nghĩa là cùng trạng thái 1, 2 nếu tiến hành theo các quá trình khác nhau thì q12 khác
nhau.

- Ta thấy dq luôn cùng dấu với ds vì T > 0 nên ta quy ước:

+ Nếu q > 0 môi chất nhận nhiệt.

+ Nếu q < 0 môi chất nhả nhiệt.


s2

- Trong quá trình tính nhiệt lượng áp dụng công thức: q12 = ∫ T .ds ta cần biết hàm nhiệt độ
s1

phụ thuộc entropi. Nếu là quá trình đẳng nhiệt ta có q = T(s2 - s1)

2.2. Năng lượng toàn phần của hệ thống nhiệt động

2.2.1. Các dạng năng lượng trong hệ thống nhiệt động

a. Ngoại động năng: là năng lượng của chuyển động vĩ mô (chuyển động vật thể) được xác
định bằng biểu thức:

ω2
Wd = G. ,J (2-28)
2

Trong đó:

G - khối lượng của vật, kg ;

ω - tốc độ của vật, m/s .

Biến đổi ngoại động năng của vật sẽ là:

ω22 − ω12 ∆ω 2
∆Wd = Wd2 - Wd1 = G. = G. (2-29)
2 2

b. Ngoại thế năng: là năng lượng của lực trọng trường, nó phụ thuộc vào chiều cao so với mặt
đất của vật, được xác định bằng biểu thức:

Wt = G.g.h , J (2-30)

Trong đó:

h - độ cao của vật so với mặt đất, m ;

g - gia tốc trọng trường, m2/s .

Biến đổi ngoại thế năng của của vật là:

∆Wt = Wt2 - Wt1 = G.g.(h2 - h1) = G.g.∆h (2-31)

27

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


c. Nội năng (nội nhiệt năng): là toàn bộ năng lượng bên trong của vật, nội năng bao gồm nội
động năng và nội thế năng. Nội động năng do chuyển động của các phân tử, nguyên tử gây ra
nên nó phụ thuộc vào nhiệt độ. Nội thế năng do lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử gây ra
nên nó phụ thuộc vào khoảng cách các phân tử hay thể tích riêng.

Nội năng ký hiệu là u (J/kg) hay U (J). Nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích u = f(T,v).
Riêng đối với khí lý tưởng, nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ u = f(T).

Biến đổi nội năng của vật là:

∆U = U2 - U1 (2-32)

d. Năng lượng đẩy (hay là thế năng áp suất)

Năng lượng đẩy được ký hiệu là D (J) hoặc d (J/kg) và được xác định theo biểu thức:

D = pV = G.pv ;(J) (2-33)

∆D = p2V2 - p1V1 = G(p2v2 - p1v1) (2-34)

Năng lượng đẩy chỉ có trong hệ hở, khi dòng khí chuyển động năng lượng đẩy thay
đổi và tạo công lưu động đẩy dòng khí chuyển động.

Đó là bốn dạng năng lượng có trong hệ nhiệt động, cả bốn dạng năng lượng trên đều
là các hàm trạng thái. Khi hệ nhiệt động thay đổi, chúng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và
cuối mà không phụ thuộc vào quá trình biến đổi.

2.2.2. Năng lượng toàn phần của hệ nhiệt động

Khí hiệu năng lượng toàn phần của hệ nhiệt động là W (J) hoặc w (J/kg) , ta có biểu
thức sau:

W = U + D + Wd + Wt (2-35)

ω2
w=u+d+ + gh 2-36)
2

Đối với hệ kín không có năng lượng đẩy (D = 0), không có ngoại động năng (Wd = 0).
Do đó biểu thức năng lượng toàn phần của hệ kín là:

W = U + Wt (2-37)

w = u + gh ≈ u (2-38)

Trong hệ kín, ngoại thế năng thường có giá trị rất nhỏ so với nội năng nên thường
được bỏ qua. Mặt khác vì vật thể trong hệ kín không chuyển động nên trọng tâm của hệ không
đổi và chiều cao của hệ so với mặt đất cũng không đổi, do đó biến đổi thế năng của hệ kín sẽ
bằng không (∆Wt = 0). Vậy biến đổi năng lượng toàn phần của hệ kín sẽ là:

∆Wk = ∆U = U2 - U1 (2-39)

∆wk = ∆u = u2 - u1 (2-40)

Đối với hệ hở, vì U + D = I do đó năng lượng toàn phần của hệ hở là:

28

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Wh = I + Wd + Wt (2-41)

ω2
wh = i + + gh (2-42)
2

Biến đổi năng lượng toàn phần của hệ hở:

∆Wh = ∆I + ∆Wd + ∆Wt (2-43)

∆ω 2
∆wh = ∆i + + g.∆h (2-44)
2

Thông thường trong hệ hở, ngoại thế năng và biến đổi ngoại thế năng có giá trị rất nhỏ
so với các thành phần khác nên thường bỏ qua (Wt = 0 ; ∆Wt = 0)

và khi đó ta có biểu thức:

ω2
wh = i + (2-45)
2

∆ω 2
∆wh = ∆i + (2-46)
2

Trong một số trường hợp của hệ hở như quá trình trong máy nén, quá tŕnh hỗn hợp
giữa các dòng chất khí..., ngay cả giá trị động năng của hệ cũng nhỏ so với entanpi. Do đó ta
có thể bỏ qua ngoại động năng (ω2/2 ≈ 0)

w=i (2-47)

∆wh = ∆i (2-48)

2.3. Các loại công

2.3.1. Công thay đổi thể tích

Công thay đổi thể tích là công do môi chất trong hệ sinh ra (khi giãn nở) hoặc nhận
được (khi bị nén) khi thể tích của môi chất được thay đổi. Công thay đổi thể tích ký hiệu là L
(J) hoặc l(J/kg) .

Giả sử có 1kg chất khí ở áp suất p , thể tích v (hình 2.1); khi chất khí giãn nở một
lượng dv, chất khí thực hiện công dl . Vì dv có giá trị vô cùng bé nên sự tăng thể tích này xem
như là các điểm trên bề mặt S của chất khí dịch chuyển được một quãng đường dx (vuông góc
với bề mặt hay cùng chiều với lực áp suất p). Vậy công mà chất khí thực hiện được là: dl =
p.S.dx , vì S.dx = dv nên công thay đổi thể tích có dạng: p 1
dl = pdv (2-49) p

v2 2
dv
l12 = ∫ pdv , (kJ/kg) (2-50)
v1

v
Với G (kg) môi chất L = G.l12 (kJ) v1 v2
Hình 2-3. Đồ thị trạng thái p-v

29

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


dx
1kg
p, v
S dv

Hình 2-2. Xác định công thay đổi thể tích

Nhận xét:

Công thay đổi thể tích có trị số dương (l12 > 0) khi chất khí giãn nở; ngược lại công
thay đổi thể tích có trị số âm (l12 < 0) khi bị nén.

Trên đồ thị p-v (đồ thị công) công thay đổi của 1kg chất khí trong qúa trình biến đổi 1-2 được
biểu diễn bằng diện tích hình 12v2v1. Từ đồ thị ta thấy công thay đổi thể tích là một hàm của
quá trình. Công thay đổi thể tích có trong cả hệ kín và hệ hở.

2.3.2. Công kỹ thuật

Công kỹ thuật ký hiệu là Lkt (J) hoặc lkt (J/kg). Công kỹ thuật là công của dòng chất
khi chuyển động (hệ hở) thực hiện được khi áp suất
của chất khí thay đổi. Công kỹ thuật được định nghĩa p
bằng biểu thức:
1
p1
dlkt = -vdp (2-51) dp
p2

lkt12 = ∫ − vdp
p1
(2-52)
p2
2

Công kỹ thuật có trị số dương (lkt > 0) khi


v
áp suất giảm trong quá trình biến đổi, ngược lại có
Hình 2-4. Đồ thị xác định công kỹ thuật
trị số âm nếu áp suất tăng trong quá trình biến đổi.

Trên đồ thị p-v công kỹ thuật của 1kg dòng khí trong quá trình biến đổi 1-2 được được
biểu thị bằng diện tích 12p2p1. Từ đây ta thấy công kỹ thuật là hàm của quá trình.

2.3.4. Công ngoài

Công ngoài được ký hiệu là Lkt (J) hoặc l(J/kg). Công ngoài là công mà hệ trao đổi với
môi trường. Đây chính là công hữu ích mà ta nhận được từ hệ hoặc công tiêu hao từ môi
trường tác dụng tới hệ.

Để tìm biểu thức tổng quát của công ngoài, chúng ta nhận thấy môi chất trong hệ nhiệt
động có khả năng sinh công tác dụng tới môi trường khi thể tích nó tăng, ngoại động năng
giảm, ngoại thế năng giảm, năng lượng đẩy giảm. Biểu thức công ngoài có dạng:

ω12 − ω 22
ln12 = l12 + (d1 – d2) + + g(h1 – h2) (2-53)
2
30

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


ω 22 − ω12
ln12 = l12 - (d2 – d1) - - g(h2 – h1) (2-54)
2

ω2 
dln = dl – d(d) - d   - gd(h) (2-55)
 2 

Vì trong hệ kín, không có năng lượng đẩy, không có ngoại động năng và biến đổi ngoại
thế năng bằng không. Từ đó (2-55) có dạng:

dln = dl = pdv và ln12 = l12 (2-56)

Đối với hệ hở, ta biến đổi như sau:

dl – d(d) = pdv – d(pv) = pdv – pdv – vdp = -vdp = dlkt

Vậy từ (2-55) ta có:

ω2 
dln = dlkt - d   - gd(h) (2-55)
 2 

ω 22 − ω12
ln12 = lkt12 - - g(h2 – h1) (2-56)
2

ω12 − ω 22
lkt12 = ln12 + + g(h1 – h2) (2-57)
2

Đối với dòng khí hoặc hơi chuyển động trong ống (Ví dụ: ống tăng áp, ống tăng tốc…)
không sinh công ngoài (ln12 = 0). Công kỹ thuật mà dòng khí thực hiện (do giảm áp suất) sẽ
gây nên sự thay đổi động năng và thế năng của dòng khí.

Ngoài ra để thấy được sự liên quan giữa công kỹ thuật, công thay đổi thể tích và biến
đổi năng lượng đẩy trong hệ hở ta có:

d(pv) = pdv + vdp

∆(d) = l12 – lkt12

lkt12 = l12 - ∆(d) (2-58)

Biểu thức (2-58) cho thấy công kỹ thuật trong quá trình nhiệt động nào đó của hệ hở là
tổng đại số giữa công thay đổi thể tích và sự biến đổi năng lượng đẩy. Nếu trong quá trình
không có sự biến đổi năng lượng đẩy p1v1 = p2v2 (quá trình đẳng nhiệt) thì công kỹ thuật có
giá trị bằng công thay đổi thể tích.

31

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 3

ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG I VÀ CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA CHẤT KHÍ

3.1. Định luật nhiệt động I

3.1.1. Nội dung và ý nghĩa

Định luật nhiệt động một là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ứng dụng
trong phạm vi nhiệt.

Nhiệt năng có thể được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Một lượng nhiệt năng bị
tiêu hao thì sẽ có một lượng xác định năng lượng khác được hình thành và tổng năng lượng
của hệ thống không thay đổi.

Định luật nhiệt động thứ nhất đề cập tới việc biến hóa giữa nhiệt và công và được
đươc phát biểu: Nhiệt có thể có thể biến thành công và ngược lại công cũng có thể biến thành
nhiệt.
3.1.2. Phương trình định luật nhiệt động I

a. Dạng tổng quát của phương trình định luật nhiệt động I
Giả sử môi chất trong hệ nhận nhiệt lượng Q từ môi trường, lúc này năng lượng toàn
phần của hệ sẽ biến đổi một lượng ∆W = W2 - W1 và hệ có thể sinh công ngoài Ln12 tác dụng
tới môi trường. Từ nhận xét này và theo định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng ta có
phương trình cân bằng năng lượng như sau:
Q = ∆W + Ln12 (3-1)
q = ∆w + ln12 (3-2)
b. Phương tŕnh định luật nhiệt động I đối với hệ kín và hở

v Đối với hệ kín:

Theo các biểu thức (2-38) và (2-56) ta có:

∆wk = ∆u và ln12 = l12

Thay vào (3-2) ta có:

q = ∆u + l12

dq = du + vdp (3-3)

Ta biết hệ kín: i = u + pv nên u = i - pv và du = di - pdv - vdp

Thay vào (3-3) ta có: dq = di – vdp = di + dlkt (3-4)

v Đối với hệ hở:

Theo (2-40) ta có:

∆ω 2
∆wh = ∆i + + g.∆h (3-5)
2

Thay vào (3-2) ta có:


32

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


∆ω 2
q = ∆i + + g.∆h + ln12
2

∆ω 2
Mặt khác kết hợp (2-57): lkt12 = ln12 + + g.∆h
2

Do đó: q = ∆i + lkt12 (3-6)

dq = di + dlkt (3-7)

Nếu bây giờ ta thay i = u + pv hay di = du + pdv + vdp vào (3-7) ta lại có biểu thức:

dq = du + pdv + vdp - vdp = du + pdv

dq = du + dlkt (3-8)

Khi thay các quan hệ du = CvdT; di = CpdT vào (3-3) và (3-4) ta có dạng phương trình
định luật nhiệt động I dùng cho cả hệ kín và hệ hở của khí lý tưởng.

dq = CvdT + pdv (3-9)

dq = CpdT - vdp (3-10)

c. Phương trình định luật nhiệt động I cho dòng khí hoặc hơi chuyển động

Dòng khí chuyển động trong các ống dẫn là một hệ hở khi không thực hiện công ngoài
với môi trường (ln12 = 0). Từ đó phương trình định luật nhiệt động I theo (3-2) ta có:

∆ω 2
q = ∆w = ∆i + + g.∆h
2

Ở đây: ∆h = h2 - h1 là hiệu số giữa chiều cao so với mặt đất của đoạn ống khi ra và khi
vào của dòng khí. Vì ∆h thường là nhỏ cho nên biến đổi thế năng g∆h cũng có giá trị rất nhỏ
so với biến đổi động năng và entanpi và thường được bỏ qua g∆h ≈ 0. Vậy phương trình định
luật nhiệt động I cho dòng khí sẽ là:

∆ω 2
q = ∆w = ∆i + (3-11)
2

 ω2 
dq = di + d   (3-12)
 2 

d. Phương trình định luật nhiệt động I đối với các quá trình hỗn hợp

Khi hỗn hợp các chất khí không thực hiện công đối với môi trường (ln = 0) và giả thiết
rằng không trao đổi nhiệt với môi trường (dq = 0). Vậy từ dạng tổng quát của phương trình
định luật nhiệt động I ta có:

∆W = 0 ; Wh1 = Wh2 = const (3-13)

Ở đây:

33

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Wh1 - năng lượng toàn phần của hệ trước khi xảy ra quá trình hỗn hợp;

Wh2 - năng lượng toàn phần của hệ sau khi xảy ra quá trình hỗn hợp.

3.2. Quá trình hỗn hợp của khí

3.2.1. Hỗn hợp trong thể tích đă cho

Giả sử cho một bình kín với thể tích V bên trong có một vách ngăn N (hình 3.1). Phía
trái vách ngăn có chứa chất khí 1 có (p1, V1, T1); bên phải vách ngăn chứa khí 2 có ( p2, V2,
T2). Khi bỏ vách ngăn, hai chất khí sẽ hỗn hợp vào nhau. Ở đây cần xác định nhiệt độ T, áp
suất p của hỗn hợp khi đă biết thể tích V của hỗn hợp.

Theo tính chất của hỗn hợp khí ta có: N

V = V1 + V2 p1 p2 p
V1 V2 V
G = G1 + G2 T1 T2 T

Hình 3-1. Hỗn hợp trong thể tích đó cho


Ở đây:

G - khối lượng của hỗn hợp khí;

G1, G 2 - khối lượng của khí thành phần.

Hệ nhiệt động trước khi xảy ra quá trình hỗn hợp gồm chất khí 1 và chất khí 2 trong bình là
hệ kín, năng lượng toàn phần của hệ được biểu thị bằng nội năng: Wh1 = U1 + U2

Hệ nhiệt động sau khi xảy ra quá trình hỗn hợp là hỗn hợp khí cũng ở trong bình, năng
lượng toàn phần của hệ là nội năng của nó: W2 = U

Theo định luật nhiệt động I cho các quá trình hỗn hợp ta có:

Wh1 = Wh2

U = U1 + U2 (3-14)

Đối với khí lý tưởng, nếu quy ước nội năng của khí ở 0ºC bằng không thì nội năng ở
nhiệt độ Ti nào đó sẽ là ui = Cvi Ti . Vậy từ (3-14) ta có:

GCvT = G1Cv1T1 + G2Cv2T2

G1Cv1T1 + G2Cv 2T2 g1Cv1T1 + g 2Cv 2T2


T= =
GCv Cv

Theo công thức (2-14) Cv = ∑giCvi , vậy ta có:

g1Cv1T1 + g 2Cv 2T2 g1Cv1T1 + g 2Cv 2T2


T= =
Cv g1Cv1 + g 2Cv 2

Tổng quát đối với hỗn hợp của n chất khí lý tưởng, ta có:

34

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n

∑gC T i vi i
T= i =1
n
(3-15)
∑gC
i =1
i vi

Khi đă biết thể tích hỗn hợp V và nhiệt độ T tính theo (3-15) ta có thể xác định được
áp suất p của hỗn hợp khí lý tưởng từ phương trình trạng thái:

GRT Gi
p= ; R = ∑ g i Ri = ∑ G Ri , vậy GR = ∑ G R
i i
V

Ta có:

T T pV pV
p= (G1R1 + G2R2) và p = ( 1 1 + 2 2 )
V V T1 T2

Tổng quát đối với hỗn hợp n khí lý tưởng ta có:


n
T piVi
p=
V

i =1 Ti
(3-16)

3.2.2. Hỗn hợp theo dòng

Hỗn hợp theo dòng được tạo thành khi ta nối ống dẫn các dòng khí thành phần vào
một ống chung.

Hệ nhiệt động trước khi xảy ra quá trình hỗn hợp gồm các dòng khí 1 và dòng khí 2 là hệ hở,
năng lượng toàn phần của hệ được biểu thị bằng entanpi (bỏ qua động năng và thế năng của
dòng khí). Lúc này ta có: Wh1 = I1 + I2

Hệ nhiệt động sau khi xảy ra quá trình hỗn hợp là dòng khí hỗn hợp (hệ hở), năng
lượng toàn phần cũng được biểu thị bằng entanpi

Wh2 = I

Từ phương trình định luật nhiệt động I cho quá trình hỗn
hợp ta có:

Wh1 = Wh2 và I = I1 + I2

G.i = G1.i1 + G2.i2 và i = g1.i1 + g2i2

Tổng quát, khi có n dòng khí hỗn hợp ta có:


Hình 3-2. Hỗn hợp theo dòng
n
i = ∑ g iii (3-17)
i =1

Đối với khí lý tưởng, khi quy ước entanpi ở 0ºK bằng không (3-17) ta có:
n
CpT = ∑g C
i =1
i T
pi i (3-18)

35

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n

∑g C T i pi i
T= i =1
(3-19)
∑g C i pi

Khi biết áp suất và nhiệt độ tính theo (3-19) ta có thể tính được thể tích khi sử dụng
phương trình trạng thái của khí lý tưởng đối với hỗn hợp:

pV = GRT

T T T pV
V= GR = ∑ Gi Ri = ∑ i i (3-20)
p p p Ti

v Với khí thực (ví dụ hơi nước) ta có thể giải bài toán bằng đồ thị i-s:

Thực tế là quá trình hỗn hợp là quá trình không thuận nghịch, nhưng khi giả thiết quá
trình hỗn hợp đoạn nhiệt là thuận nghịch thì biểu thức biến đổi entropi sẽ bằng không: ∆S = 0
hay Sh1 = Sh2

S = S1 + S2

G.s = G1.s1 + G2.s2 và s = g1.s1 + g2 .s2

Tổng quát ta có:


n
s = ∑ gi s i (3-21)
i =1

Vậy là nếu giả thiết quá trình hỗn hợp đoạn nhiệt là thuận nghịch thì trạng thái hỗn
hợp trên đồ thị i-s (hình 3-3) thỏa mãn các đẳng thức (3-19) và (3-21) . Ta thấy trạng thái hỗn
hợp 3 phải nằm trên đường hỗn hợp 1-2 và được chia theo tỷ lệ nghịch với g1 và g2 . Nghĩa là
đoạn 1-3 và 3-2 phải thỏa mãn:

1− 3 g i
a 2
= 2
3−2 g1 i2
b 3
i3
g1
Khi biết điểm 3 là trạng thái của hỗn hợp, từ g2
đồ thị i-s ta dễ dàng xác định được nhiệt độ, thể tích i1 1
riêng và áp suất của hỗn hợp.

Chứng minh điểm hỗn hợp 3 thỏa mãn (3-17) và (3- s1 s3 s2 s


21):
Hình 3-3. Đồ thị i-s quá trình hỗn hợp
Thật vậy, hai tam giác vuông 1b3 và 3a2 đồng dạng theo dòng
với nhau nên ta có: theo dũng

a2 2−3 s −s g
= hay 2 3 = 1
b3 3 −1 s3 − s1 g 2

Từ đó: g1(s3 – s1) = g2(s2 – s3)

(g1 + g2)s3 = g1s1 + g2s2

36

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


s3 = g1s1 + g2s2 ; thỏa mãn (3-21)

Cũng từ hai tam giác đồng dạng trên ta có:

2−3 a3 g1 i −i
= hay = 2 3
3 −1 b1 g2 i3 − i1

Từ đó ta cũng tìm được:

i3 = g1i1 + g2i2 ; thỏa mãn (3-17)

3.2.3. Hỗn hợp khi nạp vào thể tích cố định

Giả sử ta có một bình thể tích V trong đó có chứa sẵn một chất khí có khối lượng G1 ở
áp suất p1 và nhiệt độ T1 (hình 3-4). Bây giờ qua đường ống dẫn ta nạp thêm vào bình dòng
khí có khối lượng Gi , áp suất pi (pi > p1) và nhiệt độ Ti . Lúc này trong bình xảy ra quá trình
hỗn hợp, ta cần xác định nhiệt độ T và áp suất p của hỗn hợp.

Hệ nhiệt động trước khi xảy ra quá trình hỗn hợp gồm khối khí có trong bình (hệ kín)
và dòng khí nạp thêm vào (hệ hở). Vậy năng lượng toàn phần của hệ trước khi xảy ra quá quá
trình hỗn hợp là:

Wh1 = U1 + Ii
P1 p
Sau khi hỗn hợp, hỗn hợp khí trong bình là hệ kín với pi Gi Ti G1 T
năng lượng toàn phần là nội năng U. Vậy ta có:
T1 V
Wh2 = U

Từ phương trình định luật nhiệt động I cho


quá trình hỗn hợp ta có: Hình 3-4. Hỗn hợp khi nạp vào thể tích
cố định
Wh1 = Wh2 và U = U1 + Ii

Gu = G1u1 + Giii và u = g1u1 + giii

Tổng quát, khi nạp vào bình từ 2 đến n+1 dòng khí ta có:
n +1
u = g1u1 + ∑g C
i=2
i pi iT (3-22)

Mặt khác Cv = ∑g C i vi

Vậy ta có:
n +1
g1C v1T1 + ∑ gi C pi Ti
T= i= 2
(3-23)
∑g C i Vi

Khi biết nhiệt độ T và thể tích V, ta có thể tìm được áp suất p của hỗn hợp khí lý
tưởng từ phương trình trạng thái:

pV = GRT

37

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


T T T piVi
p=
V
GR =
V
∑G R i i =
V
∑ Ti
(3-24)

3.3. Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
3.3.1. Khái niệm quá trình nhiệt động
Quá trình nhiệt động là quá trình biến đổi liên tục của các thông số trạng thái từ trạng
thái cân bằng này sang một trạng thái cân bằng khác theo một quá trình nào đó.
3.3.2. Các giả thiết khi nghiên cứu quá trình nhiệt động
- Môi chất là 1 kg khí lý tưởng
- Quá trình là quá trình thuận nghịch: đó là những quá trình chỉ gồm những trạng thái
cân bằng, khi tiến hành theo chiều thuận và tiến hành ngược trở lại thì hệ và môi
trường là không đổi.
+ Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó môi chất biến đổi qua các trạng thái đều
là các trạng thái cân bằng.
+ Trạng thái cân bằng là trạng thái trong đó các thông số trạng thái của hệ thống phân
bố đồng đều trong toàn bộ hệ thống và cân bằng với môi trường.
3.3.3. Xét quá trình tổng quát đa biến
Quá trình đa biến là một quá trình tổng quát của khí lý tưởng, trạng thái thay đổi theo
một quy luật bất kỳ.
Phương trình biểu diễn quá trình đa biến:
Dựa vào biểu thức của định luật nhiệt động I
đq = Cv.dT + p.dv
đq = Cp.dT - v.dp
Giả sử nhiệt dung riêng của quá trình đa biến là Cn ta có: đq = CndT (3-25)
Ta có:
CndT = Cv.dT + p.dv
CndT. = Cp.dT - v.dp
(Cn - Cp).dT = - v.dp
(Cn - Cv).dT = p.dv
Chia phương trình trên cho phương trình dưới ta có:
Cn − Cp vdp
=− (3-26)
Cn − Cv pdv
Cn − Cp
Đặt: n= (3-27)
Cn − Cv
Ta có: npdv+vdp=0; đây là phương trình vi phân biểu diễn mối quan hệ giữa các thông số
trong quá trình đa biến. Giải phương trình vi phân này ta có phương trình biểu diễn quá trình
đa biến.
dv dp
Để giải phương trình trên ta tiến hành phân ly biến số ta có: n + =0
v p
Tích phân hai vế, rút gọn:
pvn = const ; n được gọi là số mũ đa biến (3-28)
Từ biểu thức số mũ đa biến n ta có thể xác định được nhiệt dung riêng của quá trình đa biến:
n−k
Cn = Cv
n −1
Ứng với mỗi giá trị của n ta có một quá trình nhiệt động cụ thể và tìm được biểu thức
nhiệt dung riêng của quá trình đó.
38

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Quan hệ giữa các thông số của quá trình suy ra từ phương trình của quá trình như sau:
1
n
p2 v  v  p n
=  1  ; 2 =  1  (3-29)
p1  v 2  v1  p2 

Để tìm quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất hoặc thể tích, ta sử dụng phương trình trạng
thái: p1v1 = RT1 và p2v2 = RT2 , suy ra
1
T2 p v p  p n
= 2. 2 = 2 .  1 
T1 p1 v 1 p1  p2 

Vậy
n −1
n −1
T2  p 2  n v 
=  =  1  (3-30)
T1  p1   v2 

Công thay đổi thể tích của quá trình đa biến có thể tìm từ quan hệ dl = pdv khi rút pvn
= p1v1 thế vào lấy tích phân từ v1 đến v2, qua biến đổi cuối cùng ta có:
v2
1−n
 v2 
v2

l12 = ∫ 1 n 1 dv = p1v1n ∫ v dv = 1 1 (v11-n – v21-n) = 1 1 ( 1-


p vn −n p vn pv
  )
v1 v
v1 n −1 n −1  v1 

n −1
n −1
pv 1  v1  pv 1  p2  n
l12 = (1 –   ) = (1 –   )
n −1  v2  n −1  p1 

Công kỹ thuật của quá trình đa biến:

dlkt = ndl
n −1
pv p  n
lkt12 = n 1 1 (1 –  2  )
n −1  p1 

Nhiệt dung riêng của quá trình đa biến Cn có thể tìm được:

n−k
Cn = Cv. (3-31)
n −1

Lượng nhiệt trao đổi với môi trường trong quá trình đa biến:

dq = CndT hay q = Cn(T2 – T1) (3-32)

hoặc

q = ∆u + l12 và q = ∆i + lkt12

39

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Độ biến thiên entrôpi của quá trình đa biến sẽ là:

dq C dT T
ds = = n , suy ra ∆s = s2 – s1 = Cnln 2 (3-33)
T T T1
3.3.4. Một số quá trình nhiệt động cơ bản
a. Quá trình đẳng áp
Khái niệm :
Quá trình đẳng áp là quá trình nhiệt động được tiến hành trong điều kiện áp suất
không đổi.
p = const
n
Từ phương trình p.v = const, với n = 0 ta có p = const. Vậy với n = 0 ta có quá trình đẳng áp.
Quan hệ giữa các thông số :
Áp dụng phương trình trạng thái: pv = RT
Trạng thái 1: p1.v1 = R.T1
Trạng thái 2: p2.v2 = R.T2
T v
Với p1 = p2 = const chia hai phương trình cho nhau ta có: 2 = 2 (3-34)
T1 v1
(Trong quá trình đẳng áp thể tích tỷ lệ thuận với nhiệt độ T)

Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s:

p T

T2
2
1 2
p1 = p2 T1
1
lgn

v1 v2 v s1 s2 s

Hình 3-5

Để có đường đẳng áp trên đồ thị T-s ta cũng phải vẽ từng điểm một theo các hàm
T =f(s)p=const. Đường đẳng áp là tập hợp những đường cong lôgarit có bề lồi quay về phía trục
hoành, đường biểu diễn càng xa trục tung có trị số càng nhỏ: pa > pb > pc.
Xác định độ biến thiên nội năng, công, nhiệt lượng của quá trình:
+ Độ biến thiên nội năng:
Với mọi quá trình ta có: du = CvdT
Với quá trình 1-2: ∆u = Cv∆T = Cv(T2 - T1) = Cv(t2 - t1); [kJ/kg] (3-35)
+ Công của quá trình:
- Công thay đổi thể tích của quá trình:

40

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2
l gn = ∫ p.dv ; [J/kg] = 10-3.p(v2 - v1); [kJ/kg] (3-36)
1

- Công kỹ thuật của quá trình:


2
lkt = − ∫ v.dp = 0 (3-37)
1

+ Nhiệt lượng của quá trình; quá trình đẳng áp có nhiệt dung riêng là Cp cho nên ta có:
đq = CpdT và q = Cp∆t = Cp∆T = Cp(T2 - T1) = Cp(t2 - t1); [kJ/kg].
Áp dụng định luật nhiệt động 1:
q = ∆u + lgn = Cv∆T + p(v2 - v1) suy ra Cp∆T = Cv∆T + R.∆T (3-38)
Ta suy ra: Cp = Cv + R ; Cp - Cv = R ; đây chính là công thức Mayer .
Như vậy, áp dụng định luật nhiệt động 1 vào quá trình đẳng áp ta đã chứng minh được công
thức Mayer.
b. Quá trình đẳng tích
Khái niệm :
Quá trình đẳng tích là quá trình nhiệt động được tiến hành trong điều kiện thể tích
không đổi : v = const.
Với n = ∞ ta có quá trình đẳng tích.
Áp dụng phương trình trạng thái: pv = RT
Với trạng thái 1: p1.v1 = R.T1
Với trạng thái 2: p2.v2 = R.T2
T2 p 2
Với v1 = v2 = const chia hai phương trình cho nhau ta có: = (3-39)
T1 p1
(Trong quá trình đẳng tích áp suất tỷ lệ thuận với nhiệt độ T)
Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s :
Ta xét quá trình 1-2
p T

p1 1 T1 1

lkt
2
T2
p2 2 q

v1= v2 v s2 s1 s

Hình 3-6

Trên đồ thị p-v đường v = const là tập hợp các đường thẳng song song với trục tung.
Từ đồ thị ta thấy ngay công thay đổi thể tích lgn = 0. Để biểu diễn đường v = const trên đồ thị
T-s người ta phải vẽ từng điểm theo các hàm T = f(s)v=const. Đặc điểm v = const trên đồ thị T-s là
đường cong logarit có độ dốc cao, quay bề lồi về phía trục hoành, đường biểu diễn càng xa trục
tung có giá trị càng lớn; va < vb < vc.
Xác định độ biến thiên nội năng, công, nhiệt lượng của quá trình :
+ Độ biến thiên nội năng; với mọi quá trình ta có: du = CvdT

41

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với quá trình 1-2: ∆u = Cv∆T = Cv(T2 - T1) = Cv(t2 - t1); [kJ/kg] (3-40)
+ Công của quá trình:
- Công thay đổi thể tích của quá trình:
2
l gn = ∫ p.dv = 0 (vì quá trình v = const có dv = 0) (3-41)
1

- Công kỹ thuật của quá trình:


2
l kt = − ∫ v.dp = − v(p 2 − p 1 ) ; [J/kg] (3-42)
1

+ Nhiệt lượng của quá trình; quá trình đẳng tích có nhiệt dung riêng là Cv cho nên ta có:
đq = CvdT và q = Cv(T2 - T1) = Cv(t2 - t1); [kJ/kg] (3-43)
Mặt khác theo định luật nhiệt động 1: q = ∆u + lgn = ∆u = Cv(T2 - T1) (3-44)
+ Nhận xét: Trong quá trình đẳng tích nhiệt lượng của quá trình hoàn toàn dùng để thay đổi
nội năng.
c. Quá trình đẳng nhiệt
Khái niệm:
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình nhiệt động được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ
không đổi: T=const.
Áp dụng phương trình trạng thái: pv = RT
Trạng thái 1: p1.v1 = R.T1
Trạng thái 2: p2.v2 = R.T2
Trạng thái n: pn.vn = R.Tn
Vì T1 = T2 = ... =Tn cho nên p1.v1 = p2.v2 = … = pn.vn = const. Vậy phương trình biểu
diễn quá trình đẳng nhiệt là: pv = const.
(Từ phương trình pvn = const với n = 1 ta có quá trình đẳng nhiệt)
Quan hệ giữa các thông số :
p v
Từ phương trình pv = const ta có: p1.v1 = p2.v2 suy ra 2 = 1 ; (3-45)
pp v2
(Vậy trong quá trình đẳng nhiệt áp suất và thể tích tỷ lệ nghịch với nhau).
Biểu diễn quá trình trên đồ thị p -v và T –s :
p T
p1 1

1 2
T1 = T2

p2 2 q
lgn

v1 v2 v s1 s2 s
Hình 3-7

Trên đồ thị p-v đường T=const được biểu diễn bằng đường cong hypecbol đối xứng. Trên đồ
thị T-s đường T=const là đường thẳng song song với trục hoành.
Xác định độ biến thiên nội năng, công, nhiệt lượng của quá trình :
+ Độ biến thiên nội năng; với mọi quá trình ta có: du = CvdT

42

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với quá trình đẳng nhiệt 1-2 của khí lý tưởng: ∆u = 0
+ Công của quá trình:
- Công thay đổi thể tích của quá trình:
2
l gn = ∫ p.dv ; [J/kg].
1

Trong quá trình đẳng nhiệt p luôn thay đổi.


p 1 v1
Từ công thức pv = const ta có pv = p1v1 suy ra p = .
v
Thay trị số p vào biểu thức xác định công ta có:
2 2
dv v p
l gn = ∫ p.dv = ∫ p1 v 1 . = RT ln 2 = RT ln 1 ; [J/kg] (3-46)
1 1
v v1 p2
p 2 v1
(Trong quá trình đẳng nhiệt ta có thể thay = )
pp v2
- Công kỹ thuật của quá trình: Trong quá trình đẳng nhiệt p1v1 = p2v2 nghĩa là công lưu động
bằng không cho nên công kỹ thuật bằng công thay đổi thể tích.
+ Nhiệt lượng của quá trình:
Theo định luật nhiệt động 1 ta có: q = ∆u + lgn
Với khí lý tưởng khi T = const thì ∆u = 0.
Vì vậy:
2 2
dv v p
q12 = l kt = l gn = ∫ p.dv = ∫ p1 v1 . = RT ln 2 = RT ln 1 ;[J/kg]. (3-47)
1 1
v v1 p2
đq
Mặt khác ta có ds = cho nên đq = Tds.
T
Vậy: q = T.∆s = T.(s2 - s1); [kJ/kg] (3-48)
d. Quá trình đoạn nhiệt
Khái niệm:
Quá trình đoạn nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái một cách liên tục trong điều kiện
không trao đổi nhiệt với môi trường.
q = 0 thì đq = 0; đq=CndT = 0 dẫn đến Cn=0.
Ta cũng có: đq=Tds =0 nên ds =0 và s = const.
Quá trình đoạn nhiệt có entropi không đổi.
Để xây dựng phương trình biểu diễn quá trình đoạn nhiệt ta dựa vào định luật nhiệt
động 1:
đq = Cv.dT + p.dv
đq = Cp.dT - v.dp
Vì quá trình đoạn nhiệt có đq = 0 cho nên ta có:
Cv.dT + p.dv = 0
Cp.dT - v.dp = 0
Cv.dT = - p.dv (a)
Cp.dT = v.dp (b)
Chia (b) cho (a) ta được
Cp v dp v dp
=− . cho nên ta có: k + . = 0
Cv p dv p dv

43

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Giải phương trình vi phân trên ta được: lnvk + lnp = const
lnpvk = const; pvk = const; k - số mũ của v trong quá trình đoạn nhiệt cho nên
nó được gọi là số mũ đoạn nhiệt.
Vậy ta có phương trình biểu diễn quá trình đoạn nhiệt: pvk = const
Quan hệ giữa các thông số:
k
p v 
+ p = f(v); Từ pv = const ta suy ra p1 v = p 2 v ; 2 =  1  ;
k k
1
k
2 (3-49)
p1  v 2 
+ T = f(v);
Áp dụng phương trình trạng thái ta có:
Với trạng thái 1: p1.v1 = R.T1
Với trạng thái 2: p2.v2 = R.T2
Chia phương trình dưới cho phương trình trên ta có:
T2 p 2 v 2
= . (*)
T1 p1 v1
k k −1
p T v  v v 
Thay trị số của 2 từ (2-39) vào (*) ta có: 2 =  1  . 2 =  1  ; (3-50)
p1 T1  v 2  v1  v 2 
+ T = f(p);
1 k −1
v2 T2 p 2  p1   p2 
k k
Thay trị số của từ (3-49) vào (*) ta có: = .  =   ; (3-51)
v1 T1 p1  p 2   p1 
Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s:
Nhận xét
Vì k > 1 cho nên đường đoạn nhiệt trên đồ thị p - v là đường hybecbol dốc hơn đường đẳng
nhiệt.
đq
Từ công thức ds = , với quá trình đoạn nhiệt đq = 0 suy ra ds = 0 và s = const nên đường
T
đoạn nhiệt trên đồ thị T - s là đường thẳng song song với trục tung.

p
T

p1 1
1
T=const T1
T=const

p2 2T T2
2s 2

v1 v2 v s1 = s2 s

Hình 3-8

Xác định độ biến thiên nội năng, công, nhiệt lượng của quá trình:
+ Độ biến thiên nội năng; với mọi quá trình ta có: du = CvdT

44

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với quá trình 1-2: ∆u = Cv∆T = Cv(T2 - T1) = Cv(t2 - t1) ; [kJ/kg] (3-52)
+ Công của quá trình:
Vì quá trình đoạn nhiệt có q = 0, theo định luật nhiệt động 1 ta có:
∆u + lgn = 0 ; lgn = - ∆u = Cv(T1 - T2); [kJ/kg]. (3-53)
Mặt khác ta có thể xác định công của quá trình theo công thức:
2 2
dv
l gn = ∫ p.dv = ∫ p1 .v1k . k
; [J/kg] (Vì pvk = const ; p1v1k = pvk) (3-54)
1 1 v
Tích phân và rút gọn ta có:
1 R
l gn = ( p1 v1 − p 2 v 2 ) = (T1 − T2 ) ; [J/kg] (3-55)
k −1 k −1
+ Nhiệt lượng tham gia vào quá trình:
q = ∆u + lgn = 0
lgn= - ∆u= - Cv(T2 - T1)
Xác định độ biến thiên entrôpi của các quá trình nhiệt động cơ bản :
đq
Công thức chung: ds = (3-56)
T
Theo phương pháp tổng quát
Ta dựa vào định luật nhiệt động 1 cho khí lý tưởng:
đq = CvdT + pdv
đq = CpdT - vdp
dT pdv
Ta có: ds = C v +
T T
p R
Theo phương trình trạng thái pv = RT cho nên: =
T v
Vậy:
dT Rdv
ds = C v + (3-57)
T v
T v
∆s = C v ln 2 + R ln 2 (3-58)
T1 v1
dT vdp
Hoặc: ds = C p − (3-59)
T T

v R
Theo phương trình trạng thái pv = RT cho nên: =
T p
dT Rdp
Vậy: ds = C p − (3-60)
T p
T2 p
∆s = C p ln − R ln 2 (3-61)
T1 p1

Theo từng quá trình cụ thể


dT T
- Với quá trình v = const: đq = CvdT ; ds = C v ; ∆s = C v ln 2 (3-62)
T T1

45

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


dT T
- Với quá trình p = const: đq = CpdT ; ds = C p ; ∆s = C p ln 2 (3-63)
T T1
dq q
- Với quá trình T = const: ds = ; ∆s = (3-64)
T T
- Với quá trình đoạn nhiệt: đq = 0 ; ds = 0 ; s = const. (3-65)
Nhận xét chung cho các quá trình:
Từ phương trình tổng quát của quá trình đa biến và biểu thức NDR (nhiệt dung riêng)
n−k
Cn = C v ta thấy rằng những quá trình đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt là
n −1
những trường hợp riêng của quá trình đa biến.
+ Nếu n =0, phương trình pvn= const có dạng p = const, NDR Cn= kCv= Cp; đây là quá trình
đẳng áp.
+ Nếu n = ±∞ ta có thể biến đổi như sau: lấy căn bậc n hai vế phương trình pvn= const ta có
p1/nv=const nên khi n = ±∞ thì v = const, biểu thức NDR khi đó có Cn= Cv; quá trình đa biến
sẽ là quá trình đẳng tích.
+ Nếu n = 1 thì phương trình pvn = const thành pv = const NDR Cn= ∞ =CT; đó là quá trình
đẳng nhiệt.
+ Nếu n = k thì pvk = const, NDR sẽ là Cn= Ck= 0; đó là quá trình đoạn nhiệt.
Ta biểu diễn một quá trình đa biến bất kì trên đồ thị p-v và T-s ; được biểu diễn bằng các
đường đi từ điểm A ra mọi phía (Hình 3-9). Ở đây, ta biểu diễn các trường hợp riêng của quá
trình đa biến là các quá trình đẳng áp, đẳng tích, đẳng nhiệt, đoạn nhiệt.
Chúng ta xem dấu của công thay đổi thể tích, nhiệt lượng và biến đổi nội năng của quá trình
đa biến bất kỳ như sau:
- Lấy đường đẳng tích n = ±∞; lgn = 0 làm ranh giới, mọi quá trình đa biến đi từ điểm A
hướng về phía phải đường đẳng tích có công thay đổi thể tích lgn > 0 vì ∆v > 0. Ngược lại mọi
quá trình đa biến xuất phát từ điểm A hướng về phía trái đường đẳng tích có lgn < 0 vì ∆v < 0.

p T n=k
n=+∞ n=-∞
n=k n=0
n=1 A
A n=1 n=1
n=0 n=0

n=k
n=1 n=+∞
n=-∞ n=+∞ n=k
v s
Hình 3-9
- Lấy đường đoạn nhiệt n =k, q=0 làm ranh giới, mọi quá trình đa biến từ điểm A đi về bên phải
đường đoạn nhiệt có q > 0 (môi chất nhận nhiệt) do ∆s >0. Ngược lại mọi quá trình xuất phát từ
điểm A đi về phía trái đường đoạn nhiệt có q < 0 (môi chất thải nhiệt) do ∆s <0.
- Lấy đường đẳng nhiệt n =1, ∆u=0 làm ranh giới, mọi quá trình đa biến từ điểm A đi về phía
phải đường đẳng nhiệt trên đồ thị p-v và đi lên phía trên đường đẳng nhiệt trên đồ thị T-s sẽ
có ∆u > 0 vì ∆T> 0; với quá trình đa biến có chiều ngược lại sẽ có ∆u< 0 vì ∆T< 0.

46

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3.4. Các quá trình nhiệt động của khí thực
Các quá trình nhiệt động cơ bản (giả thiết là thuận nghịch) xảy ra đối với khí thực bao
gồm các quá trình: đẳng tích, đẳng nhiệt, đẳng áp và đoạn nhiệt.
Tính toán các quá trình nhiệt động có nghĩa là phải xác định các thông số trạng thái
đầu và cuối của quá trình, xác định công, lượng nhiệt, sự thay đổi nội năng, sự thay đổi
entanpi và entrôpi. Việc tính toán chủ yếu là sử dụng bảng, hoặc đồ thị của từng môi chất (đồ
thị i-s, lgp-i...) và phương trình định luật nhiệt động I cho khí thực. Trạng thái đầu của quá
trình được xác định bằng hai thông số đã cho, trạng thái cuối của quá trình được xác định
bằng một thông số đã cho của trạng thái cuối và tính chất của quá trình: như quá trình đẳng
tích, đẳng áp...
3.4.1. Xác định biến đổi entanpi, entrôpi và nội năng
Trong các quá trình nhiệt động cơ bản kể trên, biến đổi entanpi, nội năng và entrôpi
được xác định như sau:
∆i = i2 – i1 (3-66)
∆u = u2 – u1 = (i2 – p2v2) – (i1 – p1v1) (3-67)
∆s = s2 – s1 (3-68)
Cần lưu ý rằng đối với quá trình đẳng nhiệt của khí thực ∆u ≠ 0, ∆i ≠ 0 chứ không
phải bằng không như đối với khí lý tưởng. Đối với khí thực các quá trình xảy ra bao giờ cũng
là các quá trình không thuận nghịch. Nhưng vậy, ở đây ta giả thiết các quá trình này là thuận
dq
nghịch nên quá trình đoạn nhiệt là thuận nghịch của khí thực sẽ có ds = = 0 hay ∆s = 0;
T
s = const. Ở đây quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch còn gọi là quá trình đẳng entrôpi.
Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu các quá trình xảy ra đối với hơi nước, với hơi của
các chất lỏng khác sẽ hoàn toàn tương tự
3.4.2. Quá trình đẳng tích
Hình 3.10 biểu diễn quá trình đẳng tích của hơi nước trên đồ thị i-s . Ở đây trạng thái
đầu được xác định (điểm 1) khi biết p1 và nhiệt độ t1. Trạng thái cuối được xác định (điểm 2)
khi biết áp suất p2 và đường đặc tính của quá trình đẳng tích v2 = v1 . Từ điểm 1 và điểm 2 ta
có thể xác định được các thông số còn lại.
Công thay đổi thể tích của quá trỡnh đẳng tích
v2

l12 = ∫ pdv
v1
=0 (3-69)

Công kỹ thuật của quá trình đẳng tích:

47

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


p2

lkt12 =
p1
∫ − vdp = v(p1 – p2) (3-70)

Nhiệt của quá trình đẳng tích:


q = ∆u + l12 = ∆u = u2 – u1 (3-71)
Để xác định các thông số trạng thái đầu và cuối của quá trình bằng cách dùng bảng số
ta làm như sau:
Khi biết trạng thái đầu là hơi quá nhiệt (t1 > t(ps)) từ bảng nước và hơi quá nhiệt theo
p1, t1 tra được v1, i1 và s1. Nếu trạng thái cuối là hơi bão hàa ẩm thì trước tiên ta phải xác định
độ khô x2 từ phương trình:
v1 = v2 = v2’ + x2(v2” – v2’)
v 1 − v '2
x2 = (3-72)
v2 − v2
" '

Khi đó biết x2 ta có thể xác định được các thông số còn lại của trạng thái cuối.
i2x = i2’ + x2(i2” – i2’ ) (3-73)
s2x = s2’ + x2(s2” – s2’ ) (3-74)
Ở đây v2’, v2”, i2’ , i2” tra bảng nước và hơi nước bão hòa theo áp suất p2

P1 P1
i i 1
1 t1
P2 t1
P = const

v = const v2
x=1 2 x2 x=1
2 x2

s s
Hình 3-10. Đồ thị i-s quá trình đẳng tích Hình 3-11. Đồ thị i-s quá trình đẳng áp

3.4.3. Quá trình đẳng áp


Hình 3.11 biểu diễn quá trình đẳng áp của hơi nước trên đồ thị i-s trạng thái đầu được
xác định khi biết áp suất p1 và nhiệt độ t1 . Trạng thái cuối được xác định khi biết v2 và đường
đặc tính của quá trình p2 = p1. Từ các điểm 1 và 2 đó xác định, ta có thể tìm được tất cả các
thông số tương ứng còn lại.
Công thay đổi thể tích của quá trình:
v2

l12 =
v1
∫ pdv = p(v2 – v1) (3-75)

Công kỹ thuật của quá trình đẳng áp:

48

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


p2

lkt12 = ∫ − vdp = 0
p1
(3-76)

Nhiệt của quá trình đẳng áp:


q = ∆i + lkt12 = ∆i = i2 – i1 (3-77)
Để xác định các thông số trạng thái đầu và cuối của quá trình bằng cách dùng bảng số
ta làm như sau:
Khi biết trạng thái đầu là hơi quá nhiệt (t1 > t(ps)) từ bảng nước và hơi quá nhiệt theo
p1, t1 tra được v1, i1 và s1 . Nếu trạng thái cuối là hơi bão hòa ẩm thì trước tiên ta phải xác định
độ khô x2 từ phương trình:
v2 = v2x = v2’ + x2(v2” – v2’)
v 2 − v '2
x2 = (3-78)
v2 − v2
" '

Khi đó biết x2 ta có thể xác định được các thông số còn lại của trạng thái cuối.
i2x = i2’ + x2(i2” – i2’ ) (3-79)
s2x = s2’ + x2(s2” – s2’ ) (3-80)
Ở đây v2’, v2”, i2’ , i2” tra bảng nước và hơi nươc bão hòa theo áp suất p2 = p1
3.4.3. Quá trình đẳng nhiệt
Hình 3.13 biểu diễn quá trình đẳng nhiệt của hơi nước trên đồ thi i-s. Ở đây trạng thái
đầu được xác định khi biết độ khô x1 và nhiệt độ t1. Trạng thái cuối được xác định khi biết p2
và đặc điểm của quá trình t2 = t1 . Từ các điểm 1 và 2 ta xác định được các thông số còn lại.
Nhiệt của quá trình:
s2

q = ∫ Tds = T(s2 – s1) (3-81)


s1

Công của quá trình suy ra từ phương trình định luật nhiệt động I
l12 = q – ∆u
lkt12 = q – ∆i (3-82)
Để xác định các thông số trạng thái đầu và cuối của quá trình bằng cách dùng bảng số
ta dựa vào độ khô x1
v1 = v1x = v’1 + x1(v”1 – v’1)
i1 = i1x = i’1 + x1(i”1 – i’1) (3-83)
s1 = s1x = s’1 + x1(s”1 – s’1)
Ở đây các thông số v’1 , v”1 , i’1 , i”1 ...được xác định từ bảng nước và hơi nước bão
hòa theo nhiệt độ t1, khi biết trạng thái 2 là hơi quá nhiệt (t2 > ts(ps)) từ bảng nước và hơi quá
nhiệt theo t2 và p2 ta tra được v2 , i2 và s2

49

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


i i P1
P2 1 t1
2 P2
t2
1

t1
x1 x=1 x=1
2 x2
s s1 = s2 s

Hình 3-12. Đồ thị i-s quá trình đẳng nhiệt Hình 3-13. Đồ thị i-s quá trình đoạn nhiệt

3.4.5. Quá trình đoạn nhiệt


Hình 3.13 biểu diễn quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch (đẳng entropi) của hơi nước.
Trạng thái đầu được xác khi biết p1 và t1. Trạng thái cuối được xác định khi biết p2 và tính
chất của quá trình s1 = s2. Từ các điểm 1 và 2 đó xác định ta có thể dễ dàng tìm được các
thông số còn lại.
Nhiệt của quá trình:
q = T.∆s = 0 (3-84)
Cụng của quỏ trỡnh suy ra từ phương trỡnh định luật nhiệt đông I
q = ∆u + l12 = 0
l12 = - ∆u = u1 – u2 (3-85)
q = ∆i + lkt12 = 0
lkt12 = ∆i = i2 – i2 (3-86)
Ta có thể xác định các thông số của trạng thái đầu và cuối bằng cách dùng bảng số.
Khi biết trạng thái đầu là hơi quá nhiệt, từ p1 và t1 tra bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt ta
được v1, i1 và s1. Khi biết trạng thái cuối là hơi bão hàa ẩm, ta xác định độ khô x2 từ phương
trình:
s1 = s2 = s’2 + x2(s”2 – s’1)
s 1 − s "2
x2 = " (3-87)
s 2 − s '2
Ở đây s2’, s2” tra ở bảng nước và hơi nước bão hòa theo áp suất p2, các thông số còn
lại v2 , i2 và s2 tính tương tự.

50

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 4
QUÁ TRÌNH LƯU ĐỘNG VÀ TIẾT LƯU
Trong các chương trước, ta đã nghiên cứu các quá trình cơ bản của khí và hơi chỉ hạn
chế trong các quá trình thuận nghịch mà không xét đến vận tốc của dòng môi chất. Trong
chương này ta sẽ nghiên cứu hai quá trình khác trong hệ thống hở, có chú ý đến sự chuyển
động vĩ mô của dòng môi chất; đó là quá trình lưu động và tiết lưu, trong đó quá trình tiết lưu
còn được xem là quá trình không thuận nghịch.

A. QUÁ TRÌNH LƯU ĐỘNG


4.1. Những khái niệm cơ bản
Trong kỹ thuật, quá trình lưu động được ứng dụng rất rộng rãi, như khi nghiên cứu
dòng môi chất trong quạt, máy nén, tuabin khí, tuabin hơi, động cơ phản lực, tên lửa, v.v…
Trong quá trình lưu động, vận tốc và áp suất môi chất thay đổi; qua ống tăng tốc, vận tốc của
dòng môi chất tăng, áp suất giảm; qua ống tăng áp, áp suất của môi chất tăng, vận tốc của
dòng môi chất giảm.

4.1.1. Những giả thiết khi nghiên cứu quá trình lưu động

1. Giả thiết đầu tiên là lưu lượng khối lượng của dòng môi chất qua mọi tiết diện của
ống dẫn đều bằng nhau và không thay đổi theo thời gian; giả thiết được biểu thị bằng phương
lưu động và ổn định:

f1ω1 fω fω
G= = 2 2 =…= = const (4-1)
v1 v2 v

hoặc G = ρ1f1ω1 = ρ 2 f 2 ω2 = … = ρfω = const (4-1’)

Trong đó:

G – lưu lượng khối lượng của dòng môi chất kg/s hoặc kg/h;

f1 ; f 2 ; …, f - diện tích tiết diện của dòng ở cửa


vào, cửa ra hoặc ở một tiết diện bất kỳ (m2); I
II
ω1 , ω2 , …, ω - vận tốc trung bình của dòng môi
chất ở các tiết diện tương ứng (m/s);
ω ω+dω
v1 , v 2 ,…, v và ρ1 , ρ 2 ,…, ρ - thể tích riêng và khối
lượng riêng của môi chất ở các tiết diện tương ứng;
m3/kg và kg/m3. I II
Hình 4-1. Lưu động liên tục và ổn định

51

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Phương trình trên được xây dựng như sau: lưu lượng môi chất vào tiết diện I là ρfω , ra khỏi

tiết diện II là ρfω + (ρfω) dx.
∂x

Trong một đơn vị thời gian, khối lượng môi chất giữa hai tiết diện tăng lên.

∂ ∂
(ρfω) = ρfω - [ ρfω + ( ρfω ) dx]
∂t ∂x

∂ ∂
hoặc: ( ρfω ) + (ρf ) = 0 (a)
∂x ∂t

Phương trình (a) là phương trình liên tục của dòng lưu động một chiều.


Trong điều kiện lưu động ổn định thì = 0, nên ta có:
∂t

d
( ρfω ) = 0 (b)
dx

Và ρfω = const (c)

Nên (c) hoặc 4.1 (a); 4.1 (b) là phương trình lưu động liên tục và ổn định.

2. Giả thiết thứ hai là vận tốc trên mọi điểm của cùng một tiết diện đều bằng nhau và
bằng vận tốc trung bình trong tiết diện đó. Thực ra, trên cùng một tiết diện, vận tốc rất khác
nhau, ở sát vách bằng không, ở tâm ống vận tốc thường là lớn nhất.

3. Giả thiết thứ ba là môi chất lưu động trong điều kiện đoạn nhiệt thuận nghịch, nghĩa
là trong quá trình lưu động không có hiện tượng ma sát, hiện tượng xoáy, v.v… và không trao
đổi nhiệt với môi trường xung quanh; như vậy trong quá trình lưu động ds = 0; s = const và
trên các đồ thị T – s; i – s được biểu thị bằng một đoạn thẳng song song với trục tung.

4.1.2 Tốc độ truyền âm và trị số Mach

Khi khảo sát quá trình lưu động, người ta thường dùng đến tốc độ truyền âm a, cũng
tức là tốc độ lan truyền các chấn động nhỏ trong môi trường. Trường hợp chung, theo khí
động học ta có:

∂p
a= (4-2)
∂ρ

Với quá trình lưu động đoạn nhiệt thuận nghịch ta có:

kp
a= (4-2a)
ρ

hoặc: a = kpv (4-2b)

Với khí lý tưởng còn có thể viết: a = kRT (4-2c)

52

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ở đây:

p – áp suất tuyệt đối

ρ và v - khối lượng riêng và thể tích riêng

R - hằng số chất khí

T - nhiệt độ tuyệt đối

k - số mũ đoạn nhiệt

Nếu nguồn tạo chất động nằm trong dòng môi chất chuyển động với vận tốc ω, thì tốc độ
truyền âm thanh theo dòng môi chất là và ngược chiều dòng môi chất là (a - ω ).

Hình 4.2 biểu thị các trường hợp truyênd âm trong môi trường tĩnh và môi trường chuyển
động ngược chiều truyền âm sau khi âm thanh phát ra 2 giây.

Hình 4.2a biểu thị truyền chấn động trong môi trường tĩnh; 4.2b - truyền chấn động trong môi
trường chuyển động với vận tốc dưới âm;4.2c - truyền chấn động trong môi trường chuyển
động với vận tốc truyền âm; 4.2d - truyền chấn động trong môi trường chuyển động với vận
tốc siêu âm.

Vùng tĩnh
Vùng tĩnh

Vùng động Vùng động


1.2 2.1 2 2
2 1 1 1
2 1 2 2
1
b c d
a
Hình 4-2. Truyền chấn động trong môi trường tĩnh và động
Từ 4.2c và d ta thấy: trong dòng truyền tồn tại vùng yên lặng xác định bởi hình côn
Mach, nghĩa là khi dòng chuyển động với vận tốc lớn hơn hoặc bằng tốc độ truyền âm thì
trong dòng môi chất tồn tại một vùng mà sự chấn động nhỏ hoặc âm thanh không thể truyền
tới được.

Từ các công thức (4-2a, b và c) ta thấy tốc độ truyền âm a phụ thuộc vào bản chất (k và R) và
thông số (p, V hoặc T …) của môi chất; đối với khí lý tưởng ta thấy khi nhiệt độ của môi chất
giảm thì tốc độ truyền âm trong môi chất đó cũng giảm.

Khi khảo sát sự chuyển đọng của dòng môi chất, người ta còn dùng một đại lượng khác do
nhà vật lý Mach người Áo đề xuất, đó là trị số Mach:

ω
M= (4-3)
a

Trị số Mach M là tỷ số giữa vận tốc của dòng ω với tốc độ truyền âm a trong môi trường đó.
Với dòng dưới âm M < 1; với dòng siêu âm M > 1 và khi M = 1 thì vận tốc của dòng bằng tốc
độ truyền âm thanh trong môi trường đó.

53

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4.2. MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN

Dưới đây giới thiệu một số công thức cơ bản dùng cho khí lý tưởng cũng như khí thực khi lưu
động qua ống tăng tốc cũng như ống tăng áp.

4.2.1. Quan hệ giữa sự thay đổi vận tốc với sự thay đổi áp suất

So sánh hai dạng của phương trình định luật nhiệt động I:

dω2
dq = di – vdp = di +
2

dω2
Ta được: = - vdp hoặc ωdω = - vdp (4-4)
2

Từ các công thức (4-4) ta thấy dω và dp luôn ngược dấu nhau, vì ω và v luôn luôn dương có
nghĩa là trong dòng môi chất lưu động, khi vận tốc tăng (trong ống tăng tốc) thì áp suất giảm
và khi áp suất tăng (trong ống tăng áp) thì vận tốc của dòng giảm. Cũng lưu ý là, khi qua ống
tăng tốc, không những áp suất mà nhiệt độ của môi chất cũng giảm, vì lưu động được coi là
đạon nhiệt thuận nghịch, nên:

T2/T1 = (p2/p1)(k - 1)/k ; mà khi nhiệt độ giảm thì theo 4.2c, tốc độ truyền âm trong đó cũng
giảm.

4.2.2. Quan hệ giữa sự thay đổi vận tốc với sự thay đổi mật độ

1
Từ công thức (4-4), nếu thay v= ta được:
ρ

dp
ωdω = -
ρ

dp dρ
và có thể viết: ωdω = . (a)
dρ ρ

Thay a từ công thức (4-2) vào ta được:


ωdω = -a2 (b)
ρ

Thay trị số M vào thì được;

dρ dω
= - M2 (4-5)
ρ ω

Từ công thức (4-5) có thể rút ra kết luận:

1. d ω và d ρ luôn ngược dấu nhau; vì M2, ρ và ω luôn luôn dương, như vậy khi vận tốc của
dòng tăng (trong ống tăng tốc) thì mật độ giảm và ngược lại.

54

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Trường hợp trị số M rất nhỏ, nghĩa là khi vận tốc của dòng nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ

truyền âm, thì có thể coi = 0, nghĩa là coi môi chất là không nén được.
ρ

4.2.3. Quan hệ giữa sự thay đổi vận tốc với sự thay đổi tiết diện

Ta lấy lôgarit phương trình lưu động liên tục và ổn định rồi vi phân, ta được:

dρ df dω
+ + = 0 (4-6a)
ρ f ω

Từ đó ta có các nhận xét:


1. Với chất lỏng không nén được, tức = 0, ta có:
ρ

df dω
=- (4-6b)
f ω

Như vậy là đối với chất lỏng không nén được khi qua ống tiết diện giảm dần thì vận tốc
của dòng tăng lên và ngược lại.

2. Đối với chất lỏng nén được ta thay công thức (4-5) vào (4-6a) được:

dω df dω
- M2 + + =0
ω f ω

df dω
hoặc = (M2 - 1) (4-6c)
f ω

ω1 < a ω2 < a ω1 < a ω2 < a

Ống tăng tốc Ống tăng áp


Hình 4-3. Hình dạng ống có dòng dưới âm

ω1 > a ω2 > a
ω1 > a ω2 > a

Ống tăng tốc Ống tăng áp


Hình 4-4. Hình dạng ống có dòng trên âm

55

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ta thấy dấu của df và d ω tuỳ thuộc vào dấu của (M2 - 1) vì f và ω luôn dương, do đó có thể
rút ra một số kết luận:

a. Trong phạm vi M2 – 1 < 0 tức M < 1 thì df và d ω luôn ngược dấu nhau, giống như đối
với chất lỏng không nén được. như vậy, đối với dòng dưới âm cũng như dòng chất
lỏng không nén được, ống tăng tốc có tiết diện nhỏ dần và ống tăng áp có tiết diện lớn
dần (Hình 4.3a, b).

b. Đối với dòng siêu âm, M > 1 thì có kết luận ngược lại: df và d ω luôn luôn cùng dấu,
nghĩa là ống tăng tốc có tiết diện lớn dần và ống tăng áp có tiết diện nhỏ dần (Hình
4.3a, b).

dω df
c. Khi M = 1 thì là hữu hạn chỉ với điều kiện = 0, cho nên với ống tăng tốc đưa
ω f
từ vận tốc dưới âm thanh thành siêu âm thì phải có “cổ ống” mà một bên có tiết diện
nhỏ dần và bên kia có tiết diện lớn dần. Khi ống tăng tốc làm việc bình thường thì vận
tốc của dòng ở cổ ống bằng tốc dộ truyền âm trong môi trường đó.

d. Chỉ nhìn hình dạng của ống không đủ kết luận là tăng tốc hay tăng áp mà phải kết hợp
xem vận tốc của dòng khi vào ống là dưới âm hay siêu âm.

4.2.4. Vận tốc và lưu lượng của dòng

Vận tốc và lưu lượng của dòng là hai đại lượng rất cần xác định khi nghiên cứu quá trình lưu
động trong ống tăng tốc hay tăng áp.

a. Vận tốc của dòng

Từ công thức (4-4) ta có: d ω 2/2 = - vdp;

Ta cũng đã có: đlkt = - vdp

dω2
Do vậy: = đlkt (4-7a)
2

Lấy tích phân (4-7a) được:

ω22 - ω12 = 2lkt12 (4-7b)

Từ đó có : ω 2 = 2lkt12 + ω12 (4-7c)

Ở đây:

ω 1 - vận tốc của dòng ở cửa vào của ống; m/s;

ω 2 - vận tốc của dòng ở cửa ra mà cũng có thể ở một vị trí bất kỳ nào của ống; m/s;

lkt12 - công kỹ thuật của môi chất trong quá trình lưu động đoạn nhiệt; J/kg.

Các công thức trên đúng cho cả ống tăng tốc và ống tăng áp.

56

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b. Lưu lượng của dòng

Theo điều kiện lưu động liên tục và ổn định thì lưu lượng qua mọi tiết diện đều bằng nhau
và bằng một số không đổi, nên chỉ cần tính lưu lượng qua một tiết diện nào đó mà thấy thuận
lợi nhất. Công thức chung để tính lưu lượng khối lượng là các công thức (4-1a, b), chỉ cần lưu
ý là khi đã chọn một tiết diện fi nào đó, thì phải lấy các thông số vi, ρi cũng như vận tốc ωi
tại tiết diện đó.

4.3. ỐNG TĂNG TỐC

Ống tăng tốc là ống mà khi môi chất lưu động qua nó thì vận tốc tăng. Để xác định đúng
không phải nhìn hình dạng ống mà phải biết chắc chắn rằng ở đó dòng môi chất có vận tốc
luôn luôn tăng lên.

Theo hình dạng có thể chia làm ba loại ồng tăng tốc (Hình 4.5)

1. Ống tăng tốc nhỏ dần: loại này có tiết diện giảm dần, tức là df < 0. Từ công thức (4-
6c) ta thấy, ống tăng tốc nhỏ dần chỉ có thể làm việc với M < 1, nghĩa là chỉ có thể
dùng cho dòng dưới âm. Nếu dòng siêu âm vào ống có tiết diện nhỏ dần thì vận tốc sẽ
giảm, áp suất tăng, như vậy ống trở thành ống tăng áp.

i p1
1 t1 p2
i1

i2 2 x=1
a b c
s1=s2 s
Hình 4-5. Các dạng ống tăng tốc Hình 4-6. Quá trình lưu động của ống
tăng tốc trên đồ thị i-s

2. Ống tăng tốc lớn dần: loại này có tiết diện tăng dần, tức là df > 0, nó chỉ làm việc với
dòng có M > 1, nếu dòng vào có M < 1, sẽ biến thành ống tăng áp. Ống tăng tốc lớn
dần ít gặp trong thực tế.

3. Ống tăng tốc hỗn hợp: còn gọi là ống tăng tốc Laval, do một đoạn ống tăng tốc nhỏ
dần ghép với một đoạn ống tăng tốc lớn dần. Chỗ ghép có tiết diện nhỏ nhất gọi là cổ
ống. Ống tăng tốc hỗn hợp được dùng khá rộng rãi vì có thể dùng cho vận tốc dòng từ
dưới âm, thậm chí môi trường tĩnh đến vận tốc siêu âm.

Ba loại ống tăng tốc trên tuy có hình dạng khác nhau, làm việc trong phạm vi vận tốc
khác nhau, nhưng có đặc điểm giống nhau: qua ống, vận tốc dòng luôn luôn tăng lên, môi
chất thay đổi theo quy luật quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch, có thể dùng các công thức
cũng như đồ thị khi tính quá trình giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch của khí lý tưởng hoặc
khí thực.

Hình 4.6 biểu thị quá trình lưu động trên đồ thị i – s, giao điểm của các đường p1 và t1 xác
định trạng thái môi chất vào ống, còn p2 là áp suất của môi chất ở cửa ra của ống. Ta thấy
qua ống tăng tốc, ẻntopi không đổi, vận tốc tăng, áp suất, nhiệt độ, entanpi và vận tốc
truyền âm trong đó đều giảm.

57

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4.3.1. Ống tăng tốc nhỏ dần

Là ống tăng tốc có tiết diện giảm dần, df < 0, nó chỉ làm việc với môi chất không nén
được hoặc môi chất nén được trong phạm vi M < 1.

a. Vận tốc của dòng

Đối với ống tăng tốc, vận tốc cửa vào nhỏ hơn nhiều so với vận tốc ở cửa ra, nhiều khi
bằng không, nên công thức (4-7c) có thể viết thành:

ω2 = 2l kt ; m/s (4-9a)

lkt – công kỹ thuật trong quá trình lưu động, tức quá trình giãn nhở đoạn nhiệt.

Thay giá trị của lkt = i1 – i2 vào (4-9a) được:

ω2 = 2(i1 − i 2 ) ; m/s (4-9b)

Công thức (4-9b) dùng được cho cả khí thực và khí lý tưởng nhưng hay dùng cho khí thực với
việc sử dụng đồ thị i – s hoặc bảng số. Chú ý là trong công thức lấy i theo đơn vị J/kg, nếu
dùng đơn vị kJ/kg như trong các bảng thì:

ω2 = 44,8 i1 − i 2 ; m/s (4-9c)

Nếu thay lkt của khí tưởng vào ta được:

k   p  ( k −1) / k 
ω2 = 2 p1 v1 1 −  2   ; (m/s) (4-9d)
k −1   p1  

Có thể thay: p1v1 = RT1 và được

( k −1) / k
k  p  
ω2 = 2 RT1 1 −  2   ; (m/s) (4-9đ)
k −1   p1  

Các công thức (4-9a, b, c và d) dùng để tính vận tốc của dòng ở cửa ra của ống tăng tốc, trong
đó p2, i2 … là thông số của môi chất ở cửa ra của ống, không phải là của môi trường sau ống.
Nếu thay thông số ở một tiết diện bất kỳ, sẽ tính được vận tốc của dòng ở tiết diện đó.

Quan hệ giữa ω2 với p2/p1 theo (4-9d) có thể biểu diễn trên hình 4-7. Ta thấy vận tốc của
dòng phụ thuộc vào bản chất (k, R), vào thông số ban đầu (p1, v1, T1…) đặc biệt phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ giãn nở β = p2/p1.

pc
Khi β = 1 thì ω2 = 0, β giảm đến giá trị tới hạn β c = thì ω2 bằng vận tốc truyền âm,
p1
thường gọi là vận tốc tới hạn, ký hiệu bằng ωc và β c gọi là tỉ số áp suất tới hạn.

58

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


ωmax
Nếu β có thể tiếp tục giảm thì ω2 tiếp tục tăng, nếu ωc β=p2/p1
β → 0 thì:

k
ω2 → ωmax = 2 p1v1 ; m/s (4-10)
k −1 βc 1 β
Hình 4-7. Quan hệ giữa ω2 và
Trong thực tế, đối với ống tăng tốc nhỏ dần, β không p /p
thể giảm đến 0, mà chỉ giảm đến β c , nên vận tốc dòng cũng chỉ có thể tăng từ 0 đến vận tốc
tới hạn ωc mà không thể đạt được ωmax .

Tỷ số áp suất tới hạn:


k
 2  k −1
βc =   (4-11)
 k +1

Được chứng minh như sau:

k  k −1

Ta có: ωc = 2 p 1v 1  1 − β c k  (a)
k −1  

2  k −1
 pc v c
hay 1 − β c k  = (b)
k − 1  p 1v 1

Theo quá trình đoạn nhiệt: p1v1k = pcvck ta có:


k −1
k −1 k −1
p c v c  v1  p  k
=  =  c  = βc k (c)
p1 v1  v c   p1 

Thay (c) vào (b) được:

2  k −1

β (ck −1) / k =  (1 − β ) k
 (d)
k −1 
c

Và cuối cùng được tỉ số tới hạn:


k / ( k −1)
 2 
βc =  
 k +1

Từ công thức (4-11) ta thấy: tỷ số áp suất tới hạn βc chỉ phụ thuộc vào bản chất của
môi chất (phụ thuộc k).

Đối với khí lý tưởng: 1 nguyên tử với k = 1,67, ta có βc = 0,484

2 nguyên tử: k = 1,4 và βc = 0,528

3 nguyên tử trở lên: k = 1,3 và βc = 0,546

59

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với hơi nước bão hòa khô, có thể lấy gần đúng k = 1,135 và βc = 0,577.

Với hơi nước bão hòa ẩm có k = 1,035 + 0,1.x khi x ≥ 0,7; nếu x = 0,7 thì k = 1,105 và βc =
0,583. Với hơi nước quá nhiệt k = 1,3; βc = 0,55.

Khi không cần tính chính xác, có thể lấy βc xấp xỉ 0,5 nghĩa là qua ống tăng tốc nhỏ dần, áp
suất không thể giảm xuống quá 1/2.

Khi đạt đến βc , ta tính được vận tốc tới hạn:

ωc = 2 ( i1 − i c ) ; m/s (4-12a)

Hoặc thay trị số βc vào (4-9d) được:

k
ωc = 2 p1v1 ; m/s (4-12b)
k +1

hoặc:

k
ωc = 2 RT1 ; m/s (4-12c)
k +1

Trong đó:

ic – entanpi của môi chất ở trạng thái tới hạn, xác định theo pc = β c p1 và sc = s1.

b. Lưu lượng dòng

Từ phương trình lưu động liên tục và ổn định:

f1ω1 f 2ω2 fω
G= = = ... = = const ; kg/s
v1 v2 v

Thay giá trị của vận tốc và thông số trạng thái vào tiết diện tương ứng bất kỳ, sẽ tính được
lưu lượng qua tiết diện đó, mà cũng là lưu lượng của dòng, thường tính theo cửa ra của ống.

Thay (4-9b) vào (4-1a) được:

f 2 2 ( i1 − i 2 )
G= ; kg/s (4-13a)
v2

Ở đây: i1, i2 và v2 là thông số môi chất ở cửa vào và ra của ống tăng tốc, xác định theo
quá trình giãn nở đoạn nhiệt trên cơ sở biết thông số của trạng thái đầu (vídụ p1 và t1) và một
thông số ở trạng thái cuối thí dụ p2 và s2 = s1.

Nếu thay (4-9d) vào (4-1a) ta có:

1 1/ k k
G = f2 β 2 p1v1 1 − β( k −1/ k ) 
v1 k −1

60

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Sau khi biến đổi ta được:

k p1  2 / k
G = f2 2 β − β( k +1) / k  ; kg/s (4-13b)
k − 1 v1

Ở đây:

f1, ω1 , p1, v1… - các đại lượng ở cửa vào của ống tăng tốc;

f2, ω2 , p2, v2… - các đại lượng tương ứng ở cửa ra của ống tăng tốc; có thể thay bằng các đại
lượng ở một tiết diện tương ứng bất kỳ.
G Gmax
Từ các công thức (4-13a, b) ta thấy: lưu lượng khối
lượng G phụ thuộc vào diện tích tiết diện ống, bản
chất môi chất, thông số ban đầu và mức độ giãn nở
của môi chất. Qua một ống tăng tốc xác định và
môi chất có thông số ban đầu xác định, thì G chỉ
phụ thuộc vào β và quan hệ đó có thể biểu diễn
trên hình 4.8. 0 βc 1 β
Hình 4-8. Quan hệ G theo β
Ta thấy khi β = 1 thì G = 0, β giảm thì G tăng từ 0
đến một giá trị Gmax rồi lại giảm đến 0 khi β = 0.

Ta có thể xác định được Gmax nếu lấy đạo hàm bậc 1 của G theo β cho bằng 0 và đạo hàm bậc
hai âm; giải ra ta được Gmax tương ứng với:
k
 2  k −1
β=  = βc
 k +1

Như vậy lưu lượng đạt đến giá trị cực đại với tỷ số áp suất tới hạn. Thay giá trị của βc
vào (4-13a và b) được:

f 2 2 ( i1 − i c )
G max = ; kg/s (4-14a)
vc

2 / ( k −1)
k p1  2 
G max = f 2 2   ; kg/s (4-14b)
k + 1 v1  k + 1 

c. Khảo sát ống tăng tốc nhỏ dần theo áp suất của môi trường sau ống p’2

Trong khi tính toán cần biết thông số môi chất ở cửa ra của ống, nhưng thường lại dễ
biết áp suất của môi trường sau ống p’2, do vậy phải biết xác định p2 theo p’2. Cho môi chất có
thông số ban đầu p1, v1,…qua ống tăng tốc nhỏ dần phun vào môi trường có áp suất p’2 điều
chỉnh được bằng bơm chân không (hình 4-9). Ta thấy khi β' giảm từ 1 đến βc thì ω tăng từ 0

61

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đến ωc và G tăng từ 0 đến Gmax giống như các công thức trên, nhưng khi β' giảm từ βc đến 0
thì vận tốc và lưu lượng giữa giá trị ωc và Gmax không đổi, khác với các quan hệ trong các công
thức. Điều này thực ra không phải là mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế, vì trong các công thức
trên p2 là áp suất của môi chất ở cửa ra của ống tăng tốc, còn p’2 là áp suất của môi trường sau
ống. Ta biết rằng sự giảm áp suất ở môi trường phía sau lan truyền vào ống tăng tốc với vận tốc
tuyệt đối bằng ( a − ω2 ) , khi p2/p1 đạt đến trị số tới hạn, ω2 = a thì a - ω2 = 0, nghĩa là sự giảm
áp suất trong môi trường sau ống không thể lan truyền vào trong ống được, nên mặc cho p’2
giảm xuống, thậm chí cho đến 0 thì p’2 vẫn giữ bằng pc, và vận tốc vẫn giữ giá trị ωc , lưu
lượng vẫn giữ giá trị Gmax không đổi.

Hình 4-9. Khảo sát ống tăng tốc nhỏ dần theo áp suất môi trường sau ống p’2

Như vậy khi biết áp suất p’2 của môi trường sau ống, thì phải xác định p2 ở tiết diện
cuối của ống tăng tốc như sau:

Khi: p’2/p1 > βc lấy p2 = p’2 (4-15a)

p’2/p1 = βc lấy p2 = p’2 = pc (4-15b)

p’2/p1 < βc lấy p2 = βc p1 < p’2 (4-15c)

4.3.2. Ống tăng tốc hỗn hợp

Ống tăng tốc hỗn hợp là ống tăng tốc có một đoạn ống nhỏ dần ghép với một đoạn ống
lớn dần do kỹ sư Laval người Thụy Điển đưa ra sử dụng từ năm 1880, nên còn gọi là ống tăng
tốc Laval. Dùng ống tăng tốc Laval có thể tạo thành dòng siêu âm từ một môi trường tĩnh
hoặc từ vận tốc ban đầu rất thấp, do đó được sử dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật.

Để đảm bảo vận tốc của dòng ở hai đoạn ống luôn tăng lên thì ở cổ ống vận tốc phải bằng
vận tốc tới hạn, tức bằng vận tốc truyền âm trong môi trường đó. Vì vậy, trong ống tăng tốc
hỗn hợp chỉ có một chế độ làm việc, đó là điều khác biệt lớn so với ống tăng tốc nhỏ dần.

62

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


a. Quan hệ giữa các đại lượng ở cổ ống với các tiết diện bất kỳ

Đối với ống tăng tốc hỗn


hợp, các đại lượng ở cổ ống có thể
xác định được và theo đó có thể xác
định các đại lượng ở các tiết diện
khác theo quy luật của quá trình
giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch
(hình 4-10) ta có:

T k +1
= (4-16a)
Tc ( k − 1) M 2 + 2

Hình 4-10. Quan hệ giữa các đại lượng ở cổ ống


với tiết diện bất kỳ

k / ( k −1) k / ( k −1)
p T  k +1 
=  =  (4-16b)
 ( k − 1) M + 2 
2
p c  Tc 

1/ ( k −1)
 
1/ k
ρ  p k +1
=  =  (4-16c)
ρc  p c   ( k − 1) M + 2 
2

1/ 2
ω  k +1 
= M  (4-16d)
ωc  ( k − 1) M + 2 
2

( k +1) / 2( k −1)
ρc ωc 1  ( k − 1) M + 2 
2
f
= =   (4-16đ)
f min ρ ω M k +1 

Công thức (4-16a) có thể chứng minh như sau:

Từ phương trình định luật nhiệt động I cho dòng:

ω2
i+ = const (a)
2

Thay i = CpT đối với khí lý tưởng vào (a), lấy vi phân được;

Cp dT + ωdω = 0 (b)

hoặc:

k
RdT + ωdω = 0 (c)
k −1

63

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


ω ω
Thay M = = vào, ta được:
a kRT

dω 1 dT
= (d)
ω ( k − 1) M T
2

ω
Mặt khác, lấy vi phân của lôgarit trị số Mach: M = được:
kRT

dω dM 1 dT
= + (đ)
ω M 2 T

So sánh (d) và (đ) rồi biến đổi được:

dT 2 ( k − 1) MdM 2M.dM
=− =− 2 (e)
T ( k − 1) M + 2 M +  2 / ( k − 1) 
2

Lấy tích phân (e) từ trạng thái tới hạn tức M = 1, T = Tc đến trạng thái bất kỳ có M và T:
T M
dT MdM
∫T T = −2 ∫1 M 2 +  2 / ( k − 1)
c  

 2 2 
M  ( k − 1) M 2 + 2  / ( k − 1)  ( k − 1) M 2 + 2
T
ln = − ln  M +  
 = − ln   = − ln
 (
Tc  k − 1 1  k − 1) + 2  ( k − 1)  k +1

T k +1
Do đó: = và như vậy (4-16) đã được chứng minh.
Tc ( k − 1) M 2 + 2

b. Vận tốc của dòng

Ta có thể tính vận tốc của dòng ở các tiết diện bất kỳ theo các công thức chung (4-9a, b, c
và d), riêng ở cổ ống còn tính theo vận tốc tới hạn (4-12a, b, và c), còn ở cửa ra của ống, nếu
có thể giảm p2 → 0 thì ω2 có thể tăng đến ωmax và tính theo công thức (4-10).

c. Lưu lượng

Đối với một ống tăng tốc đã có, một trạng thái ban đầu của môi chất đã xác định, thì chỉ
có một chế độ lưu động đảm bảo cho vận tốc của dòng ở cổ ống bằng vận tốc tới hạn. Nên
tương ứng cũng chỉ có một lưu lượng.

Lưu lượng của dòng ở mọi tiết diện đều bằng nhau, nên có thể tính với một tiết diện bất
kỳ, kể cả miệng ra của ống theo các công thức (4-13a và b), cũng có thể tính theo công
thức(4-14) nhưng thay bằng fmin. Ta có:

2 / ( k −1)
2k p1  2 
G = f min   ; kg/s (4-14a)
k + 1 v1  k + 1 

hoặc:

64

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


f min
G= . 2 ( i1 − i 2 ) ; kg/s (4-14b)
vc

d. Chọn kích thước ống tăng tốc hỗn hợp

Thường cần xác định diện tích tiết diện cổ ống, cửa ra và chiều dài (hình 4.11a). Ta có thể
tính diện tích tiết diện cổ ống tăng tốc hỗn hợp theo:

G
f min = ; m2 (4-17a)
2 / ( k −1)
k p1  2 
2 .  
k + 1 v1  k + 1 

hoặc:

G.vc
f min = ; m2 (4-17b)
2 ( i1 − i c )

Diện tích tiết diện cửa ra được tính theo:

G
f2 = ; m2 (4-18a)
k  2/k
β − β( ) 
k −1 / k
2 
k −1

hoặc:

G.v 2
f2 = ; m2 (4-18b)
2 ( i1 − i )
Hình 4-11a. Kích thước ống
hoặc: tăng tốc hỗn hợp

ωc v 2
f 2 = f min . . ; m2 (4-18c)
ω2 v c

Có fmin và f2 dễ dàng tìm được dmin và d2 nếu chọn tiết diện tròn hoặc các cạnh tương
ứng nếu dùng tiết diện vuông hoặc chữ nhật. Để xác định chiều dài của ống thường yêu cầu
tổn thất ma sát ít nhất mà cấu tạo lại đơn giản, nhỏ gọn nhất. Để tránh tổn thất do ma sát, quan
hệ giữa tiết diện của ống và tiết diện bất kỳ phải thỏa mãn công thức (4-16d) và biểu thị trên
hình 4-11a.

Nhưng để chế tạo được dễ dàng phần nhỏ dần chỉ cần lượn tròn ở miệng vào, chiều dài không
ảnh hưởng mấy, còn chiều dài phần lớn ảnh hưởng nhiều đến tổn thất năng lượng của dòng
nên phải chọn góc loe hợp lý. Góc loe lớn, xoáy và ma sát nhiều, tổn thất nhiều, nhưng ống lại
ngắn; góc loe nhỏ, tổn thất ít hơn nhưng ống lại dài; theo kinh nghiệm thường chọn góc
α = 6 ÷ 120 . Sau khi chọn góc loe, chiều dài phần lớn được tính theo:

d 2 − d min
l= ;m (4-19)
α
2tg
2

65

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


e. Ống tăng tốc xiên (cắt vát)

Tức là ống tăng tốc có tiết diện cửa ra không thẳng góc với trục, dùng để phun môi chất vào
cánh không cùng phương với ống tăng tốc ( hình 4-11b).

p'2
Trong điều kiện < β , nó là một ống tăng tốc hỗn hợp đặc biệt, ở tiết diện thẳng góc
p1
bé nhất CD, dòng môi chất đạt vận tốc tới hạn ωc , sau đó đạt vận tốc siêu âm nhưng dòng
môi chất đi lệch với hướng trụ ống mô góc δ .

Nếu gọi góc giữa trục ống với tiết diện ra là α , và góc giữa tiết diện ống với dòng ra là α ' , ta
được:

δ = α '− α (4-19b)

α co thể đo được và α ' có thể tính theo α nhờ cac công thức:

f2 ω v
sin α ' = sin α = sin α c c (4-19c)
f min ω2 v 2

Thực vậy, từ tam giác vuông CDE có:

CE = CD / sin α = f min / sin α (a)

từ tam giác vuông CEK ta có:


Hình 4-11b. Ống tăng tốc xiên
CE = EK / sin α ' = f 2 / sin α ' (b)

So sánh (a) và (b) được:

f min / sin α = f 2 / sin α ' (c)

Mặt khác từ phương trình liên tục và ổn định, ta có:

f min .ωc f 2 ω2 f ω v
G= = = const và rút ra: 2 = c . 2
vc v2 f min ω2 v c

Thay vào (c) ta được công thức (4-19c).

v2 f min
Vận tốc dòng ra khỏi ống: ω2 = ωc ' . .
vc f 2

f. Tổn thất không thuận nghịch trong ống tăng tốc

Ở trên ta giả thiết lưu động là quá trình giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch; nhưng thực tế thì
vẫn không là thuận nghịch vì khó tránh khỏi hiện tượng xoáy, ma sát v.v… trong dòng, nhất
là khi làm việ không theo đúng điều kiện thiết kế.

Với ống tăng tốc nhỏ dần, tổn thất nhiều nhất là khi áp suất môi trường sau ống p’2
nhỏ hơn nhiều so với áp suất tới hạn, lúc đó phần trong ống làm việc bình thường, nhưng ra
khỏi ống áp suât giảm đột ngột mà không biến thành động năng của dòng.

66

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với ống tăng tốc hỗn hợp phạm vi làm việc có thể chia thành ba vùng mà đường (1) và (3) là
ranh giới (hình 4-12).

Đường (1) biểu thị quá trình làm việc của ống tăng
tốc đúng với điều kiện thiết kế, tiến hành theo quá
trình giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch.

Đường (3) cũng là quá trình giãn nở đoạn nhiệt


thuận nghịch, nhưng phần nhỏ dần làm ống tăng tốc,
môi chất giãn nở; còn phần lớn dần làm ống ăng áp,
môi chất tiến hành theo quá trình nén đoạn nhiệt, áp
suất tăng và vận tốc giảm, ở cổ ống vẫn đạt vận tốc
tới hạn.

Vùng giữa hai đường (1) và (3) là vùng làm việc


không thuận nghịch. Khi vào ống, môi chất giảm áp
suất đến áp suất tới hạn pc ở cổ ống và tiếp tục giảm,
đến một tiết diện nào đó xuất hiện hiện tượng tăng
nhảy vọt, áp suất tăng đột ngột và sau đó làm việc Hình 4-12. Các trường hợp làm việc
như ống tăng áp. Vận tốc của dòng cũng tăng đến của ống tăng tốc hỗn hợp
ωc ở cổ ống, tiếp tục tăng đến tiết diện có hiện tượng
tăng nhảy vọt, thì giảm đột ngột từ vận tốc siêu âm đến dười âm.

Ở vùng áp suất phía trên đường (3) thì đoạn nhỏ dần là ống tăng tốc, môi chất giãn nở đoạn
nhiệt thuận nghịch, đoạn lớn nhất là ống tăng áp, môi chất bị nén đoạn nhiệt thuận nghịch, ở
cổ ống chưa đạt đến trạng thái tới hạn.

Ở vùng áp suất phía dưới đường (1) thì trong ống


vẫn làm việc theo ống tăng tốc bình thường,
nhưng khi ra khỏi ống, áp suất giảm xuống đột
ngột, không biến thành động năng mà gây nên tổn
thất không thuận nghịch.

Như vậy, quá trình lưu động thực tế qua các đoạn
ống tăng tốc đều là những quá trình đoạn nhiệt
không thuận nghịch, biểu diễn bằng quá trình
1 – 2t trên đồ thị i- s (hình 4.13).
Hình 4-13. Quá trình lưu động dòng
Vận tốc thực tế của dòng là: thực tế

ω2t = 2 ( i1 − i 2 ) ; m/s (4-20)

Hình 4.13 biểu diễn quá trình lưu động thực tế. Ta thấy i2t > i2 nên ω2t < ω2 và tỷ số:

ω2 y
=ϕ (4-21)
ω2

ϕ - hệ số vận tốc, có thể xác định qua thực nghiệm, hệ số ϕ ≤ 1 .

Do vận tốc của dòng giảm nên động năng của dòng cũng giảm. Ta có hiệu suất của ống tăng
tốc bằng tỷ số giữa động năng thực tế với động năng lý thuyết:

67

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2
ω2 / 2  ω2t 
ηtt = 2t2 =  =ϕ
2
(4-22)
ω2 / 2  ω2 

B. QUÁ TRÌNH TIẾT LƯU

4.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH TIẾT LƯU

Tiết lưu là hiện tượng của dòng môi chất lưu động qua một tiết diện thay đổi đột ngột
(hình 4-14a), thí dụ như khi qua các van đóng mở trên đường ống, các xupap trong máy nén
hoặc động cơ, các cửa nghẽn trong lưu lượng kế, van tiết lưu trong máy lạnh hoặc bơm nhiệt
v.v…

Qua quá trình tiết lưu áp suất của môi chất giảm, nhưng không sinh ngoại công mà gây nên
tổn thất năng lượng.

Sở dĩ áp suất giảm xuống vì khi tiết lưu


tạo thành xoáy ma sát rất mạnh; vì vậy
tiết lưu là một quá trình không thuận
nghịch điển hình. Độ giảm áp suất phụ
thuộc vào vận tốc và mức độ co giảm
diện tích tiết diện của dòng môi chất.

Quá trình tiết lưu tiến hành rất nhanh,


nhiệt lượng trao đổi giữa môi chất và Hình 4-10. Hiện tượng tiết lưu
môi trường nhỏ không đáng kể so với
năng lượng của dòng, nên quá trình tiết
lưu có thể xem là quá trình đoạn nhiệt, nhưng dòng không thuận nghịch nên không phải là quá
trình đẳng entropi.

Để xét thêm đặc điểm của quá trình tiết lưu, ta dùng phương trình định luật nhiệt động I:

q = ∆i + l kt ;

Vì không sinh công nên lkt = 0 và vì quá trình coi là đoạn nhiệt nên q = 0, và do đó quá trình
tiết lưu:

∆i = 0 (4-23a)

hoặc: i2 = i1 (4-23b)

Như vậy, đặc điểm của quá trình tiết lưu đoạn nhiệt là entanpi của môi chất trước và sau tiết
lưu bằng nhau (hình 4-14b).

Cần lưu ý: vì quá trình tiết lưu là không thuận nghịch nên chỉ biểu diễn bằng những đường
chấm giả thiết nối liền trạng thái trước và sau tiết lưu và cũng không thể xem tiết lưu là quá
trình đẳng entanpi được.

Trạng thái trước khi tiết lưu có thể được xác định bằng phương trình, bằng bảng hoặc
đồ thị theo điều kiện đã cho, đối với đơn chất một pha cần biết hai thông số trạng thái đầu,
còn trạng thái sau tiết lưu xác định theo đặc điểm i2 =i1 và một thông số cần phải cho, thí dụ
như p2 hoặc t2.

Khảo sát quá trình tiết lưu của hơi nước ta thấy:

68

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1. Qua tiết lưu, áp suất giảm xuống, năng lượng bị tổn thất không sinh công.

2. Nhiệt độ thông thường giảm xuống, cũng có lúc không đổi, thậm chí tăng lên, nhưng
entanpi trước và sau luôn luôn bằng nhau.

3. Độ khô của hơi bão hòa ẩm thường tăng, nhưng cũng có lúc không đổi, thậm chí giảm
xuống.

4. Thường có thể đưa hơi bão hòa khô thành hơi quá nhiệt và độ quá nhiệt thường tăng
mặc dù nhiệt độ của hơi thường giảm.

Với những đặc điểm trên nên tiết lưu thường là hiện tượng có hại (tổn thất năng lượng) nhưng
khó tránh khỏi như khi cần có van đóng mở v.v… nhưng cũng nhiều khi có lợi, được chủ
động áp dụng như van tiết lưu để giảm nhiệt độ trong máy lạnh, trong thiết bị đo độ ẩm của
hơi bão hòa hoặc đo lưu lượng của dòng v.v…

HIỆU ỨNG JOULE – THOMSON

Năm 1852 Joule – Thomson nêu lên quan hệ giữa sự thay đổi áp suất với nhiệt độ của môi
chất qua quá trình tiết lưu như sau:

dT = αdp (4-24a)

Ở đây α là hệ số của hiệu ứng Joule – Thomson, có thể xác định theo phương trình vi phân
của entanpi:

  ∂v  
di = Cp dT +  v − T    dp
  ∂T p 

Qua quá trình tiết lưu di = 0 nên ta được:

  ∂v  
v − T   .dp 
 ∂T p 
dT = −  dp (4-24b)
Cp

So sánh (4-24a) và (4-24b) được:

 ∂v 
T  −v
 ∂T p
α= (4-25)
Cp

Ta thấy, qua tiết lưu áp suất luôn luôn giảm, dp < 0, nên theo (4-24a) dấu của dT ngược với
dấu của α ; mà α cùng dấu với:

 ∂v 
T  −v
 ∂T p

Vì Cp luôn dương, do vậy, qua tiết lưu nhiệt độ sẽ giảm, tức dT < 0, khi α > 0, tức là:

69

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


 ∂v  v
T  − v > 0 hoặc T > ∂v
( )
(4-26a)
 ∂T p
∂T p

Nhiệt độ sẽ tăng khi:

 ∂v  v
T   − v < 0 hoặc T <
( )
(4-26b)
 ∂T  p ∂v
∂T p

Và nhiệt độ không đổi khi:

 ∂v  v
T  − v = 0 hoặc T = ∂v
( )
(4-26c)
 ∂T p
∂T p

Như vậy tùy theo nhiệt độ ban đầu khác nhau mà qua tiết lưu nhiệt độ của môi chất có
thể tăng lên, giảm xuống hoặc không đổi.

Khi qua tiết lưu mà nhiệt độ môi chất không đổi ( α = 0) thì nhiệt độ ban đầu đó gọi là nhiệt
độ chuyển biến Tcb.

Từ (4-26c), nếu biết được phương trình trạng thái của môi chất, thì có thể lấy đạo hàm riêng
và xác định được nhiệt độ chuyển biến.

RT  ∂v  R
Đối với khí lý tưởng, có v = nên   =
p  ∂T p p

và:

1   ∂v   1  RT 
α= T   − v  =  − v = 0 (4-26d)
Cp   ∂T  p  Cp  p 

Như vậy, qua quá trình tiết lưu nhiệt độ của khí lý tưởng không thay đổi.

Đối với khí tuân theo phương trình Van de Waals (1-28) ta có:

 ∂v  R
  = (a)
 ∂T p p − + 2ab
a
v 2 v3

Thay (a) vào (4-25) được:

 
1  RT 
α=  − v (b)
C p  p − a + 2ab 
 v2 v2 

Sau khi chỉnh lý và rut gọn được hệ số α với giả thiết p → 0 hoặc v → ∞

70

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1  2a 
α=  − b
C p  RT 

2a
ở nhiệt độ chuyển biến, α = 0, nên −b =0
RTcb

2a
Tcb = (4-27a)
R.b

Ta biết rằng khí Van de Waals có nhiệt độ tới hạn:

8 a
Tk = thay vào (4-27a) được:
27 Rb

Tcb1 = 6, 75Tk (4-27b)

Với giả thiết trên, ta còn được nhiệt độ thứ hai Tcb2 = 0, 75TK .

Nhiệt độ chuyển biến cũng có thể xác định bằng đồ thị,


thường dùng đồ thị T – v. Từ định nghĩa nhiệt độ chuyển
biến và công thức (4-26c) ta có:

Tcb  ∂T 
=  (a)
v  ∂v  p

Từ điểm A bất kỳ trên đồ thị T – v (hình 4-15) ta vẽ tiếp


tuyến với đường đẳng áp qua nó, cắt trục hoành tạo điểm
M và tạo thành một góc β .

Gọi N là điểm chiếu của A trên trục hoành, ta thấy:


Hình 4-15. Xác định Tcb
AN AN
tgβ = = (b)
MN MO + ON

Từ đó có:

AN
MO = − ON (c)
tgβ

 ∂T 
Thay AN = TA, ON = vA, tgβ =   vào (c), ta được:
 ∂v p

T
MO = −v
( )
(d)
∂T
∂v p

hoặc: MO = TA ∂v( ∂T ) p
− vA (đ)

71

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ta thấy MO cùng dấu với α nên có thể rút ra :

1. Khi MO = 0, tức là tiếp tuyến đi qua gốc tọa độ, thì α = 0, dT = 0, do đó qua tiết lưu
nhiệt độ môi chất không thay đổi và Tc chính là nhiệt độ chuyển biến
Tcb = v
( )
.
∂v
∂T p

2. Khi MO > 0 tức là M nằm bên trái gốc tọa độ, thì α > 0, dt < 0, lúc đó qua tiết lưu,
nhiệt độ môi chất giảm xuống. Qua đồ thị lúc đó ta thấy T < Tcb , nhưng theo công
thức (4-26a) ta lại thấy T > v , do vậy không nên nhầm v
( ) ( )

∂v ∂v
∂T p ∂T p
nhiệt độ chuyển biến. Khi MO > 0 tức là M nằm bên trái gốc tọa độ

3. Khi MO < 0 tức là M nằm bên phải gốc tọa độ hoặc MN < ON; T > Tcb thì qua tiết
lưu nhiệt độ môi chất tăng lên, nhưng lúc đó T < v
( )
.
∂v
∂T p

4. Làm thí nghiệm cũng như tính toán với nhiều


môi chất ở các áp suất khác nhau, ta có thể lấy
giá trị của các nhiệt độ chuyển biến Tcb biểu thị
trên đồ thị p – T, hoặc đồ thị giữa áp suất quy
dẫn πi = p với nhiệt độ quy dẫn
pk
τ = T (hình 4-16). Trên hình vẽ là đường
Tk
cong chuyển biến của nitơ, các chất khác cũng
có các đường cong rất giống nhau về định tính,
còn về định lượng có những chỗ khác nhau. Ta
có thể rút ra một số nhận xét:

- Mỗi chất tồn tại một trạng thái chuyển biến tới
hạn, ở đó chỉ có một nhiệt độ chuyển biến. Đối với chất Hình 4-16. Phân vùng nhiệt độ
khí tuân theo phương trình Van de Waals nhiệt độ chuyển biến
chuyển biến tới hạn là Tcb∗ = 3Tk và áp suất tới hạn là
Pcb∗ = 9p k .

- Dưới áp suất chuyển biến tới hạn có hai nhiệt độ chuyển biến Tcb1 và Tcb2, vùng giữa hai
nhiệt độ đó αi > 0 , nghĩa là qua tiết lưu nhiệt độ môi chất giảm,ngoài vùng hai nhiệt độ đó,
αi < 0 , nghĩa là qua tiết lưu, nhiệt độ tăng. Áp suất càng thấp, khoảng cách giữa Tcb1 và Tcb2
càng lớn, khi p→ 0, với chất khí tuân theo phương trình Van der Waals, người ta tìm được
Tcb1 = 6,75 Tk và Tcb2 = 0,75 Tk.

- Trên áp suất chuyển biến tới hạn, αi luôn luôn âm, nghĩa là qua tiết lưu, nhiệt độ môi
chất luôn luôn tăng.

Cần chú ý là những kết quả tính toán trên cơ sở Van der Waals khá đúng về định tính,
nhưng chưa thật khớp về định lượng. Cũng cần lưu ý thêm là hiệu quả giảm nhiệt độ của hiệu
ứng nhiệt của quá trình tiết lưu đoạn nhiệt không thuận nghịch kém hơn hiệu ứng nhiệt của
quá trình giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch. Từ các phương trình vi phân ta chứng minh được:

72

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


(
T ∂v
∂T ) −v (
T ∂v
∂T )
αi = và αs =
p p

Cp Cp

v
nên: αs − αi = > 0 (vì V và Cp luôn dương);
Cp

Nghĩa là bằng giãn nở đoạn nhiệt thuận nghịch làm lạnh có hiệu quả hơn, nhưng thiết bị cồng
kềnh nên trong thực tế ít được dùng.

4.6. QUÁ TRÌNH NÉN KHÍ

4.6.1. Các loại máy nén

Máy nén khí là máy để nén khí hoặc hơi đến áp suất cao theo yêu cầu. Máy nén tiêu
tốn công để nâng áp suất của môi chất lên. Theo nguyên lí làm việc, có thể chia máy nén
thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm máy nén piston, máy nén bánh răng, máy nén cánh gạt.
ở máy nén piston, khí được hút vào xylanh và đựợc nén đến áp suất cần thiết rồi được đẩy vào
bình chứa (máy nén roto thuộc loại này), quá trình nén xảy ra theo từng chu kỳ. Máy nén loại
này còn được gọi là máy nén tĩnh vì tốc độ của dòng khí không lớn. Máy nén piston đạt được
áp suất lớn nhưng năng suất nhỏ.

Nhóm thứ hai gồm máy nén ly tâm, máy nén hướng trục và máy nén ejectơ. Đối với
các máy nén nhóm này, để tăng áp suất của môi chất, đầu tiên phải tăng tốc độ của dòng khí
nhờ lực ly tâm, sau đó thực hiện quá trình hãm dòng để biến động năng của dòng thành thế
năng. Loại này có thể đạt được năng suất lớn nhưng áp suất thấp.

Tuy khác nhau về cấu tạo và đặc tính kĩ thuật, nhưng về quan điểm nhiệt động thì các
quá trình tiến hành trong máy nén hoàn toàn như nhau. Sau đây ta nghiên cứu máy nén piston.

4.6.2. Máy nén piston một cấp

4.6.2.1. Những quá trình trong máy nén piston một cấp lí tưởng

Để đơn giản, khi phân tích quá trình nhiệt động trong máy nén, ta giả thiết:

- Toàn bộ thể tích xylanh là thể tích có ích, nghĩa là đỉnh piston có thể áp sát nắp xilanh.

- Dòng khí chuyển động không có ma sát, nghĩa là áp suất hút khí vào xylanh luôn bằng áp

suất môi trường p1 và áp suất đẩy khí vào bình chứa luôn bằng áp suất khí trong bình chứa p2.

Nguyên lí cấu tạo của máy nén piston một cấp đựợc biểu diễn trên hình 4-17, gồm các bộ

phận chính: Xylanh 1, piston 2, van hút 3, van xả 4, bình chứa 5.

73

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hình 4-17. Máy nén pittong

Quá trình làm của một máy nén một cấp như sau: Khi piston chuyển động từ trái sang
phải, van 3 mở ra hút khí vào bình ở áp suất p1, nhiệt độ t1, thể tích riêng v1. Các thông số này
không thay đổi trong quá trình hút, do đó đây không phải là quá trình nhiệt động và được biễu
diễn bằng đoạn a-1 trên đồ thị p-v hình 4-17. Khi piston ở điểm cạn phải, piston bắt đầu
chuyển động từ phải sang trái, van hút 3 đóng lại, khí trong xi lanh bị nén lại và áp suất bắt
đầu tăng từ p1 đến p2. Quá trình nén là quá trình nhiệt động, có thể thực hiện đẳng nhiệt, đoạn
nhiệt hoặc đa biến được biểu diễn trên đồ thị bằng các quá trình tương ứng là 1-2T,1-2s,1-2n.
Khi khí trong xilanh đạt được áp suất p2 thì van xả 4 sẽ mở ra, khi được đẩy ra khỏi xylanh
vào bình chứa 5. Tương tự như quá trình hút, quá trình đẩy cũng không phải là quá trình nhiệt
động, trạng thái của khí không thay đổi và có áp suất p2 nhiệt độ t2, thể tích riêng v2. Quá trình
đẩy được biểu diễn trên đồ thị bằng quá trình 2-b.
4.6.2.2. Công tiêu thụ của máy nén một cấp lí tưởng
Như đã phân tích ở trên quá trình hút a -1 và quá trình nạp 2-b không phải
là quá trình nhiệt động, các thông số không thay đổi, do đó không sinh công. Như
vậy công của máy nén chính là công tiêu thụ cho quá trình nén khí 1-2. Nếu ta
coi là quá trình nén là lí tưởng, thuận nghịch thì công của quá trình nén được tính
theo công thức:
p2

lkt = − ∫ v.dp (4-28)


p1

RT
+ Nếu quá trình nén là đẳng nhiệt 1-2T, nghĩa là n = 1 và v = công của máy nén sẽ là:
p
2 2
dv v p
q12 = l kt = l gn = ∫ p.dv = ∫ p1 v1 . = RT ln 2 = RT ln 1 (4-29)
1 1
v v1 p2
Nếu quá trình nén là đoạn nhiệt 1-2s, nghĩa là n = k và pv k = p1v 1k công của máy nén sẽ là:

k R
lkt = (p1v 1 − p 2 v 2 ) = (T1 − T2 ) (4-30)
k −1 k −1
Có thể tính cách khác, từ dq = di + dlkt = 0, ta có dlkt = -di nên dq = di + dlkt= 0 hay:
lkt = i1 − i 2 (4-31)
+ Nếu quá trình nén là đa biến, với số mũ đa biến n thì pv n = p1v 1n , khi đó công của máy nén
sẽ là:

74

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n R
lkt = (p1v 1 − p 2 v 2 ) = (T1 − T2 ) (4-32)
n −1 n −1
Công của máy nén được biểu diễn bằng diễn tích a12b trên đồ thị p-v, phụ thuộc vào
quá trình nén. Từ đồ thị ta thấy: nếu quá trình nén là đẳng nhiệt thì công máy nén tiêu tốn là
nhỏ nhất. Trong thực tế, để máy nén tiêu tốn công ít nhất thì người ta làm mát cho máy nén để
cho quá trình nén gần với quá trình đẳng nhiệt.
4.6.2.3. Nhược điểm của máy nén một cấp
Trong thực tế để tránh va đập giữa đỉnh piston và nắp xylanh, giữa đỉnh piston và nắp
xylanh phải có một khe hở nhất định. Không gian khoảng hở nay được gọi là thể tích thừa Vt
(Hình 4.14). Do có thể tích thừa nên sau khi đẩy khí vào bình chứa, vẫn còn lại một lượng khí
có áp suất là p2 chứa trong thể tích thừa. Khi piston chuyển động từ trái sang phải, trước hết
lượng khí này dãn nở đến áp suất p1 theo quá trình 3-4, khi đó van hút bắt đầu mở ra để hút
khí vào, do đó lượng khí thực tế hút vào xylanh là V = V1 – V4. Như vậy, năng suất của máy
nén thực tế nhỏ hơn năng suất của máy nén lí tưởng do có thể tích thừa. Nói cách khác, thể
tích thừa làm giảm năng suất của máy nén. Để đánh giá ảnh hưởng của thể tích thừa đến
lượng khí hút vào máy nén người ta dùng đại lượng hiệu suất thể tích máy nén, kí hiệu là λ:
v − v4
λ= 1 ≤1 (4-33)
v1 − v3
Có thể viết lại (4-33):
v − v4 v − v3
λ= 1 = 1− 4 (4-34)
v1 − v3 v1 − v3
Từ (4-34) ta thấy: khi thể tích thừa V3 càng tăng thì hiệu suất thể tích λ càng giảm.
- Khi áp suất nén p2 càng cao thì lượng khí hút vào v = (v1- v4) càng giảm, tức là λ càng giảm
và khi p2 = pgh thì (v1 – v4) = 0, áp suất pgh gọi là áp suất tới hạn. Đối với máy nén một cấp tỉ
số nén β = p2/p1 không vượt quá 12.
- Khi nén đến áp suất cao thì nhiệt độ khí cao sẽ làm giảm độ nhớt của dầu bôi trơn. Các máy
nén thực tế có : λ = 0,7 ÷0,9.

75

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4.6.3. Máy nén nhiều cấp
Do những hạn chế của máy nén một cấp như đã nêu ở trên, trong thực tế chỉ chế tạo máy
nén một cấp để nén khí với tỉ số nén β = p2/p1 = 6÷8. Muốn nén khí đến áp suất cao hơn ta dùng
máy nén nhiều cấp, giữa các cấp có làm mát trung gian khí trước khi vào cấp nén tiếp theo.
4.6.3.1. Quá trình nén trong máy nén nhiều cấp
Máy nén nhiều cấp thực chất là gồm nhiều máy nén một cấp nối với nhau qua bình
làm mát khí. Sơ đồ cấu tạo và đồ thị p-v của máy nén hai cấp được biễu diễn trên hình 4-18; I,
II là xylanh cấp 1 và cấp 2, B là bình làm mát trung gian.
Khi được hút vào cấp I ở áp suất p1, được nén trong xylanh I đến áp suất p2, nhiệt độ
của khí tăng từ T1 đến T2. Khi ra khỏi cấp I được làm mát trong bình làm mát trung gian B,

Hình 4-18. Sơ đồ máy nén pittong hai cấp

nhiệt độ khí giảm từ T2 xuống đến T1 (bằng nhiệt độ khi vào xylanh cấp I). sau khi được làm
mát ở bình làm mát B, khí được hút vào xylanh II và được nén từ áp suất p3 = p2 đến áp suất
p4. Các quá trình của máy nén hai cấp được thể hiện trên hình 4-18, bao gồm:
a-1 là quá trình hút khí vào xylanh I (cấp 1) ở áp suất p1, 1-2- quá trình nén khí trong xilanh I
từ áp suất p1 đến p2, 2-3’ – quá trình đẩy khí vào bình làm mát trung gian B, nhiệt độ khí giảm
từ T2 xuống đến T1, 3’-3- quá trình hút khí từ bình làm mát vào xilanh II (cấp 2), 3-4 là quá
trình nén khí trong xi lanh II từ áp suất p2 đến p1, 4-b là quá trình đẩy khí vào bình chứa. Vì
được làm mát trung gian nên thể tích khí vào cấp 2 giảm đi một lượng Δv = v2 – v3, do đó
công tiêu hao giảm đi một lượng bằng diện tích 2344’ so với khi nén trong máy nén một cấp
có cùng áp suất đầu p1 và áp suất cuối p4. Nếu máy nén rất nhiều cấp và có làm mát trung gian
sau mỗi cấp thì quá trình nén sẽ tiến dần tới quá trình nén đẳng nhiệt.
4.6.3.2. Chọn áp suất trung gian
Tỷ số nén trong mỗi cấp được chọn sao cho công tiêu hao của máy nén là nhỏ nhất,
nghĩa là quá trình nén tiến tới quá trình đẳng nhiệt. Nhiệt độ khí vào các cấp đều bằng nhau và
bằng T1, nhiệt độ khí ra khỏi các cấp đều bằng nhau và bằng T2, nghĩa là: T1 = T2 và T2 = T4
áp suất khí ra khỏi cấp nén trước bằng áp suất khí vào cấp nén sau, nghĩa là: p2 = p3 và p4 = p5.
Trong trường hợp tổng quát, ta coi quá trình nén là đa biến và số mũ đa biến ở các cấp đều
như nhau, ta có:
n
p 2  T2  n−1
Cấp nén I: =  (4-35)
p1  T1 

76

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n
p 4  T4  n −1
Cấp nén II: =  (4-36)
p 3  T3 

mà ta có T1 = T2 và T2 = T4, do đó ta suy ra tỷ số nén của mỗi cấp là:


p p
β= 2 = 4 (4-37)
p1 p 3
hay:
p p p
β2 = 2 . 4 = 4 (4-38)
p1 p 3 p1

Tổng quát với máy nén m cấp thì:


pc
β=m (4-39)
pd
4.6.3.3. Công tiêu hao của máy nén
Công của máy nén nhiều cấp bằng tổng công của các cấp. Với hai cấp ta có:
lmn = l1 + l2
trong đó:
 n −1

 
RT1   − 1

n p n
l1 = 2
(4-40)
n −1  p1  
 

 n −1

p 
RT3  4 − 1
n n
l2 =  (4-41)
n −1  p3 
 
 
p2 p 4
mà T1=T3 và β = = , nên l1=l2 và lmn=2l1=2l2.
p1 p 3
Tương tự, nếu máy nén có m cấp thì công tiêu tốn của nó sẽ là:
 n−1 
RT1 (β ) n − 1
m.n
lmn = ml1 = (4-42)
n −1  

77

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 5
ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ HAI
5.1. Chu trình nhiệt động
Ta biết rằng muốn biến nhiệt thành công trong các máy nhiệt phải dùng môi chất và cho
môi chất giãn nở. Muốn nhận được công liên tục, môi chất phải giãn nở liên tục, nhưng môi
chất không thể giãn nở mãi vì tính chất của môi chất và kích thước của máy có hạn. Vì vậy
muốn nhận được công liên tục, sau khi giãn nở người ta nén môi chất để nó trở về trạng thái
ban đầu và tiếp tục cho giãn nở, nén làn thứ hai...Môi chất thay đổi trạng thái một cách liên
tục rồi lại trở về trạng thái ban đầu như vậy, ta nói rằng môi chất đã thực hiện một chu trình
hay một quá trình khép kín.
Trong kỹ thuật chủ yếu nghiên cứu những chu trình thuận nghịch, nó chỉ tiến hành qua
các trạng thái cân bằng và có đặc điểm "thuận nghịch" nghĩa là có thể tiến hành ngược trở lại
qua tất cả các trạng thái đã đi qua mà môi chất và môi trường không có gì thay đổi. Ta thường
nghiên cứu hai loại chu trình : chu trình thuận chiều và chu trình ngược chiều.

5.1.1. Chu trình thuận chiều


Chu trình thuận chiều: là chu trình tiến hành theo chiều thuận kim đồng hồ, chu trình
này biến nhiệt thành công.
- Đặc điểm: Đường cong giãn nở nằm trên đường cong nén; Công sinh ra (mang dấu dương)
lớn hơn công nhận vào (mang dấu âm). Vì vậy, tổng công của chu trình mang dấu dương;
nghĩa là chu trình sinh công.
Xét chu trình thuận chiều trên đồ thị p - v (Hình 5-1).
- Quá trình 1a2: môi chất giãn nở sinh công (mang dấu dương), được biểu diễn bằng diện tích
v11a2v2, nhận nhiệt lượng q1 của nguồn nóng.
- Quá trình 2b1: quá trình nén môi chất về trạng thái ban đầu, môi chất nhận công (mang dấu
âm), được biểu thị bằng diện tích v22b1v1, nhả nhiệt lượng q2 cho nguồn có nhiệt độ thấp.
Sau khi chất môi giới hoàn thành chu trình ta nhận thấy: Nó p a
nhận của nguồn nóng nhiệt lượng q1, sinh ra công lo bằng diện
tích chu trình và thải cho nguồn lạnh nhiệt lượng q2. Cân bằng 2
năng lượng trong hệ thống ta có: lo>0
q1 = l0 + q2 (5-1) b
Hiệu quả của chu trình là đã biến một phần nhiệt lượng
q1 thành công lo. Vì vậy, chu trình thuận chiều được áp dụng
cho động cơ nhiệt. v1 v2 v
Để đánh giá hiệu quả biến nhiệt thành công trong chu Hình 5-1. Chu trình thuận chiều
trình thuận chiều người ta dùng một đại lượng gọi là hiệu suất
nhiệt. Ký hiệu ηt
l q − q2 q
ηt = 0 = 1 =1- 2 (5-2)
q1 q1 q1
Trong đó:
q1 - tổng lượng nhiệt môi chất nhận vào từ nguồn có nhiệt độ cao;
q2 - tổng lượng nhiệt thải ra nguồn có nhiệt độ thấp.

78

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5.1.2. Chu trình ngược chiều
Chu trình ngược chiều: là chu trình được tiến hành theo chiều ngược với chiều kim
đồng hồ. Chu trình tiêu hao công hoặc tiêu hao năng lượng.
- Đặc điểm: Đường cong giãn nở nằm dưới đường cong nén (công sinh ra mang dấu dương)
nhỏ hơn công nhận vào (mang dấu âm); công của chu trình mang dấu âm, trị số của nó được
biểu diễn bằng diện tích chu trình. Nghĩa là chu trình ngược là chu trình tiêu hao công (nhận
công).
Xét chu trình ngược chiều trên đồ thị p-v (Hình 5-2).
- Quá trình 1a2: là quá trình giãn nở sinh công, công mang dấu dương, được biểu diễn bằng
diện tích v11a2v2. Vì chất môi giới giãn nở và nó tiếp xúc với nguồn lạnh cho nên nó phải
nhận nhiệt lượng q2 của nguồn lạnh.
- Quá trình 2b1: là quá trình nén chất môi giới về trạng thái ban đầu; chất môi giới nhận công,
công mang dấu âm, trị số được biểu diễn bằng diện tích v22b1v1. Trong quá trình bị nén về
trạng thái ban đầu chất môi giới tiếp xúc nguồn nóng và thải cho nguồn nóng nhiệt lượng q1.
-. Trong quá trình bị nén về trạng thái ban p
đầu chất môi giới tiếp xúc nguồn nóng và thải cho b
nguồn nóng nhiệt lượng q1. Sau khi chất môi giới
hoàn thành chu trình ta thấy: Nó nhận của nguồn 2
lạnh nhiệt lượng q2, nhận công lo bằng diện tích chu 1
trình và thải cho nguồn nóng nhiệt lượng a
q1 = lo + q 2 và kết quả là: Chất môi giới đã đưa
được nhiệt lượng q2 từ nguồn lạnh thải vào nguồn
v1 v2 v
nóng. Với hiệu quả như trên người ta áp dụng chu
trình ngược chiều cho thiết bị làm lạnh hoặc bơm Hình 5-2. Chu trình ngược chiều
nhiệt.
Để đánh giá hiệu quả của chu trình ngược chiều người ta dùng một đại lượng gọi là hệ
số làm lạnh. Ký hiệu ε
q q2
ε= 2 = (5-3)
lo q1 − q 2
Với bơm nhiệt ta dùng đại lượng gọi là số làm nóng ϕ:
q q1
Trong đó: ϕ= 1 = (5-4)
lo q1 − q 2
q2 – tổng lượng nhiệt môi chất nhận vào trong chu trình từ nguồn có nhiệt độ thấp;
(q2 = Σqmang dấu dương ).
q1 – tổng lượng nhiệt môi chất thải ra nguồn có nhiệt độ cao;
(q1= Σqmang dấu âm )

5.2. Định luật nhiệt động hai


5.2.1. Ý nghĩa của định luật nhiệt động hai
Định luật nhiệt động I chính là định luật bảo toàn và biến hoá năng lựợng viết cho các
quá trình nhiệt động, nó cho phép tính toán cân bằng năng lượng trong các quá trình nhiệt
động, xác định lượng nhiệt có thể chuyển hoá thành công hoặc công chuyển hoá thành nhiệt.
Tuy nhiên nó không cho ta biết trong điều kiện nào thì nhiệt có thể biến đổi thành công và
liệu toàn bộ nhiệt có thể biến đổi hoàn toàn thành công không. Định luật nhiệt động II cho
phép ta xác định trong điều kiện nào thì quá trình sẽ xảy ra, chiều hướng xảy ra và mức độ
chuyển hoá năng lượng của quá trình. Định luật nhiệt động II là tiền đề để xây dựng lý thuyết
động cơ nhiệt và thiết bị nhiệt.

79

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Theo định luật nhiệt động II thì mọi quá trình tự phát trong tự nhiên đều xảy ra theo một
hướng nhất định. Ví dụ nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ
thấp hơn, nếu muốn quá trình xảy ra ngược lại thì phải tiêu tốn năng lượng. Ví dụ muốn tăng
áp suất thì phải tiêu tốn công nén hoặc phải cấp nhiệt vào; muốn lấy nhiệt từ vật có nhiệt độ
thấp hơn thải ra môi trường xung quanh có nhiệt độ cao hơn (như ở máy lạnh) thì phải tiêu
tốn một lượng năng lượng nhất định (tiêu tốn một điện năng chạy động cơ kéo máy nén).
5.2.2. Nội dung định luật nhiệt động hai
a. Cách phát biểu của Carnot – Clausius (1850): Nhiệt tự nó chỉ có thể truyền từ nơi có nhiệt
độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp. Muốn tiến truyền ngược lại phải tiêu tốn năng lượng từ bên
ngoài.
b. Cách phát biểu của Thomson-Plank (1851): Không thể có máy nhiệt chạy tuần hoàn có khả
năng biến đổi toàn bộ nhiệt cấp cho máy thành công mà không mất một phần nhiệt truyền cho
vật khác.
c. Mọi qúa trình thực xảy ra đều là qúa trình không thuận nghịch.
5.2.3. Entropi
Chiều hướng của qúa trình là qúa trình biến đổi từ trạng thái không cân bằng đến trạng
thái cân bằng. Nếu qúa trình là thuận nghịch, công thu được là lớn nhất và công tiêu hao là
nhỏ nhất. Ngược lại là qúa trình không thuận nghịch.
Đại lượng biểu thị độ không thuận nghịch là entropi.
Xét với chu trình Carnot ta có biểu thức:
Q1 − Q 2 T1 − T2 Q2 T
ηt = = (5-5 )hoặc ηt = 1 − = 1− 2 (5-6)
Q1 T1 Q1 T1
Do đó ta có:
Q 2 T2 Q1 Q 2
= − =0 (5-7)
Q1 T1 T1 T2

Vì ở đây Q2 thải cho nguồn lạnh nên Q2 mang dấu âm và ta có thể viết: - Q 2 =Q2 nên:

Q1 Q 2
+ =0 (5-8)
T1 T2
Trong công thức trên như ta đã biết Q1, Q2 là lượng nhiệt mà vật ( môi chất) nhận và nhả cho
nguồn nóng và nguồn lạnh, nhiệt độ T1, T2 là nhiệt độ của nguồn nhiệt vì các quá trình truyền
nhiệt là thuận nghịchneen đó cũng là nhiệt độ của vật.
Từ (5-8) ta suy ra rằng, khi một chu trình thuận nghịch bất kỳ được coi như là tổng của nhiều
các chu trình Carnot thuận nghịch ta có thể viết:
dQ01 dQ02 dQ11 dQ n 2
+ + + .... + =0
T01 T02 T11 Tn 2

Ñ∫
dQ
=0 (5-9)
T
dQ
Tích phân trên gọi là tích phân Clausius. Điều này chứng tỏ phải là vi phân toàn phần của
T
một hàm trạng thái nào đó của p và v. Hàm này được Clausius (1854) gọi là entropi( từ nguồn
gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là nội dung của sự biến đổi). Ta có:

Ñ∫ T = Ñ∫ dS = 0
dQ
(5-10)
hay dQ=TdS (5-11)
Biểu thức (5-11) gọi là phương trình của định luật nhiệt động thứ hai. Từ đó ta thấy vật nhận
nhiệt thì entropi của nó sẽ tăng, nhả nhiệt entropi của nó giảm.

80

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Entropi là hàm trạng thái có thể thấy được từ ví dụ sau:
đq = Cv.dT + p.dv
Vậy :
dT pdv
ds = C v +
T T
p R
Theo phương trình trạng thái pv = RT cho nên: =
T v
Vậy:
dT Rdv
ds = C v +
T v
ds = XdT + Ydv
C R ∂X ∂Y
Ở đây X = v ; Y = và = vậy ds là vi phần và S là hàm trạng thái.
T v ∂v ∂T
Định luật nhiệt động II nói mọi quá trình trong tự nhiên đều là quá trình không thuận
nghịch. Các quá trình không thuận nghịch điển hình là quá trình ma sát, quá trình truyền
nhiệt, quá trình hỗn hợp, quá trình tiết lưu.
Trong các quá trình không thuận nghịch, entropi của hệ sẽ tăng. Nói cách khác, tính
không thuận nghịch của quá trình luôn làm tăng entropi của hệ (hoặc vật). Điều này chứng tỏ
entropi là hàm đặc trưng cho tính không thuận nghịch của quá trình. Mặt khác ta nhận thấy
trong quá trình tự phát (không thuận nghịch) vật biến đổi từ trạng thái cân bằng tương đối này
đến một trạng thái cân bằng tương đối khác ổn định hơn mà do tính không thuận nghịch của
quá trình, vật (hoặc hệ) sẽ có giá trị entropi lớn hơn. Điều này có nghĩa là entropi còn là hàm
đặc trưng cho xác suất tồn tại trạng thái của vật. Trạng thái của vật sẽ tồn tại bền vững hơn(có
xác suất lớn hơn) khi vật có giá trị entropi lớn hơn và ngược lại.
5.2.4. Chu trình thuận nghịch bất kỳ
Phần trước chúng ta khảo sát chu trình Carnot thuận nghịch có nhiệt độ hai nguồn
không đổi. Dưới đây ta khảo sát chu trình thuận nghịch bất kỳ có nhiệt độ hai nguồn không
đổi hoặc thay đổi.
a. Hiệu suất của chu trình thuận nghịch thuận chiều bất kỳ
Xét hệ đoạn nhiệt gồm môi chất thực hiện một chu trình thuận nghịch và hai nguồn
nhiệt : nguồn nóng có nhiệt độ TI = Tn nguồn lạnh có nhiệt TII=Tl. Vì môi chất biến đổi thuận
nghịch và trở về trạng thái ban đầu nên biến thiên của các thông số trạng thái bằng 0
( Ñ∫ dSmg = 0; Ñ∫ dU mg = 0;... ). Vì tất cả các quá
trình trong hệ là thuận nghịch nên biến đổi
entropi của hệ ∆Sh=0 :
∆Sh=∆SI + Ñ∫ dSmg +∆SII=0 (a)
Ở đây : ∆SI và ∆SII là biến đổi entropi của nguồn
nóng và nguồn lạnh.
Vì Ñ∫ dSmg = 0 nên từ (a) ta suy ra: ∆SI =-∆SII và
dSI =-dSII. (*)
Hình 5-3 biểu diễn chu trình thuận nghịch abcd
(trong đó a≡d, b≡c) ta có hiệu suất của chu trình Hình 5-3. Chu trình thuận
này là : nghịch thuận chiều bất kỳ
Q1 − Q 2
ηt = (b)
Q1
Q1 – nhiệt môi chất nhận của nguồn nóng (nguồn nóng biến đổi 1-2, môi chất biến đổi
a-b)

81

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Q2 - nhiệt môi chất nhả ra cho nguồn lạnh (môi chất biến đổi c-d, nguồn nóng biến
đổi 3-4).
Vì các quá trình truyền nhiệt giữa môi chất và nguồn nhiệt là thuận nghịch nên trong
các quá trình truyền nhiệt này nhiệt độ của môi chất sẽ bằng nhiệt dộ của nguồn nhiệt
(Tab=T12=TI, Tcd=T34 =TII)và biến đổi entropi của môi chất: dSab=-dS12=-dSI và dScd=-dS34=-
dSII.
Từ đẳng thức dQ=TdS ta có :
dQ1=Tab.dSab=-TIdSI
2 2
Q1 = ∫ −TI dSI = ∫ TI dSI = TI . ∆SI (5-12)
1 1

Trong đó : TI - là nhiệt độ trung bình của nguồn nóng trong quá trình truyền nhiệt cho môi
chất :

2
1 Q
TI = Tn = .∫ TI dSI = 1 (5-13)
∆SI 1 ∆SI
dQ2=Tcd.dScd=-TIIdSII (c)
4
Q2 = ∫ TII dSII = TII . ∆SII (5-14)
3
Nhưng vì đây là chu trình thuận nghịch nên từ (*) và (c) ta có :
dQ2=dQ2TN =TIIdSI=dQ2min
2
Q 2min = Q 2TN = ∫ TII dSI = TII ∆SI (5-15)
1

Trong đó : TII - là nhiệt độ trung bình của nguồn lạnh trong quá trình nhận nhiệt của môi
chất :

2
1 Q
TII = Tl = .∫ TII dSI = 2 (5-16)
∆SI 1 ∆SI
Khi thế (5-25) và (5-15) vào (b) thì ta có hiệu suất nhiệt của chu trình thuận nghịch bất kỳ :
2

∫T II dSI
ηt = 1 − 1
2
(5-17)
∫T
1
I dSI

hoặc :
TII
ηt = 1 − (5-18)
TI

Q 2min
ηt = 1 − (5-18’)
Q1
Và khi nhiệt độ của các nguồn nhiệt không đổi:

TII
ηt = 1 − (5-19)
TI
Khi so sánh biểu thức hiệu suất nhiệt của chu trình thuận nghịch bất kỳ ở nhiệt độ các
nguồn không đổi (5-19) với biểu thức của chu trình Carnot thuận nghịch thì ta thấy chúng

82

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


bằng nhau. Nghĩa là hiệu suất nhiệt của chu trình thuận nghịch sẽ bằng nhau khi chúng có
cùng nhiệt độ hai nguồn nhiệt.
Đối với chu trình không thuận nghịch thì đẳng thức (*) sẽ không đúng và Q 2 chỉ được xác
định bằng biểu thức (5-14) ; hiệu suất nhiệt của chu trình không thuận nghịch gọi là hiệu suất
trong, ký hiệu ηi sẽ là :
Q T ∆S
ηi = 1 − 2 = 1 − II II (5-20)
Q1 TI ∆SI
Vì trong chu trình không thuận nghịch thuận chiều ta có :
∆SII > ∆SI (5-21)
Nên hiệu suất ηt(chu trình thuận nghịch) luôn luôn lớn hơn hiệu suất trong ηi(chu trình
không thuận nghịch) khi chúng có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh.
Ví dụ :Xét chu trình Carnot không thuận nghịch thuận chiều (Hình 5-4) trong đó abcd là sự
biến đổi của môi chất, 1234 là sự biến đổi của nguồn nhiệt. Sự không thuận nghịch chỉ xét tới
ở các quá trình truyền nhiệt giữa môi chất và
nguồn nhiệt. Còn bản thân môi chất ví dụ xem là
khí lý tưởng nên các quá trình đoạn nhiệt bc, da là
các quá trình đẳng entropi. Ở đây, vì quá trình
truyền nhiệt giữa nguồn nóng và môi chất là
không thuận nghịch (Tn>Tab) nên ∆Sab > ∆Sn .
Trong quá trình truyền nhiệt không thuận nghịch
giữa môi chất và nguồn lạnh (Tcd>Tl) ta có
∆Scd <∆Sl . Vậy biến đổi entropi của hệ đoạn
nhiệt (gồm các nguồn nhiệt và môi chất):
∆Sh=∆S12 + ∆Sab + ∆Scd + ∆S34
Hình 5-4. Chu trình Carnot thuận
∆Sh=∆S12 + ∆S34 ( vì ∆Sab=-∆Scd)
nghịch thuận chiều bất kỳ
∆Sh=∆Sn + ∆Sl= ∆Sl - ∆Sn >0
Vì trong hệ đoạn nhiệt khi có quá trình không thuận nghịch, biến đổi entropi của hệ sẽ lớn
hơn không. Vậy ta có ∆Sl > ∆Sn và theo (5-19) ; (5-20) ta có :

TII Q T ∆S
ηt = 1 − > ηi = 1 − 2 = 1 − II II
TI Q1 TI ∆SI
b. Hệ số làm lạnh và hệ số làm nóng của chu trình thuận nghịch ngược chiều bất kỳ
Hình 5-5 biểu diễn chu trình thuận nghịch ngược chiều bất kỳ, hình 5-6 biểu diễn chu
trình Carnot ngược chiều không thuận nghịch.

Hình 5-5. Chu trình thuận Hình 5-6. Chu trình Carnot không
nghịch ngược chiều bất kỳ thuận nghịch ngược chiều
83

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Như đã biết hệ số làm lạnh:
Q2
ε= (a)
Q1 − Q2
Ở đây:
Q2 – nhiệt môi chất nhận của nguồn lạnh
Q1 – nhiệt môi chất nhả cho nguồn nóng;
Ta có:
b 2
Q2 = ∫ Tab dSab = − ∫ TldS12 = −Tl (S2 − S1 ) = Tl ∆Sl
a 1
(b)
d 4
Q1 = ∫ Tcd dScd = − ∫ Tn dS34 = −Tn (S4 − S3 ) = −Tn ∆Sn
c 3

Q1 = Tn ∆Sn (c)
Với chu trình không thuận nghịch, từ (a), (b) và (c) ta có hệ số làm lạnh của chu trình không
thuận nghịch εi:
Tl ∆Sl
εi = (5-22)
Tn ∆Sn − Tl ∆Sl
Ở đây ví dụ với giả thiết môi chất là khí lý tưởng (∆Sab=-∆Scd), biến đổi entropi của hệ đoạn
nhiệt (gồm môi chát và nguồn nhiệt) khi có quá trình không thuận nghịch:
∆Sh=∆Sn + ∆Sl >0
∆Sn >- ∆Sl hay ∆Sn> ∆Sl (5-23)
Với chu trình thuận nghịch theo (*) ∆Sl=∆Sn hay ∆Sl =∆Sn nên từ (5-22) và (b) ta có hệ số
làm lạnh và nhiệt Q2 của chu trình thuận nghịch sẽ là :
Tl
ε= (5-24)
Tn − Tl
hoặc:

Q2 max
ε= (5-24’)
Q1 − Q 2 max
Q2=Q2TN=Q2max= Tl .∆Sn (5-25)
Từ (5-22), (5-23), và (5-24) ta thấy ngay ε >εi, nghĩa là ở cùng nhiệt độ hai nguồn nhiệt, hệ số
làm lạnh của chu trình thuận nghịch sẽ lớn hơn hệ số làm lạnh của chu trình không thuận
nghịch. Khi nhiệt độ hai nguồn nhiệt không đổi, hệ số làm lạnh của chu trình thuận nghịch bất
kỳ sẽ bằng hệ số làm lạnh của chu trình Carnot. Từ (5-24) ta có:
Tl T2
ε= = (5-26)
Tn − Tl T1 − T2
Các kết quả hoàn toàn tương tự đối với hệ số làm nóng của bơm nhiệt. Với chu trình thuận
nghịch ta có hệ số làm nóng:
Q1 Tn
ϕ= = (5-27)
Q1 − Q2 max Tn − Tl
Trong đó Q2max được xác định từ (5-25).
Khi nhiệt độ hai nguồn không đổi và Tn=T1; Tl=T2 ta có:
Tn T1
ϕ= = (5-28)
Tn − Tl T1 − T2

84

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Với chu trình không thuận nghịch hệ số làm nóng ϕi sẽ là:
Q1
ϕi = (5-29)
Q1 − Q2
Ở đây Q2 được xác định từ (b) và vì Q2 < Q2max nên ta cũng có ϕ > ϕi.
5.3. Khả năng sinh công lớn nhất – execgi
Một vật ở trạng thái ban đầu (p1, T1) dù có năng lượng lớn hoặc nhỏ ra sao nhưng sẽ
không thể sinh công có ích nếu không có một vật khác ở trạng thái ban đầu (p0, T0) không cân
bằng với vật đó. Ngược lại, nếu hệ gồm có hai vật ở trạng thái không cân bằng với nhau, khi
vật 1 biến đổi đến trạng thái cân bằng với vật 2, hệ sẽ cho công hữu ích. Công này sẽ lớn nhất
khi vật 1 biến đổi thuận nghịch đến trạng thái cân bằng với vật 2. Như vậy, ta thấy khả năng
sinh công lớn nhất của hệ khi các vật ở trạng thái ban đầu không cân bằng với nhau sẽ là hàm
trạng thái vì nó không phụ thuộc vào trạng thái biến đổi từ trạng thái đầu (không cân bằng)
đến trạng thái cuối (cân bằng) mà phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của quá trình biến đổi
này với điều kiện duy nhất là các quá trình biến đổi phải thuận nghịch.
5.3.1. Khả năng sinh công lớn nhất (hay execgi) của hệ đoạn nhiệt
Ta xét hệ đoạn nhiệt gồm vật 1 là môi chất, vật 2 là khí quyển hoặc nước làm mát ở áp
suất và nhiệt độ không đổi p0, T0 (là môi trường đối với máy nhiệt). Ta nhận thấy vật 2 không
chuyển động, còn vật 1 có thể chuyển động (dòng khí trong tuabin, …) hoặc không chuyển
động (khí trong bình kín, …). Giữa vật 1 và 2 có thể trao đổi nhiệt với nhau.
Giả sử ở trạng thái ban đầu vật 1 (môi chất) ở trạng thái không cân bằng với vật 2 (khí quyển).
Khi môi chất biến đổi thuận nghịch từ trạng thái ban đầu đến trạng thái cuối cân bằng với khí
quyển, công sinh ra sẽ lớn nhất.
Chúng ta ký hiệu trạng thái ban đầu của môi chất là: p1, T1, V1, U1, S1; của khí quyển là pk1 =
p0, Tk1 = T0, Vk1, Uk1, Sk1; trạng thái cuối của môi chất: p0’, T0’, V0’, U0’, S0’; của khí quyển
p0’, T0’, Vk0’, Sk0’.
Từ phương trình định luật nhiệt động I, dạng tổng quát ta có:
Q = ∆W+Ln (a)
Ở đây đối với đoạn nhiệt Q = 0 và khi các quá trình trong hệ biến đổi thuận nghịch thì
công ngoài của hệ sẽ lớn nhất Ln = Lhmax. Vậy từ (a) ta có:
L h max1 = −∆W = Wh1 − Wh 0 (5-30)
Ở đây:
Wh1 – năng lượng toàn phần của hệ ở trạng thái ban đầu;
Wh0 – năng lượng toàn phần của hệ ở trạng thái cuối.
Biểu thức (5-30) cho thấy khả năng sinh công lớn nhất của hệ đoạn nhiệt ở trạng thái ban đầu
Lhmax1 đạt được là do năng lượng toàn phần của hệ giảm. Để tìm giá trị của công lớn nhất ta
xét hai trường hợp: khi môi chất không chuyển động và khi môi chất chuyển động.
a. Môi chất không chuyển động
Ở đây do môi chất và khí quyển không chuyển động nên năng lượng toàn phần của chúng
được biểu thị bằng nội năng. Vậy ta có:
Wh1 = U1 + Uk1 và Wh0 = U0 + Uk0 (b)
Từ (b) và (5-30) ta có:
Lhmax1 = U1 + Uk1 – (U0 + Uk0) = U1 - U0 – (Uk – Uk1)
L h max1 = U1 − U 0 − ∆U k (c)
Để tìm giá trị ∆U k ta nhận thấy khi khí quyển nhận nhiệt Q của môi chất, khí quyển sinh công
(công thay đổi thể tích) tác dụng lên môi chất.
Theo phương trình định luật nhiệt động I cho hệ kín:
Q = ∆U k + L k
(d)
∆U k = Q − L k

85

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Vì quá trình truyền nhiệt giữa môi chất và khí quyển (ở nhiệt độ T0 = const) phải thuận nghịch
nên trong quá trình truyền nhiệt này môi chất phải có nhiệt độ bằng nhiệt độ của khí quyển.
Vậy ta có:
Q = -T0(S0 – S1) = T0(S1 – S0) (e)
Mặt khác ta thấy khí quyển giãn nở thì môi chất bị nén và ngược lại, nên ta có:
∆V = −∆V
Vậy: L k = p0 ( Vk 0 − Vk1 ) = − p0 ( V0 − V1 ) = p0 ( V1 − V0 ) (f)
Khi thế (e) và (f) vào (d) ta có:
∆U k = T0 ( S1 − S0 ) − p0 ( V1 − V0 ) (g)
Khi thế (g) vào (c), ta có:
L h max1 = U1 − U 0 + p0 ( V1 − V0 ) − T0 ( S1 − S0 ) (5-32)
Các thông số trạng thái trong công thức này là của môi chất. Chỉ số 1 ký hiệu trạng
thái ban đầu, chỉ số 0 ký hiệu trạng thái cuối cân bằng với khí quyển. Để tổng quát ta ký hiệu
các thông số của môi chất ở trạng thái đầu nào đó (không cân bằng với khí quyển) không có
chỉ số, từ đó biểu thức khả năng sinh công lớn nhất của hệ (môi chất) khi môi chất biến đổi
thuận nghịch từ trạng thái đầu đến trạng thái cân bằng với khí quyển sẽ là:
L h max = U − U 0 + p0 ( V − V0 ) − T0 ( S − S0 ) ; J (5-32’)
L h max = u − u 0 + p 0 ( v − v0 ) − T0 ( s − s0 ) ; J / kg (5-33’)
Công lớn nhất này chính là phần năng lượng (nhiệt năng) của môi chất có thể biến đổi hoàn
toàn thành công khi môi chất ở trạng thái không cân bằng với môi trường (khí quyển). Theo
định nghĩa, đó chính là execgi của môi chất, và ta có:
L h max = E và l h max = e
Vậy execgi của môi chất ở trạng thái không cân bằng với môi trường (khí quyển…) là:
e = u − u 0 + p 0 (v − v 0 ) − T0 (s − s 0 ); J / kg (5-33)
Ở đây: u, v, s, u0 và s0 của môi chất ở trạng thái đã cho p, t và trạng thái môi trường p0, T0.
Môi chất ở trạng thái 1 (không cân bằng với môi trường) có:
e1 = u 1 − u 0 + p 0 (v1 − v 0 ) − T0 (s1 − s 0 ) , khi biến đổi đến trạng thái 2 (chưa cân bằng
với môi trường) môi chất có e 2 = u 2 − u 0 + p 0 (v 2 − v 0 ) − T0 (s 2 − s 0 ) .
Nếu quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là thuận nghịch, công của môi
chất sinh ra sẽ lớn nhất:
lmax 12 = e1 − e2 = −(e2 − e1 ) = − ∆e (5-34)
Ở đây: − ∆e > 0
Nếu quá trình biến đổi 1-2 không thuận nghịch, công sinh ra sẽ nhỏ hơn do có tổn thất execgi
∆l t vì không thuận nghịch:
l12 = −∆e − ∆e t (5-35) T1
∆e = l
t max 12 −l
12 (5-36) p
Khả năng sinh công lớn nhất hay execgi của p1
1kg môi chất, biểu thị bằng công thức (5-33’’) To
hay (5-33) được biểu diễn trên đồ thị p-v (hình
0
5-7) bằng diện tích hình 13041, trong đó 1-3 là 4 5 po
quá trình giãn nở đoạn nhiệt, 3-0 là quá trình
nén đẳng nhiệt của môi chất. Thật vậy:
L h max = u 1 − u 0 + p 0 (v1 − v 0 ) − T0 (s1 − s 0 )
= Dt13ab + Dt 04bc − Dt 30ca = Dt13041
3
Dt: diện tích hình
Vì ở đây u1 – u0 = u1 – u3 (trong quá c b a v
trình đẳng nhiệt 3-0 nội năng khí lý tưởng Hình 5-7. Đồ thị nghiên cứu khả năng sinh
công lớn nhất (execgi)
86

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


không đổi) và u1 – u3 = Dt13ab (trong quá trình đoạn nhiệt 1-3 sự giảm nội năng bằng công);
còn ở đây p0 (v1 –v0) = Dt04bc; cuối cùng –T0 (s1 – s0) = T0 (s3 – s0) = Dt30cc (trong quá trình
đẳng nhiệt 3-0 nhiệt bằng công).
Vì khả năng sinh công lớn nhất (execgi) là hàm trạng thái nên dựa vào đây ta có thể
tìm biểu thức của nó bằng cách khác như sau: Thay quá trình biến đổi thuận nghịch của môi
chất từ trạng thái đầu 1 đến trạng thái cân bằng với khí quyển 0 bằng các quá trình thuận
nghịch 1-3 (giãn nở đoạn nhiệt đến nhiệt độ khí quyển T0), 3-0 (nén đẳng nhiệt ở T0 đến áp
suất khí quyển p0). Cần lưu ý là công lớn nhất của hệ gồm môi chất và khí quyển nên luôn
bằng tổng đại số công của môi chất và khí quyển, hơn nữa khi môi chất giãn nở thì khí quyển
bị nén lại và ngược lại (công thay đổi thể tích của môi chất 1 và khí quyển lk trái dấu nhau).
Ta có:
l h max 1−0 = l h max 1−3−0 = l h max 1−3 − l h max 3−0 (h)
Trong quá trình 1-3 ta có:
l h max 1−3 = l13 − l k13 (m)
Ở đây:
l13 = u1 – u3 (công bằng sự giảm nội năng trong quá trình đoạn nhiệt) và:
l13 = u1 – u3 = u1 – u0 (u3 = u0 vì 3-0 là quá trình đẳng nhiệt);
lk13 = - p0 (v5 – v4) = -p0(v5-v1)
Vậy từ (m) ta có:
lhmax1-3 = u1 – u0 - p0 (v5 – v1) (m’)
Trong quá trình 3-0 ta có:
lhmax3-0 = l30 + l k30 (n)
Ở đây:
l30 = q30 (vì 3-0 là đẳng nhiệt) và:
l30 = T0 (s0 – s3) = T0 (s3 – s0) = - T0 (s1 – s0);
l k30 = p0 (v5 – v0);
Vậy từ (n) ta có:
lhmax3-0 = - T0 (s1 – s0) + p0 (v5 – v0) (n’)
Khi thế (m’) và (n’) vào (h) ta có:
lhmax1-0 = u1 – u0 - p0 (v5 – v1) + p0 (v5 – v0) - T0 (s1 – s0)
lhmax1-0 = u1 – u0 + p0 (v1 – v0) - T0 (s1 – s0) (p)
Ta nhận thấy biểu thức (p) chính là biểu thức (5-33’)
b. Môi chất chuyển động
Ở đây vì môi chất chuyển động nên năng lượng toàn phần của nó được biểu thị bằng
entanpi (bỏ qua động năng và thế năng), còn năng lượng toàn phần của khí quyển (không
chuyển động) nên vẫn như cũ và được biểu thị bằng nội năng, ta có:
Wh1 = I1 + Uk1 và Wh0 = I0 + Uk0 (q)
Khi thế (q) vào (5-30) ta có:
Lh1max1 = Wh1 - Wh0 = I1 - I0 – (Uk0 - Uk1)
Lh1max1 = I1 - I0 - ∆Uk (r)
Hình 5-8 biểu thị hệ đoạn nhiệt gồm hai môi chất chuyển động, khí quyển bao bọc xung
quanh. Để tìm ∆Uk ta nhận thấy khi khí quyển nhận nhiệt Q và nhận năng lượng đẩy (D1-D0)
(giảm năng lượng đẩy) cuổi môi chất, theo định luật nhiệt động I ta có:
Q + (D1-D0) = ∆Uk +Lk
∆Uk = Q-Lk +D1 –D0 (s)
Ở đây ta thấy Q0=T0(S1-S0) (vì quá trình truyền nhiệt thuận nghịch nên nhiệt độ của môi chất
bằng nhiệt độ của khí quyển, T0=const); Lk=p0∆Vk=- p0∆V(khí quyển giãn nở thì môi chất bị
nén nên ∆Vk =-∆V) và Lk =–p0(V0-V1)=p0(V1-V0) còn năng lượng đẩy của môi chất D0=p0V0;
D1=p0V1 (hút vào và đẩy ra đều ở áp suất khi quyển p0=const).
Vậy từ (s) ta có:
∆Uk =T0(S1-S0)-p0(V1-V0)+p0V1-p0V0
∆Uk=T0(S1-S0) (s’)
87

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thế (s’) vào (r) ta có: Q
Lhmax1=I1-I0-T0(S1-S0); (J) (5-37)
Tương tự như trước, khả năng sinh công lớn
nhất chính là execgi và khi các thông số của D0
môi chất ở trạng thái đầu nào đó không cân Môi chất
bằng với môi trường(khí quyển…) được ký D1
hiệu không có chỉ số kèm theo, execgi của
Khí quyển Q
dòng môi chất là:
e=i-i0-T0(s- s0) (J/kg)
Tong đó:
Hình 5-8. Hệ đoạn nhiệt có môi chất
i, s - được xác định khi chó biết áp
chuyển động, khí quyển bao quanh
suất p và nhiệt độ t nào đó;
i0, s0 – của môi chất được xác định ở áp suất p0 và nhiệt độ T0 của môi trường ( khí
quyển …)
Khi dòng môi chất biến đổi thuận nghịch từ trạng thái 1 đến trạng thái 2( chưa cân bằng với
môi trường) công sinh ra là lớn nhất:
lmax12=e1-e2=i1-i2-T0(s1-s2)=-∆e (5-38)
Ngược lại nếu quá trình biến đổi 1-2 là không thuận nghịch, công thu được sẽ nhỏ hơn vì có
tổn thất execgi ∆et:
l12=-∆e-∆et (5-39)
∆et = lmax12 –l12 (5-40)
Execgi của dòng môi chất có thể biểu thị trên đồ thị i-s. Trên hình 5-9, điểm 1 biểu diễn trạng
thái ban đầu của dòng môi chất ( ví dụ p1, t1), điểm 0 biểu diễn trạng thái của môi trường (khí
quyển) có p0 và t0. Tại điểm 0 ta kẻ tiếp tuyến MN của đường cong p0. Từ điểm 1 kẻ đường
thẳng song song với trục i cắt MN tại điểm 3. Execgi tại trạng thái 1 sẽ là e1 = i1 – i3. Ta sẽ
chứng minh điều này.
Phương trình đường tiếp tuyến MN đi qua điểm 0 (i0, s0) và có tgα sẽ là :
i - i0 = tgα (s - s0)
 ∂i   C p ∂T   ∂q 
Ở đây: tgα =   =   =   = T0 . Vậy, ta có:
 ∂s  po  ∂q / T0  p  ∂q / T0  p
0 0

i - i0 = T0(s - s0) hay i = i0 + T0(s1 - s0)


Và ta có entanpi tại điểm 3 nằm trên MN (s3 = s1):
i3 = i0 + T0 (s3 - s0) = i0 + T0 (s1 - s0)
i1 - i3 = i1 – i0 - T0 (s1 - s0) = e1 p 1
t1
i 1

i1 – i0
p0 N
e1
0 t0

α
3
M

-(s1-s0) s

Hình 5-9 . Đồ thị biểu diễn execgi kho môi chất chuyển động
88

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5.3.2. Khả năng sinh công lớn nhất của môi chất khi nhận nhiệt từ nguồn nhiệt
Phần trước ta tìm công có ích do bản thân môi chất giảm năng lượng của mình trong
quá trình biến đổi. Ở đây ta tìm công có ích do môi chất nhận nhiệt q từ nguồn nhiệt.
Có hai trường hợp: trường hợp khi môi chất thực hiện một quá trình và trường hợp khi môi
chất thực hiện một chu trình.
a. Môi chất thực hiện một quá trình
Ta xét hệ đoạn nhiệt gồm nguồn nóng, môi chất và khí quyển. Trong đó môi chất nhận
nhiệt q của nguồn nóng thay đổi trạng thái, sinh công tác dụng tới khí quyển.
Nếu các quá trình xảy ra trong hệ là thuận nghịch, biến đổi entanpi của hệ đoạn nhiệt dsh = 0,
ta có:
dsh = dsn + ds +dsk = 0
Biến đổi entropi của khí quyển dsk = 0 vì không trao đổi nhiệt với môi chất và nguồn
nóng. Từ đó nếu quá trình biến đổi là thuận nghịch thì biến đổi entropi của môi chất ds sẽ là:
ds = -dsn = | dsn| (5-41)
Ở đây môi chất có thể không chuyển động hoặc chuyển động.
1. Môi chất không chuyển động
Khi nhận nhiệt q từ nguồn nóng, môi chất biến đổi thuận nghịch từ trạng thái 1 đến
trạng thái 2 (execgi sẽ tăng từ e1 đến e2 ), khả năng sinh công lớn nhất theo (5-33) tăng lên
một lượng:
lmax = e 2 − e1 = u 2 − u1 + p 0 (v 2 − v1 ) − T0 ( s 2 − s1 ) (a)
Mặt khác khi nhận nhiệt q, vì môi chất không chuyển động ( hệ kín) nên từ định luật nhiệt
động I cho hệ kín ta có:
q = ∆u + l12 (b)
Ở đây như đã trình bày ở trên giữa môi chất và khí quyển không chuyển động chỉ tác động
công thay đổi thể tích với nhau nên chúng có công như nhau: l12 = -lk12 = -p0∆vk =p0∆v và ở
đây môi chất giãn nở thì khí quyển bị nén (-∆vk=∆v). Vậy từ (b) ta có:
q = ∆u + p0∆v = u2-u1 + p0(v2-v1) (c)
Khi so sánh (c) và (a) ta có thể viết:
lmax = q − T0 (s 2 − s1 ) = q − T0 ∆s (d)
Ta lại có ∆s = ∆s n vậy từ (d) ta có:
lmax = q − T0 ∆s n (5-42)
Từ (5-42) ta nhận thấy công lớn nhất của môi chất có được khi nhận từ nguồn nhiệt luôn luôn
nhỏ hơn lượng nhiệt đó:
lmax < q
2. Môi chất chuyển động
Tương tự ở đây nhận nhiệt q từ nguồn nóng, dòng môi chất biến đổi thuận nghịch từ
trạng thái 1 đến trạng thái 2 (execgi sẽ tăng từ e1 đến e2), khả năng sinh công lớn nhất theo
tăng lên một lượng:
lmax = e 2 − e1 = i 2 − i1 − T0 ( s 2 − s1 ) (e)
Mặt khác khi dòng môi chất nhận nhiệt q, theo dạng tổng quát của phương trình định luật
nhiệt động I ta có:
q = ∆w+ln12 (f)
Khi bỏ qua động năng và thế năng, biến đổi năng lượng toàn phần của dòng môi chất (hệ hở)
ta có:
∆w=∆i
Công ngoài của dòng môi chất khi bỏ qua động năng và thế năng bằng tổng công giãn nở và
sự giảm năng lượng đấy:
ln12 = l12 − ( d 2 − d1 )
Vậy từ (f) ta có:

89

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


q = ∆i + l12 − ( d 2 − d1 ) (i)
Vì dòng môi chất đẩy ra và hút vào đều ở áp suất khí quyển p0 nên ta có:
d 2 − d1 = p0 v 2 − p 0 v1 = p 0 ( v 2 − v1 ) và dòng môi chất giãn nở cũng ở áp suất khí quyển nên
l12 = p0 (v2 – v1). Vậy ta thấy sự giãn nở của môi chất bằng sự giảm năng lượng đẩy của nó,
nên tổng của chúng bằng không: l12 = (d2 – d1) = 0. Vậy từ (i) ta có:
q = ∆i = i 2 − i1 (k)
Khi thế (k) vào (e) ta có:
lmax = q − T0 ( s 2 − s1 ) = q − T0 ∆s (m)
Theo (5-41), ta có: ∆s = ∆s n . Vậy từ (m) ta có:
lmax = q − T0 ∆s n (5-43)
Chúng ta nhận thấy (5-43) giống (5-42), điều này có nghĩa là công lớn nhất có được của môi
chất chuyển động hoặc không chuyển động khi nhận nhiệt q đều giống nhau và đều nhỏ hơn
nhiệt đó.
Ta biết rằng khi nhận nhiệt q, nếu môi chất biến đổi thuận nghịch ta có: lmax = q − T0 ∆s n .
Nếu môi chất biến đổi không thuận nghịch, lượng công có được l sẽ nhỏ hơn lmax và được xác
định bằng biểu thức (d) hoặc (m) (chú ý rằng ở đây ∆s > ∆s n ): lmax = q − T0 ∆s n . Vậy tổn
thất công do không thuận nghịch sẽ là:
∆l = lmax − l = q − T0 ∆s n − ( q − T0 ∆s ) = T0 ( ∆s − ∆s n )
(5-44)
∆l = T0 ∆s h
Ở đây:
∆s h - biến thiên entropi của hệ thức là tổng đại số biến đổi entropi của các vật trong hệ đoạn
nhiệt (hoặc cô lập).
b. Môi chất thực hiện chu trình
Trong chu trình, môi chất thực hiện công nhờ nhận nhiệt q1 từ nguồn nóng (không kể
các phản ứng hóa học của môi chất nếu có thể xảy ra). Ở đây ta xét hệ đoạn nhiệt gồm nguồn
nóng, môi chất và nguồn lạnh (khí quyển…). Đối với chu trình thuận chiều ta có biểu thức
tính công:
l0 = q1 − q 2
Nếu chu trình là không thuận nghịch theo ta có:
q 2 = Tl ∆s l = T0 ∆s l
l0 = q1 − T0 ∆s l
Nếu chu trình là thuận nghịch ta có: q 2 = q 2min = T l ∆s n = T0 ∆s n
l0 max = q1 − T0 ∆s n (5-45)
Chúng ta nhận thấy khi ký hiệu nhiệt q1 bằng biểu thức (5-45) hoàn toàn giống (5-42) và (5-
43). Tóm lại công lớn nhất có được của môi chất do nhận nhiệt q khí thực hiện một quá trình
thuận nghịch hay chu trình thuận nghịch đều có giá trị như nhau và nhỏ hơn nhiệt đó.
Ngoài ra, đối với chu trình ta thấy tổn thất công do sự không thuận nghịch sẽ là:
∆l = l0 max − l0 = q1 − T0 ∆s n − ( q1 − T0 ∆s l ) = T0 ( ∆s l − ∆s n )
(5-46)
∆l = T0 ∆s h
∆s h -tổng biến thiên entropi của các vật trong hệ đoạn nhiệt (chú ý rằng ở đây biến đổi entropi
của môi chất ∆s=0).
Chúng ta nhận thấy (5-46) giống (5-44) nghĩa là trong hệ đoạn nhiệt hay hệ cô lập tổn thất
công ( hay execgi) luôn bằng tích số giữa nhiệt độ môi trường( khí quyển…) và biến đổi
entropi của hệ ∆sh.

90

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


c. Execgi của nhiệt lượng
Từ phần trên ta thấy khả năng sinh công lớn nhất do nhiệt lượng q theo một quá trình
hoặc chu trình thuận nghịch là:
l0 max = q1 − T0 ∆s n
Như đã nói khả năng sinh công lớn nhất chính là execgi. Vậy ta có thể nói execgi của
nhiệt lượng q( ở nhiệt độ Tn) là:
eq = q − T0 ∆s n (5-47)
Trong đó T0 là nhiệt độ của môi trường (khí quyển…)
Từ (5-47) có thể viết:
q = eq + T0 ∆s n = eq + a (5-48)
Trong đó: a=T0 ∆s n gọi là anecgi ( phần nhiệt không thể biến đổi thành công ngay cả trong
quá trình thuận nghịch).
Ta có thể viết biểu thức (5-47) dưới dạng như sau:
q T
eq = q − T0 ∆s n = q − T0 = q(1 − 0 ) (5-49)
Tn Tn
T
Trong (5-49) đại lượng (1 − 0 ) = ηtC là hiệu suất của chu trình Carnot thuận nghịch. Điều này
Tn
cũng có nghĩa là eq=l0max( công của chu trình Carnot khi nhận nhiệt q từ nguồn nóng). Ta
dùng đồ thị T-s (hình 5-10) để biểu thị execgi của nhiệt lượng tính theo (5-47). Ở đây ab là
quá trình nhả nhiệt q của nguồn nhiệt ở nhiệt độ Tn cho môi chất. Quá trình truyền nhiệt là
thuận nghịch nên quá trình nhận nhiệt (không có tổn thất nhiệt), quá trình cd của môi chất
trùng với quá trình ab nhưng ngược chiều. Diện tích hình abb’a’ là execgi eq; còn diện tích
hình gạch chéo là anecgi a=T0 ∆s n .
Từ (5-49) ta nhận thấy Tn>T0 giá trị execgi có dấu dương, eq>0( đối với chu trình động cơ
nhiệt). Ngược lại, đối với chu trình máy lạnh và bơm nhiệt Tn<T0 (Tn – nhiệt độ của nguồn
nhiệt, là nhiệt độ của vật cần làm lạnh trong buồng lạnh, T0- nhiệt độ của môi trường-khí
quyển hoặc nước làm mát) nên eq <0. Ở đây eq càng lớn càng tốt.
Tổn thất execgi của quá trình truyền nhiệt không thuận nghịch có thể được biểu diễn trên đồ
thị T-s. ab là quá trình nhả nhiệt q1 của vật nóng ở nhiệt độ T1, cd là quá trình nhận nhiệt q2 (
khi bỏ qua tổn thất nhiệt ql =q2) của vật lạnh ở nhiệt độ T2 (T2<Tl). Theo công thức (5-47) ta
có:
eq1 = q1 − T0 ∆sab và eq 2 = q 2 − T0 .∆s cd
∆e t = eq1 − eq 2 = q1 − T0 ∆s ab − (q 2 − T0 ∆s cd )
Khi bỏ qua tổn thất nhiệt (q1=q2) ta có tổn thất execgi do không thuận nghịch:
∆e t = T0 (∆s cd − ∆s cd ) = T0 ∆s h
Trên hình 5-10 tổn thất ∆et bằng diện tích hình gạch chéo. Ta có thể tính ∆et từ công thức (5-
49) như sau:
T T
eq1 = q1 (1 − 0 ) và eq 2 = q 2 (1 − 0 )
T1 T2
Khi q1=q2 =q ta có:
T T
∆e t = eq1 − eq 2 = q(1 − 0 − 1 + 0 )
T1 T2
T T (T − T )
∆e t = q( 0 + 0 ) = qT0 1 2 (5-50)
T2 T1 T1.T2

91

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


T T

b T1 a

b Tn a c T2 d

eq

b’ T0 a’ T0
T0∆sh
a

∆sn s ∆s ab ∆sh s

∆scd

Hình 5-10. Đồ thi T-s biểu thị execgi của nhiệt lượng và tổn thất execgi trong quá trình
truyền nhiệt không thuận nghịch

Ở đây ta thấy: ∆T=T1-T2 càng lớn, tổn thất execgi cũng càng lớn và ngược lại. Khi
∆T=0 tức T1=T2, ∆et=0. Nghĩa là trong quá trình truyền nhiệt thuận nghịch không có tổn thất
execgi do không thuận nghịch.
Tóm lại khái niệm execgi như đã nói là phần năng lượng có thể biến đổi hoàn toàn thành
công, cho nên execgi của dạng năng lượng chuyển động có hướng ( điện năng, cơ năng, hóa
năng…) là toàn bộ năng lượng đó. Riêng với nhiệt năng ( dạng năng lượng của chuyển động
vô hướng) biểu thức (5-48) cho ta thấy execgi chỉ là một phần của nhiệt năng ( công lớn nhất)
có thể biến đổi thành công. Ngoài những đồ thị đã nói, execgi còn được xác định từ đồ thị e-i,
ηtC-i…
5.4. Phương pháp phân tích chu trình
5.4.1. Phương pháp cân bằng nhiệt
Đây là phương pháp phân tích chu trình dựa trên cơ sở phương trình cân bằng năng lượng
(định luật nhiệt động 1). Để đánh giá hiệu quả làm việc của máy nhiệt ( động cơ nhiệt và máy
lạnh) ta tiến hành theo hai bước sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu chu trình thuận nghịch xem xét các ảnh hưởng và tìm cách tăng
hiệu suất nhiệt của chu trình.
- Trên cơ sở nghiên cứu chu trình thực (chu trình không thuận nghịch) xem xét các yếu
tố gây nên tổn thất không thuận nghịch và tìm cách giảm độ không thuận nghịch của
chu trình.
Với chu trình thuận chiều ta đưa ra các khái niệm sau:
Hiệu suất nhiệt:
l q
ηt = o = 1 − 2 min (5-51)
q1 q1
Trong đó:
lo – công của chu trình thuận nghịch
q1- nhiệt lượng cấp cho chu trình thuận nghịch
q2min – nhiệt lượng nhả ra trong chu trình thuận nghịch
Trong một chu trình gồm một nhóm các công giãn nở (lg) và công nén (ln) nên công của chu
trình được viết: lo=lg – ln
Hiệu suất trong ηi:
l q
ηi = ot = 1 − 2 (5-52)
q1t q1t

92

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong đó:
lot – công của chu trình thực(không thuận nghịch)
q1t- nhiệt lượng cấp cho chu trình thực
q2 – nhiệt lượng nhả ra trong chu trình thực.
Cũng như vậy ta cũng có công nén và công giãn nở trong chu trình thực thì công của chu trình
thực là:
lot=lgt – lnt (a)
Ta định nghĩa:
lgt
= ηoig - hiệu suất trong tương đối của quá trình giãn nở.
lg
ln
= ηoin - hiệu suất trong tương đối của quá trình nén.
l nt
l
Từ (a) ta có: lot =lgηoig - n (b)
ηoin
Khi ký hiệu: q1t=ψ.q1
Thế (b) và (c) vào (5-52) ta có:
l
lg .ηoig − n
ηoin ln ηoig
ηi = = (lg − ).
Ψ.q1 ηoin ηoig Ψ.q1
ln ηoig
= (lg − ln + ln − ).
ηoin ηoig Ψ.q1
l l  1  η
= o − n  − 1  oig
 
 q1 q1  ηoin ηoig   Ψ
  1  η
ηi = ηt − ϕn  − 1  oig (5-53)
  ηoin ηoig   Ψ
 
Ở đây:
ln
ϕ= - gọi là công nén tương đối.
q1
Và như vậy có: ηi<ηt
Từ công thức (5-53) ta nhận thấy muốn hiệu suất trong tương ηi của chu trình tăng thì ηt tăng
và ϕn giảm, ngoài ra ηoin, ηoig tăng và ψ giảm.
Sau khi phân tích ảnh hưởng của một yếu tố nào đó tới chu trình thực( hiệu suất trong ηi) ta
luôn phải chú ý tới cả giá trị của ηt và ϕn. Ví dụ nếu tăng giá trí yếu tố x( áp suất, nhiệt độ...)
nào đó mà dẫn đến ηt tăng (ηi tăng), ϕn giảm(ηi tăng) thì không tồn tại giá trị tối ưu của yếu tố
đó mà giá trị yếu tố x càng tăng càng tốt. Ngược lại khi tăng giá trị x dẫn đến ví dụ ηt tăng (ηi
tăng) nhưng ϕn tăng (ηi giảm) thì ở đây tồn tại giá trị tối ưu của x để hiệu uất trong là lớn
nhất.
Ta có thể viết (5-53) dưới dạng:
ηi= ηoiCT. ηt (5-54)
Trong đó:

ηoiCT = ηi/ηt – gọi là hiệu suất trong tương đối của chu trình.
Ta nhận thấy chỉ có giá trị ϕn nhỏ ( ví dụ khi công nén ln ≈0) thì ϕn ≈0 và khi coi ψ=1, ta có:
ηi ≈ηoigηt (5-55)
Có nghĩa là: ηoiCT ≈ηoig

93

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Khi kể đến các tổn thất khác ( như tổn thất cơ khí, tổn thất do mất mát nhiệt...) ta đưa
ra khái niệm hiệu suất hữu dụng ηe ...Tuy nhiên đối với các vấn đề nhiệt động thông thường
chỉ cần dừng ở việc phân tích hiệu suất trong ηi.
Tương tự có thể dùng phương pháp cân bằng nhiệt này để đánh giá và phân tích chu trình
ngược chiều.
Phương pháp này khi phân tích chu trình thực(không thuận nghịch) chỉ có thể đánh giá sự
không thuận nghịch bên trong môi chất (quá trình giãn nở và nén) còn không xét đến sự
không thuận nghịch bên ngoài như trong quá trình truyền nhiệt giữa môi chất và nguồn nhiệt.
5.4.2. Phương pháp execgi
Để phân tích chu trình thực (không thuận nghịch) hoặc quá trình thực phương pháp
execgi là phương pháp hoàn hảo nhất. Bởi vì nó cho ta biết số lượng và nơi gây nên sự mất
mát execgi(khả năng sinh công lớn).
Tùy theo chiều tiến hành cân bằng mà ta chia ra làm hai hai loại: cân bằng thuận (thường gọi
là phương pháp execgi), và cân bằng ngược (gọi là phương pháp entropi). Trong cả hai loại
cân bằng execgi này, để đánh giá sự hoàn thiện về mặt nhiệt động của một quá trình hoặc chu
trình thực ta đưa ra đại lượng gọi là hiệu suất execgi ηex.
a. Phương pháp cân bằng thuận
Với mọi quá trình thực và chu trình thực( thuận chiều và ngược chiều)hiệu suất execgi
được xác định bằng biểu thức:
e
ηex = r (5-56)
ev
Trong đó:
er – tổng execgi lấy ra trong quá trình hoặc chu trình (chỉ kể đến execgi hữu ích có thể
dùng trong kỹ thuật). Ví dụ công của chu trình động cơ nhiệt, là execgi của vật cần làm lạnh
trong máy lạnh, là execgi của vật cần đốt nóng trong bơm nhiệt, là execgi của chất lỏng được
đốt nóng trong thiết bị trao đổi nhiệt (calorife).
ev- tổng execgi đem vào trong quá trình hoặc chu trình. Ví dụ execgi của sản phẩm
cháy của động cơ nhiệt, là công trong máy lạnh và bơm nhiệt, là execgi của chất lỏng nóng
trong thiết bị trao đổi nhiệt (calorife).
Bằng phương pháp cân bằng thuận ta có thể dễ dàng và nhanh chóng xác định được hiệu suất
execgi. Tuy nhiên phương pháp cân bằng thuận không cho phép chúng ta biết nơi xuất hiện và
độ lớn của từng tổn thất execgi ở những nơi đó.
b. Phương pháp cân bằng ngược(còn gọi là phương pháp entropi)
Từ (5-56) ta biết rằng:
ev=er+∆et
er=ev-∆et (*)
Trong đó ∆et là tổng tổn thất execgi trong quá trình hoặc chu trình (nếu execgi lấy ra mà
không sử dụng cũng coi là tổn thất).
Kết hợp (*) và (5-56) ta có thể viết:
e
ηex = r = v
e − ∆e t
= 1−
∆e t
= 1−
∑ ∆eti
ev ev ev ev
Ở đây ∆eti là tổn thất execgi của quá trình thứ i trong chu trình.
π
Nếu kí hiệu: ∆eti =πI và i = ωi - tổn thất tương đối của quá trình thứ i.
ev
Vậy ta có: ηex = 1 − ∑ ωi (5-57)
Như vậy để xác định hiệu suất execgi bằng phương pháp cân bằng ngược ta phải tìm tất cả
các tổn thất của các quá trình trong chu trình. Phương pháp cân bằng ngược cho ta thấy rõ nơi
mất mát và độ lớn của sự mất mát execgi này từ đó đưa ra các biện pháp khác phục.

94

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5.4.3. Ví dụ về phân tích chu trình
a. Ví dụ 1
Xét chu trình Rankine thực đối với hơi nước 12t2’451 (hình 5-11) khi bỏ qua công nén
của bơm. p1
Cách 1: Dùng phương pháp cân bằng nhiệt T
Hiệu suất nhiệt của chu trình Rankine thuận nghịch
122’451:
l l 5 1
ηt = o ≈ T (5-58) p2
q1 q1 T 1 4
Trong đó:
2t
lo- Công của chu trình; 2
lT – Công của tuabin. 2’
Hiệu suất trong ηi của chu trình Rankine thực
12t2’451(khi chỉ xét tới quá trình giãn nở đoạn nhiệt s
thực 1-2t, còn các quá trình khác vẫn là quá trình thuận Hình 5-11. Đồ thị T-s của chu
trình Rankine thực đối với hơi
nghịch). Khi bỏ qua công nén của bơm coi ψ=1, ta có:
nước

ηi ≈ηoigηt=ηoiTηt (5-59)
Trong đó ηoiT là hiệu suất trong tương đối của tuabin:
l' i −i
ηoiT = T = 1 2t (5-60)
lT i1 − i 2
Ở đây: l'T - công thực của tuabin.
Từ biểu thức (5-59) ta thấy ηi tăng khi ηt tăng và ηoiT tăng.
Cách 2: Dùng phương pháp execgi (cân bằng theo chiều thuận)
Theo (5-56) ta có hiệu suất execgi ηex:

er
ηex = (5-61)
ev
a. Hiệu suất kể cả tổn thất của quá trình cháy( tổn thất hóa năng)
Ta có er =lt (công thực của chu trình)và người ta coi execgi đem vào nhiên liêu ev=q1
(nhiệt cấp cho chu trình). Vậy:
l
ηex = t
q1
b. Nếu bỏ qua tổn thất hóa năng của quá trình cháy
Trường hợp này ta không kể đến tổn thất hóa năng của quá trình cháy, nghĩa là biến
hóa năng của nhiên liệu (execgi của nhiên liệu) thành nhiệt năng của sản phẩm cháy (execgi
của sản phẩm cháy). Ta xem execgi đem vào là execgi của sản phẩm cháy có nhiệt lượng qsp
(khi bỏ qua tổn thất nhiệt trong quá trình cháy qsp=q1). Ở nhiệt độ sản phẩm cháy Tch không
đổi (nhiệt độ cháy của quá trình cháy). Execgi lấy ra là công thực của tuabin l'T (khi bỏ qua
công bơm).
e l'
ηex = r = T (5-62)
e v eqsp
Theo (5-60): l'T =lT. ηoiT; còn execgi của sản phẩm cháy eqsp ta có:
T T
eqsp = q sp (1 − o ) = q1 (1 − o ) (5-63)
Tch Tch
Trong đó To- nhiệt độ môi trường.

95

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thế (5-63) vào (5-62) ta được:

lT ηoiT ηη
ηex = = t oiT (5-64)
To To
q1 (1 − ) (1 − )
Tch Tch
Ta thấy để ηex tăng thì ηt tăng, ηoiT tăng.
c. Nếu bỏ qua tổn thất execgi của quá trình cháy và quá trình truyền nhiệt
Từ sản phẩm cháy tới nước trong quá trình cấp nhiệt 2’451 (ở nhiệt độ trung bình T1).
Như vậy execgi đem vào ev ở đây là execgi của q1 của nước ở nhiệt độ trung bình của quá
trình cấp nhiệt T1 không đổi ta có:
T
eq1 = q1 (1 − o ) (5-65)
T1
Khi thế (5-65) vào (5-62) ta có:
l' lT ηoiT ηη
ηex = T = t oiT (5-66)
eq1 q (1 − To ) (1 − To )
1
T1 T1
Ta thấy để ηex tăng thì ηt tăng, ηoiT tăng.
Khi so sánh (5-64) và (5-66) với (5-59) ta thấy rõ ràng phương pháp execgi dùng để phân tích
chu trình thực (không thuận nghịch) hoàn hảo hơn phương pháp cân bằng nhiệt vì ở đây có
thể xét tới sự không thuận nghịch của các quá trình truyền nhiệt. Tuy nhiên để giảm tổn thất
execgi trong quá trình cháy nhiệt độ cháy Tch càng cao càng tốt. Tiếp theo để giảm tổn thất
execgi của quá trình truyền nhiệt trong lò nhiệt độ của nước càng cao, càng tiến gần đến nhiệt
độ của khói càng tốt.
b. Ví dụ 2
Cho chu trình máy lạnh hơi một cấp có máy nén (ví dụ NH3) biểu diễn trên hình 5-12.
Ở đây:
1-2: Quá trình nén đẳng entropi (nén lý thuyết);
1-2’: Quá trình nén đoạn nhiệt thực;
2’-3: Quá trình ngưng tụ.
3-4: Quá trình tiết lưu môi chất lỏng, quá trình có entanpi không đổi i3 = i4;
4-1: Quá trình nhận nhiệt hoá hơi trong buồng lạnh.
Cho nhiệt độ bốc hơi t1; nhiệt độ ngưng tụ t3. lgp
Hiệu suất trong của máy nén ηoin. Hãy xác định
hiệu suất execgi của chu trình lạnh trên khi biết
nhiệt độ môi trường to, nhiệt độ vật cần làm 3 2 2’
lạnh tv bằng hai phương pháp cân bằng thuận p2
và cân bằng ngược.
1. Phương pháp cân bằng thuận
Ta có hiệu suất ηex: p1
4 1
e eqv
ηex = r = (5-67)
ev lt i
Ở đây eqv là execgi của vật cần làm lạnh, chính Hình 5-12. Đồ thi lgp-i của máy
là execgi nhiệt lượng của vật cần làm lạnh qv ở lạnh nén hơi một cấp
nhiệt độ tv. Khi bỏ qua tổn thất nhiệt trong
buồng lạnh, nhiệt qv bằng nhiệt q2 mà môi chất lạnh nhận được:
qv = q2= i1 – i4
Ta lại có:

96

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


To T
eqv = q v (1 − ) = q 2 ( o − 1) (a)
Tv Tv
Trong đó To là nhiệt độ môi trường (nguồn nhiệt làm mát bình ngưng). Như đã nói ở đây giá
trị eqv <0 (vì To >Tv).
lt – công của máy nén thực.
l (i − i )
lt = = 2 1 (b)
ηoin ηoin
Thế (a) và (b) vào (5-67) ta có:
T
q 2 ( o − 1)
Tv T
ηex = = ε( o − 1)ηoin (5-68)
l / ηoin Tv
Từ đây ta thấy ηex lớn khi hệ số làm lạnh ε lớn, ηoin lớn (ma sát của hơi trong máy nén nhỏ),
nhiệt độ của vật cần làm lạnh Tv thấp.
Từ (5-68) ta thấy rõ ràng phương pháp phân tích execgi là rất hoàn hảo khi phân tích chu trình
máy lạnh thực, vì giá trị ηex ngoài việc phụ thuộc vào hệ số làm lạnh ε còn phụ thuộc vào
nhiệt độ To; Tv và hiệu suất trong của máy nén ηoin.
2. Phương pháp cân bằng ngược

Ta có: ηex=1- Σωi = 1- ∑ i = 1 −


π ∑ πi
lt lt
Tổng giá trị tuyệt đối tổn thất execgi trong quá trình:
∑ πi = π12' + π2'3 + π34 + π41
Trong đó:
π12' - tổn thất trong quá trình nén thực (do không thuận nghịch)
π2'3 - tổn thất trong quá trình ngưng tụ (không thuận nghịch, thải vào môi trường)
π34 - tổn thất trong quá trình tiết lưu(do không thuận nghịch)
π41 - tổn thất trong quá trình bốc hơi(do không thuận nghịch)
Để tính π12' ta dùng công thức sau:
Vì đây là quá trình nén đoạn nhiệt nên:
π12' = To (s 2' − s 2 ) = To ∆s h
Để tính π2'3 ta có thể viết:
π2'3 = eq1 − eqn (c)
Trong đó:
eq1 – execgi của nhiệt q1 do hơi môi chất ngưng tụ tỏa ra cho nước(hoặc không khí )làm mát;
eqn –execgi của nhiệt qn do nước làm mát nhận được (bỏ qua tổn thất nhiệt q1=qn). Thực tế
nước làm mát được đốt nóng lên nhưng không sử dụng nguồn nhiệt qn của nó (thải bỏ đi) thì
eqn=0 (không coi là execgi lấy ra mà coi là tổn thất). Vậy ta có:
T
π2'3 = eq1 = q1 (1 − 0 )
T2'3
Ở đây T2’3 là nhiệt độ trung bình của quá trình ngưng 2’3. Tổn thất này có thể tính cách khác:
ta thấy đối với dòng môi chất lạnh trong bình ngưng khi nhả nhiệt q1trạng thái thay đổi từ
điểm 2’(có execgi e2’) đến điểm 3 (có execgi e3), vậy ta có:
π2'3 = ∆e2'3 = e 2' − e3 = i 2' − i3 − T0 (s 2' − s3 )
Điều này có nghĩa là khi không dùng lượng tăng execgi của nước làm mát thì toàn bộ
sự giảm execgi của môi chất lạnh khi ngưng tụ là tổn thất.

97

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Để tính π34 ta nhận thấy trong quá trình tiết lưu toàn bộ sự giảm execgi của dòng môi
chất (do áp suất giảm) là tổn thất vì ở đây không tạo ra công hữu ích. Vì tiết lưu đoạn nhiệt
nên sự tăng entropi này là do tính không thuận nghịch nên ta có thể tính π34 theo công thức
sau: π34 = T0 (s 4 − s3 )
Để ính π41 ta thấy đây là tổn thất execgi của quá trình truyền nhiệt q2 từ vật cần làm
lạnh tới môi chất lạnh trong quá trình bốc hơi 41(khi bỏ qua tổn thất nhiệt qv=q2). Ta có:
T (T − T )
π41 = q 2 0 v 1
Tv .T1
Trong đó:
Tv – nhiệt độ của vật cần làm lạnh;
T1 – nhiệt độ bốc hơi của môi chất trong buồng lạnh; q2=i1-i4
Từ đó ta tính được tổng của tất cả sự mất mát execgi ∑ πi và khi biết công thực của máy nén
l t = (i 2 − i1 ) / ηoin ta có thể xác định được tổn thất tương đối ∑ω
i và hiệu suất execgi ηex.
Ta nhận thấy để xác định ηex dùng phương pháp cân bằng ngược sẽ dài và phức tạp hơn so
với phương pháp cân bằng thuận, nhưng ngược lại phương pháp cân bằng ngược cho ta rõ giá
trị của từng tổn thất để từ đó tìm cách khắc phục.
Bây giờ cũng vẫn chu trình trên nhưng đối với bơm nhiệt. Bằng phương pháp cân bằng thuận
ta cũng dễ dàng tìm được hiệu suất execgi của bơm nhiệt ηeB :
er eqv
ηeB = = (5-69)
ev l1
Ở đây eqv là execgi của nhiệt qv của vật cần đốt nóng có được ở nhiệt độ yêu cầu Tv
(Tv > T0) khi bỏ qua tổn thất nhiệt của quá trình truyền nhiệt từ môi chất trong bình ngưng tới
vật cần đốt nóng: qv = q1, lúc này ta có:
 T   T 
eqv = q v 1 − 0  = q1 1 − 0  (c)
 Tv   TV 
Công thực của máy nén lt tương tự (b) ta có:
l
lt = d)
η0in
Sau khi thế (d) và (c) vào (5-69) ta có:
 T 
q1 1 − 0 
ηeB =  Tv  = ϕ 1 − T0  η
  0in (7-70)
l η0in  Tv 
Chúng ta nhận thấy hiệu suất execgi của bơm nhiệt ηeB tăng lên khi hệ số bơm nhiệt ϕ tăng,
ηoin tăng( giảm ma sát) và nhiệt độ của vật Tv lớn.

98

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 6

CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG


6.1. Chu trình động cơ đốt trong
6.1.1. Khái niệm
Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt mà quá trình cháy được tiến hành bên trong xy
lanh và sản phẩm cháy được thải ra môi trường. Đây là chu trình biến đổi nhiệt thành công.
Hiện nay động cơ đốt trong được sử dụng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt như dùng lfm
động cơ cho ôtô, máy kéo, xe lửa, máy phát điện . . . Môi chất làm việc trong động cơ đốt
trong lúc đầu là không khí và nhiên liệu, sau đó là sản phẩm cháy của hỗn hợp không khí và
nhiên liệu.
6.1.2. Phân loại
+ Theo loại nhiên liệu gồm có: động cơ xăng, động cơ Diezel
+ Theo cách đốt nhiên liệu:
- Động cơ cháy cưỡng bức: Nhiên liệu được đốt cháy nhờ nguồn lửa phụ từ bên ngoài;
các thiết bị đánh lửa như buzi.
- Động cơ tự cháy: Hỗn hợp nhiên liệu tự bốc cháy khi nó được nén đến nhiệt độ bằng
nhiệt độ bắt cháy của nhiên liệu.
+ Theo hành trình của piston để thực hiện một chu trình: Ta phân ra động cơ 2 kỳ và
động cơ 4 kỳ. Động cơ 2 kỳ là động cơ trong đó chu trình được hoàn thành sau 2 hành trình
của piston – ứng với 1 vòng quay của động cơ. Động cơ 4 kỳ là động cơ trong đó chu trình
được hoàn thành sau 4 hành trình của piston – ứng với 2 vòng quay của động cơ.
+ Theo tính chất quá trình cháy nhiên liệu (cấp nhiệt):
- Động cơ đốt trong có quá cấp nhiệt đẳng tích: Quá trình cháy xảy ra rất nhanh
thường áp dụng cho loại nhiên liệu nhẹ như xăng hoặc khí.
- Động cơ có quá trình cấp nhiệt đẳng áp: Quá trình cháy xảy ra từ từ và khi đó thể
tích tăng dần và áp suất hầu như không thay đổi. Với chu trình này nhiên liệu được dùng là
nhiên liệu nặng như các loại dầu.
- Động cơ đốt trong có quá trình cấp nhiệt hỗn hợp:
Quá trình cháy của nhiên liệu trong động cơ này gồm 2 giai đoạn: Đẳng tích và đẳng áp.
Các giả thiết khi nghiên cứu chu trình
+ Ta giả thiết có 1 kg chất môi giới là khí lý tưởng thực hiện chu trình
+ Chu trình là chu trình kín và là chu trình thuận nghịch
- Ta lý tưởng hoá quá trình cháy của nhiên liệu thành quá trình cấp nhiệt
- Lý tưởng hoá quá trình thải sản phẩm cháy của nhiên liệu thành quá trình thải nhiệt
đẳng tích
- Quá trình nén và giãn nở là đoạn nhiệt thuận nghịch.
Các đại lượng đặc trưng của chu trình động cơ đốt trong
+ Tỷ số nén: là tỷ số giữa thể tích đầu và thể tích cuối của quá trình nén đoạn nhiệt.
Ký hiệu là ε - với quá trình 1-2 là nén đoạn nhiệt thì ta có:
v
ε= 1 (6-1)
v2
+ Tỷ số tăng áp: là tỷ số giữa áp suất cuối và áp suất đầu của quá trình cấp nhiệt đẳng
tích. Ta ký hiệu là λ:
p
λ= 3 (6-2)
p2
+ Hệ số giãn nở sớm: là tỷ số giữa thể tích cuối và thể tích đầu của quá trình cấp nhiệt
đẳng áp. Ta ký hiệu là ρ:
99

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


v3
ρ= (6-3)
v2
6.1.3. Chu trình động cơ đốt trong có quá trình cấp nhiệt đẳng tích
+ Giới thiệu chu trình: Chu trình gồm 4 quá trình, ta đặt tên cho các quá trình như sau:
1-2: Nén đoạn nhiệt
2-3: Cấp nhiệt đẳng tích
3-4: Giãn nở đoạn nhiệt
4-1: Thải nhiệt đẳng tích
+ Biểu diễn chu trình trên đồ thị p-v và T-s (Hình 6-1)
p
T
3 3

4 2
2 4

1 1

v s
Hình 6-1
+ Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình:
l q1 − q 2 q
Công thức chung: η t = o = = 1− 2
q1 q1 q1
Trong đó:
q1- tổng lượng nhiệt chất môi giới nhận từ nguồn có nhiệt độ cao
q1 = q23 ; 2-3 là quá trình đẳng tích cho nên; q1 = q23 = Cv(T3 – T2). (6-4)
q2- tổng lượng nhiệt chất môi giới thải ra nguồn có nhiệt độ thấp ; quá trình 4-1 là quá
trình thải nhiệt đẳng tích q2 = q41= Cv(T1 – T4). (6-5)
C (T − T1 ) (T − T1 )
Vậy: ηt = 1 − v 4 = 1− 4 (6-6)
C v (T3 − T2 ) (T3 − T2 )
Xác định hiệu suất nhiệt của động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích theo T1 và các thông số đặc
trưng (ε, λ).
- Quá trình 1-2 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v là:
k −1
T2  v1 
=   ta suy ra T2 = T1 .ε k −1 (6-7)
T1  v 2 
- Quá trình 2-3 là quá trình cấp nhiệt đẳng tích, quan hệ T và p như sau:
T3 p 3
= = λ ta có T3 = T1.ε k −1.λ (6-8)
T2 p2
- Quá trình 3-4 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v như sau:
k −1
T4  v 3 
=  (6-9)
T3  v 4 
Quá trình 4 -1: thải nhiệt đẳng tích nên v4 = v1
Quá trình 2-3: cấp nhiệt đẳng tích nên v2=v3

100

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


k −1
T v 
Thay vào biểu thức 4 =  3  ta được
T3  v 4 
k −1 k −1 k −1
T4  v 3  v  1
=   =  2  =   nên ta có T4 = T1.λ (6-10)
T3  v 4   v1  ε
Thay trị số T2, T3 và T4 vào biểu thức hiệu suất nhiệt của chu trình động cơ đốt trong cấp
nhiệt đẳng tích, rút gọn ta có:
1
η t = 1 − k −1 (6-11)
ε
6.1.4. Chu trình động cơ đốt trong có quá trình cấp nhiệt đẳng áp
+ Giới thiệu chu trình:
Chu trình gồm 4 quá trình, ta đặt tên cho các quá trình như sau:
1-2: Nén đoạn nhiệt
2-3: Cấp nhiệt đẳng áp
3-4: Giãn nở đoạn nhiệt
4-1: Thải nhiệt đẳng tích
+ Biểu diễn chu trình trên đồ thị p -v và T -s (Hình 6-2)

p T
3 3
2

4 2 4

1 1

v s
Hình 6-2
+ Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình:
l o q1 − q 2 q
Từ công thức chung: η t = = = 1− 2
q1 q1 q1
Trong đó:
q1- tổng lượng nhiệt chất môi giới nhận từ nguồn có nhiệt độ cao
q1 = q23 ; 2-3 là quá trình đẳng áp cho nên; q1 = q23 = Cp(T3 – T2); (6-12)
q2- tổng lượng nhiệt chất môi giới thải ra nguồn có nhiệt độ thấp; quá trình 4-1 là quá
trình thải nhiệt đẳng tích q2 = q41= Cv(T1 – T4). (6-13)
C (T − T1 ) (T4 − T1 )
Vậy: η t = 1 − v 4 = 1− ; (k = Cp/Cv) (6-14)
C p (T3 − T2 ) k.(T3 − T2 )
Xác định hiệu suất nhiệt của động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích theo T1 và các thông số
đặc trưng (ε, ρ).
- Quá trình 1-2 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v là:
k −1
T2  v1 
=   ta suy ra T2 = T1 .ε k −1 (6-15)
T1  v 2 
- Quá trình 2-3 là quá trình cấp nhiệt đẳng áp, quan hệ giữa T và v như sau:

101

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


T3 v 3
= = ρ nên ta cũng có T3 = T1 .ε k −1 .ρ (6-16)
T2 v 2
- Quá trình 3-4 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v như sau:
k −1
T4  v 3 
=  (6-17)
T3  v 4 
Quá trình 4 -1: thải nhiệt đẳng tích nên v4 = v1
k −1
v T v 
Ta lại có 3 = ρ nên v 3 = ρ.v 2 . Thay vào biểu thức 4 =  3  ta được
v2 T3  v 4 
k −1 k −1 k −1
T4  v 3   ρv  ρ
=   =  2  =   nên ta có T4 = T1.ρk ; (6-18)
T3  v 4   v1  ε
Thay trị số T2, T3 và T4 vào biểu thức hiệu suất nhiệt của chu trình động cơ đốt trong cấp
nhiệt đẳng áp, rút gọn ta có:
ρk −1
η t = 1 − k −1
ε k (ρ − 1)
6.1.5. Chu trình động cơ đốt trong có quá trình cấp nhiệt hỗn hợp
+ Giới thiệu chu trình: chu trình gồm 5 quá trình; đặc điểm của chu trình là quá trình
cấp nhiệt 2-3 được chia làm hai giai đoạn.
Ta đặt tên cho các quá trình như sau:
1-2: Nén đoạn nhiệt
2-2’: Cấp nhiệt đẳng tích v2=v2’
2’-3: Cấp nhiệt đẳng áp p2’=p3
3-4: Giãn nở đoạn nhiệt
4-1: Thải nhiệt đẳng tích
+ Biểu diễn chu trình trên đồ thị p -v và T -s (Hình 6-3)
p 2’ 3 T 3
2 2’
4 2 4

1 1

v s
Hình 6-3
+ Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình:
l q − q2 q
Công thức chung: η t = o = 1 = 1− 2
q1 q1 q1
Trong đó:
q1- tổng lượng nhiệt chất môi giới nhận từ nguồn có nhiệt độ cao
q1 = q22’ + q2’3
q1= Cv(T2’ – T2) + Cp(T3 – T2’) (6-19)
q2- tổng lượng nhiệt chất môi giới thải ra nguồn có nhiệt độ thấp ; quá trình 4-1 là quá
trình thải nhiệt đẳng tích q2 = q41= Cv(T1 – T4). (6-20)

102

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


C v (T4 − T1 ) (T4 − T1 )
Vậy: η t = 1 − = 1− (6-21)
C v (T2 ' − T2 ) + C p (T3 − T2' ) (T2 ' − T2 ) + k.(T3 − T2 ' )
Thay T2 , T2’ , T3 , T4 theo T1 và các thông số đặc trưng (ε, λ, ρ).
- Quá trình 1-2 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v là:
k −1
T2  v1 
=   ta suy ra T2 = T1 .ε k −1 (6-22)
T1  v 2 
- Quá trình 2-2’ là quá trình cấp nhiệt đẳng tích, quan hệ T và p như sau:
T2 ' p 2 '
= = λ ta có T2 ' = T1 .ε k −1 .λ (6-23)
T2 p 2
- Quá trình 2’-3 là quá trình cấp nhiệt đẳng áp, quan hệ giữa T và v như sau:
T3 v
= 3 = ρ ta cũng có T3 = T1 .ε k −1 .λ.ρ (6-24)
T2 ' v 2 '
- Quá trình 3-4 là quá trình đoạn nhiệt, quan hệ giữa T và v như sau:
k −1
T4  v 3 
=  (6-25)
T3  v 4 
Quá trình 4 -1: thải nhiệt đẳng tích nên v4 = v1
Quá trình 2-2’: cấp nhiệt đẳng tích nên v2=v2’
k −1
v v = ρv 2 ' = ρv 2 . Thay vào biểu thức T4 =  v 3 
Ta lại có 3 = ρ nên 3 ta được
v 2' T3  v 4 
k −1 k −1 k −1
T4  v 3   ρv  ρ
=   =  2  =   nên ta có T4 = T1 .λ.ρ k (6-26)
T3  v 4   v1  ε
Thay trị số T2, T2’ , T3 và T4 vào biểu thức hiệu suất nhiệt của chu trình động cơ đốt trong cấp
nhiệt hỗn hợp, rút gọn ta có:
λρ k − 1
ηt = 1 − (6-27)
ε k −1 [(λ − 1) + kλ(ρ − 1)]

Nhận xét
+ Hiệu suất nhiệt của chu trình động cơ đốt trong có quá trình cấp nhiệt hỗn hợp phụ
thuộc vào số mũ đoạn nhiệt k, tỷ số nén ε, tỷ số tăng áp λ, hệ số giãn nở sớm ρ; cụ thể ηt tăng
khi k, ε, λ tăng và ρ giảm.
+ Khi trạng thái 3 tiến dần và trùng với 2’ thì ta có ρ = 1, khi đó chu trình trở thành
chu trình có quá trình cấp nhiệt đẳng tích.
+ Khi trạng thái 2 tiến dần và trùng với 2’ thì ta có λ = 1, khi đó chu trình trở thành
chu trình có quá trình cấp nhiệt đẳng áp.
6.1.6. So sánh hiệu suất nhiệt của chu trình động cơ đốt trong (ηctp, ηct, ηctv)
Để đánh giá hiệu suất nhiệt của động cơ đốt trong làm việc theo các chu trình khác
nhau, ta so sánh các chu trình với các điều kiện sau:
a. Khi có cùng tỉ số nén ε và nhiệt lượng q1 cấp vào cho chu trình:
Trên đồ thị T-s hình 6-4 biểu diễn 3 chu trình: 123v4v1 là chu trình cấp nhiệt đẳng tích,
122’341 là chu trình cấp nhiệt hỗn hợp và 123p4p1 chu trình cấp nhiệt đẳng áp. Ba chu trình
này có cùng tỷ số nén ε và nhiệt lượng q1, nghĩa là cùng v1, v2 và các diện tích a23vd, a22’3c
và a23pb bằng nhau. Từ (6-4) ta thấy: các chu trình có cùng q1, chu trình nào có q2 nhỏ hơn sẽ
có hiệu suất nhiệt cao hơn, q2 của chu trình cấp nhiệt đẳng tích bằng diện tích a14vb là nhỏ
nhất, q2 của chu trình cấp nhiệt đẳng áp bằng diện tích a14pd là lớn nhất, q2 của chu trình cấp

103

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


nhiệt hỗn hợp bằng diện tích a14c có giá trị trung gian so với hai chu trình kia. Vậy hiệu suất
của chu trình cấp nhiệt đẳng tích là lớn nhất và hiệu suất của
chu trình cấp nhiệt đẳng áp là nhỏ nhất:
ηctv > ηct > ηctp

Hình 6-4. So sánh các chu trình Hình 6-5. So sánh các chu trình

b. Khí có cùng áp suất và nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất:


Ở đây ta so sánh hiệu suất nhiệt của chu trình cùng nhả một nhiệt lượng q2 giống nhau,
cùng làm việc với ứng suất nhiệt như nhau (cùng Tmax và pmax).
Với cùng điều kiện đó, các chu trình được biểu diễn trên đồ thị T-s hình 6-5 ta có 12p34 là chu
trình cấp nhiệt đẳng áp, 122’341 là chu trình cấp nhiệt hỗn hợp và 12v34 chu trình cấp nhiệt
đẳng tích. Trên đồ thị, 3 chu trình này có cùng p1, T1 và cùng p3, T3 nghĩa là cùng nhả ra một
lượng nhiệt q2 (diện tích 14ab) trong đó: nhiệt lượng q1 cấp vào cho chu trình cấp nhiệt đẳng
áp bằng diện tích a2p3b là lớn nhất, nhiệt lựợng q1 cấp vào cho chu trình cấp nhiệt đẳng tích
bằng diện tích a2v3b là nhỏ nhất. Ta thấy hiệu suất của chu trình cấp nhiệt đẳng áp là lớn nhất
và hiệu suất của chu trình cấp nhiệt đẳng tích là nhỏ nhất:
ηctp > ηct > ηctv (6-28)
Giới hạn trên của p3, T3 phụ thuộc vào sức bền các chi tiết của động cơ.
6.2 Chu trình tuabin khí
Động cơ đốt trong có hiệu suất nhiệt lớn do làm việc ở nhiệt độ cao, nhưng có khuyết
điểm lớn là sinh công không liên tục, pittông chuyển động qua lại phải qua hệ thống biên,
maniven và bánh đà để chuyển thành chuyển động quay, nên công suất bị hạn chế.
Các nhược điểm này được khắc phục trong loại động cơ đốt trong kiểu quay có tên gọi
là tuabin khí.
Tuabin khí có nhiều ưu điểm:
- Thiết bị gọn nhẹ, công suất lớn.
- Không có cơ cấu biến chuyển động thẳng thành chuyển động quay.
- Số vòng quay đạt được lớn, momen quay đều và liên tục.
- Điều khiển đơn giản.

104

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nhưng việc sử dụng bị hạn chế là do chưa có được những vật liệu làm việc liên tục ở
nhiệt độ cao. Khó khăn trong việc chế tạo được máy nén có công suất lớn, chỉ làm việc được
với nhiên liệu lỏng hoặc khí.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp được thể hiện trên hình 6-6:

3 IV

III
2
VI
II
V
I

1
4

Hình 6-6. Tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp

Nhiên liệu và không khí được máy nén I và bơm II đưa vào buồng đốt III, khi cháy tạo
thành sản phẩm cháy qua cánh tĩnh có dạng ống tăng tốc IV, tốc độ tăng lên, qua cánh động V
của tuabin, động năng giảm sinh công quay máy phát điện VI rồi thải ra ngoài trời.
Quá trình cấp nhiệt có thể là:
- Cháy đẳng áp p = const: ở đây môi chất ra vào buồng đốt một cách liên tục, cấu tạo
buồng đốt đơn giản, ít tổn thất do các van.
- Cháy đẳng tích v = const: buồng đốt phải có các van đóng mở, khi cháy các van phải
đóng lại. Hơn nữa sản phẩm cháy ra khỏi buồng đốt một cách không liên tục, muốn sản phẩm
cháy đi vào tuabin một cách liên tục, phải có nhiều buồng đốt.
Để nghiên cứu nhiệt động học của chu trình ta cần giả thiết:
- Thay quá trình cháy không thuận nghịch bằng quá trình cấp nhiệt thuận nghịch.
- Quá trình nén và giãn nở là đoạn nhiệt thuận nghịch.
- Thay quá trình thải sản phẩm cháy và quá trình nạp bằng quá trình thải nhiệt đẳng áp
thuận nghịch.
Với các giả thiết trên ta được chu trình kín.

105

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


6.2.1. Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp
Giới thiệu chu trình
Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp trên đồ thị p - v và T - s :

p T
p2 = const 3
P1 3
2
2

4
1 4
P1
1 p1 = const

v s1=s2 s3=s4 s
Hình 6-7. Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp

1-2 : quá trình nén đoạn nhiệt môi chất trong máy nén; q12 = 0;
2-3 : quá trình cấp nhiệt đẳng áp trong buồng đốt.
q1 = q23 = Cp.(T3 - T2) (6-28)
3-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong ống tăng tốc và trong tuabin; q43 = 0
4-1: quá trình thải nhiệt đẳng áp.
q2 = q41 = Cp.(T1 – T4) (6-29)
Các đại lượng đặc trưng của chu trình:
p2
- Tỷ số tăng áp của quá trình nén: β =
p1
V3
- Tỷ số giãn nở sớm (trong quá trình cấp nhiệt): ρ =
V2

q2
Hiệu suất của chu trình: ηt = 1 - (6-30)
q1

q2 T4 − T1
ηt = 1 - =1- (6-31)
q1 T3 − T2
Vậy ta sẽ tìm T2 , T3 , T4 theo β và ρ:
Trong quá trình đoạn nhiệt 1-2:
k −1
k −1 k −1
T2 P  k
=  2  = β k
→ T2 = T1. β k
(6-32)
T1  P1 
Trong quá trình cấp nhiệt đẳng áp 2-3:

106

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


k −1
T3 V
= 3 = ρ → T3 = T2. ρ = T1. ρ. β k
(6-33)
T2 V2
Trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt 3-4:
k −1
T4 P  k 1 T3
=  1  = k −1
→ T4 = k −1
= T1. ρ (6-34)
T3  P2  β k
β k

Thay tất cả các giá trị T2 , T3 , T4 vào (6-31) ta được:


q2 T4 − T1 1
ηt = 1 - =1- = k −1
(6-35)
q1 T3 − T2
β k

Ta thấy hiệu suất của chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp chỉ phụ thuộc vào β và k.
Khi tăng β và k hiệu suất chu trình sẽ tăng và ngược lại, nếu trong chu trình kín dùng khí một
nguyên tử với k = 1,67 có thể nâng cao được hiệu suất.
6.2.2. Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng tích
Sơ đồ tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp trên đồ thị p-v và T-s:
p 3 T 3
v = const

2
2
4

1 p = const
4
1

v s1=s2 s3=s4 s
Hình 6-8. Chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng tích

Các quá trình của chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng tích:
1-2: quá trình nén đoạn nhiệt trong máy nén khí; q12 = 0.
2-3: quá trình cấp nhiệt đẳng tích trong buồng đốt.
q1 = q23 = Cv.(T3 – T2) (6-36)
3-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong ống tăng tốc và trong tuabin;q34 = 0
4-1: quá trình thải nhiệt đẳng áp.
q2 = q41 = Cp.(T1 – T4) (6-37)
Các đại lượng đặc trưng của chu trình:
p2
- Tỷ số tăng áp của quá trình nén: β =
p1

107

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


P3
- Tỷ số tăng áp của quá trình cấp nhiệt: λ =
P2

q2
Hiệu suất của chu trình: ηt = 1 - (6-38)
q1

q2 T4 − T1
ηt = 1 - = 1 - k. (6-39)
q1 T3 − T2
Vậy ta sẽ tìm T2 , T3 , T4 theo β và λ:
Trong quá trình nén đoạn nhiệt 1-2:
k −1
k −1 k −1
T2 P  k
=  2  = β k
→ T2 = T1. β k
(6-40)
T1  P1 
Trong quá trình cấp nhiệt đẳng tích 2-3:
k −1
T3 P
= 3 = λ → T3 = T2. λ = T1. λ. β k
(6-41)
T2 P2
Trong quá trình giãn nở đoạn nhiệt 3-4:
k −1 k −1 k −1
T4 P  k P  k P  k
1 1
=  1  =  1  .  2  = k −1
. k −1
T3  P3   P2   P3  β k
λ k

T3 T1 .λ 1
→ T4 = k −1 k −1
= k −1
= T1. λ k (6-42)
β k
.λ k
λ k

Thay tất cả các giá trị T2 , T3 , T4 vào (6-39) ta được:


1 1
q2 λ k −1 k λ k −1
ηt = 1 - = 1 - k. k −1 k −1
=1- k −1
. (6-43)
q1 λ −1
λ .β k
−β k
β k

Nhận xét:
Hiệu suất nhiệt của chu trình tuabin khí cấp nhiệt đẳng tích tăng lên khi tăng các đại
lượng k, β, λ . Ngoài ra để nâng cao hiệu suất của chu trình người ta còn bố trí thêm bộ hồi
nhiệt và làm mát đẳng áp giữa quá trình nén đoạn nhiệt.
6.3. Chu trình động cơ phản lực và tên lửa
Khi tăng công suất của động cơ đốt trong pittông sẽ kéo theo tăng khối lượng của thiết
bị, điều này sẽ gây khó khăn cho việc tăng tốc độ của máy bay (tên lửa). Nhưng động cơ phản
lực lại có công suất lớn, thiết bị gọn nhẹ nên ít gây ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ. Do đó
được sử dụng rộng rãi trong hàng không và vũ trụ.

108

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nguyên lý làm việc của động cơ phản lực và tên lửa: là biến hóa năng của nhiên liệu
thành nhiệt năng của quá trình cháy, rồi biến thành động năng của dòng môi chất, tạo nên lực
đẩy động cơ về phía trước.
Nếu trong quãng thời gian Δτ , khối lượng sản phẩm cháy tạo ra là G , vận tốc tăng lên
từ ωo đến ω . Theo định luật Newton xung của phản lực động cơ:
F. Δτ = G.Δω (6-44)
G
→ F= .( ω - ωo) ≈ g.ω
∆τ
Phân loại:
v Động cơ máy bay: khí oxy dùng cho quá trình cháy được lấy ngay từ môi trường. Động cơ
máy bay có hai loại:
- Động có máy bay không có máy nén: việc tăng áp suất nhờ ống tăng áp. Quá trình
cháy có thể là cháy đẳng áp hoặc cháy đẳng tích.
- Động cơ máy bay có máy nén: việc tăng áp suất ở đây một phần vẫn nhờ ống tăng áp
nhưng phần chủ yếu nhờ máy nén. Quá trình cháy ở đây là đẳng áp.
v Động cơ tên lửa: nhiên liệu (acid nitric, hydrôgen perôxide), khí oxy dùng cho quá trình
cháy được mang theo dưới dạng lỏng và nạp trong động cơ. Vì vậy tên lửa có thể bay ra ngoài
không gian vũ trụ.
6.3.1. Động cơ phản lực (máy bay)
a. Chu trình động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng áp (có máy nén)
Sơ đồ chu trình động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng áp trên đồ thị p-v và T-s:

p T
3
3
2 3'
3' 2
1'
1' 4
1 4
1

v s1=s2 s3=s4 s
Hình 6-9. Động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng áp

Các quá trình trong chu trình:


1-1' : quá trình nén đoạn nhiệt không khí trong ống tăng áp.
1'-2: quá trình nén đoạn nhiệt không khí trong máy nén.
2-3: quá trình cấp nhiệt đẳng áp trong buồng đốt, nhận nhiệt lượng q1 .

109

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3-3': quá trình giãn nở đoạn nhiệt sản phẩm cháy trong tuabin khí, sinh
công để chạy máy nén .
3'-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt sản phẩm cháy trong ống tăng tốc.
4-1: quá trình thải nhiệt q2 đẳng áp cho môi trường.
Ta thấy về mặt chu trình, nó hoàn toàn giống với chu trình của tuabin khí cấp nhiệt
đẳng áp, nếu vẫn dùng tỷ số tăng áp khi nén β = p2/p1 thì ta có hiệu suất của chu trình:
q2 T4 − T1 1
ηt = 1 - =1- = (6-45)
q1 T3 − T2 k −1
β k

Để tăng hiệu suất của chu trình phải tăng tỷ số nén β .


b. Chu trình động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng tích
Sơ đồ chu trình động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng tích trên đồ thị p-v và T-s:
p 3 T 3

2
2
4

4 1
1

v s1=s2 s3=s4 s
Hình 6-10. Động cơ phản lực cấp nhiệt đẳng tích

Các quá trình trong chu trình:


1-2 : quá trình nén đoạn nhiệt không khí trong ống tăng áp.
2-3: quá trình cấp nhiệt đẳng tích trong buồng đốt, nhận nhiệt lượng q1 .
3-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt sản phẩm cháy trong ống tăng tốc.
4-1: quá trình thải nhiệt q2 đẳng áp cho môi trường.
Ta thấy về mặt chu trình, nó hoàn toàn giống với chu trình của tuabin khí cấp nhiệt
đẳng tích, nếu vẫn dùng tỷ số tăng áp khi nén β = p2/p1 và tỷ số tăng áp λ = p3/p2 khi cấp nhiệt
thì ta có hiệu suất của chu trình:
1
q2 k λ −1
k
ηt = 1 - =1- k −1
. (6-46)
q1 λ −1
β k

110

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


6.4.2. Chu trình tên lửa
Ngày nay, tên lửa được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong khoa học và dân
sự tên lửa được dùng để phóng các loại vệ tinh và tàu thăm do vũ trụ, còn trong quốc phòng
tên lửa được sử dụng để mang các đầu đạn hạt nhân.
Phân loại tên lửa theo nguồn cấp năng lượng:
- Tên lửa sử dụng nhiên liệu hóa học: loại nhiên liệu lỏng và rắn.
- Tên lửa sử dụng nhiên liệu hạt nhân.
Sơ đồ nguyên lí động cơ phản lực tên lửa:

2 A
2 E F
C
4
D 3
2
B
1
Hình 6-11. Sơ động cơ phản lực tên lửa đồ nguyên lý

Động cơ tên lửa bao gồm các bộ phận chính: Bình chứa nhiên liệu lỏng A, bình chứa
oxy lỏng B, bơm nhiên liệu lỏng C, bơm oxy lỏng D, buồng đốt E, ống tăng tốc F.
Sơ đồ chu trình động cơ tên lửa trên đồ thị p-v và T-s:

p T

2 3
3
2

4
4
1
1

v s1=s2 s3=s4 s
Hình 6-12. Chu trình động cơ phản lực tên lửa cấp nhiệt đẳng áp

Các quá trình trong chu trình:


1-2: quá trình nén đoạn nhiệt nhiên liệu và oxy trong bơm (vì là chất lỏng
nên có thể coi là quá trình nén đẳng tích)
2-3: quá trình cấp nhiệt đẳng áp trong buồng đốt, nhận nhiệt lượng q1.
3-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt sản phẩm cháy trong ống tăng tốc.
4-1: quá trình thải nhiệt đẳng áp q2 vào môi trường (thải sản phẩm cháy).
Hiệu suất nhiệt của chu trình được xác định như sau:

111

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


l0
ηt = (6-47)
q1
Công chu trình l0 tính theo công kỹ thuật (bỏ qua công của bơm)
l0 = lkt12 + lkt34 = lkt34 - lkt21 ≈ lkt34 (6-48)
Mặt khác công kỹ thuật trong một quá trình:
∆ω 2
lkt = ln + (6-49)
2
Quá trình 3-4 không thực hiện công ngoài (ln = 0) nên:
ω42 − ω32 ω42
lkt34 = = (bỏ qua ω3 vì rất nhỏ so với ω4)
2 2
Nhiệt cấp cho chu trình: q1 = q23 = Cp.(T3 - T2) (6-50)
l0 ω42
ηt = = (6-51)
q1 2C p (T3 − T2 )

Hiệu suất của động cơ tăng khi tốc độ ω4 tăng, tốc độ của dòng sản phẩm cháy ra khỏi
tên lửa ω4 có thể tính theo công thức ống tăng tốc hỗn hợp.

 k −1

 
RT3 1 −   

k
k P
ω4 = 2 1
(6-52)
k −1   P2  
 

Trong đó:
T3 - nhiệt độ ra khỏi buồng đốt vào ống tăng tốc;
p1 - áp suất tại tiết diện ra của ống tăng tốc (p1 = p4);
p2 - áp suất tại tiết diện vào của ống tăng tốc (p2 = p3).
6.5. Chu trình máy lạnh dùng máy nén không khí
Sơ đồ nguyên lý máy lạnh dùng máy nén không khí hình 6-13:
Trong buồng lạnh I không khí nhận nhiệt q2 ở p1 = const làm nhiệt độ của vật giảm
xuống đến yêu cầu. Sau đó được máy nén II hút vào máy nén có áp suất p1 và được nén đoạn
nhiệt lên áp suất p2, nhiệt độ không khí tăng từ T1 đến T2 , rồi đi vào bình làm mát III nhả
nhiệt q1 ở áp suất p2 = const. Ra khỏi bình làm mát không khí đi vào máy giãn nở IV sinh
công làm áp suất giảm áp suất và nhiệt độ.

112

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


q1
2
3
III
IV II
I
4
1
q2

Hình 6-13. Sơ đồ nguyên lý máy lạnh dùng máy nén không khí

Sơ đồ chu trình máy lạnh dùng máy nén không khí trên đồ thị p-v và T-s:

p T
2
3 2
3

1
4 1 4

v s3=s4
s1=s2 s
Hình 6-14. Chu trình máy lạnh dùng máy nén không khí

Các quá trình trong chu trình:


1-2: quá trình nén đoạn nhiệt không khí trong máy nén, q12 = 0;
2-3: quá trình làm mát đẳng áp trong bình làm mát;
q1 = q23 = Cp.(T3 – T2) (6-53)
3-4: quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong máy giãn nở; q34 = 0;
4-1: quá trình nhận nhiệt q2 đẳng áp trong buồng lạnh;
q2 = q41 = Cp.(T1 – T4) (6-54)
Hệ số làm lạnh của chu trình:
q2 q2 T1 − T4 1
εt = = = = (6-55)
l0 q1 − q2 (T2 − T3 ) − (T1 − T4 ) T2 − T3
−1
T1 − T4
Quá trình 1-2 và 3-4 là các quá trình đoạn nhiệt nên:
k −1
T2 P  k T3
=  2  = (6-56)
T1  P1  T4

113

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


T2 − T3 T T
hay = 2= 3 (6-57)
T1 − T4 T1 T4
Thay (6-33) vào (6-31) ta được:
1 1 1
εt = = = (6-58)
T2 − T3 T2 T3
−1 −1 −1
T1 − T4 T1 T4
Hệ số bơm nhiệt của chu trình:
φ=ε+1 (6-59)
Ưu điểm cơ bản của chu trình máy lạnh hoặc bơm nhiệt không khí là dùng không khí có
sẵn và không độc hại.
Nhược điểm hệ số làm lạnh hoặc hệ số bơm nhiệt nhỏ hơn chu trình Carnot vì có hai
quá trình nhận nhiệt và thải nhiệt đẳng áp.
Chu trình phải trang bị máy giãn nở nên kích thước thiết bị lớn, vì vậy hiện nay chỉ còn
dùng nhiều trong ngành hàng không.

114

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 7
CHU TRÌNH CỦA KHÍ THỰC
7.1. Chu trình Carnot hơi nước

Ở chương 5 ta đã biết chu trình Carnot thuận chiều là chu trình có hiệu suất nhiệt cao
nhất. Về mặt kĩ thuật, dùng khí thực trong
phạm vi bão hòa có thể thực hiện được chu
trình Carnot và vẫn đạt được hiệu suất nhiệt
lớn nhất khi ở cùng phạm vi nhiệt độ. Chu
trình Carnot áp dụng cho khí thực trong vùng
hơi bão hòa được biểu diễn trên hình 7-1. Tuy
nhiên, đối với khí thực và hơi nước thì việc
thực hiện chu trình Carnot rất khó khăn, vì
những lý do sau đây:
- Quá trình hơi nhả nhiệt đẳng áp, ngưng tụ
thành nước (quá trình 2-3) sẽ thực hiện không
hoàn toàn. Muốn nén đoạn nhiệt hơi ẩm theo
qúa trình 3-4, cần phải có máy nén kích thước Hình 7-1. Chu trình Carnot của hơi nước
rất lớn và tiêu hao công rất lớn.
- Nhiệt độ tới hạn của nước thấp (374,15oC ) nên độ chênh nhiệt độ giữa nguồn nóng và
nguồn lạnh của chu trình không lớn lắm, do đó công của chu trình nhỏ.
- Các giọt ẩm của hơi sẽ va đập vào cánh tuabin gây tổn thất năng lượng và ăn mòn và mài
mòn nhanh cánh Tuabin.
7.2. Chu trình Rankine (chu trình nhà máy nhiệt điện)
Như đã phân tích ở trên, tuy có hiệu suất nhiệt cao nhưng chu trình Carnot có một số
nhược điểm khi áp dụng cho khí thực, nên trong thực tế người ta không áp dụng chu trình này
mà áp dụng một chu trình cải tiến gần với chu trình này gọi là chu trình Rankine. Chu trình
Rankine là chu trình thuận chiều, biến nhiệt thành công.

Hình 7-2. Sơ đồ chu trình nhà máy nhiệt điện

Chu trình Rankine là chu trình nhiệt được áp dụng trong tất cả các lọai nhà máy nhiệt điện,
môi chất là nước. Tất cả các thiết bị của các nhà máy nhiệt điện đều giống nhau trừ thiết bị
sinh hơi I. Trong thiết bị sinh hơi, nước nhận nhiệt để biến thành hơi. Đối với nhà máy nhiệt
điện thiết bị sinh hơi là lò hơi, trong đó nước nhận
nhiệt từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Đối với nhà máy điện mặt trời hoặc địa nhiệt, nước
nhận nhiệt từ năng lượng mặt trời hoặc từ nhiệt năng trong lòng đất. Đối với nhà máy điện
nguyên tử, thiết bị sinh hơi là thiết bị trao đổi nhiệt, trong đó nước nhận nhiệt từ chất tải nhiệt
trong lò phản ứng hạt nhân ra.
Sơ đồ thiết bị của chu trình Rankine được trình bày trên hình 7-2. Đồ thị T-s của chu trình
được biểu diễn trên hình 7-2.

115

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nước ngưng trong bình ngưng IV (ở trạng thái 2’ trên đồ thị) có thông số p2, t2, i2 được bơm
V bơm vào thiết bị sinh hơi I với áp suất p1(quá trình 2’-3).
Trong thiết bị sinh hơi, nước trong các ống sinh hơi nhận nhiệt đẳng áp đến sôi (quá trình 3-
4), hoá hơi (quá trình 4-5) và thành hơi quá nhiệt trong bộ quá nhiệt II (quá trình 5-1). Quá
trình 3-4-5-1 là quá trình hóa hơi đẳng áp ở áp suất p1 = const. Hơi ra khỏi bộ quá nhiệt II (ở
trạng thái 1) có thông số p1, t1 đi vào tuabin III, ở đây hơi dãn nở đoạn nhiệt đến trạng thái 2
(quá trình 1-2) và sinh công trong tuabin. Hơi ra khỏi tuabin có thông số p2, t2, đi vào bình
ngưng IV, ngưng tụ thành nước (quá trình 2-2’), rồi lại được bơm V bơm trở về lò. Quá trình
nén đoạn nhiệt trong bơm có thể xem là quá trình nén đẳng tích vì nước không chịu nén (thể
tích ít thay đổi).
7.2.1. Xác định hiệu suất nhiệt
l q − q2 q
Công thức chung: ηt = o = 1 = 1− 2
q1 q1 q1
Trong đó:
q1- lượng nhiệt nhận vào của chu trình. Quá trình 3-4-5-1 là quá trình đun nước đến
nhiệt độ sôi, hoá hơi và quá nhiệt cho hơi trong điều kiện áp suất không thay đổi cho nên q1 =
q3451 = ∆i = i1 – i3 = i1 – i3 (7-1)
q2- lượng nhiệt thải ra môi trường có nhiệt độ thấp. Quá trình 2-2’ là quá trình ngưng
hơi đẳng nhiệt, đẳng áp cho nên: q22’ = i2’ – i2. (7-2)
Công của chu trình là: lo = q1 − q 2 = i1 − i 2 (7-3)
lo i1 − i 2
Hiệu suất nhiệt của chu trình sẽ là: ηt = = (7-4)
q1 i1 − i3
7.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu suất của chu trình
Hiệu suất nhiệt của chu trình Rankine cũng có thể biểu thị bằng hiệu suất
chu trình Carnot tương đương:
T
ηmax
t = ηc = 1− 2 (7-5)
T1
Từ (7-5) ta thấy: hiệu suất nhiệt của chu trình khi giảm nhiệt độ trung bình T2tb của quá trình
nhả nhiệt trong bình ngưng hoặc tăng nhiệt độ trung bình T1tb của quá trình cấp nhiệt trong lò
hơi.
* Giảm nhiệt độ trung bình của quá trình nhả nhiệt T2tb
Hình 7-3 biểu diễn chu trình Rankine
có áp suất cuối giảm từ p2 xuống p2o,
khi nhiệt độ đầu t1 và áp suất đầu p1
không thay đổi. Khi giảm áp suất
ngưng tụ p2 của hơi trong bình ngưng,
thì nhiệt độ bão hòa ts cũng giảm theo,
do đó nhiệt độ trung bình T2tb của quá
trình nhả nhiệt giảm xuống. Theo (7-5)
thì hiệu suât nhiệt ηt của chu trình tăng
lên. Tuy nhiên, nhiệt độ ts bị giới hạn
bởi nhiệt độ nguồn lạnh (nhiệt độ nước
làm mát trong bình ngưng), do đó áp
suất cuối của chu trình cũng không thể
xuống quá thấp, thường từ 2 kPa đến
5kPa tùy theo điều kiện khí hậu từng Hình 7-3. Ảnh hưởng của áp suất cuối
vùng. Mặt khác, khi giảm áp suất p2
xuống thì độ ẩm của hơi ở các tầng cuối tuabin cũng giảm xuống, sẽ làm giảm hiệu suất và
tuổi thọ tuabin, do đó cũng làm giảm hiệu suất chung của toàn nhà máy.

116

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


* Nâng cao nhiệt độ trung bình của quá trình cấp nhiệt T1tb
Để nâng nhiệt độ trung bình của quá trình cấp nhiệt T1tb, có thể tăng áp suất đầu p1 hoặc nhiệt
độ đầu t1.

s s
Hình 7-4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đầu và áp suất đầu

- Hình 7- 4 biểu diễn chu trình Rankine có nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng từ t1 lên t10 khi áp suất
hơi quá nhiệt p1 và áp suất cuối p2 không đổi. Khi đó nhiệt độ trung bình T1tb của quá trình
cấp nhiệt 3451 tăng lên, do đó theo (7-4) thì hiệu suất nhiệt ηt của chu trình tăng lên.
- Hình 7-4 biểu diễn chu trình Rankine có áp suất đầu tăng từ p1 đến p10, khi nhiệt độ
hơi quá nhiệt t1 và áp suất cuối p2 không thay đổi. Nếu giữ nguyên nhiệt độ hơi quá nhiệt t1 và
áp suất cuối p2, tăng áp suất p1 thì nhiệt độ sôi của quá trình 4-5 tăng, do đó nhiệt độ trung
bình T1tb của quá trình cấp nhiệt 3451 cũng tăng lên trong khi T2tb giữ nguyên, dẫn đến hiệu
suất nhiệt ηt của chu trình tăng lên. Tuy nhiên, khi tăng áp suất p1 thì độ khô của hơi các tầng
cuối tuabin sẽ giảm, làm giảm hiệu suất và tuổi thọ tuabin. Khi tăng nhiệt độ đầu thì độ ẩm
giảm, nhưng tăng áp suất đầu thì độ ẩm tăng. Do đó trên thực tế người ta thường tăng đồng
thời cả áp suất và nhiệt độ đầu để tăng hiệu suất chu trình mà độ ẩm không tăng, nên hiệu suất
của chu trình Rankine thực tế sẽ tăng lên. Chính vì vậy, ứng với một giá trị áp suất đầu người
ta sẽ chọn nhiệt độ đầu tương ứng, hai thông số này gọi là thông số kết đôi.
7.3. Chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian
Muốn nâng cao hiệu suất nhiệt càng tăng áp suất p1 và giảm áp suất cuối p2, nhưng khi
đó độ ẩm của hơi nước ở các tầng cánh cuối của tuabin sẽ tăng, ảnh hưởng không tốt đến hiệu
suất, năng suất và độ bền của tuabin. Độ ẩm cho phép hiện nay không quá 14%. Nếu tăng t1
thì tăng được hiệu suất nhiệt, vừa giảm độ ẩm ở các tầng cánh cuối của tuabin, nhưng nhiệt độ
t1 bị hạn chế bởi độ bền vật liệu và chế độ vận hành nên hiện nay nhiệt độ không vượt quá
650oC. Để giảm bớt độ ẩm ta có thể sử dụng chu trình có quá nhiệt trung gian, hơn nữa nếu
chọn nhiệt độ quá nhiệt trung gian thích hợp có thể nâng cao hiệu suất của chu trình.
7.3.1. Hệ thống thiết bị và chu trình
Hệ thống thiết bị không khác mấy so với chu trình Rankine cơ bản, chỉ khác ở thiết bị
sinh hơi, ngoài bộ quá nhiệt còn có bộ quá nhiệt trung gian 1b để cấp nhiệt cho hơi nước sau
khi giãn nở trong phần tuabin cao áp 2a trước khi đi vào phần tuabin hạ áp 2b( hình 7-5).
Tương ứng, chu trình khác ở quá trình cấp nhiệt đẳng áp gồm giai đoạn 31’1’’1 giống như
trước, thêm giai đoạn ab. Quá trình giãn nở cũng chia thành hai giai đoạn 1a trong phần
tuabin cao áp và b2 trong phần tuabin hạ áp. Có thể giãn nở và gia nhiệt trung gian nhiều lần,
nhưng xét về kinh tế kỹ thuật thường dùng không quá hai lần.
7.3.2. Công, nhiệt lượng, hiệu suất và suất tiêu hao hơi
Công của chu trình có thể tính theo tổng đại số công giãn nở của các quá trình 31; ab;
b2 và 22’; hoặc tổng công kỹ thuật của các quá trình 2’3; 1a; b2 hoặc tổng đại số nhiệt lượng
của các quá trình 31; ab và 22’ kết quả được:

117

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Công của chu trình:
lo=( i1-ia) + (ib-i2) – (i3-i2’) ≈( i1-ia) + (ib-i2) vì coi i3=i2’ (7-6)
Nhiệt lượng cấp vào:
q1=(i1-i3)+(ib-ia) (7-7)
Nhiệt lượng thải ra:
q2=i2-i2’
Hiệu suất của chu trình:

ηT = 1 a
(i − i ) + ( ib − i2 ) (7-8)
( i1 − i3 ) + ( i b − ia )
Suất tiêu hao hơi:
1
d= ; (kg/kJ) (7-9a)
( i1 − i a ) + ( i b − i 2 )
3600
hoặc: d = ; (kg/kW.h) (7-9b)
( i1 − i a ) + ( i b − i 2 )

Hình 7-5. Sơ đồ thiết bị và chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian

7.4. Chu trình hồi nhiệt và chu trình trích hơi gia nhiệt nước cấp
Chu trình hồi nhiệt lý tưởng cũng có hiệu suất bằng hiệu suất của chu trình Carnot.
Chu trình khí thực trong phạm vi bão hòa, về mặt kỹ thuật có thể thực hiện chu trình hồi nhiệt
lý tưởng và hiệu suất nhiệt vẫn bằng hiệu suất nhiệt của chu trình Carnot, nhưng trong thực tế
vẫn rất khó thực hiện chu trình hồi nhiệt hoàn toàn, vừa giãn nở sinh công, vừa nhả nhiệt cho
môi chất; cho nên trong thực tế thường thay thế bằng chu trình trích hơi gia nhiệt nước cấp.
7.4.1. Hệ thống thiết bị và chu trình:
Thiết bị sinh hơi 1, bình ngưng 3, tuabin 2, chia thành ba giai đoạn: 2a-cao áp. 2b-
trung áp và 2c-hạ áp; ngoài bơm 4 còn thêm hai bơm 4a và 4b; hai bình gia nhiệt 5a và 5b
dùng hơi trích từ tuabin để gia nhiệt nước cấp.

Hình 7-6. Chu trình trích hơi gia nhiệt nước cấp
118

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nguyên lý làm việc của chu trình như sau:
1 kg nước cấp từ trạng thái 3a qua thiết bị sinh hơi 1 được cấp nhiệt đẳng áp theo quá trình
31’1’’1, tiếp đó vào tuabin 2, sau phần cao áp 2a thì trích ra g1 kg hơi đưa vào bình gia nhiệt
5a để tiến hành quá trình thải nhiệt đẳng áp 2a2’a cấp nhiệt cho (1-g1) kg nước cấp từ trạng
thái 3b đến 2’a.
(1-g1) kg hơi nước đi tiếp qua tuabin trung áp 2b để tiếp tục giãn nở đoạn nhiệt 2a2b sinh công,
lại trích tiếp g2 kg hơi ở áp suất p2b đưa vào bình gia nhiệt 5b, thải nhiệt cho nước cấp và
ngưng tụ thành nước 2’b và cấp nhiệt cho (1-g1-g2) kg nước cấp từ trạng thái 3 đến 2’b.
(1-g1-g2) kg hơi nước đi tiếp qua tuabin hạ áp 2c để tiếp tục giãn nở đoạn nhiệt đến áp suất p2,
đi vào bình ngưng 3, thải nhiệt ra môi trường bên ngoài theo quá trình 22’ và được bơm 4
bơm đoạn nhiệt theo quá trình 2’3; đưa vào bình gia nhiệt 5b được cấp nhiệt đẳng áp đến 32’b
rồi hỗn hợp với g2 kg nước ngưng trong bình gia nhiệt 5b tạo thành nước ở trạng thái 3b cùng
đi vào 5a để cấp nhiệt theo quá trình 3b2’a, tất cả qua bơm đến trạng thái 3a vào thiết bị sinh
hơi để kết thúc một chu trình.
Ở đây, cần dựa vào sự cân bằng nhiệt trong các bộ gia nhiệt 5a và 5b để tính lượng hơi trích
g1 và g2.
Trong bình gia nhiệt 5b, lượng nhiệt do g2 kg hơi trích thải ra trong quá trình ngưng tụ phải
vừa đủ để gia nhiệt (1-g1-g2) kg nước ngưng từ trạng thái 3 thành nước bão hòa 2’b, nghĩa là:
g2(i2b-i’2b) = (1-g1-g2)(i’2b-i3)
Trong bình gia nhiệt 5a, lượng nhiệt do g1 kg hơi trích thải ra trong quá trình ngưng tụ phải
vừa đủ gia nhiệt (1-g1) kg nước từ trạng thái 3b thành nước bão hòa ở trạng thái 2’a.
Ta có:
g1(i2a-i’2a) = (1-g1)(i’2a-i3b)
Từ đó rút ra:
i' − i
g1 = 2a 3b (7-10a)
i 2a − i3b
i '2b − i 3
và: g2 = (7-10b)
i 2b − i 3

7.4.2. Công, nhiệt lượng, hiệu suất và suất tiêu hao hơi
Công sinh ra trong các quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong các cấp tuabin:
lo=1( i1-i2a) + (1-g1)(i2a-i2b) +(1-g1-g2)(i2b-i2)
Nếu đặt g=1-g1-g2 ta được:
lo = i1 – i2ag1 –i2bg2 –i2g (7-11a)
Công dùng để bơm thường rất nhỏ nhưng có thể tính:
lb = (1-g1-g2)(i3b-i2)+(1-g1)(i3a-i’2b) + 1.(i3 –i’2a)
Nhiệt lượng cấp vào:
q1=(i1-i3)≈i1-i’2a (7-11b)
Nhiệt lượng thải ra:
q2= (1-g1-g2)(i2-i’2) (7-11c)
Hiệu suất của chu trình:
l i −i g −i g −i g
ηT = o = 1 2a 1 2b 2 2 (7-12a)
q1 ( i1 − i3 )
Suất tiêu hao hơi:
1 1
d= = ; (kg/kJ) (7-12b)
lo i1 − i 2a g1 − i 2b g 2 − i 2g
Chu trình gia nhiệt nước cấp được dùng khá rộng rãi vì:

119

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1. Có thể nâng cao hiệu suất nhiệt của chu trình, áp suất đầu càng cao, số lần gia nhiệt
càng nhiều thì hiệu quả càng cao, nhưng thiết bị phức tạp hơn nên thường chọn 3 đến
5 lần, hiện đại có thể đến 10 lần.
2. Giảm được kích thước của tuabin ở các tầng cánh cuối vì lượng hơi nước đi qua giảm.
3. Có thể giảm hoặc bỏ hẳn bộ hâm nước.
7.5. Nhà máy điện dùng chu trình kết hợp Tuabin khí - hơi
7.5.1. Sơ đồ thiết bị và nguyên lý hoạt động
Chu trình hỗn hợp là một chu trình ghép, gồm chu trình Rankine hơi nước và chu trình
Tuabin khí. Sơ đồ thiết bị và đồ thị T-s của chu trình được thể hiện trên hình 7-7. Hệ thống
thiết bị bao gồm: thiết bị sinh hơi 1 (buồng đốt); tuabin hơi nước 2; bình ngưng hơi 3; bơm
nước cấp 4; bộ hâm nước 5; tuốc bin khí 6; máy nén không khí 7.

Hình 7-7. Chu trình kết hợp tuabin khí - hơi

Nguyên lý làm việc của chu trình thiết bị như sau: Không khí được nén đoạn nhiệt
trong máy nén 7 đến áp suất và nhiệt độ cao, được đưa vào buồng đốt 1 cùng với nhiên liệu và
cháy trong buồng đốt dưới áp suất cao, không đổi. Sau khi nhả một phần nhiệt cho nước trong
dàn ống của buồng đốt 1, sản phẩm cháy đi vào tuabin khí 6, giãn nở sinh công. Ra khỏi tua
bin khí, sản phẩm cháy có nhiệt độ còn cao, tiếp tục đi qua bộ hâm nước 5, gia nhiệt cho nước
rồi thải ra ngoài.
Nước được bơm 4 bơm qua bộ hâm nước 5, vào dàn ống của buồng đốt 1. Ở đây nước
nhận nhiệt và biến thành hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt đi vào tuabin hơi 2, giãn nở đoạn nhiệt
và sinh công. Ra khỏi tuabin, hơi đi vào bình ngưng 3 nhả nhiệt đẳng áp, ngưng tụ thành nước
rồi được bơm 4 bơm trở về lò, lặp lại chu trình cũ.
Đồ thị T-s của chu trình nhiệt được biểu diễn trên hình 7-7. Nhiệt lượng do nhiên liệu
cháy tỏa ra trong quá trình b-e chia thành hai phần: một phần dùng để sản xuất hơi nước trong
thiết bị sinh hơi 1, một phần cấp cho tuốc bin khí 6; a-b: quá trình nén đoạn nhiệt không khí
trong máy nén khí 7; b-c: quá trình cấp nhiệt (cháy) đẳng áp trong buồng đốt 1; c-d: quá trình
giãn nở đoạn nhiệt sinh công trong tuốc bin khí 6; d-a: quá trình nhả nhiệt đẳng áp trong bộ
hâm nước 5; 3-1’-1”-1: quá trình nước nhận nhiệt đẳng áp trong bộ hâm 5 và buồng đốt 1;
1-2; 2-2’; 2’-3 là các quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong tuốc bin, ngưng đẳng áp trong bình
ngưng, nén đoạn nhiệt trong bơm như ở chu trình Rankine.
7.5.2. Tính nhiệt, công và hiệu suất của chu trình
Ta tính ứng với 1 kg hơi nước. Để lượng nhiệt thải ra của tuabin khí đủ gia nhiệt nước
cấp đến trạng thái 4, khi dùng 1 kg hơi nước cần dùng m kg sản phẩm cháy tính theo phương
trình cân bằng nhiệt:
m(id –ia) = i4 – i3
i −i
m= 4 3 (7-13)
id − ia

120

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nhiệt lượng cấp vào là nhiệt lượng cấp cho tuabin khí theo quá trìn b-c và gia nhiệt
đẳng áp cho hơi nước theo quá trình 41’1’’1:
q1 = (i1 – i4) + m(ic –ib) (7-14a)
Nhiệt lượng thải ra là của quá trình 22’:
q2 = i2 – i2’ (7-14b)
Nhiệt lượng do quá trình d-a thải ra cung cấp để hâm nước theo quá trình 34 nên
không tính vào nhiệt lượng trao đổi với nguồn.
Công của chu trình có thể vẫn tính theo: lo = q1 − q 2 , nhưng để rõ thêm ý nghĩa vật lý, ta tính
theo công thức của từng chu trình ứng với 1 kg hơi nước:
lo = [(i1 – i2) +m(ic – id)]-[( i4 – i3)+m(ib –ia)] (7-14c)
Hiệu suất nhiệt của chu trình kết hợp là:
l (i − i ) + m(ic − id ) − (i 4 − i3 ) − m(i b − ia )
ηt = o = 1 2 (7-15)
q1 (i1 − i 4 ) + m(i c − i b )
7.6. Chu trình làm lạnh dùng máy nén hơi
* Như ở trên đã giới thiệu: để nhận được lạnh theo phương pháp nhân tạo từ xưa tới
nay có rất nhiều cách. Riêng thiết bị làm lạnh có rất nhiều loại:
Thiết bị lạnh dùng máy nén (hơi và khí ), thiết bị lạnh kiểu hấp thụ, máy lạnh kiểu
phun (ejecto), thiết bị lạnh kiểu nhiệt điện ...
* Nhưng nói đến thiết bị lạnh ta phải quan tâm trước tiên đến loại thiết bị lạnh dùng
máy nén, nhất là thiết bị lạnh dùng máy nén hơi. Thiết bị lạnh nén hơi chiếm 90% đến 95%
tổng số thiết bị lạnh.
Sở dĩ thiết bị lạnh nén hơi chiếm vị trí quan trọng như vậy vì chúng có những ưu điểm
cơ bản sau:
- Ứng dụng thuận lợi vào mọi trường hợp có nhu cầu về lạnh
- Tổ hợp máy nén động cơ gọn nhẹ đơn giản
- Khoảng nhiệt độ và công suất lạnh gần như không giới hạn, đáp ứng mọi nhu cầu
khác nhau.
- Thiết bị làm việc với độ an toàn, tin cậy cao, có khả năng tự động hoá cao v.v...
* Để đánh giá hiệu quả của một chu trình ngược chiều người ta dùng hệ số làm lạnh ε.
Chu trình ngược chiều Carnot là chu trình có hệ số làm lạnh cao nhất so với các chu trình
khác có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh
- Với chu trình Carnot ta có hệ số làm lạnh:
T2
ε C=
T1 − T2
Trong đó:
- T1 là nhiệt độ nguồn nóng (nhiệt độ quá trình ngưng hơi - nhả nhiệt cho nên ở
đây ta ký hiệu là Tk).
- T2 là nhiệt độ nguồn lạnh (trong bình bốc hơi chất môi giới nhận nhiệt của
nguồn lạnh bay hơi ta ký hiệu là T0).
T0
Do đó: ε C=
Tk − T0

121

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hệ số làm lạnh của chu trình Carnot là lớn nhất nên được coi là hệ số làm lạnh lý
tưởng và được dùng để so sánh hiệu quả của các chu trình ngược chiều khác nhau. Để làm
điều đó người ta đưa ra khái niệm hiệu suất execgi (hiệu suất hữu ích có thể đạt được) ta ký
hiệu là ν:
ε Tk − T0
ν= = ε.
εC T0
Trong đó: - ε - hệ số làm lạnh của chu trình thực tế.
- εC - hệ số làm lạnh của chu trình Carnot (chu trình lý tưởng).
7.6.1. Chu trình Carnot
Chu trình ngược chiều Carnot là chu trình có hệ số làm lạnh εC là lớn nhất nhưng
trong thực tế người ta không sử dụng nó vào thiết bị làm lạnh vì nó có những nhược điểm sau:
- Để thực hiện hai quá trình hoá hơi đẳng nhiệt và nhả nhiệt đẳng nhiệt phải thực hiện
chu trình hoàn toàn trong vùng hơi bão hoà (như hình vẽ).
- Trạng thái 1 của môi chất (trước khi được nén
đoạn nhiệt) là hơi bão hoà ẩm. Độ ẩm của nó phải T
điều chỉnh sao cho để cuối quá trình nén có trạng K
thái 2 là hơi bão hoà khô. Mặt khác việc nén hỗn hợp
3 qk 2
vừa hơi và nước là điều rất khó khăn, cả hai đều rất Tk
khó thực hiện.
- Quá trình 3-4: giãn nở đoạn nhiệt đòi hỏi phải To
có xy lanh giãn nở, tuy có sinh ngoại công nhưng 4 qo 1
thiết bị cồng kềnh phức tạp, chi phí đầu tư lớn.
Chu trình ngược chiều dùng cho máy nén
s
hơi là một chu trình đã được cải tiến:
+ Máy nén: nén hơi bão hoà khô
+ Xy lanh giãn nở được thay bằng thiết bị tiết lưu
Đối với thiết bị làm lạnh môi chất là khí thực trong khoảng nhiệt độ thường gặp quá trình tiết
lưu làm áp suất và nhiệt độ môi chất giảm.
Như vậy, thiết bị này rất đơn giản vận hành thuận lợi, giá thành hạ. Nó được gọi là chu
trình thiết bị làm lạnh khô dùng chủ yếu cho môi chất là Amoniac.
Trạng thái 1 của môi chất luôn là hơi bão hoà khô, việc tách ẩm nhờ thiết bị tách ẩm bố trí
giữa máy nén và bình bốc hơi (buồng lạnh).

122

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


7.6.2. Chu trình làm lạnh khô:
a. Sơ đồ thiết bị:
NT
TL: Thiết bị tiết lưu.
MN: Máy nén.
TL MN
NT: Bình ngưng tụ.
BH: Bình bốc hơi.
BH
b. Đồ thị (T - s) và (lgp - i)
lgp
T K 2
2' K
3
3 2''

4 i= const T0p0 S1 =const


1 4 1
4'
q0

5 6 7 s i

Hình 7-8. Chu trình làm lạnh khô

Chu trình khô gồm các quá trình sau:


1-2: Nén đoạn nhiệt (s1 = s2) xảy ra trong vùng hơi quá nhiệt.
2-2': Nhả nhiệt đẳng áp nhiệt độ giảm từ t2 xuống tk (nhiệt độ ngưng tụ ở áp suất pk).
2'-3: Quá trình ngưng hơi đẳng áp, đẳng nhiệt trong bình ngưng hơi nhả nhiệt cho môi
trường không khí hoặc nước làm mát.
3-4: Quá trình tiết lưu môi chất lỏng i3 = i4, áp suất giảm từ pk xuống po. Quá trình tiết
lưu là đoạn nhiệt không thuận nghịch nên entropi tăng s4 > s3
4-1: Quá trình hoá hơi đẳng áp, đẳng nhiệt nhận nhiệt của vật cần làm lạnh.
* Năng suất lạnh riêng:
Nhiệt lượng 1(kg) môi chất nhận được trong buồng lạnh (ứng với quá trình hoá hơi ) được gọi là năng
suất lạnh riêng của chu trình kí hiệu là qo:
qo = i1 - i4 ; (kJ/kg) (7-16)
* Năng suất lạnh của thiết bị :
Qo = m.qo (Kw)
m: khối lượng môi chất lạnh được nén trong một đơn vị thời gian 1(giây)
*Công nén đoạn nhiệt:
Công của chu trình:
lo = qk - qo (7-17)
Trong đó:
qk: nhiệt lượng của 1(kg) môi chất nhả cho nguồn nóng trong bình ngưng.
qk = i2 - i3
123

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


lo = qk - qo = i2 - i3 - (i1 - i4) = i2 - i1
do i3 = i4 (3-4: là quá trình tiết lưu)
Công nén đoạn nhiệt:
Ns = m.l = m(i2 – i1)
* Hệ số làm lạnh của chu trình khô:
qo i −i i1 − i3
ε= = 1 4 = (7-18)
l i2 − i1 i 2 − i1
Vì qo < qoC
lo > loC
Trên đồ thị T-s :
qoC- Biểu diễn bằng dt(4'571) < qo- Biểu diễn bằng dt(4671)
Do đó:
ε < εC
* Hiệu suất execgi của chu trình :
ε
ν = <1 (7-19)
εC
Trong đó:
εC - hệ số làm lạnh của chu trình Carnot
Ví dụ 1
Một máy lạnh nén hơi có hiệu suất execgi ν = 0,8 năng suất lạnh Qo = 10(Kw), to = -10oC,
tk = 30oC. Xác định hệ số làm lạnh ε và công nén đoạn nhiệt Ns.
Giải:
Từ biểu thức:
ε To 263
ν= → ε = νε c = ν = 0,8. = 5,26
εc Tk − To 303 − 263
qo Q o Q 10
ε= = → Ns = o = = 1,9(Kw )
lo Ns ε 5,26
Ví dụ 2:
Một chu trình máy lạnh nén hơi
lgp
làm việc ở nhiệt độ ngưng tụ tk = 30oC và
nhiệt độ bay hơi to = - 10oC môi chất là
amoniac. Hãy xác định các thông số áp K
suất, nhiệt độ, entanpi, entropi của các C
điểm nút của chu trình . Hệ số lạnh và hiệu B 2
suất execgi cho hai trường hợp:
a. Chu trình Carnot ngược chiều D 4 A 1
b. Chu trình khô
Giải
+Với chu trình Carnot:
Sử dụng đồ thị lgp-i:
i
124

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chu trình Carnot : abcd
Chu trình khô :1234
* Điểm B và C lần lượt là giao điểm của đường tk = 30oC với đường giới hạn x = 1 và x = 0
* Điểm A và điểm D là giao điểm của đường to = -10oC với đường đoạn nhiệt qua B
và đường đoạn nhiệt qua C.
+ Tương tự ta xác định các điểm 1, 2, 3, 4 của chu trình khô. Sau khi xác định được
các điểm ABCD&1, 2, 3, 4 trên đồ thị lgp - i ta có trị số tại các điểm trên:
Chu trình Carnot Chu trình khô
o
Trạng P tC i s Trạng P toC i s
thái (MPa) (kj/kg) (kj/kgoK) thái (MPa) (kj/kg) (kj/kgoK)
A 0,29 -10 1620 5,3 1 0,29 -10 1748 5,77
B 1,17 30 1780 5,3 2 1,17 87 1940 5,77
C 1,17 30 635 1,48 3 1,17 30 635 1,48
D 0,29 -10 625 1,48 4 0,29 -10 635 1,55

Hệ số làm lạnh của chu trình Carnot:


To 263
εC = = = 6,6
Tk − To 303 − 263
Hoặc :
i A − iD
εC = = 6,6
(iB − iC ) − (i A − iD )

Hệ số làm lạnh của chu trình khô:


i1 − i 4
ε= = 5,8
i 2 − i1
Hiệu suất execgi:
ε 5,8
ν= = = 0,88
ε C 6,6
7.6.3. Chu trình quá lạnh - quá nhiệt
a/ Khái niệm
Chu trình được gọi là quá lạnh khi nhiệt độ của môi chất lỏng trước khi đi
vào van tiết lưu nhỏ hơn nhiệt độ ngưng tụ (tk) và gọi là chu trình quá nhiệt khi nhiệt độ
hơi hút về máy nén lớn hơn nhiệt độ bay hơi( to ). Trạng thái của hơi hút nằm trong vùng
hơi quá nhiệt.
Để khắc phục các mặt hạn chế của chu trình khô (mất đi phần công giãn nở do việc
thay xylanh giãn nở bằng van tiết lưu) và tăng nhiệt độ của môi chất cuối quá trình nén ở tỉ số
nén đã cho, người ta tiến hành làm lạnh môi chất trước khi vào van tiết lưu(quá lạnh) và quá
nhiệt cho môi chất trước khi được hút vào máy nén.
* Quá trình quá lạnh môi chất
Nguyên nhân quá lạnh có thể do:
- Có bố trí thiết bị quá lạnh lỏng sau thiết bị ngưng tụ.

125

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Thiết bị ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt ngược dòng nên môi chất lạnh được quá
lạnh ngay ở thiết bị ngưng tụ.
- Do môi chất toả nhiệt ra môi trường trên đoạn đường ống từ thiết bị ngưng tụ đến
van tiết lưu.
Trên đồ thị quá trình quá lạnh đẳng áp (pk = const) được biểu diễn bằng đoạn 3’-3 (do
quá trình đẳng áp trên đồ thị T-s vùng chưa sôi trùng với đường giới hạn dưới x = 0). Rõ ràng
thấy rằng việc quá lạnh cho môi chất trước van tiết lưu tăng năng suất lạnh của chu trình lên
một lượng biểu diễn bằng diện tích(544’6) còn công tiêu tốn không thay đổi.
*Quá trình quá nhiệt môi chất:
Việc quá nhiệt cho môi chất trước khi được hút vào máy nén được tiến hành do:
- Sử dụng van tiết lưu nhiệt, hơi ra khỏi thiết bị bay hơi bao giờ cũng có một độ quá
nhiệt nhất định.
- Do tải nhiệt quá lớn và thiếu lỏng cấp cho thiết bị bay hơi.
- Do tổn thất lạnh trên đường ống từ thiết bị bay hơi đến máy nén.
Qk

3'
2'
NT

QL
3 MN
TL BH 1

4 1'
Qo

T
2
lgp
3’ 2'
∆tql ∆tql
1
3 2'
∆tqn 3 3'
2
4 4' 1'

4 4' 1
∆qo 1' ∆tqn

5 6 s i
Hình 7-9. Chu trình làm lạnh quá lạnh – quá nhiệt

TL: van tiết lưu; QL: thiết bị quá lạnh môi chất; BH: bình bốc hơi;

126

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


MN: máy nén
Quá trình 1 - 1' độ quá nhiệt hơi hút
3 - 3' độ quá lạnh lỏng trước khi vào van tiết lưu
Độ quá nhiệt hơi hút :
∆tqn = t1 - t1' = t1 - to (7-20a)
Độ quá lạnh lỏng:
∆tql = t3' - t3 = tk- t3 (7-20b)
So sánh với chu trình khô ta thấy:
- Do có độ quá nhiệt hơi hút nên công nén riêng lớn hơn chút
ít ,năng suất hút cũng giảm chút ít do có thể tích riêng v tăng. Công nén riêng l = i2- i1
- Do có độ quá lạnh lỏng nên năng suất lạnh riêng tăng một khoảng ∆qo.
Năng suất lạnh riêng:
qo = i1' - i4
Nếu nhiệt độ buồng lạnh cao hơn t1 hoặc thiết bị bay hơi là ngược dòng có thể tính:
qo = i1 - i4
b/ Tính toán
Đồ thị: T-s và lgp-i
T
2
lgp
3’ 2'
∆tql ∆tql
1
3
∆tqn 3 3' 2'
2
4 4' 1'

4 4' 1
∆qo 1' ∆tqn

b c c’ a s i
- Đồ thị: T -s
+ Quá trình 1-2: nén đoạn nhiệt môi chất lạnh (môi chất ở trạng thái hơi quá nhiệt ).
+ Quá trình 2-3: nhả nhiệt đẳng áp cho môi trường trong bình ngưng (2-2’: làm lạnh
hơi quá nhiệt, 2’-3’: ngưng hơi, 3’-3: quá trình quá lạnh môi chất lỏng)
+ Quá trình 3-4: tiết lưu môi chất lỏng (entanpi không đổi)
+ Quá trình 4-1: nhận nhiệt của môi chất và hoá hơi(4-1’) sau đó quá nhiệt môi chất
(1-1’).
Trên đồ thị T-s ta thấy: năng suất lạnh q0 được biểu diễn bằng diện tích (c41a), nhiệt môi chất
nhả trong bình ngưng qk biểu diễn bằng diện tích (a23b), công tiêu tốn để thực hiện chu trình
lo được biểu diễn bằng diện tích (c4123b).
Bằng các diện tích trên đồ thị T-s ta thiết lập được các cân bằng sau:
qo + lo = qk
- Đồ thị lgp-i:
Nhiệt môi chất nhả ra (ngưng hơi đẳng áp), nhận vào (hoá hơi), công được xác
định theo các hiệu số của entanpi tại các điểm đặc trưng cho từng chu trình:
qo = i1 - i4 ; qk = i2 - i3 ; lo = i2 - i1

127

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trên đồ thị lgp - i : qo, qk , lo được biểu diễn bằng các đoạn thẳng trên trục hoành
Thực tế, quá trình quá nhiệt hoá hơi (1’-1) thường được thực hiện trong bình bốc
hơi, trên đoạn ống dẫn từ bình bốc hơi tới máy nén. Như vậy, hiệu quả làm lạnh được
thực hiện chỉ bởi quá trình hoá hơi 4-1’. Do đó, năng suất lạnh thực tế qo = i1’ - i4 . Hơn
nữa với môi chất amoniac hiệu quả quá nhiệt là không đáng kể cho nên có thể bỏ qua. Tức
là, ta thừa nhận hơi đi ra khỏi bình bốc hơi là hơi bão hoà khô. Với các máy dùng môi chất
là Freon nhất thiết phải tính đến độ quá nhiệt hơi vì với các máy loại này người ta đưa
vào một thiết bị trao đổi nhiệt giữa hơi ra khỏi bình bốc hơi và môi chất lỏng đi vào van
tiết lưu. Vì vậy, độ quá nhiệt có thể đạt tới 300C. Như vậy, một cách gần đúng năng suất
lạnh trong trường hợp này qo = i1 - i4 và lượng nhiệt môi chất nhả ra trong bình ngưng chỉ
là: qk = i2 - i3, còn công nén vẫn là lo = i2 - i1
Thông thường chu trình máy lạnh nén hơi được xác định bởi 4 nhiệt độ:
- Nhiệt độ sôi to của ,môi chất trong bình bốc hơi
- Nhiệt độ ngưng tụ tk của môi chất trong bình ngưng
- Độ quá lạnh của môi chất lỏng trước van tiết lưu tql
- Độ quá nhiệt của hơi được hút vào máy nén tqn
Ví dụ 3:
Cho chu trình làm lạnh nén hơi một cấp môi chất là freon R12 nhiệt độ t 0 = -20 0 C,
t k = 35 0 C, t ql = 30 0 C, t qn = -5 0 C. Biểu diễn chu trình trên đồ thị T-s và lgp-i. Xác
định các thông số của môi chất lạnh tại các điểm nút của chu trình.
Bài giải
* Đồ thị:

T
2
lgp
3’ 2'
∆tql ∆tql
1
3 2'
∆tqn 3 3'
2
4 4' 1'

4 4' 1
∆qo 1' ∆tqn

b c c’ a s i
Để thuận lợi ta bắt đầu từ việc kẻ đường t0 = -200C. Đường này trong vùng bão hoà
trùng với đường p0 = 0,151MPa ( tra bảng hơi freon bão hoà). Trong vùng hơi bão hoà đường
t0 = -20oC cắt đường giới hạn trên x = 1 tại điểm 1’(hơi bão hoà khô ). Hơi bão hoà khô được
quá nhiệt theo đường po =const ( đường thẳng song song với trục i trên đồ thị lgp-i). Trạng
thái hơi quá nhiệt đi vào máy nén được biểu diễn bằng điểm 1 (là giao điểm của đường p =
0,155MPa và đường tqn = -5oC). Trạng thái hơi cuối quá trình nén được biểu diễn bằng điểm 2
(là giao điểm của đường s = 4,6 (Kj/kg.độ) qua điểm 1 với đường đẳng áp pk = 0,846 MPa
(tra bảng hơi freon bão hoà tương ứng với tk = 35oC) trùng với đường đẳng nhiệt trong vùng
hơi bão hoà. Điểm 2’ là giao điểm của đường x = 1 và đường pk = const ( biểu diễn trạng thái
hơi bão hoà khô ). Điểm 3’ nằm trên đường x = 0( biểu diễn trạng thái môi chất lỏng sôi).
Điểm 3 ( trạng thái môi chất lỏng quá lạnh ) là giao điểm của đường đẳng nhiệt tql = 300C và

128

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đường pk = const. Điểm 4 ( trạng thái môi chất sau tiết lưu) là giao điểm của đường i = 429
(kJ/kg) qua điểm 3 và đường po = 0,151MPa.
Sau khi đã xác định được các điểm 122’3’34 trên đồ thị lgp-i và T-s ta có thể xác
định 5 thông số trừ thể tích riêng của môi chất lỏng ở các điểm 3 và 3’( ta có thể tìm
chúng bằng cách tra bảng hơi freon bão hoà).
Tuy vậy, đơn giản và chính xác hơn ta nên dùng bảng hơi quá nhiệt và hơi bão hoà để
xác định các thông số. Theo bảng hơi bão hoà ta xác định được p0 , pk và các thông số khác tại
các điểm 1’ 2’ 3’ dựa vào to = -20oC, tk = 35oC. Cũng theo bảng này ta xác định được các
thông số của môi chất lỏng ở trạng thái 3 theo t = 30oC nhưng lưu ý là áp suất ở điểm 3:
pk = p3 chứ không phải là trị số tra theo t = 30oC. Theo bảng hơi quá nhiệt ta tra ra các thông
số tại điểm 1 và 2.
Điểm 1 được xác định bởi 2 thông số: po = 0,151MPa và tqn = -5oC. Điểm 2 được xác định bởi 2
thông số pk = 0,846MPa và s = 4,6 (kj/kg.độ).
Trị số các thông số tại các điểm nút của chu trình được biểu diễn trong bảng dưới đây
Các điểm Các thông số
o
p( MPa) t( C) v(m3/kg) i(kj/kg) s(kj/kg.độ)
1’ 0,151 -20 0,109 542,96 4,57
1 0,151 -5 0,117 551,96 4,60
2 0,846 60 0,024 584,81 4,60
2’ 0,846 35 0,021 556,64 4,55
3’ 0,846 35 0,00079 434,09 4,12
3 0,846 30 0,00077 429,08 4,09
4 0,151 20 0,03 429,08 4,10

Từ các thông số trong bảng trên ta có thể tính được các đại lượng sau:

- Năng suất lạnh: qo = i1 - i4 = 551,96 - 429,08 = 122,88(kj/kg)

- Lượng nhiệt môi chất nhả ra trong bình ngưng:


qk = i2 - i3 = 584,81 - 429,08 = 155,73(kj/kg)
- Công nén 1(kg) môi chất của chu trình:
lo = i2 - i1 = 584,81 - 551,96 = 32,85 (kj/kg)

129

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 8
NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC
8.1. Ứng dụng định luật nhiệt động một cho các phản ứng hóa học
8.1.1. Khái niệm
Trước đây ta nghiên cứu các quá trình nhiệt động của môi chất, khi mà các thành phần
hóa học của chúng không thay đổi (không xảy ra phản ứng hóa học). Thực tế trong các thiết bị
năng lượng có những quá trình trong đó có xảy ra phản ứng hóa học. Ví dụ: quá trình cháy
nhiên liệu trong buồng đốt (lò hơi, tuabin khí) hay trong xylanh (động cơ đốt trong). Trong
quá trình cháy, khi ở nhiệt độ cao còn xảy ra quá trình phân ly (phản ứng ngược chiều) các
phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn. Trong các thiết bị bốc hơi, thiết bị làm lạnh
của máy lạnh cũng có các phản ứng hóa học xảy ra.
Trong phần trước, trạng thái của môi chất được xác định khi biết hai thông số trạng
thái độc lập, ở đây phải biết ba thông số. Ngoài các thông số trạng thái đã biết trước đây, còn
thêm một thông số nữa đó là nồng độ, thường được ký hiệu là C. Nồng độ là lượng vật chất
(mol, …) chứa trong một đơn vị thể tích (m3). Thực tế, với các phản ứng hóa học đáng chú ý
là các quá trình đẳng tích-đẳng nhiệt (phản ứng xảy ra trong hệ kín), quá trình đẳng áp-đẳng
nhiệt (phản ứng xảy ra trong hệ hở). Ở đây cần chú ý rằng, sự không đổi của các thông số chỉ
tính ở trạng thái đầu và cuối, còn các giá trị trung gian có thể khác nhau.
Trong chương này, nội năng của các chất bao gồm nội nhiệt năng và nội hóa năng (không kể
đến các dạng nội năng khác). Tuy nhiên, như đã nói, khi chỉ nghiên cứu tới các quá trình đẳng
nhiệt thì biến đổi nội năng xem như bằng không. Vậy, khái niệm nội năng ở đây ám chỉ nội
hóa năng. Trong các phản ứng hóa học ngoài công thay đổi thể tích, công kỹ thuật, hệ còn có
thể thực hiện công khác như cơ năng, điện năng,… Tuy nhiên, ở đây ta không xét tới các dạng
công khác đó.
Trong phần này ta sẽ quy ước dấu của nhiệt lượng Q trong các phản ứng hóa học
giống như trong các sách hóa học thường dùng (ngược với quy ước dấu trong các phần trước
đã học). Đó là: phản ứng tỏa nhiệt Q > 0 (trước đây là nhiệt lấy ra nên có giá trị âm); phản
ứng thu nhiệt Q < 0 (trước đây là nhiệt đem vào có giá trị dương).
8.1.2. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng là lượng nhiệt lớn nhất mà hệ (các chất tham gia phản
ứng) trao đổi với môi trường, ở đây chính là lượng nhiệt trong phản ứng hóa học sinh ra (hoặc
hấp thụ) một cách thuận nghịch và không thực hiện công ngoài với môi trường.
Theo phương trình định luật nhiệt động I dạng tổng quát, khi ký hiệu nhiệt với các quy ước
dấu của nó là Q’, ta có:
Q ' = ∆W + l n12 (a)
Ở đây theo định nghĩa nhiệt phản ứng, ta có ln12 = 0 và với cách quy ước dấu mới
ngược với cũ, ta có Q’ = -Q. Vậy từ (a) ta có biểu thức xác định nhiệt phản ứng:
−Q = ∆W hay Q = −∆W = W1 − W2 (b)
Ở đây:
W1 – năng lượng toàn phần của chất tham gia phản ứng
W2 – năng lượng toàn phần của sản phẩm phản ứng.
Từ (b) ta thấy nhiệt sinh ra do sự giảm năng lượng toàn phần của hệ.
Với quá trình đẳng tích - đẳng nhiệt (hệ kín), ta có ∆W = ∆U , vậy từ (b) ta có:
QV = U1 − U 2 (8-1)
Với quá trình đẳng áp - đẳng nhiệt (hệ hở), ta có ∆W = ∆I (khi bỏ qua động năng và thế
năng), vậy từ (b) ta có:
Qp = I1 − I 2 (8-2)

Ta biết rằng I = U – pV, khi p = const thì ∆I = ∆U + p∆V .


Vậy từ (8-2) ta có:

130

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


QP = − ( I 2 − I1 ) = −∆I = −∆U − p∆V
QP = U1 − U 2 − p ( V2 − V1 ) (8-3)
QP = Q V − p ( V2 − V1 )
Biểu thức trên nêu lên mối quan hệ giữa nhiệt phản Qp và Qv.
Ta có thể biến đổi (8-3) như sau: gọi số mol của các chất tham gia phản ứng là n1, số mol của
các chất tạo thành sau phản ứng là n2 (chỉ tính cho các chất khí không kể đến chất lỏng và
chất rắn). Biến đổi số mol ∆n = n 2 − n1 . Khi coi các khí trong phản ứng là khí lý tưởng, ta có
phương trình trạng thái của khí trong phản ứng p = const, T = const như sau:
pV1 = n1R µ T
pV2 = n 2 R µ T
Từ đây ta có:
p ( V2 − V1 ) = ( n 2 − n1 ) R µ T = ∆nR µ T (c)
Khi thế (c) vào (12-3) ta có:
Qp = Q v − ∆nR µ T (8-4)
Từ (8-4) ta nhận thấy ở nhiệt độ càng lớn thì sự khác nhau giữa giá trị Qp và Qv càng nhiều.
Khi ∆n = 0 ta có Qp = Q v ; khi ∆n > 0 thì Qp < Q v và khi ∆n < 0 thì Qp > Q v .
Ta lấy vài ví dụ:
Ví dụ 1: C + O2 = CO2
Trong phản ứng này số mol các chất tham gia phản ứng n1 = 1 (không kể chất cacbon vì là thể
rắn), và số mol các chất tạo thành n2 = 1. Vậy, ∆n = n 2 − n1 = 0 và ta có:
Qp = Q v
Ví dụ 2: 2C + O2 = 2CO2
Trong phản ứng này n1 = 1; n2 = 2. Vậy ∆n = 1 và ta có:
Qp = Q v − R µ T
Nghĩa là Qp < Q v
Ví dụ 3: 2H2 + O2 = 2H2O
Ở đây: n1 = 2 + 1 = 3; n2 = 2. Vậy ∆n = 2 − 3 = −1 và ta có:
Qp = Q v + R µT
Nghĩa là Qp > Q v
8.1.3. Định luật Ghex
Năm 1840 nhà bác học Ghex người Nga tìm ra quy luật về sự độc lập của hiệu ứng
nhiệt của quá trình phản ứng hóa học. Định luật Ghex phát biểu như sau:
“Hiệu ứng nhiệt của quá trình phản ứng hóa học được xác định bởi trạng thái đầu, trạng thái
cuối mà không phụ thuộc vào những trạng thái trung gian của hệ.”
Từ định luật này ta suy ra:
a. Hiệu ứng nhiệt phân hủy một hợp chất nào đó đúng bằng hiệu ứng nhiệt khi tạo thành
nó nhưng có dấu ngược lại. (Nghĩa là hiệu ứng nhiệt của phản ứng theo chiều thuận và
chiều ngược bằng nhau nhưng ngược dấu). Ta có:
aA+bB → cC + dD + Q1
cC + dD → aA + bB + Q 2
Ở đây: Q1 = −Q 2
b. Nhiệt cần để tạo nên một chất nào đó không phụ thuộc vào quá trình tạo nên chất đó.
Ví dụ:
C + O 2 = CO 2 + Q
2C + O2 = 2CO 2 + Q1

131

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2CO + O 2 = 2CO 2 + Q 2
Ở đây ta có: Q = Q1 + Q2
c. Hệ hóa học từ trạng thái ban đầu A có thể chuyển đến trạng thái B bằng những cách
khác nhau, ví dụ ACDB hay AEB (hình 12.1), thì tổng hiệu ứng nhiệt theo các cách sẽ
bằng nhau. Ta có:
Q1 + Q 2 + Q3 = Q4 + Q5
d. Khi hai phản ứng xảy ra từ những trạng thái ban đầu khác nhau A và B (hình 12.2)
nhưng cùng đến trạng thái cuối C, hiệu số hiệu ứng nhiệt của chúng bằng hiệu ứng
nhiệt khi chuyển từ trạng thái đầu A đến trạng thái đầu B. Thật vậy, heo quy luật (c)
vừa nêu trên, ta có:
Q + Q2 = Q1
nên: Q1 - Q2 = Q
Kết luận này giúp ta xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng khó làm thí nghiệm (ví dụ Q) nhờ
hiệu ứng nhiệt của các phản ứng khác đã biết (Q1, Q2).
Ví dụ: Cần xác định hiệu ứng nhiệt Q của phản ứng:
C + 1/2O2 = CO + Q
Ta biết rằng:
C + O 2 = CO 2 + Q1
C + 1/2O2 = CO + Q2
Ở đây Q1, Q2 đã biết, vậy ta có:
Q = Q1 - Q2
e. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng số nhiệt tạo thành các sản phẩm cuối trừ đi
tổng số nhiệt tạo thành các chất ban đầu. Ví dụ:
CH4 + 3O2 = 2CO2 + 2H2O + Q2
Q = 2QCO2 + 2Q H 2O − QC2 H4
12.1.4. Định luật Kiếc –xốp
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng phụ thuộc vào các thông số biểu thị trạng thái của hệ. Thực
nghiệm cho thấy hiệu ứng nhiệt thay đổi khi các thông số (trước hết là nhiệt độ) của hệ thay
đổi.
Năm 1858 Kiếc –xốp đã thiết lập sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ của phản ứng.
Từ (12-1) và (12-2) ta thấy hiệu ứng nhiệt phụ thuộc vào hiệu nội năng và entanpi của các
chất khí tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng. Khi giả thiết nội năng và entanpi của các
chất khí chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, từ đó ví dụ theo (12-2) khi p = const, ta có:
Qp = I1 − I 2
 dQ p   dI1   dI 2 
  =  −  (12-5)
 dT p  dT p  dT p
dQ p
= Cp1 − Cp2
dT
Xét phản ứng dạng tổng quát:
n a A + n b B → n cC + n d D
Ở đây na, nb, nc, và nd là số mol của các chất khí tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng.
Vậy ta có:
Cp1 = n a C pA + n b CpB
Cp2 = n c C pC + n d CpD (a)
Thế (a) vào (12-5) ta có:

= n a CpA + n pB − ( n c C pC + n d C pD ) (b)
dQ p
dT
Nhiệt dung riêng của các chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ theo quan hệ:

132

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Cpi = a i + bi + di T 2 + ...
CpA = a A + b A + d A T 2 + ...
CpB = a B + b B + d B T 2 + ... (c)
CpC = a C + bC + d C T 2 + ...
CpD = a D + b D + d D T 2 + ...
Khi thế (c) vào (b) ta có:
dQ p
= n a ( a A + b A T + d A T + ...) + n b ( a B + b BT + d B T + ...) − n c ( a C + b C T + d C T + ...)
dT
− n d ( a D + b D T + d D T + ...)
(d)
dQ p
= ( n A a A + n b a B + n c a C + n d a D ) + ( n a b A T + n b b BT + n c bC T + n d b D T )
dT
+ ( n a d A T 2 + n b d BT 2 + n c d C T 2 + n d d D T 2 ) + ... = α '0 + α1' T + α '2 T + ...
Ở đây:
α 0' = n a a A + n b a B − n c a C − n d a D
α1' = n a b A + n b b B − n c b C − n d d D
α '2 = n a d A + n b d B − n c d C − n d d D
Khi phân tích chương trình (d) từ nhiệt độ T0 đến T' ta có:

∫ dQ p = ∫ (α + α1' T + α 2 T 2 + ...)dT
T T
'
o
T0 T0
T (12-6)
( Qp ) T = ( Qp ) T0 + ∫ ( α'0 + α1' T + α 2T 2 + ...)dT
T0

Tương tự từ (12-1) đối với phản ứng v = const, T = const, ta có kết quả:
( Qv )T = ( Q v )T + ∫T ( α'0 + α1' T + α'2T 2 + ...)dT
T
(12-7)
0 0

Đây chính là phương trình của định luật Kiếc- xốp.


Trong các biểu thức (12-6) và (12-7) khi chọn t0 = 250C (p = 760,mmHg) người ta xác định
nhiệt phản ứng ( Qp )T , ( Q v )T gọi là hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn. Từ đó ta có thể tính được hiệu
0 0

ứng nhiệt phản ứng ở nhiệt độ bất kỳ T nào đó của phản ứng.
12.2. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ HAI VÀO CÁC QUÁ TRÌNH HÓA
HỌC
12.2.1. Khái niệm
Phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học được hiểu là quá trình mà trong đó các phân tử của những chất ban đầu
(chất tham gia phản ứng) ở những điều kiện nhất định khi va chạm sẽ tác động lẫn nhau, bị
phá hủy và tạo nên những phân tử của chất mới (sản phẩm phản ứng). Tuy nhiên những chất
mới được tạo thành (sản phẩm) cũng có thể tác dụng lẫn nhau để tạo thành chất ban đầu tham
gia phản ứng. Tóm lại, phản ứng có thể tiến hành theo hai chiều: chiều thuận tạo ra sản phẩm
(chất C, D), chiều ngược tạo nên chất tham gia phản ứng (chất A, B). Ta có thể viết:
A+B• C+D
Thông thường, ở những điều kiện nhất định, lượng chất sản phẩm thu được của phản ứng
thuận lớn hơn lượng chất sản phẩm bị phân hủy theo phản ứng ngược. Điều này cho phép ta
tạo ra sản phẩm mới. Nói cách khác, từ trạng thái ban đầu đến lúc cân bằng, tốc độ của phản
ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng ngược.
Tốc độ phản ứng hóa học

133

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Tốc độ phản ứng hóa học là lượng vật chất tính bằng mol trong một đơn vị thể tích (tức nồng
độ C) đã tham gia phản ứng trong một đơn vị thời gian:
dC
ω= ; mol / m3 .s

Cân bằng hóa học
Ở giai đoạn đầu, trong một đơn vị thời gian, lượng các chất được tạo nên (sản phẩm) trong
phản ứng thuận lớn hơn nhiều lượng sản phẩm bị phân hủy trở lại theo phản ứng ngược (tức
tốc độ ω1 của phản ứng theo chiều thuận lớn hơn nhiều tốc độ ω2 của phản ứng xảy ra theo
chiều ngược). Tiếp theo đó, tốc độ ω1 giảm dần (lượng sản phẩm bị phân hủy trong một đơn
vị thời gian tăng). Đến khi ω1 = ω2 , ta nói hệ ở trạng thái cân bằng hóa học, nghĩa là lúc này
lượng sản phẩm tạo ra bằng lượng sản phẩm đó bị phân hủy đi (không tạo ra sản phẩm được
nữa) và phản ứng hóa học ngừng lại.
12.2.2. Định luật tác dụng khối lượng và hằng số cân bằng
Định luật tác dụng khối lượng nói rằng: tốc độ phản ứng hóa học tỷ lệ với nồng độ các chất
ban đầu. (Bởi vì theo quan điểm nhiệt động học phân tử, tốc độ hóa học tỷ lệ với số va chạm
của các phân tử mà số va chạm lại tỷ lệ với nồng độ.) Vậy trong phản ứng ta có:
aA+bB → cC+dD
và tốc độ của phản ứng thuận ω1 (khi các chất đều ở dạng khí) bằng
ω1 = K1CaA CbB (12-8)
Tương tự đối với phản ứng ngược:
cC + dD → aA+bB
Tốc độ của phản ứng ngược ω2 bằng:
ω2 = K 2CcC CDd (12-9)
Trong đó (12-8) và (12-9) K1, K2 gọi là hằng số tốc độ phản ứng, nó phụ thuộc vào tính chất
hóa học của các chất, nhiệt độ,…
Khi hệ ở trạng thái cân bằng hóa học tức ω1 = ω2 , để phân biệt ta dùng ký hiệu với nét gạch
ngang phía trên để chỉ lúc ở trạng thái cân bằng, ta có:
KCaA CbB = K 2 CcC CdD
Từ đó ta có;
K 2 CaA C Bb
= = Kc (12-10)
K1 CcC CdD
Kc gọi là hằng số cân bằng. Đối với phản ứng khí lý tưởng, hằng số này phụ thuộc vào nhiệt
độ.
Hằng số cân bằng được xác định bằng thực nghiệm hoặc bằng tính toán và nó có ý nghĩa lớn
đối với các nhà hóa học. Từ (12-10) ta thấy trong một phản ứng hóa học (với mong muốn xảy
ra theo chiều thuận) khi kết thúc phản ứng (ở trạng thái cân bằng) đòi hỏi các chất tham gia
phản ứng còn lại ít nhất (nồng độ CA , CB nhỏ), còn các chất tạo thành sau phản ứng – sản
phẩm của phản ứng – càng nhiều càng tốt (nồng độ CC ,C D lớn), nghĩa là hằng số cân bằng Kc
có giá trị càng nhỏ càng tốt.
Ví dụ hằng số cân bằng Kc của phản ứng:
2CO + O 2 €2CO 2
2
Cco C o2
Kc = 2
Cco2
Khi coi các chất khí A, B, C, D là khí lý tưởng, ta có thể tìm hằng số cân bằng Kc theo phân
áp suất. Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng với số mol là n ta có:

134

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


n p
pV = nR µ T và = =C
V R µT
Từ đó ta có:
P PC
CA = A ; CC = ; (a)
R µT R µT
PB P
CB = ; CD = D ;
R µT R µT
Khi thế (a) vào (12-10) ta có:
PAa PBb
.( R µT )
c + d −a − b
Kc =
c d
P P
C D (12-11)
Kc = K p ( R µT )
∆n

Ở đây:
Kp – hằng số cân bằng biểu diễn theo phân áp suất của các chất khí trong phản ứng;
∆n = c + d − a − b : biến thiên số mol của các chất.
Khi ∆n = 0 thì:
PA PB
Kp = (12-12)
PCc PDd
Từ (12-11) ta nhận thấy khi ∆n = 0 (số mol của các chất khí tham gia phản ứng bằng số mol
của các chất khí tạo thành sau phản ứng) thì Kc = Kp. Ở nhiệt dộ càng cao Kc và Kp khác nhau
càng lớn.
Các công thức trên đúng cho các phản ứng ở dạng các chất khí (một pha), tuy nhiên có thể áp
dụng cho hệ nhiều pha (khí, rắn, lỏng) nhưng khi đó không kể đến pha rắn và lỏng. Ví dụ:
C + O → CO 2
Vì ∆n = 1 − 1 = 0 (không kể đến cácbon là thể rắn) nên ta có:
P
K c = K p = o2
Pco2
Ví dụ khác:
C + O €2CO
Ở đây ∆n = 2 − 1 = 1 nên ta có:
Kc = Kp R µT
12.2.3. Công có ích lớn nhất và ái lực hóa học
a. Công có ích lớn nhất
Với phản ứng hóa học v = const, T = const (hệ kín), ta biết rằng biểu thức công lớn nhất (7-
48) khi môi chất không chuyển động (hệ kín) biến đổi từ trạng thái ban đầu “1” đến trạng thái
cân bằng cuối, với môi trường “0” một cách thuận nghịch là đúng cho mọi trường hợp trong
đó có hệ hóa học:
L max10 = U1 − U 2 + p o ( V1 − V2 ) − To ( S1 − S2 ) (a)
Ở đây v = const nên po(V1 – V2) và vì T = const nên To = T (vì như đã nói để có quá trình
truyền nhiệt thuận nghịch giữa môi chất và môi trường, truyền nhiệt chỉ có thể xảy ra ở nhiệt
độ môi trường.) Vậy từ (a) ta có biểu thưc công lớn nhất của phản ứng hóa học đẳng tích-đẳng
nhiệt như sau:
Lvmax10 = U1 − U o − T ( S1 − So ) = ( U1 − T1S1 ) − ( U o − ToSo ) = Z1 − Zo (12-13)
Ở đây:
Z = U –TS gọi là nội năng tự do.

135

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Khi phản ứng hóa học v = const; T = const biến đổi từ trạng thái ban đầu “1” đến trạng thái
cuối “2” (chưa cân bằng với môi trường), công có ích lớn nhất của phản ứng sẽ là:
Lvmax12 = Z1 − Z 2 = U1 − U 2 − T ( S1 − S2 ) (12-14)
Biểu thức (12-14) cho thấy phản ứng hóa học v = const; T = const xảy ra với dấu hiệu nội
năng tự do giảm (Z1 > Z2) và hệ sinh công có ích lớn nhất. Khi hệ ở trạng thái cân bằng với
môi trường (Z1 = Zo) phản ứng hóa học sẽ ngừng lại và hệ không có thể sinh công có ích nữa.
Vậy giá trị tuyệt đối của hệ là dấu hiệu nói lên khả năng xảy ra quá trình (phản ứng) của hệ.
Tương tự như vậy, đối với phản ứng p = const và T = const (hệ hở). Từ biểu thức công có ích
lớn nhất của dòng môi chất (7-53), khi biến đổi thuận nghịch từ trạng thái ban đầu “1” đến
trạng thái cân bằng môi trường “0”:
Lpmax10 = I1 − I o − To ( S1 − So ) (b)
Ở đây tương tự như trên vì T = const nên T = To và khi ký hiệu ∅ = I - TS gọi là entropi tự
do, ta có biểu thức công lớn nhất của biểu thức đẳng áp, đẳng nhiệt:
Lpmax12 = ∅1 − ∅ o (12-15)
Khi phản ứng biến đổi từ trạng thái “1” đến trạng thái “2” (chưa cân bằng với môi trường) hệ
sinh công có ích lớn nhất:
Lpmax12 = ∅1 − ∅ 2 (12-16)
Biểu thức (12-16) cho thấy, phản ứng hóa học p = const và T = const xảy ra khi entanpi tự do
giảm (∅1 > ∅ 2 ) , hệ sinh công có ích lớn nhất, phản ứng sẽ ngừng lại khi hệ ở trạng thái cân
bằng với môi trường (∅1 = ∅ 2 ) . Ở đây, tương tự như trên, giá trị tuyệt đối của công có ích
lớn nhất cũng là dấu hiệu xảy ra phản ứng.
b. Ái lực hóa học
Một vấn đề cần giải quyết khi tiến hành khảo sát các quá trình hóa học là xác định khả năng
xảy ra phản ứng.
Ái lực hóa học là tập hợp các điều kiện nói lên khả năng xảy ra một phản ứng hóa học.
Như đã nói, dấu hiệu nói lên khả năng xảy ra phản ứng hóa học loại v = const; T = const và p
= const; T = const là nội năng tự do Z giảm , entanpi tự do giảm ∅ hay giá trị tuyệt đối công
có ích lớn nhất khác 0. Khi Z = Zmin, (∅ = ∅ min ) hay Lvmax = 0 và Lpmax = 0 phản ứng hóa học
kể trên sẽ ngừng lại (hệ ở trạng thái cân bằng với môi trường).
Vậy ái lực hóa học của những chất tham gia phản ứng hóa học chính là giá trị công có ích lớn
nhất của phản ứng đó.
Phản ứng v = const; T = const xảy ra theo chiều thuận nếu năng lượng tự do của hệ giảm (Z1
> Z2 ) hay công lớn nhất có giá trị dương ( Lvmax12 > 0 ). Ngược lại, phản ứng này xảy ra theo
chiều ngược lại khi nội năng tự do của hệ tăng (Z1 < Z2 ), hay công lớn nhất có giá trị âm
( Lvmax12 < 0 ). Tương tự như vậy, với phản ứng p = const; T = const, khi entanpi tự do giảm
(∅1 > ∅ 2 ) hay công lớn nhất có giá trị dương ( Lpmax12 > 0 ) phản ứng xảy ra theo chiều thuận.
Ngược lại, khi (∅1 < ∅ 2 ) hay (Lpmax12 < 0) , phản ứng xảy ra theo chiều ngược. Với cả hai
laoij phản ứng trên giá trị công lớn nhất càng lớn phản ứng càng dễ xảy ra.
Bây giờ ta tìm mối quan hệ giữa ái lực hóa học và hằng số can bằng. Để thuận tiện ta ký hiệu
công lớn nhất của phản ứng đẳng tích-đẳng nhiệt là Lv,T và công lớn nhất của phản ứng đẳng
áp-đẳng nhiệt là Lp,T.
Xét phản ứng hóa học của các chất khí dạng:
aA+bB € cC+dD (a)
Công lớn nhất của hệ đoạn nhiệt đã trình bày trong mục 7.3. Ở đây, hệ đoạn nhiệt gồm các
chất khí trong phản ứng hóa học và môi trường (khí quyển, …). Công lớn nhất Lv,T là công
lớn nhất của hệ đoạn nhiệt đó. Như đã nói trong phần 7.3, công của hệ bằng tổng đại số công
của môi chất (các chất khí trong phản ứng) và công của môi trường. Với phản ứng v = const
(tổng thể tích của các chất khí trong phản ứng không đổi), thể tích của môi trường cũng không

136

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đổi và công thay đổi thể tích của môi trường sẽ bằng không. Vậy, công lớn nhất Lv,T là tổng
đạ số công thay đổi thể tích của các chất khí trong phản ứng hóa học:
Lv,T = LA + LB – LC – LD (b)
Ở đây, để tổng thể tích của các chất khí A, B, C, D không đổi thì khi A, B giãn nở C, D phải
bị nén.
Khi T = const, công thay đổi thể tích của quá trình đẳng nhiệt của khí lý tưởng sẽ là:
p
L = pV ln 1 (c)
p2
Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng với số mol là n:
n
pV = nR µ T và từ đó p = R µ T = CR µ T
v
n
Ở đây C = ; mol / m3
v
Vậy từ (c) ta có:
C
L = nR µ T ln 1 (d)
C2
Khi ký hiệu C1 = C (nồng độ ở trạng thái ban đầu); C = C (nồng độ ở trạng thái cuối của phản
ứng – trạng thái cân bằng hóa học). Từ (d) và (a) ta có:
C C
L A = aR µ T ln A LC = cR µ T ln C (e)
CA CC

CB C
L B = bR µ T ln L D = dR µ T ln D
CB CD
Trong đó a, b, c và d là số mol của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm của pahnr ứng (a)
nói trên.
Khi thay (e) và (b) ta có:
 Ca Cb Cc Cd 
L V.T = R µ T  ln Aa + ln Bb − ln Cc − ln dD 
 C C D 
 A CB CC

(
= R µ T ln CaA + ln C bB − ln CaA − ln CbB − ln CcC − ln CdD + ln CcC + ln CdD )
 Ca C b Ca Cb 
= R µ T  ln Ac dB − ln Ac dB 
 CC C D CC CD 

 Ca C b 
L v 'T = R µ T  ln Ac dB − ln K c  (12-17)
 CC C D 
Khi thay K c = K p ( R µ T )
∆n
vào (12-17) ta có:
 CaA CbB 
L v 'T = R µ T  ln c d − ln K p − ∆n ln ( R µ T )  (f)
 CC CD 
p
Như vừa nói, ta có p = CR µ T , từ đó C = . Vậy ta có thể viết:
R µT
a c
 P   P 
C = A 
a
C = C 
c
AR T CR T
 µ   µ 

137

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b d
 P   P 
CbB =  B  CdD =  D  (i)
R T R T
 µ   µ 
Khi thế (i) vào (f) và với ∆n = c + d − a − b ta có:
Vậy ta có biểu thức công lớn nhất phụ thuộc vào Kp theo quan hệ sau:
 PAa PBb 
L v 'T = R µ T  ln c d − ln K p  (12-18)
 PC PD 
Trong hệ đoạn nhiệt gồm môi chất chuyển động và môi trường (khí quyển, …) hình 7-14, khí
quyển có thể trao đổi công ngoài với môi chất. Công ngoài của khí quyển bao gồm công thay
đổi thể tích L K = p o ∆VK và sự giảm năng lượng đẩy ∆D K = − po ∆VK (với môi trường không
có biến đổi động năng và thế năng.) Vậy ở đây, công ngoài khí quyển sẽ bằng
0 L nK = L K − ∆D K = 0 .
Với phản ứng p = const và T = const, khi coi các chất trong phản ứng và môi trường là hệ
đoạn nhiệt, công lớn nhất của hệ bằng tổng công ngoài của các chất trong phản ứng và công
ngoài của môi trường. Và như đã nói, công ngoài của môi trường bằng không nên công lớn
nhất của hệ L p 'T bằng công ngoài của các chất trong phản ứng L kt (ở đây là công kỹ thuật vì
khi p = const các chất trong phản ứng là hệ hở): L p 'T = L kt . Tuy nhiên, khi T = const, đối với
khí lý tưởng, công kỹ thuật bằng công thay đổi thể tích và khi cũng xét phản ứng dạng (a) ta
có:
L p 'T = L A + L B − LC − L D
Công việc tiếp theo hoàn toàn như trên, kết quả ta cũng có biểu thức công lớn nhất L p 'T phụ
thuộc vào Kc hoặc Kp theo (12-17) hoặc (12-18):
 Ca C b 
L p 'T = R µ T  ln cA dB − ln K c  (12-19)
 CC C D 

 Pa Pb 
L p 'T = R µ T  ln Ac Bd − ln K p  (12-20)
 PC PD 
Mặc dù vế trái của các biểu thức (12-17), (12-18), (12-19), (12-20) là giống nhau nhưng giá
trị L v'T và L p 'T thường khác nhau vì chúng thuộc các quá trình khác nhau. Các phương trình
trên gọi là phương trình đẳng nhiệt của phản ứng dùng cho khí lý tưởng, cũng có thể tính gần
đúng cho khí thực. Khi dùng các phương trình trên cho hệ nhiều pha, ta không tính đến pha
lonhr hoặc rắn.
Từ các biểu thức trên ta thấy, ái lực hóa học (công lớn nhất) của phản ứng thuận chiều càng
lớn (phản ứng càng dễ xảy ra) khi giá trị các hằng số cân bằng Kc, Kp nhỏ. Ái lực hóa học có
giá trị dương L v'T > 0 và L p 'T > 0, phản ứng xảy ra theo chiều thuận; ngược lại khi L v'T < 0 và
L p 'T < 0 phản ứng sẽ xảy ra theo chiều ngược.

138

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

You might also like